Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm hệ thống hóa kiến thức lịch sử có cùng nội dung trong ôn thi tốt nghiệp THPT(LỊCH sử VIỆT NAM GIAI đoạn 1930 1945)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.44 KB, 20 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG

TRANG

A. ĐẶT VẤN ĐỀ..............................................................
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..............................................
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.........................................................
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU.......
1. Đối với học sinh...........................................................
2. Đối với giáo viên.........................................................
3. Kết quả của thực trạng................................................
III.GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.........................................
1. Giới hạn đề tài............................................................
2. Mục tiêu của đề tài.....................................................
3. Biện pháp triển khai cụ thể........................................
4. Kết quả đạt được........................................................
a. Đối với giáo viên........................................................
b. Đối với học sinh.........................................................
C. KẾT LUẬN.............................................................
I. KẾT LUẬN...............................................................
II. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ..........................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO

01
02
02
02
02
03
03


04
04
04
04
15
15
16
18
18
18

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên lịch sử chương trình cơ bản và nâng cao
của lớp 12 – NXB GD.
2. Đại cương lịch sử 12 – Tập II – NXB GD, năm 1998
3. Phương pháp dạy học Lịch sử, tập I, II – Phan Ngọc Liên chủ biên, NXB ĐH
Sư Phạm
4. Tìm hiểu tài liệu qua Internet.

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Khi học Lịch sử, tâm lí của người học và ngay cả tâm lí phụ huynh học
sinh đều cho rằng đây là môn khó học, khó hiểu…vì phải thuộc lòng nhiều sự
kiện, nhiều mốc thời gian và nhiều địa danh….Thêm vào đó khi học, học sinh
lại không có phương pháp học phù hợp, chỉ học vẹt, học thuộc lòng các sự kiện
lịch sử mà không hề hiểu bản chất của sự kiện, không thể phân tích, đánh giá và
nêu mối quan hệ của các sự kiện đó.

1



Từ những quan điểm sai lầm, tâm lí ngại học và phương pháp học không
phù hợp…. đã trở thành rào cản đối với việc dạy và học lịch sử, ảnh hưởng
không nhỏ đến chất lượng môn học.Thực trạng này đã kéo dài trong nhiều năm
qua.
Đặc biệt môn Lịch sử vẫn là môn học được Bộ GD & ĐT lựa chọn làm
môn thi tốt nghiệp trong nhiều năm qua. Năm nay, trên cơ sở lựa chọn thì môn
Lịch sử vẫn được một bộ phận học sinh chọn làm môn thi tốt nghiệp của mình.
Vậy làm thế nào để nâng cao được chất lược môn học nói chung và đảm bảo
chất lượng cho học sinh trong kì thi tốt nghiệp sắp tới (ngay cả thi Cao đẳng –
Đại hoc )? Đây là vấn đề tôi luôn băn khoăn, trăn trở.
Hệ thống hóa kiến thức lịch sử có cùng nội dung là một quá trình người
giáo viên phải biên soạn được những kiến thức lịch sử có cùng nội dung, liên
quan đến một vấn đề trong một không gian và thời gian nhất định vào một bảng
hệ thống. Qua đó học sinh không chỉ được củng cố lại những kiến thức đã học ở
từng mục, từng bài, hay ở nhiều bài có liên quan đến một nội dung , mà trên cơ
sở kiến thức đã củng cố các em còn biết sâu chuỗi kiến thức, đánh giá, phân tích,
so sánh, nêu mối liên hệ và rút ra qui luật phát triển của các sự kiện, hiện tượng
lịch sử đó. Từ đó các em hiểu rõ được bản chất của sự kiện lịch sử, không bị
nhầm lẫn giữa các sự kiện, giúp các em học lịch sử và làm bài thi môn Lịch Sử
tốt hơn.
Trên cơ sở rút kinh nghiệm từ thực tế dạy học và ôn thi cho học sinh trong
những năm qua, tôi muốn chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: Hệ thống hoá
kiến thức lịch sử có cùng nội dung trong ôn thi tốt nghiệp THPT ( Lịch sử
Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 ).

B.GIẢI QUYÊT VẤN ĐÊ.
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, học lịch sử không chỉ là học thuộc
lòng kiến thức lịch sử một cách máy móc, rời rạc, mà trên cơ sở của các sự kiện
lịch sử cơ bản, người học phải biết sâu chuỗi các sự kiện, phân tích, đánh giá,

khái quát hóa và hệ thống hóa các sự kiện, rút ra bản chất của nó. Từ đó người
2


học cũng phải nắm được sự kiện nào là chính, bao quát, sự kiện nào là phụ, bị
chi phối……ở trong cùng một thời gian, không gian nhất định.
Trên cơ sở lí luận của CN Mác – Lênin, mọi sự vật, hiện tượng đều có quá
trình ra đời, vận động, phát triển và suy vong. Trong quá trình phát triển đó, các
sự kiện này đều nằm chung trong một mối quan hệ biện chứng với nhiều sự
kiện hiện tượng khác. Nó có thể là nguyên nhân của sự kiện này nhưng lại là kết
quả của sự kiện kia….Vì vậy khi học lịch sử không chỉ dừng lại ở việc nắm từng
sự kiện rời rạc, đơn độc.
Từ cơ sở lí luận trên, tôi cho rằng để ôn tập tốt cho học sinh làm bài thi, trên
cơ sở nhũng kiến thức các em đã nắm qua từng bài học cụ thể, giáo viên sẽ phải
lựa chọn những vấn đề bao quát bao gồm nhiều sự kiện, hiện tượng có cùng nội
dung vào bảng hệ thống . Từ đó giúp các em nắm được đặc điểm riêng, đặc
điểm chung cũng như là mối liên hệ giữa các sự kiện lịch sử đó.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Đối với học sinh.
- Hầu hết học sinh có tâm lí ngại học, chán học lịch sử do phải nhớ nhiều sự
kiện, hiện tượng lịch sử cả ở thế giới và trong nước, từ quá khứ đến hiện tại và
trên nhiều lĩnh vực.
- Một số học sinh có ý thức học nhưng lại không có phương pháp học hiệu quả,
thường học một cách máy móc, nhớ các sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách rời
rạc. Học bài nào chỉ nhớ riêng bài đó, không nêu được mối quan hệ giữa sự kiện
nọ với sự kiện kia, mối quan hệ giữa bài này với bài khác, mối quan hệ giữa lịch
sử dân tộc với lịch sử thế giới. các em rất mơ hồ về nhiều sự kiện lớn, nhiều
nhân vật, địa danh của lịch sử….
- Từ việc học kém, kiến thức chàng màng…..dẫn đến việc làm bài của học sinh
rất kém. Một số em chỉ nêu được những sự kiện, hiện tượng lịch sử một cách rời

rạc, nhiều em sai cả kiến thức cơ bản, có khi nhớ lộn thời gian, sự kiện một cách
ngớ ngẩn. Hiện tượng “râu ông nọ cắm hàm bà kia” thường xuyên diễn ra trong
bài thi của học sinh. Nhiều khi đọc bài của học sinh mà giáo viên cười ra nước
mắt.
- Học không có hiệu quả dần đến học sinh không tự tin khi thi. Hễ nói đến đi thi
môn lịch sử , việc đầu tiên là các em nghĩ ngay đến “Phao cứu trợ” hoặc trông
chờ, ỷ lại hết vào vận may rủi. Thực trạng này đã làm cho các thầy cô dạy môn
lịch sử không khỏi chạnh lòng.
2. Đối với giáo viên
3


- Một số giáo viên chưa thực sự đầu tư cho môn học hoặc đầu tư chưa đúng
cách. Soạn giáo án còn sơ sài, chưa trọng tâm và thiếu phần thực tiến. Chưa gây
được hứng thú cho các em khi học.
- Khi ôn thi, chưa đưa ra được biện pháp phù hợp, hầu như lại “tua” lại kiến thức
như dạy chính khóa, không thay đổi phương pháp dẫn đến học sinh thấy nhàm.
- Giáo vên chưa chắt lọc ra những vấn đề lớn của từng giai đoạn, thời kì bằng
những câu hỏi khái quát, tổng hợp để học sinh hệ thống lại kiến thức đã học
cũng như là đánh giá, phân tích, nêu mối quan hệ….giữa các kiến thức đó.
3. Kết quả của thực trạng trên.
Từ việc dạy và học như trên đã dẫn đến kết quả như sau:
Kết quả này phản ánh qua chất lượng bài kiểm tra của học sinh lớp 12 A2.
Câu hỏi: Trình bày chủ trương của Đảng đối với cách mạng Việt Nam giai đoạn
1936 – 1939. Điểm khác trong chủ trương của Đảng về việc xác định đối tượng
cách mạng và phương pháp đấu tranh của giai đoạn 1936 – 1939 so với giai
đoạn 1930 – 1931. Vì sao lại có sự khác nhau đó?
Mức độ nắm bắt kiến thức và vận dụng vào bài thi
Lớp


Kiến thức chưa Mức độ thông báo Thông hiểu, biết
số
chắc chắn, còn
hệ thống, phân
nhầm lẫn.
tích, so sánh….
12 A2
41
SL
%
SL
%
SL
%
13
31.7 %
20
48.8 %
08
19.5 %
Như vậy: số lượng học sinh yếu kém môn lịch sử của lớp 12A2 chiếm khoảng
gần 1/3 tổng học sinh của lớp, số học sinh nhớ được kiến thức cơ bản ở mức độ
thông báo, học thuộc, liệt kê một cách máy móc chiếm gần nửa lớp, số học sinh
thông hiểu kiến thức và vận dụng vào bài thi tốt chỉ chiếm tỷ lệ rất ít.
Để khắc phục những hạn chế trên, giúp học sinh củng cố và hệ thống hoá
kiến thức, làm bài thi có hiệu quả cao, tôi đã tiến hành phương pháp hệ thống
hoá kiến thức lịch sử có cùng nội dung trong ôn thi tốt nghiệp. Ở đây tôi chỉ giới
thiệu cách tiến hành hệ thống hoá kiến thức lịch sử Việt Nam trong giai đoạn
1930 – 1945.
III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giới hạn của đề tài

4


- Đối tượng áp dụng: Học sinh lớp 12 A2 – Trường THPT Triệu sơn 2. Các em
đã học xong chương trình chuẩn theo qui định của Bộ GD và Sở GD & ĐT
Thanh Hoá.
- Thời gian tiến hành: từ đầu tháng 4/2014 – ôn thi tốt nghiệp.
- Nội dung thực hiện: Lịch sử Việt Nam giai đoạn: 1930 – 1945.
- Phương pháp thực hiện: kết hợp các phương pháp: hướng dẫn học sinh lựa
chọn nội dung trong tâm của giai đoạn lịch sử, lập bảng hệ thống hoá, sử dụng
hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, trao đổi đàm thoại, gợi mở, câu hỏi phân tích, đánh
giá, nhận định, nêu mối liên hệ….nhằm hệ thống hoá kiến thức lịch sử phản ánh
cùng một nội dung trong giai đoạn 1930 – 1945.
2. Mục tiêu của đề tài
- Củng cố và hệ thống hoá kiến thức lịch sử cơ bản mà học sinh đã được học
trong giai đoạn cách mạng Việt Nam 1930 – 1945, cụ thể ở các bài 14, 15, 16
chương trình chuẩn.
- Từ việc hệ thống hoá kiến thức cơ bản ở trên giúp các em nắm được những vấn
đề lớn, bao quát, xuyên suốt và chi phối toàn bộ tiến trình lịch sử Việt Nam giai
đoạn này. Những điểm chung, điểm riêng, mối liên hệ giữa các sự kiện. Tránh
sự nhầm lẫn không đáng có xảy ra.
- Học sinh hiểu được bản chất của sự kiện, hiện tượng lịch sử. Từ đó, tự tin khi
đi thi và làm bài tốt môn thi này.
3. Biện pháp triển khai cụ thể : Lịch sử Việt Nam giai đoạn: 1930 - 1945
* Nội dung Lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 được trình bày trong ba
bài học ở sách giáo khoa chương trình cơ bản là: Bài 14 ( Cách mạng Việt Nam
từ năm 1930 – 1935 ), Bài 15 ( Phong trào dân chủ 1936 – 1939 ), Bài 16
( Phong trào giải phóng dân tộc 1939 – 1945 ). Đây là một giai đoạn lịch sử có

nhiều sự kiện, hiện tượng diễn ra nhằm giải quyết hai nhiệm vụ cách mạng cơ
bản là đánh đế quốc Pháp và phong kiến tay sai để giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp. Mặc dù theo cấu trúc SGK chia làm ba bài ở ba giai đoạn khác
nhau song nội dung của chúng đều tập trung phản ánh một số vấn đề lớn của
cách mạng Việt Nam lúc bấy giờ như: Hoàn cảnh lịch sử, chủ trương cách mạng
của Đảng, diến biến – kết quả và ý nghĩa của cách mạng, chủ trương mặt
trận….Ở mỗi giai đoạn nhỏ có những nét riêng, khác nhau song lại cùng có
điểm chung, có mối liên hệ chặt chẽ với nhau trong việc cùng giải quyết nhiệm
vụ của cách mạng. Nếu chỉ dừng lại việc dạy học sinh nắm bắt kiến thức qua
từng bài cụ thể mà không hệ thống lại kiến thức của cả ba giai đoạn này thì chắc
5


chắn rằng học sinh dễ bị nhầm lẫn nội dung giữa các giai đoạn đó, và đồng thời
cũng không có đủ khả năng để so sánh, đánh giá, nêu mối liên hệ giữa các sự
kiện, hiện tượng lịch sử trong cả một giai đoạn cách mạng 1939 - 1945. Vì vậy
tôi đã triển khai biện pháp hệ thống hoá kiến thức lịch sử có cùng nội dung
thông qua những vấn đề lớn
* Để thực hiện hệ thống hoá kiến thức lịch sử có cùng nội dung tôi tiến hành
theo các bước sau:
- Bước 1: Hướng dẫn học sinh xác định nội dung lớn của lịch sử Việt Nam giai
đoạn 1930 – 1945.
- Bước 2: Hướng dẫn học sinh tiến hành hệ thống hoá kiến thức lịch sử có cùng
nội dung phản ánh về một vấn đề lớn đã được xác định trong giai đoạn này vào
bảng hệ thống hoá kiến thức theo mẫu.
- Bước 3: Bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, trao đổi, đàm thoại, phân tích, so
sánh, nêu mối liên hệ, giáo viên giúp học sinh hoàn thành bảng hệ thống hoá
kiến thức.
- Bước 4: Vận dụng kiến thức vào giải quyết bài tập cụ thể.
* Từ các bước trên, tôi đã hướng dẫn học sinh tiến hành Hệ thống hoá kiến thức

lịch sử có cùng nội dung ở các vấn đề lớn sau:
3.1. Nội dung thứ nhất: Hoàn cảnh nước ta trong giai đoạn lịch sử 1930 –
1945.
Hoàn cảnh lịch sử Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945
Nội
1930 - 1931
1936 - 1939
1939 - 1945
dung
1.
- Khủng hoảng king tế - Chủ nghĩa phát xít 9/1939 Chiến tranh
1929 – 1933
( CNPX ) xuất hiện thế giới 2 (CTTG2)
Thế
đe dọa an ninh, hoà bùng nổ.
giới
- Ở Pháp cuộc khủng bình thế giới
hoảng diển ra muộn
- Ở Châu Âu, Đức
hơn nhưng hết sức - Quốc tế cộng sản tấn công Pháp,
nặng nề.
lần VII họp tại Mat– Pháp đầu hàng
xcơ-va xác định
nhiệm vụ là chống - Ở Châu Á, Nhật
phát xít. Thành lập xâm lược Trung
mặt trận nhân dân Quốc, tiến sát biên
giới Việt Trung.
chống phát xít.
- 6 1936, Mặt trận
6



2.

* Chính trị:

bình dân Pháp thắng
cử nắm quyền, thi
hành một số chính
sách tích cực ở thuộc
địa.
* Chính trị:
* Chính trị:

Trong Đảng cộng sản Việt Cac đảng phái chính
nước Nam ra đời trực tiếp trị….công khai hoạt
lãnh đạo cách mạng.
động, Đảng cộng
Sản có uy tín và ảnh
hưởng lớn trong
quần chúng nhân dân

- Pháp thi hành
chính sách phản
động, tước bỏ hết
các quyền tự do
dân chủ mà mặt
trận bình dân Pháp
trước đó thực hiện,
tăng cường vơ vét,

bóc lột sức người
sức của của nhân
dân ta phục vụ cho
chiến tranh ở mẫu
quốc.
- 9/1940, phát xít
Nhật đánh chiếm
Lạng Sơn, Pháp
đầu hàng và từng
bước cấu kết với
Nhật bóc lột kinh
tế, lừa bịp về chính
trị đối với nhân dân
ta.
Đêm
ngày
9/3/945 Nhật đảo
chính Pháp Độc
chiếm
Đông
Dương. Đặt nước
ta trước những lựa
chọn mới.
- Ngày 15/8/1945,
phát xit Nhật đầu
hàng quân Đồng
minh, thời cơ cách
7



mạng đã đến để
nhân dân ta nổi dậy
khởi nghĩa giành
chính quyền trong
cả nước.
* Kinh tế:

* Kinh tế:

- Pháp trút gánh nặng * Kinh tế:
của cuộc khủng hoảng
lên vai nhân dân Việt - Pháp tiếp tục cuộc
khai thác thuộc địa ở
Nam
Việt Nam
- Cuộc khủng hoảng
diễn ra trầm trọng: Kinh tế có những
Kinh tế nông – công chuyển biến mới,
thương nghiệp sa sút, song về cơ bản kinh
tế Việt Nam vẫn lạc
đình trệ…..
hậu, lệ thuộc kinh tế
Pháp

- Pháp tăng cường
vơ vét bóc lột sức
người, sức của của
nhân dân Đông
Dương, thi hành
chính sách “ kinh tế

chỉ huy”….

*Xã hội:

* Xã hội:

- Đời sống của mọi
tầng lớp nhân dân cực
khổ. Nông dân bị bần
cùng hóa, công nhân
mất việc làm, lương
thấp, các tầng lớp
nhân nhân khác đêu
khó khăn
=> mâu thuẫn giữa
nhân dân ta với thực
dân Pháp sâu sắc.

* xã hội:
- Đời sống nhân dân
vẫn chưa được cải
thiện so với trước.
Mâu thuẫn xã hội
trước đó vẫn tồn tại.

- Pháp – Nhật cấu
kết cùng bóc lột…..

Đời sống của nhân
dân Việt Nam điêu

đứng. Cuối 1944
đầu năm 1945 có
khoảng 2 triệu
người chết đói.
=> mâu thuẫn dân
tộc vốn dĩ tồn tại từ
trước đó đã không
được giải quyết mà
trở nên sâu sắc hơn
bao giờ hết. Nhiệm
vụ giải phóng dân
tộc trở nên cấp
thiết.

- Để hoàn thành được nội dung của bảng hệ thống hoá kiến thức như trên, giáo
viên phải hướng dẫn học sinh tìm hiểu từng nội dung nhỏ thông qua câu hỏi nêu
vấn đề, trao đổi đàm thoại…. Ví dụ: hoàn cảnh nước ta trong giai đoan 1930 –
8


1935, 1936 – 1939, 1939 - 1945 như thế nào? Và cứ tiến hành như vậy cho đến
khi hoàn thành nội dung của bảng. Qua đó học sinh đã được củng cố và hệ thống
hoá kiến thức một cách cụ thể, chi tiết.
- Từ việc hệ thống hoá kiến thức như trên, học sinh có thể hiểu và giải quyết
được những bài tập mang tính tổng hợp, khái quát, nêu mối liên hệ của các sự
kiện, hiện tượng lịch sử của cả giai đoạn lớn như: Nêu điểm nổi bật của hoàn
cảnh thế giới và trong nước trong giai đoạn 1930 – 1945. Qua bảng hệ thống
kiến thức HS rút ra kết luận:
+ Thế giới:
Điểm nổi bật đó là sự phát triển kinh tế ồ ạt và không đồng đều của CNTB

(năm 1929 – 1933 ) dẫn đến CNPX xuất hiện và cuộc chiến tranh thế giới 2 đã
nổ ra. CTTG2 tác động sâu sắc đến tình hình kinh tế, chính trị, xã hội của cả thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng
+ Trong nước:
Xuyên suốt cả giai đoạn này là chính sách bóc lột ngày càng tăng cường của đế
quốc Pháp và sau đó là cả phát xít Nhật. Sự bóc lột triệt để đó của Pháp – Nhật
và tay sai đã làm cho nền kinh tế nước ta ngày càng kiệt quệ, tiêu điều, đời sống
của mọi tầng lớp nhân dân ta khổ cực, điêu đứng dẫn đến chết đói hàng loạt.
Mâu thuẫn thường trực và ngày càng sâu sắc trong xã hội Việt Nam là mâu
thuẫn dân tộc. Vấn đề giải phóng dân tộc trở thành nhiệm vụ cấp thiết số 1.
- Qua quá trình hệ thống hoá kiến thức như trên, giáo viên tiếp tục hỏi học sinh
phân tích mối quan hệ của các sự kiện trong giai đoạn: Như cuộc khủng hoảng
kinh tế thế giới 1929 – 1933 có mối quan hệ gì với chiến tranh thế giới thứ 2 ?
Từ sự kiện cuộc khủng hoảng kinh tế 1929 – 1933 dẫn đến xuất hiện CNPX rồi
lại dẫn đến CTTG2 bùng nổ. Đây là cả một chuỗi sự kiện có mối quan hệ biện
chứng với nhau.Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tạo tiền đề
cho sự xuất hiện CNPX hay nói cách khác là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của
CNPX. CNPX ra đời lại trở thành nguyên nhân dẫn đến CTTG2. Như vậy các sự
kiện này có mối quan hệ nhân quả, mối quan hệ theo qui luật tất yếu.
- Giáo viên có thể tiếp tục nêu câu hỏi để học sinh so sánh những điểm riêng,
khác nhau của hoàn cảnh thế giới và trong nước giữa các giai đoạn. …
=> KL: như vậy chúng ta có thể khẳng định rằng: bằng biện pháp hệ thống hoá
kiến thức lịch sử có cùng nội dung như trên đã giúp học sinh vừa củng cố lại
được kiến thức cụ thể, vừa giúp các em so sánh, khái quát, tổng hợp, nêu mối
liên hệ giữa các kiến thức đó. Từ đó các em hiểu được bản chất của sự kiện lịch
9


sử, tránh nhầm lẫn nội dung giữa các sự kiện, đồng thời có thể giải quyết được
những bài tập khó mang tính khái quát, tổng hợp.

3.2. Nội dung thứ hai: Chủ trương của Đảng ta trong việc lãnh đạo cách
mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945.
Chủ trương cách mạng của Đảng ta giai đoạn 1930 - 1945
Giai đoạn
1930 - 1935
1936 - 1939
1939 - 1945
Nội dung
Cương lĩnh chính trị Nghị quyết HN Nghị quyết HN
đầu tiên của Đảng BCHTW
Đảng BCHTW
Đảng
2/1930 và Luận 7/1936
11/1939 và nghị
cương chính tri
quyết HN BCHTW
10/1930
Đảng 5/ 1941
Nhiệm vụ CMVN trải qua hai Vẫn tiếp tục thực Tiếp tục thực hiện
chiến lược giai
đoạn: hiện nhiệm vụ chiến nhiệm vụ chiến
CM VN.
CMTSDQ - XHCN lược mà Đảng đề ra lược mà Đảng đề ra
trong Cương lĩnh và trong Cương lĩnh
Luận cương
Nhiệm vụ Đánh đế quốc và Không phải đánh đế Đánh đế quốc Pháp
cụ thể trước phong kiến
quốc
Pháp
nói và sau đó là cả phát

mắt
chung mà là đánh xít Nhật, tay sai của
bọn phản động chúng.
Đây

thuộc địa và tay sai nhiệm vụ số 1 của
của chúng
cách mạng
Mục tiêu
Độc lập dân tộc và Đòi quyền tự do, Giải phóng dân tộc
ruộng đất cho dân dân sinh, dân chủ,
cày
cơm áo, hòa bình
Khẩu hiệu
Cách mạng ruộng Chống phát xít Tịch thu ruộng đát
đất – chính quyền chống chiến tranh, của địa chủ việt
cách mạng
đòi tự do, dân sinh, gian chia cho dân
dân chủ, cơm áo, cày. Thành lập
hoà bình…..
chính phủ dân chủ
cộng hòa.
Phương
Bãi công của công Kết hợp đấu tranh Đấu tranh chính trị
pháp
đấu nhân, nổi dạy của Bí mật - công khai, kết hợp với vũ
tranh
nông dân. Đấu tranh hợp pháp – bất hợp trang, xác định hình
chính trị kết hợp với pháp
thái cách mạng từ

vũ trang, bí mật, bất
khởi nghĩa từng
hợp pháp
phần lên tổng khỏi
nghĩa giành chính
quyền trong cả
nước.
Lực lượng
Chủ trương thành Thành lập mặt trận Thành lập Mặt trận
lập Hội đồng minh thống nhất nhân dân thống nhất dân tộc
10


phản
đế
Dương

Đông phản
đế
Đông
Dương, 3/ 1938 đổi
tên thành mặt trận
dân
chủ
Đông
Dương.

phản đế Đông
Dương (11/1939)
Đến

15/5/1941,
thành lập mặt trận
Việt Nam độc lập
đồng minh ( gọi tắt
là Việt Minh )

- Để hoàn thành nội dung của bảng hệ thống hoá kiến thức trên, giáo viên đã
hướng dẫn học sinh củng cố lại kiến thức qua hệ thống câu hỏi nêu vấn đề, trao
đổi đàm thoại, gợi mở…như: Chủ trương cách mạng của Đảng trong giai đoạn
1930 – 1935, 1936 – 1939, 1939 – 1945 được thông qua ở Văn kiện nào? Nội
dung của những văn kiện đó là gì ở mỗi giai đoạn…? Bằng những nội dung kiến
thức đã học qua ba bài 14, 15, 16 và sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh lần
lượt hoàn thành nội dung trên. Qua đó các em đã được củng cố lại kiến thức và
hệ thống hoá kiến thức của cả giai đoạn 1930 – 1945.
- Từ bảng hệ thống hoá kiến thức ở trên, giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh
nắm được chủ trương chiến lược, xuyên suốt của Đảng là giải phóng dân tộc rồi
tiến lên Chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên để thực hiện được nhiệm vụ chiến lược đó
phải thông qua những sách lược có điểm khác nhau ở mỗi giai đoạn cụ thể. Học
sinh so sánh chủ trương của Đảng qua ba giai đoạn nhỏ rút ra điểm khác nhau và
đồng thời giải thích vì sao lại có chủ trương khác đó. Từ đó học sinh có thể giải
quyết được những bài tập khó, yêu cầu ở mức độ cao như so sánh, phân tích,
đánh giá, nêu mối liên hệ, ví dụ bài tập sau: So sánh điểm khác nhau trong chủ
trương cách mạng của Đảng ta ở hai giai đoạn 1930 – 1931 và 1936 – 1939 về
nhiệm vụ cách mạng và phương pháp đấu tranh. Vì sao có sự khác nhau đó?
3.3. Nội dung thứ ba: Diễn biến chính của phong trào cách mạng ở Việt
Nam giai đoạn 1930 – 1945.

- Vẫn tiến hành các bước như trên, bằng hệ thống câu hỏi nêu vấn đề…giáo viên
giúp học sinh hoàn thành bảng hệ thống hoá kiến thức theo mẫu sau:
Giai

Diễn biến chính của cách mạng Việt Nam từ 1930 - 1945
đoạn 1930 - 1931
1936 - 1939
1939 - 1945
- Đảng cộng sản Việt - Dưới sự lãnh đạo * Cuộc đấu tranh
Nam vừa mới ra đời của Đảng công sản vũ trang mở đầu
trực tiếp lãnh đạo cách Đông Dương, phong thời kì mới:
mạng.
trào đấu tranh đòi
các quyền tự do dân - Khởi nghĩa Bắc
- Từ đầu năm 1930, sinh, dân chủ, cơm Sơn: 27/9/1940
bãi công của công áo, hoà bình như:
- Khởi nghĩa Nam
nhân đòi tăng lương
11


giảm giờ làm, biểu
tình của nông dân đòi
giảm sưu thuế… nổ ra
trên phạm vi cả
nước……..
- Từ tháng 9/1930 đến
đầu năm 1931, cuộc
đấu tranh nổ ra mạnh
mẽ nhất ở hai tỉnh
Nghệ An và Hà Tĩnh.
+ Nông dân ở nhiều
huyện đã tự vũ trang,
có sự giúp đỡ của công

nhân Bến Thuỷ - Vinh
đã tấn công và cơ quan
chính quyền địch, tiêu
biểu là cuộc biểu tình
của nông dân huyện
Hưng Nguyên ( Nghệ
An )……

+ Phong trào Đông Kì: 23/11/1940
Dương
đại
hội
- Binh biến Đô
8/1936.
Lương: 13/1/1941
+ Phong trào đón
rước Gô-đa và Brê- * Khởi nghĩa từng
phần ( cao trào
vi-ê năm 1937.
kháng Nhật cứu
+ Cuộc mít tinh nhân nước )
kỉ niệm ngày Quốc
tế lao động 1/5/1938 - Ở Cao – Bắc –
Lạng: Chính quyền
ở Hà Nội….
cách mạng thành
=> Cuộc đấu tranh lập một số nơi
đã diễn ra sôi nổi
trên phạm vi cả - Bắc kì: Phá kho
nước, thu hút đông thóc Nhật giải

đảo các giai cấp, quyết nạn đói,
tầng lớp nhân dân chính quyền cách
mạng cũng xuất
tham gia như:
hiện ở một số địa
- Đấu tranh nghị phương.
trường:
- Ở Trung kì: Tại
Mặt trận dân chủ Quảng Ngãi, tù
Đông Dương, đưa chính trị nhà lao Ba
người của mình ra Tơ nổi dậy, thành
tranh cử vào các cơ lập chính quyền
quan chính quyền: cách mạng, thành
Viện dân biểu Bắc lập đội du kích Ba
kì- Trung kì…..


+ Chính quyền địch
tan rã nhiều nơi ở hai
tỉnh, các cấp uỷ Đảng
tự đứng ra tổ chức và
quản lý đời sống cho
dân, làm chức năng
của chính quyền mới
theo hình thức chính
quyền Xô Viết ở Nga
- Đấu tranh trên lĩnh
năm 1917.
vực báo chí:
- Đầu năm 1931, địch

đàn áp, chính quyền Đảng đã cho ra nhiều
Xô Viết tan rã, phong tờ báo cách mạng,
trào cách mạng tạm xuất bản nhiều tác
phẩm văn học cách
thời lắng xuống.
mạng….nhằm tuyên
truyền chủ trương,
đường lối của Đảng,
CN
Mác


- Ở Nam kì: Việt
Minh hoạt động
mạnh nhất ở Mĩ
Tho Và Hậu Giang.
* Tổng khởi nghĩa
tháng 8/1945
- Nhật đầu hàng
quân Đồng minh
không điều kiện,
12


Lênin….tới
quần
chúng nhân dân.
Giác ngộ, vận động,
tập hợp và tổ chức
quần chúng đấu

tranh.

đảng ta đã quyết
định tổng khởi
nghĩa giành chính
quyền trong cả
nước
Từ
ngày
14/8/1945, một số
cấp bộ Đảng và
Việt Minh ở một
số tỉnh: Châu thổ
sông Hồng, Thanh
Hoá, Nghệ An…
phát động nhân dân
khởi nghĩa
Chiều
ngày
16/8/1945,

Nguyên Giáp chỉ
huy một đơn vị bộ
đội tiến về giải
phóng
Thái
Nguyên
- Ngày 18/8/1945,
nhân
dân

Bắc
Giang, Hải Dương,
Hà Tĩnh, Quảng
Nam giành được
chính quyền sớm
nhất.
- Ngày 19/8/1945,
Hà Nội giành chính
quyền
- Ngày 23/8/1945,
Huế giành chính
quyền
- Ngày 25/8/1945,
Sài Gòn giành
chính quyền
13


- Ngày 28/8/1945,
Đồng Nai Thượng
và Hà Tiên giành
chính quyền muộn
nhất.
- Ngày 30/8/1945,
Vua Bảo Đại thoái
vị, chế độ phong
kiến sụp đổ.
- Ngày 2/9/1945,
Hồ Chủ Tịch đọc
bản tuyên ngôn

khai sinh nước Việt
Nam Dân Chủ
Cộng Hoà.
- Vẫn bằng biện pháp cô và trò trao đổi đàm thoại, sau khi hoàn thành bảng hệ
thống hoá kiến thức này học sinh đã được củng cố và hệ thống lại kiến thức cơ
bản đã được học trong ba bài 14, 15, 16.
- Qua bảng hệ thống hóa kiến thức trên, học sinh sẽ rút ra được đặc điểm chung,
xuyên suốt của cách mạng Việt Nam giai đoạn 1930 – 1945 là: dưới sự lãnh đạo
của Đảng ta, phong trào đấu trang của quần chúng nhân dân tấn công kẻ thù dân
tộc và giai cấp nổ ra liên tiếp, sôi nổi, mạnh mẽ và với nhiều hình thức đấu
tranh phong phú và có cả mới lạ ở Việt Nam.
- Bên cạnh điểm chung, bao quát đó thì ở mỗi giai đoạn nhỏ lại có những biểu
hiện riêng trong cuộc đấu tranh. Qua bảng hệ thống này, học sinh sẽ không bị
nhầm lẫn đặc điểm cơ bản ở các giai đoạn lịch sử cụ thể đồng thời có thể làm
những bài tập ở mức yêu cầu cao như so sánh, phân tích, đánh giá, nhận
đinh….Ví dụ bài tập: Qua diễn biến chính của cách mạng Việt Nam 1930-1945,
em hãy lập bảng so sánh về đối tượng cách mạng, mục tiêu đấu tranh, lực lượng
tham gia và hình thức đấu tranh của ba giai đoạn 1930 – 1931, 1936 – 1939,
1939 – 1945.
3.4. Nội dung thứ tư: Chủ trương Mặt trận của Đảng ta trong giai đoạn cách
mạng 1930 – 1945.
- Giáo viên hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng hệ thống hoá kiến thức giai
đoạn 1930 – 1945 theo mẫu sau:
ND
Chủ trương mặt trận của Đảng giai đoạn 1930 - 1945

14


1930 - 1931

- Hội đồng
minh phản đế
Đông
Dương
(18/11/1930)

1936 - 1939
- Mặt trận thống
nhất nhân dân
phản đế Đông
Dương ( 7/1936),
đến 3/1938 đổi là
Mặt trận thống
nhất dân chủ
Đông Dương.

1939 - 1945
- Mặt trận thống nhất dân
tộc phản đế Đông Dương
( 11/1939)

Nhiệm vụ. - Tập hợp quần
mục tiêu
chúng
nhân
dân, chủ yếu là
Công nhân và
nông
dân,
chống ĐQ Pháp

và tay sai giành
độc lập dân tộc,
ruộng đất cho
dân cày.

- Tập hợp mọi
tầng lớp, giai cấp,
cá nhân yêu nước
không phân biệt
tôn giáo, đảng
phái nhằm chống
phát xít, phản
động thuộc địa và
tay sai, đòi tự do,
dân sing, dân
chủ, cơm áo, hoà
bình.

- Mặt trận thống nhất dân
tộc phản đế Đông Dương:
đoàn kết mọi tầng lớp,
giai cấp, cá nhân yêu
nước, không phân biệt tôn
giáo, đảng phái nhằm chĩa
mũi nhọn vào đế quốc,
phát xít và tay sai, giải
phóng dân tộc, làm cho
Đông Dương hoàn toàn
độc lập


Tên
Mặt trận

Vai trò

- Đoàn kết các
tầng lớp nhân
dân thực hiện
nhiệm vụ giải
phóng dân tộc.
Tuy nhiên, Mặt
trận mới tập
hợp chủ yếu là
công – nông,
chưa đoàn kết
rộng rãi các
tầng lớp, giai

- Mặt trận Việt Minh
(5/1941)

- Mặt trận Việt Minh: Tập
hợp mọi người Việt Nam
yêu nước, không phân
chia tôn giáo, đảng phái,
nhằm chống đế quốc phát
xít Pháp, Nhật và tay sai,
đấu tranh giải phóng dân
tộc.
- Mặt trận thống nhất dân

tộc phản đế Đông Dương:
đoàn kết rộng rãi các tầng
lớp nhân dân thực hiện
nhiệm vụ giải phóng dân
tộc. Dưới ảnh hưởng của
Mặt trận này, nhân dân ta
bước vào thời kì đấu tranh
vũ trang giải phóng dân
tộc.

- Đoàn kết đông
đảo quần chúng
nhân dân, tổ chức
cuộc đấu tranh
dân chủ công
khai với nhiều
hình thức đấu
tranh phong phú,
góp phần xây
dựng lực lượng
chính trị của quần
chúng, đóng góp - Mặt trận Việt Minh:

15


cấp.

vào thắng lợi của
cách mạng tháng Góp phần cùng đảng xây

dựng lực lượng chính trị,
tám năm 1945.
lực lượng vũ trang, căn cứ
địa cách mạng chuẩn bị
cho cuộc tổng khởi nghĩa.
Cùng đảng tổ chức thắng
lợi cao trào kháng Nhật
cứu nước và Tổng khởi
nghĩa tháng Tám, đưa đến
sự ra đời của Nước Việt
Nam dân chủ cộng hoà.

- Sau khi cô và trò cùng hoàn thành nội dung của bảng trên, một mặt giúp học
sinh củng cố lại kiến thức đã học, mặt khác các em đã hệ thống hoá được nội
dung kiến thức phản ánh về chủ trương mặt trận của Đảng ta xuyên suốt trong
giai đoạn 1930 – 1945. Học sinh không bị nhầm lẫn tên mặt trận cũng như là
mục tiêu, nhiệm vụ và vai trò giữa các mặt trận, đồng thời so sánh mặt ưu điểm
và hạn chế của các mặt trận. Qua đó đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng ta qua
từng thời kì…..
- Bằng phương pháp và các bước tiến hành như trên, tôi có thể triển khai ở nhiều
nội dung khác trong giai đoạn lịch sử 1930 – 1945 như: Ý nghĩa và bài học kinh
nghiệm của cách mạng nước ta 1930 – 1945; Sự chuẩn bị lực lượng cách mạng
của đảng ta trong giai đoạn 1930 – 1945…………..và cũng có thể triển khai ở
các giai đoạn lịch sử khác như: Cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1946 –
1954, Kháng chiến chống Mĩ 1954 – 1975…..Do giới hạn của đề tài, nên tôi chỉ
xin được đề cập ở bốn nội dung trên.
4. Kết quả đạt được
1. Đối với giáo viên
- Sau một quá trình nghiên cứu, đầu tư cho việc soạn giáo án ôn thi như thế này,
bản thân đã nâng cao được trình độ chuyên môn, rút ra được nhiều kinh nghiệm

quí báu cho công tác dạy học và ôn luyện thi cho học sinh kể cả thi cao đẳng, đại
học.
- Trong quá trình ôn luyện theo phương pháp này đã tạo ra một không khí nhẹ
nhàng, gần gũi học sinh, tạo hứng thú cho các em đồng thời nắm bắt sát hơn
thực tế tiếp thu và vận dụng kiến thức vào làm bài thi của từng học sinh, giúp
giáo viên dễ điều chỉnh phương pháp dạy của mình cho phù hợp và đạt kết quả
cao nhất đối với từng đối tượng.

16


2. Đối với học sinh
- Phương pháp hệ thống hóa kiến thức lịch sử có cùng nội dung trong ôn thi đã
khích lệ sự tích cực xây dựng bài, chủ động nắm kiến thức của học sinh, tạo
hứng thú cho các em trong quá trình ôn luyện bài.
- Chất lượng trong việc tiếp thu bài và vận dụng kiến thức vào làm bài tập được
nâng lên rõ rệt.
+ Học sinh được củng cố lại kiến thức, nắm chắc nội dung kiến thức một cách
chi tiết, cụ thể, giảm hẳn tình trạng nhầm lẫn nội dung kiến thức trong khi học
và làm bài thi.
+ Các em đã hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử nên khi giải
quyết bài tập ở mức độ yêu cầu cơ bản như: điền sự kiện tương ứng mốc thời
gian, trình bày, nêu …..hay ở mức độ yêu cầu cao như: phân tích, so sánh, đánh
giá, mối liên hệ….học sinh phần lớn đáp ứng tốt.
+ Khi được hỏi tâm trạng của các em trong kì thi tốt nghiệp sắp tới đối với môn
Lịch sử thì hầu hết các em rất phấn chấn, tự tin và khẳng định có thế làm bài tốt,
đạt kết quả cao. Điều này đã khắc phục được tình trạng học sinh thiếu tự tin khi
thi môn Lịch sử.
- Kết quả học sinh đạt được sau một thời gian ôn thi tốt nghiệp theo phương
pháp hệ thống hoá kiên thức lịch sử có cùng nội dung như trên được phản ánh

qua kết quả bài tập kiểm tra sau:
Câu hỏi: Em hãy lập bảng về chủ trương cách mạng của Đảng ta trong giai
đoạn 1930 -1931, 1936 – 1939, 1939 - 1945. Từ đó rút ra điểm khác nhau cơ
bản trong chủ trương của Đảng về việc xác định đối tượng cách mạng và
phương pháp đấu tranh trong giai đoạn này. Tại sao có điểm khác nhau đó?
Kết quả được phản ánh qua bảng thống kê sau:
Mức độ nắm bắt kiến thức và vận dụng vào bài thi của học sinh
Nắm kiến thức
Thông báo
Thông
hiểu,
chưa chắc chắn,
phân tích, so
Lớp
Sĩ số còn nhầm lẫn
sánh, đánh giá.
12A2
SL
%
SL
%
SL
%
41
02
4.9 %
6
14.6 %
33
80.5 %

KL: Bảng thống kê trên đã phản ánh rất rõ kết quả đạt được của học sinh
sau một thời gian ôn thi tốt nghiệp theo phương pháp của tôi. Nếu so với trước
khi ôn thi thì số lượng học sinh học vượt lên, nắm chắc được kiến thức và vận
dụng vào bài thi tốt đã chiếm hơn 80%, tuy vẫn còn số học sinh nắm kiến thức
17


chàng màng, hời hợt hoặc chỉ nắm ở mức độ thông báo, liệt kê. Có nhiều nguyên
nhân dẫn tới thực trạng đó, song nguyên nhân cơ bản là do các em, chây lười,
chưa thực sự muốn học.

C. KẾT LUẬN
I. KẾT LUẬN
Để học sinh nắm vững kiến thức lịch sử nói chung và nội dung lịch sử lớp
12 nói riêng đó là nỗi trăn trở của những giáo viên dạy môn lịch sử. Tôi rất
mong muốn học sinh của mình hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng
lịch sử và vận dụng vào làm bài thi được tốt hơn và có kết quả cao. Qua đó giúp
các em hiểu được lịch sử của dân tộc, các em sẽ cảm thấy yêu thương gắn bó
với quê hương đất nước mình hơn, sống có trách nhiệm với chính mình và có
trách nhiệm với tổ quốc.
Phương pháp trên đã được áp dụng thực tế ở lớp 12A2 trường THPT Triệu
Sơn 2 và cũng đạt được kết quả khả quan như trên. Qua quá trình thực hiện đã
18


giúp học sinh nhận thức được một cách sâu sắc về vị trí, tầm quan trọng của
môn lịch sử trong xã hội mà bấy lâu nay hầu như các em chưa mấy quan tâm.
Trên đây là kinh nghiệm tôi đã đúc kết được qua thực tế giảng dạy trên cơ
sở dựa vào tình hình học tập của học sinh trường THPT Triệu Sơn 2 nên khả
năng áp dụng thực tiễn chưa rộng rãi và chắc chắn còn nhiều hạn chế, tôi rất

mong nhận được sự nhận xét và góp ý từ phía các thầy cô, những người quan
tâm đến nội dung đề tài để đề tài trở nên hoàn chỉnh và khoa học hơn. Tôi chân
thành cảm ơn!
II. ĐỀ XUẤT, KIẾN NGHỊ
1. Đối với giáo viên
Phải có tâm huyết với nghề, đầu tư nghiên cứu tài liệu, tìm ra những biện
pháp dạy thích hợp nhất, gây hứng thú cho học sinh
2. Đối với nhà trường
- Ban giám hiệu tạo điều kiện cho tổ, nhóm sinh hoạt chuyên môn thường
xuyên hơn để đồng nghiệp dự giờ của nhau, học hỏi kinh nghiệm.
- Nhân rộng phương pháp này hơn nưa trong thời gian tới.
3. Đối với Sở GD & ĐT
- Tổ chức một số hội thảo trao đổi về đổi mới phương pháp giảng dạy trong
trường THPT.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 10 tháng 05 năm 2014
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
Tác giả

Trần Thị Ngọc

19


20




×