Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã phong hải, huyện phong điền, thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (913.92 KB, 85 trang )

i

u

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T & PHAẽT TRIỉN
..... .....

t
H

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

ng


i

h

cK

in

h

TầM HIỉU HIU QUA KINH T
VAè CHI PHấ MI TRặèNG CUA
HầNH THặẽC NUI TM TRN CAẽT
TAI XAẻ PHONG HAI, HUYN


PHONG IệN,
TẩNH THặèA THIN HU



Sinh vión thổỷc hióỷn: Giaùo
vión hổồùng dỏựn:

Tr

NGUYN THậ THU VN

TS. TRệN VN GIAI PHOẽNG

Lồùp
Nión khoùa

:
:
HU, 05/2012

K42 - TNMT
2008 - 2012


uế

iiii

tế

H

Khóa luận tốt nghiệp là kết quả của quá trình học tập

trên giảng đường Đại học. Để hoàn thành khóa luận này,
ngoài sự cố gắng của bản thân tôi còn nhận được sự động

h

viên, giúp đỡ từ nhiều phía:

in

Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn đến thầy

cK

gi áo,

Tiến sĩ Trần Văn Giải Phóng đã nhiệt tình chỉ bảo, hướng

họ

dẫn tôi hoàn thành khóa khuận này.

Bài khóa luận này cũng không thể hoàn thành nếu thiếu

Đ
ại


những kiến thức mà các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế
Huế đã truyền đạt cho tôi trong suốt bốn năm vừa qua. Tôi

ng

xin gửi lời cảm ơn của mình đến tất cả các thầy cô.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cán bộ, nhân viên

ườ

tại Phòng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Huyện

Tr

Phong Điền đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp số liệu và thông
tin cần thiết để tôi hoàn thành tốt khóa luận này. Bên cạnh
đó tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến người dân trên địa bàn xã


iii

Phong Hải đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong việc thu thập số
liệu và khảo sát thực tế tại địa phương.
Cuối cùng, xin cảm ơn sự động viên mà gia đình và bạn

uế

bè đã dành cho tôi trong suốt quá trình thực hiện khóa luận

tế

H

này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

h

Huế, tháng 5 năm 2012

in

Sinh viên

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

Nguyễn Thị Thu Vân


iv


MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa....................................................................................................................i
Lời cảm ơn.......................................................................................................................ii

uế

Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt và ký hiệu........................................................................................ vi

tế
H

Danh mục các bảng biểu...........................................................................................................vii

Danh mục các sơ đồ, đồ thị .....................................................................................................viii
Tóm tắt nghiên cứu.................................................................................................................... ix

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1

h

1. Lý do chọn đề tài .....................................................................................................1

in

2. Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................2
3. Mục đích nghiên cứu ...............................................................................................3


cK

4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................................3
5. Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................3
PHẦN II. NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ..............................................5

họ

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.........................5
1.1. Cơ sở lý luận .........................................................................................................5

Đ
ại

1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường ........................................5
1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá .............................................................................6
1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất........................6
1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả...................................................................6

ng

1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả.................................................................7

1.1.3. Các vấn đề liên quan đến nuôi tôm trên cát ...................................................8

ườ

1.1.3.1. Khái niệm nuôi tôm trên cát ....................................................................8

Tr


1.1.3.2. Vai trò của nghề nuôi tôm trên cát ..........................................................8
1.1.3.3. Những thuận lợi và hạn chế của hình thức nuôi tôm trên cát ...............10
1.1.3.4. Đặc tính sinh học của tôm .....................................................................11

1.2. Cơ sở thực tiễn ....................................................................................................17
1.2.1. Tình hình nuôi tôm thâm canh trên cát trong nước và trên thế giới ............17
1.2.2. Hiện trạng nuôi tôm trên cát tại Thừa Thiên Huế ........................................20
1.2.3. Hiện trạng nuôi tôm trên cát ở huyện Phong Điền ......................................22


v

1.2.4. Những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước có tác động đến
nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng ............................................25
CHƯƠNG 2. TÌNH HÌNH CƠ BẢN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...................27
2.1. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu.......................................................................27

uế

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................................27
2.1.1.1. Vị trí địa lý ............................................................................................27

tế
H

1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................27
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình..................................................................................28
2.1.1.3. Thời tiết, khí hậu ...................................................................................28
2.1.1.4. Thuỷ văn................................................................................................29


h

2.1.2. Tài nguyên....................................................................................................29

in

2.1.2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................29
2.1.2.2. Tài nguyên nước....................................................................................29

cK

2.1.2.3. Tài nguyên biển .....................................................................................29
2.1.3. Nhân lực .......................................................................................................30
2.1.3.1. Dân số, lao động và việc làm ................................................................30

họ

2.1.3.2. Thu nhập và mức sống ..........................................................................30
2.1.4. Cơ sở hạ tầng................................................................................................30

Đ
ại

2.1.4.1. Giao thông .............................................................................................30
2.1.4.2. Thủy lợi .................................................................................................31
2.1.4.3. Điện .......................................................................................................31
2.1.5. Đánh giá tiềm năng của xã ...........................................................................31

ng


2.2. Hiệu quả nuôi tôm trên cát ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa
Thiên Huế...................................................................................................................32

ườ

2.2.1. Tình hình lao động, quy mô diện tích nuôi tôm của các hộ điều tra tại địa

Tr

bàn nghiên cứu .......................................................................................................32
2.2.2. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản cho nuôi tôm của các hộ điều tra ..........33
2.2.3. Tình hình chi phí sản xuất của các hộ điều tra.............................................34
2.2.3.1. Chi phí về giống ....................................................................................34
2.2.3.2. Chi phí thức ăn ......................................................................................35
2.2.3.3. Chi phí tu bổ, xử lý ao nuôi...................................................................36
2.2.3.4. Chi phí lao động ....................................................................................38


vi

2.2.3.5. Tổng hợp về chi phí sản xuất của các hộ nuôi tôm ...............................39
2.3. Kết quả của hoạt động nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2011 ............40
2.4. Hiệu quả kinh tế của hoạt động nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra năm 2011 ...42
2.5. Tìm hiểu chi phí môi trường của mô hình nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải..44

uế

2.5.1. Những ảnh hưởng môi trường của mô hình nuôi tôm trên cát ....................44
2.5.2. Chi phí môi trường của hoạt động nuôi tôm trên cát ...................................49


tế
H

2.5.2.1. Chi phí về xử lý nước thải trong nuôi tôm ............................................49
2.5.2.2. Chi phí xử lý chất thải nuôi tôm............................................................50
2.5.2.3. Chi phí khai thác nước ngọt ..................................................................50
2.5.2.4. Chi phí về diện tích rừng bị thu hẹp ......................................................51

h

2.6. Một số tiêu chuẩn về nuôi tôm đảm bảo chất lượng và thân thiện với môi trường.54

in

Chương III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP..........................................................58
3.1. Phân tích SWOT .................................................................................................58

cK

3.2. Định hướng và giải pháp.....................................................................................59
3.2.1. Đối với các cơ quan có thẩm quyền và chính quyền địa phương ................59
3.2.1.1. Về quy hoạch.........................................................................................59

họ

3.2.1.2. Về cơ sở hạ tầng ....................................................................................59
3.2.1.3. Về công tác quản lý giống và phòng chống dịch bệnh..........................60

Đ

ại

3.2.1.4. Về công tác chỉ đạo điều hành...............................................................60
3.2.1.5. Về nguồn vốn ........................................................................................61
3.2.1.6. Các vấn đề có liên quan khác ................................................................61
3.2.2. Đối với các hộ, nhóm hộ và doanh nghiệp nuôi tôm ...................................61

ng

PHẦN III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................63
1. Kết luận..................................................................................................................63

ườ

2. Kiến nghị................................................................................................................64

TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................66

Tr

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Bảng hỏi ......................................................................................................P.1
Phụ lục 2: Một số hình ảnh minh họa...........................................................................P.6


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
:


Ủy Ban Nhân Dân

NN&PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

NTTS

:

Nuôi trồng thủy sản

TSCĐ

:

Tài sản cố định

Công ty CP

:

Công ty cổ phần

Tr.đ

:


Triệu đồng

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

UBND


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1. Sản lượng tôm nuôi ở Việt Nam và một số nước tại Châu Á, Châu Mỹ Latin
giai đoạn 2009-2011 ......................................................................................19

uế

Bảng 2. Tình hình NTTS ở Thừa Thiên Huế giai đoạn 2009-2011 ..............................21
Bảng 3. Tình hình NTTS huyện Phong Điền giai đoạn 2009-2011 ..............................22

tế
H

Bảng 4. Tình hình dân số xã Phong Hải........................................................................30
Bảng 5. Tình hình lao động, diện tích của các hộ điều tra ............................................33
Bảng 7. Tình hình đầu tư xây dựng cơ bản của các hộ điều tra ....................................33

h

Bảng 8. Số lượng, chi phí giống của các hộ điều tra năm 2011 ....................................35

in

Bảng 9. Lượng thức ăn và chi phí thức ăn của các hộ điều tra năm 2011 ....................36
Bảng 10. Chi phí xử lý ao, nhiên liệu, thuốc phòng trừ bệnh của các hộ điều tra .......37

cK

Bảng 11. Chi phí lao động của các hộ điều tra ..............................................................38
Bảng 12. Cơ cấu chi phí trên một hecta nuôi tôm thâm canh trên cát ở xã Phong Hải


họ

năm 2011 .......................................................................................................40
Bảng 13. Kết quả hoạt động nuôi tôm trên cát trên mỗi hecta ......................................41
Bảng 14. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra..................................43

Đ
ại

Bảng 15. Ước tính lượng nước sử dụng cho nuôi tôm trên cát .....................................44
Bảng 16. Kết quả quan trắc xâm thức nước mặn ra môi trường của 02 ao nuôi tôm trên
cát tại Bình Định............................................................................................48

ng

Bảng 17. Ước tính giá trị của 1 ha rừng phi lao phòng hộ mỗi năm .............................52
Bảng 18. Tổng hợp về chi phí môi trường của nuôi tôm trên cát .................................52

ườ

Bảng 19. Cơ cấu chi phí trên một hecta nuôi tôm thâm canh trên cát ở xã Phong Hải
năm 2011 có xem xét chi phí môi trường......................................................53

Tr

Bảng 20. Hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra khi xem xét thêm chi
phí môi trường ...............................................................................................53


ix


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ
Hình 1. Bản đồ hành chính xã Phong Hải .....................................................................27
Biểu đồ 1. Sự thay đổi các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế khi xem xét thêm chi phí

Tr

ườ

ng

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế
H

uế

môi trường .....................................................................................................54



x

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Phòng NN&PTNT Phong Điền, tôi đã chọn
đề tài: “Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát
tại Xã Phong Hải, Huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế” để làm khó luận tốt nghiệp.

uế

- Mục đích nghiên cứu:

 Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế

tế
H

nuôi tôm trên cát nói riêng.

 Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải có
xem xét thêm những chi phí về môi trường.

- Dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu

in

và nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này.

h

 Đề xuất một số giải pháp thích hợp để hạn chế những thiệt hại về môi trường


cK

 Nguồn dữ liệu chính: Được thu thập thông qua việc điều tra phỏng vấn trực
tiếp các hộ, nhóm hộ nuôi tôm trên địa bàn Xã Phong Hải, Huyện Phong Điền.
 Nguồn dữ liệu bổ sung: Thu thập các tài liệu thống kê có sẵn tại Chi cục nuôi

họ

trồng thủy sản Thừa Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
Phong Điền, UBND xã Phong Hải... Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các dữ liệu tìm hiểu

Đ
ại

được qua internet, các luận văn hoặc khóa luận có liên quan, dựa vào các tài liệu đã
được đăng ở các tạp chí và các loại sách báo có liên quan khác.
- Phương pháp nghiên cứu:
 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

ng

 Phương pháp phân tích xử lý số liệu
 Phương pháp chuyên gia

ườ

- Các kết quả đạt được của đề tài
- Đề tài đã hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về kết quả, hiệu quả hiệu quả


Tr

kinh tế của nuôi tôm trên cát ở xã Phong Hải, huyện Phong Điền.
- Đánh giá kết quả, hiệu quả nuôi tôm trên cát của các hộ điều tra cũng như thực trạng

môi trường liên quan đến nuôi tôm trên cát trên địa bàn xã Phong Hải trong năm 2011. Từ đó
đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế nuôi tôm trên cát có lồng ghép chi phí môi trường.
- Xây dựng và đề xuất một số giải pháp thích hợp để hạn chế những thiệt hại về
môi trường và nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này.


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ

uế

1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp với khoảng 80% dân số sống bằng nghề

tế
H

nông vì vậy nông nghiệp vẫn là thế mạnh và đang được đẩy mạnh khai thác. Trong

lĩnh vực nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản nói chung và nuôi tôm nói riêng giữ vai trò
quan trọng, có những đóng góp lớn cho ngân sách quốc gia vì đây là những mặt hàng

xuất khẩu có giá trị. Theo VASEP, kim ngạch xuất khẩu tôm của Việt Nam năm 2011

h

đạt 2,4 tỷ USD, tăng 13% so với năm 2010. Trong đó, kim ngạch xuất khẩu tôm sú đạt

in

1,43 tỷ USD, tương đương năm 2010, nhưng xuất khẩu tôm thẻ chân trắng đạt 704

cK

triệu USD, tăng 70% so với năm 2010. Nuôi tôm đóng một vai trò quan trọng trong
nền kinh tế quốc dân và đem lại sinh kế cho hàng trăm nghìn người dân. Việc phát
triển nghề nuôi tôm đã tạo ra nhiều công ăn việc làm, cải thiện đời sống của một bộ

họ

phận dân cư không nhỏ đặc biệt là những hộ dân sống ven biển, xóa đói giảm nghèo
cho nông dân nông thôn. Vì vậy nuôi tôm trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn được

Đ
ại

áp dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong cả nước trong đó có Thừa Thiên Huế.
Huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế là một trong những huyện có nghề nuôi
tôm phát triển khá mạnh do thế mạnh của địa phương có diện tích lớn vùng đầm phá,

ng


nhiều bãi cát ven biển, nhiều vùng đất nhiễm mặn. Có nhiều hình thức nuôi tôm khác
nhau và vị trí địa điểm để nuôi cũng khác nhau. Một trong những hình thức nuôi tôm

ườ

được áp dụng rộng rãi hiện nay ở địa phương là hình thức nuôi tôm trên cát. Trong thời
gian qua, nuôi tôm trên cát đã đưa lại hiệu quả kinh tế cao, tạo ra bước ngoặt lớn cho

Tr

nuôi trồng thủy sản của miền Trung nói chung và ở địa phương nói riêng. Tuy nhiên,
bên cạnh những lợi ích kinh tế xã hội thì hình thức này cũng đưa đến những vấn đề môi
trường không mong muốn. Nếu không có biện pháp ngăn ngừa, giảm thiểu sớm sẽ gây
các tác động nghiêm trọng đến môi trường xung quanh và đến chính hiệu quả của hình
thức nuôi tôm trên cát. Như vậy, ngoài hiệu quả về kinh tế thì chi phí môi trường của
hình thức nuôi tôm trên cát cũng là một vấn đề cần được quan tâm.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

1


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Xuất phát từ thực tế đó tôi chọn đề tài “Tìm hiểu hiệu quả kinh tế và chi phí
môi trường của hình thức nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải, huyện Phong Điền,
tỉnh Thừa Thiên Huế” để làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Tính cấp thiết của đề tài


uế

Phong trào nuôi tôm trên cát phát triển khá mạnh ở Phong Điền và mang lại
những lợi ích kinh tế to lớn. Các xã ven biển huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế

tế
H

được mệnh danh là vùng “vua tôm chân trắng” bởi đây là khu nuôi tôm chân trắng lớn

nhất Thừa Thiên Huế. Nuôi tôm trên cát trở thành câu chuyện thời sự, được xem là
một điều kì diệu. Đất đai trước kia bị bỏ hoang do kém hiệu quả kinh tế được đưa vào

h

sử dụng và trở nên có giá, rất nhiều nông dân được “đổi đời” nhờ nuôi tôm.

in

Trước sự phát triển mạnh mẽ của phong trào nuôi tôm trên cát, ngày
31/12/2009 UBND huyện Phong Điền đã ban hành quyết định 3531/QĐ-UBND về

cK

quy hoạch chi tiết và quy hoạch phân lô vùng nuôi trồng thủy sản trên cát Phong Điền
đến 2015 và 2020. Tổng diện tích quy hoạch là 898,84 ha gồm 41 tiểu khu ở 5 xã

họ

Điền Hương, Điền Môn, Điền Lộc, Điền Hoà và Phong Hải. Trong đó có 15 tiểu khu

để cấp cho công ty với diện tích 440,28 ha, có 19 tiểu khu để cấp cho nhóm hộ với
diện tích 257,61 ha, đất dự trữ 6 tiểu khu, diện tích 170,95 ha và đất quy hoạch trại

Đ
ại

tôm giống 30 ha ở tiểu khu 2-7 xã Điền Môn. Tuy nhiên trong những năm gần đây, do
những lợi ích kinh tế trước mắt, phong trào nuôi tôm trên cát đã phát triển một cách ồ
ạt không qua quy hoạch, người dân mệnh ai nấy làm không theo quy hoạch của huyện,

ng

các hồ nuôi không có hệ thống xử lý nước thải. Toàn bộ nước thải đều được thải ra cát
trực tiếp ảnh hưởng đến mạch nước ngầm cũng như thải ra biển làm ô nhiễm nguồn

ườ

nước mặn. Khi người nuôi tôm dẫn nước biển có chất thải vào để hòa với nước ngọt,
vô tình đã đem nước thải về cho hồ nuôi của mình dẫn đến tình trạng tôm nhiễm bệnh

Tr

và lây lan một cách nhanh chóng gây ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế. Hầu hết các xã
trên địa bàn huyện đều gặp phải vấn đề này.
Những hậu quả môi trường do hình thức nuôi tôm thâm canh trên cát gây ra

không chỉ dừng lại ở vấn đề ô nhiễm môi trường nước biển và nước ngầm do chất thải
mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ khác như: thu hẹp diện tích rừng phòng hộ, làm tăng
hoạt động cát bay và bão cát; cạn kiệt nguồn nước ngọt và nước ngầm...(Theo báo cáo
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân


2


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

tại Hội thảo Môi trường nuôi trồng thủy sản ven biển). Như vậy nuôi tôm trên cát tuy
mang lại lợi ích kinh tế nhưng về lâu dài có thể gây những tác hại môi trường to lớn.
Do đó cần xem xét hiệu quả kinh tế của hình thức nuôi tôm trên cát có tính đến các
nguy cơ, thiệt hại về môi trường để có thể nhìn nhận đầy đủ hơn hiệu quả mà hình thức

uế

này mang lại. Do điều kiện hạn hẹp về thời gian và phạm vi của đề tài nên chỉ xét tại
một xã điển hình về nuôi tôm trên cát thuộc huyện Phong Điền là xã Phong Hải.

tế
H

3. Mục đích nghiên cứu

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả kinh tế
nuôi tôm trên cát nói riêng.
xem xét thêm những chi phí về môi trường.

h

- Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm trên cát tại xã Phong Hải có


cK

nâng cao hiệu quả kinh tế của mô hình này.

in

- Đề xuất một số giải pháp thích hợp để hạn chế những thiệt hại về môi trường và
4. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi không gian: Các hộ gia đình và cơ sở nuôi tôm trên cát trên địa bàn xã

họ

Phong Hải.

- Phạm vi thời gian: Nghiên cứu thu thập các thông tin, số liệu liên quan ở

Đ
ại

huyện Phong Điền và xã Phong Hải trong ba năm 2009, 2010, 2011. Điều tra phỏng
vấn trực tiếp, thu thập số liệu liên quan về hoạt động nuôi tôm trên cát trên địa bàn
xã Phong Hải trong năm 2011 vừa qua. Việc điều tra phỏng vấn được thực hiện chủ
yếu trong tháng 3/2012.

ng

5. Phương pháp nghiên cứu
5.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu


ườ

Đối với những tài liệu thứ cấp

-

Tìm hiểu qua internet, các luận văn hoặc khóa luận có liên quan..., dựa vào các

Tr

tài liệu đã được đăng ở các tạp chí, các loại sách báo có liên quan.
-

Thu thập các tài liệu thống kê có sẵn tại Chi cục nuôi trồng thủy sản Thừa

Thiên Huế, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Phong Điền...
- Thu thập các số liệu cụ thể về thực trạng nuôi tôm thâm canh trên cát tại xã
Phong Hải; các đặc điểm của địa bàn nghiên cứu: điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội...
của xã Phong Hải thông qua các tài liệu thống kê tại UBND xã Phong Hải.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

3


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

- Thu thập số liệu từ niên giám thống kê của các cấp.

Đối với những tài liệu sơ cấp
Điều tra phỏng vấn trực tiếp có chọn mẫu
Số mẫu điều tra: 40 hộ và nhóm hộ nuôi tôm thâm canh trên cát tại xã Phong

uế

Hải. Trong quá trình điều tra, tôi chọn ngẫu nhiên 2 hộ ở thôn Hải Phú, 12 hộ ở thôn
Hải Thế và 26 hộ ở thôn Hải Đông.

tế
H

Nội dung điều tra: Xây dựng mẫu điều tra phản ánh đầy đủ những nội dung cần
thiết cho đề tài: những nội dung liên quan đến hiệu quả kinh tế và tác động môi trường
của hình thức nuôi tôm thâm canh trên cát.

h

5.2. Phương pháp phân tích xử lý số liệu

in

Các số liệu thu thập được xử lý với phần mềm excel để tính năng suất, sản
lượng, doanh thu có được, tính bình quân trên mỗi đơn vị diện tích.

cK

Phương pháp thống kê kinh tế để so sánh năng suất, sản lượng giữa các vùng
hoặc các năm. Từ đó đưa ra những nhận xét, kết luận cần thiết cho đề tài.


họ

5.3. Phương pháp chuyên gia

- Tham khảo ý kiến của các cán bộ chuyên môn về nuôi trồng thủy sản tại phòng

địa bàn xã.

Đ
ại

NN&PTNT Phong Điền cũng như lấy ý kiến của các cán bộ phụ trách thủy sản trên

- Tham khảo ý kiến của những người nuôi tôm am hiểu sâu về vấn đề nghiên
cứu. Phỏng vấn cả những hộ nuôi và không nuôi tôm để lấy thông tin định tính.

ng

Tuy đã rất nổ lực để hoàn thành khóa luận của mình nhưng do năng lực, trình độ
chuyên môn bản thân còn hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và giới hạn về thời

ườ

gian tiếp cận đề tài do đó không thể tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được

Tr

những ý kiến đóng góp từ các thầy cô giáo và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân


4


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

PHẦN II
NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

uế

1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm hiệu quả kinh tế và chi phí môi trường

tế
H

- Hiệu quả kinh tế: Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế chung nhất liên quan
trực tiếp đến nền kinh tế sản xuất hàng hóa. Hiệu quả kinh tế thể hiện mối quan hệ so
sánh giữa kết quả đạt được và chi phí đầu tư trong quá trình sản xuất kinh doanh của

h

hộ. Khi nghiên cứu phân tích hiệu quả kinh tế cần phân biệt ba phạm trù: hiệu quả kỹ

in


thuật (TE), hiệu quả phân bổ (AE) và hiệu quả kinh tế (EE).

- Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm có thể đạt được trên một đơn vị chi phí

cK

đầu vào hay công nghệ áp dụng vào sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật liên quan đến phương
diện vật chất của sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật của việc sử dụng nguồn lực được thể

họ

hiện thông qua mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra, giữa các đầu ra với nhau và các
sản phẩm khi nông dân ra quyết định sản xuất. Hiệu quả kỹ thuật phụ thuộc vào bản
chất kỹ thuật và công nghệ áp dụng vào sản xuất nông nghiệp, kỹ năng sản xuất cũng

Đ
ại

như môi trường kinh tế xã hội khác trong đó kỹ thuật được áp dụng.
- Hiệu quả phân bổ: Là giá trị thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm. Thực
chất đó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào. Nó đạt tối

ng

đa khi doanh thu biên bằng chi phi biên.
- Hiệu quả kinh tế: Là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm. Nó chỉ đạt

ườ

được khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa. Điều đó có nghĩa

là cả hai yếu tố giá trị và hiện vật đều tính đến khi xem xét việc sử dụng các nguồn lực

Tr

trong nông nghiệp. Muốn đạt hiệu quả kinh tế thì phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân bổ.
- Hiệu quả kinh tế - môi trường: phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn

lực trong sản xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nhưng phải xem xét
mức tương quan giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi
trường và điều kiện làm việc của người lao động và khu vực dân cư.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

5


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

- Hiệu quả kinh tế nuôi tôm thâm canh trên cát là một phạm trù kinh tế, phản ánh
trình độ khai thác các nguồn lực về nuôi tôm thâm canh trên cát và trình độ chi phí các
nguồn lực đó nhằm đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả kinh tế môi trường của nuôi tôm thâm canh trên cát phản ánh việc

uế

khai thác sử dụng các nguồn lực trong nuôi tôm với mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận
nhưng có xem xét mức tương quan giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo


dân cư nơi áp dụng hình thức nuôi tôm thâm canh trên cát.
1.1.2. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá

tế
H

về chất lượng môi trường, điều kiện làm việc của những người sản xuất và khu vực

h

1.1.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá mức độ đầu tư các yếu tố sản xuất

in

Giá trị của hồ nuôi, công trình xây dựng cơ bản: phản ánh chất lượng của hồ
nuôi tôm.

cK

Mức khấu hao TSCĐ: gồm các TSCĐ như giàn quạt nước, máy nổ, vải, bạt...
Đây là các khoản chi phí cố định ban đầu tương đối lớn trong tổng chi phí nuôi tôm.

cải tạo hồ nuôi.

họ

Chi phí xử lý, cải tạo ao hồ: phản ánh giá trị dịch vụ, vật tư đầu tư và việc xử lý,

vị diện tích.


Đ
ại

Mật độ con giống: phản ánh lượng con giống được thả vào hồ nuôi trên một đơn

Chi phí thức ăn: nói lên lượng thức ăn cần thiết để thu được 1 kg tôm thương
phẩm.

ng

Chi phí lao động: phản ánh mức độ lao động đầu tư cho nuôi tôm bao gồm cả lao
động của gia đình và lao động thuê mướn.

ườ

1.1.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả
- Năng suất (N): N= Q/S

Tr

Trong đó: Q: Tổng sản lượng tôm
S: Tổng diện tích mặt nước nuôi tôm
- Tổng giá trị sản xuất (GO): do đặc thù là nuôi tôm để bán, không để lại tiêu

dùng, do vậy GO cũng chính là tổng doanh thu. GO được tính bằng sản lượng các loại
sản phẩm (Qi) nhân với giá đơn vị sản phẩm tương ứng (Pi)
GO= ∑ Qi x Pi
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

6



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

- Chi phí trung gian (IC): phản ánh tổng chi phí vật chất và dịch vụ đã sử dụng
trong quá trình nuôi tôm thâm canh trên cát (Không tính chi phí khấu hao TSCĐ)
- Giá trị gia tăng (VA): bao gồm các yêu tố: thu của người lao động, khấu hao tài
sản cố định, thuế sản xuất và thặng dư sản xuất/ thu nhập hỗn hợp (theo hệ thống tài

uế

khoản quốc gia)
VA= GO – IC

tế
H

- Thu nhập hỗn hợp (MI): là phần thu nhập gồm cả công lao động và lãi nằm
trong giá trị sản xuất sau khi đã trừ đi chi phí trung gian, khấu hao tài sản cố định và
thuế (T)

h

MI= VA - T - khấu hao TSCĐ

in

Chỉ tiêu này thường được dùng đối với các cơ sở sản xuất nhỏ như hộ gia đình vì

họ vừa làm chủ, đồng thời cũng là người lao động nên không thể tách rời tiền lương và

cK

lãi ra được, thu nhập này chính là thu nhập hỗn hợp. Đối vơi nuôi tôm trên cát, hiện
nay ở địa phương người nuôi chưa phải nộp bất cứ khoản thuế nào do đó T=0.

họ

- Tổng chi phí sản xuất (TC): là chỉ tiêu bao gồm chi phí trung gian, khấu hao
TSCĐ, chi phí tự có (ví dụ: lao động gia đình...) và các chi phí khác.
- Lợi nhuận (Pr):

Pr= GO-TC

Đ
ại

1.1.2.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả
Trên cơ sở kết quả thu được và chi phí bỏ ra có thể xác định được hiệu quả kinh
tế, nó được biểu hiện qua nhiều chỉ tiêu khác nhau.

ng

Hiệu quả kinh tế được đo lường bằng các chỉ tiêu tương đối cường độ là quan hệ
so sánh giữa đầu vào (chi phí kinh tế) và đầu ra (kết quả kinh tế)

ườ

Công thức chung:


Tr

H= Q/C
Trong đó: H: hiệu quả; Q: kết quả; C: chi phí
Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế:
- GO/IC: phản ánh cứ 1 đồng chi phí trung gian đầu tư sản xuất thu được bao

nhiêu đồng giá trị sản xuất.
- VA/IC: phản ánh cứ 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng
giá trị gia tăng.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

7


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

- MI/IC: phản ánh cứ 1 đồng chi phí trung gian sẽ tạo được bao nhiêu đồng thu
nhập hỗn hợp.
- MI/TC: phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng thu nhập
hỗn hợp.

uế

- Pr/TC: phản ánh cứ 1 đồng chi phí bỏ ra thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
1.1.3. Các vấn đề liên quan đến nuôi tôm trên cát


tế
H

1.1.3.1. Khái niệm nuôi tôm trên cát

Nuôi tôm trên cát là một hình thức mà tôm được thả nuôi ở những hồ trên các
bãi cát ven bờ biển, được chống thấm bằng các lớp vải địa kỹ thuật, có nước biển lọc

h

sạch và luôn được sục khí. Hình thức này có ưu điểm hơn so với các hình thức khác

và hạn hán.

cK

1.1.3.2. Vai trò của nghề nuôi tôm trên cát

in

như nuôi lồng trên sông, nuôi trong hồ ven đầm phá...là nó ít chịu ảnh hưởng của lũ lụt

- Vai trò của nuôi trồng thủy sản

họ

Nuôi trồng thủy sản có vai trò quan trọng không chỉ đối với việc gia tăng sản
lượng thủy sản, mang lại nguồn thu cho quốc gia, cải thiện đời sống cho người dân mà
còn giúp tái tạo và bảo vệ nguồn gen.


Đ
ại

Thực tế, trong những năm qua nghề nuôi trồng thủy sản đã thúc đẩy việc gia
tăng sản lượng thủy sản, nâng cao năng lực cạnh tranh cho hàng thủy sản Việt Nam
trên thị trường quốc tế, qua hoạt động đó mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho ngân

ng

sách quốc gia.

Theo báo cáo của FAO, thủy sản nuôi hiện là nguồn cung cấp đạm động vật tăng

ườ

trưởng nhanh nhất của thế giới và đáp ứng gần một nửa sản lượng tiêu thụ toàn cầu. Báo
cáo nuôi trồng thủy ản thế giới năm 2010 cho thấy, sản lượng thủy sản nuôi của thế giới

Tr

đã tăng hơn 60% từ 32,4-52,5 triệu tấn trong giai đoạn 2000-2008. Và dự kiến trong
năm 2012, thủy sản nuôi sẽ đáp ứng hơn 50% lượng tiêu thụ thủy sản của thế giới.
Trước tình hình sản lượng thủy sản khai thác toàn cầu đang sụt giảm trong khi

dân số ngày càng bùng nổ thì nuôi trồng thủy sản được cho là có tiềm năng lớn nhất
trong tương lai và có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng tăng đối với các sản phẩm
có chất lượng và an toàn. (Theo tạp chí thủy sản Việt Nam).
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

8



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Hoạt động nuôi trồng thủy sản cũng mang lại lợi ích rất lớn về mặt xã hội, góp
phần giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người dân nông thôn. Đặc biệt, nuôi
trồng thủy sản là một giải pháp đúng đắn đối với vùng đất ngập mặn, đất cát ven
biển... giúp cải thiện đời sống người dân, ổn định về mặt xã hội ở các địa phương này.

uế

Nuôi trồng thủy sản cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến, đảm bảo

tính chủ động về số lượng và chất lượng, ít bị chi phối bởi các yếu tố thời vụ hơn so

tế
H

với hoạt động đánh bắt thủy sản.

Nuôi trồng thủy sản cũng góp phần tái tạo môi trường tự nhiên, đảm bảo cân
bằng sinh thái, mang lại tính bền vững cho phát triển kinh tế. Cũng nhờ nuôi trồng

h

thủy sản mà làm giảm áp lực khai thác, đánh bắt thủy sản ven bờ.

in


- Vai trò của nghề nuôi tôm trên cát

Tôm là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao, chứa nhiều chất đạm, các

cK

vitamin và nguyên tố vi lượng. So với thịt nạc, lượng đạm của tôm biển cao hơn 20%,
ít chất béo hơn khoảng 40%, lượng vitamin A cao hơn chừng 40%. Do vậy tôm là sản

họ

phẩm rất được ưa chuộng cả trong nước và trên thế giới, sản lượng tôm khai thác ngày
càng tăng cao. Để giảm áp lực khai thác nguồn lợi sẵn có, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ
tôm của cả xã hội, giảm chi phí đánh bắt thì đầu tư nuôi tôm là một giải pháp tốt.

Đ
ại

Nuôi tôm trên cát đóng góp một sản lượng lớn tôm không chỉ phục vụ cho nhu
cầu trong nước mà còn phục vụ cho xuất khẩu với những thị trường xuất khẩu lớn của
tôm Việt Nam là Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên minh Châu Âu và Hàn Quốc. Đây là hàng

ng

hóa mang lại nguồn thu ngoại tệ lớn cho quốc gia.
Đối với những vùng đất ngập mặn, nhiễm phèn hoặc những vùng đầm phá ven

ườ


biển, diện tích gieo trồng cây lương thực chiếm tỷ lệ thấp, năng suất thấp hơn so với
những vùng khác do vậy đời sống của phần lớn dân cư ở những vùng này thấp hơn

Tr

mặt bằng chung của xã hội. Phong trào nuôi tôm biến những vùng đất này thành các
vựa tôm, góp phần xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập, nâng cao đời sống của người
dân. Tuy nhiên do chịu tác động của nhiều yếu tố tự nhiên như hạn hán, lũ lụt, thủy
triều nên người nuôi tôm gặp phải không ít khó khăn. Nuôi tôm trên cát khắc phục
được nhược điểm trên, tạo ra một hướng đi mới giúp cho nghề nuôi tôm được ổn
định hơn.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

9


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

1.1.3.3. Những thuận lợi và hạn chế của hình thức nuôi tôm trên cát
- Thuận lợi
+ Hầu hết các vùng đất cát ven biển hiện nay là vùng đất hoang hóa hoặc sản
xuất nông nghiệp không có hiệu quả, việc chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản sẽ nâng

uế

cao hiệu quả sử dụng đất, cải tạo vùng đất hoang hóa thành hữu ích. Đồng thời do là

công trình nuôi.


tế
H

vùng đất hoang hóa sẽ dễ dàng tiến hành các khâu quy hoạch cơ sở hạ tầng, hệ thống
+ Tất cả các ao nuôi đều trải bạt đáy và bờ nên tính độc lập giữa các ao khá cao.

+ Nuôi tôm trên cát dễ dàng cải tạo đáy ao. Do là đối tượng nuôi ngắn ngày và

h

việc cải tạo ao nhanh nên có thể nuôi được quanh năm.

in

+ Xử lý làm sạch ao trong quá trình nuôi bằng cách siphon đáy làm giảm thiểu ô

cK

nhiễm hữu cơ thuận lợi hơn nuôi tôm trong ao đất.

+ Hạn chế việc dùng thuốc và kháng sinh trong quá trình nuôi nhằm bảo đảm an
toàn vệ sinh trong nuôi trồng thủy sản.

họ

+ Khả năng mở rộng diện tích lớn.

+ Thu hoạch dễ dàng và nhanh chóng.


Đ
ại

- Nhược điểm

+ Nuôi tôm trên cát đòi hỏi phải dùng nước sạch và nước ngầm, các nguồn nước
này tương đối hiếm hoi tại các vùng ven biển. Đến mùa khô khi nước ngọt bị thiếu thì

ng

phải phụ thuộc hoàn toàn vào nước ngầm.
+ Chi phí đầu tư cho sản xuất khá cao, đặc biệt là nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ

ườ

bản ban đầu.

Tr

+ Việc xử lý chất thải sau khi thu hoạch chưa có giải pháp tích cực.
+ Thường xuyên có gió mạnh, bão làm dịch chuyển các cồn cát gây khó khăn

cho việc vận chuyển sản phẩm và sản xuất.
+ Vấn đề quan trọng nhất vẫn là kỹ thuật, đòi hỏi người nuôi phải kiểm tra chặt chẽ

chất lượng nước, đảm bảo duy trì các thông số về môi trường (PH, nhiệt độ, độ mặn...)
trong phạm vi phù hợp, chất lượng nước ao luôn ổn định trong suốt quá trình nuôi.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân


10


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

1.1.3.4. Đặc tính sinh học của tôm
Hiện tại, trên địa bàn xã Phong Hải tôm thẻ chân trắng là loài tôm chính đang
được đưa vào thả nuôi trên diện tích lớn. Dưới đây là một vài đặc tính sinh học của

Phân loài

tế
H

Tôm thẻ chân trắng có tên tiếng Anh là White Leg Shrimp

uế

tôm thẻ chân trắng:

Ngành: Arthropoda; Lớp: Crustacea, bộ Decapoda; họ chung: Penaeidea; Họ:
Penaeus Fabricius; giống Penaeus; Loài: Penaeus vannamei.
Phân bố

h

Tôm thẻ chân trắng có nguồn gốc ở ven biển Tây Thái Bình Dương, Châu Mỹ từ


in

ven biển Mehicô đến miền Trung Peru, nhiều nhất ở gần biển Ecuado.
Tôm thẻ chân trắng sống ở vùng biển tự nhiên có các đặc điểm sau: đáy cát, độ

cK

sâu 0-72m, nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C, độ mặn từ 28-34‰, pH 7,7-8,3. Tôm
trưởng thành phần lớn sống ở ven biển gần bờ, tôm con ưa sống ở các khu vực cửa

họ

sông giàu sinh vật thức ăn. Ban ngày tôm vùi mình trong bùn, ban đêm mới bò đi kiếm
ăn, nó lột xác về ban đêm, khoảng cách 20 ngày lột xác một lần.

Đ
ại

Các yếu tố môi trường sống

Theo Brockj và Main (1994), một số yếu tố môi trường phù hợp với nuôi thương
phẩm tôm thẻ chân trắng:

ng

Độ mặn: 15-28‰

Nhiệt độ nước: 26-300C

ườ


PH: 7-9

Độ trong: 25-50 cm

Tr

Lượng oxy hòa tan: >3 mg/l
Độ sâu: 1-2m
H2S: <0,001 mg/l
Tính thích ứng với môi trường sống
- Tôm thẻ chân trắng thích nghi mạnh với sự thay đổi đột ngột của môi trường

sống.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

11


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

- Lên khỏi mặt nước khá lâu vẫn không chết. Sức chị đựng hàm lượng oxy thấp
nhất của tôm là 1,2 mg/l.
- Thích nghi với sự thay đổi độ mặn:
Ở tôm 1-6cm đang sống ở độ mặn 20‰ trong bể ương khi chuyển vào các ao

uế


nuôi chúng có thể sống trong phạm vi 5-50‰, thích hợp nhất là 10-40‰, khi dưới 5‰

tế
H

hoặc trên 50‰, tôm bắt đầu chết dần, những con tôm cỡ 5cm có sức chịu đựng tốt hơn
những con 2cm.
- Thích nghi với nhiệt độ nước:

Tôm sống tự nhiên ở biển có nhiệt độ nước ổn định từ 25-320C vẫn thích nghi

h

được khi nhiệt độ thay đổi lớn. Đang sống ở bể ương, nhiệt độ nước là 150C, thả vào

cK

Tập tính ăn của tôm thẻ chân trắng

in

ao bể có nhiệt độ 12-280C chúng vẫn sống 100%, dưới 90C thì tôm chết dần.

Tôm thẻ chân trắng là loài tôm ăn tạp, tôm ăn cả thức ăn có nguồn gốc động vật
và thực vật. Trong quá trình nuôi người ta phát hiện tôm thẻ chân trắng ăn cả mảnh

họ

vụn thực vật và mùn bã hữu cơ. Khi bắt tôm lên kiểm tra, ruột lúc nào cũng đầy thức
ăn kể cả sau khi ăn vài giờ. Khi nhiệt độ lên đến 330C vào buổi chiều tôm thường ít ăn,


Đ
ại

vào lúc này nên giảm lượng thức ăn và nên cho ăn vào lúc sáng sớm và chiều mát. Khi
nhiệt độ xuống thấp tôm cũng ít ăn nên vào mùa lạnh tránh cho tôm ăn vào lúc quá
sớm. Giống như các loài tôm thẻ khác, thức ăn của nó cũng cần có các thành phần:

ng

protein, lipid, vitamin và muối khoáng...nhưng không đòi hỏi hàm lượng protein cao
như tôm sú (40%), chỉ cần 30% là thích hợp.

ườ

Sinh trưởng

Tôm thẻ chân trắng nhỏ hơn tôm sú, tôm nhỏ thay vỏ cần vài giờ, tôm lớn cần 1-

Tr

2 ngày. Tôm thẻ chân trắng lớn nhanh hơn tôm sú trong 60 ngày nuôi đầu sau đó phát
triển chậm lại và lâu lớn. Tốc độ lớn thời gian đầu là 3g/tuần lễ, tới cỡ 30g tôm lớn
chậm dần khoảng 1g/tuần lễ.
Tôm thẻ chân trắng nuôi 60 ngày có thể đạt kích cỡ thương phẩm. Tôm cái
thường lớn nhanh hơn tôm đực.

SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

12



Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

Sinh sản:
Tôm thẻ chân trắng thuộc loại hình sinh sản túi chứa tinh mở khác với loại hình
túi chứa tinh kín như của tôm sú và tôm thẻ Nhật Bản.
Tôm thẻ chân trắng có thể thành thục sinh dục trong ao nuôi, đây là một ưu điểm

uế

của loài tôm này so với các loài tôm khác trong việc chủ động về nguồn tôm bố mẹ và

tế
H

giống thả nuôi.
Yêu cầu của hình thức nuôi tôm trên cát
Đối với ao nuôi

- Ao nuôi phải xây dựng phù hợp với điều kiện thực tế, diện tích ao từ 2000-3000

h

m2/ao.

in


- Ao được xây dựng trên lớp nền cát có kết cấu rời rạc dễ bị chuồi, khi vun dễ bị

cK

thổi bay. Do đó cần xây dựng bờ kè vững chắc bằng lớp bạt dày, bền có khả năng chịu
đựng các yếu tố của thời tiết gây ra như sức nóng mặt trời, mưa. Hình dạng ao, vị trí
đặt máy sục khí và dòng chảy trong ao quyết định sự di chuyển của chất bẩn. Tạo ra

họ

nhiều diện tích đáy ao sạch làm vùng tôm cho ăn sẽ hạn chế được hiện tượng tôm tiếp
xúc các khí độc tại những vùng đáy ao bẩn làm suy yếu tôm nuôi.

Đ
ại

- Ao có thể hình tròn, hình vuông hay hình chữ nhật. Đối với ao hình vuông hay
hình tròn sẽ thuận lợi nhất cho bố trí quạt nước tạo dòng chảy vòng quanh ao.
- Với độ sâu của ao, ao cạn sẽ làm nước rất nóng vào ban ngày, nhất là vào mùa

ng

nắng trái lại sẽ rất lạnh vào ban đêm hay vào những ngày mưa nhiều. Nước cạn và
nóng vào ban ngày sẽ làm cho tôm rất dễ bị sốc và yếu, tôm thường tập trung nơi sâu

ườ

hơn làm mật độ tôm nơi đây tăng cao. Sự thay đổi nhiệt độ đột ngột làm cho tôm bị
sốc, giảm ăn và dễ bị bệnh. Mức nước quá cạn còn làm cho độ mặn, pH... dễ thay đổi


Tr

đột ngột nhất là sau thời gian nắng kéo dài được tiếp nối bằng các cơn mưa to. Ngoài
ra nước cạn là nguyên nhân chủ yếu làm “ rong nhớt”, “ váng mền” phát sinh và phát
triển dày đặc gây trở ngại cho hoạt động của tôm. Với ao quá sâu gây khó khăn cho
việc gây màu nước cho tốt, nhiệt độ lạnh và oxy thấp dưới đáy ao làm bất lợi cho sinh
sống và phát triển của tôm. Đặc biệt, mùn bã, chất hữu cơ, thức ăn... dư thừa tích tụ
dưới nền đáy do nhiệt độ thấp và thiếu oxy sẽ chậm phân hủy nhưng khi phân hủy sẽ
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

13


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng

tạo ra nhiều chất độc nhất là H2S gây nguy hiểm, gây bệnh cho tôm. Do đó ao cần phải
có độ sâu thích hợp. Độ sâu nước trong ao thích hợp nhất là từ 1,5-2m. bờ và đáy ao
được lót bạt chống thấm loại tốt.
- Đối với ao mới xây dựng, trước hết cần bơm nước vào ao, rửa sạch bạt để loại

uế

độc tố từ bạt chống thấm vào môi trường nước. Sau đó tháo cạn nước để rửa ao.

tế
H

- Đối với ao đã nuôi tôm, sau mỗi cụ nuôi cần nạo vét hết bùn dơ đưa vào khu xử

lý chung để xử lý. Rửa sạch ao trước khi cấp nước.
Xử lý nước

Sau khi đã chuẩn bị ao xong, tiến hành bơm nước. Nước cấp vào ao phải được

h

lọc bởi lưới lọc có kích thước nhỏ để ngăn ngừa trứng các loài cá và các động vật khác

in

vào ao nuôi. Sau khi cấp đủ nước vào ao nuôi, xử lý nước bằng các hóa chất diệt

thể tiến hành gây màu nước.
Gây màu nước

cK

khuẩn như BKC, lodin... có sục khí. Sau thời gian xử lý từ 2-4 ngày tùy hóa chất thì có

họ

Có thể dùng các loại men vô cơ, chế phẩm vi sinh, lên men nguyên liệu để gây
màu nước.

Đ
ại

Màu nước tốt cho việc thả tôm giống là màu nâu hoặc màu vàng xanh.
Gây màu nước nên thực hiện trong thời tiết nắng ấm

Thời gian gây màu nước khoảng 4-5 ngày, chú ý khi màu nước trong ao lên tốt

ng

thì mới tiến hành thả tôm giống.

Trong quá trình xử lý và gây màu nước cần kiểm tra Ph, độ kiềm... để điều khiển

ườ

các yếu tố này nằm trong khoảng thích hợp cho nuôi tôm.
Chọn và thả tôm giống

Tr

a. Chọn giống:
- Không mua tôm giống không rõ nguồn gốc và không có giấy chứng nhận kiểm

dịch.
- Tôm giống nên mua ở những cơ sở có uy tín (con giống đều, không bị nhiễm
bệnh, chất lượng ổn định).

SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

14


Khóa luận tốt nghiệp

GVHD: TS. Trần Văn Giải Phóng


- Tôm giống cần được kiểm tra bệnh virus đốm trắng (WSSV), hội chứng taura
(TSV), bệnh MBV... bằng phương pháp PCR trước khi mua. Tuyệt đối không mua tôm
giống không rõ nguồn gốc, tôm giống bị dương tính với WSSV, TSV và nhiễm MBV.
b. Thả tôm giống:

uế

- Trước khi thả tôm cần kiểm tra các yếu tố môi trường như pH, độ kiềm, độ

tế
H

mặn... giữa trại giống và ao nuôi. Nếu có sự khác biệt thì phải điều chỉnh cho phù hợp
để tránh sốc cho đàn giống.

- Giống nên thả lúc sáng sớm hoặc chiều tối, lúc nhiệt độ thấp trong ngày. Tránh
thả tôm khi trời nắng nóng, nhiệt độ nước cao hoặc khi trời có mưa. Cần ngâm túi

cK

Chăm sóc và quản lý

in

- Mật độ thả nuôi từ 150-200 con/m2.

h

giống trong ao nuôi khoảng 10-15 phút sau đó thả tôm vào ao nuôi.


Quản lý thức ăn:

- Chủ hộ nuôi nên chọn thức ăn có chất lượng tốt, các nhãn hiệu có uy tín và có

họ

thương hiệu trên thị trường để cho tôm ăn.

- Cho tôm ăn phải hợp lý, phù hợp với từng giai đoạn phát triển của tôm, trạng

Đ
ại

thái hoạt động của tôm.

- Tính toán lượng thức ăn hàng ngày của tôm dựa vào các yếu tố sau:
- Kiểm tra lượng tôm trong ao, kích cỡ tôm

ng

- Tình trạng sức khỏa và quá trình lột xác của tôm
- Chất lượng nước trong ao

ườ

- Việc dùng thuốc và hóa chất trong thời gian qua
- Số lần cho ăn từ 3-5 lần/ngày tùy theo điều kiện cụ thể

Tr


- Trong quá trình cho tôm ăn cần bổ sung các chất dinh dưỡng vào thức ăn như

vitamin C, các khoáng chất. Tuyệt đối không dùng các loại hóa chất và kháng sinh
cấm trong ao nuôi.
- Điều khiển thức ăn hợp lý thì hệ số thức ăn (FCR) thấp.
- Thường xuyên dùng chài để kiểm tra lượng thức ăn tiêu thụ trong ngày và
lượng tôm, kích cỡ tôm để chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp.
SVTH: Nguyễn Thị Thu Vân

15


×