Tải bản đầy đủ (.doc) (53 trang)

Giải pháp đẩy mạnh hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần điện chiếu sáng và thiết bị đô thị Hồ Gươm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (583.58 KB, 53 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA QUẢN LÝ KINH DOANH
----------------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HỆ THỐNG TIÊU THỤ
HÀNG HÓA TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN
CHIẾU SÁNG VÀ THIẾT BỊ ĐÔ THỊ HỒ GƯƠM

Giáo viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: PGS.TS. Từ Quang Phương
: Nguyễn Thị Huệ
: 12100761
: QLNS 17.04

HÀ NỘI – 2013


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

MỤC LỤC

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

LỜI MỞ ĐẦU
Tiêu thụ là một trong những hoạt động cơ bản và quan trọng của doanh
nghiệp khi tiến hành sản xuất kinh doanh, đặc biệt khi các doanh nghiệp đó
hoạt động trong nền kinh tế thị trường. Tiêu thụ sản phẩm là cầu nối giữa sản
xuất và tiêu dùng, là khâu cuối cùng trong hoạt động sản xuất và cũng là khâu
đầu tiên của quá trình tái sản xuất của doanh nghiệp, theo đó các doanh
nghiệp sau mỗi quá trình phải tiến hành việc bán sản phẩm để thu lại những gì
đã bỏ ra và có lãi. Thông qua hoạt động này, doanh nghiệp mới có điều kiện
mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.
Hoạt động tiêu thụ sản phẩm là quá trình chuyển hóa từ hàng sang
tiền, nhằm thực hiện đánh giá giá trị hàng hóa sản phẩm trong kinh doanh.
Hoạt động tiêu thụ bao gồm nhiều hoạt động khác nhau và có liên quan
chặt chẽ với nhau. Nó giữ vị trí trọng yếu trong toàn bộ quá trình sản xuất
kinh doanh của Công ty vì nếu sản xuất ra sản phẩm mà không tiêu thụ
được thì sẽ không có thu nhập để chi trả cho những chi phí sản xuất kinh
doanh. Điều này đồng nghĩa với việc Công ty không thể tồn tại và phát
triển lâu dài được. Tại Công ty Cổ phần điện chiếu sáng và thiết bị đô
thị Hồ Gươm thì vấn đề ở khâu tiêu thụ không phải là không bán được
hàng hóa mà có một số vấn đề trong quá trình tiêu thụ như nghiên cứu thị
trường; vấn đề quảng cáo, khuếch trương sản phẩm ; vấn đề cung ứng
nguyên vật liệu cho sản xuất;…vv
Vì vậy qua quá trình thực tập tại Công ty , được sự giúp đỡ của các anh
chị, công nhân viên trong Công ty, với những kiến thức đã tích lũy được cùng
với sự nhận thức được tầm quan trọng cả vấn đề này, em mạnh dạn chọn đề
tài “Giải pháp đẩy mạnh hệ thống tiêu thụ hàng hóa tại Công ty Cổ phần
điện chiếu sáng và thiết bị đô thị Hồ Gươm” để phân tích thực trạng công tác


SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

1


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

tiêu thụ sản phẩm và kết quả hoạt động tiêu thụ sản phẩm ở Công ty . Từ đó
đề xuất những giải pháp nhằm làm cho hệ thống tiêu thụ sản phẩm hoàn thiện
và có hiệu quả hơn.
Bài luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1. Tổng quan về Công ty Cổ phần điện chiếu sáng và thiết bị
đô thị Hồ Gươm
Chương 2: Thực trạng hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
Chương 3: Giải pháp nhằm hoàn thiện hệ thống tiêu thụ sản phẩm tại
Công ty
Em xin chân thành cảm ơn PGS TS Từ Quang Phương cùng Ban lãnh
đạo, nhân viên các phòng ban Công ty, đặc biệt là phòng kinh doanh Công ty
Cổ phần điện chiếu sáng và thiết bị đô thị Hồ gươm đã nhiệt tình giúp đỡ em
trong thời gian thực tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

2


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CHIẾU SÁNG
VÀ THIẾT BỊ ĐÔ THỊ HỒ GƯƠM
I.

Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp

1. Quá trình hình thành công ty
1.1.Tên đơn vị: Công ty cổ phần điện chiếu sáng và thiết bị đô thị Hồ
Gươm
Được thành lập ngày 01/01/ 2003. Công ty cổ phần điện chiếu sáng và
thiết bị đô thị Hồ Gươm là nhà sản xuất chuyên nghiệp hàng đầu trong thiết bị
điện và thiết bị chiếu sáng trong nhiều năm qua . Công Ty có tiền thân là cơ
sở sản xuất thiết bị chiếu sáng thành lập năm 2000. Tháng 01/2003 cơ sở
được chuyển thành công ty với tên gọi hiện nay : Công ty cổ phần điện chiếu
sáng và thiết bị đô thị Hồ Gươm
1.2. Địa chỉ trụ sở chính: Số nhà 115-117 tổ 2, phường Quan Hoa, quận
Cầu Giấy, thành phố Hà Nội
Số điện thoại: 04.3767.0249
Fax: 04.3834.1677
Email:
1.3. Người đại diện theo pháp luật:
- Họ và tên: Lê Thị Bích Vân
- Chức vụ: Giám đốc công ty
1.4. Quyết định thành lập:
Cơ quan ký quyết định: Sở Kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội – Phòng
đăng ký kinh doanh, Số: 0103002549, ngày: 01/01/2003
1.5. Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (Đăng ký thay đổi lần
thứ 8):

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

3


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

Số: 0101408860, ngày cấp: 01/02/2013, cơ quan cấp: Sở Kế hoạch đầu
tư thành phố Hà Nội – Phòng đăng ký kinh doanh
Công ty có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng và có con dấu riêng
để giao dịch.
Từ khi thành lập đến nay công ty luôn tự hoàn thiện và ngày càng
khẳng định vị trí của mình trên thị trường, góp phần vào công cuộc xây dựng
và phát triển đất nước, phát triển nền kinh tế quốc dân.
2. Chức năng, nhiệm vụ của công ty
2.1.Ngành nghề đăng ký kinh doanh: Điện chiếu sáng và thiết bị điện
2.2. Loại hình kinh tế : Công ty cổ phần ngoài nhà nước
2.3. Lĩnh vực hoạt động chính:
- Sản xuất kinh doanh các loại vật tư, thiết bị nguyên vật liệu của ngành
điện như đèn chiếu sáng, dây điện, cáp bọc điện, quạt điện…. Đây là ngành
nghề kinh doanh truyền thống của công ty. Là một công ty hoạt động lâu năm
trong lĩnh vực thiết bị điện, sản phẩm của công ty đã có chỗ đứng và tạo được
uy tín trên thị trường.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

4



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

3. Cơ cấu tổ chức quản lý và sản xuất của doanh nghiệp
Sơ dồ cơ cấu tổ chức quản lý
Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị

Giám đốc

Phó GĐ

Phó GĐ

Phó GĐ KT

Kinh doanh

TVTK

TVGS

Phòng

Phòng

Phòng

HC- NS


Kế toán

Kinh doanh

Xưởng
sản xuất

Phòng dự án
- TVTK

Phòng

Phòng

Phòng

Kỹ thuật

TVGS

Vật tư

Đội thi công
xây lắp

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính Công ty cổ phần điện chiếu sáng và thiết
bị đô thị Hồ Gươm)
Công ty cổ phần thiết bị điện và điện chiếu sáng Hồ Gươm được tổ
chức theo mô hình trục tuyến-chức năng. Mô hình này phản ánh đầy đủ


SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

5


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

nguyên tắc quản lý tập trung với ưu điểm là sự đơn giane và sự phân công
trách nhiệm cụ thể rõ ràng với từng bộ phận,từng cá nhân trong đơn vị.
Công ty có trên 100 cán bộ công nhân viên, được bố trí sắp xếp trong
các phòng ban chức năng, xưởng sản xuất, đội thi công xây lắp công trình,
phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người.
Công ty cổ phần thiết bị điện và điện chiếu sáng Hồ Gươm được tổ
chức theo mô hình trục tuyến-chức năng. Mô hình này phản ánh đầy đủ
nguyên tắc quản lý tập trung với ưu điểm là sự đơn giane và sự phân công
trách nhiệm cụ thể rõ ràng với từng bộ phận,từng cá nhân trong đơn vị
Công ty có trên 100 cán bộ công nhân viên, được bố trí sắp xếp trong
các phòng ban chức năng, xưởng sản xuất, đội thi công xây lắp công trình,
phù hợp với trình độ và năng lực của mỗi người.
• Đại hội đồng cổ đông
Là cơ quan có thẩm quyền cao nhất của Công ty, có quyền quyết định
những vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn được luật pháp và điều lệ công ty
quy định.
• Hội đồng quản trị
Là cơ quan quản trị của công ty, có toàn quyền nhân danh công ty để
quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của công ty trừ
những vấn đeè thuộc quyền của đại hội cổ đông. Hội đồng quản trị thường
xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt

động quản lý rủi ro của công ty.
• Ban giám đốc:Gồm 1 giám đốc và 3 phó giám đốc
Giám đốc là người đại diện và chịu trách nhiệm cao nhất trước pháp
luật, giám đốc do hội đồng quản trị bổ nhiệm, có nhiệm vụ xây dựng chiến
lược kinh doanh và quản lý, giám sát việc thực thiện, thiết lập hệ thống thông
tin hiệu quả.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

6


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

Thiết lập các quan hệ mật thiết bên trong công ty cũng như bên ngoài
công ty với các đơn vị, tổ chức, cá nhân.
Trợ giúp cho giám đốc là 3 phó giám đốc. Giám đốc sẽ căn cứ vào khả
năng và nhu cầu quản lý để thực hiện một số quyền hạn nhất định cho phó
giám đốc.
• Phòng hành chính nhân sự
Đảm nhận các công việc thuộc các lĩnh vực hành chính nhân sự của
công ty, thiết lập các chương trình, biện pháp thực hiện chức năng tổ chức,
bao gồm những hoạt động trong lĩnh vực nhân sự, quản lý nhân sự, thi đua,
khen thưởng, kỷ luật, xây dựng và trình bày kế hoạch ngân sách tiền lương
hàng năm, quản lý công văn đi, công văn đến
• Phòng kinh doanh
Thực hiện các công việc về kinh doanh, nghiên cứu mở rộng thị trường,
tiếp nhận và xử lý các thông tin về tiêu thụ sản phẩm, xử lý các khiếu nại của
khách hàng, giải quyết các công việc liên quan đến hoạt động kinh doanh và

thi công xây lắp các công trình công ty tham gia.
• Phòng dự án thiết kế
Tổ chức thực hiện các dự án, hợp đồng thi công xây lắp và kế hoạch
chất lượng để theo dõi quản lý các dự án. Theo dõi, giám sát và trình bày
những điều chỉnh phát sinh trong thi công, xây lắp cho phù hợp với điều kiện
cụ thể của từng công trình. Theo dõi những khối lượng phát sinh ngoài dự
toán, làm tờ trình để phó giám đốc công ty duyệt, giám đốc công ty ký.
• Phòng kỹ thuật
Triển khai các hoạt động kỹ thuật, chỉ đạo lắp đặt bảo dưỡng các
sản phẩm hàng hóa mà công ty sản xuất, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng
đối với các công trình thi công lắp đặt điện công nghiệp, dân dụng, hạ tần
kỹ thuật.
SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

7


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

Phòng kỹ thuật chịu trách nhiệm trước giám đốc công ty trong việc
kiểm tra giám sát, tổ chức kiểm định, nghiệm thu, xác nhận khối lượng thực
hiện hợp đồng và chất lượng công trình mà công ty tham gia thi công.
• Phòng tư vấn giám sát
Tổ chức quản lý thực hiện các công tác tư vấn giám sát thi công các
công trình điện chiếu sáng, công trình xây lắp đường và trạm biến áp đến
500KV theo đúng hợp đồng đã ký.
• Phòng vật tư
Cung cấp hàng hóa, thiết bị, vật tư cho toàn bộ hoạt động của công ty,
trên cơ sở cung cấp một cách khoa học giữa cung-cầu, tính toán lượng tồn

kho hợp lý nhằm đảm bảo sự tiết kiệm và hiệu quả trong việc sử dụng hàng
tồn kho. Xây dựng mối quan hệ lâu dài, ổn định với các nhà cung cấp, định kỳ
tiến hành đánh giá các nhà cung cấp trên một số tiêu chí cơ bản như sau: Chất
lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp, chất lượng dịch vụ sau bán hàng, các
chương trình hỗ trợ sau bán hàng, mức độ đảm bảo thực hiện hợp đồng, chịu
trách nhiệm trong việc kiểm tra giám sát, tổ chức kiểm định vật tư hàng hóa.
• Phòng kế toán tổng hợp
Theo dõi, tổ chức thực hiện việc hạch toán kế toán các nghiệp vụ kinh
tế phát sinh, tổng hợp kết quả kinh doanh, lập các báo cáo tài chính, phân tích
hoạt động kinh doanh để phục vụ cho việc kiểm tra thực hiện kế hoạch của
công ty, tham mưu cho giám đốc các giải pháp về tài chính đẻ hoạt động kinh
doanh đạt hiệu quả cao nhất.
• Xưởng sản xuất
Sản xuất gia công các mặt hàng cột gang, cột thép, đèn chiếu sáng lắp
đặt tủ, bảng điện và các sản phẩm cơ khí
• Đội thi công xây lắp
Chỉ huy trưởng công trình và các đội trưởng: Tổ chức thi công và xây
lắp công trình điện chiếu sáng, đường dây và trạm biến áp, các công trình hạ
SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

8


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

tầng kỹ thuậ,đảm bảo đúng thiết kế, chất lượng, kỹ thuật và tiến độ hoàn
thành công trình. Thường xuyên tìm hiểu, cập nhật các kỹ thuật mới tiên tiến
trong và ngoài nước để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng cao của xã hội, góp
phần nâng cao uy tín của doanh nghiệp.

II.
Đặc điểm các nguồn lực
1. Nguồn vốn
Bảng1: Cơ cấu nguồn vốn của Công ty Cổ phần điên chiếu sáng và
thiết bị đô thị Hồ Gươm năm 2013-2015
Đơn vị: triệu đồng
Năm 2013

Số lượng
Tổng

131.974

vốn

Năm 2014

Tỉ trọng

Số

(%)

lượng

100

123.618

Năm 2015


Tỉ
trọng

Số lượng

So sánh tăng, giảm

giảm 2014/2013

2015/2014

Tỉ trọng

Số tuyệt

(%)

đối

100

-8,356

-6.33

-15,69

-12,6


(%)
100

So sánh tăng,

107.925

%

Số tuyệt
đối

%

Chia theo sở hữu
- Vốn
chủ sở
hữu
- Vốn
vay

103.738

78,6

102.893

83,2

102.408


94,8

-0,845

-0,81

-0,485

-0,47

28.236

21,4

21.000

16,8

5.517

5,2

-7.23

-25,6

-15,4

-73,3


Chia theo tính chất
- Vốn cố
định
- Vốn lưu
động

60.013

45,4

36.638

29,6

25.467

23,5

-23,3

-38,8

-10,9

-29,7

71.961

54,5


86.980

70,4

82.458

76,5

15,01

20,8

-4,52

-5,20

(Nguồn: Phòng Tài chính Kế toán)
Nhận xét: Qua bảng cho ta thấy, nguốn vốn của công ty qua 3 năm có bước
giảm nhẹ. Năm 2014 so với năm 2013 giảm tới -8,356 triệu đồng, tương ứng -5,4 %,
năm 2015 so với năm 2014 tiếp tục giảm -15,693 triệu đồng, tương ứng
-12,6 %. Sự giảm dần của nguồn vốn là do khấu hao tài sản cố định
qua các năm nhanh mà không cần đầu tư thêm máy móc thiết bị.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

9


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP

GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

Phân theo sở hữu:
Phân theo sở hữu, nguồn vốn được chia thành: vốn chủ sở hữu và vốn
vay. Tỉ lệ giữa vốn chủ sở hữu và vốn vay thống kê qua 3 năm có sự biến
động tương đối để đáp ứng nhu cầu sản xuất kinh doanh của công ty.Nhận
thấy rằng vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu vốn của công ty.
Trong năn 2014 so với 2013, tỉ lệ vốn chủ sở hữu lại có xu hướng tăng từ
78,6% lên 83,2% , năm 2015 so với 2014 chiếm 94,8 % trên tổng số vốn.Vốn
vay chiếm tỷ trọng thấp. Cụ thể năm 2013 vốn chủ sở hữu đạt 103,738 triệu
thì vốn vay chỉ có 28,236 triệu đồng. Năm 2014 tiếp tục giảm và chỉ chiếm
16,8% trong tổng số vốn. Đến năm 2015 thì giảm tiếp -15,4 triệu đồng tương
ứng chiếm 5,2 %.
Từ đây, chúng ta có thể đưa ra nhận định rằng, khả năng tự chủ về vốn
của công ty khá cao, nguồn vốn kinh doanh của công ty chủ yếu là nguồn vốn
chủ sở hữu. Lý giải cơ cấu vốn có sự khác biệt là do công ty hoạt động kinh
doanh cùng với các công trình đấu thầu xây dựng các dự án thành công liên
tiếp đạt lợi nhuận cao trong những năm gaàn đây nên không cần phải sử dụng
nguồn vốn vay nhiều. Từ đó nhanh chóng giải quyết được các khoản nợ ngắn
hạn đồng thời đầu tư mở rộng quy mô sản xuất cho các nhà máy.
Phân theo tính chất nguồn vốn:
Phân theo tính chất, nguồn vốn được chia thành: vốn cố định và vốn
lưu động. Đối với công ty, vốn lưu động chiếm tỷ trọng lớn trên tổng cơ cấu
vốn tuy nhiên laị giảm dần qua các năm.
Trong năm 2013, nguồn vốn của công ty giảm xuống -8,356 triệu đồng
trong đó vốn lưu động của công ty tăng 15,01 triệu đồng so với năm 2014,
tương ứng tăng 20,8 %. Sang đến năm 2015 thì vốn lưu động giảm từ 86.890
triệu còn 82.458 triệu(-4,52 triệu) tương ứng giảm -5,2% sự giảm nguồn vốn
lưu động của Công ty giảm liên tiếp qua 3 năm nguyên nhân chính là tình


SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

10


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

trạng khách hàng không thanh toán đúng thời hạn.
Vốn cố định chiếm tỷ trọng thấp hơn trên tổng cơ cấu vốn của công ty
nhưng cũng giảm dần qua các năm. Cụ thể như sau: Năm 2013 là 60,013
triệu đồng thì năm 2014 giảm còn 36,368 triệu tương ứng giảm -10,9%. Năm
2015 tiếp tục giảm -10,9 triệu tương ứng 29,7 %. Sự giảm dần của vốn cố
định là do công ty khấu hao tài sản cố định nhanh và không cần đầu tư thêm
máy móc và trang thiết bị.
2.Nhân lực
Đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của mình, công ty luôn coi
nguồn nhân lực là nhân tố ưu tiên hàng đầu vì đây là yếu tố then chốt giúp
công ty có thể hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả hay không. Do đó,
trong những năm vừa qua công ty luôn chú trọng công tác hoạch định tuyển
dụng và đào tạo nguồn nhân lực nhằm phục vụ một cách có hiệu quả nhất
trước những nhu cầu thực tiễn của hoạt động sản xuất kinh doanh đặt ra.
Đội ngũ cán bộ, NV của công ty hiện nay tương đối trẻ với độ tuổi
trung bình chưa đến 30 tuổi. Với phần lớn lao động là thanh niên trẻ như hiện
nay sẽ tạo ra một lực lượng lao động có chất lượng với sung sức, nhanh nhạy
trong học tập kiến thức và lao động.
Đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật trong những năm qua rất có
chất lượng, được đào tạo bài bản, có kiến thức, có tay nghề và rất gắn bó với
công việc của mình.


SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

11


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

Bảng 2: Cơ cấu nhân lực của công ty qua 3 năm 2013-2015
( Đơn vị: Người)
Năm 2013

Tổng số lao
động

Năm 2014

Năm 2015

Số

Tỷ trọng

Số

Tỷ trọng

Số

lượng


(%)

lượng

(%)

lượng

85

100

110

100

139

Tỷ
trọng
(%)

So sánh tăng,

So sánh tăng,

giảm 2014/2013

giảm 2015/2014


Số
lượng

%

Số
lượng

%

100

25

0,3

29

03

Phân theo tính chất lao động
- Lao động
trực tiếp
- Lao động
gián tiếp

65

76,4


90

99

119

85,6

25

0,3

29

0,2

20

23,5

20

1

20

14,5

0


0

0

0

Phân theo giới tính
- Nam

65

76,4

85

77,2

105

75,5

20

0,3

20

0,2


- Nữ

20

23,5

25

22,7

34

24,4

5

0,2

9

0,3

Phân theo trình độ học vấn
- Đại học và
trên đại học
- Cao đẳng
và trung cấp
- THPT hoặc
trung học cơ


52

61,1

64

58,1

85

61,1

12

0,2

21

0,3

20

23,5

25

22,7

40


28,7

5

0,2

15

0,6

13

15,2

21

19,0

13

9,3

8

0,6

-7

-0,3


sở
Phân theo độ tuổi
- Trên 45
tuổi
- Từ 35 đến
45 tuuổi
- Từ 25 đến
35 tuổi
- Dưới 25
tuổi

15

17,6

13

11,8

22

15,8

-2

-0,1

9

0,6


20

23,5

40

36,3

45

32,3

20

1,0

5

0,1

45

52,9

32

29,0

40


28,7

-13

-0,2

8

0,2

5

5,8

25

22,7

29

20,8

5

1,0

4

0,1


( Nguồn : Phòng Hành chính- Nhân sự)
Nhận xét:
Tổng số lao động của công ty có sự tăng đều qua các năm. Năm 2013
chỉ có 85 người thì năm 2014 tăng lên 110 người và lại tăng lên 139 người

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

12


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

năm 2015. Lực lượng lao động của công ty khá mạnh, chất lượng lao động
của công ty cũng được chú ý qua các năm. Đây chính là một dấu hiệu tốt
trong công tác quản lý, khai thác nguồn lực lao động của công ty. Vấn đề này
làm nâng cao chất lượng lao động, tăng sức mạnh cạnh tranh trên thị trường
và đồng thời tăng hoạt động hiệu quả cạnh tranh của công ty.
Theo tính chất lao động: Lao động trực tiếp chiếm đa số ( năm 2013 là
76,4%) nguyên nhân vì công ty thuộc loại hình sản xuất kinh doanh thiết bị
thiện và xây lắp, xây dựng các công trình đô thị vì vậy cần nhiều nhân lực hay
chính xác là công nhân trực tiếp sản xuất trong các nhà máy cũng như các kỹ
sư chỉ huy công trình. 23,5 lao động gián tiếp ( bao gồm cả bảo vệ và nhân
viên nhà ăn) của công ty, chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu lao động của
doanh nghiệp. Năm 2014 số lượng lao động trực tiếp tăng lên, cụ thể là tăng
34 người( tương ứng tăng 22,6% so với năm 2013) và tiếp tục tăng lên là 139
người ở năm 2015 chiếm 85,6% tổng số lao động. Nhận thấy qua 3 năm
nguồn lao động của công ty thay đổi đều là do lao động trực tiếp. Lao động
gián tiếp giữ nguyên số lượng là 20 người.

Theo giới tính: 3 năm qua số lượng lao động đều tăng đều so với các
năm. Theo bảng số liệu ta có thể thấy số lượng lao động nam chiếm nhiều hơn
nữ: Cụ thể năm 2013 số lao động nam là 65 người chiếm 76,4% thì số lao
động nữ chỉ 20 người chiếm 23,5%. Sang năm 2014 số lao động nam tiếp tục
tăng lên tới 85 người, chiếm 77,2% tổng số lao động và số lao động nữa là 25
người chiếm 22,7%. Năm 2015 lao đông Nam tăng lên với 105 lao động
chiếm tới 75,5 % trong tổng số lao động toàn công ty, trong đó lao động Nữ
cũng chỉ dừng lại ở mức 34 người và chiếm 24,4% tổng số lao động.
Qua số liệu của công ty cho thấy vấn đề sử dụng lao động nam hay
nữ phụ thuộc vào tính chất đặc điểm công việc của công ty.Công ty cổ
phần điện chiếu sáng và thiết bị điện với các công việc chính là sản xuất

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

13


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

thiết bị điện cũng như xấy lắp các công trình liên quan tới điện, các trạm
bơm, thực hiện các công việc liên quan đến khoan thăm dò, khoan lỗ kiểm
tra, lấy mẫu thử để kiểm tra về địa chất, địa vật lý hoặc các mục đích
tương tự… vì vậy ưu điểm của việc sử dụng nhiều lao động nam là vì lao
động nam thiên nhiều về kỹ thuật để đáp ứng công việc tốt hơn. Số lao
động nữ của công ty chủ yếu làm ở các khâu sản xuất điện chiếu sáng
công cộng và các vị trí văn phòng
Theo trình độ học vấn: Qua bảng chúng ta thấy đội ngũ cán bộ công
nhân viên tăng đều qua các năm cả về số lượng lẫn chất lượng. Cụ thể là:
Lao động có trình độ đại học và trên đại học năm 2013 là 52 người

chiếm 61,1%, năm 2014 là 64 chiếm 58,1% , năm 2015 là 85 chiếm 61,15%
Đây là lực lượng lao động giàu kinh nghiệm nhất công ty. Cụ thể ở các
vị trí như trưởng các phòng ban, chỉ huy công trường.
-

Số lao động có trình độ cao đẳng và trung cấp năm 2013 là 20

người chiếm 23,5 ; năm 2014 là 25 người chiếm 22,7%,sang năm 2015 là 40
chiếm 28,7%
-

Còn lại là số lao động THPT hoặc trung học cơ sở. qua bảng ta cũng

có thể thấy số lượng ở vị trí này ko nhiều, chỉ chiếm 15,2% ở năm 2013 với
13 người, sang 2014 là 21 người với 19% nhưng đến năm 2015 thì con số
giảm xuống còn 9,3% với 13 người trên tổng số lao động là 139 người.
Theo độ tuổi:
-

Nhìn chung số lượng lao động tập trung ở độ tuổi 25-45 là nhiều

nhất. Từ đó cho thấy công ty sử dụng nhiều lao động trẻ. Ưu điểm của độ tuổi
này là sức khỏe cũng như kinh nhiệm làm việc mang lại hiệu quả cao nhất.
-

Số lao động trên 45 tuổi không nhiều. Cụ thể năm 2013 với 15

người chiếm 17,6% trong tổng số lao động. Năm 2014 giảm còn 11,8% với
13 người, sang năm 2015 tăng lên 22 người chiếm 15,8%.


SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

14


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

-

Ở độ tuổi 35-45 lại chiếm tỷ lệ cao hơn, tăng dần qua các năm. Nếu

2013 có 20 lao động chiếm 23,5% thì sang năm 2014 lên tới 40 người với
36,3% và năm 2015 tiếp tục tăng lên 45 người chiếm 32,3 %
-

Từ 25-35 tuổi thì số lao động cũng chiếm khá nhiều. năm 2013 với

45 người ,chiếm 52,9%. Năm 2014 chiếm 29% với 32 người và năm 2015 có
40 lao động chiếm 28,7%
-

Qua bảng cho thấy độ tuổi dưới 25 tăng dần qua các năm. Năm

2013 là 5 người chỉ với 5,8% thì năm 2014 đã lên tới 25 người với 22,7%. Và
năm 2015 là 29 người với 20,8 %
Nhận thấy cơ cấu lao động như vậy là hợp lý vì hình thức hoạt động
của Công ty là vừa sản xuất vừa kinh doanh. Số lao động gián tiếp ở các
phòng ban rất hợp lý không gây cồng kềnh, tốn kém chi phí.
Qua việc phân tích số liệu trên ta thấy: lực lượng lao động của Công ty

khá mạnh, chất lượng lao động cũng được chú ý qua các năm. Đây chính là
một dấu hiệu tốt trong công tác quản lý, vấn đề khai thác nguồn lực lao động
của Công ty ngày càng được nâng cao. Chất lượng lao động cao, tăng sức
mạnh cạnh tranh trên thị trường và đồng thời tăng hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

15


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

III.

Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Bảng 3: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2013 – 2015
Stt

Các chỉ tiêu chủ

Đơn vị

yếu

tính

So sánh tăng,


So sánh tăng, giảm

Năm 2013

Năm 2014

Năm 2015

Tr.đ

95.104

96.531

102.865

1,427

1,5

6,334

6,5

Người

85

110


139

3,397

5,4

3,890

5,9

Tr.đ

131.974

123.618

107.925

-8.356

-6.33

-15.69

-12.6

Tr.đ

60,013


36,638

25.467

-23,3

-38,8

-10,9

-29,7

71.961

86,980

82.458

15,1

20,8

-4,52

-5,20

Tr.đ

2.172


1.496

2.031

-141

-6,4

535

36,6

Nộp ngân sách

Tr.đ

773.407

531.252

572,936

-241,8

-31,2

41,6

7,8


Thu nhập BQ 1

1000

lao động (V)
Năng suất lao

đ/tháng

5.310

5.342

5.500

32

0,6

158

2,95

động BQ năm (7)

Tr.đ

111.88


87,75

73,87

-2,41

-2,15

-13,9

-15,8

chỉ số

0,022

0,015

0,019

-0,007

-31,8

0,004

26,7

chỉ số


0,021

0,012

0,018

-0.009

-42,8

0,006

50

Vòng

1,31

1,10

1,24

-0,21

16,0

0,14

12,7


giảm 2014/2013
Số tuyệt
%
đối

2015/2014
Số tuyệt
%
đối

Doanh thu tiêu
1

thụ theo giá hiện
hành

2
3

Tổng số lao động
Tổng vốn kinh
doanh bình quân
3a. Vốn cố định
bình quân
3b. Vốn lưu động
bình quân

4
5
6


7

Lợi nhuận sau
thuế

= (1)/(2)
Tỉ suất lợi
8

nhuận/doanh thu
tiêu thụ
(8) = (4)/(1)
Tỷ suất lợi

9

nhận/vốn KD (9)
= (4)/(3)
Số vòng quay vốn

10

lưu động (10) =
(1)/(3b)

(Nguồn: Phòng Tài chính- Kế toán công ty cổ phần điện chiếu sáng
và thiết bị đô thị Hồ Gươm)
Thông qua bảng số liệu trên ta thấy được kết quả của hoạt động SXKD
của Công ty như sau:

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

16


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

-

Doanh thu: Chỉ tiêu doanh thu tiêu thụ theo giá hiện hành tăng dàn

qua các năm.Cụ thể: Năm 2013 doanh thu tiêu thụ là 95.104 triệu đồng, đến
năm 2014 đạt 96.531 triệu đồng, tăng 1,427 triệu đồng tương ứng tăng
1,5% . Đến năm 2015, là một năm tiêu thụ thành công của Công ty với tốc độ
tăng là 6,5% so với cùng kỳ năm trước. Doanh thu lúc này đạt 102.865 triệu,
tức tăng 6,334 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng giảm thất thường này do
thị trường bất động sản đang có nhiều chuyển.
-

Lợi nhuận: Mặc dù doanh thu tiêu thụ có mức chuyển biến mạnh

song tỷ trọng lợi nhuận sau thuế trên doanh thu lại rất thấp và có xu hướng
giảm rõ rệt qua các năm. Cụ thể năm 2013 đạt 2.172 triệu thì sang năm 2014
giảm còn 1.496 triệu đồng và vào năm 2015 lại tăng lên khi đạt 2.031 triệu
đồng lợi nhuận. Điều đó chứng tỏ rằng, khoản chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra
để sản xuất kinh doanh chiếm một tỷ trọng lớn.
-

Nộp ngân sách: Công ty đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đóng góp các


khoản cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên con số trong bảng thống kê lại
tăng giảmqua 3 năm chúng tỏ hiệu quả hoạt động sản xuất và tiêu thụ của
Công ty chưa ổn định và gặp nhiều khó khăn.
-

Thu nhập bình quân 1 lao động: Có sự tăng giảm không ổn định.

Năm 2013 thu nhập bình quân 1 người đạt 4.810.000 đồng giảm 468.000
đồng và tăng lên là 4.500.000 đồng tức tăng 3,6% so với năm 2013. Mức thu
nhập này được đánh giá là cao hơn hẳn so với các doanh nghiệp cùng ngành.
Điều này chứng tỏ mức thu nhập của công nhân viên ngày càng được cải
thiện và hợp lý so với nền kinh tế.
-

Năng suất lao động bình quân: Tổng số lao động có xu hướng tăng

dần, do đó năng suất lao động bình quân (NSLĐ BQ) năm cũng có sự biến
động nhất định. Cụ thể năm 2013 NSLĐ BQ là 111,88 triệu đồng giảm xuống
còn 87,75 triệu năm 2014. Đến năm 2015là 73,87 triệu đồng tương đương

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

17


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

giảm -15,8% so với năm trước. Ta có thể rút ra rằng tỷ lệ tăng doanh thu tăng

nhanh hơn tỷ lệ lao động, hiệu quả sản xuất ở mức trung bình, chưa có bước
đột phá, đó cũng là tình hình chung của các doanh nghiệp hiện nay.
-

Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu tiêu thu: Tỷ số này mang giá trị dương

qua 3 năm, có nghĩa là Công ty đã hoạt động có lãi. Tuy nhiên các chỉ tiêu
phản ánh khả năng sinh lời của Công ty là rất thấp, các chỉ tiêu đều không
vượt quá 1%, và có sự giảm nhanh. Năm 2013 là 0,022% sang năm 2014 chỉ
còn 0,015% và tiếp tục giảm còn 0,019 vào năm 2015. Nhận thấy rằng so với
tỷ số bình quân của toàn ngành, các con số này vẫn ở mức thấp và chấp nhận
được. Vì vậy Công ty cần nỗ lực hơn để cải thiện vào các năm tiếp theo.
-

Tỷ suất vòng quay vốn lưu động phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu

động của Công ty. Thông qua số liệu của chỉ tiêu, ta có thể thấy vòng quay
vốn lưu động của công ty tăng giảm lần lượt qua 3 năm là1,31 vòng, 1,1
vòng và 1,24 vòng. Điều này chứng tỏ sự quay vòng vôns nhanh và ổn định.
Tóm lại, qua 3 năm kết quả hoạt động kinh doanh của công ty tương
đối tốt. Thể hiện qua việc doanh thu tiêu thụ tăng,lợi nhuận sau thuế ổn định,
năng suất lao động bình quân tăng cùng với khả năng quay vòng vốn nhanh.
Trong bối cảnh khó khăn này, cùng với chi phí sản xuất tăng, thị trường tiêu
thụ thu hẹp xong ban giám đốc Công ty đã nỗ lực trong quản lý hoạt động,
mang lại kết quả sản xuất kinh doanh đáng mừng cho toàn thể công ty.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

18



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TIÊU THỤ SẢN PHẨM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐIỆN CHIẾU SÁNG VÀ THIẾT BỊ
ĐÔ THỊ HỒ GƯƠM
Trước đây người ta hiểu tiêu thụ là hoạt động bán hàng nhưng theo nghĩa
đầy đủ thì “hoạt động tiêu thụ là một quá trình trong đó người có hàng hóa tìm hiểu,
khám phá và gợi mở nhu cầu của người mua và tìm cách thỏa mãn nhu cầu ấy một
cách tốt nhất trên mọi cơ sở lợi ích thỏa đáng và lâu dài của cả hai bên” (theo James
M.Comer – Quản trị bán hàng, Nhà xuất bản Thống kê, Hà Nội, 1995, tr 45). Quan
điểm này cho thấy, tiêu thụ là một quá trình phức tạp được cấu thành từ nhiều hoạt
động khác nhau và có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau. Vì vậy, em sẽ tiến hành
nghiên cứu vấn đề tiêu thụ sản phẩm theo cách tiếp cận chia quá trình tiêu thụ thành
3 giai đoạn có mối quan hệ hết sức chặt chẽ với nhau là giai đoạn xúc tiến bán; giai
đoạn bán hàng và giai đoạn sau bán hàng.
I. Một số kết quả tiêu thụ sản phẩm tại Công ty
1.1 Kết quả tiêu thụ theo loại sản phẩm
Bảng 4: Kết quả tiêu thụ một số loại sản phẩm của Công ty năm 2015
Loại sản phẩm
1.
Đèn chiếu sáng
công cộng
2.
Dây cáp điện
3.
Dây e.may
4.

Biến thế điện
35KV- 120 KV
5.
Quạt điện

Đơn vị
tính

Sản lượng
sản xuất

Sản lượng tiêu
thụ

Tỷ lệ sản lượng
tiêu thụ/sản xuất

Chiếc

3.350

2.350

70,1%

m
m

670.000
845.000


92,5%
76,3 %

Chiếc

112

620.000
645.000
98

Chiếc

4.500

3.700

82,2%

87,5 %

(Nguồn: Phòng kinh doanh Công ty Cổ phần điện chiếu sáng và thiêts bị đô
thị Hồ Gươm)
Bảng trên cho thấy sản phẩm của Công ty có những sản phẩm sản
SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

19



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

lượng tiêu thụ lớn nhất là dây cáp điện với 92,5% và biến thế điện với 97,5%.
Đó hầu hết đều là những sản phẩm có chất lượng tốt và giá thành cao. Ngoài
ra quạt điện cũng có sản lượng tiêu thụ đạt 82%. Đây cũng là sản phẩm điển
hình của công ty. Dây e.may và đèn chiếu sáng công cộng lại chiếm tỷ lệ thấp
nhất. và chỉ đạt trên 70%.
Nhận thấy các sản phẩm của công ty đều là những sản phẩm có tỷ lệ
tiêu thụ/ sản lượng sản xuất dưới 100%; tức là sản xuất thì nhiều nhưng tiêu
thụ được ít hơn
=> Công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty chưa thực sự đạt kết quả cao.
1.2. Kết quả tiêu thụ theo thời gian
Bảng 5: Kết quả hoạt động tiêu thụ của Công ty
Năm
2011
2012
2013
2014
2015

Sản lượng tiêu thụ
(chiếc)
8.900.179
9.302.174
9.975.538
8.554.760
11.153.000

Doanh thu tiêu thụ


Lợi nhuận ròng

(Tr.đ)
(Tr.đ)
50.870
1.290
64.729
2.115
95.104
2.172
96.531
1.496
102.865
2031
(Nguồn: Phòng kinh doanh)

- Năm 2011, số lượng sản phẩm mà Công ty tiêu thụ được là 8.900.179
sản phẩm, đem lại doanh thu là 50.870 trđ. ở thời điểm này, Công ty gặp
nhiều khó khăn do giá nguyên, nhiên vật liệu và các loại vật tư khác tiếp tục
tăng 20 – 25% và sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường đến từ các đối thủ cạnh
tranh hiện tại, các cơ sở tư nhân và các doanh nghiệp nhà nước. Để đối phó
với tình hình biến động này, công ty đã chủ trương chủ động đối phó bằng
thực hiện thu hẹp sản xuất những sản phẩm có giá trị thấp, không đem lại lợi
nhuận cao và thị trường không có nhu cầu nhiều. Đồng thời Công ty cũng đa
dạng hóa sản xuất sản phẩm có giá trị cao như quạt hơi nước, Đèn chùm trang

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

20



LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

trí và một số loại sản phẩm khác. Hơn nữa Công ty cũng đã mở rộng thị
trường tiêu thụ sản phẩm nhất là Điện chiếu sáng và các thiết bị trang trí khác;
các giải pháp marketing giúp khâu tiêu thụ hàng hóa được ddẩy mạnh. Do vậy
tới năm 2012, sản lượng sản xuất đã tăng lên 9.302.174 sản phẩm, đem lại
doanh thu là 64.729 trđ và lợi nhuận ròng là 2.115 trđ tức tăng 10,5% so với
năm 2011.
- Năm 2013, với kết quả đạt được năm 2012 cùng với việc phân tích
đúng đắn nhu cầu khách hàng nên Công ty đã mạnh dạn tái mở rộng sản xuất.
Tưởng rằng Công ty sẽ lại đối mặt với khó khăn nhưng thực tế thì hoàn toàn
có triển vọng và ấn tượng. Công ty sản xuất ra tăng lên 9.975 đem lại doanh
thu là 95.104 trđ, lợi nhuận tăng lên 2.172 trđ so với năm 2012. Đây là một
kết quả khó có doanh nghiệp nào trong thời kỳ xu hướng nền kinh tế chung
ảm đạm như bấy giờ.
- Năm 2014 được đánh giá là một năm ko thật sự thành công đối với
Công ty. Lượng sản xuất mà công ty đạt được chỉ còn 8.554.760 sản phẩm
kéo theo việc tăng lên của doanh thu không đáng kể là 96.531 triệu . Nguyên
nhân phần lớn là biến động thị trường gay gắt, ảnh hưởng của khủng hoảng
nền kinh tế chung kéo theo sự tăng lên của tổng chi phí sản xuất
- Năm 2015 lại là một năm thành công của công ty với con số sản
lượng tiêu thụ lên tới 11.153.000 sản phẩm kéo theo doanh thu tăng lên
102..865 triệu đồng. Nguyên nhân của sự thành công này là do việc rút kinh
nghiệm từ những năm về trước cùng với việc marketing sản phẩm hiệu quả
tới người tiêu dùng làm cho các cơ sở đặt hàng sản xuất ngày càng nhiều và
mang lại doanh thu cao cho toàn thể công ty.
1.3 Kết quả tiêu thụ sản phẩm theo thị trường

Trước dây, khi nước ta còn nghèo đói nên việc sử dụng các loại thiết bị
điện như các loại bóng đèn vừa có khả năng chiếu sáng nhưng vừa có tác dụng
SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

21


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

trang trí không phải đa số người dân có thể mua sử dụng được. Nhưng từ năm
1986 tới nay, nền kinh tế có sự đổi mới chính sách, cơ chế hoạt động nên đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Với mục tiêu đưa nước ta trở thành một nước công
nghiệp hóa – hiện đại hóa (CNH – HĐH) vào năm 2020 và những chính sách
mở cửa thông thương với các nước trên thế giới đã kéo theo sự phát triển của
kinh tế nói chung và sự phát triển của các tỉnh thành cũng như các vùng, khu vực
nói riêng. Những khu đô thị, công viên, khu công nghiệp, khu chế xuất; các
doanh nghiệp; các con đường, cầu cống…vv đang ngày một được hình thành tạo
cơ sở hạ tầng thực hiện CNH, HĐH đất nước, đời sống của dân cư cũng được
nâng cao tạo điều kiện cho ngành sản xuất thiết bị điện phát triển.
Hiện nay, sản phẩm của CTCP điện chiếu sáng và thiết bị đô thị Hồ
Gươm có mặt ở hầu hết các tỉnh thành trong cả nước. Phân đoạn thị trường
mà Công ty đi sâu khai thác ở các tỉnh thành đó là thị trường những người có
thu nhập trung bình. Công ty xác định: “Chiếm lĩnh thị trường bình dân này là
trước để lấy uy tín, thương hiệu từ đó phát triển sản phẩm để đáp ứng”.
Sản lượng và doanh thu của công ty thay đổi qua các năm và các tỉnh
thành khác nhau. Bảng dưới đây là 3 thị trường trọng tâm của Công ty, tỷ
trọng của các thị trường này là rất cao (trên 65% doanh thu tiêu thụ trong cả
nước). Các thị trường đó được coi là thị trường trọng tâm của Công ty tại vì
các thị trường đạt số lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thu cũng như lợi

nhuận cao hơn các khu vực thị trường khác. Hơn nữa, những thị trường này
tương đối gần với Công ty nên có thể tiết kiệm được chi phí vận chuyển, quản
lý… Ngoài ra còn có các thị trường đáng chú ý như các thị trường Hải
Dương, Quảng Ninh, Bắc Ninh, Thanh Hóa và Hòa Bình.
Bảng 6:Tình hình tiêu thụ sản phẩm tại một số thị trường trọng tâm:
Đơn vị: chiếc
Tỉnh -

Năm 2012

Năm 2013

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

Năm 2014

Năm 2015

22


LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
GVHD: PGS TS TỪ QUANG PHƯƠNG

Thành
Hà Nội
10.225.100
Vĩnh Phúc
6.350.200
Hưng Yên - 7.150.200


12.038.946
7.850.000
5.175.120

9.890.750
8.530.755
5.978.120

15.650.789
10.115.210
5.899.250

Thái Bình
(Nguồn: Phòng Kinh doanh)
Nhìn vào biểu đồ ta thấy rõ ba thị trường khách hàng chiếm tỷ trọng
cao nhất trong thị trường trọng tâm của Công ty luôn là Hà Nội, Hưng yên,
Thái Bình và Vĩnh Phúc. Hà Nội luôn là thị trường năng động và có nhu cầu
về sản phẩm nhiều nhất trong các năm qua và có nhiều biến động nhất. Năm
2012 nhu cầu về thiết bị điện của Hà nội là 10,225,100 chiếc thì tới năm 2015
đã lên tới 15,650,789 chiếc. Tỉnh Vĩnh Phúc năm 2012 là 6,350,200 thiết bị
tới năm 2015 nhu cầu lên 10,115,210 thiết bị . Thị trường Hưng Yên- Thái
Bình thì có sự biến động ít hơn 2 thị trường khác. Sản lượng có sự tăng giảm
liên tục:
 Nguyên nhân tăng :
+ Khách hàng tiếp nhận sản phẩm của Công ty từ những ngày đầu sản
phẩm xuất hiện trên thị trường, tâm lý tiêu dung theo thói quen nên họ tiếp tục
sử dụng sản phẩm của Công ty.
+ Sản phẩm của Công ty đã đáp ứng được những yêu cầu của khách
hàng về kiểu dáng, màu sắc, mẫu mã, chất lượng và giá cả nên khách hàng đã

lựa chọn tiêu dung sản phẩm của Công ty.
+ Do tại các thị trường này chưa có nhiều đối thủ tham gia nên cường
độ cạnh tranh thấp. Hoặc khách hàng muốn thay đổi thói quen tiêu dùng cũ
quyết định sử dụng sản phẩm của Công ty Cổ phần điện chiêú sáng và thiết bị
đô thị Hồ Gươm. Trường hợp này khó xảy ra hơn nên muốn có được cơ hội
này thì yêu cầu đối với Công ty là có hệ thống kênh phân phối rộng khắp, bao
phủ được thị trường, Công ty dám mạo hiểm nhảy vào những thị trường mới,
nhiều khó khăn hơn.

SVTH: NGUYỄN THỊ HUỆ – QLNS 17-04

23


×