Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Tiểu luận đề tài NCKH HD HS LỚP 3 GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN THEO QUY TRÌNH 4 BƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.9 KB, 29 trang )

MỤC LỤC
Tóm tắt:………………………………………………3
Giới thiệu:....................................................................
Phương pháp:..............................................................
Phân tích dữ liệu và kết quả:.......................................
Bàn luận:.....................................................................
Kết luận và khuyến nghị:...............................................
Tài liệu tham khảo:..........................................................
Danh mục phụ lục:..........................................................
Phụ lục I:........................................................................
Phụ lục II:........................................................................
Phụ lục III:........................................................................
Phụ lục IV:........................................................................
Phụ lục V:........................................................................

BÁO CÁO
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG :
NÂNG CAO KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC
SINH LỚP 3 BẰNG VIỆC HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI TOÁN
THEO 4 BƯỚC.
Sinh viên nghiên cứu : Vàng Lở Mẩy -Trường Cao đẳng sư phạm Lào
Cai.
I.TÓM TẮT


Nâng cao chất lượng dạy học luôn là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi trường
tiểu học nói riêng và nghành giáo dục nói chung. Tùy thuộc vào đặc
điểm từng trường mà công tác giảng dạy gặp phải những khó khăn khác
nhau. Qua nghiên cứu và tìm hiểu thực tế trong thời gian thực tập 3 tuần
ở trường tiểu học Bắc Lệnh ( dự giờ, chủ nhiệm, giảng dạy), tôi nhận
thấy rằng học sinh lớp 3 giải toán có lời văn chưa thành thạo. Điều này


đã ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục hai mặt của nhà trường.
Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên tôi lựa chọn giải pháp : Tiến hành
giảng dạy và hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo 4 bước. Việc
làm này có tác dụng giúp học sinh nắm vững kiến thức, biết cách phân
tích đề bài để từ đó lựa chọn đúng phép tính và đặt câu lời giải chính
xác.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tươngđương học sinh lớp 3A
và lớp 3B của trường tiểu học Bắc Lệnh-TP Lào Cai.
Qua khảo sát thấy học sinh của nhóm thực nghiệm (lớp 3A) đã đạt kết
quả cao hơn hẳn nhóm đối chứng ( lớp 3B). Điểm bài kiểm tra đầu ra
của lớp thực nghiệm có giá trị trung bình là 8,76 cao hơn của lớp đối
chứng là 1,19. Kết quả kiểm chứng T-test cho thấy p=0,000001<0,001,
vậy chênh lệch giá trị trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng
là cóý nghĩa. Chứng tỏ rằng việc hướng dẫn học sinh giải toán theo 4
bước đã giúp học sinh lớp 3 nâng cao hơn kĩ năng giải toán có lời văn.
Trong các môn học ở tiểu học, cùng với các môn học khác, môn Toán
có vị trí hết sức quan trọng. Toán là một môn khoa học nghiên cứu một
số mặt của thế giới hiện thực, có hệ thống kiến thức và phương pháp
truyền đạt cơ bản, cần thiết cho đời sống sinh hoạt, lao động của con
người. Nó cũng là công cụ để học tốt các môn học khác. Dạy học môn
Toán ở tiểu học nhằm giúp học sinh có những kiến thức cơ bản ban đầu
về số học, các đại lượng thông dụng, một số yếu tố hình học và thống kê
đơn giản; hình thành các kĩ năng thực hành đo lường; phát triển năng lực
tư duy độc lập, sáng tạo và diễn đạt đúng. Môn Toán còn góp phần hình
thành và rèn luyện nếp sống khoa học, giáo dục những đức tính tốt: cần
cù, kiên trì, ý chí vượt khó ở con người và có nhiều ứng dụng thiết thực
trong đời sống. Khi nói đến tầm quan trọng của môn Toán, giáo sư Ri-sa
nói: "Toán học nghiên cứu những quan hệ về số lượng hình dạng không
gian của thế giới hiện thực. Môn Toán là sợi chỉ đỏ xuyên suốt, là chìa



khóa khoa học". Ở lứa tuổi tiểu học, tư duy của các em mới hình thành
và phát triển. Vì vậy mà Toán học trở thành nhu cầu thiết yếu với các
em. Nó là cánh cửa mở rộng giúp các em nhìn ra thế giới đầy sự kì diệu
mới lạ. Nó là cơ sở để sau này các em học các môn: Vật lý, Hóa học,
Sinh học, Tin học,...
Trong môn Toán phổ thông, toán có lời văn có vị trí rất quan trọng. Học
sinh tiểu học làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên tục
đến lớp 5. Nội dung cơ bản của môn Toán lớp 3 gồm 4 mảng kiến thức
chính: Số học, Đại lượng - đo đại lượng, Hình học, Giải toán có lời văn.
Trong đó giải toán có lời văn thể hiện rõ 3 chức năng: Giáo dục toàn
diện, Phát triển tư duy trí tuệ và Kiểm tra đánh giá dạy học. Dạy học giải
toán có lời văn có ý nghĩa to lớn nhằm giúp học sinh củng cố lí thuyết,
vận dụng lí thuyết vào giải bài tập, vận dụng vào đời sống. Qua giải toán
có lời văn, học sinh rèn kĩ năng tính thành thạo với 4 phép tính ( cộng,
trừ, nhân, chia); rèn các kĩ năngđọc hiểu -phân tích -tổng hợp, kĩ năng
viết và trình bày lời giải khoa học. Góp phần phát triển tư duy lôgic, độc
lập, sáng tạo, khả năng suy luận phán đoán; rèn cho học sinh thái độ học
tập tích cực: tự giác, chủ động, sáng tạo, đam mê, cẩn thận, tự tin, kiên
trì. Học sinh có làm tốt được các dạng toán có lời văn thì mới được
đánh giá là học sinh giỏi toàn diện môn Toán. Nếu học sinh nắm bắt
được cách giải toán có lời văn ngay từ lớp dưới thìđến các lớp trên các
em sẽ dễ dàng tiếp thu, thành thạo với việc giải toán có lời văn.
Xuất phát từ nhu cầu đặt ra trong công cuộc đổi mới giáo dục nói chung,
nhất là việc áp dụng mô hình trường học Việt Nam mới (VNEN) để phát
huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh. Và xuất phát từ nhu
cầu đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở tiểu học nói riêng thì yêu
cầu làm thế nào để học sinh giải toán có lời văn một cách thuần thục là
nhiệm vụ của mỗi giáo viên - những người trực tiếp giảng dạy cho các
em.

Qua thực tiễn tìm hiểu thực tế ở trường tiểu học Bắc Lệnh, tôi biết được
trường tiểu học Bắc Lệnh đạt chuẩn quốc gia mức 1 năm học 20002001. Nhà trường có đội ngũ cán bộ giáo viên nhân viên giàu kinh
nghiệm, yêu nghề mến trẻ, tâm huyết với nghề; có cơ sở vật chất, phòng
học đầy đủ. Học sinh chăm ngoan, có ý thức trong học tập và các hoạt


động khác. Bên cạnh đó trình độ giữa các giáo viên không đồng đều,
một số học sinh có hoàn cảnh khó khăn.
Trong thời gian thực tập 3 tuần, qua dự giờ các lớp, thực hiện công tác
chủ nhiệm và giảng dạy, thực tế chỉ ra rằng việc giải toán có lời văn ở
học sinh lớp 3 chưa đáp ứng được nhu cầu đổi mới ngày càng cao. Học
sinh chưa có kĩ năng giải toán có lời văn dẫn đến kết quả kiểm tra thấp,
không như mong muốn, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà
trường. Qua việc dự giờ thăm lớp, khảo sát trước tác động , tôi nhận
thấy học sinh lớp 3 còn lúng túng trong việc giải toán có lời văn: chưa
biết cách đọc hiểu -phân tích đề bài dẫn đến lựa chọn phép tính sai, một
số em thì đặt câu lời giải chưa phù hợp, một số em thì lựa chọn đúng
phép tính nhưng chưa có thói quen kiểm tra lại nên kết quả sai, một số
em thì viết thiếu hoặc thừa đáp số, viết đáp số nhưng danh số vẫn để
trong ngoặc hoặc viết sai danh số, một số em thì lại trình bày chưa khoa
học.
Những hạn chế trên là do đặc điểm tâm lý chung của học sinh tiểu học là
còn ham chơi, hiếu động; học sinh chưa yêu thích môn Toán; gia đình
chưa thực sự quan tâm đến việc học của các em. Một số bài Toán có
kiến thức trừu tượng khó hiểu. Với thời lượng 35 phút / tiết thì kiến
thức mới chiếm phần lớn thời gian, học sinh được thực hành ít. Tuy
nhiên phần lớn là do giáo viên chưa có phương pháp phù hợp để truyền
tải kiến thức cho học sinh, chưa tạo được hứng thú học tập ở học sinh.
Trong dạy học toán có lời văn, giáo viên chưa chú ý tới việc hướng dẫn
học sinh kĩ năng đọc hiểu -phân tích đề toán để nhận dạng đúng bài toán

và tóm tắt, chưa khắc sâu quy trình giải toán có lời văn theo 4 bước cho
học sinh, quan tâm chưa sát sao tới việc trình bày lời giải của học sinh.
Từ hạn chế trên, chúng ta có những biện pháp giúp học sinh nâng cao kĩ
năng giải toán có lời văn:
-Tiến hành giảng dạy và hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo
quy trình 4 bước
+Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
+Bước 2: Phân tích bài toán
+Bước 3: Trình bày bài giải
+Bước 4: Kiểm tra và đánh giá


-Cho học sinh làm thêm các dạng toán có lời văn vào các buổi chiều,
giao bài tập phù hợp với các mức độ khác nhau với 3 nhóm học sinh:
khá-giỏi, trung bình, yếu
-Đối với những học sinh gặp khó khăn về giải toán có lời văn, giáo viên
cần theo dõi thường xuyên cụ thể kết quả học tập, động viên khích lệ
học sinh. Phân loại học sinh yếu theo những nguyên nhân chủ yếu và lên
kế hoạch giúp đỡ.
-Giáo viên cần tìm ra phương pháp thích hợp, trao dồi vốn từ ngữ để
khắc sâu những cụm từ quan trọng, giải thích được mối liên hệ giữa
ngôn ngữ đời sống và ngôn ngữ toán học.
-Nhà trường cần phối hợp với phụ huynh quan tâm đến việc học của các
em.
Giải pháp thay thế: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo 4 bước.
Vấn đề hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo 4 bước đã có nhiều
bài viết được trình bày có liên quan, chẳng hạn như:
+Đề tài nghiên cứu khoa học "Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở
tiểu học" của tác giả Hoàng Thị Mẫn.
+Sáng kiến kinh nghiệm "Một số biện pháp rèn giải toán có lời văn cho

học sinh lớp 3" của tác giả Mai Thị Dung -trường tiểu học Đoàn Thị
Điểm.
+Đề tài nghiên cứu "Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp
3" của tác giả Nguyễn Thị Hoa -trường tiểu học Xuân Tân A.
Vấn đề nghiên cứu: Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo 4
bước có nâng cao kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 3 không?
Giả thuyết nghiên cứu: Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn
theo trình tự 4 bước sẽ nâng cao hơn kĩ năng giải toán có lời văn cho học
sinh lớp 3, từ đó nâng cao kết quả học tập môn Toán.
III. PHƯƠNG PHÁP
1. Khách thể nghiên cứu.
-Giáo viên: Hai giáo viên có thâm niên công tác trên 15 năm, đều đạt
thành tích chuyên môn giỏi qua các năm, đam mê và tâm huyết với
nghề.


+Cô Phạm Thị Thanh Hương -giáo viên chủ nhiệm lớp 3A (lớp thực
nghiệm).
+Cô Vũ Tố Nga -giáo viên chủ nhiệm lớp 3B (lớp đối chứng) và là tổ
trưởng chuyên môn tổ khối 3.
-Học sinh

Lớp

Bảng 1: Một số đặc điểm của học sinh
Thành tích môn Toán học kì I
Giới tính
Trung
Giỏi
Khá

Yếu
Nam
Nữ
bình
SL % SL % SL % SL % SL % SL %

3A
10 23.8 27 64.3
n=42
3A
59.
9 21.4 25
n=42
5

5

11.9

0

0

19 45.2 23 54.8

8

19.1

0


0

20 47.6 22 52.4

Bảng số liệu trên cho thấy
-Thành tích học tập của hai lớp khá đồng đều:
+Tỉ lệ học sinh đạt loại giỏi ở lớp 3A là 23,8%, lớp 3B là 21,4%
+Tỉ lệ học sinh đạt loại khá ở lớp 3A là 64,3%, lớp 3B là 59,5%
+Tỉ lệ học sinh trung bình của lớp 3A là 11,9%, lớp 3B là 19,1%.
+Hai lớp đều không có học sinh yếu.
-Tỉ lệ học sinh nam và nữ được chia tương đối đồng đều. Tỉ lệ nữ ở lớp
3A là 54,8%, lớp 3B là 52,4%.
-Học sinh cả hai lớp đều có điều kiện học tập như nhau, được gia đình
quan tâm tạo mọi điều kiện cho việc học tập. Các em đều có ý thức, tự
giác trong học tập. Ngoài ra lớp 3A và lớp 3B gần nhau rất thuận lợi
cho việc nghiên cứu.
2. Thiết kế
Sử dụng thiết kế 2: Kiểm tra trước tác động và sau tác động đối với các
nhóm tương đương. Chọn nhóm khách thể nghiên cứu thuộc nhóm
nguyên vẹn -bao gồm tất cả 42 học sinh ở mỗi lớp. Sau khi tiến hành
kiểm tra sau tác động, nghiên cứu sử dụng phép kiểm chứng T-test độc
lập để so sánh, xác định giá trị của dữ liệu.


Lớp
Thực
nghiệm
(3A)
Đối chứng

(3B)

Bảng 2: Thiết kế nghiên cứu
Kiểm tra trước tác
Kiểm tra sau tác
Giải pháp
động
động
Hướng dẫn học
sinh giải toán có
01
03
lời văn theo quy
trình 4 bước
02

Không tác động

04

Để xác định trình độ học tập môn Toán của hai lớp là tương đương,
nhóm nghiên cứu đã sử dụng bài kiểm tra chất lượng đầu tháng 3 làm
bài kiểm tra trước tác động để khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của
học sinh hai lớp. Kết quả kiểm tra cho thấy điểm trung bình của hai lớp
có sự khác nhau, do đó tôi dùng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng
sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp trước tác động.

Lớp
3A
3B


Bảng 3: Điểm kiểm tra đầu vào
Độ lệch
Số HS Giá trị TB
Giá trị P
chuẩn
42
7.14
1.34
0.4660
42
7.12
1.21

Dựa vào bảng số liệu đầu vào (Bảng 3), cho thấy p = 0,3409 > 0,05. Từ
đó kết luận sự chênh lệch điểm số trung bình của hai lớp thực nghiệm và
đối chứng là không có ý nghĩa, tức chênh lệch xảy ra là do ngẫu nhiên,
hai lớp được coi là tương đương.
3. Quy trình nghiên cứu
Nhóm nghiên cứu đã thiết kế kế hoạch bài học và bài kiểm tra cho hai
giáo viên thực hiện. Kế hoạch bài học của hai lớp thể hiện sự khác nhau
ở một điểm: Lớp thực nghiệm được giáo viên hướng dẫn giải toán có lời
văn theo quy trình 4 bước (xem phụ lục II).
+Lớp thực nghiệm (lớp 3A) do cô Phạm Thị Thanh Hương tổ chức dạy
học: Giảng dạy và hướng dẫn học sinh giải toán theo quy trình 4 bước.


+Lớp đối chứng ( lớp 3B) do cô Vũ Tố Nga tổ chức dạy học theo
phương pháp thông thường. Vẫn là những bài tập được dạy ở lớp 3A
nhưng giáo viên chỉ yêu cầu học sinh đọc đề bài, nêu yêu cầu của bài

toán, sau đó trình bày vào vở.
-Thực hành dạy thực nghiệm: Trước khi tiến hành dạy học, giáo viên đã
được nhóm nghiên cứu trao đổi về mục đích, cách thức dạy học. Thời
gian dạy theo thời khóa biểu buổi chiều vào các tiết học tăng cường
Toán.
Bảng 4: Thời gian thực nghiệm
Địa
Thời gian
Lớp
Nội dung
điểm
Hướng dẫn học sinh giải dạng toán liên
TN
Lớp 3A quan đến rút về đơn vị( 2 kiểu bài) theo
Thứ
3A
quy trình 4 bước
2(14/3/2016)
Tiết 1-2(Buổi
Hướng dẫn học sinh giải dạng toán liên
ĐC
chiều)
Lớp 3B quan đến rút về đơn vị( 2 kiểu bài) theo
3B
phương pháp thông thường
Hướng dẫn học sinh giải dạng toán gấp
TN
Lớp 3A một số lên nhiều lần, giảm đi một số
Thứ
3A

lần theo quy trình 4 bước
2(21/3/2016)
Tiết 1-2(Buổi
Hướng dẫn học sinh giải dạng toán gấp
ĐC
chiều)
Lớp 3B một số lên nhiều lần, giảm đi một số
3B
lần theo phương pháp thông thường
Thực hiện bài kiểm tra vào thời gian: Ngày 23/3/2016.
4. Đo lường
-Nội dung đo: Đo kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh hai lớp sau
tác động.
-Công cụ đo: Một bài kiểm tra đo đầu ra của hai lớp ( phụ lục III)
+Hình thức kiểm tra: Làm bài tự luận
+Số lượng bài: 4 bài
+Thời gian kiểm tra: 35 phút.
+Thang đo: Sử dụng thang đo bằng điểm số với các mức từ 1 đến 10.
-Kiểm tra độ giá trị của kết quả bằng cách xem xét độ giá trị nội dung.
Hai giáo viên giỏi Vũ Tố Nga và Phạm Thị Thanh Hương đã xác nhận:


Nội dung của bài kiểm tra đánh giá hoàn toàn phản ánh kĩ năng cần đo
của đề tài.
-Quy trình chấm điểm: Sau khi kiểm tra sau tác động, tác giả đã cùng cô
giáo chủ nhiệm hai lớp 3A và 3B chấm bài theo đáp án đã xây dựng
(phụ lục III)
IV. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động.
Bảng 5: Điểm kiểm tra đầu ra

Nhóm
Thực
Đối chứng
nghiệm
Giá trị TB
8.76
7.57
Độ lệch chuẩn
1.01
1.13
Giá trị p của T-test
0.000001
SMD
1.0531
Như trên đã chứng minh rằng kết quả hai nhóm trước tác động là tương
đương. Sau tác động, kiểm chứng chênh lệch điểm trung bình bằng
T-test cho kết quả p = 0,000005 < 0,001. Chứng tỏ rằng sự chênh lệch
giữa điểm số trung bình lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có ý nghĩa
cao, tức là điểm số trung bình lớp thực nghiệm cao hơn trung bình lớp
đối chứng là không thể do ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 1.0531. Theo bảng tiêu chí
Cohen, chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 1.0531 lớn hơn 1.00
cho thấy mức độ ảnh hưởng của việc hướng dẫn học sinh lớp 3 giải toán
có lời văn theo quy trình 4 bước là rất lớn.
Giả thuyết của đề tài: "Việc hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn theo
trình tự 4 bước sẽ nâng cao kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp
3, từ đó nâng cao kết quả học tập môn Toán" đã được kiểm chứng.


Biểu đồ so sánh điểm trung bình bài kiểm tra trước và sau tác động

V. BÀN LUẬN
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là điểm
trung bình bằng 8,76. Kết quả bài kiểm tra tương ứng của lớp đối chứng
là 7,57. Độ chênh lệch điểm số trung bình giữa hai nhóm là 03 - 04 =
1,19. Điều đó cho thấy điểm trung bình của hai lớp đã có sự khác biệt rõ
rệt, lớp được tác động có điểm trung bình cao hơn hẳn lớp đối chứng.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra sau tác động là
SMD=1,0531. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là rất
lớn.
Phép kiểm chứng T-test điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của
hai lớp là p = 0,00001 <0,001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch
điểm trung bình của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà do tác
động, nghiêng về nhóm thực nghiệm.
Vấn đề giải toán ở tiểu học hiện nay đang là một vấn đề đáng quan tâm
trong công tác giáo dục. Việc tìm ra những giải pháp tối ưu nhằm đưa
chất lượng dạy và học giải toán ở tiểu học là nhiệm vụ cần thiết trong
thực tiễn giảng dạy. Từ việc tổ chức hướng dẫn cho học sinh giải toán có
lời văn theo quy định 4 bước, tôi nhận thấy hoạt động giải toán đã tạo ra
cho học sinh thói quen suy nghĩ, đọc hiểu -phân tích đề bài và tính toán
chính xác. Rèn cho các em năng lực tư duy lôgic, độc lập, sáng tạo, phát


triển trí tuệ. Bồi dưỡng lòng say mê, yêu thích môn Toán và hình thành
ở các em tính cẩn thận, kiên trì.
Sau khi nghiên cứu, tôi nhận thấy chúng ta hoàn toàn áp dụng được việc
hướng dẫn học sinh không chỉ ở lớp 3 mà còn cả học sinh lớp 4 và lớp 5
giải toán có lời văn theo trình tự 4 bước.
Trong quá trình giảng dạy, cô giáo Phạm Thị Thanh Hương đã áp dụng
phương pháp trên. Chỉ trong một thời gian ngắn nhưng học sinh lớp 3A
đã hứng thú với việc học Toán hơn nhiều. Các em còn tranh luận, trao

đổi bài tập trong giờ ra chơi. Các em đã mạnh dạn, tự tin phát biểu ý
kiến về cách phân tích đề bài, nhận dạng và tóm tắt bài toán, cách tính
toán nhanh mà chính xác, cách đặt lời giải cho đúng, cách kiểm tra lại
kết quả. Học sinh ham học, tự tin, không khí lớp học sôi nổi, chất lượng
học tập môn Toán được nâng lên một cách rõ rệt. Trong quá trình học
toán, học sinh dần dần thành thạo việc giải toán có lời văn theo quy trình
4 bước, học sinh có thể giải bất cứ bài toán có lời văn nào mình gặp. Các
em dần biết giải quyết những vấn đề gần gũi trong cuộc sống gắn với
các bài toán. Sự tiến bộ của các em biểu hiện thông qua điểm số, tính
tích cực phát biểu xây dựng bài trong các giờ học toán.
VI.KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
*Kết luận
Trên đây là vấn đề nghiên cứu của tôi về việc nâng cao kĩ năng giải toán
có lời văn cho học sinh lớp 3 bằng việc hướng dẫn học sinh giải toán
theo quy trình 4 bước. Nhóm nghiên cứu đã áp dụng cách dạy đó ở lớp
3A nhằm nâng cao chất lượng học toán. Bước đầu các em đã thực sự
phấn khởi, tự tin, hứng thú với môn toán. Đối với tôi, cách dạy trên đã
góp phần không nhỏ vào việc dạy học và giáo dục các em - những chủ
nhân tương lai của đất nước; các em thực sự trở thành trung tâm; tính
tích cực, chủ động, sáng tạo ở học sinh được phát huy một cách hiệu quả
theo tinh thần thông tư 30.
*Khuyến nghị
Với kết quả của đề tài, tôi mong rằng các thầy cô giáo, các bạn đồng
nghiệp quan tâm có thể vận dụng và vận dụng sáng tạo đề tài. Từ đó
có thêm các phương pháp hữu hiệu hơn về việc nâng cao kĩ năng giải
toán có lời văn cho học sinh lớp 3 nói riêng và học sinh tiểu học nói
chung, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học Việt Nam.


Theo tôi, để giúp học sinh lớp 3 thành thạo kĩ năng giải toán có lời văn,

giáo viên cần:
-Nghiên cứu kĩ nội dung sách giáo khoa Toán 3, xác định được đúng
mục tiêu về kiến thức, kĩ năng, thái độ cần đạt trong từng bài ở các dạng
toán có lời văn.
-Trong các tiết thực hành, có thể chia lớp thành các nhóm cùng trình độ
hoặc hỗn hợp trình độ, giao nhiệm vụ phù hợp với từng đối tượng, tạo
sự đoàn kết, giúp đỡ, tương tác giữa học sinh khá giỏi và học sinh còn
chậm.
-Trong quá trình giảng dạy, giáo viên phải tạo điều kiện cho các em
được giải toán, được trình bày ý tưởng của mình; khen học sinh đúng
lúc, sửa chữa kịp thời, động viên khích lệ, đặt niềm tin vào học sinh để
các em cố gắng, vươn lên trong học tập.
-Giáo viên phải hướng dẫn thật kĩ 4 bước giải toán có lời văn, lưu ý học
sinh những lỗi thường mắc và không được chủ quan.
-Đối với những học sinh còn gặp khó khăn, cần cho các em thực hành
nhiều trên bảng, tạo sự tự tin, mạnh dạn ở các em, yêu cầu các em thực
hiện thành thạo những bài toán đơn giản hơn. Đối với học sinh khá giỏi,
cần yêu cầu các em suy luận lôgic hơn, tính toán nhanh và chính xác,
khuyến khích các em tìm nhiều cách giải khác nhau ở những bài toán
được nâng cao dần.
-Giáo viên nên dùng giáo án điện tử để minh họa bài toán bằng sơ đồ,
hình vẽ. Với những dạng toán khác nhau thì cách tóm tắt cũng khác
nhau. Nếu chúng ta chỉ hướng dẫn học sinh giải toán theo 4 bước ở 1 bài
toán mà không khắc sâu, củng cố ở những bài sau thì học sinh khá giỏi
có thể nắm bắt được nhưng những học sinh chậm hơn thì vẫn còn mơ
hồ. Nên việc soạn giáo án điện tử có lợi là lặp lại được nhiều lần trên
một bài toán nếu học sinh chưa hiểu.


PHỤ LỤC

PHỤ LỤC I. BẢNG ĐIỂM KIỂM TRA TRƯỚC VÀ SAU TÁC ĐỘNG
Học sinh
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28

29
30
31
32
33
34

Trước tác
động
5
7
8
9
6
8
10
6
7
8
7
8
7
8
10
8
7
10
8
8
7

6
7
5
8
7
5
8
7
7
8
6
6
7

Sau tác
động
7
9
10
10
8
10
10
8
9
9
9
10
8
9

10
9
9
10
9
9
9
8
9
7
9
9
7
10
8
8
10
8
8
9

Học sinh
1
2
3
4
5
6
7
8

9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34

Trước tác
động
7

6
6
8
7
5
7
6
7
8
7
8
7
8
10
8
7
9
7
9
7
7
8
5
7
8
4
7
8
7
8

8
6
4

Sau tác
động
8
7
6
9
7
6
7
6
7
7
7
9
8
9
10
7
7
9
7
10
7
8
8
6

7
9
5
8
9
8
7
8
7
6


35
36
37
38
39
40
41
42
Giá trị TB
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p của
T-test

7
5
4
7

6
7
8
7
7.14

9
7
6
9
8
9
9
10
8.76

1.34

1.01

0.466

35
36
37
38
39
40
41
42

Giá trị TB
Độ lệch
chuẩn
Giá trị p của
T-test
SMD

7
6
8
7
7
8
7
8

8
7
8
8
7
8
7
9
7.12

7.57

1.21


1.13

0.000001
1.0531

PHỤ LỤC II. KẾ HOẠCH BÀI DẠY.
Tiết 1: Giải dạng toán rút về đơn vị ( kiểu bài 1)
I.MỤC TIÊU
-Học sinh nắm được 4 bước giải toán có lời văn
-Củng cố, khắc sâu các bước giải dạng toán rút về đơn vị (kiểu bài
1)
-Học sinh rèn kĩ năng so sánh, phân tích và trình bày bài giải.
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập ghi quy trình giải dạng toán liên
quan đến rút về đơn vị ( kiểu bài 1) và các bài tập.
-Học sinh: bảng con, các kiến thức liên quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Khởi động
Ban học tập tổ chức cho lớp chơi trò chơi truyền thư “ Nêu các
bước giải toán có lời văn”
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên giới thiệu bài ghi tên đầu bài Học sinh ghi tên đầu bài
lên bảng
vào vở
HĐ1: Phương pháp chung để giải các
bài toán có lời văn



-Để giải được một bài toán có lời văn ta
phải làm như thế nào?
-2,3 HS trả lời
-GV nhận xét, kết luận: Để giải được
một bài toán có lời văn, ta phải thực
hiện theo quy trình 4 bước
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
+Đọc kĩ đề bài, nếu không hiểu thì phải
đọc nhiều lần.
+Nêu được bài toán cho biết gì? Bài
toán hỏi gì?
+Tóm tắt bài toán bằng lời văn ngắn
gọn hoặc sơ đồ đoạn thẳng
Bước 2: Phân tích bài toán
+Nêu được bài toán thuộc dạng nào?
+Thực hiện yêu cầu bài toán dựa vào cái
đã cho
+Vạch ra thứ tự trình bày các phép tính.
Bước 3: Trình bày bài giải
-HS lắng nghe
Viết bài giải một cách hoàn chỉnh, lưu ý
lựa chọn câu lời giải sao cho thích hợp.
Cuối lời giải phải có đáp số.
Bước 4: Kiểm tra và đánh giá
+Đọc lại lời giải ( xem đặt câu lời giải
đã phù hợp chưa, thử lại kết quả xem đã
đúng chưa)
+HS khá giỏi suy nghĩ tìm cách giải
khác.
-GV mời HS đọc lại các bước giải

-2 HS đọc, lớp đọc thầm
HĐ2: Hướng dẫn HS giải dạng toán rút
về đơn vị giải bằng phép tính chia, nhân
(kiểu bài 1).
Bài toán: Có 9 thùng dầu như nhau chứa
414 lít dầu. Hỏi 6 thùng như thế chứa
bao nhiêu lít dầu?
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài


-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán vào bảng
con và mời 1 em lên bảng tóm tắt
-GV nhận xét.
Bước 2: Phân tích bài toán
-Bài toán thuộc dạng nào?
-Các bước để giải dạng toán này?
-GV nhận xét, kết luận:
Bài thuộc dạng toán rút về đơn vị (kiểu
bài 1), ta thực hiện giải bằng 2 bước:
+Bước 1. Tìm giá trị 1 đơn vị ( giá trị 1
phần trong các phần bằng nhau), thực
hiện phép chia.
+Bước 2: Tìm giá trị của nhiều đơn vị
cùng loại ( giá trị của nhiều phần bằng
nhau), thực hiện phép nhân.
-Vậy muốn tính 6 thùng chứa bao nhiêu
lít dầu, ta phải làm gì?

-Làm thế nào để tính được số lít dầu có
trong một thùng?
- Tính số lít dầu có trong một thùng
được gọi là bước gì?
-Tính số lít dầu trong 6 thùng bằng cách
nào?
Bước 3: Trình bày bài giải
-GV yêu cầu HS viết bài giải vào nháp,
mời 1 em lên bảng trình bày

-2 HS đọc, lớp đọc thầm
-Có 9 thùng dầu như nhau
chứa 414 lít dầu
-Hỏi 6 thùng dầu như thế
chứa bao nhiêu lít dầu?
-HS tóm tắt vào bảng con,
1 em tóm tắt trên bảng.
Tóm tắt
9 thùng: 414 lít
6 thùng: ….lít?
-Dạng toán rút về đơn vị
(kiểu bài 1)
-2 HS trả lời

-2,3 HS nhắc lại 2 bước
giải dạng toán

-Tính số lít dầu có trong
một thùng.
-Lấy 414: 9=46 (lít)

-Bước rút về đơn vị
-Lấy 46 x 6= 276(lít)
-HS thực hiện bài giải vào
vở nháp, 1 em lên bảng, lớp
nhận xét bài giải của bạn


-GV đi quan sát HS, lưu ý các em cách
đặt câu lời giải, cách trình bày.
=>GV nhận xét bài giải của HS dưới
lớp và trên bảng
Bước 4: Kiểm tra và đánh giá
-Yêu cầu HS đọc lại lời giải của mình
-Yêu cầu HS thử lại kết quả phép tính

-GV yêu cầu HS khá giỏi suy nghĩ tìm
cách giải khác

trên bảng.
Bài giải
Số lít dầu có trong một
thùng là:
414:9=46 (lít)
Số lít dầu chứa trong 6
thùng là:
46 x 6 =276 (lít)
Đáp số: 276 lít
-HS đọc
-Thử lại:
276:6=46( đúng)

46 x 9= 414 (đúng)
-Thực hiện một bước tính
414:9x 6= 276 (lít)

HĐ3: Thực hành
Bài 1: 7 bao xi măng nặng 35kg. Hỏi 3
bao xi măng cùng loại nặng bao nhiêu
ki-lô-gam?
Bài 2: Mua 9 quyển vở phải trả 54 000
đồng. Hỏi mua 5 quyển vở cùng loại
phải trả ít hơn bao nhiêu nghìn đồng?
(bài tập về nhà)
-HS đọc, nêu cách giải và
-Với bài tập 1, GV yêu cầu HS trình bày trình bày vào vở; trao đổi
vào vở và phải thực hiện theo quy trình kiểm tra theo cặp
4 bước. Sau đó trao đổicặp đôi kiểm tra
nhau.
-GV đi quan sát, lưu ý HS cách trình
bày, gợi ý, giúp đỡ những em gặp khó
khăn.
- Lớp theo dõi, nhận xét bài
-GV mời 2 em đọc bài làm, nhận xét.
làm của bạn.


-GV yêu cầu HS về nhà hoàn thiện bài
2, gợi ý cách làm nếu HS chưa rõ
 GV mời HS nhắc lại quy trình giải -2 HS nhắc lại
toán có lời văn; GV nhận xét tiết
học.


Tiết 2: Giải dạng toán rút về đơn vị (kiểu bài 2).
I . MỤC TIÊU
-Học sinh nắm được 4 bước giải toán có lời văn
-Củng cố, khắc sâu các bước giải dạng toán rút về đơn vị (kiểu bài 2);
phân biệt được 2 kiểu bài của dạng toán rút về đơn vị
-Học sinh rèn kĩ năng so sánh, phân tích và trình bày bài giải
II. CHUẨN BỊ
-Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập ghi quy trình giải dạng toán liên
quan đến rút về đơn vị ( kiểu bài 2) và các bài tập.
-Học sinh: bảng con, các kiến thức liên quan
III.CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Giáo viên giới thiệu bài ghi tên đầu bài Học sinh ghi tên đầu bài
lên bảng
vào vở
HĐ1: Hướng dẫn HS giải dạng toán rút
về đơn vị giải bằng 2 phép tính chia
(kiểu bài 2).
Bài toán: Có 72kg gạo đựng đều trong 8
bao. Hỏi 54kg gạo đựng đều trong bao
nhiêu bao như thế?
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-2 HS đọc, lớp đọc thầm
-Bài toán cho biết gì?
-Có 72kg gạo đựng đều
trong 8 bao
-Bài toán hỏi gì?

-Hỏi 54kg gạo đựng đều
trong bao nhiêu bao như


-Yêu cầu HS tóm tắt bài toán vào bảng
con và mời 1 em lên bảng tóm tắt

-GV nhận xét.
Bước 2: Phân tích bài toán
-Bài toán thuộc dạng nào?
-Các bước để giải dạng toán này?
-GV nhận xét, kết luận:
Bài thuộc dạng toán rút về đơn vị (kiểu
bài 2), ta thực hiện giải bằng 2 bước:
+Bước 1. Tìm giá trị 1 đơn vị ( giá trị 1
phần trong các phần bằng nhau), thực
hiện phép chia.
+Bước 2: Tìm số phần bằng nhau của
một giá trị ( giá trị của nhiều phần bằng
nhau), thực hiện phép chia.
-Vậy muốn tính 54kg gạo đựng đều
trong bao nhiêu thùng, ta phải làm gì?
-Làm thế nào để tính được số gạo đựng
trong mỗi bao?
- Tính số số gạo đựng trong mỗi bao
được gọi là bước gì?
-Tính số lít dầu trong 6 thùng bằng cách
nào?
=>GV lưu ý HS ở bước 2 không được
nhầm sang kiểu bài 1. Lấy 54 x 9 =344

là sai.
Bước 3: Trình bày bài giải
-GV yêu cầu HS viết bài giải vào nháp,
mời 1 em lên bảng trình bày

thế?
-HS tóm tắt vào bảng con,
1 em tóm tắt trên bảng.
Tóm tắt
72 kg : 8 bao
54 kg:….bao?
-Dạng toán rút về đơn vị
(kiểu bài 2)
-2,3 HS trả lời

-HS lắng nghe

-Tính số gạo đựng trong
mỗi bao
-Lấy 72:8=9 (kg)
-Bước rút về đơn vị
-Lấy 54:9=6 (bao)

- HS thực hiện bài giải vào
vở nháp, 1 em lên bảng, lớp
nhận xét bài giải của bạn


-GV đi quan sát HS, lưu ý các em cách
đặt câu lời giải, cách trình bày.


trên bảng

Bài giải
Số gạo đựng trong mỗi bao
là:
=>GV nhận xét bài giải của HS dưới
72 : 8 = 9 (kg)
lớp và trên bảng
Số bao chứa 54kg gạo là:
54 : 9 = 6 (bao)
Bước 4: Kiểm tra và đánh giá
Đáp số : 6 bao
-Yêu cầu HS đọc lại lời giải của mình
-HS đọc
-Đối với bài này, HS dễ nhầm sang kiểu -Đặt vào tóm tắt
bài 1, GV hướng dẫn HS kiểm tra lại
72kg: 8 bao
bằng cách đặt vào tóm tắt
54 kg: 6 bao (đúng)
54 kg: 344 bao (vô lý)
- Hoặc yêu cầu HS thử lại kết quả phép Thử lại:
tính
6 x 9=54( đúng)
9 x8= 72 (đúng)
HĐ3: Thực hành
Bài 1: Cứ 4 phòng học thì cần 48 bộ bàn
ghế. Hỏi 96 bộ bàn ghế thì cần mấy
phòng học như thế?
Bài 2: 450 cái cốc đựng đầy trong 9

thùng. Hỏi 250 cái cốc thì đựng đầy
trong mấy thùng như thế?
-Với mỗi bài tập, GV yêu cầu HS trình -HS đọc, nêu cách giải và
bày vào vở và phải thực hiện theo quy
trình bày vào vở; trao đổi
trình 4 bước. Sau đó trao đổicặp đôi
kiểm tra theo cặp
kiểm tra nhau.
-GV đi quan sát, lưu ý HS cách trình
bày, gợi ý, giúp đỡ những em gặp khó
khăn.
-GV mời 2 em đọc bài làm, nhận xét.
- Lớp theo dõi, nhận xét bài
làm của bạn.
4. Củng cố-nhận xét
- GV mời HS nhắc lại quy trình giải
-2 HS nhắc lại
toán có lời văn, 2 bước giải dạng toán


rút về đơn vị ( kiểu 2)
-Hãy nêu điểm giống và khác nhau giữa -Giống:
2 kiểu bài của dạng toán rút về đơn vị
+ Đều có 2 bước giải
+Bước 1là bước rút về đơn
vị, tìm giá trị 1 đơn vị ( giá
trị của 1 phần trong các
phần bằng nhau), thực hiện
phép chia.
-Khác nhau

+Kiểu bài 1: Bước 2 là tìm
giá trị của nhiều đơn vị
cùng loại ( giá trị của nhiều
phần bằng nhau), thực hiện
phép nhân
+Kiểu bài 2: Bước 2 là tìm
số phần ( số đơn vị), thơcj
hiện phép chia
-GV nhận xét tiết học, yêu cầu HS học
thuộc quy trình 4 bước giải toán có lời
văn, hoàn thiện bài giải đối với những
em chưa làm xong.


Tiết 3: Gấp một số lên nhiều lần
I.MỤC TIÊU
-Củng cố, khắc sâu 4 bước giải toán có lời văn
-Nắm được 4 bước giải và giải được dạng toán gấp một số lên nhiều lần
- Học sinh rèn kĩ năng so sánh, phân tích và trình bày bài giải
-Giáo dục học sinh yêu thích môn Toán, kiên trì trong học tập
II.CHUẨN BỊ
-Giáo viên chuẩn bị phiếu học tập ghi quy trình giải dạng toán gấp
một số lên nhiều lần và các bài tập.
-Học sinh: bảng con, các kiến thức liên quan
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Khởi động.
Ban văn nghệ cho lớp hát
2, Bài mới
Hoạt động của giáo viên
GV giới thiệu bài, ghi tên đầu bài lên

bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS giải dạng toán
gấp một số lên nhiều lần
Bài toán: Đoạn thẳng AB dài 8cm,
đoạn thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn
thẳng AB. Hỏi đoạn thẳng CD dài
mấy xăng-ti-mét?
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
-GV yêu cầu HS đọc đề bài
-Bài toán cho biết gì?
-Bài toán hỏi gì?
-Nêu cách tóm tắt bài toán (bằng lời
hay bằng sơ đồ đoạn thẳng)?
+Trước tiên ta vẽ đoạn thẳng nào
trước?

Hoạt động của học sinh
Học sinh ghi tên đầu bài vào vở

-2 HS đọc, lớp đọc thầm
- Đoạn thẳng AB dài 8cm, đoạn
thẳng CD dài gấp 3 lần đoạn
thẳng AB
-Hỏi đoạn thẳng CD dài mấy
xăng-ti-mét?
-Tóm tắt bằng sơ đồ
+Vẽ đoạn thẳng AB trước


+GV vẽ trên bảng và yêu cầu HS vẽ

vào nháp
+Đoạn thẳng CD được vẽ như thế
nào?
+GV hướng dẫn HS xác định điểm C
thẳng hàng với điểm A rồi nối điểm C
với điểm D sao cho CD bằng 3 lần
AB cộng lại
Bước 2: Phân tích bài toán
-Bài toán thuộc dạng nào?
-Muốn gấp một số lên nhiều lần ta
làm thế nào?
-Muốn tính đoạn thẳng CD ta làm như
thế nào?
=>GV nhấn mạnh: Muốn gấp một số
lên nhiều lần, ta lấy số đó nhân với số
lần
Bước 3: Trình bày bài giải
-GV yêu cầu HS viết bài giải vào
nháp, mời 1 em lên bảng trình bày
-GV đi quan sát HS, lưu ý các em
cách đặt câu lời giải, cách trình bày.
=>GV nhận xét bài giải của HS dưới
lớp và trên bảng
Bước 4: Kiểm tra và đánh giá
-GV yêu cầu HS đọc lại lời giải của
mình xem đặt câu lời giải đã phù hợp
chưa
-Yêu cầu HS thử lại kết quả

+HS vẽ vào nháp

+ Vẽ đoạn thẳng CD bằng 3 lần
đoạn thẳng AB cộng lại
+HS vẽ vào nháp
Tóm tắt

-Gấp một số lên nhiều lần
-Ta lấy số đó nhân với số lần
-Lấy độ dài đoạn thẳng AB nhân
với 3. Lấy 8 x 3=24 (cm)
-Cả lớp đồng thanh nhắc lại

- HS thực hiện bài giải vào vở
nháp, 1 em lên bảng, lớp nhận
xét bài giải của bạn trên bảng
Bài giải
Độ dài đoạn thẳng CD là:
8 x 3 = 24 (cm)
Đáp số: 24cm

-HS đọclại lời giải của mình
-Thử lại
24: 3= 8cm (đúng bằng độ dài


đoạn thẳng AB)
=>GV nhận xét, kết luận và lưu ý HS
không được nhầm gấp một số lên
nhiều lần với nhiều hơn một số đơn
vị.
HĐ2: Thực hành

Bài 1: Năm nay con 5 tuổi, tuổi mẹ
gấp 7 lần tuổi con. Hỏi mẹ bao nhiêu
tuổi?
Bài 2: Trong vườn có 18 cây cam, số
cây táo gấp 5 lần số cây cam. Hỏi
trong vườn có bao nhiêu cây táo?
-Với mỗi bài tập, GV yêu cầu HS
trình bày vào vở và phải thực hiện
theo quy trình 4 bước. Sau đó trao
đổicặp đôi kiểm tra nhau.
-GV đi quan sát, lưu ý HS cách trình
bày, gợi ý, giúp đỡ những em gặp khó
khăn.
-GV mời 2 em đọc bài làm, nhận xét.
=>GV nhận xét bài làm của HS

-HS đọc, nêu cách giải và trình
bày vào vở; trao đổi kiểm tra
theo cặp

- Lớp theo dõi, nhận xét bài làm
của bạn.


Tiết 4: Giảm đi một số lần
I. MỤC TIÊU
-Học sinh khắc sâu 4 bước giải toán có lời văn
-Học sinh thực hiện giảm một số đi nhiều lần theo quy trình 4 bước
-Học sinh phân biệt giảm đi một số đơn vị với giảm đi một số lần.
II. CHUẨN BỊ

-Giáo viên: Hình minh hoạ bài giảng ( hình con gà), phiếu học tập ghi
nội dung bài tập 1 và bài tập 2.
-Học sinh: Vở bài tập, đồ dùng học toán
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY-HỌC
1. Khởi động
Ban học tập điều hành trò chơi tiếp sức: Thi kể các bước giải toán có lời
văn.
2. Bài mới
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
GV giới thiệu bài, ghi tên đầu bài
HS ghi tên đầu bài vào vở.
lên bảng
HĐ1: Hướng dẫn HS cách giải
dạng toán giảm đi một số lần
Bài toán: Hàng trên có 6 con gà, số
con gà ở hàng trên giảm 3 lần thì
được số con gà ở hàng dưới. Hỏi
hàng dưới có bao nhiêu con gà ?
Bước 1: Tìm hiểu kĩ đề bài
Bài toán: Hàng trên có 6 con gà, số
gà ở hàng trên giảm đi 3 lần thì
được số gà ở hàng dưới. Hỏi hàng
dưới có bao nhiêu con gà?
-GV treo bài toán lên bảng, yêu cầu -2 HS đọc, lớp đọc thầm
học sinh đọc.
GV dán hình minh hoạ 1 lên bảng,
hỏi:
+ Hàng trên có mấy con gà?
+Hàng trên có 6 con gà.

+ Hàng dưới có mấy con gà?
+Hàng dưới có 3 con gà


×