Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

SSOP4 vệ sinh cá nhân khi vào khu vực san xuất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (92.83 KB, 6 trang )

SSOP4: VỆ SINH CÁ NHÂN KHI VÀO KHU VỰC SẢN XUẤT
I. Phạm vi áp dụng.
Tài liệu áp dụng cho tất cả các nhân viên thuộc các phân xưởng sản xuất, P.TH có
nhiệm vụ trang bị các phương tiện- thiết bị theo yêu cầu của PX. Các cá nhân
lieenn quan khi vào khu vực sản xuất, phải tuân thủ theo qui định trong tài liệu
này.
II. Yêu cầu chung
- Công nhân phải đảm bảo yêu cầu vệ sinh cá nhân khi sản suất.
- Có qui hoạch và bố trí các phương tiện vệ sinh hợp lý. Các phương tiện vệ sinh
phải đầy đủ, luôn được bảo dưỡng và duy trì ở tình trạng làm việc tốt.
- Có quy định về trang bị và quản lý bảo hộ lao động hợp lý.
- Có hướng dẫn tại chỗ các quy trình thao tác vệ sinh bằng hình ảnh ở các vị trí quy
định.
III. Các quy định.
1. Quy định vệ sinh cho cá nhân khi vào khu vực sản xuất:
Nhân viên trực tiếp sản xuất trong xưởng phải tuân thủ các quy định sau đây:
a, Móng tay phải cắt ngắn và không được nhuộm, sơn móng tay.
b, Không đươc mang thức ăn, đồ uống ngoài qui định, mỹ phẩm các phương tiện,
đồ dùng cá nhân, ... vào khu vực sản xuất.
c, Nghiêm cấm các hành vi: ăn uống, nhai kẹo cao su, hút thuốc, ngậm tăm, ăn
trầu, khạc nhổ, ngậm thuốc chữa bệnh ... vào khu vực sản xuất.
2. Các phương tiện vệ sinh và vị trí lắp đặt.
ST
T

1
2
3
4
5


Phương tiện vệ sinh

Lavabo – vòi nước cấp
Hộp đựng xà phòng
Nước sát trùng ( bình xịt
cồn 70o )
Bàn chải nhỏ
Máy sấy tay

Địa điểm bố trí
Trước khi vào Khu vực chế
Phòng trung
khu vực trong biến phối trộn gian cho khu
xưởng( phòng
vực I
thay đồ).
x
x
x
x
x
x
x
x

x
x


3. Quy định về trang bị bảo hộ lao động

3.1 Nhân viên làm việc trên dây chuyền sản xuất phải tuân thủ qui định về bảo hộ
lao động tùy theo vị trí công việc trên dây chuyền sản xuất như sau:
Bảng 1: Qui định chế độ BHLĐ cho nhân viên thuộc PXSX
Khu vực

Khu vực I
Khu vực II

Khu vực
III

Vị trí công
việc

Bảo hộ lao động

Quần áo,
ủng/ dép
NV trực tiếp
x
sản xuất
NV trực tiếp
sản xuất
x
NV hoàn tất,
đóng thùng

Mũ bao tóc

Khẩu trang


x

x

x

x

x

x

x

Bao tay

x

3.2 Trang phục cho khách tham quan, cán bộ quản lý các đơn vị.
- Phải mặc áo blue, thay dép bảo hộ khi vào chuyền sản xuất.
- Nếu có nhu cầu vào khu vực tiếp xúc trực tiếp sản phẩm TC phải hướng dẫn
khách thực hiện đầy đủ BHLĐ.
3.3 Quản lý và sử dụng BHLĐ.
- Đồ BHLĐ dùng cho cá nhân phải tự bảo quản và vệ sinh hàng ngày.
- Áo Blu dùng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm được bảo quản
tại xưởng, nhân viên vệ sinh cuối ngày được phân công sau mỗi ca có nhiệm
vụ thu gom, giặt và xử lý theo SSOP2.
4. Các bước thao tác thực hiện vệ sinh cá nhân.



Quy trình thực hiện
Bước 1: Trước khi vào phòng thay đồ 1

Nội dung
-Tháo đồng hồ đeo tay, đồ trang sức ...
cất vào túi xách cá nhân để ở nơi quy
định của PX
Bước 2: Khi vào phòng thay đồ 1
-Bỏ giày, dép cá nhân lên kệ quy định.
-Mang dép sạch của phân xưởng đã
chuẩn bị sẵn.
-Mang quần áo cá nhân vào giá treo
quần áo cá nhân.
- Mặc BHLĐ theo qui định ở bảng 1 và
2.
-Rửa tay, mặt sạch theo hướng dẫn được
dán tại điểm bố trí phương tiện vệ sinh.
-Khi ra làm theo trình tự ngược lại.
Bước 3: Áp dụng cho nhân viên vào khu -Tại phòng trung gian:
vực phòng đỏ.
+Để dép BHLĐ lần 1 lên kệ trước
phòng trung gian.
+Thay đồ BHLĐ lần 2.
+Mang dép dành riêng cho nhân viên
phòng đỏ.
+Rửa tay theo bảng hướng dẫn tại chỗ.
5. Quy định về cách thức mặc bảo hộ lao động.
- Phải mặc quần áo BHLĐ đúng theo chủng loại đã quy định cho từng khu
vực.

- Đeo khẩu trang phải bao kín mũi và miệng.
- Mũ bao phải được trùm kín tóc.
- Cẩm tuyệt đối mọi trường hợp nhân viên trực tiếp sản xuất mặc đồ BHLĐ
vào khu vực nhà vệ sinh và ra khỏi phân xưởng.
6. Lấy mẫu kiểm chứng hiệu quả việc thực hiện:
- Đối với đồ BHLĐ dùng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp sản phẩm phải có kế
hoạch lấy mẫu để làm các xét nghiệm vê chỉ tiêu vi sinh.
- Tần xuất làm test: 2 tuần/ lần.
7.Vệ sinh khi sửa chữa bảo trì thiết bị.


* Đối với nhân viên làm việc trong dây chuyền sản xuất khi phải sửa chữa hoặc
điều chỉnh thiết bị cần phải tuân thủ các nguyên tắc sau để đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm:
- Che, đậy (hoặc di chuyển khỏi khu vực) sản phẩm hoặc BTP trước khi tiển
hành sửa chữa.
- Không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm hoặc bán thành phẩm trong khi đang
sửa chữa.
- Loại bỏ, cô lập những sản phẩm có thể bị lây nhiễm bẩn trong quá trình sửa
chữa.
- Vệ sinh thiết bị và khu vực xung quanh sau khi sửa chữa.
- Thu dọn dụng cụ sửa chữa để vào nơi quy định.
- Khi bắt đầu lại công việc, phải thực hiện đầy đủ các bước vệ sinh. Nếu làm
việc trong khu vực 1 phải thay BHLĐ khác.
* Đối với đội ngũ tu bổ hoặc nhân viên đơn vị khác khi vào khu vực sản xuất.
- Phải thông báo cho trưởng ca biết kế hoạch sửa chữa, chỉ vào xưởng khi
được sự đồng ý của TC.
- Thực hiện chế độ BHLĐ như nhân viên của xưởng tùy theo khu vực làm
việc.
- TC phải bố trí người giám sát và thực hiện các qui định ở mục như trên.

8. Quy định vệ sinh đối với khách tham quan.
-

Khi có khách tham quan vào xưởng, bắt buộc phải có cán bộ hướng dẫn của
nhà máy.
- Đối với khách tham quan tập thể vào phân xưởng, cán bộ phụ trách hướng
dẫn phải liên hệ trước với TC phân xưởng để được chuẩn bị và hướng dẫn
cụ thể.
a, Phân xưởng nên bố trí sản xuất những sản phẩm hay công đoạn sản xuất
không có nguy cơ bị lây nhiễm cao.
b, Đối với những đoàn khách không quá 10 người: thực hiện chế độ BHLĐ như
ở mục 3, mục 4.
c, Đối với những đoàn khách lớn hơn 10 người: chỉ cho phép đi vào tham quan
ở KV3, hạn chế ở khu vực 2 và không được vào KV1.


9.Qui trình rửa tay.
CNV các phân xưởng cần tuân thủ quy trình rửa tay với 6 bước cơ bản được giới
thiệu dưới đây:
Bước 1 Làm ướt bàn tay, lấy 3-5 ml dung dịch rửa
tay hoặc chà bánh xà phòng lên lòng bàn tay
và mu 2 bàn tay. Xoa 2 lòng bàn tay vào
nhau cho xà phòng dàn đều
Bước2 Đặt lòng và các ngón của bàn tay này lên mu
bàn tay kia và chà sạch mu bàn tay và kẽ
các ngón tay (từng bên )
Bước3 Đặt lòng 2 bàn tay vào nhau, chà sạch lòng
bàn tay và kẽ ngón tay.
Bước4 Móc 2 bàn tay vào nhau và chà sạch mặt mu
các ngón tay.

Bước 5 Dùng lòng bàn tay này xoay và chà sạch
ngón tay cái bàn tay kia và ngược lại.
Bước 6 Chạm đầu các ngón tay của bàn tay này và
chà sạch đầu các ngón tay vào lòng bàn tay
kia và ngược lại. Rửa sạch tay dưới vòi
nước, sau đó dùng khăn sạch ( giấy sạch)
thấm khô tay.

Thời gian vệ sinh tay tối
thiểu cho cả quy trình là
30s

IV. Trách nhiệm thực hiện/ giám sát.
1. TP.SX có trách nhiệm phân công, giám sát thực hiện và tuân thủ SSOP này.
2.TC sản xuất chịu trách nhiệm hướng dẫn, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của
nhân viên thuộc ca mình quản lý và các sự việc có liên quan đến SSOP này xảy ra
trong ca.
3. Tổ trưởng sản xuất có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, và nhắc nhở nhân viên
tổ mình thực hiện đúng qui định.
4. KNV P.QA chịu trách nhiệm theo dõi, ghi nhận tinh hình thực hiện tại phân
xưởng báo cáo với PP.QA.
Trường hợp phát hiện vi phạm có tính nghiêm trọng ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm phải yêu cầu TC cho dừng khẩn cấp hành vi vi phạm, sau đó tùy hình thức
và mức độ mà có biện pháp xử lý theo quy định.


5. KNV P.QA nhà máy có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội
dung trên tại các PXSX theo qui định trong tài liệu VP5/QA.01
V. Lưu trữ hồ sơ.
Xem các tài liệu sau đây:

- Thủ tục khắc phục và phòng ngừa, mã số VP1/QA-05
- Thủ tục kiểm soát sản phẩm KPH, mã số VP1/QA-08



×