Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã hương thủy, tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 113 trang )

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

cK

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI GÀ THỊT THEO HÌNH THỨC

họ

CÔNG NGHIỆP VÀ BÁN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN

NGUYỄN THÙY DUNG

Tr

ườ

ng


Đ
ại

THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

KHÓA HỌC 2008 - 2012


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

tế
H

uế

------

in

h

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Tr

ườ

ng


Đ
ại

họ

cK

SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ NUÔI GÀ THỊT THEO HÌNH THỨC
CÔNG NGHIỆP VÀ BÁN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN
THỊ XÃ HƯƠNG THỦY, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thùy Dung
Lớp: K42A-KTNN

Giảng viên hướng dẫn
Th.S Nguyễn Lê Hiệp

Huế, 05/2012


Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

Để hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này ngoài sự cố gắng, nỗ
lực của bản thân tôi còn nhận được sự giúp đỡ của các tổ chức và cá
nhân. Tôi xin chân thành cảm ơn:
- Quý thầy cô giáo khoa Kinh tế & Phát triển đã giảng dạy,
cung cấp cho tôi những kiến thức trong suốt 4 năm học qua, tạo điều
kiện cho tôi học tập và nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin được gửi lời cảm
ơn sâu sắc đến thầy giáo-Th.S Nguyễn Lê Hiệp đã đònh hướng
và trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
- UBND thò xã Hương Thủy, phòng kinh tế UBND
thò xã Hương Thủy đã tạo điều kiện cho tôi thu thập một số thông
tin thứ cấp và sơ cấp phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp.
- Gia đình anh Trần Việt Quang đã tạo điều kiện cho tôi giúp
đỡ, hướng dẫn tôi đi lại trong thời gian thực tập tại đòa phương.
- Gia đình, bạn bè tôi đã động viên tôi trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu để tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này.
Do kiến thức và kinh nghiệm của bản thân còn nhiều hạn chế

nên đề tài không tránh khỏi những sai sót, kính mong quý thầy cô giáo
đóng góp ý kiến để khoá luận được hoàn chỉnh hơn.
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 05/2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thùy Dung


MỤC LỤC

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ ............................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ..........................................................................................1

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3
3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 3

tế
H

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu...........................................................................5

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................. 6
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................... 6

h

1.1. Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt ........................................ 6


in

1.1.1. Tổng quan về các vấn đề chăn nuôi gà thịt .................................................. 6

cK

1.1.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân ............................6
1.1.1.2. Các hình thức chăn nuôi gà thịt......................................................................7
1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của một số giống gà thịt ....................................9

họ

1.1.1.4. Xu hướng phát triển chăn nuôi gà hiện nay .................................................13
1.1.2. Hiệu quả kinh tế và các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ................ 14

Đ
ại

1.1.2.1. Khái niệm và bản chất của hiệu quả kinh tế ................................................14
1.2.2.2. Các yếu tố ảnh hưởng cơ bản đến hiệu quả kinh tế chăn nuôi gà thịt..................16
1.1.2.3. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế hộ gia đình..............................19
1.2. Cơ sở thực tiễn............................................................................................ 21

ng

1.2.1. Khái quát tình hình chăn nuôi và tiêu thụ các sản phẩm gà thịt trên thế giới ........... 21

ườ


1.2.2. Tình hình chăn nuôi và tiêu thụ các sản phẩm gà ở Việt Nam ..................... 24
1.2.2.1. Tình hình chăn nuôi gà ở Việt Nam.............................................................24

Tr

1.2.2.2. Tình hình chế biến và tiêu thụ sản phẩm gà ở Việt Nam.............................25
1.2.3. Những chủ trương, chính sách đã áp dụng để phát triển chăn nuôi gà thịt ............ 27
1.2.4. Bài học kinh nghiệm từ thực tiễn chăn nuôi và tiêu thụ sản phẩm gà thịt của
thế giới và Việt Nam ................................................................................................ 29


CHƯƠNG II. SO SÁNH HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ THỊT THEO HÌNH
THỨC CÔNG NGHIỆP VÀ BÁN CÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ
HƯƠNG THỦY......................................................................................................... 31
2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội của thị xã Hương Thủy ............................. 31

uế

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................... 31
2.1.1.1. Vị trí địa lý và địa hình ................................................................................31
32

tế
H

2.1.1.2. Khí hậu, thủy văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội ............................................................................ 33
2.1.2.1. Tình hình phát triển kinh tế..........................................................................33


h

2.1.2.2. Đặc điểm dân số và lao động .......................................................................34

in

2.1.2.3. Tình hình sử dụng đất đai.............................................................................36
2.1.2.4. Đặc điểm cơ sở hạ tầng ................................................................................37

cK

2.1.3. Đánh giá về tác động của điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đối với việc chăn
nuôi gà thịt ........................................................................................................ 37

họ

2.2. Tình hình chăn nuôi gà ở thị xã Hương Thủy ............................................... 40
2.3. Đặc điểm cơ bản của các hộ điều tra ............................................................ 43

Đ
ại

2.3.1. Năng lực của các hộ nuôi gà thịt ............................................................... 43
2.3.2. Tình hình sử dụng đất đai và nguồn vốn của hộ điều tra ............................. 47
2.3.3. Đề xuất để phát triển chăn nuôi gà thịt của các hộ điều tra ......................... 48

ng

2.4. Tình hình đầu tư chăn nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN của các hộ
điều tra .............................................................................................................. 51


ườ

2.4.1. Tình hình đầu tư chăn nuôi gà thịt của hai nhóm hộ điều tra vào vụ 1 ............... 51
2.4.2. Tình hình đầu tư chăn nuôi gà thịt của hai nhóm hộ điều tra vào vụ 2 ........Error!

Tr

Bookmark not defined.
2.5. So sánh kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN của các
hộ điều tra trên địa bàn thị xã Hương Thủy ......................................................... 59
2.5.1. So sánh kết quả nuôi gà thịt theo hai hình thức nuôi CN và BCN của các hộ
điều tra trên địa bàn thị xã Hương Thủy.............................................................. 59


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

2.5.2. So sánh hiệu quả nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN của các hộ điều

Tr

ườ

ng

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế
H

uế

tra trên địa bàn thị xã Hương Thủy ..................................................................... 62

SVTH: Nguyễn Thùy Dung

5


2.6. Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt theo hình thức CN
và BCN của các hộ điều tra ................................................................................ 64
2.6.1. Ảnh hưởng của quy mô chăn nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt ............. 64
2.6.2. Ảnh hưởng của chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt ... 67

uế

2.7. Sử dụng hàm Cobb - Douglas phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến

lợi nhuận của hoạt động chăn nuôi gà thịt ........................................................... 70


tế
H

2.8. Thị trường đầu vào và đầu ra của hoạt động chăn nuôi gà thịt ở thị xã Hương

Thủy ......................................................................................................................... 73
2.8.1. Thị trường đầu vào ................................................................................... 73

h

2.8.2. Thị trường đầu ra ..................................................................................... 75

in

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ..................................................... 78

cK

3.1. Phương hướng, mục tiêu phát triển chăn nuôi gà thịt ở Thị xã Hương Thủy ........... 78
3.1.1. Phương hướng phát triển chăn nuôi gà ở Thị xã Hương Thủy..................... 78
3.1.2. Mục tiêu phát triển chăn nuôi gà ở Thị xã Hương Thủy ............................. 78

họ

3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát .....................................................................................78
3.1.2.2. Mục tiêu cụ thể ...........................................................................................79

Đ
ại


3.2. Những giái pháp chủ yếu phát triển chăn nuôi gà ở Thị xã Hương Thủy ............ 79
3.2.1. Giải pháp về kỹ thuật ............................................................................... 79
3.2.2. Giải pháp về chính sách ............................................................................ 81

ng

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................. 83
1. Kết luận......................................................................................................... 83

Tr

ườ

2. Kiến nghị ...................................................................................................... 84


Bán công nghiệp

2. BQ

Bình quân

3. BQC

Bình quân chung

4. C

Chi phí sản xuất


5. CN

Công nghiệp

6. ĐVT

Đơn vị tính

7. GO

Giá trị sản xuất

8. LĐ

Công lao động

9. MI

Thu nhập hỗn hợp

in

h

tế
H

1. BCN


11. SXKD
12. TC

Lợi nhuận kinh tế ròng

Chi phí tự có

họ

13. TSCĐ

ng

Đ
ại

14. TTCN

ườ

Sản xuất kinh doanh

cK

10. NB

Tr

uế


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Tài sản cố định
Tiểu thủ công nghiệp


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
Biểu đồ: Cơ cấu sản phẩm thịt gia súc, gia cầm của thế giới năm 2009................... 23

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế


Sơ đồ: Kênh tiêu thụ sản phẩm gà thịt ............................................................ 76


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1: Cơ cấu sản xuất thịt gia súc, gia cầm trên thế giới giai đoạn 2007-2011... 22
Bảng 2: Cơ cấu tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm trên thế giới giai đoạn

uế

2007 - 2011 .............................................................................................................. 23
Bảng 3: Tình hình dân số, lao động trên địa bàn thị xã Hương Thủy năm 2011...... 35

tế
H

Bảng 4: Tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn thị xã Hương Thủy ........................ 36
Bảng 5: Cơ cấu chăn nuôi gà của tỉnh Thừa Thiên Huế ........................................... 40
Bảng 6: Số lượng gà trong tổng đàn gia cầm qua các năm của thị xã Hương Thủy....... 41

h

Bảng 7: Một số đặc điểm của hộ nuôi gà thịt............................................................ 44

in

Bảng 8: Một số chỉ tiêu về tình hình nuôi gà thịt của hộ điều tra ............................. 46
Bảng 9: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ............................................. 47


cK

Bảng 10: Tình hình sử dụng nguồn vốn của các hộ điều tra..................................... 48
Bảng 11: Thống kê các nhu cầu về chăn nuôi gà thịt của hộ điều tra....................... 49

họ

Bảng 12: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 1..............53
Bảng 13: Chi phí sản xuất và cơ cấu chi phí sản xuất của hộ điều tra trong vụ 2........... 57
Bảng 14: Kết quả nuôi gà thịt của các hộ được điều tra ........................................... 61

Đ
ại

Bảng 15: Hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ điều tra .................................................. 63
Bảng 16: Ảnh hưởng của quy mô nuôi đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt ........... 66
Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí sản xuất trực tiếp đến kết quả và hiệu quả nuôi

ng

gà thịt ........................................................................................................................ 69
Bảng 18: Kết quả ước lượng các nhân tố ảnh hưởng đến ......................................... 71

Tr

ườ

Bảng 19: Đánh giá của hộ nuôi gà thịt về khả năng tiếp cận các đầu vào................ 74



TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị xã Hương Thủy là một trong những vùng điển hình về chăn nuôi gà của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Hiện nay trên địa bàn ngoài hình thức nuôi gà công nghiệp, nhốt hoàn

uế

toàn tồn tại từ bấy lâu nay thì hình thức nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả) đã xuất
hiện ở một số xã, phường của thị xã. Hai hình thức trên đều mang lại những hiệu quả

tế
H

kinh tế nhất định cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên giữa hai hình thức nuôi đang có sự

khác biệt rõ rệt kết quả và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, giữa hai nhóm hộ đang nuôi
bằng hai hình thức này cũng có những đặc điểm khác nhau về năng lực hộ, quy mô, mức
đầu tư... Đồng thời trong cả hai hình thức vẫn mang những tồn tại và khó khăn nhất định

h

như tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp vẫn còn phỗ biến. Thêm vào

in

đó, người chăn nuôi lại đang thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh nghiệm nuôi và thiếu đất đai
để mở rộng quy mô nuôi. Khó khăn không chỉ dừng lại ở đó, thị trường đầu vào và đầu

cK


ra cho hoạt động chăn nuôi gà thịt của cả hai hình thức này ở thị xã Hương Thủy vẫn
còn gặp nhiều vương mắc. Vì vậy, việc nghiên cứu để khuyến khích lựa chọn hình thức
nuôi phù hợp cho mỗi hộ nuôi ở địa phương cũng như các tìm ra các giải pháp cho mỗi

họ

hình thức trên đây có ý nghĩa rất quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát
triển các mô hình nuôi gà thịt. Đây chính là lý do mà tôi chọn đề tài “So sánh hiệu quả

Đ
ại

kinh tế nuôi gà thịt theo hình thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa
bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu

+ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và biện

ng

pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và ngành nuôi gà thịt nói riêng.
+ Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt của các hộ chăn nuôi theo hai

ườ

hình thức CN và BCN ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
+ So sánh mức độ đạt được về kết quả và hiệu quả kinh tế mà hai nhóm hộ nuôi

Tr


đạt được theo hai hình thức nuôi.
+ Cung cấp thêm thông tin cho việc ra các quyết định hợp lý trong lựa chọn hình

thức nuôi và đưa ra một số định hướng cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
nuôi gà thịt ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Dữ liệu phân tích và phương pháp nghiên cứu
- Dữ liệu phân tích


+ Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội của UBND thị xã Hương thủy 2010, 2011.
+ Thông tin thu thập từ UBND thị xã Hương Thủy, phòng kinh tế thị xã Hương
Thủy, Phòng Tài nguyên và môi trường thị xã Hương Thủy, phòng thống kê thị xã
Hương Thủy, và số liệu từ các xã được chọn để nghiên cứu.

uế

+ Số liệu thu thập được từ các hộ chăn nuôi gà thịt thông qua hình thức phỏng
vấn trực tiếp.

tế
H

+ Sách báo, tạp chí, luận văn, báo cáo… có liên quan đến đề tài nghiên cứu.
- Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu
+ Phương pháp thống kê
+ Phương pháp so sánh
+ Phương pháp phân tổ thống kê

cK


+ Phương pháp phân tích hồi quy

in

h

+ Phương pháp chuyên gia

4. Các kết quả nghiên cứu đạt được

+ Phân tích được kết quả và hiệu quả kinh tế của hai hình thức nuôi, từ đó thấy rõ

họ

được hình thức nuôi gà thịt BCN đang vượt trội hơn, hiệu quả kinh tế mang lại cao
hơn so với hình thức nuôi CN.

Đ
ại

+ Xác định được sự ảnh hưởng của quy mô nuôi và chi phí sản xuất trực tiếp đến
kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt của hai hình thức nuôi.
+ Thông qua hàm sản xuất Cobb - Douglas đã phân tích được một số nhân tố chủ
yếu ảnh hưởng đến lợi nhuận nuôi gà thịt theo hai hình thức CN và BCN trên địa bàn.

ng

Trong đó các nhân tố chi phí thức ăn, công lao động, quy mô nuôi, kinh nghiệm có mối
tương quan thuận với lợi nhuận, nhân tố chi phí giống có mối tương quan nghịch với lợi


ườ

nhuận. Hình thức nuôi BCN có mức lợi nhuận cao hơn hình thức nuôi BCN và vụ 2

Tr

mang lại lợi nhuận cao hơn vụ 1.
+ Đề ra một số giải pháp về kỹ thuật như giải pháp thay đổ phương thức nuôi, lựa

chọn quy mô nuôi, vụ nuôi phù hợp…và các gải pháp về chính sách như quy hoạch,
đầu tư, tín dụng… góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hai hình thức
trên địa bàn thị xã Hương Thủy. Đồng thời đưa ra những thông tin giúp cho hộ chăn
nuôi lựa chọn hình thức nuôi phù hợp với năng lực của hộ.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nông nghiệp là một ngành sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự phát

uế

triển của xã hội loài người. Sản xuất nông nghiệp cung cấp những sản phẩm thiết yếu
cho đời sống con người như: lương thực, thực phẩm và các sản phẩm khác có nguồn

tế

H

gốc từ lâm sản, thủy sản, đảm bảo cho sự phát triển xã hội, cung cấp nguồn nguyên

liệu chính cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, góp phần tăng kim ngạch xuất
khẩu đem lại nguồn thu ngoại tệ cao, đảm bảo phát triển bền vững cho đất nước. Ở

h

nước ta, dân số sống bằng nghề nông chiếm 70% dân số cả nước, 57% lực lượng lao

in

động xã hội làm việc trong ngành nông nghiệp, sản xuất nông nghiệp trong nhiều năm,
đặc biệt là trong những năm gần đây đã đóng góp một phần rất lớn trong tổng sản

cK

phẩm xã hội và tổng thu nhập quốc dân.

Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của nước ta giai đoạn 2000 - 2010 và

họ

đến năm 2020, ngành nông nghiệp phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá tập trung,
trong đó chăn nuôi là một trong những lĩnh vực được khuyến khích phát triển. Cơ cấu
ngành chăn nuôi có xu hướng ngày càng tăng cả về tỷ trọng lẫn số lượng vật nuôi. Vai

Đ
ại


trò quan trọng của ngành chăn nuôi thể hiện rõ trong việc cung cấp thực phẩm đáp ứng
nhu cầu của con người góp phần tạo việc làm tăng thu nhập, khai thác các nguồn lực ở
khu vực nông thôn.

ng

Tuy nhiên, hiện nay chăn nuôi còn chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu sản xuất
nông nghiệp. Nhưng trong những năm gần đây giá trị sản xuất ngành chăn nuôi có xu

ườ

hướng gia tăng từ chỗ đạt 26,1 nghìn tỷ đồng năm 2005 lên 36,5 nghìn tỷ đồng năm
2010. Trong các loại vật nuôi truyền thống, gà là được xem là con vật dễ nuôi, được

Tr

nuôi để lấy trứng và thịt, có giá trị dinh dưỡng cao, được người tiêu dùng ưa chuộng.
Trong khi đó, chi phí chăn nuôi không lớn lắm, kỹ thuật chăn nuôi ít phức tạp phù hợp
với hình thức chăn nuôi ở quy mô nhỏ, nhất là đối với các nông hộ, các gia trại hiện
nay. Sau ngành chăn nuôi lợn, ngành chăn nuôi gà chiếm vị trí thứ hai (gần 19%) trong
tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi. Chính vì lẽ đó có thể nói chăn nuôi gà là
ngành kinh tế không thể thiếu trong nền sản xuất nông nghiệp của Việt Nam.
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

1


Khóa luận tốt nghiệp


GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

Thừa Thiên Huế là một tỉnh có lợi thế về phát triển du lịch, dịch vụ. Bên cạnh đó,
Thừa Thiên Huế cũng rất chú trọng đến việc nâng cao năng suất, sản lượng nông
nghiệp để góp phần vào việc tăng trưởng kinh tế xã hội chung của toàn tỉnh. Trong
những năm gần đây, ở tỉnh Thừa thiên Huế chăn nuôi gia cầm nói chung và chăn nuôi

uế

gà nói riêng đã có sự phát triển đáng kể, ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi có
hiệu quả đặc biệt là chăn nuôi gà thịt với sự đa dạng về hình thức, quy mô cũng như

tế
H

các giống gà.

Thị xã Hương Thủy là một trong những vùng điển hình về chăn nuôi gà của tỉnh
Thừa Thiên Huế. Sản phẩm gà thịt của Hương Thủy làm ra đã đáp ứng tốt hơn nhu cầu
của người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh. Hiện nay trên địa bàn ngoài hình thức nuôi gà

in

h

công nghiệp, nhốt hoàn toàn tồn tại từ bấy lâu nay thì hình thức nuôi bán công nghiệp
(bán chăn thả) đã xuất hiện ở một số xã, phường của thị xã. Hai hình thức trên đều mang

cK


lại những hiệu quả kinh tế nhất định cho các hộ chăn nuôi. Tuy nhiên giữa hai hình thức
nuôi đang có sự khác biệt rõ rệt kết quả và hiệu quả kinh tế. Bên cạnh đó, giữa hai nhóm
hộ đang nuôi bằng hai hình thức này cũng có những đặc điểm khác nhau về năng lực hộ,

họ

quy mô, mức đầu tư... Đồng thời trong cả hai hình thức vẫn mang những tồn tại và khó
khăn nhất định như tình trạng chăn nuôi nhỏ lẻ, manh mún, hiệu quả thấp vẫn còn phỗ

Đ
ại

biến. Chính vì vậy, trong quá trình chăn nuôi gà thường khó áp dụng được các kỹ thuật
nuôi tiến bộ, đồng thời đối tượng nuôi thường mắc một số bệnh: Bệnh cầu trùng, bệnh
thương hàn, bệnh dịch tả, bệnh Gumboro… đặc biệt là dịch cúm H5N1 đã bùng phát trên

ng

toàn cầu trong những năm gần đây đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt đông nuôi gà
thịt ở địa phương. Thêm vào đó, người chăn nuôi lại đang thiếu vốn sản xuất, thiếu kinh

ườ

nghiệm nuôi và thiếu đất đai để mở rộng quy mô nuôi. Khó khăn không chỉ dừng lại ở
đó, thị trường đầu vào và đầu ra cho hoạt động chăn nuôi gà thịt của cả hai hình thức

Tr

này ở thị xã Hương Thủy vẫn còn gặp nhiều vương mắc. Trong khi giá các vật tư đầu
vào biến động, các chi phí ngày càng tăng cao thì giá gà thịt lại không ổn định và có xu

hướng giảm. Địa phương lại chưa có hệ thống thu mua sản phẩm hoàn chỉnh, do vậy
người dân không bán được giá cao, hiệu quả kinh tế mang lại chưa đạt yêu cầu. Vì vậy,
việc nghiên cứu để khuyến khích lựa chọn hình thức nuôi phù hợp cho mỗi hộ nuôi ở
địa phương cũng như các tìm ra các giải pháp cho mỗi hình thức trên đây có ý nghĩa rất
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

quan trọng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế và phát triển các mô hình nuôi gà thịt. Đây
chính là lý do mà tôi chọn đề tài “So sánh hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt theo hình
thức nuôi công nghiệp và bán công nghiệp trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tỉnh
Thừa Thiên Huế” làm đề tài nghiên cứu của mình.

uế

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về hiệu quả kinh tế và biện

tế
H

pháp nâng cao hiệu quả kinh tế nói chung và ngành nuôi gà thịt nói riêng.

- Phân tích kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt của các hộ chăn nuôi theo hai
hình thức CN và BCN ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.


- So sánh mức độ đạt được về kết quả và hiệu quả kinh tế mà hai nhóm hộ nuôi

in

h

đạt được theo hai hình thức nuôi.

- Cung cấp thêm thông tin cho việc ra các quyết định hợp lý trong lựa chọn hình

cK

thức nuôi và đưa ra một số định hướng cũng như đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả
nuôi gà thịt ở thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế.
3. Phương pháp nghiên cứu

họ

- Phương pháp thu thập số liệu
+ Số liệu thứ cấp gồm:

Đ
ại

Các số liệu được cung cấp từ 5 xã, phường (phường Thủy Dương, phường Thủy
Phương, phường Phú Bài, phường Thủy Lương, xã Thủy Phù) và phòng kinh tế thị xã
Hương Thủy, phòng thống kê thị xã Hương Thủy, phòng tài nguyên môi trường thị xã

ng


Hương Thủy, UBND thị xã Hương Thủy.
Ngoài ra đề tài còn thu thập và sử dụng số liệu trên Internet, thông tin đại chúng,

ườ

kết hợp tìm đọc và tham khảo một số tài liệu liên quan khác.
+ Số liệu sơ cấp:

Tr

Điều tra phỏng vấn trực tiếp 50 hộ gia đình, trang trại tổng hợp, gia trại chăn nuôi

gà thịt thương phẩm theo hai hình thức CN và BCN. Trong đó tiến hành điều tra tại địa
bàn phường Thủy Dương 18 hộ; Thủy Phương: 7 hộ; Thủy Phù: 14 hộ; Phú Bài: 5 hộ;
Thủy Lương: 6 hộ.
Tại Thủy Dương và Thủy Phương là hai địa bàn tập trung nuôi gà thịt theo hình
thức CN, nuôi nhốt hoàn toàn. Tiến hành chọn 25 mẫu đại diện cho các hộ chăn nuôi
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

gà thịt theo hình thức CN trên tổng số 35 hộ. Tại Thủy Lương, Phú Bài và xã Thủy
Phù là các địa bàn tiêu biểu trong việc nuôi gà thịt BCN (bán chăn thả) của thị xã.
Chọn 25 mẫu trên tổng số 42 mẫu để tiến hành điều tra. Các hộ đều được chọn theo

phương pháp ngẫu nhiên, không lặp.

uế

- Phương pháp thống kê
Đây là phương pháp hệ thống hóa và phân tích, từ đó tìm ra mối liên hệ giữa các

tế
H

yếu tố của quá trình sản xuất.
- Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện đề tài tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các chuyên gia,
các cán bộ chuyên môn, người nuôi gà thịt ở địa phương nhằm bổ sung, hoàn thiện nội

in

h

dung nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp so sánh

cK

Xác định mức độ biến động của các xu hướng, mức độ biến động của các chỉ tiêu
phân tích. Kết quả và hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất được tính toán, thống kê
qua các chỉ tiêu: GO, MI, NB, GO/C, GO/(C+TC)… Khi đánh giá mức độ đạt được về

họ


mặt kết quả và hiệu quả cần so sánh các chỉ tiêu đó qua thời gian, qua không gian và giữa
các chỉ tiêu đó với nhau, từ đó đưa ra nhận xét và kết luận.

Đ
ại

- Phương pháp phân tổ thống kê

Phương pháp phân tổ thống kê được sử dụng nhằm hệ thống hóa các số liệu thu
thập được dưới dạng chỉ tiêu nghiên cứu, từ đó đánh giá các chỉ tiêu theo thời gian.

ng

Phương pháp này còn được dùng để phân tích sự tác động của các yếu tố đầu vào với
các yếu tố đầu ra cũng như biểu hiện mối quan hệ giữa các yếu tố đầu ra với các yếu tố

ườ

đầu vào.

- Phương pháp phân tích hồi quy

Tr

Sử dụng phương pháp hồi quy nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng đến lợi

nhuận nuôi gà thịt của các hộ nuôi. Công cụ để phân tích mối quan hệ này là hàm sản
xuất Cobb - Douglas. Đây là mô hình biểu hiện sự phụ thuộc giữa kết quả với các yếu
tố đưa vào sản xuất.

Mô hình hàm Cobb- Douglas tôi đã sử dụng có dạng như sau:
Ln(Y)=ln(A)+α1ln(X1)+α2ln(X2)+α3ln(X3)+α4ln(X4)+α5ln(X5)+α6ln(X6)+µ1D1+µ2D2
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp
1000đ/100 con

X1 là chi phí giống

1000đ/100 con

X2 là chi phí thức ăn

1000đ/100 con

X3 là chi phí thú y

1000đ/100 con

X4 là công lao động

Công/100 con

X5 là quy mô nuôi


Con

X6 là số năm kinh nghiệm

Năm

tế
H

Y: lợi nhuận thu được của các hộ

uế

Trong đó:

D1 hình thức nuôi (D1=0 nếu hộ chăn nuôi theo hình thức CN và D1=1nếu hộ
chăn nuôi theo hình thức BCN)

in

h

D2 vụ nuôi gà trong năm (D2=0 nếu vụ nuôi là vụ 1 và D2=1 nếu vụ nuôi là vụ 2)
Trong đó, chi phí thức ăn và công lao động bao gồm cả chi phí tự có của hộ nuôi

cK

gà, bởi vì đặc điểm chung của các hộ nuôi gà trên địa bàn vẫn là sử dụng công lao
động gia đình và nguồn thức ăn tự có (đối với hộ nuôi theo hình thức BCN) nên chi
phí tự có cũng ảnh hưởng nhiều đến kết quả và hiệu quả nuôi gà thịt.


họ

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu:

Đ
ại

Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề về hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt của các hộ
gia đình và một số gia trại, trang trại tổng hợp theo hình thức CN và BCN trên địa bàn
thị xã Hương Thủy, những vấn đề về sản xuất cũng như các yếu tố tác động đến kết

ng

quả và hiệu quả nuôi gà thịt của các hộ theo hai hình thức trong năm 2011.
* Phạm vi nghiên cứu:

ườ

- Phạm vi không gian: nghiên cứu trên địa bàn thị xã Hương Thủy, tập trung chủ

yếu vào 4 phường: Thủy Dương, Thủy Phương, Phú Bài, Thủy Lương và xã Thủy

Tr

Phù, nơi có số lượng nuôi chiếm tỷ lệ lớn trong tổng số lượng nuôi toàn thị xã.
- Phạm vi thời gian: nghiên cứu thực trạng nuôi gà thịt theo hình thức CN và

BCN ở địa phương qua các năm 2009 - 2011, trong đó tập trung vào năm 2011, nhằm

đưa ra định hướng và giải pháp cho những năm tới.

SVTH: Nguyễn Thùy Dung

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I

1.1.1. Tổng quan về các vấn đề chăn nuôi gà thịt

tế
H

1.1. Cơ sở lý luận đánh giá hiệu quả kinh tế nuôi gà thịt

uế

TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1.1.1. Vị trí của ngành chăn nuôi gà trong nền kinh tế quốc dân

Chăn nuôi là một trong hai lĩnh vực kinh tế quan trọng trong nền nông nghiệp.

h


Đặc biệt nông nghiệp lại có ý nghĩa quan trọng đối với nước ta khi có tới hơn 70% dân

in

cư sống dựa vào nông nghiệp. Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà thịt nói
riêng có ý nghĩa rất lớn đến nền kinh tế nước ta hiện nay, đặc biệt chăn nuôi gà thịt rất

cK

phù hợp với điều kiện chăn nuôi của người dân nông thôn.

- Chăn nuôi gà cung cấp thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao cho con người,

họ

hàm lượng protein của thịt gà và trứng gà rất cao. Tây y cho biết trong thịt gà chứa
nhiều protein, cứ 100gam thịt gà có chứa 23,3 gam protein, gấp 1,5 thịt bò, gấp 2 lần
thịt dê, gấp 2,5 lần thịt lợn. Gà chứa ít li-pit, trong li-pit lại đa phần là a-xít không no

Đ
ại

và a-xít béo, nó là món ăn bổ dưỡng cung cấp protein cho người già, trẻ em, người
bệnh [9]. Bên cạnh đó, chăn nuôi gà còn cung cấp nguyên liệu cho ngành chế biến tạo
ra các loại thực phẩm ngon phục vụ cho bữa ăn hàng ngày của mọi gia đình.

ng

- Chăn nuôi gà cũng góp phần cung cấp phân bón cho ngành trồng trọt. Phân gà

là một loại phân hữu cơ có thành phần dinh dưỡng cao so với các loại phân chuồng

ườ

khác như phân heo, phân trâu bò và các loại phân hữu cơ khác. Thành phần dinh
dưỡng chủ yếu trong phân gà như N: 1,6 - 1,7%; P2O5: 0,5 - 0,6%; K2O: 0,85%; CaO:

Tr

2,4% [10]. Chính vì vậy, phân gà được sử dụng bón rất hiệu quả trên nhiều loại cây
trồng khác nhau, trong đó có nhóm cây rau. Ngoài ra, phân gà còn làm thức ăn cho các
loại cá ăn tạp như cá rô phi, cá trắm cỏ…
- Chăn nuôi gà làm tăng thu nhập cho gia đình, đồng thời thông qua nuôi gà
người nông dân có được nguồn vốn chủ động để phục vụ cho con cái ăn học và tổ
chức các hoạt động văn hóa khác như: cúng, giổ, cưới hỏi, ma chay, đình đám…Bên
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

6


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

cạnh đó, chăn nuôi gà góp phần tận dụng được công lao động trong thời gian nông
nhàn và lao động phụ của gia đình.
- Ngoài ra, hiện nay với phương thức chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học
thì sản phẩm phụ từ chăn nuôi gà còn được sử dụng để làm hầm bioga, cung cấp chất

uế


đốt cho các hộ gia đình ở nông thôn, đồng thời đảm bảo vệ sinh môi trường, tránh các
hiện tượng ô nhiễm do hoạt động chăn nuôi gà thịt gây ra.

tế
H

1.1.1.2. Các hình thức chăn nuôi gà thịt
- Chăn nuôi truyền thống

Đây là phương thức chăn nuôi có từ lâu đời và vẫn tồn tại phát triển ở hầu khắp
vùng thôn quê Việt Nam. Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là đầu tư vốn ban

in

h

đầu ít, đàn gà được thả rông, tự tìm kiếm thức ăn là chính và cũng tự ấp và nuôi con;
chuồng trại đơn giản, vườn thả không có hàng rào bao che; thời gian nuôi kéo dài (đối

cK

với gà thịt thường nuôi tới 6-7 tháng mới đạt khối lượng để giết thịt). Do chăn thả tự
do, môi trường chăn nuôi không đảm bảo vệ sinh dịch tễ khiến đàn gà dễ mắc bệnh, dễ
chết nóng, chết rét, tỷ lệ nuôi sống thấp, hiệu quả kinh tế không cao. Tuy vậy, phương

họ

thức chăn nuôi này có những ưu điểm nhất định như phù hợp với các giống gà địa
phương, chất lượng thịt gà thơm ngon, vốn đầu tư không đòi hỏi lớn (chủ yếu là tiền


Đ
ại

mua giống ban đầu). Chính vì thế mà đối với các nông hộ nghèo phương thức chăn
nuôi này dễ áp dụng và hộ nào cũng có thể nuôi vài ba chục con gà. Mặc dù chưa đạt
năng suất cao và hiệu quả kinh tế thu được chưa lớn, song hầu hết số hộ lao động nông

ng

nghiệp thường áp dụng phương thức chăn nuôi này bởi vậy hàng năm đã sản xuất ra
khoảng 65% số lượng con gà thịt ở Việt Nam [13].

ườ

- Chăn nuôi bán công nghiệp (bán chăn thả)
Đây là phương thức chăn nuôi có sự kết hợp khá nhuần nhuyễn những kinh

Tr

nghiệm nuôi gà truyền thống và kỹ thuật nuôi dưỡng tiên tiến. Điều đó có nghĩa là chế
độ dinh dưỡng và quá trình phòng bệnh cho đàn gà đã được coi trọng hơn. Mục tiêu
của chăn nuôi mang đậm tính sản xuất hàng hóa, chứ không thuần túy là sản xuất tự
cung tự cấp. Gà được nuôi theo từng lứa, mỗi lứa 200, 500 đến 1.000 con. Để áp dụng
phương thức chăn nuôi này, ngoài yêu cầu phải có vườn rộng (tối thiểu 100-200m2,
tùy thuộc quy mô đàn gà) được bao bọc bởi hàng rào tre, nứa hoặc lưới B40 để thả gà
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

7



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

lúc thời tiết đẹp thì cần phải đầu tư xây dựng và mua sắm chuồng trại, các dụng cụ
máng ăn, máng uống và hệ thống sưởi ấm cho đàn gà úm. Ngoài lượng thức ăn có sẵn
trong tự nhiên như giun, dế, sâu bọ, rau, cỏ mà đàn gà tự kiếm ăn được, thì lượng thức
ăn do người chăn nuôi cung cấp là rất quan trọng. Có như vậy mới rút ngắn được thời

uế

gian nuôi mỗi lứa và tăng năng suất của đàn gà. Hiện nay, tại một số vùng quê ven
sông, ven bãi, ven cánh đồng sau mỗi vụ thu hoạch, sáng sớm người nông dân chở gà

tế
H

đến thả vào các địa điểm đó, tối lại chở gà về chuồng. Đây là biện pháp nhằm tận dụng
thêm thức ăn sẵn có trong tự nhiên, để giảm chi phí thức ăn cần cung cấp. So với

phương thức chăn nuôi gà truyền thống (chăn nuôi quảng canh) thì phương thức chăn
nuôi bán thâm canh, đàn gà tăng trọng nhanh hơn, tỷ lệ nuôi sống cao hơn, khống

in

h

chế được bệnh tật tốt hơn, thời gian nuôi mỗi lứa ngắn hơn và đạt hiệu quả kinh tế
cao hơn [13].


cK

Những năm qua phương thức chăn nuôi này đã và đang được áp dụng rộng rãi
tại các vùng Đồng bằng, Trung du, ven đô thị trong các nông hộ có điều kiện về vốn
và diện tích vườn tương đối lớn. Hàng ngàn trang trại đã được xây dựng với quy mô

họ

chăn nuôi từ 500-2000 con/lứa và số lứa nuôi trong năm trung bình từ 1-3 lứa. Các
giống gà lông màu nhập nội như Tam hoàng, Lương phượng, Kabir, gà lai đang được

Đ
ại

sử dụng nhiều cho phương thức chăn nuôi này [13].
- Chăn nuôi công nghiệp

Những năm trở lại đây, không những đối với các giống gà lông màu nhập nội

ng

(Kabir, Tam hoàng, Lương phượng, ISA, JA47...) mà ngay cả các giống gà địa phương
(gà Ri, gà Mía) cũng được áp dụng phương thức nuôi nhốt hoàn toàn và gà được ăn

ườ

thức ăn CN. Với cách nuôi này có thể rút ngắn thời gian nuôi từ 5-6 tháng đối với gà
Ri xuống còn 3-4 tháng. Mỗi lứa có thể nuôi từ 200-500 con từ lúc 1 ngày tuổi đến lúc


Tr

xuất chuồng. Phương thức nuôi này thường được áp dụng tại một số địa phương ven
đô thị, nơi đất chật, không có vườn, đồi để thả gà. Khi áp dụng phương thức nuôi nhốt
hoàn toàn đòi hỏi phải đầu tư xây chuồng trại (thường gà được nuôi trên nền chuồng
rải dăm bào hoặc vỏ trấu). Gà Ri được nuôi nhốt hoàn toàn tuy mau lớn hơn, thịt mềm
hơn, song chất lượng thịt không chắc đậm, mùi vị thơm ngon không bằng gà thả vườn,
giá bán thấp hơn so với gà được nuôi tự do [13].
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

8


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

1.1.1.3. Đặc điểm kinh tế - kỹ thuật của một số giống gà thịt
a. Đặc điểm sinh học của một số giống gà thịt được nuôi chủ yếu ở địa bàn
nghiên cứu
* Các giống gà nuôi CN

uế

- Gà Lương Phượng
+ Nguồn gốc: Xuất xứ từ Trung Quốc.

tế
H


+ Đặc điểm ngoại hình: Gà có hình dáng bên ngoài giống với gà Ri, bộ lông có

màu vàng, dày, bóng, mượt. Mào và phần đầu màu đỏ. Da màu vàng, chất thịt mịn, vị
đậm. Gà trống có màu vàng hoặc tía sẫm, mào đơn, hông rộng, lưng phẳng, lông đuôi
dựng đứng, đầu và cổ gọn, chân thấp và nhỏ.

in

h

+ Chỉ tiêu kinh tế: Gà xuất chuồng lúc 70 ngày tuổi cân nặng 1,5 - 1,6 kg. Tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,4 - 2,6 kg. Giống gà này rất phù hợp với điều kiện

cK

chăn thả tự do.
- Gà Sasso

+ Nguồn gốc: Là giống gà nặng cân của Pháp, có thể nuôi thả vườn.

họ

+ Đặc điểm ngoại hình: Gà có lông màu nâu đỏ, da chân vàng.
+ Chỉ tiêu kinh tế: Nếu nuôi theo phương pháp nửa nhốt nửa thả 90 - 100 ngày có

Đ
ại

thể đạt trọng lượng 2,1 - 2,3 kg. Tiêu tốn thức ăn 3,1 - 3,5 kg thức ăn cho 1 kg tăng trọng.
* Gà nuôi BCN

- Gà Ri

ng

+ Nguồn gốc: phổ biến nhất ở miền Bắc, miền Trung (ở miền Nam ít hơn).
+ Đặc điểm ngoại hình: Gà mái có màu lông màu vàng và nâu, có các điểm đốm

ườ

đen ở cổ, đầu cánh và chót đuôi. Gà trống có lông màu vàng tía, sặc sỡ, đuôi có lông
màu vàng đen dần ở phía cuối đuôi.

Tr

+ Chỉ tiêu kinh tế: Trọng lượng gà mái: 1,2 - 1,8 kg; gà trống: 1,5 - 2,1 kg. Thời gian

đạt trọng lượng thịt khoảng 4 - 5 tháng. Sản lượng trứng bình thường (80 - 100 trứng/
năm). Gà chỉ đẻ 10 - 15 trứng là lại ấp, thời gian ấp gần 1 tháng. Sức kháng bệnh tốt, dễ
nuôi, cần cù, chăm con tốt. Thịt thơm ngon, dai, xương cứng, phẩm chất trứng cao. Tiêu
tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng 2,5 - 3,5 kg.

SVTH: Nguyễn Thùy Dung

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp


- Gà Tam Hoàng
+ Nguồn gốc: Xuất xứ từ tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc.
+ Đặc điểm ngoại hình: Gà có đặc điểm lông, da, chân màu vàng. Cơ thể hình
tam giác, thân ngắn, lưng phẳng, ngực nở, thịt ức nhiều, hai đùi phát triển.

uế

+Chỉ tiêu kinh tế: Gà nuôi đến 70 - 80 ngày tuổi đã có thể đạt trọng lượng 1,5 1,75 kg. Tiêu tốn thức ăn cho 1 kg tăng trọng là 2,5 - 3 kg. Gà mái bắt đầu đẻ vào

tế
H

khoảng 125 ngày tuổi. Sản lượng trứng đạt 135 quả/ năm. Trọng lượng trưởng thành
gà mái: 1,8 - 2,0 kg, gà trống: 2,2 - 2,8 kg. Gà có những đặc điểm rất giống với gà Ri

của nước ta, phẩm chất thịt thơm ngon, phù hợp với điều kiện chăn thả ở Việt Nam
cũng như nuôi CN và BCN [14].

in

h

b. Yêu cầu kỹ thuật nuôi một số giống gà thịt chủ yếu tại địa phương
* Kỹ thuật nuôi gà CN

cK

- Giống gà:

Hiện nay trong phong trào chăn nuôi gà CN ở các vùng nông thôn nước ta, qua

quá trình thử nghiệm có hai giống gà sau được nông dân địa phương ưa chuộng nhất

- Vệ sinh con giống:

họ

đó là gà Lương phượng và gà Tam hoàng.

Đ
ại

Kiểm tra chất lượng gà con khoẻ mạnh, đồng đều và trọng lượng gà một ngày
tuổi đạt trung bình 40g/con. Cách ly khu vực úm gà con với khu vực nuôi gà lớn càng
xa càng tốt. Nên áp dụng chương trình nuôi "vào cùng lúc, ra cùng lúc". Tránh nuôi

ng

nhiều đàn gà ở nhiều lứa tuổi ở cùng một nơi. Trước mỗi chuồng nên có hố sát trùng.
- Vệ sinh chuồng trại

ườ

+ Đưa tất cả những trang thiết bị nhỏ ra ngoài và ngâm vào nước khoảng 3h sau

đó cọ rửa hoặc đánh sạch những chất bẩn bám trên dụng cụ nuôi

Tr

+ Sát trùng bằng thuốc sát trùng hoặc Formol 2%. Dùng thuốc sát trùng chuồng


trại để sát trùng toàn bộ nền, vách, nóc chuồng, lồng úm, chụp sưởi và các dụng cụ
chăn nuôi: Máng ăn, máng uống. Máng ăn, máng uống phải rửa sạch tối thiểu 1
lần/ngày, trong 10 ngày đầu 2 lần/ngày. Chuồng nuôi luôn giữ cho khô ráo, sạch sẽ,
thông thoáng, nhiệt độ thích hợp theo nhu cầu của gà. Sau khi sát trùng chuồng trại cần
bỏ trống chuồng ít nhất 7 ngày.
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

- Chăm sóc, nuôi dưỡng:
+ Chuồng úm:
Úm lồng: Sử dụng chuồng úm có kích thước 1m x 2m cho 100 gà trong tuần đầu
với nhiệt độ sưởi 37oC - 38oC (2 bóng đèn 100W) và giảm xuống còn 32oC - 35oC (1

uế

bóng đèn 100W) trong tuần kế, sau đó chỉ cần sưởi ban đêm.
Úm nền: Phải chuẩn bị nền thật kỹ, có đổ chất độn chuồng (trấu khô sạch, nên

tế
H

phun thuốc diệt trùng) có độ dày tối thiểu 8cm. Nguồn sưởi ấm phải được hoạt động 3

- 5 giờ trước khi đưa gà con vào. Mỗi ổ úm chỉ nên úm tối đa 500 con. Trong 2 - 3

ngày đầu, dùng giấy báo lót đáy lồng úm, thay giấy lót mỗi ngày. Nước uống phải có
vitamin C để cho uống 12 giờ đầu tiên.

in

+ Máng ăn: Gà dưới 1 tuần: Dùng khay cho ăn

h

sẵn trước khi đưa gà con vào lồng úm. Nên cho vào 1 lít nước uống 50g đường + 1g

cK

Gà trên 1 tuần: Dùng máng dài 2m/con, tăng dần lên 5cm/con.
+ Máng uống:

1 bình tròn (1 lít) cho 50 con dưới 2 tuần

họ

1 bình (3 lít) cho 25 con trên 2 tuần hoặc 2 cm - 4 cm/con nếu máng uống dài.
Nước uống: Phải trong, sạch không chứa chất độc hay vi khuẩn, nước có nhiệt độ

Đ
ại

180C - 260C, luôn phải cấp đủ nước cho gà. Mỗi ngày phải thay nước tối thiểu 2 lần.
+ Thức ăn: Khi bắt gà con về nên cho gà uống nước, sau đó vài giờ mới nên cho
gà ăn. Nên cho gà ăn nhiều để kích thích gà ăn nhiều và ăn hết số lượng trong ngày để
bảo đảm đủ nhu cầu cho gà phát triển tốt.


ng

Để nuôi gà CN người ta thường dùng các loại thức ăn CN khác nhau, tuỳ theo

điều kiện chăn nuôi mà bà con có thể chọn một trong hai công thức pha trộn thức ăn

ườ

sau đây:

Loại 1: Thức ăn hỗn hợp là loại thức ăn dùng để cho gà ăn trực tiếp mà không

Tr

cần phải pha trộn với các loại nguyên liệu khác bao gồm các loại thức ăn của các hãng
như: Green feed, Cargil, Lái thiêu…
Loại 2: Các loại thức ăn đậm đặc pha trộn cùng với nguyên liệu sẵn có tại địa

phương như: ngô, cám gạo để tạo thành loại thức ăn hỗn hợp cho gà, vừa giảm chi phí,
vừa tận dụng được nguyên liệu sẵn có tại địa phương. Cách pha trộn cho loại thức ăn
đậm đặc này như sau:
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp


Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,5kg thức
ăn đậm đặc với 6,5kg ngô nghiền và cám gạo.
Giai đoạn gà từ 22 đến 42 ngày tuổi: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần trộn 3,1kg
thức ăn đậm đặc với 6,9 kg ngô nghiền và cám gạo.

trộn 2,8 kg 1kg thức ăn đậm đặc với 7,2 kg ngô nghiền và cám gạo.

tế
H

* Kỹ thuật nuôi gà BCN

uế

Giai đoạn gà từ 42 ngày tuổi đến xuất chuồng: Để có 10kg thức ăn hỗn hợp cần

- Giai đoạn 1-4 tuần tuổi.

Còn gọi là giai đoạn úm. Giai đoạn này có ý nghĩa quyết định tới tốc độ tăng
trọng, tỉ lệ hao hụt và hiệu quả kinh tế.

in

h

+ Phòng úm: Nên chọn phòng kín úm, không có gió lùa, được vệ sinh sát trùng
sạch sẽ.

cK


+ Quây úm: Thường làm bằng cót ép, quây có hình tròn, chiều cao quây 40 đến
50 cm, mỗi quây có đường kính 3m, úm được 500 con. Chú ý: Về mùa đông quây úm
được che kín bằng bạt, có chỗ thoát khí.

họ

+ Nền chuồng: Rải trấu sạch, khô. Mùa hè độ dầy của trấu là 5-7cm, mùa đông là
10-15cm.

Đ
ại

+ Nguồn nhiệt: dùng bóng sưởi có công suất 200-250W. Bóng sưởi được treo ở
giữa quây, cách nền trấu từ 30-35cm.
- Chú ý: Không treo bóng sưởi trên máng ăn, máng uống. Dưới tác dụng của

ng

nhiệt sẽ phân huỷ các Vitamin làm gà còi cọc chậm lớn.
+ Máng ăn: Dùng khay vuông hoặc mẹt, mỗi khay cho 50 gà.

ườ

+ Máng uống: Dùng máng uống galon loại 1,8 lít hoặc 3,8 lít. Mỗi máng tính cho

50 gà. Các máng ăn, máng uống xếp xen kẽ nhau để tiện cho gà ăn uống.

Tr


+ Phương pháp úm gà: Trước khi nhận gà về phải chuẩn bị đầy đủ các trang thiết

bị và tiến hành làm quây úm theo yêu cầu đã trình bày ở trên.
Quây úm phải bật điện sưởi trước 2 giờ sau đó mới thả gà vào. Đồng thời cho gà uống

nước có pha thuốc bổ: Đường Glucoza 50g + vitamin C 1g + Bcomplex 1g/1lít nước.
Sau khi cho gà uống đủ nước 1-2 giờ mới cho gà ăn cám để tránh hiện tượng bội
thực cho gà.
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

12


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: Nguyễn Lê Hiệp

+ Cám gà nên chọn loại thức ăn thơm ngon, chất lượng đảm bảo, pha trộn theo
dúng tỉ lệ của hãng sản xuất. Cứ 2-3 giờ sàng loại bỏ tạp chất và bổ sung thức ăn mới.
+ Yêu cầu nhiệt độ:
Giai đoạn úm gà nhiệt độ là quan trọng nhất.

uế

Tuần thứ nhất: Nhiệt độ quây úm từ 32 - 330C.
Tuần thứ hai: 30-320C.

tế
H


Tuần thứ ba: 28-300C.
Tuần thứ tư: 25-280C.

Trong thực tế phương pháp nhận biết gà đủ hay thiếu nhiệt bằng cách quan sát:
Nếu đủ nhiệt gà sẽ tản ra xung quanh quây, ăn uống bình thường. Thiếu nhiệt gà

in

h

chụm lại dưới bóng đèn. Thừa nhiệt gà tập trung quanh máng uống.
Khắc phục hiện tượng thừa hoặc thiếu nhiệt bằng cách thêm vào hoặc rút bớt

cK

bóng sưởi.

+ Dãn quây gà: Vào mùa hè ta nới rộng quây vào khi gà 5 hoặc 7 ngày tuổi, mùa
đông khi 7 hoặc 10 ngày tuổi. Khi dãn quây đồng thời nhỏ vacxin Lasota và chủng đậu

họ

theo lịch.

+ Máng ăn, máng uống: Từ tuần thứ 2 trở đi thay dần khay vuông hoặc mẹt

được sạch.

Đ
ại


bằng máng P50, máng uống Galon bằng chậu có vòng bảo vệ để giữ cho nước uống

- Giai đoạn 4 tuần tuổi đến khi xuất gà.

ng

Giai đoạn này gà nuôi tự do trong sân thả vào ban ngày. Vào ban đêm thì cho gà
vào chuồng, lưu ý mật độ khi nhốt chuồng 6-8 con/m2 (mùa hè thấp hơn). Đặc biệt lưu

ườ

ý vệ sinh phòng bệnh. Yêu cầu chuồng trại vệ sinh tốt, thoáng mát. Cần thường xuyên
dùng thuốc phòng bệnh theo định kỳ và tuyệt đối tuân thủ quy trình dùng vacxin

Tr

phòng bệnh.
1.1.1.4. Xu hướng phát triển chăn nuôi gà hiện nay
Hiện nay trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang có nhiều hướng đi

cho việc chăn nuôi gà, càng ngày càng có nhiều mô hình chăn nuôi gà mới và có hiệu
quả. Cùng với sự phát triển của công nghệ sinh học và biến đổi gen nhiều giống gà lai
siêu trứng, thịt thơm ngon đã được đưa vào nuôi hàng loạt.
SVTH: Nguyễn Thùy Dung

13



×