Tải bản đầy đủ (.docx) (182 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (937.59 KB, 182 trang )

BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

SVTT: NGUYỄN PHƯƠNG NAM
LỚP: 11DTM1
KHOÁ: 08

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Tên đề tài

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG)
CHUYÊN NGÀNH: THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ
GVHD: Th.s MAI XUÂN ĐÀO

TPHCM, THÁNG 5 NĂM 2015


BỘ TÀI CHÍNH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH – MARKETING
KHOA THƯƠNG MẠI

SVTT: NGUYỄN PHƯƠNG NAM
LỚP: 11DTM1
KHOÁ: 08

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP


Tên đề tài

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ
HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG
TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN GIANG)

TPHCM, THÁNG 5 NĂM 2015


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp là một quá trình củng cố và áp dụng kiến
thức đã học vào thực tế, là cơ hội tích góp kinh nghiệm và nâng
cao khả năng thích ứng với môi trường làm việc cho mỗi sinh viên
khi còn học tại trường. Do vậy, để hoàn thành tốt quá trình thực
tập, đòi hỏi sinh viên cần tổng hợp từ yếu tố như kiến thức; kỹ
năng vận dụng, liên hệ thực tế; khả năng thu thập thông tin và
tổng hợp dữ liệu...
Với yêu cầu và tầm quan trọng của thực tập tốt nghiệp, để có
được bài báo cáo tốt sinh viên cần trau đồi và học tập rất nhiều từ
thế hệ trước. Chính vì thế, tác giả chân thành cảm ơn Th.s Mai
Xuân Đào đã giúp đỡ và hỗ trợ kiến thức cũng như giải đáp xác
đáng các thắc mắc trong suốt quá trình thực tập. Bên cạnh đó
cũng cảm ơn Trường Đại học Tài chính – Marketing đã cung cấp tư
liệu tham khảo và kiến thức trong quá trình giảng dạy.
Tác giả cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban lãnh đạo
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An
Giang đã tạo điều kiện thuận lợi trong suốt thời gian thực tập tại
ngân hàng. Đồng thời, xin cảm ơn các Anh, Chị phòng Giao dịch

khách hàng doanh nghiệp, đặc biệt là Anh Lê Hồng Nhân đã nhiệt
tình giúp đỡ và hướng dẫn hoàn thành đề tài tốt nghiệp này.
Đề tài “Một số giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong
thanh toán tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh An Giang (BIDV An Giang)” được hoàn
thành với tinh thần đóng góp và hoàn thiện hoạt động phòng
ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh toán L/C tại Ngân hàng BIDV nói
chung và chi nhánh An Giang nói riêng. Do quá trình thực tập còn
nhiều khó khăn, đề tài không thể tránh khỏi những sai sót, hy vọng
Thầy (Cô) thông cảm. Một lần nữa xin chân thành cảm ơn Th.s Mai


Xuân Đào và Anh Lê Hồng Nhân đã giúp đỡ nhiệt tình trong quá
trình thực tập. Xin chúc Cô và Anh nhiều sức khoẻ và thành công.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ Thầy (Cô) và bạn
đọc để bài báo cáo được hoàn thiện về nội dung và hình thức!
TPHCM, ngày 16 tháng 5 năm 2015
Nguyễn Phương Nam

NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1. Tác phong của sinh viên

.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
2. Số liệu đề cập

.......................................................................................

.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
3. Nội dung đề tài

.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
TP Long Xuyên, ngày 15 tháng 5 năm 2015
Đơn vị thực tập


NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................

.......................................................................................
.......................................................................................
.......................................................................................
Giảng viên hướng dẫn


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Nghĩa Tiếng Anh

Nghĩa Tiếng Việt

BIDV

Bank of Investment and
Development in Vietnam

Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam

BCT

Bộ chứng từ

EU

European Union

Liên minh Châu Âu


ISBP

International Standard
Banking Practice for
Examination of
Documents under
Documentary Credits

Tập quán ngân hàng tiêu
chuẩn quốc tế dùng cho
kiểm tra chứng từ trong
phương thức tín dụng
chứng từ

JPY

Japanese Yen

Đồng Yên Nhật

L/C

Letter of Credit

Thư tín dụng chứng từ

QHKH

Quan hệ khách hàng


QLTD

Quản lý tín dụng

PCRT

Phòng chống rửa tiền

QLRRTT&T
N

Quản lý rủi ro thị trường
và tác nghiệp

TDCT

Tín dụng chứng từ

TFC

Trung tâm tác nghiệp tài
trợ thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

TPP

Trans – Pacific Strategic
Economic Parnership
Agreement

Hiệp định đối tác kinh tế
chiến lược xuyên Thái
Bình Dương

TTQT

Thanh toán quốc tế

TTTM

Tài trợ thương mại

SWIFT

Society for Worldwide
Interbank Financial
Telecommunication

Hiệp hội Viễn thông Tài
chính liên ngân hàng thế
giới


UCP

The Uniform Custom and
Practice for
Documentary Credits

Quy tắc thực hành thống
nhất về tín dụng chứng
từ


URR

Uniform Rules for Bankto-Bank Reimbursement

Quy tắc thống nhất về
hoàn trả liên ngân hàng

USD

United State Dollar

Đô la Mỹ

XNK

Xuất nhập khẩu


STT


Tên bảng

Trang

DANH MỤC BẢNG

1

Bảng 2.1 Tóm tắt quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng BIDV

24

2

Bảng 2.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang
giai đoạn 2010 – Quý I/2015

34

3

Bảng 2.3. Phí thu từ hoạt động thanh toán quốc tế theo
phương thức thanh toán của Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang từ 2010 – 2014

38


4

Bảng 2.4. Danh mục dịch vụ thanh toán bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang

44

5

Bảng 2.5. Số món và phí thanh toán L/C tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang
giai đoạn 2010 – Quý I/2015

44

6

Bảng 2.6 Số món và phí thu từ hoạt động thanh toán tín
dụng theo L/C xuất khẩu và nhập khẩu tại Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang
giai đoạn 2010 – 2014

48

7

Bảng 2.7. Số món và phí thu từ hoạt động thanh toán
L/C theo thời hạn thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư
và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn

2010 – 2014

53

8

Bảng 2.8. Số lượng doanh nghiệp giao dịch bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –
Quý I/2015

58

9

Bảng 2.9 Tóm tắt các doanh nghiệp sử dụng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –
Quý I/2015

60

10

Bảng 2.10 Danh sách một số ngân hàng đại lý của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam

62

11


Bảng 2.11 Số lượng bộ chứng từ thanh toán phân theo

63


thời hạn thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –
2014


ST
T

Tên biểu đồ

Trang

DANH MỤC BIỂU ĐỒ

1

Biểu đồ 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng
TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang
giai đoạn 2010 –Quý I/2015

36

2


3

Biểu đồ 2.2. Số món L/C và tốc độ tăng trưởng số món tại
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
An Giang
giai đoạn 2010 – Quý I/2015
Biểu đồ 2.3. Phí thu L/C và tốc độ tăng trưởng phí thu L/C
Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh
An Giang giai đoạn 2010 – Quý I/2015

46

47

4

Biểu đồ 2.4. Tỷ trọng số món L/C xuất khẩu và nhập khẩu
tại Ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –
2014

50

5

Biểu đồ 2.5. Tỷ trọng phí thu L/C xuất khẩu và nhập khẩu
tại
Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –
2014

52


6

Biểu đổ 2.6. Tỷ trọng số món L/C trả ngay và trả chậm tại
Ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – 2014

55

7

Biểu đồ 2.7. Tỷ trọng phí thu L/C trả ngay và trả chậm tại
Ngân hàng TMCP BIDV chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –
2014

57

8

Biểu đồ 2.8. Số lượng doanh nghiệp giao dịch bằng phương
thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 – Quý
I/2015

59

9

Biểu đồ 2.9. Số lượng bộ chứng từ thanh toán L/C phân
theo thời hạn thanh toán tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang giai đoạn 2010 –

2014

65

DANH MỤC SƠ ĐỒ


STT

Tên sơ đồ

Trang

1

Sơ đồ 1.1: Quy trình mở và thông báo thư tín dụng

5

2

Sơ đồ 1.2. Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ

6

3

Sơ đồ 2.1: Cơ cấu Hội sở chính của Ngân hàng TMCP
Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV)


27

4

Sơ đồ 2.2. Mạng lưới Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát
triển Việt Nam

29

5

Sơ đồ 2.3. Cơ cấu tổ chức Ngân hàng TMCP Đầu tư và
Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang

31

6

Sơ đồ 2.4. Quy trình thực hiện L/C xuất khẩu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An
Giang

40

7

Sơ đồ 2.5. Quy trình thanh toán L/C nhập khẩu tại Ngân
hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An
Giang


41


MỤC LỤC

12


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

LỜI MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong giai đoạn Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá đất nước
đang diễn ra mạnh mẽ, hoạt động giao thương giữa Việt Nam với
các quốc gia và vùng lãnh thổ cũng ngày càng được chú trọng
thông qua các đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước trong
từng giai đoạn. Cụ thể là các hiệp định thương mại song phương,
đa phương đã và đang được ký kết nhằm phát triển hoạt động
thương mại quốc tế và tạo dựng môi trường kinh doanh bình đẳng
cho Việt Nam nói riêng và các nước tham gia nói chung. Mới đây
nhất, Hiệp định đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương
(TPP) dự kiến được ký kết vào năm 2015 đã tạo ra cơ hội kinh
doanh cho các doanh nghiệp Việt Nam trên những thị trường lớn
như Mỹ, EU, Nhật Bản, Úc... Từ những điều kiện khách quan đó,
hoạt động thanh toán quốc tế - một khâu quan trọng trong thương
mại toàn cầu - cần được hoàn thiện trên nhiều phương diện từ
pháp luật đến quy trình nghiệp vụ trong từng phương thức thanh
toán để góp phần đảm bảo phát triển thương mại quốc tế bền
vững.
Trong những phương thức thanh toán hiện nay, tín dụng

chứng từ là phương thức phổ biến nhất vì có mối liên kết chặt chẽ
giữa các bên tham gia trong thanh toán quốc tế. Có thể nói đây là
phương thức đảm bảo quyền lợi cho tất cả các bên liên quan.
Chính vì vậy, sự phát triển của phương thức thanh toán tín dụng
chứng từ (L/C) trong tương lai là yếu tố tất yếu thúc đẩy giao
thương phát triển. Nhận thấy thực trạng đó, Ngân hàng TMCP Đầu
tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An Giang đã mở rộng kinh

SVTH: Nguyễn Phương Nam

13


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

doanh trong lĩnh vực thanh toán tín dụng chứng từ nhằm đáp ứng
nhu cầu của các doanh nghiệp trên đại bàn và các vùng lân cận.
Song trong phương thức thanh toán này, ngân hàng - bên cam kết
với nhà xuất khẩu và nhập khẩu - cũng mang nhiều rủi ro tiềm ẩn
ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh và uy tín trên thị trường. Nhất
là giai đoạn 2011 – 2013, hoạt động thanh toán tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh An
Giang đã gặp nhiều rủi ro khi tình hình kinh tế trên địa bàn và thế
giới có nhiều biến động.
Từ thực tế đó, nhận thấy sự cần thiết đẩy mạnh công tác
phòng ngừa và hạn chế rủi ro cho ngân hàng khi tham gia thanh
toán tín dụng chứng từ để đảm bảo hiệu quả kinh doanh cũng như
uy tín trên thị trường. Tác giả đã chọn đề tài “MỘT SỐ GIẢI PHÁP
PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN
TÍN


DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ

PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG (BIDV AN
GIANG)” để góp phần phát triển hệ thống tín dụng chứng từ tại
ngân hàng BIDV ngày càng hoàn thiện hơn.
2. Tính mới của đề tài
Từ cơ sở lý thuyết về thanh toán tín dụng chứng từ và rủi ro
trong thanh toán tín dụng chứng từ, đề tài tiến hành nghiên cứu
các trường hợp rủi ro thực tế trong thanh toán L/C đã và có khả
năng xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi
nhánh An Giang trong giai đoạn 2010 – 2014. Bên cạnh đó, đề tài
khái quát tình hình kinh doanh L/C cũng như các chính sách và
định hướng trong tương lai của ngân hàng trong lĩnh vực này. Đây
là lần đầu tiên rủi ro và phòng ngừa, hạn chế rủi ro trong thanh
toán L/C được nghiên cứu và đánh giá chi tiết dựa vào thực tế tại

SVTH: Nguyễn Phương Nam

14


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

chi nhánh. Từ đó, đề tài đề xuất một giải pháp phù hợp nhằm nâng
cao công tác phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán tín
dụng chứng từ tại ngân hàng.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích rủi ro có thể xảy ra và biện pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro đối với Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển

Việt Nam chi nhánh An Giang (BIDV – AG) nói riêng và các bên
tham gia nói chung trong quá trình thanh toán tín dụng chứng từ
tại Ngân hàng BIDV, chuyên đề đề xuất một số giải pháp phòng
ngừa, hạn chế rủi ro và hậu quả khi rủi ro xảy ra đối với Ngân hàng
TMCP BIDV An Giang. Từ đó kiến nghị đến các bên liên quan để
phát triển phương thức thanh toán này ngày càng chặt chẽ hơn.
4. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu bao gồm: Thứ nhất, rủi ro trong phương
thức thanh toán tín dụng chứng từ và tình hình rủi ro hiện tại đối
với ngân hàng BIDV - AG. Thứ hai, các biện pháp phòng ngừa rủi ro
đã được ngân hàng áp dụng trong quá khứ và hiện tại.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu phương thức thanh toán tín dụng chứng từ
tại ngân hàng BIDV chi nhánh An Giang trong giai đoạn 2010 –
2014.
6. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp
gồm:

SVTH: Nguyễn Phương Nam

15


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

Thống kê mô tả: nhằm mục đích thống kê số liệu về tình hình
thanh toán tín dụng chứng từ tại ngân hàng trong giai đoạn 2010 –
2014
Phân tích: áp dụng xử lý thông tin về các biện pháp phòng

ngừa và hạn chế rủi ro ngân hàng đã và đang áp dụng
So sánh: áp dụng để so sánh kết quả kinh doanh qua các thời
kỳ, tình hình rủi ro.
Tư duy logic: đây là phương pháp chủ yếu thực hiện nghiên
cứu để xử lý số liệu và các thông tin liên quan khác.
7. Kết cấu đề tài
Ngoài các danh mục tham khảo và phụ lục, chuyên đề gồm 4
chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ
PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN GIANG VÀ HOẠT ĐỘNG
THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG GIAI ĐOẠN
2010 – 2014
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG RỦI RO VÀ BIỆN PHÁP PHÒNG
NGỪA, HẠN CHẾ RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG
TỪ TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI
NHÁNH AN GIANG GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN
HÀNG TMCP ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH AN
GIANG.
Với nội dung, thông tin thu thập được và thời gian làm bài
còn hạn chế nên đề tài nghiên cứu không thể tránh khỏi những
nhầm lẫn và thiếu sót cũng như chưa bao quát hết tầm vĩ mô của
đề tài. Mong Thầy (Cô) thông cảm! Dưới đây là nội dung đề tài

SVTH: Nguyễn Phương Nam

16



GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

nghiên cứu. Rất mong nhận được đóng góp của Thầy (Cô) và bạn
đọc để đề tài được hoàn thiện hơn.

SVTH: Nguyễn Phương Nam

17


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ
RỦI RO TRONG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ
1.1.

Tín dụng chứng từ - phương thức thanh toán phổ biến

hiện nay
1.1.1. Khái niệm
Theo PGS.TS Lê Văn Tề trong Thanh toán và tín dụng xuất
nhập khẩu: “Tín dụng chứng từ là một sự thoả thuận giữa ngân
hàng mở thư tín dụng với nhà nhập khẩu cam kết trả tiền cho
người bán (người hưởng lợi) theo yêu cầu và chỉ thị của người mua
để trả ngay, hoặc tới một thời điểm xác định hoặc tại một thời
điểm có thể xác định được trong tương lai, một số tiền đã được xác
định trong phạm vi thời hạn đã xác định và căn cứ vào các chứng
từ đã quy định”.

Như vậy, thư tín dụng chứng từ (L/C) là một chứng thư do
ngân hàng phát hành theo yêu cầu của bên yêu cầu phát hành L/C
(người nhập khẩu), trong đó ngân hàng phát hành cam kết sẽ trả
tiền cho bên hưởng lợi (người xuất khẩu) nếu người hưởng lợi đáp
ứng đúng và đầy đủ điều kiện của thư tín dụng (xuất trình bộ
chứng từ hoàn hảo theo điều kiện của thư tín dụng).
Trong phương thức thanh toán L/C, bộ chứng từ là cơ sở để
ngân hàng chấp nhận thanh toán và chiết khấu chứng từ, cũng là
cơ sở để bên yêu cầu phát hành L/C thực hiện hoàn trả cho ngân
hàng. Do đó, bộ chứng từ mang ý nghĩa rất quan trọng để đảm bảo
quyền lợi các bên trong thanh toán L/C.
1.1.2. Các bên tham gia trong thanh toán tín dụng chứng từ
Trong quá trình thực hiện thanh toán bằng thư tín dụng
chứng từ có thể có các bên sau đây tham gia:

SVTH: Nguyễn Phương Nam

18


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

-

Bên yêu cầu mở thư tín dụng là người nhập khẩu hàng hoá, dịch vụ

-

hoặc là người mua uỷ thác.
Bên hưởng lợi là người xuất khẩu, cung cấp hàng hoá, dịch vụ.

Ngân hàng phát hành thư tín dụng là ngân hàng đại diện bên yêu
cầu mở thư tín dụng, cấp tín dụng cho người nhập khẩu và cam kết
thanh toán cho nhà xuất khẩu khi đáp ứng đầy đủ điều kiện thư tín

-

dụng.
Ngân hàng thông báo là ngân hàng ở nước người hưởng lợi, có

-

chức năng thông báo L/C cho người hưởng lợi.
Ngân hàng xác nhận là ngân hàng đảm bảo khả năng thanh khoản
của thư tín dụng cho người hưởng lợi. Ngân hàng xác nhận có thể
là ngân hàng thông báo hoặc một ngân hàng nào khác do người

-

hưởng lợi đề nghị.
Ngân hàng chỉ định là ngân hàng được các bên thoả thuận để thực
hiện công việc thanh toán bộ chứng từ xuất trình cho người hưởng
lợi và được quy định cụ thể trong thư tín dụng do người nhập khẩu
yêu cầu phát hành.
1.1.3. Các văn bản điều chỉnh
1.1.3.1. Quy tắc và thực hành thống nhất về tín dụng chứng từ
(UCP)
UCP là một bộ các quy tắc về tín dụng chứng từ được giới
thiệu lần đầu tiên năm 1933 nhằm mục đích giảm thiểu các hiểu
nhầm gây ra bởi việc riêng lẻ các quy tắc của các quốc gia trong
thanh toán tín dụng chứng từ. Trong UCP, có nhiều điều khoản

được quy định cụ thể từ các chứng từ thương mại, chứng từ vận tải
đến việc hoàn trả giữa các ngân hàng và các quy định liên quan
L/C như thời hạn hiệu lực, xuất trình, chuyển nhượng L/C... UCP là
bộ quy tắc thành công nhất trong lĩnh vực thương mại cho đến
ngày nay. Chính vì vậy đã thu hút nhiều quốc gia chấp nhận và sử
dụng. Ngày nay, UCP là nguồn luật điều chỉnh chính trong phương

SVTH: Nguyễn Phương Nam

19


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

thức tín dụng chứng từ hiện nay. Ấn phẩm sửa đổi mới nhất là ấn
phẩm thứ 6 (UCP600) có hiệu lực từ 1/7/2007.
Nhìn chung, UCP600 có 39 điều khoản, trong đó có các điều
khoản chung nhằm diễn giải các khái niệm và từ ngữ dùng trong
thư tín dụng chứng từ cũng như nghĩa vụ của mỗi ngân hàng trong
thanh toán L/C. Ngoài ra, các quy định về chứng từ liên quan như
vận đơn đường biển, hóa đơn thương mại,... cũng được đề cập.
Ngày nay khi công nghệ ngày càng phổ biến dẫn đến hoạt
động ngân hàng bị ảnh hưởng nhiều vào công nghệ, theo đó eUCP
được phát hành dùng bổ sung cho UCP khi thực hiện xuất trình
chứng từ bằng điện tử.
1.1.3.2.

Tập quán ngân hàng theo tiêu chuẩn quốc tế áp dụng cho
việc kiểm tra chứng từ trong phương thức tín dụng chứng
từ (ISBP)


ISBP là một tập quán ngân hàng hướng dẫn việc kiểm tra
chứng từ trong thanh toán tín dụng chứng từ. Thực tế đây là một
bộ tài liệu bổ sung cho UCP trong quá trình áp dụng để hạn chế
bất đồng trong diễn giải các điều khoản UCP.
Ấn phẩm đầu tiên của ISBP là 645 được Uỷ ban Ngân hàng
ICC phát hành năm 2002. Sau hơn 4 năm sử dụng, Uỷ ban Ngân
hàng ICC tiến hành sửa đổi, bổ sung thành ấn phẩm ISBP681 vào
năm 2007. Mới đây nhất, ISBP745 được phát hành 17/4/2013 là
phiên bản sửa đổi, bổ sung cho ấn phẩm 681 trước đó.
Khi kiểm tra các chứng từ xuất trình của người hưởng lợi,
ngân hàng phải tuân thủ theo điều khoản của ISBP để đảm bảo
thực hiện đúng trách nhiệm của mình. Trong bộ tập quán ngân
hàng này có các điều khoản liên quan đến hối phiếu, hóa đơn
thương mại, vận đơn đường biển theo hợp đồng tàu chuyến và tàu
chợ, chứng từ vận tải đa phương thức, chứng từ vận tải đường
SVTH: Nguyễn Phương Nam

20


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

hàng không, bộ, sắt, biển và đưởng sông, chứng từ bảo hiểm và
giấy chứng nhận xuất xứ. ISBP hướng dẫn cụ thể và rõ ràng về các
chứng từ cần thiết trong thanh toán quốc tế nhằm hạn chế tranh
chấp trong quá trình xuất trình và kiểm tra bộ chứng tại ngân
hàng. Chính vì vậy đây là bộ quy tắc các tập quán quan trọng đối
với ngân hàng khi tiến hành thanh toán bằng phương thức tín dụng
chứng từ.

1.1.3.3.

Quy tắc thống nhất về hoàn trả liên ngân hàng trong thư
tín dụng chứng từ (URR)

Đây là bộ các quy tắc liên quan đến hoạt động hoàn trả giữa
các ngân hàng với nhau trong hoạt động thanh toán tín dụng
chứng từ. Và được sử dụng kèm theo UCP nhằm bổ sung rõ ràng
thêm các điều khoản của UCP về hoàn trả liên ngân hàng. Ấn
phẩm URR mới nhất là 725 có hiệu lực từ 01/10/2008. Đây là ấn
phẩm được cập nhật cho bản 525 trước đó.
URR725 gồm 17 điều khoản trong đó có các điều khoản
chung như giới thiệu chung về URR, định nghĩa và các điều khoản
về trách nhiệm và quyền lợi của các ngân hàng trong thanh toán
tín dụng chứng từ. Bên cạnh đó các điều khoản liên quan đến hoàn
trả như thời hạn hiệu lực, tiêu chuẩn của yêu cầu hoàn trả, quy
trình hoàn trả... Thông qua các điều khoản trên, URR725 là bộ quy
tắc quy định rõ ràng về hoạt động hoàn trả liên ngân hàng trong
thanh toán thư tín dụng chứng từ được áp dụng đến thời điểm hiện
nay.
1.1.4. Nội dung thư tín dụng chứng từ
Thư tín dụng rất quan trọng trong thanh toán L/C vì đây là cơ
sở để ngân hàng xác định các điều kiện ràng buộc nhà xuất khẩu

SVTH: Nguyễn Phương Nam

21


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào


và nhập khẩu trong thanh toán, đồng thời thư tín dụng cũng quy
định các thông tin về người hưởng lợi và người yêu cầu mở L/C.
Chính vì vậy, nội dung thư tín dụng phải rõ ràng, cụ thể và chính
xác để đảm bảo tính chặt chẽ của thư tín dụng. Nội dung thư tín
dụng thường bao gồm:
-

Thông tin ngân hàng phát hành thư tín dụng: tên ngân hàng, địa

-

chỉ, mã SWIFT, số tài khoản, số điện thoại, telex...
Số hiệu, địa điểm và ngày mở thư tín dụng
Thông tin về thư tín dụng: số tham chiếu, loại thư tín dụng, thời
hạn hiệu lực, số tiền của L/C, đồng tiền thanh toán, thời hạn thanh

-

toán, thời hạn giao hàng, nơi hết hạn,...
Quy tắc áp dụng cho thư tín dụng
Thông tin ngân hàng thông báo: tên ngân hàng thông báo, địa chỉ,

-

số điện thoại, telex...
Thông tin ngân hàng chỉ định (nếu có)
Thông tin người yêu cầu phát hành L/C
Thông tin về người hưởng lợi: tên người hưởng lợi, số tài khoản, địa


-

chỉ, số điện thoại, telex...
Điều khoản về hàng hóa: chi tiết hàng hoá, đóng gói, dán nhãn

-

hàng hoá...
Nội dung về vận chuyển và giao nhận hàng hóa: giao hàng từng
phần và chuyển tải, ngày giao hàng, cảng giao hàng, cảng dở

-

hàng, điều kiện giao hàng, mô tả về hàng hoá, ...
Các quy định cụ thể về bộ chứng từ yêu cầu như vận đơn, hoá đơn,

-

tờ khai hải quan, chứng nhận bảo hiểm,...
Cam kết thanh toán của ngân hàng
Các điều kiện đặc biệt khác như phí ngân hàng, số UCP được áp

-

dụng, những hướng dẫn đối với ngân hàng chiết khấu (nếu có)
Chữ ký của ngân hàng mở L/C
Ngoài ra trên bề mặt L/C còn thể hiện một số nội dung như
chỉ dẫn đối với ngân hàng xuất trình chứng từ/ngân hàng thanh
toán/chấp nhận, chỉ dẫn xác nhận và các điều kiện khác.
SVTH: Nguyễn Phương Nam


22


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

1.1.5. Quy trình mở và thanh toán tín dụng chứng từ
Tuỳ thuộc vào mức độ kiểm soát rủi ro và cơ cấu các phòng
ban của từng ngân hàng mà quy trình mở và thanh toán L/C có sự
khác biệt về các bước. Tuy nhiên, nhìn chung quy trình mở và
thanh toán bao gồm các bước cơ bản sau đây:
1.1.5.1. Quy trình mở và thông báo L/C
Sơ đồ 1.1. Quy trình mở và thông báo thư tín dụng

Nhà nhập khẩu

HĐTM

Nhà xuất khẩu

(1)
Ngân hàng
phát hành

(3)
(2)

Ngân hàng
thông báo


(1) Dựa vào hợp đồng thương mại đã được ký kết giữa người
xuất khẩu và nhập khẩu, người nhập khẩu gửi đơn yêu cầu mở thư
tín dụng cho ngân hàng phát hành.
(2) Khi nhận được yêu cầu của người nhập khẩu, ngân hàng
phát hành sẽ xem xét và mở thư tín dụng cho người bán, đồng thời
sẽ gửi thông báo bằng điện đến ngân hàng thông báo tại quốc gia
nhà xuất khẩu.
(3) Ngân hàng thông báo tiến hành thông báo nội dung L/C
đã được phát hành cho người hưởng lợi theo yêu cầu và chỉ thị của
ngân hàng phát hành. Trên cơ sở đó, người xuất khẩu sẽ xem xét
điều kiện thư tín dụng. Nếu không phù hợp, người xuất khẩu sẽ
yêu cầu nhà nhập khẩu tu chỉnh thư tín dụng.

SVTH: Nguyễn Phương Nam

23


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

1.1.5.2. Quy trình thanh toán L/C
Sơ đồ 1.2 Quy trình thanh toán thư tín dụng chứng từ
Ngân hàng
phát hành

(3)

(4)

Ngân hàng chỉ định hoặc

Ngân hàng phục vụ NXK

(4)

(5)
Người nhập khẩu

(2)
Người xuất khẩu

(1)

(1) Khi nhận được thư tín dụng phù hợp với yêu cầu của mình, người
xuất khẩu tiến hành giao hàng cho nhà nhập khẩu và nhận bộ
chứng từ hàng hoá.
(2) Người xuất khẩu xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng chỉ định
trong thư tín dụng hoặc ngân hàng phục vụ mình (ngân hàng chiết
khấu, ngân hàng xác nhận, ngân hàng thông báo,...) để thanh toán
bộ chứng từ.
(3) Ngân hàng chỉ định hoặc ngân hàng phục vụ người xuất khẩu sẽ
gửi bộ chứng từ cho ngân hàng mở L/C và yêu cầu thanh toán. Trên
cơ sở bộ chứng từ xuất trình, ngân hàng phát hành L/C xem xét
nếu phù hợp sẽ tiến hành thanh toán L/C. Trái lại sẽ thông báo
người nhập khẩu và ngân hàng xuất trình về những lỗi không phù
hợp của bộ chứng từ. Sau khi điều chỉnh chứng từ không phù hợp,
bộ chứng từ sẽ được xuất trình đến ngân hàng phát hành trong
thời hạn L/C.
(4) Khi bộ chứng từ phù hợp với thư tín dụng, ngân hàng phát hành sẽ
thanh toán bộ chứng từ cho ngân hàng xuất trình và người xuất
khẩu (người hưởng lợi)


SVTH: Nguyễn Phương Nam

24


GVHD: Th.s Mai Xuân Đào

(5) Ngân hàng phát hành gửi bộ chứng từ đến người nhập khẩu và
nhận khoản tiền đã thanh toán L/C.
1.1.6. Vai trò của thanh toán tín dụng chứng từ trong hoạt
động ngoại thương
1.1.6.1. Đối với nền kinh tế
Thanh toán quốc tế là một khâu quan trọng trong hoạt động
ngoại thương của các cá nhân, tổ chức thuộc các quốc gia khác
nhau. Có thể nói đây là cơ sở thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển
của hoạt động kinh tế đối ngoại của một quốc gia. Theo đó, L/C là
một phương thức thanh toán phổ biến trong thanh toán quốc tế do
vậy L/C cũng góp phần vào sự phát triển hoạt động ngoại thương
của một nền kinh tế. Khi hoạt động thanh toán L/C được chuẩn hoá
hiện đại, chính xác và an toàn sẽ thúc đẩy hoạt động mua bán
giữa các tổ chức, cá nhân ngày càng gia tăng. Từ đó, góp phần
phát triển nền kinh tế nói chung và hoạt động ngoại thương nói
riêng.
1.1.6.2.

Đối với nhà xuất nhập khẩu

Thanh toán là một điều khoản quan trọng khi ký kết và thực
hiện hợp đồng của các bên tham gia thương mại quốc tế. Vì thế,

để đảm bảo an toàn trong thanh toán tiền hàng, các bên cần lựa
chọn phương thức thanh toán phù hợp và tiết kiệm. Trong đó, L/C
là phương thức có tính ràng buộc chặt chẽ giữa các bên tham gia
từ ngân hàng, nhà xuất khẩu đền nhà nhập khẩu. Hay nói cách
khác, L/C đáp ứng được yêu cầu cơ bản về đảm bảo quyền lợi
trong thanh toán của các bên tham gia hoạt động thương mại quốc
tế. Chính vì vậy, phương thức này sẽ góp phần phát triển hoạt
động giao thương, kinh doanh của các bên xuất nhập khẩu, giúp
các tổ chức này kinh doanh một cách hiệu quả và an toàn hơn.

SVTH: Nguyễn Phương Nam

25


×