Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

LUẬN văn THẠC sĩ đạo CÔNG GIÁO đối với CHÍNH TRỊ VIỆT NAM GIAI đoạn từ năm 1954 đến năm 1975

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (511.16 KB, 125 trang )

1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tôn giáo khác nhau cùng song
hành tồn tại, nhìn chung các tôn giáo ở nước ta đều du nhập từ nước ngoài
vào (các tôn giáo nội sinh chủ yếu được nhào nặn dựa trên các tôn giáo
ngoại sinh). Trong lịch sử Việt Nam, nhiều tôn giáo đã có những đóng góp
tích cực vào sự nghiệp giành, giữ độc lập dân tộc, phát triển đất nước, góp
phần cấu thành nên bản sắc văn hóa dân tộc và tinh thần yêu nước mang
tính đặc thù riêng của dân tộc Việt Nam. Các tôn giáo đó đã hòa nhập và
gắn kết chặt chẽ với dân tộc. Nhưng cũng có những tôn giáo ngay từ khi
mới du nhập vào nước ta đã dính líu đến vấn đề chính trị, làm tổn hại đến
nền độc lập dân tộc, gây hại đến an ninh quốc gia, đi ngược lại đường
hướng ý chí của dân tộc, phá hoại sự đoàn kết của dân tộc, sẵn sàng cộng
tác với kẻ thù vì lợi ích riêng của tôn giáo mình.
Đất nước đã hoàn toàn thống nhất và độc lập hơn 25 năm nay,
nhưng Giáo hội Công giáo Việt Nam (GHCGVN) vẫn chưa thật sự gắn bó
với dân tộc để thực hiện tốt con đường mà nhân dân ta đã lựa chọn: xây
dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH), mặc dù Đảng - Nhà Nước - Nhân Dân ta
đã ra sức giúp đỡ họ để cùng đồng hành với dân tộc. Một số việc làm của
GHCG trong những năm gần đây mang tính chính trị nhiều hơn là tính
thuần túy tôn giáo: việc đề nghị phong thánh cho 117 chân phúc tử đạo tại
Việt Nam năm 1988, đã gây bất bình trong nhân dân; gần đây nhất (1997),
một số kẻ phản động lại đề nghị Tòa thánh Vatican phong thánh cho Nguyễn
Văn Tân (dòng Cứu thế), là một tên phản bội Tổ quốc và có nhiều tội với
dân tộc (làm tay sai cho Mỹ - Ngụy đi tuyên truyền di cư và tuyên truyền
xuyên tạc chính sách đại đoàn kết của Đảng và Nhà nước ta, đã bị Tòa án
nhân dân thành phố Hà Nội xét xử năm 1955). Vậy thì tại làm sao Giáo hội



2

Công giáo (GHCG) lại chưa thực sự cùng đồng hành với dân tộc và tự tách
mình ra? Tại vì sao GHCGVN luôn bị các thế lực thù địch với dân tộc ta
lợi dụng để chống phá nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa (XHCN)? Để
lý giải được vấn đề trên, chúng ta phải ngược dòng lịch sử Việt Nam tập
trung nghiên cứu quan hệ của GHCG với chính trị ở Việt Nam.
Tôi chọn đề tài "Đạo Công Giáo với chính trị ở Việt Nam trong
giai đoạn từ 1954 đến 1975" làm luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Tôn giáo học,
vì giai đoạn lịch sử 1954 - 1975 rất đặc biệt trong lịch sử Việt Nam: đất
nước bị chia cắt làm hai, mỗi miền có một thể chế chính trị riêng và màu
sắc chính trị hoàn toàn khác nhau. Tín đồ đạo Công giáo cũng bị phân hóa
thành những lực lượng khác nhau: Có bộ phận đi theo cách mạng và đang
cố gắng muốn xóa đi hình ảnh một giáo hội hợp tác với quân thù, một giáo
hội đứng bên lề của một dân tộc đang phải chịu đau thương do chiến tranh
tàn phá, một giáo hội câm lặng trước tội ác chiến tranh của kẻ thù, một giáo
hội đi ngược lại đường hướng độc lập của dân tộc; có bộ phận đi theo kẻ
thù của dân tộc, cam tâm làm tay sai cho giặc.
2. Tình hình nghiên cứu
Về vấn đề lịch sử và hoạt động chính trị của đạo Công giáo ở Việt
Nam đã được nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập dưới nhiều góc độ khác
nhau, qua từng giai đoạn lịch sử cụ thể, nhưng tiêu biểu nhất là các công
trình nghiên cứu: "Đạo Công giáo và chủ nghĩa thực dân" của Cao Huy
Thuần, "Thập giá và lưỡi gươm" của Linh mục Trần Tam Tỉnh, "Hoạt
động tôn giáo và chính trị của Thiên chúa giáo miền Nam thời Mỹ - Ngụy
1954-1975" của Nguyễn Hồng Dương, "Những hoạt động của bọn phản
động đội lốt thiên chúa giáo trong thời kỳ kháng chiến 1945-1954" của
Quang Toàn và Nguyễn Hoài, Hồi ký "Việt Nam máu lửa quê hương tôi"
của Đỗ Mậu. Nhìn chung các công trình nói trên mới chỉ đề cập đến các

hoạt động của đạo Công giáo nói chung, còn về quan hệ của đạo Công giáo


3

với chính trị thì chưa được đề cập một cách có hệ thống và chi tiết, chưa đi
sâu phân tích để tìm ra nguyên nhân vì sao GHCG luôn gắn với vấn đề
chính trị.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung làm rõ quan hệ của đạo Công giáo với chính trị
ở Việt Nam trong giai đoạn từ 1954 đến 1975, đồng thời luận văn cũng
nghiên cứu đến cách lợi dụng đạo Công giáo của Mỹ - Ngụy ở miền Nam
vào mục đích chống Cộng, cách giải quyết quan hệ đạo Công giáo với
chính trị của chính quyền VNDCCH.
Để đạt được mục đích trên, luận văn có các nhiệm vụ sau:
+ Trình bày những hậu quả của GHCGVN dưới thời Pháp thuộc và
ảnh hưởng của chúng đến quan hệ đạo Công giáo với chính trị giai đoạn
1954 - 1975.
+ Trình bày thực trạng mối quan hệ của đạo Công giáo với chính
quyền Mỹ - Ngụy ở miền Nam và chính quyền VNDCCH ở miền Bắc.
+ Làm rõ những âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động trong
việc lợi dụng đạo Công giáo chống phá cách mạng Việt Nam.
+ Những thành quả của Đảng, Nhà nước ta trong việc giải quyết
mối quan hệ của Công giáo với chính trị ở miền Bắc 1954 - 1975.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Luận văn được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, những quan điểm cơ bản của
Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo. Đồng thời, luận văn cũng quan tâm
tới thái độ của những người không theo đạo Công giáo đối với người theo
đạo Công giáo, cũng như quan tâm tới vấn đề thái độ của người Công giáo
đối với cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam.



4

Luận văn được tiến hành trên cơ sở phương pháp duy vật biện
chứng về lịch sử, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp lôgíc
và lịch sử. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn cố gắng bám sát các sự
kiện lịch sử, phân tích các dữ liệu để rút ra các kết luận một cách khách
quan nhất.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Luận văn kiến giải một cách tổng thể về quan hệ của đạo Công giáo
với chính trị ở Việt Nam trong giai đoạn 1954 - 1975, nhằm mục đích cung
cấp tư liệu giúp cho các cơ quan Đảng, Nhà nước liên quan đến quản lý
tôn giáo, hoạch định chính sách đúng đắn đối với đạo Công giáo cũng như
cho công tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử Công giáo Việt Nam giai
đoạn này.
6. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Ngoài phần giúp cho Đảng, Nhà nước và các nhà quản lý tôn giáo
có những cơ sở lý luận hoặc những chứng cứ cụ thể về quan hệ của đạo
Công giáo với chính trị, để từ đó hoạch định ra chính sách quản lý phù hợp;
thì luận văn còn góp phần cung cấp tư liệu tham khảo cho đồng nghiệp
trong việc nghiên cứu hoặc giảng dạy về đạo Công giáo ở Việt Nam.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ
lục, luận văn gồm 2 chương 4 tiết.


5

Chương 1

BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI GIAI ĐOẠN 1954 - 1975
VÀ NHỮNG HẬU QUẢ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO
THỜI THỰC DÂN PHÁP ĐỂ LẠI

1.1. BỐI CẢNH CHÍNH TRỊ - XÃ HỘI

1.1.1. Tình hình thế giới
Năm 1945, chiến tranh thế giới lần thứ II đã kết thúc, chủ nghĩa
phát xít bị đánh bại. Tại châu Âu đã hình thành hệ thống các nước XHCN ở
Đông Âu. Lý thuyết CNCS được lan truyền ra nhiều nước trên khắp thế
giới. Tại nhiều nước, Đảng Cộng sản đã tiến hành phát động quần chúng
đấu tranh vũ trang cách mạng, nhằm lật đổ sự thống trị của chủ nghĩa thực
dân và đế quốc để giành lại độc lập - tự do cho dân tộc mình. Về cơ bản
thời kỳ này trên thế giới đã hình thành hai phe: XHCN và TBCN.
Để chống lại các nước XHCN và sự hình thành thêm các nước
XHCN trên thế giới, ngăn chặn làn sóng đấu tranh cách mạng do Đảng
Cộng sản lãnh đạo ở các nước, đầu năm 1946 đế quốc Mỹ và các nước tư
bản thực dân đã cấu kết với các giáo hội tôn giáo (nhất là giáo hội Vatican)
thực hiện cuộc chiến tranh lạnh nhằm xóa bỏ chế độ XHCN và tiêu diệt
hoặc cô lập Đảng Cộng sản ở các nước. Các thế lực chống cộng sản lúc đó
thường áp dụng phương thức tổng hợp chống CNXH, bao gồm:
- Đấu tranh về mặt tư tưởng (xóa bỏ lý luận của chủ nghĩa Mác -Lênin).
- Đấu tranh bằng kinh tế và văn hóa.
- Lấy tôn giáo và dân tộc làm lực đẩy.
- Quân sự đứng ở đằng sau làm hậu thuẫn.
Năm 1947, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ lên cao
dưới sự lãnh đạo của Nehru (trong đó có công lao đóng góp rất lớn của


6


những người Cộng sản Ấn Độ), buộc chính quyền thực dân Anh phải trao
trả độc lập cho Ấn Độ.
Năm 1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo nhân dân Trung
Quốc tiến hành cuộc đấu tranh cách mạng trên quy mô toàn quốc và giành
được thắng lợi. Trong tình hình đó, đế quốc Mỹ đã trực tiếp can thiệp vào
công việc nội bộ của Trung Quốc, cắt Đài Loan ra khỏi Trung Quốc và đặt
dưới sự bảo trợ trực tiếp của Mỹ cả về quân sự, kinh tế, chính trị, ngoại
giao v.v... [31, tr. 20].
Với sự thắng lợi to lớn của cách mạng Ấn Độ và Trung Quốc, đã
thúc đẩy nhân dân các nước ở châu Á tiến hành mạnh mẽ cuộc đấu tranh
giành độc lập. Từ đây, hệ tư tưởng Cộng sản lan rộng ra nhiều nước và
thấm sâu vào tư tưởng của nhân dân châu Á. Để chống lại sự đấu tranh
cách mạng của nhân dân các nước châu Á do Đảng Cộng sản lãnh đạo, năm
1950 Mỹ cùng Anh và Pháp tổ chức thiết lập "vành đai chống Cộng Á
châu" với chiêu bài "ngăn chặn làn sóng đỏ", đồng thời lấy các nước: Hàn
Quốc, Úc, Thái Lan, Niu Dilân, Đài Loan, Philíppin, Nhật, Malaixia, v.v...
làm điểm tựa [31, tr. 20].
Nhằm góp phần tăng thêm tính quyết liệt chống Cộng, ngăn chặn sự
tiếp thu hệ tư tưởng Cộng sản, đề phòng người Công giáo tham gia vào
phong trào đấu tranh do Đảng Cộng sản lãnh đạo, ngày 30 tháng 5 năm
1949 tại Tòa thánh Vatican, Giáo hoàng Piô XII đã ra sắc lệnh "phạt vạ
tuyệt thông Cộng sản", cấm người Công giáo tham gia công việc của Cộng
sản, kêu gọi chống Cộng đến cùng [5, tr. 82].
Sau năm 1950, phong trào đấu tranh giành độc lập của các nước
châu Phi phát triển mạnh, làm cho thực dân Pháp bị suy yếu cả về kinh tế
và quân sự. Để duy trì được cuộc chiến tranh tại Đông Dương và đàn áp
phong trào cách mạng tại châu Phi, Pháp buộc phải dựa vào Mỹ. Mỹ viện



7

trợ kinh tế và quân sự cho Pháp, từng bước thay thế vai trò của Pháp ở
Đông Dương.
Năm 1954, Hiệp định Genéve "lập lại hòa bình ở Việt Nam" được
ký, tạm thời phân chia Việt Nam thành hai miền để chờ tổng tuyển cử
thống nhất đất nước. Sau đó, Mỹ đã trực tiếp giúp Ngô Đình Diệm củng cố lại
chính quyền và quân sự để chống Cộng. Năm 1956, dưới sức ép của Mỹ,
Pháp rút quân đội khỏi miền Nam Việt Nam để đưa sang trấn áp phong trào
cách mạng ở châu Phi. Mỹ thay chân Pháp ở miền Nam Việt Nam, tiếp tục
thực hiện công việc chống Cộng và biến miền Nam Việt Nam thành một
căn cứ quân sự của Mỹ để kiềm chế các nước thuộc khu vực châu Á - Thái
Bình Dương.
Năm 1960, Mỹ thông qua Thái Lan và CHMNVN tiến hành các
chiến dịch quân sự can thiệp vào công việc nội bộ của Lào, Vương Quốc
Campuchia.
Sau năm 1973, do bị thất bại ở chiến trường Việt Nam và Hiệp định
Paris được ký, Mỹ đã rút quân đội khỏi miền Nam Việt Nam, nhưng vẫn
thành lập các căn cứ quân sự ở xung quanh Việt Nam tiếp tục công việc
chống Cộng.
1.1.2. Tình hình Việt Nam
Tháng 8 năm 1945 tại Đông Dương, phát xít Nhật đầu hàng Đồng
minh; Mặt trận Việt Minh ở Việt Nam tổ chức khởi nghĩa cướp chính
quyền trên khắp cả nước và giành được toàn thắng. Chính phủ bù nhìn thân
Nhật Trần Trọng Kim sụp đổ, Mặt trận Việt Minh tổ chức thành lập chính
phủ Lâm thời để điều hành đất nước. Vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị và trao
lại Ấn - Kiếm cho Chính phủ Việt Minh, chấm dứt chế độ nhà nước phong
kiến quân chủ tập quyền (một nhà nước nửa phong kiến nửa thuộc địa).
Ngày 02/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố thành lập Nhà nước Việt



8

Nam Dân chủ Cộng hòa (VNDCCH). Năm 1946, Quốc hội nước Việt Nam
được bầu và chính phủ Liên hiệp ra đời để lãnh đạo đất nước.
Tháng 9 năm 1945, quân Pháp theo sau quân Anh - Ấn vào miền
Nam Việt Nam tước khí giới của quân Nhật và tổ chức xâm chiếm lại Việt
Nam. Năm 1946, Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược ra miền Bắc,
Chính phủ VNDCCH rút lên phía Bắc để tổ chức trường kỳ kháng chiến.
Năm 1949, Pháp đưa Bảo Đại trở lại Việt Nam làm quốc trưởng,
tuyên bố trả lại độc lập cho Việt Nam (nhưng chỉ trên danh nghĩa). Bảo Đại
đã ký một văn bản thỏa thuận với Pháp: Việt Nam nằm trong khối Liên
hiệp Pháp, quân đội Pháp vẫn ở lại Việt Nam để bảo vệ Chính phủ Bảo
Đại, Việt Nam không lập quan hệ ngoại giao với những nước mà Pháp
không đồng ý v.v... [51, tr. 83].
Tại Việt Nam, tư tưởng chống Cộng thời Giáo hoàng Piô XI vẫn
còn tồn tại ở nhiều chức sắc đạo Công giáo. Ngày 03 tháng giêng năm
1950, Tòa thánh Vatican công nhận chính quyền Bảo Đại là chính phủ
hợp pháp duy nhất ở Việt Nam và cử khâm sứ sang Việt Nam. Từ đó,
GHCGVN quay lại cấu kết với thực dân Pháp để thực hiện chống Cộng,
chống lại Chính phủ Việt Minh. Pháp đã cung cấp vũ khí và tiền cho Lê
Hữu Từ (Giám mục địa phận Phát Diệm), Phạm Ngọc Chi (Giám mục địa
phận Bùi Chu) để lập các khu Công giáo tự trị tại Phát Diệm, Bùi Chu,
Thanh Hóa, Thái Bình, Vinh v.v... chống lại Việt Minh [51, tr. 90].
Đầu năm 1950, Chính phủ VNDCCH chính thức thiết lập quan hệ
ngoại giao với các nước thuộc hệ thống XHCN: Trung Quốc (15/ 1/1950),
Liên Xô (31/ 1/1950), Tiệp Khắc (2/2/1950), Rumani (3/2 /1950), Hungari
(4/2/1950), Bungari (5/2/1950), Anbani (13/3/1950) v.v... Kể từ đây, Chính
phủ VNDCCH đã có tiếng nói chính thức trên trường quốc tế và nhận được
sự giúp đỡ của các nước XHCN [51, tr. 90].



9

Sau thất bại tại "Chiến dịch Biên giới thu đông" năm 1950, thực dân
Pháp ở Việt Nam bị suy yếu nhiều, nên Pháp phải dựa vào Mỹ. Mỹ viện trợ
cho Pháp, nhưng với ý đồ thay chân Pháp ở Đông Dương tiếp tục đường lối
chống Cộng. Sau khi dự Hội nghị Yalta (1946), Chính phủ Hoa Kỳ cho
rằng: "Pháp chiến đấu không phải vì lý do chống Cộng mà vì ý định
muốn tái chiếm để thống trị giải đất này (Đông Dương)" [30, tr. 82]. Mỹ
muốn tìm một giải pháp chống Cộng ở Việt Nam theo cách riêng của
mình: "Chọn một nhân vật lãnh đạo có tinh thần quốc gia và chống
Cộng" [30, tr. 83]. Người mà Mỹ chọn chính là Ngô Đình Diệm, cựu thần
triều Nguyễn và là tín đồ đạo Công giáo. Thực chất của vấn đề là Mỹ
muốn đưa một người theo đạo Công giáo về nắm quyền tại Việt Nam (vì
người Công giáo Việt Nam có tinh thần chống Cộng cao hơn những người
thuộc các tôn giáo khác) để nhằm thu hút đông người Công giáo tham gia
chống Cộng và lợi dụng được hàng ngũ chức sắc Công giáo. Mỹ muốn đẩy
mạnh công việc dùng người Việt chống lại Cộng sản ở Việt Nam. Năm
1954, Mỹ quyết định đứng ra thay Pháp chống Cộng ở Đông Dương. Việc
làm đầu tiên của Mỹ là ép thực dân Pháp chấp nhận đưa Ngô Đình Diệm về
làm Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Quốc gia của Bảo Đại: "Với áp lực
mạnh của Hoa Kỳ và với sự thỏa hiệp bất đắc dĩ của Pháp, ngày 16/6/1954,
Bảo Đại đã đề cử Ngô Đình Diệm làm thủ tướng chính phủ thay thế Bửu
Lộc" [30, tr. 38]. Ngô Đình Diệm đã lợi dụng tối đa ảnh hưởng sắc lệnh
"phạt vạ tuyệt thông Cộng sản" của Giáo hoàng Piô XII và thư chung năm
1951 của Hội đồng giám mục (HĐGM) Việt Nam họp tại Hà Nội do Khâm
sứ Dooley kiêm Tổng giám mục Việt Nam chủ trì, kêu gọi người Công
giáo Việt Nam chống Cộng sản đến cùng. Ngày 07/7/1954, Ngô Đình
Diệm thành lập chính phủ mới và cử ngoại trưởng Chính phủ Việt Nam

Quốc gia đi dự hội nghị Genéve về Đông Dương. Việc thay chân Pháp tại
Đông Dương đã được phía Mỹ cân nhắc khá kỹ, Tổng thống Mỹ


10

Eisenhower và Phó tổng thống Nixon nhiều lần lên tiếng trước quốc hội
Mỹ rằng: "Nếu để cho Đông Dương rơi vào tay Cộng sản, thì sẽ nguy hại
cho nền an ninh Đông Nam Á" [35, tr. 216].
Sau thất bại tại Điện Biên Phủ, thực dân Pháp buộc phải ký Hiệp
định Genéve vào ngày 20/7/1954 giữa thiếu tướng Deteil đại diện cho
Chính phủ Pháp và Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Tạ Quang Bửu đại diện
cho Chính phủ VNDCCH. Điểm cốt lõi của hiệp định này là tạm thời phân
chia Việt Nam thành hai miền: Miền Bắc từ vĩ tuyến 17 trở ra do Chính phủ
VNDCCH quản lý, miền Nam từ vĩ tuyến 17 trở vào do Pháp và Chính phủ
Việt Nam Quốc gia quản lý, việc tổng tuyển cử thống nhất hai miền được
tiến hành chậm nhất là hai năm. Trong quá trình soạn thảo hiệp định, Ngô
Đình Diệm do Mỹ xúi giục đã cho tay chân ra sức phá hoại hội nghị, không
chấp nhận cho Pháp ngồi đàm phán với Chính phủ VNDCCH, và còn cho
rằng Chính phủ VNDCCH là chính phủ bất hợp pháp. Trong quá trình hội
nghị đang họp, Ngô Đình Diệm điện sang Genéve cho Trần Văn Đỗ: "Theo
chỉ thị của Ngô Đình Diệm, phái đoàn Việt Nam Quốc gia do Trần Văn Đỗ
Bộ trưởng ngoại giao dẫn đầu không được dự ký hiệp định này" [35, tr. 85].
Ngày 22/7/1954, trong một bài diễn văn truyền thanh, Ngô Đình Diệm đã
quyết liệt phản đối việc giao Bắc Việt và bốn tỉnh Trung phần cho
VNDCCH, tuyên bố không chấp nhận giá trị pháp lý của Hiệp định. Sau
khi hiệp định được ký, Ngô Đình Diệm và Mỹ đã tổ chức một cuộc di cư
hơn tám trăm ngàn người (chủ yếu theo đạo Công giáo) vào Nam, phá hoại
các cơ sở hạ tầng ở miền Bắc [35, tr. 85].
Dưới sự "đạo diễn" của Mỹ ngày 23/10/1955, Ngô Đình Diệm tổ

chức bầu cử tổng thống để phế truất Bảo Đại, ngày 26/10/1955, tuyên bố
thành lập nền Cộng hòa miền Nam Việt Nam (CHMNVN). Theo thỏa
thuận của Pháp với Mỹ và Ngô Đình Diệm, ngày 28/ 4/ 1956 quân đội


11

Pháp rút khỏi miền Nam Việt Nam, trao lại miền Nam cho Ngô Đình
Diệm. Nhờ sự can thiệp mạnh của Hoa Kỳ và Anh (đồng chủ tịch Hội nghị
Genéve), Ngô Đình Diệm đã tuyên bố Chính phủ CHMNVN không bị ràng
buộc về mặt pháp lý với Hiệp định Genéve, đồng thời tuyên bố không hiệp
thương và tổng tuyển cử trong cả nước, vì cho rằng ở miền Bắc không có
tự do. Thực chất của việc phá bỏ hiệp định Genéve là do: "Ngô Đình Diệm
và thế giới tự do vẫn chưa hết lo ngại, bởi vì họ nghĩ rằng cuộc tổng tuyển
cử vào tháng 7/1956 như đã đề cập trong Hiệp định Genéve, nếu có thì
không thể tránh khỏi sẽ là cơ hội giúp Cộng sản thắng thế" [30, tr. 97].
Từ tháng 7/1956, đất nước Việt Nam chính thức bị chia cắt làm hai,
do hai chính thể đối lập nhau về chính trị lãnh đạo: Miền Bắc do Chính phủ
VNDCCH lãnh đạo nhân dân tiến hành xây dựng CNXH, tiếp tục thực hiện
mục tiêu đấu tranh thống nhất đất nước, chống lại sự can thiệp và xâm lược
của đế quốc Mỹ, đánh đổ chế độ Ngụy quyền; miền Nam do Chính phủ
Ngụy CHMNVN lãnh đạo, Ngô Đình Diệm đã đưa miền Nam Việt Nam
gia nhập khối Á châu chống Cộng, đồng thời tổ chức mở chiến dịch tố Cộng
và diệt Cộng trên khắp lãnh thổ miền Nam, nhằm mục đích tiêu diệt hết
những người cách mạng kháng chiến. "Những buổi học tập tố Cộng đã lan
rộng khắp các cơ quan, đoàn thể nhằm mục đích gây ý thức về hiểm họa
Cộng sản và tố cáo những cán bộ Cộng sản nằm vùng hoạt động trong
chính quyền hay trà trộn trong dân chúng" [30, tr. 99]. Trong giai đoạn này
Mỹ ra sức viện trợ kinh tế - quân sự cho Chính phủ Việt Nam Cộng hòa
(VNCH), đồng thời đưa miền Nam Việt Nam vào quỹ đạo hoạt động chính

trị - quân sự của Mỹ, biến mảnh đất này thành căn cứ tiền đồn trong việc
chống Cộng và kiềm chế các nước ở châu Á - Thái Bình Dương. "Việc chia
Việt Nam nằm trong kế hoạch quân sự của Mỹ ở Đông Nam Á. Việc chia
cắt này có lợi là duy trì ở miền Nam Đông Dương một khu vực không bị


12

ảnh hưởng Cộng sản để xây dựng các căn cứ quân sự phương Tây, nghĩa là
của Mỹ" [31, tr. 7].
Năm 1960, tại miền Nam một tổ chức cách mạng ra đời tập hợp
đoàn kết các lực lượng và lãnh đạo phong trào đấu tranh ở miền Nam nhằm
thống nhất đất nước, tổ chức đó là "Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền
Nam" (MTDTGPMN). Tổ chức chính trị này tồn tại song song với Chính
phủ CHMNVN, đối lập nhau về chính trị, nó đã được nhiều nước trên thế
giới công nhận và đặt quan hệ ngoại giao. Cũng vào năm 1960, Tòa thánh
Vatican ra sắc chỉ chấm dứt quá trình truyền đạo ở Việt Nam (kéo dài từ
1533 đến 1960), trao trả lại việc coi sóc các địa phận cho hàng giáo sĩ bản
xứ, chia đơn vị hành chính đạo ở Việt Nam thành ba giáo tỉnh (Hà Nội,
Huế, Sài Gòn), năm 1975 kết thúc quá trình phân - tách - lập các giáo phận
trên lãnh thổ Việt Nam.
Giữa năm 1963, đồng bào Phật giáo ở miền Nam tiến hành cuộc
đấu tranh chống lại chế độ độc tài, kỳ thị và phân biệt tôn giáo của Ngô
Đình Diệm.Tháng 11/1963, chế độ gia đình trị họ Ngô bị lật đổ. Lần lượt
lên thay chế độ Diệm là chính phủ do Dương Văn Minh, Nguyễn Khánh,
Nguyễn Văn Thiệu v.v... cầm đầu, kéo dài cho đến năm 1975.
Năm 1964, Mỹ và đồng minh ồ ạt đưa quân vào miền Nam Việt
Nam, lần lượt thực hiện chiến tranh Cục bộ, Đặc biệt tại miền Nam và dùng
không quân - hải quân tấn công miền Bắc.
Sau những thất bại liên tiếp tại Việt Nam, năm 1973 Mỹ đã phải

ký Hiệp định Paris về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Tuy rút quân ra khỏi Việt Nam, nhưng Mỹ vẫn không ngừng viện trợ về
quân sự và kinh tế cho Chính phủ CHMNVN để tiếp tục thực hiện con
đường chống Cộng.


13

Năm 1975, sau chiến dịch Hồ Chí Minh, miền Nam hoàn toàn được
giải phóng và đất nước được thống nhất.
1.2. NHỮNG HẬU QUẢ CỦA GIÁO HỘI CÔNG GIÁO VIỆT NAM
DƯỚI THỜI THỰC DÂN PHÁP ĐỂ LẠI

Để nghiên cứu đầy đủ những hoạt động chính trị của GHCGVN
trong giai đoạn 1954 - 1975, chúng ta phải quay lại nghiên cứu những hoạt
động chính trị trong suốt quá trình tồn tại của GHCGVN. Trên cơ sở đó
mới có thể đánh giá một cách khách quan và cụ thể về những hoạt động
chính trị của đạo Công giáo ở Việt Nam.
1.2.1. Dựa vào chủ nghĩa thực dân để truyền đạo, phát triển đạo
và xây dựng giáo hội
Thế kỷ XV, chủ nghĩa tư bản (CNTB) ở châu Âu hình thành và có
những bước phát triển mới, nền kinh tế hàng hóa đã thúc đẩy cho chủ nghĩa
thực dân đi tìm những thuộc địa mới, vừa để làm chỗ tiêu thụ hàng hóa và
vừa để tìm nguồn nguyên liệu quý hiếm. Giáo hội Vatican trong giai đoạn
này cũng muốn mở thêm sự ảnh hưởng đạo của mình ra các vùng ngoài
châu Âu, vì vậy đích thân các giáo hoàng đã đứng ra đỡ đầu cho sự mở
rộng thuộc địa của các nước thực dân. Ngày 08 tháng giêng năm 1945,
Giáo hoàng Nicolas V với bản trọng sắc "Romenus Pontifex" rồi Giáo
hoàng Calixte III năm 1456 và Giáo hoàng Alexandre VI với bản trọng sắc
"Inter Coetera" ngày 04/5/1493, đã phân định giới hạn những "vùng ảnh

hưởng" của Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha trên thế giới. Bên cạnh việc phân
định "vùng ảnh hưởng", Tòa thánh Roma còn bố trí giáo sĩ truyền giáo trên
tàu buôn của các nước thực dân để sẵn sàng truyền đạo khi những nước này
buôn bán hoặc xâm chiếm được bất kỳ một thuộc địa nào [44, tr. 15].
Thế kỷ XVI, một số giáo sĩ Công giáo theo tàu buôn Bồ Đào Nha
đến Việt Nam và công việc truyền giáo được bắt đầu. Đến thế kỷ XVIII,


14

Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha bị suy yếu, công việc truyền giáo ở Việt
Nam được Tòa thánh Vatican giao cho "Hội truyền giáo nước ngoài Paris"
(M.E.P). Lúc đầu các nước Bồ Đào Nha và Pháp chưa có đủ lực để xâm
chiếm Việt Nam, thì công việc truyền giáo của các giáo sĩ phần lớn dựa vào
việc buôn bán hàng hóa để gây ảnh hưởng với nông dân và nhà cầm quyền
địa phương. Nhận thấy có vấn đề chính trị trong hoạt động truyền giáo gây
nguy hại cho đất nước, chúa Trịnh và chúa Nguyễn đã nhiều lần ra lệnh
cấm truyền đạo. Nhưng cả chúa Trịnh và chúa Nguyễn đều cần có vũ khí
để đánh lẫn nhau, mà nguồn vũ khí duy nhất lúc bấy giờ chỉ có Bồ Đào
Nha hoặc Pháp cung cấp; do vậy, nhiều lúc các chúa phải đánh đổi việc
truyền giáo để giành lấy quyền được mua vũ khí. "Công việc truyền giáo có
khi khó khăn, có khi thuận lợi, tùy thuộc vào những chuyến tàu chở những
món hàng mà các chúa ưa thích và cần đến" [22, tr. 225]. Năm 1659, Tòa
thánh Vatican ra sắc chỉ lập hai địa phận tại Việt Nam: địa phận Bắc (từ
sông Gianh trở ra) và địa phận Nam (từ sông Gianh trở vào) [24, tr. 224].
Cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX, trong cuộc nội chiến ở Việt
Nam giữa triều đại của anh em nhà Tây Sơn với chúa Nguyễn. Nguyễn Ánh
thế cùng lực kiệt phải dựa vào các giáo sĩ truyền giáo, nhờ họ đi cầu viện
Pháp: "Nguyễn Ánh không lính, không tàu quay nhìn sang các cường quốc
phương Tây. Giám mục Pigneau de Béhaine (Bá Đa Lộc) không để mất cơ

hội vừa giúp đỡ cho chúa Nguyễn và vừa làm lợi cho nước Pháp đang trên đà
cạnh tranh quốc tế" [51. tr. 28]. Nguyễn Ánh phó thác đứa con đầu lòng mới 5
tuổi và cả ngọc ấn để nhờ Bá Đa Lộc đi cầu viện Pháp. Tại triều đình Véc-xây
(Versailles) Giám mục Bá Đa Lộc đã nêu lên các lợi ích trong việc Pháp can
thiệp vào Việt Nam. Pháp chưa thể đưa quân tới giúp ngay cho Nguyễn Ánh
để đánh bại nhà Tây Sơn được. Giám mục Bá Đa Lộc đã dùng số tiền của
"Hội truyền giáo nước ngoài Paris" và sự ủng hộ tiền bạc của bạn bè để mua
tàu chiến, trang bị khí giới và thuê sĩ quan Pháp huấn luyện cho quân Nguyễn
Ánh; đồng thời tổ chức những đạo quân là người Công giáo gây rối cho nhà


15

Tây Sơn. Năm 1802, Nguyễn Ánh đánh bại nhà Tây Sơn và lên làm vua, để
trả ơn những người đã giúp mình, ông đã cho các giáo sĩ được tự do truyền
đạo đến tất cả các vùng thuộc lãnh thổ Việt Nam. Sau khi Nguyễn Ánh chết,
Minh Mạng, Thiệu Trị và Tự Đức lần lượt lên nối ngôi. Nhận thấy những hoạt
động chính trị của các giáo sĩ thừa sai trong việc làm tình báo cho thực dân
Pháp và kích động giáo dân gây rối loạn, triều đình nhà Nguyễn đã nhiều lần
ra sắc chỉ cấm đạo, bắt các giáo sĩ phương Tây phải rời khỏi Việt Nam [51, tr.
33].
Sau năm 1840, các giám mục, linh mục thừa sai liên tục hối thúc
thực dân Pháp đánh nhanh Việt Nam, để cho họ còn tiếp tục được truyền
đạo dễ dàng. Hai nhân vật quan trọng trong việc cổ vũ cho Pháp xâm lăng
Việt Nam là Giám mục Pellerin (Pe-lơ-ranh) cai quản địa phận Huế và
Linh mục Húc, cựu thừa sai truyền giáo. Giám mục Pe-lơ-ranh đã khẳng
định trước mặt triều đình Napôlêôn III rằng: "Nếu quân Pháp đánh chiếm
Việt Nam, thì giáo dân bản xứ sẽ đón tiếp họ như những kẻ cứu tinh" [51,
tr. 36]. Linh mục Húc cũng viết thư cho vua Pháp: "Chiếm lấy Nam Kỳ là
việc làm dễ dàng nhất trần gian, nó sẽ đem lại những kết quả vô cùng to

lớn. Nước Pháp hiện có tại biển Trung Quốc những lực lượng dư sức để
tiến hành việc đó" [51, tr. 36], đồng thời ông ta cũng nói về tương lai phát
triển đạo Công giáo ở Việt Nam: "Dân bản xứ thì hiền lành, siêng năng, rất
dễ đón nhận đức tin Ki-tô giáo. Họ sẽ đón tiếp chúng ta như những người
giải phóng, những vị ân nhân. Chỉ ít lâu thôi là đem họ theo đạo được hết
và làm cho họ nhiệt tình yêu nước Pháp" [51, tr. 36]. Nhờ những tin tức
tình báo chính xác từ các giáo sĩ thừa sai đang truyền đạo ở Việt Nam, năm
1843, 1847 và 1856, quân đội Pháp liên tục đưa tàu chiến đến Đà Nẵng để
gây sức ép với triều đình nhà Nguyễn, yêu cầu cho các giáo sĩ thừa sai được
tự do truyền đạo. Năm 1858, vua Pháp Napôlêôn III, chịu áp lực của giám
mục Pe-lơ-ranh từng hứa rằng tất cả các giáo hữu người Việt sẽ hợp tác
toàn diện với quân Pháp, vua cũng nghe nhiều vị thừa sai khác giải thích rõ


16

tình hình lực lượng quân sự và các cứ điểm chiến lược của Việt Nam, nên
đã ủy nhiệm cho phó đề đốc Rigaut de Genouilly đánh chiếm Việt Nam.
Giám mục Rơ-to (Retord) đã nói với Rigaut de Genouilly trước khi đánh Đà
Nẵng: "Nếu ngài đô đốc muốn thực hiện công việc một cách dễ dàng, vững
chắc, bền bỉ, vừa đem lại vinh dự cho nước Pháp, vừa làm lợi cho nước
Pháp, là đặt một ông vua có đạo dưới quyền bảo hộ của nước Pháp để ta
chiếm giữ hải cảng" [51, tr. 38-39]. Năm 1862, Pháp chiếm ba tỉnh miền
Đông

Nam

Bộ




phái

thiếu



M. Đơ-môn-ti-nhi một nhân viên đàm phán với Huế "để đòi vừa được tự
do truyền giáo, vừa được tự do buôn bán" [44, tr. 16]. Ngày 5 tháng giêng
năm 1862 Pháp và triền đình nhà Nguyễn đã ký một hiệp ước, qui định:
"Điều 2 - Tự do theo đạo Thiên Chúa.
Điều 3 - Tự do buôn bán" [44, tr. 16].
Sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Bộ, Pháp tổ chức ngay
bộ máy cai trị, các giám mục và linh mục đã cử giáo dân đến hợp tác với
chúng. Hơn 4.000 giáo dân đến quây quần xung quanh quân xâm lược để
tiếp viện lương thực và giúp chúng phá vòng vây do quân khởi nghĩa tạo
nên [51, tr. 40].
Từ năm 1883, thực dân Pháp chính thức đặt được ách thống trị lên
Việt Nam. Nhờ sự nâng đỡ của chủ nghĩa thực dân mà đạo Công giáo ở
Việt Nam được phát triển mạnh cả về số lượng tín đồ và nơi thờ tự. Việc
truyền đạo được mở rộng lên cả vùng núi, vùng dân tộc thiểu số. "Từ năm
1888 đến năm 1933 là thời kỳ Thiên Chúa giáo Việt Nam phát triển khá
thuận lợi. Hàng ngàn cơ sở tôn giáo được xây dựng và tín đồ lên đến hàng
triệu người" [10, tr. 9]. Nhìn lại sự phát triển của đạo Công giáo ở Việt
Nam, chúng ta có thể thấy được GHCGVN chủ yếu được củng cố từ khi
thực dân Pháp dùng biện pháp quân sự can thiệp vào Việt Nam và nhất là


17


thời Pháp thuộc: các giáo phận ở phía Bắc được thành lập trước năm 1936,
các giáo phận phía Nam được thành lập trước năm 1975 [10, tr. 10].
Thời Pháp thuộc là thời kỳ hoàng kim của đạo Công giáo ở Việt
Nam. Đạo Công giáo phát triển mà không mắc phải một cản trở gì từ phía
chính quyền. Để đổi lại những tin tức tình báo quan trọng do giáo sĩ và giáo
dân cung cấp về tình hình hoạt động của các cuộc khởi nghĩa, việc ủng hộ
nhiệt tình của họ giúp Pháp đặt được ách thống trị vững chắc ở Việt Nam.
Thực dân Pháp đã ban cho đạo Công giáo nhiều đặc ân về kinh tế để xây
dựng nơi thờ tự và tiếp tục công việc truyền giáo. "Năm 1872, chính quyền
Nam Kỳ cấp (ban) cho Nhà Chung Sài Gòn một khoản trợ cấp hàng năm là
170.000 tiền Pháp. Năm 1887, nhà nước Nam Kỳ đã cấp cho các nhà chung
ở Bắc và Trung Việt Nam số tiền 50.000 quan Pháp" [51, tr. 49]. Tại Việt
Nam GHCG còn tự chiếm những vùng đất thuận lợi cho việc cày cấy và
làm đồn điền của những người không theo đạo Công giáo, số đất đó được
đem cho giáo dân thuê canh tác, nhà thờ đứng ra thu thuế và lợi tức. "... ở
Nam Kỳ những nhà truyền đạo Thiên Chúa có được trên một phần tư đất
đai cày cấy được..., ở Bắc Kỳ, chỉ riêng ở thủ phủ, thành phố Hà Nội, các
nhà truyền đạo có những bất động sản ruộng bao la" [61, tr. 105]. Chưa
dừng lại ở những việc làm trên, nhiều giáo sĩ còn đứng ra tổ chức những
đội quân Công giáo chuyên đi đến làng người Lương để cướp bóc của cải,
đánh đập dân chúng, tạo cho họ một nỗi khiếp sợ và buộc phải chấp nhận
theo đạo Công giáo. Nhằm tạo thuận lợi cho việc làm giàu nhanh chóng,
giáo hội đưa người của mình vào nắm các chức vụ trong chính quyền bảo
hộ, hoặc cho người thân tín lập các công ty và đồn điền để giáo hội góp
vốn.
Năm 1945, nước VNDCCH được thành lập, nhiều vị chức sắc đạo
Công giáo đã bất hợp tác với chính quyền cách mạng. Khi thực dân Pháp
quay trở lại xâm lược Việt Nam, lãnh đạo giáo hội đã chỉ thị cho các giáo sĩ
tổ chức những đội quân riêng của mình để sẵn sàng phục vụ, hợp tác với



18

quân Pháp. Những đội quân Công giáo này được Pháp trang bị vũ khí và
trả lương, chúng có nhiệm vụ đi các làng để lùng bắt du kích và cán bộ
cách mạng, hoặc làm tình báo theo dõi các hoạt động quân sự của Việt
Minh. Nhiều giáo sĩ còn thẳng thừng tuyên bố nếu hợp tác với Việt Minh
thì sẽ bị mất đạo, chỉ có hợp tác với Pháp thì đạo mới được củng cố và phát
triển.
Trong khi nhân dân cả nước tập trung trường kỳ kháng chiến để
đánh đuổi thực dân Pháp và lên án chính sách cai trị của bọn thực dân, thì
một số chức sắc đạo Công giáo lại đưa ra những lời lẽ biện hộ cho chính
sách cai trị của chúng là hợp ý Chúa, coi Pháp là vị cứu tinh cho nhân dân
Việt Nam; hơn nữa, họ còn ra sức phê phán các chính sách tiến bộ của Chính
phủ VNDCCH, lên án những người tham gia hoạt động cách mạng.
"Chính sách thực dân, dưới mắt các nhà luật học và tâm lý học vẫn
là một việc hợp lý, vừa giúp ích nhân loại vừa là hành vi nhân đạo.
Chính sách thực dân giúp ích chung nhân loại mỗi khi: một dân tộc
không đủ tài lực để khai khẩn những ruộng đất, hầm mỏ, rừng rú mà trời đã
ban cho. Một dân tộc không tự trị nổi cần phải nhờ sức bảo hộ của một
nước ngoài.
Hơn nữa, chính sách thực dân có tính nhân đạo ở chỗ: một cường
quốc khai hóa cho một nước mà nền văn minh còn thô sơ" [6, tr. 163].
1.2.2. Sử dụng giáo quyền để bắt ép giáo dân tham gia công việc
đàn áp các cuộc khởi nghĩa và chống Cộng sản
Trước khi Pháp dùng quân sự xâm chiếm Việt Nam, thì các giáo sĩ
thừa sai đã dùng mọi cách lôi kéo giáo dân vào việc gây căng thẳng làm
rối loạn đất nước, tổ chức mạng lưới tình báo thu thập tin tức để cung cấp
cho quân Pháp. Sở dĩ quân Pháp chiếm được Việt Nam một cách nhanh
chóng là nhờ có tin tức tình báo của các giáo sĩ cung cấp, sự hợp tác và



19

giúp đỡ của giáo dân. Quân Pháp muốn chiếm vùng nào thì trước hết họ
liên lạc với các giáo sĩ vùng đó, yêu cầu giáo sĩ tổ chức những đội quân
Công giáo làm công tác tiếp viện, thu chiến lợi phẩm, bố trí người vào bộ
máy cai trị. Ngày 19/11/1873, Gác-ni-ê (Francis Garnier) chiếm được Hà
Nội, sau đó ông ta liên lạc ngay với Giám mục Hà Nội Puyginiê để bàn
công việc cai trị: "Thưa đức cha, không ai am tường Bắc Kỳ bằng đức cha
và đức cha lại có lòng yêu mến nước Pháp. Đức cha có vui lòng giúp tôi
củng cố những gì chúng ta chiếm được bằng cách chỉ cho tôi những người
bản xứ có khả năng cai trị dưới quyền tôi không?" [51, tr. 43]. Giám mục
Puyginiê, không bao giờ từ chối lời đề nghị đó, ông vui mừng sung sướng
khi nhìn thấy cờ Pháp bay giữa Hà Nội; nhờ ông mà Gác-ni-ê đã tổ chức
ngay được bộ máy cai trị tại miền Bắc. Vị giám mục này không chỉ giúp
Pháp lập bộ máy cai trị người bản xứ, mà ông còn dùng cương vị giám
mục của mình giúp cho quân Pháp chiếm được các vùng xung quanh Hà
Nội. "Nhờ người Công giáo, Gác-ni-ê đã chiếm được Nam Định, Hải
Dương và những vùng khác thuộc đồng bằng sông Hồng một cách nhanh
chóng" [51, tr. 44].
Trong khi các cuộc khởi nghĩa liên tục nổ ra nhằm đánh đuổi quân
Pháp khỏi Việt Nam thì người Công giáo Việt Nam vẫn im lặng cấu kết với
quân xâm lược theo lời dạy bảo của các giáo sĩ. Đã nhiều lần quân Pháp bị
nguy khốn do sự tấn công của những người khởi nghĩa, nhưng khi nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của người Công giáo thì chúng đã chuyển bại
thành thắng. Quân Pháp từ xa đến Việt Nam, chưa quen thông thổ và
truyền thống văn hóa của người Việt, quân lính có mặt tại Việt Nam cũng
không nhiều, việc tiếp viện luôn gặp khó khăn. Để giải quyết được những
khó khăn trên, quân Pháp cần phải tạo ra điểm tựa vững chắc ngay trên đất

Việt Nam. Điểm tựa đó là các giáo sĩ và người Công giáo. Các giáo sĩ là
những người nắm giáo quyền và sử dụng giáo quyền để sai bảo giáo dân.


20

Giáo dân Việt Nam là những người ngoan ngoãn tin theo đạo một cách mù
quáng, các giáo sĩ bảo gì nghe đó, coi lời dạy bảo của các giáo sĩ là những
lời phán bảo của Chúa. Khi quân Pháp được các giáo sĩ giúp đỡ cũng đồng
nghĩa với việc họ được các giáo dân giúp đỡ. Nhờ có các giáo sĩ thừa sai
tận tình giúp đỡ, quân Pháp đã tạo được cho mình một thế đứng khá vững
tại Việt Nam. Trong việc tuyển chọn lính đánh thuê, Pháp luôn chú ý đến
thanh niên Công giáo. Pháp trang bị các dụng cụ quân sự cho người Công
giáo để bảo vệ làng của họ và giúp đỡ quân Pháp khi cần thiết. "Pháp đã
phải huy động một lực lượng gồm 2.250 tên lính, 25 đại bác, 4 pháo hạm
dưới quyền chỉ huy của trung tá Met-xanh-giê (Metzinger) để tấn công
cuộc khởi nghĩa của Đinh Công Tráng tại Ba Đình - Thanh Hóa, nhưng các
cuộc tấn công đó đều bị đẩy lui" [51, tr. 45]. Ngày 16/12/1886, quân Pháp
phải tổ chức bao vây để tìm kiếm chiến thuật mới. Đại úy Giô-phơ-rơ
(Joffre) đã phải nhờ Linh mục (thày Sáu) Trần Lục, quản xứ Phát Diệm tiếp
trợ cho cuộc bình định Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh. "Ông linh mục này
đã nhận phép lành của Giám mục Puyginiê, rồi đi tiếp viện cho quân Pháp
với 5.000 giáo dân" [51, tr. 45]. Sự hợp tác của người Công giáo với quân
Pháp đã tạo nên hai hình ảnh trái ngược nhau: một bên là những người
không theo đạo Công giáo, ra sức đánh đuổi quân xâm lược để giành lại
độc lập; còn bên kia là những người theo đạo Công giáo lại coi quân xâm
lược như người bạn thân thiết. Thật đau lòng cho một sử gia người Công
giáo Việt Nam khi phải ghi lại những dòng sau đây: "Sau những cuộc hành
quân mệt rã rời, quân lính của ta bị kiệt sức vì thiếu ăn, mà tiến vào một
làng người Lương thì thường chỉ được ăn đạn. Nhưng nếu gặp được một

làng người Giáo thì trẻ con chạy ra đón đường và kêu ầm lên: Công giáo,
Công giáo đấy! để quân chúng ta biết rằng chẳng có gì phải sợ ở đó, rồi dân
làng mang chuối, trứng, gà ra chiêu đãi. Sự khác biệt thật rõ ràng và là điều
đáng ghi nhớ nhỉ" [51, tr. 46].


21

Vào những năm 30 của thế kỷ XX, người Công giáo Việt Nam bị
chìm đắm trong không khí chống Cộng do thông điệp Divini Redentotis
của Giáo hoàng Piô XI ban ra. Từ đây, GHCGVN chuyển hướng từ việc
cấu kết với thực dân Pháp chống các cuộc khởi nghĩa sang lĩnh vực củng cố
tư tưởng chống Cộng trong hàng ngũ giáo sĩ và giáo dân. Tư tưởng chống
Cộng đó đã ăn sâu vào đầu óc người theo đạo Công giáo cho đến tận sau
này. Đâu đâu cũng thấy tài liệu của giáo hội tuyên truyền về nguy cơ Cộng
sản. Các giáo sĩ ra sức sử dụng giáo quyền ngăn cấm tín đồ tham gia các
hoạt động cách mạng, hối thúc giáo dân tố cáo những người Cộng sản với
chính quyền thực dân [51, tr. 69].
Sau năm 1945, GHCGVN chính thức chuyển hướng sang hành
động chống Cộng bằng chính vũ lực của giáo dân và do đích thân các giáo
sĩ chỉ huy. Nhờ sự trang bị vũ khí của Pháp, nhiều chức sắc Công giáo đã
tự tổ chức xây dựng khu Công giáo tự trị để chống lại chính quyền Việt
Minh. Mở đầu cho phong trào chống Cộng sản bằng vũ lực là các địa phận:
Phát Diệm, Bùi Chu, Thái Bình, Thanh Hóa và Vinh. Tại các giáo phận
này, theo dạy bảo của các giám mục và linh mục, người Công giáo đã tự
rào làng, cầm vũ khí đứng lên chống Cộng và coi đó là một việc làm thiêng
liêng của mỗi tín đồ. "Với sự ủng hộ của Giám mục Chaize Hà Nội, các
Giám mục Artazas Bắc Ninh, Ubierna Thái Bình, Cooman Thanh Hóa,
Gomes Hải Phòng, và phép lành của Giám mục Drapier khâm mạng tòa
thánh, Giám mục Lê Hữu Từ quyết định vũ trang cho giáo hữu của mình"

[51, tr. 81]. Với quyền lực và uy tín giáo quyền của mình, Lê Hữu Từ đã
đứng ra lập một tiền đồn chống Cộng sản trên địa phận mình cai quản. Lúc
đầu ông ta nhận làm cố vấn cho Chính phủ Việt Minh, sau đó lại nhắm đến
liên hiệp với Pháp để chống lại Việt Minh. Với tư cách là cố vấn tối cao
của chính phủ, Lê Hữu Từ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho quản lý
thị trấn Phát Diệm. Ông đã biến thị trấn này thành một "an toàn khu" có
quân lính riêng canh gác. Khu an toàn này trở thành cứ điểm qui tụ tất cả


22

các phần tử có tư tưởng chống lại Chính phủ Việt Minh, là đầu não chỉ huy
các địa phận khác tuyên truyền và tổ chức giáo dân chống Cộng, là hậu
phương vững chắc cho chủ nghĩa thực dân ở Bắc Kỳ. "Trọng điểm liên
hiệp của Giám mục Lê Hữu Từ, cố vấn tối cao của cụ Hồ Chí Minh, đã
vượt ra ngoài ranh giới địa phận, bởi từ lâu Phát Diệm vẫn là điểm nhắm
của tất cả người Công giáo miền Bắc. Phát Diệm từ lâu chẳng phải là địa
phận đầu tiên được trao vào tay giáo sĩ Việt Nam đó sao? Phát Diệm từ hai
năm qua đã chẳng phải là đồn lũy chống lại lý thuyết Cộng sản đó sao? Sự
liên hiệp thật hay chỉ là sách lược của Giám mục Lê Hữu Từ là một thắng
lợi lớn của chính sách Pháp, bởi vì chẳng mất một tên lính nào, thực dân
Pháp đã làm chủ tình hình cả phần phía Nam tỉnh Phát Diệm (trở thành tỉnh
phát Diệm tự trị), một phần đất tỉnh Nam Định (trở thành tỉnh Bùi Chu tự
trị) và nhiều vùng Công giáo thuộc các tỉnh Thái Bình, Bắc Ninh, Hải
Phòng, Hà Nội... Hơn nữa, người Pháp cũng có thể dựa vào hàng chục ngàn
quân tự vệ Công giáo được vũ trang, mà chẳng phải trả tiền nong gì" [51,
tr. 90]. Từ năm 1950, càng có nhiều làng Công giáo vùng đồng bằng được
Pháp vũ trang cho súng, giao quyền chỉ huy những làng đó cho các linh
mục. Đội quân tự vệ của Phát Diệm được tăng lên trên mười nghìn người
và được đặt dưới quyền chỉ huy của Giám mục Lê Hữu Từ, còn số quân ở

Bùi Chu thì do Giám mục Phạm Ngọc Chi điều khiển. Vai trò của đội tự vệ
vượt xa tư cách gọi là chỉ để tự vệ khi bị Cộng sản tấn công, bởi vì nó được
tung ra các hoạt động chủ yếu là hành quân càn quét, có khi bao trùm cả
vùng, có khi chỉ ở một địa phương. Tại Nam Định, trong trận "Ký con" (tên
của một đơn vị quân đội Việt Minh), một bộ tham mưu liên quân gồm có
trung tá Căng-đu (Candou) ở Nam Định, trung đoàn trưởng Mô-la (Mollat)
đồn Phát Diệm và Linh mục Hoàng Quỳnh tổng tư lệnh đội quân Công
giáo đã đánh lui được cả tiểu đoàn quân Việt Minh ở đây. Ở địa phương,
quân lính Công giáo rất hung hăng, liên tục tổ chức ruồng bố tại các làng
người Lương để tìm bắt du kích và cán bộ cách mạng, kể cả những người


23

bị nghi là có tham gia Việt Minh. Chúng bắt giam hoặc giết chết mà không
cần tòa án xét xử [51, tr. 94].
Năm 1949, Giáo hoàng Piô XII ra sắc lệnh "phạt vạ tuyệt thông
Cộng sản" và đầu năm 1950 Tòa thánh Vatican công nhận Chính phủ Việt
Nam Quốc gia do Bảo Đại làm quốc trưởng. GHCGVN, quay sang cấu kết
với Bảo Đại và Pháp trong công cuộc chống Cộng sản tại Việt Nam, mọi
hoạt động đó đều nhân danh mang lại lợi ích cho quốc gia (Bảo Đại). Giáo
hội cấm giáo dân không được tham gia Việt Minh, nhưng lại khuyến khích
họ tham gia hoạt động cho chính phủ của Bảo Đại (thực chất là cho Pháp).
Để lừa bịp mọi người, các giáo sĩ luôn tuyên truyền Chính phủ Việt Minh là
chính phủ bất hợp pháp và Việt Minh sẽ tiêu diệt tôn giáo khi giành được
chính quyền, còn Chính phủ Việt Nam Quốc gia mới là chính phủ hợp pháp
và hoạt động vì lợi ích của Thiên Chúa. Tháng 9 năm 1951, HĐGM Việt
Nam họp tại Hà Nội và ra một thư chung sặc mùi chống Cộng. Thư chung
đó được đọc tại tất cả mọi nhà thờ. Thư chung năm 1951 là văn bản và lời
tuyên bố chính thức tỏ rõ lập trường chống Cộng của GHCGVN. Thư chung

này vừa công bố, đã được các báo của Pháp và Việt Nam Quốc gia tung hô,
loan tin rộng ra các vùng:
- Báo "Việt Nam", số 17, ngày 01/01/1952 xuất bản ở Paris: "Lần
đầu tiên ở Đông Dương, giáo hội đã đứng vào vị trí chống Cộng rõ rệt một
cách công khai bởi thư chung của các giám mục, bức thư đã được đọc lên
trong tất cả các nhà thờ và các tòa giảng trên bán đảo này.
...
Tựu trung bức thư này cấm những giáo dân Đông Dương không
được tham gia Đảng Cộng sản và còn cấm cả việc hợp tác với họ" [55, tr.
26].
- Báo "Tia sáng", số 1052, ngày 02/11/1951, xuất bản tại Hà Nội:
"Nhiệm vụ của Công giáo ở Đông Dương là chống Cộng sản. Việc tôn


24

thăng Đu-lây (Dooley) tỏ rõ ý chí của tòa thánh, nêu cao chí cả của tòa
thánh muốn chống lại sức mạnh bành trướng của chủ nghĩa Cộng sản tại
phương trời này" [55, tr. 26].
Tại mỗi giáo phận và mỗi giáo xứ, các vị giám mục hoặc linh mục
đều ra sức sử dụng giáo quyền của mình để ngăn cản tín đồ tham gia hoạt
động cách mạng hoặc tham gia hội họp do Việt Minh tổ chức. Điển hình
cho việc làm trên là tại Phát Diệm nơi Lê Hữu Từ làm giám mục. Trong
thư luân lưu, số 81, ngày 01/4/1952, Lê Hữu Từ đã chỉ thị cho các giáo sĩ
dưới quyền và giáo dân:
"- Việt Minh xin gặp giáo dân để nói chuyện, gặp trường hợp đó
chúng ta phải chối hẳn.
- Nếu Việt Minh xin gặp giáo dân trước sân nhà thờ, ta hãy liệu mà
rút lui.
- Nếu Việt Minh mời đi hội đồng, nếu để bàn về tôn giáo thì chối

hẳn, mời đi là đại biểu Công giáo là phải chối" [55, tr. 29-30].
Thực ra, cách làm trên là một biện pháp tách giáo dân ra khỏi các
hoạt động do chính quyền Việt Minh khởi xướng, bởi vì bọn chúng sợ giáo
dân gần Việt Minh và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Cộng sản. Trong thư
luân lưu số 80, ngày 16/3/1952, Lê Hữu Từ lại dùng giáo quyền để đe dọa
tín đồ khi họ đi tham dự "Hội nghị Công giáo toàn địa phận Phát Diệm"
tháng 01/1952, do chính quyền Việt Minh tổ chức, nhằm đoàn kết toàn dân
hưởng ứng phong trào hòa bình thế giới:
"- Cuộc hội nghị ấy, theo kỷ luật Công giáo là bất hợp pháp.
- Những người chiêu tập và tham dự hội nghị ấy phạm vào khoản
giáo luật 2331 và 2334. Gần đây đức Giáo hoàng đã ra những vạ rất nặng
cho ai tham dự vào việc kết án các giám mục.
- Các người có đạo tham dự hội nghị ấy còn vô tình hành động trái
ngược cùng đức Giáo hoàng cha chung của các giáo hữu, trong khi tra tay


25

ký vào lời hiệu triệu hòa bình thế giới. Lời hiệu triệu ấy quen gọi là lời hiệu
triệu Stockholm, nơi Cộng sản mở hội nghị hòa bình và làm ra lời hiệu
triệu ấy. Lời hiệu triệu ấy đã được gửi đến đức Giáo hoàng châu phê,
nhưng đức thánh cha đã từ chối" [59, tr. 28].
Trong cuộc kháng chiến chống Pháp, nhiều vị linh mục yêu nước
tham gia kháng chiến đã bị các giám mục phản động dùng giáo quyền treo
chén và cấm làm mục vụ, nhiều giáo dân tham gia kháng chiến bị rút phép
thông công.
Sau năm 1954, thực dân Pháp bị đánh bại và phải ký Hiệp định
Genéve. Các giám mục và linh mục phản động đã lôi kéo giáo dân chạy
vào Nam tiếp tục thực hiện đường lối chống Cộng, một số ở lại miền Bắc
thì vẫn tỏ thái độ bất hợp tác với chính quyền cách mạng.

1.2.3. Lệ thuộc vào Tòa thánh Vatican
Trước năm 1933, hàng giám mục Việt Nam hoàn toàn là người
nước ngoài, các linh mục ngoại quốc nắm hầu hết giáo xứ có đông tín đồ.
Hàng giáo sĩ này hoạt động không phải chỉ vì mục đích truyền đạo mà còn
có nhiều mục đích về chính trị và kinh tế cho bản quốc của họ. Họ không
hề có một sự thiết tha với nền độc lập của dân tộcViệt Nam.
Năm 1926, Giáo hoàng Piô XI công bố thông điệp "Rerum Ecclesiae các sự việc giáo hội" đã nêu ra vấn đề: "Hãy giả thiết rằng những người bản
xứ đã đạt tới một trình độ văn hóa và một sự già dặn về chính trị nào đó, nay
muốn đuổi những viên chức, quân đội và giáo sĩ thừa sai của các nước vẫn
chỉ huy họ ra khỏi lãnh thổ của họ để giành được quyền tự quyết và họ chỉ
có thể đạt tới được mục đích đó bằng vũ lực. Như vậy giáo hội sẽ bị suy tàn
như thế nào trong những vùng đó, nếu người ta không bố trí ngay được một
mạng lưới những linh mục bản xứ trên khắp lãnh thổ để đáp ứng được hoàn
toàn nhu cầu của những tín đồ Thiên Chúa giáo mới" [44, tr. 18]. Mặc dù
thông điệp trên được công bố từ năm 1926, nhưng mãi tới năm 1933, Tòa


×