Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

NGHIÊN CỨU CÁC CHUẨN OGC (OPEN GEOSPATIAL CONSORTIUM) TRONG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG DỤNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1011.42 KB, 24 trang )

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Hệ thống thông tin địa lý-GIS ra đời đánh dấu một bước phát
triển trong ngành công nghệ quản lý không gian lãnh thổ trên cơ sở
tích hợp các thông tin bản đồ và thông tin thuộc tính của các đối
tượng và ngày càng được sử dụng trong nhiều ngành nghề khác nhau
như quản lý đất đai, xây dựng bản đồ sử dụng đất, quản lý hành
chính…Vì thế, những ưu điểm của công nghệ GIS đang được quan
tâm chú ý phát triển.
Mặt khác, như chúng ta đã biết, vai trò của Internet ngày nay
càng được khẳng định và không thể thiếu trong việc quảng bá thông
tin của một quốc gia hay một lãnh thổ.Với Web, ta có thể chia sẻ
thông tin với mọi người, mọi nơi, mọi lúc. Ngày nay, cùng với sự
phát triển mạnh mẽ của hệ thống mạng toàn cầu-Internet, các chuyên
gia bắt đầu quan tâm đến sự kết hợp công nghệ GIS và công nghệ
Web, hay còn gọi là WebGIS nhằm phát huy những thế mạnh của
côngnghệ GIS thông qua nền tảng Web. Nói cách khác, nhờ vào
WebGIS mà ta có thể sử dụng những tính năng của một hệ GIS thực
thụ và có thể thực hiện việc chia sẻ thông tin một cách tiện lợi và dễ
dàng.
Và không chỉ dừng lại ở đó, bắt nhịp cùng xu hướng toàn cầu
hóa, xu hướng sử dụng mã nguồn mở được đưa ra trong ngành công
nghệ thông tin và nhanh chóng được sự hưởng ứng và đóng góp của
các nước trên thế giới. Tổ chức OGC (OpenGeospatial Consortium)
với mục tiêu xây dựng các chuẩn thực thi chung cho lĩnh vực dữ liệu
không gian càng đưa GIS gần đến với mọi người hơn. Và như chúng
ta đã biết, WebGIS kết hợp với các chuẩn mở OGC là con đường giới
1


thiệu những sản phẩm về GIS và dữ liệu địa lý nhanh nhất đến cộng


đồng mạng toàn thế giới. Chính vì lý do đó em lựa chọn đề tài
“NGHIÊN CỨU CÁC CHUẨN OGC (OPEN GEOSPATIAL
CONSORTIUM) TRONG HỆ THÔNG TIN ĐỊA LÝ VÀ ỨNG
DỤNG” nhằm nghiên cứu các chuẩn mở OGC và dựa trên các chuẩn
đó xây dựng ứng dụng thử nghiệm với OGC cho bài toán hiển thị
Phân bổ sinh viên của một trường học trên bản đồ.
2. Mục tiêu đề tài
Đề tài nhằm mục tiêu tìm hiểu và thực hiện cách thức chia
sẻ thông tin bằng OGC.
Mục tiêu cụ thể :
- Tìm hiểu chuẩn OGC
- Tìm hiểu cách thức xây dựng một dịch vụ dữ liệu theo
chuẩn OGC trên một bộ dữ liệu sẵn có và thực hiện một ví dụ cụ thể.
Từ các mục tiêu đã đề ra, đề tài đưa ra các câu hỏi nghiên
cứu nhằm có được sự định hướng đúng cho việc thực hiện đề tài.
- OGC là gì ?
- Những chuẩn của OGC gồm những gì ?
- Muốn đưa lớp dữ liệu trên trang web theo chuẩn OGC ta
phải làm sao ?
3 Giới hạn đề tài
* Giới hạn về thời gian:
Đề tài được giới hạn thực hiện trong khoảng thời gian từ
1/6/2014 đến 20/11/2014.
* Giới hạn về công nghệ
Đề tài sử dụng công nghệ WebGIS mã nguồn mở với các
ứng dụng:
- Web Server: Apache.
2



- Map Server: Geoserver.
- Thư viện hỗ trợ: OpenLayers, GeoExt.
- Dữ liệu: Bản đồ Hà Nội, Shapefile
* Giới hạn về nội dung:
Chỉ nghiên cứu cách thức thức xây dựng một dịch vụ dữ liệu
theo chuẩn OGC trên một bộ dữ liệu sẵn có và nghiên cứu một số
chuẩn cơ bản như WMS, SLD …
4. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Đề tài góp phần vào việc phát triển và mở rộng công nghệ
Web hiện nay theo hướng WebGIS mã nguồn mở, tích hợp thông tin
không gian và thông tin thuộc tính thành một hệ thống thông tin hoàn
chỉnh trên nền Web.
Đề tài là nền tảng trong việc nghiên cứu và ứng dụng
WebGIS mã nguồn mở phục vụ lĩnh vực kinh tế - xã hội khác nói
chung.
5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ứng dụng mã nguồn mở Geoserver xây dựng trang WebGIS
mã nguồn mở hỗ trợ cho việc cung cấp các thông tin về sinh viên
trong nhà trường, từ đó giúp lãnh đạo nhà trường có thể so sánh được
những thuận lợi và khó khăn trong việc tuyển sinh của nhà trường mà
có các chiến lược đối với từng địa điểm.

3


CHƯƠNG 1-KHÁI QUÁT VỀ HỆ THỐNG THÔNG
TIN ĐỊA LÝ
1.1. Khái niệm hệ thống thông tin địa lý-Geographic
Information System (GIS)
GIS là một hệ thống kết hợp giữa con người và hệ thống máy

tính cùng các thiết bị ngoại vi để lưu trữ, xử lý, phân tích, hiển thị các
thông tin địa lý để phục vụ một mục đích nghiên cứu, quản lý nhất
định.

1.2. Thành phần và chức năng GIS
1.2.1. Các thành phần của GIS
GIS được kết hợp bởi 5 thành phần cơ bản: Con người, phần
cứng, phần mềm, dữ liệu và phương pháp phân tích
1.2.1.1. Phần cứng
Phần cứng là hệ thống máy tính trên đó một hệ GIS hoạt
động.
1.2.1.2. Phần mềm
Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và các công cụ cần
thiết để lưu giữ, phân tích và hiển thị thông tin địa lý. Phần mềm GIS
cho phép:
- Nhập dữ liệu
4


- Lưu trữ và quản lý dữ liệu
- Phân tích dữ liệu
- Xuất dữ liệu
- Tương tác với người sử dụng.
1.2.1.3. Dữ liệu
- Dữ liệu có thể xem là thành phần quan trọng nhất, chiếm
chi phí cao nhất trong hệ.
- Dữ liệu địa lý có thể lấy từ nhiều nguồn và nhiều hình thức
khác nhau:
- Dữ liệu được chia ra dữ liệu không gian và dữ liệu thuộc
tính.

Dữ liệu không gian: mô hình dữ liệu vector và mô hình dữ
liệu raster.

Hình 1.8: Mô hình dữ liệu không gian
1.2.1.4. Con người.
Con người là thành phần quan trọng nhất quyết định mức độ
thành công của hệ.
1.2.1.5. Phương pháp phân tích
Công cụ GIS được thực hiện một cách hiệu quả nếu chúng
được tích hợp một cách thích hợp theo mục đích chiến lược và vào
vận hành của một tổ chức.
5


1.2.2. Chức năng của hệ GIS
Các chức năng chínhcủa một hệ GIS được miêu tả thông qua
sơ đồ sau:

Hình 1.9: Các chức năng chính của hệ GIS
1.3. Các mô hình dữ liệu GIS
1.3.1. Khái niệm về dữ liệu địa lý:

Dữ liệu địa lý nhằm phản ảnh thế giới thực
1.3.1.1. Dữ liệu thuộc tính
Thể hiện tính chất của đối tượng tìm ra cái gì tồn tại ở vị trí
cụ thể
1.3.1.2. Dữ liệu không gian
Được thể hiện trên bản đồ và GIS dưới dạng điểm (point),
đường (line) hoặc vùng (polygon).
6



1.3.1.3. Thời gian
Tìm ra sự khác biệt theo thời gian trong vùng
1.3.2. Các mô hình dữ liệu GIS
1.3.2.1. Biểu diễn dữ liệu trong GIS

1.3.2.2. Mô hình dữ liệu không gian

7


(a)

(b)

Hình 1.14: Thế giới thực trên hai mô hình raster
(a) và vector (b) (Theo Aronnof, 1989)
1.3.2.2.1. Mô hình dữ liệu Raster
Khái niệm ảnh Raster: Một file ảnh chụp về một đối tượng
không gian qua máy ảnh photo hoặc một ảnh số chụp từ máy chụp số
(digital camera) hoặc ảnh số thu nhận từ các đầu ghi phổ trên các vệ
tinh là các ảnh có cấu trúc raster.

Hình 1.15: Ma trận không gian của một file ảnh raster có cấu trúc
pixel

8



Cấu trúc dữ liệu dạng raster có dạng như sau:

Hình 1.17: Cấu trúc dữ liệu Raster
1.3.2.2.2. Mô hình dữ liệu Vector
a. Giới thiệu mô hình dữ liệu Vector
Mô hình dữ liệu vector coi hiện tượng là tập các thực thể
không gian cơ sở và tổ hợp giữa chúng.

Hình 1.19. Biểu diễn bản đồ vector [1]
b. Cấu trúc trong dữ liệu Vector
* Cấu trúc Spaghetti:
* Cấu trúc Topology
9


Cấu trúc Topology còn gọi là cấu trúc cung-nút (arc-node).
Cấu trúc Topology được xây dựng trên mô hình dữ liệu cung-nút với
cung là phần tử cơ sở.

Hình 1.20. Dữ liệu topology vector
1.4. Tích hợp GIS và Web
1.4.1. Tìm hiểu về WebGIS
Công nghệ WebGIS ra đời đã góp phần khắc phục những trở
ngại trên. WebGIS ra đời trên cơ sở chia sẻ thông tin qua hệ thống
mạng Internet. Việc tích hợp công nghệ GIS và Internet đã tạo ra cơ
hội để mọi người đều có thể sử dụng dữ liệu và các chức năng của
GIS mà không cần phải cài đặt bất cứ phần mềm GIS chuyên dụng
nào.
Vậy WebGIS là gì?
WebGIS được xem như là một hệ thống thông tin địa lý được

phân bố qua môi trường mạng máy tính để tích hợp, phân phối và
truyền tải thông tin địa lý trực diện trên World Wide Web thông qua
Internet.
1.4.2. Sơ đồ hoạt động của WebGIS.
10


Hình 1.21: Sơ đồ hoạt động của WebGIS
1.4.3. Tổng quan kiến trúc công nghệ WebGIS
1.4.3.1. Kiến trúc WEBGIS

Hình 1.22: Sơ đồ kiến trúc 3 tầng của WebGIS (3-tier)
Kiến trúc 3-tier được mô tả như sau:
Chúng gồm 3 thành phần cơ bản đại diện cho 3 tầng:
1.4.3.1.1. Client (Presentation tier: tầng trình bày)
1.4.3.2. Application Server (Business Tier: tầng ứng dụng)
1.4.3.3.Database (Data tier:tầng dữ liệu)
11


Hình 1.23: Kiến trúc n-tier giữa các hệ thống
Một trong những minh chứng cụ thể là sự bùng nổ các
website dựa trên các dịch vụ của Google và các website GIS theo
chuẩn mở OGC (Open Geospatial Consortium).

Hình 1.24: Kiến trúc n-tier tương tác giữa Client và các hệ thống
1.4.3.2. Chức năng WebGIS
12



* Chức năng hiển thị:
* Chức năng phân tích và thiết kế
1.4.3.3. Ứng dụng của WebGIS
a. Thống kê và quản lý kinh tế - xã hội
- Thống kê, quản lý dân số
- Quản lý mạng lưới giao thông (đường thủy – đường bộ)
- Thống kê, quản lý mạng lưới y tế, giáo dục
- Điều tra và quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng
b. Quản lý rừng
- Theo dõi sự thay đổi của rừng
- Phân loại rừng
- Nghiên cứu tình trạng xói mòn đất.
c. Nghiên cứu hỗ trợ các chương trình quy hoạch phát triển
- Đánh giá khả năng thích nghi của cây trồng, vật nuôi và
động vật hoang dã.
- Định hướng và xác định các vùng phát triển tối ưu trong sản
xuất nông nghiệp.
- Hỗ trợ quy hoạch và quản lý các vùng bảo tồn thiên nhiên.
- Đánh giá khả năng và định hướng quy hoạch các vùng đô
thị, công nghiệp lớn.

13


CHƯƠNG 2-NGHIÊN CỨU CÁC CHUẨN OPEN
GEOSPATIAL CONSORTIUM (OGC)
2.1. Giới thiệu Open Geospatial Consortium (OGC)
Sự ra đời của WebGIS đã khắc phục được những hạn chế mà
GIS truyền thống mang lại như giá thành của cơ sở dữ liệu, chuyển
đổi định dạng dữ liệu giữa các phần mềm, giá thành của phần mềm,

vấn đề bản quyền và khả năng cập nhật của dữ liệu … Thế nhưng,
càng sử dụng và khai thác WebGIS, người sử dụng mới nhận thấy
một điều rằng hầu như các WebGIS đều được xây dựng độc quyền
bởi các hãng phần mềm hay các tổ chức khác nhau và dữ liệu được
trình bày theo quan điểm riêng của họ.

Hình 2.1: Khó khăn trong việc chia sẻ dữ liệu
Nhờ vào sự xuất hiện của OGC và sự ra đời của các đặc tả
của OGC

Hình 2.2: Giải pháp của OGC

14


2.2. Các chuẩn thực thi của OGC sử dụng trong quá trình
xây dựng hệ thống
2.2.1. Chuẩn thực thi của OGC
Chuẩn thực thi của tổ chức OGC, được đăng ký bản quyền
với tên OpenGIS®, là các tiêu chuẩn toàn cầu về các phần mềm định
dạng kiến trúc, cung cấp cho ta một nền cơ sở về các hệ thống mở để
xử lý các dữ liệu địa lý. OGC Web Service có 16 specifications (đặc
tả) cơ bản được coi là chuẩn mở nhằm trao đổi thông tin giữa các
GIS khác nhau:
1. Catalog Interface (CAT)
2. Coordinate Transformation Services (CT)
3. Filter Encoding (Filter)
4. Geography Markup Language (GML)
5. GO-1 Application Objects (AOS)
6. Grid Coverages (GC)

7. OGC Web Service Common Specification (Common)
8. OpenGIS Location Services (OpenLS)
9. Simple Feature – CORBA (SFC)
10. Simple Feature – SQL (SFS)
11. Simple Features OLE/COM (SFO)
12. Styled Layer Descriptor (SLD)
13. Web Coverage Services (WCS)
14. Web Feature Service (WFS)
15. Web Map Context Document (WMCS)
16. Web Map Service (WMS)
2.2.2. Đặc tả các chuẩn OGC
2.2.2.1. Đặc tả Web Map Service (WMS)
15


WMS cung cấp ba giao thức cơ bản: GetCapabilites, GetMap
vàGetFeatureInfo (trong đó 2 giao thức GetCapabilites, GetMap bắt
buộc phải có).

Hình 2.3: Giao diện của Web Map Service
2.2.2.2. Đặc tả Web Feature Service (WFS)
WFS cung cấp các đối tượng dữ liệu dưới dạng định dạng
thống nhất GML (Geography Markup Languge). Một WFS cơ bản
cho phép Client kết nối và lấy dữ liệu về theo các phương thức:
- GetCapabilities: trả về tài liệu XML mô tả chức năng của
WFS.
- DescribeFeatureType: trả về một lược đồ XML định nghĩa
các lớp đối tượng.
- GetFeature: trả về một tập các đối tượng dữ liệu thoả mãn
các ràng buộc được mô tả trong yêu cầu.

2.2.2.3. Đặc tả Web Coverage Service (WCS)
WCS cung cấp dữ liệu dưới dạng Coverage. Coverage là loại
dữ liệu biểu diễn các hiện tượng thay đổi theo không gian. WCS cung
cấp các phương thức để Client truy cập và lấy dữ liệu về:
- GetCapabilities; DescribeCoverage; GetCoverage
2.2.2.4. Đặc tả Styled Layer Descriptor(SLD)
16


SLD là một mã hóa cho đặc tả WMS có thể mở rộng để cho
phép ký hiệu hóa dữ liệu theo yêu cầu người sử dụng. Đặc tả
OpenGIS Web Map Server (WMS) hỗ trợ khả năng cung cấp thông
tin nào đó dựa vào những lựa chọn cụ thể về ký hiệu, kiểu dáng cơ
bản đối với một tập dữ liệu sẵn có.
2.3. Giới thiệu mã nguồn mở ứng dụng chuẩn OGC
2.3.1. Mapserver
Mapserver là phần mềm mã nguồn mở cho phép tạo các bản
đồ động và trình bày dữ liệu không gian trên Web.

2.3.2. Map Window
Map Window là phần mềm GIS mã nguồn mở về hệ thống
thông tin địa lý. Nó là lựa chọn thích hợp cho nhiều đối tượng người
dùng theo các mục đích khác nhau:
a. Mục đích biên tập dữ liệu:
b. Mục đích phát triển công cụ và phần mềm:
2.3.3. GeoServer
2.3.3.1. Khái niệm
GeoServer: là máy chủ mã nguồn mở dùng để kết nối những
thông tin địa lý có sẵn tới các trang Web địa lý (Geoweb) sử dụng
chuẩn mở.

17


Hình 2.5: Giao diện GeoServer [10]
2.3.3.2. Quy trình hiển thị bản đồ trên GeoServer

Hình 2.6: Quy trình hiển thị bản đồ trên GeoServer

18


CHƯƠNG 3: XÂY DỰNG THỬ NGHIỆM VỚI OGC CHO BÀI
TOÁN PHÂN BỔ SINH VIÊN CỦA MỘT TRƯỜNG HỌC
3.1. Mô tả bài toán
Trong thời đại ngày nay, số liệu thống kê đóng vai trò rất lớn
vào việc hoạch định chính sách nghiên cứu, các trường học, các nhà
đầu tư, các công ty sản xuất, và cả người dân đều có nhu cầu sử dụng
các thông tin dựa trên số liệu thống kê. Đối với mỗi nghành nghề,
mỗi lĩnh vực khác nhau thì các loại số liệu và thông tin cần quan tâm
cũng khác nhau vì vậy, quản lý số liệu thống kê như thế nào để có thể
cung cấp thông tin chính xác và nhanh chóng, theo các yêu cầu sử
dụng khác nhau là điều rất quan trọng. Cần phải có một nơi lưu trữ
tốt, một phần mềm với nhiều công cụ hỗ trợ thích hợp để tập hợp các
số liệu thống kê thành một hệ thống.Với cách quản lý hiện nay thì số
liệu được cung cấp dưới dạng các bảng biểu cố định mà chưa chú ý
khai thác khía cạnh không gian của dữ liệu. Sự kết hợp giữa dữ liệu
thuộc tính và dữ liệu không gian là một hướng giải quyết hợp lý
nhằm nâng cao khả năng thống kê hiện nay lên nhiều lần.
Qua quá trình khảo sát thực tế hiện nay tôi nhận thấy hiện
nay có rất nhiều các trường đại học, cao đẳng, trung cấp được mở ra

chính vì vậy mà tính cạnh tranh về chỉ tiêu tuyển sinh là rất cao, đã
có rất nhiều trường sau khi được thành lập đã phải giải thể, trước tình
hình tuyển sinh gặp rất nhiều khó khăn như vậy, để có thể tuyển sinh
được đủ chỉ tiêu được giao cho, một số các trường trung cấp, cao
đẳng đã phải tuyển sinh dưới hình thức liên kết với các đơn vị giáo
dục khác để có đủ chỉ tiêu tuyển sinh. Thực tế làm việc tại trường tôi
làm việc hình thức tuyển sinh này đang được áp dụng, nhà trường có
nhiều đơn vị liên kết với các địa điểm khác nhau trên địa bàn Thành
phố Hà Nội. Để có thể thống kê được số lượng học sinh, sinh viên
19


của trường học từng địa điểm và được phân bổ học tập tại các địa
điểm khác nhau do đó việc thống kê gặp không ít những khó khăn.
Do đó tôi xây dựng ứng dụng dựa trên phần mềm mã nguồn mở
Geoserver nhằm phân bổ, thống kê lượng sinh viên của nhà trường để
có thể khắc phục bớt những khó khăn mà nhà trường đang gặp phải.
Đề tài sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích xác định
các thông tin về học sinh, sinh viên cần thiết cho CSDL sinh viên;
thu thập thông tin và xử lý thông tin để xây dựng dữ liệu các lớp bản
đồ mang thông tin cả về không gian lẫn thuộc tính; lập trình trang
WebGis cung cấp các thông tin về sinh viên.

3.2. Thu thập dữ liệu
Bước 1:Tạo dữ liệu bản đồ
Bước 2: Cài đặt và sử dụng Geoserver
Bước 3: Xây dựng website bằng ASP.NET, Javarscrist
Bước 4: Sử dụng thư viện Openlayers
3.3. Phân tích thiết kế hệ thống
3.3.1. Thiết kế kiến trúc hệ thống

* Mô hình hệ thống
20


3.3.2. Thiết kế chức năng
3.3.2.1. Sơ đồ chức năng

3.3.2.2. Mô tả chức năng
a. Quản trị
b. Người dùng
3.3.3. Thiết kế giao diện
3.3.3.1. Giao diện quản trị
3.3.3.2. Giao diện người dùng
3.4. Lập trình hệ thống GIS trên nền mã nguồn mở
GeoServer

21


3.4.1. Đưa dữ liệu trong Shapefile lên GeoServer và tạo
kiểu hiển thị (style) cho các lớp dữ liệu.

Hình 3.5: Hộp thoại tạo Workspace
Vào Layer Preview để kiểm tra lớp dữ liệu (layer) đã có kiểu
hiển thị (style).

Hình 3.13: Lớp bản đồ quận nội thành được chọn kiểu hiển thị
3.4.2. Cài đặt và thử nghiệm
Chương trình được cài đặt trên máy có cấu hình Intel®
Pentium CPU P600Core (@ 2.00GHz, RAM 2GB.


22


KẾT LUẬN
1. Các kết quả đạt được
Đề tài đã thực hiện được các nội dung sau:
- Tìm hiểu được mô hình hệ thống thông tin địa lý, các thành
phần của hệ thống thông tin địa lý và một số lĩnh vực ứng dụng rất
thành công hệ thống thông tin địa lý mang lại nhiều giá trị cho con
người.
- Tìm hiểu được đặc điểm của hệ thống thông tin địa lý trên
Web, các kiến trúc triển khai một hệ thống thông tin địa lý trên web
và ưu nhược điểm của nó với từng bài toán áp dụng.
- Tìm hiểu được hai hình thức mô tả dữ liệu bản đồ là Vector
và Raster. Ưu điểm và nhược điểm của hai cách thức, cách chuyển
đổi giữa hai hình thức này.
- Xây dựng thành công một hệ thống thông tin địa lý trên
Web cho phép hiển thị các lớp thông tin bản đồ dựa trên các công
nghệ mã nguồn mở .
2. Hướng phát triển của đề tài
Do thời gian và lượng kiến thức của bản thân còn hạn chế
nên đề tài chưa đi sâu tìm hiểu hết các vấn đề đưa ra. Nếu được phát
triển tiếp tôi sẽ tìm hiểu thêm về các hệ thống thông tin địa lý trên
nền Web và các công nghệ mới nhằm nâng cao hiệu năng hệ thống
cung cấp tiện ích hơn nữa cho người sử dụng. Và đặc biệt là xây
dựng được hệ thống thông tin địa lý có ý nghĩa thiết thực.

23



TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt
[1] Đặng Văn Đức. Hệ thống thông tin địa lý, NXB khoa học
và kỹ Thuật, 2001
[2] Lê Huỳnh, Lê Ngọc Nam. 2001. Bản đồ học chuyên đề.
NXB Giáo dục. Hà Nội
Tiếng Anh
[3] Arliss Whiteside, Jim Greenwood. Open Geospatial
Consortium Inc,2010
[4] Pune Chapter, GeoServer Tutorial, Open Source

Geospatial tools workshop, 2008
[5] Scott Davis. GIS for Web Developers: Adding Where to
Your Web Applications, 2007
[6]

William

Lalonde.

Styled

Layer

Descriptor

Implementation Specification.. Open Geospatial Consortium, 2009
[7] />tutorial.html


[8] />[9] />[10]

24



×