Tải bản đầy đủ (.docx) (40 trang)

Các dạng toán về dung dịch và sự điện li (Có hướng dẫn giải) Phụ đạo bồi dưỡng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.09 KB, 40 trang )

GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

SỰ ĐIỆN LI
1. Sự điện li: là quá trình phân li các chất trong nước hoặc nóng chảy ra ion.
2. Chất điện li: là những chất khi tan trong nước phân li ra ion
- Chất điện li mạnh là những chất khi tan trong nước, các phân tử phân li hoàn
toàn thành các ion
Vd: axit mạnh, bazơ mạnh, muối tan
Phương trình điện li biểu diễn bằng mũi tên một chiều
Vd:
Na2CO3 → 2Na+ + CO32- Chất điện li yếu là những chất khi tan trong nước, chỉ có một phần số phân tử
hoà tan phân li ra ion, phần còn lại vẫn tồn tại trong dung dịch ở dạng phân tử.
Vd: axit yếu, bazơ trung bình
Phương trình điện li biểu diễn bằng mũi tên hai chiều
VD:
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bài 1 (Bài 1.1 – SBT Tr.3): dung dịch Natri florua NaF trong trường hợp nào
sau đây không dẫn điện được?
A. dung dịch NaF trong nước
B. NaF nóng chảy
C. NaF rắn, khan
D. Dung dịch được tạo thành khi hoà tan cùng số mol NaOH và HF
Hướng dẫn
Muối ở trạng thái rắn khan không dẫn điện
 Đáp án C
Bài 2 (Bài 1.2 – SBT Tr.3): Các dung dịch sau đây có cùng nồng độ 0,10 mol/l.
dung dịch nào dẫn điện kém nhất?
A. HCl
B. HF
C. HI
D. HBr


Hướng dẫn
Axit yếu nhất phân li ít ion nhất sẽ dẫn điện kém nhất
 Dung dịch dẫn điện kém nhất là HF
Bài 3 (Bài 1.3 – SBT Tr.3): Dung dịch nào dưới đây dẫn điện tốt nhất?
A. NaI 2,0.10-3M B. NaI 1,0.10-2M C. NaI 1,0.10-1M D. NaI 1,0.10-3M
Hướng dẫn
Dung dịch càng chứa nhiều ion (nồng độ cao) càng dẫn điện tốt
 Đáp án C
Bài 4 (Bài 1.4 – SBT Tr.3): Giải thích tại sao khả năng dẫn điện của nước vôi
trong (dung dịch Ca(OH)2 trong nước) để trong không khí giảm dần theo thời gian?
Hướng dẫn
Giải thích : do để trong không khí, Ca(OH)2 xảy ra phản ứng:
Ca(OH)2 + CO2 → CaCO3↓ + H2O


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

=> theo thời gian, nồng độ Ca(OH) 2 giảm dần, khả năng phân li giảm => số ion
giảm => khả năng dẫn điện giảm.
Bài 5 (Bài 1.5 – SBT Tr.3): Viết phương trình điện li các chất sau trong dung
dịch
a) các chất điện li mạnh : BeF2, HBrO4, K2CrO4
b) các chất điện li yếu : HBrO, HCN
Bài 6: Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau :
a/ NaClO4 0,020M
b/ HBr 0,050M
c/ KOH 0,010M
d/ K2SO4 0,015M
Bài 7 : Tính nồng độ mol các ion trong dung dịch sau :
a) dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và NaCl 0,2M

b) dung dịch hỗn hợp NaCl 0,2M và Na2SO4 0,3M
Hướng dẫn
a. dung dịch hỗn hợp HCl 0,1M và NaCl 0,2M
CMH+ = 0,1 M
CMNa+ = 0,2 M
CMCl- = 0,1 + 0,2 = 0,3 M
a. ung dịch hỗn hợp NaCl 0,2M và Na2SO4 0,3M
CMCl- = 0,2 M
CMSO42- = 0,3 M
CMNa+ = 0,2 + 2.0,3 = 0,8 M
Bài 5 (Bài tập 1.13 – SBT): Một chất A khi tan trong nước tạo ra các ion H + và
ClO3- có cùng nồng độ mol. Viết công thức phân tử của A và phương trình điện li của
nó.
Hướng dẫn
A: HClO3
Bài 6 (Bài tập 1.14 – SBT): Hai hợp chất A và B khi hòa tan trong nước mỗi
chất điện li ra 2 loại ion với nồng độ như sau: [Li +] = 1,0.10-1M; [Na+] = 1,0.10-2M;
[ClO3-] = 1,0.10-1M và [MnO4-] = 1,0.10-2M. Viết công thức phân tử của A, B và
phương trình điện li của chúng trong dung dịch.
Hướng dẫn
A: LiClO3
B: NaMnO4


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

HỆ QUẢ: Điện tích luôn luôn xuất hiện hoặc mất đi từng cặp có giá trị bằng nhau
nhưng ngược dấu.
Xuất hiện: NaCl → Na+ + Cl- : 1+ cùng xuất hiện với 1CuSO4 → Cu2+ + SO42-: 2+ cùng xuất hiện với 2Mất đi:


Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3↓: 3+ cùng mất với 3Ba2+ + SO42- → BaSO4↓: 2+ cùng mất với 2Ag+ + Cl-

→ AgCl↓: 1+ cùng mất với 1-

=> Trong dung dịch các chất điện li hay chất điện li nóng chảy thì tổng số đơn vị điện
tích dương của các cation bằng tổng số đơn vị điện tích âm của các anion
ĐL bảo toàn điện tích:
+ Trong 1 dung dịch :
Tổng điện tích = 0
Tổng giá trị điện tích dương = Tổng giá trị điện tích âm
BT1: Trong dung dịch X chứa a mol Cu 2+, b mol Na+, c mol NO3- và d mol SO42-. Hãy
lập hệ thức giữa a, b, c, và d.
Hướng dẫn
BT điện tích: tổng điện tích dương = tổng điện tích âm
 2a + b = c + 2d
BT2: Dung dịch X gồm có 0,2 mol SO42- ; 0,3 mol NO3 - ; 0,4 mol Na+ và a mol H+.
Giá trị của a là bao nhiêu?
Hướng dẫn
- Theo định luật bảo toàn điện tích : 2.0,2 + 1.0,3 = 1.0,4 + 1.a => a = 0,3.
BT3: Một dung dịch chứa 0,1 mol Ca, 0,2 mol Mg, 0,15 mol Cl và x mol NO . Cô cạn
dung dịch thu đươc bao nhiêu gam muối khan?
A. 42,025
B. 31,5
C. 27,8
D kết quả khác
Hướng dẫn
- Theo định luật bảo toàn điện tích : 2.0,1 + 2.0,2 = 1.0,15 + x
=> x = 0,45
- Khối lượng muối : 0,1.40 + 0,2.24 + 0,1.35,5 + 62.x = 42,025 gam
BT4: Một dung dịch chứa Fe2+ (0,1 mol), Al3+ (0,2 mol) và Cl- (x mol), SO42- (y mol).

Cô cạn dung dịch được 46,9g chất rắn. Tìm x, y.
Hướng dẫn


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An




Theo định luật bảo toàn điện tích : x + 2y = 2.0,1 + 3.0,2 = 0,8
Khối lượng muối : 0,1.56 + 0,2.27 + 35,5x + 96y = 46,9
35,5x + 96y = 35,9
x = 0,2 ; y = 0,3.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

ĐỘ ĐIỆN LI (α):
n
C
α = no = C o .100%

n: số phân tử chất phân li thành ion
no: tổng số phân tử chất hoà tan trong dung dịch
C: nồng độ phân tử chất phân li thành ion
Co: tổng nồng độ phân tử chất hoà tan trong dung dịch
Độ điện li α phụ thuộc:
+ Bản chất của chất tan
+ Dung môi, nhiệt độ, nồng độ (dung dịch càng loãng, độ điện li càng tăng)
Giá trị : 0 ≤ α ≤ 1 hoặc 0% ≤ α ≤ 100%

α = 1: Chất điện li mạnh
0 < α < 1: chất điện li yếu
α = 0: chất không điện li
Bài 8 (Bài 1.7 – SBT Tr.4): Trong dung dịch CH3COOH 4,3.10-2M, người ta xác định
được nồng độ H+ bằng 8,6.10-4 mol/l. Hỏi có bao nhiêu phần trăm phân tử CH 3COOH
trong dung dịch này phân li ra ion ?
Giải:
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bđ:
4,3.10-2M
0
0
Phân li:
x
x
x
-2
Cb:
4,3.10 -x
x
x
-4
=> x = 8,6.10 M
8,6.10 −4
−2
=> % phân li = 4,3.10 .100% = 2%.

Bài 9: Nồng độ của ion H+ trong dung dịch HF 0,1M là 0,0013 mol/l. Hãy xác định độ
điện li α của axit HF.
Giải:

HF  CH3COO- + H+
Bđ:
0,1M
0
0
Phân li:
x
x
x
Cb:
0,01-x
x
x
x = 0,0013M
x
0,0013
=
0,1
0,1

=> α =
= 0,013 = 1,3%.
Bài 10: Trong 1lit dung dịch CH3COOH 0,01M có 6,26.1021 phân tử chưa phân li và
ion. Xác định độ điện li α của dung dịch CH3COOH 0,01M. Biết giá trị số Avogadro
là 6,023.1023.
Giải:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An


Số mol CH3COOH có trong 1lit dung dịch 0,01M là: 1.0,01 = 0,01mol
 Số phân tử: no = 0,01.6,023.1023 = 6,023.1021.
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bđ:
no
0
0
Phân li:
n0.α
n0.α
n0.α
Cb:
no.(1-α)
n0.α
n0.α
Tổng số phân tử và ion: no.(1-α) + n0.α + n0.α = no.(1+α) = 6,26.1021.
6,26.10 21
21
 α = 6,023.10 - 1 = 0,0393 = 3,93%

Bài 11: Lấy 2,5ml dung dịch CH3COOH 4M rồi pha loãng với nước thành 1 lit dung
dịch A. Hãy tính độ điện li α của axit axetic, biết rằng trong 1ml dung dịch A có
6,28.1018 ion và phân tử axit không phân li.
Giải: Số mol CH3COOH là: 0,0025.4 = 0,01 mol
Trong 1 lit dung dịch sau khi pha loãng có: 6,28.1018.1000 = 6,28.1021 hạt ion
và phân tử không phân li.
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bđ:
0,01mol
0

0
Phân li:
x
x
x
Cb:
0,01-x
x
x
6,28.10 21
23
Tổng số mol ion và phân tử trong dd A: 0,01 + x = 6,02.10 = 1,0432.10-2.

 x = 1,0432.10-2 – 0,01 – 0,0432.10-2
 α=

x
0,01

= 0,0432 = 4,32%.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

HẰNG SỐ PHÂN LI
MA  M+ + A[ M + ].[ A − ]
K = [ MA] và pK = -lgK

Trong đó [M+], [A-] và [MA] là nồng độ các ion và phân tử tại thời điểm cân
bằng

- Nếu MA là axit => Ka: hằng số axit
- Nếu MA là bazơ => Kb: hằng số bazơ
Chất điện li càng mạnh thì K càng lớn và pK càng nhỏ
Đối với chất điện li yếu phân li nhiều nấc thì mỗi nấc có một hằng số điện li
riêng và thông thường nấc sau yếu hơn nấc trước khoảng tư 104 đến 105 lần.
Bài 12: a) Tính hằng số phân li của axit CH3COOH, biết rằng dung dịch CH3COOH
0,1M có độ điện li 1,32%
b) Cần thêm bao nhiêu ml nước vào 300ml dung dịch axit axetic CH 3COOH
0,2M (Ka = 1,8.10-5) để độ điện li của nó tăng gấp đôi.
Giải: a)
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bđ:
C
0
0
Phân li:



Cb:
C(1-α)


[ H + ].[ CH 3COO − ]
Cα .Cα Cα 2
0,1.0,0132 2
=
Ka = [CH 3COOH ] = C (1 − α ) 1 − α = 1 − 0,0132 = 1,76.10-5

Một cách gần đúng: Vì axit yếu nên 1 - α ≈ 1

 Ka ≈ Cα2 = 0,1.0,01322 = 1,74.10-5.
b) Theo cách tính gần đúng như trên:
Ka
2
2
Ka = Cα => α = C => α =

Ka
1,8.10 −5
=
C
0,2
= 9,748.10-3

Khi pha loãng độ điện li tăng gấp đôi: α = 18,974.10-3
1,8.10 −5
=
2
(18,974.10 −3 ) 2 ≈ 0,05M
 C= α
Ka

 Pha loãng 0,2 : 0,05 = 4 lần
 Thêm 900ml nước vào 300ml dung dịch 0,2M để được 1,2 lit dung dịch mới
có nồng độ 0,05M.
Bài 13: Cho độ điện li của axit HA 2M là 0,95%.
a) Tính hằng số phân li của axit
b) Nếu pha loãng 10ml dung dịch trên thành 100ml thì độ điện li của HA là bao
nhiêu?
Giải: Phương trình phân li: HA  H+ + A-



GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Ban đầu:
Phân li:
Cân bằng:

2(M) 0
0
2α 2α 2α
2(1-α) 2α 2α

(2.0,0095) 2
2α .2α
=
Có α = 0,95% = 0,0095 => Ka = 2(1 − α ) 2(1 − 0,0095) = 1,8.10-4.

b) Sau khi pha loãng thì CMHA = 0,2M
Ka
Ka = Cα2 => α2 = C => α =

Ka
1,8.10 −4
=
C
0,2
= 3.10-2 = 3%

Bài 14: Tính nồng độ các ion H+, CH3COO- trong dung dịch CH3COOH 0,1M và độ

điện li α của dung dịch đó. Biết rằng Ka của CH3COOH là 1,8.10-5.
Giải:
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bđ:
0,1M
0
0
Phân li:
x
x
x
Cb:
0,1-x
x
x
[ H + ].[ CH 3COO − ]
x2
Ka = [CH 3COOH ] = 0,1 − x = 1,8.10-5

Vì axit yếu nên x << 1 => Ka ≈ x2 = 1,8.10-6 => x = 1,34.10-3.
α = 1,34.10-2 = 1,34%.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Bài tập tự làm
Bài 1. Cho các chất sau: AgNO3, HClO4, KOH, CH3COOH, H2SO4, Fe(OH)3, HgCl2,
đường sacarozơ, Ba(OH)2, H3PO4, HClO, HNO3, Cu(OH)2, đường glucozơ, HF,
H2SO3, H2S, HBr, Al2(SO4)3, C6H6, CaCOs. Hãy chỉ ra:
a) Chất không điện li.

b) Chất điện li yếu.
c) Viết phương trình điện li của chất điện li.
Bài 2. Cho các dung dịch sau (có cùng nồng độ mol/lít): NaOH, HF, BaCl 2, Al2(SO4)3,
ancol etylic. Hãy sắp xếp chúng theo thứ tự tăng dần độ dẫn điện.
Bài 3. Khi hòa tan một số muối vào nước ta thu được dung dịch X có các ion sau: Na +,
2−

Mg2+, Cl-, SO 4 . Hỏi cần phải hòa tan những muối nào vào nước để thu được dung dịch
có 4 ion trên?
Bài 4. Hòa tan 7,1 gam Na2SO4 ; 7,45 gam KCl ; 2,925 gam NaCl vào nước để được 1
lít dung dịch A.
a) Tính nồng độ mol/lít của mỗi ion trong dung dịch A.
b) Cần dùng bao nhiêu mol NaCl và bao nhiêu mol K 2SO4 để pha thành 400 ml
dung dịch muối có nồng độ ion như trong dung dịch A.
c) Có thể dùng 2 muối KCl và Na2SO4 để pha thành 400 ml dung dịch muối có
nồng độ ion như dung dịch A được không?
Bài tập về bảo toàn điện tích
2−

Bài 5. Một dung dịch chứa a mol K+, b mol Mg2+, c mol SO 4 và d mol Cl-.
Lập
biểu thức liên hệ giữa a, b, c, d và công thức tổng khối lượng muối trong dung dịch.
Bài 6. Cho 500 ml dung dịch X có các ion và nồng độ tương ứng như sau: Na + 0,6M ;
SO 24− 0,3M ; NO3− 0,1M ; K+ aM.

a) Tính a?
b) Tính khối lượng chất rắn khan thu được khi cô cạn dung dịch X.
c) Nếu dung dịch X được tạo nên từ 2 muối thì 2 muối đó là muối nào? Tính khối
lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước để thu được 1 lít dung dịch có nồng độ
mol của các ion như trong dung dịch X.

Bài 7. Trong 2 lít dung dịch A chứa 0,2 mol Mg 2+ ; x mol Fe3+ ; y mol Cl- và 0,45 mol
SO42-. Cô cạn dung dịch X thu được 79 gam muối khan.
a) Tính giá trị của x và y?
b) Biết rằng để thu được A người ta đã hòa tan 2 muối vào nước. Tính nồng độ
mol/lít của mỗi muối trong A.
Bài 8. Khi hòa tan 3 muối X, Y, Z vào nước thu được dung dịch A chứa 0,295 mol Na +


; 0,0225 mol Ba2+ ; 0,25 mol Cl và a mol NO3 .
a) Tính a?
b) Hãy xác định 3 muối X, Y, Z và tính khối lượng mỗi muối cần hòa tan vào nước
để được dd A.



GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Bài tập về độ điện li α
Bài 9. Dung dịch CH3COOH 0,1M có độ điện li bằng 1,32%. Tính hằng số phân li K a
của axit axetic.
Bài 10. Dung dịch CH3COOH có hằng số phân li Ka = 1,77.10-5.
Tính độ điện li α của dung dịch CH3COOH 0,01M và dung dịch CH3COOH 0,04M.
Bài 11. Có 300 ml dung dịch CH3COOH 0,2M (Ka = 1,8.10-5).
a) Tính độ điện li α .
b) Nếu pha loãng dung dịch 100 lần thì độ điện li α của dung dịch bằng bao nhiêu?
c) Nếu muốn độ điện li α tăng gấp đôi thì số ml nước cần phải thêm vào là bao
nhiêu?
Bài 12. Dung dịch axit yếu HX 3% (d=1,0049) có nồng độ ion H+ = 0,01585M.
a) Tính độ điện li α của axit.
b) Tính hằng số điện li Ka của axit.

c) Độ điện li α sẽ bị thay đổi như thế nào khi :
- Pha loãng dung dịch.
- Thêm vài giọt dung dịch HNO3 vào dung dịch.
- Nhỏ thêm vài giọt dung dịch NaOH.
Bài 13. Dung dịch HCN 0,05M có Ka = 7.10-10.
Tính độ điện li α của axit.
Độ điện li α thay đổi như thế nào khi pha loãng dung dịch 8 lần.
Cần pha loãng dung dịch bao nhiêu lần để độ điện li α tăng lên 8 lần.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

AXIT – BAZƠ – MUỐI
Định nghĩa axit – bazơ
+ Theo Areniut:
a. Axit là những chất khi tan trong nước phân li ra cation H+.

Mọi dung dịch axit đều chứa ion H+ tự do nên mọi dung dịch axit đều có những
tính chất đặc trưng giống nhau do ion H+ gây ra, gọi chung là tính axit.
* Axit nhiều nấc
Axit một nấc hay monoaxit là những axit mà trong phân tử chỉ chứa 1 ion H+.
Axit nhiều nấc hay poliaxit là những axit mà trong phân tử chứa từ 2 ion H+ trở lên.
b. Bazơ là những chất khi tan trong nước phân li ra anion OH-

Những dung dịch có chứa ion OH- thường được gọi chung là dung dịch kiềm.
* Bazơ nhiều nấc
- Bazơ một nấc là những bazơ mà trong phân tử chỉ có một anion OH-.
Thí dụ: NaOH, KOH là những bazơ mạnh, trong dung dịch loãng chúng điện li hoàn
toàn:
NaOH → Na+ + OHKOH → K+


+ OH-

- Polibazơ hay bazơ nhiều nấc là những bazơ mà trong phân tử có từ 2 anion OH - trở
lên.
Thí dụ: Ca(OH)2, Ba(OH)2 là những bazơ hai nấc, phương trình điện li như sau:
Ca(OH)2

→ Ca(OH)+ + OH-: phân li hoàn toàn
phân li không hoàn toàn.

Hidroxit lưỡng tính là chất khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể
phân li như bazơ
Một số hidroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH) 2, Al(OH)3, Cr(OH)3, Sn(OH)2,
Pb(OH)2, Be(OH)2, … Chúng đều ít tan trong nước và có lực axit, lực bazơ yếu


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Phương trình điện li Zn(OH)2 (hay H2ZnO2):
Zn(OH)2  Zn2+ + 2OHZn(OH)2  2H+ + ZnO22+ Theo Bronsted:
- Axit là chất có khả năng cho proton H+
- Bazơ là chất có khả năng nhận proton H+
- Hidroxit lưỡng tính là chất vừa có khả năng cho, vừa có khả năng nhận
proton H+
Ví dụ:
HCl → H+ + Cl HCl là axit
NH3 + H+ → NH4+
 NH3 là bazơ
Muối là chất khi tan trong nước phân li ra cation kimloại (hoặc cation amoni NH 4+)

và anion gốc axit
Muối là hợp chất tạo bởi cation kim loại M n+ hay cation NH4+ kết hợp với anion
gốc axit Am-.
Như thế công thức phân tử tổng quát của muối có dạng:

MmAn

Phương trình điện li của muối
Khi muối tan được trong nước hay ở trạng thái nóng chảy chúng đều bị điện li
theo phương trình:
MmAn →

mMn+ + nAm-

Muối trung hoà và muối axit
a. Muối trung hoà là những muối mà trong phân tử không còn chứa H+ của axit
b. Muối axit là những muối mà trong phân tử còn chứa H+ của axit.
Các muối axit thường dễ tan trong nước và có tên thường gọi là muối “bi + gốc
axit”: HCO3-: bicarbonat, HSO4-: bisunphat, HSO3-: bisunphit…
Ngoài ra ta còn có muối kép: K2SO4.Al2(SO3)3.24H2O: phèn chua,…
Muối phức: [Ag(NH3)2]Cl, [Cu(NH3)4]SO4
Phương trình điện li khi muối phức tan trong nước:
[Ag(NH3)2]Cl → [Ag(NH3)2]+ + Cl-


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Hai phương trình trên cho thấy: Khi ta sục khí NH3 vào kết tủa AgCl trong nước thì
kết tủa tan vì tạo thành muối phức tan, nhưng nếu ta đun nóng ta lại có kết tủa AgCl.
Bài tập: Viết phương trình điện li các chất sau trong dung dịch :

- Axit mạnh : HClO4, H2SO4, H2SeO4, HMnO4
- Axit yếu : H2SO3, H2S, H3PO4
- Bazơ mạnh : LiOH, Ba(OH)2, RbOH
- Hidroxit lưỡng tính: Be(OH)2, Pb(OH)2, Al(OH)3
- Muối: Na2SO4, KHCO3, K3PO4, NH4NO3, KH2PO4, Na2HPO4
Bài tập về hidroxit lưỡng tính
Một vài hidroxit lưỡng tính thường gặp: Zn(OH)2, Al(OH)3…
Zn(OH)2 + 2HCl → ZnCl2 + 2H2O
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
Al(OH)3 + 3HCl → AlCl3 + 3H2O
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
Bài 1: Cho 150ml dung dịch NaOH 7M tác dụng với 100ml dung dịch AlCl 3 2M. Tính
nồng độ mol của NaOH trong dung dịch sau phản ứng.
Hướng dẫn:
nNaOH = 0,15.7 = 1,05 mol
nAlCl3 = 0,1.2 = 0,2 mol
Phương trình:
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3
0,2
0,6
0,2
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
0,2
0,2
 nNaOH dư = 1,05 – 0,6 – 0,2 = 0,25 mol
 CM = 0,25/(0,15 + 0,1) = 1M
Bài 2: Cho 100ml dung dịch hỗn hợp gồm Al2(SO4)3 1M và CuSO4 1M tác dụng với
dung dịch NaOH dư. Kết tủa thu được đem nung đến khối lượng không đổi thu được
chất rắn có khối lượng là bao nhiêu?
Hướng dẫn

Phương trình phản ứng:
Al2(SO4)3 + 6NaOH → 3Na2SO4 + 2Al(OH)3
CuSO4 + 2NaOH → Na2SO4 + Cu(OH)2
Vì NaOH dư:
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Kết tủa thu được chỉ có Cu(OH)2
Cu(OH)2 → CuO + H2O
Chất rắn thu được là CuO: nCuO = nCuSO4 = 0,1 mol
 m = 0,1.80 = 8 gam
Bài 3: Cho dung dịch chứa 0,8 mol NaOH vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol HCl
và a mol AlCl3 tạo ra 0,1 mol kết tủa. Giá trị của a là:
Hướng dẫn
NaOH + HCl → NaCl + H2O
0,1
0,1 mol
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3
a
3a
a
mol
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
b
b mol
Số mol kết tủa còn lại: a – b = 0,1
nNaOH = 0,1 + 3a + b = 0,8
Giải ra được: a = 0,2; b = 0,1

Bài 4: Cho 200 ml dung dịch AlCl 3 1M tác dụng với dung dịch NaOH 0,5M thu được
7,8 gam một kết tủa keo. Thể tích dung dịch NaOH 0,5M lớn nhất dùng là bao nhiêu?
Hướng dẫn
nAlCl3 = 0,2 mol; nAl(OH)3 = 0,1 mol
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
TH1: NaOH pư hết trước, nNaOH = 3nkt = 0,3 mol
 V = 0,3/0,5 = 0,6 lit
TH2:
AlCl3 + 3NaOH → 3NaCl + Al(OH)3
a
3a
a
mol
Al(OH)3 + NaOH → NaAlO2 + 2H2O
b
b mol
a = 0,2
a – b = 0,1 => b = 0,1
nNaOH = 3a + b = 0,7 mol => V = 0,7/0,5 = 1,4 lit
 Giá trị lớn nhất là 1,4 lit
Bài 5: Cho V lít dung dịch NaOH 0,1M vào cốc chứa 200 ml dung dịch ZnCl 2 0,1M
thu được 1,485 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là?
A. 1 lít
B. 0,5 lít
C. 0,3 lít
D. 0,7 lít
Hướng dẫn:
nZnCl2 = 0,2.0,1 = 0,02 mol, nZn(OH)2 = 0,015 mol



GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
TH1: NaOH pư hết trước, nNaOH = 2nkt = 0,03 mol
 V = 0,03/0,1 = 0,3 lit
TH2:
ZnCl2 + 2NaOH → Zn(OH)2 + 2NaCl
a
2a
a
mol
Zn(OH)2 + 2NaOH → Na2ZnO2 + 2H2O
b
2b mol
a = 0,02
a – b = 0,015 => b = 0,005
nNaOH = 2a + 2b = 0,05 mol => V = 0,05/0,1 = 0,5 lit
 Giá trị lớn nhất là 0,5 lit
Bài 6: Hoà tan hết m gam ZnSO4 vào nước được dung dịch X. Cho 110 ml dung dịch
KOH 2M vào X, thu được a gam kết tủa. Mặt khác, nếu cho 140 ml dung dịch KOH
2M vào X thì cũng thu được a gam kết tủa. Giá trị của m là:
ĐS: 20,125


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

pH CỦA DUNG DỊCH
SỰ ĐIỆN LI CỦA NƯỚC

Tích số ion của nước:
Khái niệm pH

H2O  H+ + OHKH2O = [H+].[OH-] = 10-14

[H+] = 10-pH ↔ pH = -lg[H+]
pOH = -lg[OH-]
[H+].[OH-] = 10-14 => pH + pOH = 14
* Mối quan hệ giữa pH, [H+] và môi trường
- Môi trường trung tính: [H+] = [OH-] = 10-7 => pH = 7
- Môi trường axit: [H+] > [OH-] => [H+] > 10-7 => pH < 7
- Môi trường bazơ: [H+] < [OH-] => [H+] < 10-7 => pH > 7
SỰ THUỶ PHÂN CỦA MUỐI
Phản ứng trao đổi ion giữa muối hoà tan và nước làm cho pH biến đổi được gọi
là phản ứng thuỷ phân của muối.
- Muối trung hoà tạo bởi gốc axit mạnh và bazơ mạnh (như NaCl, Na2SO4,
KNO3...) không bị thuỷ phân. dung dịch có pH = 7
- Muối trung hoà tạo bởi gốc axit yếu và bazơ mạnh (như CH3COONa,
Na2CO3, K2S...) bị thuỷ phân. dung dịch có mt kiềm pH > 7
VD: CH3COONa → Na+ + CH3COOCH3COO- + H2O  CH3COOH + OHNa2CO3 → 2Na+ + CO32CO32- + H2O  HCO3- + OH- Muối trung hoà tạo bởi gốc axit mạnh và bazơ yếu (như NH4Cl, Fe(NO3)3,
FeCl3, Al2(SO4)3...) bị thuỷ phân. dung dịch có mt axit pH < 7
VD: Fe(NO3)3 → Fe3+ + 3NO3Fe3+ + H2O  Fe(OH)2+ + H+
NH4Cl → NH4+ + ClNH4+ + H2O  NH3 + H3O+
Muối trung hoà tạo bởi gốc axit yếu và gốc bazơ yếu (CH3COONH4,
(NH4)2CO3)
VD: CH3COONH4 → NH4+ + CH3COONH4+ + CH3COO- + H2O  NH3 + CH3COOH
 sản phẩm thuỷ phân là axit yếu và bazơ yếu

môi trường dung dịch phụ thuộc vào axit yếu và bazơ yếu này. Nếu hằng số
phân li của axit và bazơ gần bằng nhau, dung dịch có mt trung tính.


Muối axit như NaHCO3, KH2PO4, K2HPO4 khi hoà tan trong nước phân li ra
các anion HCO3-, H2PO4-, HPO42- là các ion lưỡng tính. Chúng phản ứng với nước làm
biến đổi pH, môi trường dung dịch phụ thuộc vào bản chất cation.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

HCO3- + H2O  CO32- + H3O+
H2PO4- + H2O  HPO42- + H3O+
HPO42- + H2O  PO43- + H3O+

Các muối Na2HPO3, NaH2PO2 vẫn
ra cation H+, chúng là các muối trung hoà.

; HCO3- + H2O  CO2 + 2OH;
H2PO4- + H2O  H3PO4 + OH; HPO42- + H2O  H2PO4- + OHcòn H nhưng không có khả năng phân li

Bài 1: Các dung dịch trong nước của từng chất: NaCl, NaF, Na 2CO3, NH4Cl,
Cu(NO3)2, Al2(SO4)3 có pH = 7, > 7 hay < 7? Vì sao?
Giải:
Các dung dịch cho pH = 7: NaCl
Các dung dịch cho pH > 7: NaF, Na2CO3
Các dung dịch cho pH < 7: NH4Cl, Cu(NO3)2, Al2(SO4)3
Bài 2: Cho một ít phenolphtalein vào dung dịch amoniac loãng chứa a mol NH 3 được
dung dịch A có màu. Hỏi màu dung dịch biến đổi như nào trong từng trường hợp sau:
a) Thêm a mol HCl vào dung dịch A
b) Thêm a/3 mol AlCl3 vào dung dịch A.
Giải:
a) dung dịch có a mol NH3 nên phenoltalein chuyển dung dịch sang màu hồng

Thêm a mol HCl vào dung dịch A: HCl + NH3 → NH4Cl
Muối thu được thuỷ phân cho môi trường axit => dung dịch thành ko màu.
b) Thêm vào dung dịch A a/3 mol AlCl3.
3NH3 + AlCl3 + 3H2O → Al(OH)3↓ + 3NH4Cl
a mol a/3 mol
NH4Cl thuỷ phân cho môi trường axit => dung dịch thành không màu.
Bài 3. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch dưới đây
đựng trong các lọ mất nhãn: NH4Cl, (NH4)2SO4, BaCl2, NaOH, Na2CO3.
Giải:
Dùng quỳ tím:
NH4Cl, (NH4)2SO4: làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ
BaCl2: quỳ tím không đổi màu
NaOH, Na2CO3: quỳ tím chuyển sang màu xanh
 nhận ra BaCl2
Cho BaCl2 vào các dung dịch làm quỳ hoá đỏ, có kết tủa là (NH4)2SO4, còn lại là
NH4Cl
Cho BaCl2 vào các dung dịch làm quỳ hoá xanh, có kết tủa là Na 2CO3, còn lại là
NaOH
Bài 4. Chỉ dùng thêm quỳ tím, hãy trình bày cách nhận biết các dung dịch loãng sau:
Na2SO4, Na2CO3, NaCl, H2SO4, BaCl2, NaOH.
Giải:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Dùng quỳ tím:

- làm quỳ tím chuyển sang màu đỏ: H2SO4
- quỳ tím không đổi màu: NaCl, Na2SO4, BaCl2
- quỳ tím chuyển sang màu xanh: NaOH, Na2CO3


 nhận ra H2SO4
Cho H2SO4 vào các dung dịch làm quỳ không đổi màu, có kết tủa là Na 2SO4. Dùng
Na2SO4 cho vào 2 dung dịch còn lại, có kết tủa là BaCl2, còn lại là NaCl.
Cho H2SO4 vào các dung dịch làm quỳ hoá xanh, có kết tủa là Na 2CO3, còn lại là
NaOH
Bài 5: Một dung dịch axit sunfuric có pH = 2.
a) Tính nồng độ mol của axit sunfuric trong dung dịch đó. Biết rằng ở nồng độ
này, sự phân li của H2SO4 trong nước thành ion được coi là hoàn toàn.
b) Tính nồng độ ion OH- trong dung dịch đó.
Bài 6: Cho 10ml dung dịch HCl có pH = 3. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều,
thu được dung dịch có pH = 4. Hỏi x bằng bao nhiêu?
ĐS. 90 ml
Bài 7: Cho 5ml dung dịch HCl có pH = 1. Thêm vào đó x ml nước cất và khuấy đều,
thu được dung dịch có pH = 3. Hỏi x bằng bao nhiêu?
ĐS: 495 ml
+
Bài 8: Tính nồng độ H và pH của ddịch chứa 0,0365g HCl trong 1 lit dung dịch
0,0365
36,5

Giải: nHCl =
= 0,001M
+
HCl → H + Cl
 nH+ = 0,001M
=> [H+] = 0,001M = 10-3M => pH = 3
mà Vdd = 1 lit
Bài 9: Tính pH của dung dịch chứa 1,46g HCl trong 400ml
1,46

36,5

Giải: nHCl =
= 0,04M
+
HCl → H + Cl
 nH+ = 0,04M
+

0,04
0,4

mà Vdd = 400 ml = 0,4 lit => [H ] =
= 0,1M = 10-1M => pH = 1
Bài 10: Cần bao nhiêu gam NaOH để pha chế ra 300ml dung dịch có pH = 11.
Giải:
pH = 11 => [H+] = 10-11 M => [OH-] = 10-3 M
NaOH → Na+ + OH CMNaOH = [OH-] = 10-3 M
mà Vdd = 300 ml = 0,3 lit
=> nNaOH = 10-3 .0,3 = 3.10-4 mol
 mNaOH = 3.10-4.40 = 12.10-3 g
Bài 11: Tính pH của dung dịch tạo thành sau khi trộn 100ml dung dịch HCl 1M với
400ml dung dịch NaOH 0,375M.


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Giải: nHCl = 0,1.1 = 0,1 mol => nH+ = 0,1 mol
nNaOH = 0,4.0,375 = 0,15 mol => nOH- = 0,15 mol
H+ + OH- → H2O

0,1
0,1
=> nOH- dư = 0,15 – 0,1 = 0,05 mol
0,05
0,5

mà Vdd = 100 + 400 = 500ml = 0,5 lit => [OH-] =
= 0,1M = 10-1 M
 [H+] = 10-13M => pH = 13
Bài 12: Tính pH của dung dịch thu được sau khi trộn những thể tích như nhau của
dung dịch HNO3 0,02M và dung dịch NaOH 0,01M.
Giải: Phương pháp tự chọn lượng chất
Gọi thể tích mỗi dung dịch là 1 lit
nHNO3 = 0,02.V mol => nH+ = 0,02 mol
nNaOH = 0,01.V mol => nOH- = 0,01 mol
H+ + OH- → H2O
0,02 0,01
+
=> nH dư = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol
0,01V
=> [H+] = 2V = 0,005M = 5.10-3 M

mà Vdd = 2 lit
 pH = -lg[H+] = -lg0,005 = 2,3.
Bài 13: Tính pH của dung dịch thu được khi cho 1 lit dung dịch H 2SO4 0,005M với 4
lit dung dịch NaOH 0,005M.
Giải: nH2SO4 = 0,005.1 mol = 0,005 mol => nH+ = 2nH2SO4 = 0,01 mol
nNaOH = 0,005.4 mol => nOH- = 0,02 mol
H+ + OH- → H2O
0,01 0,01

=> nOH dư = 0,02 – 0,01 = 0,01 mol
mà Vdd = 1 + 4 = 5 lit
0,01
=> [OH ] = 5 = 0,002M = 2.10-3 M
-

 pOH = -lg[OH-] = -lg0,002 = 2,7.
 pH = 14 – pOH = 14 – 2,7 = 11,3
Bài 14: Cho 40ml dung dịch HCl 0,75M vào 160ml dung dịch chứa đồng thời KOH
0,04M và Ba(OH)2 0,08M. Tính pH của dung dịch thu được.
Giải: nH+ = 0,04.0,75 = 0,03 mol
nOH- = 0,16(0,04 + 2.0,08) = 0,032 mol
H+ + OH- → H2O
0,03 0,032


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

=> nOH- dư = 0,0032 – 0,003 = 0,002 mol
Vddịch thu được = 200ml = 0,2 lit
0.002
0,2

 [OH-] =
= 0,01 = 10-2 mol/lit => pOH = 2 => pH =12
Bài 15: Cho 200ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,02M và H 2SO4 0,01M vào 300ml dung
dịch NaOH 0,02M. Tính pH của dung dịch thu được.
Giải: nH+ = 0,2(0,02 + 0,01.2) = 0,008 mol
nOH- = 0,3.0,02 = 0,006 mol
H+ + OH- → H2O

0,08 0,06
=> nH+ dư = 0,008 – 0,006 = 0,002 mol
Vddịch thu được = 500ml = 0,5 lit => pH =2,4
Bài 16: Trộn 50ml dung dịch HCl với 50ml dung dịch NaOH có pH = 13 thu được
dung dịch A có pH = 2. Tính nồng độ mol/l của dung dịch HCl.
Giải:
Dung dịch NaOH có pH = 13 => [H+] = 10-13 mol/lit => [OH-] = 10-1 mol/lit
nOH- = 0,05.0,1 = 0,005 mol
H+ + OH- → H2O
0,005 0,005
Dung dịch thu được có pH = 2 => [H+] = 10-2 mol/lit
Vdd thu được = 100ml => nH+ = 0,01.0,1 = 0,001 mol
 nH+ ban đầu = 0,005 + 0,001 = 0,006 => nHCl = 0,006mol
0,006
0,05

 CMHCl =
= 0,12M
Bài 17: Tính thể tích dung dịch Ba(OH) 2 0,025M cần cho vào 100ml dung dịch HNO 3
và HCl có pH = 1 để thu được dung dịch có pH = 2.
Giải:
Gọi thể tích dung dịch Ba(OH)2 là V lit => nOH- = 2.0,025.V = 0,05V mol
dd HNO3 và HCl có pH = 1 => [H+] = 10-1 mol/lit => nH+ = 0,1.0,1 = 0,01 mol
Dung dịch thu được có pH = 2 => [H+] = 10-2 mol/lit
Vdd thu được = V + 0,1 lit => nH+ = 0,01.(V + 0,1) mol
H+ + OH- → H2O
0,05V 0,05V

nH+ = 0,01 - 0,05V = 0,01(V + 0,1)


0,06V = 0,01 – 0,001 => V = 0,15 lit
Bài 18: A là dung dịch H2SO4 0,5M; B là dung dịch NaOH 0,6M. Cần trộn V A với VB
theo tỉ lệ nào để thu được dung dịch có pH = 1 và dung dịch có pH = 13.
Giải:
Gọi thể tích dung dịch H2SO4 là VA lit => nH+ = 2.0,5.VA = VA mol


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

Gọi thể tích dung dịch NaOH là VB lit => nOH- = 0,6.VB mol
Trộn 2 dung dịch => V = VA +VB (lit)
+ Dung dịch thu được có pH = 1 => [H+] = 10-1 mol/lit
=> nH+ = 0,1.(VA + VB) mol
H+ + OH- → H2O
0,6VB 0,6VB
VA
7
=> V B = 9

 nH+ = VA - 0,6VB = 0,1(VA + VB) => 0,9VA = 0,7VB
+ Dung dịch thu được có pH = 13 => [H +] = 10-13 mol/lit => [OH-] = 10-1 mol/lit
=> nOH- = 0,1.(VA + VB) mol
H+ + OH- → H2O
VA VA
VA
5
=> V B = 11

 nOH- = 0,6VB – VA = 0,1(VA + VB) => 1,1VA = 0,5VB
Bài 19: Hoà tan hoàn toàn 2,4g Mg trong 1000ml dd HCl 0,3M. Tính pH của dung

dịch thu được.
Giải:
Mg + 2HCl → MgCl2 + H2
nMg = 2,4/24 = 0,1mol =>nHCl phản ứng = 2nMg = 0,2 mol
nHCl = 1.0,3 = 0,3 mol
=> nHCl dư = 0,3 – 0,2 = 0,1 mol => nH+ = 0,1 mol
 [H+] = 0,1 = 10-1 mol/lit => pH = 1
Bài 20: Hoà tan m(g) Ba kim loại vào nước thu được 1,5 lit dd X có pH = 13. Xác
định giá trị của m.
Giải:
Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
pH = 13 => [H+] = 1.10-13 mol/lit => [OH-] = 10-1 mol/l = 0,1 mol/l
 CMBa(OH)2 = 0,05 mol/l
 nBa(OH)2 = 1,5.0,05 = 0,075 mol
 nBa = 0,075 mol => mBa = 10,275g


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

TÌM PH CỦA DUNG DỊCH AXIT YẾU, BAZƠ YẾU
Hằng số phân li của axit, bazơ
- Với axit yếu:
HA  H+ + AHằng số phân li axit:
- Với bazơ yếu

[ H + ].[ A − ]
Ka = [ HA] và pKa = -lgKa

MOH  M+ + OH[ M + ].[ OH − ]
Kb = [ MOH ] và pKb = -lgKb


Hằng số phân li bazơ:
Bài 1: Tính pH của dung dịch CH3COOH 0,1M có Ka = 1,8.10-5.
Giải: Đặt [CH3COOH] phân li là x
CH3COOH  CH3COO- + H+
Bđ:
0,1mol
0
0
Phân li:
x
x
x
Cb:
0,1-x
x
x
[ H + ].[ CH 3 COO − ]
x2
Ka = [CH 3 COOH ] = 0,1 − x = 1,8.10-5

 x = 1,34.10-3 mol/l => pH = 2,88
Bài 2: Tính {H+] và pH của dung dịch NH3 0,1M có Kb = 1,8.10-5.
Giải: Đặt [NH3] phân li là x
NH3 + H2O  NH4+ + OHBđ:
0,1mol
0
0
Phân li:
x

x
x
Cb:
0,1-x
x
x
+

[ NH 4 ].[ OH − ]
x2
[ NH 3 ]
Kb =
= 0,1 − x = 1,8.10-5

 x = 1,34.10-3 mol/l
 [OH-] = 1,34.10-3M => [H+] = 7,46.10-12M => pH = 11,2
Bài 3: Một dung dịch chứa đồng thời HClO 0,01M và NaClO 0,001. Tính pH
của dung dịch. Biết rằng Ka của HClO = 3,4.10-5.
Giải: Trong dung dịch :
NaClO → Na+ + ClO0,001
0,001
+
HClO  H + ClOx
x
x
ở trạng thái cân bằng:
[HClO] = 0,01 – x
[H+] = x
[ClO-] = 0,001 + x



GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

[ H + ].[ ClO − ]
x.( 0,001 + x)
Ka = [ HClO] = 0,01 − x = 3,4.10-5 => x = 8,68.10-4 M => pH = 3,06

Bài 4: Tính pH của dung dịch gồm NH4Cl 0,2M và NH3 0,1M. Biết hằng số
điện li của NH4+ KNH4+ = 5,56.10-10.
Giải: Trong dung dịch :
NH4Cl → NH4+ + Cl0,2
0,2
+
NH4  NH3 + H+
x
x
x
+
ở trạng thái cân bằng:
[NH4 ] = 0,2 – x; [H+] = x;
[NH3] = 0,1 + x
[ H + ].[ NH 3 ]
+

x.( 0,1 + x)
0,2 − x

KNH4+ = [ NH 4 ] =
= 5.10-5 => x = 1,112.10-9 M => pH = 9,95
Bài 5: Tính nồng độ H+ (mol/l) trong các dung dịch sau:

a) CH3COONa 0,1M (biết Kb của CH3COO- là 5,71.10-10)
b) NH4Cl 0,1M (biết Ka của NH4+ là 5,56.10-10)
Giải:
a)
CH3COONa → Na+ + CH3COO0,1M
0,1M
CH3COO + H2O  CH3COOH + OHx
x
x
[CH 3 COOH ].[ OH − ]

Kb =

[CH 3 COO − ]

x2
= 0,1 − x = 5,71.10-10

x2
Một cách gần đúng: do x <<0,1 nên: 0,1 = 5,71.10-10

x2 = 0,1.5,71.10-10 => x = 7,56.10-6
=> [OH-] = 7,56.10-6 mol/l => [H+] = 1,32.10-9 mol/l
b)
NH4Cl → NH4+ + Cl0,1M
0,1M
+
NH4 + H2O  NH3 + H3O+
x
x

x
[ NH 3 ].[ H + ]

Kb =



[ NH 4 ]

x2
= 0,1 − x = 5,56.10-5 => x = [H+] = 7,42.10-6


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

PHẢN ỨNG TRAO ĐỔI ION TRONG DUNG DỊCH CHẤT ĐIỆN LI
* Điều kiện xảy ra phản ứng trao đổi ion trong dung dịch chất điện li
Phản ứng xảy ra trong dung dịch các chất điện li là phản ứng giữa các ion
Phản ứng trao đổi ion trong dung dịch các chất điện li chỉ xảy ra khi các ion kết
hợp được với nhau tạo thành ít nhất một trong các chất sau:
o chất kết tủa
o chất điện li yếu (nước, ion phức hoặc axit yếu)
o chất khí
=> các ion có khả năng kết hợp với nhau tạo thành chất khí, chất kết tủa không cùng
tồn tại trong 1 ddịch
Phương trình ion cho biết bản chất phản ứng xảy ra trong dung dịch
Chú ý khi viết phương trình ion: các chất khí, chất không tan, chất điện li yếu giữ
nguyên dạng phân tử, chất điện li mạnh viết thành các ion
* Tính tan của một số muối
- Muối của kim loại kiềm, muối amoni: tan

- Muối axit (HCO3-, HSO4-, H2PO4-): tan, trừ NaHCO3 ít tan
- Muối nitrat (NO3-): tan
- Muối clorua (Cl-): đa số tan, trừ AgCl ↓
- Muối sunfat (SO42-): đa số tan, trừ BaSO4 ↓, Ag2SO4 ↓, CaSO4 ít tan
- Muối cacbonat (CO32-): đa số không tan, trừ muối của kim loại kiềm, muối amoni
- Muối photphat (PO43-): đa số không tan, trừ muối của Na, K, muối amoni
- Muối sunfua (S2-): đa số không tan, trừ muối của kim loại kiềm, kiềm thổ và
amoni
- Bazơ: bazơ của kim loại kiềm, kiềm thổ (trừ Mg) tan, bazơ khác không tan

Phản ứng trung hoà và phản ứng trao đổi ion có chung một bản chất, đó là phản
ứng giữa hai ion ngược dấu để tạo ra một chất kết tủa, một chất bay hơi, một chất
không bền hay một chất điện ly yếu, hai ion nguợc dấu này đã triệt tiêu tính chất của
nhau, cùng nhau tách khỏi môi trường phản ứng. Ta có thể gọi cặp ion ngược dấu gây
ra phản ứng trung hoà và phản ứng trao đổi ion là một cặp ion đối kháng, bởi lẽ hai
ion đối kháng này không thể nào đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch (“không
đội trời chung”), vì khi chúng gặp nhau thì đã triệt tiêu lẫn nhau và gây ra những phản
ứng đặc hiệu cùng nhau tách khỏi môi trường phản ứng (đặc hiệu có nghĩa là đặc trưng
và kèm theo dấu hiệu như tạo kết tủa, dung dịch sôi, bốc mùi khai, mùi trứng thối...),
như thế hai ion đối kháng còn là thuốc thử của nhau hoặc dùng để tách nhau ra khỏi
dung dịch.
Ví dụ:


GV: Đặng Thị Hương Giang – THPT Đường An

- Ion H+ thì đối kháng với OH-, với CO32-, với SO32-, hay S2-.
- Ion Cl-,Br- cùng đối kháng với Ag+, với Pb2+.
- Ion SO42- đối kháng với Ba2+, Pb2+.
- Ion OH- đối kháng với mọi cation ngoại trừ các cation kim loại kiềm và 3 cation

kim loại kiềm thổ.
- Anion CO32-, SO32-,PO43- thì đối kháng với hầu hết cation, ngoại trừ các cation kim
loại kiềm (Na+,K+,..) và NH4+.
 Hai ion ngược dấu nhưng không đối kháng thì khi gặp nhau sẽ không có phản ứng
và chúng có thể đồng thời tồn tại trong cùng một dung dịch.
Ví dụ: Anion NO3- không đối kháng với mọi cation.
 Các cation kim loại kiềm thì không đối kháng với mọi anion.
 Nhưng hai ion đã đối kháng thì khi gặp nhau nhất định phải xảy ra phản ứng dù
rằng một trong hai ion đối kháng đó đang ở trạng thái hợp chất rắn không tan trong
nước hay ở trạng thái ion đa nguyên tử.
Ví dụ: CaCO3 + 2H+ → Ca2+ + H2O + CO2↑
Cu(OH)2+ 2H+ → Cu2+ + 2H2O
HCO3- + H+

→ H2O + CO2 ↑

HCO3- + OH- → H2O + CO32- Thuật ngữ “ion đối kháng “ là thuật ngữ y khoa và phòng thí nghiệm hóa phân tích
dùng để chỉ hai ion đối dấu và có gây phản ứng với nhau.
II. Bài tập
Bài 1: Viết phương trình ion rút gọn các phản ứng (nếu có) xảy ra trong dung dịch
giữa các cặp chất sau:
1/ Fe2(SO4)3 + 6NaOH → 2Fe(OH)3 + 3Na2SO4
Fe3+ + 3OH- → Fe(OH)3
2/ KNO3 + NaCl →
không phản ứng
3/ NaHSO3 + NaOH

Na2SO3 + H2O
HSO3- + OH- → SO32- + H2O
4/ Ca(HCO3)2 + 2HCl


CaCl2 + 2CO2 + 2H2O
HCO3- + H+ → CO2 + H2O
5/ Na2SO3 + 2HCl

2NaCl + SO2 + H2O


×