Tải bản đầy đủ (.doc) (212 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ GIA ĐÌNH PHẬT tử và vấn đề đoàn kết tập hợp THANH THIẾU NIÊN TRONG các GIA ĐÌNH PHẬT tử nước nước TA (QUA KHẢO sát một số TỈNH MIỀN TRUNG)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.42 KB, 212 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong công cuộc đổi mới hiện nay, Đảng ta xác định: "Các vấn đề đại
đoàn kết toàn dân tộc, công tác dân tộc và tôn giáo đều là những vấn đề chính
trị lớn, có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp cách mạng của nước ta"... và
là vấn đề "có tính đặc thù quan trọng" [39, tr. 5-7]. Các vấn đề đó đòi hỏi phải
được "đặt ra và giải quyết trong tổng thể, theo phương hướng và nội dung cơ
bản của nhiệm vụ phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, đồng thời hết
sức chú ý của tính đặc thù của từng vấn đề ấy" [29, tr. 83].
Trong quá trình tồn tại và phát triển, Phật giáo ảnh hưởng khá sâu sắc
đến đời sống chính trị, tư tưởng, văn hóa, xã hội và đến lối sống, tâm lý, đạo
đức, phong tục tập quán của các tầng lớp người - nhất là với thế hệ trẻ. Một
trong những vấn đề có ảnh hưởng lớn trong thanh thiếu niên (TTN) Phật giáo
hiện nay là vấn đề Gia đình Phật tử (GĐPT). Tuy mức độ đậm nhạt có khác
nhau, song nhìn chung sức thu hút của tổ chức GĐPT với lứa tuổi TTN tín đồ
Phật giáo có xu hướng ngày một gia tăng và ảnh hưởng ở mức độ sâu sắc
trong đời sống tuổi trẻ.
Gia đình Phật tử - một tổ chức giáo dục TTN của Phật giáo - ra đời
và phát triển trong những hoàn cảnh lịch sử cụ thể và chịu sự tác động của các
yếu tố chính trị - xã hội nhất định, nên nó cũng có những đặc thù nhất định.
Thời gian qua, sự hồi sinh và phát triển của GĐPT ở các tỉnh, thành phía Nam
nước ta có xu hướng gia tăng, gây biến động phức tạp và ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống của TTN tín đồ Phật giáo, thậm chí nhiều khi nó là nguyên
nhân gây nên các "điểm nóng" chính trị - xã hội. Tuy nhiên, do chưa nghiên
cứu đánh giá đầy đủ về vấn đề GĐPT nên trong nhận thức và chỉ đạo của các
cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội chưa nhất quán và
thiếu sự phối hợp đồng bộ; thậm chí còn có nhiều ý kiến trái ngược trong cách



2

ứng xử. Điều này đã khiến cho hoạt động GĐPT càng diễn biến theo các
chiều hướng phức tạp và rất dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng "kích động tín đồ
nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị" [29, tr.
46-47]. Tình hình đó đòi hỏi cấp thiết cần phải:
Tiến hành nghiên cứu thực trạng, tình hình các tôn giáo ở
Việt Nam và đời sống thanh thiếu nhi có đạo một cách sâu sắc, toàn
diện và khách quan, nhằm nắm chắc mặt mạnh, mặt yếu, cái hay cái
dở của ảnh hưởng tôn giáo trong thanh thiếu nhi, cũng như ý đồ của
các tôn giáo cách tân, tác động nhằm xác lập thế giới quan hữu
thần, tâm lý thụ động, tư duy mơ hồ, chủ nghĩa hư vô, niềm tin mù
quáng và hành vi nhẫn nhục hoặc cực đoan. Vấn đề lực lượng thù
địch lợi dụng tôn giáo và ảnh hưởng của nó trong việc tập hợp
thanh thiếu nhi cũng là vấn đề đáng lưu tâm trong việc giáo dục
thanh thiếu nhi [118, tr. 222].
Việc xác lập quan điểm khoa học với vấn đề GĐPT và ảnh hưởng của
nó trong đời sống thế hệ trẻ hiện nay nhằm xác định một thái độ ứng xử đúng
đắn để tăng cường sự đồng thuận xã hội, động viên mạnh mẽ mọi tầng lớp nhân
dân - trong đó có TTN tín đồ Phật giáo - tham gia xây dựng khối đại đoàn kết
toàn dân, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị - xã hội, là vấn đề có tính cấp bách
và có ý nghĩa chiến lược lâu dài. Điều này lại càng có ý nghĩa trong việc kịp thời
đề xuất những kiến nghị để điều chỉnh, bổ sung, cụ thể hóa các chủ trương chính
sách, giải pháp nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng về công tác tôn
giáo trên cơ sở: "Để phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, chúng ta đặc
biệt coi trọng việc giải quyết đúng và thực hiện tốt các chính sách; chính sách
chung cho mọi tầng lớp nhân dân và chính sách cụ thể cho từng giai cấp và
giai tầng xã hội, cho mọi giới, mọi lứa tuổi cho các dân tộc và tôn giáo" [29,
tr. 85].



3

Đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ các tôn giáo nói chung và TTN tín đồ Phật
giáo nói riêng được xác định là một bộ phận quan trọng trong khối đại đoàn
kết toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng; là "nhiệm vụ hàng đầu của các cấp
bộ Đoàn và là bộ phận không tách rời của công tác xây dựng Đoàn" [38, tr.
6]. Thời gian qua tổ chức Đoàn, Hội các cấp đã đóng vai trò nòng cốt chính trị
trong việc đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ tôn giáo. Tuy vậy, "việc tập hợp
thanh thiếu niên ở các địa bàn, lĩnh vực đặc thù còn khó khăn, lúng túng và
đang đứng trước những thách thức mới" [38, tr. 5]. Một trong các địa bàn
"đặc thù" đó là sinh hoạt các TTN tín đồ Phật giáo trong tổ chức GĐPT.
Nhiều nơi, nhiều lúc các cấp bộ Đoàn, Hội còn thực sự lúng túng trong việc
xác lập phương thức đoàn kết, tập hợp đối tượng TTN tín đồ Phật giáo; thậm
chí có nơi còn bỏ trống trận địa để cho các thế lực thù địch lợi dụng kích
động, lôi kéo thế hệ trẻ tín đồ Phật giáo nhằm mục đích phá hoại khối đại
đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị. Hơn lúc nào hết việc đổi mới
nội dung và phương thức đoàn kết tập hợp TTN tín đồ Phật giáo nhằm phát
huy sức mạnh tổng hợp của các tầng lớp TTN trong sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, làm thất bại âm mưu "diễn biến hòa bình" của các thế lực thù
địch là vấn đề hết sức cần thiết và cấp bách.
Vấn đề GĐPT và đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo là một trong
những vấn đề hệ trọng nhưng rất nhạy cảm, cần phải được giải quyết một
cách khách quan và khoa học [29, tr. 81]. Bởi vì, những hoạt động có tính đặc
thù của nó không chỉ dừng lại ở giới hạn tín ngưỡng, tôn giáo; mà còn liên
quan đến lĩnh vực chính trị và pháp luật. Nó đòi hỏi tiếp cận vấn đề ở tất cả
các phương diện như chính trị, đạo đức, văn hóa và với sự hỗ trợ của các tri
thức khoa học liên ngành như chính trị học, triết học chính trị, xã hội học, tôn
giáo, lịch sử. Tuy vậy, để góp phần hiện thực hóa nhiệm vụ của công tác tôn

giáo mà nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương (BCHTƯ)
Đảng (khóa IX) về phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc: "Tăng cường


4

nghiên cứu cơ bản, tổng kết thực tiễn, góp phần cung cấp luận cứ khoa học
cho việc xây dựng và thực hiện các chủ trương, chính sách trước mắt và lâu
dài đối với tôn giáo" [29, tr. 52]; chúng tôi vẫn mạnh dạn chọn vấn đề "Gia
đình Phật tử và vấn đề đoàn kết, tập hợp thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo
ở nước ta hiện nay (qua khảo sát ở một số tỉnh miền Trung)" làm đề tài
nghiên cứu.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong những năm gần đây, vấn đề ảnh hưởng của tôn giáo trong TTN và
công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ các tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn
dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng đã trở thành đề tài thu hút sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều nhà khoa học và nhiều cơ quan nghiên cứu. Về vấn đề
đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo đã có những công trình nghiên cứu đáng
chú ý là: Đề tài nghiên cứu KTN 93.07 về "Công tác đoàn kết, tập hợp thanh
thiếu niên tín đồ Phật giáo" năm 1995 của Viện Nghiên cứu Thanh niên thuộc
Trung ương Đoàn; đề tài KTN 97.03 về "Công tác đoàn kết, tập hợp thanh niên
tôn giáo trong thời kỳ mới" năm 1999 của Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản
(TNCS) Hồ Chí Minh; đề tài KTN 2000.08 về "Các giải pháp của Hội liên hiệp
thanh niên Việt Nam trong công tác vận động thanh niên tôn giáo" năm 2001
của Trường Cán bộ TTN Trung ương; đề tài khoa học cấp Bộ của Phân viện Đà
Nẵng (Học viện Chính trị Quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh) năm 1997 - 1999 về
"Đặc điểm và xu hướng vận động của Phật giáo miền Trung và một số kiến nghị
về chính sách đối với Phật giáo trong giai đoạn hiện nay"; Luận văn tốt nghiệp
Đại học chính trị của tác giả Ngô Văn Trân năm 1996 (Học viện CTQG Hồ Chí
Minh) với đề tài "Gia đình Phật tử và công tác đoàn kết tập hợp thanh thiếu

niên tín đồ Phật giáo tại Thừa Thiên - Huế"; công trình "Công tác đoàn kết, tập
hợp thanh niên vùng có đông tín đồ tôn giáo" (Nxb Thanh niên, Hà Nội,
1998). Về ảnh hưởng của tôn giáo trong đời sống của TTN Việt Nam thì có


5

công trình KX-07-03 về "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với
con người Việt Nam hiện nay" của Viện Triết học; Luận văn thạc sĩ của tác giả
Phạm Thị Xê năm 1996 (Học viện CTQG Hồ Chí Minh) về vấn đề "Ảnh hưởng
của tư tưởng Phật giáo trong lối sống người Huế hiện nay"...
Chọn lọc và kế thừa các thành tựu quan trọng của các công trình nghiên
cứu nói trên; tác giả luận án đã bước đầu trình bày một cách hệ thống những
vấn đề liên quan đến sinh hoạt của GĐPT và công tác đoàn kết, tập hợp TTN
tín đồ Phật giáo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội Liên hiệp thanh niên
(LHTN) Việt Nam trong thời gian qua.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
* Mục đích
Dưới góc độ khoa học chính trị, trọng tâm của luận án nghiên cứu vấn
đề GĐPT và công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo trong giai đoạn
hiện nay. Từ đó góp phần cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định chính
sách, xác định thái độ ứng xử với vấn đề GĐPT và nâng cao hiệu quả công tác
đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân.
* Nhiệm vụ
Để đạt được mục đích nghiên cứu như trên, luận án có nhiệm vụ:
- Khắc họa bản chất, đặc điểm và xu hướng vận động của GĐPT.
- Thông qua việc phân tích bản chất, đặc điểm và phương thức hoạt động
của GĐPT để xem xét ảnh hưởng của nó đối với TTN tín đồ Phật giáo. Đồng
thời khảo sát và đánh giá thực trạng công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật
giáo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam trong thời gian qua.

- Đề xuất một số kiến nghị trong việc giải quyết những vấn đề liên
quan đến GĐPT và công tác đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo (chủ yếu
là của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội liên hiệp thanh niên Việt Nam).


6

4. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Nghiên cứu vấn đề GĐPT, ảnh hưởng của nó trong TTN và công tác
đoàn kết, tập hợp TTN tín đồ Phật giáo là vấn đề rộng lớn và phức tạp. Đây là
đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như triết học, xã hội học
chính trị, tôn giáo học, lịch sử, chính trị học... Sự phân định rạch ròi giữa các
cách tiếp cận nói trên không phải là điều dễ dàng bởi tính liên ngành của vấn
đề nghiên cứu. Trên cơ sở khoa học liên ngành, dưới góc độ của chuyên
ngành Chính trị học, luận án xác định phạm vi nghiên cứu của mình là nghiên
cứu bản chất, đặc điểm và xu hướng vận động của GĐPT và ảnh hưởng của
nó đối với TTN tín đồ Phật giáo; thực trạng công tác đoàn kết, tập hợp TTN
tín đồ Phật giáo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt Nam.
Đồng thời, luận án cũng đưa ra một số đề xuất, kiến nghị trong việc quản lý
hoạt động của GĐPT và việc nâng cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp
TTN tín đồ Phật giáo (của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt
Nam).
Ngoài việc kế thừa các kết quả nghiên cứu của đề tài KTN 93-07 của
Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về "Công tác đoàn kết, tập hợp thanh
thiếu niên tín đồ Phật giáo" được khảo sát ở Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành
phố Hồ Chí Minh (với 653 thanh niên Phật giáo, 198 đoàn sinh GĐPT, 134 cán
bộ Đoàn); kết quả điều tra của Tỉnh đoàn Thừa Thiên - Huế (với 1.500 TTN
Phật giáo, 258 đoàn sinh GĐPT, 106 phụ huynh Đoàn sinh GĐPT; 250 cán bộ
Đoàn)..., để có thêm cơ sở thực tiễn, tác giả đã tiến hành khảo sát ở các đối
tượng: Đoàn sinh GĐPT là 308 phiếu điều tra; cán bộ Đoàn TNCS Hồ Chí

Minh, Hội LHTN Việt Nam là 233 phiếu điều tra; phụ huynh đoàn sinh Gia đình
Phật tử là 207 phiếu điều tra. Địa bàn điều tra tập trung ở các địa phương trên khu
vực miền Trung. Ngoài ra, tác giả còn tiến hành điền dã để trao đổi, tìm hiểu tâm
tư nguyện vọng của các huynh trưởng, các đoàn sinh GĐPT (sinh hoạt hợp pháp


7

và bất hợp pháp); các chức sắc trong tổ chức Giáo hội Phật giáo Việt Nam
(GHPGVN); các cán bộ Đoàn, Hội... về các vấn đề mà luận án quan tâm.
5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án
- Trình bày có hệ thống các vấn đề liên quan đến sinh hoạt GĐPT; ảnh
hưởng của nó đối với TTN tín đồ Phật giáo và thực trạng công tác đoàn kết, tập
hợp TTN tín đồ Phật giáo của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Hội LHTN Việt
Nam.
- Bước đầu rút ra một số nhận xét và kiến nghị trong việc xác lập quan
điểm khoa học đối với vấn đề GĐPT và đề xuất các phương thức nhằm nâng
cao hiệu quả công tác đoàn kết, tập hợp TTN Phật giáo.
- Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa trong việc góp phần cung
cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định, điều chỉnh, bổ sung cụ thể hóa các
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về công tác tôn giáo nói chung
và GĐPT nói riêng trong giai đoạn hiện nay. Luận án còn có thể sử dụng làm
tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy những vấn đề có liên quan đến
lĩnh vực chính trị học, tôn giáo học, xã hội học chính trị và áp dụng trong
công tác dân vận, xử lý các tình huống chính trị - xã hội.
6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành mục đích và nhiệm vụ đã được đặt ra, luận án được xử
lý trên cơ sở:
- Những nguyên lý và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác -Lênin là
chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Các nguyên tắc và

các quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin; của Chủ tịch Hồ Chí Minh;
của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tôn giáo, chính trị.


8

- Ngoài ra, luận án còn chú ý sử dụng các tác phẩm và các bài phát
biểu của các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước liên quan đến đề tài.
- Các phương pháp được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp
lịch sử - lôgíc, phân tích - tổng hợp, diễn dịch - quy nạp, đặc thù - phổ biến,
phương pháp điều tra xã hội học...
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 3 chương, 6 tiết.


9

Chương 1
GIA ĐÌNH PHẬT TỬ - ĐẶC ĐIỂM VÀ XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG

1.1. VỀ NỘI DUNG CỦA KHÁI NIỆM GIA ĐÌNH PHẬT TỬ

Khái niệm Gia đình trong thuật ngữ Gia đình Phật tử ở đây không
thuần túy là Gia đình theo cách hiểu thông thường (Gia đình là tế bào của xã
hội, trong đó các thành viên cùng sinh sống dựa trên mối quan hệ hôn nhân
hoặc huyết thống...); mà nó được hiểu là một tổ chức, một đoàn thể có nhiệm
vụ giáo dục, huấn luyện TTN tín đồ Phật giáo thành những "Phật tử chân
chính". Nó được các nhà sáng lập ra GĐPT xem như một "gia đình thứ hai

sau gia tộc" [72, tr. 113]. Bàn về nội dung của khái niệm GĐPT, có thể xem
xét hai loại ý kiến sau đây:
1.1.1. Ý kiến của các tổ chức và cá nhân Phật giáo
- Khi đề cập đến quá trình hình thành của Đoàn thanh niên Phật học
Đức dục, Gia đình Phật hóa phổ, các nhà sáng lập ra hai tổ chức tiền thân của
GĐPT quan niệm rằng: "Đoàn thanh niên Phật học Đức Dục của An Nam Phật
học hội thành lập, nguyện thực hành và tuyên truyền đức dục theo giáo lý nhà
Phật... chủ trương đào tạo những thế hệ thanh thiếu đồng niên Phật tử tiếp tục
phục vụ chánh pháp với tư cách của những Phật tử chân chính..." [65, tr. 29].
Nghị định số 15 của Ban trị sự Tỉnh hội Thừa Thiên (Hội Việt Nam Phật học)
ngày 11-11-1950 xác định: "Gia đình Phật hóa phổ là một tiểu ban của tổ
chức Khuôn Tịnh Độ, với mục đích là giáo dục hàng con cháu Phật tử theo lời
Phật dạy và xây dựng hạnh phúc gia đình trên nền tảng luân lý Phật giáo" và
"Đoàn lấy một số gia đình chính làm nòng cốt, ghép thêm một số con em ở các
gia đình lân cận để Phật hóa các em bằng cách dạy một ít giáo lý căn bản, tập
cho các em sống theo đức dục Phật giáo" [65, tr. 33-46]; "danh hiệu Gia đình
Phật hóa phổ gợi lên cho chúng ta ý niệm Phật hóa gia đình... tổ chức Gia


10

đình Phật hóa phổ quy tụ nhiều lớp tuổi và sinh hoạt thuần túy giáo lý. Mục
tiêu là cá nhân (Phật tử chân chính) và gia đình (hạnh phúc gia đình)" [46, tr.
38].
- Nội quy trình GĐPT (1951) của Hội Việt Nam Phật học (phụ lục
17) cho thấy: về danh hiệu thì "lấy danh hiệu Gia đình Phật tử thay thế danh
hiệu Gia đình Phật hóa phổ"; về mục đích thì "mục đích của Gia đình Phật tử
là huấn luyện thanh, thiếu, đồng niên Phật tử về ba phương diện: trí dục, đức
dục, thể dục trên nền tảng Phật giáo để đào tạo thành những Phật tử chân
chính"; về tổ chức thì "mỗi Gia đình Phật tử là một tổ chức gồm có các đoàn:

Đoàn nam Phật tử, Đoàn nữ Phật tử, Đoàn thiếu niên Phật tử, Đoàn thiếu nữ
Phật tử, Đoàn đồng niên Phật tử, Đoàn đồng nữ Phật tử... và do huynh trưởng
trông coi. Mỗi đoàn có 4 Đội (cho trai) hay 4 Chúng (cho gái) sắp xuống. Mỗi
Đội hay Chúng có từ 8 em sắp xuống" [65, tr. 54-55]. Nội quy GĐPT (1967)
quy định: về danh hiệu thì "Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất có một
tổ chức giáo dục thanh niên lấy danh hiệu Gia đình Phật tử Việt Nam. Tổ
chức này nằm trong Tổng vụ thanh niên của Viện Hóa đạo"; về mục đích của
GĐPT là "đào luyện thanh, thiếu, đồng niên thành Phật tử chân chính. Góp
phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo"; về tổ chức gồm có cấp Trung
ương, cấp Miền, cấp Tỉnh - Thị xã, cấp Gia đình (mỗi gia đình có tối thiểu là
2 Đoàn và tối đa là 6 Đoàn. Mỗi Đoàn có tối thiểu là 2 Đội, Chúng và số đoàn
viên từ 12 đến 32 em...) [46, tr. 5-12] (Phụ lục 18).
- Tác giả Võ Đình Cường trong ấn phẩm ĐÂY GIA ĐÌNH cho rằng:
"Gia đình Phật tử là một tổ chức giáo dục trong Hội Phật học, là một đoàn
thể giáo dục ... Chúng tôi vì mục đích giáo dục mà chọn Phật giáo làm nền
tảng" [21, tr. 135-137] và Gia đình là "Gia đình của những người con tin Phật...
chung sống dưới bóng từ bi. Chúng ta nghe, học và thực hành vì lời Phật
dạy" [21, tr. 5]. Trong ấn phẩm SỨ MỆNH GIA ĐÌNH PHẬT TỬ, tác giả Lữ Hồ
lại xác định: Gia đình Phật tử là một "tổ chức thanh niên Phật giáo..., một


11

Đoàn thể thanh niên Phật giáo, là một tổ chức giáo dục thanh, thiếu nhi...; là
một tổ chức gồm đủ mọi lứa tuổi, mọi đẳng cấp xã hội, mọi giới, mọi nghề...
trong thành phần huynh trưởng đã có đủ: trí thức, thợ thuyền, quân nhân,
công chức. Gia đình Phật tử có đủ học sinh, sinh viên, thiếu nhi, nông thôn,
lao động..." [72, tr. 15-88-90]. Một số ấn phẩm khác thì xem GĐPT là "một tổ
chức, đoàn thể thanh niên có nhiệm vụ giáo dục thanh thiếu nhi theo tinh thần
Phật giáo"; "... một tổ chức giáo dục cho thế hệ thanh thiếu đồng niên" [65, tr.

35-95].
Như vậy, ngay từ đầu các nhà sáng lập, lãnh đạo GĐPT đa phần đều
khẳng định rằng: GĐPT là một tổ chức giáo dục, một ngành hoạt động của Giáo
hội Phật giáo, nó có nhiệm vụ đào luyện thanh thiếu, đồng niên thành Phật tử
chân chính; góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo [21, tr. 136], [72,
tr. 58-62].
1.1.2. Ý kiến của các cơ quan nghiên cứu và của các chủ thể lãnh
đạo, quản lý xã hội
- Theo tinh thần của Thông báo số 76-TW ngày 4-11-1994 của
BBTTƯ Đảng; Hướng dẫn số 36/HD-TW ngày 30-3-1995 của BDVTƯ;
Thông tư 01/TT/TGCP ngày 3-5-1995 của BTGCCP... thì sinh hoạt GĐPT
do GHPHVN quản lý là: "Sinh hoạt của bộ phận thanh thiếu niên con em gia
đình theo đạo Phật tự nguyện tham gia, được tu học giáo lý, đạo đức Phật giáo
ở trong chùa, tự, viện, niệm phật đường với sự bảo trợ giúp đỡ và chịu trách
nhiệm của vị sư trụ trì hoặc vị sư bảo trợ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam
ở cơ sở" [10, tr. 90-91]. Nội quy tạm thời hướng dẫn GĐPT của GHPGVN
năm 1999 (Phụ lục 19) xác định danh hiệu của GĐPT "Giáo hội Phật giáo
Việt Nam có trách nhiệm quản lý các đơn vị giáo dục thanh, thiếu, đồng niên
Phật tử lấy danh hiệu là Gia đình Phật tử do Ban Hướng dẫn Phật tử chuyên
trách"; với mục đích là "đào luyện thanh, thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật tử
chân chính. Góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội [63]. Ấn phẩm


12

"Một số vấn đề về tôn giáo..." của MTTQ Việt Nam lại cho rằng: "Gia đình
Phật tử là hình thức tập hợp Phật tử; chủ yếu là thanh thiếu niên; học tập giáo
lý, đạo đức do Giáo hội Phật giáo Việt Nam quản lý, trực tiếp do Ban Hướng
dẫn Gia đình Phật tử của Giáo hội chỉ đạo hướng dẫn hoạt động, với mục đích
đào tạo các Phật tử có phẩm hạnh" [125, tr. 41].

- Ở một số tư liệu khác như Đề tài KTN 93-07 của Viện Nghiên cứu
Thanh niên xem GĐPT là "một tổ chức thanh thiếu nhi Phật giáo, tập hợp các
tầng lớp tuổi trẻ cùng chung tín ngưỡng, không phân biệt giới tính, thành
phần, ngành nghề với mục đích giáo dục thanh thiếu nhi, chú trọng mặt đạo
đức tôn giáo và các hoạt động thanh niên" [12, tr. 20]; Đề tài KX 07-03 của
Viện Triết học lại quan niệm GĐPT là: "Hệ thống tổ chức nam nữ cư sĩ Phật
tử. Tổ chức này gồm các nam nữ cư sĩ trẻ tuổi từ 7 - 22 tuổi, được hướng dẫn
về giáo lý đạo Phật và sinh hoạt tập thể theo lứa tuổi... Tổ chức cư sĩ Phật tử
với mục đích là đào luyện thanh thiếu nhi thành Phật tử chân chính, góp phần
xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo và Phật tử chân chính" [118, tr. 209].
1.1.3. Ý kiến của tác giả luận án
Thông thường để đưa ra khái niệm về một tổ chức nào đó (tổ chức
chính trị, tổ chức xã hội...) thì chỉ cần dựa vào mục đích, tôn chỉ, nội quy,
điều lệ, đường hướng hoạt động của tổ chức đó. Thế nhưng khi bàn đến vấn
đề GĐPT thì khó có thể đưa ra một khái niệm vừa phản ánh đúng bản chất
của nó và vừa đúng với mọi hoàn cảnh lịch sử. Bởi vì, trong tiến trình phát
triển từ trước đến nay, GĐPT đã rất nhiều lần thay đổi, tu chỉnh nội quy, mục
đích, tôn chỉ (1951, 1954, 1967, 1970, 1973... 1999) và đường hướng hoạt
động của GĐPT trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể lại chịu sự tác động bởi
các xu hướng chính trị - xã hội khác nhau. Đặc biệt do sự tác động của những
xu thế khác nhau (xu thế dân tộc hóa, xu thế đa dạng hóa và hiện đại hóa, xu
thế thế tục hóa...), với các hoạt động đan xen (tôn giáo - phi tôn giáo, Đạo -


13

Đời và Đời - Đạo...) đã làm cho không khí của đời sống tôn giáo nói chung và
GĐPT nói riêng trở nên sôi động, phức tạp hơn. Do vậy, việc tìm hiểu nội
dung khái niệm GĐPT phải được xem xét trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể:
- Nếu chỉ dựa vào mục đích, tôn chỉ của Đoàn thanh niên Phật học Đức

dục, Gia đình Phật hóa phổ, Nội quy trình GĐPT (năm 1951) của Hội Phật
học thì có thể xem Gia đình Phật tử là một tổ chức giáo dục thanh thiếu niên
của Phật giáo, sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của một tổ chức Giáo hội
hợp pháp và luật pháp đương thời, với mục đích đào luyện thanh thiếu niên
tin Phật thành Phật tử chân chính.
- Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động do chịu sự tác động bởi các yếu
tố chính trị - xã hội nên "Gia đình Phật tử đã vượt biên giới gia đình để đi vào
xã hội" với phương châm hoạt động "Đạo phải ở trong Đời, phải phụng sự cõi
đời và Đời cũng phải ở trong Đạo..." [72, tr. 85-86]. Nghĩa là từ một "tổ chức
hoàn toàn giáo dục" [21, tr. 136], chỉ với mục đích "đào tạo thanh, thiếu,
đồng niên thành những Phật tử chân chính"; GĐPT còn đặt ra cho mình
nhiệm vụ "góp phần xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo" [46, tr. 5].
Trong giai đoạn từ năm 1954 đến năm 1975, hoạt động của GĐPT đã mang
tính chất của một Hội đoàn tôn giáo, một tổ chức thanh niên tôn giáo [72, tr.
90]. GĐPT lúc này không còn thuần túy là sinh hoạt của một "gia đình" mà
nó đã thực sự trở thành một Đoàn thể thanh niên Phật giáo - đặc biệt có lúc
còn đòi đổi danh hiệu GĐPT thành Đoàn thanh niên Phật tử Việt Nam [72, tr.
88-90]. Điều này được minh chứng trong ấn phẩm SỨ MỆNH GIA ĐÌNH PHẬT
TỬ của tác giả Lữ Hồ (xuất bản năm 1964): Đối với lịch sử thì "Gia đình Phật

tử chưa hề từ bỏ sứ mệnh lịch sử của mình... chưa từng từ bỏ sự đóng góp
bằng cân não, bằng xương máu vào cuộc phục hưng độc lập và thống nhất cho
dân tộc"; đối với đạo pháp thì "Gia đình Phật tử là hiếu tử của bổn sư... là lớp
đạo hữu trung kiên... là bức tường thành bảo vệ tín ngưỡng... là thế hệ đang


14

lên của Giáo hội"; đối với tổ chức thì "Gia đình Phật tử không từ chối mọi
việc tương trợ cần thiết cho sự sinh tồn của tổ chức" và "Giáo hội không có

Gia đình Phật tử là Giáo hội chết" [72, tr. 89-209]; đối với xã hội, GĐPT còn
đặt cho mình sứ mệnh đấu tranh giành độc lập, đấu tranh cho thống nhất, cho
hòa bình với quan niệm "là công dân của nước, cá nhân Phật tử có bổn phận
góp phần vào cuộc đấu tranh chính trị, ủng hộ chính quyền của dân và tham
gia chính đảng hợp chính nghĩa", bởi vì "chương trình giáo dục và xã hội
không dễ gì thực hiện được khi mà áp lực của chính trị và hoàn cảnh chiến
tranh ngày một tàn khốc. Phải hiểu chính trị để bảo tồn sức mạnh của phong
trào" [72, tr. 218-233]. Theo họ, để thực hiện các sứ mệnh trên thì "đoàn viên
Gia đình Phật tử phải phụng sự một nhiệm vụ kép là tín ngưỡng và Tổ quốc, tu
cho mình và hành cho người" và muốn thành công "phải tính chuyện củng cố
hàng ngũ sẵn có, phải lưu tâm nuôi dưỡng cho Gia đình Phật tử tồn tại vững
mạnh" [72, tr. 262-265]...
Rõ ràng xu thế thế tục hóa đã làm cho hoạt động của Phật giáo nói
chung, GĐPT nói riêng "dường như sôi động hơn, nhưng đã bị chia rẽ nhiều
hơn, phân tán hơn, phức tạp hơn, gắn với sự xoay vần của trần thế và diễn
biến theo tình hình của chính trị" [127, tr. 169]; nhiều khi các hoạt động đã
nhuốm màu sắc chính trị và "các thế lực chính trị - xã hội không ngần ngại lợi
dụng sự chuyển biến đầy phức tạp của tôn giáo, phục vụ cho ý đồ riêng tư" [127,
tr. 178]. Do vậy, trong giai đoạn này (1954 - 1975) có thể xem GĐPT là một
đoàn thể thanh thiếu niên Phật giáo, sinh hoạt trong khuôn khổ pháp lý của
một tổ chức Giáo hội hợp pháp và luật pháp đương thời với mục đích đào
luyện thanh thiếu niên tín đồ Phật giáo thành Phật tử chân chính, góp phần
phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội theo tinh thần Phật giáo.
- Vấn đề đặt ra hiện nay là danh hiệu, mục đích, tôn chỉ GĐPT được
quan niệm như thế nào? "Nội quy tạm thời Hướng dẫn GĐPT" của GHPGVN
(1999) xác định: Về danh hiệu của GĐPT "... Giáo hội Phật giáo Việt Nam có


15


trách nhiệm quản lý các đơn vị giáo dục thanh, thiếu, đồng niên Phật tử lấy
danh hiệu là Gia đình Phật tử do Ban Hướng dẫn Phật tử chuyên trách", và mục
đích của GĐPT là "đào luyện thanh, thiếu, đồng niên tin Phật thành Phật tử
chân chính; góp phần phụng sự đạo pháp và xây dựng xã hội" [63]. Tuy
nhiên, việc xác định mục đích như vậy là chưa thỏa đáng, vì không chỉ rõ việc
xây dựng xã hội đó là xã hội gì? Để giải quyết vấn đề này một cách hợp lý thì
nên căn cứ vào tư cách pháp nhân, mục đích, tổ chức và phương châm hoạt động
của GHPGVN (Tổ chức Phật giáo Việt Nam cả nước lấy danh hiệu là
GHPGVN; GHPGVN là tổ chức Giáo hội duy nhất của tăng ni, phật tử Việt
Nam, hoạt động trong khuôn khổ của Hiến pháp và pháp luật; mục đích hoạt
động là điều hòa hợp nhất các hệ phái Phật giáo Việt Nam tham gia xây dựng
bảo vệ Tổ quốc, phục vụ dân tộc góp phần xây dựng hòa bình an lạc cho thế
giới; phương châm hoạt động là "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa xã hội") [64,
tr. 4-6]...) để xác định danh hiệu và mục đích hoạt động của GĐPT. Khi đã
xác định GĐPT là một ngành hoạt động [62, tr. 9], là đơn vị giáo dục [63] của
GHPGVN; thì GĐPT phải hoạt động trong khuôn khổ pháp lý của tổ chức
Giáo hội hợp pháp (GHPGVN) và luật pháp hiện hành. Như vậy, theo chúng
tôi, có thể xem GĐPT là một phương thức giáo dục TTN của Phật giáo, sinh
hoạt trong khuôn khổ pháp lý của GHPGVN và luật pháp hiện hành, với mục
đích đào luyện TTN tin Phật thành Phật tử chân chính, góp phần phụng sự
đạo pháp và xây dựng xã hội theo phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ
nghĩa xã hội".
1.2. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG VÀ BẢN CHẤT, ĐẶC ĐIỂM CỦA GIA
ĐÌNH PHẬT TỬ

1.2.1. Tiến trình hoạt động của Gia đình Phật tử
1.2.1.1. Khái lược một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam
(giai đoạn 1930 đến nay) có liên quan đến vấn đề GĐPT



16

Phật giáo là một tôn giáo có bề dày lịch sử, luôn gắn bó với dân tộc
trong sự nghiệp dựng và giữ nước, trải qua nhiều cuộc thăng trầm, thịnh suy của
đất nước trong suốt gần 20 thế kỷ qua; đã trở thành một bộ phận không thể
tách rời của truyền thống tinh thần dân tộc. Trong phạm vi nghiên cứu của luận
án, chúng tôi không đi sâu giới thiệu lịch sử du nhập, phân tích những đóng góp
to lớn của Phật giáo cho đất nước trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội,
mà chỉ khái quát một số đặc điểm cơ bản của Phật giáo Việt Nam (PGVN)
trong những năm gần đây có liên quan, tác động đến hoạt động của GĐPT.
Đầu tiên phải nói đến sự đa dạng của PGVN; điều mà mà GS Đặng
Nghiêm Vạn đồng ý với nhận định trong cuốn Présence du Bouddhisme:
"Đạo Phật trên toàn thế giới, ta thấy tuy ở đâu cũng bám vào giáo lý của Phật,
nhưng cách hiểu và cách giải thích và nhất là sự thể hiện ra ở các nghi thức,
phương pháp tu hành thì rất khác nhau" [126, tr. 42].
PGVN nói chung cũng là một thực thể không thuần nhất; ở mỗi thời
đại, mỗi giai đoạn lịch sử và ở những khu vực, miền địa phương khác nhau, Phật
giáo mang những nét riêng rất đặc thù, phong phú và đa dạng [45, tr. 271]. Có
thể nói rằng: "Tính đa dạng là một thực tế khách quan cần lưu ý, và lại càng
cần lưu ý hơn, vì qua hai cuộc chiến tranh, không phải chỉ có phân rẽ về giáo lý,
mà còn phân rẽ về chính trị hay vì danh, vì lợi" [45, tr. 271]. Sự phân rẽ đó, như
GS Nguyễn Tài Thư đã nhận xét: "Tuy không quan trọng bằng vấn đề thế giới
quan và nhân sinh quan... nhưng đã gây ra sự ngộ nhận, nếu không được giải
quyết thỏa đáng thì chúng sẽ gây ra những trở ngại cho sinh hoạt bình thường
trong Phật giáo cũng như trong xã hội nói chung" [117, tr. 100]. Tìm hiểu những
đặc điểm chung, riêng của bức tranh trên chính là yêu cầu đặt ra cho việc nắm
được bản chất của vấn đề và xác định một thái độ, một phương pháp ứng xử
đúng đắn trong việc thực hiện chính sách tôn giáo nói chung, Phật giáo và
GĐPT nói riêng. Chính sách đó "không thể dừng lại ở cái nhìn tổng thể, mà



17

phải có những biện pháp cụ thể với từng miền, từng tôn giáo khác nhau;
không chỉ dưới góc độ chính trị mà cả dưới góc độ văn hóa, đạo đức..." [126,
tr. 114].
a) Giai đoạn 1930 đến 1954
Trong phong trào chấn hưng Phật giáo: Vào những năm 30 của thế
kỷ XX, một số nhà tu hành cùng với một số nhân sĩ trí thức có tinh thần dân
tộc và mến đạo, đã đứng ra vận động "Chấn hưng Phật giáo".
Về các tổ chức ở thời kỳ này có: Ở miền Nam có Hội Nam kỳ nghiên
cứu Phật học, Hội Tăng già Nam Việt (thành lập tháng 6/1951). Ở miền
Trung có An nam Phật học (thành lập năm 1932) và Hội này cũng đã sáng lập
ra tổ chức GĐPT. Cũng trong năm 1935, Phật học đường Báo Quốc được
thành lập; các tổ chức đoàn thể như Đoàn thanh niên Phật học Đức Dục, Gia
đình Phật hóa phổ, Đồng ấu Phật tử (các tổ chức tiền thân của GĐPT) lần
lượt ra đời và đã đào tạo nhiều nhà sư trí thức, hình thành một loạt tổ chức
mượn mẫu đoàn thể xã hội theo lứa tuổi. Ngoài ra còn có Hội tăng già Trung
Việt thành (thành lập năm 1949). Ở miền Bắc có Hội Phật giáo Bắc kỳ do ông
Nguyễn Năng Quốc (thành lập năm 1934); Hội chỉnh lý Tăng ni Bắc Việt do
nhà sư Tố Liên (thành lập năm 1949). Năm 1951, tại Huế các tổ chức Phật
giáo nói trên đã họp lập ra "Tổng hội Phật giáo Việt Nam" - đây được coi là
cuộc vận động thống nhất Phật giáo đầu tiên ở Việt Nam.
Trong giai đoạn này, bên cạnh hình thức tổ chức đạo Phật theo môn
phái truyền thống, thì đã xuất hiện một dạng tổ chức Giáo hội Phật giáo tác
động bởi các yếu tố chính trị - xã hội và thay đổi theo từng giai đoạn lịch sử
cụ thể. Trong thời kỳ này, thực dân Pháp cũng đã tìm nhiều cách, kể cả việc
lôi kéo thao túng một số nhân vật và tổ chức Phật giáo, để thực hiện mưu toan
tập hợp các lực lượng tôn giáo làm chỗ dựa chính trị [120]. Tuy vậy, đại bộ



18

phận tăng ni, Phật tử vẫn giữ nếp tu hành theo sơn môn, tông phái và tích cực
tham gia đóng góp sức người, sức của vào thắng lợi của công cuộc kháng
chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Đã có nhiều tăng ni, Phật tử tham gia tổ
chức Phật giáo cứu quốc như các cư sĩ Lê Đình Thám, Tôn Thất Tùng, Ngô
Điền, Ngô Thừa; nhiều chùa chiền là cơ sở hội họp, che giấu cán bộ Việt
Minh.
b) Thời kỳ 1954 - 1975
Đây là giai đoạn đất nước tạm thời bị chia cắt, tình hình Phật giáo hai
miền Nam - Bắc có sự phát triển khác nhau.
Phật giáo ở miền Bắc thuần nhất một hệ phái Đại thừa, sau năm 1954
đã hòa hợp trong một tổ chức thống nhất là Hội Phật giáo Thống nhất Việt
Nam cho đến ngày thống nhất Phật giáo cả nước vào năm 1981.
Trong lúc đó ở miền Nam, xét về mặt tổ chức thì nội bộ Phật giáo có
sự phân hóa đa dạng và phức tạp. Đó là sự ra đời của nhiều tổ chức, hệ phái
với nhiều hình thức và phương pháp tu hành khác nhau - với 22 hệ phái và
được chia thành 34 tổ chức, trong đó phải kể đến sự ra đời của Giáo hội Phật
giáo Việt Nam Thống nhất (GHPGVNTN) vào năm 1963. Tổ chức này đã tập
hợp được 11 hệ phái và tổ chức Phật giáo ở miền Nam thời bấy giờ.
GHPGVNTN có Hiến chương và lập ra Hội đồng Lưỡng Viện - đó là Viện
Tăng thống do Hòa Thượng Thích Tịnh Khiết làm Viện trưởng và Thượng tọa
Thích Trí Quang làm Chánh thư ký; Viện Hóa đạo do Thượng tọa Thích Tâm
Châu làm Viện trưởng.
Khách quan mà xét thì sau khi ra đời, GHPGVNTN tiếp tục vai trò
của Tổng hội Phật giáo Việt Nam trước đây trong việc tiếp tục chủ trương phát
động phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp Phật
giáo. Phong trào đấu tranh của Phật giáo chống Ngô Đình Diệm tuy tính chất
thuần túy tôn giáo, nhưng nhiều lúc nó cũng đã hòa quyện vào phong trào đấu



19

tranh cách mạng ở miền Nam. Điều này được khẳng định rõ trong bài phát
biểu của ông Lê Quang Vịnh (nguyên Trưởng ban Tôn giáo của Chính phủ):
"Cuộc đấu tranh này vừa có nội dung và mục tiêu Phật giáo đòi tự do, bình đẳng
tín ngưỡng tôn giáo và tự bảo vệ mình, vừa là một bộ phận của cuộc chiến đấu
chống đế quốc Mỹ và tay sai của nhân dân ta ở vùng đô thị tạm chiếm" [130,
tr.

5].

Còn theo tác giả Lê Cung: "Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm
1963 là một phong trào yêu nước của đồng bào theo đạo Phật... và là một bộ
phận của phong trào đô thị, phong trào của nhân dân miền Nam chống Mỹ Diệm" [18, tr. 291-295]. Và cũng thật không khách quan, không công bằng và
không biện chứng lịch sử nếu nói đến phong trào Phật giáo miền Nam mà
không nhắc đến vai trò của các huynh trưởng và đoàn sinh GĐPT trong quá
trình đấu tranh chống chế độ ngụy quyền ở miền Nam - đặc biệt đáng chú ý là
vai trò của sinh viên Phật tử. Có thể nói, đây là lực lượng xung kích trong
cuộc đấu tranh đòi tự do, bình đẳng tín ngưỡng tôn giáo. Trong bối cảnh
chính trị - xã hội đó, nhiều đoàn thể Thanh niên Phật tử được thành lập, như
Đoàn thanh niên cứu nguy Phật giáo, Thanh niên Tăng đoàn Việt Nam, Thanh
niên đoàn Quốc Tuệ, Việt Nam thanh niên ái quốc đoàn. Các đoàn thể này
cũng đã "góp phần vào việc làm sụp đổ chế độ Ngô Đình Diệm, từng bước
đánh bại bọn xâm lược và tay sai, biểu hiện ý thức dân tộc, lòng yêu nước của
đông đảo tăng ni tín đồ Phật giáo" [18, tr. 263].
Trở lại vấn đề các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở miền Nam trước năm
1975, có thể nhận xét rằng, trong phong trào "Chấn hưng Phật giáo", do những
nguyên nhân lịch sử nhất định khiến cho phong trào Phật giáo nước ta rất đa

dạng và nhiều lúc "Phật giáo canh tân mang tính chất hội đoàn xã hội cho nên
vấn đề tổ chức trở nên quan trọng hơn vấn đề giáo lý" [71, tr. 227]. Vấn đề
này phản ánh một thực tế là sự ra đời của các chi phái, hệ phái nhỏ không chỉ
vì nguyên nhân giáo lý, pháp môn tu hành, mà còn chịu sự tác động của xu


20

hướng chính trị - xã hội. Điều này được phản ánh trong lời thừa nhận của Hòa
thượng Thích Mật Thể: "Ôi tinh thần Phật giáo đến đây hầu như đã tuyệt
diệt", "40 năm cố gắng chưa đưa được tăng giới Việt Nam ra khỏi tình trạng
suy đồi" [45, tr. 247]. Nếu trước thế kỷ XX, Phật giáo nước ta tuy có sự
không thống nhất về tư tưởng giáo lý, nhưng lại không dẫn đến mâu thuẫn về
tổ chức. Trái lại, qua quá trình "Chấn hưng Phật giáo" tuy có sự thống nhất
về tư tưởng giáo lý, nhưng sự không thống nhất về tổ chức ngày càng biểu
hiện đa dạng và phức tạp. Đặc biệt là sự:
Không tương đương với sự hòa đồng trong pháp môn tu hành,
các tăng ni miền Nam xuất thân từ các miền, giáo hội, tông phái,
pháp môn khác nhau - những phân biệt trên mang tính hình thức
nhiều hơn giáo học - vẫn còn những tình cảm nhất định với xuất xứ
của mình, tạo xu hướng địa phương cục bộ bản vị trong nội bộ tăng
đoàn [45, tr. 263].
Sau năm 1963, sự tác động của yếu tố chính trị - xã hội càng thể hiện
rõ nét trong các tổ chức Phật giáo ở miền Nam - trong đó phải kể đến hoạt
động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thống nhất. GHPGVNTN ra đời từ
phong trào đấu tranh chống chế độ độc tài Ngô Đình Diệm đàn áp Phật giáo
đó đã tập hợp được nhiều hệ phái và nhiều tổ chức, môn phái Phật giáo ở
miền Nam. Là tổ chức mạnh nhất, chi phối các hoạt động của Phật giáo các
tỉnh miền Nam, song nội bộ của nó cũng có những mâu thuẫn - nhất là trong
hàng giáo phẩm lãnh đạo: "Một bộ phận tăng ni và một vài tổ chức đã bị chi

phối bởi khuynh hướng chính trị xa rời dân tộc, thoát ly truyền thống hòa
nhập, đoàn kết của Phật giáo Việt Nam" [69, tr. 232-233]. Điều này cho thấy
rằng tuy "tổ chức tôn giáo không phải là bản chất tôn giáo", nhưng "tổ chức
phụ thuộc vào tập thể lãnh đạo ở đấy có những khuynh hướng khác nhau, đấu
tranh với nhau. Tất nhiên ý đồ phụ thuộc vào người đứng đầu" [127, tr. 182].


21

Đây là điểm mà các thế lực chính trị luôn tìm cách lợi dụng để phục vụ cho ý
đồ riêng tư.
Hệ quả của sự phân hóa của GHPGVNTN đã cho ra đời tổ chức "Phật
giáo Ấn Quang" và "Phật giáo Việt Nam quốc tự". Năm 1972 - 1973 do âm mưu
thâm độc của Mỹ - Ngụy, chính nhóm "GHPGVNTN Ấn Quang" lại bị chia
rẽ phân tranh, nồi da xáo thịt. Trong cuộc phân hóa này, một bộ phận vẫn giữ
lập trường dân tộc và đạo pháp, tỏ rõ thái độ dứt khoát chống đế quốc Mỹ và
tay sai, yêu cầu chấm dứt chiến tranh xâm lược, ủng hộ độc lập hòa bình, hòa
hợp dân tộc [130, tr. 3]; một bộ phận bị Mỹ - Ngụy lôi kéo, lợi dụng và một
bộ phận không nhỏ khác bị tác động chi phối theo đường lối trung lập. Sự
phân hóa này cũng đã tác động rất lớn đến tổ chức, đội ngũ đoàn sinh và
huynh trưởng GĐPT.
c) Thời kỳ 1975 đến nay
Sau năm 1975 nước nhà độc lập, thống nhất, hòa bình; giang sơn thu
về một mối. Trong bối cảnh đó, nguyện vọng của đồng bào Phật tử và của các
tổ chức Giáo hội đương thời (bao gồm Hội Phật giáo Thống nhất Việt Nam ở
miền Bắc và Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất ở vùng tạm chiếm cũ
miền Nam; Ban liên lạc Phật giáo yêu nước chủ yếu từ vùng giải phóng trở
về, cùng một số sơn môn, tông phái khác) là sớm hòa hợp thống nhất Phật
giáo trong cả nước. Tuyệt đại bộ phận tăng ni tín đồ GHPGVNTN (Ấn
Quang) nói riêng; các tổ chức, hệ phái Phật giáo ở miền Nam nói chung đã

hăng hái, tự nguyện tham gia công cuộc đại thống nhất Phật giáo. Hơn thế,
chân lý và luật pháp nước ta quy định:
Tất cả hình thức tổ chức tồn tại hợp pháp ở vùng địch
chiếm, dưới chế độ cũ, đương nhiên bị giải thể và xóa bỏ, cùng với
sự sụp đổ của ngụy quyền; tổ chức nào muốn hoạt động lại phải
được phép của Nhà nước trong chế độ mới. Xét vì Giáo hội Phật


22

giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang) cũ vốn là tổ chức Phật giáo
từng được một bộ phận nhân dân là đông đảo tăng ni tín đồ Phật tử
ở vùng tạm chiến nhìn nhận, lại có tinh thần dân tộc, có công tích
đóng góp đấu tranh chống đế quốc và tay sai, nên tổ chức này
không mất đi mà vẫn tiếp tục hòa nhập, tồn tại và phát huy trong
một tổ chức Phật giáo lớn hơn, đoàn kết thống nhất các tổ chức, hệ
phái và tăng ni tín đồ của cả nước [130, tr. 1].
Trên tinh thần đó kể từ ngày 4 - 7/11/1981 Hội nghị đại biểu thống
nhất Phật giáo vẫn được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của 165 đại biểu
tăng ni Phật tử, đại diện cho 9 tổ chức và hệ phái Phật giáo trong cả nước về
dự. Hội nghị đã thống nhất Phật giáo trên nguyên tắc "thống nhất ý chí và
hành động, thống nhất lãnh đạo và tổ chức, tuy nhiên các truyền thống hệ phái
cũng như các pháp môn và phương tiện tu hành đúng chánh pháp đều được
tôn trọng và duy trì...". Hội nghị đã thông qua Hiến chương và lấy tên là Giáo
hội Phật giáo Việt Nam. Đây là sự kiện trọng đại trong lịch sử PGVN, nó đáp
ứng tình cảm, nguyện vọng tha thiết của tăng ni, Phật tử cả nước; đồng thời
tạo điều kiện hơn bao giờ hết cho PGVN tiếp tục phát huy truyền thống gắn
bó với dân tộc để "hộ trì hoàng dương Phật pháp, phục vụ Tổ quốc Việt Nam
xã hội chủ nghĩa, góp phần đem lại hòa bình an lạc cho thế giới" [62, tr. 4-5].
Về nguyên tắc và đường lối thì "Giáo hội Phật giáo Việt Nam là tổ chức Giáo

hội duy nhất đại diện cho tăng ni, Phật tử Việt Nam" và "Giáo hội Phật giáo
Việt Nam hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật của nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam" [62, tr. 4-5].
Kể từ ngày thống nhất Phật giáo cả nước đến nay GHPGVN đã qua 5 lần
Đại hội (1981, 1987, 1992, 1997, 2002). Kể từ đó đến nay, GHPGVN thật sự
là ngôi nhà chung đại hòa hợp, đại thống nhất, đại biểu chân chính của tất cả
hệ phái, tông môn và tăng ni cư sĩ Phật giáo trong, ngoài nước. Cũng với
đường hướng hành đạo theo phương châm "Đạo pháp - Dân tộc - Chủ nghĩa


23

xã hội"; GHPGVN đã làm được nhiều việc lợi đạo ích đời, làm cho PGVN
ngày càng xứng đáng là một tôn giáo của sự từ bi và trí tuệ với giáo lý vô ngã
vị tha, cứu khổ độ sinh của nhà Phật, thực hiện tinh thần nhập thế của PGVN;
vận động tăng ni, Phật tử trong cả nước tích cực tham gia vào các hoạt động
xã hội, tham gia công tác xóa đói giảm nghèo; vận động cứu trợ nhân đạo,
giúp đỡ người già cả neo đơn, trẻ em mồ côi... Tất cả những điều đó thể hiện
PGVN là một tôn giáo luôn gắn đạo với đời, sát với thực tế và luôn đồng hành
với dân tộc, là một tôn giáo có truyền thống yêu nước gắn bó với dân tộc.
Những thành tựu Phật sự nói trên vừa chỉ rõ Phật tử Việt Nam thật sự chứng
tỏ là một lực lượng công dân to lớn, đã hăng hái đóng góp xứng đáng vào
công cuộc đổi mới đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; vừa thuyết minh sự
sáng suốt của chính sách của Đảng và Nhà nước ta trước sau như một là luôn
tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhân dân; đảm bảo
mọi sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật; đồng thời chăm lo phát triển kinh tế để
ngày càng nâng cao đời sống cho nhân dân; tạo điều kiện cho đồng bào và các
chức sắc tôn giáo trong đó có tăng ni, Phật tử Việt Nam thực hiện tốt ước
nguyện tu hành của mình và làm tròn nghĩa vụ của công dân đối với Tổ quốc.
Tuy vậy, bên cạnh các thành tựu Phật sự nói trên, thời gian qua một số

vị tăng ni, cư sĩ lợi dụng danh nghĩa của GHPGVNTN (Ấn Quang) và cả một
số tác nhân ngoại hộ, vẫn còn những ngộ nhận, cố chấp. Biểu hiện của sự cố
chấp, ngộ nhận đó là các hoạt động của số tăng ni, cư sĩ cực đoan nhằm phục
hồi GHPGVNTN; công khai đả kích, nói xấu GHPGVN; bịa đặt và vu cáo Đảng
và Nhà nước ta vi phạm quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo; tích cực đẩy mạnh
các hoạt động Phật sự bất hợp pháp nhằm khuếch trương lực lượng, giành giật
và lôi kéo các tăng ni, Phật tử. Những hoạt động đó đã làm cho mâu thuẫn
trong Giáo hội - giữa Giáo hội hợp pháp (GHPGVN) và nhóm Tăng đoàn
(Giáo hội bất hợp pháp) - ngày càng trở nên phức tạp và gay gắt. Sự phân hóa


24

trong nội bộ của Phật giáo không chỉ gây phương hại đến các hoạt động Phật
sự; mà còn ảnh hưởng không tốt đến sự đoàn kết nhân dân, ổn định chính trị
xã hội ở địa phương. Nhiều lúc, nhiều nơi đã xảy ra các vụ việc và những:
"Vụ việc không phải dừng lại trong phạm vi tôn giáo, mà đã tổ chức thành
chống phá về chính trị và pháp luật. Các đương sự đã vọng ngữ và vọng động,
trắng trợn bộc lộ ý đồ và thủ đoạn hòng lật đổ chế độ và nhà nước ta, phá vỡ
cuộc sống ổn định chính trị - xã hội, an cư lạc nghiệp của nhân dân ta" [130, tr.
6]. Những vụ việc đó được phản ánh một cách rõ rệt trong "điểm nóng" Phật
giáo ở Thừa Thiên - Huế vào các năm 1992, 1993, 1994. Những hành vi của một
số người bất mãn đó đã được các thế lực phản động ở nước ngoài lợi dụng để
chia rẽ Phật giáo và chống phá đất nước. Đặc biệt gần đây, ngày 19-11-2003, Hạ
nghị viện Mỹ đã bỏ phiếu thông qua Nghị quyết H.Res. 427 và ngày 20-11-2003
Nghị viện châu Âu thông qua nghị quyết về cái gọi là "Tình hình tự do tôn giáo
tại Việt Nam". Các nghị quyết đó đã xuyên tạc chính sách và thực tiễn về tự
do tôn giáo ở Việt Nam, trong đó có nội dung vu cáo Chính phủ Việt Nam
đàn áp, bắt giam và ngăn cản các hoạt động của cái gọi là "Giáo hội Phật
giáo Việt Nam thống nhất". Những hoạt động này chỉ là sự lặp đi, lặp lại con

bài "tự do tôn giáo và nhân quyền" mà họ từng sử dụng để tạo nguyên cớ can
thiệp vào công việc nội bộ của nước khác. Ngày 25-11-2003, Quốc hội nước
Cộng hòa XHCN Việt Nam cũng đã ra tuyên bố chỉ rõ: Các nghị quyết nói
trên xuyên tạc chính sách và thực tiễn về tự do tôn giáo ở Việt Nam dựa trên
những thông tin sai lệch do một số phần tử cực đoan lợi dụng chiêu bài tôn
giáo vì mục đích chính trị, bóp méo lịch sử hình thành của Giáo hội Phật giáo
Việt Nam sau khi đất nước được thống nhất; cái gọi là "Giáo hội Phật giáo
Việt Nam thống nhất" hiện nay chỉ là tập hợp của một nhóm người nuôi
dưỡng những động cơ chính trị chống lại lợi ích dân tộc và thể hiện tham
vọng cá nhân. Có thể nói rằng, sự phân hóa trong nội bộ Giáo hội Phật giáo
như đã trình bày đã kéo theo sự phân hóa phức tạp trong hàng ngũ đoàn sinh,


25

huynh trưởng GĐPT và gây nên tâm lý hoang mang trong nhận thức của TTN
tín đồ Phật giáo, gây mất ổn định chính trị - xã hội. Đây chính là vấn đề mà
luận án quan tâm nghiên cứu.
Tóm lại, tính đa dạng của Phật giáo Việt Nam là một thực tế khách quan
cần lưu ý - đó không chỉ là nét đặc thù của Phật giáo Việt Nam, mà còn là nét
đặc thù của tổ chức GĐPT. Phó giáo sư Nguyễn Duy Hinh trong công trình
nghiên cứu của mình cũng đã nhấn mạnh vấn đề này: "Khi nghiên cứu và ứng
xử với Phật giáo nước ta hiện nay, không thể không nhận thức đầy đủ chỗ đồng
và bất đồng trong phong trào tôn giáo vốn lâu đời gắn bó với dân tộc" [71, tr.
229]. Đặc biệt, những khác biệt lịch sử như thế lại rất dễ bị những kẻ đội lốt
tôn giáo lợi dụng để phục vụ cho những ý đồ xấu. Điều này không chỉ đưa lại
những tổn hại cho phong trào Phật giáo, cho dân tộc; mà còn gây mất ổn định
chính trị - xã hội của đất nước. Tìm hiểu những đặc điểm chung, riêng của
bức tranh trên chính là yêu cầu đặt ra cho việc hiểu, để xác định một thái độ,
một thế ứng xử đúng đắn đối với Phật giáo nói chung và GĐPT nói riêng [45, tr.

232].
1.2.1.2. Hoạt động của Gia đình Phật tử qua các giai đoạn
a) Vài nét về hoàn cảnh ra đời của Gia đình Phật tử
Vào những năm 30 - 40 của thế kỷ XX, trong bối cảnh đất nước bị nô
lệ, nhân dân mất tự do, văn hóa dân tộc bị nô dịch; một số tăng ni, cư sĩ yêu
nước đã đứng ra tổ chức các đoàn thể thanh niên Phật tử để xây dựng lý
tưởng: "Tinh thần Dân tộc và Đạo pháp trong hàng ngũ thanh niên tin Phật;
để chống lại văn hóa nô dịch mất gốc được thực dân Pháp thực hiện nhằm phá
tan tinh thần yêu nước, yêu quê hương, yêu giống nòi của dân tộc Việt Nam"
[53, tr. 140]. Mục đích hoạt động ban đầu của các đoàn thể thanh niên Phật tử
được xác định là nhằm chống lại "sự đồng hóa của nền văn hóa ngoại lai" [ 53,
tr. 140], khắc phục hiện trạng đạo đức suy đồi với "thảm họa khủng hoảng


×