Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

thực tế chuyên môn huế đầ nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (606.6 KB, 17 trang )

Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

MỤC LỤC
BÀI THỰC TẾ CHUYÊN MÔN
Trang
A.

MỞ ĐẦU

2

1. Lí do chọn đề tài

2

2. Mục đích

3

B.

NỘI DUNG

4

1.

Nghệ thuật Kiến trúc và điêu khắc bảo tàng điêu khắc Chăm

4


1.1.

Phòng Quảng Trị

5

1.2.

Hành lang Quảng Nam

5

1.3.

Hành lang Quảng Ngãi

6

1.4.

Phòng trà Kiệu

6

1.5.

Phòng Mỹ Sơn

8


1.6.

Phòng Đồng Dương

8

1.7.

Phòng Tháp Mẫn – Bình Định

9

2.

Độc đáo Nghệ thuật kiến trúc Cung Đình Huế

10

2.1.

Kinh Thành

10

2.2.

Hoàng Thành

11


2.3.

Tử Cấm Thành

12

3.

Những bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào công tác và học tập

C.

KẾT LUẬN

12
14

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

15

PHỤ LỤC

16

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

1



Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

A - MỞ ĐẦU
1.

Lý do chọn đề tài:
“Đi một ngày đàng học một sàng khôn”

Thật đúng như vậy, ông bà ta xưa đã khuyên dạy rằng, muốn nên người,
muốn hiếu biết nhiều, có kiến thức rộng, am hiểu sự đời, phải lăn lộn với cuộc
sống, phải đi nhiều, phải đi đây đó để thu lượm, học hỏi những tri thức của
cuộc sống để nâng cao, mở rộng tầm nhìn, tầm hiểu biết của bản thân mình.
Là 1 trong những học viên cao học khóa 1 – Mĩ thuật thật, tôi cảm thấy
mình thật may mắn khi tham gia chuyến đi thực tế chuyên môn: Huế - Đà
Nẵng do trường ĐHSP Nghệ thuật tổ chức ( thời gian: 4/11/2016- 8/4/2016).
Trong chuyến thực tế này, các học viên đã có dịp bổ sung, cập nhật và nâng cao
kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành, kỹ năng vận dụng
kiến thức đó vào hoạt động thực tiễn nghề nghiệp; có khả năng làm việc độc
lập, tư duy sáng tao và có năng lực phát hiện, giải quyết những vấn đề thuộc
ngành, chuyên ngành được đào tạo. Chúng tôi đã được thâm nhập cuộc sống
thực tế để đem những kiến thức đã được học tại trường, vận dụng vào việc ghi
chép tài liệu, lấy tư liệu từ đời sống, rèn luyện khả năng chắt lọc, tìm tòi những
cái hay, cái đẹp của cuộc sống, phục vụ cho việc học tập và sáng tác mỹ thuật.
Cụ thể ở 2 vấn đề: Nghệ thuật Kiến trúc và điêu khắc tại Bảo tàng điêu khắc
Chăm và Cung đình Huế.
Cuộc sống sinh động trong đợt thực tế thường làm cho các học viên nhớ
những gì nghe, nhìn thấy và cảm nhận một cách rõ ràng và sâu sắc hơn. Học
viên cũng hiểu rõ hơn về cuộc sống, con người. Điều đó sẽ góp phần tạo nên cơ
sở nền tảng vững chắc cho sáng tạo nghệ thuật sau này.
Vì vậy, thực tế chuyên môn đóng vài rất quan trọng trong quá trình đào tạo

mỹ thuật. Sau đây tôi xin triển khai những nội dung đã học tập và rèn luyện
được trong quá trình đi thực tế chuyên môn. Rất mong sự góp ý của các thầy cô
để bài thu hoạch của tôi thêm hoàn thiện.

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

2


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật
2.

Mục đích:

Thông qua bài thu hoạch tôi muốn làm rõ những vấn đề sau:
-

Nghệ thuật Kiến trúc điêu khắc cung đình Huế
Nghệ thuật Kiến trúc điêu khắc Chăm Đà Nẵng
Từ đó áp dụng kiến thức thực tế vào công tác, chuyên môn Mĩ thuật của
mình và sáng tác.

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

3


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

B - NỘI DUNG

Nghệ thuật Kiến trúc và điêu khắc bảo tàng điêu khắc Chăm
Vào cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người
Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di tích văn hóa Chăm và đem các di vật
tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông
Bác cổ (École Française d'Extrême-Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy
mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng
cho các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác
cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sưngười Pháp là
Delaval và Auclair thực hiện. Kết quả là một tòa nhà có một số nét kiến trúc
Chăm.
Công trình nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác cổ cho
khởi xây năm 1915-6 đến năm 1919 thì hoàn tất và khánh thành với 160 cổ vật
điêu khắc. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập
từ thế kỷ 19 được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau. Năm 1927 kiến trúc sư
J. Y. Claeys thuộc trường Viễn Đông Bác cổ đề xướng khuếch trương nhà bảo
tàng nhưng dự án trì trệ đến năm 1936 mới hoàn tất. Ngày 11 tháng 3 nhân việc
tái khánh thành viện bảo tàng có sự hiện diện của Parmentier, Viện Bác cổ vinh
danh ông bằng cách đổi tên Viện Bảo tàng Chàm thành Musée Henri
Parmentier. Diện tích mới được dùng để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai
quật ở Trà Kiệu và Tháp Mẫm ở Bình Định.
Năm 1946 khi chiến tranh Pháp-Việt lan rộng thì Viện Bảo tàng Chàm bị
cướp phá. Thư khố và nhiều cổ vật bị trộm. Đến năm 1948 thì thu thập lại được
150 món, có thứ lưu lạc sang tận bên Lào.
Dưới thời Việt Nam Cộng hòa cơ sở này mang tên Viện Bảo tàng Chàm.
Vào thập niên 1950 và 1960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăngthuộc Viện Khảo
cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với
phần kiến trúc nguyên thủy. Nguyễn Xuân Đồng, người từng làm việc với
Parmentier được bổ làm giám đốc. Năm 1972 thì Nguyễn Khôn Liêu đảm
nhiệm.
Trong thời gian Chiến tranh Việt Nam qua sự vận động của Viện Bảo tàng

Guimet bên Pháp, Viện Bảo tàng Chàm được canh giữ cẩn thận, luôn có lính
canh gác thường trực nên không bị thiệt hại.
Sau nhiều lần mở rộng, Bảo tàng điêu khắc nghệ thuật Chăm hiện nay
được chia thành 5 phòng và hai hành lang ứng với các khu vực địa lý nơi các di
1.

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

4


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

vật được phát hiện. Mỗi phòng có những hiện vật, những công trình mang đặc
điểm riêng biệt. Cụ thể:
1.1.
Phòng Quảng Trị:
Với những chạm trổ tinh xảo, tác phẩm Cưỡi ngựa đánh cầu đã khắc họa
nghệ thuật Chăm truyền thống. Hình ảnh hai người chơi cưỡi trên lưng hai con
ngựa, tay cầm gậy với trang phục cầu kỳ. Bắt nguồn từ hơn 2500 năm tại đất
nước Ba Tư xinh đẹp, cưỡi ngựa đánh cầu (hay còn gọi là môn thể thao polo
ngày nay) đã lưu truyền qua các quốc gia Đông Á như Trung Hoa, Ấn Độ, Tibet
và Nhật Bản. Có thể thấy rằng văn hóa của vương quốc Chăm xưa kia đã bị ảnh
hưởng mạnh mẽ bởi các nước Trung Hoa hay Ấn Độ.
Một tác phẩm khác không kém phần tỉ mỉ và sinh động mà bạn có thể tìm
thấy trong phòng Quảng Trị là Đài Thờ với ba mặt liên hoàn, là tác phẩm chạm
trổ những con voi và sư tử đứng ngồi tư thế khác nhau và xen kẽ nhau. Hơn thế
nữa, tác phẩm “Trụ cửa” đã đánh dấu một thời kỳ phát triển rực rỡ của Vương
quốc Champa với những nét khắc tinh xảo được chia làm hai phần đối xứng và
phân cách bởi 3 đường gờ ở giữa.

1.2.
Hành lang Quảng Nam
Nối liền với phòng Quảng Trị, hành lang Quảng Nam đưa bạn tới một
không gian dài hun hút với 32 tác phẩm được khai quật ở tỉnh Quảng Nam.
Hành lang Quảng Nam như một lối dẫn dài cho câu chuyện về những truyền
thuyết thần thánh trong tín ngưỡng người Chăm.
Trong văn hóa tín ngưỡng của người Chăm, thần Shiva được xem là thần
của những vũ điệu. Tác phẩm thần Shiva múa trong tư thế chữ S mềm mại và
uyển chuyển ở trung tâm với 14 cánh tay phụ, và những nhạc công đệm đàn
đang chiêm ngưỡng điệu múa Tandava của Shiva. Tuyệt tác này đã được những
nghệ công người Chăm tạo nên để nhắc nhở về sự vận động vĩnh cửu của vũ trụ.
Với tư thế xếp bàn, hai chân ngồi dang rộng theo kiểu ngồi thiền, tuyệt tác phù
điêu Yaksa đã miêu tả cho du khách một cách chi tiết về vị thần rừng Yaksa,
người chuyên canh giữ các kho báu ẩn sâu trong lòng đất hay dưới các rễ cây.
Truyền thuyết kể lại rằng, Yaksa là một vị thần rất tốt, tuy nhiên cũng có đôi lúc
khá thâm hiểm và thường xuất hiện dưới hình dáng người thường, đôi lúc thần
đội lốt của cây cối đại thụ trong rừng sâu.
Phù điêu Krishna (thế kỷ VII-VIII) miêu tả vị thần đồng cỏ Krishna, hóa
thân thứ tám của thần Vishnu. Đây là tác phẩm duy nhất được trưng bày tại
hành lang Quảng Nam nói về thần Krishna, thể hiện cảnh thần đang nâng ngọn

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

5


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

núi Govarrdhana chống lại cơn mưa kéo dài bảy ngày bảy đêm của thần Indra,
một đề tài trong thần thoại Ấn Độ.

Một vị thần khác là người bảo vệ sự uy nghiêm của đền tháp – thần hộ
pháp (hay còn gọi là môn thần) đã được khắc họa rõ nét trong tác phẩm Thần hộ
pháp, với tư thế sẵn sàng chiến đấu, với một tay đặt lên hông và một tay cầm vũ
khí là mở đầu cho tất cả những tác phẩm thể hiện vị thần này theo phong cách
Đông Dương sau này.
1.3.
Hành lang Quảng Ngãi
Nếu ở Quảng Nam, bạn có thể tìm thấy những bức tượng kỳ vĩ và mạnh
mẽ của các vị nam thần thì hành lang Quảng Ngãi lại là không gia dịu dàng và
mềm mại của các nữ thần quyền năng trong văn hóa Chăm.
Bức tượng thần Sarasvati lột tả hết vẻ đẹp của vị nữ thần tài năng này.
Truyền thuyết Champa kể lại rằng, thần Sarasvatis là nữ thần của kiến thức, âm
nhạc và nghệ thuật và là vợ của thần Brahma. Vị thần này thường hay xuất hiện
trong nghệ thuật tranh, tượng và thần thoại như một vị nữ thần duyên dáng, cưỡi
trên lưng ngỗng Hamsa hay ngồi trên một đài sen, có bốn vật cầm tay gồm
quyển sách - biểu tượng của học thuật, viết lách, đàn vina - sự am hiểu về nghệ
thuật, chuỗi tràng hạt pha lê - sức mạnh tinh thần và lọ nước thiêng - năng lực
của sáng tạo và thanh tẩy. Nguyên thủy Sarasvati còn là nữ thần của sông ngòi,
tượng trưng cho sự màu mỡ, tốt tươi và thịnh vượng.
Bên cạnh đó, người Chăm thờ cúng thần Laksmi để mong có nhiều của cải
và giàu có. Laksmi đôi khi được gọi là Sri và là vợ của Vishnu trong tất cả các
kiếp hóa thân của nàng. Đây là thần của vận may và hạnh phúc. Tượng thần
Laksmi được thể hiện như một phụ nữ xinh đẹp đang đứng trên một đóa sen.
Một vị nữ thần khác là Uma, đây được xem là vị nữ thần phức tạp và quyền
năng mạnh nhất trong số các vị nữ thần. Bức tượng Uma toát lên một vẻ đẹp
đầy quyến rũ và duyên dáng của thần, với bầu ngực đầy đặn và trang phục
sarong cùng những chi tiết phong phú từ thắt lưng dài xuống mắt cá chân.
1.4.
Phòng Trà Kiệu:
Kết thúc những hành lang dài hun hút với những câu chuyện cổ tích về các

vị thần quyền năng, phòng Trà Kiệu đưa du khách trở về Thành phố Sư Tử
Shinhpura - kinh đô cổ nhất của vương quốc Chăm Pa (cuối thế kỷ IV).
Tác phẩm tiêu biểu trong phòng này là Đài thờ Trà Kiệu, với hai phần được
trang trí với những cánh hoa sen cách điệu trên và dưới đối xứng nhau. Phía trên
thể hiện Yoni, với rãnh và vòi dẫn nước, ôm lấy một linga; phần bên dưới là một
đế thờ hình vuông gồm bốn mặt với vô số hình người được chạm khắc tinh xảo,
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

6


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

bên dưới chân đài thờ là hình ảnh mười một vũ nữ Apsara nhảy múa vô cùng
mềm mại, uyển chuyển, gợi cảm đến những kiểu trang phục, trang sức, kiểu tóc
được thể hiện rất tỉ mỉ, tác phẩm hoàn toàn xứng đáng là một trong những kiệt
tác nghệ thuật điêu khắc Chăm.
Cũng nói về những vũ nữ Apsara – vũ nữ thiên nhiên được sinh ra từ đại
dương khi các thần khuấy biển sữa, Đài thờ Vũ nữ Trà Kiệu với hai mặt của đài
thờ thể hiện vũ nữ Apsara trong tư thế múa tribhanga với thân mình uốn cong
mềm mại, uyển chuyển cùng nhạc công với vẻ mặt tươi tắn chơi đàn Vina - một
loại nhạc cụ truyền thống xuất xứ từ Ấn Độ. Trong bức phù điêu, các Apsara
mặc một loại váy bằng voan mỏng, bó sát người, có thể nhận biết được thông
qua chiếc nơ lớn được thắt lại ở cạnh hông sau lưng. Cổ, tay, vòng eo và bên
ngoài chiếc sampot là những chuỗi hạt ngọc. Phía sau nhạc công và vũ nữ là
những cánh hoa sen được cách điệu tạo thành những đường kỷ hà sắc nét làm
tôn thêm vẻ quyến rũ của các vũ nữ.
Ngược lại với những tác phẩm về vũ nữ Apsara, bức Phù điêu Vishnu với
viền khung xung quanh hình lá đề, bên trong thể hiện thần Vishnu ngồi xếp
bằng theo kiểu Ấn Độ trên thân mình cuộn thành chín khúc của rắn Naga, phía

sau lưng thần, rắn Naga mọc lên mười ba đầu tạo thành một tán che cho thần đã
khắc họa cho du khách một cách rõ nét về vị thần bảo tồn và canh giữ không
trung này.
Cũng là đài thờ, nhưng Đài thờ Linga-Yono lại mang ý nghĩa sự giao hoà
âm – dương là nguồn gốc của sự sinh sôi nảy nở của vạn vật trong vũ trụ và
cũng là một nét đặc trưng trong tập tục thờ cúng của các cư dân nông nghiệp.
Đài thờ gồm phần cột hình trụ bên trên, chia làm ba phần gọi là Linga và phần
bệ hình vuông có rãnh dẫn nước nằm bên dưới gọi là Yoni. Linga theo tiếng
Phạn cổ thường được hiểu là một hòn đá dựng lên tượng trưng cho dương vật.
Thần Siva có mười hai biểu tượng, trong đó Linga là biểu tượng nổi tiếng nhất,
tượng trưng cho năng lực sáng tạo siêu việt của thần. Yoni cũng có nguồn gốc từ
tiếng Phạn, nguyên nghĩa là “Bầu vú, nguồn gốc”.
Phòng Mỹ Sơn:
Bước vào không gian của phòng Mỹ Sơn, bạn như đang được đứng trong
trung tâm tín ngưỡng quan trọng của người Chăm Pa (thuộc Quảng Nam). Các
nhà khảo đã tìm thấy trong thung lũng Mỹ Sơn có hơn 70 ngôi tháp. Các đền
tháp tại khu di tích Mỹ Sơn được xây dựng trong gần 10 thế kỷ và phản ánh một
1.5.

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

7


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

cách chân thực các phong cách kiến trúc và điêu khắc trong quá trình phát triển
nghệ thuật của nước Champa. Các đền tháp đa số là thờ thần Siva.
Không gian phòng Mỹ Sơn được chia thành 3 phần. Ở chính giữa là Đài
thờ Mỹ Sơn với sự lột tả hoàn hảo về văn hóa tâm linh tín ngưỡng và sự thành

kính trong thờ cúng thần linh của vương quốc Chăm xưa. Với một cấp bậc nhỏ,
thành bậc miêu tả cảnh người trong điệu múa khăn với tư thế ngẩng cao đầu và
các ô khác miêu tả cảnh một tu sĩ năm tĩnh tâm, lần chuỗi hạt dưới một bóng
cây, cảnh biểu diễn âm nhạc với người thổi sáo và người vỗ trống, cảnh tu sĩ
đang giảng đạo cho tín đồ, cảnh đạo sĩ đang luyện thuốc và chữa bệnh, trên
cùng đài thờ là tượng Skanda và tượng Ganesa trong tư thế đứng.
Bên trái phòng là bức tượng Skanda, hiện thân cho một vị thần tượng trưng
cho sự trẻ trung và nhiều tài năng trong thần thoại Ấn Độ, đang đứng trên một
con công với các chi tiết trên thân và đuôi công được cham trổ hoàn mỹ theo bút
tháp tả thực.
Bên phải là tượng thần Ganesa (Con trai thần Siva) với thân hình mập
mạp, tròn trĩnh vàbốn cánh tay, một tay cầm chén có cắm cái vòi của thần, một
tay cầm chuỗi hạt, hai tay khác đã gãy mất. Thần mặc một chiếc sampot có thân
buông xuống phía trước, thắt lưng được buộc lại bằng một loại khoá chạm khắc
thành hình hoa trước bụng. Choàng qua vai thần là một sợi dây hình rắn, một
dấu hiệu thường thấy ở các tượng thần Siva. Vị thần này biể tượng cho trí tuệ,
hạnh phúc và may mắn.
Một tác phẩm khác khắc tả cảnh múa hát trong triều đình Chăm xưa, Vũ
nhạc triều đình với hình ảnh nhà vua trên một chiếc ngai ở giữa bức chạm, tay
phải cầm một thanh kiếm dài, tay trái giơ cao như đang ra lệnh, hai bên là hai
người hầu cầm lọng, cạnh hai người hầu bên phải là một người đứng cầm phất
trần và bên trái là một người ngồi gập hai chân, tay dâng một vật có miệng
cong, rộng có đế cao, được phỏng đoán là một chiếc cơi đựng trầu. Tiếp theo hai
bên là hai nhóm nhạc công gồm năm người, đánh trống ginăng, xập xõa và thổi
kèn. Cho đến tận ngày nay, những nhạc cụ này vẫn còn được người Chăm sử
dụng phổ biến.
1.6.
Phòng Đồng Dương:
Lật sang một trang lịch sử mới của vương quốc Chăm, phòng Đồng Dương
hướng du khách tới các biểu tượng Phật trong tín ngưỡng người Chăm.

Thứ nhất phải kể đến tượng Bồ tát Tara là tượng bằng đồng lớn nhất của
nghệ thuật Chăm, thể hiện hoá thân nữ của Bồ tát Avalokitesvara dưới tên gọi
Tara. Bồ tát được thể hiện đứng thẳng, hai tay đưa ra phía trước, tay trái cầm tù
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

8


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

và ốc, tay phải cầm hoa sen nở, bên trong có gương sen.Tượng khoác sarong hai
lớp, từ thắt lưng dài đến mắt cá chân. Sarong được thể hiện như một loại vải
mềm mại bởi những đường xếp tự nhiên khi vải được vắt lên trên. Đầu tóc
tượng Tara được tết làm nhiều tết tóc nhỏ búi cao trên đỉnh đầu, được chia làm
hai tầng bằng một tết tóc. Ở trước tầng trên là hình ảnh tượng phật A di đà ngồi
xếp bàn, là chi tiết để nhận biết những tác phẩm thể hiện Bồ tát.
Bên cạnh đó là tượng Dvarapala. Đây là vị thần hộ pháp này đứng trên
lưng con trâu, miệng trâu ngậm một vật, tay cầm vũ khí xoay người nhìn lên hộ
pháp. Khuôn mặt thần hộ pháp dữ tợn, đầy vẻ hăm dọa, đầu đội kirita ba tầng,
tay phải thần cầm đoản kiếm vung lên ngang tai, mũi kiếm hướng vào trong.
Tay trái thần cong gập vào trước ngực, bàn tay cũng ở thế Vitarka mudra, đặt
ngay dưới ngực.
1.7.
Phòng Tháp Mẫn – Bình Định
Cuối cùng của câu chuyện dài về lịch sử vương quốc Chăm kết thúc phòng
Tháp Mẫn – Bình Đinh. Trước kia, Vương quốc Champa đã chọn Bình Định
làm trung tâm chính trị. Vì vậy hiện nay ở đây còn khá nhiều di tích Chăm như
rồng, voi, sư tử, chim thân Garuda, tượng các nam thần, nữ thần, vũ nữ…điển
hình cho phong cách của Tháp Mẫn. Tại phòng Tháp Mẫn ở bảo tàng hiện trưng
bày 67 tác phẩm từ những thế kỷ 12 cho tới 15.

Bức tượng thần Shiva được tìm thấy ở Tháp Mẫn lại là một hình ảnh khác
của vị thần này. Shiva trong bức tượng được khắc họa là vị thần phức tạp nhất
và có nhiều quyền năng nhất, là vị thần hủy diệt, đồng thời cũng là thần sáng
tạo... Trong tập tục của người Chăm xưa, các vị vua có công trạng sau chết
thường được phong thần, thờ thần Shiva cũng chính là thờ vua. Các vua Chăm
tự nhận mình là các hoá thân của thần Shiva, được tái sinh trên cõi đời này để
cứu giúp thần dân của họ, vì vậy các vua thường kết hợp tên mình với tên gọi
của thần Shiva. Tác phẩm thể hiện Shiva trong tư thế ngồi xếp bằng, trên mình
có sợi dây rắn Naga quấn qua vai. Mặc dù đã bị hư hại nhiều nhưng tác phẩm
vẫn còn rõ những chi tiết chạm trổ cầu kỳ, tinh xảo thể hiện qua các đồ trang
sức trên cổ, tay và trang phục.
Hai bên là thủy quái Makara, đây là sự pha trộn nhiều chi tiết của nhiều
con vật khác nhau, hai chân trươc cùng đầu vươn cao, lòng bàn chân mở ra phía
trước tạo nên tư thế vừa ngộ nghĩnh vừa hung dữ. Theo thần thoại Ấn Độ, thủy
quái Makara là vật cưỡi của thần đại dương Varuna. Một đôi Makara thường
hay thể hiện thành một cặp đôi đối xứng nhau, đặt ở lối vào các ngôi đền, giữ
gìn sự yên tĩnh, tôn nghiêm cho nơi thờ cúng, trú ngụ của các vị thần linh.
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

9


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

Một con vật khác cũng được đặt song song trước lối ra vào của tháp Chăm là
rồng. Khắc họa Rồng trong bảo tàng được thể hiện ở tư thế nằm, hai chân trước
đặt hướng về trước, hai chân sau đưa ngược lên về sau, tạo nên dáng vẻ rất ngộ
nghĩnh, chiếc vòng lục lạc đeo ở cổ khắc họa thêm nét sinh động, vui tươi. Các
chi tiết tinh xảo trên mình, đầu và đuôi rồng là sự kết hợp của nhiều con vật
khác nhau, thể hiện sự khéo léo, óc sáng tạo và tính hài hước của các nghệ sĩ

Chăm.
Bức điêu khắc Thần Brahma với bốn đầu, bốn tay cầm bốn vật tượng
trưng. Trong tín ngưỡng Chăm, thần Braha là thần sáng tạo, một trong ba vị
thần quan trọng nhất của Ấn Độ giáo với nhiều giai thoại thú vị khác nhau kể về
việc ra đời của vị thần này.
Một tín ngưỡng khác của người chăm là tín ngưỡng phồn thực và xã hội
mẫu hệ được thể hiện rõ nét qua Đài thờ với một thớt tròn và 23 bầu ngực đầy
đặn, căng tròn bao quanh, phía trên và dưới của vòng tròn vú là các đường xoắn
chập hai đầu dây rất tỉ mỉ, theo phương thẳng đứng.
2. Độc đáo nghệ thuật kiến trúc Cung đình Huế
Kiến trúc cung đình Huế được định hình và mang phong cách bản sắc Huế
từ khi Huế là Kinh đô của Việt Nam thời Nguyễn. Hiện kinh đô Huế còn có
nhiều công trình kiến trúc mỹ thuật kỳ vĩ bậc nhất đất nước, nổi bật là kinh
thành Huế - được xây dựng bởi ba lớp thành bao bọc là Kinh thành, Hoàng
thành và Tử Cấm thành.
2.1.
Kinh thành:
Về kiến trúc quy hoạch đồ án xây dựng kinh đô Huế, vua Gia Long là một
nhà chính trị, quân sự, đồng thời là một người có sáng tạo trong quy hoạch đô
thị. Đồ án được thai nghén trong tâm thức nhà vua từ trước khi đăng quang.
Năm 1802 vua Gia Long khởi công xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm thành.
Năm 1805 mới bắt đầu xây dựng Kinh thành, quy mô diện tích rất lớn 520ha,
chu vi 10km. Đặc biệt vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của Pháp.
Phòng thành Huế tạo những đường dích dắc, gồm các hệ thống: luỹ, pháo đài,
giác bảo, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, phản pháo, phòng lô, hào,
thành giai... Đây là một loại thành luỹ đã được áp dụng ở nhiều địa phương
nước Pháp và các nước lân cận. Khi xây dựng kinh thành, 8 làng phải dời đi và
hai đoạn nhánh Sông Hương là Bạch Yến và Kim Long đã bị lấp. Vòng thành
có 10 cửa lớn đường bộ, hai đường thuỷ và kỳ đài; thành cao 6,6m, rộng 21m
xây gạch bên ngoài kiên cố có dãy hào sâu gọi là Hộ Thành hà. Trong Kinh

thành còn có những công trình kiến trúc: lục bộ, nha viện, Quốc Tử giám, Quốc
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

10


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

Sử quán, quần thể kiến trúc hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên giám, Trần Bình đài,
Tàng Thơ lâu, Kỳ đài... Thật sự kiểu thức này cũng đã được áp dụng khi xây
dựng thành Gia Định (1791) do ông Olivier de Puymanuel giỏi về kiến trúc và
kỹ sư Leburn đã thiết kế giúp chúa Nguyễn Ánh. Kinh thành Huế xây thời Gia
Long và vua kế vị Minh Mạng đã xây tiếp các thành: Hà Nội, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Yên, Hưng Hoá, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh,
Đồng Hới, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Yên Hòa, Vĩnh Long... cũng đều theo phong cách Vauban, một phong cách
xuất hiện sớm ở châu Á.
2.2.
Hoàng thành
Toàn cảnh Hoàng thành Thành gần hình vuông, mỗi cạnh 606m. Trong đồ
án hơi lệch về phía Nam của Kinh thành, có một cửa chính Ngọ Môn (Nam),
Hòa Bình (Bắc), Hiển Nhơn (Đông) và Chương Đức (Tây). Theo trục dũng đạo,
từ cửa Ngọ Môn vào điện Thái Hoà là nơi thiết đại triều và tiếp sứ thần, có
nhiều cầu, hồ liên tục và những phương môn bằng đồng nguy nga tráng lệ. Khu
vực thờ cúng tổ tiên có: Triệu miếu, Thái miếu, Hưng miếu, Thế miếu, điện
Phụng Tiên, Cửu đỉnh, các cung Diên Thọ (các bà mẹ vua ở), cung Trường Sanh
(các bà nội vua ở), các kho tàng, vườn Thượng Uyển ... Ngọ Môn và Hiển Lâm
các là hai công trình kiến trúc đồ sộ, độc đáo tuyệt mỹ của kiến trúc truyền
thống Huế.
Về kiến trúc quy hoạch đồ án xây dựng kinh đô Huế, vua Gia Long là một

nhà chính trị, quân sự, đồng thời là một người có sáng tạo trong quy hoạch đô
thị. Đồ án được thai nghén trong tâm thức nhà vua từ trước khi đăng quang.
Năm 1802 vua Gia Long khởi công xây dựng Hoàng thành và Tử Cấm thành.
Năm 1805 mới bắt đầu xây dựng Kinh thành, quy mô diện tích rất lớn 520ha,
chu vi 10km. Đặc biệt vận dụng kiểu kiến trúc phòng ngự Vauban của Pháp.
Phòng thành Huế tạo những đường dích dắc, gồm các hệ thống: luỹ, pháo đài,
giác bảo, đoạn thành nối hai pháo đài, tường bắn, phản pháo, phòng lô, hào,
thành giai... Đây là một loại thành luỹ đã được áp dụng ở nhiều địa phương
nước Pháp và các nước lân cận. Khi xây dựng kinh thành, 8 làng phải dời đi và
hai đoạn nhánh Sông Hương là Bạch Yến và Kim Long đã bị lấp. Vòng thành
có 10 cửa lớn đường bộ, hai đường thuỷ và kỳ đài; thành cao 6,6m, rộng 21m
xây gạch bên ngoài kiên cố có dãy hào sâu gọi là Hộ Thành hà. Trong Kinh
thành còn có những công trình kiến trúc: lục bộ, nha viện, Quốc Tử giám, Quốc
Sử quán, quần thể kiến trúc hồ Tịnh Tâm, Khâm Thiên giám, Trần Bình đài,
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

11


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

Tàng Thơ lâu, Kỳ đài... Thật sự kiểu thức này cũng đã được áp dụng khi xây
dựng thành Gia Định (1791) do ông Olivier de Puymanuel giỏi về kiến trúc và
kỹ sư Leburn đã thiết kế giúp chúa Nguyễn Ánh. Kinh thành Huế xây thời Gia
Long và vua kế vị Minh Mạng đã xây tiếp các thành: Hà Nội, Cao Bằng, Lạng
Sơn, Bắc Ninh, Sơn Tây, Hưng Yên, Hưng Hoá, Nam Định, Thanh Hoá, Vinh,
Đồng Hới, Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh
Hoà, Yên Hòa, Vĩnh Long... cũng đều theo phong cách Vauban, một phong cách
xuất hiện sớm ở châu Á.
2.3.

Tử Cấm thành
Thái Bình Lâu trong Tử Cấm thành Toàn bộ cung điện, lầu gác, đình tạ xây
dựng để phục vụ sinh hoạt của nhà vua và gia tộc. Đại cung môn gồm có: điện
Cần Chánh, Càn Thành, Kiến Trung, Tam Cung lục viện, Tả vu, Hữu vu, điện
Văn Minh, Võ Hiển, Thái Bình lâu, Duyệt Thị đường, Thái Y viện, v.v... Ngoài
Kinh thành còn có: Phu Văn lâu, đàn Nam Giao, Văn Thánh, chùa Linh Mụ,
điện Hòn Chén, Hổ Quyền... Đây là những di tích lịch sử và cảnh quan đẹp của
đất Thần kinh. Kinh đô Huế vẫn còn đó, chứng minh cho một lối kiến trúc độc
đáo, tiêu biểu, hài hòa với thiên nhiên và con người.
3. Những bài học kinh nghiệm để ứng dụng vào công tác và học tập
- Ứng dụng trong công tác:
Hiện nay tôi đang là giáo viên Mĩ thuật tại trường Đoàn Thị Điểm
Ecopark. Khi thực tế tại Huế, được tìm hiểu về những kiến thức về kiến trúc
Cung đình Huế, bản thân tôi đã trang bị được nhiều kiến thức để có thể giải đáp
cho học sinh trong phân môn Thưởng thức mĩ thuật. Có thể truyển tải đến học
sinh: Những đặc điểm nổi bật trong kiến trúc cung đình Huế.
• Với những bức ảnh chụp lại, là các họa tiết trên những chiếc đỉnh đồng
trong đại nội, tôi có thể giới thiệu, hướng học sinh đến cách sáng tạo các họa
tết mới để trang trí các đồ vật
• Trên các bậc thang nối các cung, có biểu tượng những con rồng chầu, được
trang trí một cách tỉ mỉ, tinh xảo. Tôi đã lưu lại những hình ảnh này để phục
vụ giảng dạy cho học sinh, với hình tượng Rồng qua các thời kì.(Phụ lục)
• Vào đại nội Huế, tôi được chiêm ngưỡng những bộ trang phục của Vua,
chúa thời xưa. Trên từng bộ trang phục đều mang đậm phong cách dân tộc,
được thêu và nhuộm màu tinh xảo. Tư liệu này, giúp tôi có thêm kiến thức
giảng dạy về trang phục truyền thống cho học sinh. Giúp các em học sinh
thêm yêu văn hóa dân tộc, sáng tạo trong lĩnh vực thời trang và cuộc sống.
(Phụ lục).
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu


12


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

Đến với Bảo tàng điêu khắc Chăm, tôi thật sự choáng ngợp bởi kho tàng
kiến thức được lưu giữ tại đây. Đó là những tư liệu giúp ích rất nhiều trong công
tác giảng dạy của mình. Cụ thể:
• Những con vật, được thể hiện như những biểu tượng. Được chế tác 1 cách
công phu tỉ mỉ. Tài liệu này tôi có thể sử dụng vào các bài dạy mĩ thuật:
“Cách điệu hình tượng, làm trực quan sinh động cho học sinh (Hình ảnh con
voi, trước cửa Bảo Tàng điêu khắc Chăm) (Phụ lục).
• Với kiến trúc điêu khắc độc đáo qua các phong trưng bày, tôi đã ghi chép lại
để sử dụng vào bài giảng của phân môn Thường thức mĩ thuật.
• Các họa tiết trang trí trên các pho tượng rất đặc trưng, mềm mại. Với tư liệu
này tôi có thể hướng dẫn học sinh cách điệu các họa tiết trang trí dựa vào
các họa tiết cổ của dân tộc
- Ứng dụng trong học tập:
• Qua chuyến đi tôi đã ghi chép lại được rất nhiều thông tin để phục vụ cho
học tập Môn Mĩ thuật, làm bài báo cáo thu hoạch.
• Dựa vào các kiến thức thực tế này, giúp tôi tiếp cận được nhiều đề tài mới
hơn, ứng dụng vào công việc sáng tác của mình.
• Ngoài những vốn hiểu biết về kiến trúc điêu khắc, tôi còn có cơ hội tìm hiểu
về con người, nét văn hóa ở miền Trung, mảnh đất giàu chất thơ để lại nhiều
cảm xúc để sáng tác và nghiên cứu.

C.

KẾT LUẬN


Từ những kiến thức thực tế trên. Tôi nhận thấy thực tế chuyên môn đóng
vai trò rất quan trọng nên các trường đào tạo về mỹ . Đây là dịp các học viên
ứng dụng những kiến thức đã học vào thực tế đời sống.
Trong sáng tác nghệ thuật nói chung và hội họa nói riêng các nghệ sĩ, họa
sĩ đều lấy đề tài từ cuộc sống. Thực tế cuộc sống luôn vận động và phát triển
không ngừng vì vậy với các môn nghệ thuật đặc biệt là nghệ thuật. Hội họa cần
phải nắm bắt kịp thời thì mới phản ánh được cuộc sống một cách chân thực .Tôi
thiết nghĩ với học viên Mĩ thuật nói chung và sư phạm Mĩ thuật nói riêng, quá
trình học tập và đi thực tế là rất cần thiết,nó giúp cho người học có cảm hứng
say mê học tập và sáng tạo nghệ thuật.
Tôi mong muốn rằng, nhà trường sẽ tạo điều kiện hơn nữa để những học
viên như chúng tôi có dịp được học tập thực tế thật bổ ích.
Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

13


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

14


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.


2.

3.
4.
5.
6.

Bài viết về: Nghệ thuật Kiến trúc thời Nguyễn trên trang mạng:
/>(Truy cập ngày 20/4/2016)
Bài viết về: “Bảo tàng nghệ thuật Chăm pa” trên trang mạng:
/>(Truy cập ngày 20/4/2016)
Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, Trần Quốc Vượng, NXB Văn hóa
dân tộc.
Lịch sử Mĩ thuật Việt Nam, Nguyễn Thị Chỉnh, NXB Giáo dục
Văn hóa cổ Chăm pa, Ngô Văn Thanh, NXB Văn hóa dân tộc.
Bài viết về Bảo tàng điêu khắc Chăm trên trang mạng:
(Truy cập ngày 25/4/2016)

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

15


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

PHỤ LỤC HÌNH ẢNH

(Hình ảnh Cửu đình trong Cung đình Huế)

(Hình tượng Rồng trong Kinh thành Huế)


(Trang phục dành cho Vua chúa Nguyễn )

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

16


Bài thu hoạch Thực tế chuyên môn – CH.01 Mĩ thuật

(Hình ảnh con voi trước cửa Bảo Tàng điêu khắc Chăm)

(Hình ảnh trang trí trong Bảo tàng điêu khắc Chăm)

Học viên: Nguyễn Đức Hiếu

17



×