Tải bản đầy đủ (.doc) (42 trang)

Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.2 KB, 42 trang )

Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG
A. Những vấn đề chung
B. Nội dung
I. Giai đoạn 1: Hệ thống lại kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
1. Xác định cụ thể những nội dung kiến thức cần ôn, cần hệ thống
2. Hệ thống lại kiến thức, rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
II. Giai đoạn 2: Tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng và luyện đề.
1. Giới thiệu một số loại bài tập theo nội dung ôn tập văn bản
2. Cách làm một số loại bài tập và giới thiệu một số dạng đề thi
2. 1. Dạng bài tập nhận biết……………………
2. 1. 1. Bài tập giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm……………………………
2. 1. 2. Bài tập giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm
2. 1. 3. Bài tập nhận xét tình huống truyện……………………………………………
2. 2. Dạng bài tập vận dụng sáng tạo
2. 2. 1. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hay một từ ngữ , hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm
2. 2. 2. Đoạn văn phân tích hiệu quả của biện pháp tu từ
2. 2. 3. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn thơ, bài thơ. ……………
2. 2. 4. Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật
2. 2. 5. Bài văn nghị luận…………………………………………………………………
C. Giới thiệu giáo án minh họa………………………………………………………
PHẦN III: KẾT LUẬN
2
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Như chúng ta đều biết, từ khi Huyện Mê Linh tái nhập trở lại với Thủ đô Hà Nội
(8/2008) đến nay, vấn đề thi vào THPT ( 2 bộ môn Ngữ văn và Toán) luôn được các thầy,
cô giáo, các em học sinh, các bậc cha mẹ học sinh, các cấp các ngành và toàn thể nhân dân


quan tâm. Trong hai môn thi (Ngữ văn và Toán), môn Ngữ Văn chiếm ½ tổng số điểm và
góp phần quan trọng vào kết quả tuyển sinh đầu cấp của mỗi nhà trường và toàn ngành GD-
ĐT.
2. Đề thi vào THPT môn Ngữ văn của sở GD- ĐT Hà Nội đã nhiều năm đề cập tới
phần thơ và truyện hiện đại, nhất là thơ và truyện hiện đại lớp 9. Người ta có thể kiểm tra
học sinh về phần những thông tin ngoài văn bản; lại cũng đã yêu cầu học sinh phải bộc lộ
khả năng cảm thụ tác phẩm văn chương ở những mức độ, những khía cạnh khác nhau như
viết một đoạn văn hoặc xây dựng một văn bản ngắn để trình bày một ý kiến của mình về
một nhân vật văn học hay một hình tượng văn học nào đó.
3. Xét về nội dung chương trình Ngữ văn THCS hiện hành, phần thơ và truyện hiện
đại là một phần quan trọng không thể thiếu trong tổng thể những nội dung được đưa vào
giản dạy. Việc giúp HS có được những kiến thức cơ bản về các tác giả, tác phẩm thuộc
mảng kiến thức này, bao gồm những thông tin ngoài văn bản, đặc biệt là những thông tin
trong nội tại văn bản để từ đó giải quyết yêu cầu đề bài vì thế là một điều hết sức quan trọng
và cần thiết.
4. Trên thực tế, khi giảng dạy đơn vị kiến thức này cho HS, phần lớn các thầy giáo,
cô giáo trong nhà trường vẫn còn lúng túng, chưa có được những cách giải quyết tối ưu.
Phòng GD- ĐT Mê Linh, trong một số năm nay có chỉ đạo các nhà trường, các cụm trường
tổ chức nhiều chuyên đề ôn thi vào lớp 10 THPT song chủ yếu vẫn đừn lại ở việc bàn các
vấn đề liên quan đến đoạn văn mà chưa có nhiều chuyên đề bàn luận đến việc ôn tập các tác
phẩm văn học, nhất là mảng thơ và truyện hiện đại. Điều này có lí do vừa khách quan, vừa
chủ quan; tuy nhiên chính sự thiếu hụt này đã ảnh hưởng rất lớn đến kết quả thi vào THPT
của các cụm trường trong đó có cụm trường Liên Mạc chúng tôi.
Chính vì vậy, tại buổi trao đổi hôm nay, chúng tôi mạnh dạn trình bày một số ý
kiến về việc “ Hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm văn học thơ và truyện hiện đại lớp
9 để thi vào lớp 10- THPT” những mong đóng góp một tiếng nói để cùng tháo gỡ một vấn
đề có tính thời sự đang được đông đảo mọi người quan tâm. Hi vọng sẽ được các thầy, cô
trong hội nghị đồng cảm và cùng chia sẻ.
PHẦN II: NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
A. Những vấn đề chung

1. Thực chất của vấn đề đang nói tới ở đây là bàn đến nội dung, chương trình, phương
pháp giảng dạy, phương pháp ôn tập ( phần thơ và truyện hiện đạilớp 9) để thi vào THPT.
Đây là hai mặt của một quá trình thống nhất, không thể tách rời nhau. Nhiều khi giáo viên
trình bày một vấn đề nào đó thuộc về nội dung thì đồng thời thầy, cô cũng đã hướng dẫn HS
những phương pháp, kĩ năng cần thiết để tiếp cận với nội dung đó.
2. Chúng tôi quan niệm rằng việc hướng dẫn HS ôn tập phần thơ và truyện hiện đại
lớp 9 để thi vào THPT có những điểm giống với việc hướng dẫn HS ôn tập những phần,
3
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
những mảng kiến thức thuộc môn Ngữ văn nói riêng, các môn học khác nói chung, đồng
thời có những điểm khác biệt nhất định do yếu tố đặc thù của phần kiến thức này quy định.
Điểm giống nhau thể hiện ở chỗ là cùng phải giúp HS rà soát, hệ thống lại những kiến thức
đã được học để trên cơ sở đó tiến hành luyện đề; trau dồi các phương pháp tư duy và những
kĩ năng cần thiết để giải quyết yêu cầu đề bài. Còn điểm khác biệt trong hướng dẫn HS ôn
tập phần kiến thức này thể hiện ở chính ngay trong câu chữ của vấn đề mà chúng ta đang đề
cập đó là hướng dẫn HS ôn tập phần thơ và truyện hiện đại lớp 9 chứ không phải hướng dẫn
học sinh ôn tập phần Tiếng Việt, phần Tập làm văn hay hướng dẫn HS ôn tập phần văn học
trung đại, phần kiến thức văn bản nhật dụng hay phần cụm bài thuộc phần nghị luận văn
chương, nghị luận về đời sống xã hội.v.v
3. Để giải quyết sự khác biệt trên hay nói cách khác để hướng dẫn HS ôn tập phần thơ
và truyện hiện đại lớp 9 đạt kết quả tốt, theo chúng tôi vấn đề quan trọng nhất là trả lời được
câu hỏi: ôn tập cho HS cái gì và ôn như tế nào? Cụ thể là cần xác định đầy đủ, chính xác
những nội dung cần ôn và trên cơ sở đó định ra một cách ôn tập hợp lí, hiệu quả. Cố nhiên
nội dung dạy, nội dung ôn tập; các thông tin mang đến cho học sinh cần phải thiết thực,
tránh những nội dung viển vông, xa rời thực tế. Điều quan tâm đầu tiên là phải biết HS của
mình đang ở chỗ nào, thuộc đối tượng nào để trên cơ sở đó lựa chọn những nội dung dạy
thích hợp, bám sát những yêu cầu của thực tiễn nhằm mang lại hiệu quả dạy học cao nhất.
4. Căn cứ vào quỹ thời gian cho phép, căn cứ vào nội dung cần ôn và đối tượng HS
mà mình đang đảm nhận, ngay từ đầu, giáo viên cần vạch ra cho mình một lộ trình thực
hiện hợp lí mang tính kế hoạch, định rõ từng việc làm, từng nội dung cụ thể, tránh lối chạy

theo kiểu “ăn đong” không có kế hoạch, vừa dạy vừa mò mẫm. Như vậy, việc ôn tập các tác
phẩm văn học lớp 9 là cung cấp cho các em một hình thức ôn tập khoa học, vừa giúp các em
hình dung kiến thức một cách tổng hợp, vận dụng tốt kiến thức đã tiếp thụ được vào đời
sống và đặc biệt vừa luyện được các kĩ năng trên trên cơ sở nắm bắt kiến thức, làm tốt các
bài tập trong bài thi vào lớp 10- THPT. Vì thế, đứng trước một tác phẩm thơ hoặc truyện đã
được học, bên cạnh việc nắm được những thông tin ngoài văn bản, HS phải đồng thời cảm
thụ được cả hai mặt nội dung và nghệ thuật của tác phẩm ấy. Theo chúng tôi, quá trình này
được chia thành 2 giai đoạn. Sự phân chia 2 giai đoạn này chỉ mang ý nghĩa về mặt kế
hoạch có tính chất định hướng, giúp giáo viên chủ động, còn trong thực tế nó được thực
hiện một cách linh hoạt tùy thuộc vào tình hình cụ thể. Hai giai đoạn này bao gồm:
- Giai đoạn 1: Kiểm tra, hệ thống lại toàn bộ kiến thức, kĩ năng cho HS (có mở rộng,
nâng cao) + luyện đề (ở giai đoạn 1 này, việc hệ thống lại kiến thức cho HS là công việc
chính).
- Giai đoạn 2: Luyện đề + tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng (ở giai đoạn 2 này, việc
luyện đề là chính).
B. Nội dung cụ thể
I. Giai đoạn 1: Hệ thống lại kiến thức, kĩ năng cho học sinh
(thông qua việc lên lớp của giáo viên và việc tự học của HS ở nhà).
1. Xác định cụ thể những nội dung kiến thức cần ôn, cần hệ thống:
Như chúng ta đã biết, chương trình Ngữ văn lớp 9 hiện hành có tổng cộng 11 bài thơ
và 5 tác phẩm truyện (trừ 2 bài thơ và 1 tác phẩm truyện thuộc phần hướng dẫn đọc thêm)
4
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
thì còn 9 bài thơ và 4 tác phẩm truyện hiện đại có liên quan đến việc thi vào lớp 10- THPT.
Cụ thể là:
Phần thơ hiện đại
STT Tiết theo
PPCT
Tên tác phẩm- Tác giả
1 46 Đồng chí- Chính Hữu.

2 47 Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật.
3 51-52 Đoàn thuyền đánh cá- Huy Cận.
4 56 Bếp lửa- Bằng Việt.
5 57 HDĐT: Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ
- Nguyễn Khoa Điềm
6 58 Ánh trăng- Nguyễn Duy.
7 112- 113 HDĐT: Con cò- Chế Lan Viên.
8 116 Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải.
9 117 Viếng lăng Bác- Viễn Phương.
10 121 Sang thu- Hữu Thỉnh.
11 122 Nói với con- Y Phương.
Phần truyện hiện đại
STT Tiết theo
PPCT
Tên tác phẩm- Tác giả
1 61- 62 Làng- Kim Lân.
2 66- 67 Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long.
3 71- 72 Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng.
4 136- 137 HDĐT: Bến quê- Nguyễn Minh Châu.
5 141- 142 Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê.
Thống kê như trên là định hướng về tên bài, tên tác phẩm. Đi sâu cụ thể, vấn đề
không chỉ là HS nhớ tên bài- tác phẩm, tên tác giả mà còn phải là hiểu kĩ, hiểu sâu; nhuần
nhuyễn về các tác phẩm văn học đó. Những hiểu biết đó của HS được thể hiện trên 2
phương diện, cũng là 2 nội dung cần đạt tới của cả quá trình hướng dẫn ôn tập. Đó là những
thông tin ngoài văn bản và cả những thông tin trong nội tại văn bản.
2. Thực hiện hệ thống lại cho học sinh những kiến thức về tác giả, tác phẩm đồng thời
rèn luyện những kĩ năng cần thiết.
2.1. Về thông tin ngoài văn bản:
Những thông tin ngoài văn bản bao gồm các thông tin về tác giả (tên, tuổi, năm
sinh, năm mất, gia đình, quê hương,bạn bè, thời đại, đức hạnh, tài năng, quan điểm nghệ

thuật, quá trình sáng tác, phong cách nghệ thuật, số luwowngjcacs tác phẩm người đó cống
hiến, sự đánh giá của người đời đối với tác giả đó ), các thông tin về xuất xứ, thể loại, bố
cục của tác phẩm (tác phẩm ra đời khi nào, được trích ở đâu, thuộc thể loại gì, có bố cục ra
sao ), nội dung chính(nội dung phản ánh, nội dung tư tưởng), giá trị nổi bật của tác phẩm.
Yêu cầu đặt ra ở đây là HS phải thuộc, nhớ,biết mở rộng thêm và biết vận dụngvào từng
trường hợp đề bài, từng tình huống nhất định.
5
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
2. 2. Về các thông tin nội tại văn bản:
Các thông tin nội tại văn bản bao gồm những thông tin về nội dung và nghệ thuật
của tác phẩm. Nội dung của tác phẩm thể hiện ở 2 khía cạnh: nội dung phản ánh ( nói về cái
gì, sự vật, sự việc gì) và nội dung tư tưởng ( thể hiện điều gì, gửi gắm ý tưởng gì ). Nghệ
thuật của tác phẩm chủ yếu thể hiện ở các yếu tố hình thức như cách xây dựng nhân vật, tạo
cốt truyện, tạo tình huống nghệ thuật, việc lựa chọn kết cấu, tạo thời gian, không gian nghệ
thuật hoặc đó là cách xây dựng hình tượng, triển khai mạch cảm xúc, sử dụng từ ngữ, hình
ảnh, tiết tấu, các biện pháp tu từ nghệ thuật. v. v Và như chúng ta biết, văn học bao giờ
cũng là tấm gương phản ánh đời sống, con người và thời đại một cách sinh động đồng thời
cũng là biểu hiện sinh động của cái đẹp. Một tác phẩm được gọi là văn chương đích thực thì
ngoài việc là chân dung, hình bóng về cái xã hội, cái thời đại đã ru nó chào đời; nó còn phải
là những lời giáo huấn, những lời nhắc nhở sâu sa về thế sự nhân sinh; thông qua những câu
chữ phập phồng, cựa quậy tưởng như vô nghĩa nhưng thực tế nhà văn lại phải trả bằng cái
giá bằng ý nghĩa cắt cổ ( ý của Maiacoops xki), văn học nhân đạo hóa con người, hướng con
người đến cõi chân- thiện- mĩ, làm cho con người gần con người hơn. Tất cả những điều
này lắng đọng và kết tinh trong cái người ta gọi là các thông tin trong nội tại của văn bản
nghệ thuật.
2. 3. Chú ý:
Vì toàn bộ các tác phẩm văn học thuộc phần thơ và truyện hiện đại nêu trên HS đã
được học hàng ngày ở các tiết học chính khóa trong suốt năm học lớp 9, cho nên khi thực
hiện việc hệ thống lại những đơn vị kiến thức này, một nguyên tắc cần đặt ra đối với giáo
viên là tuyệt đối tránh việc dạy lại, học lại. Theo chúng tôi, ở đây cần có sự hài hòa giữa lao

động hướng dẫn, kiểm soát của thầy và sự tự học, tự ôn tập của trò. Thầy giáo nên đóng vai
trò đúng nghĩa là người cố vấn, người kiểm soát. Học sinh là người thực thi công việc theo
yêu cầu và sự định hướng của thầy. Cụ thể là giáo viên cần thực hiện tốt 3 công việc chính
sau:
- Lựa chọn nội dung cần ôn, những bài tập cần vận dụng để chủ động trong việc
hướng dẫn HS hệ thống lại kiến thức và rèn luyện những kĩ năng cần thiết có liên quan.
- Giao việc cho HS để HS tự học, tự ôn ( chủ yếu ở nhà).
- Kiểm tra HS về việc thực hiện các yêu cầu thầy giáo đã giao.
2. 4. Khi thực hiện các công việc trên, thầy, cô giáo đồng thời phải thực hiện cả 2 việc:
Một là: Định hướng cho HS nội dung ôn ( ôn những bài nào; những nội dung cụ
thể cần phải ôn trong từng bài là những nội dung gì ).
Hai là: Định hướng cho HS cách ôn. Ôn như thế nào để nhớ kĩ, nhớ sâu để có thể
vận dụng được. Cụ thể là:
Đọc Kết quả cần đạt để biết những đơn vị kiến thức cần nắm
Đọc kỹ văn bản tác phẩm: đối với thơ, yêu cầu thuộc lòng, với văn xuôi thì phải nhớ
các chi tiết và tóm tắt lại được.
Đọc chú thích để hiểu về tác giả và hoàn cảnh sáng tác tác phẩm.
Đọc chú thích để hiểu từ khó (đặc biệt ở đây là những từ địa phương…)
Xem lại Đọc – hiểu văn bản và trả lời lại các câu hỏi.
Nhớ kỹ phần ghi nhớ.
6
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Chẳng hạn khi ôn tập những kiến thức liên quan đến các thông tin ngoài văn bản và
thông tin trong nội tại văn bản của bài thơ “ Đồng chí” ( Chính Hữu) thì:
* Về nội dung cần ôn phải là:
- Bài thơ là lời của ai? Được sáng tác vào thời gian nào, trong hoàn cảnh nào?
- Em biết gì về tác giả của bài thơ ( năm sinh, năm mất; quê hương, cuộc đời, sự
nghiệp, quan điểm văn chương )?
- Bài thơ thuộc thể loại nào? Có những bài thơ nào cùng chủ đề với bài thơ này?
- Nội dung chính của bài thơ là gì ( viết về ai; ý tưởng nghệ thuật mà nhà thơ định

gửi gắm )? HS cần nắm ý khi ôn phần những nội dung này.
* Về cách ôn:
- Đọc kĩ phần chú thích trong Sách giáo khoa, xem lại vở ghi.
- Tìm hiểu thêm những tài liệu khác
Hoặc khi ôn tập, để nhớ lại, khắc sâu những kiến thức liên quan đến các thông tin
trong nội tại văn bản của truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” ( Nguyễn Thành Long), có thể
hướng dẫn HS ôn tập như sau:
* Về nội dung cần ôn:
- Truyện có mấy nhân vật, là những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
Các nhân vật có mối quan hệ ra sao ( xét về phương diện nghệ thuật) và có điểm gì đáng
chú ý?
- Về nhân vật anh thanh niên:
+ Hoàn cảnh sống và làm việc của anh thanh niên như thế nào ( dẫn chứng)
+ Để phân tích đặc điểm của nhân vật này em cần phải triển khai những ý nhỏ
nào? Tìm những dẫn chứng thể hiện cụ thể cho từng ý nhỏ này.
+ Như trong truyện đã nêu, có người cho rằng anh thanh niên là người “ cô độc
nhất thế gian” theo em điều đó có đúng không, tại sao?
- Về các nhân vật khác:
+ Nêu những hiểu biết và nhận xét của em về các nhân vật khác trong tác phẩm?
+ Có người nói rằng nhân vật ông họa sĩ và các nhân vật khác trong “ Lặng lẽ Sa
Pa” đã cùng tô đậm cho nhân vật anh thanh niên để hoàn thiện nhân vật này làm cho chủ đề
của truyện được bộc lộ, theo em điều đó có đúng không, tại sao?
- Truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” đã có sự kết hợp rất tài tình các yếu tố tự sự, trữ
tình và bình luận. Em hãy chứng thực điều này?
- Nêu nhận xét của em về cốt truyện và tình huống cơ bản của truyện.
- Thiên nhiên Sa Pa đẹp đến hai lần, điều đó có đúng không? Tại sao?
- Hãy viết phần Mở bài cho đề bài sau: Phân tích nhân vật anh thanh niên trong
truyện ngắn “ Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long.
- Đọc một số ý kiến nhận xét ( của các học giả, các nhà nghiên cứu) về truyện
“Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long mà em biết.

v v
Nói tóm lại, ở giai đoạn 1 này- giai đoạn hệ thống lại kiến thức, kĩ năng cho HS
( thông qua việc lên lớp của giáo viên và việc tự học của HS ở nhà), ta cần hướng dẫn HS
ôn tập những thông tin có liên quan đến văn bản và những thông tin trong nội tại văn bản,
trang bị cho HS phương pháp suy nghĩ, rèn luyện những kĩ năng cần thiết, đồng thời kiểm
7
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
tra HS về việc thực hiện các công việc được giao. Việc kiểm tra có thể thực hiện bằng các
hình thức như đối thoại trực tiếp, hái hoa dân chủ; làm các bài tập trắc nghiệm và tự luận
Vấn đề đặt ra là yêu cầu HS phải nhớ, phải thuộc, phải hiểu kĩ, hiểu sâu một cách rành
mạch, hệ thống các kiến thức có liên quan đã học. Nếu HS nhớ sai, thuộc sai thì giáo viên
đính chính lại để học sinh rõ. Nếu HS trả lời thiếu thì bgiaos viên cung cấp, bổ sung thêm
lấp đầy cho HS những khoảng thiếu hụt. Ngoài ra, cũng nên khuyến khích và định hướng để
HS xem xét, tiếp cận tác phẩm ở những góc độ, khía cạnh khác nhau, như thế tác phẩm sẽ
được soi tỏ ở nhiều chiều. Mục đích của việc làm này là tránh sự lặp lại những điều các em
đã được biết mà chọn cho mình phương pháp và cách học sáng tạo.
II. Giai đoạn 2: Tiếp tục củng cố kiến thức, kĩ năng và luyện đề
(ở giai đoạn 2 này, việc luyện đề là chính).
1. Giới thiệu một số loại bài tập theo nội dung ôn tập phần văn bản:
1. 1. Dạng bài tập nhận biết:
- Giới thiệu hoàn cảnh ra đời tác phẩm.
- Tóm tắt tác phẩm.
- Giải thích ý nghĩa nhan đề
- Nhận xét ý nghĩa các tình huống truyện.
1. 2. Bài tập vận dụng sáng tạo:
- Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng, từ ngữ đặc sắc của tác phẩm.
- Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thật của biện pháp tu từ.
- Đoạn văn nghị luận về một đoạn văn, đoạn thơ.
- Đoạn văn phân tích đặc điểm nhân vật.
- Bài văn nghị luận:

+ Bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ.
+ Bài văn nghị luận về một nhân vật trong tác phẩm truyện.
2. Cách làm một số loại bài tập và giới thiệu một số dạng đề thi:
2. 1. Dạng bài tập nhận biết:
2. 1. 1. Bài tập giới thiệu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm.
a. Cần phải nắm hoàn cảnh ra đời của tác phẩm để hiểu lịch sử tác phẩm sống trong
không khí như thế nào của thời đại. Từ đó có tính định hướng nội dung tác phẩm khi đặt
vào trong hoàn cảnh đó. Học sinh hiểu hoàn cảnh tác phẩm để giúp các em hình dung được
thời kì ấy như thế nào, vừa luyện khả năng tưởng tượng, khả năng tư duy để bước đầu có
những khám phá tác phẩm.
b. Ví dụ đề thi của một số năm:
Năm 2007-2008:
Phần I (7điểm)
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật.
Mở đầu tác phẩm của mình một nhà thơ viết:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Và sau đó tác giả lại thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
8
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Câu 1: Những câu thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả và hoàn cảnh ra đời
của bài thơ ấy?(0,5đ)
Câu 3: Trăng là hình ảnh xuất hiện nhiều trong thi ca. hãy chép chính xác một câu thơ khác
đã học có hình ảnh trăng và ghi rõ tên tác giả, tên tác phẩm. (1,0đ)
Năm 2008-2009:
Phần I (4điểm)
Cho đoạn trích sau:

(…)Bây giờ là buổi trưa. Im ắng lạ. Tôi ngồi dựa vào thành đá và khe khẽ hát. Tôi mê hát.
Thường cứ thuộc một điệu nhạc nào đó rồi bịa ra lời mà hát. Lời tôi bịa lộn xộn mà ngớ
ngẩn đến tôi cũng ngạc nhiên, đôi khi bò ra mà cười một mình.
Tôi là con gái Hà Nội. Nói một cáh khiêm tốn, tôi là một cô gái khá. Hai bím tóc dày,
tương đối mềm, một cái cổ cao, kiêu hãnh như đài hoa loa kèn. Còn mắt tôi thì các anh lái
xe bảo “Cô có cái nhìn sao mà xa xăm!” (…)
1. Những câu văn này được rút trong tác phẩm nào? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm ấy.
(0,5đ)
4. Kể tên một tác phẩm viết về người chiến sỹ trong cuộc kháng chiến chống Mỹ mà em đã
được học trong chương trình Ngữ văn 9, ghi rõ tên tác giả.(1,0đ )
Năm 2009- 2010:
Phần I: Đọc đoạn thơ sau
“Người đồng mình thương lắm con ơi
Cao đo nỗi buồn
Xa nuôi chí lớn
Dẫu làm sao thì cha vẫn muốn
Sống trên đá không chê đá gập gềnh
Sống trong thung không chê thung nghèo đói
Sống như sông như suối
Lên thác xuống gềnh
Không lo cực nhọc”
1. Đoạn thơ trên trích trong tác phẩm nào? Nêu tên tác giả của tác phẩm ấy. “Người đồng
mình” được nhà thơ nói tới là những ai?(1,0đ)
Năm 2010-2011:
Phần I (4 điểm)
Cho đoạn văn sau:
( ) "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa
tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi.
Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn báo vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra
vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng

9
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi
lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung" ( )
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời
tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn
được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì
đặc biệt?(2,0đ)
2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đã giúp
nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?(1,0đ)
Phần II (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."
1. Đoạn thơ trên nằm trong tác phẩm nào, của ai? Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm
ấy?(0,5đ)
Năm 2011-2012:
Phần I (7,0 điểm)
Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi,
rồi vụt chạy và kêu thét lên : "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi
đau đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
1. Đoạn trích trên được rút ra từ tác phẩm nào, của ai ? Kể tên hai nhân vật được
người kể chuyện nhắc tới trong đoạn trích.(1,0đ)

Phần II (3,0 điểm)
Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa."
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.143)
3. Tình cảm gia đình hòa quyện với tình yêu quê hương đất nước là một đề tài quen
thuộc của thơ ca. Hãy kể tên 2 bài thơ Việt Nam hiện đại trong chương trình Ngữ Văn 9 viết
về đề tài ấy và ghi rõ tên tác giả.(1,0đ)
Năm 2012-2013:
Phần I: (7 điểm)
Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo
10
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã :
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
1. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm
đó?
Năm 2013-2014
Phần II: (4 điểm)
Dưới đây là một phần trong lệnh truyền của vua Quang Trung với quân lính:
“Quân Thanh sang xâm lấn nước ta, hiện ở Thăng Long, các ngươi đã biết chưa? Trong
khoảng vũ trụ, đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia
nhau mà cai trị. Các ngươi đều là những kẻ có lương tri, lương năng, hãy nên cùng ta đồng
tâm hiệp lực để dựng nên công lớn”

1. Đoạn văn trích trong tác phẩm nào? tác giả là ai?
2. Nhà vua nói “đất nào sao ấy, đều đã phân biệt rõ ràng, phương Nam, phương Bắc chia
nhau mà cai trị” nhằm khẳng định điều gì? Hãy chép hai câu thơ trong bài thơ “Sông núi
nước Nam” có nội dung tương tự.
c. Gợi ý cách làm:
Khi làm dạng bài tập này học sinh chỉ trả lời thông tin. Đề bài hỏi cái gì trả lời cái đó
hết sức ngắn gọn, trình bày bằng các gạch đầu dòng.
- Bước 1: Xác định, nêu chính xác tên tác phẩm, tên tác giả của tác phẩm đó, năm
sáng tác, in trong tập sách nào,
Ví dụ: “ Sang thu” ( Hữu Thỉnh) được viết cuối năm 1977, in trong tập “Từ chiến hào
tới thành phố” xuất bản tháng 5.1985; “ Làng” của Kim Lân được viết trong thời kì đầu của
cuộc kháng chiến chống Pháp, đăng lần đầu trên tạp chí Văn nghệ năm 1948, sau in trong
tập “ Nên vợ nên chồng”.
Bước 2: Nêu hoàn cảnh sáng tác:
(-) Hoàn cảnh rộng:
(+) Thời đại, hoàn cảnh xã hội mà tác giả sống:
Ví dụ: Hữu Thỉnh viết “ Sang thu” vào cuối năm 1977, khi đất nước đã được thống
nhất, người lính xe tăng thiết giáp như Hữu Thỉnh từ cuộc chiến trở về trong đời thường hoà
bình, thời trai trẻ đã trôi qua trong cuộc chiến tranh ái quốc nay chợt thấy mình đã “ sang
thu” .
(+) Thời đại, hoàn cảnh xã hội của cuộc sống được nói tới trong tác phẩm - chỉ nêu
những yếu tố có ảnh hưởng tới sự ra đời cụ thể của tác phẩm, có ảnh hưởng tới sáng tác của
tác giả. Ví dụ : Truyện “ Làng” của Kim Lân ra đời khi cả nước gồng mình lên để chống
Pháp sau bao năm nằm dưới ách thống trị của của chúng. Vừa bước ra khỏi vòng nô lệ, vừa
được làm chủ trong vòng ba năm, niềm vui chưa trọn thì giặc thù lại đến. Người nông dân
11
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
vừa bứt ra khỏi cái đói khổ của không khí làng Vũ Đại, làng Đông Xá để đến với niềm vui
đổi đời hơn ở cái làng Dầu đi tản cư vì kháng chiến.
(-) Hoàn cảnh hẹp: Hoàn cảnh cụ thể ra đời của tác phẩm:

Đó có thể là hoàn cảnh gia đình rất đặc biệt: Bằng Việt chủ yếu sống với bà ngoại nên
khi đi xa nhớ về bà, hình ảnh bà ngoại gắn liền với “bếp lửa” .
Đó có thể là hoàn cảnh của bản thân trước một sự kiện, hiện tượng, hình ảnh, …trong
cuộc sống, tác giả nảy sinh ý tưởng, cảm hứng muốn gửi gắm ý tưởng , tình cảm, tư tưởng
thái độ,… của mình qua sáng tác:
Tác phẩm “Đoàn thuyền đánh cá” ( Huy Cận) được sáng tác trong chuyến đi thực tế
năm 1958 ở Cẩm Phả, Hòn Gai (Quảng Ninh) giữa lúc miền Bắc nước ta phấn khởi lao
động xây dựng đất nước theo con đường xã hội chủ nghĩa. Nhà thơ hướng tới những con
người lao động làm nghề đánh bắt cá biển là chủ nhân trong cuộc sống mới.
Tác phẩm “ Mùa xuân nho nhỏ” ( Thanh Hải) được làm năm 1980, trong khung cảnh
hoà bình, xây dựng đất nước nhưng khi ấy nhà thơ bệnh nặng, chỉ ít lâu sau đó ông qua đời,
vậy mà thi phẩm vẫn chan chứa tình yêu cuộc sống.
Bằng Việt thuộc thế hệ nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ. Ông viết
bài thơ “ Bếp lửa” vào tuổi 19, đó là năm 1963 khi còn là sinh viên đang học Đại học ở
nước ngoài.
Từ mái trường Đại học Hà Nội, Phạm Tiến Duật bước vào đời lính chiến đấu và hoạt
động (công tác tuyên huấn) trên con đường chiến lược Trường Sơn những năm tháng đánh
Mĩ ác liệt nhất. Khói lửa chiến trường, chủ nghĩa anh hùng Việt Nam, những cô gái thanh
niên xung phong, những chiến sĩ lái xe dũng cảm,…in dấu chói lọi, kì vĩ như những tượng
đài trong thơ Phạm Tiến Duật. “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” tiêu biểu cho hồn thơ
Phạm Tiến Duật trong “ Vầng trăng - Quầng lửa” là bài ca chiến trận thấm đẫm màu sắc
lãng mạn ghi lại hình ảnh người chiến sĩ lái xe vận tải trên con đương Trường Sơn, con
đường huyết mạch của Tổ Quốc trong cuộc chiến.
Năm 1948, với không khí cả nước đang chống Pháp ở nơi nơi, người lính ở chiến
trường chắc tay súng để bảo vệ biên cương cũng ít nhiều có vấn vương hình bóng quê nhà,
người nông dân đi tản cư (dời chỗ ở- vùng chiến sự) đến nơi khác cũng là cách hưởng ứng
cách mạng, là đi kháng chiến.
(-) Nêu đề tài hoặc nội dung chính, đặc sắc của tác phẩm:
Phạm Tiến Duật bằng giọng thơ chắc khoẻ, đượm chất văn xuôi, đã tạo nên giọng nói
riêng biệt, mới mẻ trong nền thơ ca chống Mĩ. Thơ ca của anh, đặc biệt trong “ Vầng trăng -

Quầng lửa” không phải là sự chắt ra từ đời sống mà là toàn vẹn đời sống thường nhật ở
chiến trường. Phạm Tiến Duật đã góp vào vườn thơ đất nước một hình tượng chiến sĩ khá
độc đáo với “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” (1969). Bài thơ đã ghi lại những nét ngang
tàng dũng cảm và lạc quan của người chiến sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn thời
chống Mĩ, tiêu biểu cho chủ nghĩa anh hùng của tuổi trẻ một thời máu lửa.
d. Các bài tập luyện tập:
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Sang thu” của nhà thơ Hữu Thỉnh
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Đồng chí” của nhà thơ Chính Hữu.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Bếp lửa” của nhà thơ Bằng Việt bằng một đoạn văn
ngắn ( khoảng 5 câu), trong đó có sử dụng phép thế.
12
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Ánh trăng” của nhà thơ Nguyễn Duy.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Làng” của nhà văn Kim Lân bằng cách viết một đoạn
văn ngắn ( khoảng 5 câu), trong đó có ít nhất một câu ghép và một phép liên kết.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Lặng lẽ Sa Pa” của nhà Nguyễn Thành Long.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Chiếc lược ngà” của nhà Nguyễn Quang Sáng.
- Nêu hoàn cảnh ra đời của tác phẩm “ Viếng lăng Bác” của nhà thơ Viễn Phương.
2. 1. 2. Bài tập giải thích ý nghĩa nhan đề tác phẩm.
a. Tác phẩm là đứa con tinh thần của nhà văn, chứa đựng nhiệt huyết, yêu thương của
tác giả; là kết quả của một quá trình tìm tòi, sáng tạo- quá trình đó dồn tụ tình cảm, trông
chờ. Chọn nhan đề tác phẩm cũng như chọn tên cho đứa con yêu dấu, tiêu chí của nhan đề
hay. Các nhà văn thường thích tên ngắn, thâu tóm được ý nghĩa tác phẩm và giàu sức gợi.
Nhan đề của tác phẩm thường được tác giả đặt bằng một từ, một cụm từ. Nhan đề tác
phẩm thường chứa đựng đề tài, nội dung hoặc chủ đề của tác phẩm mà tác giả muốn gửi
gắm vào đó. Đôi khi nhan đề tác phẩm đồng thời cũng là một điểm sáng thẩm mĩ, là tín hiệu
nghệ thuật cần khai thác để làm sáng tỏ chủ đề tác phẩm. Có nhan đề nêu lên đề tài của tác
phẩm ( “Làng” – Kim Lân), có nhan đề hướng vào tư tưởng chủ đề của tác phẩm ( “ Lặng lẽ
Sa Pa” - Nguyễn Thành Long), có nhan đề gửi gắm một thông điệp sâu sắc nào đó (“Bến
quê” - Nguyễn Minh Châu),…Bởi vậy, để hiểu được nhan đề của tác phẩm, cần phải đọc kĩ

tác phẩm, tìm hiểu nội dung, tìm hiểu các tầng nghĩa của hình tượng, xâu chuỗi những hiểu
biết về chi tiết, hình ảnh, hình tượng trong tác phẩm để xác định đúng chủ đề tác phẩm. Từ
đó quay lại tìm hiểu về ý nghĩa nhan đề tác phẩm, đọc ra dụng ý mà tác giả gửi gắm trong
đó.
b. Ví dụ đề thi của một số năm:
Đề thi năm 2008-2009:
Phần II. Trong bài thơ “Đồng chí”, Chính Hữu đã viết xúc động về người chiến sĩ thời
kháng chiến chống Pháp
“Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không, mặc kệ gió lung nay
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính
Anh với tôi biết từng cơn ớn lạnh
Sốt run người vừng trán ướt mồ hôi
Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá
Miệng cười buốt giá
Chân không giày
Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
1. Từ đồng chí nghĩa là gì? Theo em, vì sao tác giả lại đặt tên bài thơ của mình là đồng chí?
(1 điểm)
Đề thi năm 2012-2013:
Phần II. (3 điểm)
1. Trong nhan đề Lặng lẽ Sa Pa, tác giả đó sắp xếp các từ khác với trật tự thông thường
như thế nào? Cách sắp xếp ấy có dụng ý gì trong việc thể hiện chủ đề truyện ngắn? (1 điểm)
13
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Đề thi năm 2013-2014:
Phần I ( 6 điểm)
Trong bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành
hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:

“Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dự là khi tóc bạc”
1. Nhan đề Mùa xuân nho nhỏ được cấu tạo bởi những từ loại nào? Việc kết hợp các từ loại
ấy có tác dụng gì? (1 điểm)
c. Gợi ý cách làm:
- Bước 1: Xác định cấu tạo của nhan đề: Là một từ, một cụm từ, vị trí của các từ ngữ trong
nhan đề có gì đặc biệt.
- Bước 2: Xác định ý nghĩa nhan đề tác phẩm thể hiện về phương diện gì: đề tài, nội dung,
tên nhân vật chính, chủ đề, …mối quan hệ giữa tên tác phẩm và chủ đề tác phẩm.
- Bước 3: Khẳng định giá trị của nhan đề tác phẩm. Cũng có thể kết hợp đánh giá về tác giả,
tác phẩm.
Ví dụ 1: Giải thích ý nghĩa nhan đề bài thơ “Đồng chí” của Chính Hữu:
- Cấu tạo: “Đồng chí”là những người có cùng chí hướng, lí tưởng.
- Ý nghĩa: Tác giả đặt tên cho bài thơ là “Đồng chí” vì:
+ Đó được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong
những năm cách mạng và kháng chiến.
+ Đó là cách xưng hô của những người lính, của những người trong cùng một cơ quan,
trong cùng một đoàn thể chính trị hay một tổ chức cách mạng.
+ Đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại
mới.
- Khẳng định giá trị của nhan đề: Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn
bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã gúp người lính vượt lên trên mọi
huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù.
Ví dụ 2: Giải thích ý nghĩa nhan đề “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm
Tiến Duật?
- Nhan đề dài tưởng như có chỗ thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo
của nó.
- Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình

ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính.
14
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
- Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của
tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai
chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả.
Ví dụ 3: Mùa xuân nho nhỏ- Thanh Hải.
- Cấu tạo của nhan đề : Một danh từ (Mùa xuân) kết hợp với một tính từ (nho nhỏ)
-> Tác dụng: Làm cho hỉnh ảnh mùa xuân trở nên có hình khối, hiện hữu.
- Ý nghĩa: Nhan đề bài thơ là một sáng tạo độc đáo, một phát hiện mới mẻ của nhà
thơ. Nó thể hiện quan điểm về sự thống nhất giữa cái riêng và cái chung, giữa cái cá nhân
và cái cộng đồng. Mùa xuân nho nhỏ còn thể hiện nguyện ước chân thành của Thanh Hải,
ông muốn sống đẹp, sống với tất cả sức sống tươi trẻ của mình, muốn được cống hiến
những gì tinh túy nhất, tốt đẹp nhất của mình cho cuộc đời chung. “ Mùa xuân nho nhỏ”
không chỉ thể hiện lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương đất nước của tác giả mà còn thể
hiện tình yêu trước cuộc đời của người nghệ sĩ. Tên bài thơ gợi sự hấp dẫn, chứa đựng một
ý nghĩa sâu sắc: mỗi con người hãy trở thành “ một mùa xuân nho nhỏ” để làm nên mùa
xuân bất diệt của đất nước
- Khẳng định giá trị của nhan đề: Nhà thơ Thanh Hải đã góp cho thơ ca dân tộc một bài
thơ xuân đẹp, đậm đà tình nghĩa. Tuy một tâm hồn, tài năng thơ đã khép lại, nhưng những
gì thuộc về chất ngọc trong trái tim, tấm lòng nhà thơ còn để đời cho hậu thế trân trọng,
nâng niu.
Ví dụ 4: Làng – Kim Lân.
Tại sao Kim Lân lại đặt tên cho văn bản của mình là Làng chứ không phải là Làng chợ
Dầu ?
- Cấu tạo: Là một danh từ chung.
- Ý nghĩa: Đặt tên “Làng” mà không phải là “Làng Chợ Dầu” hay một cái tên làng cụ
thể vì: Nếu đặt như thế thì vấn đề tác giả đề cập tới chỉ nằm trong phạm vi nhỏ hẹp của một
làng cụ thể. Đặt tên là “Làng” vì truyện đã khai thác một tình cảm bao trùm, phổ biến của
người nông dân Việt Nam thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp: Tình yêu làng quê

gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến
Ví dụ 5: Lặng lẽ Sa Pa- Nguyễn Thành Long
- Cấu tạo của nhan đề được sắp xếp khác thường đảo trật tự từ.
-> Tác dụng: Nhấn mạnh vẻ đẹp thanh bình, kì ảo, mê hồn của Sa Pa, nhất là sự cống hiến
của các con người làm việc ở nơi đây.
- Ý nghĩa: Lặng lẽ Sa Pa, đó chỉ là cái vẻ lặng lẽ bên ngoài của một nơi ít người đến,
nhưng thực ra nó lại không lặng lẽ chút nào, bởi đằng sau cái vẻ lặng lẽ của Sa Pa là cuộc
15
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
sống sôi nổi của những con người đầy trách nhiệm đối với công việc, đối với đất nước, với
mọi người mà tiêu biểu là anh thanh niên làm công tác khí tượng một mình trên đỉnh núi
cao. Trong cái không khí lặng im của Sa Pa- cái tên mà nhắc tới người ta chỉ nghĩ đến
chuyện nghỉ ngơi lại có những con người ngày đêm lao động hăng say, miệt mài lặng lẽ, âm
thầm, cống hiến cho đất nước.
- Khẳng định giá trị: Nhan đề của tác phẩm vừa thể hiện được vẻ đẹp kì ảo của thiên
nhiên Sa Pa vừa thể hiện được sự cống hiến, âm thầm lặng lẽ nhưng lớn lao , cao đẹp của
những con người nơi đây. Với việc đặt nhan đề như vậy, tác giả muốn lấy địa danh làm nền
để làm nổi bật vẻ đẹp của con người.
d. Các bài tập vận dụng luyện tập:
- Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) theo cách tổng phân hợp, có sử dụng câu ghép, thể
hiện sự cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Đồng chí” của Chính Hữu.
- Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) theo cách tổng phân hợp, có sử dụng câu mở rộng
thành phần, thể hiện sự cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Bếp lửa” của Bằng
Việt.
- Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) theo cách quy nạp, có sử dụng câu hỏi tu từ, thể hiện
sự cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy.
- Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) theo cách tổng phân hợp thể hiện sự cảm nhận của
em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Sang thu” của Hữu Thỉnh.
- Viết đoạn văn ( khoảng 5 câu) theo cách diễn dịch, có sử dụng phép liên kế câu, thể
hiện sự cảm nhận của em về ý nghĩa nhan đề tác phẩm “ Những ngôi sao xa xôi” của Lê

Minh Khuê.
2. 1. 3. Bài tập nhận xét tình huống truyện
a. Trong truyện ngắn, tình huống vô cùng quan trọng, nó thể hiện năng lực của nhà
văn, có tác dụng làm cho câu chuyện trở nên sâu sắc, bộc lộ rõ tính cách nhân vật.
b. Một số ví dụ về đề thi:
Năm 2009-2010:
Phần I (4 điểm)
Cho đoạn văn sau:
( ) "Gian khổ nhất là lần ghi và báo về lúc một giờ sáng. Rét, bác ạ. Ở đây có cả mưa
tuyết đấy. Nửa đêm đang nằm trong chăn, nghe chuông đồng hồ chỉ muốn đưa tay tắt đi.
Chui ra khỏi chăn, ngọn đèn báo vặn to đến cỡ nào vẫn thấy là không đủ sáng. Xách đèn ra
vườn, gió tuyết và lặng im ở bên ngoài như chỉ chực đợi mình ra là ào ào xô tới. Cái lặng
im lúc đó mới thật dễ sợ: nó như bị gió chặt ra từng khúc, mà gió thì giống những nhát chổi
lớn muốn quét đi tất cả, ném vứt lung tung" ( )
(Lặng lẽ Sa Pa - Nguyễn Thành Long - Sách Ngữ văn 9, tập 1)
1. Đoạn văn trên là lời của nhân vật nào, được nói ra trong hoàn cảnh nào? Những lời
tâm sự đó giúp em hiểu gì về hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật? Ngoài khó khăn
16
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
được nói đến trong đoạn trích trên, hoàn cảnh sống và làm việc của nhân vật còn có điều gì
đặc biệt?(2,0đ)
2. Bằng hiểu biết của em về tác phẩm, hãy cho biết: trong hoàn cảnh ấy, điều gì đó giúp
nhân vật trên sống yêu đời và hoàn thành tốt nhiệm vụ?(1,0đ)
Đề thi khảo sát chất lượng học sinh ôn thi vào lớp 10 năm học 2013-2014
Phần I:
Cho đoạn trích:
“ Nhưng sao lại nảy ra cái tin như vậy được… họ đã rõ cái cơ sự này chưa? ”
2. Truyện ngắn “ Làng” có những tình huống nào? Nêu ý nghĩa của các tình huống
đó?
c. Gợi ý cách làm:

- Bước 1: Xác định tình huống.
- Bước 2: Nhận xét ý nghĩa tình huống.
Ví dụ 1: Truyện ngắn “Làng” - Kim Lân
- Truyện ngắn “Làng” - Kim Lân có hai tình huống:
+ Nhà văn Kim Lân đã đặt nhân vật ông Hai vào một tình huống rất gay cấn: Là tình
huống thắt nút câu chuyện, thử thách long yêu làng, yêu nước của ông Hai.
+
- Ông Hai vốn rất yêu làng, lúc nào cũng tự hào và khoe khoang về ngôi làng của
mình với sự giàu có và tinh thần kháng chiến. Nhưng đột nhiên ông nhận được tin sét đánh
mang tai từ những người tản cư - làng ông theo Tây, làm việt gian. Ông vô cùng đau đớn tủi
hổ và nhục nhã. Trong lúc dằn vặt, đau khổ, bế tắc, ông Hai đã nghe tin làng cải chính. Ông
vui mừng đi báo tin cho mọi người. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Kim Lân muốn
làm nổi bật lòng yêu làng gắn liền với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người
nông dân Việt Nam thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.
Ví dụ 2: Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng.
- Truyện ngắn “Chiếc lược ngà” - Nguyễn Quang Sáng có hai tình huống:
+ Tình huống của truyện ngắn Chiếc lược ngà thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa
nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phép thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh
thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng
bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha.
+ Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây
lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong
một trận càn của giặc Mỹ.
- Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu
nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vừa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến
tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam.
c. Một số đề luyện tâp:
- Nêu nhận xét về tình huống của truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa”- Nguyễn Thành Long
- Nêu nhận xét về tình huống của truyện ngắn “Những ngôi sao xa xôi”- Lê Minh
Khuê.

17
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
2. 2. Dạng bài tập vận dụng sáng tạo:
Trên cơ sở kiến thức về đọc hiểu tác phẩm, để kiểm tra, đánh giá và tự kiểm tra, đánh
giá kĩ năng nói viết của học sinh về những kiến thức đọc hiểu cụ thể, cần có những bài tập
rèn luyện kĩ năng viết đoạn văn. Những bài tập luyện viết đoạn văn trong nhà trường thường
có yêu cầu phối hợp giữa yêu cầu về nội dung, đề tài với yêu cầu về hình thức diễn đạt. Để
viết được đoạn văn, học sinh cần nắm được:
* Những yêu cầu đối với đoạn văn như:
- Tính liên kết chặt chẽ:
- Tính thống nhất về chủ đề:
- Tính lô gích trong diễn đạt: + Diễn dịch:
+ Quy nạp:
+ Tổng- phân- hợp:
+ Song hành:
* Cách viết các đoạn văn:
- Xác định chủ đề:
- Triển khai ý:
- Xác định kiểu diễn đạt và vị trí câu chủ đề:
* Những kĩ năng này giáo viên đã hình thành và bồi dưỡng ở các tiết rèn kĩ năng viết
đoạn văn cho HS (các chuyên đề rèn kĩ năng này các cụm trường đã đề cập đến).Vì vậy tôi
chủ yếu đưa ra cách thức trình bày của các đoạn văn.
2. 2. 1. Đoạn văn phân tích một chi tiết quan trọng hoặc một từ ngữ, hình ảnh đặc sắc
trong tác phẩm.
a. Một số đề thi tham khảo:
Đề thi năm 2010-2011
Phần I:
Cho đoạn trích
"Con bé thấy lạ quá, nó chớp mắt nhìn tôi như muốn hỏi đó là ai, mặt nó bỗng tái đi, rồi vụt
chạy và kêu thét lên : "Má! Má!". Còn anh, anh đứng sững lại đó, nhìn theo con, nỗi đau

đớn khiến mặt anh sầm lại trông thật đáng thương và hai tay buông xuống như bị gãy"
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009, tr.196)
Câu 2: Lẽ ra, cuộc gặp mặt sau 8 năm xa cách sẽ ngập tràn niềm vui và hạnh phúc nhưng
trong câu chuyện, cuộc gặp ấy lại khiến nhân vật “anh” “đau đớn”. Vì sao vậy? (1,5 điểm)
b. Hướng dẫn viết đoạn văn:
Yêu cầu về nội dung:
- Giới thiệu chi tiết quan trọng hoặc từ ngữ, hình ảnh đặc sắc trong tác phẩm cần phân tích.
- Phân tích những biểu hiện: Chi tiết (từ ngữ, hình ảnh) đó hay, đặc sắc như thế nào về nội
dung, hình thức.
- Tác dụng, ý nghĩa: Trong việc thể hiện nội dung chủ đề của tác phẩm.
Yêu cầu về hình thức: Như yêu cầu chung về hình thức của đoạn văn.
Ví dụ 1:
18
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
- Bài tập: Cho đoạn văn sau:
“ Cổ ông lão nghẹn ắng hẳn lại…
- Liệu có thật không hả bác? Hay là chỉ lại…?”
( “Làng”- Kim Lân)
Em hãy phân tích chi tiết đặc sắc thể hiện tình yêu tha thiết làng quê mình của ông
Hai trong đoạn trích trên bằng một đoạn văn khoảng 10- 12 câu, trong đoạn văn có sử dụng
câu hỏi tu từ cuối đoạn (gạch chân dưới câu hỏi tu từ đó).
- Đoạn văn minh hoạ:
“ Tình yêu làng trào dâng như sóng và trở thành một niềm cảm hứng mãnh liệt trong
ông Hai- nhân vật chính trong truyện ngắn “Làng” của Kim Lân. Bằng cách để nhân vật tự
kể về mình, Kim Lân đã giúp ta hiểu phần nào tâm trạng của ông Hai. Niềm vui sướng của
ông khi kể chuyện làng lan sang cả trang sách, len lỏi vào lòng người đọc. Không những
vật, ông còn tự hào về làng mình có những đường hầm, hào liên tiếp, có những ụ giao
thông, những buổi tập quân sự của các cụ phụ lão cứu quốc…Điều đó thể hiện một tình cảm
sâu kín thấm vào da thịt ông rất giản dị mà cao quý. Tình cảm đó càng được nhân lên gấp
bội khi ông nghe tin làng chợ Dầu đi Việt gian: “ Cổ ông nghẹn ắng lại, da mặt ông tê rân

rân”…Chỉ bằng một chi tiết nhỏ nhưng rất đặc sắc, Kim Lân đã diễn tả thành công sự đau
khổ đang giày vò, giằng xé tâm can ông Hai. Nhà văn rất tài tình khi xây dựng, dâng tình
tiết truyện lên đến kịch tính, đưa câu chuyện lên đến đỉnh cao mâu thuẫn để bộc lộ đáy sâu
tâm hồn ông Hai. Biết tin sét đánh này, ông nghẹn ngào, choáng váng, nói không ra lời như
một cái gì nuốt không nổi. Suy cho cùng, nỗi đau đớn ấy cũng xuất phát từ tình yêu làng của
ông mà ra. Bởi vì yêu làng quá, tin làng quá nên ông mới xấu hổ, tủi hổ khi nghe cái tin ấy.
Tình yêu làng của ông thật cao đẹp, to lớn biết nhường nào?”
Câu kết thúc đoạn là câu hỏi tu từ.
Ví dụ 2:
Bài tập: Trong đoạn thơ sau:
“ Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở: sao lùa nước Hạ Long”
Em thích hình ảnh nào nhất? Hãy viết một đoạn văn quy nạp, phân tích hình ảnh đó.
Đoạn văn minh hoạ:
“Đoàn thuyến đánh cá” là bài thơ hay của nhà thơ Huy Cận, miêu tả nhiều cảnh của
một chuyến ra khơi đánh cá của một đoàn thuyền từ lúc “ mặt trời xuống biển” chiều hôm
trước, đến tận lúc “ mặt trời đội biển nhô màu mới” sáng hôm sau mới trở về. Đoàn thuyến
ra khơi đi tìm được luồng cá trong lòng biển. Lưới đã thả và luồng cá hiện ra. Những con cá
hiện ra thật đẹp “ cá nhụ cá chim cùng cá đé”. Có rất nhiều loại cá và ta có thể nhận thấy đó
là những loài cá quý. Trong tầm nhìn, từng đàn cá chen nhau đông đúc. Dưới ánh trăng,
thân hình cá lấp lánh lung linh, và giữa các đàn cá đó, nổi bật lên hình ảnh:
“ Cá nhụ cá chim cùng cá đé
Cá song lấp lánh đuốc đen hồng
Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé
Đêm thở sao lùa nước Hạ Long”
19
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Đoạn thơ cho ta thấy đầy đủ sắc màu rực rỡ của con cá song. Đặc biệt hình ảnh đuôi cá

được miêu tả thật độc đáo, sống động: “ Cái đuôi em quẫy trăng vàng choé”. Giữa muôn
ngàn cá, con nào cũng đẹp, nhưng cá song nổi bật lên không chỉ ở màu sắc rực rỡ như ngọn
đuốc của cá làm cho trăng đẹp hơn, sáng hơn mà là ở cái đuôi “ quẫy” khiến trăng “vàng
choé”. Chính cử động ấy đã làm tâm hồn nhà thơ rung động và bật lên tiếng “ em” trìu mến.
Có thể nói, câu thơ đã góp phần làm cho bức tranh cá đầy màu sắc, ánh sáng, có hồn, và có
giá trị thẩm mĩ đặc sắc: gợi tả và ca ngợi biển quê hương giàu đẹp.
Ví dụ 3:
- Bài tập: Trong phần thứ nhất của bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” Thanh Hải viết:
“ Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
Đoạn thơ đẹp như một bức tranh. Em thích nhất hình ảnh nào trong bức tranh đó?
Hãy viết một đoạn văn, có sử dụng câu ghép, phân tích hình ảnh ấy.
- Đoạn văn minh hoạ:
Bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ” được Thanh Hải viết vào năm 1980, trong khung cảnh
hoà bình, xây dựng đất nước. Một hồn thơ trong trẻo. Một điệu thơ ngân vang. Sáu câu thơ
đầu như một tiếng hát reo vui đón chào một mùa xuân đẹp đã về. Tín hiệu đầu xuân là bông
hoa tím biếc mọc trên dòng sông xanh của quê hương. Màu xanh của nước hoà với màu “
tím biếc” của hoa đã tạo nên bức tranh xuân chấm phá mà đằm thắm. Bức tranh thơ ấy sống
động hơn, có giá trị thẩm mĩ đặc sắc bởi một hình ảnh thơ gợi tả gợi cảm: tiếng chim. Đứng
trước dòng sông xanh, bông hoa tím, ngẩng nhìn bầu trời, nhà thơ vui sướng lắng tai nghe
chim chiền chiện hót. Chim chiền chiện còn gọi là chim sơn ca, bạn của nhà nông. Từ “ơi”
cảm thán biểu lộ niềm vui ngây ngất khi nghe chim hót:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời”
Hai tiếng “ hót chi” là giọng điệu thân thương của người dân Huế được tác giả đưa vào diễn
tả cảm xúc thiết tha giữa người với tạo vật. Chim chiền chiện hót gọi xuân về, tiếng chim

ngân vang, rung động đất trời đem đến bao niềm vui. Ngắm dòng sông, nhìn bông hoa đẹp,
nghe chim hót, nhà thơ bồi hồi sung sướng:
“ Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”
“Đưa tay…hứng” là một cử chỉ bình dị trân trọng, thể hiện sự xúc động sâu xa. “ Giọt long
lanh” là sự liên tưởng đầy chất thơ. Là giọt sương mai, giọt mưa xuân hay giọt âm thanh
tiếng chim chiền chiện? Sự chuyển đổi cảm giác ( thính giác - thị giác) đã tạo nên hình khối
thẩm mĩ của âm thanh. Chỉ với ba nét vẽ: dòng sông xanh, bông hoa tím biếc và đặc biệt là
tiêng chim chiền chiện hót …,Thanh Hải đã vẽ nên một bức tranh xuân đẹp tươi và đáng
yêu vô cùng. Đó là vẻ đẹp đầy sức sống mặn mà của đất nước vào xuân.
c. Một số đề luyện tập:
20
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
- Phân tích chi tiết cái chết của ông Sáu trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của
Nguyễn Quang Sáng để làm sáng tỏ nhận xét của nhân vật ông Ba trong tác phẩm : “ Hình
như chỉ có tình cha con là không chết được”.
- Viết một đoạn văn phân tích cảnh chia tay cảm động của cha con ông Sáu trong
truyện “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng để làm rõ cảm giác của nhân vật ông Ba
trong truyện “ Nhìn cảnh ấy, bà con xung quanh có người không cầm được nước mắt, còn
tôi bỗng thấy khó thở như có bàn tay ai đó nắm lấy trái tim tôi”.
- Viết một đoạn văn phân tích hình ảnh hàng tre trong khổ thơ sau:
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác
Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát
Ôi hàng tre xanh xanh Việt nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”
(“Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
- Viết một đoạn văn, có sử dụng câu hỏi tu từ, phân tích hình ảnh vầng trăng trong
khổ thơ cuối bài “Ánh trăng” của Nguyễn Duy:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình

ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình”.
- Viết một đoạn văn, có sử dụng câu mở rộng phành phần, phân tích hình ảnh đám
mây trong hai câu thơ sau:
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(“Sang thu” - Hữu Thỉnh)
2. 2. 2. Đoạn văn phân tích hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ.
a. Một số đề thi tham khảo:
Đề thi năm 2007- 2008:
Phần I.
Cuộc đời chủ tịch Hồ Chí Minh là nguồn cảm hứng vô tận cho sáng tạo nghệ thuật. Mở đầu
tác phẩm của mình một nhà thơ viết:
Con ở Miền Nam ra thăm lăng Bác
Và sau đó tác giả lại thấy:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
Câu 2. Từ những câu thơ đó dẫn kết hợp với những hiểu biết của em về bài thơ, hãy cho
biết cảm xúc trong bài thơ được biểu hiện theo trình tự nào? Sự thật là Người đó ra đi nhưng
vì sao nhà thơ vẫn dùng từ thăm và cụm từ giấc ngủ bình yên? (1,5 điểm)
21
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Đề thi năm 2008- 2009:
Phần II.
Câu 2. Trong câu thơ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” nhà thơ đã sử dụng phép tu
từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của phép tu từ ấy. (1,5 điểm)
Đề thi năm 2010- 2011:
Phần II (3,0 điểm)

Bài thơ "Bếp lửa" của Bằng Việt được mở đầu như sau :
"Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa".
(Ngữ văn 9, tập một, NXB Giáo dục 2009)
2. Ghi lại ngắn gọn cảm nhận của em về câu thơ : "Cháu thương bà biết mấy nắng
mưa". (1,5đ)
b. Hướng dẫn viết đoạn văn:
Yêu cầu về nội dung:
- Xác định chính xác câu thơ, câu văn trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào, nội
dung phản ánh là gì; biện pháp tu từ được sử dụng trong câu đó là biện pháp gì.
- Phân tích hiệu quả tu từ của biện pháp tu từ trong việc thể hiện nội dung.
- Đánh giá câu thơ, câu văn đó.
Yêu cầu về hình thức: Như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn.
* Chú ý: Khi hướng dẫn học sinh làm loại đề này cần lưu ý các em:
+ Đọc kĩ đoạn thơ đó, nhớ, và ghi vào bài làm: Đoạn thơ đó năm ở bài thơ nào? của
tác giả nảo? Nội dung của bài thơ đó nói về vấn đề gì? nghệ thuật chủ đạo của bài thơ là gì?
+ Ghi ra nháp các tín hiệu nghệ thuật sử dụng trong các câu thơ đó, xác định xem
phép tu từ hoặc từ loại nào là chủ công làm toát lên nội dung của đoạn thơ đó.
+ Ghi rõ các từ ngữ biểu hiện các phép tu từ đó
+ Tác dụng của các phép tu từ, từ loại, cách hiệp vần trong các câu thơ đó là gì đối
với cảnh, nhân vật trữ tình và với toàn bộ bài thơ và trong việc thể hiện cảm xúc của tác giả


+ Đọc lại nháp nếu thấy yên tâm và tin tưởng thì chép vào bài làm.
Ví dụ 1:
- Bài tập: Viết một đoạn văn phân tích giá trị gợi hình và biểu cảm của các từ láy
trong hai câu thơ sau:
“ Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.

( “ Bếp lửa” - Bằng Việt)
- Đoạn văn minh hoạ:
Hai câu thơ trên là hai câu thơ mở đầu bài thơ “ Bếp lửa”, khơi nguồn cho kí ức Bằng
Việt từ nơi xa nhớ về quê hương, nhớ về người bà kính yêu của mình:
22
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
“ Một bếp lửa chờn vờn trong sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm”.
Nhà thơ nhớ về những kỉ niệm gắn với hình ảnh “ bếp lửa”: “ Một bếp lửa chờn vờn trong
sương sớm”. Từ láy tượng hình “ chờn vờn” gợi ánh lửa cháy bập bùng được nhìn qua làn
sương mỏng giăng giăng buổi sớm. Đó là một hình ảnh thực in dấu trong tâm khảm, được
nhà thơ nhớ lại nó thành một hình ảnh huyền ảo trong ánh hồi quang, mang đầy kỉ niệm đẹp
về bếp lửa quê hương. Từ hình ảnh ấy nhà thơ cảm nhận được một sức ấm nóng toả ra
không chỉ từ bếp lửa hồng sớm mai: “ Một bếp lử ấp iu nồng đượm”. Từ láy tượng hình “
ấp iu” trong câu thơ có giá trị biểu cảm cao, gợi đôi bàn tay nhóm lửa khéo léo, tần tảo, chịu
thương, chịu khó của bà “ mỗi sớm, mỗi chiều lại bếp lửa bà nhen”. Đồng thời từ “ấp iu”
còn gợi tấm lòng chăm chút yêu thương của tình bà dành cho cháu trong suốt những năm
tháng tuổi thơ sống bên bà. Tình cảm bà cháu lớn lên cùng hình ảnh bếp lửa ngày càng
“nồng đượm”. Với sự góp mặt của hai từ láy “ chờn vờn”, “ấp iu” khiến cho câu thơ mang
nặng kỉ niệm về kí ức ân tình, về bếp lửa, về tấm lòng bà, về tình bà cháu thiêng liêng.
Ví dụ 2:
- Bài tập: Viết đoạn văn diễn dịch phân tích giá trị tu từ của biện pháp hoán dụ trong
khổ thơ cuối bài thơ “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật:
“ Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước
Chỉ cần trong xe có một trái tim”.
- Đoạn văn minh hoạ:
Khổ cuối trong tác phẩm “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật đã
làm nổi bật cái dữ dội và khốc liệt của chiến tranh. Chiếc xe mang đầy thương tích:

“ Không có kính, rồi xe không có đèn
Không có mui xe, thùng xe có xước”
Hai dòng thơ với sự tập hợp của ba cái “ không có” và chỉ có một cái “ có”. Tất cả đã khắc
hoạ lên trước mắt người đọc hình ảnh những chiếc xe vận tải quân sự mang đầy thương tích
chiến tranh. Nhưng những chiếc xe không kính đó vẫn chạy bon bon trên đường Trường
Sơn với một niềm tự hào, khẳng định dáng đứng và tâm thế của người lính - thể hiện tuổi trẻ
Việt Nam:
“ Chỉ cần trong xe có một trái tim”
Hình ảnh hoán dụ “ trái tim” là biểu tượng của ý chí, của bầu nhiệt huyết, của khát vọng tự
do, hoà bình cháy bỏng trong tim người chiến sĩ. Không mà lại có, cái có của người lính lái
xe là một trái tim, một người yêu nước, một lòng khao khát giải phóng miền Nam thì tất cả
những cái thiếu kia đâu có hề gì. Vậy đó, khí phách ngang tàng mà vẫn tha thiết yêu thương,
đó là anh lính lái xe thời chống Mĩ của Phạm Tiến Duật.
c. Một số đề luyện tập:
- Trong câu thơ “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”, nhà thơ đã sử dụng biện
pháp tu từ gì? Nêu rõ hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ ấy.
- Em hãy phân tích cái đặc sắc của hai câu thơ sau:
“Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”
23
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
( Trích “Đồng chí” – Chính Hữu)
- Nói về nỗi nhớ gia đình, quê hương của anh bộ đội Cụ Hồ trong những năm dài máu
lửa, Chính Hữu đã viết: “ Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính”. Em hãy cho biết cái hay
của câu thơ là ở chỗ nào?
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Mặt trời xuống biển như hòn lửa
Sóng đã cài then, đêm sập cửa”
( Trích “Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
- Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:

“ Thuyền ta lái gió với buồm trăng
Lướt giữa mây cao với biển bằng
Ra đậu dặm xa dò bụng biển
Dàn đan thế trận lưới vây giăng”
( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận).
- Phân tích ý nghĩa tu từ trong hai câu thơ sau:
“ Biển cho ta cá như lòng mẹ
Nuôi lớn đời ta tự buổi nào”
( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận)
- Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Câu hát căng buồm với gió khơi
Đoàn thuyền chạy đua cùng mặt trời
Mặt trời đội biển nhô màu mới
Mắt cá huy hoàng muôn dặm phơi”.
( Trích “ Đoàn thuyền đánh cá” – Huy Cận).
- Phân tích ý nghĩa tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ấp ủ
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng…”
Trích “ Bếp lửa” - Bằng Việt)
- Phân tích ý nghĩa tu từ trong đoạn thơ sau:
“ Mặt trời của bấp thì nằm trên đồi
Mặt trời của mẹ , em nằm trên nương”
(Trích“ Khúc hát ru những em bé ngủ trên lưng mẹ” - Nguyễn Khoa Điềm)
- Em hãy phân tích ý nghĩa của biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây:
“Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng”.
( Trích “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)

`- Em hãy phân tích ý nghiã biện pháp tu từ trong những câu thơ sau đây:
“ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
24
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Dù là khi tóc bạc”
(Trích “ Mùa xuân nho nhỏ” – Thanh Hải)
- Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng ở trong những câu thơ
sau: “Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam
Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng”.
( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
- Xác định và chỉ rõ tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ
sau: “ Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”.
( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
- Phân tích tác dụng của biện pháp tu từ được sử dụng trong những câu thơ sau:
“ Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ
Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
( Trích “ Viếng lăng Bác” - Viễn Phương)
- Viết đoạn văn tổng phân hợp trong đó có sử dụng câu hỏi tu từ, phân tích cái hay
được sử dụng trong khổ thơ cuối bài “ Đồng chí” của Chính Hữu:
“Đêm nay, rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo”.
- Viết đoạn văn trình bày cảm nhận của em về hai câu thơ sau ( trong đó có sử dụng
một câu ghép): “ Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi trời xanh thêm”.
(“ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” - Phạm Tiến Duật)
2. 2. 3. Đoạn văn phân tích, cảm nhận về một đoạn văn, đoạn thơ.

a. Một số đề thi tham khảo:
Năm 2010-2011:
Phần II (6 điểm):
Hình ảnh mùa xuân được khắc họa thật đẹp trong đoạn thơ sau:
"Mọc giữa dòng sông xanh
Một bông hoa tím biếc
Ơi con chim chiền chiện
Hót chi mà vang trời
Từng giọt long lanh rơi
Tôi đưa tay tôi hứng."
2. Dựa vào đoạn thơ trên, em hãy viết một đoạn văn khoảng 10- 12 câu thơ theo cách
lập luận tổng- phân- hợp, trong đó có sử dụng phép nối và một câu chứa thành phần tình
thái với chủ đề: vẻ đẹp của mùa xuân thiên nhiên và cảm xúc của nhà thơ trước vẻ đẹp ấy
(gạch dưới thành phần tình thái và những từ ngữ dùng làm phép nối)(5 điểm).
Năm 2012-2013:
Phần I: (7 điểm)
25
Một số ý kiến về việc hướng dẫn học sinh ôn các tác phẩm thơ và truyện hiện đại lớp 9 để thi vào 10-THPT
Nhà thơ Phạm Tiến Duật có câu thơ thật độc đáo
“ Không có kính không phải vì xe không có kính
Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”
Và trên chiếc xe ấy, người chiến sĩ lái xe đã :
“Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng
Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim
Thấy sao trời và đột ngột cánh chim
Như sa như ùa vào buồng lái”
1. Những câu thơ trên được trích trong tác phẩm nào? Cho biết năm sáng tác của tác phẩm
đó?
2. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu lập luận diễn dịch làm
rõ cảm giác của người chiến sĩ lái xe trên chiếc xe không kính, trong đó có sử dụng câu phủ

định và phép thế (gạch dưới câu phủ định và những từ ngữ dùng làm phép thế).
Năm 2013-2014
Phần I: ( 6 điểm)
Trong bài thơ “ Mùa xuân nho nhỏ”, Thanh Hải nguyện làm một con chim, một cành
hoa và một nốt nhạc trầm để kết thành:
“ Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc.”
(Trích Ngữ văn 9, tập hai- NXB Giáo dục, 2012)
3. Dựa vào khổ thơ trên, hãy viết một đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo cách lập luận
tổng hợp- phân tích- tổng hợp làm rõ quan niệm của nhà thơ, trong đó có sử dụng câu bị
động và phép thế (gạch chân dưới câu bị động và những từ ngữ dùng làm phép thế).(4 điểm)
b. Hướng dẫn viết đoạn văn:
Yêu cầu về nội dung:
- Xác định chính xác đoạn thơ, đoạn văn trích trong tác phẩm nào, của tác giả nào.
- Đặc sắc về nội dung hoặc nghệ thuật của đoạn là gì, phân tích nội dung và hiệu quả
của biện pháp nghệ thuật trong việc thể hiện nội dung đó.
- Đánh giá đoạn thơ, đoạn văn đó ( có thể kết hợp đánh giá về tác giả, tác phẩm).
Yêu cầu về hình thức: như yêu cầu về hình thức chung của đoạn văn.
Ví dụ 1:
- Bài tập: Viết đoạn văn diễn dịch trong đó có câu ghép (gạch chân câu ghép đó):
phân tích khổ thơ đầu bài thơ “ Sang thu” của hữu Thỉnh:
“ Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se
Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”.
- Đoạn văn minh hoạ:
26

×