Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

những vấn đề lý luận chung về chênh lệch giàu nghèo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.05 KB, 13 trang )

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO
1. Các khái niệm “giàu”, “nghèo” và “chuẩn nghèo”
1.1 Quan điểm về “giàu”, “nghèo”

-Có nhiều quan điểm khác nhau về giàu, mỗi quan niệm đánh giá hộ gia đình là giàu
dưới nhiều góc độ khác nhau. Nhưng tựu chung lại các quan niệm này đều dựa trên một
hoặc một số tiêu chí nhất định để xem xét như: tài sản, nhà cửa, đất đai, đồ dùng phục vụ
cho sinh hoạt, thu nhập hoặc chi tiêu.
-Nghèo là tình trạng bị thiếu thốn ở nhiều phương diện như: thu nhập hạn chế hoặc
thiếu cơ hội tạo thu nhập, thiếu tài sản để đảm bảo tiêu dùng những lúc khó khăn và dễ bị
tổn thương trước những đột biến, ít được tham gia vào quá trình ra quyết định,… Như
vậy, nghèo khổ được định nghĩa trên nhiều khía cạnh khác nhau.
Tại hội nghị chống đói nghèo khu vực Châu Á – Thái Bình Dương do ESCAP tổ chức
tại Băng Cốc – Thái Lan (9/1993) đã đưa ra định nghĩa chung như sau: Nghèo là tình
trạng một bộ phân dân cư không được hưởng và thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của con
người mà những nhu cầu này đã được xã hội thừa nhận tùy theo trình độ phát triển khinh
tế xã hội và phong tục tập quán của địa phương. Định nghĩa hiện được nhiều quốc gia sử
dụng, trong đó là Việt Nam.
1.2 Khái niệm “Chuẩn nghèo”
Chuẩn nghèo (hay còn gọi là ngưỡng nghèo) là ranh giới để phân biệt giữa người
nghèo và người không nghèo. Nó có thể là một ngưỡng tình bằng tiền (ví dụ, một mức
tiêu dùng hay thu nhập nào đó), hay phi tiền tệ (ví dụ, một trình độ học vấn nhất định).
Ngưỡng nghèo gồm có ngưỡng nghèo tuyệt đối và tương đối, trong đó:
Ngưỡng nghèo tương đối : được xác định theo phân phối thu nhập hoặc tiêu dùng
chung trong cả nước để phản ánh tình trạng của một bộ phân dân cư sống dưới
mức trung bình của cộng đồng (ví dụ, ngưỡng nghèo tương đối có theer là 50%
mức thu nhập trung bình của cả nước).
• Ngưỡng nghèo tuyệt đối : là chuẩn tuyệt đối về mức ống được coi là tối thiểu cần
thiết để cá nhân hoặc hộ gia đình có thể tồn tại khỏe mạnh.



Phương pháp chung để xác định ngưỡng nghèo tuyệt là sử dụng một rổ các loại lương
thực được coi là cần thiếu để đảm bảo mức độ dinh dưỡng tốt cho con người. Rổ lương
thực đó sẽ tinh đến cả cơ cấu tiêu dùng lương thực của các hộ gia đình đặc thù trong cả
nước. Trên cơ sở đó, hai ngưỡng nghèo tuyệt đối sẽ được tính ra. Thứ nhất, ngưỡng


nghèo lương thực thực phẩm là số tiền cần thiết để mua một rổ lương thực hàng ngày mà
không tính đến chi tiêu cho các sản phẩm phi lương thực. Thứ hai, ngưỡng nghèo chung
bao gồm chi tiêu cho cả các sản phẩm lương thực và phi lương thực.


Ngưỡng nghèo Quốc tế (Phương pháp của Ngân hàng Thế giới)

Phương pháp mà Ngân hàng thế giới đã sử dụng ở nhiều nước đang phát triển là
dựa vào ngưỡng chi tiêu tính bằng đôla mỗi ngày. Ngưỡng nghèo thường dùng hiện nay
là 1 đôla và 2 đôla/ngày (theo sức mua tương đương). Đây là ngưỡng chi tiêu có thể đảm
bảo cung cấp năng lượng tối thiếu cần thiết cho con người, mức chuẩn đó là 2100
calo/người/ngày.
Ngưỡng nghèo này là ngưỡng nghèo lương thực, thực phẩm vì mức chi tiêu này
chỉ đảm bảo mức chuẩn về cung cấp năng lượng mà không đủ chi tiêu cho những hàng
hóa phi lương thực. Những người có mức chi tiêu dưới mức chi cần thiết để đạt 2100
calo/ngày gọi là “nghèo về lương thực, thực phẩm”.


Ngưỡng nghèo của Việt Nam

Ngưỡng nghèo Tổng cục Thống kê: Ngưỡng nghèo TCTK bao gồm ngưỡng nghèo
lương thực thực phẩm và ngưỡng nghèo chung.
Từ năm 1993 đến nay, ngưỡng nghèo TCTK được thể hiện qua bảng sau:
Đơn vị: đồng

Năm

Ngưỡng nghèo LTTP
Nông thôn
Thành thị
63.000
107.000
112.000
146.000
124.000
163.000

Ngưỡng nghèo chung
Nông thôn
Thành thị
1993
97.000
1998
150.000
2002
160.000
2004
173.000
2006
200.000
260.000
2008
290.000
370.000
2010

350.000
440.000
(Nguồn: Ước tính dựa trên VLSS93, VLSS98, VLSS98 và VHLSS 2002, 2004, 2008,
2010).


-

Ngưỡng nghèo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (chuẩn nghèo quốc gia).

Sau 5 lần điều chỉnh chuẩn nghèo quốc gia công bố được thể hiện qua bảng sau:
Giai đoạn 1992 – 1995
Hộ đói nông thôn
TNBQ đầu người dưới 8kg gạo/tháng
Hộ đói thành thị
TNBQ đầu người dưới 13kg gạo/tháng
Hộ ngèo nông thôn
TNBQ đầu người dưới 13kg gạo/tháng
Hộ nghèo thành thị
TNBQ đầu người dưới 20kg gạo/tháng
Giai đoạn 1996 – 2000
Hộ đói
TNBQ đầu người dưới 13 kg gạo/tháng (tương đương dưới
45.000đ) tính chung cho cả nông thôn và thành thị
Hộ nghèo nông thôn TNBQ đầu người dưới 15kg gạo/tháng (tương đương dưới
miền núi, hải đảo
55.000đ)
Hộ nghèo nông thôn TNBQ đầu người dưới 20kg gạo/tháng (tương đương dưới
đồng bằng
70.000đ)

Hộ nghèo thành thị
TNBQ đầu người dưới 25kg gạo/tháng (tương đương dưới
90.000đ)
Giai đoạn 2001 – 2005 (hộ nghèo)
Nông thôn miền núi, TNBQ đầu người dưới 80.000đ/tháng hay 960.000
hải đảo
đ/người/năm
Nông thôn đồng bằng TNBQ đầu người dưới 100.000đ/tháng hay 1.200.000
đ/người/năm
Thành thị
TNBQ đầu người dưới 150.000đ/tháng hay 1.800.000
đ/người/năm
Giai đoạn 2006 – 2010 (hộ nghèo)
Nông thôn
TNBQ đầu người dưới 200.000đ/tháng hay 2.400.000
đ/người/năm
Thành thị
TNBQ đầu người dưới 260.000đ/tháng hay 3.1200.000
đ/người/năm
Giai đoạn 2011 – 2015 (hộ nghèo)
Nông thôn
TNBQ đầu người dưới 400.000đ/tháng hay 4.800.000
đ/người/năm
Thành thị
TNBQ đầu người dưới 500.000đ/tháng hay 6.000.000
đ/người/năm
Giai đoạn 2016 – 2020 (hộ nghèo)
Nông thôn
TNBQ đầu người dưới 700.000đ/tháng hay 8.400.000
đ/người/năm

Thành thị
TNBQ đầu người dưới 1.000.000đ/tháng hay 12.000.000
đ/người/năm


2. Khái niệm và nhân tố tác động đến phân hóa giàu nghèo
2.1. Cơ sở lý thuyết về chênh lệch giàu nghèo
Lý thuyết của Karl Marx: Marx đã nghiên cứu về phân tầng xã hội hay phân hóa
giàu nghèo dựa trên sự phân hóa giai cấp. Ông cho rằng sự phân hóa thành các tầng lớp,
các giai cấp trong xã hội đều bắt nguồn từ sự khác biệt về sở hữu tài sản.
Lý thuyết của Max Weber: Ông cho rằng nguyên nhân của sự bất bình đẳng là do
quyền lực kinh tế, chính trị và uy tín xã hội.
Lý thuyết hiện đại: Nghiên cứu sự bất bình đẳng dựa trên nhiều khía cạnh mới,
khác nhau hơn. Mà các khía cạnh này ko tác động một cách độc lập mà luôn có mối quan
hệ qua lại gắn kết với nhau.
2.2. Khái niệm “ Phân hóa giàu nghèo”
Trong quá trình chuyển đổi từ một nền kinh tế kém phát triển sang nền kinh tế thị
trường, xu hướng biến động của cơ cấu xã hội ở nước ta hiện nay, ngày càng trở nên rõ
nét.Từ thực trạng đó, đã có một số luận điểm có quan hệ đến quan niệm sự phân hoá giàu
nghèo.
• PHGN gắn liền với bất bình đẳng xã hội và phân công lao động
• PHGN giàu nghèo là sự phân cực về kinh tế.
• PHGN là kết quả tất yếu của quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế và đến
lượt mình sự phân hoá đó lại trở thành nguyên nhân kìm hãm sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế.
• PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các
nhóm xã hội có điều kiện kinh tế khác biệt nhau. PHGN là phân tầng xã hội về mặt kinh
tế, thể hiện trong xã hội có nhóm giàu tầng đỉnh, nhóm nghèo tầng đáy. Giữa nhóm giàu
và nhóm nghèo là khoảng cách về thu nhập và mức sống.
Vậy PHGN là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành

các nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là sự phân tầng
xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa các nhóm này về tài sản, thu
nhập, mức sống


2.3. Yếu tố tác động đến phân hóa giàu nghèo
a. Kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế
Kinh tế thị trường
Cạnh tranh gay gắt tất yếu dẫn đến phân hóa giàu nghèo.Trong kinh tế thị trường,
sự phát triển và tồn tại của mỗi cá nhân tổ chức là tự họ quyết đinh. Trong quá trình cánh
tranh đó, cạnh tranh bằng trí tuệ là cạnh tranh khốc liệt nhất và tạo ra sự phát triển bền
vững. Ai có trí tuệ sẽ phát triển nhanh hơn, bền vững hơn, có cơ hội tìm kiếm công ăn
việc làm nâng cao mức sông hơn. Ai không có tri thức sẽ khó có công ăn việc làm và thu
nhập cao. Cơ chế thị trường tạo ra cơ hội bình đẳng cho mọi người cạnh tranh. Những cơ
hội đó chỉ có thể phát huy khi có người biết vận dụng nó. Những ai không có năng lực
vận dụng đó sẽ rơi vào yếu thế. Trong nền kinh tế thị trường, ai cạnh tranh thắng lợi sẽ
tồn tại và phát triển. Ngược lại sẽ bị loại ra khỏi cuộc chơi, sẽ thất bại. Đó chính là tác
nhân dẫn đến phân hóa giàu nghèo.
Những nhóm xã hội (doanh nghiệp) người sản xuất có lợi thế về kinh tế về tiềm
năng sẽ tồn tại phát triển những nhóm yếu thế thường sẽ bị chèn ép và tệ hơn nữa là phá
sản. Trong kinh tế thị trường, ai có nhiều tiền của, giàu sang thì có cơ hội phát triển hơn,
thỏa mãn đc nhu cầu cuộc sống của mình. Ngược lại, ai nghèo khó thì khó có cơ hội phát
triển, khó có cơ hội vươn lên ngang bằng địa vị xã hội vs người giàu. Người giàu có cơ
hội càng giàu lên còn người nghèo thì có nguy cơ càng nghèo đi, khoảng cách giàu nghèo
ngày càng dãn ra.
Hội nhập kinh tế quốc tế
Quá trình hội nhập làm tác động mạnh đến xã hội. Và đương nhiên, những cá nhân
tổ chức nào năng động, có lợi thế, nắm bắt được cơ hội sẽ chiếm vị trí cao trong sản xuất
kinh doanh. Những cá nhân, tổ chức nào kém năng động, thụ động, ỷ lại hoặc trình độ tay
nghề, năng lực kinh doanh hạn chế sẽ rơi vào yếu thế.

Khi hội nhập, giao lưu văn hóa, giao tiếp với các nền văn hóa đa dạng, tiên tiến là
điều tất yếu sẽ xảy ra. Phong tục tập quán lạc hậu sẽ dần thay đổi và được xóa bỏ. Nhưng
những cộng đồng ít có điều kiện tiếp cận với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện đại và văn
minh nhân loại sẽ khó xóa bỏ những phong tục, tập quán, thói quen lạc hậu và do đó khó
có điều kiện vươn lên ngang bằng với các nhóm xã hội khác có trình độ văn minh hơn
Và thêm một lần nữa trí thức là nhân tố quyết định khẳng định vị thế của người lao
động. Đặc biệt, khi hội nhập, tri thức đóng 1 vai trò quan trọng trong việc phát triển đất
nước. Nên ai có tri thức hơn, nắm nhiều tri thức hơn sẽ có cơ hội phát triển, có khả năng


sáng tạo và do đó được đánh giá cao hơn. Ngược lại, những ng không nắm giữ được tri
thức, không sử dụng và phát huy được tri thức sẽ bị thua thiệt, bị tụt lại phía sau.
b. Nhóm yếu tố thuộc hệ thống chính sách, thể chế pháp luật
Đây là yếu tố hết sức quan trọng tác động đến nền kinh tế xã hội nói chung và xã
hội nói riêng. Những yếu tố này là những đảm bảo cho quá trình hội nhập, phân tầng xã
hội, phân hóa giàu nghèo vẫn nằm trong khuôn khổ có thể chấp nhận được (kiểm soát
được). Đặc biệt là nông thôn, vùng sâu cùng xã nơi chiếm 90% người nghèo của cả nước.
c. Những yếu tố thuộc về nhóm yếu tố vùng môi trường tự nhiên, cơ sở hạ tầng.
Yếu tố nông thôn thành thị cũng là những yếu tố tác động đến phân hóa giàu nghèo.
Cơ cấu nghề nghiệp cũng ảnh hưởng đến thu nhập mức sống. Những vùng nông
thôn chủ yếu chỉ phát triển thuần nông, độc canh cây lúa thường nghèo. những làng xã
hội phát triển đa ngành, đa nghề hoặc chuyển đổi canh tác sang phi nông hoặc nôngthương thường dễ làm giàu. Những làng xã phát triển làng nghề, kinh doanh tổng hợp,
kết hợp nhiều nghề, nhiều lao động phi nông thì giàu.
Yếu tố địa lý, môi trường tự nhiên. Cư dân sông ở những nơi đất đai màu mỡ, thời
tiết thuận hòa, thiên nhiên ưu đãi, giao lưu thuận tiện sẽ có thuận lợi cho việc phát triển
sản xuất, vươn tới cuộc sống nó đủ, khá giả. Ngược lại có nhiều người dân sông ở những
vùng đất có địa hình nhều sườn dốc, thời tiết khắc nghiệt, nhiều giông bão, lũ lụt, hạn
hán, lũ quét. Họ sống, sản xuất hết sức khó khăn, lại thường xuyên phải chống chọi với
thiên tai, dịch bệnh. Họ rất khó có được cuộc sống no đủ, khá giả.
Cơ sở hạ tầng. những cư dân sống ở vùng có cơ sở hạ tầng tốt, ven thị trấn, thành

phố, điều kiện giao thông thuận lợi, dịch cụ sản xuất, dịch vụ thương mại, dịch vụ sinh
hoạt, dịch vụ y tế - giáo dục tốt sẽ có điều kiện học hành, giao lưu học hỏi, phát triển
nghề nghiệp. Ho sẽ có cơ hội phát triển, khá giả hơn những cư dân sống ở nơi cơ sở hạ
tầng thấp kém.
d. Nhóm yếu tố thuộc về đặc trưng cá nhân.






Nguồn gốc xã hội
Trình độ học vấn
Loại nghề nghiệp và trình độ nghề nghiệp
Yếu tố sức khỏe
Một số yếu tố khác: vị thế xã hội, quan hệ xã hội, tâm lý, phong tục tập quán,



3. Các chỉ tiêu đánh giá chênh lệch giàu nghèo.
Trên thế giới có rất nhiều phương pháp đo lường bất bình đẳng thu nhập, sau đây là một
số phương pháp phổ biến:
3.1. Đường Lorenz
Một cách phổ biến khác để phân tích số liệu thống kê về thu nhập cá nhân là xây
dựng đường Lorenz mang tên nhà kinh tế học người Mỹ Coral Lorenz (1905).
Đường Lorenz được vẽ trong một hình vuông mà trục hoành biểu thị phần trăm
dân số có thu nhập, còn trục tung biểu thị tỷ trọng thu nhập của các nhóm tương ứng.
Đường chéo được vẽ từ gốc tọa độ biểu thị tỷ lệ phần trăm thu nhập nhận được đúng
bằng tỷ lệ phần trăm của số người có thu nhập. Nói cách khác, đường chéo đại diện cho
sự “công bằng hoàn hảo” của phân phối thu nhập theo quy mô: mọi người có mức thu

nhập giống nhau. Còn đường Lorenz biểu thị mối quan hệ định lượng thực tế giữa tỷ lệ
phần trăm của số người có thu nhập và tỷ lệ phần trăm thu nhập mà họ nhận được. Như
vậy, đường cong Lorenz mô phỏng một cách dễ hiểu tương quan giữa nhóm thu nhập cao
nhất với nhóm thu nhập thấp nhất. Đường Lorenz càng xa đường chéo thì thu nhập được
phân phối càng bất bình đẳng
100%

Đường bình đẳng tuyệt đối
% Dân số cộng dồn

A

Hình 1: Đường cong Lorenz
% Thu nhập cộng dồn
Đường Loenz
B

% Dân số cộng dồn
Hình 1

100%


Ưu điểm:
Đường Lorenz là một công cụ tiện lợi, giúp xem xét mức độ bất bình đẳng
trong phân phối thu nhập thông qua quan sát hình dạng của đường cong.
• Cho phép so sánh tình trạng bất bình đẳng trong phân phối thu nhập giữa các
nước
• Dễ sử dụng, dễ phân tích



Nhược điểm:
Chưa lượng hóa thành chỉ số để cho phép so sánh mức độ trầm trọng về bất bình
đẳng trong phân phối thu nhập
• Khó phân tích nếu so sánh nhiều nước cùng lúc
• Không so sánh được nếu 2 đường Lorenz giao nhau


3.2. Hệ số Gini
Hệ số Gini, mang tên nhà thống kê học người Italia (C. Gini), được tính trên cơ sở
đường Lorenz. Đây là một thước đo tổng hợp về sự bất bình đẳng. Nó được tính bằng tỷ
số của phần diện tích nằm giữa đường chéo và đường Lorenz so với tổng diện tích của
nửa hình vuông chứa đường cong đó. Trong Hình 1 đó là tỷ lệ giữa phần diện tích A so
với tổng diện tích A+B.
Hệ số Gini có thể dao động trong phạm vi từ 0 đến 1. Hệ số Gini = 0 khi diện tích
A = 0, có nghĩa đường Lorenz và đường chéo trùng nhau, chúng ta có bình đẳng tuyệt
đối: mọi người có mức thu nhập giống nhau. Ngược lại, hệ số Gini = 1 khi diện tích B =
0, có nghĩa đường Lorenz nằm xa đường chéo nhất, chúng ta có bất bình đẳng tuyệt đối:
một số ít người nhận được tất cả, còn những người khác không nhận được gì).
Căn cứ vào hệ số Gini, người ta chia các quốc gia thành 3 nhóm bất bình đẳng thu
nhập. Các quốc gia có mức độ bất bình đẳng thu nhập thấp khi Gini < 0,4; bất bình đẳng
thu nhập trung bình khi 0,4 ≤ Gini ≤ 0,5; và bất bình đẳng thu nhập cao khi Gini > 0,5.
Ưu điểm:


Hệ số Gini khắc phục được nhược điểm của đường Lorenz là nó lượng hóa được
mức độ bất bình đẳng thu nhập và do đó dễ dàng so sánh mức độ bất bình đẳng
thu nhập theo thời gian cũng như giữa các khu vực, vùng và quốc gia.

Nhược điểm:



Thước đo này cũng có hạn chế bởi vì Gini có thể giống nhau khi diện tích A như
nhau nhưng sự phân bố các nhóm dân cư có thu nhập khác nhau (đường Lorenz có
hình dáng khác nhau).
• Không khắc phục được nhược điểm về sự không nhất quán khi 2 đường L cắt nhau
• Chưa tách được sự BBĐ chung thành các nguyên nhân khác nhau gây ra sự BBĐ
đó


3.3 Chỉ số Theil L
Là đại lượng xác định sự bất bình đẳngdựa trên lý thuyết thông tin/ xác suất

L=
yi: Thu nhập cá nhân thứ i
N: số người trong nhóm
Y: tổng thu nhập của nhóm
Chỉ số Theil L biến thiên từ 0 đến vô cùng. Nhưng thực tế, chỉ số này thường nhỏ
hơn 1. Chỉ số Theil L càng lớn thì chứng tỏ sự bất bình đẳng càng cao.
Ưu điểm:
• Làm tăng trọng số của những người có thu nhập thấp
• Phân tách sự bất bình đẳng chung thành bất bình đẳng trong từng nhóm nhỏ.
Điều này khiến chỉ số Theil L rất hữu ích vì nó xem xét các yếu tố dẫn tới những thay đổi
trong sự bất bình đẳng ở cấp quốc gia.

3.4. Tỷ trọng thu nhập/tiêu dùng của x% dân số nghèo nhất ( Nghiên cứu tiêu chuẩn 40
của ngân hàng thế giới)
Ngân hàng Thế giới (2003) đề xuất chỉ tiêu đánh giá tình trạng bất bình đẳng: tỷ
trọng thu nhập của 40% dân số có thu nhập thấp nhất trong tổng số thu nhập toàn bộ dân
cư. Theo chỉ tiêu này có 3 mức độ bất bình đẳng cụ thể sau: Nếu tỷ trọng này nhỏ hơn

12% là có sự bất bình đẳng cao về thu nhập; trong khoảng 12% – 17% có sự bất bình
đẳng trung bình và lớn hơn 17% là bất bình đẳng thấp.
Khắc phục được nhược điểm của hệ số GINI và đường Loenz khi phân bổ thu
nhập thay đổi ở đỉnh.


3.5. Chỉ số Kuznets ( Nghiên cứu tỷ lệ Q5/Q1)
Tỉ số giữa tỷ trọng thu nhập của x% người giàu nhất chia cho y% người nghèo nhất.
Những tỷ số này thực chất là những mẩu nằm trên đường Lorenz
Một phương pháp thường được sử dụng là chia dân số thành 5 nhóm có quy mô
như nhau theo mức thu nhập tăng dần, rồi xác định xem mỗi nhóm nhận được bao nhiêu
phần trăm của tổng thu nhập. Nếu thu nhập được phân phối đều cho các gia đình, thì mỗi
nhóm gia đình sẽ nhận được 20% thu nhập. Nếu tất cả thu nhập chỉ tập trung vào một vài
gia đình, thì hai mươi phần trăm gia đình giàu nhất sẽ nhận được tất cả thu nhập, và các
nhóm gia đình khác không nhận được gì.
Tất nhiên, nền kinh tế thực tế nằm ở đâu đó giữa hai thái cực này. Một chỉ tiêu
đơn giản nhất để đo lường mức độ bất bình đẳng về thu nhập là tỷ lệ giữa thu nhập
bình quân của nhóm 20% hộ gia đình giàu nhất với thu nhập bình quân của nhóm 20% hộ
gia đình nghèo nhất (Q5/Q1).
Ưu điểm:



Chỉ tiêu này đơn giản, dễ tính và dễ sử dụng
Hệ số này hiệu quả khi thiếu những thông tin chi tiết về phân phối thu nhập

Nhược điểm:
Chỉ tính thu nhập của hai nhóm giàu nhất và nghèo nhất mà không phản ánh được
toàn bộ bức tranh về phân phối thu nhập của tất cả dân cư.
• Chỉ số này không quan tâm đến những người nằm giữa các phân vị giàu nhất và

nghèo nhất.


Các thước đo bất bình đẳng ở trên không chỉ tính theo thu nhập, mà còn tính theo
chi tiêu, hay sở hữu tài sản như đất đai. Bất bình đẳng có thể tính riêng cho các vùng hay
các nhóm dân cư. Trong phân tích tĩnh, các đặc trưng của hộ gia đình và cá nhân như
giáo dục, giới, nghề nghiệp cũng có thể được tính đến.

4. Tác động của sự phân hóa giàu nghèo đến nền kinh tế xã hội của nước ta hiện nay
4.1 Mặt tích cực:


Phân hóa giàu nghèo góp phần khơi dậy tính năng động xã hội trong con người ở
nhiều nhóm xã hội, kích thích họ tìm kiếm và khai thác cơ may, vận hội để phát triển
vượt lên. Kích thích sự sáng tạo của con người, nhằm tạo môi trường cạnh tranh quyết
liệt, qua đó sàng lọc và tuyern chọn những thành viên vượt trội, tạo động lực cho sựu
phát triển của mỗi ngành nghề, mỗi lĩnh vực hay mỗi địa phương. Đặc biệt là số nhóm và
nhóm người xã hội giàu lên do làm ăn đúng pháp luật. Và những hộ đã giàu hướng dẫn
cách làm ăn cho người nghèo làm cho nền kinh tế phát triển với năng suất lao động cao,
tăng phúc lợi xã hội cho người dân (y tế, giáo dục….) thong qua thuế thu nhập của người
giàu…
4.2 Mặt tiêu cực:

Sự phân hóa giàu nghèo thực tế dẫn đến làm trầm trọng hơn những bất bình đẳng xã hội,
đó là:
Sự cách biệt giữa người giàu và người ngèo ngày càng rộng. Nhưng người giàu
ngày càng có cơ hội phát triển do có những điều kiện về vốn và kỹ thuật…còn người
nghèo phải làm thuê và bị bóc lột. Họ rất ít có cơ hội tiếp cận và được đảm bảo những
điều kiện sống cơ bản, tối thiểu. Một mặt vì họ quá nghèo không đủ tài chính trang bị
vốn, tri thức, kỹ thuật…mặt khác trong cơ chế thị trường hoạt động dịch vụ cơ bản có xu

hướng phục vụ người giàu là chính. Ở nông thôn người nghèo thường thiếu vốn làm ăn,
muốn có vốn họ phải thế chấp nhà cửa ruộng vườn nên không có khả năng đảm bảo tài
chính nếu thiên tai xảy ra, họ không dám đầu tư nên không thoát khỏi tình trạng nghèo
thâm niên. Chính vì vậy trong xã hội sự bất bình đẳng ngày càng trầm trọng
+ Trong các hộ gia đình nghèo phụ nữ, trẻ em, người già lại là những người thiệt thòi
nhất, đặc biệt hộ nghèo thường rơi vào những gia đình là đối tượng quan tâm của xã hội
(già đình thương binh, liệt sĩ, người có công với cách mạng…) thì vấn đề càng trở nên
phức tạp hơn.
+ Về hành vi, lối sống:
PHGN góp phần tạo sự đa dạng trong các hình mẫu lối sống. Sự phát triển của lối
sống tiêu dùng xa hoa, lãng phí trong bộ phận dân cư khá giả có ảnh hưởng xấu tới các
nhóm dân cư khác. Đặc biệt là bộ phận gia đình mới phất lên (nhờ gặp may, do thừa
kế…) sử dụng tiền theo lối sống buông thả, bất chấp các chuản mực giá trị , đạo đức,
hoặc không quan tâm đến con cái, để chúng hư hỏng với cược sống xa đọa, đồi trụy mà
không biết. Đây là một trong những nguồn gốc của tệ nạn ma túy, mại dâm…và tình
trạng tội phạm gia tăng như hiện hay là do chính chính sự tiêu xài hoang phí này làm ảnh
hưởng tới những người nghèo, hoặc những người thuộc tầng lớp trung lưu. Những người


nghèo thì họ cảm thấy không còn gì để mất vì vậy họ hành động khoogn như xã hội
mong đợi là ăn cắp, trung gian trong những con đường buôn lậu, vận chuyển ma túy, bán
dâm…nhằm mục đích giù lên nhanh chóng, còn người khá giả, trung lưu dựa trên cơ sở
sẵn có của mình (của cải, vốn, mối quan hệ…) hợp tác làm ăn phi pháp
+ Ảnh hưởng của PHGN còn lệch lạc các định hướng giá trị và chuẩn mực giá trị và cuẩn
mực đạo đức, lối sống của xã hội nhất là đối với thế hệ trẻ:
PHGN gây tình trạng thiếu hụt văn hóa trong phát triển. Những thanh niên được
sinh ra trong những gia đình khá giả, có quyền lực thường có tư trưởng: “con ông cháu
cha” coi thường luân lý, đạo đức xã hội, không chịu củng cố kiến thức. Còn những gia
đình nghèo lại không đủ điều kiện để cho con ăn học, chính vì vậy nó gây nên tình trang
thiếu văn hóa trong xã hội. Nếu không sớm phát hiện và nhận thức đầy đủ tác động tiêu

cực của xu hướng này sớm để có giải pháp khắc phục thì xã hội không thể đạt được sự
phát triển bền vững.
+ Tác động tới an ninh trật tự:
Thứ nhất, phân hóa giàu nghèo khắc sâu thêm hố sâu ngăn cách giữa nhóm giàu
với nhóm nghèo, từ đó dẫn tới mối liên kết giữa các nhóm xã hội ngày càng lỏng
lẻo. Đây là một yếu tố gây ảnh hưởng đến mục tiêu xây dựng khối đại đoàn kết
dân tộc - yếu tố cơ bản trong việc đảm bảo vấn đề an ninh chính trị.
• Thứ hai, phân hóa giàu nghèo là tiền đề tác động đến tình hình tội phạm, tệ nạn xã
hội. Vì vậy, để ổn định tình hình TTATXH thì một trong những biện pháp mang
tính phòng ngừa là ổn định nền kinh tế vĩ mô, tạo nhiều công ăn việc làm ổn định,
đảm bảo cuộc sống cho mọi người dân trong cả nước.
• Thứ ba, cùng với tệ nạn tham nhũng, phân hóa giàu nghèo là 2 hiện tượng có tác
động trực tiếp đến bất bình đẳng xã hội.Tạo ra tâm lý bất bình đối với tệ nạn tham
nhũng và sự phân hóa giàu nghèo.Cùng với xu hướng tất yếu của nền kinh tế thị
trường là sự thương mại hóa các lĩnh vực y tế, giáo dục sẽ làm cho người nghèo
khó có thể tiếp cận. Vì thế, họ không được hưởng các phúc lợi xã hội mà lẽ ra họ
có quyền được hưởng... dẫn tới người dân suy giảm lòng tin vào sự lãnh đạo của
Đảng và Nhà nước, vào chế độ; tạo ra tâm lý chống đối, làm phát sinh “khiếu
kiện” và những “điểm nóng” với những biến phức tạp về an ninh xã hội.
• Thứ tư, phân hóa giàu nghèo vừa là điều kiện làm cho nội bộ cán bộ đảng viên tự
diễn biến theo chiều hướng xấu, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến an ninh chính trị
nội bộ; dẫn đến tình trạng bộ máy nhà nước hoạt động kém hiệu lực; các chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước bị vô hiệu hóa và bị xuyên tạc; sự lãnh
đạo của Đảng suy yếu.





Thứ năm, phân hóa giàu nghèo có mối quan hệ chặt chẽ với tăng trưởng và phát

triển.Nếu giải quyết tốt vấn đề phân hóa giàu nghèo sẽ tác động tích cực tới mục
tiêu phát triển nền kinh tế một cách bền vững. Tránh được những hệ lụy do quá
trình đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng nền kinh tế như môi trường, tài nguyên bị phá
hoại, chuyển đổi mục đích sử dụng tài nguyên không đúng dẫn tới sự lãng phí
trong việc khai thác sử dụng tài nguyên. Như vậy, phân hóa giàu nghèo có mối
liên hệ chặt chẽ với vấn đề an ninh môi trường.

Như vậy, trong nền kinh tế thị trường hiện nay, khoảng cách chênh lệch giàu nghèo
có xu hướng ngày càng tăng lên và nó có ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đối với xã hội.
Vì vậy chúng ta phải nhận diện rõ ảnh hưởng của nó để phát huy tích cực, và giải quyết
mặt tiêu cực của sự phân hóa giàu nghèo.



×