Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy con heo vàng tại nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.66 KB, 82 trang )

ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

tế

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN

h

PHẨM CỦA NHÀ MÁY CON HEO VÀNG TẠI

Đ
ại

họ

cK

in

NGHỆ AN

NGUYỄN MẠNH HÙNG


KHÓA HỌC: 2007 - 2011


ĐẠI HỌC HUẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN


H

uế

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

tế

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN

h

PHẨM CỦA NHÀ MÁY CON HEO VÀNG TẠI

cK

in

NGHỆ AN

Giáo viên hướng dẫn


Nguyễn Mạnh Hùng

Th.S Nguyễn Lê Hiệp

họ

Sinh viên thực hiện:

Đ
ại

Lớp: K41 KDNN
Niên khóa: 2007 – 2011

Huế, 05/ 2011

2


Lời Cảm Ơn

Đ
ại

họ

cK

in


h

tế

H

uế

Để có thể hoàn thành Khóa luận
Tốt Nghiệp: “Phân tích tình hình tiêu thụ
sản phẩm của nhà máy Con Heo Vàng
tại Nghệ An”
Trước hết, cho em được gửi lời cảm
ơn đến Nhà máy Con Heo Vàng tại
Nghệ An đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành tốt đề tài này.
Em xin chân thành cảm ơn ThS.
Nguyễn Lê Hiệp, người đã trực tiếp
hướng dẫn và tận tình chỉ bảo, động
viên em trong suốt thời gian qua.
Do giới hạn về mặt thời gian, kiến
thức và kinh nghiệm thực tế nên trong
quá trình thực hiện chuyên đề không
tránh khỏi những thiếu sót. Em mong
nhận được sự góp ý của Quý thầy cô
cùng các anh chò trong nhà máy Con Heo
Vàng tại Nghệ An
Xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 05 năm
2011

Sinh viên thực hiện
Nguyễn Mạnh Hùng

3


MỤC LỤC
PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ ...............................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................12
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................................13
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .............................................................................13
4. Phương pháp nghiên cứu ...........................................................................................13

uế

PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU......................................................................14
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......................14

H

1.1. Cơ sở lý luận...........................................................................................................14
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ .................................14

tế

1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiêp...........................14

h

1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm...................................16


in

1.1.2. Nội dung của tiêu thụ ..........................................................................................16
1.1.3. Các kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp .......................................................18

cK

1.1.3.1. Kênh trực tiếp ...................................................................................................18
1.1.3.2. Kênh phân phối gián tiếp..................................................................................19
1.1.3.3. Kênh phân phối hỗn hợp ..................................................................................19

họ

1.1.4. Các chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ...............................................................20
1.1.4.1. Chính sách sản phẩm ........................................................................................20

Đ
ại

1.1.4.2. Chính sách giá cả..............................................................................................20
1.1.4.3. Chính sách phân phối .......................................................................................21
1.1.4.4. Chính sách cổ động ..........................................................................................21
1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích ..........................................................................................22
1.2.Cơ sở thực tiễn.........................................................................................................23
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CON HEO
VÀNG TẠI NGHỆ AN QUA 3 NĂM 2008-2010......................................................26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển của nhà máy.....................................................26
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................................26
2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của nhà máy..................................................................27


4


2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của nhà máy......................................................28
2.1.4. Các nguồn lực của công ty .................................................................................21
2.1.4.1. Tình hình lao động của công ty ........................................................................21
2.1.4.2. Tình hình nguồn vốn của công ty ....................................................................22
2.1.4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả SXKD qua 3 năm 2008-2010........................25
2.2. Đặc điểm hàng hóa kinh doanh và phương thức thanh toán ..................................28
2.2.1. Đặc điểm hàng hóa kinh doanh ..........................................................................28

uế

2.2.2. Đặc điểm về phương thức thanh toán của nhà máy ............................................29
2.3. Phân tích môi trường kinh doanh của công ty.......................................................29

H

2.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô .................................................................................30
2.3.2. Phân tích môi trường vi mô .................................................................................31

tế

2.4. Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Con Heo Vàng Nghệ An qua 3
năm 2008-2010 ..............................................................................................................33

h

2.4.1 Tình hình tiêu thụ theo chủng loại sản phẩm của nhà máy qua 3 năm ........................33


in

2.4.1.1. Khối lượng tiêu thụ sản phẩm chính của nhà máy qua 3 năm .........................33

cK

2.4.1.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua 3 năm 2008-2010..................36
2.4.2. Tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy qua các kênh phân phối trong 3 năm
2008-2010 ......................................................................................................................39

họ

2.4.2.1. Kênh phân phối sản phẩm ...............................................................................39
2.4.2.2. Công tác tổ chức tiêu thụ sản phẩm của nhà máy ............................................40

Đ
ại

2.4.2.3. Tình hình tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối ......................................41
2.4.2.3.1. Số lượng sản phẩm tiêu thụ qua các kênh phân phối ....................................41
2.4.2.3.2. Doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các kênh phân phối ..................................44
2.4.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo địa bàn ............................................................46
2.5. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả tiêu thụ của nhà máy qua 3 năm
2008-2010 ......................................................................................................................49
2.5.1. Xét biến động doanh số tiêu thụ của các năm của nhà máy...............................49
2.5.2. Ảnh hưởng của các yếu tố tới lợi nhuận tiêu thụ ...............................................50
2.6. Một số chính sách tiêu thụ mà nhà máy đang sử dụng..........................................53
2.6.1. Chính sách giá cả.................................................................................................53


5


2.6.2. Chính sách sản phẩm ...........................................................................................53
2.6.3. Chính sách phân phối ..........................................................................................54
2.6.4. Chính sách khuếch trương, quảng cáo.................................................................55
2.6.5. Chính sách đảm bảo lợi ích các đại lý .................................................................56
2.6.6. Đảm bảo lợi ích người chăn nuôi ........................................................................56
2.6.7. Tổ chức hội thảo các cấp .....................................................................................57
2.7. Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh doanh của nhà máy qua 3 năm........58

uế

2.7.1. Kết quả kinh doanh của nhà máy qua 3 năm.......................................................58
2.7.2. Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh.........................................................60

H

CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KẾT QUẢ TIÊU THỤ

SẢN PHẨM CỦA NHÀ MÁY......................................................................................62

tế

3.1. Thuận lợi và khó khăn của nhà máy ..........................................................................62
3.2. Một số giải pháp nâng cao khả năng tiêu thụ của nhà máy....................................63

h

3.2.1. Giải pháp cho sản phẩm của Nhà máy ................................................................63


in

3.2.2. Giải pháp về mặt giá cả của Nhà máy ................................................................64

cK

3.2.3. Giải pháp về kênh phân phối ...............................................................................65
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................66
1. KẾT LUẬN ..............................................................................................................66

họ

2. KIẾN NGHỊ...............................................................................................................67
2.1. Đối với công ty TNHH Thương mại VIC ..............................................................67

Đ
ại

2.2. Đối với Nhà máy ....................................................................................................67

6


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1 : TÌNH HÌNH LAO ĐộNG CỦA NHÀ MÁY CON HEO VÀNG
NGHỆ AN QUA 3 NĂM 2008-2010........................................................................... 20
Bảng 2 : TÌNH HÌNH NGUỒN VỐN CỦA NHÀ MÁY QUA 3 NĂM. .................... 24
Bảng 3 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU TÀI CHÍNH CỦA NHÀ MÁY QUA


uế

3 NĂM 2008-2010 ....................................................................................................... 26
Bảng 4. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢM PHẨM CHÍNH CỦA NHÀ MÁY

H

QUA 3 NĂM 2008-2010.............................................................................................. 34

tế

Bảng 5 : TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DOANH THU CỦA NHÀ MÁY
QUA 3 NĂM 2008-2010.............................................................................................. 38

h

Bảng 6: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ THEO CÁC KÊNH PHÂN PHỐI

in

QUA 3 NĂM 2008-2010.............................................................................................. 42
Bảng 7: DOANH THU TIÊU THỤ QUA CÁC KÊNH PHÂN PHỐI

cK

TRONG 3 NĂM 2008 – 2010 ...................................................................................... 45
Bảng 8.: TÌNH HÌNH TIÊU THỤ TRÊN CÁC THỊ TRƯỜNG

họ


QUA 3 NĂM 2008-2010.............................................................................................. 48
Bảng 9: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN KẾT QUẢ TIÊU THỤ
CỦA NHÀ MÁY QUA 3 NĂM................................................................................... 49

Đ
ại

Bảng 10 : ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI LỢI NHUẬN TIÊU THỤ
CỦA NHÀ MÁY.......................................................................................................... 51
Bảng 11 : KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ MÁY QUA 3 NĂM 2008-2010...........59
Bảng 12 : MỘT SỐ CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA NHÀ
MÁY QUA 3 NĂM ....................................................................................................................61

7


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1 : Kênh phân phối trực tiếp............................................................................... 7
Sơ đồ 2 : Kênh phân phối gián tiếp. ............................................................................. 8
Sơ đồ 3 : Kênh phân phối hỗn hợp. .............................................................................. 8
Sơ đồ 4. Bộ máy tổ chức của NM TAGS cao cấp Con Heo Vàng............................... 18

uế

Sơ đồ 5. Kênh phân phối của Nhà máy. ....................................................................... 39

Đ
ại

họ


cK

in

h

tế

H

Sơ đồ 6: Sơ đồ bán Sản phẩm của Nhà máy. .............................................................. 40

8


DANH MỤC CÁC THUẬT NGỮ VIẾT TẮT
: Thức ăn hỗn hợp

TAĐĐ

: Thức ăn đậm đặc

TAGS

: Thức ăn gia súc

SXKD

: Sản xuất kinh doanh


TNHH

: Trách nhiệm hữu hạn

CHV

: Con Heo Vàng

Tr.đ

: Triệu đồng

ĐVT

: Đơn vị tính

Đ
ại

họ

cK

in

h

tế


H

uế

TAHH

9


TÓM TĂT NGHIÊN CỨU

Lý do nghiên cứu đề tài
- Trong 2 thập kỷ vừa qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu đáng khích lệ, trong đó nghành chăn nuôi có những đóng góp rất đáng kể.
- Thức ăn gia súc có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển của vật nuôi.

uế

- Đối với các doanh nghiệp nói chung thì công tác tiêu thụ sản phẩm đóng vai
trò quan trọng; đảm bảo cho quá trình tái sản xuất được liên tục.

H

- Nhà máy thức ăn gia súc Con Heo Vàng tại Nghệ An là đơn vị sản xuất kinh
doanh tuy mới thành lập nhưng đã có những đóng góp trong việc cung ứng cho thị

tế

trường các sản phẩm thức ăn gia súc, trong đó sản phẩm chủ yếu của nhà máy là thức
ăn đậm đặc dành cho Heo. Trong thời gian đó đến nay sản phẩm của nhà máy đã tạo


h

dựng được vị thế vững chắc trên thị trường cũng như tạo được uy tín trong long người

in

chăn nuôi. Trong những năm qua sản lượng tiêu thụ và doanh thu sản phẩm của nhà máy có

cK

nhiều biến động, ảnh hưởng nhiều tới quá trình SXKD của toàn nhà may. Xuất phát từ thực
trên, trong quá trình thực tập tại nhà máy tôi chọn đề tài: “Phân tích tình hình tiêu thụ sản
phẩm của nhà máy Con Heo Vàng tại Nghệ An” làm khóa luận tốt nghiệp.

họ

Mục đích nghiên cứu của đề tài
Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

Đ
ại

trong nền kinh tế thị trường.

Đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ thức ăn gia súc của nhà máy.
Đề xuất những định hướng và giả pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu

thụ thức ăn gia súc của nhà máy trong thời gian tới.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trường.
Đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ thức ăn gia súc của nhà máy.
Đề xuất những định hướng và giả pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu
thụ thức ăn gia súc của nhà máy trong thời gian tới.

10


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Con
Heo Vàng tại Nghệ An và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.
Phạm vi nghiên cứu:
Về không gian: Tại Nhà máy thức ăn gia súc Con Heo Vàng Nghệ An.
Về thời gian: Trong thời gian từ 2008-2010.
Phương pháp nghiên cứu

uế

- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp thu thập thông tin.

H

- Phương pháp chỉ số.
- Phương pháp so sánh.

Đ
ại


họ

cK

in

h

tế

- Và một số phương pháp khác.

11


PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài
Chăn nuôi chiếm vị trí quan trọng trong nền nông nghiệp cũng như trong nền
kinh tế quốc dân nước ta. Nền kinh tế ngày càng phát triển thì nhu cầu nói chung và
nhu cầu về thực phẩm nói riêng ngày càng lớn, thực tế này đặt ra cơ hội nhưng cũng là

uế

thách thức lớn cho các nhà sản xuất cung cấp thức ăn chăn nuôi. Theo tính toán của
các chuyên gia, mỗi năm tổng số đàn gia súc tăng từ 6 – 7%, từ đó dẫn đến nhu cầu về

H

thức ăn gia súc là rất lớn. Tuy vậy, các doanh nghiệp sản xuất thức ăn gia súc vẫn


tế

không thể tiêu thụ hết sản phẩm của mình.

Trước sự hội nhập ngày càng sâu rộng của kinh tế nước nhà, đối với các doanh

h

nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp công nghiệp nói riêng, vấn đề thiết lập một

in

chiến lược kinh doanh bài bản ngay từ những ngày đầu khởi nghiệp vẫn còn là một rào
cản không dễ dàng vượt qua. Bên cạnh đó, sự quản lý chưa thật sự chặt chẽ của nhà

cK

quản lý trước hàng nhập lậu, cộng với việc thời gian qua dịch cúm gia cầm và dịch
long móng lở mồm tác động bất lợi lớn đang đặt ra cho các nhà quản lý doanh nghiệp

họ

phải thường xuyên có những sách lược hợp lý để có thể tồn tại và phát triển.
Tiêu thụ sản phẩm là khâu quan trọng tạo tiền đề cho quá trình tái sản xuất,
quyết định đến hiệu quả sản xuất kinh doanh hay sự thành bại của doanh nghiệp. Đây

Đ
ại

chính là việc xác định bước đi, cách thức cho hoạt động của doanh nghiệp. Nếu doanh

nghiệp nào có chiến lược tốt đáp ứng được nhu cầu thị trường và có những điều chỉnh
thích hợp cần thiết thì chắc chắn sẽ tồn tại và phát triển được, ngược lại sẽ nhanh
chóng bị phá sản nhường chỗ cho các đối thủ khác mạnh hơn.
Nhà máy thực phẩm gia súc cao cấp Con Heo Vàng Nghệ An mặc dù mới đi
vào hoạt động không lâu nhưng đã đạt được những kế hoạch mang tính chiến lược của
Công ty VIC - Hải Phòng. Nhà máy là đơn vị sản xuất kinh doanh tuy mới thành lập
nhưng đã có những đóng góp trong việc cung ứng cho thị trường các sản phẩm thức ăn
gia súc, trong đó sản phẩm chủ yếu của nhà máy là thức ăn đậm đặc dành cho Heo.

12
1


Trong thời gian đó đến nay sản phẩm của nhà máy đã tạo dựng được vị thế vững chắc
trên thị trường cũng như tạo được uy tín trong lòng người chăn nuôi. Trong những
năm qua sản lượng tiêu thụ và doanh thu sản phẩm của nhà máy có nhiều biến động,
ảnh hưởng nhiều tới quá trình SXKD của toàn nhà máy.
Xuất phát từ những vấn đề đó, trong thời gian thực tập tại Nhà máy chế biến
thức ăn gia súc Con Heo Vàng, tôi đã chọn đề tài “ Phân tích tình hình tiêu thụ sản
phẩm của nhà máy Con Heo Vàng tại Nghệ An”. Mục đích của việc nghiên cứu là

uế

nhằm hệ thống hóa các vấn đề về lý luận, đánh giá tình hình tiêu thụ sản phẩm của
công ty đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tiêu thụ.

H

2. Mục đích nghiên cứu


Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp

tế

trong nền kinh tế thị trường.

Đánh giá thực trạng hoạt động tiêu thụ thức ăn gia súc của nhà máy.

h

Đề xuất những định hướng và giả pháp chủ yếu nhằm nâng cao khả năng tiêu

in

thụ thức ăn gia súc của nhà máy trong thời gian tới.

cK

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy Con
Heo Vàng tại Nghệ An và một số giải pháp nhằm đẩy mạnh công tác tiêu thụ.

họ

Phạm vi nghiên cứu:

Về không gian: Tại Nhà máy thức ăn gia súc Con Heo Vàng Nghệ An.

Đ

ại

Về thời gian: Trong thời gian từ 2008-2010.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp.
- Phương pháp thu thập thông tin.
- Phương pháp chỉ số.
- Phương pháp so sánh.

13


PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của việc đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ

uế

1.1.1.1. Khái niệm và vai trò của hoạt động tiêu thụ ở doanh nghiêp
Tiêu thụ sản phẩm là giai đoạn cuối cùng của của quá trình sản xuất kinh

H

doanh, là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Tiêu thụ sản
phẩm thực hiện mục đích của sản xuất và tiêu dùng, đưa sản phẩm từ nơi sản xuất đến

tế


nơi tiêu thụ. Nó là khâu lưu thông hàng hóa, là cầu nối trung gian giữa một bên là sản
xuất và phân phối và một bên là tiêu dùng. Trong quá trình tuần hoàn giữa các nguồn

h

vật chất, việc mua và bán các sản phẩm được thực hiện. Giữa hai khâu này có sự khác

cK

đầu ra của doanh nghiệp.

in

nhau, quyết định bản chất của hoạt động thương mại đầu vào và hoạt động thương mại
Thực tiễn cho thấy, ứng với mỗi cơ chế kinh tế, công tác tiêu thụ sản phẩm
được thực hiện bằng các hình thức khác nhau. Trong nền kinh tế kế hoạch hóa tập

họ

trung, nhà nước quản lý kinh tế chủ yếu bằng mệnh lệnh. Các cơ quan hành chính kinh
tế can thiệp rất sâu vào nghiệp vụ sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nhưng lại

Đ
ại

không chịu trách nhiệm về các quyết định của mình. Quan hệ giữa các ngành là quan
hệ dọc, được kế hoạch hóa bằng chế độ cấp phát giao nộp sản phẩm hiên vật. Các
doanh nghiệp chủ yếu thực hiện chức năng sản xuất kinh doanh, việc bảo đảm cho nó
các yếu tố vật chất như nguyên vật lieu, nhiên liệu…được cấp trên bao cấp theo các
chỉ tiêu cấp phát. Hoạt động tiêu thụ sản phẩm trong thời kỳ này chủ yếu là giao nộp

sản phẩm cho các đơn vị theo các địa chỉ và giá cả do nhà nước định sẵn. Tóm lại, trong
nền kinh tế tập trung khi mà vấn đề trung tâm là sản xuất cái gì? Sản xuất bao nhiêu? Và
sản xuất cho ai? Đều do nhà nước quy định thì tiêu thụ sản phẩm chỉ là việc tổ chức bán sản
phẩm hàng hóa sản xuất ra theo kế hoạch và giá cả được ấn định từ trước.

14


Trong nền kinh tế thị trường, các doanh nghiệp phải tự mình quyết định ba vấn
đề trung tâm đó cho nên việc tiêu thụ sản phẩm cần được hiểu là một quá trình kinh tế
bao gồm nhiều khâu từ việc nghiên cứu thị trường, xác định nhu cầu của khách hàng,
tổ chức sản xuất đến việc xúc tiến bán hàng…nhằm mục đích đạt hiệu quả cao nhất.
Ở các doanh nghiệp, tiêu thụ sản phẩm đóng vai trò quan trọng, quyết định sự
tồn tại và phát triển. Khi sản phẩm của doanh nghiệp được tiêu thụ trên thị trường tức
là nó đã được người tiêu dùng chấp nhận để thỏa mãn nhu cầu nào đó. Sức tiêu thụ sản

uế

phẩm của doanh nghiệp thể hiện uy tín của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, sự
thích ứng với nhu cầu người tiêu dùng và sự hoàn thiện của các hoạt động dịch vụ. Nói

H

cách khác, tiêu thụ sản phẩm phản ánh đầy đủ những điểm mạnh và điểm yếu của
doanh nghiệp.

tế

Công tác tiêu thụ sản phẩm gắn người sản xuất với người tiêu dùng, giúp cho
các nhà sản xuất hiểu thêm về kết quả sản xuất của mình và nhu cầu của khách hàng.


h

Về phương diện sản xuất thì tiêu thụ sản phẩm có vai trò trong việc cân đối

in

giữa cung và cầu vì nền kinh tế quốc dân là một tổng thể thống nhất với những cân
bằng, những tương quan tỷ lệ nhất định. Sản phẩm sản xuất ra được tiêu thụ tức là sản

cK

xuất đang diễn ra một cách bình thường trôi chảy, tránh được sự mất cân đối, giữ được
bình ổn trong sản xuất, đồng thời tiêu thụ sản phẩm giúp các đơn vị xác định phương

họ

hướng và bước đi của kế hoạch sản xuất cho giai đoạn tiếp theo.
Thông qua tiêu thụ sản phẩm, dự đoán nhu cầu tiêu dùng của xã hội nói chung
và từng khu vực nói riêng đối với từng loại sản phẩm. Trên cơ sỏ đó, các doanh nghiệp

Đ
ại

sẽ xây dựng được các kế hoạch phù hợp, nhằm dạtđược hiệu quả cao nhất.
Tóm lại để hoạt dộng sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được tiến hành

thường xuyên, liên tục, hiệu quả thì công tác tiêu thụ sản phẩm phải được tổ chức tốt.
Bởi lẽ, trong nền kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh gay gắt thì tiêu thụ sản phẩm
có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến sự sống còn của các đơn vị sản xuất kinh doanh.

Hoạt động tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm hàng loạt các nghiệp vụ với
mục đích nhằm đạt hiệu quả cao nhất. Vì vậy, việc không ngừng nâng cao hiệu quả tiêu thụ
trong từng doanh nghiệp là mối quan tâm của bất kỳ một doanh nghiệp nào. Đó là cái đích
mà mỗi doanh nghiệp cần hướng tới để nâng cao lợi nhuận tiêu thụ của mình.

15


1.1.1.2. Ý nghĩa của việc đẩy mạnh công tác tiêu thụ sản phẩm
Như chúng ta đã biết , tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị hàng hóa,
quá trình chuyển hóa hình thái giá trị của hàng hóa từ hàng sang tiền hay hiểu một
cách chung nhất là từ hình thái hiện vật sang hình thái giá trị và đồng thời vòng chu
chuyển vốn của doanh nghiệp được hình thành.
Có tiêu thụ được sản phẩm thì doanh nghiệp mới thu được vốn và vì thế quá
trình tái sản xuất mới được giữ vững và có điều kiện để phát triển mở rộng.

uế

Sản xuất hàng hóa có tiêu thụ được thì doanh nghiệp mới có thể xác định kết
quả kinh doanh của mình một cách cụ thể là lỗ hay lãi và lãi lỗ ở mức độ nào.

H

Hơn nữa, trong nền kinh tế thị trường đang ngày càng cạnh tranh khốc liệt thì
tiêu thụ sản phẩm lại góp phần cải tiến kho học kĩ thuật gia tăng tốc độ sản xuất trước

tế

nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng. Đối với họ, sản phẩm không đơn thuần
chỉ đẹp về mẫu mã mà còn phải đảm bảo về mặt chất lượng nữa. Do đó, các doanh


h

nghiệp luôn tìm mọi cách để nâng cao, cải tiến khoa học, kĩ thuật để làm cho sản phẩm

in

càng đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

cK

Từ những ý nghĩa trên dẫn đến sự cần thiết phải đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ
sản phẩm của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Bởi lẽ nếu tăng sản lượng
tiêu thụ sẽ dẫn đến tăng doanh thu, một trong những nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận

họ

của doanh nghiệp.

1.1.2. Nội dung của tiêu thụ

Đ
ại

Công tác tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau:
Thứ nhất: Điều tra nghiên cứu thị trường là việc làm cần thiết đầu tiên đối với

các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, là khâu đóng vai trò quan trọng trong việc
thành công hay thất bại của hoạt động tiêu thụ sản phẩm. Nghiên cứu kỹ thị trường
nhằm trả lời cho câu hỏi: Thị trường đang cần loại sản phẩm gì? Nhu cầu của thị

trường về loại sản phẩm đó như thế nào? Ai là người tiêu thụ sản phẩm đó?
Thứ hai: Lựa chọn sản phẩm thích ứng và tiến hành tổ chức sản xuất. Trên cơ
sở nghiên cứu thị trường, doanh nghiệp lựa chọn sản phẩm thích ứng. Đây là một nội
dung quyết định hiệu quả hoạt động tiêu thụ. Lựa chon sản phẩm thích ứng có nghĩa là
phải tổ chức sản xuất những sản phẩm thích ứng bao gồm về số lượng, chất lượng và

16


giá cả. Về mặt lượng sản phẩm phải thích ứng với quy mô của thị trường. Về mặt chất
lượng sản phẩm phải phù hợp với yêu cầu và tương xứng với trình độ tiêu dùng. Thích
ứng về mặt giá cả là giá cả phải được người mua chấp nhận và tối đa hóa lợi ích của
người bán.
Thứ ba: Tổ chức hoàn chỉnh sản phẩm và đưa hàng hóa về khâu thành phẩm để
chuẩn bị tiêu thụ. Khâu hoàn chỉnh sản phẩm bao gồm: kiểm tra chất lượng sản phẩm,
định nhãn hiệu, đóng gói và kẻ mác trên bao bì…

Thứ tư: Định giá bán và thông báo giá.

H

hụt, hư hỏng nhưng chất lượng phải đảm bảo khi xuất kho.

uế

Công tác lưu kho cần phải được chú trọng để sản phẩm khỏi bị mất mát, hao

Các quyết định về giá bán phải được xem xét một cách có cơ sở, không những

tế


nhìn nhận từ những tác động bên trong của doanh nghiệp như chi phí đầu vào(giá
vốn), tiền lương…mà doanh nghiệp còn xác định được những yếu tố tác động bên ngoài

h

doanh nghiệp như: nhu cầu, thị hiếu của khách hàng cũng như những sản phẩm của các đối

in

thủ cạnh tranh, để từ đó đưa ra một mức giá thích hợp cho từng loại hàng hóa.

cK

Thứ năm: Lên phương án phân phối vào kênh tiêu thụ và lựa chọn các kênh
phân phối sản phẩm. Tùy vào đặc điểm, mục tiêu của doanh nghiệp, thị trường sản

phối hợp lý.

họ

phẩm, thị hiếu khách hàng…mà doanh nghiệp lựa chọn và xây dựng chính sách phân
Thứ sáu: Xúc tiến bán hàng.

Đ
ại

Đối với những sản phẩm truyền thống hoặc đã lưu thông thường xuyên trên thị
trường thì việc xúc tiến bán hàng được tiến hành nhẹ hơn. Cần đặc biệt quan tâm tới việc
xúc tiến bán hàng đối với các sản phẩm mới hoặc các sản phẩm cũ trên thị trường mới.

Thứ bảy: Thực hiện các nghiệp vụ bán hàng và đánh giá kết quả tiêu thụ sản

phẩm. Trong đó, nghiệp vụ thu tiền là rất quan trọng. Chẳng hạn trong trường hợp mặc
dù hàng hóa đã được phân phối hết cho các kênh tiêu thụ hoặc đã giao xong cho người
mua, song chưa thu được tiền về thì hoạt động tiêu thụ vẫn chưa kết thúc. Hoặc trong
trường hợp doanh nghiệp đã thu được tiền về từ các trung gian nhưng hàng hóa vẫn
còn tồn đọng tại đó, chưa đến tay người tiêu dùng cuối cùng thì hoạt động tiêu thụ

17


cũng chưa thực sự kết thúc. Do đó các hoạt động dịch vụ sau bán hàng để kéo khách
hàng trở lại với doanh nghiệp là đặc biệt quan trọng.
1.1.3. Các kênh tiêu thụ sản phẩm ở doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, việc tiêu thụ sản phẩm được thực hiện trên nhiều
kênh khác nhau, theo đó các sản phẩm vận động từ các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh đến các hộ tiêu dùng cuối cùng. Mặc dù có rất nhiều hình thức tiêu thụ và đa số các
sản phẩm là những máy móc thiết bị, nguyên vật liệu hay hàng tiêu dùng…trong quá trình

uế

tiêu thụ nói chung đều thông qua một số kênh chủ yếu. Vậy kênh phân phối là gì?
Kênh phân phối có thể được hiểu như là một tập hợp có hệ thống các phần tử

H

tham gia vào quá trình lưu chuyển hàng hóa từ sản xuất đến tay người tiêu dùng.
Tùy thuộc vào đặc điểm sản phẩm tiêu thụ mà doanh nghiệp sử dụng các hình

tế


thức tiêu thụ hợp lý.
1.1.3.1. Kênh trực tiếp

h

Trong dạng kênh này doanh nghiệp không sử dụng người mua trung gian để

in

phân phối hàng hóa. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp trực tiếp chịu trách nhiệm

cK

bán hàng đến tay người tiêu dùng.

Người tiêu dùng

sản xuất.

cuối cùng.

Đ
ại

họ

Doanh nghiệp

Sơ đồ 1 : Kênh phân phối trực tiếp


Ưu điểm: Hệ thống cửa hàng phong phú, tiện lợi, không làm tăng chi phí lưu

thông. Doanh nghiệp có thể thông qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gần với khách hàng để
hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và đáp ứng tốt nhu cầu của họ. Đồng thời doanh nghiệp có
thể kiểm soát tốt hơn các mục tiêu và công cụ Marketing của mình. Từ đó tạo điều
kiện thuận lợi để gây thanh thế và uy tín cho doanh nghiệp.
Nhược điểm: Hoạt động bán hàng diễn ra với tốc độ chậm, tốc độ chu chuyển
vốn chậm, doanh nghiệp phải quan hệ với nhiều bạn hàng.

18


1.1.3.2. Kênh phân phối gián tiếp
Là hình thức doanh nghiệp sản xuất bán sản phẩm của mình cho người tiêu dùng
cuối cùng thông qua các khâu trung gian bao gồm: Người bán buôn, bán lẻ, đại lý…
Doanh nghiệp
sản xuất

Bán buôn
Môi giới

H

uế

Đại lý

tế


Bán lẻ

in

h

Người tiêu dùng
cuối cùng

cK

Sơ đồ 2 : Kênh phân phối gián tiếp

Ưu điểm: Với hình thức này các doanh nghiệp có thể tiêu thụ được hàng hóa
trong thời gian ngắn nhất, từ đó thu hồi vốn nhanh, tiết kiệm được chi phí bảo quản,

họ

tránh hao hụt.

Nhược điểm: Với hình thức này thời gian lưu thông hàng hóa dài, tăng chi phí

Đ
ại

tiêu thụ và doanh nghiệp khó kiểm soát được các khâu trung gian.
1.1.3.3. Kênh phân phối hỗn hợp
Đây là phương án lựa chọn kênh phân phối dựa trên cơ sở sử dụng đồng thời cả

hai phương án trên.


Đại lý

Doanh nghiệp
sản xuất

Lực lượng
bán hàng

Người tiêu
dùng cuối cùng

Trung gian
19


Sơ đồ 3 : Kênh phân phối hỗn hợp.
Ưu điểm: Là có thể khắc phục được nhược diểm của hai loại kênh trên.
Ngoài ra, trong những năm gần đây xuất hiện loại kênh phân phối ngắn và kênh
phân phối dài.
Kênh phân phối ngắn là dạng kênh phân phối trực tiếp từ doanh nghiệp đến tay
người tiêu dùng sản phẩm hoặc có sử dụng người mua trung gian nhưng không có quá
nhiều người mua trung gian xen giữa khách hàng và doanh nghiệp.

uế

Kênh phân phối dài là dạng kênh phân phối có sử dụng nhiều loại ( cấp ) người
mua trung gian. Hàng hóa của doanh nghiệp có thể chuyển dần quyền sở hữu cho một

H


loạt các nhà buôn lớn đến các nhà buôn nhỏ, rồi qua các nhà bán lẻ đến tay người tiêu
dùng cuối cùng.

tế

Lựa chọn kênh phân phối hợp lý sẽ làm cho quá trình tiêu thụ sản phẩm hàng
hóa diễn ra nhanh chóng, trôi chảy, tiết kiệm được chi phí và tăng khả năng cạnh tranh

h

của doanh nghiệp.

in

1.1.4. Các chính sách hỗ trợ công tác tiêu thụ

cK

1.1.4.1. Chính sách sản phẩm

Chính sách sản phẩm là nền tảng của chiến lược tiêu thụ sản phẩm. Doanh
nghiệp phải xác định cho được danh mục sản phẩm mà thị trường cần, những sản

họ

phẩm có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Chính sách sản phẩm bao gồm :

Đ

ại

Chính sách sản phẩm hiện có trên thị trường hiện có : Mục tiêu của chính sách
này là nhằm duy trì số lượng khách hàng đã có, đảm bảo tốc độ tiêu thụ đều đặn nhằm
thu hút them khách hàng để tăng mức tiêu thụ sản phẩm.
Chính sách đa dạng hóa sản phẩm : Trong thị trường đầy biến động và rủi ro

như hienj nay vấn đề bảo toàn vốn đòi hỏi phải đa dạng hóa sản phẩm hàng hóa. Với
chính sách này có thể đáp ứng một cách đầy đủ nhu cầu ngày càng phong phú và đa
dạng của khách hàng.
1.1.4.2. Chính sách giá cả

20


Chính sách giá cả đối với mỗi sản phẩm của các đơn vị kinh doanh là việc quy
định giá bán cho phù hợp. Mức giá đó có thể là mức giá cho người tiêu dùng cuối cùng
hoặc cho các trung gian.
Việc quy định mức giá bán có ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp vì nó ảnh
hưởng đến số lượng sản phẩm tiêu thụ và lợi nhuận. Nếu đề ra một mức giá quá cao sữ
làm cho khối lượng hàng hóa bán ra giảm sút và kết quả là làm giảm doanh thu. Còn
ngược lại, nếu định giá thấp sẽ thúc đẩy hàng hóa tiêu thụ được nhiều nhưng lợi nhuận

uế

sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì vậy cần xác định một mức giá thích hợp cho từng thời kỳ,
từng giai đoạn.

H


1.1.4.3. Chính sách phân phối

Vấn đề tiêu thụ sản phẩm giữ một vai trò quan trọng hàng đầu trọng hoạt động

tế

sản xuất kinh doanh của Nhà máy. Kênh phân phối tạo ra lợi thế cạnh tranh phân biệt
giữa Nhà máy và các Nhà máy cùng ngành khác. Các chiến lược về sản phẩm, giá

h

cả… có thể sẽ dễ dàng bị đánh cắp hoặc làm nhái theo. Kênh phân phối tạo ra lợi thế

cK

hạn cũng như ngắn hạn.

in

cạnh tranh sẽ giúp cho doanh nghiệp có được rất nhiều thuận lợi trong kinh doanh dài

1.1.4.4. Chính sách cổ động

Cổ động là hoạt động nhằm làm thay đổi nhu cầu sản phẩm của khách hàng

họ

bằng việc tác động vào thị hiếu của khách hàng. Tùy thuộc vào đặc điểm loại hình
kinh doanh và tình hình thực tế của mỗi doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể sử


Đ
ại

dụng nhiều hình thức khác nhau như: quảng cáo, xúc tiến bán hàng, khuyến mãi…
Quảng cáo: là việc sử dụng các phương tiện thông tin để giới thiệu sản phẩm

của doanh nghiệp cho các phần tử trung gian hoặc khách hàng trong một không gian
và thời gian nhất định. Hoạt động này có nhiều laoij như : quảng cáo trên truyền hình,
băng rôn, tạp chí…
Xúc tiến bán hàng : là hoạt động của người bán để tác động vào tâm lý của
người mua, nắm bắt cụ thể hơn nhu cầu và phản ứng của họ về sản phẩm. Đây là hình
thức đơn giản, ít tốn kém và hiệu quả kinh tế đem lại cao. Để hoạt động này thực sự có hiệu
quả thì nhân viên bán hàng phải có kiến thức về sản phẩm và khả năng giao tiếp tốt.

21


Khuyến mãi: là bao gồm tất cả các hoạt động kích thích như giảm giá hàng bán,
chiết khấu bán hàng, mua hàng có thể trúng thưởng.
1.1.5. Các chỉ tiêu phân tích
- Doanh thu trong kỳ :
TR= ∑ Pi x Qi

Trong đó :
: Tổng doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong kỳ.

Qi

: Khối lượng tiêu thụ sản phẩm loại i.


Pi

: Giá bán của sản phẩm loại i.

H

uế

TR

Để phân tích sự biến động của doanh thu trong kỳ báo cáo so với kỳ gốc ta sử

tế

dụng hệ thống chỉ số sau:

+ Chỉ số doanh thu = Chỉ số giá cả x Chỉ số số lượng hàng hóa tiêu thụ

h

Hay:

cK

in

Ipq = Ip x Iq

ΣP1Q1 ΣP1Q1
ΣP0Q1

=
X
ΣP0Q0 ΣP0Q1
ΣP0Q0

P1, P0

: Giá bán hàng hóa kỳ báo cáo, kỳ gốc
: Sản lượng tiêu thụ kỳ báo cáo, kỳ gốc

Đ
ại

Q1 , Q0

họ

Trong đó:

ΣP1Q1
ΣP0Q1

: Chỉ số chung về giá

ΣP0Q1
ΣP0Q0

: Chỉ số chung về lượng hàng hóa tiêu thụ

Số tăng (giảm) tuyệt đối:

(ΣP1Q1 - ΣP0Q0) = (ΣP1Q1 - ΣP0Q1) + (ΣP0Q1 - ΣP0Q0)
Số tăng (giảm) tương đối:
(ΣP1Q1 - ΣP0Q0) (ΣP1Q1 - ΣP0Q1) (ΣP0Q1- ΣP0Q0)
=
+
ΣP0Q0
ΣP0Q0
ΣP0Q0
- Một số chỉ tiêu phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

22


+ Tỷ suất lợi nhuận / doanh thu :
Chỉ tiêu này có nghĩa là cứ bỏ ra 100 đồng chi phí vào kinh doanh thì ta se thu
được bao nhiêu đồng doanh thu.
+ Tỷ suất lợi nhuận / chi phí kinh doanh :
Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng chi phí bỏ vào sản xuất kinh doanh thì sẽ tạo
ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
+ Tỷ suất lợi nhuận / vốn:

uế

Chỉ tiêu này cho biết cứ 100 đồng vốn bỏ vào kinh doanh thì cho ta bao nhiêu
đồng lợi nhuận.

H

+ Hệ số luân chuyển vốn lưu động :


Tỷ suất này cho biết trong 100 đồng vốn lưu động quay được bao nhiêu vòng.

tế

1.2. Cơ sở thực tiễn

Cùng với những phát triển chung của đất nước, ngành chăn nuôi Việt Nam cũng

h

có những bước phát triển vượt bậc. Từ năm 1986 đến nay, ngành chăn nuôi phát triển

in

khá ổn định và có xu hướng tăng dần, tốc độ tăng trưởng giá trị đạt bình quân

cK

5,27%/năm, cao hơn ngành trồng trọt và dịch vụ. Theo số liệu của Cục Nông nghiệp,
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đến tháng 8/2003, cả nước có 25,4 triệu con
lợn, đàn trâu bò 7,2 triệu con, đàn gia cầm các loại có 253,5 triệu con (trong đó 185,2

họ

triệu con gà; 68,3 triệu con vịt ngan ngỗng) đàn dê cừu có 780.3 con nghìn con và 112
ngìn con ngựa. Sản lượng thịt hơi đạt 2.328.764 tấn,. Bình quân đầu người đạt 29.1kg

Đ
ại


So với năm 1995 các chỉ tiêu về sữa tươi tăng gấp 6-7 lần tuy nhiên so với các nước
trong khu vực còn thấp.
Để đáp ứng mục tiêu tăng trưởng đến năm 2010 của ngành chăn nuôi Việt Nam

là đạt 36 triệu con lợn; 9,3 triệu con bò; 3,2 triệu con trâu; 3,2 triệu con dê, cừu; 90
nghìn con ngựa… và tạo sức bật cho việc gia nhập WTO thì giải pháp đầu tiên, khá cấp
bách của ngành chăn nuôi là xây dựng và ổn định nguồn thức ăn cho vật nuôi. chiếm 6575%. Biện pháp thức ăn chăn nuôi có vai trò quyết định vì nó giá thành sản phẩm.
Ngành chế biến thức ăn gia súc ở Việt Nam phát triển nhanh và mạnh từ đầu
thập kỷ 90 đặc biệt là từ năm 1994 đến nay. Do tác động tích cực của chính sách đổi
mới, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đã đầu tư vốn để phát triển mạnh ngành

23


công nghiệp này. Theo số liệu thống kê của cục chăn nuôi cả nước có khoảng 241 nhà
máy chế biến thức ăn chăn nuôi ; trong đó 13,7% của nước ngoài, 4,1% liên doanh,
còn lại 82,2% trong nước. Tổng sản lượng thức ăn hỗn hợp quy đổi sử dụng trong năm
2009 là 6,6 triệu tấn, mới chỉ đáp ứng khoảng 44,8 % nhu cầu thức ăn tinh.
Mặc dù nhu cầu về thức ăn chăn nuôi khá mạnh, song thị trường thức ăn chăn
nuôi đang đứng trước nhiều khó khăn vướng mắc. Ngành sản xuất thức ăn chăn nuôi
hiện còn thiếu nguyên liệu giàu năng lượng là ngô (vùng trồng ngô hành hoá không

uế

nhiều, diện tích ít). Giá thức ăn chăn nuôi của ta còn cao, từ 15-20% so với các nước
khu vực và thế giới. Tính từ đầu năm 2007 đến nay giá thức ăn chăn nuôi tăng 13 đợt,

H

và có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới. Nên giá thành sản phẩm chăn nuôi cao

(vì thiếu nguyên liệu, máy móc thiết bị nhập khẩu, thuế chống thuế khẩu hao lớn, cước

tế

phí vận chuyển cao, cộng thêm tiêu cực phí...).

Một thực tế là ngành sản xuất thức ăn gia súc trong nước vẫn phải nhập một

in

giá nguyên liệu liên tục tăng.

h

lượng lớn nguyên liệu từ nước ngoài 25- 28 % khối lượng nguyên liệu sản xuất, với

cK

Nhiều doanh nghiệp sản xuất thức ăn chưa chú ý đầu tư phòng hoá nghiêm để
tự kiểm tra phân tích thành phẩm bán ra. Sự phối hợp nghiên cứu liên ngành (nông
nghiệp, công nghiệp hoá dược...) để tìm và tạo ra nguyên liệu mới chưa được quan

họ

tâm, việc nghiên cứu nhu cầu và ngưỡng sử dụng thức ăn bổ sung như acid amin,
vitamin, khoáng hữu cơ, vi lượng, kháng sinh thực vật, việc nuôi động vật trong điều

Đ
ại


kiện nhiệt đới, ô nhiễm môi trường, an toàn thực phẩm còn yếu. Việc nghiên cứu và
sản xuất thức ăn chăn nuôi chưa gắn với đa dạng sinh học an toàn thực phẩm bảo vệ
môi trường - hiệu quả kinh tế và phù hợp với quy mô sản xuất của người chăn nuôi.
Do ảnh hưởng của tư duy cơ cấu nông nghiệp truyền thống, nên chăn nuôi mang tính
tự túc, tự cấp tận dụng. Một số vùng, một số người chậm đổi mới nhận thức, coi nhẹ
chăn nuôi trong cơ cấu nông nghiệp hàng hoá gây cản trở không nhỏ cho sự phát triển
chăn nuôi.
Bên cạnh đó thì trong mấy năm trở lại đây tình hình chăn nuôi khó khăn, dịch
cúm gia cầm và dịch bệnh trên gia súc liên tục xẩy ra ở nhiều tỉnh trong cả nước gây
ảnh hưởng tới sự phát triển của các hãng TAGS.

24


Chính vì vậy thị trường TAGS tuy rất sôi động nhưng lại có nhiều vấn đề cần được
quan tâm như nguồn gốc của các loại Sản phẩm, chất lượng của các Sản phẩm, sự trôi nổi
của nhiễu hãng thức ăn “gia đình” nhỏ , không rõ nguồn gốc, chưa qua kiểm tra chất
lượng, hàng giả, hàng nhái… đang ảnh hưởng tới tình hình chung của ngành TAGS, gây
mất lòng tin đối với người tiêu dùng. Để nâng cao sức cạnh tranh cho Sản phẩm mình,
mỗi nhà náy chế biến đều hướng tới tìm cho mình một hướng đi mới, sao cho tiết kiệm
được chi phí sản xuất, hạ giá thành Sản phẩm đồng thời nâng cao chất lượng Sản phẩm,

uế

kết hợp với hoạt động quảng cáo, tiếp thị để quảng bá Sản phẩm, tạo dựng thương hiệu
trên thị trường. Điển hình như một số công ty lớn như Cagill, CP Group, Proconco,

H

Dabaco, … họ ngày càng chú trọng tới chất lượng, chấp nhận giảm sản lượng bán ra, tập

trung phát triển mạng lưới chăn nuôi gia công, nhằm tiết kiệm chi phí trung gian về thức

tế

ăn, thuốc thú y, công lao động cho người chăn nuôi, góp phần giảm giá thành Sản phẩm,
đồng thời giảm chi phí sản xuất bằng cách giảm tị lệ sản phẩm hư hỏng, giảm chi phí văn

h

phòng…

in

Các công ty TAGS đều thực hiện tiêu thụ Sản phẩm của mình qua mạng lưới

cK

các đại lý. Khối lượng thức ăn bán trực tiếp cho người chăn nuôi là rất ít. Tuỳ thuộc
vào đặc điểm, quy mô, cũng như mục tiêu hoạt động , mỗi công ty có thể chọn hình
thức bán lẻ qua đại lý bán lẻ với kênh phân phối ngắn hoặc qua các thương lái hay đại

họ

lý bán buôn lớn rồi phân phối tiếp cho các đại lý bán lẻ khác. Hiện trên thị trường
TAGS ở nước ta có 2 loại đó là TAĐĐ và TAHH. Với rất nhiều chủng loại, mẫu mã

Đ
ại

và thương hiệu của nhiều công ty khác nhau. Các công ty này luôn có sự cạnh tranh

khốc liệt nhằm chiếm lĩnh thị phần trên thị trường. Ngoài những công ty có tiếng trên
thị trường như Proconco, Cargill, CP Group, Master, Nupak, Novo, Green Feed... Sản
phẩm có uy tín, chất lượng. Đa số các hãng này đều là các hãng liên doanh nước ngoài
hoặc 100% vốn nước ngoài. Trên thị trường TAGS các hãng thức ăn thuần Việt chỉ
khai thác chủ yếu ở những trang trại, những vùng chăn nuôi quy mô nhỏ; rất ít hãng
này có thể lọt vào các trang trại chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn dù giá rẻ hơn tới
40% đối với những sản phẩm cùng loại. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp trong nước
phải liên tục tự đổi mới, nâng cao năng lực bản thân, đồng thời cần xây dựng được các
chiến lược tiêu thụ thật linh hoạt, mềm dẻo làm sao tận dụng được ưu thế là nước chủ

25


×