Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Luận văn thạc sỹ đánh giá hiệu quả kinh tế và ảnh hưởng môi trường từ làm bún, đậu tại làng nghề bún, đậu Viên Tiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (44.62 MB, 39 trang )

Hình 3.5: Hình ảnh sản xuất đậu thực tế

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 53


Đậu tương (Đậu nành)

Loại bỏ tạp chất
Nước,
Na2CO3

Ngâm hạt

Nước thải

Đãi vỏ

Nước thải

3

Nước
Chất phá bọt,
Na2CO3

Bã thải: Vỏ đậu,
vụn bột đỗ, …

Xay ướt



Dịch sữa đậu

Lọc

Bã đậu

Sữa đậu
Đun sôi

Nước chua

Kết tủa

Ép

Nước thải

Bánh đậu phụ

Hình 3.6: Quy trình sản xuất đậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 54


3.2.3 Tình hình sản xuất bún, đậu và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm
nghề sản xuất bún đậu
Các làng nghề đang từng bước làm thay đổi bộ mặt nông thôn trong huyện,

tạo công ăn việc làm và tăng thu nhập cho người dân, giải quyết các vấn đề xã
hội phức tạp ở khu vực nông thôn, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế khu vực
nông thôn theo hướng CNH – HĐH, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế của địa
phương, góp phần bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.
Theo điều tra thực tế tại làng nghề, làng Viên Tiêu có 121 hộ tham gia sản
xuất bún, đậu, hơn 50 hộ gia đình khác sản xuất nông nghiệp, sản xuất phục vụ
làng nghề như cơ khí sản xuất công cụ làm bún, xay xát gạo, cung cấp than củi,
... và nghề khác. Trong số các hộ tham gia sản xuất nghề bún, đậu có khoảng
57% hộ sản xuất bún và 43% hộ sản xuất đậu. Mỗi hộ có sản xuất với năng suất
khác nhau, căn cứ vào năng suất sản xuất của các hộ ta có thể chia các hộ theo
các nhóm như sau:
Bảng 3.3: Phân loại nhóm hộ sản xuất bún, đậu tại làng nghề
Sản xuất bún

Sản xuất đậu

Số hộ

Năng suất

sản xuất

(tạ bún/ngày)

9

>3

7


>80

Nhóm 2 (Trung bình)

39

2-3

26

60-80

Nhóm 3(Ít)

21

<2

19

<60

Tổng

69

Nhóm 1 (Nhiều)

Số hộ


Năng suất

sản xuất (kg đậu/ngày)

52
( Nguồn: Tổng hợp điều tra)

Hiện nay, ở Viên Tiêu, quy mô sản xuất của các hộ gia đình còn ở mức vừa
và nhỏ, chỉ có một số hộ tìm được thị trường tiêu thụ lớn, ổn định, có đủ điều
kiện phát triển quy mô sản xuất lớn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 55


Hình 3.7: Quy mô sản xuất bún, đậu
Cụ thể nhìn vào biểu đồ trên ta thấy: đối với sản xuất bún, số hộ có quy mô
sản xuất lớn là 9 hộ (chiếm 13%), số hộ có quy mô sản xuất vừa là 39 hộ (chiếm
57%), còn lại là hộ sản xuất với quy mô nhỏ ( chiếm 30%); Đối với sản xuất
đậu, số hộ có quy mô sản xuất lớn là 7 hộ (chiếm 13%), số hộ có quy mô sản
xuất vừa là 26 hộ ( chiếm 50%), còn lại 37% là số hộ có quy mô sản xuất nhỏ.
Nhìn chung, nghề làm bún, đậu là nghề chính đem lại nguồn thu nhập chủ
yếu cho người dân Viên Tiêu. Hoạt động sản xuất của nghề mang tính thời vụ do
nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng và nguồn nguyên liệu. Ngoài nghề làm
bún, do quá trình đô thị hóa nhanh nên các ngành nghề khác cũng ngày càng
được mở rộng.
3.2.3.1 Tình hình sản xuất bún và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề
sản xuất bún.
Trước kia Viên Tiêu làm bún bằng thủ công, để làm ra sợi bún người làm

bún phải tuân theo một quy trình khá nghiêm ngặt từ khâu chọn gạo, vo gạo,
ngâm gạo đến xay, giã, nhào bột cho dẻo, tất cả những việc đó người thợ đều
phải làm bằng tay, với cách làm thủ công mỗi gia đình cũng chỉ làm được từ 5070kg bún/ngày và cứ khoảng 3 giờ sáng người làng Viên Tiêu lại chở bún bằng
xe đạp tỏa đi các ngả đường để đến các chợ quê, chợ huyện, các thôn làng trong
tỉnh để tiêu thụ bún. Mặc dù vất vả nhưng thu nhập từ nghề làm bún tương đối

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 56


ổn định, vì thế mức sống của đại đa số người dân trong thôn đảm bảo. Đến nay,
việc làm bún đã có nhiều thay đổi do áp dụng máy móc vào sản xuất và nhu cầu
tiêu thụ của người dân cũng khác trước, bún bây giờ được sản xuất để bán cả
sáng và chiều.
Hiện nay, mỗi ngày một hộ gia đình có thể sản xuất trung bình từ 200300kg bún, tùy thị trường tiêu thụ tại các thời điểm có thể sản xuất với số lượng
lớn hơn. Giá bán dao động từ 8.000 – 9.000đ/kg. Do có bí quyết cùng với sự
phát triển của công nghệ những sợi bún của làng Viên Tiêu có nét đặc trưng
riêng, bún làm ra rất trong, dẻo và không có hóa chất nên sản phẩm làm ra luôn
luôn tiêu thụ thuận lợi. Trong quy trình chế biến bún, các hộ dân còn tận dụng
các sản phẩm phụ từ quá trình chế biến để chăn nuôi lợn, gà nên doanh thu từ
nghề làm bún cùng với chăn nuôi đã mang lại nguồn thu hàng trăm triệu
đồng/năm cho nhiều hộ gia đình. Toàn thôn hiện nay hầu hết các hộ sản xuất
đều có máy làm bún, tạo việc làm cho hơn 100 lao động có thu nhập từ
100.000-200.000đ/người/ngày. Mỗi ngày trung bình một hộ sản xuất bún có thu
nhập 400.000 – 500.000đ được thể hiện ở bảng 3.4 sau:
Bảng 3.4: Hiệu quả kinh tế của sản xuất bún
Chi phí
Gạo
Kg/ngày

Nhóm1
Tổng
Nhóm 2
Tổng
Nhóm 3
Tổng
Bình
quân

181

Thu

Điện
Giá
năng tiêu
gạo (đ)
thụ (kw)

Giá
điện
(đ)

12.500

1.400

80

181x 12.500 + 80 x 1.400 = 2.374.500

114

12.500

50

12.500

30

400

Giá
bán
bún (đ)

Thu
nhập

8.000

400 x 8.000=3.200.000 825.500

1.388

114x 12.500 + 50 x 1.388 = 1.494.400
68

Sản lượng
TB

Kg/ngày/ hộ

250

8.000

250 x 8.000=2.000.000

1.388

150

8.000

68 x 12.500 + 30 x 1.388 = 891.640

150 x 8.000=1.200.000

1.425.700

1.913.000

505.600
308.360
487.300

( Nguồn: Tổng hợp phiểu điều tra và điều tra phỏng vấn)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 57



Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 3 tạ bún/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 2-3 tạ bún/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 2 tạ bún/ngày
Đa số các hộ sản xuất bún đều kết hợp chăn nuôi và tận dụng được lượng
nhiên liệu từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas. Do đó,
tiết kiệm được chi phí trong sản xuất, thu nhập của mỗi hộ từ 300.000 đến
800.000đ/ngày. Một số hộ chăn nuôi ít, không xử lý chất thải chăn nuôi bằng
phương pháp Biogas có sử dụng than trong công đoạn luộc bột. Lượng than tiêu
thụ trung bình 15-16 kg than, làm tăng mức chi phí cho sản xuất lên bình quân là
1.495.000đ, thu nhập bình quân mỗi hộ này khoảng 400.000đ/ngày
Bên cạnh những thuận lợi, quá trình phát triển, duy trì làng nghề để tất cả
mọi người dân trong làng có cuộc sống ổn định, làm giàu từ làng nghề truyền
thống và đảm bảo môi trường cũng gặp những khó khăn, thách thức nhất định.
Sản xuất bún ở Viên Tiêu dần tạo nên một thương hiệu, song thị trường tiêu thụ
hiện nay chưa ổn định, các cơ sở sản xuất trong làng nghề hầu hết có quy mô
nhỏ, việc đưa máy móc vào sản xuất còn ở mức thấp, làng nghề chưa được tiếp
cận với các nguồn vốn hỗ trợ đầu tư phát triển. Đặc biệt việc giải quyết vấn đề ô
nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất làng nghề đang là một thách thức lớn
trong phát triển. Bên cạnh đó hiện nay, trên thị trường do ảnh hưởng xấu từ một
số cơ sở sản xuất bún trên cả nước sử dụng hóa chất độc hại trong sản xuất đã
ảnh hưởng tới tâm lý người tiêu dùng, làm thị trường tiêu thụ có phần chậm lại.
Theo điều tra ta thấy, đối với quy mô sản xuất khác nhau, lượng nguyên
liệu sử dụng đầu vào, lượng chất thải thải ra môi trường khác nhau. Theo điều
tra, nguồn nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu lấy từ nước mưa và nước giếng
khoan, hiện tại người dân ở đây chưa được sử dụng nước sạch. Lượng nước sử
dụng cho đầu vào tương đối lớn, việc khai thác nước ngầm cũng tác động không
nhỏ tới mực nước ngầm trong khu vực. Cụ thể:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 58


Bảng 3.5: Nguyên liệu đầu vào, khối lượng nước sử dụng và
khối lượng nước thải ra
Số hộ
Kg gạo
điều tra /ngày/hộ

Nhóm hộ
Nhóm 1(nhiều)
Nhóm 2 (Trung bình)
Nhóm 3 (Ít)
Bình quân/hộ

5
32
18
55

181
114
68
105

kg bún
/ngày/hộ


m3 nước
m3 nước
/ngày/hộ thải/ngày/hộ

400
250
150
231

2,56
1,6
0,96
1,48

2,32
1,45
0,87
1,34

( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 3 tạ bún/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 2-3 tạ bún/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 2 tạ bún/ngày
Chất thải trong quá trình sản xuất bún chủ yếu ở dạng nước thải với số
lượng tương đối lớn, hầu hết các công đoạn trong quy trình sản xuất đều tạo ra
nước thải. Bình quân mỗi ngày, mỗi hộ sản xuất bún cần sử dụng 1,48 m3 nước
và thải ra môi trường 1,34 m3 nước thải. Không chỉ nhóm hộ 1, sản xuất với quy
mô lớn, tổng lượng thải ra môi trường lớn mà đối với nhóm hộ 3, sản xuất ở
mức ít nhưng số lượng các hộ khá lớn, chiếm 30% các hộ sản xuất bún, tổng
lượng thải ra môi trường của nhóm hộ cũng khá lớn (15,66 m3 nước thải), gây áp

lực đáng kể tới môi trường. Đặc biệt, nhóm hộ 2, sản xuất ở mức trung bình,
tổng lượng nước thải ra môi trường là 46,4 m3, lượng thải ra lớn, chiếm gần 60%
tổng lượng thải của các hộ sản xuất bún. Theo điều tra thực tế, dây truyền sản
xuất bún đều sử dụng điện để vận hành, hầu như không phát sinh chất thải rắn.
Lượng chất thải rắn phát sinh chỉ là xỉ than được sử dụng trong giai đoạn luộc
bột. Tuy nhiên, hầu như các hộ có chăn nuôi, chất thải chăn nuôi được xử lý
bằng biện pháp Biogas,
3.2.3.2 Tình hình sản xuất đậu và hiệu quả kinh tế của các nhóm hộ làm nghề
sản xuất đậu.
Đậu phụ là món ăn quen thuộc, hầu như mỗi ngày đều có mặt trong bữa
cơm của mọi gia đình, bất kể sang giàu hay nghèo hèn. Nghề làm đậu luôn có thị
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 59


trường tiêu thụ ổn định quanh năm, lợi nhuận thu được không cao nhưng ổn
định. Vì lợi nhuận mà nhiều cơ sở đã quá lạm dụng thạch cao để làm đậu phụ
săn chắc và tăng năng suất. Những chiếc đậu càng vàng, trông chắc mịn nhưng
khô cứng thì càng nhiều nguy cơ dùng thạch cao - một chất gây ngộ độc cho cơ
thể. Chính những điều này đã gây ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng, ảnh
hưởng đến việc sản xuất đậu. Tuy nhiên, đậu phụ Viên Tiêu có đặc điểm khác
biệt với đậu có sử dụng thạch cao, đậu có màu trắng ngà, hạt đậu sau khi ngâm
được tách vỏ nên đậu ở đây mịn, chắc, dẻo, thơm, ngậy.
Nghề làm đầu phụ đã đem lại thu nhập ổn định cho nhiều gia đình trong
thôn. Trung bình, sau khi trừ đi các khoản chi phí nguyên vật liệu mỗi người làm
nghề có thu nhập khoảng 200.000 – 300.000 đồng/ngày.
Bảng 3.6: Hiệu quả kinh tế của sản xuất đậu
Chi phí


Nhóm 1
Tổng

Thu

Đậu
tương
Kg/ngày

Giá
đậu
tương
(đ)

Than
kg/
ngày

Giá
than
(đ)

Điện
kw/
ngày

Giá
điện
(đ)


Sản lượng
TB
Kg/ngày/
hộ

Giá
bán
đậu
(đ)

42,9

18.000

45

4.500

10

1.550

90

18.000

42,9x18.000 + 45x4.500 + 15.500 = 990.200

Nhóm 2
Tổng


38

18.000

40

4.500

7

1.550

38x18.000 + 40x4.500 + 10.850 = 874.850

Nhóm 3

28,6

18.000

28

4.500

5

1.550

Thu

nhập

629.800

90 x 18.000 =
1.620.000
80

18.000
565.150

80 x 18.000 =
1.440.000
60

18.000

28,6x18.000 + 28x4.500 + 7.750 = 648.550

60 x 18.000 =
1.080.000

431.450

Tổng
Bình
quân

837.000


1.380.000

542.000

( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và điều tra phỏng vấn)
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 80kg đậu/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 60-80kg đậu/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 60kg đậu/ngày
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 60


Hầu hết các hộ sản xuất đậu đều kết hợp chăn nuôi và tận dụng được lượng
nhiên liệu từ việc xử lý chất thải chăn nuôi bằng phương pháp Biogas. Do đó,
tiết kiệm được chi phí trong sản xuất. Ngoài ra, có một số hộ sử dụng than trong
sản xuất đã thải ra môi trường một lượng lớn xỉ than và làm tăng chi phí trong
sản xuất. Đối với các hộ này, chi phí cho nguyên nhiên liệu từ 648.550đ đến
990.200đ, thu nhập thuần từ sản xuất đậu bình quân các hộ khoảng 542.000đ.

Theo điều tra, lượng nước sử dụng cho sản xuất đậu không lớn như đối với
các hộ sản xuất bún, nguồn nước sử dụng cho sản xuất chủ yếu lấy từ nước mưa
và nước giếng khoan.
Bảng 3.7: Nguyên liệu đầu vào và khối lượng nước sử dụng làm Đậu
Nhóm hộ

Số hộ
điều tra

Đậu tương

Kg đậu/ngày/hộ m3 nước/ngày/hộ
kg/ngày/hộ

Nhóm 1(nhiều)
Nhóm 2 (Trung bình)

5
25

42,9
38

90
80

0,43
0,38

Nhóm 3 (Ít)
Bình quân/hộ

15
45

28,6
35,4

60
64


0,3
0,36

( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Nhìn vào bảng trên ta thấy: với quy mô sản xuất khác nhau thì nhu cầu sử
dụng nước cho sản xuất cũng khác nhau. Lượng nước sử dụng cho sản xuất bình
quân mỗi hộ là 0,36m3. Khác với sản xuất bún, công nghệ sản xuất đậu còn đơn
giản, thủ công truyền thống, lượng chất thải rắn lớn, lượng nước thải ra ít, chỉ
một phần được tận dụng cho chăn nuôi hoặc đổ xuống hầm Biogas.
Trong sản xuất đậu, hầu hết các hộ gia đình đều tận dụng phế thải để chăn
nuôi lợn và có xây hầm Biogas để xử lý chất thải trong chăn nuôi, tận dụng được
nguồn chất đốt trong sản xuất, sinh hoạt. Một số hộ còn sử dụng than trong sản
xuất, lượng xỉ than thải ra hàng ngày tương đối lớn. Trung bình từ 1kg đậu
tương khô, để sản xuất được 2 – 2,3 kg đậu phụ cần tiêu tốn 1- 1,2 kg than,
tương ứng với việc thải bỏ ra 0,3 – 0,4 kg xỉ than.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 61


Bảng 3.8: Khối lượng phế thải, nước thải trong sản xuất Đậu
Nhóm hộ
Nhóm 1(nhiều)
Nhóm 2
(Trung bình)
Nhóm 3 (Ít)
Bình quân/hộ

Các phế thải

m3 nước
khác kg/ngày/hộ
thải/ngày/hộ
(vỏ đậu)

Số hộ
điều tra

Bã tinh bột
kg/ngày/hộ

Xỉ than
kg/ngày/hộ

5

41,8

15

18

0,4

25

33,5

13,3


14,5

0,34

15
45

25
31,6

10
12,4

10,9
13,7

0,25
0,32

( Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra và điều tra phỏng vấn)
Chú thích: Nhóm 1 (nhiều): năng suất trên 80kg đậu/ngày
Nhóm 2 (vừa): năng suất từ 60-80kg đậu/ngày
Nhóm 3 (ít): năng suất dưới 60kg đậu/ngày
Nhìn vào bảng trên ta thấy: lượng phế thải giàu tinh bột có thể tận dụng
trong chăn nuôi khá lớn, bình quân mỗi hộ là 45,3kg/ngày (bã đậu và vỏ đậu).
Nước thải một phần được tận dụng trong chăn nuôi, một phần được để lại tạo
nước đậu chua và một phần thải trực tiếp vào môi trường. Đặc biệt, đối với các
hộ còn sử dụng than trong sản xuất, chủ yếu là các hộ sản xuất thuộc nhóm 3
ngoài chất thải giàu tinh bột còn thải ra một lượng tương đối lớn xỉ than, khoảng
10 kg/ngày/ hộ, lượng xỉ than này thường được đổ ra vườn để trồng cây.

Không những làm giàu từ việc bán bún, đậu mà các sản phẩm thừa từ khâu
sản xuất còn được tận dụng làm thức ăn chăn nuôi rất hiệu quả. Hàng năm,
ngoài khoản thu nhập từ bún, đậu, người dân còn thu về hơn 1 tỉ đồng từ chăn
nuôi. Chất thải trong chăn nuôi được sử dụng làm nguyên liệu cho hầm khí
Biogas, tạo ra nguồn nhiên liệu phục vụ việc sản xuất bún, đậu. Việc áp dụng
quá trình khép kín trong sản xuất vừa giảm thiểu ô nhiễm môi trường, vừa tận
dụng hết các nguyên liệu trong sản xuất. Nhờ vậy, thu nhập bình quân của người
dân trong thôn đạt khoảng 15 - 17 triệu đồng/năm.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 62


3.3 Hiện trạng môi trường làng nghề sản xuất bún, đậu Viên Tiêu, xã Tân
Hưng, huyện Tiên Lữ.
3.3.1 Phế thải rắn làng nghề sản xuất bún, đậu
Nguồn phát thải chất thải rắn từ các hoạt động sản xuất làng nghề, sinh hoạt
và chăn nuôi ngày càng gia tăng, trong khi đó công tác quản lý, xử lý chất thải
rắn chưa đạt tiêu chuẩn. Chất thải rắn ở nông thôn ngày càng nhiều, phần lớn
chưa được tổ chức thu gom, chủ yếu người dân tự xử lý (đốt, ủ làm phân bón, đổ
trong vườn, ngoài ngõ, nơi đất trống và các ao làng, …)
3.3.1.1 Tình hình phát sinh, khối lượng thành phần chất thải rắn
Khi tìm hiểu về nguồn gốc phát sinh chất thải rắn tại các làng nghề, ngoài
chất thải rắn phát sinh trực tiếp trong quá trình sản xuất, phải tính đến việc phát
sinh chất thải rắn trong sinh hoạt và chăn nuôi vì các hoạt động sản xuất của
làng nghề gắn liền với hoạt động sinh hoạt, chăn nuôi của người dân. Với đặc
điểm là làng nghề chế biến thực phẩm, chất thải trong quá trình sản xuất hầu như
được tận dụng chăn nuôi, chất thải rắn trong quá trình chăn nuôi như phân động
vật được xử lý để tạo khí đốt hoặc ủ tạo phân bón cho cây.

Theo kết quả điều tra, trong
quá trình sản xuất bún, phế thải rắn
hầu như không có, chủ yếu là nước
thải trong quá trình sản xuất. Trong
quá trình sản xuất đậu, phế thải rắn
chủ yếu là vỏ đậu tương phát sinh
sau khi ngâm, đãi vỏ và bã đậu
phát sinh sau quá trình lọc sữa đậu.
Những phế thải này đều được tận
dụng làm thức ăn chăn nuôi. Cứ 1
kg đậu tương khô có thể sản xuất
được từ 2 -2,2 kg đậu thành phẩm.

Hình 3.8: Bã đậu

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 63


Với năng suất trung bình 80kg/ngày đậu phụ được sản xuất cần sử dụng
khoảng 36- 40 kg/ngày đậu tương khô và thải ra 14 - 15 kg vỏ đậu và 32 – 35 kg
bã đậu sau khi nghiền ướt.
Làm bún, đậu là nghề truyền thống của Viên Tiêu. Tuy nhiên, nếu chỉ bám
vào nghề thì không thể đáp ứng đủ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của người dân.
Nuôi lợn là một cách vừa để cải thiện thu nhập vừa tận dụng nguồn thải trong quá
trình sản xuất có chứa nhiều tinh bột, vì vậy hầu như nhà nào đã làm bún, đậu thì
đều nuôi lợn. Trung bình một hộ sản xuất nuôi khoảng 6 - 8 con lợn (có gia đình
nuôi 15 - 20 con). Tổng số đầu lợn thường xuyên có trong làng là khoảng 700 1000 con. Hàng ngày, đàn lợn khổng lồ ở làng Viên Tiêu thải ra 1 – 1,5 tấn phân.
Lượng phân này được xử lý bằng bể Biogas – do Tổ chức Tầm nhìn thế giới thực

hiện chương trình phát triển vùng Tiên Lữ đầu tư, hỗ trợ người dân.
Phế thải làng nghề thải bỏ chủ yếu là rác thải sinh hoạt. Lượng rác trong
làng nghề chỉ thu được 75% số hộ gia đình, số hộ còn lại không nộp lệ phí thì
mang rác đổ ra các vùng trũng như ao, hồ, mương. Kết quả điều tra tổng khối
lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của làng nghề là 434,01 kg/ngày, tương
đương 158,41 tấn/năm. Hiện nay, UBND xã đã tổ chức được đội thu gom rác
tuy nhiên việc hoạt động chưa đem lại hiệu quả cao.
Bảng 3.9: Khối lượng RTSH phát sinh tại xã Tân Hưng
T
T

Thôn

Dân số
(người)

Lượng rác bình quân
(kg/ngày/người)

Khối lượng phát sinh
(kg/ngày)

1 Thôn Quyết Thắng

811

0,45

364,95


2
3
4
5

851
775
736
803

0,51
0,47
0,50
0,47

434,01
364,25
368,00
377,41

754
842

0,45
0,52

339,3
437,84

5.582


0,48

2.687,33

Thôn Viên Tiêu
Thôn Minh Khai
Thôn Tiền Phong
Thôn Quang Trung

6 Thôn Lê Lợi
7 Thôn Trần Phú
8 Toàn xã

( Nguồn:Báo cáo của UBND xã Tân Hưng)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 64


Nhìn vào bảng trên ta thấy: lượng rác phát sinh tại các thôn gần giống nhau,
có thôn Viên Tiêu và thôn Trần Phú cao hơn so với các thôn còn lại do thôn Viên
Tiêu và thôn Trần Phú có hoạt động sản xuất nghề bún, đậu và chế biến nông sản,
dân số cũng đông hơn so với các thôn khác. Lượng rác thải bình quân từ 0,45 –
0,52 kg/ngày/người. Với mức phát thải bình quân này thì toàn xã phát thải khoảng
2,7 tấn/ngày. Đây là một lượng rác thải khá lớn cần được thu gom và xử lý.
Nhìn chung, RTSH ở xã Tân Hưng nói chung, đặc biệt ở 2 thôn có hoạt
động làng nghề nói riêng đang là vấn đề còn nhiều bất cập, gây bức xúc trong
nhân dân, công tác quản lý cũng chưa được chặt chẽ. Hiện nay xã đang tích cực

đẩy mạnh công tác vệ sinh môi trường là một trong 19 tiêu chí của đề án xây
dựng nông thôn mới.
Thành phần chất thải rắn tại làng Viên Tiêu có thành phần hỗn tạp, tỷ lệ
hữu cơ khá cao trên 70%. Rác hữu cơ được người dân tận dụng một phần cho
chăn nuôi, phần còn lại thải bỏ vào môi trường. Rác vô cơ một phần được tái sử
dụng, hầu hết đổ ra vườn nhà và xử lý bằng phương pháp chôn lấp hoặc đốt.
Bảng 3.10: Thành phần chất thải sinh hoạt
TT

Thành phần

I
1
2
3
4
II
1
2
3

Rác hữu cơ
Rác thực phẩm (rau, củ, quả, …)
Cỏ, cây, lá, …
Gỗ
Giấy, bìa cát tông
Rác vô cơ
Kim loại
Túi nilon
Các thành phần khác: thủy tinh,

gốm, sứ, gạch vỡ,…
Nhựa
Tổng

III

Khối lượng (kg/ngày/hộ)

% Khối lượng

1,73
0,45
1,03
0,07
0,18
0,68
0,15
0,32

70,90
18,44
42,21
2,87
7,38
27,87
6,15
13,11

0,21


8,61

0,03
1,23
2,44
100,00
( Nguồn: Báo cáo của UBND xã Tân Hưng)

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 65


Nhìn vào bảng trên ta thấy thành phần RTSH rất phức tạp nhưng chủ yếu
vẫn là chất hữu cơ (chiếm 70,9%) có thể sử dụng làm phân compost. Tuy biết được
tác hại của túi nilon đối với môi trường nhưng người dân vẫn sử dụng túi nilon
nhiều, đây là một vấn đề đáng quan tâm.
3.3.1.2 Công tác quản lý, thu gom và xử lý chất thải rắn tại làng nghề
a/ Về cơ sở vật chất
UBND xã Tân Hưng đã chỉ đạo thành lập các tổ VSMT hoạt động thu gom
RTSH tại các thôn, xóm trong xã, và ký hợp đồng với công ty thị chính Hưng
Yên vận chuyển, xử lý rác thải. Xã đầu tư xe chở rác, trang thiết bị và các vật
dụng cần thiết cho tổ VSMT. Đa số người dân đã ý thức được việc bảo vệ môi
trường nên đã duy trì hoạt động của tổ VSMT với kinh phí đóng góp có sự bàn
bạc và thống nhất trong nhân dân.
Về trang thiết bị thu gom: Theo điều tra cho thấy trang thiết bị phục vụ
công tác thu gom tại xã còn thiếu, được trang bị ủng, gang tay, chổi quét, xẻng;
khẩu trang, quần áo bảo hộ công nhân phải tự trang bị. Xe chở rác do UBND xã
trang bị, có 3 xe (01 xe 7 tấn, 01 xe 5 tấn và 01 xe 02 tấn) kết hợp với xe chở rác
của thôn tự trang bị thu gom rác tại từng thôn.

Về mức lương của công nhân thu gom: các công nhân tham gia vào việc
thu gom do sự vận động của đoàn thể, phụ nữ, các đơn vị, họ không có lương,
cũng không được hưởng chế độ theo quy định của Nhà nước mà chỉ được chi trả
phần lệ phí môi trường do người dân đóng góp. Mức phí môi trường là
3.000đ/người/tháng. Mức phí môi trường ở đây là sự thỏa thuận giữa người dân
với tổ VSMT nên nó phần nào phản ánh được mức sống và khối lượng rác thải
phát sinh của từng hộ dân.
b/ Về khối lượng, tỷ lệ thu gom, tần suất thu gom
Theo điều tra thực tế thì 75% các hộ gia đình trong làng được thu gom rác
bởi công nhân thu gom; trong đó, vẫn có một số hộ gia đình đổ rác không đúng
nơi quy định, đốt rác cùng lá cây quét trong vườn, đổ xuống ao hồ, xác động vật
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 66


chết vứt ra sông, lá rau già, hỏng không sử dụng được còn vứt bên lề đường, bờ
ruộng gây ô nhiễm và khó khăn cho người thu gom dẫn đến tỷ lệ thu gom còn
thấp so với lượng phát thải của cả làng.
Kết quả điều tra tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh của làng
nghề là 434,01 kg/ngày, tương đương 158,41 tấn/năm. Tuy nhiên chỉ thu gom
rác thải sinh hoạt được từ 75% số hộ dân trong làng. Do đó khối lượng thu gom
được là 283,19 kg/ngày tương đương với tỷ lệ thu gom bình quân là 87%.
Tần suất thu gom: thu gom 2 lần/tuần và quét sạch đường trong xã.
Theo điều tra, một phần không nhỏ số người được hỏi phản ánh thái độ của
công nhân thu gom còn chưa tốt; chỉ thu gom rác của các hộ gia đình để ở túi
nilon, xô hoặc bao tải, không quét dọn đường làng, ngõ xóm và rác rơi vãi, không
thu gom rác thường xuyên theo đúng thời gian quy định gây mùi hôi thối,…
3.3.2 Nước thải làng nghề sản xuất bún, đậu
Một đặc điểm chung của các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm là các

hộ làm nghề thường chăn nuôi lợn để tận dụng chất thải của quá trình sản xuất.
Nước thải của các khâu vo gạo, bắt bún, làm chín bún, nước ép đậu đều có thể
sử dụng để làm thức ăn chăn nuôi lợn. Do đặc điểm khu vực sản xuất của làng
nghề nằm đan xen trong khu vực sinh hoạt, chăn nuôi của người dân nên nước
thải trong quá trình sản xuất cũng như sinh hoạt, chăn nuôi thường được thải
chung vào cống thải của gia đình hoặc thải trực tiếp xuống ao, mương.
Việc nuôi lợn đã mang lại nguồn thu đáng kể cho người dân, làm cuộc sống
khấm khá hơn. Mặc dù vậy, có một thực tế là các chất thải từ quá trình chăn
nuôi lợn như phân, nước tiểu, nước rửa chuồng trại, thức ăn thừa được qua xử lý
bằng phương pháp Biogas hoặc một số nhà ủ để bón cho cây nhãn, cung cấp
nguồn dinh dưỡng tốt cho cây. Cống thoát nước thải của các gia đình hầu như
được xây dựng kiên cố, ngầm dưới đất. Hệ thống thoát nước của cả làng được
xây dựng kiên cố bằng bê tông theo chương trình phát triển vùng Tiên Lữ - tổ
chức Tầm nhìn thế giới đầu tư, hỗ trợ xây dựng. Nước thải từ các bể Biogas,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 67


nước thải sinh hoạt, nước thải rửa thiết bị, máy móc được thải chung vào cống
thải của gia đình và đổ vào cống thải chung của cả làng. Một số hộ gia đình có
ao riêng thường đổ thẳng xuống ao, không qua cống thải chung của làng. Theo
điểu tra thực tế cho thấy nước thải của cả làng được đổ vào hai cái ao lớn tiếp
nhận của cả làng, ao tiếp nhận này có rất nhiều bèo, cây khoai nước, … có hiện
tượng phú dưỡng tại ao này, xung quanh ao là nhà dân đã xây dựng bờ kiên cố
bằng gạch.
-

Nước thải trong sản xuất bún


Nước sử dụng trong sản xuất bún là rất lớn. Trong mỗi quá trình sản xuất
bún đều cần sử dụng nước, lượng nước đầu vào cao hơn lượng nước thải ra.
Nguyên liệu sử dụng để làm bún hoàn toàn từ gạo, do vậy, tính chất nước thải
bún là giàu các chất hữu cơ, dễ phân hủy sinh học. Trong sản xuất bún, ước tính
cứ 1 kg gạo sản xuất được từ 2 - 2,3 kg bún và tiêu thụ khoảng 14 lít nước. Với
năng suất trung bình 2,5 tạ bún/ngày, mỗi hộ sản xuất trong làng sử dụng
khoảng 1,14 tạ gạo/ngày, tương ứng với việc sử dụng 1,6 m3 nước/ngày và thải
ra 1,45 m3 nước thải/ngày. Trong số đó, chỉ một phần nhỏ dùng cho chăn nuôi,
còn lại hầu hết nước thải đổ vào hệ thống cống trong làng. Cụ thể lượng nước
thải ra ở các công đoạn trong quá trình sản xuất bún như sau:
Bảng 3.11 : Ước tính lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất bún
Lượng nước sử dụng

Lượng nước thải ra

Vo gạo

đầu vào (lít/2,5 tạ bún)
320

(lit/2,5 tạ bún)
320

2
3

Ngâm gạo
Chắt nước (bột ngâm)

240

150

200
110

4
5
6

Nén khô
Luộc bột
Đãi bún

230
200
460

180
180
460

7

Tổng cộng

1.600

1.450

STT


Công đoạn sản xuất

1

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 68


Nhìn vào bảng trên nhận thấy giai đoạn vo gạo, đãi bún cần sử dụng nhiều
nước nhất, lượng nước đầu vào và lượng thải ra gần như không có sự chênh lệch
nhau, đều được thải ra môi trường, chiếm 52% lượng nước thải ra trong quá
trình sản xuất.
- Nước thải trong sản xuất đậu
Trong sản xuất đậu, ước tính cứ 1 kg đậu tương khô có thể sản xuất được từ
2 – 2,2 kg đậu thành phẩm và tiêu thụ khoảng 10 lít nước. Với năng suất trung
bình 80kg/ngày đậu phụ được sản xuất cần sử dụng khoảng 32 - 36 kg/ngày đậu
tương khô, tiêu thụ khoảng 363 - 400 lít nước và thải ra 320 - 360 lít nước thải.
Bảng 3.12 Ước tính lượng nước thải từ các công đoạn sản xuất đậu
STT Công đoạn sản xuất

Lượng nước sử dụng
đầu vào (lít/80kg đậu)

Lượng nước thải ra
(lít/80kg đậu)

1

2

Ngâm đỗ
Đãi đỗ

170
170

145
170

3
4
5

Xay ướt
Ép đậu

35
-

25

Tổng cộng

375

340

(Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra)

Nhìn vào bảng trên nhận thấy giai đoạn ngâm đỗ và đãi đỗ cần sử dụng
nhiều nước nhất, chiếm 44,73% lượng nước cần sử dụng. Giai đoạn xay ướt chỉ
sử dụng nước đầu vào để tạo sữa đậu và không có nước thải ra. Giai đoạn ép đậu
không cần sử dụng nước giai đoạn đầu vào, chỉ sử dụng khoảng 5 lít nước đậu
chua để tạo kết tủa đậu hoa, nước ép đậu một phần được sử dụng quay vòng tạo
nước đậu chua, một phần thải bỏ.
Ngoài nước thải sản xuất bún, đậu kèm theo đó là nước thải sinh hoạt và
nước thải từ hoạt động chăn nuôi. Một hộ gia đình trung bình có 5 người thì một
ngày thải ra khoảng 1 - 1,2 m3 nước thải sinh hoạt. Đối với các hộ sản xuất kèm
theo chăn nuôi thì lượng nước thải tăng thêm 0,8 m3 nước từ hoạt động chăn
nuôi lợn (rửa chuồng, tắm cho lợn, ...). Như vậy, ước tính lượng nước thải đối
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 69


với các hộ sản xuất bún là 3,25 – 3,5 m3/ngày/hộ gia đình, đối với các hộ sản
xuất đậu là 2,14 – 2,35 m3/ngày/hộ gia đình.
-

Thực trạng công tác xử lý nước thải

Với nhu cầu nước và lượng nước thải lớn như làng nghề sản xuất bún, đậu
Viên Tiêu, thêm vào đó là đặc điểm của làng nghề hiện nay là sản xuất còn mang
tính tự phát, nhỏ lẻ, vốn ít… nên việc đầu tư các công nghệ cho xử lý môi trường
hầu như chưa có. Do đó 100% nước thải được xả trực tiếp ra môi trường tự nhiên
mà không qua xử lý.
Viên Tiêu là làng nghề chế biến nông sản thực phẩm, với các hoạt động có
lượng nước thải lớn nhất là sản xuất bún, đậu, chăn nuôi. Vào thời điểm sản xuất
trung bình mỗi ngày đêm toàn xã thải ra khoảng hơn 360 m3 nước, được tập

trung đổ về qua mương thoát nước chung rồi chảy ra sông và ao làng.
Trước kia nước thải của làng nghề được xả lộ thiên ra cống thoát nước.
Các cống thoát nước từ các gia đình trong ngõ nhỏ đổ ra mương chung của làng
thì không có nắp đậy nên mùi rất khó chịu. Sang năm 2012, được sự đầu tư của
tổ chức Tầm nhìn thế giới, chương trình phát triển vùng Tiên Lữ hỗ trợ xây
dựng các cống thoát nước của cả làng, các cống thoát nước bằng bê tông, đều có
nắp đậy, nước thải không xả lộ thiên nữa. Tuy nhiên, vẫn còn một số hộ gia đình
ở cạnh con mương vẫn xả thẳng nước thải xuống đó gây ô nhiễm môi trường,
nước tại các con mương đen, có mùi hôi thối.
Để đánh giá được chất lượng nước thải sản xuất, sinh hoạt và chăn nuôi tại
các hộ gia đình làm nghề tại làng Viên Tiêu, đã tiến hành lấy mẫu M1: Nước
thải sản xuất đậu trước khi thải xuống rãnh thoát nước chung của gia đình, M2:
Nước thải tại cống thải chung của hộ sản xuất đậu, M3: Nước thải sản xuất bún
trước khi thải xuống rãnh thoát nước, M4: Nước thải tại cống thải chung của hộ
sản xuất bún, M5: Nước thải tại ao chung tiếp nhận của cả làng.
Sau khi lấy mẫu và phân tích mẫu tôi thu được kết quả phân tích các mẫu:

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 70


Bảng 3.13: Bảng số liệu quan trắc, phân tích mẫu nước thải
làng nghề bún, đậu Viên Tiêu
Thông số

Tổng
chất

T


pH

T

rắn lơ
lửng

Mẫu

(TSS)

Nhu

Nhu cầu

cầu oxy

oxy hóa

Hàm
Amoni

lượng

+

hóa học sinh học (N-NH4 ) photphat
(COD)


(BOD5)

Coliform

(P-PO43-)

Đơn vị

-

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

mg/l

MPN/100ml

1

M1

6,42

22,1


190

156,8

2,735

0,942

15500

2

M2

6,43

102,1

296

157,1

2,073

0,653

5500

3


M3

6,63

83,0

178

165,1

1,839

0,582

7900

4

M4

6,62

83,0

152

144,3

5,982


3,662

5800

5

M5

6,58

56,7

136

74,7

1,596

0,369

6900

6

QCVN
5,5-9

50

30


15

0,5

0,3

7500

08-2008
cột B1

*pH
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng, các mẫu nước thải lấy từ cống của các
hộ sản xuất (từ M1 đến M4) đều có pH thấp. Giá trị pH dao động trong khoảng
từ 6,42 – 6,63; có tính chất axit nhẹ. So sánh các mẫu này với QCVN 08 - 2008
cột B1 ta thấy cả 5 mẫu đều đều nằm trong QCCP là 5,5 - 9. Nguyên nhân là do,
ngay trong quy trình sản xuất bún, đậu đã có khâu tách nước chua, làm cho giá
trị pH ở các mẫu này thấp. Hơn nữa, trong nước thải lại có chứa nhiều tinh bột
nên sau một thời gian sẽ lên men làm cho giá trị pH thấp.
* BOD5 và COD
Theo kết quả phân tích, so với QCVN 08-2008 cột B1 thì 100% mẫu nước thải
tại nguồn và mẫu nước thải tại các cống thải tập trung của gia đình và tại nơi
tiếp nhận nguồn thải cuối cùng của làng nghề đã thu thập đều có các giá trị
BOD5 và COD vượt giới hạn cho phép.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 71



Hình 3.9: Biểu đồ so sánh hàm lượng BOD5 các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1

Hình 3.10: Biểu đồ so sánh hàm lượng COD các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Với các mẫu nước thải lấy tại nguồn (M1 và M3)
so sánh với QCVN 08-2008 nhận thấy hàm lượng BOD5, COD cao hơn nhiều
lần so với tiêu chuẩn cho phép. Cụ thể: mẫu M1 – mẫu nước thải sản xuất đậu
hàm lượng COD vượt tiêu chuẩn thải 6,3 lần, mẫu M3 – mẫu nước thải sản xuất
bún vượt tiêu chuẩn thải 5,9 lần; mẫu nước thải sản xuất đậu (mẫu M1) hàm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 72


lượng BOD5 vượt tiêu chuẩn thải 10 lần, mẫu nước thải sản xuất bún (mẫu M3)
vượt tiêu chuẩn thải 11 lần. Như vậy có thể thấy rằng, nước thải sản xuất của
làng nghề làm bún, đậu Viên Tiêu chứa lượng chất hữu cơ rất lớn.
Đối với nước mặt, các mẫu M2, M4, M5 là các mẫu lấy tại mương thải chung
của các hộ gia đình và của làng, nơi tập trung và hòa trộn nhiều nước thải nhất tôi
nhận thấy rằng, M2 là mẫu lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất đậu, sinh hoạt,
chăn nuôi tại các hộ gia đình, hàm lượng BOD5 là 157,1 mg/l, COD là 296 mg/l;
M4 là mẫu lấy tại điểm hòa trộn nước thải sản xuất bún, sinh hoạt, chăn nuôi tại các
hộ gia đình, hàm lượng BOD5 là 144,3 mg/l, COD là 152 mg/l. Tuy nhiên, sau khi
chảy qua các cống thải và tại ao tiếp nhận nước thải của cả làng tại mẫu M5 hàm
lượng COD và BOD5 giảm dần, giảm 2 lần so với 2 mẫu lấy tại cống thải tập chung
của các hộ gia đình (hàm lượng BOD5 là 74,7 mg/l và hàm lượng COD là 136
mg/l). Nếu so sánh với QCVN 08 - 2008 cột B1 nhận thấy các mẫu nước mặt (từ

M2, M4, M5) đều có BOD5 cao hơn QCCP từ 5 đến 10 lần và COD từ 4,5 đến 10
lần. Nguyên nhân hàm lượng COD, BOD5 tại điểm tiếp nhận cuối cùng giảm do
điểm tiếp nhận là ao, khả năng tự làm sạch của ao tốt.
* Các chất dinh dưỡng
Nhìn vào biểu đồ (hình 3.9) ta thấy rằng, hầu như tất cả các mẫu nước thải
đều vượt quá QCCP, trong mẫu M5 là mẫu thấp nhất có hàm lượng NH4+ - N
gấp hơn 3 lần và mẫu cao nhất là M4 có hàm lượng NH4+ - N gấp 12 lần so với
QCCP. Có sự chênh lệch lớn như vậy giữa các điểm có thể giải thích là do lượng
khác nhau của nguồn thải. Tại các ao hồ, lượng nước thải đổ ra khá ít và được
pha loãng nhiều lần, trong khi đó các mẫu lấy ở mương thải chung của hộ gia đình
sản xuất là nơi tập trung không những nước thải sản xuất mà cả một lượng tương
đối lớn phân lợn và nước thải từ các bể tự hoại, bể Biogas của các hộ gia đình đã
làm cho hàm lượng NH4+ - N tại các điểm này tăng vọt. Nhìn chung, lượng NH4+ N của nước mặt ở đây là rất lớn, nếu so sánh với QCVN 08 - 2008 B1 các mẫu đều
vượt QCCP nhiều lần chứng tỏ trong nước thải sản xuất bún, đậu và chất thải quá
trình chăn nuôi lợn có chứa hàm lượng nitơ dạng NH4+ - N rất cao.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 73


Hình 3.11: Biểu đồ so sánh hàm lượng NH4+ - N các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
3-

Ngoài ra, nồng độ PO4 - P giữa các mẫu dao động lớn. Các mẫu dao động
từ hàm lượng rất nhỏ 0,339mg/l đến 3,662 mg/l; Mẫu M5 có hàm lượng PO43-- P
rất ít trong khi mẫu M4 lại rất cao. Giải thích cho hiện tượng này là do mẫu M4
lấy ở nhà dân, tại thời điểm lấy mẫu, ngẫu nhiên lấy được lúc hộ sản xuất nhà
chị Bùi Thị Thanh đang dọn rửa chuồng lợn, do ảnh hưởng của phân lợn nên hàm

lượng PO43- - P của mẫu M4 cao hơn hẳn các mẫu còn lại, hàm lượng PO43- - P
cao gấp 12 lần so với QCCP. Còn mẫu M5 lấy tại ao tiếp nhận của cả làng có
hàm lượng PO43- - P cao gấp 1,2 lần so với QCCP.

Hình 3.12: Biểu đồ so sánh hàm lượng PO43- - P các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 74


Như vậy, lượng chất dinh dưỡng qua phân tích tại các mẫu đã lấy ta nhận
thấy đều vượt quá QCCP nhiều lần, tại điểm tiếp nhận cuối cùng, hàm lượng
chất hữu cơ có giảm nhiều so với các mẫu lấy trực tiếp tại các nguồn thải, chứng
tỏ khả năng tự làm sạch của ao tiếp nhận chung của làng rất tốt. Tuy nhiên khả
năng làm sạch của ao là có giới hạn, với mức xả thải như hiện nay đã gây nên
hiện tượng phú dưỡng tại các ao ở đây.
* Coliform
Coliform là một chỉ tiêu thông dụng để đánh giá mức an toàn vệ sinh trong
nước vì số lượng của chúng hiện diện trong mẫu chỉ thị khả năng có sự hiện diện
của vi sinh vật có khả năng gây bệnh. Các mẫu nước thải có hàm lượng chất hữu
cơ càng lớn thì sự xuất hiện vi sinh vật có khả năng gây bệnh càng cao.

Hình 3.13: Biểu đồ so sánh chỉ thị số lượng Coliform các mẫu với
QCVN 08 – 2008 cột B1
Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy chỉ tiêu tổng Coliform chưa vượt
QCVN. Đặc biệt có mẫu M1 vượt tiêu chuẩn cho phép hơn 3 lần, mẫu M3 vượt
tiêu chuẩn cho phép 1,58 lần. Giải thích cho kết quả này ta có thể thấy đây là 2
mẫu nước thải được lấy trực tiếp trong hoạt động sản xuất bún, đậu thải trước
khi thải chung vào cống thải chung của gia đình, điều này chứng tỏ hàm lượng

chất hữu cơ trong nước thải lớn, số lượng vi sinh vật có khả năng gây bệnh
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 75


nhiều. Còn các mẫu khác, chỉ tiêu tổng Coliform thấp hơn so với mẫu M1, M3
do nước thải sản xuất được hòa loãng với các thành phần nước thải khác trong
cống thải chung, hàm lượng chất hữu cơ giảm.
* TSS
Tổng chất rắn lơ lửng là tổng chất rắn trong nước có thể loại bỏ bằng bộ
lọc. Nồng độ tổng chất rắn lơ lửng cao gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới đời sống
thủy sinh, TSS cao có thể chặn ánh sáng của thực vật ngập nước, làm giảm quá
trình quang hợp, giảm khả năng tự làm sạch của nước.

Hình 3.14: Biểu đồ so sánh hàm lượng tổng chất rắn lơ lửng TSS các mẫu
với QCVN 08 – 2008 cột B1
Nhìn vào biểu đồ trên ta nhận thấy hầu hết các mẫu nước thải đều cao hơn
QCVN 08 – 2008 cột B1, đặc biệt mẫu M2 có nồng độ TSS cao nhất, gấp 3,4
lần so với QCVN. Nguyên nhân do mẫu M2 được lấy tại điểm hòa trộn nước
thải sản xuất, nước thải sinh hoạt, nước thải chăn nuôi, tại thời điểm vừa rửa
chuồng trại chăn nuôi nên lượng chất rắn lơ lửng cao. Các mẫu khác đều vượt
tiêu chuẩn cho phép từ 1,4 đến 2,7 lần. Ta nhận thấy tại điểm tiếp nhận cuối
cùng (mẫu M5), nồng độ TSS giảm dần do có sự lắng đọng khi nước thải đi qua
các cống thoát nước thải. Đặc biệt, mẫu M1 có hàm lượng TSS thấp hơn so với
QCVN 08 – 2008 cột B1, mẫu M1 được lấy tại vị trí nước thải sản xuất đậu
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 76



trước khi thải vào cống thải chung của gia đình, đây là nước thải được lấy trong
giai đoạn ép đậu.
Từ các so sánh trên có thể kết luận rằng, nước mặt tại Viên Tiêu đang bị ô
nhiễm, mà nguyên nhân chủ yếu là do lượng chất hữu cơ lớn được thải trực tiếp
từ quá trình sản xuất bún, đậu và hoạt động chăn nuôi lợn tận dụng phụ phẩm
của quá trình sản xuất.
3.4 Đề xuất một số giải pháp bảo vệ môi trường làng nghề sản xuất bún,
đậu tại xã Tân Hưng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên.
Sự phát triển của các làng nghề sản xuất bún đậu Viên Tiêu đã tạo việc làm
và tăng thu nhập đáng kể cho người dân, góp phần vào chuyển dịch cơ cấu kinh
tế địa phương. Tuy nhiên, cùng sự phát triển của làng nghề thì mặt trái là vấn đề
ô nhiễm môi trường đi cùng đặc thù của hoạt động sản xuất theo ngành nghề và
loại hình sản phẩm đang là thách thức. Làng nghề bún đậu Viên Tiêu trong quá
trình sản xuất nhu cầu sử dụng nước rất lớn và nước thải có thành phần hữu cơ
cao, vì vậy xử lý nước thải là vấn đề đáng quan tâm. Để giải quyết vấn đề thải
tại làng nghề, địa phương cần phải tiến hành nhanh chóng và triệt để nhiều giải
pháp nhằm khắc phục tình trạng ảnh hưởng đến môi trường.
3.4.1. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về BVMT làng nghề
Để bảo vệ môi trường làng nghề thì trước hết cần xây dựng và ban hành
các văn bản quy phạm pháp luật nhằm cụ thể hóa Luật Bảo vệ môi trường và
hướng dẫn về bảo vệ môi trường làng nghề, chính sách về BVMT phù hợp với
đặc thù của làng nghề: Quy chế BVMT làng nghề; quy chuẩn kỹ thuật địa
phương về môi trường; phí bảo vệ môi trường đối với chất thải; hướng dẫn kỹ
thuật áp dụng các giải pháp sản xuất sạch hơn và xử lý chất thải.
3.4.2. Tăng cường công tác truyền thông, đào tạo và nâng cao năng lực và ý
thức BVMT làng nghề
Để thực hiện tốt công tác bảo vệ môi trường thì việc cần thiết là phải nắm
vững được pháp luật về BVMT. Vì vậy đây là việc hết sức quan trọng, bao gồm:


Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Nông nghiệp

Page 77


×