Tải bản đầy đủ (.pdf) (111 trang)

Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực xã ven biển huyện hải hậu, tỉnh nam định

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.37 MB, 111 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐỖ QUANG TRUNG

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA SAU ĐẠI HỌC

ĐỖ QUANG TRUNG

NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP
GIẢM THIỂU RỦI RO THIÊN TAI TRONG BỐI CẢNH
BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU Ở KHU VỰC XÃ VEN BIỂN
HUYỆN HẢI HẬU, TỈNH NAM ĐỊNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Minh Đức.


HÀ NỘI - 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này công trình nghiên cứu do cá nhân tơi thực
hiện dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của Phó Giáo sƣ, Tiến sĩ Đỗ Minh Đức khơng
sao chép các cơng trình nghiên cứu của ngƣời khác. Số liệu và kết quả của luận
văn chƣa từng đƣợc cơng bố ở bất kì một cơng trình khoa học nào khác.
Các thơng tin thứ cấp sử dụng trong luận văn là có nguồn gốc rõ ràng, đƣợc
trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng qui cách.
Tơi hồn tồn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận
văn.
Tác giả

Đỗ Quang Trung


LỜI CẢM ƠN
Với lịng biết ơn sâu sắc nhất, tơi xin gửi lời cảm ơn tới PGS,TS. Đỗ Minh
Đức, Khoa Địa chất, Trƣờng Đại học Khoa học Tự nhiên, ngƣời đã tận tình
hƣớng dẫn, giúp đỡ tơi hồn thành bản luận văn này.
Tơi xin bày tỏ lịng cảm ơn tới lãnh đạo Sở Tài nguyên & Môi trƣờng tỉnh
Nam Định đã động viên, tạo điều kiện giúp đỡ cho tôi hồn thành khóa luận này.
Em xin trân tro ̣ng cảm ơn các thầy, cô Khoa Sau Đại học- Trƣờng Đại học
Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc Gia Hà Nội đã tận tình dạy dỗ và truyền đạt
nhiều kiến thức chuyên môn cho em trong suốt thời gian học tập.
Cuối cùng, tơi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và ngƣời thân đã
động viên, giúp đỡ trong suốt qúa trình đào tạo này.
Hà Nội, tháng


năm 2016

Học viên

Đỗ Quang Trung


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC .............................................................................................................. i
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................... iii
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ iv
DANH MỤC HÌNH VẼ ....................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
1.

Tính cấp thiết của đề tài ............................................................................ 1

2. Những đóng góp của đề tài ........................................................................... 3
3. Mục tiêu nghiên cứu ...................................................................................... 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu................................................................................... 4
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
6. Về giới hạn nội dung nghiên cứu .................................................................. 5
CHƢƠNG I ........................................................................................................... 6
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ....................................................... 6
1.1. Các khái niệm về thiên tai và BĐKH. ........................................................ 6
1.1.1. Khái niệm về thiên tai ......................................................................... 6
1.1.2. Khái niệm về biến đổi khí hậu ............................................................ 8
1.2. Tổng quan về xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam và trên thế giới ........ 9

1.2.1. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam ................................................ 9
1.2.2. Bối cảnh biến đổi khí hậu trên thế giới ............................................. 13
1.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp thích ứng
với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam và các nƣớc Châu Á. .......... 14
1.3.1. Tình hình khu vực Châu Á. ............................................................... 14
1.3.2. Tình hình Việt Nam .......................................................................... 17
CHƢƠNG 2......................................................................................................... 21
CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 21
2.1. Cách tiếp cận ............................................................................................ 21
i


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu .......................................................................... 26
2.2.1. Phƣơng pháp tổng hợp tài liệu .......................................................... 26
2.2.2. Phƣơng pháp thống kê....................................................................... 27
CHƢƠNG 3: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ- XÃ HỘI KHU VỰC ........ 31
VEN BIỂN HẢI HẬU TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ................ 31
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế- xã hội các xã ven biển huyện Hải Hậu ....... 31
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................ 31
3.1.2. Kinh tế xã hội các xã, thị trấn ven biển ............................................. 36
CHƢƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................... 46
4.1. Các dạng thiên tai tại khu vực ven biển Hải Hậu..................................... 46
4.1.1 Bão, áp thấp nhiệt đới. ....................................................................... 46
4.1.2. Ngập lụt ............................................................................................. 51
4.1.3. Xâm nhập mặn .................................................................................. 55
4.1.4. Nƣớc biển dâng, triều cƣờng. ............................................................ 57
4.1.5. Xói lở bờ biển.................................................................................... 60
4.2. Đặc điểm rủi ro thiên tai trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở khu vực ven
biển Hải Hậu.................................................................................................... 62
4.2.1. Rủi ro về biến động, thu hẹp tài nguyên đất ..................................... 63

4.2.2. Rủi ro về suy giảm diện tích rừng ven biển ...................................... 73
4.2.3. Rủi ro về chất lƣợng nƣớc ven bờ ..................................................... 75
4.2.4. Rủi ro về mất ổn định đê, kè biển ..................................................... 76
4.2.5. Rủi ro về sinh kế của ngƣời dân........................................................ 78
4.2.6. Rủi ro liên quan đến khu dân cƣ, cơ sở hạ tầng du lịch .................... 82
4.2.7. Sức khỏe, phúc lợi xã hội .................................................................. 86
4.3. Đề xuất giải pháp thích ứng ..................................................................... 87
4.3.1. Giải pháp tổng thể cho hoạt động thích ứng ..................................... 87
4.3.2. Giải pháp thích ứng cụ thể ................................................................ 90
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ............................................................................. 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 96

ii


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý nghĩa

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BĐKH

Biến đổi khí hậu

BHYT


Bảo hiểm y tế

GNRRTT

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

TƢBĐKH

Thích ứng biến đổi khí hậu

NBD

Nƣớc biển dâng

NTTS

Ni trồng thủy sản

PCLB

Phịng chống lụt bão

RRTT

Rủi ro thiên tai

QLRRTT

Quản lý rủi ro thiên tai


GNRRTT

Giảm nhẹ rủi ro thiên tai

DBTT

Dễ bị tổn thƣơng

ƢPBĐKH

Ứng phó biến đổi khí hậu

iii


DANH MỤC BẢNG

Tên bảng

Nội dung

Trang

Bảng 2.1

Nhận diện các dạng rủi ro thiên tai và cấp độ rủi ro

21

Bảng 2.2


Phân loại xốy thuận nhiệt đới theo sức gió mạnh nhất và
mức độ ảnh hƣởng

28

Bảng 3.1

Diện tích đất tự nhiên các xã ven biển huyện Hải Hậu

32

Bảng 3.2

Quan trắc lƣợng mƣa tại trạm khí tƣợng Văn Lý (19601998)

35

Bảng 3.3

Một số chỉ tiêu phát triển KT-XH các xã đến năm 2020

41

Bảng 3.4

Mức thay đổi nhiệt độ đến năm 2030 so với thời kỳ chuẩn
1980 - 1999 của Nam Định ứng với kịch bản phát thải từ
thấp đến cao


43

Bảng 3.5

Mức thay đổi tỷ lệ (%) lƣợng mƣa đến năm 2030 so với
thời kỳ chuẩn 1980 - 1999 của Nam Định ứng với kịch bản
phát thải từ thấp đến cao

44

Bảng 3.6

Kịch bản NBD tại Nam Định đến năm 2030

44

Bảng 4.1

Thống kê thời điểm bão, ATNĐ đổ bộ vào Việt Nam (giai
đoạn 1961-2012)

48

Bảng 4.2

Khu vực và thời gian bão đổ bộ giai đoạn 1961-2012

50

Bảng 4.3


Thống kê thời gian bão xuất hiện tập trung (từ 1980-1994)

51

Bảng 4.4

Mức thay đổi lƣợng mƣa so với thời kỳ 1980-1999 theo
kịch bản phát thải trung bình (B2) trên địa bàn tỉnh Nam
Định

53

Bảng 4.5

Lƣợng mƣa TB của tỉnh Nam Định từ năm 2020-2100 so
với thời kỳ 1980 - 1999 theo kịch bản phát thải trung bình
(B2)

54

Bảng 4.6

Diễn biến lƣợng mƣa trung bình năm đo tại trạm Văn Lý
(giai đoạn 2010-2014).

54

Bảng 4.7


Đánh giá tác động của độ mặn đến năng suất lúa

56

Bảng 4.8

Độ dài XNM (max)- XNM (1‰)- XNM (4‰) (sông Ninh Cơ).

56

iv


Bảng 4.9

Mực NBD so với thời kỳ 1980-1999 theo kịch bản phát
thải trung bình (B2) khu vực tỉnh Nam Định

58

Bảng 4.10

Diễn biến xói lở bờ biển huyện Hải Hậu

60

Bảng 4.11

Các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do tác động của BĐKH


63

Bảng 4.12

Biến động diện tích đất 5 xã, T.T Thịnh Long (2010-2014)

65

Bảng 4.13

Diễn biến của hệ thực vật rừng trồng phi lao (2010- 2014)

74

Bảng 4.14

Khối lƣợng đất, đá trƣợt, sạt lở, xói mịn, rửa trơi hệ thống
thủy lợi, đê sơng, đê biển, vùng bối tỉnh Nam Định qua
các năm

78

Bảng 4.15

Diện tích NTTS năm 2014 của các xã, trị trấn ven biển Hải
Hậu

79

Bảng 4.16


Diện tích sản xuất diêm nghiệp năm 2014 của các xã, trị
trấn ven biển Hải Hậu

80

Bảng 4.17

Diện tích canh tác lúa năm 2014 của các xã,

80

Bảng 4.18

Đánh giá thiệt hại kinh tế xã hội do thiên tai (2010-2013)

83

v


DANH MỤC HÌNH VẼ
Tên hình

Nội dung

Trang

Hình 1


Vị trí huyện Hải Hậu

4

Hình 2.1

Cách tiếp cận rủi ro

25

Hình 3.1

Lƣợng mƣa các tháng trong năm 2013

35

Hình 4.1

Tần suất bão, ATNĐ đổ bộ vào bờ biển Việt Nam giai
đoạn 1961-2012

47

Hình 4.2

Dự tính biến đổi số ngày mƣa trên 50mm (a) và cuối thế
kỷ 21 (b).

52


Hình 4.3

Xu thế biến đổi mực nƣớc biển trung bình năm ở Nam
Định

57

Hình 4.4

Khu vực ngập lụt ven biển theo kịch bản NBD trung bình
(B2)

59

Hình 4.5

Tháp chng Nhà thờ xã Hải Lý bị tác động do xói lở.

60

Hình 4.6

Diễn biến cửa Lạch Giang qua ảnh Viễn thám (19122011)

61

Hình 4.7

Sơ đồ vận chuyển trầm tích tại vùng ven biển Hải Hậu


64

Hình 4.8

Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai (2010-2014)

66

Hình 4.9

Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai (tại thị trấn
Thịnh Long, giai đoạn 2010-2014)

67

Hình 4.10 Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai (tại xã Hải
Hịa giai đoạn, 2010-2014)

68

Hình 4.11 Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai

69

(tại xã Hải Triều giai đoạn 2010-2014)
Hình 4.12 Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai

70

(tại xã Hải Chính giai đoạn 2010-2014)

Hình 4.13 Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai (tại xã Hải
Lý giai đoạn 2010-2014)

vi

71


Hình 4.14 Bản đồ khu vực chịu tác động rủi ro thiên tai

72

(tại xã Hải Đơng giai đoạn 2010-2014)
Hình 4.15 Quá trình ảnh hƣởng của NBD đến rừng ven biển

73

Hình 4.16 Rừng cây phi lao, sú vẹt giảm dần do biển xâm thực.

74

Hình 4.17 Hàm lƣợng Sulfua trong nƣớc biển ven bờ (2011-2015)

75

Hình 4.18 Hàm lƣợng Coliform trong nƣớc biển ven bờ (2011-2015)

76

Hình 4.19 Cơng trình đê và kè mỏ hàn tại khu vực biển Hải Hậu.


77

Hình 4.20 Mơ hình ni trồng thủy hải sản ven biển Hải Hậu.

79

Hình 4.21 Phƣơng tiện khai thác thủy sản của ngƣời dân

81

Hình 4.22 Hình ảnh khu vực dọc đê biển phía trong đồng.

87

Hình 4.23 Sơ đồ giải pháp quản lý rủi ro thiên tai thích ứng BĐKH

88

Hình 4.24 Giải pháp cơng trình đê biển thích ứng với BĐKH

93

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong những năm qua, điều kiện thời tiết, khí hậu trên thế giới cũng nhƣ ở
Việt Nam có những dấu hiệu diễn biến phức tạp, đơi khi khơng theo quy luật

bình thƣờng. Nhiều nơi trên thế giới đã chịu nhiều thiên tai nguy hiểm nhƣ bão
lớn, nắng nóng dữ dội, lũ lụt, hạn hán và khí hậu khắc nghiệt gây thiệt hại lớn về
tính mạng con ngƣời và vật chất [1].
Mặt khác, những biến động thất thƣờng của khí hậu, thời tiết đã làm cho
cơng tác dự báo cũng gặp nhiều khó khăn, phức tạp hơn. Có nhiều nguyên nhân
dẫn đến sự biến đổi bất thƣờng của điều kiện thời tiết, khí hậu mà một trong số
đó có thể là tác động của biến đổi khí hậu (BĐKH) và sự nóng lên tồn cầu. Ở
qui mô hành tinh, tác động này thể hiện rõ ở xu thế tăng của nhiệt độ bề mặt
Trái đất, hiện tƣợng biến mất dần các lớp phủ băng ở hai cực Trái đất, trên các
đỉnh núi cao, dẫn đến hiện tƣợng nƣớc biển dâng và “biển tiến”. Ở qui mô khu
vực, BĐKH đã tác động mạnh mẽ đến các thiên tai hiện hữu, với tính chất biến
động mạnh hơn, cực đoan hơn, dị thƣờng hơn, cả về tần suất và cƣờng độ [9].
Vấn đề quan tâm ở đây là khi điều kiện khí hậu bị biến đổi thì các hiện
tƣợng cực đoan dễ xảy ra hơn, khó dự bảo hơn, khó phịng chống hơn. Do đó,
thiệt hại đối với tự nhiên, kinh tế- xã hội do các hiểm họa tự nhiên gây ra sẽ
nặng nề hơn, đôi khi khơng thể đánh giá hết đƣợc.
Có thể nhận thấy qua một số minh chứng gần đây, nhƣ sự xuất hiện và
hoạt động bất thƣờng của bão, xoáy thuận nhiệt đới (cƣờng độ mạnh hơn, di
chuyển phức tạp, khó dự báo), điển hình là cơn bão Katrina (tháng 8/2005) hoặc
những cơn bão có quĩ đạo bất thƣờng, ít khi đi vào dải cực nam của Việt Nam
nhƣ bão Linda (tháng 11/1997), bão Durain (tháng 12/2006), bão Parma (tháng
10/2009) hiện tƣợng nắng nóng dị thƣờng ở Châu Âu, mƣa cực lớn hoặc sự dịch
chuyển của các tâm mƣa lớn, sự thiếu hụt lƣợng mƣa dẫn đến khô hạn, tần suất
xuất hiện các hiện tƣợng thời tiết nguy hiểm (tố, lốc, vòi rồng,…) tăng lên [9],
mức độ xâm nhập mặn gia tăng ở khu vực đồng bằng Sông Hồng, sông Cửu
Long của Việt Nam.
1


Sự ấm lên của trái đất, băng tan ở Bắc Cực... kéo theo các biến đổi

nghiêm trọng của hệ sinh thái mơi trƣờng tự nhiên. Nếu chúng ta khơng có biện
pháp giảm thiểu và thích ứng với sự biến đổi khí hậu, có thể dẫn đến những tác
động nghiêm trọng đến an ninh con ngƣời, môi trƣờng, kinh tế- xã hội trong
tƣơng lai khơng xa. Ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) trở thành một trong
những thách thức lớn nhất đối với nhân loại trong thế kỷ 21.
Kết quả của các nghiên cứu, đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến
các yếu tố và hiện tƣợng khí hậu cực đoan. Việc lựa chọn đƣợc mơ hình số trị
khu vực phù hợp để mô phỏng nhiều năm và dự báo mùa các yếu tố và hiện
tƣợng khí hậu cực đoan của các nghiên cứu trƣớc đây là cơ sở quan trọng khẳng
định mối quan hệ hữu cơ giữa rủi ro thiên tai và biến đổi khí hậu.
Khu vực đồng bằng cửa sông ven biển là một trong những khu vực dễ tổn
thƣơng, chịu tác động trực tiếp, nặng nề nhất trƣớc các hiểm họa tự nhiên. Đây
là những khu vực có tính phơi nhiễm cao, tính dễ tổn thƣơng lớn trƣớc các hiểm
họa. Nam Định là một tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, có 3 huyện ven biển là
huyện Hải Hậu, huyện Giao Thủy và huyện Nghĩa Hƣng với 72 km đƣờng bờ
biển. Trong đó, huyện Hải Hậu là trọng điểm kinh tế biển của tỉnh Nam Định,
với sản lƣợng nghề cá chiếm 54%, sản lƣợng muối chiếm 53% sản lƣợng toàn
tỉnh. Huyện Hải Hậu đƣợc quy hoạch phát triển nhiều ngành nghề, dịch vụ nhƣ:
cảng biển dịch vụ, du lịch, đóng tàu,... Mật độ dân số trung bình của huyện là
1.214 ngƣời/km2.
Huyện Hải Hậu đƣợc hình thành do q trình bồi lắng trầm tích cửa sơng
ven biển của hệ thống sông Hồng. Bờ biển trải dài theo đƣờng thẳng phƣơng
Đông Bắc- Tây Nam với chiều dài 27 km. Biển Hải Hậu có năng lƣợng sóng cao
(phân loại của Davis và Hayes, 1984), do đó bờ bị xói lở mạnh mẽ nhất ở miền
Bắc Việt Nam, đặc biệt vào mùa gió Đơng Bắc [35]. Hiện tƣợng này đã đƣợc
ghi nhận từ đầu thế kỷ XX. Ngoài ra, hàng năm Huyện Hải Hậu còn chịu ảnh
hƣởng bởi các tác động của nƣớc biển dâng, xâm nhập mặn nhất là vào mùa
Đông làm ảnh hƣởng lớn đến đời sống, sinh hoạt của huyện, trong đó tập trung
vào các xã ven biển.
2



Do vị trí địa lý, điều kiện khí hậu và địa hình nêu trên. Hải Hậu đƣợc xem
là huyện rất dễ bị tổn thƣơng (DBTT) trƣớc những tác động của thiên tai trong
điều kiện biến đổi khí hậu khó lƣờng nhƣ hiện nay. Mặc dù, huyện Hải Hậu đã
có nhiều giải pháp đƣa ra để hạn chế thiệt hại khi thiên tai xảy ra nhƣ: đầu tƣ
nâng cấp đê biển, áp dụng phƣơng án phòng, chống tại chỗ,... tuy nhiên nguy cơ
rủi ro từ thiên tai vẫn thƣờng xuyên tiềm ẩn. Do đó, việc thực hiện đề tài
“Nghiên cứu và đề xuất các giải pháp giảm thiểu rủi ro thiên tai trong bối cảnh
biến đổi khí hậu ở khu vực các xã ven biển huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định” là
rất cần thiết.
2. Những đóng góp của đề tài
* Đóng góp về mặt thực tiễn:
- Với xuất phát điểm của đề tài là nghiên cứu thực tiễn rút ra kinh nghiệm
quản lý nên đề tài đóng góp vào thực tiến công tác quản lý, sử dụng, bảo vệ tài
nguyên đất, tài nguyên nƣớc khu vực huyện Hải Hậu nói riêng và của các huyện
ven biển nói chung trên địa bàn tỉnh Nam Định. Đề tài sẽ góp phần củng cố
thêm những giải pháp thích ứng biến đối khí hậu lồng ghép vào chƣơng trình
phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng nhất là trong thời điểm Kế hoạch ứng
phó biến đổi khí hậu của tỉnh đã đƣợc hình thành và đang cập nhật.
- Biến đổi khí hậu là một nội dung mới, nhất là đối với thực tiễn của cơng
tác quản lý. Đề tài sẽ góp phần nâng cao nhận thức của cộng đồng ngƣời dân,
các cấp quản lý của địa phƣơng trong vấn đề ứng dụng khoa học và thực tiễn
nhằm ứng phó BĐKH ở địa phƣơng huyện Hải Hậu.
- Cung cấp thông tin, đề xuất giải pháp ứng phó BĐKH đối với huyện Hải
Hậu trên cơ sở các bài học kinh nghiệm về ứng phó BĐKH của các tỉnh khác.
* Đóng góp về mặt khoa học:
- Với việc tham khảo, có kế thừa các kết quả nghiên cứu khoa học đã có,
đề tài củng cố thêm cơ sở lý luận thực tiễn, cho các nghiên cứu khoa học về
động lực vùng bờ và ứng phó biến đổi khí hậu của Việt Nam cũng nhƣ một số

cơ quan nghiên cứu trên thế giới.

3


3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, tìm hiểu các rủi ro thiên tai ở các xã ven biển của huyện Hải
Hậu, trong đó tập trung vào các rủi ro thiên tai liên quan đến bão, áp thấp nhiệt
đới, lũ lụt, nƣớc biển dâng, xói lở bờ biển, xâm nhập mặn.
- Xác định các đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng do thiên tai và đề xuất các giải
pháp thích ứng trong bối cảnh BĐKH.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
- Tài nguyên đất, nƣớc, rừng khu vực bãi biển huyện Hải Hậu.
- Cơ sở hạ tầng các xã ven biển, hệ thống đê biển.
- Tình hình phát triển kinh tế, xã hội huyện Hải Hậu, các xã ven biển, thể
chế, chính sách, kế hoạch của tỉnh, huyện trong xây dựng, thực hiện giải pháp
ứng phó BĐKH.
- Cộng đồng dân cƣ các xã ven biển huyện Hải Hậu.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu với các đối tƣợng thƣờng xuyên chịu tác động
ảnh hƣởng trực tiếp khi có thiên tai xảy ra ở các xã ven biển huyện Hải Hậu
(hình 1).

Hình 1. Vị trí huyện Hải Hậu (khu vực nghiên cứu)
4


- Về thời gian: 10 năm trở lại đây.
- Về không gian: Xem xét nghiên cứu khu vực vùng bãi triều phía trƣớc hệ
thống tuyến đê biển; khu vực phía trong đồng (gồm khu vực phía trong đồng

tiếp giáp trực tiếp với đê khoảng 100 m tính từ chân đê và khu vực canh tác sản
xuất nông nghiệp, thủy sản, khu vực dân cƣ sinh sống.
6. Về giới hạn nội dung nghiên cứu
Các số liệu về tình trạng khí hậu thƣờng đƣợc theo dõi, cập nhật vài năm,
hàng chục năm và lâu hơn nữa. Các số liệu quan sát thực tế thƣờng rời rạc, việc
tìm ra mối tƣơng quan giữa các hiện tƣợng, sự việc diễn ra nhiều khi khó có thể
kết luận một cách chính xác.
Những hiện tƣợng đƣợc đề cập trong đề tài nhƣ hiện tƣợng thời tiết bất
thƣờng, cực đoan trong quá khứ vẫn xảy ra, nhƣng đó có phải là do ngun nhân
biến đổi khí hậu khơng thì ở phạm vi nghiên cứu của đề tài khơng thể chỉ ra điều
đó. Do vậy, ở đây đề tài chỉ tập trung thu thập thông tin kết hợp kháo sát để
đánh giá đối tƣợng dễ bị tổn thƣơng; nhận định phạm vi, mức độ ảnh hƣởng của
thiên tai đến yếu tố tự nhiên, xã hội, trong đó chủ yếu là bão, ATNĐ, xói lở,
xâm nhập mặn, loại bỏ tác nhân động đất, sóng thần ở khu vực này. Đồng thời
dựa trên các kịch bản biến đổi khí hậu để giả thuyết tình huống và đề xuất giải
pháp thích ứng, giảm thiểu rủi ro thiên tai.

5


CHƢƠNG I
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Các khái niệm về thiên tai và BĐKH.
1.1.1. Khái niệm về thiên tai
Đến nay, khái niệm về thiên tai có nhiều định nghĩa khác nhau. Thiên tai
là hiện tƣợng thời tiết bất thƣờng của thiên nhiên có thể tạo rác các ảnh hƣởng
bất lợi. Luật phòng, chống thiên tai năm 2013 của Việt Nam nêu rõ, thiên tai là
hiện tƣợng tự nhiên bất thƣờng có thể gây thiệt hại về ngƣời, tài sản, môi
trƣờng, điều kiện sống và các hoạt động kinh tế - xã hội, bao gồm: bão, áp thấp
nhiệt đới, lốc, sét, mƣa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mƣa lũ hoặc dòng

chảy, sụt lún đất do mƣa lũ hoặc dòng chảy, nƣớc dâng, xâm nhập mặn, nắng
nóng, hạn hán, rét hại, mƣa đá, sƣơng muối, động đất, sóng thần và các loại
thiên tai khác.
Trong phạm vi nghiên cứu, đề tài sử dụng khái niệm sau đây: thiên tai là
các thay đổi nghiêm trọng trong chức năng bình thƣờng của một cộng đồng hay
một xã hội do các hiểm họa tự nhiên tƣơng tác với các điều kiện dễ bị tổn
thƣơng của xã hội, dẫn đến các ảnh hƣởng bất lợi rộng khắp đối với con ngƣời,
vật chất, kinh tế hay mơi trƣờng, địi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để đáp ứng các
nhu cầu cấp bách của con ngƣời và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ bên ngoài để
phục hồi [36].
Hiểm họa tự nhiên đƣợc đề cập trong định nghĩa của thiên tai có thể là tự
nhiên, tự nhiên- xã hội (bắt nguồn từ các hoạt động làm suy giảm hoặc biến đổi
mơi trƣờng tự nhiên của con ngƣời), hoặc có nguồn gốc hoàn toàn do con ngƣời
tạo nên. Hiểm họa là sự xuất hiện tiềm tàng của các hiện tƣợng tự nhiên hoặc do
con ngƣời gây ra có thể gây thƣơng tật, chết ngƣời hoặc ảnh hƣởng sức khỏe,
làm hƣ hại hoặc mất mát tài sản, cơ sở hạ tầng, sinh kế, cung cấp dịch vụ và tài
nguyên môi trƣờng [36]. Hiểm họa có thể xảy ra đột ngột nhƣ lũ quét, sóng thần,
sạt lở đất hoặc xảy ra từ từ nhƣ hạn hán, sa mạc hóa....
6


Đánh giá hiểm họa là quá trình đánh giá trên những khu vực xác định, các
nguy cơ xảy ra hiện tƣợng có thể gây thiệt hại ở mức độ nào đó, trong một
khoảng thời gian nhất định. Đánh giá hiểm họa bao gồm việc phân tích các dữ
liệu chính thức hoặc khơng chính thức, và giải thích chun mơn các bản đồ địa
hình, địa chất, thủy văn và sử dụng đất, cũng nhƣ việc phân tích các điều kiện
kinh tế, chính trị và xã hội [2]
Rủi ro thiên tai đƣợc định nghĩa là khả năng xảy ra các thay đổi nghiêm
trọng trong các chức năng bình thƣờng của một cộng đồng hay một xã hội ở một
giai đoạn thời gian cụ thể, do các hiểm họa tự nhiên tƣơng tác với các điều kiện

dễ bị tổn thƣơng của xã hội, dẫn đến các ảnh hƣởng bất lợi rộng khắp đối với
con ngƣời, vật chất, kinh tế hay mơi trƣờng, địi hỏi phải ứng phó khẩn cấp để
đáp ứng các nhu cầu cấp bách của con ngƣời và có thể phải cần đến sự hỗ trợ từ
bên ngoài để phục hồi [36]. Theo Luật phòng, chống thiên tai năm 2013, rủi ro
thiên tai là thiệt hại mà thiên tai có thể gây ra về ngƣời, tài sản, môi trƣờng, điều
kiện sống và hoạt động kinh tế - xã hội.
Giảm nhẹ rủi ro thiên tai bao gồm việc giảm bớt sự tổn thƣơng của ngƣời
dân, sinh kế và các tài sản và đảm bảo quản lý bền vững thích hợp của đất, nƣớc,
và các thành phần khác của môi trƣờng [2].
Bão là vùng áp thấp gần trịn, có sức gió cấp 8 (17,2m/s) trở lên. Bán kính
một cơn bão vào khoảng 200-300 km, các đƣờng đẳng áp gần đồng tâm và dày
xít nhau, gây ra gió rất mạnh có thể lên tới 35 m/s. Bão có trữ lƣợng ẩm rất lớn,
có năng lƣợng nội tại khổng lồ. Trong cơn bão hình thành các lớp mây dày cho
mƣa dữ dội trên diện rộng. Riêng vùng tâm bão (mắt bão) gió yếu và thƣờng rất
ít mây [3].
Lũ lụt là một hiện tƣợng tự nhiên, gần nhƣ xảy ra hàng năm. Lũ do nƣớc
sông dâng cao trong mùa mƣa. Số lƣợng nƣớc dâng cao xảy ra trên một con
sơng ở mức tạo thành lũ có thể xảy ra một lần hoặc nhiều lần trong năm. Khi
nƣớc sông dâng lên cao (do mƣa lớn hoặc nhiều và triều cao), vƣợt qua khỏi bờ,
chảy tràn vào các vùng trũng và gây ra ngập trên một diện rộng trong một

7


khoảng thời gian nào đó gọi là ngập lụt. Lũ lụt đƣợc gọi là lớn và đặc biệt lớn
khi nó gây ra nhiều thiệt hại lớn về ngƣời, của cải và kéo dài [4].
Hạn hán là một thiên tai đứng hàng thứ 3 về mức độ gây thiệt hại, chỉ sau
bão và lũ. Mặc dù ít khi gây tai nạn và thƣơng tích, song hạn hán thƣờng có tác
động lớn đối với tình trạng sức khỏe con ngƣời do thiếu nƣớc sạch, điều kiện vệ
sinh kém và suy dinh dƣỡng và ảnh hƣởng lớn đến đời sống và sản xuất nơng

nghiệp ở địa phƣơng. Đến nay chƣa có định nghĩa thống nhất chung về hạn hán,
nhƣng các định nghĩa đều đƣa ra điểm chung là tình trạng thiếu hụt lƣợng mƣa
trong thời gian dài. Theo Tổ chức khí tƣợng thế giới (WMO) hạn hán đƣợc
phân làm 4 loại là: Hạn khí tƣợng (thiếu hụt lƣợng mƣa trong cán cân lƣợng
mƣa - bốc hơi); Hạn thủy văn (dịng chảy sơng suối giảm rõ rệt, mực nƣớc trong
các tầng chứa nƣớc dƣới đất hạ thấp); Hạn nông nghiệp (thiếu hụt nƣớc mƣa dẫn
tới mất cân bằng giữa lƣợng nƣớc thực tế và nhu cầu nƣớc của cây trồng); Hạn
kinh tế - xã hội (thiếu hụt nguồn nƣớc cấp cho các hoạt động kinh tế - xã hội).
Rủi ro hạn hán ngày càng trở nên nghiêm trọng ở Việt Nam. Dự báo trong
tƣơng lai, số ngày khơ hạn có khả năng kéo dài hơn trên lãnh thổ nƣớc ta. Rủi ro
hạn hán đƣợc dự báo tăng lên với tốc độ tƣơng đối cao trong suốt thế kỷ 21 với
thời gian mỗi đợt hạn kéo dài hơn, đặc biệt là trên các vùng hạn hán nhiều nhƣ
Nam Trung Bộ, Tây Nguyên [37].
Khái niệm thích ứng đƣợc trình bày trên quan điểm hệ thống: trong hệ
thống xã hội, thích ứng là q trình điều chỉnh theo khí hậu thực tế hoặc dự tính
để hạn chế thiệt hại hoặc tận dụng các cơ hội có lợi. Trong hệ thống tự nhiên,
thích ứng là q trình điều chỉnh theo khí hậu hiện tại và theo những ảnh hƣởng
của khí hậu. Sự can thiệp của con ngƣời có thể tạo điều kiện thuận lợi cho việc
điều chỉnh theo khí hậu dự tính [13].
1.1.2. Khái niệm về biến đổi khí hậu
Hệ thống khí hậu Trái đất bao gồm khí quyển, lục địa, đại dƣơng, băng
quyển và sinh quyển. Các q trình khí hậu diễn ra trong sự tƣơng tác liên tục
của những thành phần này. Quy mô thời gian của sự hồi tiếp ở mỗi thành phần
khác nhau rất nhiều. Nhiều quá trình hồi tiếp của các nhân tố vật lý, hóa học và
8


sinh hóa có vài trị tăng cƣờng sự biến đổi khí hậu hoặc hạn chế sự biến đổi khí
hậu. Cơng ƣớc khung của LHQ về biến đổi khí hậu đã định nghĩa Biến đổi khí
hậu là “những ảnh hƣởng có hại của biến đổi khí hậu”, là những biến đổi trong

môi trƣờng vật lý hoặc sinh học gây ra những ảnh hƣởng có hại đáng kể đến
thành phần, khả năng phục hồi hoặc sinh sản của các hệ sinh thái tự nhiên và
đƣợc quản lý hoặc đến hoạt động của các hệ thống kinh tế - xã hội hoặc đến sức
khỏe và phúc lợi của con ngƣời” [35].
BĐKH là sự biến đổi trạng thái trung bình của khí quyển tồn cầu hay
khu vực theo thời gian từ vài thập kỷ đến hàng triệu năm. Những biến đổi này
đƣợc gây ra do quá trình động lực của trái đất, bức xạ mặt trời và gần đây có
thêm hoạt động của con ngƣời [2]. BĐKH từ những năm đầu thế kỷ 20 đến nay
đƣợc gây ra chủ yếu do con ngƣời, do vậy thuật ngữ BĐKH hoặc còn đƣợc gọi
là sự ấm lên toàn cầu (global- warming) đƣợc coi là đồng nghĩa với BĐKH hiện
đại.
Nhƣ vậy, BĐKH tác động lên tất cả các lĩnh vực gồm tài nguyên, môi
trƣờng, kinh tế - xã hội và sức khoẻ con ngƣời trên phạm vi toàn cầu. Tuy nhiên,
mức độ tác động của BĐKH khác nhau tuỳ thuộc vào những đặc trƣng về điều
kiện đia lý, trình độ phát triển và các hành động ứng phó của từng vùng, miền,
từng quốc gia cụ thể. Và một cách khái quát, BĐKH đƣợc thể hiện ở ba đặc
trƣng chủ yếu nhƣ sau:
+ Nhiệt độ trung bình, tính biến động và dị thƣờng của thời tiết và khí hậu
tăng lên.
+ Mực nƣớc biển dâng lên do sự tan băng ở các cực và các đỉnh núi cao.
+ Các thiên tai và hiện tƣợng thời tiết cực đoan (nắng nóng, giá rét, bão,
lũ lụt, hạn hán...) xảy ra với tần suất, độ bất thƣờng và có thể cƣờng độ tăng lên.
1.2. Tổng quan về xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam và trên thế giới
1.2.1. Xu thế chung của BĐKH ở Việt Nam
Ngày nay, hiện tƣợng El Nino và La Nina đã và đang tác động mạnh mẽ
tới Việt Nam. BĐKH thực sự đã làm cho các thiên tai đặc biệt là lụt bão, hạn

9



hán kéo dài ngày càng khốc liệt. Theo tính tốn nhiệt độ trung bình ở Việt Nam
có thể tăng lên 3°C và mực nƣớc biển có thế dâng tới lm vào năm 2100 [5].
Theo cảnh báo của Ủy Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) đến năm
2100, nếu mực nƣớc biển dâng cao 1m sẽ ảnh hƣởng đến 5% đất đai của Việt
Nam, 20% dân số, tác động đến 12,3% sản xuất nông nghiệp, giảm 10% GDP
(Tổng sản phẩm quốc nội) (nguồn: Dagupta.et.al.2007). Riêng sản xuất kinh tế
biển suy giảm 1/3 (nguồn: UNDP- Chƣơng trình Phát triển của Liên Hợp Quốc).
Ngân hàng Thế giới dự báo, Việt Nam là một trong 02 nƣớc (cùng với
Bangladesh) bị tác động tồi tệ do nƣớc biển dâng, theo đó phần lớn đất màu mỡ
nhất của Việt Nam sẽ bị chìm ngập, đất nơng nghiệp và GDP đều chịu những tác
động xấu.
Việt Nam với bờ biển dài, dễ bị tác động bởi BĐKH và nƣớc biển dâng
trong những năm tới. Kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học (Nicholls và
Leatherman, 1994; Rijsberman, 1996; Hiramatsu và nnk, 2008; Yasuhara, 2007,
2008) cho thấy nƣớc biển dâng sẽ dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của một loạt
các tai biến liên quan nhƣ ngập, lụt, xói lở, xâm nhập mặn, biến đổi quá trình
vận chuyển lắng đọng trầm tích. Một trong những kết luận rất quan trọng là tác
động tiêu cực của dâng cao mực nƣớc biển đến các hệ thống tự nhiên và kinh tế
xã hội chủ yếu đƣợc thông qua các tai biến này.
Theo số liệu quan trắc, phân tích các số liệu khí hậu cho thấy biến đổi khí
hậu và mực nƣớc biển ở Việt Nam có một số đặc điểm đáng chú ý nhƣ sau:
- Nhiệt độ: Các thập kỷ gần đây nhiệt độ trung bình năm thƣờng cao hơn
các thập kỷ trƣớc đó từ 0,4 - 1,3°C. Theo kịch bản BĐKH Việt Nam thì nhiệt độ
mùa đơng tăng nhanh hơn nhiệt độ mùa hè và nhiệt độ ở các vùng khí hậu phía
Bắc tăng nhanh hơn ở các vùng khí hậu phía Nam [6], [6a].
- Lƣợng mƣa: Tính trung bình chung cả nƣớc thì lƣợng mƣa cả năm trong
khoảng 50 năm qua (1958 - 2007) đã giảm khoảng 2%. Nhìn chung lƣợng mƣa
năm giảm ở các tỉnh phía Bắc và tăng ở các tỉnh phía Nam [6], [6a].
- Bão: Theo thơng báo đầu tiên của Việt Nam cho Công ƣớc khung của
Liên hợp quốc ,quỹ đạo bão có dấu hiệu dịch chuyển về hƣớng các vĩ độ phía

10


Nam và mùa bão kết thúc muộn hơn, đƣờng đi của các cơn bão dị thƣờng khó
đốn hơn.
- Mƣa phùn: Theo Nguyễn Đức Ngữ và Nguyễn Trọng Hiệu (2004), số
ngày mƣa phùn trung bình năm ở Hà Nội giảm dần trong thập kỷ 1981 - 1990 và
chỉ còn gần một nửa (15 ngày/ năm) trong 10 năm gần đây.
- Không khí lạnh: Theo kịch bản BĐKH Việt Nam số đợt khơng khí lạnh
ảnh hƣởng tới Việt Nam giảm đi rõ rệt trong hai thập kỷ qua. Tuy nhiên, các
biểu hiện dị thƣờng lại xuất hiện mà gần đây nhất là đợt khơng khí lạnh gây rét
đậm, rét hại kéo dài 38 ngày trong tháng 1, tháng 2 năm 2008 ở Bắc Bộ [6].
- Mực nƣớc biển: Theo số liệu quan trắc tại các trạm hải văn dọc theo ven
biển Việt Nam, tốc độ dâng lên của mực nƣớc biến trung bình ở Việt Nam hiện
nay là khoảng 3 mm/năm (giai đoạn 1993 - 2008), tƣơng đƣơng với tốc độ tăng
trung bình trên thế giới. Trong khoảng 50 năm qua, mực nƣớc biển tại Trạm hải
văn Hòn Dấu dâng lên 20 cm [16].
Nhận định về xu thế BĐKH ở Việt Nam:
Biến đổi khí hậu đƣợc phản ánh qua sự thay đổi các yếu tố thời tiết nhƣ
nhiệt độ, lƣợng mƣa,…do các phƣơng tiện quan trắc, giám sát của các nhà khoa
học ghi nhận đƣợc. Bên cạnh đó, biến đổi khí hậu cịn đƣợc phản ánh qua tình
hình thiên tai xảy ra hàng năm. Theo số liệu của Ban chỉ đạo phòng chống lụt
bão trung ƣơng, các hiểm họa tự nhiên xảy ra hàng năm tại Việt Nam gồm bão,
ATNĐ, lốc xoáy ; lũ, ngập úng, xói lở, bồi lấp, hạn hán có tần suất xảy ra cao
nhất.
Theo tổng kết đánh giá về công tác PCLB và giảm nhẹ thiên tai năm 2012
của Tổng cục thủy sản nhận xét: các cơn bão ngày càng có hƣớng đi phức tạp,
khơng theo quy luật, gây khó khăn cho cơng tác dự báo. Ví dụ điển hình là từ
đầu mùa bão năm 2012, cơn bão số 1 đã xuất hiện ở phía Nam, khơng theo quy
luật trong vịng 40 năm. Trên biển, ngồi khơi thƣờng xảy ra các đợt lốc, gió

mùa. Cơn bão số 7 (tên quốc tế là Gaemi) xuất hiện ở giữa khu vực biển Đơng
với sức gió mạnh nhất ở tâm bão cấp 9, giật cấp 10-11, di chuyển theo hƣớng
Đông Đông Nam, chuyển hƣớng Đơng Nam và lệch dần về phía Tây sau đó bão
11


quay trở lại nơi xuất phát và đổ bộ vào các tỉnh Miền Nam (Bình Định, Phú
Yên) gây mƣa to đến rất to. Cơn bão số 8 (bão Sơn Tinh) mới hình thành nhƣng
tốc độ di chuyển nhanh từ 25- 30 km, di chuyển theo khơng quy luật, khó dự
báo. Nhƣ vậy, có thể nói thiên tai và biến đổi khí hậu có liên quan chặt chẽ với
nhau. Biến đổi khí hậu làm cho nguy cơ thiên tai xảy ra cao hơn, khó dự đốn,
dự báo hơn, làm giảm hiệu quả của các giải pháp thích ứng với thiên tai và do đó
mức độ thiệt hại sẽ nặng nề hơn, thời gian khắc phục lâu hơn.
Theo nhận định của Chƣơng trình mục tiêu quốc gia ứng phó với BĐKH
do Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng Việt Nam công bố, vào cuối thế kỷ XXI, nhiệt
độ ở nƣớc ta có thể tăng 2,3°C so với trung bình thời kỳ 1980 - 1999. Mức tăng
nhiệt độ dao động từ 1,6 oC đến 2,8oC ở các vùng khí hậu khác nhau. Nhiệt độ ở
các vùng khí hậu phía Bắc và Bắc Trung Bộ tăng nhanh hơn so với nhiệt độ ở
các vùng khí hậu phía Nam. Tại mỗi vùng, nhiệt độ mùa đơng tăng nhanh hơn
nhiệt độ mùa hè.
Tổng lƣợng mƣa năm và lƣợng mƣa mùa mƣa ở tất cả các vùng khí hậu
của nƣớc ta đều tăng, trong khi đó lƣợng mƣa mùa khơ có xu hƣớng giảm, đặc
biệt là ở các vùng khí hậu phía Nam. Tính chung cho cả nƣớc, lƣợng mƣa năm
vào cuối thế kỷ XXI tăng khoảng 5 % so với thời kỳ 1980 - 1999. Ớ các vùng
khí hậu phía Bắc mức tăng lƣợng mƣa nhiều hơn so với các vùng khí hậu phía
Nam.
Vào giữa thế kỷ XXI mực nƣớc biến có thể dâng thêm khoảng 30 cm và
đến cuối thế kỷ XXI mực nƣớc biển có thể dâng thêm khoảng 75 cm so với thời
kỳ 1980- 1999 và có thể tăng lên 1 m vào năm 2100.
Đánh giá gần đây nhất của IPCC về xu thế biến đổi của XTNĐ ảnh hƣởng

đến khu vực và Việt Nam cũng nhận định số lƣợng ATNĐ có xu hƣớng tăng,
bão trung bình có xu hƣớng giảm, bão mạnh tăng nhẹ, bão rất mạnh có xu
hƣớng tăng. Trong số các cơn XTNĐ đổ bộ vào Việt Nam, các ATNĐ có xu
hƣớng tăng, bão trung bình có xu hƣớng giảm, tổng số các cơn bão mạnh đổ bộ
vào Việt Nam có xu hƣớng giảm, nhƣng số lƣợng các cơn bão rất mạnh lại có xu
hƣớng tăng (Nguyễn Văn Thắng và nnk, 2010) [13].
12


Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về ứng phó với BĐKH của Bộ TN&MT
nhận định Việt Nam đang đối mặt với nhiều tác động của BĐKH bao gồm các
tác động đến cuộc sống, sinh kế, tài nguyên thiên nhiên, cấu trúc xã hội, hạ tầng
kỹ thuật và nền kinh tế. Việt Nam đƣợc đánh giá là một trong 5 quốc gia bị ảnh
hƣởng nặng nề nhất của BĐKH và mực nƣớc biển dâng. Để ứng phó với BĐKH
cần phải có những đầu tƣ thích đáng và nỗ lực của tồn xã hội [16].
1.2.2. Bối cảnh biến đổi khí hậu trên thế giới
Theo báo cáo thống kê năm 2007 của IPCC, nhiệt độ trung bình của trái
đất đã tăng 0,74oC, trong đó nhiệt độ tại 2 cực tăng gấp 2 lần so với trung bình
tồn cầu. Theo dự báo, nhiệt độ của trái đất có thể tăng lên 1,1- 6,4°C tới năm
2100, đây là một mức chƣa từng có trong lịch sử 10.000 năm qua. Sự tăng nhiệt
độ cũng không đồng đều giữa các vùng trên trái đất. Sự nóng lên toàn cầu làm
các lớp băng tuyết sẽ bị tan nhanh hơn trong những thập kỷ tới. Trong thế kỷ
XX trung bình mực nƣớc biển dâng tại Châu Á là 2,4 mm/ năm và chỉ riêng thập
kỷ vừa qua là 3,1 mm/ năm và dự báo tiếp tục tăng cao hơn trong thế kỷ XXI ít
nhất từ 2,8 - 4,3 mm/ năm [38].
Trong thế kỷ XX, lƣợng mƣa ở các vùng vĩ độ trung bình và cao, cứ một
thập kỷ tăng từ 0,5 đến 1%. Lƣợng mƣa tăng không đều, nhiều vùng mƣa quá
nhiều nhƣng nhiều vùng trở nên khô hạn hơn. Mƣa nhiều hơn ở các vùng cực.
Từ ảnh vệ tinh cho thấy, từ năm 1960 đến nay diện tích có tuyết bao phủ trên thế
giới giảm khoảng 10%. Diện tích vùng băng giá Bắc bán cầu giảm khoảng từ

10- 15 % kể từ những năm 1950. Trong thế kỷ 21, bão nhiệt đới sẽ tăng cả về sổ
lƣợng và cƣờng độ (từ 10- 20%), hiện tƣợng El Nino và La Nina sẽ hoạt động
mạnh hơn cả về tần suất và cƣờng độ. Mƣa lớn sẽ xảy ra nhiều hơn và kéo theo
hậu quả là lũ lụt xảy ra triền miên tại nhiều nơi trên thế giới. Mùa đông sẽ ngắn
lại và số ngày lạnh sẽ ít hơn so với trƣớc đây. Ở nhiều nơi trên thế giới những
đợt nắng nóng sẽ khốc liệt hơn dẫn đến hạn hán và đói nghèo, nhất là khu vực
châu Phi và châu Á [11], [39].
Theo dự báo của UNDP (năm 2007) (United Nations Development
Program), nếu nhiệt độ tăng lên 3oC thì 20- 30% các lồi sinh vật trên đất liền có
13


nguy cơ bị tuyệt chúng. BĐKH trên thế giới còn làm gia tăng các dịch bệnh
nguy hiểm, các căn bệnh hiểm nghèo và các đại dịch với sự lây lan nhanh trên
toàn thế giới nhƣ: bệnh ung thƣ, cúm gia súc, cúm gia cầm, sốt xuất huyết, sốt
rét, dịch tả, các bệnh khác về gia súc, gia cầm và bệnh cây trồng... nhất là đối
với các nƣớc nghèo, các nƣớc đang phát triến do tỷ lệ nghèo cao và năng lực đối
phó của hệ thống y tế cơng cộng cịn hạn chế [40].
BĐKH sẽ tác động nghiêm trọng đến sản xuất, đời sống và mơi trƣờng
trên tồn thế giới. Đến năm 2080, sản lƣợng ngũ cốc có thể giảm 2- 4 %, giá sẽ
tăng 13- 45%, số ngƣời bị ảnh hƣởng của nạn đói 36- 50%. Mực nƣớc biển dâng
cao sẽ gây ngập lụt, nhiễm mặn nguồn nƣớc, ảnh hƣởng đến nông nghiệp và tác
động tiêu cực đối với hệ thống kinh tế - xã hội trong tƣơng lai [40].
BĐKH xảy ra không đồng đều trên thế giới với mức độ ảnh hƣởng khác
nhau giữa các vùng có vĩ độ cao và các vùng khác. Các vùng nhiệt đới và duyên
hải, các nƣớc đang phát triển sẽ chịu những hậu quả nặng nề nhất do BĐKH gây
ra [41].
Mức độ rủi ro cao về lãnh thổ bị thu hẹp do nƣớc biến dâng đƣợc ngân
hàng thế giới (WB) xếp theo thứ tự là Trung Quốc, Ấn Độ, Bangladesh, Việt
Nam, Indonesia, Nhật Bản, Ai Cập, Hoa Kỳ, Thái Lan và Philippin [42].

1.3. Tình hình nghiên cứu về đánh giá rủi ro và đề xuất biện pháp thích ứng
với thiên tai trong bối cảnh BĐKH ở Việt Nam và các nƣớc Châu Á.
1.3.1. Tình hình khu vực Châu Á.
Năm 1998, tác giả MacLeod trong dự án “Chuẩn bị và giảm lũ lụt dựa vào
cộng đồng ở Campuchia (CBFMP)”, thực hiện trên 3 tỉnh thƣờng xuyên ngập lũ
ở lƣu vực sông Mekong và Tonle Sap của đất nƣớc Campuchia. Tác giả đã đƣa
các giải pháp thích ứng bao gồm: (1) Trao quyền cho cộng đồng để phát triển
các giải pháp để giảm nhẹ lũ lụt; (2) Cung cấp cho cộng đồng với một mức độ
an toàn từ các thảm họa thiên nhiên; (3) Đào tạo tình nguyện viên trong làng địa
phƣơng bằng các khái niệm và kỹ thuật chuẩn bị sẵn sàng ứng phó thiên tai; (4)
Thành lập Ủy ban thiên tai trong làng để tham gia quá trình thực hiện các giải

14


×