Tải bản đầy đủ (.doc) (101 trang)

Đánh giá rủi ro cho kho xăng dầu, áp dụng ĐGRR cho tổng kho xăng dầu đức giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.24 MB, 101 trang )



ĐÁNH GIÁ RỦI RO TỪ
HOẠT ĐỘNG HÓA
CHẤT CHO KHO
XĂNG DẦU

1


MỞ ĐẦU
Nước ta đang trên đà phát triển kinh tế bằng một nền sản xuất công nghiệp
hoá, hiện đại hoá. Trong đó xăng dầu hiện đang được coi là một trong những mặt
hàng thiết yếu, là nguồn nhiên liệu có vai trò quyết định đến tốc độ tăng trưởng và
sự bình ổn của các nền kinh tế và an ninh năng lượng của mỗi quốc gia.
Trong công cuộc đổi mới của đất nước ta hiện nay, cùng với nhịp độ phát
triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu mỏ, ở nhiều nơi trên đất nước ta đã và
đang xây dựng các kho xăng dầu hiện đại với các bể chứa có trữ lượng lớn nhằm
đáp ứng nhu cầu sử dụng xăng dầu ngày càng lớn trong lĩnh vực sản xuất phát triển
kinh tế, quốc phòng cũng như trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi gia
đình.
Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích từ hoạt động kho xăng dầu đem lại thì
chúng cũng tiềm ẩn những rủi ro hóa chất cao, đó là những rủi ro về cháy, nổ và
tràn đổ, rò rỉ xăng dầu ra môi trường. Những rủi ro này nếu không được đánh giá và
có phương án phòng ngừa sẽ xảy ra những hậu quả rất đáng tiếc, gây thiệt hại rất
lớn về con người, tài sản và đặc biệt sẽ tác động tiêu cực đến hệ sinh thái và môi
trường.
Các hành vi mất an toàn có thể là nguyên nhân trực tiếp tác động và gây ra
tai nạn. Đôi khi những hành vi mất an toàn lại là những nguyên nhân gián tiếp gây
ra tai nạn hoặc sự cố. Thông thường những hành vi mất an toàn trực tiếp gây ra tai
nạn đều dễ nhận diện. Các hành vi mất an toàn gián tiếp rất khó nhận diện vì chúng


tạo ra các mối nguy hiểm, hay môi trường nguy hiểm. Những hành vi mất an toàn
khi được đặt trong các điều kiện nguy hiểm hay môi trường nguy hiểm sẽ sinh ra tai
nạn, sự cố.
Để ngăn ngừa được các tai nạn rủi ro, phải nhận diện đúng, đủ và rõ ràng
các mối nguy hiểm. Các mối nguy hiểm này luôn hiện hữu xung quanh hàng ngày.
Nhận diện và đánh giá đúng mức sẽ giúp phòng và tránh được những tai nạn, sự cố
ít lường trước.

2


Nhận thức được vấn đề này, đề tài “Xây dựng phương pháp luận hướng dẫn
đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu. Áp dụng phương pháp luận
đánh giá rủi ro tại Tổng kho xăng dầu Đức Giang” đã được lựa chọn.
Phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất đã được thế giới xây
dựng và áp dụng rộng rãi. Tuy nhiên, ở Việt Nam tỷ lệ các nghiên cứu đánh giá rủi
ro trong các tài liệu đã công bố mang tính chất định tính vẫn rất lớn, đặc biệt là các
công bố trong các báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Vì vậy, mục đích của luận văn là đưa ra được phương pháp luận hướng dẫn
đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất cho kho xăng dầu, trong đó tập trung vào đánh
giá rủi ro cháy, nổ và trong trường hợp sự cố đơn.
Phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn gồm: phương pháp thu thập
các thông tin, số liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu; điều tra, khảo sát thực tế;
phương pháp thống kê, phân tích, so sánh, đối chiếu, tổng hợp các số liệu, tài liệu;
phương pháp kế thừa những kết quả mà thế giới đã đạt được trong việc xây dựng
phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất nói chung, từ đó lựa chọn
và điều chỉnh các bước cho phù hợp với đặc thù của việc đánh giá rủi ro từ hoạt
động hóa chất cho kho xăng dầu và đặc thù của Việt Nam; phương pháp chuyên gia.
Nội dung của luận văn gồm bốn phần:
Chương 1: Tổng quan về rủi ro hóa chất và phương pháp luận đánh giá rủi ro hóa

chất
Chương 2: Tổng quan về kho xăng dầu và hoạt động tại kho xăng dầu
Chương 3: Xây dựng phương pháp luận đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất cho
kho xăng dầu
Chương 4: Áp dụng phương pháp luận đánh giá rủi ro trong trường hợp xảy ra tại
Tổng kho xăng dầu Đức Giang

3


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO HÓA CHẤT VÀ PHƯƠNG PHÁP
ĐÁNH GIÁ RỦI RO HÓA CHẤT
1.1. Một số khái niệm cơ bản
1.1.1. Khái niệm về rủi ro do hoạt động hóa chất
a. Khái niệm rủi ro hóa chất: [1]
Rủi ro là một khái niệm được dùng khá phổ biến trong ngành công nghiệp
hóa chất. Trong nghiên cứu rủi ro hóa chất, có thể sử dụng định nghĩa: “Rủi ro là
kết quả của một tương tác giữa nguy hiểm tiềm ẩn (hóa chất, hoạt động hóa chất) và
đối tượng nhạy cảm với nguy hiểm đó (con người, môi trường, kinh tế, xã hội)”.
Theo định nghĩa chung thì rủi ro là hàm số của “độ nguy hiểm” và “mức độ
tiếp xúc hay phơi nhiễm”
Rủi ro = nguy hiểm x tiếp xúc
Trong đánh giá rủi ro, đặc biệt là rủi ro hóa chất, khái niệm “tiếp xúc” hay
phơi nhiễm” được hiểu là: Các đối tượng có thể nhạy cảm với hậu quả của rủi ro
hóa chất (cháy, nổ, phát thải hóa chất độc hay nhiễm hóa chất độc) sẽ chịu tác động
của hậu quả này, và tác động này thể hiện qua cường độ hay nồng độ của tác nhân
(cháy, nổ, hay rò rỉ hóa chất) và thời gian chịu tác động.
Việc tiếp xúc với hóa chất có thể thông qua các con đường như: hít thở, ăn
uống, tiếp xúc qua da, hoặc tiếp xúc với mắt… và các phương thức để con người
hay môi trường bị tiếp xúc/phơi nhiễm là:

Bảng 1. 1: Phương thức tiếp xúc/phơi nhiễm hóa chất [1]
Phương thức tiếp

Tác nhân gây nguy hiểm

xúc
Hệ quả của sự cháy, − Bức xạ nhiệt
nổ

− Nhiệt độ cao
− Áp suất cao (mức quá áp)
− Phát thải các sản phẩm cháy
− Phát thải các hóa chất hay sản phẩm hóa chất do bức
xạ nhiệt hay do bị vỡ bao bì, nhà bao che do tác động

4


Phương thức tiếp

Tác nhân gây nguy hiểm

xúc
của sự cháy.
Hệ quả của sự rò rỉ − Gây nhiễm độc bởi hóa chất độc cho con người và
hóa chất do tai nạn

động vật, có thể là cấp tính và có thể là mãn tính.

hóa chất (đối với tính − Gây ô nhiễm không khí

mạng, sức khỏe con − Gây ô nhiễm nguồn nước
người hay các thành − Gây ô nhiễm đất
phần môi trường như
khí, nước, đất)
Nhiễm độc hóa chất − Thông thường đây là biểu hiện của rò rỉ hóa chất vào
do sử dụng các sản

môi trường nhưng không phải do tai nạn mà do cố ý

phẩm hóa chất có − Hóa chất/sản phẩm hóa chất gây các tác động đến sức
chứa hóa chất độc

khỏe con người do tích tụ sinh học (không bài tiết ra

(cho con người và

ngoài được), và có thể dẫn đến các tác động cấp tính

cho môi trường)

hay mãn tính
− Hóa chất hay sản phẩm hóa chất được thải vào các
thành phần môi trường do các quá trình thải chất thải
bình thường (chất thải sinh hoạt, chất thải công

nghiệp…)
Tóm lại “Rủi ro hóa chất” là một khái niệm phức tạp, và nếu giới hạn trong các
trường hợp đánh giá rủi ro do sự cố hóa chất thì bản chất chính là đánh giá rủi ro
từ các tai nạn cháy, nổ và rò rỉ hóa chất.
 Khái niệm về rủi ro do hoạt động hóa chất [1]

Hoạt động hóa chất về cơ bản chính là bao gồm tất cả các hoạt động có sự
tham gia của hóa chất hay liên quan đến hóa chất trong toàn bộ vòng đời của hóa
chất, có nghĩa là từ khâu tạo ra hóa chất (sản xuất, phòng thí nghiệm hóa học), nhập
khẩu hóa chất, vận chuyển và phân phối hóa chất, lưu giữ hóa chất, sử dụng hóa
chất cho những mục đích khác nhau (trong đó có sản xuất) và cuối cùng là thải bỏ
chất thải hóa chất (kể cả hóa chất quá hạn).

5


Vì vậy rủi ro do hoạt động hóa chất có thể hiểu là rủi ro xẩy ra ở tất cả các
công đoạn kể trên, và đương nhiên, ngoài sự phụ thuộc vào đặc trưng nguy hiểm
của hóa chất hay sản phẩm hóa chất, các tính chất của rủi ro sẽ khác nhau tùy thuộc
vào rủi ro xẩy ra ở công đoạn nào.
Rủi ro do các hoạt động hóa chất ở các công đoạn khác nhau của vòng đời
hóa chất là rất khác nhau, dù là công đoạn nào thì các đặc trưng rủi ro sẽ phụ thuộc
vào:
-

Quy mô, công suất của cơ sở hoạt động hóa chất

-

Vị trí tương đối của cơ sở có hoạt động hóa chất với các điểm nhạy cảm đối
với sự cố hóa chất

-

Trình độ quản lý của cơ sở hoạt động hóa chất


-

Khả năng ứng phó của các đối tượng bị tác động từ sự cố hóa chất và các đối
tượng liên quan

-

Sự can thiệp của các yếu tố khác như thời tiết, địa hình, các sự kiện văn hóa,
xã hội trong khu vực
Đánh giá rủi ro từ hoạt động hóa chất tại một địa bàn nào đó tức là đánh giá

được khả năng (xác suất) xẩy ra sự cố trên địa bàn và hậu quả do sự cố gây ra đối
với các đối tượng bị tác động của sự cố, bao gồm con người, tài sản và môi trường.
1.1.2. Các bước tiến hành trong đánh giá rủi ro [1,2,3,4,11]
Đánh giá rủi ro là một phương pháp xác định yếu tố tự nhiên và phạm vi của
rủi ro thông qua phân tích hiểm họa dễ xảy ra và đánh giá hiện trạng của tình trạng
dễ bị tổn thương có thể gây nguy hiểm, thiệt hại đến tính mạng, tài sản, sinh kế và
môi trường mà con người phụ thuộc vào đó.
Quá trình đánh giá rủi ro được tiến hành qua các bước sau:
-

Nhận dạng nguy cơ

-

Xây dựng kịch bản tai nạn

-

Đánh giá xác suất xảy ra sự cố


-

Đánh giá hậu quả khi sự cố xảy ra
a. Phương pháp nhận dạng nguy cơ

6


Các phương pháp để xác định các nguy cơ đã được nhiều tác giả nghiên cứu.
Về cơ bản để xác định nguy cơ có thể sử dụng bốn phương pháp sau:
 Phương pháp liệt kê các nguy cơ (Hazard checklists):
Bản chất của phương pháp này là liệt kê dưới dạng một bảng các vấn đề tại
đó tiềm ẩn các nguy cơ (có thể là chưa rõ khả năng). Việc liệt kê này có thể được
thực hiện ngay trong khi thiết kế nhà máy nhằm xác định các nguy cơ giả định có
thể xảy ra hoặc có thể được thực hiện trước khi quá trình hoạt động sản xuất diễn ra.
Việc lập một bảng liệt kê phụ thuộc vào mục đích cần đạt được. Nó sẽ được
dùng trong giai đoạn kiểm tra thiết kế đầu tiên của quá trình sản xuất để cân nhắc,
đánh giá trước khi cho vận hành sản xuất cũng như khi có sự thay đổi trong quá
trình sửa chữa, bảo dưỡng trong quá trình sản xuất .
Việc thiết lập danh sách bảng liệt kê phụ thuộc vào mục đích nghiên cứu
dùng trong giai đoạn thiết kế ban đầu của nhà máy sẽ rất khác so với bảng liệt kê
dùng trong giai đoạn có những thay đổi trong hoạt động sản xuất hoặc bảng liệt kê
dùng cho giai đoạn trước khi hoạt động sản xuất diễn ra (đã có thiết bị)
Phương pháp liệt kê chỉ được áp dụng trong giai đoạn ban đầu trong việc xác
định sơ bộ các nguy cơ và không thay thế được cho hẳn một qui trình xác định các
nguy cơ. Phương pháp này rất có hiệu quả trong việc xác định các nguy cơ do việc
thiết kế qui trình, bố trí nhà máy, lưu giữ các hoá chất, hệ thống điện ….
 Khảo sát nguy cơ (Hazards surveys):
Việc Khảo sát nguy cơ có thể rất đơn giản giống như việc kiểm tra các số

liệu kiểm kê các vật liệu nguy hại ở cơ sở hoặc phức tạp như qui trình lập bảng chỉ
số cháy Dow và chỉ số nổ là dạng thông dụng của quá trình điều tra nguy cơ.
Chỉ số Dow được thiết kế nhằm xếp loại các nguy cơ có liên quan tới việc
lưu kho, bảo quản và quá trình có các vật liệu cháy và có khả năng bắt lửa.
 Phương pháp HAZOP ( Hazard And Operability study ):
Việc nghiên cứu nguy cơ (Hazard) và khả năng vận hành (Operability) là
một quá trình dùng để xác định các nguy cơ có thể xảy ra trong các công trình công
nghiệp hoá chất. Mặc dù phương pháp rất hiệu quả trong việc xác định nguy cơ,

7


nhưng kết quả của phương pháp không cho nhiều thông tin liên quan đến rủi ro
(Risk) và hậu quả (Consequence).
Bản chất của phương pháp là tự do đặt tất cả các giả thiết đối với các khiếm
khuyết hay sự cố có thể xẩy ra. Điều đó có nghĩa là để triển khai một Hazop cần có
một nhóm công tác bao gồm những người có chuyên môn khác nhau. Mỗi thành
viên của nhóm hazop đều có quyền đặt ra các giả thiết và tự do vận hành các hướng
phát triển trên cơ sở các giả thiết ban đầu. Nó thường được dùng để xem xét về thiết
kế và vận hành một hệ thống quá trình và thiết bị, đặc biệt là quá trình thiết bị hoá
chất. Về bản chất đó là sự xác định những sai lệch có khả năng vượt ra ngoài những
tiêu chuẩn hoạt động đủ mức an toàn thông thường, và hậu quả của sự sai lệch khỏi
mức bình thường sẽ dẫn đến những trục trặc về mặt an toàn hay vận hành nào đó.
Hazop cũng được dùng để xác định những hành động cần thiết trong việc quyết
định xử lý với các trục trặc của người vận hành hệ thống.
Đối với một công trình công nghiệp hoá chất HAZOP thường được tiến hành
theo các bước sau đây:
(1). Xác định các khu vực (các nút) trong nhà máy có sử dụng hệ thống
đường ống, các hệ thống đo đạc và quan trắc các thông số quá trình.
(2). Xác định ý đồ thiết kế và các điều kiện vận hành trong điều kiện bình

thường của khu vực quan tâm.
(3). Quan sát và phát hiện các sai lệch khỏi ý đồ thiết kế hoặc các điều kiện
vận hành không đúng thiết kế của khu vực.
(4). Xác định những nguyên nhân và hậu quả có thể có gây ra do những sai
lệch này.
(5). Khi đã xác định được các sai lệch, cần phải xác định các hành động về
kỹ thuật và quy trình vận hành để có thể ngăn ngừa, xác định và kiểm soát một cách
tốt hơn các sai lệch nếu những biện pháp hiện đang áp dụng là chưa đủ.
(6). Ghi thành văn bản để giúp cho việc thống kê sau này, đồng thời để quan
trắc sau khi đã có hành động khắc phục.

8


Trong 6 bước cơ bản này, 4 bước từ 3 đến 6 sẽ được lặp đi lặp lại cho đến
khi tất cả các khả năng đều đã được khai thác triệt để và những thành viên nghiên
cứu HAZOP đều thoả mãn.
 Phương pháp xem xét an toàn theo mô hình cây sự cố (event tree):
Phương pháp cây sự cố đầu tiên được áp dụng trong ngành hàng không, và
sau đó được sử dụng rộng rãi trong ngành năng lượng hạt nhân để định tính và định
lượng nguy cơ và rủi ro trong nhà máy năng lượng hạt nhân. Nhờ những thành công
trong ngành năng lượng hạt nhân, phương pháp này đã trở nên phổ biến trong ngành
công nghiệp hoá học.
Cây sự cố có thể áp dụng cho bất cứ vấn đề gì, một nhà máy đơn giản nhất
nhưng cây sự cố có thể rất lớn bao gồm hàng ngàn sự kiện. Rất may, bản thân
phương pháp này được vi tính hoá với nhiều chương trình máy tính thông dụng có
khả năng vẽ cây sự cố dựa trên những tác động qua lại.
Phương pháp cây sự cố là phương pháp suy diễn để xác định cách thức mà từ
nguy cơ có thể dẫn đến tai nạn. Phương pháp này bắt đầu bằng một tai nạn hoặc sự
kiện cụ thể, lùi lại các động thái hướng tới những kịch bản mà có thể gây ra tai nạn.

b. Xây dựng kịch bản tai nạn
Trên cơ sở phân tích cây sự cố, liên kết chuỗi các sự cố để hình thành một
kịch bản mô tả diễn tiến quá trình rủi ro có thể xảy ra giúp cho việc nhận diện rõ
tình trạng nguy hiểm tồn tại trong nhà máy.
Thông thường khi thực hiện đánh giá rủi ro người ta xây dựng những giả
thiết mô tả các tình huống ứng với các điều kiện ngoại cảnh khác nhau khi sự kiện
xảy ra. Những tình huống giả định này được gọi là “Kịch bản - Scenario” nhằm
giúp cho việc ước định được vùng hay cự ly cần thiết phải có một kế hoạch ứng cứu
khi sự cố xảy ra.
Kịch bản (Scenario) là một tình huống giả định đối với 1 hệ thống nào đó,
trong đó kết quả của nó có thể phụ thuộc vào các giải pháp hay phản ứng của các
thành phần trong một hệ thống.

9


Về nguyên tắc kịch bản và xây dựng kịch bản là những thành phần quan
trọng trong tiến trình đánh giá rủi ro nhưu được mô tả trong sơ đồ khối dưới đây:
Phân tích rủi ro
Nhận dạng nguy hiểm

Phân tích các kịch bản và nguy hiểm

Khả năng xẩy ra

Hậu quả

RỦI RO - Risk

Hình 1. 1: Sơ đồ phân tích rủi ro

Quá trình xây dựng các kịch bản trong đánh giá rủi ro môi trường từ các sự
cố hóa chất chính là quá trình xác định (mà về bản chất là giả định dựa trên tri thức
và kinh nghiệm) các yếu tố sau:
-

Nguồn nguy hiểm liên quan đến hóa chất
Cách thức mà các tác động của sự cố hóa chất (cháy, nổ, rò rỉ) đi vào các
thành phần của môi trường, trong đó có con người và tài sản

-

Các thành phần chịu tác động từ sự cố
Kết quả của việc phân tích các kịch bản sự cố cũng là đầu vào quan trọng

trong việc xác định các đặc trưng của rủi ro. Trong số rất nhiều các ruir ro có thể
xẩy ra, thông qua quá trình sàng lọc dựa trên lý thuyết hay kinh nghiệm, có thể chỉ
lựa chọn các rủi ro cơ bản (có khả năng xẩy ra cao và có hậu quả lớn); các rủi ro cơ
bản này sẽ được đánh giá chi tiết nhằm mục tiêu xác định các đặc trưng của rủi ro.
c. Phương pháp luận đánh giá xác suất xảy ra sự cố
10


Có một số phương pháp đánh giá xác suất xẩy ra sự cố, trong đó có phương
pháp là định lượng hoàn toàn, có phương pháp là bán định lượng hoặc dựa vào
thống kê trong lịch sử, và có phương pháp hoàn toàn là định tính. Trong phần này
các phương pháp tính toán dựa trên hàm phân bố (thường tính cho các cụm chi tiết
đối với sự cố đơn), phương pháp thống kê của IAEA (thường sử dụng cho 1 cơ sở
công nghiệp hay cho khu vực công nghiệp trên địa bàn) và phương pháp trọng số
(áp dụng cho nhiều loại khác nhau) sẽ được giới thiệu.
 Phương pháp hàm phân bố Poison

Sự cố hay trục trặc thiết bị trong toàn bộ một quá trình nào đó thường xẩy ra
do kết quả của một mối quan hệ phức tạp giữa các bộ phận riêng biệt của hệ thống.
Tuy nhiên nếu chia nhỏ toàn bộ hệ thống thành những cụm nhỏ bao gồm hai bộ
phận hay hai quá trình đơn giản thì về cơ bản có thể chỉ có hai kiểu quan hệ: độc lập
hay phụ thuộc.
Xác suất hay khả năng xẩy ra sự cố trong toàn bộ hệ thống phụ thuộc rất
nhiều bản chất của mối quan hệ này. Để xét xác suất xẩy ra của toàn hệ thống, cần
phải biết các dạng quan hệ giữa các bộ phận hay chi tiết và sử dụng các thuật toán
xác suất để tính xác suất xẩy ra sự cố.
Trước hết cần phải thu thập các dữ liệu thống kê về mức độ xẩy ra sự cố của
từng chi tiết riêng lẻ trong toàn hệ thống. Với những dữ liệu thu thập đủ trong một
khoảng thời gian nhất định nào đó, có thể thấy rằng thường một chi tiết bất kỳ đều
có thể trục trặc sau một khoảng thời gian nhất định. Khoảng thời gian này được gọi
là “Mức sự cố trung bình”, viết tắt là µ. µ có đơn vị là số lần sự cố trên một đơn vị
thời gian (có thể là năm hay tuổi thọ của chi tiết). Xác suất của một bộ phận hay chi
tiết gặp trục trặc hay sự cố trong khoảng thời gian nào đó (0, t) được biểu diễn bằng
Phương trình Phân bố Poison như sau:
R(t) = e-µt

(1)

Trong đó R được gọi là “ Độ tin cậy”. Trong phương trình (1) này, “mức sự
cố µ” được coi là không đổi. Khi giá trị thời gian là vô cùng (t → ∞) thì “ Độ tin

11


cậy R” sẽ tiến tới 0. Tốc độ quá trình R tiến tới 0 phụ thuộc vào giá trị µ “mức sự
cố”. “Mức sự cố” càng cao thì “Độ tin cậy” giảm càng nhanh.
“Phần bù” của “Độ Tin cậy” được gọi là “ Khả năng hay Xác suất gặp sự cố”

(hay đôi khi được quan niệm là “Độ không tin cậy”), được ký hiệu là P và được xác
định bằng công thức sau:
P(t) = 1 - R(t) = 1 - e-µt

(2)

Hàm số thể hiện “Mật độ sự cố” được định nghĩa là đạo hàm của “Xác suất
sự cố P”:
f (t ) = dPdt( t ) = µe-µt

(3)

Hàm “mật độ sự cố” được dùng để tính xác suất P của ít nhất một sự cố trong
một giai đoạn thời gian từ t0 đến t1 :
t1

P (t0→t1) = ∫ f (t )dt = µ
t0

t1

∫ e - μt dt =

e-µt0

- e-µt1

(4)

t0


Tích phân trên chính là hàm phân bố mật độ sự cố trong khoảng thời gian từ
to đến t1.
Các bộ phân riêng biệt của quá trình chung sẽ quan hệ với nhau theo hai
kiểu: độc lập và phụ thuộc.


Kiểu liên hệ Phụ thuộc: “VÀ” (AND): Trong trường hợp này, sự cố của toàn
bộ quá trình chỉ xẩy ra khi xẩy ra đồng thời sự cố đối với một số bộ phận của
quá trình theo kiểu “song song” (parallel). Kiểu cấu trúc song song này được
thể hiện theo hàm số “AND”, có nghĩa là các xác suất xảy ra sự cố của từng
bộ phận đơn lẻ phải được nhân với nhau:
n

P = ∏ Pi

(5)

i =1

trong công thức này “n” là tổng số các bộ phận thành phần của toàn hệ
thống, Pi là xác suất xẩy ra sự cố của từng bộ phận thành phần.
“Độ tin cậy” tổng cộng của toàn hệ thống song song được thể hiện bằng công
thức sau đây:

12


n


R = 1 − ∏ (1 − Ri )

(6)

i =1

trong công thức này Ri là Độ tin cậy của từng bộ phận trong hệ thống.


Kiểu liên hệ độc lập: “HOẶC” (OR): Trong trường hợp này một sự cố riêng
biệt của bất kỳ một bộ phận nào trong hệ thống sẽ gây ra sự cố chung của
toàn hệ thống mà không phụ thuộc vào việc các bộ phận khác có xẩy ra sự cố
hay không. Hàm số đặc trưng cho loại quan hệ này là hàm “OR” hay còn gọi
là “nối tiếp” (serial). Đối với một hệ thống mà các bộ phận quan hệ theo kiểu
nối tiếp như vậy, Độ tin cậy chung của toàn bộ quá trình hay hệ thống được
tính bằng cách nhân các Độ tin cậy của từng bộ phận riêng lẻ theo công thức
dưới đây:
n

R = ∏ Ri

(7)

i =1

Và Xác suất chung để xẩy ra sự cố của toàn hệ thống sẽ là:
n

P = 1 − ∏ (1 − Pi )


(8)

i =1

Thí dụ đối với một hệ thống có hai bộ phận ký hiệu là A và B thì phương
trình sẽ được áp dụng như sau:
P(A hoặc B) = P(A) + P(B) - P(A)P(B)

(9)

Thành phần tích số cuối cùng (PAPB) ứng với trường hợp thoả mãn cả hai
điều kiện xẩy ra sự cố đối với A và B. Tuy nhiên nếu xác suất xẩy ra từng sự cố
riêng biệt là nhỏ thì tích của chúng trở nên rất nhỏ, khi đó cụm số hạng P(A)P(B) có
thể bỏ qua và phương trình trên sẽ trở nên rút gọn thành:
n

P = ∑ Pi

(10)

i =1

Để có thể tính được xác suất xẩy ra sự cố hay độ tin cậy của một hệ thống,
nhất thiết phải có thông tin về mức sự cố trung bình của các chi tiết tập hợp thành
hệ thống. Mức sự cố được thu thập trên cơ sở thống kê lịch sử và được thể hiện
dưới dạng số lần xẩy ra sự cố trong một năm. Khi biết được giá trị “mức sự cố” có

13



thể tính được các giá trị khác như “Độ Tin cậy R” hay “Xác suất sự cố P” cho từng
chi tiết.
 Phương pháp thống kê của IAEA
IAEA đã sử dụng phương pháp bảng thống kê để đánh giá xác suất xẩy ra sự
cố đối với các loại hình hoạt động trong đó có hóa chất nguy hiểm, trong đó tất cả
các quá trình có tiềm năng nguy hiểm sẽ được gán CODE (hay được gọi là số đối
chiếu). Các quá trình này, bằng các số liệu kinh nghiệm lịch sử về mức độ xẩy ra sự
cố hay tai nạn, đã được thống kê và sắp xếp thành bảng tương ứng giữa quá trình
công nghiệp, loại vật liệu nguy hiểm và ứng với các số đối chiếu, được sử dụng để
ước định loại sự cố (xác suất xảy ra và mức tác động).
Danh mục các loại vật chất nguy hiểm và số đối chiếu tương ứng liên quan
đến rủi ro của các công trình công nghiệp được dẫn ra trong bảng 1 – Phụ lục.
Các quá trình công nghiệp chứa nhiều tiềm năng rủi ro có liên quan đến các
loại chất nguy hiểm cũng đã được IAEA phân loại thành từng nhóm theo tác động
và số đối chiếu tương ứng của chúng được dẫn ra trong bảng 2 – Phụ lục.
Tương tự người ta cũng phân loại các hợp chất thành từng nhóm theo tác
động như được trình bày trong bảng 3 – Phụ lục.
Mỗi một hoạt động công nghiệp tương ứng với số đối chiếu sẽ có một giá trị
trung bình của “Chỉ số xác suất N” (probability number). Chỉ số xác suất N là một
số dương có giá trị bằng trị tuyệt đối của log P, trong đó P là tần suất xẩy ra sự cố
trung bình được thống kê trong lịch sử (số sự kiện trong năm).
N = log10P
Chuyển đổi tương ứng giữa giá trị P và N được thể hiện trong bảng dưới đây.
Bảng 1. 2: Chuyển đổi chỉ số xác suất và tần suất sự cố
N
0
0.5
1
1.5
2


P
1.100
3.10-1
1.10-1
3.10-2
1.10-2

N
5
5.5
6
6.5
7

P
1.10-5
3.10-6
1.10-6
3.10-7
1.10-7
14

N
10
10.5
11
11.5
12


P
1.10-10
3.10-11
1.10-11
3.10-12
1.10-12


N
2.5
3
3.5
4
4.5

P
3.10-3
1.10-3
3.10-4
1.10-4
3.10-5
Như vậy nếu chỉ số

N
7.5
8
8.5
9
9.5
xác suất càng


P
N
P
-8
3.10
12.5
3.10-13
1.10-8
13
1.10-13
3.10-9
13.5
3.10-14
1.10-9
14
1.10-14
3.10-10
14.5
3.10-15
nhỏ thì tần suất của sự kiện hay sự cố tai

nạn càng lớn, thí dụ nếu N = 0 có nghĩa là P = 1, tức là trung bình một năm sự cố
xảy ra một lần; còn nếu N = 14, tức là P =10- 15, có nghĩa là hầu như sự cố không thể
xảy ra (hay nói cách khác trung bình khoảng 1015 năm sự cố mới xảy ra một lần).
Các công trình công nghiệp cố định có liên quan đến các loại vật chất nguy
hiểm theo các số liệu thống kê lịch sử có trị số xác suất N (trung bình) như được thể
hiện qua bảng dưới đây.
Bảng 1. 3: Chỉ số Xác suất trung bình (N) đối với các cơ sở cố định


Loại chất

Số đối chiếu

Kho

Chất lỏng dễ cháy
Chất lỏng dễ cháy
Khí dễ cháy
Khí dễ cháy
Khí dễ cháy
Khí dễ cháy
Chất nổ
Chất lỏng độc
Khí độc
Khí độc
Khí độc
Sản phẩm quá trình cháy

1-3
4-6
7
9
10,11
13
14,15
16-29
30-34
35-39
42

43-46

8
7
6
7
6
4
7
5
6
6
5
3

Cơ sở
Nhà máy sản
xuất chế biến
7
6
5
6
6
4
5
4
-

Để sử dụng các giá trị chỉ số xác suất phù hợp người ta phải tính thêm các hệ
số hiệu chỉnh. Các hệ số hiệu chỉnh chỉ số xác suất (correction parameter) đối với

các công trình cố định có sử dụng hóa chất nguy hiểm được xác định theo:
− Tần suất nạp và dỡ vật liệu nguy hiểm khỏi thiết bị (load/unload)

15


− Khả năng lắp đặt và vận hành các thiết bị an toàn trong cơ sở
− Trình độ tổ chức và quản lý về an toàn của cơ sở
− Hướng gió liên quan đến vị trí khu dân cư.
Các hệ số hiệu chỉnh này có thể tìm thấy trong tài liệu của IAEA.
 Phương pháp trọng số
Phương pháp sử dụng kiến thức chuyên gia và các kinh nghiệm thu được từ
các sự cố trong lịch sử (có được trong quá trình nhận dạng nguy cơ) để gán cho
từng loại nguy hiểm môt mức độ hay giá trị liên quan đến khả năng xẩy ra sự cố.
Tần suất (số sự cố xẩy ra trong 1 đơn vị thời gian) hay khả năng xẩy ra sự cố
được chi theo mức: rất cao, cao, trung bình, thấp, có thể bỏ qua. Nếu gán các số trị
cho mức tần suất tương ứng là 5 (rất cao), 4 (cao), 3 (trung bình), 2 (thấp), 1 (rất
thấp) và 0 (có thể bỏ qua hay thực tế không bao giờ xẩy ra), người ta có thể định
lượng giá trị của rủi ro khi nhân số trị này với các mức hậu quả cũng được gán các
trọng số như vậy.
Phương pháp này tuy mang tính chủ quan và khá định tính những dễ sử dụng
và cho hiệu quả khá tốt trong việc quản lý rủi ro.
d. Phương pháp luận đánh giá hậu quả khi sự cố xảy ra
Đánh giá định tính hay định lượng được các hậu quả khi sự cố xẩy ra là một
việc rất khó khăn, nhưng là một việc làm cần thiết trong đánh giá rủi ro.
Về cơ bản để đánh giá hậu quả, cần phải dựa trên các số liệu của một địa bàn
và chỉ có ý nghĩa đối với chính vùng địa lý đó cũng như các vật thể và các đối
tượng nhạy cảm với các tác động của sự cố.
Hậu quả cụ thể của một sự cố đơn lẻ (cháy, nổ, rò rỉ hoá chất) phụ thuộc rất
nhiều vào vị trí xẩy ra sự cố. Trong các thuộc tính liên quan đến hậu quả tại vị trí

mà sự cố xẩy ra, các yếu tố sau đây cần phải tính đến:
-

Số người chịu tác động trong một bán kính nhất định nào đó kể từ vị trí sự cố
xẩy ra

-

Lượng tài sản tồn tại trong một bán kính nhất định nào đó kể từ vị trí sự cố
xẩy ra

16


-

Đặc tính các thành phần môi trường trong khu vực xẩy ra sự cố cũng như
trong khu vực bán kính nhất định kể từ vị trí sự cố xẩy ra
Tuy nhiên một điểm chung khi dự đoán hậu quả sự cố, dù là nổ, cháy, hay rò

rỉ hoá chất thì đều phải tính đến quy mô của sự cố, tức là mức diện tích trên không
gian chịu tác động của sự cố. Và trên quy mô không gian đó áp các thông tin địa
phương cụ thể (số người, tài sản, môi trường ...) vào để xác định hậu quả. Như vậy
bài toán đánh giá rủi ro quay trở lại một vấn đề là xác định quy mô sự cố. Quy mô
sự cố là khác nhau đối với sự cố cháy, nổ hay rò rỉ hoá chất. Các phương pháp đánh
giá hậu quả bao gồm:
 Phương pháp thống kê của IAEA
Việc đánh giá hậu quả của một sự cố thường được dựa vào những giả thiết
sau đây:
-


Về diện tác động của sự cố chỉ có 3 loại hình:
+ Diện hình tròn: loại I (thí dụ sự cố nổ),
+ Diện hình bán nguyệt: loại II (thí dụ hơi hoá chất)
+ Diện vệt: loại III (quá trình khuyếch tán của khí độc).

-

Xem xét ba loại tác nhân gây ra hay liên quan đến sự cố là: chất cháy, chất
nổ và chất độc

-

Hậu quả của sự cố liên quan cơ bản đến quá trình sản xuất, sử dụng và chế
biến, lưu chứa (kho tàng) và vận chuyển các hợp chất có tiềm năng gây sự cố
(cháy, nổ, độc).
Để đánh giá phạm vi của một sự cố, chưa xem xét đến bản chất hậu quả là gì,

IAEA đã phân loại các mức tác động theo bán kính tác động cũng như diện tích bị
tác động sinh từ tâm sự cố. Các mức này đã được thống kê dựa trên việc phân loại
các loại hình nguy hiểm (loại vật liệu gây nguy hiểm, loại hình hoạt động và khối
lượng vật liệu nguy hiểm có thể có mặt trong sự cố).
IAEA đã thống kê các loại vật liệu có tiềm năng gây nguy hiểm tương ứng
với số đối chiếu (CODE) như được nêu trong bảng 1 - phụ lục.

17


Các hoạt động công nghiệp chứa nhiều tiềm năng rủi ro có liên quan đến
các loại chất nguy hiểm cũng đã được IAEA phân loại thành từng nhóm theo tác

động và số đối chiếu tương ứng của chúng được dẫn ra trong bảng 2 – phụ lục.
Mức độ tác động của các sự cố tương ứng với các số đối chiếu (CODE) từ
1 đến 46 được IAEA chia thành các mức A, B, C, D, E, F, G, H theo cự ly của tác
động khi xẩy ra sự cố và I, II, III theo diện tích của tác động (xem bảng dưới đây).
Bảng 1. 4: Mức tác động của sự cố
Phân loại theo
A
B
C
D
E
F
G
H

Cự ly tác động (m)
0-25
25-50
50-100
100-200
200-500
500-1000
1000-3000
3000-10 000

Phân loại theo diện tích tác động (ha)
I
II
Ill
0.2

0.8
3
12
80
-

0.1
0.4
1.5
6
40
-

0.02
0.1
0.3
1
8
30
300
1000

Diện tác động như đã định nghĩa ở trên được chia thành 3 loại là diện hình
tròn (I), diện bán nguyệt (II) và diện vệt (III) thể hiện sự che phủ do tác động của sự
cố đến toàn bộ diện tích mà trên đó có khu dân cư (được thể hiện bằng hình tròn lớn
nhất trong hình minh hoạ dưới đây:

Hình 1. 2: Các loại diện tác động của sự cố
Các sự cố trong lịch sử đã được IAEA thống kê và phân loại theo mức độ tác
động kết hợp giữa cự ly và diện tích tác động và được sắp xếp thành bảng tương


18


ứng với các số đối chiếu như đã trình bày ở trên. Bảng 3 phụ lục sẽ trình bày mối
quan hệ này.
Trong bảng này ký hiệu X tương ứng với loại hợp chất và lượng không tồn tại trong
thực tế, các số đối chiếu có ký hiệu là “a”, (thí dụ 2a) tương ứng với bảng dưới đây
về mức tác động của sự cố do đường ống.
Bảng 1. 5: Mức tác động của sự cố đường ống dẫn nguyên liệu có tiềm năng
gây nguy hiểm
Số đối Loại hợp chất

Tính chất

chiếu
CODE
2

lớn nhất (m)
Chất lỏng dễ

Áp suất hơi ở

cháy
5

20°C <0.3 bar
Áp suất hơi ở


8

20°C >0.3 bar
Hoá lỏng dưới áp suất

Khí cháy

12
40

Đường kính ống Mức tác động

Nén
Khí độc

Độc tính trung bình

41

Độc tính cao

42

Áp suất > 25 bar,
độc tính cao

>0.2

AI


0.2-0.4
>0.4

AI
B II

<0.1
0.1-0.2
>0.2
0.2-1
>1
<0.1
0.1-0.2
<0.1
0.1-0.2
<0.02
0.02-0.04
0.04-0.1

CI
DI
El
AI
BI
E III
F Ill
F Ill
G III
D III
E III

F Ill

 Phương pháp mô hình
Trong quá trình đánh giá thiệt hại, cũng phải đặt ra các kịch bản hay tình
huống khác nhau để tìm ra trường hợp nhằm đề xuất phương án ứng phó với trường
hợp khó khăn nhất. Có một số phương pháp tính nhằm xác định hậu quả do quá
trình cháy, nổ và rò rỉ từ cường độ của sự cố, tuy nhiên chưa thể tính được hậu quả
của một sự cố hoá chất thật (cháy, nổ, rò rỉ hoá chất) nếu không có những thông tin
cụ thể về địa bàn và bán kính vùng xem xét. Khi có những thông tin cụ thể này, có

19


thể ước lượng thiệt hại về người, tài sản hay thành phần môi trường thông qua một
số công cụ tính toán dựa trên những mô hình lan truyền. Việc tính toán thủ công
mức độ rò rỉ và lan truyền cũng không phải dễ dàng. Trong trường hợp này, cần
thiết phải sử dụng các phần mềm để mô hình hoá và đánh giá. Các mô hình này cho
phép tính toán những hậu quả và vùng ảnh hưởng do sự cố rò rỉ hoá chất độc hay
chất cháy. Quá trình sử dụng các thuật toán trên phần mềm này giúp tính toán các
đại lượng quan trọng như:
-

Tốc độ hay lượng hoá chất thoát ra môi trường

-

Sự phân bố hoá chất thất thoát trong môi trường

-


Hậu quả cháy, nổ

-

Hậu quả gây độc.
Trong những phần mềm này, thường người ta đã lồng vào các cơ sở dữ liệu

về tính chất của các hoá chất hay vật liệu. Những mô hình tính này được chia thành
3 nhóm sau:
- Mô hình mức độ phát thải do sự cố
- Mô hình phân bố để ước lượng nồng độ khí ở những toạ độ xác định (theo
hướng gió, ngược hướng gió)
- Mô hình xác định hậu quả: thí dụ số người chết, mức bức xạ nhiệt, áp suất
tạo ra khi nổ tại những khoảng cách nhất định từ nguồn nổ ...
Các mô hình này hiện ngày càng được hoàn chỉnh và ngày càng dễ sử dụng
vì chúng rất cần cho những người quản lý rủi ro nói riêng và môi trường nói chung
tính toán mức nguy hiểm để có biện pháp quản lý.
Có 3 bước để có thể sử dụng các mô hình đánh giá rủi ro với sự cố hoá chất
là:
- Xác định tình huống nào trong quá trình vận hành có thể dẫn đến rò rỉ, và
trong những tình huống đó, tình huống xấu nhất là gì ?
- Tìm và áp dụng những mô hình thích hợp mô tả sự rò rỉ tại nguồn, đồng thời
cần xác định tổng lượng hoá chất rò rỉ và mức hay tốc độ rò rỉ

20


- Sử dụng các mô hình lan truyền đối với vật chất rò rỉ hay sản phẩm của phản
ứng cháy, nổ lan truyền từ tâm sự cố trong các điều kiện thời tiết và địa hình
đang quan tâm, trong trường hợp này cần tạo ra nhiều giả thiết ứng với các

trường hợp xấu nhất, thí dụ tốc độ gió thấp nhất, khí quyển có độ ổn định cao
nhất ...
Nhiệm vụ thứ nhất được tiến hành thông qua các phương pháp nhận dạng
nguy cơ.
Nhiệm vụ thứ hai: sử dụng mô hình nguồn nhằm mục tiêu:
- Xác định dạng hay loại vật chất rò rỉ (rắn, lỏng hay hơi)
- Xác định tổng lượng rò rỉ
- Mức độ hay tốc độ rò rỉ
Các phương trình toán mô tả các quá trình này rất phức tạp. Tuy nhiên với sự
trợ giúp của các phần mềm máy tính, công việc này có thể nhẹ nhàng hơn nhiều.
Mức độ gây nguy hiểm của quá trình nổ và cháy có thể biểu hiện bằng năng
lượng giải phóng của phản ứng ôxy hoá. Năng lượng này hoàn toàn có thể tính toán
lý thuyết dựa vào các phương trình và thông số nhiệt động học nếu biết được tên
của các chất hoá học hay vật liệu tham gia vào quá trình cháy. Để đơn giản hơn đối
với việc tính toán năng lượng giải phóng do quá trình nổ, người ta thường tính
chuyển đổi sang một đơn vị gọi là “Tương đương với TNT” (TNT là tên của loại
thuốc nổ truyền thống nhất). Bằng lý thuyết và kiểm chứng thực nghiệm người ta đã
khẳng định rằng 01 gram (g) của TNT khi nổ sẽ giải phóng ra 1120 cal.
Mức phá huỷ của một quá trình nổ, ngoài việc gây vỡ các vật thể hay công
trình và từ đó tạo nên các mảnh vỡ bay trong vùng nổ gây sát thương hay phá huỷ
khác, còn do sự hình thành áp suất cao hay được gọi là quá áp. Các khả năng phá
huỷ gây ra do quá áp được tóm tắt trong bảng dưới đây.
Bảng 1. 6: Các khả năng phá huỷ gây ra do quá áp
Mức quá áp (PSI)
0.03
0.04
0.15

Mức độ Phá huỷ vật thể cấu trúc
Vỡ kính thuỷ tinh cửa sổ kích thước lớn

Gây tiếng động mạnh
Gây vỡ kính cửa sổ nhỏ

21


Mức quá áp (PSI)
0.3
0.5 - 1
0.7
1
1.3
2-3
2.3
3
3-4
5
5-7
7
9
10
300
Một số thực

Mức độ Phá huỷ vật thể cấu trúc
95% không gây phá huỷ nghiêm trọng
Các cửa sổ lớn và nhỏ đều bị vỡ
Phá huỷ nhà cửa ở mức nhẹ
Phá huỷ nhà cửa đến mức không thể ở được nữa
Khung thép của nhà bị phá huỷ

Bê tông thường và tường nhà vữa xi măng bị phá huỷ
Cận dưới của mức phá huỷ nhà cửa
Khung thép bị phá huỷ và bật khỏi móng nhà
Gây vỡ các stec xăng dầu
Các cột gỗ bị gẫy
Nhà cửa hầu như bị phá huỷ hoàn toàn
Lật các toa tầu có hàng hoá
Các toa tầu bị phá huỷ hoàn toàn
Nhà cửa bị phá huỷ hoàn toàn
Giới hạn của miệng núi lửa
nghiệm đã được tiến hành để xây dựng phương pháp tính mức

quá áp do quá trình nổ khi biết được khối lượng chất tham gia quá trình nổ tương
đương với TNT (được ký hiệu là m TNT) và khoảng cách tính từ tâm nổ. Tỷ số giữa
khoảng cách từ tâm nổ và căn số bậc ba của khối lượng theo TNT được coi là
“khoảng cách đã chuẩn - scaled distance”, được tính theo công thức thực nghiệm
sau:
z=

r
3

m(TNT )

(Như đã nói ở trên năng lượng tương đương của TNT là 1120 cal/g)
Trong công thức này “m(TNT)” là khối lượng tương đương TNT được tính bằng
kg, “r” là khoảng cách tính bằng đơn vị mét.
Tỷ số khoảng cách (mét) / kg1/3 chính là khoảng cách chuẩn, được sử dụng để xác
định mức quá áp bằng đồ thị dưới đây.


22


1000

Qu¸ ¸p (kPa)

100

10.0

0.1

1

0.1
1

10
100
kho¶ng c¸ch chuÈn (m/kg 1/3)

1000

Hình 1. 3: So sánh giữa khoảng cách chuẩn và mức quá áp kP
Như vậy một quy trình để ước định mức quá áp ở một khoảng cách r nào đó
đối với một quá trình nổ của một khối vật chất nào đó như sau:
-

Tính năng lượng giải phóng khi nổ bằng các phương trình nhiệt động học

thông thường

-

Chuyển đổi năng lượng tính được thành khối lượng tương đương với TNT,
tính bằng kg

-

Sử dụng công thức tính khoảng cách chuẩn (m/kg1/3), trong đó m là khoảng
cách tính bằng mét, kg là khối lượng TNT tương đương

-

Đối chiếu với đồ thị trên để ước định mức quá áp

-

Khi đã có mức quá áp, đối chiếu khoảng áp suất quá áp trong bảng để xác
định khả năng thiệt hại.
 Phương pháp xây dựng ma trận rủi ro
Ma trận rủi ro là một công cụ dưới dạng đồ thị, dùng để kết hợp hai loại

thông tin về xác suất xẩy ra sự cố (có thể ước định hay tính toán) và hậu quả của sự
cố nếu như chúng xẩy ra. Khi đưa cả hai loại thông tin này vào một bảng (gồm có
23


hàng và cột), sẽ thu được một thông tin thứ ba là tích số của hàng và cột, tức là tích
số của xác suất và hậu quả. Công cụ này rất dễ sử dụng trong đánh giá rủi ro. Nếu

như trong các tính toán dù là sơ bộ hay chi tiết liên quan đến các chi phí tài chính
trong mối một cặp hậu quả vấc suất, ma trận có thêt thể hiện cả các thông tin về chi
phí tài chính như ví dụ dưới đây:

Hình 1. 4: Ma trận kết hợp xác suất, hậu quả và chi phí cho hậu quả
1.2. Hiện trạng đánh giá rủi ro ở Việt Nam
1.2.1. Nhận xét về khả năng áp dụng đánh giá rủi ro trong điều kiện nước ta
Việc quản lý an toàn hoá chất cũng như việc quản lý chất thải nguy hại ở
Việt Nam còn đang là vấn đề mới mẻ. Hiện nay, Công nghiệp hóa chất của Việt
Nam là ngành có tốc độ phát triển và tăng trưởng cao, từ 15-20%. Công nghiệp hóa
chất đang được xem là ngành kinh tế trọng điểm, được ưu tiên phát triển để đáp ứng
nhu cầu phát triển của các ngành sản xuất công nghiệp và nền kinh tế nói chung.
Các sản phẩm hóa chất ngày càng đa dạng, phong phú, có mặt nhiều hơn trong các
sản phẩm tiêu dùng. Theo “Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp hóa chất Việt
24


Nam đến năm 2020, có tính đến năm 2030” có 10 nhóm sản phẩm, gồm: phân bón;
thuốc bảo vệ thực vật; hóa dầu; hóa chất cơ bản; điện hóa học; khí công nghiệp; cao
su; chất tẩy rửa; sơn và mực in; hóa dược. Như vậy các sản phẩm hóa chất đã len lỏi
vào hầu hết các khía cạnh của đời sống.
Chính vì sự phổ biến của hóa chất trong sản xuất và tiêu dùng, nên có rất
nhiều nguy cơ xảy ra các rủi ro, sự cố về hóa chất. Đó là:


Nguy cơ xẩy ra sự cố hóa chất

– Các sự cố hóa chất nghiêm trọng tường xuyên xẩy ra và gây thiệt hại to lớn
về người và của cải vật chất …
– Các sự cố nghiêm trọng xẩy ra tại các tổ hợp công nghiệp hóa chất có thể tức

thời tác động lên diện rộng, có thể gây nên những thảm họa đối với con
người và môi trường sinh thái ….


Nguy cơ trong sử dụng hóa chất

– Nguy cơ lớn trong sử dụng hóa chất không đúng mục tiêu và không đúng kỹ
thuật gây ra hàng trăm vụ tai nạn, ngộ độc, sử dụng hóa chất, vật liệu nổ làm
công cụ đánh bắt, khai thác trái phép thậm trí trả thù cá nhân …


Nguy cơ từ các hóa chất trong sản phẩm tiêu dùng

– Một nguy cơ ngày càng hiện hữu và thường xuyên gặp là các hóa chất nguy
hại xuất hiện nhiều hơn trong các sản phẩm tiêu dùng. Các sản phẩm tiêu
dùng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe con người ngày càng đa dạng hơn và
ngày càng tác động mạnh hơn đến đời sống của chúng ta.
– Các sản phẩm truyền thống có tác động mạnh nhất đến đời sống tiêu dùng là
các sản phẩm thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm
Không những thế, ngành hóa chất trong nước vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn
nguyên liệu nhập khẩu, vì vậy nếu không nhận thức rõ được nguy cơ từ các hóa
chất mới sẽ là rất nguy hiểm cho môi trường và xã hội vì hóa chất là lĩnh vực nhạy
cảm và có nguy cơ ô nhiễm cao.
Nhận thức về sự tác động mãnh mẽ của những rủi ro, sự cố liên quan đến hóa
chất, các cơ quan công quyền và các công ty đang ngày càng có nhu cầu mạnh mẽ

25



×