Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRONG NĂM VỪA QUA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (647.85 KB, 37 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
MÔN HỌC: TÀI CHÍNH HỌC

BÀI TẬP LỚN:
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM NHÂN THỌ TRONG
NĂM VỪA QUA
Giáo viên hướng dẫn: Mai Thị Thương Huyền
Nhóm 2 (lớp ca 2 thứ 5)
1. Đinh Thùy Trang (nhóm trưởng, số đt: 01266281997)
2. Lại Như Quỳnh
3. Ngô Ngọc Hà
4 . Nguyễn Thị Mai
5. Nguyễn Thị Hoa
6. Nguyễn Thị Thảo
7. Nguyễn Thị Vân
8. Lê Thị Thanh Tâm
9. Đoàn Thị Cẩm Vân
10. Tạ Minh Thúy
11. Trần Thu Hà


Phần 1. Những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động kinh doanh
bảo hiểm
1.1 Khái niệm về BHKD
Bảo hiểm kinh doanh là phương thức hoạt động kinh doanh của các tổ chức bảo
hiểm, nhằm mục đích thu lợi nhuận dựa trên cơ sở huy đông các nguồn tài lực
thông qua sự đóng góp của những người tham gia bào hiểm, để tạo lập nên quỹ
bảo hiểm phân phối sử dụng quỹ và chi trả tiền bảo hiểm bồi thưởng tổn thất rủi
ro cho các đối tượng bảo hiểm tuân theo quy định của pháp luật
1.2. Các loại hình DNBH kinh doanh (phi nhân thọ/nhân thọ)


1.2.1 Bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
o

Bảo hiểm trọn đời;

o

Bảo hiểm sinh kỳ;

o

Bảo hiểm tử kỳ;

o

Bảo hiểm hỗn hợp;

o

Bảo hiểm trả tiền định kỳ;

o

Các nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

1.2.2 Bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
o

Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;


o

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

o

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không;

o

Bảo hiểm hàng không;

o

Bảo hiểm xe cơ giới;

o

Bảo hiểm cháy, nổ;

o

Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

o

Bảo hiểm trách nhiệm chung;

o


Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

o

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;

o

Bảo hiểm nông nghiệp;

o

Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.


1.2.3 Sự khác biệt giữa bảo hiểm nhân thọ và phi nhân thọ
Thứ nhất, Phạm vi và nghiệp vụ bảo hiểm
Bảo hiểm nhân thọ
o

Phạm vi: Bảo hiểm con người dựa trên mối quan hệ hôn nhân và huyết
thống

o

Nghiệp vụ bao gồm: Bảo hiểm trọn đời; Bảo hiểm sinh kỳ; Bảo hiểm tử
kỳ; Bảo hiểm hỗn hợp; Bảo hiểm trả tiền định kỳ; Các nghiệp vụ bảo
hiểm nhân thọ khác do Chính phủ quy định.


o

Người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm: Đối với bảo hiểm nhân thọ trong
trường hợp tử vong người được hưởng quyền lợi bảo hiểm không phải là
nạn nhân của sự cố. Người được bảo hiểm tử vong/thương tật toàn bộ
vĩnh viễn, người được hưởng quyền lợi bảo hiểm có thể là người thân của
họ, Vợ/chồng/con cái hoặc bất kỳ ai và người thụ hưởng này có thể thay
đổi bất kỳ lúc nào, quyền quyết định phụ thuộc vào người chủ hợp đồng
bảo hiểm.

Bảo hiểm phi nhân thọ
o

Phạm vi: Con người, tài sản và trách nhiệm dân sự

o

Nghiệp vụ bao gồm: Bảo hiểm sức khoẻ và bảo hiểm tai nạn con người;

o

Bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt hại;

o

Bảo hiểm hàng hoá vận chuyển đường bộ, đường biển, đường sông,
đường sắt và đường không;

o


Bảo hiểm hàng không;

o

Bảo hiểm xe cơ giới;

o

Bảo hiểm cháy, nổ;

o

Bảo hiểm thân tầu và trách nhiệm dân sự của chủ tầu;

o

Bảo hiểm trách nhiệm chung;

o

Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính;

o

Bảo hiểm thiệt hại kinh doanh;


o

Bảo hiểm nông nghiệp;


o

Các nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ khác do Chính phủ quy định.

o

Người thụ hưởng: là nạn nhân trực tiếp hay gián tiếp của sự cố.

Thứ hai, Bảo hiểm nhân thọ có tính đa mục đích
Bảo hiểm nhân thọ là một chương trình hỗn hợp thỏa mãn được nhiều ước mơ
và nguyện vọng khác nhau của khách hàng
o

Giá trị tiết kiệm, đầu tư

o

Quỹ bảo vệ toàn diện liên quan đến các rủi ro

o

Chương trình bảo hiểm bệnh hiểm nghèo, hỗ trợ nằm viện

o

Quỹ học vấn cho con, quỹ hưu trí tự nguyện cho bản thân khi về già.....

Bảo hiểm phi nhân thọ khá đơn thuần: Tính chất chủ yếu là bồi thường cho các
hậu quả của một sự cố tiêu cực, không lường trước. Tham gia năm nào bảo

hiểm năm đó và chỉ một số ít người nhận được số tiền bảo hiểm khi có rủi ro
thuộc phạm vi bảo hiểm xảy ra.
Thứ ba, Bảo hiểm nhân thọ bồi thường theo nguyên tắc "khoán"
Trong bảo hiểm con người nói chung và bảo hiểm nhân thọ nói riêng, hầu hết
các trường hợp không áp dụng nguyên tắc bồi thường mà áp dụng nguyên tắc
khoán. Bởi lẽ:
Trong trường hợp tử vong, nhà bảo hiểm sẽ trả số tiền bảo hiểm khi người được
bảo hiểm chết. Nhưng không thể xác định được số tiền này một cách hoàn toàn
khách quan vì khái niệm giá cả không thể áp dụng cho con người được. Tính


mạng
của
con
người


giá
Một người được hưởng bảo hiểm muốn gia đình hay người thân của anh ta
hưởng một khoản tiền nhất định nào đó tuỳ thuộc vào thu nhập hoàn cảnh gia
đình của mình... Anh ta có quyền ấn định khoản tiền bồi thường vào thời điểm
ký hợp đồng với nhà bảo hiểm. Như vậy bảo hiểm trong trường hợp tử vong
không nhằm vào bồi thường một thiệt hại. Hơn nữa, trong nhiều loại hình bảo
hiểm con người, biến cố dẫn đến nghĩa vụ của người bảo hiểm không có bản
chất thiệt hại. Do vậy khái niệm thiệt hại không thể sử dụng trong bảo hiểm con
người.
Nhìn chung, bảo hiểm con người dẫn đến các khoản trợ cấp khoán mà số tiền
được ấn định trước và tách biệt với khái niệm bồi thường. Đó là:
Nguyên tắc khoán được áp dụng trong hầu hết các loại hình bảo hiểm con
người. Loại trừ trường hợp hoàn trả các khoản chi phí y tế, bị bệnh hoặc tai nạn,

bảo hiểm ở đây mang tính chất bồi thường vì nhà bảo hiểm bồi thường cho
người được bảo hiểm giá của sự chăm sóc thuộc trách nhiệm của anh ta.
Nếu một người tự tính toán trách nhiệm và nghĩa vụ của anh ta trong vòng ba
năm về các khoản chi tiêu liên quan đến tiền học phí cho con, tiền nhà, tiền sinh
hoạt gia đình....khoảng 1 tỷ đồng và anh ta lo sợ rằng nếu chẳng may một ngày
mình đi làm và không trở về nhà thì gia đình sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Vì vậy
anh ta quyết định tham gia hợp đồng bảo hiểm nhân thọ mệnh giá 1 tỷ đồng (chỉ
cần tiết kiệm 50.000đ/ngày). Điều này có nghĩa là nếu anh ta gặp rủi ro không
mong đợi thì công ty bảo hiểm sẽ chi trả theo nguyên tắc khoán đúng số tiền mà
anh ta đã yêu cầu ban đầu là 1 tỷ đồng.
Thứ tư, trong bảo hiểm nhân thọ không có sự thế quyền
Cùng một lúc, khách hàng có thể tham gia nhiều loại hình bảo hiểm con người
và nếu có xảy ra sự cố nào đó thuộc phạm vi bảo hiểm của nhiều hợp đồng thì
họ được nhận tất cả các khoản bồi thường từ các hợp đồng khác nhau. Người
được hưởng quyền lợi từ bảo hiểm con người có thể đồng thời nhận được các
khoản bồi thường từ các hợp đồng mà họ tham gia và khoản bồi thường của
người gây ra thiệt hại. Trong trường hợp này, không có sự khiếu nại của nhà
bảo hiểm (nhà bảo hiểm bồi thường cho các hợp đồng do người bị tai nạn tham
gia) đối với người thứ ba (người gây ra thiệt hại) và nhà bảo hiểm của anh ta.
Thứ năm, trong bảo hiểm nhân thọ không áp dụng nguyên tắc đóng góp
Nguyên tắc này chỉ áp dụng trong bảo hiểm tài sản, bảo hiểm trách nhiệm, bảo
hiểm thiệt hại. Theo nguyên tắc đóng góp thì công ty bảo hiểm khi đã đền bù


cho người được bảo hiểm có quyền gọi các công ty bảo hiểm khác chia sẻ tổn
thất trong trường hợp:
o

Có hai hợp đồng bồi thường có hiệu lực trở lên


o

Các hợp đồng đều bảo hiểm cho các quyền lợi chung

o

Các hợp đồng đều bảo hiểm cho các rủi ro chung

Nhưng bảo hiểm nhân thọ là loại hình bảo hiểm con người nên người tham gia
bảo hiểm có quyền nhận quyền lợi của mọi hợp đồng mà họ tham gia. Hơn nữa,
con người là vô giá nên không áp dụng nguyên tắc này. Có nghĩa là khi tham
gia nhiều hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ tại một hoặc nhiều công ty Bảo hiểm
khác nhau trong trường hợp không may xảy ra rủi ro khách hàng sẽ được chi trả
toàn bộ số tiền bảo hiểm cam kết trên từng hợp đồng.
Ví dụ: Trường hợp Khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ tử kỳ tại công ty A
với mện giá 1 tỷ và công ty B với mệnh giá 500 triệu
Nếu rủi ro xảy ra thì gia đình sẽ nhận được số tiền 1 tỷ từ công ty A và 500 triệu
đồng từ công ty B => tổng số tiền khách hàng nhận được là 1.5 tỷ đồng sau đó
hợp đồng Bảo hiểm nhân thọ có thể chấm dứt hoặc vẫn được duy trì tùy thuộc
vào từng điều khoản hợp đồng của mỗi công ty.
Như vậy, Bảo hiểm nhân thọ khác hoàn toàn với các loại hình bảo hiểm phi
nhân thọ khác và hầu hết các loại bảo hiểm này rất cần thiết cho cuộc sống con
người, tùy theo điều kiện tài chính bạn nên tìm hiểu loại hình bảo hiểm nào là
phù hợp và có lợi nhất cho gia đình mình.

Thứ sáu, Duy nhất trong bảo hiểm nhân thọ cho phép đảm bảo cùng một lúc hai
sự cố đối lập nhau là "tử vong và sống".


Tham gia bảo hiểm nhân thọ rủi ro hay không rủi ro bạn vẫn có lời, nếu rủi ro

bạn sẽ nhận ngay một số tiền để gia đình tiếp tục duy trì và ổn định cuộc sống
còn nếu tất cả mọi sự đều ổn thỏa thì đến ngày đáo hạn hợp đồng bạn sẽ nhận
lại toàn bộ số tiền đã đóng + lãi suất.
1.3. Các hoạt động kinh doanh của DNBH (hoạt động bảo hiểm, hoạt động
đầu tư và hoạt động khác)
- Thứ nhất : kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh tái bảo hiểm
+ Trong kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền chủ động
bán bảo hiểm dưới các hình thức sau: trực tiếp; thông qua các đại lý bảo hiểm,
môi giới bảo hiểm; thông qua đấu thầu; các hình thức khác phù hợp với quy
định của pháp luật.
+ Trong kinh doanh tái bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền nhượng
chuyển một phần trách nhiệm đã nhận bảo hiểm cho một hay nhiều doanh
nghiệp bảo hiểm khác nhưng không được nhượng toàn bộ trách nhiệm bảo hiểm
đã nhận trong một hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác để
hưởng hoa hồng tái bảo hiểm.
- Thứ hai: quản lý quỹ và đầu tư vốn:
+ Quản lý quỹ:
Trong quá trình hoạt động, doanh nghiệp bảo hiểm phải luôn duy trì mức vốn
điều lệ đã đóng góp không thấp hơn mức vốn pháp định đã quy định.
+ Trích lập quỹ dự phòng nghiệp vụ: là khoản tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm
phải trích lập nhằm mục đích thanh toán cho những trách nhiệm bảo hiểm đã
được xác định trước và phát sinh từ các hợp đồng bảo hiểm đã giao kết.
+ Đầu tư vốn:
Nguồn vốn đầu tư của doanh nghiệp bảo hiểm bao gồm : vốn diều lệ, quỹ dự trữ
bắt buộc, quỹ dự trữ tự nguyện, các khoản lãi những năm trước chưa sử dụng và
các quỹ được sử dụng để đầu tư hình thành từ lợi tức để lại của doanh nghiệp,
nguồn vốn nhàn rỗi từ dự phòng nghiệp vụ bảo hiểm.
1.4 Vai trò của DNBH trong nền kinh tế - xã hội
1.4.1 Vai trò trò của bảo hiểm trong nền kinh tế



BÙ ĐẮP TỔN THẤT, KHẮC PHỤC THIỆT HẠI
Bù đắp các tổn thất và khắc phục hậu quả thiệt hại từ rủi ro là tác dụng chủ yếu
của bảo hiểm, nguyên nhân để bảo hiểm ra đời. Nói đến bảo hiểm là nói đến vai
trò của các doanh nghiệp bảo hiểm đã cung cấp các loại dịch vụ bảo hiểm nhằm
khôi phục khả năng vật chất, tài chính như lúc ban đầu cho bên mua bảo hiểm
khi có rủi ro xảy ra. Bảo hiểm giúp hạn chế đến mức thấp nhất những tổn thấp
có thể xảy ra, nhờ đó giảm thiểu những tác động xấu ảnh hưởng đến nền kinh tế
và cộng đồng.
SỬ DỤNG HIỆU QUẢ NHỮNG KHOẢN TIỀN NHÀN RỖI
Trong cuộc sống, mỗi cá nhân phải luôn tính đến những rủi ro có thể gặp phải
và muốn chủ động trong tình huống xấu như ốn đau, bênh tật, tai nạn …nên cần
dành ra một khoản dự phòng khi cần sử dụng. Đây là các khoản tiền nhàn rỗi
nếu xét trên toàn xã hội sẽ là khoản tiền không nhỏ sinh lợi lớn nếu được sử
dụng đầu tư. Tham gia Bảo hiểm thay vi lập quỹ dự phòng như thế sẽ giúp các
cá nhân, gia đình khắc phục khó khăn về tài chính, không rơi vào tình trạng kiệt
quệ về vật chất và tinh thần trước những biến cố bất thường có thể xảy ra với
khoản tiền dành mỗi năm ra thấp hơn rất nhiều.
TẠO NÊN CÁC QUỸ TIỀN TỆ LỚN ĐỂ ĐẦU TƯ VÀO LĨNH VỰC KHÁC ĐÁP
ÚNG NHU CẦU VỐN CHO NỀN KINH TẾ
Do đặc điểm trong kinh doanh bảo hiểm là phí bảo hiểm thu trước, việc bồi
thường và chi trả tiền bảo hiểm thường sẽ phát sinh một thời gian sau đó, nên
các khoản tiền này phần lớn có thời gian tạm thời nhàn rỗi. Thông qua hoạt
động bảo hiểm mà một lượng vốn lớn (phí bảo hiểm) phân tán, rải rác các nơi
được tập trung về một nơi hình thành những quỹ tiền tệ lớn. Vì thế, các doanh
nghiệp bảo hiểm có thể sử dụng số vốn này để đầu tư, đáp ứng nhu cầu vốn cho
nền kinh tế. Khoản lợi nhuận từ hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp bảo
hiểm sẽ được họ giữ lại một phần và phần còn lại có thể chia lại cho người tham
gia bảo hiểm (lãi chia hợp đồng) trong các hợp đồng bảo hiểm nhân thọ.
GIÚP TĂNG THU NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC

Nhờ các hoạt động dịch vụ bảo hiểm mà ngân sách nhà nước sẽ đỡ phải chi trả
các khoản trợ cấp lớn để bù đắp những tổn thất do thiên tai, tai nạn bất ngờ hàng
năm. Doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm cũng đóng góp vào ngân sách nhà
nước các khoản như thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp. … Như
vậy, bảo hiểm góp phần ổn định ngân sách nhà nước, tạo điều kiện để ngân sách
nhà nước có thêm các khoản đầu tư vào phát triển kinh tế . Ngoài ra, một thị


trường bảo hiểm phát triển mạnh mẽ và ổn định sẽ thu hút các cá nhân và tổ
chức mua bảo hiểm của doanh nghiệp bảo hiểm trong nước, góp phần tiết kiệm
một khoản ngoại tệ lớn cho ngân sách nhà nước.
BẢO HIỂM GÓP PHẦN ỔN ĐỊNH TÀI CHÍNH VÀ ĐẢM BẢO CHO CÁC
KHOẢN ĐẦU TƯ
Trong kinh doanh, các tổ chức phải bỏ ra một khoản tiền lớn lập quỹ dự phòng
khi bỏ vốn đầu tư. Các nhà đầu tư đều lo ngại các rủi ro do thiên tai, tai nạn có
thể xảy ra làm họ thua lỗ, thậm chí mất hết cả vốn. Xét trên toàn xã hội, tổng
các quỹ dự phòng sẽ là một khoản tiền không nhỏ, có nhả năng sinh lợi rất lớn
nếu được đem đi đầu tư. Bảo hiểm giúp nhà đầu tư yên tâm hơn khi quyết định
bỏ vốn ra. Thực tế hầu hết các dự án đầu tư đều đồi hỏi phải có bảo hiểm, nhất
là các dự án lớn. Việc bồi thường, chi trả bảo hiểm đã giúp các tổ chức bảo toàn
tài sản, tiền vốn của mình trước các rủi ro. Vì vậy, bảo hiểm có vai trò đảm bảo
và khuyến khích đầu tư
BẢO HIỂM TẠO ĐIỀU KIỆN THU HỨT VỐN ĐẦU TƯ, ĐẨY MẠNH CÁC
HOẠT ĐỘNG KINH TẾ, THÚC ĐẨY HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
Sự phát triển đa dạng về các sản phẩm bảo hiểm như bảo hiểm hỏa hoạn, tai
nạn, xây dựng và lắp đặt, bảo hiểm nông ngiệp, bảo hiểm hàng hải…. có vai trò
rất quan trọng thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Hoạt động bảo hiểm còn hỗ trợ
các hoạt động kinh doanh, thúc đẩy các hoạt động thương mại quốc tế. Nhiều
hàng hóa dịch vụ có thể tiêu thụ thuận lợi trên thị trường khi có kèm theo các
hợp đồng bảo hiểm những trách nhiệm phát sinh liên quan đến việc sử dụng

hàng hóa, dịch vụ. Trong quá trình tự do hóa thương mại và dịch vụ tài chính,
bảo hiểm có vai trò quan trọng trong việc đàm phán và thực hiện các cam kết
hội nhập theo lộ trình trong các phương án đàm phán song phương và đa
phương như Hiệp định thương mại Việt Nam- Hoa kỳ, đàm phán thương mai
Việt Nam – Liên minh châu Âu (EU), gia nhập tổ chức thương mại thế giới
(WTO). Nhờ đó góp phần tăng qui mô trao đổi hàng hóa và dịch vụ, thúc đẩy
xuất khẩu hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy
hội nhập kinh tế quốc tế
1.4.2 Vai trò của bảo hiểm đới với xã hội
BẢO HIỂM TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG TÁC PHÒNG TRÁNH RỦI RO, HẠN
CHẾ TỔN THẤT, ĐẢM BẢO AN TOÀN XA HỘI


Nghề nghiệp bảo hiểm đòi hỏi các tổ chức bảo hiểm có trách nhiệm nghiên cứu
rủi ro, thống kê tai nạn, tổn thất, xác nhận nguyên nhân, đề ra và phối hợp các
ngành, các đơn vị có liên quan thực hiện kiểm soát, ngăn ngừa rủi ro, giảm thiểu
tổn thất. Hàng năm các doanh nghiệp bảo hiểm đều dành ra một khoản tiền trợ
giúp hoặc cùng các cơ quan thực hiện các biện pháp phòng tránh. Thực tế, khi
xây dựng các quy tắc, điều khoản, biểu phí bảo hiểm cũng như trong quá trình
triển khai nghiệp vụ, các tổ chức bảo hiểm luôn chú ý đến việc tăng cường áp
dụng các biện pháp phong tránh cần thiết để bảo vệ đối tượng bảo hiểm, góp
phần đảm bảo an toàn tính mạng, sức khỏe con người, của cải vật chất của xã
hội
BẢO HIỂM TẠO NÊN LỐI SỐNG TIẾT KIỆM VÀ MANG ĐẾN TRẠNG
THÁI AN TOÀN VỀ TINH THẦN CHO XÃ HỘI
Sự tồn tại của thị trường bảo hiểm với nhiều sản phẩm bảo hiểm, đặc biệt là bảo
hiểm nhân thọ đã tạo ra một hình thức tiết kiệm linh hoạt, tác động đến tư duy
của các cá nhân, chủ hộ gia đình, chủ doanh nghiệp. Họ phải suy nghĩ, tinh toán
và dần dần sẽ có được một ý thức, thói quen về việc dành ra một phần thu nhập
để trả phi bảo hiểm với mục đích sẽ có một tương lai an toàn. Bên cạnh đó vượt

lên cả ý nghĩa tiền bạc, bảo hiểm đã mang đến trạng thái an toàn về tinh thần,
giảm bớt sự lo âu trước rủi ro, bất trắc cho những người được bảo hiểm. Đây
chính là ý nghĩa nhân văn của bảo hiểm trong xã hội hiện đại.
BẢO HIỂM TẠO THÊM VIỆC LÀM CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG
Sự phát triển của hoạt động bảo hiểm có vai trò vĩ mô quan trọng trong vấn đề
giải quyết việc làm cho xã hội. Thị truòng bảo hiểm đã thu hút một lực lượng
lớn lao động làm việc tại các doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới
bảo hiểm, mạng lưới đại lý và các nghề nghiệp liên quan như giám định tổn
thất, định giá tài sản, giám định sức khỏe…..Trong điều kiện thất nghiệp đang
ám ảnh nền kinh tế toàn cầu thì sự phát triển của bảo hiểm vẫn được coi là còn
nhiều tiềm năng ở các quốc gia, góp phần giải quyết tình trạng thiếu việc làm
cũng như các vấn đề xã hội liên quan.


Phần 2. Thực trạng hoạt động kinh doanh bảo hiểm của các
DNBH PNT/NT Việt Nam
2.1 Khái quát về thị trường bảo hiểm
a) Số liệu thống kê thực tế
Năm 2015, cùng với sự khởi sắc của nền kinh tế Việt Nam, thị trường bảo hiểm
tiếp tục tăng trưởng tích cực.Tính đến 31/12/2015, 61 doanh nghiệp bảo hiểm
(DNBH) hoạt động tại Việt Nam, trong đó gồm 29 DNBH phi nhân thọ, 1 chi
nhánh DNBH phi nhân thọ nước ngoài tại Việt Nam, 17 DNBH nhân thọ, 12
doanh nghiệp môi giới bảo hiểm (DNMGBH) và 2 doanh nghiệp tái bảo hiểm
(DNTBH).
Năm 2015, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam có những dấu hiệu khởi sắc
tích cực: GDP tăng trưởng cao, thu hút đầu tư lớn, lạm phát thấp, thị trường tài
chính ổn định, thị trường bảo hiểm cũng đã duy trì được mức tăng trưởng cao,
phát triển ổn định.
Với những nỗ lực không ngừng của cơ quan quản lý trong việc điều chỉnh cơ
chế chính sách bắt kịp những biến động của thị trường trong bối cảnh hội nhập

kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, cùng với việc không ngừng hoàn thiện phát
triển hoạt động kinh doanh bền vững của các doanh nghiệp (DN) bảo hiểm trên
thị trường, thị trường bảo hiểm đang ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí
trong nền kinh tế - xã hội, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, bổ trợ cho các chính
sách an sinh xã hội, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư, thúc đẩy hội nhập, hợp
tác kinh tế quốc tế, thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của
Chính phủ.
2016 được xem là năm bản lề của nhiều thay đổi cho nền kinh tế Việt Nam
trước thềm hội nhập với việc hình thành AEC, các hiệp định tự do thương mại
quan trọng dự kiến được chính thức ký kết, là năm một số luật có liên quan trực
tiếp đến lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Tổng doanh thu phí bảo hiểm toàn thị trường 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt
38.797 tỷ đồng, tăng 22,58% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó doanh thu phí
bảo hiểm phi nhân thọ ước đạt 17.623 tỷ đồng, tăng 15,3% so với cùng kỳ năm
2015 và doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ ước đạt 21.174 tỷ đồng tăng
29,37% so với cùng kỳ năm 2015.


Bảo hiểm phi nhân thọ
Dẫn đầu thị trường về doanh thu phí gốc là PVI với doanh thu đạt 3.611 tỷ
đồng, tăng 7,7% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm thị phần 20,5%. Tiếp đến là
Bảo Việt đứng thứ hai với doanh thu ước đạt 2.970 tỷ đồng, tăng 7,6% so với
cùng kỳ năm 2015, chiếm 16,9% thị phần, PTI đứng thứ ba với doanh thu ước
đạt 1.469 tỷ đồng, tăng 32,7% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 8,3% thị phần,
Bảo Minh đứng thứ tư với doanh thu ước đạt 1.392 tỷ đồng, tăng 5,3% so với
cùng kỳ năm 2015, chiếm 7,9% thị phần, PJICO đứng thứ năm với doanh thu
ước đạt 1.183 tỷ đồng, tăng 8,9% so với cùng kỳ năm 2015, chiếm 6,7% thị
phần.
Ngoài các DNBH dẫn đầu thị trường nêu trên, một số DNBH có tỷ lệ tăng
trưởng doanh thu phí bảo hiểm gốc trên 50% so với cùng kỳ năm 2015 như SGI

(11 tỷ đồng, tăng 96,7%), Cathay (93 tỷ đồng, tăng 91,7%), BHV (106 tỷ đồng,
tăng 87,3%), UIC (309 tỷ đồng, tăng 68,6%), VASS (838 tỷ đồng, tăng 61,9%),
GIC (420 tỷ đồng, tăng 52,8%), Phú Hưng (33 tỷ đồng, tăng 50,4%).
DNBH có doanh thu phí bảo hiểm gốc giảm so với cùng kỳ năm 2015 là
Samsung Vina (426 tỷ đồng, giảm 36,5%).
Xét theo nghiệp vụ, bảo hiểm xe cơ giới chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng
doanh thu (5.821 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 33,0%), tiếp theo là bảo hiểm sức
khỏe (4.239 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 24,1%), bảo hiểm tài sản và bảo hiểm thiệt
hại (2.793 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 15,9%), bảo hiểm cháy nổ (1.604 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 9,1%), bảo hiểm thân tàu và TNDS chủ tàu (1.132 tỷ đồng,
chiếm tỷ trọng 6,4%).
Bồi thường
Số tiền thực bồi thường bảo hiểm gốc của thị trường phi nhân thọ 6 tháng đầu
năm 2016 ước là 5.327 tỷ đồng, tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc là 30,2%;
thấp hơn tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cùng kỳ năm 2015 (43,9%).
18/30 DNBH có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc thấp hơn tỷ lệ bồi thường
của toàn thị trường. 12 DNBH còn lại có tỷ lệ thực bồi thường bảo hiểm gốc cao
hơn tỷ lệ bồi thường của toàn thị trường, trong đó có 3 DNBH có tỷ lệ bồi
thường trên 50% là Phú Hưng (86,8%), Fubon (82,2%), Liberty (51,0%).
Bảo hiểm nhân thọ
Khai thác mới


Tổng doanh thu phí bảo hiểm khai thác mới 6 tháng đầu năm 2016 ước đạt
7.177 tỷ đồng tăng 33,42% so với cùng kỳ năm trước. Thị phần doanh thu phí
bảo hiểm khai thác mới như sau: Bảo Việt Nhân thọ (21,75%), Prudential
(18,8%), Manulife (13,87%), Dai-ichi (12,2%), AIA (11,11%), PVI Sun Life
(5,23%), Generali (5,14%), Chubb (4,66%), Hanwha (2,42%), Vietinbank
Aviva (1,45%). Các doanh nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.
Các nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ, bảo hiểm hỗn hợp và bảo hiểm liên kết chung

vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu phí khai thác mới, trong đó bảo
hiểm liên kết chung chiếm tỷ trọng 45,98%, bảo hiểm hỗn hợp chiếm tỷ trọng
40,68%, bảo hiểm tử kỳ chiếm tỷ trọng 2,36% các nghiệp vụ còn lại chiếm tỷ
trọng 2,07% và bảo hiểm bổ trợ chiếm tỷ trọng 8,91%.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu khai thác mới của các nghiệp vụ bảo liên
kết đầu tư tăng khá cao ở mức 41,82%, nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp tăng
26,54%.
Về số lượng hợp đồng khai thác mới trong 6 tháng đầu năm, dẫn đầu là nghiệp
vụ bảo hiểm hỗn hợp với 279.780 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 41,54%), tăng
trưởng 28,5% so với cùng kỳ năm 2015, tiếp theo là sản phẩm bảo hiểm liên kết
đầu tư với 256.054 hợp đồng (chiếm tỷ trọng 38,01%), tăng trưởng 33,7% so
với cùng kỳ năm 2015, nghiệp vụ bảo hiểm tử kỳ là 129.330 hợp đồng (chiếm
tỷ trọng 19,2%), giảm 22% so với cùng kỳ năm 2015, các nghiệp vụ còn lại
(hưu trí, trả tiền định kỳ, sinh kỳ và trọn đời) là 8.420 hợp đồng (chiếm tỷ trọng
1,25%), tăng trưởng 116% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó sản phẩm bảo
hiểm hưu trí tăng trưởng trên 100% về số lượng hợp đồng khai thác mới.
Quy mô thị trường bảo hiểm nhân thọ
Số lượng hợp đồng có hiệu lực (hợp đồng chính) đạt 5.964.885 hợp đồng, tăng
12,51% so với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu phí bảo hiểm nhân thọ đạt
21.173,71 tỷ đồng tăng 29,37% so với cùng kỳ năm 2015. Tính doanh thu phí
theo từng nghiệp vụ thì nghiệp vụ bảo hiểm hỗn hợp vẫn chiếm tỷ trọng lớn hơn
cả với 49,63%, tiếp theo là nghiệp vụ bảo hiểm liên kết đầu tư 39,95%.
Thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm cụ thể như sau: Bảo Việt nhân thọ
28,7%, Prudential 25,6%, Manulife 12,3%, Dai-ichi 9,8%, AIA 9,4%, Chubb
4%, PVI Sunlife 2,6%, Generali 2,3%, Hanwha 2%, Prévoir 1,1%, các doanh
nghiệp còn lại chiếm thị phần nhỏ dưới 1%.


Môi giới bảo hiểm
Tổng số phí bảo hiểm thu xếp qua môi giới ước đạt 3.036 tỷ đồng, tương đương

với cùng kỳ năm 2015. Tổng doanh thu hoa hồng môi giới bảo hiểm là 277 tỷ
đồng, tăng 6,7% so với cùng kỳ năm 2015.
b) Vai trò của thị trường bảo hiểm đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Thị trường bảo hiểm ngày càng thể hiện được vai trò, vị trí trong nền kinh tế xã hội, góp phần thực hiện thành công các giải pháp chủ yếu về chỉ đạo, điều
hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội theo Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội 2011-2020, cụ thể như sau:
Thứ nhất, thực hiện chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, củng
cố các cân đối lớn của nền kinh tế và hỗ trợ tái cơ cấu nền kinh tế.
Thị trường bảo hiểm đã góp phần bổ sung nguồn vốn đầu tư dài hạn, ổn định
cho nền kinh tế, góp phần củng cố cân đối lớn của nền kinh tế về đầu tư và tiết
kiệm với tổng số tiền đầu tư trở lại nền kinh tế tăng trưởng bình quân 17%/năm
trong giai đoạn 2011-2015.
Theo thống kê của các DNBH, khoảng 80% các công trình xây dựng cơ sở hạ
tầng, công trình kinh tế lớn của Nhà nước đã được các DNBH bảo vệ về mặt tài
chính trong trường hợp xảy ra sự kiện bảo hiểm mà không cần phải sử dụng đến
nguồn kinh phí hỗ trợ thiệt hại từ ngân sách nhà nước, góp phần triển khai thành
công chính sách tài khóa thắt chặt, tiết kiệm chi tiêu ngân sách.
Bên cạnh đó, thị trường bảo hiểm còn góp phần vào công cuộc tái cơ cấu nền
kinh tế, từ đó đổi mới mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao hiệu quả, khả
năng cạnh tranh với việc thực hiện tái cơ cấu toàn diện các DNBH về bộ máy,
tổ chức, mạng lưới kinh doanh, năng lực tài chính, sản phẩm bảo hiểm và năng
lực quản trị DN theo Quyết định 1826/2012/QĐ-TTg.
Thứ hai, bổ trợ cho các chính sách an sinh xã hội.
Cho đến hết năm 2015, thị trường bảo hiểm đã tạo lập công ăn việc làm cho trên
400.000 lao động với thu nhập ổn định, được đào tạo về tài chính, bảo hiểm.
Ngoài ra, hiện nay khoảng 10 triệu người có bảo hiểm y tế, sức khỏe (6 triệu
bảo hiểm nhân thọ, 4 triệu bảo hiểm phi nhân thọ); hơn 12 triệu học sinh được
bảo hiểm sức khỏe, tai nạn (tỷ lệ thâm nhập bảo hiểm hơn 60%); 18 triệu lượt
khách được bảo hiểm trách nhiệm hàng không (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên 12
triệu lượt khách được bảo hiểm tai nạn đường sắt (tỷ lệ thâm nhập 100%); trên



1.620 triệu lượt khách được bảo hiểm trách nhiệm hành khách vận chuyển
đường bộ (tỷ lệ thâm nhập khoảng 61%).
Những người được bảo hiểm nói trên đã có thể tự thu xếp, bảo vệ về mặt tài
chính và được bảo hiểm chi trả bồi thường khi không may xảy ra tai nạn, ốm
đau, mà không cần tới sự hỗ trợ tài chính từ ngân sách nhà nước.
Thứ ba, bảo vệ tài chính cho các nhà đầu tư.
Cho đến nay, thị trường bảo hiểm đã và đang bảo vệ cho hầu hết tất cả các loại
hình tài sản bao gồm công trình xây dựng, tài sản của mọi thành phần kinh tế từ
Nhà nước, tư nhân đến đầu tư nước ngoài; mọi ngành kinh tế từ công nghiệp,
nông nghiệp, dịch vụ; với đa dạng loại hình bảo hiểm từ bảo hiểm tài sản thiệt
hại, bảo hiểm hàng hóa vận chuyển, bảo hiểm hàng không, bảo hiểm hàng hải
cho đến bảo hiểm bảo lãnh, bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính, gián đoạn
kinh doanh, bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản...
Theo báo cáo của các DNBH, tổng giá trị kinh tế tài sản được bảo hiểm của khu
vực DN thuộc mọi thành phần kinh tế lên tới gần 10 triệu tỷ đồng. Một số tài
sản, công trình lớn đã và đang được bảo hiểm bao gồm vệ tinh Vinasat 1 và
Vinasat 2 (hơn 1.034 triệu USD), Thủy điện Sơn La (hơn 15.066 tỷ đồng), Nhà
máy lọc dầu Dung Quất (hơn 3.300 triệu USD). Có thể nói, bảo hiểm đã thể
hiện vai trò là một công cụ, giải pháp tài chính hữu hiệu giúp cho các nhà đầu tư
yên tâm sản xuất kinh doanh mà không cần sử dụng đến các giải pháp tín dụng
và dự phòng tài chính khác.
Thứ tư, thúc đẩy hội nhập, hợp tác kinh tế quốc tế
Trong quá trình đàm phán các hiệp định thương mại song phương và đa phương
của Việt Nam, bảo hiểm là một trong các điều kiện đàm phán quan trọng góp
phần vào thành công của tiến trình đàm phán. Các cam kết mở cửa thị trường
bảo hiểm trong các hiệp định thương mại đã góp phần thúc đẩy hàng hóa Việt
Nam thâm nhập vào các thị trường lớn có mức độ bảo hộ cao như: Hoa Kỳ,
Liên minh châu Âu (EU), Nhật Bản...

Bên cạnh đó, việc tham gia thị trường của các công ty bảo hiểm nước ngoài, của
các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài vào các DNBH trong nước không chỉ
nâng cao năng lực tài chính, năng lực quản trị điều hành, nghiệp vụ chuyên môn
bảo hiểm cho thị trường bảo hiểm, mà còn góp phần xây dựng hình ảnh môi
trường đầu tư lành mạnh, thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực
liên quan khác.


Thứ năm, thực hiện các chương trình mục tiêu, nhiệm vụ cấp bách của Chính
phủ thông qua các chương trình bảo hiểm nông nghiệp, bảo hiểm thủy sản, xây
dựng chương trình bảo hiểm thiên tai, bảo hiểm năng lượng nguyên tử.
c) Hạn chế
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được trong năm qua, thị
trường bảo hiểm vẫn còn một số điểm cần tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo phù
hợp với sự phát triển của thị trường. Cụ thể là:
Một là, thị trường mặc dù tăng trưởng cao, ổn định nhưng quy mô vẫn còn nhỏ
so với tiềm năng. Tỷ lệ doanh thu phí bảo hiểm trên GDP hiện nay mới chỉ đạt
mức 2%, thấp hơn so với mức trung bình của khối ASEAN (3,35%), châu Á
(5,37%) và thế giới (6,3%).
Hai là, hệ thống pháp luật kinh doanh bảo hiểm vẫn còn chưa phù hợp với pháp
luật liên quan như: Luật Đầu tư, Luật Các tổ chức tín dụng…; Luật Khám bệnh,
chữa bệnh, Luật Phòng cháy, chữa cháy chưa tạo điều kiện cho các DNBH tiếp
cận thông tin nhằm kiểm soát tình trạng trục lợi bảo hiểm. Một số chính sách về
quản lý tài chính, thuế, đầu tư vẫn chưa thực sự khuyến khích DN mua bảo
hiểm nhóm, bảo hiểm nhân thọ, bảo hiểm hưu trí cho người lao động; chưa có
ưu đãi DNBH mở rộng kinh doanh tại các vùng sâu, vùng xa hoặc đầu tư vào
các sản phẩm bảo hiểm an sinh - xã hội.
Ba là, số lượng sản phẩm bảo hiểm tuy nhiều song chưa đa dạng, đa số sản
phẩm được thiết kế cố định, trọn gói, khó điều chỉnh, chia nhỏ theo nhu cầu đa
dạng của bên mua bảo hiểm, kênh phân phối đại lý bảo hiểm còn thiếu chuyên

nghiệp, thị trường bảo hiểm vẫn còn hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh,
thiếu hợp tác, hỗ trợ lẫn nhau trong chia sẻ thông tin phòng chống trục lợi bảo
hiểm, làm giảm năng lực cạnh tranh của toàn thị trường.
Bốn là, bối cảnh hội nhập quốc tế làm gia tăng sức ép cạnh tranh giữa các
DNBH trong nước với các tổ chức bảo hiểm ở nước ngoài vốn có nhiều kinh
nghiệm và ưu thế vượt trội. Trong khi đó, năng lực tài chính của nhiều DNBH
trong nước chưa thực sự vững mạnh, công nghệ quản trị điều hành chưa được
hiện đại hoá, trình độ đội ngũ cán bộ bảo hiểm và năng lực cạnh tranh còn hạn
chế.


2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh của công ty bảo hiểm
PRUDENTIAL trong thời gian qua
 Hoạt động BH của Công ty
*Sản phẩm bảo hiểm của công ty:
 Kế hoạch tiết kiệm :
Phú-Đăng Khoa thành tài
Quyền lợi học vấn: 150% số tiền bảo hiểm + các khoản lãi
Quyền lợi tử vong/ thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: tối đa 150% số tiền bảo
hiểm
Quyền lợi miễn đóng phí: miễn đóng phí trong tương lai nếu người được bảo
hiểm tử vong hay thương tật toàn bộ và vĩnh viễn
Quyền lợi đăng khoa: 10% số tiền bảo hiểm
 Kế hoạch bảo vệ
Phú-An Lộc
Quyền lợi bệnh hiểm nghèo / tử vong: tối đa 200% số tiền bảo hiểm + các
khoản lãi
Quyền lợi miễn đóng phí: miễn đóng phí trong tương lai khi mắc bệnh hiểm
nghèo
Quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu: tối đa 40% số tiền bảo hiểm

Quyền lợi đáo hạn: tối đa 200% số tiền bảo hiểm + các khoản lãi
Phú-Bảo An
Quyền lợi tử vong: 100% số tiền bảo hiểm
Quyền lợi Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: 100% số tiền bảo hiểm
Phú-Tâm An
Quyền lợi thương tật do tai nạn: tối đa 400% số tiền bảo hiểm
Quyền lợi tử vong do tai nạn: tối đa 300% số tiền bảo hiểm
Dịch vụ bảo lãnh viện phí 24/7 do tai nạn: áp dụng tại hơn 100 bệnh viện liên
kết với Prudential
Kế hoạch đầu tư
Phú-Toàn Gia Hưng Thịnh


Quyền lợi tử vong/ thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: từ 100% số tiền bảo hiểm
Đảm bảo gia tăng số tiền bảo hiểm: khi xảy ra các sự kiện làm tăng trách nhiệm
tài chính
Quyền lợi bệnh hiểm nghèo giai đoạn cuối: được tạm ứng khồn lãi suất lên đến
50% giá trị tài khoản hợp đồng trong 6 tháng
Linh hoạt điều chỉnh hợp đồng: linh hoạt đóng phí, tích lũy thêm, điều chỉnh
hạn mức bảo vệ rút tiền...
Phú-Bảo Gia Thịnh Vượng
Quyền lợi khi tử vong/ thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: 100% số tiền bảo hiểm+
giá trị quỹ
Quyền lợi đầu tư: cơ hội gia tăng hiệu quả với 6 quỹ prulink
Linh hoạt hoạch định tương lai: linh hoạt đóng phí, tích lũy thêm, điều chỉnh
hạn mức bảo vệ, thay đổi tỉ lệ đầu tư, hoán đổi quỹ, rút tiền..
-Kế hoạch hưu trí:
Phú-An Thịnh Hưu Trí
Ưu đãi thuế: lên đến 12 triệu VNĐ/ năm
Các quyền lợi khác: quyền lợi tuổi vàng nhận 20% TKHT quyền lợi hưu trí định

kì trong suốt 15 năm
Quyền lợi Thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: STBH+ TKHT
 Sản phẩm gia tăng bảo vệ
Bảo hiểm Bệnh hiểm nghèo từ giai đoạn đầu:
Tối đa 200% Số tiền bảo hiểm
Danh mục bảo vệ: 25 Bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu và 52 Bệnh hiểm nghèo
giai đoạn sau
 Chăm sóc sức khỏe toàn diện
Hỗ trợ viện phí: hoàn trả 80% chi phí thực tế hợp lý
Hỗ trợ chi phí phẫu thuật: tối đa 10 triệu đồng/ca
Hỗ trợ chi phí điều trị cấp cứu do tai nạn tại nước ngoài: tối đa 20 triệu đồng/ca


 Chăm sóc sức khỏe
Trợ cấp nằm viện: 100% STBH/ngày
Trợ cấp nằm viện tại Khoa Chăm sóc đặc biệt: 200% STBH/ngày
Trợ cấp phẫu thuật: 500% STBH/ca
 Bảo hiểm sức khỏe dành cho trẻ em
Quyền lợi bệnh hiểm nghèo: 120% STBH
Quyền lợi tử vong/ thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: 100% STBH
Quyền lợi hoàn phí: 100% phí bảo hiểm đã đóng tại thời điểm kết thúc hợp
đồng
 Bảo hiểm Hỗ trợ tài chính Người phụ thuộc
Quyền lợi tử vong: 100% Số tiền bảo hiểm hàng năm cho đến khi kết thúc thời
hạn hợp đồng
Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: 100% Số tiền bảo hiểm hàng năm
cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng
 Bảo hiểm Hỗ trợ tài chính Người hôn phối
Quyền lợi tử vong: 100% Số tiền bảo hiểm hàng năm cho đến khi kết thúc thời
hạn hợp đồng

Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: 100% Số tiền bảo hiểm hàng năm
cho đến khi kết thúc thời hạn hợp đồng
 Bảo hiểm Từ bỏ thu phí Người hôn phối.
Quyền lợi tử vong: Miễn đóng phí bảo hiểm trong tương lai cho toàn bộ hợp
đồng.
Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: Miễn đóng phí bảo hiểm trong tương
lai cho toàn bộ hợp đồng.
 Bảo hiểm Từ bỏ thu phí
Quyền lợi tử vong: Miễn đóng phí bảo hiểm trong tương lai cho toàn bộ hợp
đồng
Quyền lợi thương tật toàn bộ và vĩnh viễn: Miễn đóng phí bảo hiểm trong tương
lai cho toàn bộ.
 Bảo hiểm Chết do tai nạn
Quyền lợi tử vong: 100% Số tiền bảo hiểm (do tai nạn)


*Phí bảo hiểm của sản phẩm
Đối với tất cả các HĐ BHNT (ngoại trừ HĐ Phú Bảo Gia Đầu tư và BHNT có
kỳ hạn), mức phí bảo hiểm tối thiểu cho mỗi hợp đồng tính theo tháng là:
750.000 đồng/tháng. Như vậy, chỉ với khoản tiền tiết kiệm 25.000 đồng/ngày là
khách hàng đã có thể tham gia bảo hiểm với Prudential.

*Tình hình hoạt động của công ty
Thực trạng:
Cùng với sự tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ của các nước trong những năm gần
đây, ngành bảo hiểm Việt Nam nói chung và công ty BHNT Prudential nói
riêng tiếp tục có những bước phát triển và ổn định vững chắc. Chúng ta sẽ phân
tích sơ lược về tình hình kinh doanh của công ty BHNT Prudential dựa vào một
số chỉ tiêu qua các năm 2013, 2014, 2015.
Sau đây là một số chỉ tiêu kết quả kinh doanh của công ty từ 01/01/2013 đến

31/12/2015.
Nội Dung

31/12/2013 31/12/2014 31/12/2015

Tài Sản
I

Tài sản lưu động và đầu tư
ngắn hạn

9.092.789 10.768.816 11.433.776

1

Tiền và các khoản tương đương
tiền

1.643.202

1.997.073

2.408.397

2

Đầu tư tài chính ngắn hạn

4.823.282


5.721.870

5.469.098

3

Các khoản phải thu

2.575.900

3.013.508

3.480.022

4

Tài sản lưu động khác

50.405

36.365

76.259

II

Tài sản cố định và đầu tư dài
hạn

1


Tài sản cố định
Nguyên giá
Giá trị hao mòn lũy kế

28.746.675 33.796.786 41.432.711
48.734

90.151

84.108

224.992

280.306

285.808

-176.258

-190.155

-201.700


2

Đầu tư tài chính dài hạn

3


Ký quỹ

37.274

34.380

382.190

4

Tài sản dài hạn khác

81.786

88.748

96.364

Tổng tài sản

28.578.881 33.583.507 40.870.049

37.839.464 44.565.602 52.866.487

Công nợ và vốn chủ sở hữu
III Các khoản nợ
1

Nợ ngắn hạn


2

Nợ dài hạn khác

3

Dự phòng nghiệp vụ

33.938.067

39.660.59
1

47.869.416

2.512.981 2.995.693

3.864.689

37.270

36.196

31.379

31.387.816

36.628.70
2


43.973.384

IV Nguồn vốn chủ sở hữu

3.901.397

4.905.011

4.997.071

1

Vốn góp

1.135.669

1.135.669

1.135.669

2

Quỹ dự trữ bắt buộc

113.567

113.567

113.567


3

Lợi nhuận chưa phân phối

2.652.161

3.655.775

3.747.835

Tổng nguồn vốn

37.839.464 44.565.602

52.866.487

Nội Dung

31/12/201
3

31/12/2015

1

11.011.535 13.054.346 16.683.325

Doanh thu
Doanh thu từ hoạt động bảo hiểm


7.640.078

9.155.577 11.201.157

Doanh thu hoạt động tài chính

3.353.186

3.882.744

5.452.428

18.271

16.025

29.740

Doanh thu khác
2

31/12/201
4

Chi phí

9.866.504 11.763.658 15.951.307

Chi phí cho hoạt động bảo hiểm


7.759.701

9.328.149 14.374.427

Chi phí tài chính

1.187.138

1.515.889

554.161


Chi phí quản lý
Chi phí khác
3

Lợi nhuận trước thuế

4

Chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp

5

Lợi nhuận sau thuế

917.924


919.574

1.022.083

1.741

46

636

1.145.031

1.290.688

732.018

-303.481

-287.074

-169.958

841.550

1.003.614

562.060

Giai đoạn 2013-2015 ghi nhận nhiều thành công vượt trội của công ty

Prudential trên toàn thế giới với các chỉ tiêu kinh doanh đều đạt mức tăng
trưởng 2 con số. Với lợi nhuận theo báo cáo quốc tế IFRS tăng trưởng 14% và
lợi nhuận doanh thu mới tăng trưởng 12% năm 2014 , năm 2015 tăng trưởng
22% và lợi nhuận doanh thu mới tăng trưởng 20%. Trên toàn cầu, tập đoàn
Prudential đã củng cố vị thế tài chính vững mạnh của mình.
Tại Việt Nam, với đà tăng trưởng mạnh mẽ trong nhiều năm qua, Prudential đã
xuất sắc vượt kế hoạch và làm cho năm 2014 trở thành một trong những năm
thành công nhất trong kinh doanh, và đến năm 2015 công ty tiếp tục đạt được
những thành tựu kinh doanh ấn tượng.
Với một loạt các sản phẩm rất được ưu chuộng như Phú-Tâm An, Phú-Toàn Gia
An Phúc, Phú-An Lộc, Phú- Đăng Khoa Thành Tài cùng sự thành công của đa
dạng hóa các kênh phân phối, Prudential đã vượt kế hoạch doanh thu quy năm
của hợp đồng khai thác mới, năm 2014 đạt mức 2.120 tỷ đồng, tăng trưởng 19%
so với năm 2013, năm 2015 đạt mức 2.789 tỷ đồng, tăng trưởng 31,5% so với
năm 2014.Tổng doanh thu đạt 16.683 tỷ đồng, tăng 27,8% so với năm 2014 và
51,51% so với năm 2013. Đà tăng trưởng mạnh mẽ này có được nhờ Prudential
đã phát triển mạnh mẽ các kênh Đại lý, Hợp tác Ngân hàng, Kênh tạo khách
hàng tiềm năng ( Lead generation ).
Với các kết quả này, Prudential tiếp tục dẫn đầu thị trường về cả thị phần doanh
thu khai thác mới và thị phần tổng doanh thu phí bảo hiểm.

 - Hoạt động đầu tư


Năm 2015 là năm đầu tiên Việt Nam phát hành trái phiếu chính phủ (TPCP) kỳ
hạn 20 năm dành riêng cho khối DN bảo hiểm nhân thọ. 5.200 tỷ đồng trái
phiếu loại này đã được các DN bảo hiểm nhân thọ đăng ký mua với lãi suất
7,75%. Đây sẽ là tiền đề mở ra cơ hội phát hành TPCP dài hạn tiếp theo và cũng
là cơ hội lớn đối với các DN bảo hiểm nhân thọ trong thời gian tới.
Liên quan đến sự kiện này, ông Phùng Ngọc Khánh, Cục trưởng Cục Quản lý,

giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết: "Chủ trương của Chính phủ Việt
Nam là luôn quan tâm, tạo điều kiện cho các DN hoạt động tăng trưởng, hiệu
quả, thu hút vốn đầu tư dài hạn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội. Prudential
(Anh quốc) là tập đoàn bảo hiểm - đầu tư tài chính hàng đầu tại Vương Quốc
Anh đã đầu tư thành lập Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ Việt Nam
(Prudential Việt Nam).
Hiện nay, Prudential Việt Nam là DN bảo hiểm nhân thọ lớn nhất Việt Nam.
Việc Prudential Việt Nam đầu tư 100 triệu bảng Anh (tương đương 3.200 tỷ
đồng) vào đợt phát hành TPCP 20 năm đầu tiên của Việt Nam thể hiện lòng tin
và cam kết mạnh mẽ của NĐT nước ngoài đối với Chính phủ và công cuộc phát
triển kinh tế - xã hội của Việt Nam".
Bảng báo cáo thu nhập và chi phí của quỹ liên kết chung
Nội dung
Thu nhập từ hoạt động đầu

Trái phiếu
Tiền gửi có kì hạn
Tiền gửi không kì hạn
Tổng thu nhập
Phí quản lý quỹ
Tổng chi phí
Chênh lệch giữa thu nhập và
chi phí
Thu nhập trên phần tiền của
công ty
Thu nhập trên phần tiền của
chủ hợp đồng bảo hiểm
Tỷ suất đầu tư thực tế theo

Năm 2013


Năm 2014

Năm 2015

13.832.255.11
0
629.727.193
37.955.345
14.499.937.64
8
3.570.348.068
3.570.348.068
10.929.589.58
0

36.862.298.29
8
457.646.095
215.187.289
37.535.131.68
2
7.166.504.598
7.166.504.598
30.368.627.08
4

4.388.876.712

3.994.178.081 3.494.246.575

21.321.358.20
0 43.796.903.000
10,4%
7,72%

7.318.090.100
9.87%

57.042.485.375
430.565.534
217.837.475
57.690.888.366
16.312.864.367
16.312.864.367
41.369.023.999


giá trị sổ sách
Tỷ suất đầu tư công bố cho
bên mua bảo hiểm sau khi
trừ phí quản lý quỹ

8.76%

8,00%

7,06%

Qua bảng số liệu trên ta thấy công ty Prudential đã thu được một khoản lợi
nhuận khá lớn khi đầu tư vào trái phiếu và số tiền thu được từ trái phiếu tăng lên

rất nhanh qua các năm



×