Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ ẢNH HƯỞNG của PHẬT GIÁO đối với đời SỐNG văn hóa TINH THẦN của NHÂN dân TỈNH lâm ĐỒNG HIỆN NAY

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.43 KB, 125 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Phật giáo có mặt ở Việt Nam gần 2000 năm, trải qua nhiều thời kỳ
biến động lúc thịnh, suy khác nhau, nhưng đã tự khẳng định như một thành
tố không thể tách rời của nền văn hóa dân tộc và trở thành một trong những
tôn giáo có sức sống lâu dài tồn tại mãi cho tới ngày nay, đồng thời ảnh
hưởng khá sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta.
Lâm Đồng là một vùng cao nguyên trù phú, khí hậu quanh năm mát
mẻ, nhiều cảnh quan xinh đẹp nổi tiếng trong và ngoài nước, vì thế từ lâu
đã trở thành nơi thu hút nhiều cư dân ở mọi miền đất nước đến đây sinh
sống, lập nghiệp. Khi đến Lâm Đồng, họ mang theo nhiều phong tục, tập
quán, tín ngưỡng tôn giáo truyền thống riêng của địa phương mình, góp
phần làm cho đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng ngày
càng phong phú, đa dạng... trong đó có ảnh hưởng không nhỏ của Phật
giáo.
Những năm gần đây cùng với sự phát triển của xã hội, Phật giáo
Lâm Đồng đang có những thay đổi để "thích nghi" với thời đại, xu hướng
thế tục hóa ngày càng rõ nét. Đạo đức và một số sinh hoạt Phật giáo mang
tính nhân văn đích thực, có nhiều điều phù hợp với công cuộc xây dựng
cuộc sống văn hóa mới, đã có tác dụng tích cực đối với đời sống xã hội.
Mặt khác, cũng như các tôn giáo khác, Phật giáo ra đời là nhằm
thực hiện chức năng đền bù hư ảo nhu cầu hạnh phúc của nhân dân trong
khi cuộc sống hiện thực ở trần thế còn nhiều khó khăn, may rủi, cùng với
tiêu cực xã hội ngày càng nhiều. Mâu thuẫn ấy, cùng với những quan
niệm duy tâm tôn giáo đã làm cơ sở nảy sinh những mặt tiêu cực, chi


2



phối tư duy và những hoạt động của con người, gây cản trở đối với sự
phát triển xã hội.
Hơn nữa, tôn giáo nói chung, Phật giáo nói riêng là vấn đề rất
nhạy cảm, luôn bị các thế lực thù địch phản động lợi dụng, chống phá sự
nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội của nhân dân ta, trong đó nổi bật nhất
vẫn là lĩnh vực tư tưởng văn hóa, một trong những mục tiêu trọng điểm
của chúng.
Để góp phần làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người
Việt Nam trong quá trình phát triển, việc nghiên cứu ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay là
điều rất cần thiết có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn, nó giúp các nhà
hoạch định chính sách có cơ sở đề ra chủ trương, chính sách đúng đắn đối
với công tác tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, nhằm phát huy
những giá trị văn hóa tinh thần tốt đẹp, khắc phục những mặt hạn chế của
Phật giáo, góp phần xây dựng đời sống văn hóa tinh thần ngày càng phong
phú, lành mạnh ở Lâm Đồng và trong phạm vi cả nước.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu ảnh hưởng của Phật giáo đối với con người Việt Nam
nói chung và trên từng khía cạnh của đời sống văn hóa tinh thần nói riêng
đã có nhiều công trình nghiên cứu của nhiều tác giả như: Nguyễn Tài Thư
(chủ biên) "Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
Việt Nam hiện nay"; Nguyễn Lang "Việt Nam Phật giáo sử luận"; Đăng
Nghiêm Vạn "Đặc điểm tình hình tôn giáo Việt Nam"; Nguyễn Đăng Duy
"Phật giáo và văn hóa Việt Nam" ; Lê Hữu Tuấn "Ảnh hưởng của những tư
tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt Nam";
Lê Mạnh Thát "Toàn Nhật thiền sư toàn tập"; Trần Văn Giáp "Phật giáo ở
Việt Nam từ đầu đến thế kỷ XIII"; Nguyễn Duy Hinh "Tư tưởng Phật giáo
Việt Nam".



3

Ở từng khu vực như Bắc Bộ, có tác giả Nguyễn Thị Bảy "Văn hóa
Phật giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ".
Ở Nam Bộ có tác giả Nguyễn Hiền Đức "Lịch sử Phật giáo Đàng
trong"; Trần Hồng Liên "Đạo Phật trong cộng đồng người Việt ở Nam Bộ
Việt Nam".
Ở miền Trung có tác giả Phạm Thị Xê "Ảnh hưởng của tư tưởng
Phật giáo trong lối sống của người Huế"; Trần Cao Phong "Phật giáo Huế
và ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo đối với sự hình thành nhân cách con
người Huế hiện nay".
Ở Lâm Đồng có "Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo tỉnh Lâm Đồng
và công tác tôn giáo trong tình hình mới từ năm 1995 - 2000", "Lịch sử
hình thành và phát triển các tôn giáo ở Lâm Đồng", đề tài khoa học cấp tỉnh
của Ban tôn giáo tỉnh Lâm Đồng; "Sự hình thành và phát triển Phật giáo ở
Lâm Đồng" của Hoàng Thị Lan, luận văn tốt nghiệp cử nhân.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu đều khẳng định, qua hàng ngàn
năm tồn tại và phát triển ở Việt Nam. Phật giáo đã có ảnh hưởng sâu đậm
trong đời sống văn hóa tinh thần đối với con người Việt Nam. Các công
trình nghiên cứu đó đã đề cập đến Phật giáo trên nhiều góc độ lịch sử, tư
tưởng, văn hóa khác nhau, mang tính tổng quát trên phạm vi cả nước, hay
từng khu vực. Riêng vấn đề "Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống
văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng hiện nay" cho đến nay vẫn chưa
có một công trình nghiên cứu nào đề cập đến một cách cụ thể, có hệ thống.
Vì vậy, nghiên cứu Phật giáo và ảnh hưởng của nó đối với đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng còn là vấn đề mới mẻ và không ít
khó khăn, vì vậy đòi hỏi sự nỗ lực nhiều mặt của người viết.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu



4

Mục đích chủ yếu của luận văn là nhận diện Phật giáo Lâm Đồng
và trên cơ sở đó phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn
hóa tinh thần của nhân dân Lâm Đồng, đồng thời đề xuất một số giải pháp
nhằm phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo, góp phần
xây dựng đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng ngày càng phong
phú, lành mạnh theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát quá trình du nhập và phát triển Phật giáo ở Lâm Đồng.
Phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa tinh thần nhân
dân Lâm Đồng.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và
hạn chế mặt tiêu cực của Phật giáo ở Lâm Đồng hiện nay.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đời sống văn hóa tinh thần là một lĩnh vực rộng lớn, luận văn chỉ
giới hạn nghiên cứu trong một số lĩnh vực của đời sống văn hóa tinh thần,
cụ thể là đạo đức, lối sống và văn hóa nghệ thuật của Phật giáo trong đời
sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được tiến hành dựa trên cơ sở vận dụng các quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm, chính sách
của Đảng và Nhà nước ta về tôn giáo, đồng thời, kế thừa một cách có chọn
lọc những lý luận thích hợp của các công trình nghiên cứu của nhiều tác giả
có liên quan đến nội dung của luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu



5

Trên cơ sở phương pháp luận chung là chủ nghĩa duy vật biện
chứng và duy vật lịch sử, luận văn chú trọng phương pháp lôgic - lịch sử,
phương pháp phân tích - tổng hợp.
Ngoài ra luận văn còn sử dụng phương pháp khảo sát và tổng kết
thực tiễn một số kết quả của các tài liệu điều tra xã hội học để nghiên cứu
và trình bày.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn khái quát được quá trình du nhập và phát triển của Phật
giáo vào Lâm Đồng, nêu được ảnh hưởng của Phật giáo trên một số lĩnh
vực đời sống văn hóa tinh thần nhân dân ở Lâm Đồng.
Đưa ra được một số giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những mặt
tích cực, khắc phục những mặt hạn chế của Phật giáo trong việc xây dựng
đời sống văn hóa tinh thần nhân dân Lâm Đồng, góp phần xây dựng đời
sống văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc ở Lâm Đồng trong giai đoạn
hiện nay.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần xây dựng những luận cứ khoa học nhằm củng
cố và hoàn thiện quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước ta về tôn giáo
và công tác tôn giáo trong tình hình hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các đề tài
nghiên cứu có nội dung liên quan đến Phật giáo, cũng như có thể sử dụng
làm tài liệu tham khảo để giảng dạy về tôn giáo ở các Trường Đại học, Cao
đẳng và Trường Chính trị tỉnh.
- Ngoài ra luận văn còn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo, bồi
dưỡng, tập huấn đối với cán bộ làm công tác tôn giáo, công tác vận động
quần chúng nói chung và ở Lâm Đồng nói riêng.



6

7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung chính của luận văn được kết cấu thành 2 chương, 4 tiết.


7

Chương 1
QUÁ TRÌNH DU NHẬP, PHÁT TRIỂN
VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA TINH THẦN NHÂN DÂN LÂM ĐỒNG

1.1. QUÁ TRÌNH DU NHẬP VÀ PHÁT TRIỂN CỦA PHẬT GIÁO Ở
LÂM ĐỒNG

Muốn tìm hiểu quá trình hình thành phát triển, cũng như ảnh hưởng
của một tôn giáo đối với đời sống xã hội ở một quốc gia, dân tộc hay một
địa phương cụ thể, không thể không nghiên cứu những đặc điểm của mảnh
đất hiện thực đã nảy sinh ra nó. Đó là điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội.
1.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội và tín ngưỡng
tôn giáo của sự du nhập Phật giáo vào Lâm Đồng
Điều kiện tự nhiên
Lâm Đồng là một tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên. Ngoài những
đặc điểm chung của cao nguyên miền tây nam Trung Bộ, Lâm Đồng còn có
những đặc điểm riêng do các điều kiện địa lý và quá trình lịch sử chi phối.
Tỉnh Lâm Đồng có diện tích là 10.172 km², chiếm 3,12% diện tích
cả nước, gần bằng 1/5 diện tích toàn vùng Tây Nguyên. Nhìn chung trong

số các đơn vị hành chính cấp tỉnh hiện nay từ đồng bằng Thanh - Nghệ trở
vào đồng bằng Sông Cửu Long, Lâm Đồng là tỉnh duy nhất có lãnh thổ
nằm trọn trong nội địa của đất nước, không có đường biên giới quốc gia,
không có bờ biển [53, tr. 12].
Lâm Đồng gồm có 1 thành phố, 1 thị xã và 9 huyện với 135 xã,
phường. Thành phố Đà Lạt là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của tỉnh,
có thế mạnh phát triển du lịch, nghỉ dưỡng. Quá trình hình thành địa giới


8

hành chính của tỉnh như hiện nay, Lâm Đồng đã trải qua một quá trình lịch
sử đầy biến động, nhiều lần thay đổi, đã tách, nhập ở một số thời kỳ khác
nhau (năm 1899 toàn quyền P. Doumer cho thành lập tỉnh Đồng Nai
Thượng, năm 1950 Ủy ban Kháng chiến liên khu ủy sát nhập 2 tỉnh Lâm
Viên và Đồng Nai Thượng thành tỉnh Lâm Đồng, năm 1958 Ngô Đình
Diệm thành lập tỉnh Lâm Đồng gồm thị xã Đà Lạt và 3 quận Đơn Dương,
Đức Trọng, Lạc Dương. Sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, tỉnh
Thuận Lâm được thành lập trên cơ sở sát nhập 5 tỉnh cũ gồm: Lâm Đồng,
Tuyên Đức, Ninh Thuận, Bình Thuận và Bình Tuy, thành phố Đà Lạt trực
thuộc Trung ương. Đầu năm 1976 tỉnh Lâm Đồng (hiện nay) được thành
lập trên cơ sở sát nhập Lâm Đồng cũ với Tuyên Đức và Đà Lạt) [53, tr. 1718].
Phần lớn diện tích Lâm Đồng là rừng núi và cao nguyên, với địa
hình mấp mô lượn sóng, thấp dần theo hướng đông bắc - tây nam, tạo nên
những bậc thềm dài, rộng ở các độ cao khác nhau từ 2.000 xuống 300m so
với mặt nước biển.
Cao nguyên Lâm Đồng là nơi đầu nguồn của hệ thống sông, suối đổ
về miền Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung. Với độ dốc cao, các dòng
chảy trên sơn nguyên đã tạo nên nhiều thác nước, mang đến cho xứ sở này
những cảnh đẹp kỳ thú như Pren, Cam Ly, Đatanla, Pongour v.v... những

dòng thác này mở ra điều kiện thuận lợi để phát triển thủy điện. Hai nhà
máy thủy điện Đanhim (160.000 KW/năm) và Suối Vàng (3.000 KW/năm)
đã phục vụ nguồn sáng đến cho thành phố Hồ Chí Minh, Đà Lạt và nhiều
vùng dân cư khác. Ở đây cũng đã để lại nhiều đầm, hồ, có thể vừa nuôi thả,
khai thác thủy sản nước ngọt, vừa kinh doanh du lịch nghỉ dưỡng như: Hồ
Xuân Hương, Hồ Than Thở, Thung lũng Tình yêu [53, tr. 19].
Ở Lâm Đồng có một kiểu khí hậu đặc biệt: khí hậu nhiệt đới gió
mùa vùng cao nguyên, một năm chia thành hai mùa rõ rệt: mùa khô và mùa


9

mưa. Nhìn chung khí hậu Đà Lạt ôn hòa, quanh năm mát mẻ, cùng với
nhiều cảnh quan xinh đẹp, nên từ lâu nơi này đã thu hút nhiều du khách đến
đây tham quan và nghỉ dưỡng.
Đất đai của Lâm Đồng bao gồm nhiều loại: đất đỏ Bazan
(200.000ha), đất phù sa màu mỡ để phát triển cây trồng (50.000ha), đất
Feralit (710.000ha) để phát triển rừng và trồng cây công nghiệp. Nhờ có
đất đai màu mỡ, khí hậu mát mẻ, Lâm Đồng thích hợp trồng cây công
nghiệp (trà, cà phê, dâu tằm), rau quả ôn đới (bắp cải, súp lơ, cà rốt, khoai
tây) và các loại cây trái nổi tiếng (hồng, bơ, đào, mận, actichaut) [53, tr,
20].
Ngoài ra, Lâm Đồng còn có những tiềm năng khá lớn về năng
lượng và khoáng sản, đặc biệt là tiềm năng thủy điện và trữ lượng Bôxít,
Cao lanh...
Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội
Nếu thiên nhiên Lâm Đồng có một bề dày lịch sử phát triển đã lâu
thì lịch sử kinh tế, văn hóa, xã hội nơi đây trái lại rất trẻ, nhưng không kém
đặc sắc, có thể chia làm 2 giai đoạn.
Giai đoạn từ năm 1975 trở về trước

Năm 1899 người Pháp phát hiện ra vùng đất này, với ý đồ xây dựng
một trạm nghỉ dưỡng. Từ đó Lâm Đồng chuyển sang một bộ mặt mới. Cơ
sở hạ tầng thiết yếu được xây dựng như: đường bộ, đường sắt nối liền các
tỉnh, thành phố Hồ Chí Minh, Ninh Thuận v.v... cải tạo, nâng cấp quốc lộ
20; xây dựng nhà ga, sân bay Liên Khương, Cam Ly; xây dựng Thủy điện
Đa Nhim, xây dựng một số trường học, trường dạy nghề, lập viện Đại học
Đà Lạt, xây dựng lò phản ứng hạt nhân phục vụ nghiên cứu khoa học. Có
thể coi đây là giai đoạn khai thác và phát triển các ưu thế khí hậu, đất đai,
hình thành nền sản xuất hàng hóa đi đôi với phát triển xã hội.


10

Tuy nhiên, trải qua thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, ở
địa bàn này nổi lên hai vùng kinh tế - xã hội rõ rệt, đó là vùng đang phát
triển và vùng lạc hậu.
Vùng đang phát triển: bao gồm thành phố Đà Lạt, Thị xã Bảo Lộc
và các thị trấn huyện, lỵ như: Di Linh, Đức Trọng, Đơn Dương... khu vực
ngoại thị và ven các lộ giao thông chính. Đó là nơi quy tụ của đồng bào
Kinh từ nhiều địa phương đến đây làm ăn sinh sống. Đây là vùng mà kinh
tế hàng hóa đã có điều kiện để phát triển, giao lưu với các tỉnh lân cận và là
đòn bẩy thúc đẩy trồng trọt nông phẩm, chăn nuôi, công nghiệp chế biến và
phát triển một số ngành tiểu thủ công nghiệp.
Vùng lạc hậu: bao gồm những khu vực miền núi cao hẻo lánh, vùng
sâu, vùng xa, ở đó chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Nơi đây vẫn
tồn tại phương thức sinh hoạt kinh tế cổ truyền mang tính chất tự cung, tự
cấp, dựa vào thiên nhiên là chủ yếu. Phương thức canh tác hầu như dựa vào
nông cụ thô sơ, đa chức năng để đốt, phát rừng, chọc tỉa đất làm nương rẫy.
Cuộc sống du canh, du cư, nay đây, mai đó, trình độ dân trí thấp, nạn đói
xảy ra thường xuyên trong những tháng giáp hạt hàng năm, cộng với giao

thông đi lại khó khăn, nên sự giao lưu với những vùng đang phát triển gặp
nhiều trở ngại [53, tr, 40-45].
Từ năm 1975 đến nay
Sau chiến tranh, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, nền kinh tế
Lâm Đồng gặp nhiều khó khăn, vừa phải khắc phục hậu quả chiến tranh và
giải quyết vấn đề Fulro; vừa tiếp quản và cải tạo lại nền kinh tế; vừa từng
bước xây dựng một nền kinh tế mới. Nhưng dưới sự lãnh đạo của Đảng,
với ý chí tự lực, tự cường, nhân dân Lâm Đồng đã từng bước vượt qua khó
khăn, xây dựng quê hương giàu đẹp.


11

Bước sang thời kỳ đổi mới, Lâm Đồng có nhiều bước tiến đáng kể
trong phát triển kinh tế. Thời kỳ 1990 - 1995, tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) tăng gần 13%, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo chiều hướng tích
cực, các tiềm năng thế mạnh được khai thác. Nền kinh tế hàng hóa nhiều
thành phần ở Lâm Đồng phát triển, xuất nhập khẩu được khuyến khích,
hợp tác đầu tư với nước ngoài được mở rộng, đầu tư tăng nhanh, giải quyết
việc làm được chú ý; đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện và
nâng cao, các vấn đề xã hội được quan tâm giải quyết [53, tr. 47-48].
Nông nghiệp phát triển tương đối toàn diện trên cơ sở phát huy thế
mạnh cây công nghiệp dài ngày; rau, hoa, quả đặc sản phát triển theo
hướng đầu tư thâm canh; đất đai được sử dụng có hiệu quả, hình thành
nhiều vùng chuyên canh phát triển trên cơ sở bảo vệ tài nguyên và phát
triển vốn rừng. Các ngành tiểu, thủ công nghiệp tăng với tốc độ cao, sản
phẩm đa dạng, phong phú như hàng thêu lụa, đan len, đồ gỗ. Công nghiệp
chế biến đang khẳng định được chỗ đứng của mình và tìm được thị trường
tiêu thụ khá ổn định như trà, cà phê, dâu tằm, hạt điều. Dịch vụ ngày càng
giữ vai trò quan trọng trong nền kinh tế, du lịch trở thành ngành kinh tế

mũi nhọn của tỉnh, số lượng du khách trong, ngoài nước đến Lâm Đồng
ngày càng tăng, các khu du lịch được chỉnh trang, cơ sở hạ tầng phục vụ du
lịch ngày càng được hoàn thiện đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế, xã
hội.
Sau hơn 20 năm giải phóng, nhân dân các dân tộc trong tỉnh Lâm
Đồng dưới sự lãnh đạo của Đảng đã phát huy các tiềm năng, thế mạnh của
địa phương, xây dựng nền kinh tế với cơ cấu công - nông - lâm - du lịch,
kinh tế hàng hóa được được phát triển, bộ mặt Lâm Đồng ngày càng đổi
mới, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, cơ sở hạ tầng ngày càng
khang trang đẹp đẽ.
Các thành phần dân cư và dân tộc hiện có ở Lâm Đồng


12

Hiện nay ở Lâm Đồng song song tồn tại 2 thành phần dân cư. Bao
gồm khối dân cư người Kinh, chủ yếu sinh sống tập trung ở địa bàn đang
phát triển và khối dân cư dân tộc thiểu số, chủ yếu sinh sống trên địa bàn
chậm phát triển. Theo số liệu điều tra dân số năm 1999, dân số tỉnh Lâm
Đồng là 998.774 người, trong đó có trên 30 dân tộc thiểu số, chiếm 20%
dân số toàn tỉnh, bao gồm các dân tộc bản địa vùng Tây Nguyên như K’ho,
Mạ, Chu ru,... Ngoài ra còn có một số dân tộc thiểu số khác ở miền núi phía
Bắc đến đây cùng chung sống như Hoa, Tày, Thái, Nùng... [46, tr. 30].
Nhìn chung, các dân tộc - cư dân Lâm Đồng có trình độ phát triển
kinh tế,xã hội không đồng đều; ngôn ngữ, phong tục tập quán, tín ngưỡng,
tôn giáo và sắc thái văn hóa cũng khác nhau, từ đó tạo nên bức tranh tổng
thể về đời sống văn hóa tinh thần hết sức phong phú, đa dạng.
Phần lớn cư dân Lâm Đồng đều có xuất xứ từ các tỉnh đồng bằng
Bắc Bộ và miền Trung. Họ đến Lâm Đồng mang theo truyền thống, bản sắc
văn hóa của những địa phương đã có độ dày bền vững và những nét cá biệt

độc đáo, riêng biệt.
Người miền Bắc đến sinh sống ở Lâm Đồng phần lớn là người Hà
Nội và các tỉnh xung quanh. Họ đã có một truyền thống văn hiến lâu đời
với nhiều nghi lễ, tập tục, phong cách, lối sống riêng biệt. Ngôn ngữ và lối
sống của nhóm cư dân này cũng mang vẻ chính thống ở một chừng mực
nhất định, nên có ảnh hưởng khá lớn trong đời sống cư dân Lâm Đồng. Với
nhiều ưu thế, họ đã có đóng góp tích cực vào việc hình thành đời sống văn
hóa tinh thần của người dân Lâm Đồng. Trong người dân Lâm Đồng hiện
nay có thể dễ dàng nhận ra cái tế nhị, nhẹ nhàng, âm sắc giọng nói, thái độ
ân cần niềm nở, nhất là sự nhã nhặn, lịch thiệp, trọng lễ nghi... của người
Hà Nội nghìn năm văn hiến [52, tr. 41-44].
Người Trị Thiên phần lớn sống bằng nghề làm vườn, công chức,
giáo viên và buôn bán nhỏ. Họ vào Lâm Đồng không ồ ạt nhưng liên tục,


13

đều đặn nên hiện nay số người Trị Thiên rất đông. Đa số họ sống ở nội
thành xen lẫn với các nhóm cư dân khác. Người Trị Thiên vào Lâm Đồng
mang theo phong tục tập quán chịu ảnh hưởng nghi lễ cung đình triều Huế,
từ cách ăn mặc, bố trí nhà ở, trang trí nội thất đến ma chay, đình đám, hội
hè, cưới hỏi... còn giữ nhiều tập tục cổ truyền. Nhóm người này có tinh
thần gia tộc và quê hương mãnh liệt. Ở đâu có người Trị Thiên là ở đó có
nhà thờ họ, tế tự, giỗ chạp theo chu kỳ như ở quê cũ. Qua đó thắt chặt mối
tình tương thân, tương ái không chỉ giữa những người đồng hương trên quê
mới mà còn gắn bó với bà con dòng họ chốn quê nhà. Người Trị Thiên kỹ
tính trong làm ăn cũng như trong sinh hoạt, chiếc áo dài, chiếc nón bài thơ
là cách điệu chính của người dân Trị Thiên. Đến bây giờ, Huế vẫn là nơi
sản xuất và cung cấp nón cho đại bộ phận thiếu nữ Lâm Đồng. Đến chùa
Linh Sơn trong ngày lễ Phật giáo, người ta có cảm tưởng như đang ở giữa

thành phố Huế. Điều đó nói lên ảnh hưởng văn hóa Trị Thiên khá mạnh đối
với đời sống của người dân Lâm Đồng [52, tr. 45-46].
Người Nam - Ngãi - Bình - Phú vào Lâm Đồng rất sớm, họ chủ yếu
làm công khai thác tài nguyên và xây dựng cơ sở hạ tầng thành phố Đà Lạt.
Họ định cư trong những ấp dọc theo đường sắt và đường bộ Phan Rang Đà Lạt. Với truyền thống cần cù chịu thương, chịu khó, họ đã tự lực cánh
sinh xây dựng cuộc sống mới. Khác với người Huế, Người Nam - Ngãi Bình - Phú rất thực tế, không chú ý hình thức. Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt,
phục sức còn nặng về bền chắc, tiện lợi hơn thẩm mỹ, trưng bày. Xuất thân
từ vùng quê có truyền thống cách mạng và tinh thần thượng võ, nhóm
người này giàu ý chí, nghị lực và cá tính rất rõ ràng [52, tr. 47-48].
Nói về đời sống văn hóa tinh thần của cư dân Lâm Đồng hiện nay,
không thể bỏ qua sự đóng góp của người Pháp xuất hiện ở thành phố Đà
Lạt - Lâm Đồng, đa số họ là những người văn minh, lịch sự, khác với lính
viễn chinh Pháp trong các cuộc càn quét hay những ông chủ thực dân trong


14

các đồn điền, hầm mỏ. Do đó, họ có ảnh hưởng đáng kể đến lối sống người
Lâm Đồng. Người Lâm Đồng có đầu óc rộng mở, không bảo thủ, cố chấp.
Họ tiếp nhận văn minh, văn hóa Pháp một cách có chọn lọc. Họ loại trừ
những biểu hiện của lối sống tha hóa, lai căng, giẫm đạp lên truyền thống
dân tộc, đồng thời tiếp nhận những giá trị văn minh, nhân bản, tiến bộ.
Điều này giữa hai dân tộc Pháp - Việt có nhiều điểm tương đồng dễ chấp
nhận lẫn nhau [52, tr. 49-50].
Về tình hình tín ngưỡng tôn giáo
Cùng với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội thì tình hình tín ngưỡng
tôn giáo trước và trong khi Phật giáo du nhập vào Lâm Đồng có những nét
nổi bật sau:
Một là, Có thể nói rằng, trước khi Yersin khám phá ra vùng đất Đà
Lạt (Lâm Đồng)1893, cho đến khi thực dân Pháp bắt đầu đầu tư, xây dựng

Đà Lạt thành khu du lịch - nghỉ dưỡng thì tín ngưỡng tôn giáo ở Lâm Đồng
chủ yếu là của đồng bào dân tộc thiểu số bản địa, vốn là cư dân nông
nghiệp và xã hội nguyên sơ. Vì thế tín ngưỡng dân gian ở đây là đa thần
nguyên thủy, chủ yếu là tín ngưỡng nông nghiệp, thờ thần lúa (Yang Roi),
thần rừng (Yang Bri), thần núi (Yang Bờ nôm), thần lửa (Yang us) v.v...
của Người K’Ho, Chu ru, Mạ. Những nghi lễ thờ cúng các vị thần nông
nghiệp được tiến hành theo chu kỳ canh tác rẫy hàng năm, nhưng quan
trọng nhất vẫn là lễ cúng vào thời kỳ bắt đầu gieo hạt gọi là lễ cúng hồn lúa
(Le Yang Tuyt coi) để mong được "phong đăng hòa cốc" và lễ cúng cơm
mới (Nôlir Bơơng) diễn ra khoảng một tuần, cúng vào lúc kết thúc mùa thu
hoạch trên rẫy nhằm tạ ơn các thần linh đã phù hộ cho một vụ gieo trồng
trọn vẹn [46, tr. 70-71].
Ngoài các nghi lễ nông nghiệp còn có các nghi lễ, phong tục được
thể hiện trong chu kỳ sống của đời người như vào các dịp cưới, hỏi, sinh
đẻ, làm nhà mới, kết nghĩa anh em. Họ tổ chức hiến sinh khi bị ốm đau,


15

bệnh tật, tang ma, thiên tai, hạn hán... Đó cũng là dịp để gia chủ thể hiện
tinh thần cộng đồng đối với mọi người: vui, buồn, tối lửa tắt đèn có nhau,
cùng nhau lo toan, gánh vác những công việc trọng đại trong đời sống. Đó
là những dịp diễn ra nhiều tập tục lạ, nhiều lễ tiết riêng biệt tùy theo từng
dân tộc, từng dòng họ, từng buôn làng, rất phức tạp, có cái thật sự là nhân
bản, có cái là mê tín dị đoan, lạc hậu. Trong các lễ nghi này, thuần phong
mỹ tục có, mà hủ tục cũng có.
Do sự tồn tại của chế độ mẫu hệ, vai trò của người phụ nữ trong xã
hội cũng được coi trọng và được phản ánh vào tín ngưỡng dân gian, vì thế
có tục thờ mẹ lúa (hay hồn lúa) của người K’Ho, thờ mẹ Hoa (bà mẹ thần
bảo vệ trẻ nhỏ) của người Hoa, mẹ cửa (thần trông nhà) của người Nùng.

Một quan niệm phổ biến trong xã hội của đồng bào bản địa là "vạn vật hữu
linh", mọi sự vật - hiện tượng tồn tại ở thế giới xung quanh đều có hồn và
hồn đó linh thiêng.
Như vậy, tín ngưỡng dân gian phản ánh trình độ tư duy đồng thời
chi phối khá mạnh đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc bản địa từ xa xưa
cho đến tận ngày nay.
Hai là, ở Lâm Đồng còn có nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa, lễ
hội truyền thống phản ánh quan niệm về thế giới tự nhiên và tín ngưỡng
của họ. Đây là các lễ nghi với tập quán canh tác nông nghiệp còn mang
đậm nét sơ khai. Tiêu biểu như:
- Lễ hội Đâm trâu: Một nghi lễ có từ xa xưa, thường diễn ra sau
mùa thu hoạch, trùng vào dịp tết đầu xuân, để tạ ơn thần linh. Nghi lễ
được tổ chức ngoài trời, kéo dài nhiều ngày, bao gồm nhiều công đoạn
công phu, từ việc dựng cây nêu, chuẩn bị ché rượu cần, đến chọn người
thể hiện vũ điệu tế thần, cách thức đâm trâu, xẻ thịt... bao giờ cũng phải
có dàn cồng chiêng đi cùng, sau ngày lễ này, mọi công việc trong năm
mới được thực hiện.


16

- Lễ hội Cồng chiêng: Theo quan niệm của người Tây Nguyên,
cồng chiêng là biểu tượng của Thần đất hay mặt trăng; còn trống là biểu
hiện cho mặt trời, cho nên lễ hội cồng chiêng ngoài ý nghĩa là một hoạt
động văn hóa cộng đồng, nó còn là dịp để con người giao tiếp với thần linh.
Ba là, Cùng với tín ngưỡng đa thần nguyên thủy, coi trọng các đấng
siêu nhiên, thờ các vị thần nông nghiệp, còn có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
không chỉ ở người Kinh mà còn có ở người dân tộc thiểu số (Chu ru).
Tuy nhiên, thờ cúng tổ tiên (Pơ-khi-mô-cay) ở đây khác hẳn với lễ
thờ cúng tổ tiên của người Kinh, việc hành lễ không tùy thuộc vào một

ngày tháng nào nhất định, mà nó tùy thuộc vào hoàn cảnh kinh tế của mỗi
gia đình, mỗi dòng họ, trong nhà không bài trí bàn thờ hay bài vị. Họ chỉ
lập bàn thờ và tiến hành nghi lễ vào một dịp nào đó ngoài nghĩa địa [46, tr.
50].
Có thể nói, nếu loại trừ sự lãng phí, loại trừ yếu tố mê tín, lạc hậu
thì chính xã hội truyền thống đã giải quyết tốt mối quan hệ giữa cá nhân và
cộng đồng một cách có văn hóa. Nếu không hiểu thấu đáo, đầy đủ và sâu
sắc các phong tục, tập quán tín ngưỡng thì không bao giờ có thể tạo nên
được một nếp sống mới vừa văn minh, vừa phù hợp với tâm lý của từng tộc
người.
Bốn là, Năm 1893 sau khi người Pháp khám phá ra vùng đất Đà Lạt
và bắt đầu đầu tư khai thác xây dựng vùng đất mới, quá trình đó đã thu hút
nhiều cư dân khắp mọi miền đất nước về Đà Lạt làm ăn, sinh sống tập
trung trong đó chủ yếu là người miền Bắc (Hà Đông, Nghệ Tĩnh, Thanh
Hóa) và người miền Trung (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, và Phú
Yên) khi ấy Bình Định được xem là trung tâm Phật giáo của Nam trung phần
và về địa lý lại rất gần với Đà Lạt. Do vậy, các tăng ni, phật tử đầu tiên đến
Lâm Đồng đều là người Bình Định và đó cũng là cơ sở, nền móng để đạo


17

Phật du nhập vào Lâm Đồng. Năm 1920 Phật giáo đã có mặt ở Lâm Đồng
[11, tr. 10-12].
Cùng với sự xuất hiện của Phật giáo ở Lâm Đồng thì đạo Công giáo
cũng theo chân người Pháp đến đây. Năm 1917, Linh Mục quản lý của Hội
thừa sai Pari (Misslion Etrangres de Paris, viết tắt là MFP) tại Viễn Đông là
linh mục Nicolas Couvreur đã đến Đà Lạt, mục đích tìm nơi an dưỡng cho
các giáo sĩ: Ông đã xây dựng một viện giáo đồ (Saratorium - Presbytere) nay
là một phần Nhà thờ Chánh tòa. Năm 1920 thành lập Giáo sở tại Đà Lạt Lâm Đồng, bổ nhiệm linh mục Frediric Sidat phụ trách [11, tr. 15-16].

Năm 1932, đạo Tin Lành "hệ phái Hội Liên hiệp truyền giáo phúc
âm" (The Chistian and Missionary Alliance) viết tắt là CMA, được truyền
vào các tỉnh Tây Nguyên (trong đó có Lâm Đồng). Năm 1933, vợ chồng Mục
sư Jackson người Pháp (quốc tịch Mỹ) đến truyền đạo và bắt đầu xây dựng hệ
thống đạo Tin lành tại tỉnh Đồng Nai Thượng (nay là Lâm Đồng) [11, tr. 1720].
Năm 1938, đạo Cao Đài được truyền vào Lâm Đồng. Tòa Thánh
Tây Ninh cử giáo sư Trần Ngọc Quê ở Nam Bộ về làm Khâm Châu phụ
trách tỉnh đạo Lâm Đồng và ông Lễ Sanh Ngọc Cao Thanh làm Tộc đạo
đầu tiên tại Thánh thất Đa Phước, Trại mát Đà Lạt [11, tr. 21-25].
Theo chân cư dân người Kinh lên Lâm Đồng, ngoài tín ngưỡng bản
địa, và sự du nhập của một số tôn giáo lớn trên thế giới (Phật giáo, Công
giáo, Tin lành, Cao Đài) còn có cả phong tục tập quán, tín ngưỡng của
người Kinh. Trong đó nổi bật là thờ cúng tổ tiên. Đối với người dân Việt
Nam nói chung, người dân Lâm Đồng nói riêng chết chưa phải là đã hết.
Tổ tiên luôn ở gần người sống, "tự tại" trên bàn thờ của mỗi gia đình, động
viên, trợ giúp con cháu trong cuộc sống thường nhật. Vì vậy, tín ngưỡng
này được hầu hết mọi người dân Lâm Đồng thực hiện. Mặt khác, cư dân
Lâm Đồng đa số là người xa quê hương, vì vậy, thờ cúng tổ tiên được coi


18

trọng để bày tỏ tình cảm của gia đình, con cháu đối với tổ tiên và những
người đã khuất, mong tổ tiên phù hộ, và che chở cho con cháu được mọi
điều tốt lành nơi quê mới, qua đó, gắn bó, nhớ về cội nguồn của mình.
Ngoài ra, trong thôn, xóm, nơi đâu cũng có các đền, chùa, miếu thờ
thần Hoàng; miếu thờ các vị thần bảo hộ cho cộng đồng, thờ những người
có công khai phá đất đai. Trong nhà thường thờ thổ công, thổ địa, thờ thần
tài để được an khang, thịnh vượng.
Có thể nói tín ngưỡng tôn giáo trước và trong khi Phật giáo du nhập

đã phát triển tương đối mạnh, hình thức phong phú, đa dạng đáp ứng được
nhu cầu tâm linh của cộng đồng cư dân Lâm Đồng.
Tuy nhiên cùng với sự phát triển của xã hội, nhận thức con người
cũng ngày càng được nâng lên. Thế nhưng, những tín ngưỡng thô sơ đó
không thỏa mãn được nhu cầu nhận thức và tâm lý của con người đã phát
triển. Người dân Lâm Đồng ngày càng muốn hiểu biết ý nghĩa cuộc sống
của mình, muốn biết sự sinh thành của mình, muốn biết quan hệ nhân quả
trong cuộc đời, muốn có cái nhìn về mình phù hợp hơn với sự vận động của
con người trong hiện thực... Phật giáo với lý thuyết: khổ, tập, diệt, đạo,
nghiệp, vô thường, vô ngã... đã đáp ứng được phần nào yêu cầu đó. Phật
giáo do đó đã thay thế được các tín ngưỡng cổ truyền và trở thành tôn
giáo lớn ở Lâm Đồng, phát triển ngày càng mạnh, thu hút được nhiều tín
đồ theo đạo.
1.1.2. Quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lâm Đồng
Phật giáo ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công
nguyên, do Thái tử Tất Đạt Đa sáng lập. Qua hơn 2000 năm tồn tại và phát
triển, Phật giáo đã trở thành một tôn giáo lớn, phát triển rộng khắp trên toàn
thế giới, đặc biệt là các nước châu Á, trong đó có Việt Nam.


19

Phật giáo được truyền vào Việt Nam từ đầu Công nguyên, đến thế
kỷ thứ II đã có vị trí đáng kể trong tín ngưỡng và sinh hoạt văn hóa tinh
thần ở Phủ Luy Lâu, Thuận Thành (Bắc Ninh). Với tư tưởng bình đẳng,
bác ái, cứu khổ, cứu nạn... Phật giáo thực sự gần gũi với tín ngưỡng, văn
hóa truyền thống của cư dân Việt Nam nên dễ dàng được cư dân Việt
Nam chấp nhận.
Cùng với quá trình du nhập và lan tỏa của Phật giáo trên khắp mọi
miền đất nước. Phật giáo cũng đã được du nhập vào Lâm Đồng. Tuy nhiên

quá trình du nhập và phát triển Phật giáo vào Lâm Đồng có những nét đặc
thù riêng, do hoàn cảnh lịch sử xã hội lúc bấy giờ quy định, mà trước hết là
do các đợt di cư của người Kinh lên Lâm Đồng.
Sự du nhập theo các đợt di cư của người Kinh
Từ nửa thế kỷ XV trở về trước, vùng đất Lâm Đồng nằm trong địa
phận nước Nam Bàn. Theo "Phủ biên tạp lục" của Lê Quý Đôn nó là phần
lớn Tây Nguyên ngày nay. Năm 1471, sau khi đánh Chiêm Thành, Lê
Thánh Tông phong vua nước Nam Bàn là Nam Bàn Vương, năm 1558,
Nguyễn Hoàng vào lập nghiệp phía nam, Chúa Nguyễn mới coi Tây
Nguyên là một phiên quốc, cứ 3 năm 1 lần phải cống nộp. Dưới triều
Nguyễn, lãnh thổ Lâm Đồng là thuộc quốc của triều đình và 1867 (Đinh
Mão) vẫn chưa có sự khai khẩn lớn ở Tây Nguyên. Ý định dùng Tây
Nguyên làm chỗ dựa chống giặc của triều Nguyễn nảy ra khi Pháp chiếm 3
tỉnh Miền Đông Nam Kỳ (Biên Hòa, Gia Định, Định Tường), năm 1869
Tây Nguyên được đề nghị làm căn cứ kháng chiến lâu dài, nhưng trên thực
tế Lâm Đồng vẫn chưa có hoạt động khai khẩn gì lớn [46, tr. 35-40].
Đợt di dân thứ nhất của người Việt bắt đầu khi toàn quyền Pháp có
chủ trương thành lập tỉnh Đồng Nai Thượng, xây dựng Đà Lạt làm nơi nghỉ
mát (1899). Luồng người di cư lớn này nhằm có đủ lao động để mở mang
đường sá (ôtô Phan rang - Đà Lạt), xây dựng cơ sở hạ tầng điện nước, công


20

sở, chợ, bệnh viện, trường học... ngoài ra lao động người Kinh còn cần để
khai thác các đồn điền trồng chè, rau quả. Nổi bật trong đợt di dân này là di
chuyển một số nhóm người Nghệ Tĩnh, Hà Đông vào do Nhà nước tổ chức.
Còn lại chủ yếu là người lao động miền Trung (Quảng Ngãi. Quảng Nam,
Bình Định, Phú Yên) vào kiếm việc làm, lúc đầu là thời vụ, sau là định cư
lập nghiệp lâu dài. Ngoài ra còn một số ít là công chức Nhà nước, từ năm

1940 trở về sau một số hộ giàu có nên đặt cơ sở nghỉ dưỡng tại đây. Đến
năm 1945, người Kinh mới tập trung nhiều ở vùng Đà Lạt, Đơn Dương,
một số ít ở Bảo Lộc, Di Linh, ven quốc lộ 20. Từ năm 1945 đến 1954, sự di
dân đến Lâm Đồng bị hạn chế hơn [46, tr. 42-47].
Cùng với đợt di cư này, Phật giáo được cư dân người Kinh (là tăng
ni, tín đồ đạo Phật) gốc Bình Định mang theo lên Đà Lạt (Lâm Đồng). Mặt
khác do yêu cầu sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh của nhóm cư dân này nên
Phật giáo đến Lâm Đồng đã có điều kiện để tồn tại và bén rễ. Đây được
xem là giai đoạn đặt nền móng, bắt đầu xây dựng cơ sở chùa chiền để Phật
giáo phát triển.
Đợt di dân thứ hai (từ năm 1954 - 1975). Trong giai đoạn này, một
đợt di dân ồ ạt đã diễn ra trong năm đầu, chủ yếu là người Bắc ở các tỉnh
Nam Định, Thanh Hóa... và một ít ở Cao Bằng, Lạng Sơn. Phần lớn trong
họ là giáo dân và những người bị mua chuộc được chính quyền Việt Nam
Cộng Hòa "tổ chức di dân tập thể". Họ đến ở những địa bàn được chuẩn bị
trước và hình thành nên những vùng tập trung kinh tế mới như: Thanh Bình
(Đức Trọng), Nam Sơn (Tùng Nghĩa). Đợt di dân người Bắc đến đây chấm
dứt vì ranh giới vĩ tuyến 17. Các năm tiếp theo là sự di dân tự do, chủ yếu
là người ven biển miền Trung từ Quảng Trị trở vào. Một số trong họ là do
lánh nạn, một số khác mưu cầu một cuộc sống bảo đảm hơn. Thời kỳ này,
do đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế hàng hóa, do đó, đời
sống kinh tế, văn hóa xã hội của cư dân có nhiều thay đổi ổn định và khang


21

trang hơn. Chính vì sự phát triển ấy mà Phật giáo càng có điều kiện bám
chân vững chắc ở Lâm Đồng [46, tr. 48-60].
Đợt di dân thứ ba (từ năm 1975 đến nay). Động lực chính của đợt
di dân này là chiến lược điều chỉnh lao động ở miền Bắc, miền Trung,

nhằm mở rộng phát triển vùng kinh tế mới ở Tây Nguyên và Miền Đông
Nam Bộ. Trong những năm đầu, cuộc di dân này khá lớn và có tổ chức.
Nguồn dân đến Lâm Đồng chủ yếu là người Hà Nội vào định cư tập trung ở
Lâm Hà. Người Hà Đông, Quảng Ngãi, Thừa Thiên - Huế vào các huyện
Cát Tiên, Đạtẻh, Đạhuoai, Người Nam Hà, Nam Định vào định cư tập
trung ở Di Linh - Lâm Đồng. Đồng thời có sự điều chỉnh cư dân cũ trong
nội bộ tỉnh, như giãn dân Đà Lạt vào vùng kinh tế mới Tà In (Đức Trọng),
Tân Châu (Di Linh).
Sau đợt này, việc di dân có tổ chức giảm đi, chỉ còn các đợt nhỏ, lẻ
tẻ theo quy hoạch. Thay vào đó, gần chục năm lại đây là phong trào di dân
tự do, chủ yếu là người miền núi phía Bắc vào ở xen kẽ với các cộng đồng
dân cư có trước, hoặc đi sâu khai phá các vùng đất mới chưa có người ở để
làm ăn [46, tr. 79-82]. Trong đợt di dân này Phật giáo có phát triển nhưng
không đáng kể.
Như vậy, quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo ở Lâm Đồng
là do nhiều nguyên nhân tác động, nhưng trong đó có sự tác động và ảnh
hưởng không nhỏ của quá trình di dân từ nhiều miền quê đến đây.
Cùng với sự di dân và định cư của người Kinh ở Lâm Đồng, đạo
Phật càng có điều kiện du nhập và phát triển. Từ năm 1920 trở đi, do ảnh
hưởng của phong trào chấn hưng Phật giáo ở Trung Quốc, nước ta cũng xuất
hiện phong trào chấn hưng Phật giáo. Lúc đó ở mỗi miền đều có Hội phật
học. Đặc biệt ở miền Trung, số lượng tín đồ Phật giáo khá đông, do đó, cùng
với quá trình di dân vào Lâm Đồng những người này đã mang theo tín


22

ngưỡng Phật giáo đến những vùng xa xôi của Lâm Đồng mà trước kia chưa
hề có. Nhưng thời ấy, việc thực hiện các nghi lễ tôn giáo của tín đồ bị hạn
chế, vì lúc bấy giờ ở đây chưa có chùa chiền và tăng, ni, cho nên yêu cầu

bức thiết lúc đó họ phải xây dựng nhanh chóng một số cơ sở tu viện, chùa
chiền.
Năm 1921, Hội Phật học miền Trung đã cử hòa thượng Thích Nhơn
Thứ, người Bình Định vào Đà Lạt lập nên một cái "Am" nhỏ ở khu vực số 4,
đường Hai Bà Trưng - Đà Lạt. Ban đầu "Am" chỉ lợp tôn, vách ván, dài
10m, rộng 6m. Qua nhiều năm đóng góp của bà con phật tử, đến năm 1923
hòa thượng Thích Nhơn Thứ đã cho trùng tu, sửa chữa "Am" này thành một
ngôi chùa khang trang, rộng rãi. Ngày 27/9/1938 chùa được vua Bảo Đại sắc
phong là "Sắc Tứ Linh Quang tự" còn gọi là chùa Linh Quang, nay được
gọi là Tổ Đình. Đây là ngôi chùa được xây dựng đầu tiên tại Đà Lạt [11, tr.
11-12].
Năm 1923 ở Đơn Dương - Lâm Đồng đã xây dựng một ngôi chùa
tại thị trấn Dran có tên "Chùa Giác Nguyên", ngôi chùa này được Vua Bảo
Đại phong là "Tứ Giác Nguyên Tự".
Cùng với việc xây dựng chùa Linh Quang, và chùa Giác Nguyên,
năm 1936, Bà Từ Cung (Đoàn Huy Thái hậu Hoàng Thị Cúc mẹ của Vua
Bảo Đại) cũng cho xây dựng chùa Linh Sơn. Lúc bấy giờ, bà Từ Cung từ
Đà Lạt về Huế, đã đề nghị với Giáo hội Tăng Già Trung Phần xây dựng
một ngôi chùa tại Lang Biang để nơi rừng thiêng nước độc này thêm một
cảnh trí tôn nghiêm. Được sự chấp nhận của Hội Tăng Già Trung Phần, hòa
thượng Thích Trí Thủ (lúc bấy giờ ở Huế) đã lên Đà Lạt lập chùa. Chùa
được khởi công xây dựng năm 1936, cho đến năm 1940 thì hoàn thành với
sự đóng góp to lớn của bà con phật tử. Ngày nay, chùa nằm ở (phường 2)
Đà Lạt - Lâm Đồng, được gọi là chùa Linh Sơn. Năm 1940, một số cư dân
gốc Nghệ Tĩnh đến Đà Lạt. Để đáp ứng nhu cầu về tín ngưỡng tôn giáo, bà


23

con phật tử đã cùng nhau quyên góp xây dựng một ngôi chùa mang tên

chùa Linh Giác (phường 8) Đà Lạt - Lâm Đồng [11, tr. 11].
Năm 1944, do chưa có ni tự (chùa tu của phái nữ) nên Tỉnh hội Phật
giáo Lâm Đồng đã đồng ý cho xây dựng chùa Sư Nữ tại Đà Lạt - Lâm
Đồng (gọi là chùa Linh Phong) và đã mời Ni sư Thích Nữ Từ Hương ở
chùa Diệu Ấn (Quảng Nam - Đà Nẵng) vào trụ trì chùa. Năm 1948, chùa
được xây dựng xong [11, tr. 13].
Như vậy, chùa Linh Quang, Linh Sơn, Linh Giác và Linh Phong là
những ngôi chùa có sớm nhất ở Đà Lạt - Lâm Đồng.
Từ khi đạo Phật được du nhập vào đây và cùng với việc xây dựng
cơ sở chùa chiền, thì các Thiền sư cũng lần lượt xuất hiện ở Đà Lạt để
truyền đạo và phụ trách Phật giáo ở Lâm Đồng. Tuy nhiên thời gian đầu
số tu sĩ rất ít (năm 1950 số tăng ni ở Đà Lạt không quá 10 người), nhưng
càng về sau do đạo Phật ngày càng phát triển mạnh, nên số lượng chùa
chiền và tăng ni, phật tử cũng tăng lên rất nhiều. Địa bàn hoạt động của
đạo Phật đã mở rộng, không chỉ tập trung ở thành phố Đà Lạt mà còn ở
các huyện, thị trong Tỉnh, như ở huyện Đơn Dương có chùa Giác Nguyên,
ở huyện Di Linh có chùa Linh Thắng do Thượng tọa Thích Chánh Thiện
trụ trì, ở huyện Bảo Lộc có chùa Phước Huệ do Đại Đức Thích Đường
Hạnh trụ trì [11, tr. 15].
Là một tôn giáo mới xuất hiện vào những năm 20 của thế kỷ XX,
nhưng Phật giáo Lâm Đồng đã tồn tại và phát triển trong một môi trường
khá thuận lợi, đó là những cư dân từ các nơi khác lên đây để lập nghiệp. Do
sống trong cảnh xa quê hương, làng xóm, ai ai cũng cần có chỗ dựa tinh
thần để an ủi mình trong cuộc sống khó khăn vất vả. Với tư tưởng nhân ái,
kêu gọi thương yêu con người, Phật giáo đã có mặt đúng lúc, đáp ứng được


24

nhu cầu tinh thần mà họ đang khao khát. Vì vậy, ngay từ đầu nó được đông

đảo người dân Lâm Đồng tin theo.
Khác với các tôn giáo khác, khi truyền đạo có tính tổ chức chặt chẽ,
thâm nhập vào từng gia đình và bằng mọi hình thức, kể cả tác động về
chính trị và kinh tế để thuyết phục người dân theo đạo, thì đạo Phật lại
được truyền vào bằng tinh thần giác ngộ và tự nguyện của bà con, bằng các
chuẩn mực về đạo đức, lối sống để lôi cuốn mọi người theo đạo. Điều đó
thực sự là một nét đặc biệt trong quá trình du nhập Phật giáo vào Lâm
Đồng. Cho dù mỗi tín đồ Phật giáo ở Lâm Đồng đến với đạo Phật có thể
bằng nhiều tâm thức khác nhau và với nhiều mục đích khác nhau phù hợp
với hoàn cảnh và điều kiện sống của từng người, nhưng tưụ chung lại là vì
lòng nhân ái, vị tha, thương người của đạo Phật.
Thời gian Phật giáo du nhập và phát triển ở Lâm Đồng cũng là lúc
người Pháp tập trung xây dựng thành phố Đà Lạt thành một trung tâm du
lịch nghỉ dưỡng. Lúc này thực dân Pháp cũng đã tích cực ủng hộ công cuộc
truyền giáo của các giáo sĩ người Pháp, tạo mọi điều kiện thuận lợi để
Thiên Chúa Giáo hoạt động. Còn Phật giáo mặc dù không được ủng hộ,
nhưng Phật giáo vẫn phát triển và ngày càng hòa nhập vào cuộc sống cộng
đồng - dân tộc, gắn bó cuộc đời của mỗi người dân nơi đất khách, quê
người. Vì thế, càng bị các tôn giáo khác chèn ép thì lòng tin tưởng của tín
đồ lại càng mạnh.
Tuy mới được du nhập và chưa có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến
huyện nhưng Phật giáo vẫn phát triển với số lượng tín đồ ngày càng đông.
Cho đến nay, Phật giáo Lâm Đồng sau hơn 80 năm tồn tại và phát triển đã
trở thành một tôn giáo lớn nhất ở địa phương, với số lượng tín đồ 300.000
người, chiếm 37% dân số toàn tỉnh (trong khi đó, Thiên Chúa giáo có
183.000 người, chiếm 22,59%, Tin Lành 41.000 người chiếm 5,09%; Cao
Đài 13.538 người chiếm 1,67%). Mật độ tín đồ Phật giáo phân bổ không


25


đồng đều, tập trung phần lớn ở Đà Lạt và Bảo Lộc, mỗi nơi khoảng 7 vạn,
còn rải rác các huyện nơi nào cũng có từ 1.000 đến 10.000 người [10, tr. 3].
Về cơ sở thờ tự: trong toàn tỉnh có 145 ngôi chùa lớn, nhỏ, 18 tịnh
xá, 27 tịnh thất, 15 niệm Phật đường, 2 tu viện, (Thiền Viện Trúc Lâm và
Trường Cơ bản Phật học).
Về tổ chức: Ban Trị sự Tỉnh hội Phật giáo Lâm Đồng (Văn phòng
đặt tại chùa Linh Sơn - Đà Lạt - Lâm Đồng) có 30 thành viên, do Hòa
Thượng Thích Từ Mãn làm trưởng ban. Giúp việc cho Ban trị sự có các
ban chuyên trách như Hoằng Pháp, nghi lễ, tiểu ban gia đình phật tử... Ở
các huyện, thị xã Bảo Lộc và thành phố Đà Lạt có Ban đại diện Phật giáo
từ 5 - 6 thành viên. Ở mỗi chùa, tịnh xá, tịnh thất nằm trong hệ thống tổ
chức giáo hội phần lớn có tăng ni, cư sĩ trụ trì [10, tr. 4].
Về đội ngũ chức sắc: Có 3 hòa thượng, 19 Thượng tọa, 181 Đại
đức, 3 Ni sư trưởng, 18 Ni sư, 608 Ni cô.
Về đội ngũ tu sinh: Trường Cơ bản Phật học đã đào tạo được 2
khóa, khóa 1 có 78 tăng ni, khóa 2 có 171 tăng ni (tăng 68, ni 103). Đồng
thời tổ chức lập Đại giới đàn thụ giới cho 409 cư sĩ từ Sadi và Sadini trở lên
[10, tr. 3].
Tình hình hoạt động của Phật giáo được duy trì, củng cố và phát triển
mạnh, nhất là ở những nơi trung tâm như thành phố Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc,
Di Linh. Ở đó giáo lý được biên soạn cẩn thận, các nhà sư có tâm huyết với
lý tưởng vì đạo pháp, đã hướng dẫn và đóng vai trò tích cực trong công tác
truyền giáo. Tỉnh Hội đã đặc biệt chú ý vấn đề tăng sự, việc tổ chức giới đàn,
an cư kiết hạ cho tăng ni được tổ chức theo định kỳ. Ngoài ra hoạt động gia
đình phật tử được tổ chức với quy mô lớn, Đoàn sinh gia đình phật tử ở
Lâm Đồng đã trải qua thời gian hoạt động gần 28 năm (1948-1975) với những
hoạt động thu hút nhiều con em phật tử tham gia với số lượng khá đông. Đến



×