Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện đa khoa thành phố vinh, nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1006.23 KB, 82 trang )

tế
H

uế

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
.................

in

h

KHÓA LUẬN
TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

ng

Đ
ại

họ

cK

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN
Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ
VINH TỈNH NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn


ThS. Trần Đoàn Thanh Thanh

Tr

ườ

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lương
Lớp: K42 TNMT

HUẾ, 5/2012


Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h


tế
H

uế

Qua bốn năm học tập và rèn luyện tại
trường Đại Học Kinh Tế Huế, Đại Học Huế,
ngoài sự nỗ lực của bản thân, còn có sự dạy
dỗ tận tình của quý thầy cô, cơ quan thực
tập, sự động viên giúp đỡ của bạn bè và
người thân, tôi đã hoàn thành khóa luận
tốt nghiệp của mình.
Cho phép tôi được bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới:
Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh – người đã trực tiếp
tận tình giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành đề
tài tốt nghiệp này.
Toàn thể các thầy cô giáo của trường Đại Học
Kinh Tế, Đại Học Huế.
Bệnh viện Đa khoa Thành Phố Vinh, Nghệ An, cùng
toàn thể cán bộ, nhân viên bệnh viện, và các hộ dân
sống xung quanh bệnh viện.
Gia đình bạn bè, người thân đã động viên, giúp
đỡ tôi học tập, thực tập và hoàn thành khóa luận này.
Do thời gian và kinh nhiệm của bản thân còn hạn
chế nên khóa luận không thể tránh khỏi những thiếu
sót. Kính mong sự góp ý kiến của quý thầy cô và những
người quan tâm để đề tài được hoàn thiện hơn, cũng
như giúp tôi nâng cao năng lực cho quá trình công tác
sau này của bản thân.
Xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2012
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Lương


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

uế

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI...............................................................................................1
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ........................................................................................2

tế
H

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................................................................3
3.1. Phương pháp thu thập số liệu................................................................................3
3.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp ...........................................................................3

h

3.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp.............................................................................3

in


3.2. Phương pháp phân tích số liệu ..............................................................................3
3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu ................................................................3

cK

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ............................................................3
4.1. Đối tượng nghiên cứu ...........................................................................................3
4.2. Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................3

họ

PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................4
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ.............................4

Đ
ại

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................................................................4
1.1.1. Một số khái niệm liên quan................................................................................4
1.1.1.1. Chất thải y tế................................................................................................4

ng

1.1.1.2. Chất thải nguy hại........................................................................................4
1.1.1.3. Chất thải y tế nguy hại.................................................................................4

ườ

1.1.1.4. Quản lý chất thải y tế...................................................................................5


1.1.2. Phân loại chất thải y tế .......................................................................................................5

Tr

1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm......................................................................................5
1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại ..........................................................................6
1.1.2.3. Chất thải phóng xạ.......................................................................................6
1.1.2.4 Các bình chứa khí có áp suất........................................................................6
1.1.2.5 Chất thải thông thường .................................................................................6

1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải .................................................................................................7

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

i


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

1.1.4. Tính chất của chất thải rắn y tế........................................................................................8
1.1.4.1. Tính chất vật lý ............................................................................................................8
1.1.4.2 Tính chất hóa học .........................................................................................9
1.1.5. Những nguy cơ của chất thải rắn y tế ............................................................................9

uế

1.1.5.1. Các kiểu nguy cơ .........................................................................................9

1.1.5.2. Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ.............................................9

tế
H

1.1.5.3. Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn .....................10
1.1.5.4. Những mối nguy cơ từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm...................11
1.1.5.5. Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen...................................................12
1.1.5.6. Tính nhạy cảm xã hội ................................................................................13

h

1.1.6. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế ............................................................ 13

in

1.1.6.1. Tiệt trùng bằng hóa chất ............................................................................13

cK

1.1.6.2. Xử lý bằng công nghệ vi sóng...................................................................14
1.1.6.3. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn y tế ...................................................14
1.1.6.4. Phương pháp thiêu đốt chất thải rắn y tế...................................................14

họ

1.2. CƠ SỞ THỰC TIẾN............................................................................................................... 15
1.2.1. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế trên thế giới .................................................. 15
1.2.1.1. Thực trạng phát sinh chất thải rắn y tế ......................................................16


Đ
ại

1.2.1.2. Phân loại chất thải y tế ..............................................................................16
1.2.1.3. Quản lý xử lý chất rắn thải y tế .................................................................17
1.2.2. Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế ở Việt Nam ................................................... 17

ng

1.2.2.1. Tình hình chung ........................................................................................................ 17
1.2.2.2. Lượng chất thải phát sinh ..........................................................................18

ườ

1.2.2.3. Xử lý chất thải rắn y tế ..............................................................................19
1.2.2.4. Những tồn tại, khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn y tế ..................21

Tr

1.2.3. Thực trạng quản lý chất thải y tế tại tỉnh Nghệ An..........................................22

CHƯƠNG 2: HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH
VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH ....................................................................24
2.1. TỔNG QUAN VỀ BỆNH VIỆN ĐA KHOA THÀNH PHỐ VINH ......................... 24
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ............................................................................... 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................................. 24
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

ii



Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

2.1.3. Hoạt động chuyên môn ................................................................................................... 26
2.1.4. Cơ sở hạ tầng ..................................................................................................................... 26
2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ CỦA BỆNH VIỆN ...............27
2.2.1. Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện .............................................27

uế

2.2.2. Hệ thống quản lý hành chính trong quản lý chất thải y tế của bệnh viện ........28
2.2.3. Quy trình kỹ thuật quản lý chất thải rắn y tế của Bệnh viện............................29

tế
H

2.2.3.1. Nguồn phát sinh chất thải rắn y tế của bệnh viện ............................................ 30
2.2.3.2. Tình hình phân loại chất thải của Bệnh viện .............................................31
2.2.3.3. Công tác thu gom chất thải ở bệnh viện ....................................................33
2.2.3.4. Vận chuyển chất thải bệnh viện ................................................................33

h

2.2.3.5. Hoạt động lưu trữ chất thải........................................................................34

in

2.2.3.6. Công tác xử lý chất thải y tế nguy hại tại bệnh viện .................................35


cK

2.2.4. Công tác giám sát quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện .................................. 37
2.2.4.1. Giám sát quy trình thu gom, phân loại và vệ sinh ........................................... 37
2.2.4.2. Giám sát quá trình xử lý rác thải nguy hại tại bệnh viện ............................... 37

họ

2.2.4.3. Giám sát tình hình nhiễm khuẩn tại bệnh viện ................................................. 37
2.2.5. Công tác kiểm soát ô nhiễm môi trường tại bệnh viện ....................................38
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ Ở BỆNH VIỆN

Đ
ại

THÔNG QUA CÁC ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU TRA ..................................................................... 39
2.3.1. Thông tin chung về mẫu điều tra .....................................................................39
2.3.2. Đánh giá về tình hình phân loại rác thải ..........................................................40

ng

2.3.2.1. Nhận thức về mức độ quan trọng của việc phân loại rác thải y tế tại nguồn .....40
2.3.2.2. Nhận thức của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân về việc thực hành phân

ườ

loại và bỏ rác đúng nơi quy định ............................................................................41

Tr


2.3.2.3. Những khó khăn gặp phải trong việc phân loại rác thải tại nguồn ...........43
2.3.2.4. Ý kiến đánh giá chung về tình hình phân loại rác thải y tế của bệnh viện44

2.3.3. Đánh giá về tình hình thu gom rác thải y tế.....................................................45
2.3.4. Đánh giá về tình hình vận chuyển....................................................................46
2.3.5. Đánh giá về tình hình lưu trữ rác .....................................................................46
2.3.6. Đánh giá về tình hình xử lý rác thải y tế của bệnh viện ..................................47
2.3.7. Cán bộ và nhân viên bệnh viện bị thương tích do chất thải y tế......................49

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

iii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

2.3.8. Khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn của bệnh viện .........................50
2.3.9. Đánh giá chung về công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện .............51
2.4. DỰ BÁO LƯỢNG PHÁT SINH CHẤT THẢI BỆNH VIỆN ĐẾN NĂM 2015 .. 52
2.4.1. Dự báo số giường bệnh ....................................................................................52

uế

2.4.2. Dự báo tải lượng chất thải rắn y tế...................................................................52
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH VIỆN

tế

H

ĐK TP VINH................................................................................................................54

3.1. ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................... 54
3.1.1. Cơ cấu tổ chức .................................................................................................54
3.1.2. Nhiệm vụ của ban môi trường .........................................................................54

h

3.1.3. Đào tạo nhận thức về công tác bảo vệ môi trường ..........................................55

in

3.2. GIẢI PHÁP CHO CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHẤT THẢI RẮN Y TẾ TẠI BỆNH

cK

VIỆN ĐK TP VINH ........................................................................................................................ 55
3.2.1. Hệ thống quản lý hành chính ...........................................................................55
3.2.1.1. Kiểm soát ô nhiễm do chất thải .................................................................55

họ

3.2.1.2. Tăng cường pháp chế đối với các trường hợp vi phạm.............................55
3.2.1.3. Nâng cao trình độ nhận thức .....................................................................55
3.2.2. Hệ thống quản lý kỹ thuật ................................................................................56

Đ
ại


3.2.2.1. Phân loại chất thải tại nguồn .....................................................................56
3.2.2.2. Công tác thu gom ......................................................................................57
3.2.2.3. Công tác vận chuyển .................................................................................57

ng

3.2.2.4. Công tác lưu trữ chất thải ..........................................................................57
3.2.2.5. Về công tác xử lý rác thải y tế nguy hại tại bệnh viện ..............................58

ườ

3.2.3. Quản lý nội quy................................................................................................58
3.2.4. Giải pháp kêu gọi đầu tư ..................................................................................58

Tr

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................59
I. KẾT LUẬN ................................................................................................................59
II. KIẾN NGHỊ ..............................................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................61
PHỤ LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

iv


Khóa luận tốt nghiệp đại học


GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

DANH MỤC SƠ ĐỒ - HÌNH VẼ
Sơ đồ 1: Hoạt động khám và điều trị của bệnh nhân .................................................................7

uế

Sơ đồ 2: Sơ đồ của bệnh viện ĐK TP Vinh, Nghệ An........................................................... 25
Sơ đồ 3: Quy trình quản lý chất thải rắn trong bệnh viện từ nguồn phát sinh đến xử lý.........29

tế
H

Hình 1: Bệnh viện Đa khoa Thành phố Vinh ........................................................................... 24
Hình 2: Túi màu xanh đựng chất thải thông thường .....................................................32
Hình 3: Túi màu vàng các chất thải lâm sàng không sắc nhọn .....................................32
Hình 4: Đựng các vật sắc nhọn......................................................................................32

h

Hình 5: Chất thải không sắc nhọn .................................................................................32

in

Hình 6: Bảng hướng dẫn nội quy bỏ rác đúng nơi quy định của Bệnh viện .................32

Tr

ườ


ng

Đ
ại

họ

cK

Hình 7: Công nhân vận hành lò đốt Chuwastar ở BVĐK TP Vinh.................................... 35

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

v


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

DANH MỤC BẢNG - BIỂU
Bảng 1: Thành phần chất thải rắn bệnh viện trung bình ở Việt Nam ...................................8
Bảng 2: Số lượng rác thải y tế phát sinh theo tuyến bệnh viện ........................................... 16

uế

Bảng 3: Chất thải rắn y tế phát sinh theo giường bệnh tại Việt Nam ................................ 19

tế
H


Bảng 4: Khối lượng chất thải rắn phát sinh tại bệnh viện từ năm 2007 - 2011 .............. 27
Bảng 5: Phân loại chất thải và xác định nguồn thải tại BVĐK TP Vinh ................................. 30
Bảng 6: Bảng dầu đốt chất thải y tế nguy hại/tháng của BV ĐK TP Vinh ...................... 36
Bảng 7: Thông tin chung về mẫu điều tra ................................................................................. 40

h

Bảng 8: Đánh giá về tầm quan trọng của việc phân loại rác thải tại nguồn của nhóm 1

in

và nhóm 2 ........................................................................................................................................... 41
Bảng 9: Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực hành bỏ rác đúng

cK

nơi quy định....................................................................................................................................... 41
Bảng 10: Khó khăn khi phân loại rác y tế tại nguồn của nhóm 1 & 2 ............................... 43

họ

Bảng 11: Đánh giá của nhóm 1 và 2 về tình hình phân loại rác thải của bệnh viện. ..... 44
Bảng 12: Đánh giá về thời gian thu gom của nhóm 1 và 2 ................................................... 45
Bảng 13: Ảnh hưởng của việc đốt rác tại bệnh viện đến các đối tượng điều tra. ........... 47

Đ
ại

Bảng 14: Liên quan giữa vị trí với việc ảnh hưởng của việc đốt rác đến các đối tượng

được phỏng vấn ở nhóm 3. ............................................................................................................ 48
Bảng 15: Tỷ lệ cán bộ và nhân viên bệnh viện bị thương tích do chất thải y tế ............. 49

ng

Bảng 16: Những khó khăn trong công tác quản lý chất thải rắn của bệnh viện. ............ 50
Bảng 17: Đánh giá chung của các nhóm điều tra về tình hình quản lý chất thải rắn y tế

ườ

tại BVĐK TP Vinh. ......................................................................................................................... 51
Bảng 18: Dự báo tải lượng chất thải rắn y tế ............................................................................ 53

Tr

Biểu đồ 1: Liên quan giữa kiến thức, thái độ của bệnh nhân với thực hành bỏ rác đúng
nơi quy định ....................................................................................................................................... 42
Biểu đồ 2: Ảnh hưởng của việc đốt rác tại bệnh viện đến các đối tượng điều tra .......... 47
Biểu đồ 3: Tỷ lệ cán bộ và nhân viên bệnh viện bị thương tích do chất thải y tế ......... 49

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

vi


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

: Chất thải rắn


CTRYT

: Chất thải rắn y tế

CRTSH

: Chất thải rắn sinh hoạt

CTRNH

: Chất thải rắn nguy hại

BV

: Bệnh viện

ĐK

: Đa khoa

TP

: Thành phố

TNMT

: Tài nguyên môi trường

h


in

: Quy chuẩn Việt Nam
: Trách nhiệm hữu hạn

họ

TNHH

cK

QCVN

tế
H

CTR

uế

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

: Kiểm soát nhiễm khuẩn

NKBV

: Nhiễm khuẩn bệnh viện

CT


: Cổ Truyền

GMHS

: Gây mê hồi sức

CĐHA

: Chuẩn đoán hình ảnh

Tr

ườ

ng

Đ
ại

KSNK

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

vii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU

1. Lý do chọn đề tài

uế

Đã từ lâu, y tế đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi

người. Thế nhưng, chính quá trình hoạt động của mình ngành y tế đã thải ra rất nhiều

tế
H

các chất thải. Nếu không được quản lý tốt, các thành phần nguy hại trong chất thải y tế có
thể tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường.

Bệnh viện ĐK TP Vinh, Nghệ An cũng như các bệnh viện khác đang gặp rất

h

nhiều khó khăn trong việc quản lý chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động hằng ngày

in

của bệnh viện. Vì vậy, việc đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện
nhằm tìm ra những mặt còn hạn chế. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm quản lý tốt

cK


hơn chất thải rắn là rất cần thiết. Đó cũng chính là lý do và mục đích nghiên cứu của
đề tài: “Thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thành Phố

họ

Vinh, Nghệ An’’

2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể của đề tài

thải rắn y tế.

Đ
ại

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn y tế và quản lý chất

- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện ĐK TP Vinh.
- Dự báo tổng khối lượng rác y tế của bệnh viện đến năm 2015.

ng

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế mà bệnh

viện mắc phải trong quá trình quản lý chất thải rắn của bệnh viện.

ườ

3. Phương pháp nghiên cứu

Tr


- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra cho 3 nhóm đối tượng:
Nhóm 1: Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân;
Nhóm 2: Cán bộ và nhân viên bệnh viện;
Nhóm 3: Các hộ dân sống xung quanh bệnh viện.
- Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin và số liệu được cụ thể hoá thành

các bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.
Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp chuyên gia;
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

viii


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
4. Kết quả đạt được
Về mặt lý luận, đề tài đã khái quát được các vấn đề lý luận liên quan đến quản lý
chất thải rắn y tế.

uế

Về mặt nội dung, đề tài đã phân tích đúng thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của
bệnh viện trong thời gian qua.

tế
H


Thông qua phỏng vấn, đề tài đã thu thập được các ý kiến đánh giá cuả các đối tượng
có liên quan về công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện, từ đó làm rõ hơn thực

trạng cũng như chỉ ra được những khó khăn và hạn chế trong công tác quản lý chất thải

công tác quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện.

in

5. Hạn chế của đề tài

h

rắn y tế của bệnh viện hiện nay. Đó là cơ sở để đề xuất các giải pháp nhằm làm tốt hơn

cK

Do thời gian thực tập có hạn, bản thân tiếp cận với nghiên cứu khoa học chưa sâu

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ


nên đề tài này chỉ giới hạn trong việc đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế.

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

ix


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

uế

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đã từ lâu, y tế đã đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của tất cả mọi

tế
H

người. Y tế là một trong các thành phần của sự phát triển kinh tế - xã hội của một địa
phương, một khu vực. Ngành y tế đã phòng và chữa trị các loại bệnh của các sinh vật

(con người và động vật) bị nhiễm bệnh, trong đó có các bệnh bị gây nên do ô nhiễm
môi trường. Thế nhưng, chính quá trình hoạt động của mình ngành y tế cũng đã gây

h


nên rất nhiều vấn đề gây ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng đến sức khỏe của con

in

người và hoạt động sống của các sinh vật. Việc giải quyết sự ô nhiễm môi trường

cK

trong các hoạt động của ngành y tế đã là một vấn đề nhức nhối của toàn xã hội và trên
thế giới. Mỗi ngày, môi trường sống của chúng ta phải tiếp nhận hàng trăm tấn chất
thải rắn y tế từ các bệnh viện thải ra. Nếu không được giải quyết sớm, chất thải bệnh

họ

viện sẽ là nguồn gây bệnh đe dọa trực tiếp tới đời sống của cộng đồng dân cư.
Theo báo cáo của Bộ Y Tế, tính đến năm 2010, Việt Nam có 1.186 bệnh viện với

Đ
ại

công suất 187.843 giường bệnh. Chúng là các nguồn thải chất thải nguy hại lớn nhất, phát
sinh khoảng 350 tấn chất thải y tế/ngày trong đó có 40 tấn chất thải nguy hại/ngày, dễ gây
nguy hiểm và cần được xử lý theo quy định đặc biệt bao gồm các chất tiết dịch, bông

ng

băng, bơm kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược phẩm, hóa chất các chất phóng xạ, và cả
các bộ phận của cơ thể người bệnh bị cắt bỏ sau phẫu thuật. Nếu không được quản lý tốt,


ườ

các thành phần nguy hại trong chất thải y tế như vi sinh vật gây bệnh, chất gây độc, gây
ung thư có thể tạo ra nguy cơ đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và môi trường [11].

Tr

Ước tính khoảng 50% số bệnh viện hiện nay đang phân loại, thu gom chất thải y

tế theo đúng quy định [1]. Tuy nhiên, đã có nhiều chương trình trên phương tiện thông
tin đại chúng đề cập đến thực trạng quản lý chất thải không an toàn. Ví dụ như rác thải
y tế bệnh phẩm chưa được phân theo đúng chủng loại, chưa được khử khuẩn khi thải
bỏ. Nhà lưu chứa không đúng tiêu chuẩn không đảm bảo vệ sinh và có nguy cơ lây
nhiễm cao cho cộng đồng. Rác thải y tế ở một số địa phương hiện đang là một trong
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

1


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

những vấn đề bức xúc bởi ngay cả ở các bệnh viện tuyến Tỉnh, hiện nay nhiều địa
phương vẫn chưa có lấy một nơi tập kết chất thải.
Các vấn đề trên xuất phát từ nhiều lý do, trong đó có áp lực về nhu cầu khám
chữa bệnh của nhân dân, sự quá tải của nhiều bệnh viện, thiếu kinh phí để đầu tư các

uế


trang thiết bị hiện đại để xử lý chất thải, sự thiếu đồng bộ về cơ sở hạ tầng của bệnh
viện nên dẫn tới vệ sinh môi trường của nhiều bệnh viện chưa được đảm bảo, gây ảnh

tế
H

hưởng xấu đến sức khỏe của người dân. Để đạt được mục tiêu quản lý chất thải y tế

một cách hiệu quả - chi phí là một thách thức lớn, đòi hòi nỗ lực của Chính phủ, các
ngành, các bệnh viện, công nhân môi trường và các cá nhân.

Bệnh viện ĐK TP Vinh là bệnh viện đa khoa lớn của TP Vinh, Nghệ An. Có

in

h

nhiều trang thiết bị hiện đại, người dân đến khám và điều trị tại bệnh viện đa khoa
thành phố ngày càng tăng. Mỗi ngày, bệnh viện tiếp nhận từ 350 - 400 bệnh nhân góp

cK

phần giảm tải cho bệnh viện tuyến Tỉnh. Và vì thế thì lượng chất thải thải ra của bệnh
viện cũng tăng lên. Vì vậy, việc phát sinh và thải bỏ chất thải y tế nếu không được

đến sức khỏe người dân.

họ

kiểm soát chặt chẽ sẽ gây nguy hại đến môi trường xung quanh và ảnh hưởng trực tiếp


Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài: “Thực trạng quản lý chất thải

nghiệp.

Đ
ại

rắn y tế tại bệnh viện Đa khoa Thành Phố Vinh, Nghệ An’’ để làm luận văn tốt

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

ng

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chất thải rắn y tế và quản lý chất
thải rắn y tế.

ườ

- Đánh giá thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của bệnh viện ĐK TP Vinh.
- Dự báo tổng khối lượng rác y tế của bệnh viện đến năm 2015.

Tr

- Đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần khắc phục những hạn chế mà bệnh

viện mắc phải trong quá trình quản lý chất thải rắn của bệnh viện.

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT


2


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Phương pháp thu thập số liệu
3.1.1. Thông tin và số liệu thứ cấp
Thông tin về số liệu thứ cấp được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau của các

uế

Cơ quan Ban ngành trên địa bàn nghiên cứu như bệnh viện, Sở Y Tế, Sở Tài Nguyên
và Môi Trường… Ngoài ra đề tài còn sử dụng các kết quả nghiên cứu của các tổ chức

tế
H

và cá nhân đã được công bố trên Internet, sách báo và các tạp chí có liên quan khác…
3.1.2. Thông tin và số liệu sơ cấp

Để có cơ sở đánh giá thực trạng quản lý chất thải y tế của bệnh viện, đề tài đã sử

in

- Nhóm 1: Bệnh nhân và người nhà bệnh nhân.

h


dụng phương pháp điều tra, khảo sát bằng phiếu điều tra cho 3 nhóm đối tượng:

- Nhóm 2: Cán bộ và nhân viên bệnh viện.

cK

- Nhóm 3: Các hộ dân sống xung quanh bệnh viện.
3.2. Phương pháp phân tích số liệu

Phương pháp thống kê mô tả: Các thông tin và số liệu được cụ thể hoá thành các

họ

bảng biểu, sơ đồ và đồ thị thống kê mô tả.

Ngoài các phương pháp trên, đề tài còn sử dụng phương pháp thảo luận nhóm;

Đ
ại

phương pháp chuyên gia; phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu
Toàn bộ số liệu điều tra được nhập và xử lý trên phần mềm excel theo các chỉ

ng

tiêu nghiên cứu của đề tài.

4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU


ườ

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý chất thải rắn y tế.

Tr

4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Bệnh viện Đa khoa TP Vinh - Tỉnh Nghệ An.
Về thời gian: Đề tài đánh thực trạng quản lý chất thải rắn y tế của BV qua 3

năm 2009 - 2011.
Về nội dung: Chất thải y tế có thể tồn tại ở ba dạng đó là rắn, lỏng và khí. Đề tài
chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng quản lý chất thải rắn y tế tại bệnh viện ĐK TP Vinh.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

3


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

uế

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ CHẤT THẢI Y TẾ


tế
H

1.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1.1. Chất thải y tế

Là chất thải phát sinh trong các cơ sở y tế, từ các hoạt động khám chữa bệnh, các

h

dịch vụ chăm sóc sức khỏe, xét nghiệm, chuẩn đoán, các hoạt động trong công tác

in

phòng bệnh, các hoạt động nghiên cứu và đào tạo về y sinh học.

cK

Chất thải y tế có thể ở dạng rắn, lỏng và khí.

Chất thải y tế thường bao gồm cả các loại chất thải có đặc tính và tác động đối
với môi trường sức khoẻ giống như các chất thải thông thường khác.

họ

1.1.1.2. Chất thải nguy hại

Là chất thải có chứa các chất hoặc hoá chất có một trong các đặc tính gây nguy


Đ
ại

hại trực tiếp (dễ cháy, dễ nổ, làm ngộ độc, gây ăn mòn, dễ lây nhiễm với các đặc tính
nguy hại), hoặc tương tác với các chất khác gây nguy hại tới môi trường và sức khoẻ
con người.

ng

Do có các đặc tính và tiềm năng gây rủi ro về môi trường và sức khoẻ mà các
loại chất thải y tế nguy hại đòi hỏi phải được thu gom, phân loại và tiêu huỷ theo

ườ

những quy trình đặc biệt và đảm bảo an toàn có áp dụng các công nghệ phức tạp và
thường là tốn kém để tránh thoát thải ra môi trường bên ngoài.

Tr

1.1.1.3. Chất thải y tế nguy hại
Là chất thải có một trong các thành phần như: máu, dịch cơ thể, chất bài tiết, các

bộ phận hoặc cơ quan con người, động vật, bơm, kim tiêm và các vật sắc nhọn, dược
phẩm, hoá chất và các chất phóng xạ dùng trong y tế. Nếu những chất này không được
huỷ sẽ gây nguy hại cho môi trường và sức khoẻ con người.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

4



Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

1.1.1.4. Quản lý chất thải y tế
Là các hoạt động kiểm soát chất thải trong suốt quá trình từ khi chất thải phát
sinh đến xử lý bắt đầu từ khâu thu gom, vận chuyển, lưu trữ và tiêu huỷ chất thải y tế
nguy hại.

uế

Thu gom: Là việc tách, phân loại, tập hợp, đóng gói và lưu trữ tạm thời tại điểm
tập trung của cơ sở y tế.

tế
H

Vận chuyển: Là quá trình chuyên chở chất thải từ nơi phát sinh đến xử lý ban đầu,
lưu trữ, tiêu huỷ.

Xử lý ban đầu: Là quá trình khử khuẩn hoặc tiết khuẩn các chất thải có nguy cơ
lây nhiễm cao ngay gần nơi phát sinh khi vận chuyển tới nơi lưu trữ hoặc tiêu huỷ.

h

Tiêu huỷ: Là quá trình sử dụng công nghệ nhằm cô lập (bao gồm cả chôn lấp)

in


chất thải nguy hại làm mất khả năng nguy hại với môi trường và sức khoẻ con người.
1.1.2. Phân loại chất thải y tế

cK

Theo Quyết định Số: 43/2007/QĐ-BYT về việc ban hành quy chế quản lý chất
thải y tế của Bộ trưởng Bộ Y Tế năm 2007 [16]. Căn cứ vào các đặc điểm lý học, hóa

họ

học, sinh học và tính chất nguy hại, chất thải trong các cơ sở y tế được phân thành 5
nhóm sau:

1.1.2.1. Chất thải lây nhiễm

Đ
ại

Gồm 5 nhóm nhỏ:
 Nhóm A:

Chất thải nhiễm khuẩn chứa mầm bệnh vi khuẩn, virus, ký sinh trùng, nấm v.v.,

ng

bao gồm các vật liệu thấm máu, dịch, chất bài tiết của bệnh nhân như gạc, bông, găng
tay, bột bó gãy xương, dây truyền máu…

ườ


 Nhóm B:

Là các vật sắc nhọn như kim tiêm, lưỡi dao, cán dao mổ, mảnh thuỷ tinh vỡ và

Tr

mọi vật dụng có thể gây ra vết cắt hoặc chọc thủng, cho dù chúng có thể bị nhiễm
khuẩn hoặc không nhiễm khuẩn.
 Nhóm C:
Rác thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng xét nghiệm: găng tay,
lam kính, ống nghiệm, bệnh phẩm sau khi xét nghiệm, túi đựng máu, bệnh phẩm sau
khi cần thiết…
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

5


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

 Nhóm D:
Rác thải dược phẩm: dược phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn, dược phẩm bị bỏ,
không còn nhu cầu sử dụng và thuốc gây độc tế bào.
 Nhóm E:

uế

Là mô, cơ quan nội tạng người bệnh, động vật, mô cơ thể (nhiễm khuẩn hay
không nhiễm khuẩn), chân tay, nhau thai, bào thai…


tế
H

1.1.2.2. Chất thải hóa học nguy hại

 Chất hóa học nguy hại sử dụng trong y tế. Chất gây độc tế bào, gồm: vỏ các
chai thuốc, lọ thuốc, các dụng cụ dính thuốc gây độc tế bào và các chất tiết từ người
bệnh được điều trị bằng hóa trị liệu. Chất thải chứa kim loại nặng: thủy ngân (từ nhiệt

h

kế, huyết áp kế thủy ngân bị vỡ, chất thải từ hoạt động nha khoa), cadimi (Cd) (từ pin,

in

ắc quy), chì (từ tấm gỗ bọc chì hoặc vật liệu tráng chì sử dụng trong ngăn tia xạ từ các
1.1.2.3. Chất thải phóng xạ

cK

khoa chẩn đoán hình ảnh, xạ trị).

Chất thải phóng xạ sinh ra trong các cơ sở y tế từ các hoạt động chuẩn đoán định

họ

vị khối, hóa trị liệu và nghiên cứu phân tích dịch mô cơ thể. Chất thải phóng xạ tồn tại
dưới cả ba dạng: rắn, lỏng và khí.


Đ
ại

Danh mục thuốc phóng xạ và hợp chất đánh dấu dùng trong chẩn đoán và điều trị
ban hành kèm theo Quyết định số 33/2006/QĐ-BYT ngày 24 tháng 10 năm 2006 của
Bộ trưởng Bộ Y tế [17].

1.1.2.4 Các bình chứa khí có áp suất

ng

Bao gồm bình đựng O2, CO2, bình ga, bình khí dung môi. Các bình này dễ gây

cháy, gây nổ khi thiêu đốt.

ườ

1.1.2.5 Chất thải thông thường
Chất thải thông thường là chất thải không chứa các yếu tố lây nhiễm, hoá học

Tr

nguy hại, phóng xạ, dễ cháy, nổ, bao gồm:
 Chất thải sinh hoạt phát sinh từ các buồng bệnh (trừ các buồng bệnh cách ly).
 Chất thải phát sinh từ các hoạt động chuyên môn y tế như các chai lọ thuỷ tinh,

chai huyết thanh, các vật liệu nhựa, các loại bột bó trong gẫy xương kín. Những chất
thải này không dính máu, dịch sinh học và các chất hoá học nguy hại.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT


6


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

 Chất thải phát sinh từ các công việc hành chính: giấy, báo, tài liệu, vật liệu
đóng gói, thùng các tông, túi nylon, túi đựng phim.
 Chất thải ngoại cảnh: lá cây và rác từ các khu vực ngoại cảnh.
1.1.3. Nguồn phát sinh chất thải

uế

Toàn bộ chất thải rắn trong bệnh viện phát sinh từ các hoạt động diễn ra trong
bệnh viện, bao gồm:

tế
H

 Các hoạt động khám chữa bệnh như: chẩn đoán, chăm sóc, xét nghiệm, điều trị
bệnh, phẩu thuật,… (Sơ đồ 1).
Khoa dược

Phòng kế hoạch tổng hợp

h

Nhà bếp


Quản lý hồ sơ bệnh án

Khám bệnh
Chẩn đoán

Dịch vụ ăn uống

Điều trị ngoại trú
Điều trị nội trú tại
khoa, phòng

Xuất viện

họ

Xét nghiệm
Người
bệnh

cK

in

Cung cấp thuốc, y cụ cần thiết

BV

Đ
ại


Phẩu thuật

Hồi sức cấp cứu

ng

Cấp cứu

Thăm bệnh

ườ

Tái khám

Sơ đồ 1: Hoạt động khám và điều trị của bệnh nhân

Tr

 Các hoạt động nghiên cứu, thí nghiệm trong bệnh viện.
 Các hoạt động hàng ngày của nhân viên bệnh viện, bệnh nhân và thân nhân.
Hầu hết, các CTR y tế là các chất thải sinh học độc hại và mang tính đặc thù, nếu

không được phân loại cẩn thận trước khi xả chung với các loại chất thải sinh hoạt sẽ
gây ra những nguy hại đáng kể. Các nguồn xả chất lây lan độc hại chủ yếu là các khu
vực xét nghiệm, khu phẫu thuật, bào chế dược phẩm.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

7



Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

1.1.4. Tính chất của chất thải rắn y tế
1.1.4.1. Tính chất vật lý
Thành phần vật lý:
 Đồ giấy: hộp đựng dụng cụ, giấy gói, giấy thải thừ nhà vệ sinh…

uế

 Đồ bông vải sợi: gồm bông gạc, băng, quần áo cũ, khăn lau, vải trải…
 Đồ thủy tinh: chai lọ, ống tiêm, bông tiêm, thủy tinh, ống nghiệm…

tế
H

 Đồ nhựa, hộp đựng, bơm tiêm, dây chuyền máu, túi đựng…
 Đồ kim loại: kim tiêm, dao mổ, hộp đựng…
 Bệnh phẩm, máu mủ dính ở băng gạc…

h

 Rác rưởi, lá cây, đất đá…

in

Theo kết quả phân tích của DEA (2004) [18] thành phần chất thải thông thường
và chất thải nhiễm khuẩn được trình bày như sau:


cK

- Thành phần chất thải rắn thông thường (rác sinh hoạt y tế): Giấy và các loại
giấy thấm: 60%; Plastic: 20%; Kim loại thủy tinh và các hợp chất vô cơ: 7%; Các loại

họ

hỗn hợp khác: 3%.

- Thành phần của chất thải nhiễm khuẩn: Giấy và quần áo: 50 - 70%; Plastic: 20
- 60%; Thủy tinh: 10 - 20%; Chất dịch: 1 - 10%.

Đ
ại

Kết quả trên 80 bệnh viện trong phạm vi cả nước về thành phần chất thải rắn y tế
được chia ra như sau:

Bảng 1: Thành phần chất thải rắn bệnh viện trung bình ở Việt Nam

ng

Tỷ lệ (%)
- Giấy các loại và carton
2,9
- Kim loại, vỏ hộp
0,7
- Đồ thủy tinh và đồ nhựa (Ví dụ: kim tiêm, lọ thuốc, bơm tiêm)
3,2
- Bông băng, bó bột … (vật liệu hấp thụ chất lây nhiễm)

8,8
- Túi nhựa các loại: PE, PP, PVC
10,1
- Bệnh phẩm
0,6
- Rác hữu cơ
52,7
- Các vật sắc nhọn (kim tiêm, dao kéo mổ, các dụng cụ cắt gọt,..)
0,4
- Các loại khác
20,6
(Nguồn: Báo cáo hội thảo quản lý chất thải y tế Hà Nội, 1998).

Tr

ườ

Thành phần

SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

8


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

1.1.4.2 Tính chất hóa học
 Thành phần hóa học:

 Những chất vô cơ, kim loại, bột bó, chai lọ thủy tinh, hóa chất, thuốc thử…
 Những chất hữu cơ: đồ vải sợi, giấy, phần cơ thể, đồ nhựa…

uế

 Nếu phân tích nguyên tố thì thấy gồm những thành phần C, H, O, N, S, Cl…
Trong đó:

tế
H

 Thành phần hữu cơ: phần vật chất có thể bay hơi sau khi được nung ở nhiệt độ
950oC.

 Thành phần vô cơ (tro) là phần tro còn lại sau khi nung rác ở 195oC.

h

 Thành phần phần trăm các nguyên tố được xác định để tình giá trị nhiệt lượng

1.1.5. Những nguy cơ của chất thải rắn y tế

in

của chất thải y tế.

cK

Chất thải y tế bao gồm một lượng lớn chất thải nói chung và trong đó có CTR và


con người.
1.1.5.1. Các kiểu nguy cơ

họ

cũng như các loại khác CTRYT cũng có thể tạo nên những mối nguy cơ cho sức khỏe

Việc tiếp xúc với các chất thải rắn y tế có thể gây nên bệnh tật hoặc tổn thương.

Đ
ại

Bản chất mối nguy cơ của chất thải rắn y tế có thể được tạo ra do một hoặc nhiều đặc
trưng cơ bản sau đây:

 Chất thải y tế chứa đựng các yếu tố truyền nhiễm.

ng

 Là chất độc hại có trong rác thải y tế.
 Các loại hoá chất và dược phẩm nguy hiểm.

ườ

 Các vật sắc nhọn.

Tr

1.1.5.2. Những đối tượng có thể tiếp xúc với nguy cơ
Tất cả các cá nhân tiếp xúc với chất thải y tế nguy hại là những người có nguy cơ


tiềm tàng, bao gồm những người làm việc trong các cơ sở y tế, những người ở ngoài
các cơ sở y tế làm nhiệm vụ vận chuyển các chất thải y tế và những người trong cộng
đồng bị phơi nhiễm với chất thải do hậu quả của sự sai sót trong khâu quản lý chất
thải. Dưới đây là những nhóm chính có nguy cơ cao:
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

9


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

 Bác sĩ, y tá, hộ lý và các nhân viên hành chính của bệnh viện.
 Bệnh nhân điều trị nội trú hoặc ngoại trú.
 Khách tới thăm hoặc người nhà bệnh nhân.
 Những công nhân làm việc trong các dịch vụ hỗ trợ phục vụ cho các cơ sở

uế

khám chữa bệnh và điều trị, chẳng hạn như giặt là, lao công, vận chuyển bệnh nhân…

 Những người làm việc trong các cơ sở xử lý chất thải (tại các bãi đổ rác thải,

tế
H

các lò đốt rác) và những người bới rác, thu gom rác.


Ngoài ra còn có các mối nguy cơ liên quan với các nguồn chất thải y tế quy mô
nhỏ, rải rác, dễ bị bỏ quên. Chất thải từ những nguồn này có thể sản sinh ra từ những
tủ thuốc gia đình hoặc do những kẻ tiêm chích ma túy vứt ra.

in

h

1.1.5.3. Các nguy cơ từ chất thải truyền nhiễm và các vật sắc nhọn
Các vật thể trong thành phần của chất thải rắn y tế có thể chứa đựng một lượng

cK

rất lớn bất kỳ tác nhân vi sinh vật gây bệnh truyền nhiễm nào. Các tác nhân gây bệnh
này có thể xâm nhập vào cơ thể người thông qua các cách thức sau:
 Qua da (qua một vết thủng, trầy sước hoặc vết cắt trên da).

họ

 Qua các niêm mạc (màng nhầy).

 Qua đường hô hấp (do xông, hít phải).

Đ
ại

 Qua đường tiêu hóa.

Một mối nguy cơ rất lớn hiện nay đó là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch
(HIV) cũng như các virus lây qua đường máu như viêm gan B, C có thể lan truyền ra


ng

cộng đồng qua con đường rác thải y tế. Những virus này thường lan truyền qua vết
tiêm hoặc các tổn thương do kim tiêm có nhiễm máu người bệnh.

ườ

Do sự quản lý yếu kém các chất thải y tế tại các cơ sở y tế, một số vi khuẩn đã có

tính đề kháng cao đối với các loại thuốc kháng sinh và các hoá chất sát khuẩn. Điều

Tr

này đã được minh chứng, chẳng hạn các plasmit từ các động vật thí nghiệm có trong
chất thải y tế đã được truyền cho vi khuẩn gốc qua hệ thống xử lý chất thải. Hơn nữa,
vi khuẩn E.Coli kháng thuốc đã cho thấy nó vẫn còn sống trong môi trường bùn hoạt
tính mặc dù ở đó có vẻ như không phải là môi trường thuận lợi cho loại vi sinh vật này
trong điều kiện thông thường của hệ thống thải bỏ và xử lý rác, nước.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

10


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

Độ tập trung của các tác nhân gây bệnh và các vật sắc nhọn bị nhiễm các vi sinh
vật gây bệnh (đặc biệt là những mũi kim tiêm qua da) trong rác thải y tế thực sự là

những mối nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe. Những vật sắc nhọn trong rác thải y tế
được coi là một loại rác thải rất nguy hiểm bởi nó gây những tổn thương kép: vừa có
1.1.5.4. Những mối nguy cơ từ loại chất thải hoá chất và dược phẩm

uế

khả năng gây tổn thương lại vừa có khả năng lây truyền các bệnh truyền nhiễm.

tế
H

Nhiều loại hoá chất và dược phẩm được sử dụng trong các cơ sở y tế là những

mối nguy cơ đe dọa sức khỏe con người (các độc dược, các chất gây độc gen, chất ăn
mòn, chất dễ cháy, các chất gây phản ứng, gây nổ, gây shock phản vệ…). Các loại chất
này thường chiếm số lượng nhỏ trong chất thải y tế, với số lượng lớn hơn có thể tìm

in

h

thấy khi chúng quá hạn, dư thừa hoặc hết tác dụng cần vứt bỏ. Những chất này có thể
gây nhiễm độc khi tiếp xúc cấp tính và mạn tính, gây ra các tổn thương như bỏng, ngộ

cK

độc. Sự nhiễm độc này có thể là kết quả của quá trình hấp thụ hoá chất hoặc dược
phẩm qua da, qua niêm mạc, qua đường hô hấp hoặc đường tiêu hoá. Việc tiếp xúc với
các chất dễ cháy, chất ăn mòn, các hoá chất gây phản ứng (formaldehyd và các chất dễ


họ

bay hơi khác) có thể gây nên những tổn thương tới da, mắt hoặc niêm mạc đường hô
hấp. Các tổn thương phổ biến hay gặp nhất là các vết bỏng.

Đ
ại

Các chất khử trùng là những thành phần đặc biệt quan trọng của nhóm này,
chúng thường được sử dụng với số lượng lớn và thường là những chất ăn mòn. Cũng
cần phải lưu ý rằng những loại hoá chất gây phản ứng có thể hình thành nên các hỗn

ng

hợp thứ cấp có độc tính cao.

Các loại hóa chất diệt côn trùng quá hạn lưu trữ trong các thùng bị rò rỉ hoặc túi

ườ

rách thủng có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sức khoẻ của bất cứ ai tới gần
và tiếp xúc với chúng. Trong những trận mưa lớn, các hóa chất diệt côn trùng bị rò rỉ có

Tr

thể thấm sâu vào đất và gây ô nhiễm nước ngầm. Sự nhiễm độc có thể xảy ra do tiếp xúc
trực tiếp với sản phẩm, do hít phải hơi độc hoặc do uống phải nước hoặc ăn phải thức ăn
đã bị nhiễm độc. Các mối nguy cơ khác có thể là các vụ hỏa hoạn hoặc ô nhiễm do việc
xử lý chất thải không đúng cách chẳng hạn như thiêu huỷ hoặc chôn lấp.
Các sản phẩm hoá chất được thải thẳng vào hệ thống cống thải có thể gây nên các

ảnh hưởng bất lợi tới hoạt động của hệ thống xử lý nước thải sinh học hoặc gây ảnh
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

11


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

hưởng độc hại tới hệ sinh thái tự nhiên nhận được sự tưới tiêu bằng nguồn nước này.
Những vấn đề tương tự như vậy cũng có thể bị gây ra do các sản phẩm của quá trình
bào chế dược phẩm bao gồm các kháng sinh và các loại thuốc khác, do các kim loại
nặng như thuỷ ngân, phenol và các dẫn xuất, các chất khử trùng và tẩy uế.

uế

1.1.5.5. Những nguy cơ từ chất thải gây độc gen

Đối với các nhân viên y tế chịu trách nhiệm tiếp xúc và xử lý loại chất thải gây

tế
H

độc gen, mức độ ảnh hưởng của những mối nguy cơ bị chi phối bởi sự kết hợp giữa
bản chất của chất độc và phạm vi, khoảng thời gian tiếp xúc với chất độc đó. Quá trình
tiếp xúc với các chất độc trong công tác y tế có thể xảy ra trong lúc chuẩn bị hoặc

trong quá trình điều trị bằng các thuốc đặc biệt hoặc bằng hóa trị liệu. Những phương


in

h

thức tiếp xúc chính là hít phải dạng bụi hoặc dạng phun sương qua đường hô hấp; hấp
thụ qua da; qua đường tiêu hóa do ăn phải thực phẩm nhiễm thuốc, hóa chất hoặc chất

cK

bẩn có tính độc. Việc nhiễm độc qua đường tiêu hóa là kết quả của những thói quen
xấu chẳng hạn như dùng miệng để hút ống pipet trong khi định lượng dung dịch. Mối
nguy hiểm cũng có thể xảy ra khi tiếp xúc với các loại dịch thể và các chất tiết của

họ

những bệnh nhân đang được điều trị bằng hóa trị liệu.
Độc tính đối với tế bào của nhiều loại thuốc chống ung thư là tác động đến các

Đ
ại

chu kỳ đặc biệt của tế bào, nhằm vào các quá trình đặc biệt trong nội bào như quá trình
tổng hợp ADN hoặc phân bào nguyên phân. Các thuốc chống ung thư khác, chẳng hạn
như nhóm alkyl hoá, không phải là pha đặc hiệu, chỉ biểu hiện độc tính tại một vài

ng

điểm trong chu kỳ tế bào. Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy nhiều loại thuốc
chống ung thư lại gây nên ung thư và gây đột biến. Khối u thứ phát, xảy ra sau khi ung


ườ

thư nguyên phát đã bị tiêu diệt, được biết hình thành do sự kết hợp của các công thức
hoá trị liệu.

Tr

Nhiều loại thuốc có độc tính gây kích thích cao độ và gây nên những hậu quả hủy

hoại cục bộ sau khi tiếp xúc trực tiếp với da hoặc mắt. Chúng cũng có thể gây chóng
mặt, buồn nôn, đau đầu hoặc viêm da.
Cần phải đặc biệt cẩn thận trong việc sử dụng và vận chuyển chất thải genotoxic,
việc đào thải những chất thải như vậy vào môi trường có thể gây nên những hậu quả
sinh thái thảm khốc.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

12


Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

1.1.5.6. Tính nhạy cảm xã hội
Ngoài việc lo ngại đối với những mối nguy cơ tác động lên sức khoẻ, cộng đồng
thường cũng rất nhạy cảm với những ấn tượng khi nhìn thấy loại chất thải thuộc về
giải phẫu, các bộ phận của cơ thể người bị cắt bỏ như tứ chi, rau thai bào nhi.

uế


Đối với một số nền văn hóa, đặc biệt là ở châu Á, những niềm tin tôn giáo và đời
sống tâm linh đòi hỏi các phần của cơ thể phải được trả lại cho gia đình người bệnh

1.1.6. Một số phương pháp xử lý chất thải rắn y tế

tế
H

trong những chiếc quan tài nhỏ và được mai táng trong nghĩa địa.

Mục đích của việc xử lý rác thải y tế là loại bỏ những đặc tính nguy hiểm như lây
nhiễm, truyền bệnh để biến chúng thành rác thải thông thường và có thể xử lý giống

in

h

như các loại rác phổ thông khác như chôn xuống đất hoặc cho thoát vào hệ thống nước
thải. Từng Chính phủ sẽ có quy định cụ thể đối với cách thức xử lý rác thải y tế, các

cK

quy định này phù hợp với hướng dẫn chung về xử lý rác thải y tế của những tổ chức
mang tính toàn cầu như Liên hợp quốc, Tổ chức y tế thế giới.
Hiện quả của từng hình thức xử lý rác thải y tế được đo lường qua những chỉ số

họ

kiểm nghiệm chất vi sinh. Chỉ số này sử dụng để xác định sự tồn tại của các chất vi
sinh gây hại. Một hệ thống xử lý rác thải y tế tốt phải đảm bảo không còn dấu hiệu nào


Đ
ại

cho thấy còn lượng lớn chất vi sinh chưa được xử lý.
Việc áp dụng các phương pháp nào còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố như hoàn
cảnh, điều kiện kinh tế, xã hội, môi trường… của các quốc gia, địa phương và các cơ

ng

sở y tế. Dưới đây là một số phương pháp xử lý rác thải y tế:
1.1.6.1. Tiệt trùng bằng hóa chất

ườ

Xử lý rác thải y tế bằng hóa chất tức là sử dụng hóa chất để loại bỏ sự độc hại

của rác thải y tế, biến chúng thành rác thải thông thường. Hóa chất được kết hợp với

Tr

nước nóng để khử trùng. Các loại hóa chất hay sự dụng là Chlorine, khí Ozone,
Formaldehyde, Ethylene, khí oxit, khí propylene oxide và axít periacetic. Công nghệ
này cho phép xử lý triệt để một số loại rác thải, tuy nhiên nó vẫn tạo ra những hiệu ứng
phụ đối với phần rác thải sau xử lý. Vì vậy việc sử dụng cách thức tiệt trùng bằng hóa
chất ít được sử dụng trong các bệnh viện do các loại rác thải y tế rất đa dạng dẫn tới
khó đảm bảo rác thải sau xử lý hoàn toàn đã tiệt trùng.
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

13



Khóa luận tốt nghiệp đại học

GVHD: Th.S Trần Đoàn Thanh Thanh

1.1.6.2. Xử lý bằng công nghệ vi sóng
Công nghệ xử lý bằng vi sóng được sử dụng khá phổ biến tại các cơ sở y tế. Quy
trình xử lý đó là rác thải trước hết được nghiền và trộn với nước, sau đó dùng vi sóng
xử lý. Khi kết hợp việc nghiền rác thải khi xử lý khiến cho tổng khối lượng rác thải

uế

giảm tới 80% trong quá trình tiêu diệt các chất độc hại và tiệt trùng. Tuy nhiên xử lý vi
sóng được đánh giá không phù hợp với một số loại rác thải chứa hóa chất do tạo ra

tế
H

những tác động phụ có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của người tham gia vào quy trình
xử lý rác thải..
1.1.6.3. Phương pháp chôn lấp chất thải rắn y tế

Trong hầu hết các cơ sở y tế nhỏ lẻ thì chất thải y tế được chôn lấp tại bãi công

in

h

hay chôn lấp trong khu đât của một số bệnh viện. Trường hợp chôn lấp trong bệnh


quá mỏng không đảm bảo vệ sinh.

cK

viện, chất thải được chôn vào trong các hố đào và lấp đất lên, nhiều khi lớp đất phủ lên

Tại các bệnh viện không có lò đốt tại chỗ, bào thai, nhau thai và bộ phận cơ thể
bị cắt bỏ sau phẫu thuật được thu gom để đem chôn trong khu đất của bệnh viện hoặc

họ

chôn trong nghỉa trang của địa phương. Nhiều bệnh viện hiện nay gặp khó khăn trong
việc tìm kiếm diện tích đất để chôn.

Đ
ại

Vật sắc nhọn được chôn lấp cùng với các chất thải y tế khác tại khu đất bệnh viện
hay tại các bãi rác công cộng, dễ gây rủi ra cho nhân viên thu gom, vận chuyển chất
thải và cộng đồng.

ng

Hiện tại, còn một số bệnh viện chất thải nhiễm khuẩn nhóm A vẫn được trộn lẫn
với chất thải sinh hoạt mà không được xử lý đặc biệt gì trước khi tiêu hủy và được thải

ườ

ra bãi rác, gây ô nhiễm nghiêm trọng cho môi trường.

1.1.6.4. Phương pháp thiêu đốt chất thải rắn y tế

Tr

Phương pháp thiêu đốt là một kỹ thuật được áp dụng khi một lượng lớn các chất

thải nguy hại cần được tiêu hủy. Phương pháp này đảm bảo khả năng phân hủy chất
thải có hiệu quả cao đối với hầu hết các chất thải hữu cơ và lượng khí thải sinh ra với
lượng nhỏ có thể kiểm soát được.
Đốt chất thải là quá trình oxy hóa chất thải bằng oxy của không khí ở nhiệt độ
cao. Bằng cách đốt chất thải nguy hại ta có thể giảm thể tích của nó đến 80 - 90%. Nếu
SVTH: Nguyễn Thị Lương – Lớp: K42 KT TN&MT

14


×