Tải bản đầy đủ (.pdf) (102 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ ở địa bàn huyện a lưới, tỉnh thừa thiên huế năm 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (981.63 KB, 102 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
KHOA KINH TẾ VÀ PHÁT TRIỂN
––––––––

tế

H

uế

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Đ
ại

họ

cK

in

h

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ SẢN
XUẤT CÀ PHÊ CỦA CÁC NÔNG HỘ
Ở ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI,
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ NĂM 2010

Sinh viên thực hiện:
NGUYỄN ĐẮC SANG


Lớp: K41KDNN&PTNT
Niên khóa: 2007 - 2011

Giáo viên hướng dẫn:
PGS.TS MAI VĂN XN


Đ
ại
h

in

cK

họ
tế

H

uế

Huế, 05/2011


Lời Cảm Ơn

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế

H

uế

Để thực hiện và hoàn thành đề
tài này, tôi đã nhận được sự giúp
đỡ và cộng tác của nhiều tập thể
và cá nhân.
Trước hết, tôi xin chân thành
cảm ơn ban giám hiệu nhà trường,
khoa kinh tế và phát triển trường
đại học kinh tế Huế đã tạo mọi điều
kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình
học tập cũng như hoàn thành đề
tài khóa luận này.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng
biết ơn sâu sắc đến thầy PGS.TS. Mai
Văn Xuân, trưởng khoa kinh tế và
phát triển nông thôn đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn tôi trong quá

trình thực hiện đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn UBND
huyện A Lưới, phòng nông nghiệp
huyện A Lưới cùng tất cả các
phòng ban trên toàn huyện, các hộ
gia đình mà tôi đã tiếp xúc xin số
liệu. và điều tra phỏng vấn.
Bên cạnh đó, tôi xin chân thành
cảm ơn gia đình, bạn bè và người
thân đã luôn sát cánh bên tôi,
động viên và giúp đỡ tôi trong


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế


suốt quá trình học tập và nghiên
cứu đề tài.
Do hạn chế về thời gian cũng như
khả năng của bản thân nên bài
khóa luận này không tránh khỏi
những thiếu sót. Rất mong sự thông
cảm và đóng góp ý kiến của quý
thầy cô giáo cùng tất cả các bạn
sinh viên để bài khóa luận này
hoàn thiện hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm 2011
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Đắc Sang


MỤC LỤC
Trang
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU..........................................................................................1
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ.................................................................................................1
1.1. Lí do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................2
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................................2

uế

1.4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................3
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................5

H


CHƯƠNG I : CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN................................5

tế

1.1. Cơ sở lí luận .....................................................................................................5
1.1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của nghành sản xuất cà phê .............5

h

1.1.2. Đặc điểm và giá trị kinh tế của cây cà phê ...............................................8

in

1.1.3. Cây cà phê và chương trình xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, cao
nguyên và miền núi...........................................................................................14

cK

1.1.4. Khái niệm, bản chất của kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của hộ....16
1.1.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất của nông hộ ...18

họ

1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................22
1.2.1. Tình hình sản xuất cà phê trên thế giới ..................................................22
1.2.2. Tình hình sản xuất cà phê ở Việt Nam ...................................................24

Đ
ại


CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ - HIỆU QUẢ KINH TẾ
SẢN XUẤT CÀ PHÊ CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI ..............27
2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.........................................................................27
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ..................................................................................27
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội .......................................................................28
2.1.3. Đánh giá chung khó khăn, thuận lợi ở địa bàn nghiên cứu ....................33
2.2. Khái quát tình hình sản xuất cà phê trên địa bàn huyện A Lưới ...................34
2.3. Năng lực sản xuất cà phê của các hộ điều tra ................................................36
2.3.1. Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra .....................................................36


2.3.2. Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra..............................................38
2.3.3. Tình hình trang bị tư liệu lao động của các hộ điều tra..........................40
2.3.4. Tình hình sử dụng vốn của các hộ điều tra.............................................42
2.4. Phân tích hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các hộ điều tra .....................43
2.4.1. Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê nông hộ ở thời kỳ kiến thiết cơ bản ......43
2.4.2. Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê nông hộ ở thời kỳ kinh doanh...............46
2.4.3. Kết quả, hiệu quả sản xuât cà phê của các hộ điều tra ...........................50

uế

2.4.4. Hiệu quả sản xuất cà phê nông hộ thông qua các chỉ tiêu dài hạn .........53
2.4.5. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố đến giá trị gia tăng của các hộ điều tra55

H

2.5. Thị trường các yếu tố đầu vào và đầu ra........................................................57
2.5.1. Thị Trường các yếu tố đầu vào...............................................................57


tế

2.5.2. Thì trường đầu ra, tiêu thụ sản phẩm .....................................................58
2.6. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sản xuất cà phê ở huyện A Lưới ........62

h

2.6.1. Các nhân tố vĩ mô...................................................................................62

in

2.6.2. Các nhân tố vi mô...................................................................................64

cK

CHƯƠNG III: ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM PHÁT
TRIỂN SẢN XUẤT CÀ PHÊ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN A LƯỚI......................66
3.1. Định hướng phát triển sản xuất cà phê ở huyện A Lưới................................66

họ

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển sản xuất cà phê ở huyện nói chung
và cua nông hộ nói riêng.......................................................................................67

Đ
ại

3.2.1. Giải pháp chung......................................................................................67
3.2.2. Giải pháp cụ thể......................................................................................67


PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................70
1. Kết luận .............................................................................................................70
2. Kiến nghị...........................................................................................................71
TÀI LIỆU THAM KHẢO...........................................................................................73
PHỤ LỤC


TE

Hiệu quả kỹ thuật

AE

Hiệu quả phân bổ

DT

Diện tích

BVTV

Bảo vệ thực vật

GO

Giá trị sản xuất

Ctt

Chi phí trực tiếp


MI

Thu nhập hỗn hợp

NB

Lợi nhuận kinh tế

Cbt

Chi phí bằng tiền

Ch

Chi phí tự có

H

Hiệu quả kinh tế

C

in

h

tế

EE


uế

DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT

Tổng chi phí

Giá trị hiện tại thu nhập thuần

cK

NPV

Tỷ số lợi ích – Chi phí

T

Thời gian thu hồi vốn đầu tư

họ

B/C

Tỷ suất hoàn vốn nội bộ

USDA

Bộ nông nghiệp Mỹ

LDNN


Lao động nông nghiệp

LD phi NN

Lao động phi nông nghiệp

KTCB

Kiến thiết cơ bản

KD

Kinh doanh

BQ

Bình quân

Đ
ại

IRR


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Trang

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế

H

uế

Sơ đồ 1: Chuổi cung cà phê tại địa bàn huyện A Lưới năm 2010.................................59


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1: Sản lượng cà phê của các nước trên thế giới theo niên vụ...............................23
Bảng 2a: Tình hình sản xuất cà phê của Việt Nam theo niên vụ ..................................24
Bảng 2b: Tình hình xuất khẩu cà phê của Việt Nam 3 năm 2008-2010 .......................25
Bảng 3: Hiện trạng sử dụng đất của huyện A Lưới năm 2007 – 2009..........................30

uế

Bảng 4: Tình hình dân số và lao động huyện A Lưới năm 2007 - 2009 .......................32

H


Bảng 5: Diện tích, năng suất và sản lượng cà phê ở huyện A Lưới năm 2008-2010....36
Bảng 6: Đặc trưng cơ bản của các hộ điều tra...............................................................37

tế

Bảng 7: Diện tích đất trồng cà phê của các hộ điều tra năm 2010 ................................39
Bảng 8: Tình hình trang bị tư liệu lao động của các hộ điều tra ...................................40

h

Bảng 9: Tình hình sử dụng vốn cúa các hộ điều tra ......................................................43

in

Bảng 10: Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê nông hộ thời kỳ kiến thiết cơ bản.................46
Bảng 11: Chi phí đầu tư cho 1 ha cà phê nông hộ thời kỳ kinh doanh .........................49

cK

Bảng 12: Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất cà phê nông hộ tại huyện
A Lưới ...........................................................................................................................52

họ

Bảng 13: Các chỉ tiêu dài hạn phản ánh hiệu quả kinh tế của cà phê nông hộ .............54
Bảng 14: Kết quả ước lượng hàm sản xuất Cobb-Douglas ...........................................55

Đ
ại


Bảng 15: Thị trường tiêu thụ cà phê của các hộ điều tra năm 2010……......................61


= 10.000 m2

1 sào

= 500 m2

1 tạ

= 100 kg

1 tấn

= 1000 kg = 10 tạ

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

1 ha

uế

ĐƠN VỊ QUY ĐỔI


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Trong quá trình thực tập tại phòng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện
A Lưới tôi đã chon đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông
hộ ở địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế năm 2010” làm đề tài thực tập
cuối khóa của mình.

uế

Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu tổng quát

tế

xuất cà phê của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

H

Hệ thống hoá cở sở lý luận, thực tiễn sản xuất cà phê và hiệu quả kinh tế sản

Mục tiêu cụ thể


h

- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện A Lưới qua 3 năm

in

2008-2010.

- Thu thập thông tin về các loại chi phí, sản lượng và việc tiêu thụ cà phê của các hộ

cK

gia đình từ đó đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ.
- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà

như thế nào..

họ

phê từ đó phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất cà phê

- Từ kết quả phân tích, đánh giá tôi sẽ đưa ra những định hướng và một số giải pháp

Đ
ại

nhằm phát triển sản xuất cà phê nói chung và cà phê nông hộ nói riêng theo hướng thị
trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng rộng của Việt Nam.
Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

+ Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập nguồn số liệu từ các báo cáo, tài liệu của các
ban, nghành tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới, UBND xã Nhâm; nguồn số liệu từ
Niên giám thống kê tỉnh, huyện qua các năm. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các đề
tài nghiên cứu đã được công bố, các tư liệu trên sách báo , tạp chí, mạng internet.v..v.


+ Số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp
nông dân theo bảng hỏi điều tra đã chuẩn bị trước kết hợp với quan sát hiện trạng để
nắm bắt tình hình chung.
Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng

- Phương pháp chuyên gia, chuyên khảo.
Kết quả nghiên cứu

H

- Phương pháp thống kê, mô tả

uế

- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu

tế

Sau khi nghiên cứu hoàn tất đề tài phải đạt được các kết quả sau:
- Phải giải quyết được các mục tiêu nghiên cứu đã đưa ra ở trên theo hướng


h

logic và bám sát thực tế tại địa phương.

in

- Phải nắm được các phương pháp điều tra trong nghiên cứu và không ngừng

cK

học hỏi, cũng cố kiến thức nhằm phục vụ công việc sau khi ra trường.
- Nâng cao kinh nghiệm thực tiễn của bản thân trong các lĩnh vực kinh tế, xã

Đ
ại

họ

hội và văn hóa.


NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do chọn đề tài
Cà phê là cây công nghiệp quan trọng, sản phẩm của nó là loại thức uống không
thể thiếu của nhiều tầng lớp dân cư trên toàn thế giới. Trên thế giới hiện nay có trên 75

uế

quốc gia sản xuất và xuất khẩu mặt hàng này trong đó có Việt Nam. Khi đời sống dân

cư ngày càng đầy đủ và tăng lên thì nhu cầu về cà phê cũng tăng đáng kể. Vì thế, để

H

nghành cà phê phát triển bền vững, các nước sản xuất cà phê cần phải không ngừng
nâng cao chất lượng cũng như mở rộng diện tích sản xuất cà phê nhằm đáp ứng nhu

tế

cầu tiêu dùng ngày càng cao.

Đối với Việt Nam hàng năm nhờ xuất khẩu cà phê đã mang lại một lượng ngoại

h

tệ đáng kể, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống người dân sản

in

xuất cà phê. Trong năm 2010 tổng kim nghạch xuất khẩu cà phê đã đạt mốc 2 tỷ USD

cK

chỉ đứng sau Braxin, đó là con số đáng được khích lệ trong bối cảnh nền kinh tế toàn
cầu phục hồi chậm chạp như vừa qua. Đứng trước đòi hỏi khắc khe của người tiêu
dùng bên cạnh mở rộng diện tích sản xuất thì các cơ sở, doanh nghiệp không ngừng

họ

nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm định vị sản phẩm trên thi trường vững chắc hơn.

Huyên A Lưới là huyện có tiềm năng để phát triển cây cà phê so với các địa bàn

Đ
ại

khác trong tỉnh Thừa Thiên Huế. Nhận thấy được thế mạnh về điều kiện đất đai, khí
hậu, thời tiết…năm 1996 cây cà phê đã được đưa vào trồng thí điểm với diện tích 100
ha. Sau khi trồng thí điểm thấy cây cà phê ở đây phát triển nhanh và mang lại hiệu quả
cao nên huyện có chủ trương mở rộng gieo trồng. Đến năm 2010 thì diện tích cà phê
toàn huyện là 996.7 ha, trong đó có 275.1 ha là cà phê nông hộ tập trung chủ yếu ở xã
Nhâm chiếm 27.6 % của toàn huyện.
Sự hình thành và phát triển cây cà phê ở huyện A Lưới trong những năm qua đã
đạt được những thành tựu quan trọng, Tuy nhiên cũng bộc lộ nhiều hạn chế và bất cập
còn tồn tại. Mặt khác, trong tình hình giá cả cà phê thế giới biến động phức tạp như
hiện nay thì hoặt động sản xuất cà phê của các nông hộ cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Vì
1


thế tôi nghĩ việc tìm hiểu, phân tích đánh giá kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê của
các nông hộ tại huyện A Lưới là rất cần thiết. Từ đó giúp tìm ra những giải pháp thích
hợp nhằm phát triển sản xuất một cách đúng đắn và bền vững.
Xuất phát từ những lí do trên, trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại phòng nông
nghiệp và phát triển nông thôn huyện A Lưới tôi đã chọn đề tài: “Đánh giá hiệu quả
kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ ở địa bàn huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên
Huế năm 2010” để làm đề tài tốt nghiệp của mình.

uế

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1.Mục tiêu tổng quát


xuất cà phê của huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế

tế

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

H

Hệ thống hoá cở sở lý luận, thực tiễn sản xuất cà phê và hiệu quả kinh tế sản

- Tìm hiểu, đánh giá thực trạng sản xuất cà phê của huyện A Lưới qua 3 năm 2008-2010.

h

- Thu thập thông tin về các loại chi phí, sản lượng và việc tiêu thụ cà phê của các hộ

in

gia đình từ đó đánh giá kết quả, hiệu quả kinh tế sản xuất cà phê của các nông hộ.

cK

- Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả kinh tế sản xuất cà
phê từ đó phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hiệu quả sản xuất cà phê
như thế nào.

họ

- Từ kết quả phân tích, đánh giá tôi sẽ đưa ra những định hướng và một số giải

pháp nhằm phát triển sản xuất cà phê nói chung và cà phê nông hộ nói riêng theo hướng

Đ
ại

thị trường trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới ngày càng rộng của Việt Nam.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1.Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng và nội dung nghiên cứu chủ yếu của đề tài là những vấn đề kinh tế -

kỹ thuật trong mối quan hệ với các vấn đề tổ chức quản lí hiệu quả sản xuất cà phê.
1.3.2.Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Do hạn chế về khả năng và thời hạn nghiên cứu nên đề tài chỉ
tập trung phản ánh tình hình sản xuất cà phê tại xã Nhâm thuộc huyện A Lưới - Tỉnh
Thừa Thiên Huế
+ Về thời gian: nghiên cứu kết quả và hiệu quả sản xuất cà phê năm 2010
2


1.4. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu của đề tài, trong quá trình nghiên cứu tôi đã sử dụng các
phương pháp sau đây:
- Phương pháp duy vật biện chứng
- Phương pháp điều tra, thu thập số liệu: Để có nguồn số liệu hoàn thiện đề tài
tôi đã tiến hành thu thập số liệu từ các nguồn khác nhau:
+ Nguồn số liệu thứ cấp: thu thập nguồn số liệu từ các báo cáo, tài liệu của các

uế

ban, nghành tỉnh Thừa Thiên Huế, huyện A Lưới, UBND xã Nhâm; nguồn số liệu từ

Niên giám thống kê tỉnh, huyện qua các năm. Ngoài ra còn thu thập thông tin từ các đề

H

tài nghiên cứu đã được công bố, các tư liệu trên sách báo , tạp chí, mạng internet.v..v.
+ Số liệu sơ cấp: Là nguồn số liệu do chính bản thân điều tra thu thập được trên

tế

địa bàn huyện A Lưới trong thời gian thực tập.

Hiện nay trên địa bàn huyện A Lưới có 20 xã và 1 thị trấn. Trong đó cà phê

h

nông hộ trồng tập trung tại xã Nhâm với diện tích gần 200 ha. Theo đánh giá chung số

in

năm khai thác hiện tại của các vườn cà phê ở huyên A Lưới nói chung và xã Nhâm nói

cK

riêng là không giống nhau cả về chất lượng và số lượng. Vì vậy để thuận tiện cho việc
đánh giá, phân tích tình hình sản xuất cũng như điều kiện đi lại trong thời gian thực tập
tôi đã chọn xã Nhâm và xã Hồng Bắc để điều tra phỏng vấn và các hộ được phỏng vấn

họ

là những hộ trồng mới năm 2006. Do số lượng các vườn cà phê trong giai đoạn này là

tương đối lớn nên tôi đã tiến hành điều tra ngẫu nhiên 80 hộ trồng cà phê trên các thôn

Đ
ại

thuộc xã Nhâm.

Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp: Thu thập số liệu sơ cấp bằng phương pháp

phỏng vấn trực tiếp nông dân theo bảng hỏi điều tra đã chuẩn bị trước kết hợp với
quan sát hiện trạng để nắm bắt tình hình chung. Nội dung phiếu điếu tra gồm:
Thông tin về chủ hộ
Thông tin về nguồn lực của hộ
Thông tin về đất đai, nguồn vốn, tư liệu sản xuất của hộ
Thông tin về chi phí sản xuất kinh doanh
Thông tin về kết quả sản xuất kinh doanh
Thông tin về thị trường
3


- Phương pháp thống kê, mô tả: Trong phương pháp này tôi sẽ dựa vào số liệu
thu thập được để tổng hợp, trên cơ sở đó phân tích, mô tả các con số bằng cách so sánh
các chỉ số tương đối, số tuyệt đối để phản ánh sự biến động tình hình sản xuất cà phê
của huyện nói chung và của các nông hộ nói riêng. Bên cạnh đó tôi còn sử dụng hàm
sản xuất để đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đầu vào đối với giá trị gia
tăng của các hộ điều tra, và tôi đã dùng hàm Cobb – Douglas dạng như sau:

Hay : LnY= lnA+1lnX1+2lnX2+3lnX3+4.DT

H


Trong đó:

uế

Y=A.X11.X22 .X33.e4.DT

Y: Là giá trị gia tăng tính trên 1 ha đất trồng cà phê (triệu đồng/ha)

tế

X1: Chi phí vật tư gồm phân bón và thuốc bảo vệ thực vật đầu tư trên 1 ha cà
phê ( triệu đồng/ ha)

in

h

X2: Số ngày công đầu tư trên 1 ha cà phê ( ngày công/ ha)
X3: Kinh nghiệm sản xuất cà phê của chủ hộ (năm)

cK

DT: Biến giả định (Dân tộc)
DT=1: Dân tộc kinh

họ

DT=0: Dân tộc khác


i (i =13): Hệ số co giản của các biến độc lập Xi, nó phản ánh mức độ ảnh

Đ
ại

hưởng của các yếu tố đầu vào Xi đến giá trị gia tăng tính trên một ha đất trồng cà phê.
4: Hệ số của biến giả DT, nó phản ảnh mức độ ảnh hưởng của biến giả định

đến giá trị gia tăng tính trên một ha đất trồng cà phê.
A: Là hằng số đánh giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ngoài mô hình đến

giá trị gia tăng được tính trên 1 ha đất trông cà phê.
- Ngoài ra, tôi còn tham khảo, học hỏi kinh nghiệm của nông dân, tham khảo ý
kiến của các chuyên gia, các nhà chuyên môn, cán bộ kỹ thuật, cán bộ khuyến nông,
cán bộ quản lí..v..v..để có căn cứ chính xác, trung thực, khách quan, có ý nghĩa thực
tiễn làm cơ sở cho việc nghiên cứu và đưa ra các giải pháp phát triển.

4


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của nghành sản xuất cà phê

uế

a. Lịch sử hình thành và sự phát triển cây cà phê trên thế giới
Những câu chuyện về cà phê thì rất nhiều, thực hay hư thì cũng ít ai kiểm


giọt cà phê tan vào trong từng tế bào cảm giác!

H

chứng, đôi khi họ phóng đại lên cho nó ly kỳ, thú vị như chính cái hậu vị để lại khi

tế

Trong những câu chuyện đó, từ chuyện nghe có vẻ hợp lý nhất là câu chuyện về
anh chàng chăn dê tên Kaldi người xứ Abyssinia với đàn dê của anh ta. Chuyện kể

h

rằng, đàn dê của anh đã ăn một loại quả cây lạ có màu đo đỏ rồi sau đó có những biểu

in

hiện lạ thường. Kaldi phát hiện ra điều đó, anh liều ăn thử và thấy mình hưng phấn hẳn

cK

lên, ngờ rằng mình đã gặp một phép lạ bèn báo ngay cho vị quản nhiệm ở một tu viện
gần đó. Nhà tu kia sợ rằng đây chính là một thứ trái cấm của quỷ dữ nên lập tức vứt
vào lò lửa, thế nhưng khi những quả kia cháy xém tỏa ra một mùi thơm lừng, đến lúc

họ

này người tu sĩ kia mới tin rằng đó là một món quà của Thượng Đế ban tặng nên vội
kêu thêm những tăng lữ khác đến tiếp tay. Họ đem rang lên, giã nhỏ rồi pha vào nước


Đ
ại

uống để mọi người cùng hưởng thiên ân. Đến những câu chuyện về sự độc hại của cà
phê, như câu chuyện ở đất nước Thụy Điển, quốc vương Gusitafu đệ tam muốn thử
xem cà phê có độc hay không bèn ra quyết định bắt hai anh em tội phạm bị kết án tử
hình đang giam trong ngục mỗi ngày phải được cho uống thứ nước làm từ quả ấy hai
lần, thử xem họ chết ra sao? Đến lúc chết, vị hoàng đế này vẫn để lại di chỉ cho người
kế vị là phải tiếp tục làm theo lệnh của ông ta, như một phép lạ, hai tử tù kia qua đời ở
tuổi hơn 80! Và có lẽ đó là ghi nhận đầu tiên của loài người về tính dược lý của cà phê.
Đó là truyền thuyết, còn những di chỉ khảo cổ, những ghi chép của con người
còn lại cho đến ngày nay. Người ta biết rằng, Kaffa (Ethiopia ngày nay) chính là
vùng đất khởi nguyên của cây cà phê, từ thế kỷ thứ IX đã có những ghi nhận ở đây,
5


đến thế kỷ XIV những người buôn nô lệ đã mang cà phê từ Ethiopia sang xứ Ả Rập.
Nhưng tới tận thế kỷ XV người ta mới biết rang cà phê lên và sử dụng làm đồ uống.
Cà phê đã trở thành một thức uống truyền thống của người Ả Rập và là nơi trồng cà
phê độc quyền với trung tâm giao dịch cà phê là thành phố cảng Mocha, hay còn được
gọi là Mokka, tức là thành phố Al Mukha thuộc Yemen ngày nay. Người Ả Rập rất tự
hào về phát minh ra loại thức uống này và giữ bí mật để bảo tồn độc quyền về một loại
sản phẩm. Họ đưa ra những chế tài rất chặt chẽ trong việc sản xuất và xuất khẩu cà phê

uế

như: Chỉ mang hạt ra khỏi xứ sau khi đã rang chín,người ngoại quốc cũng bị cấm
không cho bén mảng đến các đồn điền cà phê. Thế nhưng dù nghiêm ngặt đến mức


H

nào thì cũng có người vượt qua được, những khách hành hương được thưởng thức
nước cà phê đã lén lút mang hạt giống về trồng, chẳng bao lâu khắp khu vực Trung

tế

Đông đều có trồng và truyền đi mỗi lúc một xa hơn.

Sau nhiều lần thất bại, người Hà Lan là dân tộc đầu tiên ở Châu Âu lấy được hạt

h

giống cây này mang về thử trồng ở đảo Java ( khi đó là thuộc địa của họ).

in

Năm 1723, một sĩ quan hải quân Pháp tên De Clieu được về nghỉ phép ở Paris, đã

cK

quyết định đem cây này về xứ Martinique nơi anh trú đóng. Sau nhiều hoạn nạn De
Clieu cũng trồng được cây cà phê ở một nơi kín đáo với 3 thủy thủ canh gác ngày đêm.
Hơn 50 năm sau, Pháp trở thành đối thủ cạnh tranh gay gắt với Hà Lan, bất đồng xảy

họ

ra không thể giải quyết họ nhờ đến chính quyền Brasil đứng ra dàn xếp. Đây là cơ hội,
với những quỷ kế, Brasil đã mang được hạt giống về nước và đây là khởi đầu cho


Đ
ại

giống cà phê trồng tại Brasil, biến các quốc gia Trung, Nam Mỹ trở thành những đế
quốc cà phê lớn bậc nhất thế giới.
Trong khi đó, vào năm 1660 cà phê được người Hà Lan truyền vào Bắc Mỹ ở

vùng Amsterdam, Bốn năm sau, người Anh chiếm vùng này và đặt tên là New York,
cà phê trở thành một thức uống quen thuộc chỉ dành cho giới thượng lưu trong khi trà
là thức uống phổ thông trong mọi tầng lớp. Thế nhưng đến năm 1773, khi Anh Hoàng
George đánh thuế trà và người dân Mỹ nổi lên chống lại thì tình hình thay đổi. Người
Mỹ giả dạng dân da đỏ tấn công những tàu chở trà đem đổ xuống biển. Biến cố lịch sử
dưới tên Boston Tea Party đã làm cho người Mỹ nghiêng qua uống cà phê và chẳng
bao lâu thức uống này trở thành quốc ẩm.
6


b. Lịch sử hình thành và phát triển cây cà phê ở Việt Nam
Lần đầu tiên cà phê được đưa vào Việt Nam vào năm 1875, giống Arabica
được người Pháp mang từ đảo Bourton sang trồng ở phía Bắc sau đó lan ra các tỉnh
miền Trung như Quảng Trị, Bố Trạch, … Sau thu hoạch chế biến dưới thương hiệu
“Arabica du Tonkin”, cà phê được nhập khẩu về Pháp. Sau khi chiếm nước ta thực dân
Pháp thành lập các đồn điền cà phê như Chinê, Xuân Mai, Sơn Tây chúng canh tác
theo phương thức du canh du cư nên năng suất thấp giảm từ 400 – 500 kg/ha những

uế

năm đầu xuống còn 100 – 150 kg/ha khi càng về sau. Để cải thiện tình hình, Pháp du
nhập vào nước ta hai giống mới là cà phê vối (C. robusta) và cà phê mít ( C.


H

mitcharichia) vào năm 1908 để thay thế, các đồn điền mới lại mọc lên ở phía Bắc như
ở Hà Tĩnh (1910), Yên Mỹ (1911, Thanh Hoá), Nghĩa Đàn (1915, Nghệ An). Thời

tế

điểm lớn nhất (1946 – 1966) đạt 13.000 ha. Năm 1925, lần đầu tiên được trồng ở Tây
Nguyên, sau giải phóng diện tích cà phê cả nước khoảng 20.000 ha, nhờ sự hỗ trợ vốn

h

từ quốc tế, cây cà phê dần được chú trọng, đến năm 1980 diện tích đạt 23.000 ha, xuất

in

khẩu trên 6000 tấn. Bản kế hoạch ban đầu được xây dựng năm 1980 đặt mục tiêu cho

cK

ngành cà phê Việt Nam có khoảng 180 nghìn ha với sản lượng 200 nghìn tấn. Sau đó,
bản kế hoạch này đã nhiều lần sửa đổi. Các con số cao nhất dừng lại ở mức 350 nghìn
ha với sản lượng 450 nghìn tấn (VICOFA, 2002).

họ

Trận sương muối năm 1994 ở Brasil đã phá huỷ phần lớn diện tích cà phê ở
nước này, cộng hưởng đợt hạn hán kéo dài năm 1997 đã làm nguồn cung trên toàn thế

Đ

ại

giới sụp giảm mạnh, giá tăng đột biến đã khích lệ mở rộng diện tích cà phê ở Việt
Nam, đầu tư kỹ thuật canh tác thâm canh, chuyên canh, … nhờ đó diện tích và sản
lượng tăng nhanh, trung bình 23,9%/năm, đưa tổng diện tích cây cà phê năm 200 lên
đến 516,7 nghìn ha, chiếm 4,14% tổng diện tích cây trồng của Việt Nam, đứng thứ ba
chỉ sau hai loại cây lương thực chủ lực là lúa (chiếm 61,4%) và ngô (chiếm 5,7%).
Trong thập kỷ 90 thế kỷ XX, sản lượng tăng lên trên 20%/năm (và các năm 1994,
1995, 1996 sản lượng tăng thậm chí còn cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 48,5%, 45,8% và
33%). Năm 2000, Việt Nam có khoảng 520 nghìn ha cà phê, tổng sản lượng đạt 800
nghìn tấn. Nếu so với năm 1980, diện tích cà phê của Việt Nam năm 2000 đã tăng gấp

7


23 lần và sản lượng tăng gấp 83 lần. Mức sản lượng và diện tích vượt xa mọi kế hoạch
trước đó và suy đoán của các chuyên gia trong nước và quốc tế.
Cho đến nay sản lượng cà phê cả nước chiếm 8% sản lượng nông nghiệp, chiếm
25% giá trị xuất khẩu nông sản và là nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới
với hai tỉnh có diện tích canh tác lớn nhất là ĐăkLăc và Gia Lai, mang lại việc làm ổn
định, thu nhập cao cho hàng triệu người. Góp phần ổn định kinh tế xã hội ở những
vùng xa xôi hẻo lánh, dân tộc ít người, …

uế

1.1.2. Đặc điểm và giá trị kinh tế của cây cà phê
a. Đặc điểm sinh học của cây cà phê

H


Cà phê là tên một chi thực vật thuộc họ Thiên thảo (Rubiaceae). Họ này bao
gồm khoảng 500 chi khác nhau với trên 6.000 loài cây nhiệt đới.

tế

Chi cà phê bao gồm nhiều loài cây lâu năm khác nhau. Tuy nhiên, không phải
loài nào cũng chứa caffein trong hạt, một số loài khác xa với những cây cà phê ta

h

thường thấy. Chỉ có hai loài cà phê có ý nghĩa kinh tế. Loài thứ nhất có tên thông

in

thường trong tiếng Việt là cà phê chè (tên khoa học: Coffea arabica), đại diện cho

cK

khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Loài thứ hai là cà phê vối (tên khoa
học: Coffea canephora hay Coffea robusta), chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê.
Ngoài ra còn có Coffea liberica và chari (ở Việt Nam gọi là cà phê mít) với sản lượng

họ

không đáng kể.

Cà phê thuộc giống coffea gồm 70 loại khác nhau, nhưng chỉ có khoảng 10 loại

Đ
ại


có giá trị kinh tế và trồng trọt. Hiện nay thường trồng 3 loại chính:
- Giống Arabica.
- Giống Robusta.
- Giống Chari.

Ba giống này có thời vụ xen kẽ nhau tạo điều kiện thuận lợi cho việc trồng trọt
và thu hoạch.
- Cà Phê Arabica
Tên khoa học là Coffee arabica, thường được gọi là cà phê chè, đại diện cho
khoảng 61% các sản phẩm cà phê trên thế giới. Có nguồn gốc từ Cao Nguyên nhiệt đới
Ethiopia đông Phi Châu.
8


Cây cà phê Arabica cao từ 3 – 7 m tùy điều kiện đất đai, khí hậu, độc thân hoặc
nhiều thân, lá nhỏ hình oval hoặc lưỡi mác, cành nhỏ mảnh khảnh ít phân nhánh, tán
nhỏ, quả hình bầu dục đôi khi hình tròn, quả chín có giống màu vàng có giống màu đỏ
tươi, đường kính 10 – 15 mm, thường có hai nhân, hiếm khi có ba nhân, cuống quả khi
chín rất mềm dễ rụng, nứt khi trời mưa. Thời gian nuôi quả 6 – 7 tháng, khí hậu lạnh ở
miền Bắc arabica chín rộ vào tháng 12 – 1 năm sau và muộn hơn 2 – 3 tháng so với
Tây Nguyên. Khoảng 800 – 1200 quả/kg, cứ 2,5 – 3 kg hạt cho ra 1 kg nhân, nhân có

uế

màu xám xanh, xanh lục,xanh nhạt, …Tuỳ theo phương pháp chế biến lượng caffein
trong nhân khoảng 1 – 3%.

H


- Cà phê Robusta

Tên khoa học: Coffea canephora hay Coffea robusta, thường được gọi là cà phê

tế

vối, chiếm gần 39% các sản phẩm cà phê. Có nguồn gốc từ khu vực sông Conggô và
miền núi thấp xích đạo và nhiệt đới Tây Phi Châu.

h

Cây cà phê Robusta cao 5 – 7 m, độc thân hoặc nhiều thân, cành khá lớn phân

in

nhiều nhánh, tán rộng, lá trung bình mặt lá gồ ghề. Đặc biệt, hoa robusta không bao h

cK

ra lại vào mùa sau tại vị trí cũ, quả chín màu đỏ sẫm, đường kính 10 – 13 mm, hình
bầu dục hoặc tròn có hai nhân đôi khi một nhân, vỏ quả cứng và cuống dai hơn
arabica. Cứ khoảng 3 kg quả cho ra 1 kg nhân, nhân hình bầu dục hơi tròn có màu xám

1,5 – 3%.

họ

xanh, xanh bạc, vàng mỡ gà,…Tuỳ thuộc vào cách chế biến lượng caffein có khoảng

Đ

ại

- Cà phê Chari

Tên khoa học: Coffea chari, ở Việt Nam thường được gọi là cà phê mít. Có

nguồn gốc ở xứ Ubangui Chari thuộc Biển Hồ gần xa mạc Xahara, du nhập vào Việt
Nam năm 1905, cây lớn cao 6 – 15 m lá to hình trứng hoặc hình lưỡi mác, gân lá nổi
lên ở mặt dưới, cành lớn tán rộng. Quả hình bầu dục, núm to và lồi, tùy điều kiện khí
hậu vùng đất quả sẽ chín sớm hơn hoặc cùng lúc với thời điểm cây ra hoa, cà phê mít
có đặc điểm ra hoa tại vị trí cũ vào vụ kế tiếp nên vào vụ thu hoạch (tháng 5 – tháng 7)
trên tại một đốt cành có thể có cùng lúc quả xanh, quả chín, nụ, hoa. Đây là yếu tố bất
lợi cho thu hoạch và giảm năng suất.

9


Hoa của ba loại cà phê trên thường nở đồng loạt, thành chùm màu trắng muốt,
hương thơm ngào ngạt. Hoa chỉ nở trong 3 – 4 ngày, thời gian thụ phấn khoảng 2 – 3
h. Một cây cà phê trưởng thành có từ 30.000 – 40.000 hoa.
b. Yêu cầu sinh thái của cây cà phê
Trong 2 yếu tố sinh thái chính là khí hậu và đất đai thì yếu tố khí hậu đóng một
vai trò mang tính quyết định.
- Yêu cầu về khí hậu

uế

+ Nhiệt độ
Nhìn chung, cây cà phê có thể sinh trưởng và phát triển được trong khoảng


H

nhiệt độ từ 50 – 300 C, nhưng thích hợp với nhiệt độ từ 150 – 240 C. Nhiệt độ từ 250C
trở lên quá trình quang hợp giảm dần. Trên 300 C cây sẽ ngừng quang hợp và lá sẽ bị

tế

tổn thương, nếu nhiệt độ này cứ tiếp tục kéo dài. Khi nhiệt độ xuống tới 50C cây bắt

gây ra những thiệt hại đáng kể.

h

đầu ngừng sinh trưởng và nếu nhiệt độ xuống 10 – 20C trong một vài đêm cũng chưa

in

Cây cà phê vối cần nhiệt độ cao hơn, khoảng thích hợp là từ 240C – 300C, thích

cK

hợp nhất là từ 240C – 260C. Cà phê vối chịu rét rất kém, ở nhiệt độ 70C cây đã ngừng
sinh trưởng. Và từ 50C trở xuống cây bắt đầu bị gây hại nghiêm trọng. Cà phê chè có
khả năng chịu rét và chịu nắng tốt hơn so với cà phê vối.

họ

+ Lượng mưa

Cây cà vối thường ưa thích với điều kiện khí hậu nóng ẩm ở những vùng có cao


Đ
ại

độ thấp nhưng cần một lượng mưa trong năm khá cao từ 1500mm – 2000 mm và phân
bố tương đối điều trong khoảng 9 tháng. Đối với cây cà phê vối là cây thụ phấn chéo
bắt buộc nên ngoài yêu cầu phải có một thời gian khô hạn ít nhất là 2 tháng đến 3
tháng sau giai đoạn thu hoạch để phân hóa mầm hoa thì vào giai đoạn lúc cây nở hoa
yêu cầu phải có thời tiết khô ráo không có mưa, mưa phùn hoặc sương mù nhiều, để
quá trình thụ phấn được thuận lợi. So với cà phê chè và cà phê mít thì cà phê vối là
một cây có khả năng chịu hạng kém nhất.
Cây cà phê chè ưa thích với điều kiện khí hậu mát mẻ, khô hanh hơn và thường
được trồng ở những vùng cao nên cần một lượng mưa trong năm vừa phải từ 1200 mm
– 1500 mm. Cũng như cây cà phê vối, cây cà phê chè cũng cần có một khoảng thời
10


gian khô hạn từ 2 - 3 tháng để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình phân hóa mầm hoa.
Tuy nhiên so với cây cà phê chè có khả năng chịu hạng tốt hơn.
+ Ẩm độ không khí
Ẩm độ không khí thích hợp cho cây cà phê chè sinh trưởng là trên 70% và cho
cà phê với là trên 80%. Ẩm độ không khí cao sẽ làm giảm sự mất nước của cây qua
quá trình bốc thoát hơi nước. Tuy nhiên nếu ẩm độ không khí cao cũng lại là điều kiện
thuận lợi cho nhiều đối tượng sâu bệnh hại phát triển. Ngược lại nếu ẩm độ không khí

uế

quá thấp làm cho quá trình bốc thoát hơi nước tăng lên rất mạnh sẽ làm cho cây thiếu
nước và héo. Ngoài ẩm độ không khí, quá trình bốc thoát hơi nước qua lá cà phê còn


H

phụ thuộc vào tốc độ gió, nhiệt độ môi trường, ẩm độ đất..v.v..
+ Ánh sáng

tế

Ở những vùng có cao độ từ 800m so với mặt nước biển trở lên thường có nhiệt
độ thấp hơn, trời nhiều mây nên không nhất thiết phải trồng cây che bóng. Hoặc một

h

số vùng núi tuy không có độ cao trên 800 m nhưng lại nằm ở vĩ độ cao xa vùng xích

in

đạo cũng có thể bỏ cây che bongs hoặc trồng ở mật độ thưa. Ngược lại ở những vùng

cK

có độ cao thấp, nhiệt độ cao, ánh sáng dồi dào nhất thiết phải có cây che bong.
So với cà phê chè, cà phê vối ưa thích hơn với điều kiện môi trường có ánh sáng
dồi dào, chịu được với ánh sáng trực xạ. Cây cà phê mít là cây chịu nắng tốt nhất, ưa

+ Gió

họ

thích với ánh sáng trực xạ nên không cần thiết phải trồng cây che bong.


Đ
ại

Cây cà phê là cây xuất xứ từ vùng nhiệt đới nên ưa thích một khí hậu nóng ẩm
và tương đối lặng gió. Tuy nhiên gió nhẹ là điều kiện thuận lợi cho sự lưu thông không
khí, tăng cường khả năng bốc thoát hơi nước, trao đổi chất ở cây và quá trình hụ phấn.
Gió mạnh hoặc bão sẽ làm rụng lá, quả, gãy cành và thậm chí đỗ cả cây gây thiệt hại
lớn đến năng suất vườn cây.
+ Độ cao
Cà phê che là cây ưa với điều kiện khí hậu mát mẻ, cường độ chiếu sáng vừa
phải nên trồng thích hợp ở những vùng có cao độ từ 800m – trên 2000m so với mặt
biển. Trong một phạm vi cho phép thì khi độ cao càng tăng lên thì chất kượng cà phê

11


chè càng thêm ngon hơn. Cà phê vối và cà phê mít ưa nóng ẩm, ánh sáng dồi dào nên
thích hợp trồng ở những vùng có độ cao dưới 800m so với mực nước biển.
- Yêu cầu về đất đai
+ Thành phần lý hóa tính của đất
Đối với cây cà phê, tính chất vật lý của đất quan trọng hơn so với tính chất hóa
học. Trong số các đặc tính vật lý của đất, cấu tượng và tầng sâu là 2 yếu tố quan trọng
bậc nhất. Đất để trồng cà phê phải có tầng đất sâu tối thiểu là 70 cm. Tầng đất càng sâu

uế

bộ rễ càng có điều kiện phát triển mạnh, ăn xuống sâu để hút được nược và huy đông
một khối lượng lớn các chất dinh dưỡng khoáng ở trong đất để nuôi cây.

H


Ngoài tầng sâu, độ tơi xốp của đất cũng là một yêu cầu hết sức quan trọng đối
với cây cà phê. Do bộ rễ có đặc tính là rất háo khí nên đất trồng phải thoáng khí,

tế

không bị ngập úng, giữ nước tốt trong những tháng mùa khô nhưng lại thoát nước tốt
trong những tháng mùa mưa.

h

Hàm lượng mùn và các chất hữu cơ trong đất là một trong những chỉ tiêu quan

in

trọng để đánh giá độ phì nhiêu của đất. Hàm lượng mùn càng cao thì đất càng tơi xốp

cK

và khả năng giữ các chất dinh dưỡng khoáng càng cao. Yêu cầu đất trồng cà phê phải
có hàm lượng mùn trên 3%.

Về mặt hóa tính, các kết quả nghiên cứu về nhu cầu phân bón đều khẳng định

họ

đạm và kali là hai nguyên tố dinh dưỡng khoáng mà cây cà phê cần với lượng cao
nhất. Riêng trong giai đoạn cây còn nhỏ, đang hình thành các bộ phận cành lá mới và

Đ

ại

sự phát triển của bộ rễ thì nhu cầu của cây đối với nguyên tố lân và đạm cũng rất cao.
Bên cạnh hàm lượng tổng số các chất dinh dưỡng khoáng trong đất thì hàm lượng các
chất dễ tiêu là chỉ số quan trọng để đánh giá độ phì nhiêu thực tế của đất trồng, đặc
biệt là đối với các loại đất đỏ bazan là loại đất có khả năng cố định lân và kali rất cao,
vì đây là dạng mà cây mới thực sự hút được. Ngoài các nguyên tố đa lượng như đạm,
lân và kali, cây cà phê còn cần một số nguyên tố vi lượng khác, trong đó đặc biệt là
các nguyên tố S, Zn, Ca, Mg, Bo..v.v.
Về độ PH của đất trồng cà phê, các nhà nghiên cứu thường không thống nhất.
Nhưng kết luận trước đây cho rằng cây cà phê cần độ PH của đất từ 4,5 – 5,0. Nhưng

12


một số nghiên cứu gần đây cho thấy cây cà phê có khả năng sinh trưởng và phát triển
tốt trong khoảng PH từ 4,5 – 6,5.
c. Giá trị kinh tế của cây cà phê
Cà phê là một mặt hàng thương mại quan trọng trên thị trường quốc tế. Nếu so
sánh với những mặt hàng được buôn bán nhiều nhất thì mặt hàng cà phê chỉ đứng sau
sản phẩm dầu hóa. Trên thế giới hiện nay có khoảng 75 nước trồng cà phê với tổng
diện tích trên 10 triệu ha và giá trị xuất khẩu hàng năm là trên 10 tỷ đôla. Chỉ có hơn

uế

50 nước có sản phẩm cà phê xuất khẩu, số còn lại do sản lượng ít nên chỉ đủ đáp ứng
tiêu dùng trong nước. Cà phê là thứ nước uống khá phổ biến ở nhiều nước trên thế giới

H


và thị trường tiêu dùng mặt hàng này ngày càng được mở rộng. Tính riêng ở Mỹ, hàng
ngày đã tiêu thụ khoảng 430 triệu tách cà phê. Các nước trồng cà phê đã sử dụng tới

tế

20 triệu người lao động. Nhiều nước ở Trung và Nam Mỹ cũng như ở Châu Phi hàng
năm đã thu nguồn ngoại tệ đáng kể từ xuất khẩu cà phê như: Côlômbia, Salvardo….

h

Cà phê ở Việt Nam hiện nay là một mặt hàng xuất khẩu có giá trị kim nghạch

in

lớn. Kết quả thu ngoại tệ ở những năm vừa qua thường dao động trên dưới 1 tỷ USD

cK

chỉ đứng sau mặt hàng gạo. Theo quy hoạch thì diện tích cà phê của Việt Nam đến nay
khoảng 500.000 – 530.000 ha và giá trị kim nghạch đạt ngưỡng 2 tỷ USD. Chỉ tính
riêng 4 tỉnh Tây Nguyên số diện tích cà phê chiếm khoảng 70% - 80 % và đã có

họ

khoảng 1 triệu lao động tham gia vào nghành sản xuất cà phê(cả trồng trọt, dịch vụ,
chế biến, xuất khẩu…)

Đ
ại


Cà phê từ lâu đã biết đến với công dụng kích thích sự hưng phấn của thần kinh
dưới ảnh hưởng của cafein. Nhưng có những công hiệu của cà phê còn được ít biết
đến, chẳng hạn như cà phê còn có công dụng an thần. Người ta đã chứng minh được
rằng, nếu đi ngủ trong vòng 15 phút sau khi uống cà phê thì giấc ngủ sẽ sâu hơn bởi
máu trong não được lưu thông tốt hơn. Nhưng tiếp tục chần chừ thì tác dụng này dần
dần mất đi và sau đó thì cafein bắt đầu phát huy hiệu quả, chúng ta sẽ không ngủ được
nữa. Phương pháp an thần này đã được dùng ở nhiều bệnh viện, đặc biệt đối với những
bệnh nhân cao tuổi. Ở những người này cà phê sẽ chống lại sự suy giảm nhịp thở trong
khi ngủ khiến cho giấc ngủ của họ được ngon hơn.

13


×