Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Đánh giá hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã thanh thủy huyện thanh chương tỉnh nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (591.3 KB, 82 trang )

Khóa luận tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

uế

****

h

tế

H

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

in

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ XANH

K

TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY, HUYỆN

Đ

ại

họ


c

THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN

NGUYỄN VĂN SÁNG

Khóa học: 2007 – 2011
1
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ
KHOA KINH TẾ & PHÁT TRIỂN

K

Đề tài:

in

h

tế

H


uế

****

họ
c

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CÂY CHÈ XANH
TRÊN ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY, HUYỆN

Đ

ại

THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
Giảng viên hướng dẫn : TS. Phan Văn Hòa
Sinh viên thực hiện

: Nguyễn Văn Sáng

Lớp

: R7 – KTNN

Huế, tháng 05 năm 2011
2
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN



Khóa luận tốt nghiệp

Lời Cảm Ơn

Đ

ại

họ
c

K

in

h

tế

H

uế

Khoá luận tốt nghiệp là kết quả của 4 năm
học tập tại trường, cùng với việc tìm hiểu kết hợp
với những tích luỹ, đúc kết kinh nghiệm trong quá trình
thực tập và sự nỗ lực phấn đấu hết sức của bản
thân.

Để thực hiện và hoàn thành khoá luận tốt
nghiệp này, tôi đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ
tận tình về nhiều mặt của các cá nhân và tổ chức.
Tôi đã nhận được sự giúp đỡ quý báu của quý
thầy, cô giáo và tập thể cán bộ trường Đại học
Kinh tế Huế, đặc biệt là thầy giáo TS. Phan Văn
Hòa. Tôi cũng nhận được sự giúp đỡ của tập thể
cán bộ UBND xã Thanh Thủy, và đặc biệt là bà con
nông dân trên đìa bàn xã. Bên cạnh đó, tôi còn
nhận được sự động viên quý báu từ bố mẹ, những
người thân và bạn bè. Vậy, hôm nay:
- Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn đến quý thầy
cô giáo Trường Đại học Kinh tế Huế đã trang bò cho
tôi kiến thức để thực hiện đề tài.
- Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến thầy giáo TS.
Phan Văn Hòa, người thầy đã trực tiếp hướng dẫn
và giúp đỡ tôi trong quá trình thực tập, nghiên cứu
và hoàn thiện khoá luận này.
- Tôi cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn các hộ
nông dân trên đòa bàn xã Thanh Thủy đã cung
cấp những kiến thức, số liệu thực tế cũng như tạo
điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực tập.
- Cuối cùng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Bố
Mẹ, những người thân và bạn bè đã luôn bên
cạnh động viên tôi về mọi mặt.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn!
Huế, tháng 5 năm 2011
Sinh viên:
Nguyễn Văn Sáng
3


SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Đ

ại

họ
c

K

in

h

tế

H

uế

Khóa luận tốt nghiệp

4
SVTH: Nguyễn Văn Sáng


Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

MỤC LỤC
Phần I: ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................................... 12
2. Mục đích nghiên cứu.................................................................................................... 14
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................................ 14

uế

4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................................. 14
5. Hạn chế của khóa luận ................................................................................................. 15

H

Phần 2: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................. 16
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.............................................. 16

tế

1.1 Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu ......................................................................... 16
1.1.1 Cơ sở lí luận ..................................................................................................... 16

h

1.1.1.1 Các khái niệm......................................................................................... 16


in

1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế ................................................... 18
1.1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu .................................................................. 20

K

1.1.1.4. Giá trị của cây chè xanh ......................................................................... 23
1.1.1.5. Đặc điểm sinh học của cây chè xanh ....................................................... 25

họ
c

1.1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 29
1.1.2.1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ chè trên thế giới ....................................... 29
1.1.2.2. Tình hình sản xuất chè ở Việt Nam ......................................................... 30

ại

1.1.2.3. Tình hình sản xuất chè ở Thanh Thủy ..................................................... 34

Đ

1.2. Chủ trương chính sách của Đảng và Nhà Nước về phát triển chè ở Việt Nam và Nghệ
An. ..................................................................................................................................... 35
1.2.1 Các chính sách chủ trương về đất đai. ................................................................ 35
CHƯƠNG II. KẾT QUẢ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ XANH TRÊN
ĐỊA BÀN XÃ THANH THỦY ....................................................................................... 38
2.1 ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ . ................................................................................................................................... 38

2.1.1 Đặc điểm điều kiện tự nhiên. ............................................................................. 38
2.1.1.1 Vị trí địa lí của xã Thanh Thủy. ............................................................... 38

5
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
2.1.1.2 Địa hình, thổ nhượng .............................................................................. 38
2.1.1.3 Thời tiết khí hậu ..................................................................................... 39
2.1.1.4 Thủy văn nguồn nước ............................................................................. 40
2.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội ..................................................................................... 40
2.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã trong giai đoạn 2008- 2010 ................... 40
2.1.2.2 Tình hình dân số và lao động của xã trong 3 năm 2008-2010 .................... 32

uế

2.1.2.3 Tình hình cơ sở hạ tầng trang bị vật chất kỹ thuật phục vụ nông nghiệp .... 34
2.1.2.3.1 Cơ sở hạ tầng.............................................................................................. 34

H

2.1.2.3.2 Trang bị vật chất kỹ thuật........................................................................... 35
2.2 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CHÈ XANH CỦA XÃ THANH THỦY ..................... 35

tế

2.2.1 Diện tích năng suất sản lượng chè ...................................................................... 35

2.2.2 Số hộ trồng chè trên địa bàn............................................................................... 36

h

2.2.3 Thị trường tiêu thụ chè xanh trên địa bàn ........................................................... 37

in

2.3 THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CỦA CÁC NÔNG HỘ ĐIỀU TRA ............................ 37

K

2.3.1 Cơ cấu của nông hộ điều tra ............................................................................... 37
2.3.2 Tình hình chung của các hộ điều tra ................................................................... 38

họ
c

2.3.2.1 Tình hình nhân khẩu và sử dụng lao động của các hộ ............................... 38
2.3.2.2 Tình hình sử đụng đất của các hộ ............................................................ 39
2.3.2.3 Tình hình trang bị tư liệu sản xuất ........................................................... 40

ại

2.3.2.4 Thời gian trồng chè ................................................................................. 41
2.3.3 Tình hình đầu tư cho sản xuất chè xanh của các nông hộ điều tra. ....................... 43

Đ

2.3.3.1 Chi phí trồng mới và đầu tư cho thời kỳ kiến thiết cơ bản ......................... 43

2.3.3.2 Chi phí sản xuất chè kinh doanh của các nông hộ. .................................... 45

2.3.4 Kết quả và hiệu quả kinh tế của cây chè xanh trên địa bàn nghiên cứu ................. 47
2.3.4.1 Một số chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế ................................. 48
2.3.4.2 Hiệu quả đầu tư cho chu kỳ sản xuất ....................................................... 50
2.4 TÌNH HÌNH TIÊU THỤ, CHẾ BIẾN CHÈ XANH ................................................... 53
2.4.1 Tình hình tiêu thụ chung .................................................................................... 53

6
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
2.4.2 Tình hình chế biến. ............................................................................................ 54
2.4.2 .1 Tình hình chế biến chung. ...................................................................... 54
2.4.2.2 Tình hình chế biến chè trên địa bàn nghiên cứu. ....................................... 55
2.5 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ
XANH TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU......................................................................... 55
2.5.1 Nhân tố ảnh hưởng đến kết quả hiệu quả của cây chè .......................................... 55

uế

2.5.1.1 Ảnh hưởng của quy mô đất đai ................................................................ 55
2.5.1.2 Ảnh hưởng của chi phí phân bón đến hiệu quả cây chè ............................. 57

H

2.5.1.3 Ảnh hưởng của công lao động thời kỳ kinh doanh tới hiệu quả kinh tế. ..... 58

2.6 THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN CỦA VIỆC TRỒNG CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN XÃ... 60

tế

2.6.1 Thuận lợi .......................................................................................................... 60
2.6.2 Khó khăn .......................................................................................................... 61

in

h

CHƯƠNG III. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
KINH TẾ CỦA CÂY CHÈ TRÊN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.................................... 62
3.1 Định hướng phát triển chè xanh trong những năm tới ................................................ 62

K

3.1.1 Định hướng phát triển chè ở tỉnh Nghệ An ......................................................... 62
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế cây chè trên địa bàn xã ................ 64

họ
c

3.2.1 Giải pháp về lao động và đào tạo nguồn nhân lực ............................................... 64
3.2.2 Giải pháp về đất đai ........................................................................................... 65
3.2.3 Giải pháp về giống ............................................................................................ 66

ại

3.2.4 Giải pháp về vốn đầu tư ..................................................................................... 66


Đ

3.2.5 Giải pháp về thị trường ...................................................................................... 66
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 68
3.1 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 68
3.2. KIẾN NGHỊ................................................................................................................ 69

7
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Diện tích

BQ:

Bình quân

ĐTPT:

Đầu tư phát triển

ĐVT:

Đơn vị tính


LN:

Lợi nhuận

DADT:

Dự án đầu tư

CSHT:

Cơ sở hạ tầng

NN&PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

H

tế

h

Tổng doanh thu

K

Trđ:

Tổng chi phí


in

TC:
TR:

uế

DT:

Triệu đồng
Ủy ban nhân dân

XNCB:

Xí nghiệp chế biến

BVTV

Bảo vệ thực vật

Đ

ại

họ
c

UBND:


8
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

DANH MỤC SƠ ĐỒ BẢNG BIỂU
Bảng

Tên

Trang

Bảng 1: Diện tích năng suất sản lượng chè thế giới 1990-2001........................................ 23
Bảng 2: tình hình xuất khẩu chè của Việt Nam năm 2010................................................ 26
Bảng 3: Tình hình biến động đất đai 3 năm 2008-2010 của xã Thanh Thủy.................... 34

uế

Bảng 4: Tình hình biến động dân số lao động của xã Thanh Thủy qua 3 năm 2008 - 2010
........................................................................................................................................... 36

H

Bảng 5: Diện tích, năng suất sản lượng chè xanh trong 3 năm 2008 – 2010 của xã Thanh
Thủy................................................................................................................................... 39

tế


Bảng 6: Cơ cấu các hộ điều tra.......................................................................................... 40
Bảng 7: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ điêu tra.......................................... 40

h

Bảng 8: Tình hình sử dụng đất đai của các hộ điều tra ..................................................... 41

in

Bảng 9: Tình hình vốn và trang bị kỹ thuật của các hộ điều tra........................................ 42
Bảng 10: Thống kê thời gian trồng chè của các hộ điều tra .............................................. 43

K

Bảng 11: Chi phí đầu tư thời kỳ kiến thiết cơ bản............................................................. 44
Bảng 12: Chi phí sản xuất chè kinh doanh của nông hộ điều tra ..................................... 48

họ
c

Bảng 13: Kết quả và hiệu quả sản xuất trồng chè của nông hộ điều tra ........................... 51
Bảng 14: Hiệu quả đầu tư sản xuất cho cả chu kỳ kỳ 30 năm........................................... 53
Bảng 15: Ảnh hưởng của quy mô diện tích đến kết quả và hiệu quả kinh tế.................... 56

ại

Bảng 16: Ảnh hưởng của chi phí phân bón và thuốc BVTV đến kết quả và hiệu quả kinh
tế ........................................................................................................................................ 58


Đ

Bảng 17: Ảnh hưởng của chi phí lao động thời kỳ kinh doanh tới kết quả và hiệu quả kinh
tế ........................................................................................................................................ 58
Bảng 18: Phương án quy hoạch phát triển cây chè công nghiệp giai đoạn 2010 - 2015 và
2020 của tỉnh Nghệ An...................................................................................................... 61

Sơ đồ: chuỗi cung sản phẩm chè trên địa bàn xã Thanh Thủy. ........................................44

9
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

TÓM TẮT NGHIÊN CỨU
 Mục đích nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của đề tài là phân tích, đánh giá hiệu quả của cây chè đem lại
cho người dân trên địa bàn xã Thanh Thủy huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Mục đích
cụ thể như sau: nghiên cứu những vấn đề lí luận và thực tiễn về tình hình sản xuất chế

uế

biến chè trên địa bàn nghiên cứu.

H

- Đánh giá thực trạng sản xuất của các nông hộ trồng chè, đề xuất các giải pháp

nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất chè của các nông hộ trên địa bàn xã và các cơ sở

tế

chế biến chè xanh.

h

- Phân tích các số liệu thu thập được từ các cán bộ UBND xã và từ điều tra hộ.

in

Đánh giá tình hình, nêu các khó khăn thuận lợi của việc sản xuất chè xanh. Tìm ra
những yếu tố nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây chè.

K

- Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè trên địa bàn xã.

họ
c

 Dữ liệu phục vụ nghiên cứu

Điều tra 45 hộ dân trên địa bàn xã và phỏng vấn trực tiếp các hộ sản xuất chế biến,
số liệu từ phòng kinh tế và phòng nông nghiệp của xã.

ại

Sử dụng các tài liệu tham khảo từ các giáo sư, tiến sỹ, báo cáo, tài liệu và các trang


Đ

websize có nội dung liên quan tới khóa luận tốt nghiệp.
 Phương pháp nghiên cứu
-

Phương pháp điều tra phỏng vấn, thu thập số liệu.

-

Phương pháp phân tích thống kê

-

Phương pháp phân tổ so sánh

-

Phương pháp chuyên gia, tham khảo

10
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp

 kết quả nghiên cứu

Trong những năm qua tình hình sản xuất chè có những bước thay đổi tích cực, diện
tích và năng suất chè tăng lên hàng năm, đáp ứng cung cấp đủ nguồn đầu vào. Các sản
phẩm từ chè xanh cũng ngày càng được nâng cấp, giá cả thị trường ổn đinh hơn.
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì hoạt động trồng chè trên địa bàn vẫn còn gặp

uế

nhiều hạn chế: Các hộ trồng chè vẫn còn thiếu trang thiết bị phục vụ cho hoạt động sản xuất
như: máy móc, thiết bị sản xuất. Việc cấp đất, giao đất cho người dân vẫn còn gặp nhiều

H

khó khăn trong việc xác định diện tích đất cho từng hộ gia đình. Các tổ chức, trung tâm
hướng dẫn tập huấn kỷ thuật của trung tâm khuyến lâm còn nhiều hạn chế. Chất lượng

Đ

ại

họ
c

K

in

h

tế


giống và nguồn giống phần nào vẫn còn bị hạn chế.

11
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Phần 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tính cấp thiết của đề tài
"Ai ơi cà xứ Nghệ
Càng mặn lại càng giòn

uế

Nước chè xanh xứ Nghệ
Càng chát lại càng ngon…"

H

Nước Chè xanh là một thức uống khá phổ biến ở vùng quê Nghệ - Tĩnh, nó là hình

tế

ảnh thân thuộc và là nét văn hoá riêng của người Nghệ Tĩnh. Những hình ảnh mỗi sáng
sớm, mỗi chiều tối hàng ngày bà con xóm giềng tụ tập bên nồi chè xanh, râm ran chuyện

h


làng, chuyện xóm, chuyện xã hội, chuyện thế giới... râm ran bên bát chè xanh luôn in đậm

in

trong tâm trí của mỗi người con xứ Nghệ. Nét văn hóa đặc thù đó trải qua năm tháng vẫn
không phai màu trong mỗi người dân xứ nghệ, và ngày nay cây chè xanh không những đi

K

vào lòng con người Nghệ- Tĩnh ở góc độ của thơ văn, của những tình cảm làng xóm, của

Tĩnh nữa.

họ
c

buổi bình minh, buổi hoàng hôn… mà cây chè xanh còn nuôi sống cả con người Nghệ-

Chè cùng với cao su, cà phê, tiêu là những cây công nghiệp lâu năm đem lại giá trị

ại

kinh tế cao ở nước ta. Lịch sử cây chè ở nước ta có từ lâu đời nhưng chè được khai thác
và phát triển mạnh trong khoảng 50 năm nay. Cây chè có đời sống lâu dài nhưng mau cho

Đ

sản phẩm và có hiệu quả kinh tế cao.
Từ lâu cây chè đã gắn bó với đời sống của người dân vùng cao ở nước ta. Bởi vậy chè


phù hợp với đất vùng núi gò đồi. Nó có ý nghĩa trong việc làm giảm nghèo đói và có ý
nghĩa trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nâng cao thu nhập, giải quyết việc làm cho
người lao động, tạo môi trường sinh thái bền vững, góp phần thực hiện công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn.

12
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Chè xanh, chè đen là những sản phẩm tiêu dùng thường xuyên, từ nông thôn tới thành
thị, đây là sản phẩm tiêu dùng hàng ngày, gắn liền với đời sống tinh thần của người dân.
Không chỉ vậy chè Việt Nam còn được xuất khẩu sang nước ngoài xâm nhập vào thị
trường thế giới như châu Âu, Trung Quốc, Nhật Bản, các nước có truyền thống trà đạo từ
ngàn năm. Vì vậy việc sản xuất phát triển cây chè có ảnh hưởng đến đời sống kinh tế chính trị - văn hóa của tất cả mỗi người dân chúng ta.

uế

Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm, với ba phần tư diện tích đất liền

H

là đồi núi và cao nguyên nên rất thích hợp với nhiều cây công nghiệp lâu năm. Mặt khác
việc phát triển cây công nghiệp lâu năm còn có ý nghĩa trong việc sử dụng hợp lí nguồn

tế

tài nguyên quốc gia, tạo việc làm cho người lao động, giúp phát triển cân bằng giữa các

vùng miền. Vì vậy phát triển cây chè ở nước ta rất phù hợp và là vấn đề được quan tâm.

h

Nghệ An là tỉnh thuộc khu vực miền trung có nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển

in

cây chè. Hiện nay, diện tích trồng chè đang ngày càng được mở rộng và hàng loạt dự án

K

trồng chè đã và đang được thực hiện tại các huyện miền núi như: huyện Thanh Chương,
huyện Anh Sơn, huyện Tân Kì… từ các dự án có thể thấy cây chè mang lại hiêu quả kinh

họ
c

tế cao, làm tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đỏi giảm nghèo cho đồng bào
miền núi khó khăn của các huyện.

Thanh Thủy là một xã miền núi thuộc địa bàn huyện Thanh Chương tỉnh Nghệ An rất

ại

phù hợp cho việc trồng chè, cây chè đã đến với bà con từ những năm 1982, và đây là cây

Đ

xóa đói giảm nghèo của xã, xí nghiệp chế biến dịch vụ chè Ngọc Lâm, tiền thân của xí

nghiệp chè Vũ Trụ, hoạt động trên địa bàn xã, cung cấp vật tư nông nghiệp cũng như bao
tiêu sản phẩm cho người nông dân trồng chè. Tuy nhiên cây chè vân chưa thực sự phát
triển so với điều kiện thuận lợi ở xã, quy mô sản xuất còn nhỏ, chưa thục sự đầu tư nhiều
vốn cũng như nhân lực. Do vậy lợi nhuận không cao, việc thu mua cũng như chế biến chè
còn nhiều bất cập, người trồng chè chưa được hưởng mức giá cạnh tranh của thị trường,
các khâu marketing, trung gian cầu nối giữa người sản xuất tới khâu thu mua chế biến và
tiêu thụ sản phẩm còn ít chưa nhanh chóng linh hoạt.

13
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Xuất phát từ tình hình thực tế của xã tôi quyết định chọn đề tài “ đánh giá hiệu quả
kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã Thanh Thủy- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ
An” làm khóa luận tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu
+ Hệ thống hóa cơ sở khoa học về hiệu quả kinh tế và các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả

uế

kinh tế sản phẩm nông nghiệp.
+ Nghiên cứu thực trạng phát triển cây chè xanh trên địa bàn xã Thanh Thủy

H

+ Phân tích đánh giá hiểu quả kinh tế của cây chè xanh ở xã Thanh Thủy huyện


tế

Thanh Chương tỉnh Nghện An

Thủy trong thời gian tới.

K

+ Đối tượng nghiên cứu:

in

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

h

+ Đề ra một số giải pháp nhằm phát triển sản phẩm chè xanh trên địa bàn xã Thanh

họ
c

Đề tài nghiên cứu hiệu quả kinh tế cây chè xanh trên địa bàn xã Thanh Thủy huyện
Thanh Chương tỉnh Nghệ An. Tập trung nghiên cứu các hộ trồng chè làm nguồn thu nhập
chính và các đơn vị sản xuất chế biến chè.

Các nông hộ sản xuất chè trên địa bàn xã

Đ

-


ại

+ Phạm vi nghiên cứu:

-

Thời gian từ 2008- 2010 với các số liệu thứ cấp và năm 2010 với số liệu sơ cấp.

4. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp. nguồn số liệu thu thập được từ báo
cáo của Xã, phòng thống kê Xã, Huyện, từ sách báo, internet… nguồn số liệu sơ cấp được
lấy từ điều tra 45 hộ trên địa bàn xã. Việc chọn các hộ điều tra được lấy ngẫu nhiên ở các
thôn. Mỗi thôn lấy 5 hộ

14
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
+ Phương pháp tổng hợp phấn tích số liệu.
+ Phương pháp phân tổ so sánh phân ra các nhóm để tính toán sự ảnh hưởng của một
số nhân tố như: quy mô đất đai, chi phí phân bón… đến kết quả và hiệu quả kinh tế và so
sánh giữa các nhóm trong cùng một nhân tố đó.
+ Phương pháp chuyên gia, tham khảo: tham khảo những nghiên cứu của một số nhà

uế


khoa học, kỹ sư nông nghiệp, ý kiến của cán bộ Xã, đội trưởng đội sản xuất, các thôn
trưởng, nông dân, đại lý cung cấp vật tư nông nghiệp, những chủ thu mua chè xanh lớn và

H

nhỏ, chủ phân xưởng sản xuất chế biến chè, những người am hiểu và có kinh nghiệm sản
xuất chè xanh trên địa bàn.

tế

5. Hạn chế của khóa luận

h

Do thời gian nghiên cứu và kiến thức còn hạn hẹp nên đề tài khó tránh khỏi những sai

in

sót, rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để khóa luận được hoàn thiện

Đ

ại

họ
c

K

hơn.


15
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Phần 2
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
Chương I: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Cơ sở khoa học về vấn đề nghiên cứu
1.1.1 Cơ sở lí luận

uế

1.1.1.1. Các khái niệm

H

* Hiệu quả kinh tế:

Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế thể hiện trình độ quản lí, sử dụng nguồn

tế

lực để tạo ra kết quả lớn nhất với chi phí thấp nhất. hiệu quả kinh tế là thước đo chất

h


lượng sản xuất kinh doanh và còn là vấn đề sống còn của các đơn vị kinh tế. Muốn đánh

in

giá hiệu quả của nến sản xuất xã hội trước hết phải xác định được mục tiêu của nó. Mọi
hoạt động sản xuất kinh doanh phải tuân theo quy luật khách quan và bị chi phối bởi các

K

mục tiêu đặt ra, khi đã hoàn thành mực tiêu thì phải điều chỉnh mọi hoạt động hướng vào
mục tiêu đó với mức cao nhất có thể đạt được trên cơ sở có tính chi phí để đem lại hiệu

họ
c

quả.

“Hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (hoặc quá trình) kinh tế là một phạm trù
kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực, tiền vốn) để

ại

đạt được mục tiêu xác định”. Từ khái niệm khái quát này, có thể hình thành công thức

Đ

biễu diễn khái quát phạm trù hiệu quả kinh tế như sau:
H = K/C (1)

Với H là hiệu quả kinh tế của một hiện tượng (quá trình kinh tế) nào đó; K là kết

quả thu được từ hiện tượng (quá trình) kinh tế đó và C là chi phí toàn bộ để đạt được kết
quả đó. Và như thế cũng có thể khái niệm ngắn gọn: hiệu quả kinh tế phản ánh chất
lượng hoạt động kinh tế và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ
ra để đạt được kết quả đó.

16
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Quan điểm này đã đánh giá được tốt nhất trình độ sử dụng các nguồn lực ở mọi
điều kiện “động” của hoạt động kinh tế. Theo quan niệm như thế hoàn toàn có thể tính
toán được hiệu quả kinh tế trong sự vận động và biến đổi không ngừng của các hoạt động
kinh tế, không phụ thuộc vào quy mô và tốc độ biến động khác nhau của chúng
Từ định nghĩa về hiệu quả kinh tế như đã trình bày ở trên, chúng ta có thể hiểu
hiệu quả kinh tế của hoạt động sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh

H

nhằm đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã xác định.

uế

trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động, máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu và tiền vốn)

Khi nói đến hiểu quả kinh tế trong sản xuất nông nghiệp thì phải phân biệt rõ ba

tế


khái niệm cơ bản về hiệu quả: hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế.
+ Hiệu quả kỹ thuật: là số lượng sản phẩm đạt được trên một đơn vị chi phí đầu

in

h

vào hay nguồn lực sử dụng sản xuất trong điều kiện cụ thể về kỹ thuật hay công nghệ sử

bao nhiêu đơn vị sản phẩm.

K

dụng vào nông nghiệp. Nó chỉ ra rằng một đơn vị nguồn lực dùng vào sản xuất đem lại

+ Hiệu quả phân bổ: là chỉ tiêu hiệu quả trong đó các yếu tố giá sản phẩm và giá

họ
c

đầu vào được đưa vào tính toán để phản ánh giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị
chi phí thêm về đầu vào. Bản chất của hiệu quả phân bổ là hiệu quả kỹ thuật có tính đến

ại

các yếu tố về giá của đầu vào và giá của đầu ra.
+ Hiệu quả kinh tế: là phạm trù kinh tế mà trong đó sản xuất đạt hiệu quả kỹ thuật

Đ


và hiệu quả phân bổ. điều đó có nghĩa là cả yếu tố hiện vật và yếu tố giá trị đều tính đến
khi xem xét các nguồn lực. Chỉ khi nào việc sử dụng nguồn lực đạt hiệu quả kỹ thuật và
hiệu quả phân phối thì khi đó sản xuất mới đạt hiệu quả kinh tế.
* Bản chất của hiệu quả kinh tế là nâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm
lao động xã hội. Đây là hai mặt của một vấn đề có quan hệ mật thiết với nhau, gắn liền
với hai quy luật tương ứng của nền sản xuất xã hội là quy luật năng suất lao động và quy
luật tiết kiệm thời gian. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh tế là đạt kết quả tối đa

17
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
với chi phí nhất định hoặc ngược lại, đạt kết quả nhất định với chi phí tối thiểu. Chi phí ở
đây được hiểu bao gồm cả chi phí để tạo ra nguồn lực và chi phí cơ hội.
Hiệu quả kinh tế quốc dân là hiệu quả tổng hợp được xem xét trong toàn bộ nền
kinh tế. Nó được xem xét cả về quan điểm tài chính lẫn quan điểm phát triển tài chính.
Tóm lại, có rất nhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh tế nhưng chúng đều

uế

thống nhất về mặt bản chất. Và việc nâng cao hiệu quả kinh tế có ý nghĩa rất quan trọng
đối với yêu cầu tăng trưởng và phát triển kinh tế nói riêng và phát triển xã hội nói chung.

H

Hiệu quả kinh tế góp phần:


tế

- Tận dụng và tiết kiệm các nguồn lực sẵn có

- Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tiến nhanh vào CNH-HĐH

in

h

- Phát triển kinh tế với tốc độ cao.

- Nâng cao đời sống vậy chất tinh thần cho người lao động

K

1.1.1.2. Phương pháp xác định hiệu quả kinh tế

họ
c

Đã từ lâu, khi bàn tới hiệu quá kinh doanh, nhiều nhà khoa học kinh tế đã đề cập
đến mức chuẩn hiệu quả (hay còn gọi lại tiêu chuẩn hiệu quả). Từ công thức định nghĩa
về hiệu quả kinh tế; chúng ta thấy khi thiết lập mối quan hệ tỉ lệ giữa “đầu ra” và “đầu

ại

vào” sẽ có thể cho một dãy các giá trị khác nhau. Vấn đề được đặt ra là trong các giá trị
đạt được thì các giá trị nào phản ánh tính có hiệu quả (nằm trong miền có hiệu quả), các


Đ

giá trị nào sẽ phản ánh tính hiệu quả cao cũng như những giá trị nào nằm trong miền
không đạt hiệu quả (phi hiệu quả). Chúng ta có thể hiểu mức chuẩn hiệu quả là giới hạn,
là thước đo, là căn cứ, là một cái “mốc” xác định ranh giới có hiệu quả hay không có
hiệu quả về một chỉ tiêu hiệu quả đang xem xét
Xem xét trên phương diện lý thuyết, mặc dù các tác giả đều thừa nhận về bản chất
khái niệm hiệu quả kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố sản xuất, song công thức
khái niệm hiệu quả kinh tế cũng chưa phải là công thức mà các nhà kinh tế thống nhất

18
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
thừa nhận. Vì vậy, cũng không có tiêu chuẩn chung cho mọi công thức hiệu quả kinh tế,
mà tiêu chuẩn hiệu quả kinh tế còn phụ thuộc vào mỗi công thức xác định hiệu quả cụ
thể. Ở các doanh nghiệp, tiêu chuẩn hiệu quả phụ thuộc vào từng chỉ tiêu hiệu quả kinh tế
cụ thể. Chẳng hạn, với các chỉ tiêu hiệu quả liên quan đến các quyết định lựa chọn kinh tế
sử dụng phương pháp cận biên người ta hay so sánh các chỉ tiêu như doanh thu biên và
chi phí biên với nhau và tiêu chuẩn hiệu quả là doanh thu biên bằng với chi phí biên

uế

(tổng hợp cũng như cho từng yếu tố sản xuất). Trong phân tích kinh tế với việc sử dụng
các chỉ tiêu tính toán trung bình có khi lấy mức trung bình của ngành hoặc của kỳ trước


H

làm mức hiệu quả so sánh và kết luận tính hiệu quả của doanh nghiệp

tế

Hiệu quả kinh tế là chỉ tiêu biểu hiện kết quả của hoạt động sản xuất, phản ánh mối
tương quan giữa kết quả đạt được so với hao phí lao động, vật tư, tài chính trong một chu

h

kỳ sản xuất. Do đó muốn xác định hiệu quả kinh tế thì phải tính toán đầy đủ các lợi ích và

in

chi phí bỏ ra.

K

Chi phí bỏ ra trong quá trình hoạt động sản xuất là chi phí cho các yếu tố đầu vào
như: đất đai, tiền vốn, lao động, nguyên vật liêu. Tùy theo mục đích nghiên cứu mà chi

họ
c

phí bỏ ra có thề tính toàn bộ hoặc riêng lẻ cho từng yếu tố.
a. Phương pháp 1
Q
C


ại

Công thức tính: H 

Đ

Trong đó: H: hiệu quả kinh tế
Q: Kết quả
C: Chi phí.
Phương pháp này phản ánh rõ rệt trình độ sử dụng các nguồn lực, xem xét được một
đơn vị nguồn lực đã sử dụng đem lại bao nhiêu kết quả, giúp ta so sánh được hiệu quả ở
các quy mô khác nhau.

19
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
b. Phương phát 2: Hiệu quả kinh tế được xác định bằng cách so sánh phần tăng thêm
của kết quả thu được và phần tăng thêm của chi phí bỏ ra.
Công thức tính: H 

ΔQ
ΔC

Trong đó: H: Hiệu quả kinh tế

uế


Q: Phần tăng thêm của kết quả
C: Phần tăng thêm của chi phí

H

Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu chiều sâu, nó xác định lượng kết

thêm đã tạo ra bao nhiêu kết quả thu thêm.

tế

quả thu thêm trên một đơn vị chi phí tăng thêm hay nói cách khác một đơn vị chi phí tăng

h

Vơi cách tính toán này ta sẽ biết được tổng thu nhập, tổng lợi nhuận đạt được một

in

cách chính xác cụ thể hơn nhưng không thể so sánh được hiệu quả kinh tế của các doanh

K

nghiệp, các đơn vị sản xuất kinh doanh có quy mô khác nhau.
Như vậy hiệu quả kinh tế co nhiều cách tính khác nhau, mỗi cách tính phản ánh

họ
c


một khía canh nhất định về hiệu quả kinh tế. Do đó tùy theo từng điều kiện của đơn vị sản
xuất, kinh doanh mà lựa chọn cách tính phù hợp.
1.1.1.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

ại

 Tổng doanh thu: TR

Đ

Tổng doanh thu là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do các cơ sở sản

xuất thuộc tất cả các ngành nghề kinh tế quốc dân đạt được trong một chu kỳ thời gian
nhất định thường là một năm. Là kết quả hoạt động hữu ích từ các cơ sở sản xuất kinh
doanh đó, giá trị sản xuất bao gồm:
Giá trị sản phẩm vật chất: tư liệu sản xuất và tiêu dùng
Giá trị sản phẩm dịch vụ: phục vụ sản xuất và phục vụ đời sống

20
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Công thức tính:
TR   Pi * Qi

Trong đó:
Pi: là giá bán sản phẩm loại i


uế

Qi: là khối lượng sản phâm loại i sản xuất ra
 Tổng chi phí sản xuất: TC

H

Là toàn bộ hao phí về vật chất, dich vụ và lao động đã đầu tư cho tất cả các hoạt động
sản xuất kinh doanh trong năm.

tế

 TR/TC : một đồng chi phí bỏ ra thu lại được bao nhiêu đồng giá trị sản xuất.

h

 LN/TC: cho biết bình quân một đồng chi phí đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

in

Chỉ tiêu phản ánh năng lực của người sản xuất cũng như kết quả thu được.

K

 TC/ha: cho biết 1ha cần bao nhiêu chi phí để hoạt động sản xuất kinh doanh.

họ
c


 LN/ha: cho biết 1ha đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
 Giá trị hiện tại thuần: NPV

Giá trị hiện tại thuần là hiệu số của giá trị hiện tại dòng doanh thu (cash inflow) trừ đi

ại

giá trị hiện tại dòng chi phí (cash outflow) tính theo lãi suất chiết khấu lựa chọn. Khái

Đ

niệm giá trị hiện tại thuần đựơc sử dụng trong hoạch định ngân sách đầu tư (capital
budgeting), phân tích khả năng sinh lợi của một dự án đầu tư, hay cả trong tính toán giá
cổ phiếu .

NPV được tính theo công thức sau:

t
NPV   Ct t  Co
t 1 (1r)
Trong đó:

21
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
t: thời gian tính dòng tiền

n: tổng thời gian thực hiện dự án
r: tỉ lệ chiết khấu
Ct: dòng tiền thuần tại thời gian t
Co: chi phí ban đầu để thực hiện dự án

uế

 Thời gian hoàn vốn: T

H

Là khoảng thời gian tính bằng năm tháng cần thiết để thu nhập vừa đủ hoàn lại chi phí
bỏ ra. Nó cho biết tính thanh khoản của mức đầu tư, chỉ tiêu này giúp ta biết được bao lâu

tế

thì vốn đầu tư bắt đầu sinh lời.

in

(Dt - TH t-1)
TH t - TH t-1

K

T = (t - 1) 

h

Công thức tính:


Trong đó:

họ
c

Dt: đầu tư lũy kế được tính tại năm thứ t (đầu tư năm kiến thiết)
THt: thu hổi lũy kế tính tại thời điểm năm t

ại

TH t -1 : thu hồi lũy kế được tính tại năm t-1

Đ

t: là năm bắt đầu sinh lời

 Hệ số hoàn vốn nội bộ: IRR
Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó là hệ số chiết khấu để tính chuyển

khoản thu chi của dự án về mặt thời gian hiện tại thì tổng thu sẽ cân bằng vời tổng chi.
Công thức tính:

r*=

r1+ (r2 - r1) * NPVr1
NPVr1 - NPVr2

22
SVTH: Nguyễn Văn Sáng


Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
Trong đó:
r*: Lãi suất cần nội suy
r1 : lãi suất thấp hơn

r2 : Lãi suất cao hơn

NPV2 : giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất 2

H

 Chỉ số sinh lời: IP

uế

NPV1 : giá trị hiện tại thuần ứng với lãi suất 1

tế

Chỉ số sinh lời là tỷ lệ giữa giá trị hiện tại của các khoản thu do dự án mang lại với giá
trị hiện tại của các khoản vốn đầu tư ban đầu (C)

in

h


Công thức tính:
PI = 1 + (NPV / C)

K

Nếu chỉ số sinh lời của dự án lớn hơn 1 thì dự án nào có chỉ số sinh lời cao hơn dự án đó

đầu tư).

họ
c

được chọn. Ngược lại, nếu dự án nào có chỉ số sinh lời bé hơn 1 thì loại bỏ (không nên

1.1.1.4. Giá trị của cây chè xanh

ại

Chè xanh là cây công nghiệp lâu năm có hiệu quả kinh tế cao và cho kết quả trong
một thời gian dài. Cây chè trồng một lần và có thể thu hoạch trong vòng 30 – 40 năm

Đ

hoặc lâu hơn nữa. Thêm vào đó thời gian kiến thiết cơ bản của cây chè ngắn, nhanh cho
thu hoạch, với điều kiện thuận lợi thì sau thời gian kiến thiết cơ bản cây thu hoạch cho
năng suất đạt 140 tạ/ha.
Chính vì thế cây chè đã góp phần vào việc cải thiện đời sống của người dân ở vùng
đồi núi, tạo công ăn việc làm cho nhiều hộ gia đình trong thời gian nhàn rỗi. Từ việc sản
xuất kinh doanh cây chè đã làm thay đổi bộ mặt cho vùng miền núi, đưa đời sống người


23
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
dân trong vùng ngày một đi lên đồng thời tiếp cận và gần gũi hơn với xã hội bên ngoài
nhiều hơn.
Chè xanh và trà được dùng làm thức uống từ bao đời nay, nó có trước những thức
uống như cà phê, ca cao. Nó được biết đến như một nét văn hóa của loài người. Nước chè
xanh và trà rất tốt được các nhà khoa học xác định như sau: Caffein và một số hợp chất
khác có trong chè là những chất có khả năng kích thích hệ thần kinh trung ương, kích

uế

thích vỏ đại não là cho tinh thần minh mẫn, tăng cường sự hoạt động của cơ thể, nâng cao

H

năng lực làm việc, giảm bớt mệt mỏi sau những giờ làm việc căng thẳng. Hỗn hợp tamin
trong chè có khả năng giải khát.

tế

Nước chè xanh chữa được một số bệnh như tả, lỵ, thương hàn, phong nhiệt, ăn
không tiêu, hen suyễn, viêm gan nhẹ, giảm cholesterol trong máu, ngăn béo phì… Ngoài

h


ra chữa một số bệnh như: chữa bỏng, đậu mùa, thủy đậu, mụn nhọt, viêm da, đau răng,

in

nhiệt miệng. Nhiều thầy thuốc còn dùng chè xanh để chữa bệnh sỏi thận, sỏi bàng quang,

K

chảy máu da dày. Theo xác nhận của M.N. Zaprometop thì hiện nay chưa tìm ra được
chất nào lại có tác dụng làm vững chắc các mao mạch tốt như catechin của chè. Dựa vào

họ
c

số liệu của Viện nghiên cứu y học Leningrat, khi điều trị các bệnh cao huyết áp và neprit
mạch thì hiệu quả thu được có triển vọng rất tốt, nếu như người bệnh được dùng catechin
chè theo liều lượng 150mg trong một ngày. E.K. Mgaloblisvili và các cộng tác viên đã

ại

xác định ảnh hưởng tích cực của nước chè xanh tới tình trạng chức năng của hệ thống tim
mạch, sự cản các mao mạch, trao đổi muối - nước, tình trạng của chức năng hô hấp ngoại

Đ

vi, sự trao đổi vitamin C, trạng thái chức năng của hệ thống điều tiết máu...
Chè còn chứa nhiều loại vitamin như vitamin A, B1, B2, B6, vitamin PP và nhiều

nhất là vitamin C. Một giá trị đặc biệt của chè được phát hiện gần đây là tác dụng chống
phóng xạ. Điều này đã được các nhà khoa học Nhật Bản thông báo qua việc chứng minh

chè có tác dụng chống được chất Stronti (Sr) 90 là một đồng vị phóng xạ rất nguy hiểm.
Qua việc quan sát thống kê nhận thấy nhân dân ở một vùng ngoại thành Hirôsima có
trồng nhiều chè, thường xuyên uống nước chè, vì vậy rất ít bị nhiễm phóng xạ hơn các

24
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


Khóa luận tốt nghiệp
vùng chung quanh không có chè. Các tiến sĩ Teidzi Ugai và Eisi Gaiasi (Nhật Bản) đã tiến
hành các thí nghiệm trên chuột bạch cho thấy với 2% dung dịch tanin chè cho uống sẽ
tách ra được từ cơ thể 90% chất đồng vị phóng xạ Sr – 90 là một đồng vị phóng xạ rất
nguy hiểm.
Nước ta là một nước nông nghiệp dân số đông, thiếu việc làm. Tình trạng người
dân nông thôn đổ xô lên thành phố làm ăn sinh sống đang diễn ra như một trào lưu. Vì

uế

vậy việc phát triển vùng cây công nghiệp nói chung và cây chè nói riêng góp phẩn vào

H

việc giảm quá trình di dân từ nông thôn lên thành thị tạo nên sự bình ổn trong xã hội. Bên
cạnh đó việc phát triển cây chè ở vùng trung và miền núi cũng góp phần công nghiệp hóa

tế

hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Giúp người dân ở vùng cao kho khăn cải thiện được

đời sống, xóa được cái nghèo.

h

Ngoài ra, việc trồng chè xanh cũng tác động gián đến sự đoàn kết trong cộng đồng nông

in

thôn.

K

Như vậy cây chè xanh có giá trị về mặt kinh tế và và xã hội rất cao, nâng cao mức
thu nhập cho người dân, giải quyết việc làm cho nhiều bộ phận dân cư trong vùng cũng

họ
c

như ngoài vùng. Từ đó giúp nông thôn đi lên và ổn định hơn về mặt xã hội.
1.1.1.5. Đặc điểm sinh học của cây chè xanh

ại

Cây chè có tên khoa học là Camellia sinensis, là loại cây mà lá và chồi của chúng
được sản xuất trà xanh trà đen… Cây chè được xuất xứ từ Đông Nam Á nhưng ngày nay

Đ

nó được trồng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, trong khu vực nhiệt đới và cận nhiệt
đới. Nó là loại cây xanh lưu niên mọc thành bụi hoặc các cây nhỏ, thông thường được xấp

tỉa thấp để thuận tiện cho việc thu hoạch khi trồng để lấy búp chè. Là loại cây trồng một
lần thu hoạch nhiều lần, nhanh cho thu hoạch và thời gian kinh doanh của nó lên tới 30-40
năm hoặc lâu hơn nữa.
+ Rễ: rễ của cây chè là loại rễ trụ, khi mới nảy mầm rễ trụ phát triển mạnh, sau 3 –
5 tháng thì rễ trụ phát triển chậm lại và rễ biên phát triển nhanh hơn. Từ năm thứ 2 – 3 bộ

25
SVTH: Nguyễn Văn Sáng

Lớp R7_KTNN


×