Tải bản đầy đủ (.doc) (39 trang)

ĐỀ tài NGHIÊN cứu KHOA học NGHIÊN cứu tư TƯỞNG hồ CHÍ MINH về vấn đề GIÁO dục THANH NIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (247.86 KB, 39 trang )

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT
Thanh niên

TN

Dân tộc

DT

Giai cấp

GC

Kinh tế

KT

Chính trị

CT

Văn hoá

VH

Xã hội

XH

Cách mạng


CM

Nhân dân

ND

Chủ nghĩa xã hội

CNXH

Giáo dục thanh niên

GDTN

Giáo dục- đào tạo

GD-ĐT

Tư tưởng Hồ Chí Minh

TTHCM

Đảng Cộng sản Việt Nam

Đảng CSVN

Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh

Đoàn TNCSHCM


Đoàn thanh niên cộng sản

Đoàn TNCS

Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam

HLHTNVN

1


MỞ ĐẦU

1- Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, lịch sử dân tộc
(DT) đã ghi nhận công lao lớn của thế hệ trẻ với nhiều vị tướng tài danh
còn đang ở tuổi thanh niên (TN). Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người
hiểu sâu sắc vị trí, vai trò của TN trong xã hội (XH) và trong suốt quá trình
lãnh đạo CM, Người đã đặt vấn đề giáo dục TN (GDTN) ở tầm chiến lược
(CL), nhằm bồi dưỡng họ trở thành những con người phát triển toàn diện,
cống hiến nhiều nhất sức lực và trí tuệ cho sự nghiệp giải phóng DT, giải
phóng giai cấp (GC), giải phóng XH. Ở thời đại Hồ Chí Minh, dưới sự lãnh
đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), các thế hệ TNVN đã có nhiều
đóng góp quan trọng làm nên những thắng lợi vĩ đại của DT.
Ngày nay trước những biến động sâu sắc của tình hình chính trị
quốc tế, cuộc đấu tranh DT, GC và ý thức hệ diễn ra hết sức gay gắt trên
phạm vi thế giới, đặt sự nghiệp cách mạng (CM) của nhân dân VN
(NDVN) trước những thuận lợi và thách thức lớn. Nghị quyết Đại hội đại
biểu toàn quốc lần thứ IX của ĐCSVN nhận định: nước ta đang bước vào
thời kỳ đẩy nhanh hơn nữa sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất

nước.Thành công hay thất bại, giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa
(XHCN) hay không một mặt phụ thuộc vào vai trò, năng lực lãnh đạo của
Đảng, sự nỗ lực của ND lao động, mặt khác còn phụ thuộc vào việc GD ý
thức hệ CM vô sản cho mọi tầng lớp ND mà TN luôn luôn là bộ phận đông
đảo có tiềm năng to lớn và quan trọng nhất. Hồ Chí Minh từng dạy: "Muốn
xây dựng CNXH phải có con người XHCN và có tư tưởng XHCN". Với ý
nghĩa đó, nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh (TTHCM) về vấn đề GDTN là
một yêu cầu cấp thiết. Với vị trí và vai trò của một giảng viên bộ môn lý
luận Mác-Lênin, tác giả chọn vấn đề này làm đề tài nghiên cứu khoa học ở
phạm vi cấp trường nhằm góp một phần nhỏ vào yêu cầu đó.
2


2- Tình hình nghiên cứu đề tài
Tư tưởng Hồ Chí Minh là đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà khoa
học trong nước và quốc tế từ giữa thế kỷ XX, đặc biệt là từ năm 1985 đến
nay với các cấp độ và nội dung khác nhau. Với nhiều tài liệu quý giá, các
tác giả đã làm ánh lên tình cảm chân thật, lòng tin yêu đối với thế hệ trẻ và
sự nghiệp GDTN của Hồ Chí Minh. Trên cơ sở kế thừa, tác giả tiếp tục góp
phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề đó.
3-Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
3.1. Mục đích
Nghiên cứu có hệ thống TTHCM về công tác GDTN, góp phần làm
sáng rõ những quan điểm của Hồ Chí Minh về công tác TN nói chung,
GDTN nói riêng trong tiến trình CMVN. Từ đó vận dụng sáng tạo vào
công tác tuyên truyền và GDTN hiện nay.
3.2. Nhiệm vụ và đóng góp mới
- Làm sáng rõ những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh
về GDTN
- Thực trạng công tác giáo dục TN trong thời kỳ đổi mới (từ 1986

đến nay)
- Đề xuất một số giải pháp khả thi cho công tác tuyên truyền,
GDTN trong giai đoạn hiện nay
Từ kết quả nghiên cứu, đề tài có một số đóng góp mới: Đề cập khá
toàn diện về mục tiêu, nội dung, phương pháp GDTN của Hồ Chí Minh;
Đồng thời có một vài giải pháp có tính khả thi cho công tác tuyên truyền,
GDTN trong giai đoạn hiện nay.
4- Cơ sở lý luận, tài liệu và phương pháp nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trên cơ sở vận dụng tổng hợp những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin; sử dụng các tác phẩm của Hồ Chí

3


Minh; các văn kiện của Đảng, Nhà nước, các tài liệu nghiên cứu lịch sử của
Đoàn TN Cộng sản Hồ Chí Minh (ĐTNCSHCM). Đề tài còn kế thừa có
chọn lọc những công trình khoa học nghiên cứu TTHCM của các nhà khoa
học trong nước và quốc tế
Phương pháp nghiên cứu: Kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp duy
vật biện chứng và duy vật lịch sử; lịch sử-lôgic; phân tích- tổng hợp; lý
luận - thực tiễn ….
5- Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Góp phần vào việc nghiên cứu TTHCM về GDTN. Theo đó thực
hiện tốt công tác CT, TT, lý luận của Đảng trong tình hình mới.
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu giảng dạy
bộ môn TTHCM, lịch sử ĐCSVN; tài liệu tham khảo cho các cấp bộ đoàn,
Hội liên hiệp TN Việt Nam (LHTNVN) và Hội sinh viên Việt Nam từ
Trung ương (TW) tới địa phương.
6- Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận,tài liệu tham khảo, phụ lục, đề tài có

2 chương, 5 tiết.

4


NỘI DUNG
Chương 1
TƯ TƯỞNG CƠ BẢN CỦA HỒ CHÍ MINH
VỀ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO THANH NIÊN

1.1. Tầm quan trọng của việc giáo dục - đào tạo thanh niên cho
cách mạng
1.1.1. Quan niệm và đánh giá của Hồ Chí Minh về thanh niên
Trong quá trình phát triển của mỗi con người, trải qua giai đoạn TN
là một tất yếu. Dù nhìn nhận dưới giác độ nào, TN vẫn là lớp người có
những đặc điểm riêng biệt, có vị trí quan trọng và luôn sống hòa đồng trong
cộng đồng XH. Để tìm hiểu và xác định khái niệm này, cần có sự thống
nhất về lứa tuổi, đặc điểm chung riêng, tính chất xã hội và các mối quan hệ
của họ với cộng đồng. Theo kết quả nghiên cứu của một số công trình khoa
học về TN chúng tôi có thể tổng quát như sau:
+ Về đặc điểm lứa tuổi - sinh học
Ở mỗi nước, tùy theo hoàn cảnh lịch sử cụ thể và sự phát triển của
TN, người ta xác định lứa tuổi có khác nhau. Song nhìn chung, TN bao
gồm một số lượng đông đảo trong XH, ở độ tuổi từ 15 đến 30.
Về mặt sinh học, tuổi TN là giai đoạn hoàn thiện về mọi mặt,cơ thể
có sự phát triển đột biến về chất cả ở thể lực và trí tuệ. Đó là sự phát triển
hoàn thiện về thể chất, biểu hiện ở chiều cao, trọng lượng, thể trạng, tạo
nên hình hài đẹp đẽ và sức mạnh dồi dào về thể lực, đồng thời, bộ não, hệ
thần kinh cũng phát triển khỏe mạnh với tốc độ cao trong cuộc đời mỗi
người nói chung. Ở tuổi này, TN cũng muốn thoát dần khỏi tâm lý trẻ em

và không muốn phụ thuộc vào gia đình. 30 là mốc kết thúc tuổi TN, độ tuổi
có đủ các yếu tố và tư cách để làm cầu nối giữa các thế hệ.
5


Về tâm lý, TN thích cái mới, có nhu cầu tìm hiểu, khám phá,sáng
tạo, nhiều ước mơ, hoài bão, dám nghĩ, dám làm; có nhu cầu tình bạn, tình
yêu; thích công bằng, ghét bất công nên TN thích đổi mới: " TN là lứa tuổi
chuyển tiếp từ trẻ em sang người lớn. Đó là lứa tuổi nở rộ sức mạnh thể chất,
tinh thần và trí tuệ, lứa tuổi hình thành nhân cách và những phẩm chất của
một công dân, hình thành thế giới quan và lý tưởng đạo đức. Đây còn là lứa
tuổi luôn luôn tự tìm hiểu bản thân mình và tìm hiểu người khác, lứa tuổi tự
khẳng định và tìm cách xác định sứ mạng của mình trong XH" [27. 12-13].
Tuy vậy, vì trẻ tuổi nên họ có những hạn chế nhất định: bồng bột,
chủ quan, dễ hoang mang, dao động, thiếu kinh nghiệm…hay thần tượng
hóa, thay đổi hứng thú; dễ tiếp thu các hệ tư tưởng, kể cả tích cực và tiêu
cực. Khi nhìn nhận các vấn đề thường để cho xúc cảm trực tiếp đi trước
năng lực phân tích bằng lý trí, khoa học nên TN dễ bị kích động, lợi dụng,
mua chuộc nếu không được GD thường xuyên.
+ Tính chất xã hội của TN:
Về mặt xã hội (XH), TN cũng được hiểu là một nhóm XH- nhân
khẩu đặc thù, tồn tại đan xen bởi cơ cấu XH, GC, nghề nghiệp và các quan
hệ XH thống nhất. Trong cuộc sống, TN chịu sự tác động rất mạnh của các
quan hệ KT-XH và các quan điểm chính trị, tư tưởng (CT, TT) của các GC
khác nhau trong XH. Đồng thời có một thực tế là trong XH luôn nảy sinh
sự xung khắc giữa các thế hệ. Đặc thù đó đã hình thành và phát triển về nhu
cầu, sở thích, tâm lý nhân cách, quan điểm, lối sống, VH tinh thần phong
phú trong đời sống của TN. Tuy vậy vẫn có những mối quan hệ cơ bản với
lối sống và VH của cả cộng đồng.
Trên một phương diện khác, TN là một bộ phận quan trọng của XH,

của DT, vì vậy, vấn đề TN đòi hỏi phải được quan tâm hàng đầu. Theo số
liệu thống kê, hiện nay TN ở nước ta chiếm khoảng trên 40% dân số cả
nước. Họ là lực lượng đông đảo, có sức khỏe, có VH, nắm bắt khoa học kỹ
thuật, cùng với lòng nhiệt tình và hoài bão đã góp phần đáng kể vào thắng
lợi chung của DT.
6


Sinh thời, Hồ Chí Minh luôn nhìn nhận một cách toàn diện khi nói
về TN:
+ Về tâm lý lứa tuổi:
Hồ Chí Minh cho rằng TN là lớp người trẻ tuổi, có hoài bão ước
mơ, giàu nghị lực, khát khao với lý tưởng cao đẹp, có đức xả thân vì nghĩa
lớn và lòng vị tha sâu sắc… Do vậy, nếu được GD và có phương pháp GD
tốt thì lý tưởng sống cao đẹp sẽ hình thành, tài năng, tính sáng tạo được
phát huy. Theo Người: " Một năm khởi đầu từ mùa xuân. Một đời người
khởi đầu từ tuổi trẻ. Tuổi trẻ là mùa xuân của XH" [8.167], như vậy, TN là
thời kỳ đẹp nhất, sống động nhất, như mùa xuân trăm hoa đua nở, tràn đầy
nhựa sống, mà cả DT và XH luôn kỳ vọng tin yêu.
+ Về tính chất XH:
Hồ Chí Minh xác định, TN là công dân của nước VN. Đó là lực lượng
đông đảo, luôn hăng hái xung phong đi đầu và luôn vươn lên hoàn thành tốt
nhiệm vụ được giao. Nói chuyện tại Đại hội toàn quốc lần thứ II Hội
LHTNVN, Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "TN là người xung phong trong công
cuộc phát triển kinh tế (KT) và VH, trong sự nghiệp xây dựng CNXH" [19.
315]. Với lời lẽ ngắn gọn, đơn giản nhưng rất sâu sắc, Hồ Chí Minh cho
TN thấy họ là lực lượng rường cột của đất nước, tương lai của DT và hạnh
phúc của mỗi gia đình, qua đó thấy được trách nhiệm của mình và nỗ lực
tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước.
Với sự nhìn nhận TN như vậy, Hồ Chí Minh đã có những đánh giá

đúng đắn và công bằng về vị trí, vai trò của họ trong sự nghiệp CM như
sau:
a- TN là bộ phận quan trọng của DT, luôn mang trong mình tính
đa dạng của thế hệ đang lớn lên và là biểu tượng của tương lai của đất
nước. Vì vậy, điều kiện cốt tử đảm bảo cho sự tồn vong của cả DT phụ
thuộc vào việc hiểu TN, tin TN, chăm lo GD và dìu dắt TN, mạnh dạn trao
cho họ những trách nhiệm xứng đáng. Trong mối quan hệ với DT, Hồ Chí

7


Minh xác định: DT nô lệ thì TN cũng bị nô lệ. DT được giải phóng, TN
mới được giải phóng" [11.39], vậy thì, trong sự nghiệp CMGPDT, TN phải
là lực lượng xung kích, là cánh tay đắc lực, là hậu bị tin cậy của Đảng.
Ngay từ năm 1925, Hồ Chí Minh đã cảnh báo:" Hỡi Đông Dương
đáng thương hại! Người sẽ chết mất, nếu đám TN già cỗi của Người không
sớm hồi sinh" [7.133]. Vì vậy, muốn "hồi sinh" dân tộc trước hết phải "hồi
sinh" TN. Với tư duy chiến lược đó, Người đã tìm hiểu và cải tổ Tâm tâm
xã, một tổ chức CM của TN nhưng chưa có xu hướng CT rõ rệt, thành Hội
VN CMTN vào tháng 6-1925, đây chính là tổ chức nhằm tập hợp và GDTN,
chuẩn bị lực lượng cho CM.
b- TN là lực lượng kế thừa và tiếp bước các thế hệ đi trước để thúc
đẩy XH phát triển, đồng thời là người giáo dục dìu dắt thiếu niên, nhi
đồng.
Với lòng thương yêu, tin tưởng và hy vọng to lớn ở TN, trước lúc
đi xa, một lần nữa Hồ Chí Minh khẳng định những phẩm chất tốt đẹp cũng
như vị trí, vai trò của TN đối với sự trường tồn của DT. Theo đó, Người
hướng sự quan tâm chú ý đặc biệt của Đảng, Nhà nước, toàn XH và mỗi
gia đình Việt Nam đối với sự nghiệp giáo dục - đào tạo TN(GD-ĐTTN).
1.1.2. Tầm quan trọng của giáo dục và đào tạo thanh niên cho

cách mạng
Trong tất cả các bài nói, viết của mình, chưa bao giờ Hồ Chí Minh
đưa ra một khái niệm cụ thể nào về GD-ĐT TN. Vì vậy, muốn hiểu khái
niệm này,chúng ta phải đi từ tìm hiểu khái niệm GD - ĐT.
Theo cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, GD "là rèn luyện con người
những hiểu biết và kỹ năng nhằm đảm đương những công việc ích nước lợi
nhà trong từng thời gian của lịch sử dân tộc" [5. 9]. Từ điển tiếng Việt định
nghĩa GD là: "Hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự phát
triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó, làm cho đối tượng ấy
dần dần có được những phẩm chất và năng lực như yêu cầu đề ra" [32.

8


395], còn Đại từ điển tiếng Việt đã định nghĩa đào tạo như sau: "Đào tạo là
dạy dỗ, rèn luyện để trở nên người có hiểu biết, có nghề nghiệp" [28. 593].
Từ những khái niệm trên và qua nhiều bài nói, viết của Hồ Chí
Minh, có thể khái quát khái niệm về GD - ĐTTN theo Hồ Chí Minh như
sau: GD - ĐTTN là hoạt động nhằm tác động một cách có hệ thống đến sự
phát triển toàn diện của những người trẻ tuổi, thông qua việc dạy chữ, dạy
nghề, dạy người, tạo nên cho XH một nguồn nhân lực trẻ có tri thức, có
đạo đức tốt, lòng nhiệt tình và sẵn sàng hành động để phục vụ sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Như vậy, vai trò của GD-ĐT đối với sự phát triển của tất cả các
quốc gia trên thế giới đặc biệt quan trọng. Lịch sử phát triển của nhân loại
đã chứng minh hai quy luật:
+ Tất cả các yếu tố tạo nên sự phát triển vượt bậc và thành công
của các quốc gia, yếu tố GD-ĐT được xếp hàng quan trọng nhất. Sở dĩ như
vậy, vì GD-ĐT tạo ra cho nền kinh tế (KT) của một DT một lớp người có
tri thức, nhờ vậy mà họ có thể sáng tạo, nắm bắt được thành quả của khoa

học kỹ thuật và những hình thức quản lý mới đem đến hiệu quả KT cao.
GD-ĐT còn trực tiếp quyết định việc nâng cao trình độ học vấn, trình độ
khoa học kỹ tthuật, tổ chức quản lý, năng lực thực tiễn của người lao động
- lực lượng trực tiếp quyết định sự phát triển của LS.
+ Con người chỉ sinh ra con người, còn GD thì sản sinh ra nhân
cách, vì vậy, GD đã vượt lên lên ý nghĩa vật chất tầm thường, nó là một bộ
phận rất cơ bản của VH, là một hiện tượng tiềm ẩn, hóa thân, thẩm thấu
vào từng yếu tố của lực lượng sản xuất và kiến trúc thượng tầng.
Căn cứ trên cho thấy, GD-ĐT luôn luôn là nền móng đối với toàn
bộ CL con người và chiếm vị trí quan trọng trong toàn bộ CLKT-XH.
Từ xưa, Sách Quán tử thuộc Bách gia Chư tử (Trung Quốc) có
chép: "Thập niên chi kế, mạc nhi thụ mộc. Chung thân chi kế, mạc nhi thụ

9


thân"(có nghĩa là: theo kế 10 năm chẳng gì hơn trồng cây. Kế cả đời, chẳng
gì hơn trồng người). Còn cha ông ta đã sớm ý thức được "Hiền tài là
nguyên khí của quốc gia" và muốn có hiền tài thì phải đào tạo bằng con
đường khoa cử. Thực tế LS cho thấy, thành bại của một DT, một triều đại,
một sự nghiệp cải cách XH, không chỉ ở chỗ nó giải quyết đúng đắn hay
không mục tiêu, nhiệm vụ, biện pháp mà quan trọng hơn có chuẩn bị tốt về
con người hay không. Một nước nông nghiệp lạc hậu như VN, tầng lớp tiểu
nông chiếm đa số, với lối sống, tác phong mang nặng tính chất của sản xuất
nhỏ, những căn tính nông dân hết sức nặng nề, thì sự nghiệp trồng người
cho CM là rất quan trọng.
Kế thừa TT người xưa và thấm nhuần lời dạy của C. Mác: "Tương
lai của giai cấp vô sản và của cả loài người hoàn toàn tùy thuộc vào việc
GD thế hệ đang lớn lên" [25. 262], cả cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn nhất
quán tư tưởng GD- ĐTTN là một trong những nhiệm vụ quan trọng có ý

nghĩa CL đảm bảo thắng lợi cho sự nghiệp CM của DT. TT ấy thể hiện ở
nhiều lời dạy nổi tiếng: " Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích
trăm năm thì phải trồng người" [13. 222] và: "Bồi dưỡng thế hệ CM cho
đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết" [16. 498].
Không chỉ nhận thức tầm quan trọng của GD-ĐTTN, Hồ Chí Minh
còn thấy rõ hơn tính chất lâu dài, gian khổ của quá trình đó, đó là công việc
của cả hàng trăm năm, chứ không phải chỉ một vài năm trước mắt. Nghiên
cứu kỹ, chúng ta còn nhận thấy, mục tiêu nền GDVN cần phải đạt tới là
đem lại một chất lượng mới cho từng con người cũng như cho cả DT.
Trong mọi hoàn cảnh, dù khó khăn đến đâu, cũng phải tạo điều kiện tốt
nhất cho TN học tập, nhằm đào tạo một lớp người kế cận cho sự nghiệp
dựng nước và giữ nước: "Muốn xây dựng CNXH phải có con người XHCN"
[17. 354].
Từ đó, Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở các cấp lãnh đạo Đảng, Nhà
nước, các thầy cô giáo, cán bộ đảng viên, những người lớn tuổi phải coi

10


trọng và có trách nhiệm trong việc GD-ĐTTN. Với Người, đó không chỉ
là nhiệm vụ CM, mà còn là một nguyên tắc CM cơ bản nhằm tạo ra
những thế hệ con người có khả năng đảm nhận được nhiệm vụ của Đảng
và DT giao phó.
1.2. Nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục
thanh niên.
Vấn đề cơ bản và nổi bật nhất trong TTHCM về GDTN là TTGD
toàn diện. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi tập trung làm rõ 3 nội dung:
+ Giáo dục nâng cao nhận thức về thế giới quan khoa học và nhân
sinh quan cộng sản chủ nghĩa
+ Giáo dục đạo đức CM

+ Giáo dục văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp
Đây là những nội dung GD-ĐT hết sức cơ bản, có mối quan hệ hữu
cơ, gắn bó chặt chẽ với nhau, làm nền tảng cho sự phát triển của các thế hệ
TNVN. Quan điểm GD toàn diện của Người đã trở thành cơ sở lý luận cho
các cuộc cải cách GD đã và đang tiến hành ở nước ta, và sẽ còn là vấn đề
có tính thời sự, bức xúc đối với sự nghiệp GD-ĐTTN ở VN trong thế kỷ
XXI.
1.2.1. Giáo dục nâng cao nhận thức về thế giới quan khoa học và
nhân sinh quan
Con người ra đời, tồn tại và phát triển, dù muốn hay không, tất yếu
phải tìm hiểu, nhận thức và cải tạo thế giới (tự nhiên, XH và bản thân).
Việc nhận thức đó thường diễn ra trong mối quan hệ biện chứng giữa cái
riêng, đặc thù với cái chung, phổ biến, đi từ đơn giản đến phức tạp, từ cái đơn
lẻ, trực tiếp, con người ngày càng mở rộng tầm nhìn và đi sâu vào bản chất,
tìm hiểu ngọn nguồn của mọi hiện tượng. Quá trình đó xuất hiện cái gọi là thế
giới quan.

11


Vậy thế giới quan là gì? "Thế giới quan là hệ thống quan điểm
chung nhất về thế giới và vị trí con người trong thế giới đó. Về những quan
điểm, nguyên tắc, lý tưởng, niềm tin, định hướng, giá trị cơ bản và chung
của đời sống con người trong những giai đoạn phát triển chung nhất của
LS -XH" [1.86].
Theo định nghĩa đó, mỗi người đều hình thành thế giới quan nhất
định cho riêng mình, dù không được GD hay được GD, song chắc chắn sẽ
khác nhau về cơ bản. Nếu không được GD có hệ thống, sẽ tự phát hình
thành một thế giới quan hỗn tạp, chứa đựng nhiều yếu tố sai lầm, lệch lạc,
không triệt để, không vững chắc. Còn nếu như được GD sẽ hình thành một

thế giới quan khoa học, bởi lẽ, họ được tiếp nhận từ GD những kiến thức
khoa học về thế giới quan.
GD thế giới quan khoa học và nhân sinh quan cho TN theo TTHCM
có nội dung rất phong phú, trong phạm vi đề tài, chúng tôi nêu mấy nội
dung cơ bản:
+ Nhận thức đúng đắn về thế giới quan
Trong quá trình tìm đường cứu nước, bằng thực tiễn phong phú, Hồ
Chí Minh đã tiếp cận nhiều TT thể hiện cách nhận thức thế giới. Qua chọn
lọc, Người nhận thấy: "… bây giờ học thuyết nhiều, CN nhiều, nhưng CN
chân chính nhất, chắc chắn nhất, CM nhất là CN Lênin" [7. 280]. Theo
Người, học thuyết Mác- Lênin là một hệ thống khoa học của các quan
điểm triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học; là học
thuyết về nhận thức và cải tạo thế giới; về những quy luật chung nhất của
tự nhiên, xã hội và tư duy; về những con đường CM lật đổ chế độ bóc lột
và xây dựng chủ nghĩa cộng sản. Như vậy, CN Mác-Lênin là học thuyết
CM tiên tiến nhất của thời đại; là hệ TT của GC công nhân mà đội tiên
phong của nó là Đảng Cộng sản. CN Mác-Lênin là một bộ phận then chốt
của VH, có quan hệ biện chứng với các lĩnh vực chủ yếu của VH. Kể từ đó,

12


thế giới quan Mác- Lênin, thế giới quan khoa học đã hình thành trong
TTHCM.
Từ khi thế giới quan Mác- Lênin được Hồ Chí Minh truyền bá vào
VN thì vấn đề GD thế giới quan khoa học cho các tầng lớp ND đã được đặt
ra và giữ vai trò quan trọng trong TTHCM. Trong đó, Người đặc biệt quan
tâm đến thế hệ trẻ, coi đây là nhiệm vụ chiến lược của CMVN. Những năm
20 của thế kỷ XX, việc giáo dục CN Mác-Lênin là yêu cầu cấp thiết nhằm
xác định hệ TT cứu nước cho cả DT. Còn ở thời điểm đất nước đã độc lập

là để trang bị thế giới quan và phương pháp luận duy vật, củng cố về đạo
đức CM; giữ vững và kiên định con đường CM; nâng cao sự hiểu biết về
đường lối, chính sách của Đảng. TN sau khi học tập, có tri thức, sẽ có niềm
tin. Đó là tin vào chân lý, vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, vào ND,
vào tương lai của DT. Và theo đó, sự kiên định sẽ được giữ vững trong mọi
tình huống.
Như vậy, khi đã hình thành, thế giới quan có vai trò rất lớn và là
một trong những nhân tố định hướng cho quá trình con người tiếp tục nhận
thức thế giới. Có thể ví thế giới quan như một "thấu kính", qua đó con
người nhìn nhận thế giới xung quanh cũng như tự xem xét chính bản thân
mình để xác định cho mình mục đích, ý nghĩa cuộc sống và lựa chọn cách
thức hoạt động đạt được mục đích, ý nghĩa đó. Thế giới quan đúng đắn là
tiền đề để xác lập nhân sinh quan tích cực và trình độ phát triển của thế giới
quan là tiêu chí quan trọng về sự trưởng thành của mỗi cá nhân cũng như
sự phát triển của mỗi cộng đồng XH nhất định.
+ Giáo dục TN có lý tưởng CM đúng đắn
Theo Từ điển tiếng Việt, lý tưởng là: "Mục đích cao nhất, tốt đẹp
nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới" [32. 562]. Như vậy, lý tưởng là nhu
cầu, khát vọng, hoài bão và ước mơ của con người về một hiện thực tốt
lành trong cuộc sống.

13


Lý tưởng có vai trò rất quan trọng đối với TN, bởi lẽ, xuất phát từ
đặc điểm lứa tuổi, TN bao giờ cũng sống với những ước mơ, hoài bão, luôn
mang trong mình tâm lý hướng tới cái cao đẹp và họ luôn cần một điểm tựa
tinh thần để giúp mình tự vượt qua những khó khăn, ngang trái của cuộc
đời. Đáng sợ nhất là sự trống rỗng và vô cảm trong tâm hồn, sự hẫng hụt
trong định hướng ngay từ tuổi ấu thơ, vì vậy, phải GD lý tưởng cho TN để

họ có cách một nhân sinh quan đúng đắn khi tiếp nhận những kiến thức về
XH, nhân văn và khoa học kỹ thuật.
GD lý tưởng cho TNVN là có nhận thức đúng đắn là độc lập tự do
của DTphải gắn liền với xây dựng thành công CNXH trên đất nước ta
nhằm giải phóng con người khỏi áp bức bóc lột, xây dựng một XH tốt đẹp,
công bằng và hạnh phúc.
Cũng như nhận thức, con đường đến với lý tưởng không chỉ có sự
nhiệt tình của trái tim yêu nước mà cả sự thông minh của khối óc để có thể
vượt qua nhiều lối mòn tiếp cận chân lý mới. Với tinh thần của người khai
phá, Hồ Chí Minh đã tìm thấy con đường đi tới tương lai của DT: đó chính
là lý tưởng độc lập, tự do và CNXH. Như vậy, độc lập, tự do và CNXH là
sự lựa chọn của lãnh tụ Hồ Chí Minh, của Đảng và cao hơn hết là của cả
DTVN sau bao nhiêu năm thử nghiệm bằng chính máu xương của mình. Lý
tưởng ấy có mối quan hệ biện chứng với nhau, có ĐLDT mới xây dựng
CNXH được, và CNXH là điều kiện cơ bản nhất đảm bảo cho ĐLDT được
bền vững đã trở thành niềm tin, lẽ sống của các thế hệ kế tục nhau. Do vậy,
Hồ Chí Minh luôn nhắc nhở chúng ta phải GD TN nhận thức đúng và hiểu
sâu sắc rằng: Vì lý tưởng cao đẹp, biết bao chiến sĩ cộng sản, bao người
con ưu tú của Tổ quốc, trong đó phần đông là TN đã lên đường kháng
chiến, không quản ngại hy sinh, gian khổ. Con đường đi đến lý tưởng cao
đẹp là con đường phải đổ nhiều mồ hôi xương máu, nhưng cùng đầy vinh
quang và sự tích anh hùng. Có giác ngộ được vấn đề này, TN mới đảm
đương được sứ mệnh là cánh tay phải của Đảng, đưa lá cờ bách chiến, bách
thắng của Đảng của DT đến bến bờ thắng lợi. Trong nhiều buổi nói chuyện

14


với TN, Người luôn nhắc nhở: "Người cộng sản chúng ta không một phút
nào được quên lý tưởng cao cả của mình là phấn đấu cho Tổ quốc hoàn

toàn độc lập, cho CNXH hoàn toàn thắng lợi trên đất nước ta…" [19. 365]
Để cứu khổ, cứu nạn, cứu vớt con người, giáo lý của các tôn giáo
như đạo Phật, đạo Thiên chúa đã khuyên con người hãy chịu đựng, nhẫn
nhục ở trần gian và mong siêu thoát ở nơi thiên đường hư ảo, siêu tự nhiên.
Vì vậy nó biến thành công cụ để giai cấp thống trị bóc lột hoặc ru ngủ ND.
GC tư sản thời đang lên cũng nói đến giải phóng con người thoát khỏi CN
phong kiến, thực chất chỉ nhằm lôi kéo ND đi theo họ chống CN phong
kiến vì quyền lợi của GC họ. Sau khi mục tiêu được thực hiện, GCTS đã
quay lưng lại những người bạn đường của mình và biến họ thành những
người bị trị. Các nhà CNXH không tưởng đã có lý tưởng hết sức cao đẹp
khi phấn đấu mang lại cuộc sống tự do, bình đẳng và ấm no, hạnh phúc cho
người lao động. Tuy vậy, do hoàn cảnh lịch sử và điều kiện thực tiễn, lý
tưởng của họ mang tính "ảo tưởng", "chủ quan".
Lấy hạnh phúc của con người làm nguyên tắc cao nhất, sinh thời,
HCM từng nêu rõ lý tưởng thấm đẫm chất nhân văn CM: "Tôi chỉ có một
sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn
độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn, áo
mặc, ai cũng được học hành" [8. 161]. Vì vậy, sau thắng lợi của cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược, ngày 18-12-1954, nói chuyện với các
cháu học sinh các trường Nguyễn Trãi; Chu Văn An; Trưng Vương; Hồ
Chí Minh đã đặt ra câu hỏi: Học để phục vụ ai? Rồi Người trả lời: để phục
vụ Tổ quốc, phục vụ ND, làm cho dân giàu nước mạnh" [18. 122]. Lời dạy
đó chính là định hướng cho lý tưởng của TN trong hoàn cảnh mới.
Tóm lại, để GDTN trước hết cần trang bị cho họ những kiến thức
về thế giới quan duy vật biện chứng và nhân sinh quan CM, từ đó GD họ
những hiểu biết đúng đắn về lý tưởng CM, về CNXH. Khi đã có cách nhìn
đúng đắn về tự nhiên, XH, về con người, về ý nghĩa và mục tiêu của cuộc

15



sống với tất cả những quy luật khách quan của XH, thì niềm tin của TN sẽ
không bị mù quáng, mong muốn không phải là chủ quan, ước mơ không
còn là ảo tưởng.
1.2.2. Giáo dục đạo đức CM cho TN
Đạo đức là một trong những quan hệ chủ yếu của đời sống XH, nó
ra đời, tồn tại khách quan trong cuộc sống. Xét về phương diện XH cũng
như hành vi của mỗi cá nhân, đạo đức là một hệ thống các chuẩn mực XH
quy định, điều chỉnh sự giao tiếp và hành vi xử sự của con người trong
quan hệ XH, nhằm bảo đảm sự thống nhất lợi ích của cá nhân, tập thể và
cộng đồng [22. 112].
Quá trình GD đạo đức CM cho TN là quá trình làm cho họ lĩnh hội
được những quy tắc, chuẩn mực đạo đức CM để biến những quy tắc, những
chuẩn mực đó thành niềm tin của bản thân. Nói một cách tổng quát, đó là
quá trình tổ chức toàn bộ cuộc sống, những hoạt động và mối quan hệ XH
của TN theo những chuẩn mực đã đề ra.
Là lãnh tụ CM, đồng thời là nhà khoa học, khi GD đạo đức cho TN,
Hồ Chí Minh xuất phát từ tính chất phức tạp, tinh vi và tế nhị của các quan
hệ đạo đức ở Việt Nam để xác định chiến lược GDTN, nhằm giúp họ trở
thành những công dân tốt. Làm người phải có đức và tài để làm việc phục
vụ ND, phục vụ CM, phải có VH, tri thức thì mới xây dựng CNXH được.
Trong mối quan hệ đức-tài, Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức là cái gốc của
người CM, là vấn đề có ý nghĩa quyết định của việc xây dựng con người
mới. Đạo đức phải được hình thành qua quá trình học tập, lao động sản
xuất, đấu tranh CM, trong sự giúp đỡ của ND và học hỏi từ ND, chứ không
có thứ đạo đức thuần túy theo kiểu "ông bụt ngồi ở chùa". Người viết
"Cũng như sông có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây
phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người CM phải có đạo đức, không
có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân" [9.
252]. Đạo đức là nền tảng vững chắc để TN hoàn thành nhiệm vụ vẻ vang


16


của mình. Trước lúc đi xa, Người căn dặn: "Đảng cần phải chăm lo GD đạo
đức cho họ, đào tạo họ thành những người thừa kế xây dựng CNXH" [16.
510]
Trong nhiều bài nói, viết đề cập đến vấn đề GD thiếu niên, nhi
đồng, TN, quân đội ND, đặc biệt là lực lượng công an ND, toát lên những
nội dung cụ thể về GDTN như sau:
+ Tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng và hiếu với ND
+ Yêu thương con người
+ Cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư; khiêm tốn, giản dị
+ Tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, trí tuệ của tập thể, của ND
và kiên quyết đấu tranh trừ bỏ CN cá nhân
Những nội dung trên hoàn toàn phù hợp với đạo đức truyền thống của
người VN, đồng thời mang tính hiện đại sâu sắc thể hiện ở 3 cấp độ: với Tổ
quốc, với ND, với Đảng; với mình; với người và với việc. Thực hiện sự nghiệp
GD theo định hướng của Hồ Chí Minh, hơn nửa thế kỷ qua, các thế hệ thanh,
thiếu VN đã được GD ở mọi nơi, mọi lúc và họ rất xứng đáng là lá cờ đầu của
mọi PTCM ở nước ta, chính họ đã góp phần làm nên mùa xuân bất tử của
DT.
1.2.3. Giáo dục văn hóa, kỹ thuật và nghề nghiệp
Trong mọi giai đoạn CM, GD-ĐTTN đều mang tính cấp thiết, nhất
là thời kỳ xây dựng đất nước. Sau khi CM tháng Tám năm 1945, ngày khai
trường đầu tiên của nước VNDCCH, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kỳ vọng ở
TN: "Non sông VN có trở nên tươi đẹp hay không, DT có bước tới đài
vinh quang để sánh vai với các cường quốc năm châu được hay không,
chính là nhờ một phần lớn ở công học tập của các em" [8. 33]. Để hoàn
thành sứ mệnh của mình, TN cần được GD- ĐT về nhiều mặt. Trước yêu

cầu mới, cùng với 2 nội dung trên, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến GD nâng
cao trình độ VH, kỹ thuật và nghề nghiệp cho TN. Người nhắc nhở: "Phải

17


chú ý dạy VH cho những đồng chí kém VH để giúp họ tiến bộ về lý luận,
công tác" [10. 47]. VH chính là điều kiện quan trọng để thông qua đó nâng
cao tay nghề và trình độ kỹ thuật, phục vụ cho công cuộc xây dựng CNXH,
một sự nghiệp CM mới mẻ, khó khăn và lâu dài. Nhân kỷ niệm 20 năm
cách mạng tháng Tám, Người đã gửi thư và căn dặn TN phải: " ra sức học
tập nâng cao trình độ CT, VH, khoa học kỹ thuật và quân sự để cống hiến
ngày càng nhiều cho Tổ quốc, cho ND" [19. 376]. Đồng thời, Hồ Chí Minh
luôn khuyên răn và định hướng việc học cho TN, từ việc xác định mục đích
đến động cơ và phương pháp học tập, bởi lẽ sự học là vấn đề của đạo đức,
là nhân cách của người học, nó quyết định hiệu quả của việc học.
Tinh thần học tập và những điều dạy của Hồ Chí Minh thể hiện
tính khoa học và bản lĩnh CM sâu sắc. Đặc biệt, chính Người đã làm được
nhiều hơn những lời đã nói, đã dạy, tạo nên một tấm gương sáng ngời, bài
học đạo đức sinh động cho TN noi theo. Không ngừng học tập, nâng cao
trình độ VH, kỹ thuật, nghề nghiệp không chỉ là yêu cầu của Hồ Chí Minh
mà còn là đòi hỏi khách quan của sự nghiệp CM nước nhà đối với TN.
1.3. Phương pháp giáo dục thanh niên trong tư tưởng Hồ Chí
Minh
Để thực hiện tốt những nội dung GD, Hồ Chí Minh đã đề ra những
phương pháp GD phù hợp với hoàn cảnh lịch sử và thực tiễn ở nước ta.
Phương pháp ấy đã phát huy hiệu quả lớn trong sự nghiệp GD nước nhà,
đồng thời vẫn là TT chỉ đạo cơ bản cho công tác GDTN hiện nay. Trong
phạm vi của đề tài, chúng tôi nêu 3 nội dung thể hiện phương pháp GDTN
của Hồ Chí Minh:

1.3.1. Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi đôi với hành
Kế thừa nguyên tắc của C.Mác, Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc và
thấy rõ tính tất yếu của việc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn; học phải
đi đôi với hành. Người khẳng định: "Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là
nguyên tắc căn bản của CN Mác-Lênin" [12. 496].

18


Trong GD, Hồ Chí Minh rất quan tâm đến việc bồi dưỡng lý luận
cho TN, nhằm mục đích nâng cao nhận thức để vận dụng vào thực tiễn chứ
không phải học lý luận vì lý luận. Nắm chắc mục đích đó chính là xác định
động cơ học tập đúng đắn cho TN.
Xuất phát từ nguyên lý triết học Mác- Lênin về sự thống nhất biện
chứng giữa lý luận và thực tiễn, ngay sau khi nền GD độc lập mới được
khai sinh, Hồ Chí Minh đã nhắc nhở mọi người, nhất là TN phải biết áp
dụng lý luận vào thực tiễn: "Lý luận không có thực tiễn là lý luận suông;
thực tiễn không có lý luận hướng dẫn là thực tiễn mù quáng" [12. 496]
Đồng thời Người luôn khuyên TN: học thì phải hành, học mà
không hành thì học vô ích; hành mà không học thì hành không trôi chảy.
Người phê phán lối dạy và học giáo điều, nhằm biến người học thành
những con mọt sách. Theo Người, nhà GD và học sinh phải gắn việc dạy và
học với thực tế của cuộc sống, với đời sống của ND. Ngày 21-10-1964, nói
chuyện với cán bộ giảng dạy và sinh viên ĐHSP Hà Nội, Hồ Chí Minh đã
khuyên: "Học phải suy nghĩ, học phải liên hệ với thực tế, phải có thí
nghiệm và thực hành. Học với hành phải kết hợp với nhau" [15. 331]. Phải
khẳng định, phương pháp GD thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, học đi
đôi với hành một nguyên tắc bất di bất dịch; một nội dung cơ bản của
TTHCM về GD, tạo nên sự khác biệt căn bản giữa nhà trường mới với nhà
trường thực dân, phong kiến.

1.3.2. Quan điểm chiến lược là phải tổ chức, tập hợp đưa thanh
niên vào sinh hoạt trong chính các tổ chức của bản thân họ
Là người nhận thức đầy đủ nhất vai trò, tiềm năng và sức mạnh của
thế hệ trẻ, Hồ Chí Minh cũng sớm phát hiện sức mạnh to lớn đó sẽ được
nâng lên gấp bội nếu được giác ngộ và tổ chức lại. Ngay từ những năm 20
của thế kỷ trước, Người đã chỉ rõ: "TN ta rất hăng hái. Ta biết hợp lòng
hăng hái đó lại và dìu dắt đúng đắn thì TN sẽ thành một lực lượng rất mạnh
mẽ" [11. 162] Vì vậy, trong công tác GDTN, Người đã chủ trương phải

19


"sớm hồi sinh" TN bằng cách đưa họ và các tổ chức CM, trả lại cho họ cái
thuộc tính vốn có của tuổi trẻ là hoạt động vì dân, vì nước và vì chính
mình, những tổ chức đó nhất thiết phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Người đã lựa chọn "ĐTNCS " làm hình thức tổ chức cơ bản, để tập hợp,
đoàn kết TN, thông qua đó mà GD họ. Thực hiện TT trên, dưới sự chỉ đạo
của Người, Hội VNCMTN đã chọn 8 TN Việt kiều ở Xiêm (Thái Lan) đưa
sang Quảng Châu để bồi dưỡng thành hạt nhân của Đoàn TN sau này. Sau
khi ĐCSVN ra đời (3-2-1930), Đảng đã có Nghị quyết đầu tiên về công tác
TN vào tháng 10-1930, và tại Hội nghị BCHTW của Đảng tháng 3-1931,
Đảng ra NQ về việc thành lập Đoàn TNCS Đông Dương. Thực hiện NQ,
Đoàn TN phản đế đồng minh Đông Dương đã được thành lập vào ngày 263-1931, đây chính là tên gọi đầu tiên của Đoàn TNCSHCM hiện nay. Đoàn
TN vừa là tổ chức gần gũi Đảng, lại vừa là lực lượng tích cực, xung phong
gương mẫu thực hiện những chủ trương và chính sách CM, là người kế
thừa sự nghiệp CM của Đảng, của DT, là nguồn bổ sung thường xuyên
đảng viên trẻ cho Đảng. Đoàn TN còn có nhiệm vụ giúp Đảng GDCN cộng
sản cho TN, vận động TN, phụ trách, dìu dắt các cháu thiếu niên, nhi đồng
tin và đi theo lý tưởng của Đảng. Đảng và Nhà nước có nhiệm vụ chăm lo
GD, xây dựng đoàn vững mạnh cả về số lượng và chất lượng để Đoàn TN

thực hiện tốt chức năng của mình.
Tổ chức Đoàn phải rộng hơn Đảng và được tổ chức chặt chẽ từ TW
đến cơ sở. Muốn vậy, cần phải có nhiều hình thức tổ chức và phương pháp
thích hợp để đoàn kết TN. Có như vậy, Đảng mới nắm được lực lượng TN,
chống lại âm mưu phá hoại phong trào, đẩy TN xa rời Đảng, xa rời CM của
các thế lực thù địch. Theo chủ trương đó, năm 1946, Hội LHTNVN được
thành lập. Có thể coi đây là một mặt trận đại đoàn kết của riêng TN trong
sự nghiệp kháng chiến - kiến quốc, chính nó là một trường học đào tạo TN
bằng những công việc thiết thực.
Đại đoàn kết trong nội bộ TN là một vấn đề được Hồ Chí Minh đặc
biệt quan tâm. Đó là việc đoàn kết giữa ĐTNCSVN với HLHTNVN, đoàn

20


kết giữa các tầng lớp TN với nhau, không phân biệt vùng miền, dân tộc,
giới tính, tín ngưỡng, trình độ học vấn, thành phần xuất thân, sống ở trong
hay ngoài nước. Trong khối đoàn kết đó, Người chỉ rõ: ĐTNCS phải là hạt
nhân chính trị của HLHTN. Đoàn viên phải thể hiện được vai trò đầu tầu,
gương mẫu, cuốn hút đông đảo TN làm theo. Muốn vậy. đoàn TN phải: "
thật thà đoàn kết và hợp tác với anh chị em trong HLHTNVN. Mỗi đoàn
viên phải thật sự gần gũi và giúp đỡ một bạn ngoài Đoàn cùng tiến bộ thì
Đoàn sẽ phát triển vững chắc và nhanh chóng hơn" [15. 318]. Trải qua thực
tiễn đấu tranh Đoàn TNCSHCM và HLHTNVN luôn gắn liền với sự
nghiệp CM của DT, từng bước trưởng thành, trở thành những tổ chức yêu
nước của TNVN theo TTHCM. Những năm gần đây, Đoàn và Hội đã có
những hoạt động sôi nổi, phù hợp với yêu cầu mới của đất nước. Các hoạt
động đó đã có tác dụng to lớn GD, tập hợp TN trong việc tham gia đóng
góp vào nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, giải quyết các vấn
đề XH, ổn định CT, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

Cùng với việc chỉ đạo xây dựng tổ chức Đoàn vững mạnh, suốt
cuộc đời, Hồ Chí Minh luôn coi việc đào tạo, bồi dưỡng thế hệ CM cho đời
sau là việc "gốc" của Đảng. Theo Hồ Chí Minh, đội ngũ đảng viên trẻ,
đoàn viên và những TN ưu tú là nguồn bổ sung dồi dào và thường xuyên
cho đội ngũ cán bộ của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể, các cấp các
ngành. Suốt cuộc đời, Người đã lãnh đạo Đảng, Nhà nước thực hiện công
việc "gốc" này rất hiệu quả. Trước lúc đi xa, Người không quên dặn dò:
"Đoàn viên và TN ta nói chung là tốt, mọi việc đều hăng hái, xung phong,
không ngại khó khăn, có chí tiến thủ. Đảng cần phải chăm lo GD đạo đức
CM cho họ, đào tạo họ thành những người kế thừa xây dựng CNXH và vừa
"hồng", vừa "chuyên".
Về công tác cán bộ, Hồ Chí Minh chủ trương phải thường xuyên
đổi mới cán bộ đáp ứng yêu cầu của thực tiễn. Như vậy công tác đào tạo
cán bộ không còn là việc của hiện tại mà còn đáp ứng nhiệm vụ kế thừa, kế

21


tục, đồng thời là đòi hỏi của thực tế khách quan. Chủ trương ấy có giá trị tiếp
tục định hướng cho công tác cán bộ của ĐCSVN trong giai đoạn hiện nay.
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, thông qua các tổ chức của mình, các
thế hệ TNVN đã được đào tạo thành những người vừa "hồng" vừa
"chuyên", xứng đáng là lực lượng xung kích trong công cuộc xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc XHCN.
1.3.3. Kết hợp nhà trường, gia đình, xã hội và sự tự giáo dục
trong sự nghiệp giáo dục thanh niên
Ngay từ năm 1844, C.Mác và Ph. Ăngghen đã đưa ra luận điểm
khẳng định tính tất yếu và vai trò của XH với việc GD để hình thành nhân
cách của mỗi con người, trước hết đó là những con người trẻ tuổi, đang
trong quá trình nhận thức và tìm hướng đi cho cuộc đời của chính mình.

Kế thừa sáng tạo luận điểm đó, kết hợp nhà trường, gia đình, XH là
một phương pháp quan trọng trong TTHCM về GDTN. Ngày 19-11-1955,
tại buổi lễ khai mạc trường Đại học NDVN, Người nêu rõ: "Trường đại
học, gia đình và đoàn thể TN phải liên hệ chặt chẽ trong việc GDTN"[11.
455]
Trong mối quan hệ đó, Người chỉ rõ, gia đình giữ một vị trí đặc
biệt, thường xuyên đối với sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi
người từ tuổi ấu thơ. Thông qua lời ru của bà, của mẹ, tình thương, tấm
gương và lời khuyên bảo của cha anh, gia đình trở thành nơi bảo trợ tốt
nhất cho mỗi cá nhân, bảo đảm an toàn cho lớp trẻ, đồng thời là một trong
những cội nguồn của giá trị đạo lý, nhân cách, tầm VH của con người.
Người xưa đã tổng kết: Không nơi nào con người được an toàn bằng chính
trong ngôi nhà của mình. Với vai trò là hạt nhân, đối với cộng đồng XH,
gia đình có sự tác động qua lại với những chiều hướng tích cực hay tiêu
cực về: nhân cách, lối sống, đạo đức, kỷ cương, các giá trị XH. Nền tảng
gia đình phát triển lành mạnh, vững chắc thì có một XH tương ứng. Còn
nhà trường là thiết chế XH thực hiện các chức năng của GD, là nơi TN

22


được học hỏi những kiến thức VH, khoa học kỹ thuật thông qua sự hướng
dẫn của giáo viên, các hình thức vui chơi giải trí và đoàn thể quần chúng.
Ba môi trường sinh sống và GD đó có vai trò và vị trí khác nhau, song phải
hợp thành một chỉnh thể thống nhất, bao gồm các mối quan hệ của đối
tượng GD với môi trường; thống nhất ở mục tiêu GD để tạo ra hợp lực
cùng một hướng, chứ không phân cực hoặc phản lực triệt tiêu lẫn nhau. Vì
vậy, đòi hỏi phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và XH
trong việc GDTN.
Trong mối quan hệ đó, gia đình là nơi đem lại cho TN bài học về

nhân cách đầu tiên, nhà trường là chủ thể biết khai thác phát huy những khả
năng to lớn của TN để chức năng GD có hiệu quả. Điều đó không những
cần thiết với nhà trường phổ thông mà cả với bậc đại học. Đồng thời sự
quan tâm của các lực lượng XH đối với việc GDTN phải bao gồm nhiều
mặt. Trước hết là kiểu mẫu về nhân cách con người của tất cả các cán bộ,
đảng viên, các cơ quan đoàn thể, sự gương mẫu của các bậc phụ huynh.
Mọi biểu hiện trái với kiểu mẫu đó đều gây ra những mặc cảm tiêu cực,
làm cho TN giảm niềm tin vào tương lai và thu mình, an phận.
Trong khi coi trọng yếu tố trên, Hồ Chí Minh cũng đặc biệt đánh
giá cao vai trò của vấn đề tự GD theo gương người tốt. Từ xưa đến nay,
nhiều nhà khoa học đã khẳng định tự GD có vai trò quan trọng trong sự
phát triển của mỗi cá nhân và ý thức bản thân. Nếu chỉ nhìn ở góc độ GD
và phát triển XH đối với cá nhân thì về thực chất là phải tự GD suốt đời. So
sánh những gì con người tiếp thu được ở nhà trường với những gì con
người tự tiếp thu một cách tự giác để từ đó chủ động chuyển hóa thành
năng lực của mình phục vụ lại XH thì tác dụng và kết quả của tự GD lớn
hơn rất nhiều. Vì vậy, trong mối quan hệ biện chứng, nếu tự GD thực sự
được đặt ra và trở thành yêu cầu nội tâm của mỗi người thì việc GD mới trở
thành một vấn đề đầy đủ và chắc chắn. Theo đó, Hồ Chí Minh luôn nhất
quán quan điểm GDTN tự học suốt đời, tự đào tạo, tự GD bản thân để tự
hoàn thiện, trên cơ sở đầu tư và tạo dựng những cơ sở vật chất cần thiết chứ

23


không thể hô hào suông. Đồng thời cần phải có những tấm gương người
tốt, việc tốt thường xuyên để để định hướng cho vấn đề tự GD của TN.
Người viết: "Lấy gương người tốt, việc tốt để hàng ngày GD lẫn nhau là
một trong những cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức
CM, xây dựng con người mới, cuộc sống mới" [16. 558]. Với ý nghĩa đó,

Hồ Chí Minh đòi hỏi những người lớn tuổi phải là tấm gương và có trách
nhiệm dìu dắt giúp đỡ TN: "Các đồng chí già là rất quý, là gương bền bỉ
đấu tranh, dìu dắt bồi dưỡng, đào tạo thêm đồng chí trẻ. Đồng chí già phải
giúp đỡ đồng chí trẻ tiến bộ" [14. 463]. Điều đó có nghĩa là muốn TN kế
tục được lý tưởng, niềm tin của cha anh, thì lớp cha anh bằng suy nghĩ,
hành động phải là hiện thân sinh động, vững vàng của lý tưởng và niềm tin
đó.

24


Chương 2
TĂNG CƯỜNG GIÁO DỤC THANH NIÊN
THEO TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH

2.1. Thực trạng công tác giáo dục chính trị, tư tưởng trong
thanh niên
Thực hiện TTHCM về GDTN, Đảng ta coi sự nghiệp GDTN là sự
tích hợp tư tưởng và hành động CM cho các thế hệ TN Việt Nam. Công tác
đó tập trung vào bốn mặt cơ bản sau đây:
Một là: Đảng xác định vai trò, vị trí, mục tiêu chiến lược của công
tác tuyên truyền, GD lý luận CM trong Đảng, trong XH, trong cán bộ, đảng
viên, TN học sinh, sinh viên.
Hai là: Đảng định hướng xây dựng đội ngũ cán bộ lý luận, bao
gồm cán bộ nghiên cứu, tuyên truyền, độ ngũ giảng viên khoa học MácLênin và đội ngũ giáo viên GD công dân.
Ba là: Quản lý việc ban hành chương trình, nội dung, giáo trình tài
liệu tuyên truyền, GDCN Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đặc biệt là giáo
trình các môn khoa học Mác-Lênin đào tạo cán bộ, lý luận chuyên ngành
khoa học Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh từ trình độ đại học trở lên.
Bốn là: Quy định cơ quan giúp Đảng và Nhà nước theo dõi, hướng

dẫn kiểm tra việc dạy và học các môn khoa học Mác- Lênin, TTHCM trong
hệ thống các trường học toàn quốc: "Ban khoa giáo TW chủ trì phối hợp
với Ban TTVHTW, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Ban cán sự
Đảng Bộ GD và ĐT…rà soát, bổ sung nội dung GD đạo đức công dân, CN
Mác-Lênin, TTHCM trong nhà trường ở từng cấp học" [4. 4].
Thực hiện đường lối của Đảng và căn cứ vào tình hình thực tiễn ở
mỗi thời kỳ, TW Đảng và Bộ Chính trị đề ra các NQ, Chỉ thị để chỉ đạo

25


×