Tải bản đầy đủ (.pdf) (84 trang)

Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn mỹ thủy, xã hải an, huyện hải lăng, tỉnh quảng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (737.34 KB, 84 trang )

AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T VAè PHAẽT TRIỉN
..... .....

u

KHOẽA LUN TT NGHIP AI HOĩC

h

cK

in

h

t

H

PHN TấCH THNG TIN THậ TRặèNG I
VẽI
HOAT ĩNG SAN XUT SAN PHỉM TM
THE CHN TRếNG CUA CAẽC Hĩ NUI TM
THN MYẻ THUY, XAẻ HAI AN, HUYN
HAI LNG, TẩNH QUANG TRậ


i


VOẻ THậ QUC MYẻ

Khoùa hoỹc 2007 - 2011


AI HOĩC HU
TRặèNG AI HOĩC KINH T
KHOA KINH T VAè PHAẽT TRIỉN
..... .....

u

KHOẽA LUN TT NGHIP AI
HOĩC

h

cK

in

h

t

H

PHN TấCH THNG TIN THậ TRặèNG I
VẽI
HOAT ĩNG SAN XUT SAN PHỉM TM

THE CHN TRếNG CUA CAẽC Hĩ NUI TM
THN MYẻ THUY, XAẻ HAI AN, HUYN
HAI LNG, TẩNH QUANG TRậ


i

Sinh viờn thc hin:
Vế TH QUC M
Lp: K41 Kinh doanh nụng nghip
Niờn khúa: 2007-2011

Ngi hng dn khoa hc:
Th.S NGUYN THANH TUN

Huóỳ, thaùng 5 nm 2011


Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

Tôi xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến
tất cả các đơn vị, các cá nhân đã tạo điều kiện
giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.
Đầu tiên, tôi xin chân thành cảm ơn Th.S Nguyễn
Thanh Tuấn người đã tận tình chỉ bảo và hướng
dẫn cho tôi trong suốt thời gian hoàn thành khóa
luận.
Xin cám ơn các các bộ ở phòng nông nghiệp và
phát triển nông thôn và các hộ nuôi tôm thẻ chân
trắng ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện
Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị đã nhiệt tình cung cấp
thông tin cũng như kinh nghiệm quý báu.
Cám ơn các thầy cô giáo trường đại học Kinh
Tế Huế đã dày công dạy dỗ, truyền đạt cho tôi
những kiến thức trong suốt thời gian học tập tại
trường.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn tới gia đình, bạn bè
đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt bốn năm học và
đặt biệt trong quá trình thực tập vừa qua.
Xin chân thành cám ơn.
Huế, tháng 5, năm 2011.
Sinh viên thực hiện.
Võ Thị Quốc Mỹ

I



MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn....................................................................................................................... I
Mục lục ........................................................................................................................... II
Danh mục các chữ viết tắt .............................................................................................VI
Danh mục các sơ đồ, đồ thị, hình ảnh ......................................................................... VII
Danh mục bảng...........................................................................................................VIII

uế

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU ........................................................................................ IX
Phần I: ĐẶ T VẤN ĐỀ..................................................................................................1

H

1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu .....................................................2

tế

1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài ....................................................................2

h

1.3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.................................................3

in


1.3.1. Phương pháp nghiên cứu................................................................................3

cK

1.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên thị trường.................3
1.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia của người dân .......3
1.3.1.3. Phân tích SWOT......................................................................................4

họ

1.3.1.4. Phương pháp phân tích tài chính .............................................................4
1.3.1.5. Phương pháp chuyên gia .........................................................................5
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................5

Đ
ại

1.3.2.1. Phạm vi nội dung.....................................................................................5
1.3.2.2. Phạm vi không gian .................................................................................5
1.3.2.3. Phạm vi thời gian.....................................................................................5

Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................6
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ...........................................6
1.1. Cơ sở lý luận về thông tin thị trường trong sản xuất nông nghiệp .......................6
1.1.1. Những khái niệm cơ bản trong thị trường nông sản ......................................6
1.1.1.1. Khái niệm thị trường ...............................................................................6
1.1.1.2. Cung và cầu .............................................................................................7
1.1.1.2.1. Cung..................................................................................................7
II



1.1.1.2.2. Cầu ....................................................................................................7
1.1.1.2.3. Mối liên hệ giữa cung, cầu và giá.....................................................8
1.1.2. Bản chất của thông tin thị trường...................................................................8
1.1.2.1. Khái niệm thông tin thị trường ................................................................8
1.1.2.2. Vai trò của thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất của doanh
nghiệp nông nghiệp ..............................................................................................9
1.1.3. Đặc điểm chính của thị trường nông nghiệp................................................11

uế

1.1.3.1. Giao động giá ngắn hạn.........................................................................11
1.1.3.2. Tính mùa vụ của giá ..............................................................................11

H

1.1.3.3. Sự giao động giá qua các năm cao ........................................................12
1.1.3.4. Rủi ro cao ..............................................................................................13

tế

1.1.3.5. Chi phí marketing cao ...........................................................................13
1.1.3.6. Thông tin không đầy đủ.........................................................................14

h

1.1.3.7. Canh tranh cao.......................................................................................14

in


1.1.3.8. Độ co dãn của cung theo giá thấp..........................................................15
1.1.3.9. Độ co dãn của cầu theo giá cao .............................................................15

cK

1.2. Cơ sở thực tiễn ...............................................................................................16
1.2.1. Khái quát tình hình nuôi tôm thẻ trên cát trong nước và ở địa bàn

họ

nghiên cứu .............................................................................................................16
1.2.1.1. Khái quát tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng trong nước. .....................16
1.2.1.2. Khái quát tình hình nuôi tôm thẻ chân trắng ở Quảng Trị ....................16

Đ
ại

1.2.2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu.......................................................................17
1.2.2.1. Đặc điểm tự nhiên .................................................................................17
1.2.2.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................17
1.2.2.1.2. Địa chất - địa hình...........................................................................17
1.2.2.1.3. Điều kiện khí hậu............................................................................17

1.3. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật của nghề nuôi tôm thẻ trên cát .................................18
1.3.1. Đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng ..................................................18
1.3.1.1. Phân loại-phân bố ..................................................................................18
1.3.1.2. Hình thái cấu tạo....................................................................................18
1.3.1.3. Đặc điểm sinh trưởng, dinh dưỡng........................................................18
III



1.3.1.4. Đặc điểm sinh sản..................................................................................19
1.3.2. Quy trình kỹ thuật nuôi tôm thẻ chân trắng trên vùng cát của các hộ nuôi
tôm ở thôn Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.........................................19
1.3.2.1. Chuẩn bị ao nuôi....................................................................................19
1.3.2.1.1. Nạo vét đáy .....................................................................................19
1.3.2.1.2. Bón vôi và phơi đáy ao ...................................................................20
1.3.2.1.3. Xử lý nước ......................................................................................20

uế

1.3.2.1.4. Gây màu nước.................................................................................20
1.3.2.2. Chọn và thả tôm giống ..........................................................................21

H

1.3.2.3. Quản lý thức ăn .....................................................................................21
1.3.2.4. Quản lý màu nước .................................................................................25

tế

1.3.2.5. Phòng ngừa dịch bệnh ...........................................................................25
1.3.2.6. Thu hoạch ..............................................................................................26

h

1.3.2.7. Hồ sơ ghi chép và quản lý .....................................................................27

in


Chương 2. PHÂN TÍCH THÔNG TIN THỊ TRƯỜNG ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
TÔM THẺ CHÂN TRẮNG CỦA CÁC HỘ NUÔI TÔM Ở THÔN MỸ THỦY,

cK

XÃ HẢI AN, HUYỆN HẢI LĂNG, TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................28
2.1. Đặc điểm các hộ nghiên cứu...............................................................................28

họ

2.1.1. Đất đai, diện tích mặt nước ..........................................................................28
2.1.2. Lao động và nhân khẩu ................................................................................28
2.1.3 Nguồn vốn .....................................................................................................29

Đ
ại

2.1.4. Đầu tư xây dựng cơ bản và phương tiện dụng cụ nuôi tôm.........................30
2.1.5. Tình hình nuôi tôm của hộ năm 2010 ..........................................................31
2.1.5.1. Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm.....................................................31
2.1.5.2. Kết quả nuôi tôm của các hộ nghiên cứu ..............................................32

2.2. Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ
chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng,
Tỉnh Quảng Trị ..........................................................................................................34
2.2.1. Các yếu tố đầu vào trong sản xuất tôm ........................................................35
2.2.1.1. Giống .....................................................................................................35
2.2.1.2. Thức ăn ..................................................................................................37
IV



2.2.1.3. Một số vật tư khác .................................................................................38
2.2.2. Phân tích xu thế giá ......................................................................................38
2.2.2.1. Tìm hiểu xu thế giá tôm thẻ chân trắng trong quá khứ .........................39
2.2.2.2. Xu thế giá tôm thẻ chân trắng trong năm 2011 .....................................43
2.2.3. Phân tích chuổi cung ứng.............................................................................44
2.2.3.1. Sơ đồ chuổi cung ứng tôm thẻ chân trắng của thôn Mỹ Thủy ..............44
2.2.4. Phân tích SWOT hoạt động sản xuất kinh doanh sản phẩm tôm thẻ chân

uế

trắng của các hộ nghiên cứu...................................................................................48
2.2.4.1. Điểm mạnh(Strengths) ..........................................................................48

H

3.2.1.2. Điểm yếu (Weaknesses) ........................................................................49
3.2.1.3. Cơ hội (Opportunities) ..........................................................................50

tế

3.2.1.4. Thách thức (Threats) .............................................................................51
Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ............................................................53

h

3.1. Định hướng .........................................................................................................53

in


3.1.1. Định hướng của bộ NN&PTNT ...................................................................53
3.1.2. Định hướng của tỉnh Quảng Trị ...................................................................53

cK

3.2. Giải pháp.............................................................................................................54
3.2.1. Giải pháp dựa trên ưu thế (mạnh) để tận dụng các cơ hội ...........................54

họ

3.2.2. Giải pháp vượt qua các điểm yếu để tận dụng cơ hội ..................................54
3.2.3. Giải pháp dựa trên ưu thế (mạnh) để tránh các nguy cơ ..............................55
3.2.4. Giải pháp vượt qua (hoặc hạn chế) các điểm yếu để tránh các nguy cơ......55

Đ
ại

Phần III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................57
1. Kết luận..................................................................................................................57
2. Kiến nghị................................................................................................................58
2.1. Đối với Nhà nước ...............................................................................................58
2.2. Đối với tỉnh Quảng Trị .......................................................................................59
2.3. Đối với hộ nuôi tôm ........................................................................................60
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

V



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÍ HIỆU
:

Nhập khẩu

XK

:

Xuất khẩu

TTCT

:

Tôm thẻ chân trắng

NN- PTNT

:

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Tr.đ

:

Triệu đồng

Đ

ại

họ

cK

in

h

tế

H

uế

NK

VI


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ, HÌNH ẢNH

Sơ đồ
Sơ đồ 2.1. Chuỗi cung tôm tại thôn Mỹ Thủy...............................................................45

Biểu đồ

uế


Biểu đồ 2.1. Giá thu mua tôm thẻ loại 90 – 100 con/kg (VNĐ/Kg) ............................40

H

Hình

Hình 1.1: Tính mùa vụ của giá ......................................................................................12

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế

Hình 1.2. Tôm thẻ chân trắng giống..............................................................................19

VII


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Lịch cho ăn 30 ngày đầu, áp dụng cho 100.000 tôm, mật độ 150con/m2 .....22
Bảng 1.2. Lịch cho ăn sau 30 ngày tuổi ........................................................................24
Bảng 2.1. Đầu tư phương tiện dụng cụ nuôi tôm bình quân 1 hộ .................................30

Bảng 2.2. Nguồn vốn của hộ nuôi tôm..........................................................................29
Bảng 2.3. Chi phí đầu tư các đầu vào nuôi tôm theo vụ tính bình quân trên một ha ....32

uế

Bảng 2.4. Diện tích, năng suất, sản lượng nuôi tôm của các hộ điều tra năm 2010 .....33

H

Bảng 2.5. Phân phối lợi nhuận của các hộ nuôi tôm .................................................... 33
Bảng 2.6. Thông tin về một số nguồn cung cấp giống tôm thẻ trong huyện, tỉnh và

tế

các tỉnh khác ..................................................................................................................36
Bảng 2.7. Giá thu mua tôm thẻ cỡ 90-100 con/kg tại địa phương ...............................39

h

Bảng 2.8. Tình hình tiêu thụ tôm của các hộ nghiên cứu..............................................44

in

Bảng 2.9. Thông tin về một số tư thương mua tôm trong huyện, tỉnh và các tỉnh

Đ
ại

họ


cK

khác................................................................................................................................46

VIII


TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
Họ và tên sinh viên: Võ Thị Quốc Mỹ
Niên khóa: 2007- 2011
Người hướng dẫn khoa học: Th.S Nguyễn Thanh Tuấn
Tên đề tài: Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm
tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải

uế

Lăng, Tỉnh Quảng Trị.

H

1. Tính cấp thiết của đề tài.

tế

Mô hình nuôi tôm thẻ trên cát ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng
(Quảng Trị) đã tận dụng được diện tích đất cát bỏ hoang, góp phần cải thiện cuộc sống

h

cho người dân, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo. Vấn đề chính mà các hộ nông dân đang và sẽ


in

đầu tư nuôi tôm rất quan tâm lo lắng đó là họ có ít kiến thức và hiểu biết về vật tư đầu
vào và thị trường đầu ra; thiếu thông tin về cung, cầu và giá cả. Điều này hạn chế khả

lượng giá của họ.

cK

năng tiếp cận những cơ hội có lợi, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và thương

họ

Trong bối cảnh này, người dân muốn đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ thì việc tìm
hiểu thông tin về xu thế cung cầu, giá tôm thẻ, vật tư đầu vào và thị trường đầu ra là
một tất yếu. Để hỗ trợ người nuôi tôm phát triển hoạt động đầu tư sản xuất tôm thành

Đ
ại

công, tôi chọn đề tài "Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất
sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An,
huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị”

2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên thị trường
- Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia của người dân.
- Phân tích SWOT.
- Phương pháp phân tích tài chính.

- Phương pháp chuyên gia.
IX


3. Kết quả nghiên cứu
- Góp phần cung cấp cơ sở về thông tin thị trường trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp.
- Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ
chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh
Quảng Trị.
- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu đồng thời thấy được các cơ hội và

uế

thách thức tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi tôm thẻ trên cát nói
chung và các hộ nuôi tôm thẻ trên cát ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng,

H

Tỉnh Quảng Trị

- Tìm giải pháp giúp các hộ nuôi tôm phát triển nuôi tôm thẻ nuôi tôm thẻ trên

Đ
ại

họ

cK


in

h

tế

cát bền vững và phù hợp với nhu cầu thị trường.

X


Phần I: ĐẶ T VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội
chủ nghĩa, thuật ngữ thông tin thị trường đang ngày càng sử dụng phổ biến trong lĩnh
vực sản xuất kinh doanh. Quá trình hội nhập của nền kinh tế nước ta với khu vực và
thế giới đang tạo ra cho người nông dân những cơ hội và thách thức mới. Trong bối

uế

cảnh đó, để các nông hộ có thu nhập cao hơn từ chính đồng ruộng hay trang trại của
mình, họ cần xác định được các cản trở, khó khăn phải vượt qua trong môi trường

H

kinh doanh sản phẩm của họ. Nói cánh khác, các nông hộ phải nắm bắt thông tin thị
trường, không chỉ tập trung vào thúc đẩy sản xuất (cung) như truyền thống mà cần

tế


quan tâm tới các nhu cầu của thị trường (cầu) và từ đó tạo mối liên kết với thị

trường với chi phi thấp.

h

trường, thúc đẩy các kỹ thuật và phương thức sản xuất phù hợp có thể đáp ứng thị

in

Thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng (Quảng Trị) là một vùng cát miền

cK

biển, trước đây diện tích đất hầu hết bỏ không, số ít trồng rau khoai chỉ để ăn trong gia
đình, người dân chủ yếu sống bằng nghề khai thác biển ven bờ nên đời sống rất khó
khăn. Hai năm vừa qua, nhờ áp dụng mô hình nuôi tôm thẻ trên cát đã góp phần cải

họ

thiện cuộc sống cho người dân, giảm tỉ lệ hộ đói nghèo. Tuy sản phẩm tôm thẻ chân
trắng hiện đang tiêu thụ thuận lợi nhưng với sự phát triển quá rầm rộ phong trào nuôi

Đ
ại

tôm trên cát và môi trường kinh doanh của sản phẩm tôm thẻ chân trắng đầy biến
động, khiến việc đầu tư nuôi tôm thẻ trên cát tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Khi các yếu tố
đầu vào như công lao động, con giống, thức ăn, phân bón có giá ngày càng cao và đã
xác định, số lượng thả xuống có thật nhưng giá sản phẩm tôm đầu ra khó xác định do

còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ. Vấn đề chính mà các hộ nông dân đang và sẽ
đầu tư nuôi tôm rất quan tâm lo lắng đó là họ có ít kiến thức và hiểu biết về vật tư đầu
vào và thị trường đầu ra; thiếu thông tin về cung, cầu và giá cả. Điều này hạn chế khả
năng tiếp cận những cơ hội có lợi, đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và thương
lượng giá của họ.

1


Trong bối cảnh này, người dân muốn đầu tư phát triển nuôi tôm thẻ thì việc tìm
hiểu thông tin về xu thế cung cầu, giá tôm thẻ, vật tư đầu vào và thị trường đầu ra là
một tất yếu. Để hỗ trợ người nuôi tôm phát triển hoạt động đầu tư sản xuất tôm thành
công, tôi chọn đề tài "Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản
phẩm tôm thẻ chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện
Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị” để viết khóa luận tốt nghiệp cử nhân kinh tế, khoa kinh
tế phát triển, chuyên ngành quản trị kinh doanh nông nghiệp. Đề tài này có thể làm tài

1.2. Mục tiêu nghiên cứu và đối tượng nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu nghiên cứu

H

trường thay đổi nhanh chóng.

uế

liệu tham khảo cho hộ nuôi tôm để có quyết định sản xuất phù hợp, thích ứng với thị

tế


- Góp phần cung cấp cơ sở về thông tin thị trường trong hoạt động sản xuất
nông nghiệp.

h

- Phân tích thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ

in

chân trắng của các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh

cK

Quảng Trị.

- Xác định được các điểm mạnh, điểm yếu đồng thời thấy được các cơ hội và
thách thức tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các hộ nuôi tôm thẻ trên cát nói

họ

chung và các hộ nuôi tôm thẻ trên cát ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng,
Tỉnh Quảng Trị

Đ
ại

- Tìm giải pháp giúp các hộ nuôi tôm phát triển nuôi tôm thẻ nuôi tôm thẻ trên
cát bền vững và phù hợp với nhu cầu thị trường.
1.2.2. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Trên địa bàn của thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị có


hơn 150 hộ gia đình, do diện tích đất và vốn ít nên 2 đến 3 hộ gia đình cùng góp đất lại
5 đến 6 sào (2500m2 đến 3000m2) để làm hồ nuôi tôm, rất ít hộ có khả năng nuôi một
mình và diện tích đất còn lại do dân nơi khác đến thuê đất để nuôi. Nhờ sự giúp đỡ
nhiệt tình của một số chủ hồ tại đây, tôi đã thu thập được thông tin của 50 hộ nuôi tôm,
số còn lại do hạn chế về thời gian, hộ ở xa không tiếp cận được và một số hộ không
hợp tác.
2


1.3. Phương pháp nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phương pháp nghiên cứu
1.3.1.1. Phương pháp thu thập thông tin từ các thành viên thị trường
Phỏng vấn bằng bảng hỏi và phỏng vấn bán cấu trúc xung quanh một số vấn đề
hoặc chủ đề cụ thể là phương pháp thu thập thông tin phù hợp. Phỏng vấn bán cấu đôi
khi trở thành cuộc thảo luận và trao đổi không chính thức và cho phép thu thập thông
tin một cách linh hoạt và nhanh chóng.

uế

Quan sát trực tiếp cũng là một phương pháp thu thập thông tin quan trọng và sử
dụng cùng với phỏng vấn bán cấu trúc. Có thể biết được rất nhiều thông tin định tính

H

thông qua quan sát.

- Nông dân

- Các cán bộ khuyến nông


- Sách báo.

cK

- Tạp chí, bản tin

in

- Các nhà nghiên cứu thị trường.

h

- Thương nhân và chủ cơ sở chế biến.

tế

Những nguồn cung cấp thông tin thị trường chủ yếu là:

- Truyền thanh và truyền hình.

họ

- Internet.

1.3.1.2. Phương pháp nghiên cứu nông thôn có sự tham gia của người dân

Đ
ại


Phương pháp được thực hiện không chỉ bởi những người bên ngoài mà còn
được thực hiện bởi chính người dân trong cộng đồng. Người dân tham gia sẽ đóng vai
trò quyết định trong việc nêu ra, phân tích các vấn đề và tìm ra giải pháp phù hợp để
giải quyết vấn đề đó. Đặc biệt phương pháp này nhằm giải quyết những vấn đề xuất
phát từ nhu cầu của người dân trong việc phát triên cộng đồng.
Sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên không lặp với kích thước
mẫu là 50 hộ nuôi tôm theo mô hình nuôi tôm thẻ trên cát.
Dựa vào các tài liệu đã được công bố của địa phương và qua số liệu điều tra thu
thập từ các hộ qua bảng điều tra với những nội dung chủ yếu như: năng lực sản xuất
của hộ; kết quả sản xuất kinh doanh; vấn đề vật tư đầu vào, chuổi cung ứng, xu thế giá,
3


những thuận lợi, khó khăn... mà các hộ nuôi tôm gặp phải được sử dụng để phân tích
thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất sản phẩm tôm thẻ chân trắng của các
hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, Tỉnh Quảng Trị sản phẩm
tôm thẻ chân trắng.
1.3.1.3. Phân tích SWOT
Phân tích SWOT có thể hiểu các điểm mạnh, điểm yếu của các hoạt động kinh
doanh nông nghiệp tại một khu vực cụ thể cũng như các cơ hội và thách thức người

uế

dân có thể gặp phải. Từ đó, giúp người chủ nông hộ đưa ra các quyết định-chiến lược
trong lĩnh vực sản xuất và marketing.

H

Những câu hỏi thường dùng để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội và đe dọa:
(1) Điểm mạnh:


tế

- Hộ làm tốt được cái gì?
- Các nguồn lực hộ có là gì?

h

- Những điểm gì của hộ được người khác coi là điểm mạnh?

in

(2) Điểm yếu:

cK

- Hộ có thể cải thiện được những gì?
- Những điều hộ làm chưa tốt?
- Hộ nên tránh những gì?

họ

(3) Cơ hội:

- Những điểm mạnh của hộ có tạo ra cơ hội gì không?

Đ
ại

- Có thể tận dụng các cơ hội mới để khắc phục các khó khăn hiện tại không?

- Có xu thế nào tạo ra các cơ hội tốt không?
(4) Thách thức:
- Các điểm yếu của hộ có tạo ra mối đe dọa nào không?
- Các xu thế công nghệ, cung, cầu và chính sách có đe dọa tới sức canh tranh
của hộ ở địa phương không?
1.3.1.4. Phương pháp phân tích tài chính
Trong quá trình kinh doanh chúng ta thường gặp các trường hợp khác nhau có
thể xảy ra như: cùng một nguồn lực nếu đầu tư vào các kế hoạch kinh doanh khác
nhau sẻ cho các lợi ích khác nhau hoặc lượng nguồn lực khác nhau nếu đầu tư vào kế
4


hoạch kinh doanh khác nhau sẻ cho lợi ích khác nhau. Do dó để sử dụng hiệu quả đồng
vốn đầu tư cần phải tiến hành phân tích tài chính của kế hoạch kinh doanh.
Phân tích tài chính của kế hoạch kinh doanh là xác định hiệu quả tài chính của
kế hoạch kinh doanh, xác định mức đầu tư và kết quả thu được cho chủ đầu tư. Nó chỉ
rõ mức độ hiệu quả tài chính, độ hấp đẫn để thu hút đầu tư.
Các chỉ tiêu cơ bản của phân tích tài chính là:
(1) Thời gian hòa vốn là thời gian tính từ khi đầu tư vào kinh doanh đến khi thu

thu từ kinh doanh cho đế khi khoản thu bằng vốn đầu tư.

H

(2) Tính lợi nhuận gộp.

uế

đủ vốn đầu tư ban đầu. Thời gian hoan vốn được tính bằng cách cộng dồn các khoản


Lợi nhuận gộp (doanh thu – chi phí sản xuất) là thước đo lợi nhuận của một hồ

tế

nuôi tôm. Tính lợi nhuận gộp cho các sản phẩm hoặc các phương thức canh tác khác

1.3.1.5. Phương pháp chuyên gia

h

nhau cho phép nông dân đưa ra các quyết định sản xuất và sản xuất như thế nào.

in

Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã trao đổi, tham khảo ý kiến của các

cK

giáo viên, hộ nuôi tôm, các thành viên chuỗi cung ứng có liên quan, hiểu về vấn đề
nghiên cứu, nhằm bổ sung, hoàn thiện nội dung.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu

họ

1.3.2.1. Phạm vi nội dung

Đề tài đi sâu tìm hiểu và phân tích thông tin về vật tư đầu vào, xu thế cung cầu,

Đ
ại


giá của sản phẩm tôm thẻ, chuổi cung tôm và thuận lợi khó khăn của các hộ nuôi tôm
ở thôn.

1.3.2.2. Phạm vi không gian
Các hộ nuôi tôm ở thôn Mỹ Thủy, xã Hải An, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

1.3.2.3. Phạm vi thời gian
Đề tài bắt đầu tiến hành từ ngày 10/01/2011 đến ngày 20/04/2011. Số liệu được
thu thập và phân tích chủ yếu là năm 2010.

5


Phần II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận về thông tin thị trường trong sản xuất nông nghiệp
1.1.1. Những khái niệm cơ bản trong thị trường nông sản
1.1.1.1. Khái niệm thị trường
Cho đến nay, có nhiều khái niệm khác nhau về “thị trường” nói chung và “thị

uế

trường nông nghiệp” nói riêng.

Theo GS. TS. Trần Minh Đạo: “Thị trường bao gồm tất cả những khách hàng

trao đổi để thỏa mãn nhu cầu và mong muốn đó”.

H


tiềm ẩn cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể, sẵn sàng và có khả năng tham gia

tế

Theo Philip Kotler: “thị trường là tập hợp những người mua hiện thực và tiềm

h

năng đối với một sản phẩm”.

in

Hiểu theo nghĩa hẹp, “thị trường là nơi diễn ra không ngừng các hoạt động mua
bán hàng hóa và dịch vụ giữa người sản xuất và người tiêu dùng thông qua quan hệ

cK

hàng hóa- tiền tệ’’. Trong nông nghiệp, chợ là nơi người mua và người bán trao đổi
hàng hóa, nên theo định nghĩa này chợ cũng là thị trường.
Hiểu theo nghĩa rộng, thị trường là biểu hiện của quá trình mà trong đó thể hiện

họ

các quyết định của người tiêu dùng về hàng hóa, dịch vụ cũng như các quyết định của
các doanh nghiệp về số lượng, chất lượng, mẫu mã của hàng hóa. Đó là những mối

Đ
ại


quan hệ giữa tổng số cung và tổng số cầu với cơ cấu cung và cầu của từng loại hàng
hóa cụ thể.

Từ những khái niệm trên về thị trường, ta có thể hiểu một cách đơn giản nhất,

thị trường chính là nơi mà người mua và người bán tự tìm đến với nhau qua trao đổi,
thăm dò, tiếp xúc để nhận lấy lời giải đáp mà mỗi bên cần biết:
Đối với nhà sản xuất họ cần biết:
- Phải sản xuất loại hàng hóa gì, số lượng là bao nhiêu?
- Phải sản xuất hàng hóa đó như thế nào?
- Sản xuất hàng hóa đó cho ai sử dụng?
Đối với người tiêu dùng họ cần biết:
6


- Ai sẽ đáp ứng được nhu cầu của mình và đáp ứng ở đâu?
- Nhu cầu được thõa mãn đến mức độ nào?
- Khả năng thanh toán ra sao?
1.1.1.2. Cung và cầu
1.1.1.2.1. Cung
Cung là số lượng mà người sản xuất và các trung gian thị trường sẵn sàng và có
thể cung cấp.

uế

Nguồn cung của mặt hàng nông sản có xu hướng dễ thay đổi hơn cầu của sản
phẩm đó vì quá trình sản xuất bị các điều kiện tự nhiên chi phối. Dưới đây là một số

H


yếu tố chính ảnh hưởng tới nguồn cung của các sản phẩm nông nghiệp:

- Thời tiết: Điều kiện thời tiết thuận lợi cho thu hoạch tốt vì vậy ảnh hưởng tích

tế

cực đến cung trong khi hạn hán và lũ lụt có hiệu ứng ngược lại. Sâu bệnh cũng có tác
động tiêu cực đối với năng suất và nguồn cung.

h

- Chi phí sản xuất: Chi phí sản xuất của một mặt hàng cụ thể tăng khiến nông

in

dân chuyển sang các mặt hàng khác có lãi cao hơn. Chi phí sản xuất giảm sẽ có hiệu

cK

ứng ngược lại.

- Giá: Nông dân có xu hướng mở rộng nguồn cung khi giá tăng và giảm nguồn
cung khi giá hạ. Đối với các sản phẩm có thể dự trữ được như ngũ cốc, họ có thể tăng

họ

nguồn cung ngay lập tức bằng cách giảm tiêu thụ trong gia đình và xuất hàng khỏi
kho dự trữ. Đầu tư vào sản xuất là một phản ứng phổ biến khác nhưng cần thời gian.

Đ

ại

- Hạ tầng vận chuyển: Cải tiến hạ tầng vận chuyển có thể giúp thu hẹp khoảng
cách giữa các khu vực cụ thể và cho phép sản xuất các sản phẩm nông nghiệp mới để
bán ở thị trường thành thị.
- Giá của các sản phẩm cạnh tranh thay đổi.
- Thay đổi công nghệ sản xuất.
- Chính sách của nhà nước…
1.1.1.2.2. Cầu
Cầu là lượng của một sản phẩm hoặc dịch vụ cụ thể mà người mua sẵn lòng và
có khả năng mua ở các mức giá khác nhau.

7


Cầu không tĩnh mà thay đổi thường xuyên. Dưới đây là một số nguyên nhân
phổ biến gây ra sự thay đổi của cầu:
- Giá: Nếu giá tăng, cầu sẽ có xu hướng giảm và nếu giá giảm, cầu sẽ có xu
hướng tăng.
- Thu nhập: Khi thu nhập thực của người tiêu dùng tăng, sức mua của họ và cầu
sẽ tăng. Khi thu thập giảm, điều ngược lại sẽ xảy ra.
- Sở thích của người tiêu dù ng: Cầu là biểu hiện cho sở thích của người tiêu

uế

dùng. Sở thích của người tiêu dùng có thể thay đổi cùng với thay đổi về thu nhập, trình
độ học vấn, cách tiếp cận với phong cách sống hiện đại và quảng cáo.

H


- Các sản phẩm cạnh tranh hoặc thay thế: Cầu của một sản phẩm sẽ giảm khi
các sản phẩm thay thế trở nên sẵn có hoặc rẻ hơn. Cầu sẽ tăng lên khi các sản phẩm

tế

thay thế đó khan hiếm và/hoặc đắt hơn

- Chất lượng: Người tiêu dùng thường nhạy cảm với chất lượng của các sản

in

lượng giảm sẽ có hiệu ứng ngược lại.

h

phẩm nông nghiệp. Những cải tiến về chất lượng có thể khiến cầu tăng trong khi chất

cK

1.1.1.2.3. Mối liên hệ giữa cung, cầu và giá
Giá chủ yếu do cung và cầu quyết định. Giá có thể dao động đáng kể, thậm chí
trong một ngày. Nếu có một lượng hàng lớn đột ngột cung ứng cho thị trường (trường

họ

hợp điển hình trong vụ thu hoạch), giá sẽ giảm. Khi thiếu cung trên thị trường (như khi
mất mùa) giá sẽ tăng. Vào dịp lễ tết, nhu cầu thực phẩm tăng khiến giá của nhiều sản

Đ
ại


phẩm nông nghiệp cũng tăng.

Hiểu biết về diễn biến cung và cầu là rất cần thiết để nắm bắt sự dao động giá

ngắn hạn, theo mùa vụ và xu thế giá dài hạn. Những hiểu biết đó có thể giúp nông dân
dự đoán sự thay đổi giá trong tương lai từ đó để người dân quyết định sản xuất cái gì
và khi nào bán ra thị trường.
1.1.2. Bản chất của thông tin thị trường
1.1.2.1. Khái niệm thông tin thị trường
Theo Ngô Thị Kim Yến: “Thông tin thị trường là tất cả các thông tin về mua và
bán các sản phẩm và dịch vụ. Thông tin thị trường không chỉ là thông tin về giá cả và

8


số lượng mà còn bao gồm cả các thông tin liên quan đến thị trường đầu ra và đầu vào
của sản phẩm”.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, thông tin thị trường nông nghiệp là thông tin về
cầu và cung của nông sản, vật tư đầu vào và các dịch vụ có liên quan.
Một số ví dụ về thông tin thị trường nông nghiệp:
- Vật tư đầu vào: địa điểm và địa chỉ liên hệ của người cung cấp vật tư, loại và
chất lượng của các loại vật tư, giá của các loại vật tư khác nhau.

trưởng và xu thế của cầu, tính mùa vụ của cầu.

uế

- Cầu: kích thước cầu ở địa phương, trong khu vực và trong nước, mức độ tăng


H

- Người mua: địa điểm và địa chỉ liên hệ, yêu cầu về số lượng,các yêu cầu về
chất lượng, các yêu cầu về đóng gói, tính mùa vụ của cầu, giá mua, các điều khoản

tế

thanh toán, các dịch vụ hỗ trợ đi kèm (vật tư, tín dụng, v.v…).
- Giá: giá mua vào tại các thị trường khác nhau, giá của các sản phẩm có chất

h

lượng và thuộc các loại khác nhau, tính mùa vụ của giá, sự dao động giá giữa các vụ,

in

xu thế giá.

cK

- Cạnh tranh: các khu vực cung cấp chính, chất lượng sản phẩm từ các khu
vực khác nhau, tính mùa vụ của nguồn cung từ những khu vực cung cấp khác nhau,
nhập khẩu.

họ

- Các chi phí marketing: chi phí vận chuyển, phí chợ, các phí không chính thức,
các loại phí khác.

Đ

ại

1.1.2.2. Vai trò của thông tin thị trường đối với hoạt động sản xuất của doanh nghiệp
nông nghiệp

Nông dân thường tự quyết định phương thức hoạt động sản xuất và marketing

cho riêng mình. Thông tin thị trường có thể giúp họ chọn lựa hoạt động nào là phù hợp
trong suốt quá trình sản xuất, từ lập kế hoạch sản xuất cho đến khi bán sản phẩm.
- Nông dân nên sản xuất cái gì và bao nhiêu? Thông tin về chi phí sản xuất và
giá rất cần thiết trong tính toán lợi nhuận tiềm năng của mỗi hướng lựa chọn sản phẩm
để từ đó nông dân có thể quyết định nên sản xuất cái gì. Những hiểu biết về sự thay
đổi giá trung hạn sẽ rất hữu ích, đặc biệt là cho các loại cây trồng lâu năm.

9


Quyết định sản xuất cái gì và bao nhiêu sẽ thay đổi tuỳ theo từng khu vực khác
nhau và thậm chí ở các nông hộ khác nhau trong cùng một khu vực, phụ thuộc vào
điều kiện đất đai, lao động, vốn, và khả năng chịu rủi ro. Điều quan trọng là các nông
hộ phải tập trung vào sản xuất cái gì mà họ có thể làm tốt để nâng cao khả năng cạnh
tranh. Do vâỵ hiểu được mức độ cạnh tranh giữa những người nông dân và các khu
vực khác nhau là rất quan trọng.
- Nông dân có nên canh tác trái vụ không? Điều này phải tuỳ thuộc vào lợi

uế

nhuận thu được từ canh tác trái vụ. Nông dân chỉ có thể trả lời câu hỏi này khi họ biết
được dao động giá theo mùa và các chi phí cho canh tác trái vụ. Họ cũng phải biết


H

được liệu họ có thể mua được các loại vật tư cần thiết trong thời kỳ trái vụ không.
- Nông dân nên trồng những giống cây nào? Thông tin về năng suất, yêu cầu kỹ

tế

thuật của các loại giống khác nhau, nguồn và giá của mỗi loại có thể giúp nông dân trả

cây trồng khác nhau cũng rất cần thiết.

h

lời được câu hỏi này. Những hiểu biết về nhu cầu hiện tại và tương lai về các giống

in

- Nông dân nên áp dụng hình thức sau thu hoạch nào? Trả lời được câu hỏi này

cK

đòi hỏi phải có thông tin về nhu cầu của người mua. Nông dân cũng cần phải biết liệu
mức giá chênh lệch từ việc áp dụng các phương thức sau thu hoạch có bù đắp được các
chi phí đi kèm không? Hay liệu nông dân có thể tăng thu nhập bằng cách dành thời

họ

gian và nguồn lực cho các hoạt động khác không?
Bán sản phẩm ở đâu? Sản phẩm bán ra trên các thị trường hay địa điểm khác


Đ
ại

nhau sẽ có mức giá khác nhau, nhưng mỗi một lựa chọn đều có rủi ro và phải chịu một
chi phí marketing riêng. Liệu nông dân có nên bán sản phẩm của mình với một lượng
nhỏ cho những khu vực xa xôi hay không? Nếu muốn phân phối sản phẩm cho những
khu vực vùng xa thì nông dân cần phải liên kết lại thành từng nhóm.
- Nên bán sản phẩm cho ai? Câu trả lời tuỳ thuộc vào yêu cầu về số lượng và
chất lượng sản phẩm của người mua, mức giá họ trả, các điều khoản họ cung cấp và
các chi phí khi cung cấp hàng cho họ. Nếu không có những thông tin cần thiết trên,
chắc chắn nông dân sẽ bán hàng của họ cho những người thu gom ở địa phương bởi đó
là cách dễ dàng và thuận tiện nhất.

10


- Nông dân nên thương lượng như thế nào với người mua? Thông tin về mức
giá hiện thời ở địa phương và các khu vực lân cận có thể giúp nông dân trong việc
quyết định nên chấp nhận mức giá người mua đưa ra hay
1.1.3. Đặc điểm chính của thị trường nông nghiệp
Nông nghiệp là một ngành sản xuất có nhiều đặc điểm khác biệt so với nhiều
ngành sản xuất khác. Những nét đặc thù của sản xuất và tiêu dùng sản phẩm nông
nghiệp tạo nên những đặc điểm riêng của thị trường nông nghiệp. Theo các tài liệu

uế

kinh tế nông nghiệp và dự án hỗ trợ phổ cập và đào tạo (2006), những đặc điểm chính
của thị trường nông nghiệp là:

H


1.1.3.1. Giao động giá ngắn hạn

Giá của các mặt hàng nông sản có thể thay đổi đáng kể trong một tháng, một

tế

tuần hay thậm chí trong chỉ một ngày. Biến động về giá thường đi kèm với những thay
đổi về cung và cầu.

h

Giá của các sản phẩm dễ thối hỏng dễ bị dao động nhất do nông dân không thể dự

in

trữ được các sản phẩm này trong một thời gian dài. Nếu một lượng lớn hàng tươi sống

cK

hoặc hàng tồn kho được bán ra khiến hàng hóa tràn ngập thị trường, giá sẽ giảm xuống.
Sự biến động về giá trong ngắn hạn khiến nông dân khó đoán trước giá bán cho
các sản phẩm của họ. Liệu giá bán có được như tuần trước hoặc tháng trước không?

họ

Hay là sẽ cao hơn? Trong trường hợp nào thì nên bán trong ngày với giá thấp và trong
trường hợp nào thì nên đợi thêm một vài tuần rồi mới bán? Liệu có nên tận dụng lúc

Đ

ại

giá tăng lên đột ngột nhưng chắc chắn sẽ không ổn định?
Thường xuyên tham khảo thông tin từ các thương nhân và nhà chế biến có thể

giúp nông dân trả lời các câu hỏi này và giúp họ quyết định khi nào nên bán sản phẩm.
Nhằm khắc phục với sự giao động giá ngắn hạn, người dân phải hiểu những lý do gây
ra hiện tượng này.
1.1.3.2. Tính mùa vụ của giá
Giá của nhiều mặt hàng nông sản thường tuân theo một chu kỳ mùa vụ rõ ràng
như được minh hoạ trong hình 1.1. Đó là vì nguồn cung chỉ tập trung vào một thời
điểm nhất định trong năm. Vào vụ thu hoạch, nguồn cung trên thị trường nhiều khiến
giá giảm xuống. Khi vụ thu hoạch kết thúc, nguồn cung ít dần và giá lại tăng lên.
11


Giá

Số lượng

Giá

Giữa vụ thu
hoạch

Cuối vụ thu
hoạch

Thời gian


tế

Đầu vụ thu
hoạch

H

uế

Cung

h

Hình 1.1: Tính mùa vụ của giá

in

Tuy nhiên, giá của các sản phẩm có nguồn cung ổn định trong năm thường

cK

không thay đổi nhiều. Dưới đây là bốn yếu tố quan trọng có tác dụng ổn định nguồn
cung và giá trong năm:

- Vụ thu hoạch kéo dài hoặc đa vụ;

họ

- Lịch thu hoạch đa dạng trên cả nước;
- Nhập khẩu từ các nước khác trong thời kỳ trái vụ; và


Đ
ại

- Dữ trữ trong kho.

1.1.3.3. Sự giao động giá qua các năm cao
Một đặc trưng phổ biến khác của thị trường nông nghiệp là giá có thể biến động

khá nhiều từ năm này qua năm khác như được minh hoạ trong sơ đồ 1.2. Sự dao động
giá này phản ánh sự thay đổi về cung và cầu. Nguồn cung có thể biến động lớn do sản
xuất nông nghiệp bị chi phối bởi thời tiết, thiên tai, hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh.
Phản ứng của nông dân đối với sự biến động về giá có thể khiến thị trường bất
ổn định hơn. Nông dân thường có xu hướng mở rộng diện tích sản xuất và gia tăng
thâm canh khi giá tăng lên dẫn tới quá nhiều cung và giá giảm xuống. Nói cách khác,
một năm có giá cao thường tiếp theo bởi một năm có giá thấp. Ngược lại, nếu giá thấp,
12


nông dân lại phản ứng bằng cách giảm diện tích canh tác và đầu vào cho sản xuất. Sự
giao động giá qua các năm cao có thể là nguồn rủi ro cho nông dân. Vì thế người dân
cần nắm bắt được các thông tin về xu thế cung cầau, dự báo sự gia tăng hay sụt giảm
về giá và tránh hiện tượng phản ứng quá mức đối với mức giá cao hay thấp.
1.1.3.4. Rủi ro cao
Marketing trong nông nghiệp là một hoạt động đầy rủi ro. Nguyên nhân chính
là sự dao động về giá trong ngắn hạn và trung hạn. Người sản xuất nhận thấy rằng giá

uế

thị trường tại thời điểm thu hoạch khiến họ không đủ bù đắp chi phí sản xuất hoặc thấp

hơn so với dự đoán của họ trong khi thương nhân không thể bán được hàng trong kho

H

để tạo lợi nhuận. Tiếp cận thông tin thị trường tốt có thể hạn chế nhưng không thể loại
bỏ được những rủi ro trên.

tế

Một rủi ro khác là sản phẩm của nông dân và thương nhân có thể bị từ chối
hoặc bán giảm giá do chất lượng thấp. Sản phẩm có chất lượng kém ngay từ khi xuất

h

khỏi nông trại, bị hỏng hoặc giảm chất lượng qua quá trình vận chuyển, bốc dỡ hoặc

in

lưu kho. Mối mọt, dập nát hoặc thối là những hình thức thất thoát phổ biến. Đôi khi,

cK

sản phẩm do nông dân bán ra thường lẫn cát, sỏi hoặc các tạp chất khác. Đây là một
rủi ro cho các thương nhân. Tuy nhiên, nông dân thường không nhận ra rằng chỉ cần
một lần người mua mua phải hàng chất lượng kém hoặc bị đánh lừa họ sẽ không mua

họ

hàng từ khu vực đó nữa hoặc chỉ trả giá thấp hơn so với mức giá họ sẵn sàng trả.
Để giảm bớt những rủi ro, người nông dân nên tăng cường hiểu biết về thông


Đ
ại

tin thị trường, nhu cầu của khách hàng, đặc tính sản phẩm và giá cả phù hợp và phát
triển mối liên kết tốt với người mua. Ngoài ra, họ nên cung cấp thông tin tới khách
hàng tiềm năng về số lượng, chất lượng và giá bán sản phẩm của mình.
1.1.3.5. Chi phí marketing cao
Mức giá mà người sử dụng và người tiêu dùng cuối cùng phải trả thường cao
hơn rất nhiều so với giá nông dân bán ra khiến nhiều người cho rằng thương nhân
kiếm quá nhiều lợi nhuận và bóc lột người sản xuất, mặc dù những kết luận như thế
này hầu như không dựa trên cơ sở số liệu nào về lợi nhuận của các tác nhân trong
chuỗi cung ứng.

13


×