Tải bản đầy đủ (.doc) (183 trang)

LUẬN án TIẾN sĩ PHÁT TRIỂN DU LỊCH THÀNH PHỐ hồ CHÍ MINH với VIỆC KHAI THÁC tài NGUYÊN DU LỊCH các VÙNG PHỤ cận

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.27 KB, 183 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay trên phạm vi thế giới du lịch đã trở thành một nhu cầu
không thể thiếu được trong đời sống kinh tế - xã hội và phát triển với tốc độ
ngày càng nhanh. Nếu như năm 1950 số lượng khách du lịch quốc tế chỉ mới
đạt
25 triệu lượt khách, thì đến năm 2001 con số này là 693 triệu lượt khách và
năm 2010 là 1.046 triệu lượt khách. Đồng thời nguồn thu nhập ngoại tệ từ du
lịch quốc tế của nhiều nước trên thế giới ngày càng tăng, nếu như năm 1950
doanh thu du lịch trên toàn thế giới là 2,5 tỉ USD, năm 2001 con số này là
462 tỷ USD.
Chính vì nguồn lợi kinh tế to lớn và hiệu quả xã hội nhiều mặt mà
ngành du lịch mang lại, nên nhiều quốc gia đã xem du lịch như là một ngành
kinh tế mũi nhọn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của mình.
Ở Việt Nam, thời gian qua với chính sách đổi mới của Đảng và Nhà
nước, đặc biệt là chính sách đổi mới về kinh tế đối ngoại và hội nhập quốc tế
nên ngành du lịch Việt Nam đã có những bước phát triển rõ nét. Trong năm
2002 số lượng khách quốc tế đến Việt Nam đã đạt con số trên 2.627.000 lượt.
Thành phố Hồ Chí Minh ở vị trí địa lý hội tụ được nhiều điều kiện
thuận lợi cho phát triển kinh tế. Ngay từ buổi sơ khai, Sài Gòn đã là địa bàn
chiến lược quan trọng nhất ở phía khu vực Nam, và cũng từ rất sớm Sài Gòn
- Thành phố Hồ Chí Minh đã trở thành trung tâm chính trị, kinh tế - văn hóa
của cả vùng Nam Trung Bộ và Nam Bộ, là cửa ngõ và đầu mối giao lưu quốc
tế. Điều này có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc phát triển kinh tế nói
chung và du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng mà còn đối với cả khu
vực phía Nam.



2

Với chức năng là trung tâm du lịch lớn của cả nước, đồng thời là
trung tâm trung chuyển và phân phối khách du lịch lớn nhất khu vực phía
Nam, trung tâm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh hơn một thập kỷ qua luôn
giữ vị trí hàng đầu về lượng khách quốc tế, khách nội địa, về doanh thu và
đóng góp ngân sách của ngành du lịch trong cả nước.
Tuy nhiên, khoảng cách về thị phần khách quốc tế giữa trung tâm du
lịch Thành phố Hồ Chí Minh với các địa phương khác trong cả nước ngày
càng bị thu ngắn. Nếu như năm 1994 cả nước đón được 1.018.000 lượt khách
du lịch quốc tế thì Thành phố Hồ Chí Minh đón được 670.000 lượt khách du
lịch quốc tế chiếm 65,81% so với cả nước, đến năm 2001 cả nước đón được
2.627.000 lượt khách du lịch quốc tế thì Thành phố Hồ Chí Minh đón được
1.443.000 lượt khách du lịch quốc tế và chỉ còn chiếm 55,05% so với cả
nước. Để có thể tiếp tục giữ vững vị trí là trung tâm du lịch lớn cả nước trong
điều kiện tiềm năng về tài nguyên du lịch của thành phố còn có những hạn
chế, việc nghiên cứu sự phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh gắn với
việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận là vấn đề mang tính cấp thiết,
đồng thời là chiến lược phát triển lâu dài của du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh.
Xuất phát từ nhận thức trên, với mong muốn góp phần nghiên cứu
một cách có hệ thống tài nguyên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và vùng
phụ cận làm cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận trong mối quan hệ hữu cơ nhằm mục đích
kéo dài thời gian lưu trú và thu hút nhiều hơn nữa khách du lịch đến với
Thành phố Hồ Chí Minh, đáp ứng yêu cầu phát triển du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh và vùng phụ cận, đề tài: "Phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí
Minh với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận" đã được chọn để
nghiên cứu.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu



3

Từ lâu các nhà địa lý trên thế giới đã xác định việc phân tích và đánh
giá tài nguyên phục vụ du lịch là một hướng ứng dụng quan trọng trong địa
lý. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học Liên Xô (trước
đây) xác định các vùng thích hợp cho mục đích nghỉ dưỡng, đánh giá tài
nguyên theo lãnh thổ cho việc khai thác phục vụ du lịch nghỉ ngơi giải trí;
các nhà địa lý Anh, Mỹ cũng có nhiều công trình nghiên cứu đánh giá và sử
dụng các tài nguyên thiên nhiên phục vụ mục đích giải trí du lịch.
Ở Việt Nam, trước những năm 90 của thế kỷ XX các công trình
nghiên cứu về địa lý du lịch nói chung chưa nhiều, đặc biệt là những vấn đề
về tổ chức lãnh thổ không gian du lịch cũng như về cơ sở lý luận và phương
pháp nghiên cứu. Chỉ bước vào những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX
khi hoạt động du lịch Việt Nam bắt đầu có những bước chuyển biến, nhiều
công trình nghiên cứu làm cơ sở cho phát triển du lịch đã được thực hiện
trong đó tài nguyên du lịch là đối tượng nghiên cứu của nhiều tác giả. Những
công trình nghiên cứu này đã làm sáng tỏ được nhiều vấn đề từ cơ sở lý luận
đến thực tiễn trong nghiên cứu tài nguyên và sử dụng lãnh thổ du lịch, từ qui
mô lãnh thổ cấp huyện, tỉnh, vùng đến cả nước.
Những công trình tiêu biểu có ý nghĩa quan trọng phải kể đến là các
đề án Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010;
Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long và Đông
Nam Bộ; Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh,
Khánh Hòa, Lâm Đồng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang, Vĩnh Long, được
nghiên cứu từ năm 1993. Nhiều công trình nghiên cứu có giá trị trong lĩnh
vực này đã được thực hiện. Tiêu biểu là: Đề tài "Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt
Nam" do Vũ Tuấn Cảnh chủ trì nghiên cứu (1991); "Xây dựng các cảnh quan
văn hóa phục vụ du lịch", "Đánh giá và khai thác các điều kiện tự nhiên

huyện Ba Vì tỉnh Hà Tây phục vụ cho mục đích du lịch" của Đặng Duy Lợi
(1992); "Cơ sở lý luận phương pháp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên và tài
nguyên du lịch biển Việt Nam" do Nguyễn Trần Cầu và Lê Thông chủ trì


4

(1993); "Quy hoạch du lịch quốc gia và vùng, phương pháp luận và phương
pháp nghiên cứu" do Vũ Tuấn Cảnh - Lê Thông (1994); "Cơ sở địa lý du
lịch" - Nguyễn Minh Tuệ (1994); "Địa lý du lịch" do Nguyễn Minh Tuệ chủ
trì (1994); "Dân số - tài nguyên - môi trường" do Đỗ Minh Đức - Nguyễn
Viết Thịnh (1996); "Cơ sở khoa học cho việc xây dựng tuyến điểm du lịch" do
Phạm Trung Lương, Đỗ Quốc Thông và nhiều người khác thực hiện (1997),
"Tổ chức lãnh thổ du lịch" của Lê Thông - Nguyễn Minh Tuệ (1999); "Tài
nguyên và môi trường du lịch Việt Nam" do Phạm Trung Lương làm chủ biên
(2000).
Đồng thời, đứng ở góc độ kinh doanh, các công ty du lịch, các hãng
lữ hành ở Thành phố Hồ Chí Minh cũng có một số công trình nhưng chỉ
dừng lại ở mức độ thống kê, sưu tầm, biên chép lại các yếu tố tự nhiên, kinh tế
văn hóa - xã hội ở các địa phương một cách riêng lẻ (ở dạng poster, brochure,
tập gấp) để phục vụ cho yêu cầu kinh doanh du lịch của từng công ty. Một số
"Guidebook" về du lịch được người nước ngoài biên tập như của Daniel
Robinson, Helen West. Tuy nhiên cho đến nay chưa có công trình nào mang
tính tổng hợp và có hệ thống về phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh gắn
với việc khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận, qua đó đề xuất những giải
pháp thích hợp để tăng cường khai thác có hiệu quả những tiềm năng du lịch
đa dạng và phong phú của khu vực tạo ra những điều kiện mới để phát triển
hơn nữa du lịch Thành phố Hồ Chí Minh xứng đáng với vai trò là trung tâm
du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ nói riêng, trung tâm du
lịch lớn của cả nước nói chung.

3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục tiêu
Vận dụng lý luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước vào việc
đánh giá tài nguyên du lịch làm cơ sở cho việc xác định và đánh giá tổng hợp
các điểm tài nguyên du lịch tiêu biểu nhằm góp phần định hướng khai thác


5

tài nguyên du lịch và xác lập những giải pháp phát triển du lịch Thành phố
Hồ Chí Minh trong mối quan hệ với vùng phụ cận thông qua việc khai thác
các tài nguyên du lịch chung của khu vực.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài cần tập trung vào
những nhiệm vụ sau:
- Làm rõ quan điểm và tính tất yếu của việc khai thác tài nguyên du
lịch vùng phụ cận là một trong những yêu cầu cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh.
- Kiểm kê, phân tích và đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du
lịch Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, xác định các điểm du lịch và
so sánh lợi thế các điểm du lịch giữa Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ
cận, phân tích những hạn chế của nguồn tài nguyên du lịch Thành phố Hồ
Chí Minh cần được bổ sung từ vùng phụ cận.
- Định hướng phát triển theo ngành và theo không gian du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch
vùng phụ cận.
- Xác định các điểm, cụm, tuyến du lịch hợp lý mang tính chất tổng
hợp, chuyên đề phù hợp với đặc điểm tài nguyên Thành phố Hồ Chí Minh và
vùng phụ cận theo hướng ưu tiên là du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du
lịch văn hóa - lịch sử cách mạng, du lịch hội nghị hội thảo, vui chơi giải trí.

4. Giới hạn nghiên cứu
- Với chức năng đã được xác định là trung tâm của vùng du lịch số 3
(vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ) và nằm trong Á vùng du lịch Nam
Bộ, đồng thời Thành phố Hồ Chí Minh cũng là trung tâm của địa bàn kinh tế
trọng điểm phía Nam. Không gian nghiên cứu cũng giới hạn ở địa bàn này


6

với phạm vi ranh giới bao gồm Thành phố Hồ Chí Minh và 5 tỉnh Đông Nam
Bộ (Tây Ninh, Bình Dương, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu) và 2
tỉnh đồng bằng sông Cửu Long (Long An và Tiền Giang), như vậy không
gian của vùng được tính từ trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh đến bán kính
khoảng 150 km.
- Đối tượng nghiên cứu chủ yếu là tài nguyên du lịch tự nhiên, tài
nguyên du lịch nhân văn với nội dung là các định hướng phát triển theo
ngành, đặc biệt là các định hướng sản phẩm du lịch, định hướng thị trường và
định hướng phát triển không gian du lịch bao gồm định hướng các điểm du
lịch, cụm du lịch, cũng như định hướng xây dựng các tuyến, tour du lịch làm
sơ sở cho các hãng lữ hành và công ty du lịch trên địa bàn thành phố khai
thác hợp lý.
5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
5.1. Quan điểm nghiên cứu
Cơ sở lý luận nghiên cứu của đề tài dựa vào lý luận của chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Trong nghiên cứu địa lý, cơ sở lý luận đã được thể hiện
qua những quan điểm cụ thể như sau:
Quan điểm hệ thống:
Hệ thống lãnh thổ du lịch được quan niệm là một hệ thống mở, trong
cấu trúc của hệ thống đó tài nguyên du lịch được xác định như một phân hệ,
là một bộ phận không thể thiếu, có mối quan hệ chặt chẽ và có tác động hữu

cơ với các phân hệ khác trong hệ thống, đồng thời tài nguyên du lịch cũng là
một hệ thống bao gồm các phân hệ tài nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân
văn.
Quan điểm tổng hợp:


7

Bản thân tài nguyên du lịch cũng cần được xem xét một cách tổng
hợp mặc dù về mặt phân loại có thể phân chia ra các tài nguyên du lịch tự
nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Quán triệt quan điểm tổng hợp trong
nghiên cứu đề tài cần nhìn nhận và đánh giá các đối tượng du lịch một cách
tổng hợp để hình thành nên các điểm du lịch, cụm du lịch và các tuyến du
lịch.
Quan điểm lãnh thổ:
Đặc điểm của tài nguyên du lịch là được xác định và gắn với một địa
điểm cụ thể. Tính chất phân bố trong không gian của các điểm, cụm du lịch
và mối quan hệ giữa chúng được kết gắn với nhau bởi các tuyến du lịch cùng
trải dài trên một không gian cụ thể và trên các lãnh thổ nhất định. Quán triệt
quan điểm lãnh thổ sẽ giúp ích cho việc nghiên cứu cũng như việc khai thác
các tài nguyên du lịch vùng phụ cận đối với việc phát triển của du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh.
Quan điểm lịch sử và viễn cảnh:
Vận dụng quan điểm lịch sử - viễn cảnh trong việc nghiên cứu tài
nguyên du lịch và khai thác tài nguyên du lịch là hết sức cần thiết. Trong
phạm vi lãnh thổ nghiên cứu hầu hết các điểm du lịch và nhiều tuyến du lịch
đã được khai thác từ trước. Do đó chúng ta cần tiếp tục kế thừa và phát huy
để có kế hoạch phát triển hợp lý hơn.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, các phương pháp nghiên cứu chính

đã được áp dụng.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Quá trình thực hiện luận án đòi hỏi phải tiến hành nhiều đợt thực địa,
khảo sát các đối tượng nghiên cứu trên địa bàn để kiểm tra, đánh giá xác thực
và có tầm nhìn đầy đủ về các đối tượng nghiên cứu. Mặc dù địa bàn nghiên


8

cứu rộng lớn nhưng chúng tôi đã tiến hành nhiều đợt khảo sát ở 7 tỉnh: Long
An, Tiền Giang, Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa Vũng Tàu đến tận các điểm tài nguyên du lịch đang được khai thác và những
điểm tài nguyên du lịch còn ở dạng tiềm năng; đã gặp gỡ và làm việc với các
cơ quan quản lý các điểm tài nguyên du lịch và lãnh đạo ngành du lịch,
thương mại du lịch trên địa bàn nghiên cứu.
Phương pháp phân tích - tổng hợp:
Phương pháp này được sử dụng để phân tích và xử lý số liệu, tài liệu
đã điều tra, tiến hành việc thống kê và nghiên cứu, đồng thời vận dụng
phương pháp này là cách tốt nhất để đảm bảo việc kế thừa các công trình
nghiên cứu trước và cũng trên cơ sở phân tích tổng hợp để xây dựng hệ
thống bản đồ và xây dựng các định hướng về không gian du lịch trên địa bàn
nghiên cứu.
Phương pháp đối chiếu - so sánh:
Phương pháp này được vận dụng nhằm đối chiếu và so sánh lợi thế
tiềm năng của tài nguyên du lịch trên hai địa bàn nghiên cứu (Thành phố Hồ
Chí Minh và vùng phụ cận) vận dụng phương pháp này có ý nghĩa khi
nghiên cứu xác định điểm tài nguyên du lịch phục vụ cho việc định hướng và
khai thác tài nguyên du lịch có hiệu quả.
Phương pháp bản đồ:
Vận dụng phương pháp này để khai thác thông tin trên hệ thống bản
đồ đã được xây dựng, đặc biệt là các thông tin về không gian nghiên cứu,

đồng thời thể hiện các kết quả nghiên cứu lên bản đồ; ngoài ra để có được kết
quả nhanh và chính xác, với sự hỗ trợ đắc lực của kỹ thuật máy tính, đề tài
đã sử dụng kỹ thuật GIS (Geographic Information System) để xây dựng hệ
thống bản đồ.
Phương pháp chuyên gia:


9

Để thực hiện được đề tài, phương pháp chuyên gia là phương pháp quan
trọng được vận dụng thông qua việc xin ý kiến chỉ đạo, góp ý về phương
pháp và nội dung nghiên cứu. Trong quá trình thực hiện luận án, nhiều chuyên
gia và những nhà khoa học giàu kinh nghiệm và am hiểu về lĩnh vực đánh giá
tài nguyên du lịch, định hướng không gian du lịch và khai thác tài nguyên du
lịch của Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Viện Nghiên cứu
Phát triển Du lịch đã truyền đạt lý luận và những kinh nghiệm thực tiễn giúp
cho đề tài giải quyết được nhiều vấn đề khó khăn, vướng mắc trong quá trình
nghiên cứu.
6. Những luận điểm bảo vệ
- Ngành du lịch Thành phố Hồ Chí Minh chỉ có thể tiếp tục phát triển
bền vững và giữ được các chỉ tiêu về lượng khách, doanh số trên cơ sở mở
rộng mối quan hệ hợp tác phát triển với vùng phụ cận trong đó có việc khai
thác tiềm năng tài nguyên du lịch của vùng phụ cận.
- Vận dụng tổ chức lãnh thổ như là một hệ thống mở mà Thành phố
Hồ Chí Minh là trung tâm của vùng do đó việc khai thác và sử dụng tài
nguyên du lịch của vùng phụ cận phải gắn liền với việc hợp tác kinh doanh,
phân công và bổ trợ lẫn nhau giữa ngành du lịch Thành phố với các tỉnh
trong vùng. Mối quan hệ hợp tác này dựa trên nền tảng các địa phương cùng
phát triển trong tổng thể của vùng mà Thành phố Hồ Chí Minh là cực của
tam giác tăng trưởng Thành phố Hồ Chí Minh - Đồng Nai - Bà Rịa - Vũng

Tàu và vừa là trung tâm của địa bàn kinh tế trọng điểm phía Nam và là trung
tâm du lịch của vùng du lịch Nam Trung Bộ và Nam Bộ.
- Việc khai thác cần kết hợp với việc đầu tư, tôn tạo các danh thắng
cũng như bảo vệ được môi trường du lịch (cả môi trường tự nhiên lẫn môi
trường văn hóa xã hội) mới có thể phát triển bền vững du lịch ở Thành phố
Hồ Chí Minh.


10

7. Những đóng góp chính của luận án
- Tổng quan chọn lọc và hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tài
nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn phục vụ du lịch, trên
cơ sở đó vận dụng vào việc nghiên cứu cụ thể trên địa bàn Thành phố Hồ Chí
Minh và vùng phụ cận.
- Đánh giá thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên du lịch Thành
phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận, xác định những hạn chế cơ bản về tài
nguyên du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh ảnh hưởng đến sự phát triển du
lịch của Thành phố và những thế mạnh nổi trội về tài nguyên du lịch vùng
phụ cận có thể bổ sung cho sản phẩm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh.
- Xác định mối quan hệ giữa Thành phố Hồ Chí Minh và các địa
phương vùng phụ cận trong việc hợp tác phát triển khai thác tài nguyên du
lịch.
- Sử dụng kết quả đánh giá thực trạng khai thác tài nguyên du lịch
làm cơ sở cho việc định hướng theo ngành và định hướng phát triển không
gian lãnh thổ du lịch của toàn vùng bằng việc xác định các điểm, cụm, tuyến
du lịch với các sản phẩm du lịch phù hợp của từng địa phương; đồng thời đề
xuất một số giải pháp tổ chức hoạt động du lịch nhằm bảo đảm việc khai thác
bền vững tài nguyên du lịch của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận.
8. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phần
phụ lục, phần nội dung của luận án được trình bày trong các chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về việc đánh giá tài nguyên để phát triển du
lịch
Chương 2: Đánh giá tài nguyên du lịch và thực trạng khai thác tài
nguyên du lịch Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận


11

Chương 3: Định hướng phát triển du lịch Thành phố Hồ Chí Minh
trên cơ sở khai thác tài nguyên du lịch vùng phụ cận
Toàn bộ luận án được trình bày 159 trang, luận án có 5 bản đồ, 2 biểu
đồ, 17 bảng số liệu, 134 tài liệu tham khảo, 16 phụ lục và 8 trang hình ảnh
minh họa.


12

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC ĐÁNH GIÁ TÀI NGUYÊN
ĐỂ PHÁT TRIỂN DU LỊCH

1.1. KHÁI NIỆM VỀ TÀI NGUYÊN DU LỊCH

1.1.1. Khái niệm chung về tài nguyên
Tài nguyên hiểu theo nghĩa rộng bao gồm tất cả những nguồn nguyên
liệu, năng lượng và thông tin có trên Trái đất và trong không gian vũ trụ liên
quan mà con người có thể sử dụng phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển
của mình. Dựa vào khả năng tái tạo tài nguyên được phân thành tài nguyên

tái tạo và tài nguyên không tái tạo.
Tài nguyên tái tạo là những tài nguyên dựa vào nguồn gốc từ năng
lượng được cung cấp hầu như liên tục và vô tận từ vũ trụ đến Trái đất, dựa
vào các quy luật tự nhiên đã hình thành để tiếp tục tồn tại, phát triển và chỉ
mất đi khi không còn nguồn năng lượng và thông tin. Tài nguyên tái tạo cũng
có thể là những tài nguyên có thể tự duy trì hoạt động hoặc tự bổ sung một
cách liên tục nếu được khai thác và quản lý tốt. Năng lượng bức xạ mặt trời,
năng lượng nước, gió, tài nguyên sinh học... cũng được xem là những tài
nguyên tái tạo.
Tài nguyên không tái tạo tồn tại một cách hữu hạn có thể bị mất đi
hoặc bị biến đổi, không còn giữ được tính chất ban đầu sau quá trình khai
thác sử dụng. Phần lớn các loại tài nguyên khoáng sản, nhiên liệu khoáng đã
được sử dụng, các thông tin di truyền bị biến đổi không giữ lại được cho đời
sau... được xem là những tài nguyên không tái tạo được.
1.1.2. Tài nguyên du lịch


13

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung.
Khái niệm tài nguyên du lịch luôn gắn liền với khái niệm du lịch.
Khái niệm tài nguyên du lịch dùng để chỉ những đối tượng cụ thể, có
giá trị kinh tế đối với ngành công nghiệp du lịch [118].
Tại Điều 10, khoản 3, chương I của Pháp lệnh Du lịch Việt Nam
(được Ủy ban Thường vụ Quốc hội nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt
Nam khóa X thông qua ngày 8/2/1999) về khái niệm tài nguyên du lịch được
xác định như sau: "Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch
sử, di tích cách mạng, giá trị nhân văn, công trình lao động sáng tạo của con
người có thể được sử dụng nhằm thỏa mãn nhu cầu du lịch; là yếu tố căn bản
để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch nhằm tạo ra sự hấp dẫn du lịch".

Như vậy tài nguyên du lịch được xem là tiền đề để phát triển du lịch.
thực tế cho thấy tài nguyên du lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu
thì sức hấp dẫn và hiệu quả hoạt động du lịch càng cao bấy nhiêu.
Đồng thời, trong Pháp lệnh du lịch ở chương II Bảo vệ, khai thác, sử
dụng và phát triển tài nguyên du lịch, Điều 11 cũng ghi rõ: Tài nguyên du
lịch gồm tài nguyên du lịch đang khai thác, tài nguyên du lịch chưa khai
thác... Mức độ khai thác tiềm năng tài nguyên du lịch phụ thuộc vào:
- Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá các tiềm năng tài
nguyên vẫn còn tiềm ẩn.
- Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của
khách du lịch. các nhu cầu này ngày một lớn và đa dạng, phụ thuộc vào mức
sống và trình độ dân trí.
- Trình độ phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện để
khai thác tiềm năng tài nguyên.
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác, nhiều tài
nguyên du lịch còn tồn tại dưới dạng tiềm năng do:


14

- Chưa được nghiên cứu điều tra và đánh giá đầy đủ.
- Chưa có nhu cầu khai thác do "cầu" còn thấp.
- Tính đặc sắc của tài nguyên thấp hoặc chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết
để khai thác, hình thành sản phẩm du lịch.
- Các điều kiện để tiếp cận hoặc các phương tiện khai thác còn hạn
chế, do đó chưa có khả năng hoặc gặp nhiều khó khăn trong khai thác.
- Chưa đủ khả năng đầu tư để khai thác.
Như vậy, tài nguyên du lịch là một phạm trù lịch sử có xu hướng
ngày càng mở rộng. Sự mở rộng của tài nguyên du lịch thường tùy thuộc rất
nhiều vào yêu cầu phát triển du lịch, vào những tiến bộ khoa học kỹ thuật,

vào sự đầu tư, vào các sáng kiến và sở thích của con người. Như trước đây,
ánh nắng mặt trời không được xem là tài nguyên du lịch, nhưng khi du lịch
biển phát triển thí mặt trời cùng với biển, bãi cát được xem là tài nguyên du
lịch quan trọng, nhưng vai trò của nó cũng dần bị hạn chế khi y học phát
hiện có mối liên hệ giữa tia cực tím với căn bệnh ung thư da.
Tóm lại, khái niệm tài nguyên du lịch có thể được xác định như sau:
tài nguyên du lịch là tổng thể tự nhiên, văn hóa - lịch sử cùng các thành phần
của chúng được khai thác nhằm góp phần khôi phục khả năng lao động và
sức khỏe con người, phát triển thể lực và trí lực, những tài nguyên du lịch này
được sử dụng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc tạo ra các dịch vụ du
lịch.
Khi đánh giá tài nguyên du lịch và định hướng khai thác cần phải tính
đến những thay đổi trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế kỹ thuật khai thác các loại tài nguyên du lịch mới [102].
1.1.3. Những đặc điểm cơ bản của tài nguyên du lịch
1.1.3.1. Tính phong phú, đa dạng của tài nguyên du lịch


15

Khác với các loại tài nguyên khác, tài nguyên du lịch rất phong phú,
đa dạng trong đó có nhiều tài nguyên đặc sắc và độc đáo là cơ sở để xây
dựng các sản phẩm du lịch hấp dẫn thỏa mãn nhu cầu đa dạng của khách du
lịch. Thí dụ đối với loại hình nghỉ mát chữa bệnh nhằm mục đích phục hồi
sức khỏe thì tài nguyên du lịch có thể khai thác là các bãi biển ở Vũng Tàu,
Long Hải hay suối nước khoáng nóng Bình Châu, Hồ Cốc... hoặc đối với loại
hình du lịch văn hóa, tôn giáo nhằm phục vụ cho tín ngưỡng và nâng cao
nhận thức thì tài nguyên du lịch có thể đáp ứng là lễ hội Núi Bà (Tây Ninh),
lễ hội Chùa Bà (Bình Dương), lễ hội Nghinh Ông Cần Giờ (Thành phố Hồ
Chí Minh) hoặc hệ thống đình chùa ở Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ
cận... Đặc biệt, nhiều tài nguyên du lịch đặc sắc và độc đáo có sức hấp dẫn

lớn đối với du khách như du lịch sinh thái vườn quốc gia Nam Cát Tiên
(Đồng Nai), cù lao Thới Sơn trên sông Tiền (Mỹ Tho), hệ thống rừng ngập
mặn Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) đã được UNESCO công nhận là khu
dự trữ sinh quyển của thế giới.
Có thể nói, hiệu quả từ việc khai thác sự phong phú đa dạng của tài
nguyên du lịch đối với việc phục vụ cho khách du lịch là rất to lớn, có khi
vượt trội hơn rất nhiều so với việc khai thác các tài nguyên khác (như khai
thác tài nguyên khoáng sản, khai thác rừng...)
1.1.3.2. Tính thuận lợi trong việc khai thác tài nguyên du lịch
Phần lớn các tài nguyên du lịch được khai thác để phục vụ khách du
lịch là các tài nguyên vốn đã có sẵn trong tự nhiên hoặc những tài nguyên du
lịch nhân văn do lao động con người tạo đã tạo ra.
Trong thực tế một bãi tắm ven biển, một hồ nước, một khu rừng
nguyên sinh, một dòng sông với cảnh quan bên bờ đều có thể trở thành
những điểm, tuyến du lịch; con người khó có thể tạo nên các tài nguyên du
lịch tự nhiên bởi vô cùng tốn kém và dù có mô phỏng lại được thì cũng
không thể lột tả hết được sức sáng tạo phi thường của tạo hóa và vì thế sẽ


16

giảm đi rất nhiều về giá trị và độ hấp dẫn.Với tất cả những gì đã sẵn có của
tài nguyên du lịch, nếu biết đầu tư tôn tạo cho phù hợp sẽ tôn thêm vẻ đẹp và
giá trị của tài nguyên, vừa tạo ra những điều kiện thuận lợi nhằm khai thác
và sử dụng có hiệu quả tài nguyên này.
1.1.3.3. Tính thời vụ trong khai thác tài nguyên du lịch
Trong số các tài nguyên du lịch, có những tài nguyên có khả năng
khai thác quanh năm, lại có những tài nguyên mà việc khai thác ít nhiều lệ
thuộc vào thời vụ. Sự lệ thuộc này chủ yếu bị chi phối bởi yếu tố khí hậu và
tập quán của dân gian. Ví dụ, đối với tài nguyên du lịch biển, thời gian khai

thác thích hợp nhất là vào mùa hè có khí hậu nóng bức. Mặc dù điều kiện
thời tiết của Thành phố Hồ Chí Minh và vùng phụ cận ít chịu ảnh hưởng của
không khí lạnh nhưng hoạt động du lịch biển ở Vũng Tàu tấp nập nhất vẫn
vào mùa hè, còn vào thời gian các tháng 10, 11, 12 rất vắng khách du lịch
biển... Đối với các lễ hội, bên cạnh các tập quán dân gian là các nghi lễ tôn
giáo, cũng đã được ấn định vào các thời kỳ cụ thể trong năm. Vì thế hoạt
động du lịch cũng lệ thuộc rất lớn vào thời gian diễn ra các lễ hội đó: như lễ
hội Chùa Bà diễn ra vào rằm tháng Giêng hàng năm, lễ hội Nghinh Ông Cần
Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) vào rằm tháng Tám âm lịch, Hội xuân Núi Bà
Tây Ninh chỉ diễn ra trong tháng Giêng âm lịch...
Do tài nguyên du lịch có tính thời gian khai thác khác nhau đã quyết
định tính chất mùa vụ của hoạt động du lịch. Các địa phương, các nhà quản
lý, điều hành và tổ chức các loại hình hoạt động du lịch cũng như du khách
đều phải quan tâm đến tính chất này để có biện pháp chủ động điều tiết thích
hợp nhằm đạt được hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh. (Ví dụ
như tổ chức các sự kiện, hội nghị, hội thảo trong những tháng thấp điểm).
1.1.3.4. Tài nguyên du lịch được khai thác tạo ra các sản phẩm tiêu
thụ tại chỗ


17

Khác với các dạng tài nguyên khác có thể được khai thác vận chuyển
đến tay người tiêu thụ, đối với sản phẩm du lịch được xây dựng từ tài nguyên
du lịch thì du khách phải đến tận nơi để sử dụng và thưởng thức. Đây là một
đặc điểm đồng thời là thế mạnh đặc trưng của từng địa phương khi có những
sản phẩm du lịch đặc thù.
Chính vì khách du lịch phải đến tận các điểm du lịch, nơi có tài nguyên
du lịch, do đó trong quá trình tổ chức, xây dựng sản phẩm du lịch, khai thác
tài nguyên du lịch cần phải quan tâm đến cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ

thuật phục vụ du lịch và phương tiện vận chuyển. Thực tế cho thấy những điểm
du lịch có vị trí địa lý thuận lợi, tiện đường giao thông và có cơ sở hạ tầng và
cơ sở vật chất tương ứng phục vụ du lịch thì hoạt động du lịch nơi đó đạt
hiệu quả cao; ngược lại có những điểm du lịch có tiềm năng tài nguyên du
lịch phong phú đặc sắc như khu du lịch sinh thái Cần giờ, mặc dù rất gần
trung tâm du lịch Thành phố Hồ Chí Minh (50km) nhưng do cầu phà ách tắc
nên đã hạn chế số lượng tham quan của khách du lịch đến nơi đây; hay các
điểm du lịch sinh thái của Bến Tre có những nét tương đồng với Tiền Giang
nhưng do cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng nên số lượng khách du lịch đến đây rất
hạn chế.
1.1.3.5. Giá trị hữu hình và giá trị vô hình của tài nguyên du lịch
Khách du lịch khi quyết định lựa chọn và mua sản phẩm du lịch được
xây dựng từ tài nguyên du lịch, họ chỉ có thể cảm nhận được qua kênh thông
tin tuyên truyền quảng bá (báo chí, hình ảnh, trang Web cũng như những
phương tiện thông tin khác, giá trị của tài nguyên du lịch này chỉ là những
giá trị vô hình, chỉ khi nào họ quyết định đi du lịch đến trực tiếp một địa
phương, một điểm du lịch cụ thể nào đó họ mới có thể hình dung được giá trị
hữu hình của tài nguyên du lịch. Mặt khác, giá trị vô hình của tài nguyên du
lịch còn được khách du lịch cảm nhận thông qua những cảm xúc về tâm lý,


18

làm thỏa mãn nhu cầu tinh thần (nét thẩm mỹ, văn hóa của một điểm du
lịch...). đây cũng là một nhu cầu đặc biệt của khách du lịch.
1.1.3.6. Vòng đời của một sản phẩm du lịch từ tài nguyên du lịch
Bất kỳ một sản phẩm du lịch nào cũng trải qua các giai đoạn khám
phá, phát triển, bão hòa, cũng cố có rất nhiều bãi biển đã không còn hấp dẫn
thu hút được khách du lịch, vấn đề chính là phải nắm được quy luật tự nhiên,
lường trước được sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến động,

đổi thay do con người gây nên. Từ đó có định hướng lâu dài và các biện pháp
cụ thể để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch; không ngừng bảo
vệ, tôn tạo và hoàn thiện tài nguyên nhằm đáp ứng các nhu cầu phát triển du
lịch và kéo dài được vòng đời của sản phẩm du lịch.
Đây cũng chính là điều sống còn của mỗi điểm du lịch, mỗi khu du
lịch nhằm thực hiện phương hướng chiến lược phát triển du lịch bền vững
mới đảm bảo nguồn tài nguyên du lịch ít bị tổn hại, mỗi điểm du lịch, mỗi
khu du lịch ngày càng trở nên hấp dẫn hơn, không những thỏa mãn các nhu
cầu phát triển du lịch hiện tại mà còn sẵn sàng để đáp ứng yêu cầu phát triển
của du lịch trong tương lai.
1.1.4. Phân loại tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch vốn rất phong phú và đa dạng, vì vậy để có cơ sở
đánh giá và khai thác, sử dụng có hiệu quả, việc phân loại tài nguyên du lịch
không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn có giá trị thực tiễn. Hiện nay có
nhiều cách phân loại tài nguyên du lịch, nhưng phổ biến nhất là phân loại tài
nguyên du lịch theo nguồn gốc phát sinh và phân loại tài nguyên du lịch theo
mục đích sử dụng. Mỗi cách phân loại đều có những ưu điểm và những hạn
chế nhất định.
Đối với cách phân loại tài nguyên du lịch theo mục đích sử dụng thì
ưu điểm nổi bật là người sử dụng (khách du lịch) dễ lựa chọn các đối tượng


19

tài nguyên du lịch theo nhu cầu của mình cũng như có được những thông tin
về tài nguyên du lịch một cách cụ thể. Bên cạnh những ưu điểm nổi bật trên,
việc phân loại theo mục đích sử dụng cũng có một số hạn chế như có sự
trùng lắp về phân loại tài nguyên đối với những loại hình du lịch khác nhau.
Ví dụ: một vườn quốc gia hoặc một khu rừng có thể được sử dụng để phát
triển nhiều loại hình du lịch khác nhau như du lịch sinh thái, du lịch tham

quan nghiên cứu, du lịch cuối tuần..., do tính chất đa sử dụng của một loại tài
nguyên cho nhiều loại hình du lịch khác nhau nên tính chặt chẽ và hệ thống
trong việc phân loại này có hạn chế nhất định.
Đối với cách phân loại tài nguyên du lịch theo nguồn gốc phát sinh có
hạn chế nhất định trên quan điểm người sử dụng, tuy nhiên kết quả phân loại
theo phương pháp này không chỉ có ý nghĩa phục vụ cho công tác quản lý mà
còn rất hữu ích cho công tác nghiên cứu, quy hoạch, đầu tư phát triển du lịch.
Chính vì vậy, phương pháp phân loại tài nguyên du lịch theo nguồn gốc phát
sinh được sử dụng rộng rãi trong khoa học địa lý. Theo phân loại này, tài
nguyên du lịch được phân thành hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài
nguyên du lịch nhân văn.
1.1.4.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Khái niệm
Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm các thành phần tự nhiên, các thể
tổng hợp tự nhiên và các hiện tượng đặc sắc của tự nhiên bao quanh chúng ta
có thể đáp ứng một mặt nào đó nhu cầu du lịch của xã hội, có khả năng khai
thác các sản phẩm du lịch phục vụ trực tiếp cho khách du lịch.
Đồng thời chỉ có các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên trực
tiếp hoặc gián tiếp được khai thác sử dụng để tạo ra các sản phẩm du lịch,
phục vụ cho mục đích phát triển du lịch mới được xem là tài nguyên du lịch
tự nhiên. Các tài nguyên du lịch luôn luôn gắn liền với các điền kiện tự nhiên


20

cũng như các điều kiện lịch sử - văn hóa, kinh tế - xã hội và chúng được khai
thác đồng thời với tài nguyên du lịch nhân văn.
Vai trò của các thành phần tự nhiên có tác động mạnh mẽ nhất đến du
lịch là địa hình, khí hậu, thủy văn và hệ thống thực động vật. Việc nghiên
cứu vai trò của các thành phần tự nhiên để phục vụ du lịch có ý nghĩa quan

trọng trong việc tổ chức kinh doanh và hoạt động du lịch
Địa hình
Địa hình là thành phần quan trọng của tự nhiên, là nơi diễn ra mọi
hoạt động của con người. Đối với hoạt động du lịch điều quan trọng nhất là
đặc điểm hình thái địa hình, đó là các dấu hiệu bên ngoài của địa hình và các
dạng đặc biệt của địa hình tạo nên sự hấp dẫn đối với khai thác du lịch. Các
đơn vị hình thái chính của địa hình là núi, đồi và đồng bằng, chúng được
phân biệt bởi độ chênh lệch của địa hình. Tâm lý và sở thích chung của
khách du lịch là muốn đến những nơi có cảnh quan xinh đẹp, có những kiểu
địa hình khác lạ so với nơi họ đang sống.
- Địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế hơn đối với hoạt động du
lịch vì có sự kết hợp của nhiều dạng địa hình, vừa thể hiện được vẻ đẹp hùng
vĩ và thơ mộng của thiên nhiên, vừa có khí hậu mát mẻ không khí trong lành.
ở miền núi có nhiều đối tượng cho hoạt động du lịch. Đó là các sông, suối,
thác nước, hang động, rừng cây với thế giới sinh vật tự nhiên vô cùng phong
phú. Miền núi còn là địa bàn cư trú của đồng bào các dân tộc ít người với đời
sống và nền văn hóa rất đa dạng đặc sắc. Địa hình miền núi có ý nghĩa rất
lớn đối với du lịch, đặc biệt là các khu vực thuận lợi do việc tổ chức các loại
hình du lịch nghỉ dưỡng, thể thao, khám phá, mạo hiểm.
- Địa hình đồng bằng thường đơn điệu về hình thái, ít gây những
hứng thú nhất định cho khách tham quan du lịch. Song do đồng bằng là nơi
thuận lợi cho hoạt động kinh tế, cho canh tác nông nghiệp nên từ lâu ở đây là


21

nơi quần cư đông đúc và là nơi có nhiều di tích lịch sử văn hóa. Thông qua
các hoạt động nông nghiệp, văn hóa của con người địa hình đồng bằng cũng
có ảnh hưởng rất quan trọng đến du lịch.
- Địa hình vùng đồi thường tạo ra một không gian thoáng đãng bao la.

Do sự phân cắt của địa hình nên có tác động mạnh đến tâm lý du lịch dã
ngoại, rất thích hợp với các loại hình cắm trại, tham quan. Vùng đồi là nơi có
nhiều di tích khảo cổ và tài nguyên văn hóa - lịch sử độc đáo, tạo khả năng
phát triển loại hình du lịch, tham quan theo chuyên đề.
- Ngoài ra, các kiểu địa hình karst (kiểu địa hình được thành tạo do sự
lưu thông của nước trong các đá dễ hòa tan và tạo thành những hang động)
và địa hình ven bờ (đại dương, biển, sông, hồ) là những dạng tài nguyên rất
có giá trị. Ngành du lịch thế giới đã đưa vào khai thác hàng ngàn hang động,
ở nước ta địa hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 16 0 trở lên với nhiều
hệ thống hang động có giá trị du lịch; đặc biệt hơn cả là kiểu địa hình karst
ngập nước nhiệt đới mà điển hình là vịnh Hạ Long.
Đối với địa hình ven bờ rất thích hợp với việc tổ chức các loại hình
du lịch như nghỉ ngơi, an dưỡng, tắm biển, thể thao nước. Trên phạm vi thế
giới khách đi du lịch đều luôn chiếm số lượng lớn nhất so với các loại hình
du lịch khác.
Khí hậu
Khí hậu là thành phần quan trọng nhất của môi trường tự nhiên đối
với hoạt động du lịch. trong các chỉ tiêu của khí hậu, đáng chú ý nhất là các
chỉ tiêu: nhiệt độ không khí và độ ẩm không khí, ngoài ra còn có một số yếu
tố khác như gió, lượng mưa, thành phần lý hóa của không khí, áp suất của
khí quyển, ánh nắng mặt trời và hiện tượng thời tiết đặc biệt. Những nơi có
khí hậu phù hợp trong lành thì thu hút khách du lịch, tình trạng sẽ ngược lại
đối với khu vực có khí hậu khắc nghiệt.


22

Để đánh giá cụ thể các điều kiện khí hậu đối với hoạt động du lịch,
ngoài các đặc điểm chung của từng khu vực, cần thiết phải đánh giá ảnh hưởng
của các điều kiện đó tới sức khỏe con người và các loại hình du lịch.

Nhiều nhà nghiên cứu khí hậu trên thế giới đã sử dụng những chỉ tiêu
khí hậu - sinh học để xác định mức độ thích nghi của khí hậu đối với con
người.
Nhìn chung, những nơi có khí hậu điều hòa thường được khách du
lịch ưa thích. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy khách du lịch thường tránh
những nơi quá lạnh, quá ẩm, hoặc quá nóng, quá khô. Những nơi có nhiều gió
cũng không thích hợp cho sự phát triển của du lịch. Mỗi loại hình du lịch đòi
hỏi những điều kiện khí hậu khác nhau.
Điều kiện khí hậu có ảnh hưởng đến việc thực hiện các chuyến du
lịch hoặc hoạt động dịch vụ về du lịch. ở mức độ nhất định cần phải lưu ý tới
những hiện tượng thời tiết đặc biệt làm cản trở tới kế hoạch du lịch như
những sự cố thời tiết đáng kể ở Việt Nam là bão trên các vùng biển và duyên
hải, hải đảo, gió mùa Đông Bắc, gió bụi trong mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa.
Tính mùa của du lịch chịu tác động chủ yếu của yếu tố khí hậu. Các
vùng khác nhau có tính mùa du lịch không như nhau do ảnh hưởng của các
thành phần khí hậu.
Mặt khác, yếu tố khí hậu cũng có ảnh hưởng đến độ bền của nguồn
tài nguyên du lịch: độ ẩm lớn, nhiệt độ cao và biên độ nhiệt lớn sẽ góp phần
làm phong hóa nhanh các công trình, nhất là các di tích lịch sử - văn hóa cổ
và các yếu tố như bão, lốc, lũ lụt sẽ phá hủy rất nhanh các công trình kiến
trúc cũng như cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch.
Không chỉ đối với các công trình của tài nguyên du lịch nhân văn mà còn của
tài nguyên du lịch tự nhiên cũng chịu sự tác động của các yếu tố khí hậu, thời
tiết. Chúng thúc đẩy phát triển sự phá hủy hoặc làm thay đổi diện mạo của


23

cảnh quan tự nhiên ở một số điểm du lịch như hiện tượng sụt lở, xâm thực
của nhiều khu vực dọc theo bờ sông và duyên hải.

Thủy văn
Thủy văn cũng được xem là một dạng tài nguyên quan trọng đối với
hoạt động du lịch. Nhiều loại hình du lịch đã khai thác và sử dụng tài nguyên
này như sử dụng nước mặt trên đại dương, biển, sông, hồ, hồ chứa nước nhân
tạo.
Trong yếu tố thủy văn, ngoài lớp nước mặt cần phải kể đến lớp nước
ngầm mà trong đó nước khoáng là một loại tài nguyên tổng hợp có giá trị
kinh tế và phù hợp với loại hình du lịch chữa bệnh rất hiệu quả. Tại khu du
lịch Bình Châu của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, ngành du lịch địa phương đã tận
dụng suối nước nóng tại đây với nhiệt độ cao nhất khoảng 80 0C và lưu lượng
8m3/s để đưa vào phục vụ khách du lịch.
Thực động vật
Thực vật cũng là nguồn tài nguyên thiên nhiên quan trọng đối với du
lịch. Hiện nay, khi mức sống của con người ngày càng nâng cao thì nhu cầu
nghỉ ngơi tham quan du lịch và giải trí trở thành nhu cầu cấp thiết. Thị hiếu
về du lịch cũng ngày càng đa dạng và phong phú, ngoài một số hình thức
truyền thống như tham quan phong cảnh, các di tích văn hóa - lịch sử của
loài người, đã xuất hiện một hình thức mới, với sức hấp dẫn rất lớn khách du
lịch, đó là du lịch các khu bảo tồn thiên nhiên với đối tượng là các loài động thực vật, việc tham quan du lịch trong thế giới động thực vật sống động, hài
hòa trong thiên nhiên làm cho con người tăng thêm lòng yêu thiên nhiên, yêu
cuộc sống.
Thực vật, đặc biệt là các khu bảo tồn thiên nhiên, các vườn quốc gia
và cả các khu rừng nhân tạo kiểu công viên ở khu vực ngoại ô thành phố đều
có giá trị đối với hoạt động du lịch, thực vật còn có nhiều chức năng như:
làm sạch không khí, cản gió, tăng độ ẩm, ngoài ra nó còn có tác dụng thu hút


24

tiếng ồn một cách tự nhiên, tạo nên cảm giác ấm cúng. Cần phải bảo vệ và

phát triển rừng phòng hộ, các quần thể thực vật ven sông, hồ ở vùng đồng
bằng và thung lũng bởi vì chúng rất có giá trị đối với hoạt động du lịch cuối
tuần. Đối với khách du lịch, những loại thực vật đặc hữu không có ở đất nước
họ, thường có sức hấp dẫn rất lớn. Chẳng thế mà khách du lịch Châu Âu
thường thích đến nơi có rừng rậm nhiệt đới, nhiều cây to và cao và có dây
leo chằng chịt.
Thực vật gắn liền với môi trường sống tự nhiên của đại đa số động
vật cạn. Khi phân tích và đánh giá lớp phủ thực vật phải xem xét cả thế giới
động vật, nhiều địa phương và quốc gia trên thế giới nhờ vào một vài loại
động vật đặc hữu đã hấp dẫn thu hút đông đảo khách du lịch. Do đó việc khai
thác các loài động vật đặc hữu phục vụ cho nhu cầu tham quan đã bước đầu
thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng khách du lịch về mặt nhận thức.
Tài nguyên thực - động vật có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của
ngành du lịch, cần phát hiện, tổ chức bảo vệ các khu bảo tồn tự nhiên, các
vườn quốc gia để phục vụ du lịch.
Các di sản thiên nhiên thế giới
Các di sản thiên nhiên thế giới là một dạng tài nguyên du lịch tự
nhiên đặc sắc nhất. Tháng 11/1972, Ban Di sản thế giới của tổ chức
UNESCO đã được thành lập. Hàng năm tổ chức này tuyển chọn những công
trình thiên nhiên, văn hóa và hỗn hợp do các nước đề nghị.
Đối với các địa điểm được công nhận là di sản thiên nhiên thế giới
phải có những đặc điểm tự nhiên hết sức nổi bật, những cảnh quan tuyệt đẹp,
những tổ hợp đặc sắc của các yếu tố thiên nhiên hay các hệ sinh thái quan
trọng mà nơi đó vẫn còn tồn tại và sống sót những loại thực vật và động vật
có giá trị toàn cầu đang bị đe dọa, đặc biệt về mặt khoa học và bảo tồn nguồn
gen quý hiếm.


25


Ngoài các tài nguyên du lịch tự nhiên có tính chất cố định kể trên,
còn có những tài nguyên du lịch tự nhiên không có tính chất cố định. Đó là
các hiện tượng thiên nhiên đặc biệt, rất đặc sắc, có thể diễn ra định kỳ hoặc
không định kỳ, có sức hấp dẫn rất lớn đối với khách du lịch nhưng sự xuất
hiện của sao chổi, hiện tượng nhật thực, hiện tượng phun trào trở lại của núi
lửa, hiện tượng cực quang hoặc mưa sao.
Các hiện tượng như nhật thực, sao chổi đã từng được quan sát thấy ở
Việt Nam và thường được dự báo trước rất lâu về thời gian diễn ra cũng như
những địa điểm quan sát thuận lợi. Đây là cơ hội tốt để khai thác phục vụ
khách du lịch, tiêu biểu là hiện tượng nhật thực diễn ra vào năm 1995 đã khơi
dậy được tiềm năng của tài nguyên du lịch tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là tài
nguyên du lịch biển ở Hòn Rơm - Mũi Né (thành phố Phan Thiết).
1.1.4.2. Tài nguyên du lịch nhân văn
Khái niệm
Tài nguyên du lịch nhân văn là dạng tài nguyên do con người tạo ra,
hay nói cách khác đó là đối tượng và hiện tượng được tạo ra một cách nhân
tạo. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho tài nguyên du lịch nhân văn có
những đặc điểm rất khác biệt so với nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên.
Theo quan điểm chung được chấp nhận hiện nay, toàn bộ những sản
phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều
được coi là sản phẩm văn hóa. Như vậy tài nguyên nhân văn cũng được hiểu
là những tài nguyên du lịch văn hóa.
Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những tài
nguyên du lịch nhân văn. Chỉ những sản phẩm văn hóa nào có giá trị phục vụ
du lịch mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Hay nói cách khác,
những tài nguyên du lịch nhân văn cũng chính là những giá trị văn hóa tiêu
biểu cho mỗi dân tộc, mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Thông qua những hoạt



×