Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm hướng dẫn học sinh phân dạng và sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng để giải bài tập hóa học trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (223.28 KB, 21 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Để giải một bài tập Hóa học có thể có nhiều phương pháp giải khác nhau,
mức độ nhanh chậm khác nhau, tùy thuộc vào từng bài. Trong những năm gần
đây, các phương pháp giải nhanh toán Hóa học không ngừng phát triển, đây là
hệ quả tất yếu khi Bộ giáo dục và đào tạo triển khai hình thức thi trắc nghiệm
với bộ môn Hóa học. Với hình thức thi trắc nghiệm, trong một khoảng thời gian
rất ngắn học sinh phải giải quyết được một lượng khá lớn các câu hỏi, bài tập.
Điều này không những yêu cầu các em phải nắm vững, hiểu rõ kiến thức mà còn
phải thành thạo trong việc sử dụng các kỹ năng giải bài tập và đặc biệt phải có
phương pháp giải hợp lý cho từng dạng bài tập. Từ thực tế sau mỗi kỳ thi tuyển
sinh ĐH-CĐ, nhiều em học sinh có kiến thức khá vững nhưng kết quả vẫn không
cao, lý do chủ yếu là các em vẫn giải các bài toán theo phương pháp truyền
thống, việc này rất mất thời gian nên từ đó không đem lại hiệu quả cao trong
việc làm bài trắc nghiệm. Vì vậy việc nghiên cứu, tìm tòi và xây dựng các
phương pháp giải nhanh các bài tập hóa học là một việc rất cần thiết để giúp các
em đạt kết quả cao trong các kỳ thi THPT Quốc gia sắp tới. Để áp dụng tốt các
phương pháp giải nhanh mà vẫn giúp các em học sinh hiểu được bản chất hóa
học là một vấn đề khá khó khăn, đòi hỏi phải có quá trình và học sinh phải nắm
vững kiến thức và có kỹ năng nhận dạng.
Trong các phương pháp giải nhanh có phương pháp tăng giảm khối lượng.
Hiện nay tài liệu hay giáo trình viết về phương pháp này còn ít, lại chủ yếu tập
trung cho học sinh khối lớp 12 để luyện thi.
Vì vậy, tôi chọn đề tài “Hướng dẫn học sinh phân dạng và sử dụng
phương pháp tăng giảm khối lượng để giải bài tập hóa học trung học phổ
thông” góp phần vào các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tính
sáng tạo của học sinh, đồng thời qua đó giúp giáo viên đánh giá cũng như học
sinh tự đánh giá kết quả học tập của mình. Với mong muốn học sinh lớp 10 và
11 được làm quen với một số bài tập giải bằng phương pháp tăng giảm khối
lượng, để các em lên lớp 12 có thể dễ dàng nhận dạng và sử dụng thành thạo
phương pháp này, giúp các em giải nhanh các bài tập từ đó đem đến kết quả cao


hơn trong mỗi kỳ thi.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Nghiên cứu và đề xuất một số dạng bài toán tăng giảm khối lượng trong quá
trình giảng dạy môn Hóa chương trình lớp 10, 11 và 12 trung học phổ thông.
- Phân loại và xây dựng một số bài tập tăng giảm khối lượng cho từng khối
lớp10, 11 và 12.
- Vận dụng các bài tập của khối lớp để lồng ghép vào các tiết luyện tập ôn tập
và tự chọn để học sinh làm quen dần với phương pháp, rèn luyện kĩ năng, phát
triển tư duy, kích thích tính sáng tạo nhằm đạt kết quả cao trong học tập.

1


III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC
Phân dạng và sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng trong quá trình
giảng dạy từ khối lớp 10, khối 11 và khối 12 sẽ giúp học sinh có thời gian dài
làm quen với phương pháp, giải các bài toán từ đơn giản đến phức tạp, phát triển
tư duy, kỉ năng sáng tạo và tăng hứng thú học tập của học sinh giúp học sinh
nhận dạng và giải nhanh các bài tập Hóa học.
IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
IV.1. Đối tượng:
- Học sinh khối 10, 11 và 12 trường THPT Triệu sơn 2 khóa học 2012 - 2015.
- Đề tài được áp dụng:
+ Lớp B 3 khóa học 2012 – 2015 là lớp thực nghiệm được giáo viên
triển khai áp dụng skkn ở lớp 10, 11 và 12.
+ Lớp B 4 khóa học 2012 – 2015 là lớp đối chứng giáo viên chưa áp
dụng skkn trong khóa học.
IV.2. Phạm vi: Phân dạng và sử dụng phương pháp để giải tám dạng bài tập ở
các khối lớp.
- Dạng 1: Bài toán chuyển từ muối này sang muối khác (thế gốc axit hoặc cation

kim loại)
- Dạng 2: Bài toán nhiệt phân
- Dạng 3: Bài toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit
- Dạng 4: Bài toán tăng giảm thể tích hoặc số mol
- Dạng 5: Bài toán về ancol, andehit, axit cacboxylic
- Dạng 6: Bài toán amin, aminoaxit tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với
dung dịch kiềm
- Dạng 7: Bài toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
- Dạng 8: Bài toán khử oxit kim loại
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Nghiên cứu lí luận:
- Nghiên cứu cơ sở lí luận của phương pháp tăng giảm khối lượng
- Nghiên cứu các loại bài tập trong chương trình Hóa học lớp 10, 11 và 12, các
tài liệu tham khảo và đề thi tuyển sinh của các năm học.
2. Nghiên cứu thực tiễn:
Thực nghiệm sư phạm trên lớp vào các tiết luyện tập, ôn tập và tiết tự chọn của
chương trình Hóa học lớp 10, 11 và 12.
VI. CẤU TRÚC CỦA ĐỀ TÀI: Đề tài này có 3 phần chính:
A. Phần Đặt vấn đề
B. Phần Giải quyết vấn đề
C. Phần Kết luận và đề xuất
2


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
I.1. Nguyên tắc: Dựa vào sự tăng giảm khối lượng khi chuyển từ chất này sang
chất khác để xác định khối lượng của chất hoặc hỗn hợp hay hợp chất.
- Mọi sự biến đổi hóa học được mô tả bằng phương trình phản ứng đều có liên
quan đến sự tăng hoặc giảm khối lượng của các chất.

-Dựa vào sự tăng hoặc giảm khối lượng khi chuyển 1 mol chất X thành 1 hoặc
nhiều mol chất Y (có thể qua các giai đoạn trung gian) ta tính được số mol của
các chất và ngược lại, từ số mol hoặc quan hệ về số mol của các chất mà ta sẽ
biết được sự tăng hay giảm khối lượng của các chất X, Y.
I.2. Ưu điểm:
- Tránh được việc lập nhiều phương trình hóa học trong bài toán.
- Áp dụng khi giải nhanh nhiều bài toán vô cơ và hữu cơ.
II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN
II.1. Thuận lợi:
- Phân dạng và sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng, giúp học sinh giải
nhanh một số bài tập, tạo được hứng thú cho học sinh trong quá trình học tập.
- Hiện nay các khối lớp 10, 11 và 12 có tiết tự chọn cho nên giáo viên có thể
lồng ghép phương pháp này vào những tiết học trên lớp.
II.2. Khó khăn:
- Giờ luyện tập trong phân phối chương trình không nhiều, chỉ có một số lớp có
tiết tự chọn, nên bố trí thời gian để lồng ghép các bài tập dạng này gặp khó khăn
về thời gian.
- Học sinh trường THPT Triệu sơn 2 có tỉ lệ học sinh khá giỏi còn ít, không
đồng đều ở các khối lớp, đại đa số các em ở các lớp ban cơ bản phần đông ở
mức kiến thức trung bình và yếu. Vì vậy việc chọn được những bài tập phù hợp
với sức học của các đối tượng học sinh vừa đáp ứng được yêu cầu của đề thi là
một vấn đề khó khăn.
III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN
- Năm 2012 – 2013: Tôi chọn lớp B 3 (lớp 10B3) là lớp thực nghiệm và lớp B4
(lớp 10B4) là lớp đối chứng. Sử dụng kết quả bài kiểm tra 1 tiết đầu học kì 2
môn hóa học làm bài kiểm tra trước khi áp dụng skkn. Kết quả cho thấy điểm
trung bình của hai lớp có sự chênh lệch không đáng kể, hai lớp được coi là tương
đương.
Bảng kiểm chứng để xác định các lớp tương đương


Điểm TBC

Lớp thực nghiệm 10B3
Khóa học 2012 – 2015
5.54

Lớp đối chứng 10 B4
Khóa học 2012 – 2015
5,68
3


- Trong các năm học tôi dùng phương pháp thống kê kết quả và so sánh. Sau
khi học xong các dạng toán dùng phương pháp tăng giảm khối lượng của lớp 10,
lớp 11 và lớp 12 tôi tiến hành kiểm tra 1 tiết ở hai lớp tại cùng một thời điểm
làm bài kiểm tra sau khi áp dụng skkn. Đề kiểm tra do nhóm chuyên môn soạn
ra, sau đó cũng dùng phương pháp thống kê kết quả và so sánh.
Để đảm bảo tính khách quan thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo
kế hoạch dạy học, thời khoá biểu của nhà trường và PPCT của Bộ GD & ĐT. Cụ
thể trong lớp đối chứng (lớp B4), GV dạy HS giải bài theo cách truyền thống (lập
tỉ lệ số mol → chia trường hợp → viết phương trình phản ứng xảy ra → dựa vào
phương trình để tính kết quả); Tại lớp thực nghiệm (lớp B 3), giáo viên hướng
dẫn học sinh phân dạng các bài tập và sử dụng phương pháp tăng giảm khối
lượng để giải bài tập Hóa học.
IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
IV.1. Phương pháp thực hiện:
- Xác định đúng các dạng toán và mối liên hệ tỉ lệ mol giữa các chất đã biết
(chất X) với chất cần xác định (chất Y). Có thể không cần thiết phải viết phương
trình phản ứng, mà chỉ cần lập sơ đồ chuyển hóa giữa 2 chất này, nhưng phải
dựa vào ĐLBT nguyên tố để xác định tỉ lệ mol giữa chúng.

- Xem xét các dạng toán khi chuyển từ chất X thành Y (hoặc ngược lại) thì khối
lượng tăng lên hay giảm đi theo tỉ lệ phản ứng và theo đề cho.
- Dựa vào quy tắc tam suất, lập phương trình để xác các giá trị liên quan.
IV.2. Áp dụng:
1. Sử dụng phương pháp tăng giảm khối lượng ở khối lớp 10:
Dạng1: bài toán chuyển từ muối này sang muối khác:
- Thế gốc axit: Quá trình chuyển muối Cacbonat thành muối Clorua:
R2(CO3)x + 2xHCl → 2RClx + xH2O + xCO2↑
1mol .
2mol
x mol ∆m= 71x-60x= 11x g )
Vậy khi khối lượng muối tăng 11 gam thì có 1mol CO2 sinh ra
Khi khối lượng muối tăng a( gam) thì có

a
mol CO2 sinh ra.
11

KL: Từ số mol CO2 sinh ra ta tính được khối lượng muối tăng và ngược lại từ
khối lượng muối tăng tính được số mol CO2 sinh ra.
Ví dụ 1: Cho 18,4 g hỗn hợp gồm 2 muối cacbonat của kim loại hóa trị I và kim
loại hóa trị II tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì được dung dịch X và 4.48
lít khí bay ra ( đktc). Cô cạn dung dịch X tính khối lượng muối khan thu được.
Bài giải:
R2(CO3)x + 2xHCl → 2RClx + xH2O + xCO2↑
Dựa vào phương trình phản ứng ta tính được:
Cứ 1mol CO2↑ → ∆m (muối tăng)= 71-60= 11( g)
0,2 mol CO2↑ → ∆m (muối tăng)= 2,2 gam.
4



Vậy khối lượng muối khan thu được là: 18,4+2,2= 20,6 gam
Ví dụ 2: Cho 29 gam hỗn hợp gồm 3 muối cacbonat của 3 kim loại (Na,Mg và
Ca ) tác dụng hết với dung dịch HCl dư thì được dung dịch X và V lít khí bay ra
( đktc). Cô cạn dung dịch X thì thu được 32,3 gam muối khan. Tính V
Bài giải:
∆m ( muối tăng)= 32,3-29= 3,3( g)
R2(CO3)x + 2xHCl → 2RClx + xH2O + xCO2↑
Dựa vào phương trình phản ứng ta tính được:
Cứ 1mol CO2↑ → ∆m ( muối tăng)= 71-60= 11( g)
x mol CO2↑ → ∆m ( muối tăng)= 3,3 gam. Suy ra x =0,3 mol=>V=6,72 lit
- Quá trình chuyển muối halogen này thành muối halogen khác:
Ví dụ 3: Hoà tan hoàn toàn 104,25 gam hỗn hợp X gồm NaCl và NaI vào nước
được dung dịch A. Sục khí Cl2 dư vào dung dịch A. Kết thúc thí nghiệm, cô cạn
dung dịch thu được 58,5 gam muối khan. Tính khối lượng NaCl trong hỗn hợp.
Bài giải:
Khí Cl2 dư chỉ khử được muối NaI theo phương trình
2NaI + Cl2 → 2NaCl + I2
Cứ 1 mol NaI → 1 mol NaCl Khối lượng muối giảm 127- 35,5 = 91,5 gam
x mol

Khối lượng muối giảm 104,25 -58,5 = 45,75 gam
Vậy: x= 0,5 mol NaI
⇒ mNaI = 150 .0.5=75 gam ⇒ mNaCl = 104,25 - 75 = 29,25 gam.
- Thế cation kim loại:
Ví dụ 4: Cho dung dịch AgNO3 dư tác dụng với dung dịch hỗn hợp có hòa tan
6,25 gam hai muối KCl và KBr thu được 10,39 gam hỗn hợp AgCl và AgBr.
Hãy xác định số mol hỗn hợp đầu.
Bài giải:
KX +AgNO3 → AgX ↓ +KNO3

Cứ 1 mol hỗn hợp phản ứng tạo 1 mol kết tủa ∆m (tăng)= 108 − 39 = 69 gam
0,06 mol ← khối lượng tăng: 10,39 − 6,25 = 4,14 gam.
Vậy tổng số mol hỗn hợp đầu là 0,06 mol.
Ví dụ 5: Cho V lít dung dịch BaCl2 nồng độ 0,2M tác dụng vừa đủ với dung
dịch X hòa tan a gam hỗn hợp muối: Na2SO4 , Na2CO3 và Na2SO3. Lượng kết
tủa thu được sau phản ứng lớn hơn khối lượng muối có trong dung dịch X là
3,64 gam.Tính V.
Bài giải:
Ta có sơ đồ phản ứng:
Na2SO4 , Na2CO3, Na2SO3 +BaCl2 → Ba SO4 , BaCO3 và BaSO3 ↓ + NaCl

5


Cứ 2 mol Na+ thế 1 mol Ba2+ tạo 1 mol kết tủa ∆m (tăng)= 137 − 46 = 91 gam
x mol Ba2+ ←
x = 3,64/91 =0,04 mol => V=0,04/0,2=0,2 lít

∆m = 3,64 gam.

Dạng 2: Toán hỗn hợp kim loại, oxit kim loại tác dụng với dung dịch axit:
Ví dụ1: Cho 11 gam hỗn hợp kim loại Al và Fe vào dung dịch HCl dư. Sau khi
phản ứng kết thúc khối lượng dung dịch tăng10,2 gam. Tính khối lượng muối
tạothành.
Bài giải:
Ta có sơ đồ phản ứng: Al và Fe + dd HCl → hỗn hợp muối +H2 ↑
Báo toàn khối lượng ta có: mhhKL + mdd axit = mdd muối + mH2. Suy ra:
∆m dd tăng = m dd muối- mdd axit = mhhKL – mH2 => mH2=11-10,2 = 0,8 gam
=> nH2 = 0,4 mol, n Cl- = 2nH2 = 0,4.2= 0,8 mol
=> mmuối = mKL+ mCl- =11+35,5. 0,8 =39,4 gam

Ví dụ 2: Cho 2,81 gam hỗn hợp gồm 3 oxit Fe 2O3 , MgO, ZnO tan vừa đủ trong
300 ml dung dịch H2SO4 0,1M. Tính khối lượng muối khan tạo thành.
Bài giải: Áp dụng phương pháp tăng - giảm khối lượng.
Cứ 1 mol O (trong oxit) thế 1mol SO42- ∆m ( muối tăng)= 96-16 = 80 gam.
Theo đề số mol H2 SO4 phản ứng là 0,03 thì khối lượng tăng 2,4 gam.
Vậy khối lượng muối khan thu được là: 2,81 + 2,4 = 5,21 gam.
Bài tập áp dụng của khối 10:
Câu 1. Hoà tan hoàn toàn 23,8 gam hỗn hợp một muối cacbonat của kim loại
hoá trị(I) và một muối cacbonat của kim loại hoá trị (II) bằng dung dịch HCl
thấy thoát ra 5,6 lít khí CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng
thì khối lượng muối khan thu được là bao nhiêu?
A. 26,55 gam.
B. 28,0 gam.
C. 26,8 gam.
D. 28,6 gam.
Câu 2. Có 1 lít dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,1M và (NH4)2CO3 0,25M. Cho
43 gam hỗn hợp BaCl2 và CaCl2 vào dung dịch đó. Sau khi các phản ứng kết
thúc thu được 39,7 gam kết tủa A và dung dịch B. Tính % khối lượng các
chất trong A.
A. %m BaCO = 50%, %mCaCO = 50%.
B. %m BaCO = 50,38%, %m CaCO = 49,62%.
C. %m BaCO = 49,62%, %mCaCO = 50,38%. D. %m BaCO = 62,49%, %mCaCO = 37,51%.
Câu 3. Cho 115 gam hỗn hợp gồm ACO3, B2CO3 , R2CO3 tác dụng hết với dung
dịch HCl thấy thoát ra 22,4 lít CO 2 (đktc). Tính khối lượng muối clorua.
A. 142 gam.
B. 126 gam.
C. 141 gam.
D. 132 gam.
Câu 4. Cho 31,84 gam hỗn hợp hai muối NaX và NaY (X, Y là hai halogen ở
hai chu kỳ liên tiếp) vào dung dịch AgNO 3 dư thì thu được 57,34 gam kết tủa.

Tìm hai muối NaX và NaY.
A. NaCl và NaBr B. NaBr và NaI C. NaF và NaCl D. NaBr và NaF
Câu 5. Oxy hóa hoàn toàn a(g) hỗn hợp X (gồm Zn, Pb, Ni) được b(g) hỗn hợp
3 oxit Y (ZnO, PbO, NiO). Hòa tan b(g) Y trên trong dung dịch HCl loãng thu
3

3

3

3

3

3

3

3

6


được dung dịch Z. Cô cạn Z được hỗn hợp muối khan có khối lượng (b + 55)
gam. Khối lượng a (g) của hỗn hợp X ban đầu là:
A. a = b -16
B. a = b - 24
C. a = b- 32
D. a = b – 8
Câu 6. Cho 50g hỗn hợp bột oxit kim loại gồm ZnO, FeO, Fe 2O3, Fe3O4, MgO

tác dụng hết với 200ml dung dịch HCl 4M (lấy vừa đủ) thu được dung dịch X.
Lượng muối có trong dung dịch X bằng:
A. 79,2g
B. 78,4g
C. 72g
D. 72,9g
Đáp án
Câu

1
A

2
C

3
B

4
B

5
A

6
C

2. Sử dụng phương pháp tăng giảm ở khối lớp 11:
Dạng 3: Dạng toán nhiệt phân:
Ví dụ 1 : Nung nóng 66,2g Pb(NO3)2 thu được 55,4 g chất rắn.

a.Tính số mol các khí thoát ra.
b.Tính hiệu suất phản ứng.
Bài giải:
a. Pb(NO3)2 → PbO +2 NO2 ↑ + 0,5 O2↑
1 mol bị nhiệt phân: ∆m (giảm)= mNO2 ↑ + m O2↑= 46.2+16=108 g
x mol
∆m (giảm)= 66,2-54=10,8 g => x= 0,1 mol
Từ 0,1 mol Pb(NO3)2 suy ra số mol khí thoát ra là :0,2mol NO2 ↑ và 0,05 O2↑
b.Hiệu suất phản ứng là: H% =

33,1x100%
= 50%
66,2

Ví dụ 2 : Nung nóng 50g hỗn hợp gồm NaHCO3 và Na2CO3 cho đến khối lượng
không thay đổi còn lại 34,5g chất rắn. Thành phần phần trăm khối lượng mỗi
chất trong hỗn hợp ban đầu là:
Bài giải:
Khi nung chỉ có NaHCO3 bị phân hủy. Gọi x là số mol NaHCO3
t0

2NaHCO3 → Na 2CO3 + CO 2 + H 2O

2 mol
1 mol
x= 15,5. 2/62=0,5 mol

m NaHCO3 = 0,5x84 = 42(g)



→ khối lượng giảm: 2 .84 - 106 = 62 (g)
← ∆mgiảm = 50 - 34,5 = 15,5 (g)

%mNaHCO 3 = 84 (%), % m Na 2 CO3 = 16 (%)

Dạng 4: Dạng toán tăng giảm thể tích hoặc số mol:
Ví dụ 1: Hỗn hợp N2 và H2 gồm 120 mol cho vào bình phản ứng .
Sau khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng tổng số mol của khí là 80 mol. Tính
số mol của amoniac thu được sau phản ứng.
Bài giải:
N2 + 3H2
2NH3 .
Từ phương trình phản ứng ta thấy số mol NH 3 tạo thành bằng số mol hợp hợp
giảm .=> nNH3=120-80=40 mol ;
7


Ví dụ 2: Hỗn hợp N2 và H2 gồm 200 lit với tỉ lệ 1:3 cho vào bình phản ứng.
Sau khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng thể tích của của hh khí là
140lít.Tính thể tích của mỗi khí sau phản ứng. (các thể tích đo cùng điều kiện
nhiệt độ và áp suất)
Bài giải:
VN 2 (ban đầu)=200 : 4 =50 lit ; VH 2 (ban đầu)=150 lít
N2 + 3H2
2NH3
Vì thể tích tỷ lệ với số mol. Do đó từ phương trình phản ứng ta cũng suy ra thể
tích NH3 tạo thành bằng thể tích hợp hợp giảm .
=> VNH 3 =200-140=60lít; Suy ra VN 2 (pư)= 60 :2=30 lit ;
VH 2 (pư)= 60.1,5=90 lít .Vậy thể tích các khí sau phản ứng:
VN 2 = 50- 30 =20lít ; VH 2 = 150-90 =60 (lit) ; VNH 3 = 60 (lit)

Dạng 5: Dạng toán về ancol, andehit, axit cacboxylic:
- Ancol +kim loại
Ví dụ 1: Cho 2,02 gam hỗn hợp hai ancol đơn chức, đồng đẳng kế tiếp tác dụng
vừa đủ với Na thu được 3,12 gam muối khan. Xác định công thức phân tử của
hai ancol.
Bài giải:
Gọi công thức phân tử chung cho hai ancol là: ROH
ROH

+Na

1 mol ROH
x mol ROH

→ RONa +

1
H2 ↑
2

1 mol RONa : ∆m tăng = 23-1= 22g
x mol RONa : ∆m tăng = 3,12 – 2,2 = 1,1g

1,1
= 0, 05 mol
22
2, 02
⇒ M ROH =
= 40, 4 g/mol ⇒ ancol có M < 40,4 là CH3OH
0, 05

⇒ ancol đồng đẳng kế tiếp của CH3OH là C2H5OH.
⇒ x =

- Ancol → andehit ; andehit →axitcacboxylic
Ví dụ 2: Oxi hóa 6 gam ancol no, đơn chức X thu được 5,8 gam andehit. Công
thức cấu tạo của X là.
Bài giải:
Oxi hóa ancol X thu được andehit ⇒ ancol X là ancol bậc I
[O]
CnH2n+1CH2OH 
→ CnH2n+1CHO
1 mol CnH2n+1CH2OH → 1 mol CnH2n+1CHO
∆m giảm = (14n + 32) – (14n + 30) = 2g
x mol CnH2n+1CH2OH
x mol CnH2n+1CHO : ∆m giảm = 6 – 5,8 = 0,2g
⇒ x = 0,1 mol ⇒ MX = 60 g/mol
⇒ 14n + 32 = 60
⇒ n=2
Ancol X là: CH3CH2CH2OH
8


Ví dụ 3: Oxi hóa hoàn toàn 2,2 gam một andehit đơn chức A thu được 3 gam
axit cacboxylic B. Xác định công thức cấu tạo của A.
Bài giải:
RCHO [O]

→ RCOOH

1 mol RCHO → 1 mol RCOOH : ∆m tăng = (R + 45) – (R + 29) = 16g

x mol RCHO → x mol RCOOH : ∆m tăng = 3 – 2,2 = 0,8g
⇒ x = 0,05 mol ⇒ MRCHO = 44 g/mol
⇒ R = 15 ⇒ R là – CH3, CTCT của A là: CH3CHO.
- Phản ứng trung hòa
Ví dụ 4: Để trung hòa hết 10,6 gam axit cacboxylic A cần dùng vừa đủ V ml
dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 15 gam chất rắn.
Tính V.
Bài giải:
RCOOH + NaOH 
→ RCOONa + H 2O

1 mol RCOOH →
1 mol RCOONa : ∆m tăng = 23-1= 22g
x mol RCOOH →
x mol RCOONa : ∆m tăng = 15 – 10,6 = 4,4g
⇒ x = 0,2 mol
⇒ nNaOH = nRCOOH = 0,2 mol ⇒ VddNaOH = 0,2 lít hay 200 ml
- Axitcacboxilic +muối
Ví dụ 5: Cho 5,76 gam axit hữu cơ X đơn chức, mạch hở tác dụng hết với
CaCO3 thu được 7,28 gam muối của axit hữu cơ. Xác định công thức của X.
Bài giải:
Đặt CTTQ của axit hữu cơ X đơn chức là RCOOH.
2RCOOH + CaCO3 → (RCOO)2Ca + CO2↑ + H2O
Cứ 2 mol axit phản ứng tạo muối thì khối lượng tăng (40 − 2) = 38 gam.
x mol axit ← (7,28 − 5,76) = 1,52 gam.


5,76

x = 0,08 mol → M RCOOH = 0,08 = 72 → R = 27


⇒ Axit X: CH2=CH−COOH.
Bài tập áp dụng của khối 11:
Câu 1. Nhiệt phân hoàn toàn 9,4 gam một muối nitrat kim loại thu được 4 gam
oxit rắn. Công thức muối đã nhiệt phân là:.............................................................
Câu 2. Cho 14,8 gam hỗn hợp hai axit hữu cơ no, đơn chức, mạch hở tác dụng
với lượng vừa đủ Na2CO3 tạo thành 2,24 lít khí CO2 (đktc). Khối lượng muối thu
được là….................................................................................................................
Câu 3. Cho 1,24g hỗn hợp hai axit cacboxylic tác dụng vừa đủ với Na thấy
thoát ra 336 ml lít H2 (đktc) và m(g) muối natri. Khối lượng muối natri thu được
là:………………………………………………………………………................

9


Câu 4. Đem nung một khối lượng Cu(NO3)2 sau một thời gian dừng lại, làm
nguội rồi đem cân thấy khối lượng giảm 0,54 gam. Tính khối lượng muối
Cu(NO3)2 đã bị nhiệt phân………………………………………………...............
Câu 5. Nung nóng hoàn toàn 28,9 gam hỗn hợp KNO3 và Cu(NO3)2. Khí sinh ra
được dẫn vào nước lấy dư thì còn 1,12 lít khí (đktc) không bị hấp thụ (coi oxi
không tan trong nước). Tính % khối lượng KNO3 trong hỗn hợp ban đầu ...........
Câu 6. Hỗn hợp X gồm metanol, etanol và propan-1-ol. Dẫn 19,3 gam hơi X
qua ống đựng bột CuO nung nóng để chuyển toàn bộ ancol thành anđehit, thấy
khối lượng chất rắn trong ống giảm 7,2 gam so với ban đầu. Khối lượng anđehit
thu được là bao nhiêu ………………………………………………....................
Câu 7. Cho 2,46 gam hỗn hợp gồm HCOOH, CH3COOH, C6H5OH tác dụng
vừa đủ với 40 ml dung dịch NaOH 1M. Tính tổng khối lượng muối khan thu
được sau phản ứng……………………………………………………………......
Câu 8. Oxi hóa m gam hh X gồm : CH 3CHO ,C2H3CHO, C2H5CHO bằng oxi có
xúc tác.Sản phẩm thu được gồm 3 axit có khối lượng tăng 3,2 gam so với hh X.

Nếu cho hhX tác dụng với lượng dư dd AgNO 3 trong NH3 thì thu được a gam
kết tủa .Tính a……………………………………………………………….........
Đáp số
Câu

1
2
Cu(NO3)2 19,2 g

3
1,90 g

4
0,94 g

5
6
34,95% 18,4 g

7
8
3,34 g 43,2 g

3. Sử dụng phương pháp tăng giảm ở khối lớp 12 :
Dạng 6: Toán amin, aminoaxit tác dụng với dung dịch axit, tác dụng với
dung dịch kiềm.
Ví dụ 1: Cho 20 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau trong dãy
đồng đẳng tác dụng với dung dịch HCl 1M. Cô cạn dung dịch thu được 31,68
gam hỗn hợp muối. Tính thể tích của dung dịch HCl đã dùng.
Bài giải:

Gọi CTPT trung bình cho 3 amin là RNH 2
RNH 2 + HCl 
→ RNH 3Cl

1 mol RNH 2 → 1 mol RNH3Cl : ∆m tăng = ( R + 52,5) – ( R + 16) = 36,5g
x mol RNH 2 → x mol RNH3Cl :
∆m tăng = 31,68 – 20 = 11,68g
⇒ 36,5 x=11,8 => x = 0,32 mol
⇒ n HCl = n RNH = 0,32 mol
2

⇒ Vdd HCl = 0,32 lít hay 320 ml

Ví dụ 2: Trung hòa 2,94 gam α – aminoaxit A (MA= 147) bằng một lượng vừa
đủ dung dịch NaOH. Đem cô cạn dung dịch sau phản ứng thì thu được 3,82 gam
muối B. A có tên gọi là.
Bài giải:
nA =2,94/147= 0,02 mol.
10


(NH2)R(COOH)x +xNaOH →(NH2)R(COONa)x + xH2O
1 mol A
→ 1 mol B:
∆m tăng = (23-1) x = 22x (g)
0,02 mol A
→ 0,02 mol B: ∆m tăng = 3,82 – 2,94 = 0,88 (g)
⇒ x = 2 ⇒ CTPT A là: (NH2)R(COOH)2
Theo đề:
MA = 147 ⇒ R + 106 = 147 ⇒ R = 41 ⇒ R là C3H5

Vậy CTCT của A là:
Axit glutamic
Dạng 7: Toán kim loại tác dụng với dung dịch muối
Ví dụ 1: Lấy một cây đinh sắt nặng 10g nhúng vào dung dịch CuSO 4 bão hòa.
Sau một thời gian lấy ra làm khô, cân đinh sắt nặng 10,4884g. Tính khối lượng
Cu bám lên cây đinh sắt.
Bài giải:
Fe + CuSO 4 
→ FeSO 4 + Cu

1 mol Fe
x mol Fe
⇒ x =
⇒ m Cu

→ 1 mol Cu : ∆m tăng = 64 – 56 = 8g
→ x mol Cu : ∆m tăng = 10,4884 – 10 = 0,4884g

0, 4884
= 0, 06105 mol
8
= 0, 06105 × 64 = 3,9072g

Ví dụ 2: Nhúng một thanh kẽm và một thanh sắt vào cùng một dung dịch
CuSO4. Sau một thời gian lấy hai thanh kim loại ra thấy trong dung dịch còn
lại có nồng độ mol ZnSO4 bằng 2,5 lần nồng độ mol FeSO4. Mặt khác, khối
lượng dung dịch giảm 2,2 gam. Tính khối lượng đồng bám lên thanh kẽm và
bám lên thanh sắt .
Bài giải:
Vì trong cùng dung dịch còn lại (cùng thể tích) nên:

CM ZnSO 4 = 2,5 CM FeSO 4
⇒ n ZnSO = 2,5n FeSO
Zn + CuSO4 → ZnSO4 + Cu↓
(1)
2,5x ← 2,5x ← 2,5x mol
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu↓
(2)
x ← x ← x → x mol
Từ (1), (2) nhận được độ giảm khối lượng của dung dịch là
mCu (bám) − mZn (tan) − mFe (tan)

2,2 = 64×(2,5x + x) − 65×2,5x −56x

x = 0,4 mol.
Vậy:
mCu (bám lên thanh kẽm) = 64×2,5×0,4 = 64 gam;
mCu (bám lên thanh sắt) = 64×0,4 = 25,6 gam.
4

4

11


Dạng 8: Toán khử oxit kim loại
Ví dụ 1: Khử 44,8g hỗn hợp A gồm các oxit CuO, FeO, Fe 3O4, Fe2O3 bằng khí
CO ở nhiệt độ cao, người ta thu được 40 gam chất rắn X. Tính V lít CO (đktc)
Bài giải:
CuO


44,8g hỗn hợp A FeO

+ V(lit) CO, t

→ 40g rắn X. Tính V?
0

Fe2O3
Fe3O4

CO + O(trong oxit) → CO2
1 mol CO → pư 1 mol O tạo 1 mol CO2:
∆m rắn (giảm) = 16 g
x mol CO → pư x mol O : ∆m giảm = 44,8-40=4,8 g
=> x=0,3 mol
⇒ VCO = 0,3× 22,4 = 6,72 lít
Ví dụ 2: Thổi từ từ V lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm CO và H 2 đi qua hỗn hợp bột
CuO, Fe3O4, Al2O3 trong ống sứ đun nóng. Sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn
thu được hỗn hợp khí Y chỉ gồm khí CO 2 và hơi H2O, nặng hơn hỗn hợp khí X
ban đầu là 0,32 gam. Tính V ?
Bài giải:
Ta có sơ đồ phản ứng
CuO, Fe3O4, Al2O3 + CO+H2 → Cu +Fe + Al2O3+CO2+H2O
Cứ 1 mol hh khí X(CO,H2) →1 mol hh khí Y(CO2 ,H2O) ∆m tăng =16 g
Cứ x mol hh khí X(CO,H2) →x mol hh khí Y(CO2 ,H2O) ∆m tăng =0,32 g
=> x=0,32/16= 0,02 mol => V=22,4.0,02 =0,448 lít
Bài tập áp dụng của khối 12:
Câu 1. Cho 2,1 gam hỗn hợp X gồm 2 amin no, đơn chức, kế tiếp nhau
trong dãy đồng đẳng phản ứng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 3,925
gam hỗn hợp muối. Công thức của 2 amin trong hỗn hợp X là………………….

Đáp số: CH3NH2 và C2H5NH2
Câu 2. Nhúng thanh kim loại M hoá trị 2 vào dung dịch CuSO4, sau một thời
gian lấy thanh kim loại ra thấy khối lượng giảm 0,05%. Mặt khác nhúng thanh
kim loại trên vào dung dịch Pb(NO3)2, sau một thời gian thấy khối lượng
tăng 7,1%. Xác định M, biết rằng số mol CuSO4 và Pb(NO3)2 tham gia ở hai
trường hợp như nhau..............................................................................................
Đáp số: Zn.
Câu 3. Cho 0,1 mol hợpchất A tác dụng vừa đủ với 80 ml dd HCl 1,25 M,sau đó
cô cạn dd thì được 18,75 g muối.Mặt khác ,nếu cho 0,1 mol A tác dụng với
lượng NaOH vừa đủ ,rồi đem cô cạn thì được 17,3 g muối.Xác định công thức
phân tử và công thức cấu tạo của A.Biết rằng A là α -aminoaxit,không làm mất
màu dung dịch KMnO4............................................................................................
Đáp số: C6H5CH(NH2)COOH

12


Câu 4. Cho 3,78 gam bột Al phản ứng vừa đủ với dung dịch muối XCl 3 tạo
thành dung dịch Y. Khối lượng chất tan trong dung dịch Y giảm 4,06 gam so với
dung dịch XCl3. xác định công thức của muối XCl3……………...........................
Đáp số: FeCl3
Câu 5. Hoà tan a(g) một kim loại có hoá trị không đổi vào trong 500ml dung
dịch hỗn hợp AgNO3 và Cu(NO3)2 đều có nồng độ 0,4M. Sau khi phản ứng hoàn
toàn thì tu được hỗn hợp 3 kim loại có khối lượng ( a+ 27,2 ) gam và dung dịch
chỉ có một muối duy nhất. Xác định kim loại đã dùng và tính nồng độ mol của
dung dịch thu được……………………………...……….......................................
Đáp số: Mg ; 0,6M
Câu 6. Cho m gam bột Zn và Fe vào lượng dư dd CuSO 4 .Sau phản ứng lọc bỏ
phần dd thu được m gam bột rắn. Thành phần % của Zn trong hỗn hợp
đầu….......................................................................................................................

Đáp số: 90,28% Zn
Câu 7. Cho luồng khí CO đi qua 16 gam oxit sắt nguyên chất được nung nóng
trong một cái ống. Khi phản ứng thực hiện hoàn toàn và kết thúc, thấy khối
lượng ống giảm 4,8 gam. Xác định công thức và tên oxit sắt đem
dùng………............................................................................................................
Đáp số: Fe2O3
Câu 8. Cho luồng khí CO đi qua 0,02 mol hh X gồm Fe 2O3, FeO được nung
nóng trong một cái ống. Khi phản ứng thực hiện hoàn toàn và kết thúc, thu được
1,96 g chất rắn Y ;hh khí sau phản ứng hấp thụ hoàn toàn vào dd Ca(OH) 2 dư
thấy khối lượng bình chứa dd Ca(OH)2 tăng 0,22 g .Tính khối lượng của mỗi
oxit trong hỗn hợp X………………………………………..................................
Đáp số: khối lượng Fe2O3 là 0,16 g ; khối lượng FeO là 1,368g
Câu 9. Cho 4,48 lít khí CO (đktc) đi qua FeO được nung nóng , một thời gian
sau phản ứng thấy khối lượng chất rắn thu được bé hơn khối lượng FO ban đầu
là 1,6 g .Tính khối lượng của Fe thu được và phần % thể tích của hỗn hợp khí
sau phản ứng………………………………………………....................................
Đáp số: 5,6 g và 50%.
V. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
Qua quá trình giảng dạy, tôi thấy nếu cho các em làm quen dần với các
phương pháp tăng giảm khối lượng và các phương pháp giải nhanh ở các khối
lớp 10 và 11, bằng cách xen vào trong các giờ luyện tập, ôn tập và bài tập tự
chọn, thì lên lớp 12 các em sẽ nhận dạng và giải bài tập nhanh hơn, mặt bằng
chất lượng môn Hóa ở các lớp sẽ khá hơn so với các lớp chưa được tiếp cận với
phương pháp. Phân dạng và giải bài tập theo phương pháp tăng giảm khối lượng
kích thích, lôi cuốn sự chú ý của các em, làm cho tiết học sôi động hơn, tạo niềm
tin và sự hứng thú cho các em sau tiết học. Từ đó sẽ giúp cho các em phát triển
tư duy, kĩ năng tìm tòi sáng tạo và đạt kết quả cao trong học tập.
 Một số minh chứng sau khi triển khai áp dụng sáng kiến:

13



1. Kết quả khảo sát trước khi áp dụng skkn:
Năm học 2012 – 2013, kết quả thống kê điểm kiểm tại 2 lớp 10B 3 (lớp thực
nghiệm) và 10B4 (lớp đối chứng) trước khi dạy phương pháp cho kết quả như
sau:
Thống kê điểm kiểm tra môn Hóa trước tác động
( trước khi triển áp dụng khai skkn)

Lớp
số 0 → < 3 3 → < 5
5→<7
7→<9
9 → 10
ĐTB
SL % SL %
SL %
SL %
SL %
40,9
36,,4
18,2
10B4 44 0 0% 18
16
8
2 4,5% 5,68
%
%
%
44,4

15,6
10B3 45 0 0% 20
17 37,8% 7
1 2,2% 5,54
%
%
Nhận xét: Độ chênh lệch kết quả ở 2 lớp không cao, độ chênh lệch điểm trung
bình trước tác động là 5,68 – 5,54 = 0,14. Kết quả thu được của hai lớp gần như
tương đương. Nhưng kết quả cao hơn nghiêng về phía lớp đối chứng 10B4.
2. Kết quả khảo sát sau khi áp dụng skkn:
- Năm học 2012 – 2013: Năm lớp 10, thực hiện khảo sát vào thời điểm sau khi
dạy song phương pháp, cuối học kì 2.
Lớp


số

10B4 44
10B3 45

Thống kê điểm kiểm tra môn Hóa sau tác động
( sau khi triển khai áp dụng skkn ở lớp 10B3)
0→<3 3→<5
5→<7
7→<9
9 → 10
SL % SL %
SL %
SL %
SL %

0
27,3
45,5
20,4
6,8
0
12
20
9
3
%
%
%
%
%
0
22,2
55,5
15,6
6,7
0
10
25
7
3
%
%
%
%
%


ĐTB
5,9
6,5

- Năm học 2013 – 2014: Năm lớp 11, thực hiện khảo sát vào thời điểm sau khi
dạy song phương pháp, cuối học kì 2.
Lớp


số

11B4

40

11B3

43

Thống kê điểm kiểm tra môn Hóa sau tác động
( sau khi triển khai áp dụng skkn ở lớp 11B3)
0→<3 3→<5
5→<7
7→<9
9 → 10
SL % SL %
SL %
SL %
SL %

17,5
25,0
12,5
0 0% 7
18 45,0% 10
5
%
%
%
13,9
23,3
16,3
0 0% 6
20 46,5% 10
7
%
%
%

ĐTB
6,1
6,9

- Năm học 2014 – 2015: Năm lớp 12, thực hiện khảo sát vào thời điểm sau khi
dạy song phương pháp, cuối học kì 2.
Lớp



Thống kê điểm kiểm tra môn Hóa sau tác động

14


( sau khi triển khai áp dụng skkn ở lớp 12B3)
số 0 → < 3 3 → < 5
5→<7
7→<9
9 → 10
ĐTB
SL % SL %
SL %
SL %
SL %
12,5
30,0
12,5
12B4 40 0 0% 5
18 45,0% 12
5
6,4
%
%
%
32,5
25,0
12B3 40 0 0% 2 5,0% 15 37,5% 13
10
7,6
%
%

Nhận xét: Kết quả áp dụng skkn ở lớp B 3 cho tỉ lệ học sinh điểm dưới trung
bình giảm, đạt điểm: trung bình ,khá, giỏi đều tăng lên.
Bài kiểm tra sau khi áp dụng skkn của 2 lớp B 3 và B4: Điểm trung bình chênh
lệch nhau nhiều, độ chênh lệch là ∆ :
- Lớp 10 năm học 2012 – 2013: ∆ = 6,5 – 5,9 = 0,6.
- Lớp 11 năm học 2013 – 2014: ∆ = 6,9 – 6,1 = 0,8.
- Lớp 12 năm học 2014 – 2015: ∆ = 7,6 – 6,4 = 1,2.
- Kết quả thi HSG tỉnh môn Hóa năm 2014 – 2015 lớp 12B 3 có 03/05 học sinh
dự thi đều đạt giải gồm một giải nhất, một giải nhì và một giải ba. Lớp 12B 4 có
02/05 học sinh dự thi một học sinh đạt giải nhì (một hs không đạt giải). Kết quả
HSG tỉnh môn Hóa trường THPT Triệu sơn 2 năm học 2014 - 2015 xếp thứ 6
trên toàn tỉnh.
Kết quả cao nghiêng về phía lớp thực nghiệm B 3. Như vậy, việc dạy học sinh
phương pháp tăng giảm khối lượng nâng cao chất lượng dạy và học đối với học
sinh lớp thực nghiệm B3 (lớp được áp dụng triển khai áp dụng skkn trong toàn
khóa học).
Tại một thời điểm, bài kiểm tra sau tác động (kiểm tra 1 tiết) ở hai lớp thực
nghiệm và đối chứng, kết quả kiểm tra cũng như kết quả thi HSG cấp tỉnh môn
Hóa đều nghiêng về lớp thực nghiệm B3.
Kết quả trên đã chứng minh: Hai lớp trước tác động là tương đương. Sau tác
động kiểm chứng (sau khi triển khai áp dụng skkn) chênh lệch điểm trung bình
cho thấy: sự chênh lệch giữa điểm trung bình lớp thực nghiệm B 3 và lớp đối
chứng B4 rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả điểm trung bình lớp thực
nghiệm B3 cao hơn điểm trung bình lớp đối chứng B 4 là không ngẫu nhiên. Kết
quả của tác động khi giáo viên triển khai áp dụng skkn trên lớp B 3, đã minh
chứng cho tính hiệu quả của skkn.
Qua kết quả thực nghiệm sư phạm trên tôi tiếp tục triển khai sáng kiến kinh
nghiệm này ở các lớp sau của các năm học tiếp theo để giúp học sinh phát triển
tư duy và sự sáng tạo khi giải các bài tập Hóa học chuẩn bị tốt kiến thức để dự
thi THPT Quốc Gia, thi học sinh giỏi cấp tỉnh, giúp học sinh xác định tốt hướng

đi và phương pháp giải tốt nhất. Từ đó khuyến khích được học sinh tự tin hơn,
yêu thích môn Hóa và tin tưởng hơn vào chính mình, góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục nói chung và nâng cao chất lượng môn Hóa ở trường THPT.
Như vậy đề tài “Hướng dẫn học sinh phân dạng và sử dụng phương pháp
tăng giảm khối lượng để giải bài tập hóa học trung học phổ thông” kết quả
bước đầu thu được cho thấy tính hiệu quả cao trong quá trình giảng dạy.
15


C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. KẾT LUẬN
- Đề tài có tính thực tiễn cao đã được chứng minh qua lớp thực nghiệm B 3, có
thể được áp dụng cho các tiết học luyện tập, ôn tập, dạy học theo chủ đề tự
chọn... Vấn đề quan trọng là giáo viên phải chuẩn bị tốt hệ thống bài tập, phương
pháp giải và các hoạt động trong tiết học ắt sẽ đạt kết quả cao.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng cho phép giải nhanh được nhiều bài toán
khi biết quan hệ về khối lượng và tỉ lệ mol của các chất trước và sau phản ứng.
- Phương pháp tăng giảm khối lượng thường được sử dụng nhiều trong các bài
toán hỗn hợp nhiều chất.
- Đặc biệt, khi chưa biết rõ phản ứng xảy ra là hoàn toàn hay không hoàn toàn
thì việc sử dụng phương pháp này giúp học sinh đơn giản hóa bài toán hơn.
- Các bài toán giải bằng phương pháp tăng giảm khối lượng đều có thể giải
được theo phương pháp bảo toàn khối lượng hoặc phương pháp khác. Tùy từng
bài tập, mức độ kiến thức, kỉ năng của từng học sinh mà lựa chọn phương pháp
thích hợp.
- Việc nghiên cứu thực nghiệm sư phạm mới chỉ chỉ thực hiện trên lớp B 3 khóa
học 2012 – 2015 tôi đang giảng dạy bước đầu mang lại hiệu quả nhưng chưa đánh
giá toàn diện các tác động tích cực cũng như những khó khăn phát sinh. Trong
thời gian tới, được sự đánh giá, góp ý của HĐKH nghành, của đồng nghiệp tôi tiếp
tục nghiên cứu sâu hơn để triển khai tới các lớp học, khóa học sau nhằm góp phần

nâng cao chất lượng giáo dục môn hóa ở trường THPT.
II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT
Qua thực tế giảng dạy và đúc rút kinh nghiệm bước đầu, tôi có một vài kiến
nghị và đề xuất với các cấp quản lí giáo dục nói chung và BGH Trường THPT
Triệu Sơn 2 nói riêng như sau:
- Nhà trường hàng năm nên có kế hoạch tổ chức buổi hội thảo về các chuyên đề:
chuyên môn như phương pháp giảng dạy, phương pháp giải bài tập…về công tác
chủ nhiệm … thực hiện trong các tổ chuyên môn, trong hội đồng sư phạm.
- Tổ chức tọa đàm và báo cáo kinh nghiệm về học tập và giảng dạy ở các môn
học của giáo viên và học sinh giỏi…trong từng lớp, khối lớp và cho toàn trường.
- Giúp đỡ, tạo điều kiện cho các giáo viên khi áp dụng, thử nghiệm các PPDH
bằng nhiều hình thức.
Những vấn đề nêu trên là một số kinh nghiệm của bản thân, kết hợp với sự
tham khảo các tài liệu của các đồng chí, đồng nghiệp với mong muốn được góp
16


phần cùng toàn trường, toàn ngành và toàn xã hội nâng cao chất lượng và hiệu
quả dạy học nói chung và nâng cao chất lượng dạy và học môn Hóa ở trường
THPT.
Xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPY.
Kí tên

Lê Đình Lâm


17


MỤC LỤC
Trang
A. ĐẶT VẤN ĐỀ

01

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

01

II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

01

III. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC

02

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

02

V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

02


VI. CẤU TRÚC ĐỀ TÀI

02

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

03

I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ

03

II. THUẬN LỢI VÀ KHÓ KHĂN

03

III. CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN

03

IV. NỘI DUNG ĐỀ TÀI

04

V. KẾT QUẢ CỦA SÁNG KIẾN

13

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT


16

I. KẾT LUẬN

16

II. KIẾN NGHỊ VÀ ĐỀ XUẤT

16

18


TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Sách giáo khoa và sách bài tập hóa 10,11 và 12 trước và sau phân ban.
[2]. Các đề thi tuyển sinh đại học và cao đẳng từ 2007 đến 2014
[3]. Tạp chí Dạy và Học Hóa học.
[4]. Tạp chí Hóa học và ứng dụng
[5]. Bài tập Hóa học 2011, trường Dự bị Đại học Tp. HCM
[6]. Hướng dẫn giải nhanh Bài tập Hóa học của tác giả Cao Cự Giác
[7]. Phương pháp giải nhanh bài tập trắc nghiệm của Đỗ Xuân Hưng.
[8]. 16 Phương pháp và kĩ thuật giải nhanh bài tập trắc nghiệm môn hóa học của
Phạm Ngọc Bằng (chủ biên) – Vũ Khắc Ngọc – Hoàng Thị Bắc – Từ Sỹ Chương
– Lê Thị Mỹ Trang – Hoàng Thị Hương Giang – Võ Thị Thu Cúc – Lê Phạm
Thành – Kiều Thị Hương Chi – NXBĐHSP.
[9]. Hướng dẫn giải các dạng bài tập từ các đề thi quốc gia của Cao Thị Thiên
An – NXBĐHQG Hà Nội
….

19



SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

HƯỚNG DẪN HỌC SINH PHÂN DẠNG VÀ SỬ DỤNG
PHƯƠNG PHÁP TĂNG GIẢM KHỐI LƯỢNG ĐỂ GIẢI
BÀI TẬP HÓA HỌC TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Người thực hiện: Lê Đình Lâm
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc môn : Hóa Học

THANH HÓA NĂM 2015




×