Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

SKKN sáng kiến kinh nghiệm mầm non sử dụng các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5 6 tuổi thông qua hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (200.27 KB, 25 trang )

MỤC LỤC

1


1. Đặt vấn đề
Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai, vì thế chúng ta phải coi trọng công tác chăm
sóc và giáo dục trẻ tạo mọi điều kiện để trẻ có thể phát triển tốt nhất. Trong công tác
chăm sóc và giáo dục trẻ thì Bộ Giáo dục luôn đưa ra những đổi mới về chương trình
để phù hợp với thực tiễn.
Giáo dục mầm non là một bậc học trong hệ thống giáo dục Việt Nam với chỉ thị
153/CP của Hội Đồng Chính Phủ ra ngày 12/8/1966 về “ Công tác giáo dục Mầm non
nhằm giáo dục trẻ bằng cách tổ chức vui chơi, giáo dục các cháu những đức tính tốt,
chăm sóc sức khỏe, tập cho cháu vừa chơi vừa học để chuẩn bị cho cháu vào trường
phổ thông”. Căn cư Quyết định của thủ tướng chính phủ “ Một số chính sách phát triển
giáo dục Mầm non” 161/2001/QĐ-TT điều 3: Xây dựng chương trình giáo dục mầm
non tại cơ sở để trẻ em phát triển toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình
thành những yếu tố đầu tiên về nhân cách cho trẻ mẫu giáo.
Theo nhà giáo dục xô viết vĩ đại A.X Macarenco đã viết “ Trò chơi có một ý
nghĩa quan trọng trong đời sống trẻ em, có ý nghĩa giống như ý nghĩa của hoạt động
công tác và sự phục vụ của người lớn lên trong công tác phầ lớn trẻ em như thế ấy. Do
đó việc giáo dục những nhà hoạt động tương lai bắt đầu từ trò chơi”. Vì thế sử dụng
các trò chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo rất quan
trọng đối với trẻ. , thông qua các tro chơ học tập, trẻ được làm quen tiếp xúc với nhieu
trò chơi với những hình thức khác nhau, nhằm phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn
tinh thần.Các trò chơi học tập luôn chiếm vị trí đặc biệt trong đời sống tuổi thơ mỗi
người. Trò chơi học tập là hoạt động chủ đạo ở trường mầm non , được người lớn tổ
chức, hướng dẫn nhằm giúp trẻ thỏa mãn nhu cầu vui chơi và nhận thức đồng thời giáo
dục và phát triển thể chất toàn diện cho trẻ ở lứa tuổi này. Với trẻ mẫu giáo thì học
bằng chơi chơi mà học. “ Nghĩa là trong quá trình cho trẻ mẫu giáo hoạt động vui chơi
ta dần giúp trẻ xây dựng những nhận thức, ý thức cho trẻ đồng thời qua đó xây dựng


những kỹ năng, kỹ xảo cần thiết cho hoạt động học tập sau này của trẻ . Trẻ nhận thức
được thế giới xung quanh và tiếp nhận việc giáo dục, học tập một cách nhẹ nhàng
thoải mái .
Vai trò của trò chơi học tập đối vói trẻ mẫu giáo là hoạt động chủ đạo của trẻ,
thông qua trò chơi trẻ được phát triển nhân cách toàn vẹn làm thay đổi hình thức hoạt
động học tập, tạo ra bầu không khí trong lớp học trở nên dễ chịu, thoái mái hơn. Trẻ
tiếp thu kiến thức tự giác và tích cực hơn. Giúp trẻ rèn luyện, củng cố và khắc sâu
những điều đã học đồng thời phát triển vốn kinh nghiệm mà trẻ tích lũy được qua hoạt
động chơi. Đặc biệt là phát triển ngôn ngữ trong những trò chơi yêu cầu mô tả bằng
lời hoặc biết kết hợp linh hoạt giữa các hoạt động tư duy (so sánh, phân tích, tổng
hợp,...) và các kỹ năng xử lý nhanh nhẹn, thông minh đối với những trò chơi yêu cầu
2


hành động. Giúp trẻ rèn luyện các kỹ năng học tập, thúc đẩy các hoạt động trí tuệ như:
tập trung chú ý, kiên trì tìm tòi, sáng tạo vận dụng tri thức... Nhờ sử dụng trò chơi học
tập mà quá trình dạy và học trở thành một hoạt động vui và hấp dẫn hơn. Giúp trẻ rèn
luyện các phẩm chất đạo đức như: tính thật thà, trung thực, tôn trọng kỷ luật, biết giúp
đỡ, hỗ trợ đồng đội trong khi chơi, biết đánh giá và tự đánh giá kết quả chơi...Ngoài ra
một số trò chơi học tập như ghép hình, tranh ảnh, ..giúp trẻ biết cảm thụ cái đẹp, yêu
cái đẹp và tạo ra cái đẹp từ đó góp phần giáo dục thẩm mỹ cho trẻ.
Trò chơi học tập giúp cho học sinh phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh
thần. Trò chơi làm cho học sinh được phát triển các năng lực một cách tự nhiên, giúp
trẻ trao đổi kinh nghiệm, tương tác lẫn nhau từ đó tiếp thu kiến thức được dễ dàng.
Ở trường mầm non đa số các cô giáo đã biết tổ chức các trò chơi kết hợp với
các bài học . Giúp trẻ tiếp thu bài học nhanh,hứng thú học nhằm kích thích phát triển
tư duy của trẻ, thiết lập cho trẻ các mối quan hệ xã hội. Song vì điều kiện thực tế ở
trường mầm non còn hạn chế nên việc tổ chức các trò chơi van chua dược kết hợp hài
hòa giữa chơi và học .Chính vì những lý do trên mà tôi chọn đề tài: “ Sử dụng các trò
chơi học tập nhằm phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi thông qua

hoạt động khám phá về môi trường xã hội ở trường mầm non ”.
2. Lý luận chung về vấn đề nghiên cứu
2.1. Một số vấn đề về trò chơi học tập của trẻ mầm non
2.1.1. Khái niệm trò chơi học tập
Trò chơi học tập là loại trò chơi có luật, thường do người lớn nghĩ ra cho trẻ
chơi. Đó là loại trò chơi đòi hỏi trẻ phải thực hiện một quá trình hoạt động trí tuệ để
giải quyết nhiệm vụ học tập được đặt ra như nhiệm vụ chơi, qua đó mà trí tuệ của trẻ
được phát triển.
2.1.2. Đặc điểm trò chơi học tập
Trò chơi học tập là loại trò chơi mà nhiệm vụ trí lực được thực hiện dưới hình
thức nhiệm vụ vui chơi thoải mái. Nội dung học tập được lồng ghép vào nội dung
chơi, động cơ học tập hòa quyện vào động cơ chơi. Việc thực hiện các thao tác chơi,
hành động chơi chính là việc thực hiện các nhiệm vụ trí dục. Như vậy giữa chơi và học
co quan hệ chặt chẽ với nhau. Do vậy “học mà chơi, chơi mà học” được xem là
phương thức học tập độc đáo của trẻ lứa tuổi mầm non.
- Nội dung chơi: Là nhiệm vụ nhận thức mà trẻ phải giải quyết trong quá trình
chơi và phải có kết quả.
- Hành động chơi: Là những thao tác mà trẻ phải thực hiện nhiệm vụ mà trò
chơi đặt ra.hành động chơi càng phong phú bao nhiêu thì trò chơi càng lí thú bấy
nhiêu.Hệ thống các thao tác trong hành động chơi do nhiệm vụ chơi quy định và được
3


diễn ra theo một luật chơi. Các hành động chơi như là họa tiết của chủ đề chơi, những
hành động ấy càng phong phú, đa dạng bao nhiêu thì trẻ tham gia vào trò chơi càng
nhiều bấy nhiêu và bản thân trò chơi cung hấp dẫn bấy nhiêu. Thật vậy, hành động
chơi càng phong phú đa dạng điều đó có nghĩa là đứa trẻ tham gia vào trò chơi rất tích
cực. Tính tích cực của trẻ bộc lộ đã tạo cho cô giáo có cơ hội được hình thành mối
quan hệ qua lại giữa các trẻ với nhau, trẻ biết hành động theo thứ tự, theo lượt phù hợp
với trò chơi, biết tính đến mong muốn của người khác và biết giúp đỡ bạn bè lúc khó

khăn.
- Luật chơi: là những quy định mà nhất thiết trẻ phải tuân thủ trong khi chơi,
nếu phá vỡ chúng thì trò chơi cũng bị phá vỡ.
+ Trong trò chơi học tập hành vi chơi và động cơ chơi có sự thống nhất chặt chẽ
với nhau và bao giờ cũng có kết quả nhất định, trẻ nhận được kết quả hành động .
+ Trong trò chơi học tập, luôn tồn tại mối quan hệ qua lại giữa cô và trẻ và giữa
trẻ với nhau.Quan hệ chơi do nhiệm vụ chơi, hành động chơi, luật chơi quy định.
+ Tính tự lập và sáng kiến của trẻ được thể hiện qua quá trình trẻ thực hiện các
thao tác chơi, hành động chơi, tự lựa chọn các phương thức hành động trong các tình
huống chơi, trong việc vận dụng linh hoạt, sáng tạo những hiểu biết, kĩ năng, kĩ xão
của mình để giải quyết nhiệm vụ nhận thức hoặc phán đoán được tình huống xảy ra
nhằm thay đổi chiến thuật chơi của mình.
+Trò chơi học tập phong phú và đa dạng về thể loại có nhiều cách phân loại và
điều này tùy thuộc vào quan điểm của các nhà nghiên cứu. Trên thực tế có nhiều cách
phân loại theo các tiêu chí khác nhau như theo nội dung chơi :trò chơi giáo dục nhận
thức, trò chơi làm quen với thiên nhiên,trò chơi phát tiển ngôn ngữ, hình thành biểu
tượng toán học sơ đẳng.Theo chủ đề chơi hoặc không có chủ đề, trò chơi đi du lịch, trò
chơi theo nhiệm vụ, trò chơi đề nghị, trò chơi đàm thoại, trò chơi giải đáp...Theo tính
chất sử dụng đồ chơi và tài liệu học tập trò chơi với đồ vật, trò chơi bằng lời.....
* Ý nghĩa:
Trò chơi học tập có ý nghĩa quan trọng đối với trẻ. Nó vừa là con đường vừa là
phương tiện góp phần phát riển trí tuệ của trẻ mẫu giáo. Trong quá trình chơi trẻ phải
huy động và sử dụng các giác quan,ngôn ngữ của mình để thực hiện các thao tác chơi,
nhiệm vụ chơi. Nhờ vậy các giác quan của trẻ cũng trở nên nhanh nhạy, ngôn ngữ trở
nên mạch lạc và tư duy phát triển hơn. Mặt khác, trò chơi học tập sẽ giúp trẻ củng cố,
khắc sâu các biểu tượng các tri thức, khái niệm một cách có hệ thống.
Các trò chơi học tập sẽ giúp trẻ nhìn nhận, phân tích, so sánh, khái quát hóa các
tri thức đã được lĩnh hội trước đó. Trò chơi học tập còn giúp trẻ rèn luyện và phát triển

4



trí nhớ. Các biểu tượng tri thức được lòng vào nội dung của trò chơi sẽ giúp trẻ có ấn
tượng sâu sắc hơn.
Trò chơi học tập giúp trẻ phát huy tính tự giác tích cực, chủ động của trẻ. Khi
hứng thú trẻ đã được kích thích thì ter sẽ hào hứng chủ động với nhiệm vụ học tập là
cơ sở giúp trẻ dễ dàng ghi nhớ các kiến thức.
Tóm lại, trò chơi học tập ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ . Trẻ hứng thú với với hoạt
động, trẻ tham gia hoạt động một cách tích cực. Trò chơi với chúng là học tập, trò chơi
với chúng là lao động, cũng có khi trod chơi với chúng là một hình thức giáo dục
nghiêm túc.
2.1.3. Cách tiến hành trò chơi học tập
- Trò chơi học tập được thực hiện theo quy trình 3 bước sau :
Bước 1: Giới thiệu tên trò chơi.
+ Giới thiệu trò chơi mới.
+ Hỏi lại trò chơi cũ.
- Nội dung, hành động và nêu ra luật chơi.
- Xác định số lượng tham gia vào trò chơi.
- Xác định vị trí của cô giáo và các trẻ khác trong trò chơi.
Bước 2: Trẻ chơi.
- Nếu là trò chơi mới sau khi hướng dẫn trò chơi cô tổ chức cho trẻ chơi theo
từng nhóm, cô theo dõi trẻ chơi.
- Đối với những trò chơi có hành động chơi phức tạp thì cô có thể chơi cùng trẻ
1-2 lần (nhất là để gây hứng thú cho trẻ ).
- Nếu là trò chơi cũ thì sau khi cho trẻ ghi nhớ nội dung, luật chơi cô phân
nhánh để trẻ tiến hành chơi. Cô theo dõi trẻ chơi đúng luật hay không, theo dõi thái độ
của trẻ với nhau.
- Cô kịp thời khen ngợi, động viên trẻ.
- Nếu trẻ chơi sai luật thì chơi xong một lượt , cô gợi ý cho các trẻ khác nhận
xét, trên cơ sở đó cô giúp trẻ nhớ lại luật chơi để thực hiện cho đúng.

Bước 3: Nhận xét
- Định lượng: kết quả nhiệm vụ nhận thức của trẻ về số lượng cụ thể
- Định tính: Trẻ có thực hiện đúng luật chơi, đoàn kết, tương thân tương ái
không ?

5


2.2. Một số vấn đề về tính tư duy của trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt
động khám phá về môi trường xã hội ở trường mầm non
2.2.1. Khái niệm về tính tư duy của trẻ mẫu giáo
Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh những thuộc tính bản chất, những mối
liên hệ bên trong có tính quy luật của sự vật, hiện tượng trong hiện thực khách quan
mà trước đó ta chưa biết
Tư duy là một mức độ mới thuộc nhận thức lý tính, khác xa về chất so với nhận
thức cảm tính, tư duy con người tiến hành với tư cách là chủ thể
2.2.2. Đặc điểm về tính tư duy của trẻ.
Một số đặc điểm trong tư duy ở trẻ 4 - 5 tuổi:
Mức độ khái quát ngẫu nhiên giảm dần từ 4 đến 5 tuổi trong hoạt động tư duy
của trẻ.Mức độ tích cực huy động vốn kinh nghiệm ( liên tưởng ) của trẻ tăng lên từ 4 5 tuổi .Sự khái quát các dấu hiệu chung giảm dần từ 4 - 5 tuổi, nhường chỗ cho các chi
tiết đặc thù của các sự vật hiện tượng.Cô giáo cần tổ chức các tiết học vui chơi kích
thích sự phát triển tư duy ở trẻ, kích thích trẻ tìm tòi các dấu hiệu giống nhau, khác
nhau, so sánh các đồ vật, tranh ảnh, hoa quả, đồ chơi.Nhờ có sự phát triển các hoạt
động tạo hình mà khả năng tưởng tượng của trẻ được nâng lên.
Tranh vẽ của trẻ vừa gần với hiện thực vừa mang tính chủ quan cảm xúc rõ nét.
Độ phong phú của các hình ảnh tưởng tượng cao nhờ có sự nhận thức được màu
sắc trong thiên nhiên và qua các tiết nghệ thuật tạo hình.
Trẻ có thể xé dán các mẫu hình, truyện cổ tích, biết bố cục... những chủ đề gần
gũi thân quen đối với trẻ... nếu được thầy cô giáo, cha mẹ hướng dẫn chu đáo.
Việc hướng dẫn tổ chức các tiết học tạo hình, vẽ, nặn, cho trẻ tham quan các di

tích, danh lam thắng cảnh... rất cần thiết cho sự tưởng tượng.
+ Tính “ có vấn đề” của tư duy.
Trên thực tế không phải hoàn cảnh nào cũng thúc đẩy con người tư duy. Muốn
kích thích được tư duy phải đồng thời có ba điều kiện sau đây:
- Trước hết phải gặp hoàn cảnh (tình huống có vấn đề).
- Thứ hai, hoàn cảnh có vấn đề đó phải được cá nhân nhận thức đày đủ, được
chuyển thành nhiệm vụ của cá nhân, tức là cá nhân phải phân tích cái gì đã biết, đã
cho, và cái gì còn chưa biết phải tìm, đồng thời phải có nhu cầu (động cơ) tìm kiếm nó,
giải quyết vấn đề..
- Thứ ba,cá nhân phải có những tri thức, công cụ cần thiết để giải quyết vấn đề.
+ Tính gián tiếp của tư duy.
Tính gián tiếp của tư duy được thực hiện qua việc sử dụng các công cụ vật chất
như: Đồng hồ, nhiệt kế, máy móc…và các tài liệu do nhận thức cảm tính cung cấp và
6


công cụ tâm lý như: quy tắc, công thức, quy luật…của lòai người va kinh nghiệm của
cá nhân mình. Ngoài ra, tính gián tiếp của tư duy còn thể hiện ở chỗ nó được biểu hiên
trong ngôn ngữ. Con người luôn dùng ngôn ngữ để tư duy. Nhờ đặc điểm gián tiếp này
mà tư duy đã mở rộng không giới hạn những khả năng, những nhận thức của con
người.
+ Tính trừu tượng và khái quát của tư duy.
- Nhờ có tính trừu tượng và khái quát cua tư duy mà con người không chỉ giải
quyết những nhiệm vụ cua hiện tại mà còn có thể giải quyết những nhiệm vụ của
tương lai, rút ra được quy luật, phương pháp chung.
+ Tư duy liên hệ chặt chẽ với ngôn ngữ:
Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ. tư duy phải dùng ngôn ngữ để
làm công cụ, phương tiện để giải quyết vấn đề. Nếu không có ngôn ngữ thì quá trình tư
duy không diễn ra được, các sản phẩm của tư duy cũng không được chủ thể và người
khác chấp nhận.

+ Tư duy có quan hệ mật thiết với nhận thức cảm tính.
Tư duy phải dựa trên những tai liệu cảm tính, trên kinh nghiệm, trên cơ sở trực
quan sinh động nhận thức cảm tính là một khâu của mối liên hệ trực tiếp giữa tư duy
và hiện thực. Ngược lại tư duy và sản phẩm tư duy cũng ảnh hưởng tới nhận thức cảm
tính. Những đặc điểm của tư duy trên có ý nghĩa to lớn đối với việc dạy học va giáo
dục bởi vì: Không có khả năng tư duy thì trẻ không thể lĩnh hội được kinh nghiệm xã
hội, ngay trong hoạt động vui chơi, tư duy giúp trẻ giải quyết những tình huống xảy ra
trong trò chơi, làm nảy sinh nhiều sáng kiến.
* Muốn phát triển tư duy cho trẻ cần đặt trẻ vào tình huống có vấn đề .
* Phát triển tư duy gắn liền với phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
* Phát triển tư duy tiến hành cùng và thông qua các hoạt động vui chơi và các
dạng hoạt động khác.
* Phát triển tư duy gắn với rèn luyện cảm giác, tri giác, trí nhớ.
2.2.3. Đặc điểm hoạt động môi trường xã hội của trẻ 5- 6 tuổi
- Chơi là phương thức thõa mãn nhu cầu được sống và được làm việc như người
lớn. Trong mỗi giờ chơi, mỗi trò chơi phản ánh một mảng của đời sống xã hội: Bệnh
viện, trường học, cửa hàng…mỗi trẻ có vị trí nhất định trong nhóm chơi. Trong khi
chơi, trẻ không chỉ phối hợp với nhau trong nhóm chơi mà còn phối hợp với nhau giữa
các nhóm chơi , sự phối hợp giữa trẻ với nhau như vậy đã hình thành một xã hội trẻ
em trong khi chơi, trong xã hội ấy, trẻ thỏa sức hành động được sống trong xã hội của
người lớn thu nhỏ, được làm việc … như người lớn vì thế trẻ luôn là chủ thể tích cực.
7


- Chính vì thế có thể nói “ Xã hội trẻ em” là hình thức đầu tiên giúp trẻ được
sống và làm việc cùng nhau, được sống cuộc sống của người lớn.
- Người lớn cần tổ chức tốt các hoạt động của “ xã hội trẻ em” taọ ra môi
trường lành mạnh có tác dụng giáo dục mạnh mẽ đối với trẻ.
2.3. Đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ 5- 6 tuổi
* Tâm lý:

- Đặc điểm phát triển ngôn ngữ: Đến tuổi Mẫu giáo Lớn hầu hết trẻ đã biết sử
dụng tiếng mẹ đẻ một cách thành thục trong sinh hoạt hằng ngày Ngôn ngữ trở thành
phương tiện chủ yếu để trẻ giao tiếp với những người xung quanh và là cơ sở để cải tổ
các quá trình tâm lí, giúp cho đời sống tinh thần của trẻ có một chất lượng mới phong
phú, sâu sắc hơn và hòa nhập với xã hội tốt hơn, là phương tiện làm cho tư duy của trẻ
nâng lên một trình độ mới so với độ tuổi trước.
- Đặc điểm phát triển về trí nhớ: Trí nhớ bắt đầu có chủ định và có tính lôgic bắt
đầu phát triển.Những gì trẻ hiểu, trẻ thích, có ý nghĩa, có ấn tượng mạnh mẽ với trẻ
thường được ghi nhớ bền vững hơn. Tuy vậy, trí nhớ máy móc vẫn giữ vai trò quan
trọng trong đời sống của trẻ.
- Đặc điểm phát triển về tư duy: Tư duy trực quan hình tượng phát triển mạnh
và xuất hiện một kiểu tư duy mới- tư duy trực quan sơ đồ.
- Đặc điểm phát triển về trí tưởng tượng: Trẻ có trí tưởng tượng rất phong
phú.Tưởng tượng có chủ định được hình thành.
- Sự tự ý thức(ý thức bản ngã): Trẻ đã hiểu được mình là người như thế nào? có
những phẩm chất gì? những người xung quanh đối xử với mình ra sao ? Tại sao lại
thế?
Mặt khác trẻ có thể đánh giá được sự thành công, thất bại của mình, đánh giá
được ưu điểm,nhược điêm của mình đó là cơ sở để quá trình tâm lí chuyển dần sang
quá trình có chủ định, qua đó phẩm chất ý chí được hình thành và nhân cách của trẻ
phát triển mạnh bởi nó có khả năng điều chỉnh của bản thân trẻ.
* Sinh lí:
- Đặc điểm thời kì này là biến đổi về chất lượng hơn là số lượng.
+ Trẻ chậm lớn hơn so với thời kì bú mẹ, cường độ của quá trình chuyển hóa
năng lượng yếu đi, chuyển hóa cơ bản giảm hơn.
+ Các chức năng chủ yếu của cơ thể dần hoàn thiện, đặc biệt là vận động phối
hợp động tác,cơ lực phát triển nhanh, vì vậy thực hiện động tác khéo léo hơn,gọn gàng
hợn, có thể làm được những việc khó, phức tạp và tự phục vụ bản thân mình.
+ Hệ thần kinh tương đối phát triển, hệ thần kinh trung ương và ngoại biên đã
biến hóa, chức năng phân tích tổng hợp của võ não đã hoàn thiện, số lượng các phản

8


xạ có điều kiện ngày càng nhiều, trí tuệ phát triển nhanh, do đó trẻ có thể nói những
câu dài, có biểu hiện ham học, có ấn tượng sâu sắc về những người xung quanh.
- Cuối tuổi Mẫu giáo, trí tuệ, thể chất và tính khéo léo phát triển nhanh hơn, lúc
này trẻ đã biết chơi với nhau, đã học thuộc được những bài thơ, bài hát ngắn. Vì vậy
tác động tốt hay xấu của môi trường xung quanh dễ tác động đến trẻ.
3. Xây dựng hệ thống trò chơi học tập
3.1. Cơ sở xây dựng trò chơi học tập
* Cơ sở lý luận:
Nghành học mầm non là bậc học đầu tiên, là nền tảng giúp trẻ phát triển một
cách toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể lực, thẫm mỹ và lao động. Giáo dục mầm non
Việt Nam đó xác định mục tiêu là xây dựng và hình thành ở trẻ nhân cách con người
mới việt nam Xã Hội Chủ Nghĩa. Điều đó khẳng định tầm quan trọng của nghành học
mầm non.
Nghành học mầm non được Đảng và nhà nước quan tâm, điều đó được vạch ra
trong nghị quyêt đại hội Đại Hội Đảng lần thứ IX, đó là “ Tiếp tục nâng cao đổi mới
chất lượng toàn diện, đổi mới nội dung phương pháp dạy và học…”
Ở lứa tuổi mẫu giáo, hoạt động vui chơi chiếm vai trò chủ đạo. Thực hiện dạy
học theo phương châm “ Học mà chơi, chơi mà học”, thông qua hoạt động vui chơi
giúp cho trẻ phát triển môt cách toàn diện. Hoạt động vui chơi ở trẻ mầm non rất
phong phú và đa dạng : Trò chơi học tập , trò chơi dân gian …Mỗi loại trò chơi đều có
nét đặc trưng thú vị riêng của nó.
* Cơ sở thực tiễn:
Việc nghiên cứu tổ chức các trò chơi học tập dành cho trẻ mẫu giáo nhằm để
hình thành biểu tượng về thế giới động vật còn ớt ái, hình thức nội dung chưa phong
phú nhất là ở các trường nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa. Việc tổ chức các trò
chơi học tập còn hạn chế: Qúa trình tư duy, khả năng phân tích, so sánh và tổng hợp
các tiết học , các trò chơi làm trẻ mệt mỏi,căng thẳng không gây hứng thú cho trẻ, đặc

biệt chưa làm nổi bật chủ điểm về thế giới động vật trong việc tổ chức học tập cho trẻ
mẫu giáo vì vậy kết qua đạt được còn rất thấp.
3.2. Hệ thống trò chơi học tập
3.2.1. Trò chơi 1: Hái quả
- Chuẩn bị : Các loại quả bằng bìa, hoặc tranh lô tô về các loại quả(cam, táo,
na...). Số hình nhiều hơn số lượng trẻ tham gia chơi, mỗi loại quả này có số lượng
nhiều hơn số lượng cô yêu cầu trẻ hái. Treo các loại quả này lên một cành cây.
.
- Luật chơi: Chỉ hái những quả cùng loại.
9


- Cách chơi : Cô gọi 2-3 trẻ lên. Mỗi trẻ hái một loại quả theo cùng một số
lượng mà cô yêu cầu,trẻ thi đua xem ai hái nhanh, đủ, đúng.Trẻ khác hát: Nhanh nhanh
bạn ơi và kiểm tra xem bạn hái có đúng không .
3.2.2. Trò chơi 2: Hãy làm lại như cũ
- Chuẩn bị : Một số đồ vật : cây,gấu,thỏ,gà,lợn hoặc ô tô,búp bê,bóng...
- Luật chơi : Không được mở mắt khi đang chuyển chỗ đồ chơi.
- Cách chơi : Cô giơ đồ chơi cho trẻ gọi tên, gọi một số trẻ lên bày đồ chơi theo
yêu cầu của cô.
Trẻ nhắm mắt, cô đổi chỗ 1-2 đồ chơi. Trẻ mở mắt xem có gì thay đổi, thay đổi
thế nào.Gọi một trẻ lên xếp lại như cũ.
Trẻ nhắm mắt lại,cô thay thế đồ chơi này bằng đồ chơi khác, trẻ mở mắt ra, nói
xem cái gì đã được thay thế,ở vị trí nào ?.
Lúc đầu chỉ đổi chỗ 1-2 đồ chơi, sau đó tăng dần.
3.2.3. Trò chơi 3 : Đoán xem ai vào
- Chuẩn bị : Khăn bịt mắt.
- Luật chơi:
+ Không được kéo khăn ra khi chưa có hiệu lệnh.
+ Đi vào phải thật nhẹ nhàng.

- Cách chơi: Chọn 5-7 trẻ đứng ra ngoài, những trẻ còn lại đứng thàng vòng
tròn. Chọn một trẻ đứng vào giữa vòng tròn, cho trẻ đó quan sát kĩ cách đứng ở vòng
tròn. Sau đó bị mắt lại. Cô chỉ định 2-3 trẻ trong số những trẻ ra ngoài, lần lượt đi thật
nhẹ nhàng đứng vào vòng tròn. Cô hô “Xong rồi”, trẻ đứng ở giữa vòng mở mắt ra và
nói tên bạn mới vào.Khi trẻ bịt mắt nói đúng tên thì trẻ bị nói đúng tên sẽ vào bịt mắt
thay Nếu trẻ bị bịt mắt nói không đúng thì sẽ phải bịt mắt một lần nữa.
3.2.4. Trò chơi 4: Trốn tìm
- Chuẩn bị : Những đò chơi sẵn có ở lớp.
(búp bê, thỏ, gấu ...)
- Luật chơi : Đếm tới 5 mở mắt đi tìm.
- Cách chơi : Cô đặt từng đồ chơi lên bàn và hỏi.
“ Đây là những con gì ?”.Trẻ trả lời (“ búp bê, gấu, thỏ, gà, vịt...”). Cô nói tiếp “
các bạn búp bê, gấu, thỏ, gà,vịt...rất muốn chơi trốn tìm với các con. Ai thích chơi với
các bạn nào ?
Cô gọi 2 trẻ lên chơi, các cháu nhắm mắt lại, cô đếm đến 5 thì các cháu mở mắt
xem các con vật trốn đi đâu. Còn các cháu khác theo dõi xem bạn nói có đúng không.

10


Khi trẻ nhắm mắt, cô giấu đồ chơi vào những chỗ trẻ ít để ý và đếm tới 5 thì trẻ mở
mắt đi tìm. Khi tìm được, trẻ giơ cao đồ chơi và nói vị trí mình tìm thấy .
3.2.5. Trò chơi 5 : Đoán xem ai mới ra
- Chuẩn bị: Khăn bịt mắt.
- Luật chơi: Không được kéo khăn ra khi chưa có hiệu lệnh.
- Cách chơi: Cho trẻ đứng thành vòng tròn rồi cho 1 trẻ đứng vào giữa vòng
tròn, yêu cầu trẻ quan sát kỹ các bạn đang đứng trong vòng tròn.Sau đó bịt mắt trẻ lại,
cô giáo chỉ định 2 -3 trẻ đi ra ngoài thật nhẹ nhàng. Khi giáo viên hướng dẫn nói: “ Bỏ
khăn ra”, trẻ đứng giữa tháo khăn bịt mặt ra và nói tên bạn mới ra. Khi trẻ bịt mắt nói
đúng tên thì trẻ bị nói đúng tên sẽ vào bịt mắt thay. Nếu trẻ bị bịt mắt nói không đúng

thì sẽ phải bịt mắt một lần nữa.
3.2.6. Trò chơi 6: Con này ăn gì
- Chuẩn bị : Các bức tranh con vật và các loại thức ăn: cỏ, thịt,lúa, gạo, sữa, cá
- Luật chơi : Khi hết thời gian mà ai chưa nối xong sẽ phải nhảy lò cò.
- Cách chơi : Cô phát một tờ giấy, trong đó có hình vẽ con vật và thức ăn của
chúng và yêu cầu trẻ nối hình con vật với thức ăn của chúng. Có thể tiến hành dưới
nền nhạc trong vòng 2 phút, dưới hình thức thi đua: Ai tìm đúng và xong trước thì
thắng.
3.2.7. Trò chơi 7: Tìm chỗ sai
- Chuẩn bị : Các tờ giấy A4 hoặc to hơn, trên đó có hình vẽ 4-5 con vật gắn sai
các bộ phận.
Ví dụ: Con gà chân có màng, con vịt chân không có màng, mỏ của con gà gắn
nhầm vào mỏ của con vịt.
- Luật chơi : Ai khoanh không đúng sẽ phải kêu tiếng của con vật đó.
- Cách chơi :
+ Chơi theo nhóm hoặc cá nhân.
+ Cô đưa bức tranh và nói với trẻ: bác họa sĩ vẽ nhầm một số bộ phận của các
con vật. Bây giờ các cháu (các đội) hãy tìm nhanh giúp bác các chỗ sai để bác sửa lại,
tìm được chỗ nào sai thì các cháu khoanh tròn giúp bác. Khi trẻ tìm xong cô có thể trò
chuyện, hỏi trẻ: "Vì sao cháu cho là sai?" để trẻ giải thích, trẻ nào (nhóm nào) tìm
được nhiều nhất, nhanh nhất vả đúng nhất thì thắng cuộc.
3.2.8. Trò chơi 8 : Hãy kể nhanh
- Chuẩn bị : Một quả bóng
- Luật chơi :Không trả lời được phải hát một bài.
- Cách chơi :
11


+ Cô và trẻ ngồi theo vòng tròn. Cô nói hiện tượng và ném bóng đến trẻ nào, trẻ
đó nói hành động, công việc và thái độ cần thể hiện đối với cây cối.

- Ví dụ:
Cô nói: Cây héo - Trẻ nói: Tưới nước cho cây; Cô nói: Cây có sâu bọ phá hoại Trẻ nói: Bắt sâu.
3.2.9. Trò chơi 9: Tìm đúng số nhà
- Chuẩn bị : Số nhà và những hình tam giác, tròn, vuông hoặc các con vật(gà,
vịt, chó, mèo).
- Luật chơi : Vào nhầm nhà phải làm cáo.
- Cách chơi : Có thể tổ chức cho trẻ chơi ngoài trời. Cô vẽ trên sân những ngôi
nhà hình tam giác, hình vuông, hình tròn(thật rộng) phát cho trẻ mỗi trẻ một”số nhà”.
Một trẻ làm “cáo”, những trẻ khác làm thỏ.
Lần 1 : Khi “Cáo” đuổi chạy về nhà của mình.
Lần 2 : Các chú Thỏ đổi số nhà cho nhau.
3.2.10. Trò chơi 10 : Cửa hàng bán hoa
- Chuẩn bi: - Hoa thật hoặc tranh ảnh của một số loại hoa: thược dược, hoa
hồng, hoa huệ, cẩm chướng , lay ơn, đồng tiền, cúc vàng...
- Luật chơi: +Không nói tên tên hoa mà phải tả lại được nét đặc trưng của loại
hoa định mua.
+ Lắng nghe và bổ sung những điểm còn thiếu.
- Cách chơi: Tổ chức thành một quâỳ bán hoa, chọn một trẻ làm người bán hoa.
Trẻ khác làm người mua. Người mua khi đến mua không nói tên hoa mà phải tả lại nét
đặc trưng của loại hoa đó, nếu người mua nói chưa rõ, thì các bạn khác bổ sung chi tiết
cho rõ hơn. Người bán phải đưa ra đúng hoa thì người mua mới cầm. Nếu người bán
đưa ra không đúng thì người mua mô tả lại lần thứ hai. Nếu người bán vẫn đưa ra
không đúng thì phải đổi vai chơi.
3.2.11. Trò chơi 11: Hoa nào quả ấy
- Chuẩn bị: 4- 5 bộ lô tô hoa quả.
- Luật chơi: Xếp đúng hoa nào, quả ấy.
- Cách chơi: Phát cho mỗi cháu một bộ lô tô hoa, quả. Sau đó cho các cháu
chọn hoa của quả nào thì để về quả ấy, thi ai chọn và xếp đúng nhanh.
3.2.12. Trò chơi 12: Chuông reo ở đâu
- Chuẩn bị: Những đồ vật có thể phát ra âm thanh.

- Luật chơi: Không mở mắt khi bạn rung chuông.

12


- Cách chơi: Cô cầm chuông, một trẻ bịt mắt đứng bên cạnh. Cô rung chuông
khi thì ở trên đầu, khi thì ở phía trước hoặc phía sau, bên phải, bên trái. Trẻ xác định
hướng chuông reo bằng cách chỉ tay về hướng đó và nói bằng lời. Nếu trẻ đoán sai
phải đổi chỗ cho bạn khác và trò chơi tiếp tục.
3.2.13. Trò chơi 13:Trò chơi thi xem ai nhanh
- Chuẩn bị: Mỗi trẻ một đồ chơi, mỗi đồ chơi có những màu sắc khác nhau.
- Luật chơi: Những trẻ có đồ chơi theo đúng yêu cầu thì chạy lê với cô.
- Cách chơi: Cho trẻ ngồi theo hình chữ U. Cô phát cho trẻ mỗi trẻ một đồ chơi
và yêu cầu xem đồ chơi đó là hình gì, cái gì?
3.2.14. Trò chơi 14: Con gì biến mất
- Chuẩn bị: 3 – 4 con vật đồ chơi quen thuộc mà trẻ vẫn chơi hằng ngày.
- Luật chơi: KhônG mở mắt khi cô dấu đồ chơi.
- Cách chơi: Trẻ ngồi theo hình chữ U. Cô cầm đồ chơi vừa xếp lần lượt lên bàn
theo hang ngang hoặc vòng tròn vừa hỏi trẻ: “ Đố các cháu biết cô có những con gì?’’.
Cô xếp đến tên con nào trẻ nói tên con ấy. Cô hỏi tiếp: “ Bây giờ các cháu hãy nhắm
mắt lại xem con gì biến mất nhé.
3.2.15. Trò chơi 15: Về đúng nhà của mình
- Chuẩn bị:
+ 3 thẻ : 1 thẻ có 5 chấm tròn, 1 thẻ có 4 chấm tròn, một thẻ có 3 chấm tròn.
+ Tranh lô tô : 5 tranh gia đình có 5 người (bố, mẹ, và 3 con), 4 tranh gia đình
có 4 người (bố, mẹ, và 2 con), 3 tranh gia đình có 3 người (bố, mẹ, và 1con).
+ Vẽ 3 vòng tròn bằng nhau và để vào mỗi vòng tròn một thẻ. Có chấm tròn.
- Luật chơi: Trẻ phải tìm đúng nhà của mình.
- Cách chơi: Phát cho mỗi cháu một tranh lô tô về gia đình, cháu xem lô tô và
nhận nhà có số chấm tròn bằng số người trong gia đình , cho trẻ đi xung quanh, vừa đi

vừa hát. Khi có tín hiệu: “ Trời mưa”, thì các cháu chạy nhanh về đúng số nhà của
mình.
4. Kết luận
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu về đề tài “Sử dụng các trò chơi học tâp nhằm
phát triển các thao tác tư duy cho trẻ mẫu giáo 5 – 6 tuổi thông qua hoạt động khám
phá về môi trường xã hội ở trường mầm non”. Tôi nhận thấy tầm quan trọng của việc
tổ chức các trò chơi đối với trẻ vô cùng quan trọng, là con đường cho trẻ phát triển trí
tuệ, khả năng tư duy, trí tưởng tượng khả năng sáng tạo làm nền móng vững chắc cho
con đường phát triển sau này của trẻ. Ở trường mầm non việc tổ chức các trò chơi rất
được chú trọng và quan tâm.Song trên thực tiễn còn nhiều khó khăn hạn chế nên việc
13


tổ chức hai hoạt động trên cho trẻ ở trường mầm non còn khá nhiều bất cập, chưa tạo
được môi trường tốt nhất cho trẻ hoạt động và vui chơi.

14


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Đào Thanh Âm, Năm xuất bản(2003), Giáo dục học mầm non tập 1,2,3, NXB
Đại học Sư phạm.
[2]. Phạm Thị Châu- Nguyễn Thị Oanh- Trần Thị Sinh,Năm xuất bản (2002), Giáo
dục học mầm non, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
[3]. Nguyễn Ánh Tuyết, Năm xuất bản ( 2005), giáo dục mầm non- những vấn đề
lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Sư phạm.
[4]. Trần Thị Trọng- Phạm Thị Sửu, Năm xuất bản (2007), Tuyển tập trò chơi, bài
hát, thơ truyện mẫu giáo, NXB Giáo dục.
[5]. Hà Thế Ngữ- Đặng Vũ Hoạt, Năm xuất bản (1987), Giáo dục học tập 1,2,
NXB Giáo dục.


15


PHỤ LỤC

16


GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC (KHÁM PHÁ XÃ HỘI)
Chủ điểm: Các loại phương tiện giao thông
Chủ đề: Phân nhóm các loại phương tiện giao thông
Độ tuổi: 5 - 6 tuổi
Thời gian: 25 -30p
Người soạn,dạy: Nguyễn Thị Bích Nhi
Ngày dạy: 15/3/2016
I. Mục tiêu
1. Kiến thức.
- Trẻ biết tên, đặc điểm đặc trưng của các nhóm phương tiện giao thông đường
bộ, đường thủy, đường hàng không.
- Biết phân loại phương tiện giao thông theo môi trường hoạt động, công dụng
và lợi ích.
2. Kĩ năng.
- Phát triển khả năng phán đoán, so sánh, phân loại phương tiện giao thông,
phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
3.Giáo dục.
- Giáo dục trẻ biết cách cháp hành luật lệ an toàn giao thông, biết một số hành
vi văn minh khi đi trên các phương tiện giao thông.
II. Chuẩn bị

1.Chuẩn bị cho cô.
- Bài hát thật là hay, anh phi công ơi, em tập lái ô tô.
- Tranh về các loại phương tiện giao thông.
2. Chuẩn bị cho trẻ.
- Tranh các loại phương tiện giao thông, thẻ chữ đúng, thẻ chữ sai.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định tổ chức, giới thiệu bài
- Xin chào mừng quý vị và các bạn đến với chương - Trẻ lắng nghe
trình “Bé với an toàn giao thông”. Đến với chương
trình của chúng ta ngày hôm nay, tôi xin trân trọng
giới thiệu sự có mặt của 3 đội chơi.
17


+ Đội thứ 1: là đội nấm vàng.
+ Đội thứ 2: là đội nấm đỏ.
+ Đội thứ 3: là đội nấm xanh.
- Chương trình của chúng ta gồm 3 phần thi:
+ Cùng chung sức.
+ Vượt qua thử thách.
+ Trổ tài cùng bé.
- Xin mời các đội chơi ổn định vị trí để các phần thi
được phép bắt đầu.
Hoạt động 2: Phân loại phương tiện giao thông
theo môi trường hoạt động
- Xin mời 3 đội chơi giới thiệu về vị trí của mình.
- Ở phần thi “cùng chung sức” 3 đội có nhiệm vụ lên
gián các phương tiện giao thông đúng với môi trường

hoạt động. Khi gián xong, chạy về đập tay bạn kế
tiếp, rồi di chuyển về phía cuối hàng.
- Luật chơi: Phương tiện nào đặt sai vị trí hoặc chưa
được bạn đập tay mà đã chạy lên dán thì sẽ không
được tính điểm.
+ Đội nấm vàng sẽ dán các phương tiện giao thông
đường bộ
+ Đội nấm đỏ sẽ dán các phương tiện giao thông
đường thủy
+ Đội nấm xanh sẽ dán các phương tiện giao thông
đường hàng không
- Tổ chức cho trẻ chơi
- Nhận xét , đánh giá kết quả
Hoạt động 3: Công dụng và lợi ích của các phương
tiện giao thông, so sánh tìm ra những điểm giống
và khác nhau của các phương tiện giao thông
- Vừa rồi các đội vừa trải qua phần thi “cùng chung
sức” vô cùng sôi động. Bây giờ, xin mời các đội chơi
hướng lên đây để cùng tham gia vào phần thi “Vượt
qua thử thách.
- Các đội hãy quan sát thật kĩ các bức tranh và trả lời
thật nhanh các câu hỏi mà ban tổ chức đưa ra nhé!
(Cô cho trẻ quan sát một số bức tranh về các phương
tiện giao thông. Nêu những đặc điểm đặc trưng nhất
của từng nhóm phương tiện giao thông, so sánh sự
khác nhau của từng phương tiện giao thông bằng cách
trả lời câu hỏi).
* Đường bộ:
- Phương tiện giao thông nào chạy bằng sức đạp của
con người và không tốn nhiên liệu khi chạy?


- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chơi
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe

-Trẻ lắng nghe

18


- Phương tiện giao thông nào chạy trên đường ray?
- Phương tiện giao thông nào chạy bằng động cơ, có 4
bánh, khi ngồi trên phương tiện giao thông này thì
phải thắt dây an toàn?
- Phương tiện giao thông gì có hai bánh, chạy bằng
động cơ và khi ngồi trên xe thì không được chở quá 2
người, phải độ mũ bảo hiểm?
* Đường thủy:
- Phương tiện giao thông gì có cánh buồm?
- Phương tiện giao thông gì không chạy bằng động cơ
mà phải chèo bằng tay?
- Phương tiện giao thông đường thủy nào chở được
nhiều người và hàng hóa nhất?

*Đường hàng không:
- Phương tiện giao thông đường hàng không nào
thường được nhiều người sử dụng nhất?
- Phương tiện giao thông nào thường được dùng trong
quân sự?
- Phương tiện gì bay trên bầu trời có hình dáng giống
như cái dù thường được sử dụng để phục vụ du lịch ?
=> Tất cả các loại phương tiện giao thông trên đều
giống nhau ở điểm gì?
- Chúng khác nhau ở điểm gì?

- Xe đạp
- Tàu hỏa
- Ô tô

- Xe máy

- Thuyền buồm
- Thuyền thúng
- Tàu thủy
- Máy bay
- Trực thăng
- Kinh khí cầu

- Đều dùng để chở người và
hàng hóa
- Khác nhau ở tên gọi, đặc
=>Cô chốt lại: các phương tiện giao thông tuy có điểm, cấu tạo và môi trường
khác nhau về tên gọi, đặc điểm cấu tạo và môi trường hoạt động.
hoạt động nhưng đều có đặc điểm chung là dùng để

chở người và hàng hóa từ nơi này đến nơi khác và
-Trẻ lắng nghe
được gọi chung là phương tiện giao thông
- Giáo dục trẻ: Khi đi trên các phương tiện giao thông
thì các con phải như thế nào?
-Trẻ trả lời
Hoạt động 4: Trò chơi củng cố
- Phần thi “Trổ tài cùng bé” sẽ được bắt đầu sau một
tràng pháo tay thật lớn.
-Trẻ vỗ tay
* Trò chơi 2: Mắt ai tinh.
- Cách chơi: Cô có những bức tranh về các phương
tiện giao thông. Các đội hãy quan sát thật kĩ để tìm ra
một phương tiện giao thông không thuộc nhóm với -Trẻ lắng nghe
các phương tiện giao thông còn lại và giải thích được
vì sao lại chọn đáp án đó.
- Luật chơi: Khi câu hỏi của ban tổ chức chưa kết
thúc mà đội nào có tín hiệu trả lời thì sẽ bị phạm quy.
Không trả lời được hoặc không giải thích được thì
-Trẻ lắng nghe
quyền trả lời sẽ thuộc về các đội chơi khác.
19


- Tổ chức cho trẻ chơi.
- Nhận xét, công bố kết quả.
*Trò chơi 2: Đúng hay sai.
- Cách chơi: Ban tổ chức sẽ đưa ra một loạt các câu
hỏi, nhiệm vụ của các đội là hãy lắng nghe thật kĩ các
câu hỏi để chọn đáp án đúng hay sai. Chọn đáp án

đúng thì sẽ giơ bảng màu xanh lên. Nếu chọn sai thì
sẽ giơ bảng màu đỏ lên.
- Luật chơi: Khi câu hỏi chưa kết thúc đội nào có tín
hiệu trả lời thì sẽ bị phạm quy.
- Tổ chức cho trẻ chơi.
+ Xe đạp chạy bằng động cơ, đúng hay sai?
+ Ô tô là phương tiện giao thông đường thủy, đúng
hay sai?
+ Người đi trên xe máy phải đội mũ bảo hiểm, đúng
hay sai?
+ Tàu hỏa đi trên đường ray, đúng hay sai?
+ Khinh khí cầu là phương tiện giao thông đường
thủy, đúng hay sai?
+ Máy bay là phương tiện giao thông đường hàng
không, đúng hay sai?
+ Thuyền buồm hoạt động ở trên trời, đúng hay sai?
+ Tàu thủy là phương tiện giao thông đường thủy ,
đúng hay sai?
* Kết thúc.
- Vậy là cả 3 đội chơi vừa trải qua những phần thi vô
cùng hấp dẫn và thú vị. Sau 3 phần thi, ban tổ chức
quyết định :
+ Trao giải xuất sắc cho đội…
+ Trao giải phong cách cho đội…
+ Trao giải ấn tượng cho đội…
Mời các đội lên nhận quà của ban tổ chức, hội thi
“Bé với an toàn giao thông” đến đây là kết thúc, xin
chào và hẹn gặp lại.

- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ chơi

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ lắng nghe
- Trẻ lắng nghe

20


21


GIÁO ÁN
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Chủ điểm: Thế giới thực vật
Đề tài: Nhận biết một số loại hoa
Độ tuổi: Mẫu giáo lớn (5– 6 tuổi)
Thời gian: 25 – 30 phút
Người soạn: Nguyễn Thị Bích Nhi
Người dạy: Nguyễn Thị Bích Nhi
Ngày soạn: 15/02/2016
Ngày dạy: 23/02/2016
I. Mục Tiêu
- Trẻ nhận biết và gọi tên một số loại hoa, biết được đặc điểm của một số loại hoa.
- Rèn kỹ năng quan sát và ghi nhớ có chủ định cho trẻ.

- Giáo dục trẻ yêu quý các loại hoa, biết chăm sóc và bảo vệ hoa, không hái bẻ cành.
II. Chuẩn bị
- Hoa thật: hoa cúc, hoa hồng...
- Rá nhựa.
- Bảng gián hoa, loto các loại hoa.
- Loa, nhạc.
III. Cách tiến hành
Hoạt động của cô

Hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ổn định giới thiệu bài
- Các con ơi! Bây giờ cả lớp mình hãy đứng - Trẻ vận động cùng cô.
dậy và vận động cùng cô bài hát “Màu Hoa ”
nào!
- “Màu Hoa”: ạ.
- Bạn nào cho cô biết mình vừa vận động xong
bài hát gì nào?
-Trẻ lắng nge.
 Các con ạ! Thế giới loài hoa rất là phong
phú và đa dạng, mỗi loại hoa có những màu
sắc, tên gọi, vẻ khác nhau. Để giúp các con
hiểu biết thêm về một số loại hoa thì bây giờ
cô mời các con cùng cô khám phá thêm một
số loại hoa nữa nhé!
22


* Hoạt động 2: Khám phá một số loại hoa:
- Các con nhìn xem trên tay cô là gì đây? (Đưa

hoa cúc ra giới thiệu với trẻ)
- Dạ, bông hoa ạ
- Bông hoa gì đây cả lớp?
- Hoa cúc ạ
- Các con đọc cùng cô nào? “Hoa cúc” (2 lần)

- Trẻ đọc “Hoa cúc”

- Hoa cúc có những bộ phận nào thì bây giờ cô
và các con hãy cùng khám phá nhé.
- Có hoa, cành hoa, lá hoa
- Cô phát hoa cúc cho trẻ quan sát .
+ Hoa cúc có màu gì?

- Màu vàng

+ Cánh của hoa như thế nào?

- Dạ, nhỏ dài, nhiều cánh

 À, đúng rồi hoa cúc có nhiều cánh, cánh
hoa cúc dài, nhỏ có nhiều lớp chồng lên nhau.
- Cành của hoa cúc các con thấy như thế nào?
- Cành của hoa cúc có gai không cả lớp?

- Cành thẳng, không có gai (2 – 3
trẻ trả lời)

 Các con ạ! Hoa cúc cũng dùng để trang trí - Không ạ
trong những ngày lễ tết và ngoài màu vàng ra

hoa cúc còn có màu trắng, màu tím nữa đấy.
* Quan sát hoa hồng:
- Các con ơi! Không chỉ hoa cúc mà còn nhiều
loại hoa nữa, bây giờ các con hãy lắng nge và
giải câu đố xem loại hoa gì nữa nhé!
“Thân cành có nhiều gai
Hương thơm tỏa sớm mai
Trắng hồng nhung nhiều loại

- Trẻ nghe

Đố bé biết hoa gì?”
- À đúng rồi !
- Cả lớp đọc cùng cô nào “Hoa hồng” 2 lần

- Trẻ trả lời “Hoa Hồng” ạ
(2 Trẻ trả lời)

* Cô cho trẻ quan sát.
- Hoa hồng có gai, cành hoa, lá
- Nhìn vào bông hoa các con có nhận xét gì
hoa, có màu đỏ.
không nào?
- To, hơi tròn ạ
- Cánh hoa hồng như thế nào
 À! Đúng rồi cánh hoa hồng to, hơi tròn khi
hoa hồng nở rộ sẽ có nhị hoa ở giữa.
+ Cành hoa hồng như thế nào?

- Dài thẳng ,và có gai ạ

23


+ Lá hoa hồng có màu gì?

- Màu xanh ạ

+ Khi các con sờ vào cành hoa hồng các con - Có gai ạ .
thấy có gì đặc biệt.
=>À! Đúng rồi hoa hồng rất nhiều gai vậy khi - Dạ
sờ và khám phá các con hãy nhẹ tay nhé!
- Các con ơi! Người ta trồng hoa hồng để làm - Trang trí ,làm đẹp ạ
gì?
- Bây giờ các con hãy cầm hoa lên và ngửi
- Thơm ạ
xem hoa thơm không nào?
 Hoa hồng ngoài trang trí ra người ta con
làm nước hoa này, ngoài ra còn nhiều lợi ích
khác nữa...
 Ngoài hoa cúc, hoa hồng ra bạn nào lớp
mình cho cô và các bạn biết có những loại hoa
gì nữa nào?

-Trẻ kể tên

* So sánh giữa hoa cúc và hoa hồng:
- Nãy giờ cô đã cho các con quan sát về 2 loại
hoa rồi bây giờ chúng ta sẽ đi tìm hiểu điểm - Dạ
giống nhau và khác nhau giữa 2 loại hoa này - Đều dùng để trang trí,làm đẹp ,có
nhé các con có đồng ý không nào?

mùi thơm ...
- Khi quan sát 2 loại hoa các con có nhận xét - Hoa Cúc có màu vàng,cánh hoa
gì ?
dài nhỏ, không có gai
- Cánh hoa cúc như thế nào?
- Cánh hoa hồng thì sao?

- Hoa Hồng có màu đỏ,cánh to hơi
tròn

- Cành hoa hồng có gì đặc biệt?

- Cành có gai

 Vừa rồi cô đã cho chúng ta làm quen với 2
loại hoa rồi bây giờ bạn nào đứng dậy nhắc lại - Hoa cúc, hoa hồng ạ.
cho cô và cả lớp biết loại hoa gì nào?
- Các con ơi! Các loại hoa được chăm sóc rất - Dạ
là cẩn thận vì thế các con nhớ phải biết yêu
quý không ngắt bẻ cành nhé!
* Hoạt động 3: Trò chơi “Thi ai nhanh nhất”
À! Nãy giờ cô thấy lớp mình học rất giỏi, cô
tuyên dương cả lớp. Bây giờ cô sẽ thưởng cho
24


lớp mình một trò chơi có tên là “Thi ai nhanh
nhất’’
Cách chơi: Cô chia lớp thành 2 đội, một đội cô - Trẻ nghe
chuẩn bị một rổ có rất nhiều loại hoa, cô yêu

cầu đội nào chọn hoa gì thì đội đó lên chọn
hoa đó và dán lên bảng của đội mình.
- Cho trẻ chơi 2 lần.
Luật chơi: Một lần lên chỉ dán được một bông
hoa theo yêu cầu ,bạn đứng ở đầu hàng lên
gián rồi đi về cuối hàng và lần lượt như vậy
đối với những bạn tiếp theo và khi lên sau bản
nhạc kết thúc, những hoa gắn lên sẽ không
được tính.
- Các con đã sẵn sàng chưa nào?
- 1,2,3 bắt đầu.
* Hoạt động 4: Kết thúc
- Nhận xét, tuyên dương

- Dạ rồi

- các con ạ ,khi về nhà các con phải biết chăm - Trẻ chơi
sóc ,bảo vệ vườn hoa cua mình để có một
vườn hoa đẹp nhé cả lớp.
- Bây giờ lớp mình ra vườn hoa chơi cùng cô
nào?

25


×