Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

BÀI THAM LUẬN về CÔNG tác cố vấn học tập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (101.82 KB, 5 trang )

BÀI THAM LUẬN VỀ CÔNG TÁC CỐ VẤN HỌC TẬP
TRONG MÔI TRƯỜNG HỌC CHẾ TÍN CHỈ
1. Mở đầu
Trước đây, giáo dục bậc Đại học ở nước ta vẫn không mấy khác biệt với giáo
dục thời phổ thông, nghĩa là còn nặng về việc dạy và học theo hình thức đọc, chép và
học thuộc lòng. Hình thức học này làm cho sinh viên (SV) thụ động, chưa thúc đẩy
được sự chủ động học tập, khám phá và nghiên cứu khoa học. Đồng thời, do phải vùi
đầu vào đọc, chép và học thuộc lòng nên một phần về kỹ năng và kiến thức xã hội của
SV còn hạn chế, nên khi ra trường đi làm, SV thường không đủ tự tin để thể hiện
mình trước đám đông và khó khăn trong hợp tác nhóm.
Trong những năm gần đây, hình thức “học chế tín chỉ” đã được đưa vào áp
dụng vào ngày càng nhiều trường đại học tại nước ta, và năm 2012, “học chế tín chỉ”
chính thức áp dụng tại Đại học CNGTVT. Đào tạo theo Hệ thống tín chỉ, lần đầu tiên
được tổ chức tại trường Đại học Harvard, Hoa kỳ vào năm 1872 với một nguyên tắc
chính là “Tôn trọng người học, xem người học là trung tâm của quá trình đào tạo”.
Học chế này không chỉ giúp đánh giá SV cuối kỳ, mà còn nhiều lần trong một học kỳ
nhằm giảm tải ở kỳ thi cuối kỳ cũng đồng thời đánh giá cả quá trình học của SV giúp
SV rèn luyện nhiều hơn, năng động hơn và tự chủ hơn trong học tập. Cũng như
Sherwood Anderson – nhà văn người Mỹ: "Toàn bộ mục tiêu của giáo dục là để phát
triển tư duy. Tư duy sẽ là thứ duy nhất phát huy hiệu quả", nền giáo dục nước ta đang
dần hoàn thiện và hướng tới mục tiêu cao cả này. Trong bất kỳ môi trường giáo dục
nào, học sinh – SV nói chung luôn cần một người để hướng dẫn, giúp đỡ và giải đáp
những thắc mắc về học tập khi cần thiết, do đó, cố vấn học tập (CVHT) có vai trò rất
quan trọng trong quá trình học tập của SV tại trường đại học. Trong học chế tín chỉ,
đòi hỏi sự chủ động của SV nhưng chính vì thế, vai trò của CVHT càng quan trọng
hơn, giống như một người dẫn đường tin cậy, giúp SV không đi chệch hướng, không
chỉ đơn giản là một cán bộ giảng dạy và nghiên cứu, CVHT còn mang trọng trách về
quá trình học tập của SV từ lúc bước chân vào trường Đại học cho đến khi kết thúc
chương trình học, để bước chân vào đời.
2. Thực trạng về vai trò của cố vấn học tập
Trong đào tạo theo Hệ thống tín chỉ có hai hệ thống lớp: Lớp SV và lớp học


phần. Lớp SV tồn tại từ khi SV vào trường cho đến khi SV cuối cùng của lớp ra
trường. Lớp học phần được tổ chức theo từng học kỳ và được hình thành trên cơ sở
tập hợp SV từ các lớp SV. Điều này dẫn đến trong cùng một lớp, SV ít có cơ hội học
cùng nhau nhưng một SV lại có điều kiện giao lưu học hỏi từ rất nhiều SV khác trong
trường. Hơn nữa, khối lượng kiến thức cần được tiếp thu ở Đại học là rất lớn và sự
thay đổi từ phương pháp tiếp cận nội dung sang tiếp cận phương pháp buộc SV phải
thay đổi cách học tập của mình.
2.1 Vai trò quan trọng nhất của CVHT là định hướng học tập cho SV:
Khi mới bước vào môi trường ĐH, SV chúng em chưa biết hết được mình phải
làm gì và học những môn gì. CVHT đã định hướng cho chúng em học những môn gì
là cơ bản, những môn nào là chuyên ngành, môn nào trước, môn nào sau… và trong


học kỳ đầu tiên, CVHT đã sắp xếp để chúng em có dịp học chung, làm quen với nhau
và làm quen với môi trường mới học tập mới.
Sau một quá trình học tập, khi đã quen với trường lớp và những quy chế mới,
CVHT đã giúp chúng em có những cách thức học tốt hơn nhờ kinh nghiệm nghiên
cứu và giảng dạy của mình qua những buổi sinh hoạt lớp, các buổi báo cáo, hội thảo
nghiên cứu khoa học…
Quan trọng hơn hết, là sự định hướng tương lai cho SV. Khi bước vào năm học
cuối, CVHT đã hướng dẫn chúng em định hướng những dự định trong tương lai
(mong muốn làm việc ở đâu, những đề tài nào thích hợp với địa phương đó, những đề
tài cần xem trước để tham khảo…). CVHT chỉ hướng dẫn cách để SV chúng em cụ
thể hơn những dự định và tạo điều kiện cho SV hoàn thành mục tiêu đó. Đối với một
số SV chưa có được đề tài nghiên cứu, CVHT hướng dẫn một số đề tài liên quan đến
các nghiên cứu khoa học để SV có thể tham gia nghiên cứu. Sau khi hoàn thành luận
văn, CVHT nhắc nhở và giúp đỡ SV hoàn thành thủ tục ra trường. SV phải chủ động
tìm tòi, học hỏi, CVHT sẽ thật sự đóng vai trò là “cố vấn”, sẽ phân tích cho SV hiểu
đâu là đúng, đâu là sai và nếu sai thì đâu là hướng sửa chữa. CHVT làm cho SV chủ
động hơn và có trách nhiệm hơn đối với việc học của mình.

2.2 Vai trò gắn kết sinh viên với sinh viên
Đa số SV là từ nhiều nơi tụ họp về, thường rất bỡ ngỡ với môi trường giáo dục
mới, CVHT là mối dây gắn kết những cá thể khác nhau vào chung một tập thể. Trong
một tập thể, thường có những mâu thuẫn xảy ra và CVHT đã khéo léo xử lý những
mâu thuẫn này một cách công bằng, tạo sự tin tưởng từ phía SV.
Tham dự các buổi họp lớp cùng với SV, từ đó SV có thể bày tỏ những tâm tư
nguyện vọng của mình, bởi CVHT là người gần gũi và theo sát SV nhất. Hiện nay, để
đáp ứng cho học chế tín chỉ, diễn đàn SV cũng được mở ra để SV có thể dễ dàng chia
sẻ, tuy nhiên để giải quyết được những vấn đề cá nhân đưa lên diễn đàn thì thời gian
sẽ kéo dài (cấp trường => cấp khoa => chi đoàn, lớp), nên CVHT chủ động trực tiếp
giải quyết sẽ đơn giản và hợp lý hơn, vì CVHT là người nắm rõ tình hình trong lớp
hơn.
Mỗi SV có một hoàn cảnh sống khác nhau, nhiều trường hợp SV vì quá khó
khăn về tài chính nên bỏ học, CVHT đã động viên SV tiếp tục học tập, đồng thời
hướng dẫn SV giải quyết khó khăn trước mắt (quỹ hỗ trợ cho SV gặp khó khăn của
phòng CTSV)
2.3 Vai trò gắn kết SV với hoạt động đoàn thể, xã hội
SV ngoài nhiệm vụ học tập, để hoàn thành chương trình học tại trường, SV còn
tham gia các tổ chức Đoàn, Hội, đội, nhóm khác…hoạt động này giúp SV có thêm
nhiều kỹ năng xã hội khác, giúp SV tự tin, hòa đồng và có nhiều kinh nghiệm về hoạt
động tập thể. Đoàn thanh niên, hội SV đưa ra những chương trình hoạt động cụ thể và
CVHT đã nhắc nhở SV tích cực tham gia, sẵn sàng giúp đỡ SV xác nhận các bản
thành tích đã đạt được, tạo điều kiện cho SV hoàn thành những nhiệm vụ được giao.
Đồng thời, để SV có nhiều cơ hội nâng cao chỉ tiêu điểm rèn luyện của mình,
CVHT gợi ý và hướng dẫn cho SV tổ chức các công tác xã hội khác (lao động công
ích, thăm trại trẻ mồ côi, người già neo đơn, hiến máu nhân đạo…)


Vì vậy, trong tập thể một lớp, CVHT giống như người dẫn đường, là người chỉ
ra đâu là đích đến tốt nhất sau những năm Đại học. Mỗi cá nhân trong lớp sẽ có con

đường riêng, phương pháp riêng nhưng tất cả cùng có chung một người hướng dẫn. Sẽ
rất khó để đánh giá một cố vấn hoàn thành nhiệm vụ? Hiệu quả cố vấn sẽ thể hiện ở
thành tích học tập và hoạt động chung của tập thể lớp đó.
Tuy nhiên, một CVHT đâu chỉ có một trách nhiệm hướng dẫn, cố vấn. Sự chi
phối của công việc giảng dạy các học phần, công việc nghiên cứu để nâng cao kiến
thức ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả công tác của một CVHT. Đôi lúc, do chú tâm cho
việc học tập và nghiên cứu mà CVHT còn xem nhẹ việc rèn luyện SV qua các hoạt
động đoàn thể, CVHT rất ít khi tham gia các buổi họp lệ chi đoàn và cả buổi đại hội
chi đoàn. Bên cạnh đó, số lần SV tiếp xúc với CVHT còn quá ít, nên có một số hoạt
động quan trọng và một số vấn đề cấp bách mà SV không thông tin kịp thời với
CVHT.
Chưa đẩy mạnh được phong trào của lớp do một số cán bộ lớp chưa thực hiện
hết khả năng của mình. CVHT chỉ nắm được tình hình lớp qua một số cán bộ chủ
chốt, nên chưa bao quát được hết tình hình. Và do ít tiếp xúc với lớp nên một số SV
còn rụt rè khi tiếp xúc với CVHT. Một số qui trình, hồ sơ SV phải liên hệ trực tiếp với
giáo vụ khoa do CVHT chưa nắm rõ qui trình thực hiện, do đó thời gian thực hiện đôi
lúc phải kéo dài hơn.
Thời gian cuối kỳ, CVHT có tham gia giảng dạy vừa phải tổ chức thi và trả kết
quả cho SV vừa phải hoàn thành hồ sơ giảng dạy của mình, nên việc xét điểm rèn
luyện của SV thường trễ so với thời hạn, SV có ít thời gian phản hồi khi có thông báo
chính thức của khoa.
3. Một số đề xuất
Để hoàn thành được công tác cố vấn, cần sự giúp đỡ của rất nhiều người, trong
đó, quan trọng nhất là sự thông hiểu và ý thức của mỗi SV. Giáo dục nhân cách và ý
thức cho SV trong đào tạo theo hệ thống tín chỉ là rất quan trọng bởi vì đây là hệ
thống giúp cho SV học tập và rèn luyện tự giác nhằm phát huy cao độ năng lực của
bản thân. Công tác này là nhiệm vụ của toàn nhà trường và các đoàn thể chứ không
phải chỉ CVHT.
Ngay từ đầu năm học, CVHT hướng dẫn cho SV lập một bảng kế hoạch học
tập, để căn cứ vào đó mà đăng ký học tập, hướng dẫn cho Ban cán sự và Ban chấp

hành lớp thực hiện một bảng kế hoạch hoạt động của lớp theo từng học kỳ, từng tháng
để tập thể lớp làm theo và CVHT thuận lợi hơn trong việc theo dõi hoạt động lớp dù
không tiếp xúc nhiều với lớp. Khi đó, mọi công việc đã được lên kế hoạch sẵn sàng,
CVHT sẽ dễ dàng điều chỉnh công việc, hạn chế được việc trễ hạn những thông báo
mà khoa đưa ra.
Để CVHT nắm bắt thông tin, tình hình của lớp kịp thời, ngoài sự giúp đỡ của
trường, khoa, thì sự giúp đỡ từ các SV là quan trọng nhất.
Xây dựng ban cán sự lớp thật hoàn chỉnh, có trách nhiệm:
Ban cán sự là những SV được tập thể tin tưởng và giao nhiệm vụ quan trọng
(lớp trưởng, phó học tập, phó đời sống, phó phong trào), được thành lập ngay từ đầu


năm học, BCS thật sự năng động và có ý thức trách nhiệm cao, CVHT làm cho BCS
lớp nhận thức trách nhiệm quan trọng của mình:
- Theo dõi đôn đốc việc học tập, thực hiện nội qui đối với tập thể lớp và các
thành viên trong lớp.
- Giải quyết những vướng mắc tồn tại, những việc phát sinh khác của lớp, giữ
vững đoàn kết nội bộ trong lớp (với những việc nhỏ, chưa cần sự can thiệp của
CVHT)
- Thường xuyên liên hệ phối hợp với giảng viên giảng dạy các môn học đối với
lớp để nắm tình hình học tập, rèn luyện của các bạn trong lớp. Báo cáo kịp thời
với CVHT về tình hình chung cũng như việc bất thường của lớp, đề xuất các
giải pháp xử lý.
Bên cạnh BCS lớp, Ban chấp hành cũng có vai trò rất quan trọng đối với
công tác phong trào, rèn luyện của SV.
BCH được thành lập sau BCS, khi đại hội chi đoàn, có vai trò quan trọng trong
việc gắn kết tập thể lớp với hoạt động chung của khoa, trường, là cầu nối giữa tập thể
lớp với hệ thống đoàn cấp trên, với nhiệm vụ:
- Hoàn thành nghĩa vụ đoàn viên của các SV trong chi đoàn. Thường xuyên cập
nhật thông tin từ đoàn cấp trên, phổ biến và phân công các đoàn viên trong chi

đoàn tham gia đầy đủ các phong trào và chương trình hành động của đoàn khoa
và đoàn trường tổ chức.
- Chủ động tổ chức các phong trào thể dục thể thao cho chi đoàn và giao lưu
giữa các chi đoàn. Thông báo thường xuyên tình hình rèn luyện của SV đến với
CVHT (qua mail hoặc biên bản họp chi đoàn…)
- Nắm bắt những tâm tư tình cảm của đoàn viên trong lớp, kịp thời thông tin
với CVHT những đoàn viên có hoàn cảnh khó khăn, cần giúp đỡ. Phối hợp với
BCS giải quyết những vấn đề chung của lớp, dưới sự hướng dẫn của CVHT.
Để BCS và BCH nhận thức được vai trò và hoàn thành nhiệm vụ của mình,
CVHT phải giữ mối liên hệ thường xuyên, và kịp thời nhắc nhở những sai sót mà
BCS và BCH mắc phải. Hướng dẫn BCS và BCH đề ra kế hoạch hoạt động của lớp và
cùng với SV thực hiện kế hoạch đề ra. Đối chiếu hoạt động đã thực hiện với kế hoạch
để kịp thời điều chỉnh, sửa chữa kế hoạch cho phù hợp đồng thời cập nhật thông tin để
hoàn thành chỉ tiêu đã đề ra.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng cần tăng cường sự chỉ đạo việc kiểm tra, giám
sát học vi phạm nội qui, qui chế thi, học chế nhà trường, pháp luật là luật an toàn giao
thông, có những biện pháp xử lý nghiêm khắc đúng mực và dứt khoát đối với SV vi
phạm nhiều lần, giúp SV có ý thức tốt hơn về tác phong, đạo đức; cần tuyên dương,
khen thưởng xứng đáng đúng người, đúng việc để cổ vũ tinh thần cho những cá nhân,
tập thể có thành tích nhất định trong các phong trào thi đua học tập, hoạt động văn
nghệ, thể thao.
4. Kết luận


Trong giai đoan hiện nay, nếu cho rằng CVHT cho một lớp SV là vai trò và
trách nhiệm của một người thì chưa đúng. Đó phải là sự tổng hòa của nhiều đối tượng
khác nhau, trong đó SV là vị trí trung tâm, đón nhận sự giáo dục từ nhiều phía (nhà
trường, khoa, đoàn thanh niên, hội SV, gia đình, xã hội…) và CVHT có vai trò rất
quan trọng, đó là điều hòa sự giáo dục, giúp cho SV một môi trường tốt nhất để học
tập và rèn luyện. Bản thân SV cũng có vai trò học tập, rèn luyện và chủ động tiếp thu

những kiến thức xung quanh, phối hợp với CVHT và các SV khác để hoàn thành
nghĩa vụ học tập của mình. Bởi cái mà xã hội cần ở SV ngày nay khi ra trường không
phải là những kiến thức ghi chép được trong một quyển vở mà thầy đọc cho như trước
kia, mà là năng lực tự học, sáng tạo, để giải quyết những vấn đề trong thực tiễn, thậm
chí chưa bao giờ được học ở trường. Vì vậy, trong giai đoạn chuyển đổi hiện nay, vai
trò của CVHT còn chưa được khẳng định và quan tâm đúng mức nhưng những năm
sắp tới, khi mọi điều kiện giáo dục đã đi vào ổn định thì vai trò của cố vấn học tập
phải được phát huy tốt nhất để hoàn thành mục tiêu giáo dục đã đề ra.



×