Tải bản đầy đủ (.pdf) (85 trang)

hực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã tào sơn, huyện anh sơn, tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.57 KB, 85 trang )

Lời cảm ơn
Khóa luận tốt nghiệp này là kết quả của học tập, nghiên cứu ở trường Đại Học
và cũng là kết quả sau thời gian thực tập tại UBND xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An. Để hoàn thành khóa luận này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi còn
được sự giúp đỡ lớn của các thầy cô giáo, các cô, các chú, anh chị làm việc tại
UBND, bên cạnh đó là sự động viên giúp đỡ của gia đình và bạn bè.
Nhân đây tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô giáo trường Đại

uế

Học Kinh tế Huế đã truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu cho tôi trong suốt
bốn năm học vừa qua. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Th.s Nguyễn Thị

H

Thanh Bình, là cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và tận tình giúp đỡ tôi trong suốt
thời gian thực hiện khóa luận.

tế

Tôi cũng xin chân thành cảm ơn các cô, các chú, các anh chị làm việc tại
UBND xã, đặc biệt là phòng thống kê, phòng địa chính, phòng dân số-kế hoạch hóa

h

gia đình xã Tào Sơn đã dẫn dắt tôi trong thời gian tôi thực tập tại cơ sở.

in

Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới những người thân, gia đình và bạn bè đã


cK

luôn động viên, khích lệ tôi trong quá trình học tập cũng như trong thời gian thực
tập, làm khóa luận để tôi đạt được kết quả tốt nhất.

Đ
ại

họ

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Huế, tháng 5 năm 2010
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Thương

i


MỤC LỤC
Lời cảm ơn........................................................................................................................i
MỤC LỤC ...................................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU .....................................................v
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU...................................................................................vi
TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ......................................................................................... viii
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ..................................................................................................1

uế

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................4

1.1.Cơ sở khoa học ..........................................................................................................4

H

1.1.1.Cơ sở lí luận............................................................................................................4
1.1.1.1. Khái niệm lao động, việc làm, thu nhập.............................................................4

tế

1.1.1.2. Nông thôn, thành thị ...........................................................................................6
1.1.1.3. Di cư lao động ....................................................................................................7

h

1.1.2.Cơ sở thực tiễn......................................................................................................14

in

1.1.2.1. Tình hình di cư lao động chung trên cả nước...................................................14

cK

1.1.2.2. Xu hướng di cư lao động chung trên cả nước ..................................................17
1.1.2.3. Quy mô lao động và chất lượng lao động của Việt Nam .................................19
1.2.Tình hình cơ bản của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An .........................23

họ

1.2.1.Vị trí địa lí.............................................................................................................23
1.2.2.Điều kiện tự nhiên ................................................................................................23


Đ
ại

1.2.2.1. Địa hình, đất đai ...............................................................................................23
1.2.2.2.Khí hậu thời tiết .................................................................................................24
1.2.2.3. Nguồn nước thủy văn .......................................................................................24
1.2.3.Tình hình kinh tế xã hội........................................................................................25
1.2.3.1.Tình hình dân số và lao động ............................................................................25
1.2.3.2.Tình hình sử dụng đất đai của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An .....28
1.2.3.3.Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kĩ thuật của xã.................................................31
1.2.3.4.Kết quả sản xuất kinh doanh của xã qua 3 năm 2008-2010 ..............................32
1.2.3.5.Đánh giá chung tình hình cơ bản của xã ...........................................................33

ii


CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG DI CƯ LAO ĐỘNG Ở XÃ TÀO SƠN, HUYỆN ANH
SƠN , TỈNH NGHỆ AN................................................................................................35
2.1. Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An............35
2.2. Tình hình LĐ di cư được điều tra tại xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.......36
2.2.1. Vùng lao động điều tra di cư đi và di cư đến ......................................................36
2.2.2. Các loại hình công việc của người dân di cư ......................................................38
2.2.3. Độ tuổi và giới tính của người dân di cư.............................................................39

uế

2.2.4. Tình trạng hôn nhân của lao động di cư ..............................................................41
2.2.5. Trình độ học vấn và trình độ chuyên môn...........................................................41


H

2.2.6. Thời gian di cư của lao động ...............................................................................43
2.2.7. Tình hình thu nhập, tiết kiệm và mua sắm tài sản của lao động di cư ................44

tế

2.2.7.1. Tình hình thu nhập............................................................................................44
2.2.7.2. Tình hình tiết kiệm ...........................................................................................45

h

2.2.7.3. Tình hình trang bị mua sắm tài sản, vật dụng ..................................................46

in

2.3. Nguyên nhân di cư của những lao động điều tra tại địa phương............................47

cK

2.3.1. Lực đẩy nơi đi......................................................................................................48
2.3.1.1. Thiếu việc làm tại địa phương ..........................................................................48
2.3.1.2. Thiếu đất canh tác.............................................................................................49

họ

2.3.1.3. Thu nhập thấp, không ổn định..........................................................................49
2.3.1.4. Di cư vì mâu thuẫn trong gia đình....................................................................49

Đ

ại

2.3.1.5. Lý do khác ........................................................................................................50
2.3.2. Lực hút nơi đến....................................................................................................50
2.3.2.1. Cơ hội việc làm.................................................................................................50
2.3.2.2. Thu nhập hấp dẫn .............................................................................................51
2.3.2.3. Điều kiện sống tốt.............................................................................................51
2.3.2.4. Lý do khác ........................................................................................................51
2.4. Tác động của việc di cư lao động tới điều kiện KT-XH của xã Tào Sơn ..............51
2.4.1. Các tác động tích cực...........................................................................................51
2.4.1.1. Về mặt kinh tế ..................................................................................................51
2.4.1.2. Về mặt văn hóa, xã hội .....................................................................................52
iii


2.4.1.3.Về mặt môi trường ............................................................................................52
2.4.2.Các tác động tiêu cực............................................................................................53
2.4.2.1.Ảnh hưởng của di cư lên đời sống của gia đình ................................................53
2.4.2.2.Về mặt xã hội.....................................................................................................54
2.4.3.3.Về mặt môi trường ............................................................................................54
2.5. Những thuận lợi và khó khăn của lao động di cư...................................................55
2.5.1.Thuận lợi...............................................................................................................55

uế

2.5.2. Khó khăn..............................................................................................................55
2.6. Đánh giá chung tình hình di cư lao động tại xã Tào Sơn .......................................57

H


CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP..........................................................60
3.1.Định hướng chung ...................................................................................................60

tế

3.2.Giải pháp đối với vấn đề di cư lao động ở xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn,
tỉnh Nghệ An .................................................................................................................60

h

3.2.1.Giải pháp về chính sách:.......................................................................................61

in

3.2.2.Giải pháp về giáo dục ...........................................................................................64

cK

3.2.3.Giải pháp về thông tin ..........................................................................................65
PHẦN 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.......................................................................66
KẾT LUẬN ...................................................................................................................66

họ

KIẾN NGHỊ...................................................................................................................67

Đ
ại

TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................70


iv


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU

Ý nghĩa

1. CNH - HĐH

Công nghiệp hóa - hiện đại hóa

2. CN - XD

Công nghiệp - xây dựng

3. BTB & DH

Bắc Trung Bộ và Duyên hải

4. DV

Dịch vụ

5. ĐTH

Đô thị hóa

6. ĐB


Đồng bằng

7. ĐVT

Đơn vị tính

8. GTSX

Giá trị sản xuất

9. LĐ

Lao động

10. KH - KT

Khoa học - kỹ thuật

11. KT - XH

Kinh tế - xã hội

12. N - L - T

Nông - lâm - thủy sản

15.TW

H


tế

h

in

họ

16.Trđ

Số lượng

cK

13. SL
14. TP

uế

Chữ viết tắt

Thành phố
Trung ương
Triệu đồng
Trung Du và miền núi

18. UBND

Ủy ban nhân nhân


Đ
ại

17. TD & MN

19.T.S

Tỷ suất

20. &



21. %

Phần trăm

22. ‰

Phần nghìn

23. Dấu chấm “.”

Ngăn cách hàng nghìn

24. Dấu phẩy “,”

Ngăn cách hàng thập phân

v



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1:

Tình hình nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng trên cả nước trong
12 tháng trước 1/4/2008, 2010......................................................................16

Bảng 2:

Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Việt Nam qua các
năm(2007, 2008, 2009) .................................................................................17

Bảng 3:

Tình hình di cư phân theo hướng di cư của Việt Nam năm
2007, 2008, 2009...........................................................................................18
Quy mô lao động Việt Nam phân theo vùng năm 2009 ...............................21

Bảng 5:

Tỷ trọng lực lượng lao động đã qua đào tạo chia theo trình độ chuyên môn

uế

Bảng 4:

H

kỹ thuật, thành thị/nông thôn và các vùng kinh tế-xã hội, 2009...................22

Biến động dân số lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm(2008-2010) ............27

Bảng 7:

Tình hình sử dụng đất đai của xã Tào Sơn qua 3 năm (2008-2010).............29

Bảng 8:

Quy mô cơ cấu giá trị sản xuất trên địa bàn xã Tào Sơn qua 3 năm

tế

Bảng 6:

Tình hình di cư lao động của xã Tào Sơn qua 3 năm (2008-2010) ..............35

in

Bảng 9:

h

2008-2010 .....................................................................................................32

cK

Bảng 10: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo vùng đi và vùng đến của các
lao động điều tra năm 2010...........................................................................37
Bảng 11: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo loại hình công việc của các


họ

lao động điều tra năm 2010...........................................................................38
Bảng 12: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo độ tuổi và giới tính của các lao

Đ
ại

động điều tra năm 2010 ................................................................................40
Bảng 13: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo tình trạng hôn nhân của các
lao động điều tra năm 2010...........................................................................41

Bảng 14: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo trình độ học vấn và trình độ
chuyên môn của các lao động điều tra năm 2010 .........................................42
Bảng 15: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo thời gian di cư của các lao
động điều tra năm 2010 ................................................................................43
Bảng 16: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo thu nhập của các lao động
điều tra năm 2010..........................................................................................44

vi


Bảng 17: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo khoản tiết kiệm của các lao
động điều tra năm 2010 ................................................................................45
Bảng 18: Phân nhóm lao động di cư ở xã Tào Sơn theo mức tài sản mua sắm được của
các lao động điều tra năm 2010 ....................................................................46
Bảng 19: Tình hình di cư lao động ở xã Tào Sơn điều tra năm 2010 phân theo
nguyên nhân di cư. .......................................................................................48
Bảng 20: Số tiền gửi về gia đình của lao động di cư điều tra năm 2010......................52


uế

Bảng 21: Ảnh hưởng tiêu cực của di cư lao động lên đời sống của gia đình của các
lao động điều tra năm 2010...........................................................................53

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

H

Bảng 22: Những khó khăn mà lao đông di cư gặp phải ...............................................57

vii


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Luận văn tốt nghiệp là một công trình nghiên cứu khoa học lớn, thể hiện kết quả
đạt được sau thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực tế những vấn đề của xã hội. Đây cũng
thể hiện phương pháp vận dụng kiến thức sách vở vào trong cuộc sống diễn ra hàng
ngày. Với tiến trình phát triển chung của đất nước thì nảy sinh rất nhiều vấn đề phức

tạp mà con người cần phải giải quyết. Qua thời gian thực tập tại UBND xã Tào Sơn,
nhận thấy được vấn đề di cư lao động xảy ra trên địa bàn ảnh hưởng lớn tới kinh tế xã

uế

hội xã, tuy nhiên cũng chưa có hướng giải quyết phù hợp. Chính vì vậy, tôi lựa chọn
đề tài “ Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện

H

Anh Sơn, tỉnh Nghệ An”.

Mục tiêu của đề tài là đi sâu nghiên cứu thực trạng tình hình di cư lao động trên

tế

địa bàn xã, tìm hiểu nguyên nhân làm nảy sinh vấn đề di cư, những thuận lợi cũng như
khó khăn của những lao động di cư gặp phải và tác động của vấn đề này tới đời sống

in

khóa học của bản thân.

h

gia đình và xã hội. Đồng thời, nghiên cứu đề tài này cũng là cơ sở để tôi hoàn thành

cK

Để nghiên cứu vấn đề này, tôi đã thu thập nhiều số liệu liên quan từ nhiều nguồn

khác khau như: Tổng cục thống kê, tổng điều tra dân số, bộ thương binh xã hội, các

Tào Sơn.

họ

công trình nghiên cứu, sách báo, trang web,... và các báo cáo, dữ liệu của UBND xã

Phương pháp nghiên cứu đề tài này là căn cứ vào những cơ sở lý luận và biện

Đ
ại

chứng của chủ nghĩa Mác-Lênin đứng trên qua điểm hệ thống, phương pháp thống kê,
điều tra phỏng vấn bằng cách sử dụng bảng hỏi và phương pháp so sánh.
Nghiên cứu này là cơ hội để tôi củng cố kiến thức, mở rộng tầm nhìn và học hỏi

những kinh nghiệm trong thực tế. Với những số liệu thu được giúp tôi có thêm kiến
thức, giải quyết được thắc mắc của mình về vấn đề di cư. Biết được nguyên nhân, triệu
chứng và đưa ra phương pháp điều trị từ đó pháp huy mặt tích cực, hạn chế tối đa mặt
tiêu cực.

viii


PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Lí do chọn đề tài
Quá trình đô thị hóa sẽ diễn ra đồng hành với quá trình phát triển. Sự phát triển
mạnh mẽ của các đô thị đã dẫn đến sự tập trung với quy mô và tốc độ ngày càng cao của
dân cư đô thị, đặc biệt là dòng di cư của lao động nông thôn vào các thành phố với hi

vọng tìm được việc làm. Đó là xu thế chủ yếu hiện nay đối với những nước phát triển và
đang phát triển trong đó có Việt Nam. Ở Việt Nam di dân cũng xuất hiện sớm nhưng diễn

uế

ra mạnh mẽ nhất là những năm sau thời kỳ đổi mới (1986), khi nền kinh tế chuyển từ kế
hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường. Theo số liệu của cuộc tổng điều tra dân số và

H

nhà ở năm 1999 thì di cư giữa các tỉnh, di cư từ nông thôn ra thành thị chiếm tỷ trọng lớn
nhất và chủ yếu trong độ tuổi lao động hay thường gọi là di cư lao động.

tế

“Di dân vừa là hệ quả vừa là nguyên nhân của sự phát triển”. Chính dòng di dân
từ nông thôn ra thành thị này đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển của các đô thị,

h

song bản thân nó cũng đã tạo ra nhiều hệ lụy mà đô thị phải gánh chịu như: thất

in

nghiệp, ách tắc giao thông, vấn đề nhà ở, vấn đề môi trường, an ninh xã hội, mỹ quan

quản lý đô thị.

cK


đô thị, …và đặt ra bài toán hóc búa cho các nhà hoạch định chính sách vĩ mô, các nhà

Di cư lao động làm thay đổi bộ mặt nông thôn nhưng cũng không thể không nói

họ

tác động tiêu cực của nó đối với khu vực này. Những lao động có trình độ, có sức khỏe
đều muốn rời khỏi quê hương bởi sức hấp dẫn về mọi mặt của đô thị. Việc thiếu nguồn

Đ
ại

nhân lực về số lượng lẫn chất lượng lại trở nên trầm trọng hơn và nữ hóa trong nông
nghiệp, già hóa trong nông thôn là điều đương nhiên. Lúc này khoảng cách nông thônthành thị đã xa lại càng xa hơn, và vấn đề đó vẫn là nỗi trăn trở của chính quyền địa
phương bấy lâu nay.

Do di cư tác động đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, nên vấn
đề di cư nhận được sự quan tâm của rất nhiều nhà khoa học, nhà quản lý,.... Tuy vậy,
do mục đích khác nhau nên công trình nghiên cứu của mỗi người cũng không giống
nhau. Và mục đích nghiên cứu của tôi là trong thời điểm hiện tại với xu hướng phát
triển chung thì hiện tượng di cư diễn ra như thế nào trên phạm vi của đất nước nói
chung và trên địa bàn xã Tào Sơn nói riêng. Chính vì vậy, tôi tập trung tìm hiểu : "
1


Thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn, huyện Anh
Sơn, tỉnh Nghệ An" làm khóa luận tốt nghiệp của mình. Qua đó tôi tham vọng nắm
được nguyên nhân cốt lõi và đưa ra ý kiến của mình về vấn đề này.
Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về di cư lao động

+ Phân tích, đánh giá thực trạng và nguyên nhân của hiện tượng di cư lao động
thấy được các tác động tích cực và tiêu cực của di cư lao động đến đời sống người dân

uế

xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
+ Đề xuất giải pháp hợp lí nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng

H

nông thôn xã Tào Sơn, huyện Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu

tế

+ Phương pháp điều tra chọn mẫu: Xã Tào Sơn gồm 12 thôn. Để đảm tính đại diện
của mẫu tôi chọn thôn 2 là thôn trung tâm kinh tế xã chủ yếu là đồng bằng, thôn 6 là thôn

h

cận kề trung tâm và thôn 12 là thôn cánh xa trung tâm nhất và cũng là kém phát triển nhất

in

. Qua 3 thôn đó tôi đã chọn ngẫu nhiên 41 hộ hay 60 lao động di cư ra khỏi địa bàn.

cK

+ Phương pháp thu thập số liệu: Gồm số liệu thứ cấp do UBND xã Tào Sơn cung
cấp và số liệu sơ cấp từ 60 lao động di cư sau khi điều tra phỏng vấn thực tế.

+ Phương pháp tổng hợp, phân tích số liệu: Trong đó có phân tổ thống kê theo

họ

các tiêu thức khác nhau của đề tài.
Đối tượng nghiên cứu

Đ
ại

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là điều tra các hộ có lao động di cư. Cụ thể là 60
lao động di cư của 41 hộ, trong 3 thôn trên địa bàn xã Tào Sơn.
Giới hạn nghiên cứu

+ Về măt nội dung: Thông qua các hộ gia đình có lao động di cư, tôi tập trung

nghiên cứu những lao động của xã di cư ra khỏi địa bàn để sinh sống, làm việc.
+ Về mặt không gian: Nghiên cứu trong phạm vi của địa bàn xã Tào Sơn, huyện
Anh Sơn, tỉnh Nghệ An.
+ Về mặt thời gian: Tình hình di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã
trong 3 năm 2008, 2009, 2010. Nghiên cứu thực trạng di cư lao động của năm 2010.
Điều tra, phỏng vấn, thu thập số liệu trong năm 2010.
2


Do nhiều nhân tố quyết định nên khóa luận chỉ nằm trong giới hạn nghiên cứu về
thực trạng di cư lao động từ nông thôn ra thành thị của xã Tào Sơn. Và cũng không thể
tránh khỏi sai sót vì thế mong thầy cô và các bạn thông cảm và góp ý giúp đề tài

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn.

3


PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Cơ sở khoa học
1.1.1. Cơ sở lí luận
1.1.1.1. Khái niệm lao động, việc làm, thu nhập
- Khái niệm lao động

uế


+ Lao động là hoạt động có mục đích của con người thông qua các công cụ lao
động tác động lên đối tượng lao động nhằm biến chúng thành của cải vật chất cấn thiết

H

cho nhu cầu của mình và xã hội.

+ Lao động là yếu tố đầu vào không thể thiếu được của mọi quá trình sản xuất, là

tế

quá trình con người sử dụng sức lao động hay năng lực lao động gồm toàn bộ thể lực
và trí lực của mình để phát động và đưa vào các tư liệu hoạt động lao động tạo ra sản

h

phẩm. Do vậy trong quá trình lao động, sức lao động là yếu tố tích cực và hoạt động

in

nhiều nhất, bởi sức lao động là một trong những nguồn lực khởi đầu của quá trình sản

cK

xuất (yếu tố đầu vào) để tạo ra sản phẩm hàng hóa.
Lực lượng lao động

+ Theo Tổng cục thống kê: “Lực lượng lao động hay dân số hoạt động kinh tế,


họ

bao gồm tất cả những người từ 15 tuổi trở lên có việc làm và những người thất nghiệp
trong thời gian quan sát”.

Đ
ại

+ Dân số không hoạt động kinh tế bao gồm toàn bộ những người từ 15 tuổi trở lên
không thuộc bộ phận có việc làm và không làm việc. Những người này không hoạt động
kinh tế vì các lí do: Đang đi học, đang làm công việc nội trợ cho bản thân hoặc gia đình,
tàn tật không có khả năng lao động, các lí do về sức khỏe hoặc tình trạng khác.
+ Lao động trong độ tuổi là những người trong độ tuổi lao động theo quy định
của Luật Lao động hiện hành có nghĩa vụ và quyền lợi đem sức lao động của mình ra
làm việc.
+ Lao động ngoài độ tuổi là những người chưa đến hoặc đã quá tuổi lao động
theo quy định của Luật Lao động hiện hành nhưng thực tế vẫn tham gia lao động.
- Việc làm và thu nhập
4


+ Việc làm
Theo điều 13, luật lao động thì : "Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập,
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là việc làm"
Theo quan niệm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) “ Người có việc làm là người
làm việc gì đó được trả tiền công, lợi nhận hoặc thanh toán bằng hiện vật hoặc tham
gia vào các hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm vì lợi ích hay vì thu nhập gia
đình không nhận được tiền công hay hiện vật.”

uế


Người có việc làm là những người đang làm việc trong thời gian quan sát và
những người trước đó có việc làm nhưng hiện đang nghỉ tạm thời vì các lí do như ốm

H

đau, đình công, nghỉ hè, nghỉ lễ, trong thời gian sắp xếp lại sản xuất, do thời tiết xấu,
máy móc hư hỏng,…

tế

Thất nghiệp là những người trong thời gian quan sát tuy không làm việc nhưng
đang tìm kiếm việc làm và sẵn sàng làm việc để tạo ra thu nhập bằng tiền hay hiện vật,

h

gồm cả những người chưa bao giờ làm việc. Thất nghiệp còn bao gồm cả những người

in

trong thời gian quan sát không có hoạt động tìm kiếm việc làm vì họ đã được bố trí

cK

một việc làm mới sau thời gian quan sát, những người đã buộc thôi việc không lương
có hoặc không có thời hạn hoặc những người không tích cực tìm kiếm việc làm vì họ
quan niệm rằng không thể tìm được việc làm.

họ


+ Thu nhập

Theo nghĩa rộng thu nhập gồm 2 bộ phận hợp thành: Thù lao cần thiết (tiền

Đ
ại

lương, tiền công, các khoản thu nhập mang bản chất tiền lương,…) và phần có được từ
thặng dư sản xuất (lợi nhuận).
Theo từ điển kinh tế thị trường thì “Thu nhập cá nhân là tổng số thu nhập đạt

được từ các nguồn thu khác nhau của cá nhân trong thời gian nhất định. Thu nhập cá
nhân từ nhiều nguồn thu khác nhau đều từ thu nhập quốc dân. Thu nhập là sự phân bố
thu nhập quốc dân đến từng người, bất kể người lao động có làm trong cơ quan và đơn
vị để làm ra sản phẩm vật chất hay dịch vụ hay không”.
Theo Robert.J.Gorden thì: “Thu nhập cá nhân là thu nhập mà các hộ gia đình
nhận được từ mọi người bao gồm các khoản làm ra và các khoản chuyển nhượng. Thu
nhập cá nhân khả dụng là thu nhập cá nhân trừ đi các khoản thu thuế cá nhân”. Thu
5


nhập của người lao động là số tiền mà họ nhận được từ các nguồn thu và họ được toàn
quyền sử dụng cho bản thân và gia đình.
1.1.1.2. Nông thôn, thành thị
- Khái niệm nông thôn
+ Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002: nông
thôn là khu vực dân cư tập trung chủ yếu làm nghề nông.
+ Tác giả Lê Cao Đoàn (2001) cũng đưa ra khái niệm về nông thôn như sau:

nông nghiệp và dân cư của nó là những người làm ruộng.


uế

Nông thôn là khái niệm dùng để chỉ một xã hội được tổ chức trên nền tảng sản xuất

H

+ Trong điều kiện hiện nay của Việt Nam, tác giả Vũ Đình Thắng và Hoàng Văn
Định (2002) đưa ra khái niệm: Nông thôn là vùng đất đai rộng lớn với một cộng đồng

tế

dân cư chủ yếu làm nông nghiệp, có mật độ dân cư thấp, cơ sở hạ tầng kém phát triển,

in

của dân cư thấp hơn thành thị.

h

có trình độ văn hóa, khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất hàng hóa thấp, và thu nhập

Các đặc trưng cơ bản của vùng nông thôn

cK

+ Ở vùng nông thôn, các cư dân sống chủ yếu là nông dân và làm nghề nông.
Đây là địa bàn hoạt động chủ yếu của nghành sản xuất vật chất nông, lâm, ngư nghiệp

họ


và các nghành nghề sản xuất kinh doanh, dịch vụ phi nông nghiệp.
+ Nông thôn thể hiện tính chất đa dạng về điều kiện tự nhiên và môi trường sinh thái.
+ Dân cư nông thôn có mối quan hệ họ tộc và gia đình khá chặt chẽ với những

Đ
ại

quy định cụ thể của từng họ tộc và gia đình.
+ Nông thôn là nơi lưu giữ và bảo tồn nhiều di sản văn hóa của quốc gia như các

phong tục tập quán cổ truyền về đời sống, lễ hội, các di tích lịch sử, danh lam thắng
cảnh,... Đây chính là nơi chứa đựng kho tàng văn hóa dân tộc, đồng thời là khu vực
giải trí, du lịch sinh thái phong phú và hấp dẫn đối với con người.
+ So với đô thị, nông thôn có cơ sở hạ tầng, có trình độ tiếp cận thị trường, trình
độ sản xuất hàng hóa thấp hơn. Nông thôn chịu sức hút của thành thị về nhiều mặt,
người dân nông thôn thường tìm cánh di chuyển vào các đô thị.
- Khái niệm thành thị

6


+ Theo Từ điển Bách khoa Xô Viết của nhà xuất bản Xô Viết năm 1986 cho
rằng, đô thị là khu vực dân cư làm các nghành nghề ngoài nông nghiệp.
+ Trong từ điển Tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học xuất bản năm 2002 định
nghĩa, đô thị là nơi dân cơ đông đúc, là trung tâm thương nghiệp và có thể cả công
nghiệp, thành phố hoặc thị trấn.
+ Ở Việt Nam, theo nghị định số 42/2009/NĐ-CP ngày 7/5/2009 của chính phủ về
phân loại đô thị và quản lý đô thị của Việt Nam tới 2020, Việt Nam có 6 loại đô thị: đô thị


uế

đặc biệt; đô thị loại I; đô thị loại II; đô thị loại III; đô thị loại IV; đô thị loại V. Hiện nay
đô thị Việt Nam mới có trên 27% trong tổng dân số, còn lại gần 73% dân số cả nước sinh

H

sống ở địa bàn nông nghiệp nông thôn, nhìn chung đời sống và việc làm cũng như thu
nhập còn bấp bênh do đó ở các nước đang phát triển nói chung và Việt Nam nói riêng

tế

đang có xu hướng di cư lao động từ nông thôn lên thành phố diễn ra khá phổ biến.

- Khái niệm di cư lao động

h

1.1.1.3. Di cư lao động

in

Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về vấn đề di cư lao động, dưới đây là

cK

một số quan điểm về di cư lao động:

+ Trong cuộc điều tra di cư Việt Nam năm 2004, người di cư được định nghĩa là
những người từ 15-59 tuổi di chuyển từ quận/huyện này sang quận/huyện khác trong vòng


họ

5 năm trước thời điểm điều tra, và đã cư trú trên địa bàn điều tra từ 1 tháng trở lên.
Một người di cư từ quận này sang quận khác trong nội thành phố trong khoảng

Đ
ại

thời gian 5 năm trước điều tra được xem là người không di cư. Những người từ 15-59
tuổi sống tại cùng quận/huyện trong ít nhất 5 năm trước điều tra được xem là người
không di cư.

+ Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009: Di cư là sự thay đổi nơi cư trú

của con người, từ đơn vị lãnh thổ này tới một lãnh thổ khác trong một khoảng thời gian
nhất định. Hay nói cách khác là thay đổi nơi cư trú trong một khoảng thời gian nào đó.
Một người được coi là người di cư, nếu nơi thường trú hiện nay và nơi thường trú
5 năm trước đó không cùng một đơn vị hành chính cấp xã. Xin lưu ý rằng, tại thời
điểm điều tra một người vẫn thực tế thường trú trong phạm vi của một đơn vị hành
chính cấp xã, có thay đổi tên gọi (từ xã thành phường hoặc thị trấn, và ngược lại) so
7


với 5 năm trước, không được coi là người di cư.
+ Theo ngân hàng phát triển Châu Á thì người di cư đi được định nghĩa là những
người vắng mặt ở hộ gia đình ít nhất 2 tháng liên tục trong vòng 3 năm qua.
+ Theo trung tâm nghiên cứu phụ nữ khái niệm di cư lao động được hiểu là: Sự
di chuyển một cách tự phát về địa lí từ tỉnh này sang tỉnh khác, thường là từ các vùng
nông thôn ra thành phố của những người lao động giản đơn, nhằm tìm kiếm cơ hội

việc làm, tăng thu nhập, gửi tiền về quê trợ giúp gia đình. Sự di chuyển này có thể kéo

uế

dài trong vòng nhiều năm, quanh năm, cũng có thể theo thời vụ (vài tháng, vài tuần).
+ Trong thực tế tùy vào mục đích và nguyên nhân của vấn đề mà chúng ta có thể

H

có những quan điểm khác nhau. Ở đề tài này thì di cư được định nghĩa là sự di chuyển
của con người vì một lí do nào đó từ nơi này đến nơi khác với một khoảng cách khá

tế

lớn. Sự di chuyển này có thể là theo thời vụ hoặc kéo dài quanh năm hoặc trong nhiều
năm. Theo Đặng Thu (1994) thì “ đối với cá nhân và gia đình, di cư là rời quê hương

in

mở rộng lãnh thổ từ địa bàn sẵn có”.

h

cũ đến quê hương mới, đối với dân tộc trong lịch sử là việc phát triển vùng sinh sống,

cK

+ Với hạn chế của mình nên trong đề tài, tôi chỉ nghiên cứu di cư lao động tự
phát từ nông thôn ra thành thị, từ nơi ít cơ hội đến nơi có cơ hội phát triển nhiều hơn.
Việc di dân tự phát từ nông thôn đến các thành phố ở Việt Nam xuất hiện từ sau


họ

những năm đổi mới, theo đó luồng di dân do Nhà nước tổ chức đã giảm dần và luồng
di dân tự do tăng lên, nhất là các luồng di dân theo hướng Bắc - Nam và nông thôn -

Đ
ại

thành thị, tới các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng và
Huế. Di cư lao động từ nông thôn - thành thị hay cũng chính là di chuyển lao động từ
nông nghiệp sang lĩnh vực phi nông nghiệp, là hướng quan trọng giúp phân bổ lại
nguồn lực giữa các ngành, các vùng, các thành phần kinh tế dưới sự tác động của các
quy luật kinh tế thị trường.
- Một số lý thuyết nghiên cứu về di dân
Các công trình nghiên cứu về vấn đề này đã xuất hiện từ rất lâu. Trong đó có lý
thuyết của Ravestein là một trong những lý thuyết về di dân sớm nhất trong trường
phái cổ điển, được đưa ra vào cuối thế kỉ XIX.
Lý thyết của Lewis: Lý thuyết này ra đời vào những năm 50 của thế kỉ XX. Lý
8


thuyết của Lewis ra đời trong bối cảnh các nước trong thế giới thứ 3 bước vào giai
đoạn công nghiệp hoá, dẫn đến sự bùng nổ của làn sóng di cư từ nông thôn ra các
thành phố công nghiệp và các đô thị.
Sau đó là Lý thuyết di cư của Lee: Trong cuốn sách: “ Một học thuyết chung về
di cư” (A general theory of migration, 1966), Lee đã tổng kết một số các yếu tố quyết
định đến việc di cư của người dân từ nông thôn ra thành thị. Ông chia thành hai nhóm
yếu tố: 1/ Nhóm yếu tố tiêu cực - nghèo đói, sự thiếu thốn các cơ hội kinh tế, thiếu đất,


uế

mức sống thấp ở quê nhà; 2/ Nhóm yếu tố tích cực - sự thịnh vượng, cơ hội, công việc
làm ăn, mức sống cao ở nơi đến… Trong hai nhóm yếu tố này, những yếu tố tiêu cực

H

tác động mạnh hơn buộc người ta phải rời nơi sinh sống của mình còn các yếu tố tích
cực phản ánh sự hấp dẫn của nơi đến.

tế

Đặc biệt, Lý thuyết của Todaro: Lý thuyết của ông nghiên cứu dòng người lao động
di chuyển từ nông thôn ra thành thị trong các nước đang phát triển vào thập kỉ 60-70.

h

Trong các công trình nghiên cứu của mình, ông chỉ ra giữa nông thôn và thành thị

in

luôn có những chênh lệch về tiền lương. Chính sự khác biệt này đóng vai trò thúc đẩy

cK

sự di cư. Để có thể tham gia vào thị trường lao động ở đô thị, người lao động chấp
nhận tất cả các công việc có thể làm được dù là nặng nhọc, ngắn hạn, không ổn định.
Những người di cư tiềm năng sẽ tính toán và tiếp tục di cư khi mà tiền lương của họ

họ


mong đợi ở thành thị vượt qua thu nhập cơ bản của nông nghiệp.
- Nghiên cứu của A.G.frenk và S.Amin: Hai ông đã nghiên cứu về hiện tượng

Đ
ại

dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị vào thập kỷ 70, 80 của thế kỉ XX ,
phân tích hiện tượng dịch chuyển lao động từ nông thôn ra thành thị trong sự vận động
của quá trình phát triển lịch sử xã hội. Theo hai ông, hiện tượng này không tồn tại một
cách độc lập, không xuất hiện một cách ngẫu nhiên mà sự tồn tại và xuất hiện của nó
chịu sự tác động của các yếu tố có tính vĩ mô như: môi trường sống, khả năng thu
nhập, các lực lượng chính trị xã hội…
Ở Châu Á, làn sóng di dân từ nông thôn ra thành thị khá mạnh mẽ và phổ biến.
Hiện tượng này được một số nhà nghiên cứu quan tâm đặc biệt là các công trình của
các nhà khoa học ấn Độ, Indonexia, Philipin như Mc Nicoll (1968), M.Narin (1971),
Riperfor(1979), Upelly (1983), L.Trager (1984) ), G.Standing (1985) và A. Rodenburg
9


(1994). Các nghiên cứu này đã xem việc di chuyển lao động theo thời vụ từ nông thôn
ra thành thị như một hiện tượng kinh tế - xã hội của những xã hội riêng biệt và sự tác
động của dịch chuyển xã hội đến sự thay đổi của gia đình.
- Phân loại di cư lao động
Theo độ dài thời gian cư trú
+ Di chuyển lâu dài: thay đổi nơi cư trú thường xuyên và nơi làm việc, với mục
đích định cư sinh sống lâu dài tại nơi mới. Phần lớn người di cư là tìm cơ hội làm việc

này thường không quay trở về sống tại quê hương cũ.


uế

mới, mức sống cao hơn, thoát ly khỏi nông nghiệp ở nông thôn,… Những đối tượng

H

+ Di chuyển tạm thời: khả năng quay về là chắc chắn. Những người này đi làm ăn
trong khoảng thời gian nào đó với hi vọng tích góp vốn trước khi về định cư tại quê hương.

tế

+ Di dân mùa vụ, di chuyển con lắc: di chuyển của cư dân nông thôn vào thành
phố trong thời kì những dịp nông nhàn như thời gian sau khi thu hoạch mùa màng,

in

Phân loại theo không gian:

h

hoặc trong điều kiện thiếu việc làm thường xuyên, việc làm có thu nhập.

cK

+ Di cư nội địa: Là sự di cư giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị trong
phạm vi của quốc gia. Theo tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009 gồm có
di cư giữa các xã; di cư giữa các huyện; di cư giữa các tỉnh; di cư giữa các vùng.

họ


+ Di cư quốc tế: Di cư quốc tế, loại hình di cư này rất đa dạng bao gồm: di cư
hợp pháp như xuất khẩu lao động; di cư bất hợp pháp; hiện tượng chảy máu chất xám

Đ
ại

đó là những người có trình độ cao sau thời gian du học nước ngoài họ ở lại đất nước
đó làm việc; cũng có thể là do chạy nạn hoặc bị bán qua biên giới…
Phân loại theo đặc trưng di cư:
+ Di cư có tổ chức: Hình thức di chuyển dân cư được thực hiện theo kế hoạch và

chương trình mục tiêu nhất định do Nhà nước, chính quyền các cấp vạch ra, chỉ đạo
thực hiện, với sự tham gia của các tổ chức đoàn thể xã hội.
* Ưu điểm
Làm giảm sức ép dân số, việc làm ở một số tỉnh đồng bằng vốn thiếu đất sản
xuất, thiếu việc làm. Là một trong số những giải pháp phân bố lao động.
Tận dụng các nguồn lực đất đai, phát triển vùng kinh tế mới, thúc đẩy tăng trưởng
10


kinh tế nông nghiệp, tạo nhiều mặt hàng xuất khẩu có giá trị.
Xây dựng vùng kinh tế mới, hình thành một hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ sản
xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân, như đường, điện, thủy lợi, trường học y tế.
Xây dựng vùng kinh tế mới ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, tăng cường khả
năng an ninh quốc phòng cho đất nước.
* Nhược điểm
Khai thác quá mức các nguồn tài nguyên thiên nhiên: tài nguyên đất, tài nguyên

uế


rừng, tài nguyên nước,... suy giảm môi trường sinh thái.
Vì đây là sự khuyến khích của nhà nước nên đối tượng di dân còn ỉ lại sự hỗ trợ

H

từ nhà nước, tạo ghánh nặng trong việc giải quyết chính sách.

+ Di cư tự phát: Mang tính cá nhân do bản thân người di cư hộ gia đình quyết

tế

định, không có và không phụ thuộc vào kế hoạch và sự hỗ trợ của Nhà nước và các
cấp chính quyền. Loại hình di dân này phản ánh tính năng động và vai trò độc lập của

h

cá nhân và gia đình trong việc giải quyết đời sống, tìm công ăn việc làm.

in

* Ưu điểm

Tạo việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người lao động di cư,

cK

giải quyết phần nào khó khăn trong kinh tế gia đình, từng bước đưa kinh tế nông thôn
đi lên. Giúp điều chỉnh sự chênh lệch thu nhập giữa nông thôn và thành thị, thu hẹp

họ


khoảng cách giàu nghèo, chất lượng cuộc sống giữa nông thôn và thành thị.
Đáp ứng nhu cầu về lao động ở các khu công nghiệp, khu chế xuất đảm bảo khu
vực này hoạt động và phát triển được. Từ đó góp phần phân bố lại lao động giữa vùng

Đ
ại

thiếu lao động và vùng dư thừa lao động.
Di cư góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giảm tỷ trọng nghành nông

nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ.
Ngoài ra, lao động di cư tiếp cận được dịch vụ tốt hơn, lối sống hiện đại, văn

minh cũng lan tỏa nhanh hơn.
* Nhược điểm
Di dân làm tăng dân số cơ học, tạo nên áp lực làm bùng nổ dân số ở các thành
phố lớn, vốn đã chật hẹp do quá trình tăng dân số tự nhiên. Từ đó kéo theo nhiều vấn
đề phức tạp khác : ô nhiễm môi trường, ách tắc giao thông, dịch bệnh, tệ nạn xã hội,...
Tăng tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị, gây khó khăn trong vấn đề giải quyết
11


việc làm ở khu vực này.
Làm thiếu hụt số lượng và chất lượng lao động ở khu vực nông thôn; dẫn đến
hiện tượng già hóa trong nông thôn, nữ hóa trong nông nghiệp ngày càng lan rộng.
Di cư lao động dẫn đến sự thiếu thốn tình cảm, rạn nứt hạnh phúc gia đình và vấn
đề giáo dục con cái.
Việc di cư tự phát trong những năm qua bên cạnh mặt tích cực thì nó cũng gây ra
không ít hệ lụy cho cả vùng di cư và vùng nhập cư. Chênh lệch về mọi mặt giữa 2


uế

vùng nông thôn-thành thị ngày càng lớn.
- Nguyên nhân của di cư lao động

H

Di dân đến thành phố thường chịu sự tác động của nhiều yếu tố kinh tế - xã hội
phức tạp, nhưng chủ yếu là do bị ảnh hưởng mạnh bởi lực hút nơi đến và lực đẩy nơi

tế

đi, sự điều tiết của thị trường lao động và sự điều tiết của nhà nước thông qua cơ chế,
chính sách:

h

Thứ nhất: Do lực hút nơi đến và lực đẩy nơi đi

in

Bản chất việc di dân đến thành phố là sự dịch chuyển từ vùng, ngành ít cơ hội

cK

phát triển đến vùng hoặc ngành có cơ hội phát triển tốt hơn, nhất là cơ hội việc làm và
thu nhập. Nơi nào có nhiều cơ hội phát triển, lưc hút ở đó mạnh sẽ tác động mạnh vào
hành vi dịch chuyển của lao động. Nơi nào có cơ hội phát triển ít, phải đối mặt với


họ

nhiều khó khăn, thách thức, thì lực đẩy tạo ra sức ép dịch chuyển lao động càng lớn.
+ Lực hút nơi đến ngày càng mạnh: Ở khu vực thành thị và ngành nghề phi nông

Đ
ại

nghiệp ngày càng phát triển, cơ hội việc làm với thu nhập cao và mức sống khu vực
thành thị cao hơn nhiều so với khu vực nông thôn. Đối với Việt Nam, đang trong giai
đoạn đầu của công nghiệp hóa với xuất phát trình độ đô thị hoá thấp, quá trình đô thị
hoá, công nghiệp hoá diễn ra với quy mô và tốc độ nhanh, nhất là phát triển các khu
công nghiệp, khu chế xuất, nhu cầu lao động công nghiệp và dịch vụ tăng nhanh, trong
khi lao động tại chỗ không đáp ứng kịp, tạo cơ hội và làm tăng thêm sức hút lao động
nông thôn. Hơn nữa, lao động thành thị có xu hướng nhằm vào những công việc đòi
hỏi lao động qua đào tạo ở trình độ cao, lao động trí tuệ với thu nhập cao, nên một số
nghề, công việc đòi hỏi lao động ở trình độ thấp, nghề nặng nhọc, không hấp dẫn,
được chuyển giao cho lao động nông thôn tạo thêm lực hút lao động nông thôn di

12


chuyển đến thành thị tìm việc làm.
+ Lực đẩy nơi đi ngày càng tăng: khu vực nông thôn và ngành nông nghiệp do
trình độ phát triển thấp, việc làm với năng suất và thu nhập thấp, tạo nên động cơ và
sức ép chuyển dịch lao động nông thôn - thành thị. Những năm gần đây, lực đẩy ở
nông thôn đối với lao động nông nghiệp vốn rất mạnh lại càng mạnh thêm khi người
nông dân bị mất đất do chuyển đổi mục đích sử dụng cho phát triển các khu công
nghiệp, khu đô thị và xây dựng kết cấu hạ tầng KT-XH. Mà đất đai lại là tư liệu sản


uế

xuất chủ yếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, khi đó sức ép về
việc làm càng lớn, hàng triệu nông dân bị mất việc làm trong nông nghiệp.

H

Thứ hai: Sự điều tiết của thị trường lao động

Thị trường lao động ở Việt Nam tuy còn non trẻ nhưng phải tuân thủ các quy luật

tế

khách quan của thị trường chung, thể hiện: Người lao động được tự do lựa chọn việc
làm, lựa chọn nơi làm việc, tự do di chuyển để tìm việc làm, không bị rào cản về mặt

h

hành chính và không gian lãnh thổ; Người sử dụng lao động được tự chủ trong việc

in

tuyển lao động theo nhu cầu của mình; quyền tự quyết định, tự định đoạt và tự chịu
trách nhiệm của các bên quan hệ lao động trong thỏa thuận, thương lượng; Giá cả lao

cK

động (tiền lương, tiền công) do thị trường lao động quyết định và tự điều tiết quan hệ
cung cầu lao động. Với cơ chế hoạt động như vậy, thị trường lao động có vai trò rất lớn


họ

trong điều tiết quan hệ cung cầu lao động, phân bố hợp lý nguồn nhân lực, là yếu tố
quan trong thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ nơi thừa đến nơi thiếu lao động.
Đối với nước ta lao động dư thừa tiềm tàng chủ yếu vẫn ở khu vực nông thôn, do

Đ
ại

đó khi đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp, phát triển các doanh nghiệp sản xuất và
dịch vụ, thì theo quy luật của thị trường lao động, nguồn cung lao động cho công nghiệp
và dịch vụ chủ yếu là lao động từ nông thôn. Lao động nông thôn sẽ chuyển dịch đến
thành thị hoặc chuyển dịch sang làm ngành nghề phi nông nghiệp tại chỗ ở nông thôn.
Thứ ba: Điều tiết của Nhà nước thông qua các cơ chế chính sách
Nhà nước ban hành hệ thống chính sách kinh tế vĩ mô hướng vào thúc đẩy phát
triển kinh tế đất nước trên cơ sở đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hoá.
Qua đó tạo ra nhu cầu rất lớn về lao động tạo sức hút hấp dẫn lao động di cư tới thành
phố. Các chính sách khác như:
Chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và vốn đầu tư trực tiếp từ nước
13


ngoài (FDI); chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp, nhất là doanh
nghiệp nhỏ và vừa ngoài quốc doanh; tín dụng và thuế; chính sách khuyến khích
phát triển ngành nghề nông thôn; chính sách phát triển nguồn nhân lực thông qua
giáo dục, đào tạo và dạy nghề là các chính sách vĩ mô tác động vào tăng trưởng
kinh tế, tạo nhiều việc làm và tăng tổng cầu lao động phi nông nghiệp để tạo nhu
cầu thúc đẩy thu hút lao động tới đô thị.
Theo T.S Đặng Nguyên Anh, viện khoa học xã hội Việt Nam nhận định tại hội


uế

thảo, nguyên nhân chính của di cư là sự khác biệt về mức sống giữa nông thôn và
thành thị. Cả nước có hơn 8000 xã thì có 1700 xã thuộc diện rất nghèo, 600 xã chưa có

H

đường ra thị tứ và hàng nghìn thôn bản vẫn chưa biết ánh sáng điện. Thu nhập tính
trên đầu người ở nông thôn vẫn chỉ bằng 1/5 thành phố. Đại bộ phận người dân nông

tế

thôn sống bằng nghề nông, nhưng hiệu quả sản xuất nông nghiệp thấp, việc tiêu thụ
nông sản gặp nhiều khó khăn như giá đầu ra thấp trong khi giá đầu vào thì vẫn liên tục

h

tăng. Bên cạnh đó sản xuất nông nghiệp lại phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên:

in

thiên tai, lũ lụt, hạn hán, gió bão. Từ những yếu tố đó mà làm cho đời sống và thu nhập

cK

của người nông dân gặp nhiều khó khăn.
1.1.2. Cơ sở thực tiễn

1.1.2.1. Tình hình di cư lao động chung trên cả nước


họ

Sau thời kì đổi mới (năm 1986) thì nền kinh tế chuyển từ bao cấp sang kinh tế thị
trường, CNH-HĐH diễn ra mạnh mẽ cùng với nó là quá trình đô thị hóa. Việc phát

Đ
ại

triển nhưng lại không đồng đều giữa các vùng dẫn đến sự chêch lệch mọi mặt đặc biệt
là giữa nông thôn và thành thị, giữa vùng có ít cơ hội phát triển và vùng có cơ hội phát
triển hơn. Vừa là tiền đề, vừa là hậu quả của quá trình đô thị hóa ồ ạt này là hiện tượng
di chuyển dân cư. Thực tế cho thấy lượng người đổ xô về thành phố ngày càng một
nhiều thêm và sẽ không dừng lại nếu vẫn chưa có chính sách phát triển nông thôn thỏa
đáng. Để chứng minh cho điều này ta có nguồn số liệu từ các cuộc điều tra biến động
dân số và kế hoạch hóa gia đình năm 1/4/2008, 1/4/2010 như sau.
Bức tranh tổng thể về mức độ và luồng di cư giữa các vùng kinh tế xã hội trong
cả nước. Tính từ 1/4/2007 đến 31/3/2008 cả nước có tới 356533 người di cư ra khỏi
vùng, tương đương 4,2‰ tổng dân số. Trong 6 vùng của cả nước thì chỉ có Đông Nam
14


Bộ là vùng nhập cư thuần, 5 vùng còn lại là xuất cư thuần, cao nhất là đồng bằng sông
Cửu Long với 3,16 ‰ tương đương với số người xuất cư thuần là 55338 người. Thấp
nhất là Trung Du miền núi Phía Bắc 0.6‰ (6501 người).
Vào thời điểm trước 1/4/2010 đã có 2 vùng nhập cư thuần (số người nhập cư lớn
hơn số người xuất cư), 4 vùng còn lại là xuất cư thuần (số người nhập cư ít hơn số
người xuất cư). Đông Nam Bộ vẫn là nơi thu hút dân cư. Đông Nam Bộ trong đó có
TP Hồ Chí Minh và Bình Dương, nơi đến hấp dẫn của lao động cả nước.

uế


Cũng cần lưu ý rằng trong luồng di cư có thể có một lượng không nhỏ là những
người di cư với mục đích để học tập, nâng cao trình độ tay nghề chứ không phải tất cả

H

đều là những lao động đi tìm việc làm.

Số người di cư trong 12 tháng trước 1/4/2010 của cả nước là 574877 người

tế

tương đương là 6,6‰ tổng dân số. Ở đây có thêm ĐBS.Hồng là vùng nhập cư thuần
với 9027 người nhập cư thuần chiếm 0,5‰ tổng dân số. Với 359902 người nhập cư tới

h

vùng Đông Nam Bộ chiếm tới 24,8 ‰ tổng dân số. Qua đây thấy rõ đây là vùng có

in

kinh tế phát triển, tập trung các khu công nghiệp, khu chế xuất. Vì thế tạo ra được

cK

nhiều cơ hội việc làm thu hút lao động từ mọi miền hội tụ tại đây.
Các khu còn lại là vùng xuất cư thuần, trong đó: Trung du và miền Núi Phía
Bắc với nhập cư 26181người nhưng xuất cư là 69406 người. Bắc Trung Bộ và

họ


duyên hải miền Trung có xuất cư thuần là 107078 người, tương đương 5,7‰ tổng
dân số. Vùng Tây Nguyên có số người xuất cư nhiều hơn số người nhập cư là 1727

Đ
ại

người. Còn vùng có số lượng xuất cư lớn nhất là ĐBS. Cửu Long với 145839 người
xuất cư thuần (8,4‰).

15


Bảng 1: Tình hình nhập cư, xuất cư, di cư thuần giữa các vùng trên cả nước trong 12 tháng trước 1/4/2008, 2010
Tỷ suất di cư

Tỷ suất di cư

trong 12 tháng

trong 12 tháng

trong 12 tháng

trong 12 tháng

trước 1/4/2008

trước 1/4/2010


trước 1/4/2008

trước 1/4/2010

Xuất cư

Di cư
thuần

Nhập


Xuất cư

Tỷ

Tỷ

Tỷ

Tỷ

suất
nhập

suất
di

suất
di cư


suất
nhập





thuần









0

4,2

4,2

H

Nhập


uế


Số người di cư

Di cư
thuần

tế

Vùng

Số người di cư

suất
di cư

di cư
thuần







0

6,6

6,6


0

SL

SL

(người)

(người)

(người)

(người)

356533

356533

0

574877

24099

30600

-6501

26181


69406

-43224

2,2

2,8

-0,6

2,3

6,2

-3,9

49539

60742

-11203

68435

59409

9027

2,5


3,1

-0,6

3,5

3,0

0,5

51535

89029

Tây Nguyên

24516

Đông Nam Bộ

178592

ĐBS.CLong

28252

M.Trung

in
574877


cK

họ

BTB & DH

(người)

-37494

59659

166648

-107078

2,6

4,5

-1,9

3,1

8,8

-5,7

31802


-7286

29845

31573

-1727

4,9

6,4

-1,5

5,7

6,1

-0,3

60770

117822

359902

71060

288842


14,2

4,8

9,4

24,8

4,9

19,9

-55338

30943

176782

-145839

1,6

4,8

-3,2

1,8

10,2


-8,4

ại

ĐBS. Hồng

(người)

Đ

P.Bắc

h

SL

TD & MN

SL

Tỷ suất

SL
Toàn quốc

SL

Tỷ


83590

(Nguồn: Điều tra biến động dân số-PCFPC 1/4/2008, 2009, 2010)

16


1.1.2.2. Xu hướng di cư lao động chung trên cả nước
* Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một chủ
trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quá trình này tất yếu làm tăng tỷ trọng lao động
trong các ngành công nghiệp, xây dựng và dịch vụ, và làm giảm tỷ trọng lao động
nông nghiệp.
Bảng 2: Quy mô và cơ cấu lao động phân theo ngành của Việt Nam qua các

Khu vực

SL

kinh tế

(nghìn
người)

2008
Tỷ
trọng

SL


2009
Tỷ
trọng

SL

2009/2007

Tỷ
trọng

H

2007

uế

năm(2007, 2008, 2009)

%

(%)

45208

100

46460,8

100


47743,6

100

2535,6

105,60

N-L-T

24369,4

53,91

24447

52,68

24788,5

51,92

419,1

101,72

CN-XD

9032,3


19,98

9677,8

20,83

10284

21,54

1251,7

113,85

DV

11806,3

26,12

12335,3

26,55

12671,1

26,54

864,8


107,32

tế

h

in

cK

Tổng số

(%)

(nghìn
người)

+/-

(nghìn
người)

(%)

Nguồn: http://Kilobooks

Nông-lâm-thủy sản: Nhìn chung nông - lâm - thủy sản vẫn là ngành giải quyết

họ


việc làm nhiều nhất luôn chiếm trên 50% tổng lao động. Do xu hướng phát triển chung
và chủ trương của Nhà nước nên tỷ trọng lao động của ngành này sẽ giảm trong những

Đ
ại

năm gần đây. Cụ thể: giảm từ 53,91% năm 2007 xuống 51,92% năm 2009, tuy tổng số
lao động vẫn tăng lên 2535,6 nghìn lao động.
Công nghiệp – xây dựng: Bên cạnh sự giảm xuống tỷ trọng Nông-lâm- thủy sản

là sự tăng tỷ trọng của ngành Công nghiệp – xây dựng và Dịch vụ. Năm 2009 ngành
công nghiệp – xây dựng tạo được việc làm cho 10284 lao động( 21,54%), tăng 13,85%
so với năm 2007. Còn lao động của Dịch vụ cũng tăng từ 26,12% trong tổng số lao
động cả nước năm 2007 lên 26,54 % của năm 2009.
* Di cư từ nông thôn tới thành thị:
Di cư từ nông thôn ra thành thị từ nơi có thu nhập thấp tới nơi có thu nhập cao.
Do cuộc sống khó khăn, con người luôn mơ ước có cuộc sống tốt đẹp hơn vì thế đô thị

17


×