Tải bản đầy đủ (.pdf) (70 trang)

Triển khai thương mại điển tử cho công ty TNHH du lịch và thương mại việt linh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 70 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ
----------

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
TRIỂN KHAI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG
TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN VIỆT LINH

SVTH: TRẦN TÂN MÙI
Lớp : K44THKT

Giáo viên hƣớng dẫn:
Th.S Nguyễn Hữu Hoàng Thọ

Niên khoá: 2010-2014

Huế, tháng 5 năm 2014



LỜI CẢM ƠN
Ngoài sự nỗ lực, cố gắng của bản thân thì trong suốt quá trình thực hiện khóa luận
này tôi cũng đã nhận đƣợc những sự giúp đỡ, động viên của một số ngƣời, giúp tôi
hoàn thành khóa luận của mình đƣợc tốt hơn.Vì vậy tôi xin đƣợc gửi lời cảm ơn sâu
sắc đến:
Thầy giáo Nguyễn Hữu Hoàng Thọ, thầy đã chỉ bảo và hƣớng dẫn tôi tận tình trong
suốt quá trình thực hiện khóa luận đồng thời cho tôi những lời khuyên, lời nhắc nhở
hết sức quý báu.
Xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến quý thầy, cô giáo trong khoa Hệ thống thông tin kinh
tế, trƣờng Đại học Kinh tế Huế đã giảng dạy, trang bị kiến thức cho tôi trong quá trình


học tập tại trƣờng.
Tôi cũng xin gửi lời cám ơn chân thành đến các anh, chị và giám đốc Công ty
TNHH Thƣơng mại và Dịch vụ Việt Linh đã tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành
khóa luận của mình.
Cuối cùng, xin đƣợc gửi lời cảm ơn đến bố, mẹ, ngƣời thân cùng tất cả bạn bè đã
ủng hộ, động viên tôi trong suốt thời gian vừa qua.

Sinh viên

Trần Tân Mùi

I


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................. I
MỤC LỤC ...................................................................................................................... II
DANH MỤC HÌNH VẺ ................................................................................................. V
DANH MỤC BẢNG BIỂU .......................................................................................... VI
DANH MỤC THUẬT NGỮ ....................................................................................... VII
PHẦN I: MỞ ĐẦU .........................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài ..................................................................................................1
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ...........................................................................2
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu ........................................................................................2
3.2 Phạm vi nghiên cứu ...........................................................................................2
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................................2
3.4 Cấu trúc khóa luận .............................................................................................2
PHẦN II: NỘI DUNG .....................................................................................................4
CHƢƠNG I......................................................................................................................4

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ..............................................................................4
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................4
1.1.1. Khái niệm cơ bản về thƣơng mại điện tử ......................................................4
1.1.2. Các hình thức thƣơng mại điện tử .................................................................4
1.1.3 Lợi ích của việc ứng dụng thƣơng mại điện tử ..............................................5
1.1.4. Vai trò của thƣơng mại điện tử ......................................................................8
1.1.5 Hạn chế khi ứng dụng thƣơng mại điện tử .....................................................9
1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................10
1.2.1. Tình hình phát triển thƣơng mại điện tử trong nƣớc và trên thế giới ..........10
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế ..........................14
CHƢƠNG II ..................................................................................................................16
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỆT LINH ..................................................................16

II


2.1. Lịch sử hình thành ..............................................................................................16
2.2. Năng lực và lĩnh vực hoạt động..........................................................................17
2.3.Tình hình sử dụng lao động .................................................................................17
2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh: .........................................................18
2.5. Cơ cấu tổ chức của Công ty và chức năng nhiệm vụ của các bộ phận. .............21
2.5.1 Cơ cấu tổ chức ..............................................................................................21
2.5.2 Chức năng và nhiệm vụ của mỗi bộ phận ....................................................21
2.6. Phân tích môi trƣờng kinh doanh .......................................................................22
2.6.1. Phân tích đối thủ cạnh tranh ........................................................................22
2.6.2. Phân tích khách hàng ...................................................................................25
2.6.3. Phân tích sản phẩm ......................................................................................28
2.7. Phân tích ma trận SWOT ....................................................................................32
2.7.1 Ma trận TOWS .............................................................................................32
2.7.2 Ma trận SWOT .............................................................................................34

CHƢƠNG III .................................................................................................................36
CÁC BƢỚC TRIỂN KHAI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY TNHH DU
LỊCH VÀ THƢƠNG MẠI VIỆT LINH .......................................................................36
3.1. Thiết kế, xây dựng Website bằng mã nguồn mở Joomla ...................................36
3.1.1. Đặc tả yêu cầu .............................................................................................36
3.1.2. Thiết kế giao diện ........................................................................................37
3.2. Chiến lƣợc marketing .........................................................................................43
3.2.1. Lập phƣơng thức hỗ trợ khách hàng qua mạng ...........................................43
3.2.2. Xác định phƣơng thức thanh toán ...............................................................44
3.2.3. Thực hiện thống kê qua google analytics. ...................................................44
3.2.4. Thực hiện SEO trên google và mạng xã hội Facebook. ..............................46
3.2.5. Hỗ trợ truy cập trên thiết bị di động. ...........................................................46
3.3 Đánh giá tính khả thi của dự án ...........................................................................48
3.3.1 Về kỹ thuật ...................................................................................................48
3.3.2. Về lịch trình .................................................................................................48

III


3.3.3. Về chính sách ..............................................................................................48
3.3.4. Về pháp luật .................................................................................................48
3.3.5. Về kinh tế ....................................................................................................48
PHẦN III .......................................................................................................................51
ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ TÌNH HÌNH ỨNG DỤNG THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI
CÔNG TY TNHH VIỆT LINH VÀ ĐƢA RA CÁC ĐỀ XUẤT ..................................51
1. Đánh giá chung ......................................................................................................51
2. Đề xuất các giải pháp ............................................................................................51
PHẦN IV .......................................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................................53
1. Kết luận..................................................................................................................53

2. Kiến nghị ...............................................................................................................53
1. Kiến nghị với Công ty Việt Linh .......................................................................53
2. Kiến nghị với các cơ quan nhà nƣớc .................................................................55
3. Kiến nghị với tổng cục du lịch ..........................................................................55
4. Kiến nghị với các ngân hàng .............................................................................55
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................56
PHỤ LỤC ......................................................................................................................57
Tổng quan về mã nguồn mở Joomla .........................................................................57
1. Khái niệm Joomla ..............................................................................................57
2. Đặc tính và tính năng của Joomla .....................................................................58

IV


DANH MỤC HÌNH VẺ
Hình 1. Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tƣợng tham gia ......................5
Hình 2. Ƣớc tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2013 ................................11
Hình 3. Các loại hàng hóa phổ biến đƣợc mua bán qua website TMDT năm 2013 .....11
Hình 4. Mức độ hài lòng của ngƣời mua hàng trực tuyến.............................................12
Hình 5. Các hình thức quảng cáo website TMĐT .........................................................12
Hình 6. Sơ đồ bộ máy quản lý của Công ty...................................................................21
Hình 7. Phân tích ma trận BCG .....................................................................................22
Hình 8. Chiến lƣợc chiếm lĩnh thị trƣờng .....................................................................23
Hình 9. Chiến lƣợc phát triển các yếu tố liên quan trong ngành ...................................24
Hình 10. Tƣơng quan chỉ số cạnh tranh giữ các công ty ...............................................25
Hình 11. Chỉ số đo lƣờng tóm lƣợt theo khách hàng ....................................................27
Hình 12. Phân tích từ khóa dựa vào công cụ Google Trends ........................................28
Hình 13. Đo lƣờng tốc độ website .................................................................................30
Hình 14. Sơ đồ ma trận SWOT .....................................................................................35
Hình 15. Giao diện trang chủ website ...........................................................................37

Hình 16. Giao diện trang thông tin tour ........................................................................38
Hình 17. Giao diện thông tin tours chi tiết ....................................................................38
Hình 18. Form thông tin đăng kí tours ..........................................................................39
Hình 19. Nội dung thông tin đƣợc gửi qua email tự động ............................................40
Hình 20. Giao diện thông tin các khách sạn có thể đặt phòng ......................................40
Hình 21. Form đặt phòng khách sạn ..............................................................................41
Hình 22. Giao diện đăng ký đặt phòng ..........................................................................42
Hình 23. Thông tin phòng đã đặt ...................................................................................42
Hình 24: Thông tin đặt phòng đƣợc gửi qua email tự động ..........................................43
Hình 25. Thống kê số lƣợng truy cập theo biểu đồ đƣờng. ...........................................44
Hình 26. Xác định vị trí địa lý ngƣời truy cập theo thành phố......................................45
Hình 27. Xác định vị trí địa lý theo quốc gia ................................................................45
Hình 28. Kết quả tìm kiếm website trên google ............................................................46
Hình 29. Hình ảnh website truy cập trên điện thoại ......................................................47
Hình 30. Hình ảnh website truy cập trên Ipad ...............................................................47
Hình 31. Biểu đồ hoàn vốn của dự án ...........................................................................50

V


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Thống kê lƣợng khách đến Huế trong 2 tháng đầu năm 2014 .........................14
Bảng 2. Năng lực và lĩnh vực hoạt động .......................................................................17
Bảng 3. Cơ cấu sử dụng lao động ..................................................................................17
Bảng 4. Kết quả sản xuất kinh doanh qua 3 năm 2011 - 2013 ......................................18
Bảng 5. Phân tích khả năng sinh lời của khách hàng ....................................................26
Bảng 6. Xác định mức độ tìm kiếm và cạnh trang của từ khóa bằng công cụ Keyword
Planel .............................................................................................................................29
Bảng 7. Cơ cấu sản phẩm và giá tƣơng ứng ..................................................................30
Bảng 8. So sánh website với đối thủ dựa trên các yếu tố 7C ........................................31

Bảng 9. Phân tích ma trận TOWS .................................................................................32
Bảng 10. Ma trận SWOT ...............................................................................................34
Bảng 11. Các yếu tố cạnh tranh tạo nên SWOT ............................................................35
Bảng 12. Lợi ích hữu hình của dự án ............................................................................49
Bảng 13. Ƣớc tính chi phí đầu tƣ 1 lần của dự án. ........................................................49
Bảng 14. Ƣớc tính chi phí thƣờng xuyên của dự án ......................................................49

VI


DANH MỤC THUẬT NGỮ
TMĐT: Thƣơng Mại Điện Tử
TNHH: Trách Nhiệm Hữu Hạn
DL: Du Lịch
TM: Thƣơng Mại
VN: Việt Nam
TCP IP: Transmision Control Protocol và internet protocol
DNS: Domain Name System
HTML: Hypertext Markup Language
HTTP: Hypertext Transfer Protocol
Cty: Công Ty
DN: Doang Nghiệp
TP: Thành Phố
CNTT: Công Nghệ Thông Tin
CNVT: Công Nghệ Viễn Thông
CNĐT: Công Nghệ Điện Tử
GDĐT: Giao Dịch Điện Tử
GDTMĐT: Giao Dịch Thƣơng Mại Điện Tử



PHẦN I: MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thừa Thiên Huế là một trong những trung tâm phát triển du lịch hàng đầu Việt
Nam. Lĩnh vực kinh doanh du lịch, dịch vụ đòi hỏi cao về hàm lƣợng thông tin và mức
độ tƣơng tác giữa khách hàng và nhà cung cấp rất thích hợp cho môi trƣờng thƣơng
mại điện tử. Cùng với tốc độ tăng trƣởng nhanh của thị trƣờng du lịch tại Việt Nam
nói chung và khu vực Miền Trung Tây Nguyên nói riêng, các sản phẩm du lịch dịch
vụ ngày càng xuất hiện nhiều hơn trên mạng.
Do đó việt ứng dụng và đẩy mạnh quảng bá du lịch thông qua thƣơng mại điện tử
là vấn đề tất yếu. Tuy nhiên việc ứng dụng thƣơng mại tử này vẫn chỉ đang ở mức
quảng bá, chƣa thực sự phát triển hết năng lực của nó. Các doanh nghiệp cũng chỉ tạo
ra website quảng bá mà chƣa khai thác hết lợi ích trên đó. Việc khai thác thông tin từ
website, thông tin từ khách hàng hay làm sao cho thông tin đƣợc lan tỏa rộng hơn thì
hầu nhƣ chƣ chú trọng.
Qua tìm hiểu tôi nhận thấy Công Ty TNHH Du Lịch và Thƣơng Mại Việt Linh
Huế đã triển khai thƣơng mại điện tử khá lâu và cũng có những kết quả nhất định. Tuy
nhiên để nó phát huy tối đa sức mạnh thì cần nhiều điều sửa đổi và bổ sung. Do vậy tôi
chọn công ty để tìm hiểu và triển khai thƣơng mại điện tử tốt hơn trong thời gian tới.
Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thƣơng mại điển tử cho Công Ty TNHH Du Lịch và
Thƣơng mại Việt Linh, tạo kênh giao lƣu trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng,
tốc độ nhanh và chi phí giảm so với các kênh bán hàng truyền thống khác.
2. Mục tiêu của đề tài
Hiểu rõ hơn về bản chất và những lợi ích của thƣơng mại điện tử cũng nhƣ nhận
thức đƣợc sự cần thiết phải áp dụng thƣơng mại điện tử để theo kịp với xu hƣớng hiện
nay. Giúp doanh nghiệp nhận ra tầm quan trọng của thƣơng mại điện tử và đầu tƣ
nhiều hơn và nó thay vì sử dụng kênh truyền thống nhƣ hiện nay.

1



Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thƣơng mại điện tử cho Công ty TNHH DL và TM
Việt Linh, tạo kênh giao lƣu trực tiếp tới khách hàng với quy mô rộng, tốc độ nhanh và
chi phí giảm so với các kênh truyền thống khác.
3. Đối tƣợng phạm vi và phƣơng pháp nghiên cứu
3.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Việc triển khai thƣơng mại điện tử cho Công ty TNHH DL & TM Việt Linh.
3.2 Phạm vi nghiên cứu
 Về nội dung: tập trung tìm hiểu về việc triển khai thƣơng mại điện tử cho
Doanh Nghiệp.
 Về không gian: quá trình nghiên cứu sẽ đƣợc thực hiện tại Cty TNHH DL &
TM Việt Linh
 Về thời gian: dự kiến thực hiện trong khoảng thời gian là từ 10/02/2014 –
10/5/2014
3.3 Phƣơng pháp nghiên cứu
Quá trình thực hiện đề tài sẽ áp dụng một số phƣơng pháp nghiên cứu sau đây:
 Phƣơng pháp nghiên cứu lý thuyết: Tìm hiểu các tài liệu liên quan đến TMĐT,
kênh thông trực tuyến, triển khai website trực tuyến , các công cụ hỗ trợ …
 Phƣơng pháp nghiên cứu thực tiễn: Tìm hiểu, phân tích tình hình hoạt động
kinh doanh của Công ty TNHH Việt Linh cũng nhƣ các DN khác trên địa bàn TP Huế.
Phân tích tình hình sử dụng và hiệu quả của việc áp dụng TMĐT vào việc kinh doanh
các mặt hàng tƣơng tự Việt Linh trên địa bàn Thành Phố Huế, trong cả nƣớc và trên
thế giới.
 Phƣơng pháp phân tích số liệu: Phân tích các số liệu thu thập đƣợc nhằm đánh
giá tình hình hoạt động tại Công ty Việt Linh và để triển khai TMĐT một cách hợp lý
và hiệu quả.
4. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần mở đầu và kết luận thì nội dung chính của khóa luận gồm 3 chƣơng ở
phần nội dung
Chƣơng I CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN - chƣơng này trình bày lý thuyết
liên quan đến TMĐT bao gồm: khái niệm cơ bản về TMĐT, vai trò cũng nhƣ lợi ích

2


và hạn chế của TMĐT; Joomla và các phiên bản của Joomla; tình hình thƣơng mại
điện tử trong nƣớc và trên thế giới; tiềm năng xu hƣớng phát triển du lịch và TMĐT ở
Việt Nam cũng nhƣ thành phố Huế. Từ đó có cái nhìn đúng hơn về bản chất của
TMĐT và áp dụng một cách hiệu quả cho Công ty TNHH Việt Linh
Chƣơng II TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY TNHH VIỆT LINH – chƣơng này giới
thiệu tổng quan về tình hình công ty bao gồm: lịch sử hình thành; năng lực và lĩnh vực
hoạt động; bộ máy công ty và thông tin về nhân sự; phân tích môi trƣờng kinh doanh;
ma trận swot. Từ đó đƣa ra hình thức Thƣơng Mại Điện Tử phù hợp, chiến lƣợc
marketing, quãng cáo… phù hợp.
Chƣơng III TRIỂN KHAI THƢƠNG MẠI ĐIỆN TỬ CHO CÔNG TY TNHH
VIỆT LINH – chƣơng này sẽ trình bày các bƣớc nhằm triển khai thành công TMĐT:
thiết kế, xây dựng website bằng mã nguồn mở Joomla; các chiến lƣợc marketing; lập
phƣơng thức hỗ trợ khách hàng qua mạng; xác định phƣơng thức thanh toán.

3


PHẦN II: NỘI DUNG
CHƢƠNG I
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm cơ bản về thƣơng mại điện tử
Thƣơng mại điện tử (E-commerce, Electronic commerce) là hình thái hoạt động
thƣơng mại bằng phƣơng pháp điện tử; là việc trao đổi thông tin thƣơng mại thông qua
các phƣơng tiện công nghệ điện tử mà nói chung là không cần phải in ra giấy trong bất
cứ công đoạn nào của quá trình giao dịch (nên còn đƣợc gọi là thƣơng mại không giấy

tờ).
1.1.2. Các hình thức thƣơng mại điện tử
Có các hình thức thƣơng mại điện tử nhƣ: G2B, G2C, G2G, B2G, B2B, B2C,
C2B, C2C. Trong đó, B2B, B2C và C2C là phổ biến nhất.
 Doanh nghiệp với Doanh Nghiệp (B2B) là viết tắt của thuật ngữ Business To
Business – mô hình kinh doanh thƣơng mại điện tử trong đó giao dịch xảy ra trực tiếp
giữa các Doanh Nghiệp với nhau. Giao dịch của các công ty với nhau thƣờng đƣợc bắt
đầu từ các giao tiếp điện tử, trong đó có giao tiếp qua các sàn giao dịch điện tử (khối
lƣợng giao dịch B2B cao hơn rất nhiều so với giao dịch B2C).
 Doanh Nghiệp với Khách hàng (B2C) là viết tắt của thuật ngữ Business To
Consumer – là hình thức thƣơng mại điện tử giao dịch giữa công ty với ngƣời tiêu
dùng (hay là khách hàng). Đây còn đƣợc gọi là dịch vụ bán lẻ trực tuyến của các Công
ty qua mạng Internet và thƣờng đƣợc thực hiện thông qua chƣơng trình tiếp thị liên
kết.
 Khách hàng với Khách hàng (C2C) là viết tắt của thuật ngữ Consumer To
Consumer là hình thức thƣơng mại điện tử giữa những ngƣời tiêu dùng với nhau. Loại
hình thƣơng mại điện tử này đƣợc phân loại bởi sự tăng trƣởng của thị trƣờng điện tử
và đấu giá trên mạng, đặc biệt với các ngành theo trục dọc nơi các Công ty hay Doanh
Nghiệp có thể đấu thầu cho những cái mà họ muốn từ các nhà cung cấp khác nhau,

4


đây là tiềm năng lớn nhất cho việc phát triển các thị trƣờng mới. Loại hình này phổ
biến trong các Website đấu giá, mua bán, rao vặt,…ở đó ngƣời mua và ngƣời bán có
thể rao bán, chọn mua sản phẩm và tiến hành các giao dịch mua bán trực tiếp.
Hình 1. Phân loại hình thức kinh doanh TMĐT theo đối tƣợng tham gia

1.1.3 Lợi ích của việc ứng dụng thƣơng mại điện tử
Bao gồm các lợi ích cụ thể sau:

Lợi ích đối với các tổ chức
 Mở rộng thị trƣờng: Với chi phí đầu tƣ nhỏ hơn nhiều so với thƣơng mại truyền
thống, các Công ty có thể mở rộng thị trƣờng, tìm kiếm, tiếp cận ngƣời cung cấp,
khách hàng và các đối tác trên khắp thế giới. Việc mở rộng mạng lƣới nhà cung cấp,
khách hàng cũng cho phép các tổ chức có thể mua với giá thấp hơn và bán đƣợc nhiều
sản phẩm hơn.
 Giảm chi phí sản xuất: Giảm chi phí giấy tờ, chi phí chia xẻ thông tin, chi phí in
ấn, gửi văn bản truyền thống.
 Cải thiện hệ thống phân phối: Giảm lƣợng hàng lƣu kho và độ trễ trong phân
phối hàng. Hệ thống cửa hàng giới thiệu sản phẩm đƣợc thay thế hoặc hỗ trợ bởi các

5


showroom trên mạng, ví dụ ngành sản xuất ô tô (ví dụ nhƣ Ford Moto) tiết kiệm đƣợc
chi phí hàng tỷ USD từ giảm chi phí lƣu kho.
 Vƣợt giới hạn về thời gian: Việc tự động hóa các giao dịch thông qua Web và
Internet giúp hoạt động kinh doanh đƣợc thực hiện 24/7/365 mà không mất them nhiều
chi phí biến đổi.
 Sản xuất hàng theo yêu cầu: Còn đƣợc biết đến dƣới tên gọi ―chiến lƣợc kéo‖,
lôi kéo khách hàng đến với Doanh Nghiệp bằng khả năng đáp ứng mọi nhu cầu của
khách hàng. Một ví dụ thành công điển hình là Dell Computer Corp.
 Mô hình kinh doanh mới: Các mô hình kinh doanh mới với những lợi thế và giá
trị mới cho khách hàng. Mô hình của Amazon.com, mua hàng theo nhóm hay đấu giá
nông sản qua mạng đến các sàn giao dịch B2B là điển hình của những thành công này.
 Tăng tốc độ tung sản phẩm ra thị trƣờng: Với lợi thế về thông tin và khả năng
phối hợp giữa các Doanh Nghiệp làm tăng hiệu quả sản xuất và giảm thời gian tung
sản phẩm ra thị trƣờng.
 Giảm chi phí mua sắm: Thông qua giảm các chi phí quản lý hành chính (80%);
giảm giá mua hàng (5%-15%).

 Giảm chi phí thông tin liên lạc.
 Củng cố quan hệ khách hàng: Thông qua việc giao tiếp thuận tiện qua mạng,
quan hệ trung gian với khách hàng đƣợc củng cố dễ dàng hơn. Đồng thời việc cá biệt
hóa sản phẩm và dịch vụ cũng góp phần thắt chặt quan hệ với khách hàng và củng cố
lòng trung thành.
 Thông tin cập nhật: Mọi thông tin trên Web nhƣ sản phẩm, dịch vụ, giá cả…
đều có thể đƣợc cập nhật nhanh chóng và kịp thời.
 Chi phí đăng kí kinh doanh: Một số nƣớc và khu vực khuyến khích bằng cách
giảm hoặc không thu phí đăng kí kinh doanh qua mạng. Thực tế, việc thu nếu triển
khai cũng gặp rất nhiều khó khăn do đặc thù của Internet.
 Các lợi ích khác: Nâng cao uy tín, hình ảnh Doanh Nghiệp; cải thiện chất lƣợng
dịch vụ khách hàng, đối tác kinh doanh mới; đơn giản hóa và chuẩn hóa các quy trình
giao dịch; tăng năng suất, giảm chi phí giấy tờ; tăng khả năng tiếp cận thông tin và
giảm chi phí vận chuyển; tăng sự linh hoạt trong giao dịch và hoạt động kinh doanh.
6


Lợi ích đối với người tiêu dùng
 Vƣợt giới hạn về không gian và thời gian: Thƣơng mại điện tử cho phép khách
hàng mua sắm mọi nơi, mọi lúc đối với các cửa hàng trên khắp thế giới.
 Nhiều lựa chọn về sản phẩm và dịch vụ: Thƣơng mại điện tử cho phép ngƣời
mua có nhiều lựa chọn hơn vì tiếp cận đƣợc nhiều nhà cung cấp hơn.
 Giá thấp hơn: Do thông tin thuận tiện, dễ dàng và phong phú hơn nên khách
hàng có thể so sánh giá cả giữa các nhà cung cấp thuận tiện hơn và từ đó tìm đƣợc
mức giá phù hợp nhất.
 Giao hàng nhanh hơn với các hàng hóa số hóa đƣợc: Đối với các sản phẩm số
hóa đƣợc nhƣ phim, nhạc, sách, phần mềm…việc giao hàng đƣợc thực hiện dễ dàng
thông qua Internet.
 Thông tin phong phú, thuận tiện và chất lƣợng cao hơn: Khách hàng có thể dễ
dàng tìm đƣợc thông tin một cách nhanh chóng thông qua các công cụ tìm kiếm (serch

engines); đồng thời các thông tin đa phƣơng tiện (âm thanh, hình ảnh).
 Đấu giá: Mô hình đấu giá trực tuyến ra đời cho phép mọi ngƣời đều có thể tham
gia mua và bán trên các sàn đấu giá đồng thời có thể tìm, sƣu tầm những món hàng mà
mình quan tâm tại mọi nơi trên thế giới.
 Cộng đồng thƣơng mại điện tử: Môi trƣờng kinh doanh TMĐT cho phép mọi
ngƣời tham gia có thể phối hợp, chia xẻ thông tin, kinh nghiệm hiệu quả và nhanh
chóng.
 ―Đáp ứng mọi nhu cầu‖: Khả năng tự động hóa cho phép chấp nhận các đơn
hàng khác nhau từ mọi khách hàng.
 Thuế: Trong giai đoạn đầu của TMĐT, nhiều nƣớc khuyến khích bằng cách
miễn thuế đối với các giao dịch trên mạng.
Lợi ích đối với xã hội
 Hoạt động trực tuyến: Thƣơng mại điện tử tạo ra môi trƣờng để làm việc, mua
sắm, giao dịch…từ xa nên giảm việc đi lại điều đó có nghĩa giảm ô nhiễm, giảm tai
nạn.

7


 Nâng cao mức sống: Nhiều hàng hóa, nhiều nhà cung cấp sẽ dẫn đến tạo áp lực
giảm giá do đó khả năng mua sắm của khách hàng cáo hơn, nâng cao mức sống của
mọi ngƣời.
 Lợi ích cho các nƣớc nghèo: Những nƣớc nghèo có thể tiếp cận với các sản
phẩm, dịch vụ từ các nƣớc phát triển hơn thông qua Internet và thƣơng mại điện tử.
Đồng thời cũng có thể học tập đƣợc những kinh nghiêm, kỹ năng…đƣợc đào tạo qua
mạng.
Dịch vụ công cộng đƣợc cung cấp thuận tiện hơn: Các dịch vụ công cộng nhƣ y tế,
giáo dục, các dịch vụ công của chính phủ…đƣợc thực hiện qua mạng với chi phí thấp
hơn, thuận tiện hơn. Cấp các loại giấy phép qua mạng, tƣ vấn y tế…là các ví dụ công
điển hình.

1.1.4. Vai trò của thƣơng mại điện tử
Sự phát triển và phồn vinh của một nền kinh tế không còn chỉ dựa vào nguồn tài
nguyên thiên nhiên và nguồn lao động, mà ở mức độ lớn hơn nó đƣợc quyết định bởi
trình độ công nghệ thông tin và tri thức sáng tạo. Cùng với xu thế đó, thƣơng mại điện
tử xuất hiện đã làm thay đổi bộ mặt kinh tế thế giới bởi những ảnh hƣởng to lớn của
mình:
 Làm thay đổi tính chất của nền kinh tế mỗi quốc gia và nền kinh tế toàn cầu.
 Làm cho tính tri thức trong nền kinh tế ngày càng tăng lên và tri thức đã thực sự
trở thành nhân tố và nguồn lực sản xuất quan trọng nhất, là tài sản lớn nhất của một
Doanh Nghiệp.
 Mở ra cơ hội phát huy ƣu thế của các nƣớc phát triển sau để họ có thể đuổi kịp,
thậm chí vƣợt các nƣớc đã đi trƣớc.
 Xây dựng lại nền tảng, sức mạnh kinh tế quốc gia và có tiềm năng làm thay đổi
cán cân tiềm lực toàn cầu.
 Rút ngắn khoảng cách về trình độ tri thức giữa các nƣớc phát triển với các nƣớc
đang phát triển.
 Cách mạng hóa marketing bán lẻ và marketing trực tuyến.

8


1.1.5 Hạn chế khi ứng dụng thƣơng mại điện tử
Hạn chế về kỹ thuật:
 Chƣa có tiêu chuẩn quốc tế về chất lƣợng, an toàn và độ tin cậy.
 Tốc độ đƣờng truyền Internet vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu của ngƣời dùng,
nhất là trong TMĐT.
 Các công cụ xây dựng phần mềm vẫn trong giai đoạn đang phát triển.
 Khó khăn khi kết hợp các phần mềm TMĐT với các phần mềm ứng dụng và
các CSDL truyền thống.
 Cần có các máy chủ TMĐT đặc biệt (công suất, an toàn) đòi hỏi thêm chi phí

đầu tƣ.
 Chi phí truy cập Internet vẫn còn cao.
 Thực hiện các đơn đặt hàng trong TMĐT B2C đòi hỏi hệ thống kho hàng tự
động lớn.
Hạn chế về thương mại:
 An ninh và riêng tƣ là hai cản trở về tâm lý đối với ngƣời tham gia TMĐT.
 Thiếu lòng tin về TMĐT và ngƣời bán hàng trong TMĐT do không đƣợc gặp
trực tiếp.
 Nhiều vấn đề về luật, chính sách, thuế chƣa đƣợc làm rõ.
 Một số chính sách chƣa thực sự đƣợc, hỗ trợ tạo điều kiện để cho TMĐT phát
triển.
 Các phƣơng pháp đánh giá hiệu quả của TMĐT còn chƣa đầy đủ và chƣa hoàn
thiện.
 Chuyển đổi thói quen tiêu dùng từ thực đến ảo cần thời gian.
 Sự tin cậy đối với môi trƣờng kinh doanh không giấy tờ, không tiếp xúc trực
tiếp, giao dịch điện tử cần thời gian.
 Số lƣợng ngƣời tham gia chƣa đủ lớn để đạt lợi thế về quy mô (hòa vốn và có
lãi).
 Số lƣợng gian lận ngày càng tăng do đặc thù của TMĐT.
Thu hút vốn đầu tƣ mạo hiểm, khó khăn hơn sau sự sụp đổ hàng loạt của các công ty
dot.com.
9


1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình phát triển thƣơng mại điện tử trong nƣớc và trên thế giới
a. Tình hình phát triển thương mại điện tử trong nước:
 Tình hình phát triển Internet
Theo Báo cáo tài nguyên internet Việt Nam 2013, trong 16 năm phát triển của
internet Việt Nam từ 1997 – 2013. Việt Nam tiếp tục là quốc gia đứng thứ 2 khu vực

Đông Nam Á, thứ 8 Châu Á và thứ 25 trên thế giới về sử dụng internet.
Dịch vụ internet Việt Nam ngày càng đa dạng, phong phú. Các loại hình dịch
vụ kết nối tốc độ cao 3G thể hiện sự tăng trƣởng vƣợt bậc do sự tiện lợi trong sử dụng.
Trung bình, ngƣời dùng trong nƣớc truy cập internet 26,2 giờ mỗi tháng, chỉ
kém Thái Lan là 27,2 tiếng và vƣợt xa các nƣớc khác trong khu vực Đông Nam Á nhƣ
Singapore, Malaysia… Bên cạnh đó, cũng có tới 90% trong tổng số ngƣời sử dụng
internet tại Việt Nam từng vào mạng bằng thiết bị di động và 50% truy cập internet
qua điện thoại ít nhất một lần mỗi ngày.
Năm 2013, Việt Nam trở thành thành viên thứ 143 của Tổ chức hỗ trợ tên miền
cấp cao mã quốc gia (ccNSO) thuộc Tổ chức quản lý tên miền và địa chỉ internet quốc
tế (ICANN) vào ngày 20 11 2013.
Việt Nam đặt mục tiêu trở thành một trong 70 quốc gia có nền công nghệ thông
tin - viễn thông phát triển hàng đầu thế giới. Hạ tầng viễn thông đến năm 2015 sẽ phủ
sóng di động băng rộng đến 70% cƣ dân trong cả nƣớc,triển khai xây dựng cáp quang
đến hộ gia đình tại tất cả các khu đô thị mới; 20%-30% số hộ gia đình có máy tính và
internet băng thông rộng. Việt Nam cũng đặt mục tiêu đến năm 2015 trở thành một
trong 20 quốc gia cung cấp dịch vụ gia công phần mềm và nội dung số hấp dẫn nhất
thế giới. Các nhà chuyên môn cho rằng, tƣơng lai của nền kinh tế internet Việt Nam là
đạt 17%-20% GDP vào năm 2015 và từ 20%-30% vào năm 2020.
 Tình hình phát trển thƣơng mại điện tử
Ƣớc tính giá trị mua hàng trực tuyến của một ngƣời trong năm 2013 đạt khoảng
120USD. Sản phẩm đƣợc lựa chọn tập trung vào các mặt hàng nhƣ thời trang, mỹ
phẩm (62%), đồ công nghệ và điện tử (35%) đồ gia dụng (32%), vé máy bay (25%) và

10


một số mặc hàng khác. Hình thức thanh toán bằng tiền mặt (74%), qua ngân hàng
chiếm (41%), trung gian thanh toán qua các website TMĐT chiếm 8%.
Hình 2. Ƣớc tính doanh số TMĐT B2C của Việt Nam năm 2013


Hình 3. Các loại hàng hóa phổ biến đƣợc mua bán qua website TMDT năm 2013

Đặt chỗ khách sạn, tour du lịch chiếm 16% cũng là con số tƣơng đối phát triển so
với các lĩnh vực khác.
Mức độ hài lòng với các dịch vụ thƣơng mại điện tử là 29% trong khi không hài
lòng chỉ 4%.

11


Hình 4. Mức độ hài lòng của ngƣời mua hàng trực tuyến

Hình 5. Các hình thức quảng cáo website TMĐT

Qua bảng trên cho thấy mạng xã hội vẫn là lựa chọn số 1 cho việc quảng bá website
với tỷ lệ đến 87%. Truyền hình đƣợc xem là kênh quảng cáo mạnh nhƣng trong thế
thới thông tin hiện nay nó chỉ còn chiếm 13% tỷ lệ sử dụng hình thức quảng cáo này.
Kết luận: Qua các thống kê trên cho thấy thƣơng mại điện tử là một tiền năng to lớn
đang sơ khai. Do đó cần thúc đẩy và phát triển mạnh mẽ dựa trên nền tảng công nghệ
quốc tề và cơ sở hạ tầng Việt Nam để đem lại nguồn thu lớn từ tài nguyên này.

12


b. Tiềm năng, xu hướng phát triển thương mại điện tử ở Việt Nam
 Tiềm năng phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam
Tiềm năng phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam là cao bởi những lý do chính
sau đây:
 Việt Nam là nƣớc xuất khẩu nhiều mặt hàng nên thƣơng mại điện tử sẽ giúp

cho các Doanh Nghiệp tìm kiếm các đối tƣợng khách hàng trên khắp Thế
giới.
 Việt Nam có thể ―xuất khẩu‖ dịch vụ, sản phẩm thông tin, sản phẩm tri thức
bằng cách bán qua mạng Internet.
 Du lịch Việt Nam cần tận dụng TMĐT để quãng bá, đặt dịch vụ qua mạng,
thanh toán qua mạng, hỗ trợ du khách qua mạng…
 Nhà nƣớc chủ trƣơng thúc đẩy thƣơng mại điện tử phát triển.
 Công nghệ thông tin, Internet ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục phát triển
nhanh.
 Chính những khả năng, lợi ích của thƣơng mại điện tử mang lại cho Doanh
Nghiệp, nhà đầu tƣ… là động cơ lớn thúc đẩy Doanh Nghiệp tham gia
TMĐT.
 Nhân lực Việt Nam tiếp thu công nghệ mới nhanh, đặc biệt là công nghệ
thông tin.
 Xu hƣớng phát triển thƣơng mại điện tử ở Việt Nam
 Hiện nay thƣơng mại điện tử ở Việt Nam đƣợc tận dụng phục vụ cho việc
marketing, bán hàng cho Doanh Nghiệp là chính.
 Ngoài ra một số website sàn giao dịch B2B, siêu thị điện tử B2C, website
C2C nhƣ rao vặt, đấu giá…website thông tin (thông tin là chính) đã đƣợc
xây dựng và đƣa vào hoạt động, thanh toán qua mạng trong và ngoài nƣớc
vẫn còn rất ít ỏi và bất tiện. Doanh số từ mô hình B2B hầu nhƣ vẫn chƣa có,
trong khi doanh số B2B xấp xỉ 80% – 90% tổng giá trị giao dịch thƣơng mại
điện tử trên toàn cầu.
 Trong giai đoạn 2006 – 2010 thì xu hƣớng phát triển Thƣơng mại điện tử ở
Việt Nam đi theo 3 nhóm:
13


 Nhóm 1: Các Doanh Nghiệp tận dụng Thƣơng mại điện tử để phục vụ
marketing, bán hàng, hỗ trợ khách hàng, mở rộng thị trƣờng, xuất khẩu...


 Nhóm 2: Các doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực Thƣơng mại điện
tử với những website Thƣơng mại điện tử, kinh doanh trên mạng.
 Nhóm 3: Doanh nghiệp bắt đầu tận dụng Thƣơng mại điện tử trong B2B
để mua sắm nguyên vật liệu phục vụ việc kinh doanh sản xuất một cách
tự động hoặc bán tự động.
1.2.2. Tình hình phát triển du lịch trên địa bàn Thừa Thiên Huế
Thừa Thiên Huế đƣợc đánh giá là trung tâm du lịch đẹp và phá triển nhất Việt
Nam và khu vực Đông Nam Á. Có cảng chân mây là một trong những cảng đẹp nhất
thế giới, thu hút lƣợng khách quốc tế hàng năm đến 2,5 triệu lƣợc khách.
Trong 9 tháng đầu năm 2013, tỉnh Thừa Thiên-Huế đã đón 1,998 triệu lƣợt
khách du lịch đến Huế; trong đó, khách nƣớc ngoài là trên 752.000 lƣợt, tăng 2,3%;
doanh thu xã hội từ du lịch đạt 4.600 tỷ đồng.
Trong năm 2013, lần đầu tiên du lịch dịch vụ TT- Huế vƣợt trên 50% (54,8%)
GDP.
Với mức tăng trƣởng bình quân đạt 8,5% năm, khu vực dịch vụ đƣợc xem là
khu vực phát triển đa dạng, phong phú; một số tiềm năng trong lĩnh vực này, nhất là
dịch vụ du lịch đã có bƣớc phát triển nhảy vọt.
- Tổng số cơ sở lƣu trú: 313 (khách sạn: 177, nhà nghỉ: 136)
- Tổng số phòng nghỉ: 7.284 (khách sạn: 6.085, nhà nghỉ: 1.199)
- Tổng số giƣờng: 13.246 (khách sạn: 11.317, nhà nghỉ: 1.929)
- Tỷ lệ sử dụng phòng nghỉ: 70,4%
Số liệu du lịch 2 tháng đầu năm về lƣợng khách lƣu trú đến Huế.
Bảng 1. Thống kê lƣợng khách đến Huế trong 2 tháng đầu năm 2014
Khách

Lƣợc khách

Tháng 1 năm 2014


Tháng 2 năm 2014 Tỷ lệ tăng %

Nội địa

50964

61879

21,42

Quốc tế

63320

64830

3,77

Nguồn: Sở thể thao văn hóa và du lịch Thừa thiên Huế ( />
14


Bảng trên cho thấy tỷ lệ khách quốc tế lƣu trú ở Huế luôn nổi trội hơn khách
nội địa, tuy nhiên tỷ lệ tăng trƣởng thì lại thấp hơn nhiều. Khách nội địa trong tháng
01 2014 đến tháng 02 2014 tăng đến 21,42% trong khi đó khách quốc tế chỉ tăng
3,77%. Cho thấy du lịch Huế rất hấp dẫn tuy nhiên phƣơng tiện truyền thông hiện tại
vẫn chỉ truyền miệng là chính mà chƣa có một hệ thống quảng bá du lịch sâu rộng đến
bạn bè quốc tế. Đây là một tiềm năng phát triển to lớn cần đầu tƣ dài hạn và quy hoạch
tổng thể để du lịch thực sự là nền kinh tế mũi nhọn của tỉnh.


15


CHƢƠNG II
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY VIỆT LINH
Tên Công ty: Công ty TNHH DL & TM VIỆT LINH
Mã số thuế: 3300846511
Thành lập: 2009
Tel: +84.54.3835090
Fax: +84.54.3835091
Trụ sở: 36 Phạm Ngũ Lão – TP Huế
2.1. Lịch sử hình thành
Công ty du lịch Việt Linh tiền thân là cửa hàng bán vé tour từ các đại lý bán
tour. Qua quá trình làm việc ông Trần Viết Hoài Linh đã tự đứng ra mở công ty kinh
doanh du lịch của mình năm 2009. Với mong muốn giới thiệu quảng bá những giá trị
tinh túy của nền văn hóa Huế, cũng nhƣ danh lam thắng cảnh của Huế mà không đâu
có đƣợc. Công ty Việt Linh mở ra để đáp ứng nhu cầu du khách với một dịch vụ nồng
nhiệt, chào đón hiệu quả cho tất cả các ngày lễ hội tại Việt Nam và Châu Á. Ai cũng
biết rằng việc quảng bá tốt nhất là truyền miệng và với điều này trong tâm trí. Công ty
làm hết sức mình để làm cho kỳ nghĩ của du khách thú vị nhất có thể, do đó bạn sẽ
chia sẻ sự thú vị này cho ngƣời khác thay chúng tôi. Công ty Việt Linh Travel đƣợc
công nhận là một cơ quan du lịch hàng đầu tại Việt Nam.

16


×