Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

SKKN DAY HOC TICH HOP HCl

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 16 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lí do chọn đề tài
Tích hợp là một xu thế phổ biến trong dạy học hiện đại. Dạy học theo chủ
đề tích hợp đòi hỏi người giáo viên không chỉ nắm bắt nhuần nhiễng kiến thức
của bộ môn mình đang giảng dạy mà còn phải không ngừng học hỏi, trau dồi
thêm kiến thức của các bộ môn khác có liên quan để giúp học sinh giải quyết một
cách tốt nhất các vấn đề đặt ra trong bài học. Học sinh thấy được sự liên hệ giữa
các môn học từ đó có được sự hứng thú, tích cực,... giờ học vì thế cũng trở nên
sinh động, hiệu quả hơn.
Hưởng ứng cuộc thi “Dạy học theo chủ đề tích hợp” do SGD & ĐT Hậu
Giang phát động và theo sự phân công của BGH trường THPT chuyên Vị Thanh,
tôi đã gửi bài dự thi “Hiđroclorua – axit clohiđric và muối clorua” (Hóa 10 –
chương trình chuẩn) theo chủ đề này và đã đạt được giải cấp tỉnh.

2. Mục tiêu của đề tài
Dạy học tích hợp các môn học: hóa học, vật lí, sinh học, địa lí, công nghệ,
giáo dục bảo vệ môi trường thông qua bài “Hiđroclorua – axit clohiđric và muối
clorua” (Hóa 10 – chương trình chuẩn).

3. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lí thuyết
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn

4. Khả năng, đối tượng và địa chỉ áp dụng:
Đối tượng dạy học là học sinh lớp 10VL (35 học sinh). Ngoài ra, có thể áp
dụng để giảng dạy cho học sinh lớp 10 (chươn trình chuẩn).

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ


1. Cơ sở lí luận
Theo từ điển Tiếng Việt: “Tích hợp là sự kết hợp những hoạt động,
chương trình hoặc các thành phần khác nhau thành một khối chức năng.
Tích hợp có nghĩa là sự thống nhất, sự hòa hợp, sự kết hợp”.
Theo từ điển Giáo dục học: “Tích hợp là hành động liên kết các đối
tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực
khác nhau trong cùng một kế hoạch dạy học”.
Tư tưởng tích hợp bắt nguồn từ cơ sở khoa học và đời sống. Các tình
huống xảy ra trong cuộc sống bao giờ cũng là những tình huống tích hợp. Không
thể giải quyết một vấn đề và nhiệm vụ nào của lí luận và thực tiễn mà lại không
sử dụng tổng hợp và phối hợp kinh nghiệm kĩ năng đa ngành của nhiều lĩnh vực
khác nhau.
Trong dạy học các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các
nội dung từ các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau thành một “môn học” mới
hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn có của môn học.

2. Thực trạng và giải quyết vấn vấn đề
Hiện nay, hình thức tích hợp được các giáo viên vận dụng và đang được
đẩy mạnh là tích hợp liên môn. Đây là quan điểm tích hợp mở rộng kiến thức
trong bài học với các kiến thức của các bộ môn khác cũng như các kiến thức đời
sống mà học sinh tích lũy được từ cuộc sống cộng đồng, qua đó làm giàu thêm
vốn hiểu biết và phát triển nhân cách cho học sinh.
Thực tế cho thấy, áp dụng hình thức này, học sinh tỏ ra rất hào hứng với
nội dung bài học, vốn kiến thức tổng hợp của học sinh được bổ sung nhẹ nhàng,
tự nhiên nhưng rất hiệu quả.
Trong quá trình giảng dạy, tôi đã áp dụng hình thức dạy học tích hợp cho
nhiều bài học trong chương trình hóa học THPT:
+ Bài “Sự điện li của nước – pH – chất chỉ thị axit bazơ” (Hóa 11 –
chương trình nâng cao): tích hợp kiến thức về toán học (logarit), sức khỏe (ảnh
hưởng của pH đến sức khỏe), sinh học (sự đổi màu của hoa cẩm tú cầu),...

2


+ Bài “Nitơ” (Hóa 11 – chương trình chuẩn): tích hợp kiến thức về ngữ
văn, sinh học (giải thích nội dung câu ca dao “lúa chiêm lấp ló đầu bờ, chợt nghe
tiếng sấm phất cờ mà lên”),...
Ở đề tài này, tôi xin giới thiệu toàn bộ hồ sơ dạy học mà tôi đã xây dựng
và áp dụng thông qua bài “Hiđroclorua – axit clohiđric và muối clorua” (Hóa 10
– chương trình chuẩn).
BÀI 23: HIĐROCLORUA – AXIT CLOHIĐRIC – MUỐI CLORUA
(2 tiết)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC
Kiến thức của các môn học sẽ đạt được qua bài học:
+ Hóa học: Cấu tạo phân tử ; tính chất ; phương pháp điều chế hiđro clorua,
axit clohiđric. Tính chất, ứng dụng của một số muối clorua, nhận biết ion clorua.
+ Vật lí: Tính tan của hiđroclorua trong nước
+ Sinh học: Vai trò của axit clohiđric
+ Địa lí: Thông tin về “biển chết”
+ Công nghệ: Vai trò của phân bón kali
+ Giáo dục bảo vệ môi trường: việc phá hủy các thiết bị, công trình công
cộng do dư lượng HCl trong nước thải các nhà máy tái chế nhựa, giấy ; Khí thải
có chứa lượng lớn HCl trong các nhà máy sản xuất.
Kĩ năng
- Học sinh dự đoán, kiểm tra dự đoán, kết luận được về tính chất của axit HCl;
viết được các phương trình hóa học chứng minh tính chất hoá học của axit HCl;
phân biệt được dung dịch HCl, muối clorua với dung dịch axit và muối khác; tính
nồng độ hoặc thể tích của dung dịch axit HCl tham gia hoặc tạo thành trong phản
ứng.
- Học sinh được rèn khả năng tư duy, hoạt động nhóm, thu thập, phân tích các
thông tin, liên hệ thực tế.

Thái độ:
- Học sinh tích cực trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn để giải
quyết các tình huống bài học.
3


- Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường.
II. PHƯƠNG PHÁP
1. Phương pháp dạy học: Hoạt động nhóm, động não, đàm thoại, thuyết trình,...
2. Phương pháp kiểm tra đánh giá: đánh giá thông qua kết quả hoạt động
nhóm, đánh giá thông qua hoạt động cá nhân (thông qua bài tập củng cố)
III. CHUẨN BỊ
- Giáo viên:
+ Chuẩn bị bài giảng powerpoint, máy tính, máy chiếu.
+ Các phiếu học tập
+ Phân công nhiệm vụ cho các nhóm học sinh chuẩn bị các slide powerpoint
từ tiết trước:
. Nhóm 1: Vai trò của axit HCl
(vận dụng kiến thức môn sinh học)
. Nhóm 2: Vai trò của phân kali trong sản xuất nông nghiệp
(vận dụng kiến thức môn công nghệ)
. Nhóm 3: Tìm hiểu thông tin về ‘Biển chết’
(vận dụng kiến thức môn địa lí)
- Học sinh: nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị các nội dung theo yêu cầu của
giáo viên.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
Hoạt động 1: Tìm hiểu về vai trò của axit clohiđric
GV yêu cầu đại diện nhóm 1 thuyết trình, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV nhận
xét chung
Hoạt động 2: Tìm hiểu về cấu tạo phân tử, tính chất vật lí của hiđroclorua

và axit clohiđric
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 1, nhóm 2 HS ngồi cạnh nhau (thời
gian 5’), sau đó gọi HS trả lời.
Phiếu học tập 1:
Hiđroclorua
- Cấu tạo phân tử:
4


+ CTPT
+ CTCT
+ CT e
- Tính chất vật lí:
+ Trạng thái
+ Màu sắc
+ Mùi
+ Tỉ khối hơi so với không khí ? Nặng hay nhẹ hơn không khí ?
+ Tính tan trong nước (số liệu dẫn chứng trên cơ sở so sánh với tính tan
trong nước của khí clo)
Axit clohiđric
- Tính chất vật lí:
+ Trạng thái
+ Màu sắc
+ Mùi
+ Nồng độ dung dịch đặc nhất (200C)
+ HCl đặc “bốc khói” trong không khí ẩm. Vì sao có hiện tượng đó?
“Khói” ở đây là gì?
GV giới thiệu thí nghiệm về tính tan của khí HCl. Yêu cầu HS giải thích (vận
dụng kiến thức vật lí)
Hoạt động 3: Tìm hiểu về tính chất hóa học của axit clohiđric

GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 2, nhóm 4 HS ngồi cạnh nhau (thời
gian 10’), sau đó gọi HS trả lời.
Phiếu học tập 2
- Dự đoán tính chất hóa học của axit clohiđric (dựa vào thành phần cấu tạo, số
oxi hóa của các nguyên tố trong hợp chất).
- Chọn các chất từ dãy cho bên dưới cho phù hợp, viết các phương trình hóa
học minh họa đầy đủ tính chất hóa học của axit clohiđric thông qua phản ứng
với các chất đó.

5


Dãy các chất: Al, Fe, Cu, CuO, Fe 3O4, KOH, Zn(OH)2, NaHSO3, CaCO3,
BaSO4, Mg(NO3)2, FeS, CuS, C, S, MnO2, KMnO4, KClO3, K2Cr2O7.
Hoạt động 4: Tìm hiểu về phương pháp điều chế axit clohiđric
- GV yêu cầu HS cho biết phương pháp điều chế trong phòng thí nghiệm và
phương sản xuất trong nghiệp axit clohiđric.
- GV yêu cầu HS nêu tác hại của nước thải công nghiệp với môi trường khi có dư
lượng HCl ; khí thải có lượng lớn HCl từ quá trình sản xuất để từ đó đề ra biện
pháp hạn chế ô nhiễm.
Hoạt động 5: Tìm hiểu tính tan của muối clorua – nhận biết ion clorua
- GV yêu cầu HS cho biết tính tan của muối clorua.
- GV cho HS xem thí nghiệm nhận biết ion clorua (trong muối và trong dung
dịch HCl), yêu cầu HS cho biết thuốc thử? Hiện tượng quan sát được? Cơ sở nào
chọn thuốc thử đó?
Hoạt động 6: Tìm hiểu về một số ứng dụng của muối clorua
- GV giới thiệu cho HS về ứng dụng của muối clorua trong kính đổi màu. GV
yêu cầu HS kết hợp SGK và kiến thức thực tế cho biết thêm một vài ứng dụng
của muối clorua.
- GV yêu cầu đại diện nhóm 2, 3 thuyết trình, cả lớp theo dõi và nhận xét. GV

nhận xét chung.
Hoạt động 7: Củng cố
GV yêu cầu HS hoàn thành phiếu học tập 3 (cá nhân) (5’), sau đó GV sửa bài và
đánh giá kết quả.
Phiếu học tập 3
Câu 1: Kim loại tác dụng với axit HCl và khí Cl2 cho cùng loại muối clorua là
A. Zn.

B. Fe.

C. Cu.

D. Ag.

Câu 2: Nhóm chất nào sau đây đều tác dụng được với dung dịch HCl?
A. CuO, FeS, Ba(OH)2

B. Fe3O4, Cu, Al(OH)3

C. FeO, Cu, BaSO4

D. Ca(NO3)2, Fe, NaOH

Câu 2: Nếu cho 1 mol mỗi chất: KClO3, KMnO4, K2Cr2O7, MnO2 lần lượt phản
ứng với lượng dư dung dịch HCl đặc, chất tạo ra lượng khí Cl2 ít nhất là
6


A. KMnO4


B. KClO3

C. MnO2

D.

K2Cr2O7
Câu 3: Nhận ra gốc clorua trong dung dịch bằng
A. Ba(NO3)2.

B. AgNO3.

C. Cu(NO3)2 .

D.

Na2SO4.
Câu 4: Hoà tan 7,8 gam hỗn hợp gồm Mg và Al bằng dung dịch HCl dư, sau
phản ứng thấy khối lượng dung dịch tăng thêm 7 gam so với ban đầu. Số mol
axit HCl đã tham gia phản ứng là
A. 0,8.

B. 0,04.

C. 0,4.

D. 0,08.

Câu 5: Cho hình vẽ mô tả quá trình điều chế dung dịch X trong phòng thí
nghiệm.


Trong điều kiện thích hợp, dung dịch X có thể phản ứng được với mấy chất
trong số các chất sau : KMnO 4, Na2CO3, Fe3O4, NaHCO3, Cu, Al, Al(OH)3,
dung dịch AgNO3, dung dịch CuSO4?
A. 6.

B. 7.

C. 9.

D. 8.

3. Kết quả
Kết thúc nội dung bài học, hầu hết học sinh đều rất tích cực, chủ động,
hứng thú, nắm bài và vận dụng tốt. Giờ học sinh động, hiệu quả.
Các sản phẩm của học sinh & hình ảnh minh họa cho tiết học:
7


8


9


10


11



12


13


14


C. KẾT LUẬN
Dạy học theo chủ đề tích hợp thông qua bài “Hiđroclorua – axit clohiđric
và muối clorua”, để tiết học đạt hiệu quả cao, bản thân tôi rút ra được những kinh
nghiệm thực tiễn như sau:
- Về phía giáo viên : Cần đầu tư nhiều hơn trong công tác chuẩn bị, thiết
kế giáo án cho phù hợp với đối tượng học sinh. Trong quá trình soạn giảng cần
nghiên cứu kiến thức các môn học tích hợp trong bài dạy để giúp học sinh chiếm
lĩnh nội dung bài học một cách hiệu quả nhất. Chuẩn bị tốt cho tiết dạy sẽ giúp
giáo viên chủ động, linh hoạt trong khâu tổ chức, hướng dẫn học sinh tự khai
thác và chiếm lĩnh tri thức; mặt khác sẽ tránh được sự lúng túng bị động khi học
sinh gặp vướng mắt về những thông tin liên quan. Ngoài ra nếu áp dụng có hiệu
quả phương pháp này thì khi lên lớp giáo viên sẽ đỡ vất vả vì không phải làm
việc nhiều.
- Về phía học sinh : Học sinh cần nghiên cứu trước bài học và chuẩn bị
các nội dung theo yêu cầu của giáo viên thông qua các nguồn tư liệu từ sách báo,
mạng internet, trong sự liên hệ kiến thức với các môn học khác,... từ đó phát huy
được cho các em tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén, kỹ năng làm việc
nhóm và hứng thú hơn với giờ học. Học sinh được rèn kỹ năng thuyết trình, diễn
đạt vấn đề trước đám đông, từ đó giúp các em dạn dĩ và tự tin hơn.
Trên đây là kết quả nghiên cứu và thực nghiệm bước đầu của đề tài sáng

kiến kinh nghiệm Dạy học theo chủ đề tích hợp bài “Hiđroclorua – axit
clohiđric và muối clorua”. Rất mong nhận được ý kiến nhận xét, đánh giá và
đóng góp của Hội đồng khoa học nhà trường cũng như các đồng nghiệp để đề tài
từng bước hoàn chỉnh và áp dụng có hiệu quả hơn nữa.

15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hóa học 10, NXBGD, 2009.
2. Địa lí 9, NXBGD, 2009
3. Sinh học 9, NXBGD, 2009
4. Công nghệ 10, NXBGD, 2009
5. Vật lí 10, NXBGD, 2009
6. Một số website:


...
................................................................................

16



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×