Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng , cận lâm sàng và dự phòng viêm phổi thở máy bằng phin lọc ẩm ở bệnh nhân đột quị não (TT)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (284.26 KB, 28 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ QUỐC PHÒNG

HỌC VIỆN QUÂN Y

NGUYỄN THẾ ANH

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG,
CẬN LÂM SÀNG VÀ DỰ PHÒNG VIÊM PHỔI
THỞ MÁY BẰNG PHIN LỌC ẨM Ở
BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ NÃO

Chuyên ngành: Nội Hô hấp
Mã số: 62 72 01 44

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

HÀ NỘI - 2016


CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI HỌC VIỆN QUÂN Y

Người hướng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Đỗ Quyết
2. GS.TS. Đỗ Tất Cường

Phản biện 1: PGS.TS. Nguyễn Viết Nhung
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Đạt Anh
Phản biện 3: PGS.TS. Phan Quốc Hoàn



Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án
cấp trường
vào hồi:

giờ

ngày

tháng

năm 2016

Có thể tìm hiểu luận án tại:
1. Thư viện Quốc Gia
2. Thư viện Học viện Quân y


1

ĐẶT VẤN ĐỀ
Viêm phổi thở máy là một loại viêm phổi bệnh viện, có tỷ lệ mắc
cao gấp 3 đến 10 lần ở bệnh nhân không thở máy. Những bệnh nhân
đột quỵ não có tần suất xuất hiện viêm phổi là 6,9%, tỷ lệ tử vong
trong vòng 30 ngày ở nhóm viêm phổi cao gấp 3 lần so với nhóm
không viêm phổi.
Theo ước tính có khoảng 8-28% số bệnh nhân thở máy bị viêm
phổi và tỷ lệ tử vong từ 24-50% và có thể tới 76% trong một số
trường hợp tác nhân là các vi khuẩn có nguy cơ cao. Đã có nhiều biện
pháp được đặt ra nhằm mục đích dự phòng VPTM như thở máy không

xâm nhập, sử dụng ống NKQ có hút dịch dưới thanh môn, làm ẩm khí
thở vào bằng phin lọc ẩm.
Tìm nguyên nhân vi sinh gây bệnh bằng phương pháp lấy bệnh
phẩm dịch phế quản qua nội soi phế quản nuôi cấy đã được thực hiện
để tìm căn nguyên gây VPTM và dựa vào kết quả kháng sinh đồ có
thể đưa ra một liệu pháp kháng sinh thích hợp.
Để góp phần chẩn đoán sớm và tìm biện pháp dự phòng thích
hợp cho viêm phổi thở máy chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và dự phòng viêm phổi thở
máy bằng phin lọc ẩm ở bệnh nhân đột quỵ não” với hai mục tiêu:
1.

Xác định đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng của viêm phổi thở
máy ở bệnh nhân đột quỵ não.

2.

Đánh giá kết quả dự phòng viêm phổi thở máy khi sử dụng
phin lọc vi khuẩn và làm ẩm (phin lọc ẩm) khí thở vào .


2
Tính cấp thiết:
Viêm phổi thở máy là loại viêm phổi bệnh viện, hay gặp ở các
bệnh nhân thở máy tại khoa hồi sức tích cực. Tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử
vong do viêm phổi thở máy ở bệnh nhân đột quỵ não cao hơn hẳn số
bệnh nhân không mắc viêm phổi. Việc nghiên cứu áp dụng biện pháp
dự phòng để làm giảm tỷ lệ viêm phổi thở máy nói chung và các
bệnh nhân viêm phổi thở máy do đột quỵ não là vấn đề hết sức cần
thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn góp phần làm giảm tỷ lệ tử

vong đối với bệnh nhân. Nguyên nhân vi khuẩn gây viêm phổi thở
máy thường do các vi khuẩn đề kháng kháng sinh, điều trị khó khăn,
do vậy nghiên cứu đặc điểm vi khuẩn ở bệnh nhân viêm phổi thở
máy ở từng bệnh viện, từng thời điểm khác nhau là luôn cần thiết.
Đóng góp mới của luận án:
- Luận án đã tìm hiểu đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của
viêm phổi thở máy ở bệnh nhân đột quỵ não, những vi khuẩn thường
gặp cũng như tính đề kháng với kháng sinh.
- Luận án là công trình khoa học đầu tiên tại Việt nam đánh giá
dự phòng viêm phổi thở máy ở bệnh nhân đột quỵ não bằng phin lọc
ẩm, so sánh với phương pháp làm ẩm thường qui bằng bình nhiệt.
- Đã chứng minh được sử dụng phin lọc ẩm làm giảm được tỷ lệ
mắc viêm phổi sớm ở bệnh nhân thở máy đồng thời kéo dài thời gian
bệnh nhân thở máy không mắc viêm phổi.
Bố cục luận án:
Luận án có 117 trang, bao gồm: Đặt vấn đề (2 trang), Chương 1:
Tổng quan (33 trang), Chương 2: Đối tượng và phương pháp nghiên
cứu (20 trang), Chương 3: Kết quả (29 trang), Chương 4: Bàn luận
(30 trang), Kết luận (2 trang), Kiến nghị (1 trang).
Luận án có 173 tài liệu tham khảo (tiếng Việt: 15, tiếng Anh: 158).


3
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN
1.2. ĐỊNH NGHĨA, DỊCH TỄ VIÊM PHỔI THỞ MÁY
1.2.1. Định nghĩa viêm phổi thở máy
VPTM là viêm phổi xuất hiện sau 48 giờ ở bệnh nhân (BN)
thở máy qua ống NKQ hoặc ống MKQ mà không có bằng chứng
viêm phổi trước đó. Có hai hình thức khởi phát viêm phổi đó là

khởi phát sớm và khởi phát muộn.
- Khởi phát sớm: Xảy ra trong thời gian 48-96 giờ đầu thở máy.
- Khởi phát muộn: Xảy ra sau 96 giờ thở máy.
1.2.2. Dịch tễ
1.2.2.1. Tình hình viêm phổi thở máy trên thế giới
Theo nghiên cứu của Chastre J. năm 2002 tại các bệnh viện
Châu Âu có khoảng 8-28% VPTM. Tỉ lệ VPTM có sự khác biệt rất
lớn giữa các quốc gia, giữa các bệnh viện và thậm chí ngay cả
trong cùng một bệnh viện.
1.2.2.2. Tình hình viêm phổi thở máy tại Việt Nam
Theo Lê Bảo Huy tiến hành nghiên cứu tại khoa hồi sức cấp cứu
bệnh viện Thống Nhất trong 3 năm 2006 - 2008, có 198/366 VPTM
chiếm 52,5%. Đặc biệt tác giả cho thấy nhóm VPTM sớm (< 5 ngày)
có tỉ lệ thấp hơn nhóm VPTM muộn (≥ 5 ngày).
1.2.2.6. Đặc điểm vi khuẩn gây viêm phổi thở máy ở Việt nam:
Tại khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai, nghiên cứu của
Phạm Văn Hiển năm 1996 cho thấy ở bệnh nhân thở máy, tỷ lệ trực
khuẩn gram(-) chiếm 89% trong đó Pseudomonas aeruginosa chiếm
42,8%. Nghiên cứu khác của Giang Thục Anh năm 2004 lại cho
thấy vi khuẩn gây VPTM chiếm tỷ lệ cao nhất là Acinetobacter
44%, tiếp đến Pseudomonas aeruginosa 21%, các vi khuẩn khác
Klebsiella 13%, Staphylococcus aureus 7%.


4
1.3. LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VIÊM PHỔI THỞ MÁY
1.3.1. Triệu chứng lâm sàng
Những bệnh nhân thở máy có dầu hiệu gợi ý trên lâm sàng là
bước đầu tiên trong việc đánh giá bệnh nhân có thể có VPTM. Bệnh
nhân thở máy có sốt, tăng hoặc giảm thân nhiệt, thay đổi số lượng và

tính chất của dịch tiết phế quản, phổi xuất hiện ran nổ.
1.3.2. Triệu chứng cận lâm sàng
1.3.2.1. Sự thay đổi về số lượng bạch cầu trong máu:
Bạch cầu > 11000/mm3 hoặc bạch cầu < 4000/mm 3 là một trong
những dấu hiệu cận lâm sàng của bệnh nhân VPTM.
1.3.2.2. Tiêu chuẩn X quang:
Một trong những dấu hiệu quan trọng để chẩn đoán VPTM là
xuất hiện tổn thương mới trên phim X quang phổi, đặc biệt ở những
bệnh nhân có phim X quang phổi trước đó bình thường. Các hình ảnh
có thể gặp: phế quản hơi, thâm nhiễm phế nang, hình hang.
1.5. CƠ CHẾ BỆNH SINH VÀ CÁC BIỆN PHÁP DỰ PHÒNG
VIÊM PHỔI THỞ MÁY
1.5.1. Cơ chế bệnh sinh
Vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp dưới của bệnh nhân bám
dính vào biểu mô hô hấp từ đó nhân lên và phát triển thành viêm phổi
qua 4 cơ chế:
+ Vi khuẩn từ ngoài đi vào đường thở qua khí dung, không khí
bị nhiễm khuẩn, dịch đọng nhiễm khuẩn trong đường ống máy thở.
+ Hít phải dịch tiết có chứa vi khuẩn trực tiếp từ họng hầu hoặc
từ dịch trào ngược của dạ dày lên hầu họng, sau đó đi vào đường hô
hấp dưới.
+ Do sự lan rộng trực trực tiếp của một ổ nhiễm khuẩn bên cạnh
ví dụ nhiễm khuẩn khoang màng phổi.
+ Vi khuẩn từ các ổ nhiễm khuẩn khác khác theo đường máu tới
phổi như ống thông tiểu, catheter mạch máu.


5

1.5.2 Biện pháp dự phòng

1.5.2.1. Các biện pháp dự phòng viêm phổi thở máy
Các biện pháp dự phòng VPTM đã được áp dụng như thở máy
không xâm nhập, hút liên tục dưới thanh môn, sử dụng ống NKQ
tráng bạc, hút đờm kín, sử dụng phin lọc ẩm trong quá trình thở máy.
1.5.2.2. Làm ẩm bằng phin lọc ẩm
Đây là phương pháp làm ẩm mà không cần sử dụng đến nguồn
điện, nguồn nước từ bên ngoài do đó đây là phương pháp làm ẩm thụ
động. Phin lọc ẩm giữ nhiệt và hơi nước từ khí thở ra của bệnh nhân
và đưa nhiệt độ và độ ẩm trở lại khí thở vào. Trong thiết bị này còn
có thêm lớp màng lọc có khả năng giữ lại các phần tử hữu hình trong
không khí như bụi, vi khuẩn.
Do phin lọc ẩm đã làm giảm được hiện tượng ngưng tụ hơi nước
và sự phát triển của vi khuẩn trên đường ống thở, giảm được nguy cơ
xâm nhập của vi khuẩn cư trú trên đường ống thở vào đường hô hấp
dưới qua đường khí thở vào. Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn tại dây
dẫn khí ở bệnh nhân thở máy, Martin C. năm 1990 đã cho thấy nguy
cơ nhiễm khuẩn ở nhóm sử dụng phin lọc 10%, thấp hơn so với nhóm
sử dụng bình nhiệt là 77% (p<0,01).
Nghiên cứu của Kirton O.C. năm 1997 đã cho thấy làm ẩm bằng
phin lọc ẩm đã giảm được tỷ lệ VPTM khi so sánh với làm ẩm bằng
bình nhiệt sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Bệnh nhân được chẩn đoán xác định đột quỵ não, phải đặt ống
nội khí quản và thở máy trên 48 giờ tại khoa Hồi sức tích cực bệnh
viện Hữu Nghị.
Nghiên cứu tại khoa Hồi sức bệnh viện Hữu Nghị từ tháng 6 năm



6
2009 đến tháng 6 năm 2015, có 108 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn nghiên
cứu. Số bệnh nhân này được chọn ngẫu nhiên thành hai nhóm:
- Nhóm sử dụng phương pháp làm ẩm khí thở vào bằng bình
nhiệt có 54 bệnh nhân.
- Nhóm làm ẩm khí thở vào bằng phin lọc ẩm có 54 bệnh nhân.
2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân
- BN được chẩn đoán xác định đột quỵ não gồm: chảy máu não,
nhồi máu não, chảy máu dưới nhện dựa trên triệu chứng lâm sàng và
hình ảnh chụp cắt lớp vi tính hoặc cộng hưởng từ sọ não.
- Được đặt ống NKQ và thở máy > 48 giờ.
- BN được chọn ngẫu nhiên thành hai nhóm:
+ Nhóm thở máy sử dụng phương pháp làm ẩm bằng hệ thống
làm ẩm thụ động gọi tắt là phin lọc ẩm
+ Nhóm thở máy sử dụng phương pháp làm ẩm bằng bình nhiệt.
2.1.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi thở máy
Chẩn đoán VPTM dựa theo bảng điểm chẩn đoán viêm phổi
CPIS của Pugin J. năm 1991. BN được chẩn đoán VPTM khi điểm
viêm phổi ≥ 6 điểm sau khi thở máy trên 48 giờ.
2.1.3. Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi thở máy sớm và muộn
Theo tiêu chuẩn VPTM của hiệp hội lồng ngực Hoa Kỳ 2005:
- Viêm phổi sớm: Khi VPTM xuất hiện < 96 giờ thở máy.
- Viêm phổi muộn: Khi VPTM xuất hiện ≥ 96 giờ thở máy.
2.2 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2.1. Xác định đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của viêm phổi
thở máy
- Xác định tỷ lệ VPTM chung.
- Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng
+ Đánh giá biến đổi tính chất đờm
+ Tỷ lệ viêm phổi sớm và viêm phổi muộn.

- Đánh giá đặc điểm cận lâm sàng:
+ Đánh giá chỉ số oxy hóa máu (P/F).


7
+ Đánh giá đặc điểm về hình ảnh X quang phổi: đánh giá về vị
trị, hình thái của tổn thương.
+ Đánh giá kết quả cấy dịch rửa phế quản qua nội soi phế quản:
tỉ lệ và tình trạng đề kháng kháng sinh của các chủng vi khuẩn phân
lập được.
- Xác định căn nguyên gây VPTM, VPTM sớm và muộn.
2.2.2. Đánh giá kết quả dự phòng viêm phổi thở máy khi sử dụng
phin lọc ẩm so với làm ẩm bằng bình nhiệt
- Tỉ lệ mắc VPTM ở nhóm phin lọc ẩm và nhóm bình nhiệt.
- Tỉ lệ mắc VPTM sớm, VPTM muộn của hai phương pháp làm ẩm.
- Số ngày thở máy trung bình của hai phương pháp làm ẩm.
- Thời gian thở máy không mắc viêm phổi trung bình của hai
phương pháp làm ẩm.
- Tỉ lệ tử vong của hai phương pháp làm ẩm.
2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Nghiên cứu ngẫu nhiên, tiến cứu có sử dụng nhóm đối chứng.
+ Nhóm nghiên cứu được sử dụng phin lọc ẩm để làm ẩm và
làm ấm khí thở vào của BN trong quá trình thở máy, chúng tôi gọi
là nhóm phin lọc ẩm.
+ Nhóm đối chứng được sử dụng bình nhiệt làm ẩm và làm ấm
khí thở vào của BN, chúng tôi gọi là nhóm bình nhiệt.
Cả hai nhóm đều được sử dụng các biện pháp dự phòng VPTM
khác theo qui trình chung được áp dụng tại bệnh viện Hữu nghị.
- Tính cỡ mẫu: được tính theo công thức sau:


(z
n=

α/2

2 p ( 1 − p ) + zβ

p1 ( 1 − p1 ) + p2 ( 1 − p2 )
∆2

)

2

2.4. PHƯƠNG TIỆN VÀ KỸ THUẬT SỬ DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU

2.4.1. Phin lọc ẩm
Cấu tạo của phin lọc ẩm gồm hai phần chính:


8
- Bộ phận làm ẩm cấu tạo bởi nhiều lớp Cellulose hoặc
Polypropylen đặt xen kẽ với lớp hoá chất thường được sử dụng
Calcium hoặc Lithium chloride, làm tăng cao khả năng giữ nước.
- Bộ phận màng lọc cấu tạo bằng lớp lưới Polypropylen có tính
chất tĩnh điện, giúp cho lớp lưới giữ lại 99,9% các hạt bụi trong
không khí và cả vi khuẩn, virus.
2.4.2. Bình nhiệt
Nguyên lý làm ẩm bằng bình nhiệt: không khí thở đi vào buồng
làm ẩm, qua bề mặt của nước đã được đun nóng sẽ hấp thụ nhiệt độ

và hơi ẩm và đi vào ống thở. Sử dụng phương pháp này tạo ra hiệu
quả làm ẩm cao. Do có thể thay đổi nhiệt độ trong một khoảng rộng
nên có thể điều chỉnh được lượng hơi nước. Khi nước trong bình
được đốt đến một nhiệt độ cao hơn thì lượng hơi nước sẽ tăng lên,
nhiệt độ của không khí thở vào cũng tăng lên, khả năng mang hơi
nước của không khí cũng tăng.
2.5. ĐÁNH GIÁ NGHIÊN CỨU
2.5.1. Đánh giá lâm sàng, cận lâm sàng
- Tính chất đờm: xuất hiện đờm đục
- X quang phổi: Sự xuất hiện của tổn thương mới
- Xét nghiêm khí máu động mạch: Tính chỉ số o xy hóa máu
PaO 2/FiO 2 (P/F) ở thời điểm trước và tại thời điểm viêm phổi.
- Cấy định lượng dịch soi phế quản:
+ Chủng vi khuẩn: ngưỡng xác định nhiễm khuẩn phổi khi số vi
khuẩn cấy ≥ 104 đơn vị khuẩn lạc/ml. Định danh vi khuẩn.
+ Đánh giá kết quả kháng sinh đồ: Đối chiếu với bảng giới hạn
đường kính vùng ức chế cho từng loại kháng sinh của hãng sản xuất
để xác định mức độ nhạy cảm (S), trung gian (I) hay đề kháng (R).
2.5.3. Đánh giá viêm phổi
- Hàng ngày theo dõi và đánh giá, nếu điểm CPIS ≥ 6 bệnh nhân
được chẩn đoán VPTM.


9
- Chẩn đoán VPTM sớm và muộn theo Hiệp hội lồng ngực Hoa
Kỳ, đánh giá ngày xuất hiện viêm phổi vào ngày thở máy thứ mấy.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ
3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
3.1.1. Đặc điểm chung

- Tuổi trung bình của nhóm VPTM là 77,3 ± 8,8 và nhóm không
VPTM là 77,1 ± 7,1, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
- Bệnh nhân nam chiếm tỉ lệ lớn trong nghiên cứu 87,96%, nữ
12,04%. Tỷ lệ VPTM trong số những bệnh nhân nam là 45,26% thấp
hơn tỷ lệ VPTM trong số những bệnh nhân nữ 53,85%, sự khác biệt
không có ý nghĩa thống kê.
Bảng 3.3. Phân bố theo thể lâm sàng đột quỵ não
Nhóm

VPTM

Không VPTM

Tổng

Giá trị

Thể lâm sàng

n(%)

n(%)

n(%)

p

Nhồi máu não

21(42,0)


23(39,66)

44(40,74)

>0,05

Chảy máu não

29(58,0)

35(60,34)

64(59,26)

Tổng

50(100)

58(100)

108(100)

Nhận xét: Tỷ lệ VPTM theo thể lâm sàng: nhồi máu não 42%, chảy
máu não 58%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
3.1.2. Đặc điểm lâm sàng nhóm viêm phổi thở máy
- Tính chất đờm: 98% số bệnh nhân xuất hiện đờm đục được
phát hiện có VPTM.



10
3.1.3. Đặc điểm cận lâm sàng nhóm bệnh nhân viêm phổi thở máy
3.1.3.1. Đặc điểm X quang nhóm viêm phổi thở máy
Bảng 3.10. Đặc điểm hình ảnh trên X quang ngực của bệnh nhân
viêm phổi thở máy
Hình ảnh tổn thương mới
Thâm nhiễm phổi
- Có
- Không
Phế quản hơi
- Có
- Không
Hang
- Có
- Không

n

%

42
8

84
16

31
19

62

38

7
43

14
86

Nhận xét: Hình ảnh thâm nhiễm phổi mới xuất hiện hay gặp nhất
ở những bệnh nhân VPTM chiếm tỷ lệ 84%. Đứng thứ 2 là hình ảnh
phế quản hơi chiếm 62%. Hình ảnh hang ít gặp chỉ xuất hiện 14%
xuất hiện các trường hợp VPTM.
Bảng 3.12. Đặc điểm khí máu động mạch trước và tại thời điểm
viêm phổi thở máy
Không
Tổng
Giá trị
P/F
Nhóm
VPTM
n(%)
p
n(%)
Khí máu động P/F > 240 0(0) 105(97,20) 105(97,20) >0,05
mạch trước P/F ≤ 240 0(0)
3(2,80)
3(2,80)
Khí máu động P/F > 240 11(22) 56(96,60) 67(62,03) < 0,01
mạch khi VP
P/F ≤ 240 39(78)

2(3,40)
41(37,97)
Nhận xét: Khí máu động mạch ở bệnh nhân được chẩn đoán
viêm phổi có chỉ số oxy hóa máu thấp ≤ 240 chiếm 78%. Sự khác
VPTM
n(%)


11
biệt về chỉ số oxy hóa máu giữa bệnh nhân VPTM và nhóm bệnh
nhân không VPTM có ý nghĩa thống kê với p<0,01.
3.2. CĂN NGUYÊN GÂY VIÊM PHỔI THỞ MÁY
3.2.1. Tỉ lệ vi khuẩn gây viêm phổi thở máy

Biểu đồ 3.1. Kết quả vi sinh cấy trên dịch phế quản (n=50)
Nhận xét: 90% các vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gram(-).
Escherichia coli gặp nhiều nhất chiếm 28%. Pseudomonas
aeruginosa 16%, Burkholderia cepacia chiếm 12%, cùng chiếm 10%
là Klebsiella pneumonia và Acinetobacter baumannii. Vi khuẩn
gram(+) gặp nhiều nhất Corynebacterium chiếm 8%.
3.2.4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy
3.2.4.1. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Escherichia coli
- Escherichia coli đề kháng trên 90%với hầu hết các kháng
sinh nhóm Cephalosporine trừ Cefuroxime, đề kháng cao với


12
Amikacin 87,5% và kháng 100%. với Levofloxacine và
Ciprofloxacine.
- Tỉ lệ đề kháng với Colistin là 27,3%, Meronem 45,5%,

Imipenem 36,4%, Piperacillin/Tazobactam 25%.
3.2.4.2. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii
- Acinetobacter baumannii đề kháng cao với hầu hết các kháng
sinh thuộc nhóm penicillins (100%), và Cephalosporine, đề kháng
80% với Meropenem và với Imipenem.
- Acinetobacter baumannii chưa xuất hiện đề kháng với
Cefoperazone/Sulbactam.
3.2.4.6. Tỉ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
- Pseudomonas aeruginosa đề kháng 100% với các kháng sinh
nhóm Cephalosporins, Quinolons, nhóm Aminoglycosids đề kháng 75100%. Kháng Meropenem 83,3%, Imipenem là 87,5%, Colistin 16,7%.
- Pseudomonas aeruginosa chưa xuất hiện đề kháng với
Cefoperazon/sulbactam.
3.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ PHÒNG CỦA PHIN LỌC ẨM
3.3.1. Tỉ lệ viêm phổi thở máy
Bảng 3.17. Tỉ lệ viêm phổi thở máy chung cả hai nhóm
Phương pháp
làm ẩm
Đặc điểm
Viêm phổi
Không viêm phổi
Tổng

Phin lọc
Bình
Tổng
Nguy cơ
Giá trị
ẩm
nhiệt
n(%)

tương đối
p
n(%)
n(%)
(95% CI)
23(42,6) 27(50) 50(46,3)
1,17
>0,05
31(57,4) 27(50) 58(53,7)
(0,78- 1,77)
54(100) 54(100) 108 (100)

Nhận xét: Tỉ lệ VPTM chung trong nghiên cứu là 46,3%. Trong đó tỉ
lệ VPTM ở nhóm phin lọc ẩm 42,6% và nhóm bình nhiệt là 50%, sự
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p>0,05).


13
3.3.2.2. Tỷ lệ mắc viêm phổi sớm
Bảng 3.18. Tỉ lệ viêm phổi thở máy sớm ở hai nhóm
PP làm ẩm

Phin lọc ẩm

Bình nhiệt

Nguy cơ tương

Đặc điểm


n(%)

n(%)

Có viêm phổi sớm

5(9,3)

14(25,9)

đối (95%CI)
2,8

Không viêm phổi sớm

49(90,7)

40(74,1)

Tổng

54(100)

54(100)

(1,08 - 7,23)
p=0,023

Nhận xét: Tỉ lệ VPTM sớm ở nhóm phin lọc ẩm là 9,3% thấp hơn
nhóm bình nhiệt là 25,9%, p < 0,05. Nguy cơ VPTM sớm ở nhóm

bình nhiệt cao gấp 2,8 lần ở nhóm phin lọc ẩm.
3.4. THỜI GIAN THỞ MÁY
3.4.1. Nhóm phin lọc ẩm và nhóm bình nhiệt
Bảng 3.19. Thời gian thở máy và thời gian thở máy không viêm
phổi ở 2 nhóm
PP làm ẩm Phin lọc ẩm
Thời gian (ngày)
Thời gian thở máy
( X ± SD)
Thời gian thở máy
không viêm phổi

n=54

Bình nhiệt

Chung

Giá trị

n=54

n=108

P

15,91±14,86 13,15±11,42 14,53±13,26 >0,05

11,01±8,33


7,87±5,06

9,44±7,04

0,0194

( X ± SD)
Nhận xét: - Thời gian thở máy trung bình ở nhóm phin lọc ẩm
15,91±14,86 và nhóm bình nhiệt là 13,15±11,42, sự khác biệt không
có ý nghĩa thống kê.


14
- Thời gian thở máy không viêm phổi ở nhóm phin lọc ẩm
11,01±8,33 và nhóm bình nhiệt 7,87±5,06, sự khác biệt có ý nghĩa
với p=0,0194.
Bảng 3.24. Tỷ lệ tử vong ở hai nhóm
PP làm ẩm

Phin lọc ẩm
n(%)

Bình nhiệt
n(%)

Nguy cơ tương đối
(95%CI)

Tử vong


19(35,2)

23(42,6)

1,21 (0,75 - 1,94)

Sống

35(64,8)

31(47,4)

p>0,05

Tổng

54(100)

54(100)

Tình trạng

Nhận xét: Tỉ lệ tử vong ở hai nhóm phin lọc ẩm 35,2% và bình nhiệt
là 42,6% khác biệt không có ý nghĩa thống kê.
CHƯƠNG 4
BÀN LUẬN
4.1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG
4.1.1. Bàn luận về tuổi
Ở bảng 3.1 hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu. Tỉ lệ những
bệnh nhân trên 60 tuổi chiếm 98,15%. Tuổi trung bình của nhóm

VPTM 77,3 ± 8,8 và của nhóm không viêm phổi 77,1 ± 7,1(p>0,05).
Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi 77,2 ± 7,9 tương tự
với nghiên cứu của Lê Bảo Huy năm 2008. Nhưng tuổi trung bình ở
nghiên cứu của chúng tôi cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Trần
Hữu Thông năm 2014 và Phạm Thái Dũng năm 2013.
4.1.2. Bàn luận về giới
Bảng 3.2 cho thấy trong số các bệnh nhân VPTM nam giới
chiếm 86% trong khi nữ chiếm tỉ lệ 14%. Theo tác giả Gopal K. năm


15
2009 tại Malaysia tỷ lệ VPTM nam giới chiếm 72,6% và nữ là
27,4%. Các tác giả trong nước như Trần Hữu Thông năm 2014, Lê
Bảo Huy năm 2008 cũng cho kết quả tương tự tỉ lệ VPTM ở nam cao
hơn nữ.
4.1.3. Bàn luận về phân bố đối tượng viêm phổi thở máy theo
thể lâm sàng của đột quỵ
Bảng 3.3 cho thấy tỷ lệ bệnh nhân chảy máu não chiếm 58% cao
hơn so với nhồi máu não 42%, tuy nhiên tỷ lệ VPTM giữa các thể
lâm sàng của đột quỵ chảy máu não và nhồi máu não khác biệt không
có ý nghĩa thống kê. Tác giả Kasuya Y. năm 2011 đã tổng kết tỷ lệ
mắc của VPTM ở những bệnh nhân đột quỵ do thiếu máu não chiếm
28% với độ tuổi trung bình 66 ± 12, còn theo nghiên cứu của chúng
tôi tỷ này chiếm 47,7% với độ tuổi trung bình 77,2 ± 7,9 (bảng 3.3).
Sự khác biệt này có thể do ở những bệnh nhân tuổi cao, thường có
nhiều bệnh lý mạn tính phối hợp làm tăng nguy cơ mắc viêm phổi
trong khi thở máy.
4.2. ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG
4.2.1. Lâm sàng
4.2.1.2. Tính chất đờm

Theo dõi biến đổi tính chất của đờm trước và sau khi xuất hiện
VPTM (Bảng 3.6) cho thấy ở thời điểm thở máy < 48 giờ chúng tôi
chỉ gặp 1 trường hợp duy nhất đờm đục. Và 100% số bệnh nhân được
chẩn đoán VPTM đều được ghi nhận có sự biến đổi tính chất đờm.
Biến đổi tính chất của đờm ở những bệnh nhân VPTM khác biệt có ý
nghĩa thống kê với p< 0,005. Như vậy qua các thời điểm nghiên cứu
chúng tôi nhận thấy tỉ lệ bệnh nhân có biến đổi về tính chất đờm có
liên quan tới số bệnh nhân mắc VPTM tăng dần theo thời gian. Sự
thay đổi tính chất của đờm và tăng tiết đờm là dấu hiệu gợi ý có giá
trị cho chẩn đoán VPTM.
Tiêu chuẩn đờm trong chẩn đoán viêm phổi đã được Johanson


16
Jr.W.G. năm 1972 đưa ra lần đầu tiên và Fabregas N. năm 1999 đã so
sánh với giải phẫu tử thi kết quả cho thấy độ chính xác của tiêu chuẩn
đờm nếu xét đơn độc trong viêm phổi có 64% bệnh nhân có tăng tiết
đờm mủ trong số những bệnh nhân viêm phổi.
4.2.2. Cận lâm sàng
4.2.2.2. Tiêu chuẩn X quang phổi
Kết quả chụp X quang ngực bình thường thì đây là dấu hiệu rất
có ý nghĩa để loại trừ viêm phổi. Khi đám thâm nhiễm mới xuất
hiện thì cần phân biệt giữa viêm phổi, phù phổi hoặc do tổn
thương đụng dập nhu mô phổi. Ở bảng 3.10 hình ảnh tổn thương
thâm nhiễm phối mới xuất hiện là thường gặp nhất chiếm 84%. Tiếp
theo là hình ảnh phế quản hơi chiếm 62%, hình ảnh hang ít gặp hơn
chiếm 14%, theon tác giả Winner-Muram thì đây là dấu hiệu hoại tử
của nhu mô phổi gặp trong VPTM. Điều này cũng phù hợp với
nghiên cứu của tác giả Walker C. năm 2013 đã kết luận hình ảnh
thâm nhiễm và hình ảnh phế quản hơi hay gặp nhất ở những bệnh

nhân viêm phổi do vi khuẩn.
Theo bảng 3.11, hình ảnh tổn thương của phổi hay gặp nhất ở
phổi phải chiếm 66%, phổi trái 34%, chúng tôi không gặp trường hợp
tổn thương phổi cả hai bên. Dựa trên hình ảnh thâm nhiễm mới xuất
hiện trên X quang phổi có thể theo dõi và tiên lượng được tiến triển
của VPTM.
4.2.2.3. Khí máu động mạch:
Theo bảng 3.12. Khí máu động mạch ở thời điểm trước xuất hiện
viêm phổi chỉ số oxy hóa máu (P/F) >240 chiếm 97,2%. Khí máu
động mạch ở bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi có chỉ số oxy hóa
máu thấp ≤ 240 chiếm 78%. Sự khác biệt về chỉ số oxy hóa máu giữa
bệnh nhân VPTM và nhóm bệnh nhân không VPTM có ý nghĩa
thống kê. Như vậy sự xuất hiện của VPTM có ảnh hưởng quan trọng
đến quá trình oxy hóa máu của bệnh nhân. Kết quả nghiên cứu về


17
chỉ số oxy hóa máu ở những bệnh nhân VPTM của chúng tôi cũng
phù hợp với các tác giả khác. Tác giả Phạm Thái Dũng cũng thấy
rằng chỉ số oxy hóa máu trung bình của những bệnh nhân xuất hiện
VPTM là 208,15± 16,28. Fabregas N. và cộng sự cũng thấy có sự
giảm thấp của chỉ P/F < 240 ở những bệnh nhân VPTM.
4.2.3. Căn nguyên vi sinh gây viêm phổi thở máy
4.2.3.1. Căn nguyên vi sinh gây viêm phổi thở máy
Nguyên nhân vi sinh gây VPTM rất khác nhau giữa các nghiên
cứu và luôn thay đổi theo thời gian, vị trí địa lý và phương pháp chẩn
đoán. Trong một số báo cáo trực khuẩn gram(-) chiếm 60% các
trường hợp VPTM. Các VK gram(-) thường gặp là Pseudomonas
aeruginosa và Acinetobacter baumannii, tiếp đến là Proteus species,
Escherichia coli, Klebsiella pneumonia, và Hemophilus influenza.

Trong nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.1) có tới 90% các vi
khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gram(-). Trong đó Escherichia coli là vi
khuẩn gây VPTM gặp nhiều nhất chiếm 28%. Tiếp theo là
Pseudomonas aeruginosa 16%, Burkholderia cepacia chiếm 12%,
cùng chiếm 10% là Klebsiella pneumonia và Acinetobacter
baumannii. Vi khuẩn gram(+) gặp nhiều nhất là Corynebacterium
chiếm 8%, còn lại là các vi khuẩn khác. Không bắt gặp
Staphylococcus aureus trong kết quả cấy vi sinh.
Khi so sánh với nghiên cứu của các tác giả ở châu Âu, tỷ lệ mắc
giữa các loại VK gram(-) có khác nhau. Ở châu Âu, VK gram(-) gây
viêm phổi thở máy đứng hàng đầu là Pseudomonas aeruginosa,
Acinetobacter baumanni ít gặp hơn có điểm tương đồng với nghiên
cứu của chúng tôi.
Nghiên cứu của Phạm Văn Hiển (1996) tỷ lệ VK gram(-) chiếm
89% trong đó Pseudomonas aeruginosa chiếm 42,8%, tương tự với
nghiên cứu của chúng tôi khi tác giả cũng dùng phương pháp lấy


18
bệnh phẩm qua nội soi để tìm nguyên nhân gây VPTM.
Theo một số nghiên cứu khác gần đây tại Việt Nam, loại vi
khuẩn gây VPTM đã có sự thay đổi. VK gây viêm phổi thở máy
chiếm nhiều nhất lại là Acinetobacter baumannii. Giang Thục Anh
năm 2004 tiến hành tại khoa hồi sức tích cực bệnh viện Bạch Mai
cho thấy VK gây VPTM chiếm tỷ lệ cao nhất là Acinetobacter 44%,
tiếp đến là Pseudomonas aeruginosa 21%, các vi khuẩn khác là
Klebsiella 13%, Staphylococcus aureus 7%. Tương tự nghiên cứu
của một số tác giả trong nước như Lê Bảo Huy năm 2008, Nguyễn
Ngọc Quang năm 2011. Như vậy nghiên cứu của chúng tôi có kết quả
tương tự với các tác giả trong nước tỷ lệ vi khuẩn gram (-) là nguyên

nhân gây bệnh thường gặp.
4.2.5. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của vi khuẩn gây viêm phổi thở máy
4.2.5.1. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Escherichia coli
Escherichia coli đề kháng trên 90% với hầu hết các kháng sinh
nhóm cephalosporine trừ cefoperazone, đề kháng cao với amikacin
87,5% và kháng 100%. với cevofloxacine và ciprofloxacine. Tỉ lệ đề
kháng với colistin là 27,3%, meronem 45,5%, imipenem 36,4%,
piperacillin/tazobactam 25% (theo biểu đồ 3.2).
Nghiên cứu của chúng tôi vi khuẩn Escherichia coli đề kháng
cao hơn đối với các kháng sinh cephalosporine (trừ cefoperazone),
amikacin, levofloxacine và ciprofloxacine so với báo cáo của Trần
Hữu Thông bệnh viện Bạch Mai. Còn các kháng sinh khác có tỉ lệ đề
kháng tương tự.


19

4.2.5.2. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Acinetobacter baumannii
Biểu đồ 3.3 cho thấy Acinetobacter baumannii đề kháng cao với
hầu hết các kháng sinh thuộc nhóm penicillins (100%), và
cephalosporine, đề kháng 80% với meropenem và imipenem. Chưa
xuất hiện đề kháng với cefoperazone. Sự đề kháng của Acinetobacter
baumannii đối với carbapenem trong nghiên cứu của chúng tôi là
khá cao]. Đề kháng carbapenem của Acinetobacter baumanii tăng rất
cao là những khó khăn trong việc lựa chọn kháng sinh ban đầu đối với
VPTM. Do tình trạng đề kháng này làm tăng cao áp lực lựa chọn colistin
đối với những bệnh nhân VPTM có căn nguyên bởi Acinetobacter
baumanii.
So sánh với tổng kết của các tác giả khác tỷ lệ đề kháng kháng
sinh nói chung do Acinetobacter baumanii tăng dần theo hàng năm.

Đến năm 2008 đã xuất hiện nhiều chủng Acinetobacter baumanii đa
kháng thuốc, tỉ lệ nhạy với imipenem giảm còn 45,2% và kháng hầu
hết với amikacin. Kết quả của chúng tôi phản ánh đúng với sự phát
triển cả về số lượng và tính kháng thuốc của Acinetobacter baumanii.
Chúng tôi gặp nhiều chủng Acinetobacter baumanii đa kháng. Nhận
xét của chúng tôi cũng tương tự nghiên cứu của Lê Bảo Huy năm
2008, Đoàn Mai Phương năm 2011, Nguyễn Ngọc Quang năm 2011,
John R.N. năm 2010.
4.2.5.4. Tỷ lệ đề kháng kháng sinh của Pseudomonas aeruginosa
Pseudomonas aeruginosa là một trong những tác nhân chính gây
VPTM. Sự xuất hiện kháng với nhiều loại kháng sinh của vi khuẩn
này ngày càng gia tăng gây khó khăn trong điều trị và làm tăng nguy
cơ sử dụng kháng sinh theo kinh nghiệm là không thích hợp. Nhiều
báo cáo trong thập kỷ gần đây đã báo động về chiều hướng


20
Pseudomonas aeruginosa đa kháng trong các bệnh viện trên thế giới
và đặc biệt là ở các khoa Hồi sức.
Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (biểu đồ 3.7),
Pseudomonas aeruginosa đề kháng 100% với các kháng sinh nhóm
cephalosporins, quinolons, aminoglycosids 75%-100%. Kháng
meropenem 83,3%, imipenem là 87,5%, colistin 16,7%. Chưa xuất hiện
đề kháng với cefoperazon/ sulbactam. Kết quả của chúng tôi cũng
tương tự của Nguyễn Ngọc Quang năm 2011, John R.N. năm 2010.
4.3. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ DỰ PHÒNG CỦA PHIN LỌC ẨM
Tỉ lệ VPTM chung trong nghiên cứu chúng tôi chiếm 46,3%
(bảng 3.17). Kết quả này cao hơn so với một số nghiên cứu ở nước
ngoài, nhưng thấp hơn nghiên cứu của Lê Bảo Huy năm 2008.
Đã có nhiều nghiên cứu đánh giá hiệu quả của phin lọc ẩm đối

với dự phòng VPTM của các tác giả trên thế giới nhưng kết quả còn
chưa có sự thống nhất. Theo nghiên cứu phân tích gộp trên 1378
bệnh nhân tác giả Kola A. năm 2005 đã kết luận rằng việc sử dụng
phin lọc ẩm đã làm giảm được tỷ lệ VPTM ở nhóm bệnh nhân thở
máy kéo dài trên 7 ngày.
Tỉ lệ VPTM trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.17) ở nhóm
BN sử dụng phin lọc ẩm là 42,6% thấp hơn ở nhóm sử dụng bình
nhiệt là 50%. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của tác giả
Branson R.D. năm 1993, tỷ lệ VPTM khi sử dụng hai phương pháp
làm ẩm bình nhiệt và phin lọc ẩm lần lượt là 9% và 6%.
Ở một nghiên cứu khác tác giả Kirton O.C. năm1997 đã chứng
minh rằng sử dụng phương pháp làm ẩm bằng phin lọc ẩm đã làm
giảm được tỉ lệ VPTM so với phương pháp làm ẩm bằng bình nhiệt
với sự khác biệt có ý nghĩa thống kê.
Đã có nhiều tác giả chứng minh VPTM là do vi khuẩn cư trú trên


21
đường ống thở xâm nhập vào đường hô hấp của bệnh nhân, khi yếu
tố bảo vệ suy giảm sẽ dẫn đến viêm phổi. Thở máy với phương pháp
làm ẩm bằng bình nhiệt hình thành nước ngưng tụ và tạo điều kiện
cho sự phát triển của vi khuẩn trên đường ống thở, là yếu tố nguy cơ
gây VPTM. Vì vậy khi làm giảm hiện tượng ngưng tụ hơi nước trên
đường ống thở đã góp phần hạn chế sự phát triển của vi khuẩn, từ đó
ngăn ngừa được hiện tượng nước đọng trong đường ống thở mang
theo vi khuẩn xâm nhập vào đường hô hấp của BN thở máy. Có tới
73% trong số các chủng vi khuẩn phân lập được từ đờm bệnh nhân
có nguồn gốc từ nước ngưng tụ trên đường ống thở. Khi thay đổi tư
thế bệnh sẽ dẫn đến nước đọng có chứa vi khuẩn đi trực tiếp vào phế
quản bệnh nhân và số lượng vi khuẩn vượt quá khả năng bảo vệ cơ

học của phổi cũng sẽ dẫn đến viêm phổi.
Đánh giá nguy cơ nhiễm khuẩn tại dây dẫn khí ở bệnh nhân thở
máy, Martin C. Năm 1990 đã cho thấy nguy cơ nhiễm khuẩn ở nhóm
sử dụng phin lọc 10% thấp hơn so với nhóm sử dụng bình nhiệt là
77%, sự khác biệt này có nghĩa thống kê (p<0,01). Tỷ lệ phát hiện
cùng một nguyên nhân vi sinh ở bệnh phẩm từ phế quản và bệnh
phẩm từ điểm chữ Y của đường dẫn khí trong máy thở trong nhóm
bệnh nhân có sử dụng phin lọc ẩm là 10%, thấp hơn nhiều so với
nhóm bệnh nhân sử dụng bình nhiệt 65%, (p<0,01).
Nghiên cứu của Dreyfuss D. năm1995 đã chỉ ra rằng nhóm bệnh
nhân thở máy sử dụng phương pháp làm ẩm bằng phin lọc ẩm có số
ngày thở máy trung bình 8,6 ngày, thấp hơn so với nhóm bệnh nhân sử
dụng bình nhiệt (14,2 ngày). Nghiên cứu cũng cho thấy nguy cơ nhiễm
khuẩn từ đường dẫn khí của máy thở trên nhóm bệnh nhân sử dụng phin
lọc ẩm giảm xuống đáng kể so với nhóm sử dụng bình nhiệt.
4.3.1. Tỉ lệ viêm phổi thở máy sớm và muộn
Tỷ lệ VPTM sớm ở nhóm sử dụng phin lọc ẩm trong nghiên cứu


22
của chúng tôi chiếm 9,3% so với 25,9% ở nhóm bình nhiệt sự khác
biệt có ý nghĩa thống kê (bảng 3.18). Khi phân tích số liệu ở 2 nhóm
nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy việc sử dụng phương pháp phin lọc
ẩm đã làm giảm được số bệnh nhân mắc VPTM sớm so với nhóm sử
dụng phương pháp làm ẩm bằng bình nhiệt. Điều này chứng tỏ
phương pháp làm ẩm bằng phin lọc ẩm có hiệu quả làm giảm số bệnh
nhân bị VPTM sớm, qua đó giúp tiên lượng cai thở máy sớm cho
bệnh nhân, giảm thời gian thở máy cũng có nghĩa là giảm được nguy
cơ VPTM. Sử dụng phương pháp làm ẩm bằng phin lọc ẩm có hiệu
quả tốt trong việc dự phòng viêm phổi đối với những bệnh nhân thở

máy ngắn ngày đặc biệt các trường hợp thở máy dưới 96 giờ.
4.3.2. Thời gian thở máy và thời gian thở máy không viêm phổi
Trong nghiên cứu của Kola A. năm 2005, tác giả đã chỉ ra rằng
có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa phương pháp làm ẩm bằng
bình nhiệt và phương pháp làm ẩm bằng phin lọc trong việc giảm tỷ
lệ mắc VPTM, đặc biệt là trong những bệnh nhân có thời gian thở
máy trên 7 ngày. Theo nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.19) ngày
thở máy trung bình là 14,53 ± 13,26 ở những bệnh nhân VPTM, thời
gian thở máy trung bình ở nhóm phin lọc ẩm dài hơn so với nhóm
bình nhiệt. Kết quả này cũng phù hợp với kết quả nghiên cứu của
Kirton O.C. năm 1997.
Trong nghiên cứu của chúng tôi thời gian thở máy không viêm
phổi ở nhóm bệnh nhân sử dụng phương pháp làm ẩm bằng phin lọc
ẩm là 11,01 ± 8,33 ngày dài hơn ở nhóm bệnh nhân sử dụng phương
pháp làm ẩm bằng bình nhiệt 7,87 ± 5,06 ngày, sự khác biệt có ý
nghĩa thống kê. Nhiều tác giả đều có chung nhận xét tỉ lệ viêm phổi
của bệnh nhân tăng dần theo thời gian thở máy. Khi sử dụng phin lọc
ẩm trong quá trình thở máy đã làm giảm được nguy cơ VPTM so với
làm ẩm bằng bình nhiệt.


23

KẾT LUẬN
Qua nghiên cứu 108 bệnh nhân đột quỵ não thở máy tại
khoa Hồi sức tích cực bệnh viện Hữu Nghị từ năm 2009 đến
2015, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:
1. Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng ở bệnh nhân đột quỵ não
viêm phổi thở máy
- Tỉ lệ viêm phổi theo thể lâm sàng của nhồi máu não là

42% và của chảy máu não là 58%.
- Tỷ lệ tìm thấy vi khuẩn trong viêm phổi thở máy là 90%
khi sử dụng phương pháp cấy định lượng vi khuẩn dịch rửa phế
quản qua nội soi phế quản ống mềm.
- Tiết đờm đục liên quan tới sự xuất hiện của viêm phổi thở
máy. Có 98% các trường được chẩn đoán VPTM xuất hiện đờm đục.
Nhưng nhiệt độ tăng ≥ 38o3 không thấy có liên quan tới sự xuất hiện
VPTM.
- Hình ảnh thâm nhiễm phổi mới hay gặp nhất, chiếm 84%
các trường hợp được chẩn đoán VPTM.
- Chỉ số o xy hóa máu thấp (P/F< 240) chiếm 78% số bệnh
nhân viêm phổi thở máy ở những bệnh nhân đột quỵ.
- 90% các vi khuẩn gây bệnh là vi khuẩn gram(-).
Escherichia coli là vi khuẩn gây VPTM gặp 28%. Pseudomonas
aeruginosa 16%, Burkholderia cepacia 12%, Klebsiella pneumonia
và Acinetobacter baumannii cùng là 10%. Vi khuẩn gram(+) gặp
Corynebacterium chiếm 8%, còn lại là các vi khuẩn khác.
2. Kết quả dự phòng của phin lọc ẩm
- Nguy cơ mắc viêm phổi thở máy sớm ở nhóm bệnh nhân sử
dụng phương pháp là âm bằng bình nhiệt cao gấp 2,8 lần so với nguy cơ
mắc viêm phổi thở máy sớm ở nhóm sử dụng phương pháp làm ẩm


×