Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

DE TAI BAO CAO THUC TAP VE GIA THANH TAI CONG TY CO PHAN MIA DUONG SONG CON NGHE AN 2016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (754.29 KB, 59 trang )



Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA: KINH TẾ

ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

Giáo viên hướng dẫn:

NGUYỄN THỊ HẠNH DUYÊN

Họ và tên sinh viên:

TRƯƠNG THỊ DUYÊN

Lớp quản lý:

K53B1-LT; Ngành: KẾ TOÁN

Mã số sinh viên:

145D3403015013

Nghệ An, Tháng 04 năm 2016
Báo cáo thực tập tốt nghiệp


1

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH
KHOA: KINH TẾ

TRƯƠNG THỊ DUYÊN

ĐƠN VỊ THỰC TẬP:

CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON

ĐỀ TÀI:
KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH
GIÁ THÀNH SẢN PHẨM

NGÀNH : KẾ TOÁN

Nghệ An, Tháng 04 năm 2016
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

2


TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................................................01

1. Tính cấp thiết của đề tài..............................................................................................................01
2. Mục tiêu nghiên cứu: .......................................................................................................................02

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ......................................................................................02
4. Phương pháp nghiên cứu: ..............................................................................................................02
5. Kết cấu báo cáo: .................................................................................................................................02
PHẦN THỨ NHẤT: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN MÍA ĐƯỜNG SÔNG CON TÂN KỲ: .................................................................................03

1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công Ty CP mía đường Sông Con: ........03
1.1.1 Quá trình hình thành..................................................................................................................03
1.1.2 Quá trình phát triển.. ................................................................................................................03
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần mía
đường Sông Con.......................................................................................................................................05
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh kinh doanh: .....................................05
1.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ: ...........................................................................................................05
1.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh: ......................................................................................................05

1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chế biến: ......................................06
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất: ......................................................................................................06
1.2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm: ......................................................................06
1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty cổ phần mía đường Sông
Con.................................................................................................................................................................08
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy.............................................................................................................08
1.2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban: ............................................................................................09
1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công Ty cổ phần mía đường Sông
Con. ...............................................................................................................................................................11
1.3.1 Phân tích tình hình Nguồn vốn và Tài sản hiện có: .................................................11
1.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính: .........................................................................................13
1.4 Tình hình tổ chức bộ kế toán tại Công ty cổ phần mía đường Sông Con: ............14

1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán..................................................................................................... 14
1.4.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán: ...........................................................................14
1.4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ…...................................................................................................15
1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng............................................................................................................17

1.4.2.1. Chế độ chứng từ .................................................................................................................17
1.4.2.2 Chế độ sổ sách, báo cáo........................................................................................................17
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

3

TT


Trường Đại học Vinh




Khoa kế toán

PHẦNTHỨ HAI: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN
XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
SÔNG CON ...............................................................................................................................................19

2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại công ty cổ
phần mía đường Sông Con .................................................................................................................19
2.1.1 Đặc điểm............................................................................................. ..........................................19
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất................................................................... ..................................19
2.1.3 Đối tượng, phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành giá thành
sản phẩm …………................................ ..................................................................................................20
2.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành giá thành sản
phẩm…………………………................................. .....................................................................................20
2.1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm...................21
2.1.3.3 Kỳ tính giá thành sản phẩm.......... ......................................................................................21
2.2 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất tại Công ty CP mía đường Sông Con.................21
2.2.1 Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp (Chi phí NVLTT) ................................19
2.2.1.1 Nội dung…………................................. .................................................................................... 21
2.2.1.2 Chứng từ sử dụng............................... .................................................................................... 22
2.2.1.3 Tài khoản sử dụng............................. .................................................................................... 23
2.2.1.4 Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp...................... 23
2.2.2 Kế toán chi phí nhân công trực tiếp (Chi phí NVLTT) ............................................30
2.2.2.1 Nội dung…………................................. .................................................................................... 30
2.2.2.2 Chứng từ sử dụng............................... .................................................................................... 30
2.2.2.3 Tài khoản sử dụng............................. .................................................................................... 30
2.2.2.4 Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí nhân công trực tiếp............................... 30

3.2.3 Hạch toán chi phí sản xuất chung (chi phí SXC) ..............................................38

2.2.3.1 Nội dung…………................................. .................................................................................... 38
2.2.3.2 Chứng từ sử dụng............................... .................................................................................... 38
2.2.3.3 Tài khoản sử dụng............................. .................................................................................... 39
2.2.3.4 Hạch toán chi tiết và tổng hợp chi phí sản xuất chung……….............................. 39

2.3 Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang
cuối kỳ.........................................................................................................................................................44
2.3.1 Tập hợp chi phí sản xuất để tính giá thành sản phẩm.................................................44
2.3.2 Kế toán đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ...................................................................44
2.4 Kế toán tính giá thành sản phẩm tại công ty Cổ phần mía đường Sông
Con................................................................................................................................................................44
2.5 Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

4

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

thành sản phẩm công ty CP mía đường Sông Con...........................................................49
2.5.1 Đánh giá về thực trang công tác kế toán chi phí sản xuất và ính giá thành sản
phẩm tại công ty cổ phần mía đường Sông Con.......................................................................48
2.5.2 Ưu điểm và hạn chế trong công tác kế toán của công ty cổ phần mía đường
Sông Con……………………………………………………………………….........................................50

2.5.2.1: Ưu điểm……………………………………………………………..........................................50
2.5.2.2 Hạn chế…………………………………………………………….............................................50
2.5.3 Giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm của Công ty cổ phần mía đường Sông
Con.................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO………………………………………………...........................................55

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CP:
SX & KD:
TSNH:
TSDH:
NV:
VCSH:
NPT:
TS:
TSCĐ:
KQKD:
LNTT:
HTK:
TK:
CPNVLTT
CPNCTT:
CPSXC:
CPSXKDD:
CCDC:
BHXH:
KPCĐ:
BHYT:
BHTN:

CNSX:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Cổ phần
Sản xuất và kinh doanh
Tài sản ngắn hạn
Tài sản dài hạn
Nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu
Nợ phải trả
Tài sản
Tài sản cố định
Kết quả kinh doanh
Lợi nhận trước thuế
Hàng tồn kho
Tài khoản
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang.
Công cụ dụng cụ.
Bảo hiểm xã hội
Kinh phí công đoàn
Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm thất nghiệp
Công nhân sản xuất

5


TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài:
Trong nền kinh tế thị trường Việt Nam trong những năm gần đây đã có những
bước tiến vượt bậc về cơ chế quản lý, cơ chế cạnh tranh, để tồn tại và phát triển
giữa các doanh nghiệp diễn ra có tính chất thường xuyên và mang tính khốc liệt.
Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải tổ chức quản lý sản xuất một cách khoa học
và hợp lý, nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ giá thành sản xuất, nâng cao
khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Từ thực tế đó nhu cầu quản lý quá trình sản
xuất kinh doanh của từng doanh nghiệp ngày càng trở nên quan trọng và quyết định
đến sự thành bại của doanh nghiệp.
Để quản lý tổ chức sản xuất kinh doanh một cách khoa học và hợp lý, đòi hỏi
các doanh nghiệp phải có những thông tin chi tiết, chính xác về những hoạt động
kinh doanh và đặc biệt là thông tin kế toán. Chất lượng của thông tin kế toán có vai
trò quan trọng đến chất lượng quyết định kinh doanh của doanh nghiệp, trong đó
đặc biệt quan trọng là những thông tin về chi phí, giá thành và kết quả kinh doanh
của doanh nghiệp. Đây cũng là những chỉ tiêu kinh tế quan trọng, có liên quan chặt
chẽ với nhau. Việc tính đúng tính đủ chi phí, xác định chính xác giá thành từng loại
sản phẩm và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp có ý nghĩa hết sức quan trọng,
giúp các nhà quản lý đưa ra các quyết định đúng đắn trong kiểm soát chi phí và
quyết định kinh doanh.
Trong những năm qua Công ty CP mía đường Sông Con không ngừng cải thiện

quy trình sản xuất và tiêu thụ, nâng cao chất lượng sản phẩm, không ngừng nâng
cao năng suất lao động, tiết kiệm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Đồng
thời Công ty đã chú trọng đến công tác tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm,
đây là một vấn đề cơ bản gắn chặt với kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Là một trong những phần hành quan trọng của công tác kế toán tại các doanh
nghiệp sản xuất đó là công tác “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phẩm” với chức năng giám sát, tập hợp chi phí sản xuất, phản ánh trung thưc,
đầy đủ, kịp thời về các khoản chi phí sẽ giúp cho lãnh đạo doanh nghiệp, phân tích
đánh giá được tình hình sản xuất, dự toán chi phí, tình hình sử dụng tài sản, vật tư
lao động, tiền vốn…. đúng kế hoạch đề ra ban đầu hay không. Từ đó đưa ra các
chiến lược kịp thời nhằm hạ giá thành sản phẩm mà vẫn đảm bảo được chất lượng
sản phẩm tạo sự phát triển bền vững cho doanh nghiệp.
Trên cơ sở kiến thức bản than tiếp thu tích lũy được trong quá trình học tập
tại trường, và những kinh nghiệm thực tiễn học hỏi được trong quá trình thực tập tại
công ty Cổ phần mía đường Sôn Con, cùng với sự hướng dẫn tận tình của giáo viên
Th.Sỹ Nguyễn Thị Hạnh Duyên cùng với sự giúp đỡ của các anh chị trong Phòng
kế toán đã tạo điều kiện cho Tôi lựa chọn đề tài “Kế toán tập hợp chi phí sản xuất
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

6

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán


và tính giá thành sản phẩm” và hoàn thành bản báo cáo thực tập tốt nghiệp của
mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
- Đánh giá tổng quan về công tác kế toán tại công ty Cổ phần mía đường Sông
Con.
- Tìm hiểu và phân tích thực trạng về công tác kế toán chi phí sản xuất và tính
giá thành sản phẩm tại công ty CP mía đường Sông Con.
- Đánh giá thực trạng công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm tại công ty CP mía đường Sông Con, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện kế
toán nói chung và kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công ty CP
mía đường Sông Con.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Công tác kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản
phẩm tại Công ty CP mía đường Sông Con.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về tình hình hoạt động kinh doanh của tại Công ty CP mía đường Sông Con
trong 02 năm gần đây và quý I năm 2016.
+ Về công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm dựa
trên tài liệu kế toán quý I năm 2016 (tháng 3 năm 2016)
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các tài liệu, kết quả có sẵn ở công ty, các
giáo trình, chuyên đề, khóa luận tốt nghiệp;
- Phương pháp thu thập số liệu;
- Phương pháp công cụ thống kê;
- Phương pháp công cụ phân tích kinh tế.
5. Kết cấu báo cáo:
- Ngoài phần mở đầu, báo cáo thực tập tốt nghiệp được bố cục thành hai
phần:
Phần thứ nhất: Tổng quan về công tác kế toán tại công ty CP mía đường Sông
Con.

Phần thứ hai: Thực trạng công tác kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá
thành sản phẩm tại Công ty CP mía đường Sông Con.

PHẦN THỨ NHẤT:
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

7

TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA
ĐƯỜNG SÔNG CON
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần mía đường
Sông Con
1.1.1 Quá trình hình thành
Công ty cổ phần mía đường Sông Con là một doanh nghiệp Nhà nước hạch toán
độc lập, trực thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An. Tiền
thân là một phân xưởng sản xuất đường của Nhà máy đường Sông Lam (Hưng
Nguyên – Nghệ An) được thành lập năm 1970. Sau đó sơ tán lên huyện Tân Kỳ, sát
nhập với Xí nghiệp sản xuất rượu Tân Kỳ thành lập Xí nghiệp Đường rượu Sông
Con – Tân Kỳ. Đến năm 2001 được đổi tên thành Công ty mía đường Sông Con,
hoạt động theo Quyết định thành lập doanh nghiệp số 2466/QĐ-UB ngày
28/12/1992 của UBND tỉnh Nghệ An; Giấy phép kinh doanh số 106713 ngày

26/12/1993 do trọng tài kinh tế tỉnh Nghệ An cấp.
Căn cứ Nghị định số 187/2004/NĐ-CP vào ngày 16/11/2004 của Chính phủ về
việc chuyển doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ Phần; Sau khi thực hiện
xong các bước thẩm định giá trị doanh nghiệp Nhà nước thành công ty Cổ Phần
Căn cứ Thông tư số 126/2004/TT - BTC ngày 24/12/2004 về hướng cần thực hiện
Nghị định số 187/2004/NĐ - CP ngày 16/11/2004 của chính phủ chuyển Công ty
Nhà nước thành Công ty Cổ phần.
Ngày 18/10/2006 của Uỷ ban nhân dân tình Nghệ An đã ra quyết định số 3724
QĐ/ UBND - ĐMDN về việc phê duyệt phương án cổ phần hoá. Chuyển công ty
Mía đường Sông Con thành Công ty Cổ Phần Mía đường Sông Con .
Hình thức cổ phần hoá: Bán toàn bộ 100% vốn Nhà nước tại Doanh nghiệp cho
các nhà đầu tư.
Hiện nay trụ sở chính của Công ty đặt tại: Khối 5 - Thị trấn Tân Kỳ – Huyện
Tân Kỳ – Tỉnh Nghệ An. Ngành nghề kinh doanh là chế biến đường, cồn, bia hơi và
phân vi sinh từ nguyên liệu chính là cây mía và các phụ phẩm của sản xuất đường.
1.1.2 Quá trình phát triển
Công ty mía đường Sông Con nằm ở vùng trung du phía tây tỉnh Nghệ An, có
vùng nguyên liệu trải dài ba huyện Tân Kỳ - Đô Lương – Yên Thành về diện tích
đất đai rộng lớn, loại đất Bazan phù hợp cho phát triển cây công nghiệp ngắn ngày
như cây mía. Lợi thế này đã tạo điều kiện cho Công ty phát triển vùng nguyên liệu
mía cho sản xuất đường. Thực hiện mục tiêu không ngừng đổi mới phát triển sản
xuất, trong những năm qua Công ty đã mở rộng vùng nguyên liệu, đầu tư vốn cho
bà con nông dân 3 huyện phát triển diện tích trồng mía và cung cấp những loại
giống mới có năng suất cao, chất lượng đường tốt cho nông dân.
Cùng với việc phát triển vùng nguyên liệu Công ty đã từng bước đầu tư nâng
công suất giây chuyền sản xuất đường: Ban đầu công suất chỉ 15 tấn mía/ngày (sản
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

8


TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

xuất chủ yếu đường phên) lên 30 tấn mía/ngày năm 1980. Đến năm 1990 xây dựng
nhà máy công suất 100 tấn mía ngày, năm 1995 Công ty tiếp tục đầu tư nâng công
suất lên 200 tấn mía/ngày.
Năm 1999 Công ty thực hiện dự án đầu tư xây dựng mới dây chuyền sản xuất
theo công nghệ hiện đại công suất 1,250 tấn mía/ngày, thiết bị đồng bộ do Tây Ban
Nha cung cấp và theo công nghệ sản xuất đường của Cu Ba (một nước có truyền
thống về phát triển mía đường). Tổng số vốn đầu tư 230 tỷ đồng. Đây là công trình
trọng điểm của Tỉnh, nằm trong chương trình 1 triệu tấn đường/năm của Chính Phủ
được sử dụng vốn ODA hỗn hợp của vương quốc Tây Ban Nha. Tháng 3/2001 dây
chuyền đã lắp đặt xong và đi vào sản xuất ổn định, mang lại hiệu quả cao về mặt
kinh tế cũng như về mặt xã hội. Ngoài ra Công ty còn mở rộng sản xuất một số mặt
hàng như : Cồn, bia hơi, phân vi sinh.
Vụ ép 2014-2015 thực hiện QĐ 26/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc
các nhà máy đường có thể mở rộng nâng công suất dây chuyền chế biến trên cơ sở
đảm bảo vùng nguyên liệu. Công ty đã đầu tư hơn 100 tỷ đồng nâng công suất chế
biến từ 2.500 tấn/ngày lên 3.000 tấn/ ngày. Vừa nâng công suất chế biến thì nhà
máy phải đối mặt với tình hình mở rộng vùng nguyên liệu mía.
Công ty CP mía đường Sông Con sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường
mặc dùng gặp rất nhiều khó khăn về vốn, nhưng sản phẩm vẫn đảm bảo về cạnh
tranh trên thị trường (sản phẩm của Công ty chủ yếu tiêu thụ ở các thành phố lớn và
các tỉnh như: Nghệ An, Hà Tĩnh, Huế, Đông Hà - Quảng Trị, và Nam Định, Hà nội,

Hải Phòng, Bắc Giang, …). Tuy nhiên với sự đoàn kết nhất trí cao của Lãnh đạo và
cán bộ công nhân viên trong Công ty, Công ty đã ngày càng phát triển có hiệu quả
kinh doanh năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể ta có thể xem xét kết quả hoạt động
sản xuất kinh doanh của Công ty qua một số chỉ tiêu chủ yếu sau:
Bảng 1.1: Tình hình hoạt động của công ty qua 3 năm như sau:
Chỉ tiêu

ĐVT

2013

2014

2015

Sản lượng
Tổng doanh thu
Tổng chi phí
Lợi nhuận
Thuế và các khoản phải
nộp Ngân sách
Thu nhập BQ CBCNV

Tấn
1.000đ
1.000đ
1.000đ

275.000
201.000.000

183.179.978
22.035.663

280.000
206.000.000
184.236.870
21.686.809

300.000
223.000.000
198.564.887
24.346.898,79

1.000đ

11.600.000

12.400.000

15.600.000

1000đ

4.000

4.400

5.000

(Nguồn số liệu: Phòng Kế toán - tài vụ, Công ty CP mía đường Sông Con)


Nhận xét:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

9

TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

Điều này cho thấy sản lượng qua các năm có tăng nhưng không đáng kể Qua
báo cáo của lãnh đạo công ty cho biết sản lượng mía đường năm nay của toàn vùng
chỉ khoảng 320.000 tấn – 400.000 tấn có tăng so với các năm trước nhưng chỉ với
công suất chế biến mới thì số nguyên liệu đầu vào chưa đủ so với công suất của
máy. Do ảnh hưởng giá bán trên thị trường tăng làm cho doanh thu và chi phí tăng.
Mặt khác công ty đã có những biện pháp cải tiến công nghệ, quản lý chi phí chặt
chẽ đã làm cho tổng chi phí giảm nhanh hơn tốc độc tăng chi phí do giá thu mua
tăng, nắm bắt thị trường nhanh để có những ứng xử tốt về giá bán sản phẩm đem lại
doanh thu cao cho Công ty, từ đó lợi nhuận của Công ty qua các năm đều tăng
mạnh.
1.2 Đặc điểm hoạt động và cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Cổ phần mía đường Sông Con
1.2.1 Chức năng nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh kinh doanh
1.2.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

* Chức năng: + Sản xuất, kinh doanh đường kính trắng và các phụ phẩm đường
Chi tiết: Đường trắng, đường phèn, đường nâu, đường glucozo.
+ Sản xuất, mua bán vật tư nông nghiệp (trừ thuốc bảo vệ thực vật)
Chi tiết: Sản xuất bã chế biến thành phân vi sinh, phân bón cho sản xuất nông
nghiệp
+ Sản xuất cồn, bia rượu
Chi tiết: Cồn thực phẩm, cồn công nghiệp, cồn sáp, bia hơi, rượu đóng chai
* Nhiệm vụ: + Cung cấp sản phẩm đường cho các tỉnh khu vực miền trung và các
khu vực khác, và một số nhà máy sản xuất bánh kẹo;
+ Cung cấp phân bón vi sinh cho sản xuất nông nghiệp
+ Cung cấp cồn sát trùng, cồn công nghiệp, bia, rượu,
* Mục tiêu: + Nhằm xoá đói giảm nghèo cho bà con nông dân
+ Đem lại lợi ích cho người nông dân.
+ Tiêu thụ vùng nguyên liệu mía cho dân các huyện miền núi tỉnh Nghệ An
+ Thay đổi cách thức sản xuất cho người dân, tiếp cận với khoa học kỹ thuật mới.
1.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh:
Công ty mía đường Sông có, quy trình công nghệ sản xuất giản đơn, khép kín và
mang tính thời vụ. Quy mô sản xuất lớn, doanh thu hàng năm đạt trên 200 tỷ đồng.
Hoạt động chính của Công ty là sản xuất đường, hàng năm chỉ sản xuất từ 5 – 6
tháng và nguyên liệu chính là cây mía một sản phẩm của ngành nông nghiệp, phụ
thuộc nhiều vào tác phong, tập quán canh tác của người nông dân. Để đảm bảo có
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

10

TT





Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

đủ nguyên liệu cho sản xuất Công ty luôn có chính sách đầu tư vốn và các chính
sách hỗ trợ về giống, kỹ thuật canh tác cho người nông dân.
Do hoạt động sản xuất kinh doanh chính của Công ty là sản xuất đường từ mía
mang tính thời vụ, nên Công ty phải mở rộng sản xuất thêm một số mặt hàng như
Cồn, bia hơi, phân vi sinh vừa tận dụng phế phụ phẩm của sản xuất đường vừa tạo
công ăn việc làm cho người lao động sau khi kết thúc vụ ép, đồng thời tăng doanh
thu cho Công ty và thu nhập cho người lao động.
1.2.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất và quy trình công nghệ chế biến
1.2.2.1 Cơ cấu tổ chức sản xuất
Công ty mía đường Sông con là một doanh nghiệp lớn, hoạt động sản xuất kinh
doanh chính là sản xuất đường, ngoài ra Công ty còn tổ chức sản xuất kinh doanh
phân vi sinh, cồn thực phẩm, bia hơi. Đối với các nhà máy và phân xưởng sản xuất
chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sử dụng thiết bị công nghệ, con người được
Công ty giao dưới sự điều hành trực tiếp của Công ty. Mỗi nhà máy, phân xưởng
sản xuất có đặc thù, quy trình công nghệ sản xuất và nhiệm vụ riêng. Vì vậy Công
ty đã tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty thành hai nhà máy và hai
phân xưởng sản xuất độc lập như sau:
Sơ đồ 1.2: Tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Công ty CP mía
đường Sông con

Nhà
Nhà máy
máy
SX đường
đường

SX

Ca sản xuất

Nhà máy SX
phân vi sinh

Phân xưởng
SX cồn

Tổ sản xuất

Tổ sản xuất

Phân xưởng
SX Bia hơi

Tổ sản xuất

(Nguồn: Phòng kế toán)
1.2.2.2 Quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm
Với dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất đường công suất 3.000 tấn mía/ngày
Công ty đã cơ cấu tổ chức các tổ sản xuất và ban chỉ đạo sản xuất khoa học hợp lý
để nhằm nâng cao hiệu suất sản xuất.
Quy trình công nghệ sản xuất đường: Dây chuyền sản xuất đường có công
nghệ tiên tiến do Tây Ban Nha chuyển giao, là dây chuyền có tự động hoá cao đạt
tiêu chuẩn quốc tế. Toàn bộ quy trình sản xuất đường thông qua 3 giai đoạn thực

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


11

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

hiện nối tiếp nhau theo quy trình nước chảy. Thành phẩm của giai đoạn trước là
nguyên liệu cho giai đoạn sau:
Quy trình công nghệ sản xuất đường từ mía tại Công ty CP mía đường sông
con: gồm có 03 giai đoạn
Sơ đồ 1.3: Sơ đồ quy trình ép mía lấy nước( Giai đoạn 1 )

Cân

Mía cây

Bãi mía
Máng
Máy băm
Nước nóng thẩm thấu

Máy ép 1

Máy ép 2


Máy ép 4

Máy ép 3

Kho bã

Mật chè
Lọc cám

Lò hơi

Nước mía hỗn hợp

(Nguồn: Phòng KHCN môi trường)

Nấunước
B mía ( giai đoạn 2)
Nấu A Sơ đồ 1.4: Quy trình làm sạch
Nước mía hỗn hợp

Gia vôi sơ bộ

Nấu C
Gia nhiệt lần 1

Trợ tinh A

Trợ tinh B

Trợ tinh C


Xông SO2 lần 1

Trung hòa

Gia nhiệt lần 2

Ly tâm
Cô đặc

Mật A

Đường A

Ly tâm
Xông SO2 lần 2

Mật B

Ly tâm
Mật chè

(Nguồn: Phòng KHCN môi trường)
Đường C

Đường B

Hồi
dung
Sơ đồ 1.5: Sản xuất từ mật chè đến

khâu
thành phẩm ( Giai đoạn 3 )
B,C

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

Sấy đường

12

Đóng bao

TT

Thành phẩm

Rỉ đường


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

GIÁM ĐỐC
CÔNG TY

Phó giám đốc
sản xuất


Phó giám đốc
nguyên liệu
(Nguồn: Phòng KHCN môi trường)

1.2.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công Ty CP mía đường Sông Con
1.2.3.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy:
đáp ứng yêu
cầu quản lý,Phòng
Công kế
ty sắp xếp cơ cấu tổ chứcPhòng
trên nguyên
tắc
P.Để
KCS
Phòng
tổ
Phòng kế
phù hợp với trình độ và năng lực của từng nhân viên để hoàn thành nhiệm vụ. BộPhòng
hóa
KHCN môi
hoạch kinh
chức hành
máy quản lý hành chính gọn nhẹ, hoạt động linh hoạt.
Bộvụmáy của Công ty được tổ
toán tài
nghiệm
và mô hìnhtrường
doanh
chính

nông vụ
chức
theo
quản lý trực tuyến
chức năng, các phòng ban tham
mưu cho Ban
phânđốc
tích theo chức năng, nhiệm vụ của mình. Giúp Ban giám đốc nắm rõ được mọi
giám
diễn biến sản xuất kinh doanh của Công ty trong mọi thời điểm để đưa ra quyết định
quản lý đúng đắn và phù hợp với điều kiện nền kinh tế hiện nay.

Sơ đồ 1.6: Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty CP mía đường Sông con
Nhà máy sản
Báo cáo thực
tốt nghiệp
xuấttập
đường

Xưởng sản
13xuất cồn, bia

Nhà máy sản
TT

xuất phân vi
sinh


Trường Đại học Vinh




Khoa kế toán

(Nguồn: Phòng tổ chức hành chính)
1.2.3.2 Nhiệm vụ của các phòng ban:
* Ban giám đốc: Ban giám đốc hoạt động theo phương châm “Tập thể lãnh đạo,
cá nhân phụ trách”. Song để phân định trách nhiệm và phát huy hết khả năng cá
nhân, cũng như tạo điều kiện cho cán bộ thuận tiện trong giải quyết công việc, Ban
giám đốc quy định chức năng nhiệm vụ như sau:
+ Giám đốc Công ty: Trong Công ty đứng đầu là Giám đốc Công ty, là người
chịu trách nhiệm trước Nhà nước về kế hoạch sản xuất kinh doanh, tài sản, tiền vốn,
lao động trong toàn Công ty. Làm việc theo chế độ một thủ trưởng, có trách nhiệm
điều hành mọi hoạt động trong Công ty. Giám đốc trực tiếp giải quyết hoạt động
kinh doanh, hoạt động tài chính trong Công ty. Có trách nhiệm tạo việc làm, đảm
bảo thu nhập và các chế độ khác theo luật định cho người lao động mà mình ký hợp
đồng. Tổ chức thanh tra, xử lý các vi phạm nội quy, quy chế, điều lệ của Công ty.
Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty và thực hiện nộp ngân sách Nhà
nước theo quy định.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

14

TT


Trường Đại học Vinh




Khoa kế toán

+ Phó giám đốc: Là người giúp việc cho Giám đốc Công ty. Phải hoàn thành
chuyên môn khi Giám đốc Công ty phân công. Phó giám đốc thực hiện công việc
theo đúng chức năng, nhiệm vụ được phân công. Tuyệt đối không được giải quyết
những công việc quá hay trái với chức năng, nhiệm vụ mà Giám đốc Công ty đã
phân công.
* Phòng KCS – Hoá nghiệm và phân tích: Dưới sự điều hành và quản lý của Giám
đốc Công ty, tuân thủ triệt để các mẫu phân tích và chất lượng sản phẩm. Quản lý
chất lượng sản phẩm sản xuất của Công ty.
* Phòng Khoa học – Công nghệ – Môi trường: Phòng làm việc dưới sự chỉ đạo
trực tiếp của Giám đốc Công ty và trực thuộc Phó giám đốc sản xuất trong một số
công việc do Giám đốc Công ty phân công. Chịu trách nhiệm tư vấn cho Giám đốc
Công ty về công tác Khoa học kỹ thuật, công nghệ, môi trường. Đồng thời chỉ đạo
kiểm tra các công tác khoa học, kỹ thuật, công tác môi trường. Các tài liệu kỹ thuật
về quy trình công nghệ sản xuất và các tài liệu liên quan khác phải được tuyệt đối bí
mật.
* Phòng Kế hoạch - Kinh doanh: Mục đích kinh doanh là phải có lãi trên cơ sở
tuân thủ pháp luật. Vì vậy phòng Kế hoạch - kinh doanh phải hiểu sâu về thị trường
về điều kiện kinh doanh của Công ty, có nhiệm vụ tìm hiểu điều tra thị trường trong
và ngoài tỉnh mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao thị phần trên thị
trường. Trên cơ sở đó lập kế hoạch, chiến lược sản xuất kinh doanh tiêu thụ sản
phẩm.
* Phòng Kế toán - Tài vụ: Làm việc dưới sự điều hành trực tiếp của Giám đốc
Công ty, trực tiếp tham mưu cho Giám đốc về công tác quản lý tài chính trong Công
ty. Chịu trách nhiệm tổ chức hạch toán về sản xuất kinh doanh của Công ty theo
quy định của Pháp luật; Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo tài chính, báo
cáo kế toán thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty; Cùng
với các phòng Kế hoạch - kinh doanh - vật tư giúp Giám đốc Công ty giao kế

hoạch, xét duyệt kế hoạch các đơn vị sản xuất; Xây dựng nguồn tài chính phục vụ
sản xuất kinh doanh hàng năm của Công ty.
* Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho Giám đốc Công ty về tổ chức bộ
máy sản xuất kinh doanh, bố trí nhân sự phù hợp với yêu cầu sản xuất kinh doanh
của Công ty. Quản lý hồ sơ lý lịch của cán bộ công nhân viên toàn Công ty. Tham
mưu cho Giám đốc về việc giải quyết các chế độ tuyển dụng, thôi việc, bổ nhiệm,
miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật … Xây dựng kế hoạch chương trình đào tạo bồi
dưỡng nghiệp vụ tay nghề cho cán bộ công nhân viên. Quản lý lao động tiền lương,
bảo hiểm xã hội và giải quyết chế độ cho người lao động. Theo dõi công tác an ninh
trật tự, lập kế hoạch phòng cháy, chữa cháy. Quản lý công văn, giấy tờ, sổ sách
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

15

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

hành chính và con dấu. Lưu trữ công văn tài liệu. Quản lý trang thiết bị văn phòng,
phương tiện đi lại của toàn Công ty.
* Phòng Nông vụ: Làm việc dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty và
trực thuộc Phó giám đốc nguyên liệu. Chịu trách nhiệm quy hoạch và phát triển
vùng nguyên liệu bao gồm: Diện tích trồng và chăm sóc, diện tích chưa trồng. Khảo
sát kỹ chất đất để có kế hoạch cơ cấu giống phù hợp năng suất cao, tăng cường đầu
tư thâm canh. Lên kế hoạch thu đốn hợp lý đáp ứng có mía đều đặn đủ cho công

suất hoạt động của nhà máy; Lập kế hoạch vận tải đảm bảo vận chuyển mía theo
tiến độ thu đốn mía, không để mía khô trên ruộng; Phân vùng nguyên liệu để thành
lập tổ quản lý vùng phù hợp. Thống kế theo dõi và chịu trách nhiệm về các khoản
đầu tư cho người trồng mía; Tổ chức tiêu thụ phân vi sinh.
* Các Nhà máy và Xưởng sản xuất.
+ Nhà máy sản xuất đường:
Hoạt động dưới sự chỉ đạo của Giám đốc Công ty. Bộ máy quản lý Nhà máy
gồm : 01 Giám đốc nhà máy, 03 phó giám đốc kiêm trưởng ca sản xuất, 3 ca và 11
tổ sản xuất. Nhà máy chịu trách nhiệm toàn bộ về quản lý sử dụng dây chuyền thiết
bị công nghệ với công suất 2.500 tấn mía/ngày, quản lý về con người. Tổ chức thực
hiện sản xuất theo kế hoạch của Công ty. Phải tuyệt đối tuân thủ về công tác an toàn
lao động và an toàn thiết bị.
+ Nhà máy sản xuất phân vi sinh và Xưởng sản xuất cồn, bia hơi.
Hoạt động dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Giám đốc Công ty. Chịu trách nhiệm
quản lý và sử dụng tài sản, con người được giao. Hoàn thành tốt kế hoạch sản xuất
của Công ty giao và tuyệt đối đảm bảo an toàn cho người lao động và thiết bị.
1.3 Đánh giá khái quát tình hình tài chính của Công Ty cổ phần mía đường
Sông Con
1.3.1 Phân tích tình hình nguồn vốn và tài sản
Theo báo cáo tài chính, vốn kinh doanh của Công ty có đến ngày 31/12/2015
được tóm tắt qua biểu sau:

Bảng 1.2: Tình hình tài sản và nguồn vốn kinh doanh của Công ty.
Đơn vị tính: VNĐ
CHỈ TIÊU

NĂM 2014

Báo cáo thực tập tốt nghiệp


NĂM 2015

16

CHÊNH LỆCH
TT




Trường Đại học Vinh

Trị số

Tỷ trọng

Trị số

(%)

Khoa kế toán
Tỷ trọng
(%)

Trị số

Tỷ lệ( %)

A – Tài sản


135.510.684.87
0

100

147.954.659.835

100

12.443.974.965

9,2

I. Tài sản ngắn hạn

11.771.070.600

25,9

22.477.829.705

38,8

10.706.759.10
5

9,1

II. Tài sản dài hạn


123.739.614.27
0

74,1

125.476.830.130

61,2

1.737.215.860

5,1

135.510.684.87
0

100

147.954.659.835

100

12.443.974.965

9,2

I. Nợ phải trả

68.616.920.100


50,6

76.799.377.659

51,9

8.182.457.559

11,9

II. Vốn chủ sở hữu

66.839.764.770

49,4

71.155.282.179

48,1

4.315.517.409

6,5

B. Nguồn vốn

(Nguồn: Phòng kế toán)

Nhận xét: Qua bảng số liệu trên ta thấy
1. Về phần tài sản: Quy mô tài sản của năm 2015 tăng hơn so với năm 2014 là:

12.443.974.965 VNĐ tương ứng với tốc độ tăng: 9,2%. Điều này chứng tỏ doanh
nghiệp có xu hướng mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, những số liệu chứng minh
cho sự mở rộng này cụ thể:
- Quy mô tài sản ngắn hạn năm 2015 tăng 10.706.759.105 VNĐ tương ứng
với tốc độ tăng là 9,1% so với cùng kỳ năm 2014, bên cạnh đó thì tỷ trọng của tài
sản ngăn hạn trong tổng số tài sản cũng có xu hướng tăng từ 25,9 % lên 38,8%.
`
- Quy mô tài sản dài hạn năm 2015 cũng có chiều hướng tăng nhẹ:
1.737.215.860 VNĐ, tương ứng với tốc độ tăng là 5,1%, điều đó chứng tỏ trong
năm 2015 doanh nghiệp vẫn có đầu tư vào tài sản cố định, để mở rộng quy mô sản
xuất kinh doanh.
- Mặc dù cả tài sản dài hạn và tài sản ngắn hạn đều tăng, nhưng tốc độ tăng
của tài sản ngắn hạn tăng nhanh hơn từ 25,9 % lên 38,8 %, còn tốc độ đầu tư dài
hạn của doanh nghiệp có tăng nhưng tốc độ có chiều hướng giảm từ 74,1% xuống
61,2%. Điều này chứng tỏ tập trung vào đầu tư sản xuất sản phẩm nhiều hơn so với
đầu tư cho tương lai.
Theo sự phân tích số liệu trên cho thấy: Doanh nghiệp đang có xu hướng mở
rộng quy mô sản xuất kinh doanh do tình hình tiêu thụ sản phẩn có tính ổn định và
ngày càng mở rộng thị trường, mặc dù ngành sản xuất mía đường vẫn đứng trước
nhiều khó khăn về cạnh tranh giá, sản phẩm đường nhập lậu. Đồng thời đó là một
chiến lược đầu tư kinh doanh để tăng sản phẩm, kịp thời khấu hao tài sản cố định để
kịp thay thế linh kiện máy móc đáp ứng với sự phát triển không ngừng của khoa
học công nghệ trong ngành sản xuất mía đường. Việc thay đổi tỷ trọng đầu tư ngắn

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

17

TT



Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

hạn chứng tỏ doanh nghiệp đang có hướng đầu tư đúng trong nền kinh tế thị trường
không ổn định như hiện nay.
2. Về nguồn vốn: Quy nguồn vốn doanh nghiệp tăng là do doanh nghiệp
đang có xu hướng mở rộng sản xuất kinh doanh, đầu tư vào tài sản cố định, tăng nợ
phải trả đồng thời tăng dần số vốn chủ sở hữu, nhưng vẫn đảm bảo được tình hình
an ninh tài chính của doanh nghiệp. Mặc dù vốn chủ sở hữu năm 2015 chỉ chiến
48,1% giảm hơn so với năm 2014 là 49,4%, chứng tỏ doanh nghiệp đang sản xuất
kinh doanh dựa vào chủ yếu là vốn vay ngân hàng và vốn chiếm dụng được của
khách hàng. Mặc dù vốn chủ sở hữu và nợ phải trả đều tăng nhưng tốc độ tăng nợ
phải trả nhanh hơn tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu dẫn đến tỷ trọng nợ phải trả tăng
hơn so với năm trước. Mặc dù vậy với tốc độ phát triển được đầu tư về tài sản lẫn
quy mô sản xuất, chắc chắn các khoản nợ đầu tư của doanh nghiệp sẽ được trả vào
những năm tiếp theo, không có vấn đề gì đáng lo ngại đối với doanh nghiệp. Vốn
vay chiếm tỷ trọng lớn sẽ làm tăng chi phí lãi vay, nhưng doanh nghiệp sử dụng
hiệu quả vốn vay nên đã lợi dụng được hệ số đòn bẩy tài chính.Tình hình kinh tế
của doanh nghiệp vẫn khá ổn định, nguồn vốn đang nằm trong tầm kiểm soát.
1.3.2 Phân tích các chỉ tiêu tài chính:
Bảng 1.3: Các chỉ tiêu tài chính của công ty CP mía đường Sông Con
Chỉ tiêu
1. Hệ số tài trợ (lần)

Công thức tính
Vốn chủ sở hữu

Tổng nguồn vốn

Năm 2014

71.155.282.176
66.893.764.770
=0,494 147.954.659.835
135.510.684.870

TSNH - HTK 11.771.070.600-3.332.702.399
= 0,334
25.289.469.679
Nợ ngắn hạn
135.510.684.870
Tổng tài sản
3. Hệ số khả năng thanh
=2,611
toán tổng quát (lần)
Tổng nợ phải trả
51.895.562.670
21.686.809.000
4. Tỷ suất sinh lời LNTT + Phí lãi vay
=25
867.472.360
của vốn (ROI) %
Vốn bình quân
Lợi nhuận sau thuế
17.349.447.200
5. Tỷ suất sinh lời
Vốn chủ sở hữu

=30
của VCSH (ROE) %
578.314.906
bình quân
2. Hệ số khả năng
thanh toán nhanh lần)

Chênh
lệch

Năm 2015
= 0,48

(0,014)

= 0,564

0,23

22.477.829.705-4.805.614.952

31.340.377.260

147.954.659.835
=2,544
58.150.581.804

(0,067)

24.346.898.790

811.563.293 = 30

19.477.519.032
526.419.433

37

(Nguồn: Phòng kế toán)
* Nhận xét: Qua bảng phân tích về các chỉ tiêu tài chính trên ta thấy
Các chỉ tiêu tài chính của doanh nghiệp năm 2015 so với năm 2014 có xu
hướng phát triển tốt, điều đó chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp thực sự
ổn định, đang có xu hướng phát triển khá tích cực và hợp lý.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

18

5

TT

7


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán


- Hệ số tài trợ: Vốn chủ sở hữu của Công ty giảm 0,014 một lượng tăng đáng
kể. Tuy nhiên chỉ tiêu này cả 2 thời điểm đều cao, công ty hoàn toàn tự chủ trong
hoạt động tài chính.
- Hệ số khả năng thanh toán nhanh: Tăng 0,23, song chỉ tiêu này cả 2 thời
điểm đều nhỏ hơn 1, như vậy công ty có các loại tài sản đầu tư hiệu quả, khả năng
thanh toán các khoản nợ ngắn hạn tốt.
- Hệ số khả năng thanh toán tổng quát: Tăng 0,067, chỉ tiêu này cả 2 thời
điểm đều không quá cao, chứng tỏ khả năng thanh toán các khoản nợ trong dài hạn
của công ty đảm bảo.
- Tỷ suất sinh lời của vốn: Năm nay cao hơn năm trước, chỉ tiêu này đều cao
hơn lãi suất bình quân của Ngân hàng, chứng tỏ hiệu quả kinh doanh khá, công ty
cỏ thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng.
- Chỉ tiêu ROE: Năm nay cao hơn năm trước, như vậy công ty có thể tăng vốn
để thực hiện quá trình kinh doanh.
Qua phân tích các chỉ tiêu tài chính của Công ty, ta thấy tính tự chủ tốt, khả
năng thanh toán dồi dào, hiệu quả kinh doanh khá. Các thông tin từ các chỉ tiêu tài
chính là cơ sở cung cấp cho các chuyên gia kiểm toán đánh giá tốt về tình hình tài
chính của doanh nghiệp.
1.4 Tình hình tổ chức bộ kế toán tại Công ty cổ phần mía đường Sông Con
1.4.1 Tổ chức bộ máy kế toán
1.4.1.1 Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán
Là một doanh nghiệp hạch toán độc lập từ khi thành lập đến nay. Với cơ cấu
tổ chức các lãnh đạo phòng ban, bên cạnh đó với tầm quan trọng không nhỏ là bộ
phận kế toán, vừa là công cụ giúp việc cho giám đốc, vừa là bộ phận phân tích
thông tin, quản lý tình hình tài chính, nhằm khai thác hết tiềm năng của doanh
nghiệp ngày càng được mở rộng và không ngừng phát triển theo xu thế hội nhập
của đất nước. Căn cứ vào tình hình thực tế công ty có một bộ máy kế toán theo hình
thức tập trung . Công việc kế toán của doanh nghiệp: Phân loại chứng từ, kiểm tra
chứng từ, định khoản kế toán, Ghi sổ kế toán chi tiết, sổ kế toán tổng hợp, lập báo
cáo kế toán, các thông tin kinh tế phát sinh. Ngoài ra bộ phận kế toán còn có nhiệm

vụ là phân tích các chỉ tiêu tài chính, góp ý và đề xuất một số biện pháp nâng cao
hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
-

Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo sơ đồ sau:

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

19

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán

Sơ đồ 1.7: Tổ chức bộ máy kế toán Công ty.

KẾ TOÁN TRƯỞNG
(Kiêm trưởng phòng)

KẾ TOÁN TỔNG HỢP
(Kiêm phó phòng)

KẾ TOÁN
THU CHI
CÔNG NỢ VÀ

THÀNH
PHẨM

KẾ TOÁN
VẬT TƯ,
LƯƠNG,
BHXH, CHI
PHÍ SẢN
XUẤT

KẾ TOÁN
ĐẦU TƯ
VÙNG
NGUYÊN
LIỆU

THỦ QUỸ

Ghi chú:
Quan hệ lãnh đạo.
Quan hệ tác nghiệp.
(Nguồn: Phòng kế toán)
Bộ máy kế toán của Công ty gồm 07 người, dưới sự chỉ đạo trực tiếp là kế toán
trưởng (kiêm trường phòng).
1.4.1.2 Chức năng và nhiệm vụ
*Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng):Làm việc tuân thủ điều lệ kế toán
trưởng. Tham mưu cho Giám đốc Công ty trong lĩnh vực quản lý tài chính Công ty,
tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác thống kê, thông tin kế toán và hạch toán
kinh tế theo quy định của Bộ Tài chính. Kế toán trưởng là kiểm soát viên thay mặt
cho Nhà nước kiểm tra chế độ, thể lệ của Nhà nước về lĩnh vực tài chính. Chịu trách

nhiệm về tổ chức công tác kế toán thống kê phù hợp với quá trình sản xuất kinh
doanh. Thông qua phân công, kiểm tra, kiểm soát để chỉ đạo công tác nghiệp vụ các
phần hành, qua công tác tài chính kế toán để tham gia nghiên cứu cải tiến tổ chức
sản xuất, xây dựng phương án sản xuất, phương án sản phẩm, cải tiến quản lý trong
Công ty. Khai thác và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn vốn vay, tự có và nguồn vốn
khác huy động vào sản xuất kinh doanh.

Báo cáo thực tập tốt nghiệp

20

TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

* Kế toán tổng hợp (kiêm phó phòng): Kế toán tổng hợp chịu trách nhiệm toàn
bộ các số liệu tổng hợp vào sổ tổng hợp tất cả các tài khoản và làm báo cáo kế toán,
báo cáo thuế theo định kỳ hàng tháng, quý, năm và cung cấp số liệu khi Giám đốc
Công ty yêu cầu. Chịu trách nhiệm lên chứng từ ghi sổ số 11 toàn bộ số liệu điều
chỉnh từ chứng từ ghi sổ số 13 liên quan đến quyết toán sau khi thông qua đồng chí
kế toán trưởng. Ghi chép sổ chi tiết sự biến động của TSCĐ, hạch toán việc tăng
giảm tài sản, hỗ trợ nghiệp vụ cùng kế toán phần hành để kịp thời lên chứng từ ghi
sổ phục vụ cho công tác tổng hợp. Giúp việc cho kế toán trưởng và điều hành khi kế
toán trưởng đi công tác.
* Kế toán thu chi, công nợ và thành phẩm: Là kế toán chi tiết được phân công

theo dõi các khoản tiền mặt TK 111, tiền gửi ngân hàng TK 112, tài khoản 131thanh toán với người mua, tạm ứng TK 141, phải thu phải trả TK 1388, 3388, thành
phẩm TK 155, doanh thu TK 511, thuế TK 133, 333. Mở sổ chi tiết cập nhật hàng
ngày từng chứng từ theo dõi chi tiết đến từng khách nợ, chủ nợ. Kiểm tra các chứng
từ gốc trước khi làm phiếu thu, chi, nhập, xuất sản phẩm nếu có sai sót phát hiện kịp
thời để đảm bảo tính hợp lý, hợp lệ, hợp pháp của các chứng từ. Chịu trách nhiệm
về tính chính xác của các chứng từ ghi sổ số 1, 2, 3, 8 và bảng kê chi tiết các tài
khoản theo dõi, thuế GTGT đầu ra, phối hợp với phần hành khác để làm bảng kê
khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
* Kế toán vật tư, tiền lương, BHXH và chi phí sản xuất: Đây là kế toán chi tiết
theo dõi các tài khoản 152, 153, 154, 3311, 334, 338, 621, 622, 627. Do vật tư của
Công ty nhiều chủng loại, vì vậy sổ chi tiết phải được cập nhật hàng ngày theo
chứng từ thể hiện nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo chủng loại, số lượng và giá cả.
Hàng ngày căn cứ vào chứng từ gốc để lập phiếu nhập, xuất kịp thời phục vụ cho
sản xuất.
Hàng tháng căn cứ vào bảng chấm công và kế hoạch tiền lương để làm lương
cho các bộ phận. Chịu trách nhiệm chính trong công tác thanh toán tiền mía, tiền
vận tải để làm phiếu nhập mía cùng với sự hỗ trợ thanh toán của toàn phòng. Tập
hợp chi phí sản xuất kịp thời vào cuối kỳ và khi có nhu cầu của Giám đốc Công ty.
Hàng tháng đối chiếu với thủ kho để xác định số liệu lên chứng từ ghi sổ số 5, 6, 7
có các bảng kê kèm theo.
* Kế toán đầu tư vùng nguyên liệu: Do nhu cầu phát triển vùng nguyên liệu
nên doanh số đầu tư hơn 10 tỷ đồng, chi tiết chủ nợ nhiều trả dài 3 huyện Tân Kỳ Đô Lương – Yên Thành, để thu hết nợ tránh sai sót nên phòng phân công 02 kế toán
theo dõi.
Hàng ngày soát xét các lệnh đầu tư để làm phiếu xuất phân vi sinh, cuối
tháng đối chiếu với Nhà máy sản xuất phân vi sinh để làm phiếu nhập. Căn
cứ vào các chứng từ đầu tư, kế toán vào sổ chi tiết đến từng hộ dân trồng
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

21


TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

mía, cập nhật kịp thời chính xác không sót không nhầm chủ. Trước khi vào
vụ ép phải đối chiếu xong với cán bộ nông vụ phụ trách vùng để có đầy đủ
số liệu công nợ, từ đó làm cơ sở cho nông vụ kê nợ vào lệnh nhập mía. Vào
vụ ép đối chiếu với các chủ nợ để kịp thời thu nợ qua phiếu thanh toán mía.
Hàng tháng lên chứng từ ghi sổ số 6B có bảng kê chi tiết kèm theo. Làm báo
cáo kịp thời khi có nhu cầu phục cho Công ty.
* Thủ quỹ: Công tác thủ quỹ là công việc quan trọng liên quan trực tiếp
đến tài sản của Công ty, vì vậy đòi hỏi tính thận trọng, hàng ngày căn cứ
vào phiếu thu, phiếu chi kiểm tra khi có đầy đủ chữ ký mới được thu, chi
tiền. Nếu có phát hiện sai sót báo cáo ngay trước lúc thu tiền, chi tiền. Phát
tiền đúng đối tượng chính chủ ghi trên chứng từ.
Hàng ngày cập nhật sổ quỹ, đối chiếu với kế toán thu chi để nắm chắc số
dư báo cáo cho phòng kịp thời để có kế hoạch về tiền mặt. Bảo quản tiền
cẩn thận không được nhận, phát các loại tiền kém chất lượng, bảo quản
chứng từ gốc đóng theo thứ tự từng tập cuối tháng bàn giao lại cho kế toán
theo dõi.
1.4.2. Chế độ kế toán áp dụng

1.4.2.1. Chế độ chứng từ
- Niên độ kế toán của công ty: Bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hằng năm;

- Đơn vị tiền tệ sử dụng là: Đồng Việt Nam (VNĐ)
- Công ty áp dụng chế độ chứng từ kế toán được ban hành theo Quyết
định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính và
thông tư 138/TT-BTC ngày 04/10/2011 hướng dẫn sửa đổi, bổ sung một số quy
định tại Chế độ kế toán Doanh nghiệp nhỏ và vừa ban hành kèm theo Quyết định
số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/9/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.
- Phương pháp tính thuế GTGT theo Phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Theo nguyên tắc giá gốc;
+ Phương pháp xác định hàng tồng kho cuối kỳ: Bình quân gia quyền.
+ Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
+ Phương pháp tính giá vốn hàng xuất kho: Theo phương pháp đơn giá
bình quân sau mỗi lần nhập nguyên liệu.
+ Hạch toán chi tiết nguyên vật liệu: Theo phương pháp thẻ song song.
+ Nguyên tắc xác định TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Được xác định theo
giá thực tế khi có đủ điều kiện tiêu chuẩn về giá trị và thời gian quy định.
+ Phương pháp khấu hao TSCĐ hữu hình, TSCĐ vô hình: Được áp dụng
theo đường thẳng.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

22

TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán


1.4.2.2 Chế độ sổ sách, báo cáo
- Hình thức ghi sổ: Chứng từ ghi sổ.
Sơ đồ 1.8: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

Chứng từ gốc

Các bảng kê, bảng
tổng hợp chứng từ

Sổ quỹ

Sổ đăng ký
chứng từ ghi sổ

Chứng từ
ghi sổ

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Bảng tổng hợp
chi tiết

Sổ cái

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

(Nguồn: Phòng kế toán)
Ghi chú:

Ghi hàng ngày:
Ghi định kỳ:
Quan hệ đối chiếu:

* Hệ thống báo cáo kế toán.
Tuân thủ các quy định của chế độ kế toán hiện hành, hàng quý, hàng năm Công
ty đều lập các báo cáo tài chính gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
- Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Thuyết minh báo cáo tài chính
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

23

(Mẫu số B 01-DN)
(Mẫu số B 02-DN)
(Mẫu số B 03-DN)
(Mẫu số B 09-DN)
TT




Trường Đại học Vinh

Khoa kế toán


Ngoài ra, để phục vụ cho công tác quản lý tài chính của đơn vị, Công ty đã thực
hiện một số loại báo cáo kế toán nội bộ theo yêu cầu quản lý của từng thời điểm.

PHẦN THỨ HAI:
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ
TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MÍA ĐƯỜNG
SÔNG CON
2.1 Đặc điểm kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty
CP mía đường Sông Con
2.1.1 Đặc điểm
Công ty cổ phần mía đường Sông con là doanh nghiệp nhà nước, hoạt động kinh
doanh trong lĩnh vực sản xuất Đường kính trắng và các phụ phẩm đường, phân bón
vi sinh với những nét đặc thù riêng như sau: Tính chất sản xuất phức tạp, quy trình
công nghệ liên tục, thời gian sản xuất sản phẩm ngắn, sản phẩm sản xuất mang tính
chất hàng loạt, cố định tại một thời điểm, nơi sản xuất cũng là xuất bán sản phẩm
hoàn thành.
- Công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tập hợp chi phí sản xuất.
- Các chi phí sản xuất gián tiếp nếu phát sinh ở lô hang nào thì hạch toán cho lô
hang đó, trường hợp những chi phí gián tiếp có tính chất chung cho toàn doanh
nghiệp thì cuối kỳ kế toán tập hợp chi phí phân bổ cho từng lô hang, sản phẩm theo
từng tiêu thức thích hợp.
- Cuối quý kế toán dựa trên các sổ chi tiết chi phí sản xuất của từng tháng trong
quý, kế toán lập bảng chi phí sản xuất của cả quý làm cơ sở cho việc tính giá thành
2.1.2 Phân loại chi phí sản xuất
Công ty Cổ phần mía đường Sông Con với đặc thì là sản xuất trong lĩnh vực
thực phẩm đường kính trắng nên trong việc hạch toán chi phí để tính giá thành gồm
3 loại chi phí chínhvà quá trình phân loại chi phí theo khoản mục sau:
- Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: Bao gồm toàn bộ chi phí về nguyên vật liệu
chính, vật liệu phụ, phụ tùng thay thế, công cụ, dụng cụ… sử dụng vào sản xuất

kinh doanh. Chi phí thường chiếm tỷ trọng lớn trong sản xuất kinh doanh, là yếu tố
chính quyết định giá thành sản phấm nhập kho đó là chi phí nguyên liệu mía.
+ Là một doanh nghiệp sản xuất đường, nên nguyên liệu đầu vào chủ yếu là cây
mía và một số phụ gia khác, chất tẩy trắng dùng để chế biến đường và nguồn điện,
nước để vận hành máy.
+ Bộ phận kỹ thuật phối hợp với kế toán theo dõi nguyên vật liệu: Thường
xuyên phân loại nguyên vật liệu một cách rõ ràng nhằm tạo điều kiện hạch toán
tổng hợp và chi tiết NVL, đảm bảo tính đúng tính đủ vào giá thành sản phẩm.
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

24

TT


Trường Đại học Vinh



Khoa kế toán

- Chi phí nhân công trực tiếp: Là tổng số tiền lương, phụ cấp mang tính chất
lương phải trả cho công nhân trực tiếp sản xuất và cán bộ quản lý phục vụ sản xuất,
tiền trích BHXH, BHYT, KPCĐ, và số tiền công nhân vận chuyển bốc vác thuê
ngoài.
- Chi phí sản xuất chung: Chi phí sản xuất chung của công ty thường là các loại
chi phí có liên quan đến việc tổ chức, phục vụ, quản lý các tổ đội sản xuất, chi phí
này bao gồm nhiều nội dung chi phí khác nhau đều có mối liên hệ gián tiếp với các
sản phẩm sản xuất ra, như tiền lương của bộ phận quản lý đội, BHXY, BHYT,
KPCĐ, BHTN trích theo chế độ của nhân viên quản lý đội, khấu hao TSCĐ dùng

chung cho toàn đội, chi phí hội họp, tiếp khách, điện, nước, điện thoại.. và các
khoản chi phí khác bằng tiền phục vụ cho sản xuất.
2.1.3. Đối tượng và phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành
sản phầm
2.1.3.1 Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phầm
* Đối tượng tập hợp chi phí sản xuất: Để hạch toán chi phí sản xuất, chính xác,
kịp thời, đòi hỏi công việc đầu tiên phải làm là xác định đối tượng hạch toán chi phí
sản xuất. Việc xác định giới hạn tập hợp chi phí mà thực chất là xác định nơi phát
sinh chi phí và nơi chịu chi phí.
Với đặc điểm ngành nghề kinh doanh của công ty cổ phần mía đường Sông
Con là sản phẩm đường kính trắng thì đối tượng tập hợp chi phí sản xuất của công
ty là các sản phầm hoàn thành đường kính trắng được sản xuất theo công suất chế
biến. Đối tượng tính giá thành là từng sản phẩm sản xuất ra hoặc sản phẩm từ
những đơn đặt hàng hoàn thành, theo từng đơn đặt hàng của khác hàng.
Giá thành sản phẩm hoàn thành được doanh nghiệp tính theo công thức sau:
Tổng giá thành
Chi phí
Chi phí sản xuất
Chi phí
Các khoản làm
sản phẩm hoàn
SXDD
phát sinh trong
SXDD
=
+
- giảm chi phí
thành trong kỳ
đầu kỳ
kỳ

cuối kỳ
Giá thành
=
Tổng giá thành sản phẩm hoàn thành trong kỳ
đơn vị sản phẩm
Số lượng sản phẩm hoàn thành trong kỳ
2.1.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
Do đối tượng tập hợp chi phí sản xuất khác nhau nên hình thành các phương
pháp kế toán tập hợp chi phí khác nhau. Nhưng đối với công tác kế toán của công ty
cổ phần mía đường Sông Con thác kế toán thường sử dụng cphương pháp tập hợp
chi phí sau:
-Phương pháp trực tiếp: Đối với doanh nghiệp chế biến đường, các chi phí sản
xuất liên quan đến lô hàng nào thì hạch toán trực tiếp cho lô hàng đó. Phương pháp
Báo cáo thực tập tốt nghiệp

25

TT


×