Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

SKKN sáng kiến kinh ngiệm kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu văn bản cho học sinh THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (250.73 KB, 30 trang )

Trang
M ỤC L ỤC
A. ĐẶT VẤN ĐỀ...........................................................................
I. Lí do chọn đề tài……………………………………………….
II. Phạm vi đề tài, mục đích nghiên cứu………………………….
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.............................................................
I. Cơ sở lí luận ……………………………………………………
1. Khái niệm đọc hiểu văn bản.......................................................
2. Những nội dung thường ra trong đề đọc hiểu văn bản…………
II. Thực trạng của việc dạy học đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ
Văn THPT……………………………………...…........................
1. Thực trạng của việc dạy học phần đọc hiểu văn bản trong môn
Ngữ Văn THPT…………………………………………………..
2. Kết quả của thực trạng dạy học phần đọc hiểu văn bản trong
môn Ngữ Văn THPT. ....................................................................
III. Giải pháp thực hiện..................................................................
1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong giờ Đọc văn…….
2. Xây dựng chuyên đề đọc hiểu văn bản để ôn tập cho học sinh
trong các giờ học thêm……………………………………………
3. Xây dựng ngân hàng đề đọc hiểu cho học sinh thực hành……..
4. Giao bài tập về nhà…..................................................................
5. Kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh……………
IV. Những lưu ý khi thực hiện……………………………………
1. Về phía giáo viên........................................................................
2. Về phía học sinh………………….............................................
V. Kiểm nghiệm………………………………………………….
1. Về phía học sinh……………………………………………….
2. Về phía giáo viên………………………………………………
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT……………………….
I. Kết luận………………………………………………………..
II. Kiến nghị, đề xuất…………………………………………….


Tài liệu tham khảo.........................................................................
PHỤ LỤC

1
1
2
3
3
3
3
4
4
4
5
5
6
7
17
17
18
18
18
18
18
19
20
20
20

Trang 1



A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Lí do chọn đề tài
Để đáp ứng yêu cầu hội nhập, toàn cầu hóa, nền Giáo dục nước ta đang thực
hiện đổi mới căn bản và toàn diện. Từ năm 2012 Việt Nam đã chính thức tham gia
vào PISA- (PISA là chữ viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Programme for
International Student Assessment ), “Chương trình đánh giá học sinh quốc tế” do
Hiệp hội các nước phát triển (OECD) khởi xướng và chỉ đạo, nhằm tìm kiếm các
chỉ số đánh giá tính hiệu quả – chất lượng của hệ thống giáo dục của mỗi nước
tham gia, qua đó rút ra các bài học về chính sách đối với giáo dục phổ thông.Trong
đó, các năng lực chủ yếu được chú trọng là Toán học, Đọc hiểu và khoa học phổ
thông. Thực tế ấy đòi hỏi việc dạy học trong trường phổ thông nói chung và môn
Ngữ Văn nói riêng phải có sự đổi mới.
Nếu như dạy học Văn theo quan điểm truyền thống là giảng văn, phân tích,
bình giảng tác phẩm văn học thì theo quan điểm hiện đại, lấy người học là trung
tâm, dạy học Văn có sự mở rộng về phạm vi. Việc dạy học Ngữ Văn không dừng
lại ở việc thẩm bình tư tưởng nghệ thuật của các tác phẩm văn học. Chú trọng hình
thành kỹ năng, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh, việc đọc hiểu văn bản
đã trở thành nền tảng của dạy học Ngữ Văn trong trường phổ thông.
Mặt khác, từ năm học 2013-2014 , cấu trúc đề thi tốt nghiệp và đại học môn
Ngữ Văn đã có sự thay đổi. Câu 1 chuyển từ nội dung tái hiện kiến thức văn học
trong chương trình thành nội dụng đọc hiểu một ngữ liệu có hoặc không có trong
chương trình.
Đặc biệt, căn cứ vào đề thi minh họa của Bộ giáo dục và đào tạo năm 2015,
trong đề thi Ngữ Văn THPT quốc gia, câu đọc hiểu chiếm tới 3,0/10,0 điểm ( gồm
2 ngữ liệu với 8 câu hỏi nhỏ). Điều đó có nghĩa là học sinh muốn đạt kết quả tốt bài
thi Ngữ Văn phải làm tốt phần đọc hiểu. Vì vậy, phần đọc hiểu văn bản là nội dung
quan trọng trong chương trình ôn tập cho học sinh lớp 12.
Làm thế nào để giúp học sinh nắm vững các kiến thức và kỹ năng từ đó làm

tốt phần đọc hiểu trong đề thi, đó là trăn trở của không chỉ cá nhân tôi mà là của rất
nhiều giáo viên đang dạy học Ngữ Văn. Từ thực tiễn dạy của bản thân tôi muốn
chia sẻ với đồng nghiệp kinh nghiệm: Kinh nghiệm dạy học phần đọc hiểu văn
bản cho học sinh THPT.

Trang 2


II. Phạm vi đề tài và mục đích nghiên cứu.
Đọc hiểu văn bản là năng lực cơ bản cũng là kỹ năng thông dụng trong đời
sống của con người. Ở Việt Nam việc dạy học đọc hiểu văn bản luôn gắn liền với
môn Ngữ Văn trong trường học. Trong thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên
cứu đưa ra những quan điểm khoa học mang tính lí luận về chuẩn năng lực đọc
hiểu cho môn Ngữ Văn trong chương trình giáo dục phổ thông. Nói cách khác, đọc
hiểu là một vấn đề lớn, bao quát phạm vi rộng. Ở đây, với tư cách là một giáo viên
trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn ở trường THPT, tôi chủ yếu nghiên cứu đối tượng
là các học sinh bậc THPT. Phạm vi của đề tài hướng tới dạy học sinh đọc hiểu các
văn bản với các câu hỏi thường gặp trong các đề thi của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Mục đích của đề tài là từ cơ sở lí luận và thực tiễn kinh nghiệm người viết
đưa ra hệ thống các biện pháp để nâng cao năng lực đọc hiểu cho học sinh giúp các
em làm tốt phần đọc hiểu trong các đề thi Ngữ Văn THPT và đề thi Ngữ Văn trong
kì thi THPT Quốc gia.

Trang 3


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận
1. Khái niệm đọc hiểu văn bản
Đọc là một hoạt động của con người, dùng mắt để nhận biết các kí hiệu và

chữ viết, dùng trí óc để tư duy và lưu giữ những nội dung mà mình đã đọc và sử
dụng bộ máy phát âm phát ra âm thanh nhằm truyền đạt đến người nghe.
Định nghĩa về năng lực đọc hiểu của PISA:
Năng lực đọc hiểu bao gồm một tập hợp các năng lực nhận thức, từ việc giãi
mã căn bản đến các kiến thức về từ ngữ, ngữ pháp, ngôn ngữ, cấu trúc văn bản và
cách trình bày, tới kiến thức về thế giới. Nó cũng bao gồm cả các năng lực nhận
thức mở rộng: kiến thức và khả năng sử dụng các kế hoạch thích hợp khi tiếp cận
xử lí văn bản.
Theo GS Trần Đình Sử, “khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc
hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các
văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp
của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”.
Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học
sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp
cận môn Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng
sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống.
Đọc hiểu là hoạt động truy tìm và giải mã ý nghĩa của văn bản. Dạy đọc hiểu
là việc giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng những kỹ năng để đọc hiểu văn bản
thông qua các hoạt động, thao tác và theo một quy trình nhất định nào đó . Đọc
hiểu văn bản đề cao vai trò của chủ thể tích cực, sáng tạo của học sinh trong hoạt
động đọc. Song điều quan trọng là chúng ta cần thay đổi quan điểm về việc sử dụng
phương pháp dạy học Ngữ Văn nói chung và phương pháp dạy học đọc hiểu nói
riêng, nghĩa là không có một phương pháp dạy học đọc hiểu duy nhất nào cả. Tùy
thuộc vào loại văn bản, mục đích đọc và đối tượng học sinh, người thầy được tự do
lựa chọn bất kỳ phương tiện giảng dạy và cách hướng dẫn nào mà họ muốn.
2. Những nội dung thường ra trong đề đọc hiểu văn bản.
Khảo sát đề thi của Bộ giáo dục và đào tạo có thể thấy: Bộ Giáo dục và đào
tạo đã vận dụng chương trình PISA để xây dựng đề đọc hiểu văn bản. Trong đó, ma
trận của đề thi đọc hiểu chia thành ba mức độ : Nhận biết, thông hiểu, vận dụng
( vận dụng thấp và vận dụng cao) và thường hướng tới các nội dung sau.

Trang 4


Mức độ
Nhận
biết

Thông
hiểu

Vận
dụng

Nội dung
Ghi chú
- Nhận biết tên gọi, xuất xứ văn bản.
- Các lỗi sai về chính tả, về câu.
- Xác định câu chủ đề.
Chiếm 2,0/30
- Nhận biết về thể loại, phong cách ngôn ngữ.
điểm
- Xác định phương thức biểu đạt, thao tác lập
luận…
- Hiểu nội dung, chủ đề của văn bản.
- Hiểu được ý nghĩa của các từ ngữ, chi tiết trong
văn bản.
- Các biện pháp tu từ và hiệu quả nghệ thuật
trong văn bản.
- Vận dụng để lý giải cho một chi tiết trong văn 1,0/3,0 điểm
bản.

- Vận dụng để lý giải vấn đề có liên quan bên
ngoài văn bản.

II. Thực trạng của việc dạy học phần đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ
Văn THPT.
1. Thực trạngcủa việc dạy học phần đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ Văn
THPT.
“ Thi gì học nấy”- đó là một thực tế tồn tại từ lâu nay. Vì thế, trước kia, phần
đọc hiểu văn bản bị xem nhẹ, gần như không có trong các chuyên đề ôn thi tốt
nghiệp THPT và ôn thi Đại học, Cao đẳng. Điều đáng nói nữa là, vì đề thi không
kiểm tra phần kiến thức đọc hiểu nên các bài Tiếng Việt và Làm Văn trong chương
trình chỉ dạy để học sinh biết mà không đi rèn luyện kỹ càng. Ngay trong các giờ
Đọc Văn bản giáo viên chỉ chú trọng đến nội dung tư tưởng và đặc sắc nghệ thuật
mà ít chú ý đến việc cho học sinh tiến hành đọc hiểu thực sự.
Đến năm 2014, khi câu 1 trong đề thi Tốt nghiệp THPT và đề thi Đại học,
cao đẳng môn Ngữ Văn chuyển từ nội dung tái hiện kiến thức trong các tác phẩm
thuộc chương trình trong Sách giáo khoa sang đọc hiểu một ngữ liệu có trong
chương trình hoặc ngoài chương trình thì phần đọc hiểu văn bản đã trở thành một
nội dung quan trọng trong kế hoạch môn học.
2. Kết quả của thực trạng dạy học phần đọc hiểu văn bản trong môn Ngữ
Văn THPT.
Vì trong suốt một thời gian dài việc đọc hiểu văn bản chưa được chú ý nên
kỹ năng đọc hiểu của học sinh nói chung và học sinh lớp 12 nói riêng còn nhiều
Trang 5


hạn chế. Tôi đã tiến hành khảo sát thực tế tại trường THPT Triệu Sơn 2 nơi tôi
đang trực tiếp dạy học môn Ngữ Văn và nhận thấy: nhiều học sinh lúng túng không
biết phải trả lời các câu hỏi trong phần đọc hiểu như thế nào? Viết thành bài hay
thành đoạn? Có được gạch đầu dòng không? Nhiều em còn không thể phân biệt

được các khái niệm phương thức biểu đạt với các thao tác lập luận, không biết xác
định phong cách ngôn ngữ, xác định các biện pháp tu từ còn chưa chính xác.Theo
tôi thấy, đó cũng là thực trạng chung của học sinh ở các trường THPT.
Việc dạy học phần đọc hiểu đã được các giáo viên chú trọng. Từ thực tế dạy
học của bản thân tôi thấy việc dạy học phần đọc hiểu văn bản gặp phải những khó
khăn sau:
- Các kiến thức kiểm tra trong phần đọc hiểu văn bản là rất nhiều lại không
tập trung trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn lớp 12 mà nằm rải rác trong
Sách giáo khoa Ngữ Văn từ bậc THCS đến THPT. Điều đó gây khó khăn cho cả
giáo viên và học sinh.
- Nguồn văn bản để chọn làm ngữ liệu rất phong phú.
- Thời gian dành cho việc ôn tập phần đọc hiểu còn ít do chương trình thi còn
nặng.
Thực tế ấy khiến tôi luôn trăn trở phải tìm giải pháp để dạy học hiệu quả
phần đọc hiểu văn bản cho học sinh. Và “Kinh nghiệm dạy học sinh ôn thi phần
đọc hiểu văn bản” mà tôi chia sẻ với đồng nghiệp chính là kinh nghiệm của bản
thân tôi trong thực tế dạy học. Đóng góp của đề tài này là ở chỗ: Người viết từ thực
tế dạy học đã đưa ra các biện pháp để nâng cao chất lượng giờ dạy đọc hiểu và xây
dựng được một ngân hàng đề đọc hiểu để học sinh thực hành.
III. Giải pháp thực hiện.
Để dạy học có hiệu quả phần đọc hiểu văn bản, giáo viên cần phải vận dụng
kết hợp các biện pháp sau.
1. Hướng dẫn học sinh đọc hiểu văn bản trong các giờ Đọc văn.
Các ngữ liệu trong đề thi có thể là các đoạn văn bản nằm trong chương
trình. Ví dụ đề thi năm 2014 khối C ra vào bài “ Đò lèn” của Nguyễn Duy và khối
D ra vào bài “Đất nước” của Nguyễn Đình Thi.
Do đó, trong các giờ đọc văn, ngoài việc dạy các đơn vị kiến thức theo
chuẩn kiến thức, kỹ năng tôi đã chú ý hướng dẫn học sinh đọc hiểu các đoạn văn
bản quan trọng.
Ví dụ: Khi đi tìm hiểu đoạn 1 của bài “Tây Tiến” (Quang Dũng), tôi đã

nêu ra các câu hỏi để học sinh thảo luận trả lời:
? Cho biết đoạn thơ sử dụng phương thức biểu đạt gì?
? Nội dung của đoạn thơ trên là gì?
? Xác định các biện pháp tu từ và phân tích hiệu quả của các biện pháp ấy?

Trang 6


? Nhận xét về cách sử dụng thanh điệu ở câu thơ: “ Nhà ai Pha Luông mưa
xa khơi”?
? Cảm nhận của anh/chị về cảnh thiên nhiên núi rừng Tây Bắc và người lính
Tây Tiến qua đoạn thơ trên?
Hay khi đi hướng dẫn học sinh tìm hiểu hình tượng rừng xà nu trong tác
phẩm “Rừng xà nu” của Nguyễn Trung Thành tôi đã hướng dẫn học sinh đọc hiểu
đoạn đầu của văn bản thông qua các câu hỏi sau:
? Đoạn văn bản trên sử dụng các phương thức biểu đạt gì?
? Xác định nội dung của đoạn trích?
? Cho biết cây xà nu được khắc hoạ trong đoạn trích có những đặc điểm gì?
? Hình ảnh “ cạnh một cái cây mới ngã gục đã có bốn năm cây con mọc lên,
hình nhọn mũi tên lao thẳng lên bầu trời…” có ý nghĩa gì?
? Chỉ ra biện pháp tu từ được tác giả sử dụng trong đoạn văn trên?
Tôi nhận thấy cách dạy này đã phát huy tính tích cực của học sinh. Các em
không chỉ nắm được kiến thức về tác phẩm mà còn được rèn luyện kỹ năng đọc
hiểu văn bản.
2. Xây dựng chuyên đề đọc hiểu văn bản để ôn tập cho học sinh trong các
giờ học thêm.
Vì Ngữ Văn là môn thi bắt buộc trong kỳ thi tốt nghiệp THPT và năm nay là
kỳ thi THPT quốc gia nên việc tăng cường học thêm môn Ngữ Văn là một nội dung
trong kế hoạch chuyên môn của các trường THPT.
Là giáo viên trực tiếp dạy học Ngữ Văn ở các lớp 12, theo kế hoạch chung

của cả tổ tôi đã chủ động xây dựng chuyên đề đọc hiểu văn bản để dạy ôn tập cho
học sinh trong các buổi chiều dạy thêm tại trường theo lịch của nhà trường.
Chuyên đề: ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I. Yêu cầu cần đạt:
* Về kiến thức: Hệ thống lại các kiến thức phần đọc hiểu, đặc biệt tập trung
vào các nội dung thường có trong các đề thi.
* Về kỹ năng: Hướng dẫn học sinh cách làm bài đọc hiểu. Từ đó học sinh có
thể thực hành làm các bài đọc hiểu cụ thể.
II. Nội dung chuyên đề và phương pháp thực hiện.
Hoạt động của GV và HS
Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Giáo viên I. Hệ thống các kiến thức về phần đọc hiểu.
hướng dẫn HS hệ thống lại 1/ Kiến thức về từ:
các kiến thức về phần đọc

Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động
hiểu.
từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ
- Giáo viên giao nhiệm vụ
ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt…
cho học sinh hệ thống lại

Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen,
các kiến thức về phần đọc
nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, nghĩa
hiểu. Có thể chia mỗi tổ hệ
biểu niệm, nghĩa biểu thái…
Trang 7



thống một nội dung lớn. 2/ Kiến thức về câu:
Sau đó GV điều khiển cho
.
Các thành phần câu: Chủ ngữ, vị ngữ,
HS thảo luận và chốt lại trạng ngữ, khởi ngữ, thành phần biệt lập..
các kiến thức cơ bản.

Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ
pháp

Các loại câu phân loại theo mục đích nói
(trực tiếp, gián tiếp).

Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định,
câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ:

Tu từ về ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp
thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…

Tu từ về từ: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán
dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm, nói
tránh, nói quá.

Tu từ về câu: Lặp cú pháp, liệt kê, chêm
xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối, im lặng,…
4/ Kiến thức về văn bản:

Các phong cách ngôn ngữ: PCNN sinh hoạt,
chính luận, báo chí, khoa học, hành chính,

nghệ thuật.

Các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả,
biểu cảm, thuyết minh, nghị luận, hành
chính-công vụ.

Thể loại văn bản.

Các thao tác lập luận: giải thích, chứng
minh, phân tích, bình luận, so sánh, bác bỏ.
Hoạt động 2: GV cho Hs II. Luyện tập thực hành
thực hành làm đề.
Tùy vào số buổi học mà
giáo viên cho học sinh
luyện đề (Đề lấy từ ngân
hàng đề)
- GV có thể cho Hs làm
bài, hoặc giao về nhà.
3. Xây dựng ngân hàng đề đọc hiểu để học sinh thực hành.
Để học sinh nâng cao kỹ năng làm bài thi đọc hiểu, giáo viên cần cho học
sinh thực hành nhiều. Để thuận lợi cho việc thực hành của học sinh, tôi đã sưu tầm
Trang 8


biên soạn xây dựng một ngân hàng đề thi đọc hiểu. Khi xây dựng ngân hàng đề này
tôi đã căn cứ vào kết quả khảo sát các đề thi đọc hiểu do Bộ giáo dục đã đưa ra
trong các kỳ thi từ năm 2014 và đề thi THPT quốc gia năm 2015 minh họa; tham
khảo các thông tin về đề thi môn Ngữ Văn THPT Quốc gia năm 2015; tham khảo
đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ Văn năm 2015 của các trường THPT có uy tín
trên toàn quốc và vận dụng cả tiêu chí của PISA trong đánh giá năng lực đọc hiểu

văn bản.
Các đề trong Ngân hàng đề đọc hiểu được sắp xếp theo trình tự: Các văn bản
trong chương trình (Văn bản Đọc Văn, Văn bản đọc thêm), các văn bản ngoài
chương trình.
NGÂN HÀNG ĐỀ ĐỌC HIỂU VĂN BẢN.
Đề 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
"Tiếng trống thu không trên cái chòi của huyện nhỏ ; từng tiếng một vang ra
để gọi buổi chiều. Phương tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng
như hòn than sắp tàn. Dãy tre làng trước mặt đen lại và cắt hình rõ rệt trên nền
trời.
Chiều, chiều rồi. Một chiều êm ả như ru, văng vẳng tiếng ếch nhái kêu ran
ngoài đồng ruộng theo gió nhẹ đưa vào. Trong cửa hàng hơi tối muỗi đã bắt đầu
vo ve. Liên ngồi yên lặng bên mấy quả thuốc sơn đen ; đôi mắt chị bóng tối ngập
đầy dần và cái buồn của buổi chiều quê thấm thía vào tâm hồn ngây thơ của chị ;
Liên không hiểu sao, nhưng chị thấy lòng buồn man mác trước cái giờ khắc của
ngày tàn”.
(Trích "Hai đứa trẻ" - Thạch Lam)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nêu nội dung của đoạn văn?
3. Những đặc sắc về nghệ thuật trong đoạn văn? Tác dụng?
4. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn trên.
Đề 2: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
"Một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng, đang dậm tô nét chữ trên tấm
lụa trắng tinh căng phẳng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản
ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa
óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò, thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong
lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quan ngục đứng thẳng người
dậy và đĩnh đạc bảo:
Trang 9



- Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là
nơi để treo một bức lụa trắng trẻo với những nét chữ vuông vắn tươi tắn nó nói lên
những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu
tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?...Tôi bảo thực
đấy: thầy Quản nên tìm về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi
đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây, khó giữ thiên lương cho lành vững và
rồi cũng đến nhem nhuốc mất cái đời lương thiện đi.
Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phòng giam, tàn lửa tắt nghe
xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái
người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho
nghẹn ngào: "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".
1. Đoạn trích trên đây trong tác phẩm nào? của tác giả nào? mô tả cảnh tượng gì ?
2. Cảnh tượng trên hàm chứa nhiều yếu tố tương phản. Hãy chỉ ra những yếu tố
tương phản đó.
3. Nguyễn Tuân đã thể hiện quan niệm nghệ thuật gì qua lời khuyên của Huấn Cao
đối với quản ngục; ý nghĩa của cái Đẹp với cuộc sống con người cũng được khẳng
định như thế nào qua cử chỉ, thái độ và lời nói của quản ngục với Huấn Cao?
Đề 3: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới
"Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu
hắn chửi trời. Có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng
chẳng sao: đời là tất cả nhưng chẳng là ai. Tức mình, hắn chửi ngay tất cả làng Vũ
Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: “Chắc nó trừ mình ra!”. Không ai lên
tiếng cả. Tức thật! ờ! Thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải
chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp!
Thế có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào lại
đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này? A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi,
hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo! Hắn
nghiến răng vào mà chửi cái đứa đã đẻ ra Chí Phèo. Nhưng mà biết đứa nào đã đẻ
ra Chí Phèo? Có mà trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai

biết… "
1. Nêu xuất xứ và nội dung cơ bản của đoạn trích?
2. Chỉ rõ tính chất những tiếng chửi của Chí Phèo?
3. Tiếng chửi ấy cho thấy bi kịch gì của Chí Phèo?
4. Anh/chị có thể giải thích để trả lời giúp Chí Phèo câu hỏi: Ai đẻ ra Chí Phèo?

Trang 10


Đề 4 : Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi:
Ta muốn ôm
Cả sự sống mới bắt đầu mơn mởn;
Ta muốn riết mây đưa và gió lượn,
Ta muốn say cánh bướm với tình yêu,
Ta muốn thâu trong một cái hôn nhiều
Và non nước, và cây, và cỏ rạng,
Cho chếnh choáng mùi thơm, cho đã đầy ánh sáng
Cho no nê thanh sắc của thời tươi;
Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi!
( Trích Vội vàng – Xuân Diệu)
1. Việc chuyển đổi cách xưng hô từ “tôi” sang “ta” chủ yếu nhằm thể hiện điều gì?
2. Tìm và phân tích hiệu quả của các từ láy trong đoạn thơ?
3. Đánh giá đoạn thơ trên, có ý kiến cho rằng: đó là một cái tôi vị kỷ, sống hưởng
thụ, sống gấp. Anh/chị có đồng ý với ý kiến này không? Hãy giải thích ngắn gọn
(không quá 3 câu).
4. Chúng ta có thể nói gì về những yếu tố mới mẻ đã góp phần làm nên danh hiệu
“nhà thơ mới nhất trong các nhà thơ mới” (Hoài Thanh) của Xuân Diệu qua đoạn
thơ này (Tŕnh bày trong khoảng 5 – 7 câu).
Đề 5: Đọc đoạn thơ sau và trả lời câu hỏi :
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông

Một người chín nhớ mười mong một người.
Gió mưa là bệnh của giời,
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
( Tương tư, Nguyễn Bính )
1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn thơ?
2. Đoạn thơ thể hiện tâm tư,tình cảm gì của nhân vật trữ tình ?
3. Phân tích hiệu quả sử dụng biện pháp tu từ trong hai câu thơ đầu của đoạn thơ.
4. Những yếu tố nào trong đoạn thơ thể hiện chất dân gian trong thơ Nguyễn Bính ?
Đề 6:
Đọc các đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Trang 11


“Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt nhiên không ai biết đến, so với quốc
gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều. Một tiếng bè bạn không thể thay
cho xã hội luân lí được, cho nên không cần cắt nghĩa làm gì.
Tuy trong sách Nho có câu: “Sửa nhà trị nước rồi mới yên thiên hạ”. Hai
chữ thiên hạ đó tức là xã hội. Ngày nay những kẻ học ra làm quan cũng võ vẽ nhắc
đến hai chữ đó nhưng chỉ làm trò cười cho kẻ thức giả đấy thôi. Cái chủ ý bình
thiên hạ mất đi đã từ lâu rồi.”
(Trích Đạo đức và luân lí Đông Tây, Phan Châu Trinh)
1. Đoạn trích được viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
2. Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích?
3. Nhận xét về cách nêu vấn đề của tác giả trong đoạn tích trên?
Đề 7: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi:
Hỡi đồng bào cả nước!
"Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. tạo hóa cho họ những
quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được
sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc".
Lời bất hủ ấy ở trong bản Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mỹ. Suy

rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình
đẳng; dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do.
Bản tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của cách mạng Pháp năm 1791
cũng nói:
"Người ta sinh ra tự do và bình đẳng về quyền lợi, và phải luôn luôn được tự
do và bình đẳng về quyền lợi".
Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được.
( “Tuyên ngôn độc lập” – Hồ Chí Minh)
1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
2. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích trên.
3. Trong đoạn văn bản trên tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào?
4. Tại sao trong phần đầu bản “Tuyên ngôn độc lập” của Việt Nam Hồ Chí Minh
lại dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của Mỹ và Pháp?
Đề 8: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
“ Con sóng dưới lòng sâu
Con sóng trên mặt nước
Ôi con sóng nhớ bờ
Ngày đêm không ngủ được
Trang 12


Lòng em nhớ đến anh
Cả trong mơ còn thức”
( “Sóng” – Xuân Quỳnh)
1. Cho biết nội dung của đoạn thơ trên.
2. Đoạn thơ trên sử dụng phương thức biểu đạt nào?
3. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ trên.
4. Anh/chị hiểu như thế nào về hai câu thơ cuối.
Đề 9: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Suốt mấy hôm rày đau tiễn đưa

Đời tuôn nước mắt, trời tuôn mưa...
Chiều nay con chạy về thăm Bác
Ướt lạnh vườn cau, mấy gốc dừa!
Con lại lần theo lối sỏi quen
Đến bên thang gác, đứng nhìn lên
Chuông ôi chuông nhỏ còn reo nữa?
Phòng lặng, rèm buông, tắt ánh đèn!
(Trích Bác ơi! – Tố Hữu)
1. Nêu phương thức biểu đạt của đoạn thơ?.
2. Nội dung chính của đoạn thơ là gì?
3. Xác định nhịp thơ và nêu hiệu quả nghệ thuật cách sử dụng nhịp thơ ở 2
câu thơ cuối ở đoạn thơ thứ 2?
Đề 10: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi:
Tôi đi lính, lâu không về quê ngoại
dòng sông xưa vẫn bên lở bên bồi
Khi tôi biết thương bà thì đã muộn
Bà chỉ còn là một nấm cỏ thôi!
(Trích Đò Lèn – Nguyễn Duy)
1. Tại sao viết về bà, tác giả liên tưởng đến “dòng sông xưa ” trong đoạn
thơ?
2. Các từ “đã muộn”, “nấm cỏ ” có vai trò gì trong việc thể hiện tâm trạng
của nhà thơ?
3. Viết đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về vấn đề đặt ra qua đoạn thơ.
Đề11: Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi
Anh bỗng nhớ em như đông về nhớ rét
Tình yêu ta như cánh kiến hoa vàng,

Trang 13



Như xuân đến chim rừng lông trở biếc
Tình yêu làm đất lạ hóa quê hương.
(Trích Tiếng hát con tàu – Chế Lan Viên)
1. Nêu ý chính của đoạn thơ?
2. Xác định các biện pháp tu từ trong đoạn thơ và nêu tác dụng của nó trong
việc thể hiện nội dung?
3. Nêu ngắn gọn chiều sâu triết lí trong câu thơ : Tình yêu làm đất lạ hóa quê
hương. ?
Đề 12: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mỵ không thổi cũng không đứng lên. Mỵ nhớ lại
đời mình. Mỵ tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng trốn được
rồi, lúc đó bố con thống lý sẽ đổ là Mỵ đã cởi trói cho nó, Mỵ liền phải trói thay
vào đấy. Mỵ chết trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, nhưng làm sao Mỵ cũng không thấy
sợ...Trong nhà tối bưng, Mỵ rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mỵ
tưởng như A Phủ biết có người bước lại... Mỵ rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây. A Phủ thở phè từng hơi, như rắn thở, không biết mê hay tỉnh.Lần lần, đến lúc
gỡ được hết dây trói ở người A Phủ thì Mỵ cũng hốt hoảng. Mỵ chỉ thì thào được
một tiếng "Đi đi..." rồi Mỵ nghẹn lại. A Phủ khuỵu xuống không bước nổi. Nhưng
trước cái chết có thể đến nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mỵ đứng lặng trong bóng tối.
Trời tối lắm. Mỵ vẫn băng đi. Mỵ đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy xuống tới lưng
dốc.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Các từ láy được gạch chân: rón rén , hốt hoảng, thì thào đạt hiệu quả nghệ thuật
như thế nào khi diễn tả quá trình Mị cởi trói cho A Phủ ?
4. Tại sao câu văn Mỵ đứng lặng trong bóng tối. được tách thành một dòng riêng?
Đề 13: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
Một loạt đạn súng lớn văng vẳng dội đến ầm ĩ trên ngọn cây. Rồi loạt thứ

hai...Việt ngóc dậy. Rõ ràng không phải tiếng pháo lễnh lãng của giặc. Đó là
những tiếng nổ quen thuộc, gom vào một chỗ, lớn nhỏ không đều, chen vào đó là
những dây súng nổ vô hồi vô tận. Súng lớn và súng nhỏ quyện vào nhau như tiếng
mõ và tiếng trống đình đám dậy trời dậy đất hồi Đồng khởi. Đúng súng của ta rồi!
Việt muốn reo lên. Anh Tánh chắc ở đó, đơn vị mình ở đó. Chà, nổ dữ, phải chuẩn
bị lựu đạn xung phong thôi! Đó, lại tiếng hụp hùm...chắc là một xe bọc thép vừa bị
Trang 14


ta bắn cháy. Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ. Những khuôn mặt anh em mình
lại hiện ra...Cái cằm nhọn hoắt ra của anh Tánh, nụ cười và cái nheo mắt của anh
Công mỗi lần anh động viên Việt tiến lên...Việt vẫn còn đây, nguyên tại vị trí này,
đạn đã lên nòng, ngón cái còn lại vẫn sẵn sàng nổ súng. Các anh chờ Việt một
chút. Tiếng máy bay vẫn gầm rú hỗn loạn trên cao, nhưng mặc xác chúng. Kèn
xung phong của chúng ta đã nổi lên. Lựu đạn ta đang nổ rộ...
(Trích Những đứa con trong gia đình – Nguyễn Thi)

1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức nào là chính?
2. Nội dung chủ yếu của đoạn văn bản là gì ?
3. Xác định phép tu từ so sánh trong văn bản. Nêu hiệu quả nghệ thuật của phép tu
từ đó ?
4. Tại sao Tiếng súng nghe thân thiết và vui lạ đối với nhân vật Việt ?
5. Từ văn bản, việt đoạn văn ngắn bày tỏ suy nghĩ về ý chí, nghị lực của tuổi trẻ
hôm nay.
Đề 14: Đọc đoạn văn sau và trả lời từ câu hỏi:
“Ai có thể đếm được đã bao năm tháng, bao đời người đã đi qua mà cái Tết về đại
thể vẫn là một?
Tết gia đình.
Tết dân tộc.
Tết đậm đà phong vị cộng đồng, quãng giải lao giữa hai chặng đường vất vả, gian

nan.
Vẫn là ngày hăm ba cúng ông Táo, đêm ba mươi cúng tất niên, hái cành lộc. Vẫn
là ngày mồng một he hé cửa đón đợi người xông nhà, dặn dò nhau ý tứ giữ gìn
kiêng cữ cho khỏi dông cả năm dài. Ngày đầu xuân, cơm nguội không rang để cho
đời khỏi khô kháo, nhà không quét cho tài lộc khỏi thất tán. Vẫn là mùi hương hoa
ngan ngát nơi bàn thờ ấy. Vẫn là làn không khí mới mẻ, hơi bỡ ngỡ, trịnh trọng ấy.
Vẫn những gương mặt cởi mở, chan hoà giữa khung cảnh trời đất tươi đẹp vì được
niềm phấn chấn của con người thâm nhập giao hoà.”
( Trích “Mùa lá rụng trong vườn”-Ma Văn Kháng)
1. Đoạn văn trên khẳng định điều gì?
2. Biện pháp nghệ thuật được sử dụng nhiều nhất trong đoạn văn trên là gì? Nêu
tác dụng của biện pháp nghệ thuật đó?
3. Cụm từ hai chặng đường vất vả, gian nan là để chỉ điều gì?
4. Đặt tiêu đề cho đoạn văn trên.
Đề 15: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi:
“... Với một tốc độ truyền tải như vũ bão, Internet nói chung, Facebook nói
riêng hàm chứa hiều thông tin không được kiểm chứng, sai sự thật, thậm chí độc
Trang 15


hại. Vì thế, nó cực kì nguy hiểm, có thể gây ảnh hưởng xấu đến chính trị, kinh tế,
đạo đức … và nhiều mặt của đời sống, có thể gây nguy hại cho quốc gia, tập thể
hay các cá nhân. Do được sáng tạo trong môi trường ảo, thậm chí nặc danh nên
nhiều “ngôn ngữ mạng” trở nên vô trách nhiệm, vô văn hóa… Không ít kẻ tung
lên Facebook những ngôn ngữ tục tĩu, bẩn thỉu nhằm nói xấu, đả kích, thóa mạ
người khác. Chưa kể đến những hiện tượng xuyên tạc tiếng Việt, viết tắt, kí hiệu
đến kì quặc, tùy tiện đưa vào văn bản những chữ z, f, w vốn không có trong hệ
thống chữ cái tiếng Việt, làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt…”
(Trích “Bàn về Facebook với học sinh”, Lomonoxop. Edu.vn)


1. Đoạn văn bản trên thuộc phong cách ngôn ngữ nào?
2. Nội dung khái quát của đoạn văn bản trên?
3. Yếu tố nghệ thuật chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn bản trên? Tác dụng?
Đề 16: Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới:
" Chưa bao giờ cô Tơ thấy rõ cái đau khổ ngậm ngùi của tiếng đàn đáy buổi này.
Tiếng đàn hậm hực, chừng như không thoát hết được vào không gian. Nó nghẹn
ngào, liễm kiết (kết tụ lại) cái u uất vào tận bên trong lòng người thẩm âm. Nó là
một cái tâm sự không tiết ra được. Nó là nỗi ủ kín bực dọc bưng bít. Nó giống như
cái trạng huống thở than của một cảnh ngộ tri âm...Nó là niềm vang dội quằn quại
của những tiếng chung tình. Nó là cái dư ba của bể chiều đứt chân sóng. Nó là cơn
gió chẳng lọt kẽ mành thưa. Nó là sự tái phát chứng tật phong thấp vào cỡ cuối thu
dầm dề mưa ẩm và nhức nhối xương tủy. Nó là cái lả lay nhào lìa của lá bỏ
cành....Nó là cái oan uổng nghìn đời của cuộc sống thanh âm. Nó là sự khốn nạn
khốn đốn của chỉ tơ con phím"
( Trích từ Chùa đàn - Nguyễn Tuân)
1. Hãy nêu chủ đề của đoạn trích? Thử đặt nhan đề đoạn trích?
2. Trong đoạn văn có rất nhiều câu bắt đầu bằng từ "Nó" được lặp lại nhiều lần.
Biện pháp tu từ được sử dụng là gì? Tác dụng của biện pháp tu từ ấy?
3. Biện pháp tu từ nào đã được sử dụng trong câu văn: "Tiếng đàn hậm hực,
chừng như không thoát hết được vào không gian" ? Tác dụng của biện pháp tu từ
ấy?
4. Từ "Nó" được sử dụng trong các câu ở đoạn văn trích trên là ám chỉ ai, cái gì?
Biện pháp tu từ gì được nhà văn sử dụng trong việc nhắc lại từ "Nó"?
5. Trong đoạn văn, Nguyễn Tuân sử dụng rất nhiều tính từ chỉ tính chất. Anh/ chị
hãy thống kê 5 từ láy chỉ tính chất.
Đề 17: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
ẾCH NGỒI ĐÁY GIẾNG

Trang 16



Có con ếch sống lâu ngày trong một cái giếng nọ. Xung quanh chỉ có vài con
nhái, cua, ốc bé nhỏ. Hàng ngày, nó cất tiếng kêu ồm ộp làm vang động cả giếng,
khiến các con vật kia rất hoảng sợ. Ếch cứ tưởng bầu trời bé bằng cái vung và nó
thì oai như một vị chúa tể. Một năm nọ, trời mưa to làm nước dềnh lên, tràn bờ,
đưa ếch ra ngoài. Quen thói cũ… nó nhâng nháo đưa mắt lên nhìn bầu trời chả
thèm để ý đến xung quanh nên đã bị một con trâu đi qua giẫm bẹp.
1. Văn bản trên thuộc loại truyện gì?
2. Khi sống dưới giếng ếch như thế nào? Khi lên bờ ếch như thế nào?
3. Ếch là hình ảnh ẩn dụ tượng trưng cho ai? Bầu trời và giếng tượng trưng cho
điều gì?
4.Câu chuyện trên để lại cho anh, chị bài học gì?
Đề 18: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
"Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu
của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó
kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm,
khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
(Hồ Chí Minh)
1. Anh/ chị hãy đặt tên cho đoạn trích.
2. Chỉ ra phép liên kết chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn.
3. Tác giả đã sử dụng biện pháp nghệ thuật nào để thể hiện lòng yêu nước trong câu
"Nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy
hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước"? Với hai cụm
động từ lướt qua... và nhấn chìm..., tác giả đã khẳng định điều gì ở lòng yêu nước?
Sự khẳng định đó đã được chứng minh như thế nào trong lịch sử giữ nước oanh liệt
của dân tộc?
4. Viết một bài luận khoảng 200 từ trình bày suy nghĩ của anh/ chị về lòng yêu
nước của con người Việt Nam thời hiện đại?
Câu 19 : Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi:
..."Tôi muốn nhấn mạnh rằng, Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền và lợi ích

chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là thiêng liêng.
Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ sở bảo đảm
độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất định không chấp
nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa bình, hữu nghị viển
vông, lệ thuộc nào đó." (Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng)
1. Nội dung cơ bản của đoạn trích là gì?
2. Nội dung đó được thể hiện chủ yếu qua phép liên kết nào?
3. Văn bản chủ yếu được viết theo phương thức biểu đạt nào?

Trang 17


4. Trong Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh
khẳng định: "Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất
định không chịu làm nô lệ."
Anh/ chị hãy tìm ra thông điệp chung của hai văn bản? Thông điệp đó đã thể hiện
sâu sắc truyền thống cao quí nào trong đời sống tinh thần, tình cảm của dân tộc?
5. Anh/ chị về sức mạnh của truyền thống yêu nước( trong khoảng 10 dòng
Đề 20: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới.
CHA ĂN MẶN, CON KHÁT NƯỚC

Đàn ông hút thuốc, uống bia, rượu nhiều hoặc bị tiếp xúc với thuốc trừ sâu
trong lúc muốn có con sẽ có thể gây hại không những đến đứa trẻ chưa ra đời mà
còn đến các thế hệ sau. Đó là kết luận của các chuyên gia thuộc Đại học Rutgers
( Mĩ) sau khi thực hiện các thí nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm. Theo
báo Telegraph, kết quả nghiên cứu cho thấy có mối liên hệ mật thiết giữa những
hành động trên và tỉ lệ gia tăng các chứng vô sinh ở đàn ông cũng như sảy thai,
chết non ở trẻ. Các nhà khoa học khẳng định những thói quen xấu ở nam giới sẽ
dẫn đến biến đổi gien và những thay đổi này sẽ truyền sang các thế hệ sau.
(Nguồn: báo Thanh niên số 51, ngày 20-2-2008)


1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào là chính?Vì sao?
2. Văn bản trên đề cập vấn đề gì và phù hợp với những người đọc nào?
3. Tiêu đề sử dụng biện pháp tu từ gì? Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp đó?
4. Giao bài tập đọc hiểu về nhà cho học sinh
Do thời gian học tập trên lớp không nhiều: số tiết chính khóa là 3 tiết; số tiết
học thêm đối với lớp định hướng khối C,D là 1,5 buổi/tuần còn các lớp cơ bản A là
0,5 buổi/tuần. Trong khi đó nội dung ôn tập lại rất nhiều. Vì vậy, để nâng cao năng
lực đọc hiểu cho học sinh, tôi đã giao bài tập về nhà cho các em tự làm và sẽ chữa
bài vào tiết học sau.
5. Kiểm tra, đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh.
Việc kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh là điều cần thiết. Vì
việc kiểm tra vừa tạo sức ép buộc học sinh phải chủ động để hoàn thành các bài tập
được giao từ đó nâng cao năng lực đọc hiểu. Mặt khác, việc đánh giá, kiểm tra còn
giúp giáo viên phát hiện những “lỗ hổng” của học sinh để kịp thời bổ sung cho các
em.
Việc kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên bằng các hình
thức khác nhau:
- Thực hiện thường xuyên khi kiểm tra bài cũ.
- Đưa vào các đề kiểm tra 15 phút, 90 phút.
- Trong các giờ học thêm buổi chiều giáo viên có thể cho học sinh làm đề, trực tiếp
kiểm tra học sinh làm bài, hướng dẫn, nhận xét cụ thể từng học sinh.
Trang 18


IV. Những lưu ý khi thực hiện.
Trên đây là những giải pháp mà tôi đã và đang thực hiện tại các lớp tôi dạy.
Trong quá trình thực hiện tôi nhận thấy cần phải lưu ý một số điểm sau đây:
1.Về phía giáo viên
Để dạy tốt phần đọc hiểu văn bản trước hết giáo viên phải hiểu thấu đáo các

vấn đề, các nội dung liên quan đến phần đọc hiểu. Nghĩa là phải có kiến thức chắc
chắn về Tiếng Việt, Làm Văn và Văn học.
Giáo viên phải thường xuyên cập nhật các thông tin về kỳ thi, cấu trúc đề thi
để có thể ôn tập sát nội dung.
Giáo viên cần phải có sự giao lưu, kết nối để có thêm tư liệu, mở rộng số
lượng đề trong ngân hàng đề đọc hiểu.
Trong khi dạy học cần chú ý đến phương pháp. Ví phần đọc hiểu khó và khô
nên nếu sử dụng phương pháp truyền thống truyền thụ một chiều sẽ dễ gây nhàm
chá. Giáo viên cần vận dụng các phương pháp, kỹ thuật dạy học hiện đại như giao
nhiệm vụ, thảo luận nhóm… và sử dụng máy chiếu để hỗ trợ trong việc đưa ra ngữ
liệu.
1. Về phía học sinh.
Để việc ôn tập có hiệu quả đòi hỏi học sinh phải chủ động, tích cực khi tiếp
thu kiến thức, kỹ năng trên lớp và hoàn thành bài tập ở nhà.
Học sinh cần có kế hoạch cụ thể về thời gian và nội dung ôn tập.
V. Kiểm nghiệm.
1. Về phía học sinh.
Những giải pháp trên đã được tôi kiểm nghiệm qua thực tế dạy học trong 2
năm học 2013-2014 và 2014-2015.
1.1. Năm học 2013 – 2014 tôi được giao nhiệm vụ dạy các lớp 12A2( theo định
hướng khối C); 12A4 ( theo định hướng khối D); 12A6 ( lớp cơ bản định hướng
khối A); 12A7 ( Lớp ban KHTN). Tôi đã thực hiện ôn tập phần đọc hiểu văn bản
cho học sinh và kết quả thu được rất khả quan góp phần vào thành tích chung của
nhà trường (điểm thi đại học trung bình của Trường THPT Triệu Sơn 2 là 15.98,
xếp thứ 7 toàn tỉnh ). Trong đó kết quả điểm trung bình tốt nghiệp môn (TBTN) và
điểm trung bình đại học (TBĐH) môn Ngữ Văn cụ thể các lớp tôi dạy như sau:
Điểm TBTN
Điểm TBĐH

12A2

7,00
6,85

12A4
7,10
6,80

12A6
6,50
5,90

12A7
6,80
6,75

1.2. Năm học 2014 – 2015 tôi được giao nhiệm vụ dạy Ngữ Văn tại hai lớp 12B4
(lớp cơ bản định hướng khối A) và 12B6 (Lớp cơ bản định hướng khối B). Ngay từ
khi nhận lớp (tôi bắt đầu dạy từ lớp 12) tôi đã có kế hoạch chú ý rèn luyện kỹ năng
đọc hiểu của học sinh.
Trang 19


Trước hết, tôi tiến hành khảo sát năng lực đọc hiểu của học sinh qua bài
kiểm tra nhanh. Kết quả cho thấy đa số các em còn lúng túng trong cách làm, trả lời
sai câu hỏi. Điểm trung bình của các bài thi ở lớp 12B4 là 1,25/3,0 điểm; lớp 12B6
là 1,50/3,0điểm. Nhiều em chỉ làm được từ 0,5 điểm đến 1,0 điểm. Cá biệt có em
không làm được câu nào như em Cương (B4), em Trường (B4), em Trọng Tùng
(B4), em Vân Anh (B6)…
Sau khi khảo sát, tôi đã lập kế hoạch để kết hợp nhiều giải pháp trong các giờ
học chính khóa, các giờ học thêm và cả giao bài tập về nhà. Đến cuối năm chất

lượng đã có sự cải thiện rõ rệt. Qua kết quả các lần thi khảo sát chất lượng tại
trường có thể thấy sự tiến bộ của học sinh trong điểm bài thi Ngữ Văn (Trong đó
chắc chắn có vai trò quan trọng của phần đọc hiểu). Điểm trung bình môn Ngữ Văn
của các lớp có sự tiến bộ. Kết quả cụ thể như sau:
Lần 1
Lần 2

12B4
4,98
5,85

12B6
5,50
6,58

Tôi đã kiểm tra bài thi của học sinh và thấy đa số các em đều đã biết cách
làm tốt phần thi đọc hiểu. Nhiều em đã đạt điểm tuyệt đối phần đọc hiểu như em Tô
Thị Ngọc Hà lớp 12B4, Lê Thị Hương lớp 12B4, Lê Thị Trang 12B4; Nguyễn Thị
Giang 12B6; Ngô Thị Hiền 12B6; Đỗ Thị Duy 12B6; Hứa Thị Thoa 12B6; Nguyễn
Thị Phương 12B6…
2. Về phía giáo viên.
Tôi đã trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm dạy đọc hiểu văn bản với các đồng
nghiệp môn Ngữ Văn trong và ngoài trường. Các giáo viên đều đánh giá cao về
tính khoa học và tính thực tiễn đề tài.

C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
I. Kết luận.
Trang 20



Dạy học Ngữ Văn không chỉ dạy cho học sinh biết rung cảm, cảm thụ các tác
phẩm nghệ thuật mà theo xu hướng chung của thế giới, dạy học Ngữ Văn còn trang
bị cho học sinh kỹ năng để đọc hiểu tất cả các loại văn bản trong các lĩnh vực ( kể
cả Tiếng Việt và Ngoại ngữ). Vì vậy, việc đưa phần đọc hiểu vào đề thi THPT quốc
gia là hoàn toàn phù hợp. Đề tài của tôi chính là một kinh nghiệm để các thầy cô
giáo dạy Ngữ Văn tham khảo nhằm nâng cao chất lượng các giờ Ngữ Văn nói
chung và dạy học phần đọc hiểu văn bản nói riêng.
II. Kiến nghị, đề xuất.
Để nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh trong các giờ dạy học Ngữ
Văn, tôi xin đề nghị với Bộ giáo dục và Sở giáo dục và đào tạo như sau:
1. Trong chương trình Sách giáo khoa mới sắp tới cần đưa phần đọc hiểu vào
chương trình một cách hệ thống và khoa học. Trong đó cần định hướng rõ hơn cho
giáo viên về yêu cầu cần đạt và phương pháp thực hiện. Đồng thời chương trình
phải phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh.
2. Sở Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội thảo Sáng kiến kinh nghiệm để các giáo
viên có điều kiện trao đổi kinh nghiệm dạy học nói chung và dạy đọc hiểu văn bản
nói riêng.
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ của tôi trong quá trình dạy học phần đọc hiểu cho
học sinh THPT trong các giờ dạy học Ngữ Văn, vì vậy không tránh khỏi còn có
những thiếu sót.Tôi rất mong nhận được sự đánh giá góp ý của Hội đồng khoa học
của Ngành và các đồng nghiệp để đề tài hoàn thiện và có tính ứng dụng thực tiễn
hiệu quả.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 05 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Tác giả

Trần Thị Minh Loan


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. SGK Ngữ Văn 10,11,12, Nxb Giáo dục.
2. Chuẩn kiến thức kỹ năng môn Ngữ Văn 10,11,12.
Trang 21


3. Nguồn Internet.

PHỤ LỤC
HƯỚNG DẪN GIẢI CÁC ĐỀ TRONG NGÂN HÀNG ĐỀ ĐỌC HIỂU
Đề 1:
1. Đoạn văn trên được viết theo phương thức miêu tả là chính.
2. Nội dung chính đoạn văn:

Trang 22


+ Bức tranh phố huyện lúc chiều tàn: âm thanh, hình ảnh, màu sắc, đường nét hài hòa. Đó
là một buổi chiều yên ả, thơ mộng của một phố huyện nghèo.
+ Tâm trạng của nhân vật Liên: buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn.
3. Những đặc sắc về nghệ thuật và tác dụng:
- Những đặc sắc về nghệ thuật.
+ Sử dụng so sánh; thủ pháp tương phản đối lập.
+ Giọng văn: Chậm rãi, nhẹ nhàng, câu văn uyển chuyển, giàu hình ảnh,...
- Tác dụng: Gợi ấn tượng về một bức tranh mang hồn quê Việt: đẹp, bình dị, êm đềm, gợi
buồn.
4. Vẻ đẹp văn phong Thạch Lam qua đoạn văn: Trong sáng, giản dị, giàu chất thơ, giàu
cảm xúc. Lời văn nhẹ nhàng, “đầy hương thơm và nỗi u hoài”. Đó là một lối văn vừa cho
ta nhìn vừa cho ta cảm.
Đề 2:

1.Nội dung đoạn trích:
- Đoạn văn trên đây trích trong truyện ngắn Chữ người tử tù của nhà văn Nguyễn Tuân.
Đoạn trích miêu tả cảnh Huấn Cao cho chữ quản ngục.
- Nguyễn Tuân gọi cảnh Huấn Cao cho chữ viên quản ngục là “cảnh tượng xưa nay chưa
từng có”.
2 Những yếu tố tương phản đầy ấn tượng:
- Thứ nhất là sự tương phản trong tình huống sáng tạo nghệ thuật. Bản chất của nghệ
thuật chân chính là sáng tạo tự do, nay người nghệ sĩ tài hoa đang say mê tô từng nét chữ
lại là một người tù cổ đeo gông, chân vướng xiềng. Nghệ thuật giúp cho cái đẹp bất tử,
nhưng người sáng tạo nghệ thuật, người tạo ra cái đẹp bất tử lại là một tử tù đang ở đêm
cuối cùng của cuộc đời, chỉ sớm mai, Người phải vào kinh lĩnh án tử hình. Nghịch lí xót
xa ấy khiến cái đẹp trở nên mong manh, quí giá và giờ khắc tạo ra cái đẹp càng trang
trọng, thiêng liêng.
- Tiếp nữa là sự tương phản xuất hiện trong hoàn cảnh sáng tạo nghệ thuật. Người nghệ sĩ
thư pháp thường viết chữ ở những thư phòng thanh sạch, cao khiết với bạch lạp, hương
trầm...; nay HC cho chữ QN trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện,
đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Những tương phản không chỉ làm hiện ra sự khắc
nghiệt của hoàn cảnh mà còn cho thấy ý chí phi thường của những con người yêu cái đẹp,
dám vượt lên trên mọi sự nghiệt ngã chốn ngục tù để sáng tạo, chiêm ngưỡng và lưu giữ
cái đẹp.
- Sự tương phản sâu sắc nhất thể hiện trong vị thế của người tù và kẻ coi tù: Người tù cổ
đeo gông, chân vướng xiềng thì uy nghi, đàng hoàng, hiên ngang, đĩnh đạc viết chữ, cho
chữ và dạy bảo, khuyên nhủ; những người coi tù thì run run... khúm núm; thậm chí nghẹn
ngào khóc ... vái người tù một vái. Trước cái đẹp, cái thiện, mọi trật tự thông thường ở
nhà tù đã bị đảo lộn: không còn người tù và kẻ coi tù; chỉ có HC, người cho chữ, người
sáng tạo, ban phát cái đẹp, cũng là người dạy bảo những bài học về cái thiện; còn viên
quản ngục và thầy thơ lại là người xin chữ, người chiêm ngưỡng và may mắn được tiếp
nhận cái đẹp của nghệ thuật và thiên lương. Cảnh cho chữ trở thành cuộc tương ngộ của
những tấm lòng trong thiên hạ.
3) Quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Tuân về cái đẹp qua đoạn trích:

Trang 23


- Lời khuyên của Huấn Cao với quản ngục cho thấy quan điểm tiến bộ của NT về sự
thống nhất giữa cái đẹp và cái thiện, không thể chiêm ngưỡng cái đẹp ở nơi ngự trị của cái
ác, không thể hướng tới cái đẹp cao cả ở chốn mà thiên lương khó giữ cho lành
vững.Trước khi đến với cái đẹp của nghệ thuật phải giữ trọn cái đẹp của thiên lương, cái
đẹp không tách rời cái thiện.
- Cử chỉ, thái độ và lời nói quản ngục với Huấn Cao là sự minh chứng rõ nét cho sức
mạnh cảm hóa của cái đẹp, như sự khẳng định của một nhà văn nước ngoài: Cái đẹp sẽ
cứu thế giới.
- Ngày mai Huấn Cao sẽ phải về kinh chịu án chém nhưng những con chữ của
Huấn Cao thì sẽ còn mãi. Qua đó nhà văn khẳng định: Người nghệ sĩ sáng tạo ra cái đẹp
có thể bị giết hại nhưng cái đẹp thì mãi mãi bất tử.
Đề 3:
1.- Đây là đoạn mở đầu truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao.
- Đoạn trích miêu tả cảnh Chí Phèo uống rượu say và vừa đi vừa chửi giữa sự thờ ơ của
tất cả mọi người.
2. - Những tiếng chửi của Chí Phèo vu vơ, uất ức, hắn chửi từ trời đến đời, từ làng Vũ Đại
đến những người không chửi nhau với hắn... hắn chửi tất cả mà chẳng trúng vào ai. Bởi
Chí Phèo không biết ai làm hắn khổ, còn cả thế gian ai cũng nghĩ mình vô can trong bi
kịch của Chí. Tiếng chửi của Chí Phèo rơi vào hư vô và cuối cùng trơ ra sự cô độc của
hắn. Sự cô độc ấy bám riết lấy cuộc đời hắn.
- Những tiếng chửi vu vơ phẫn uất ấy cho thấy Chí mơ hồ cảm nhận bi kịch đau khổ của
một kẻ lạc loài, một kẻ hoàn toàn bị gạt bỏ ra bên lề cuộc sống bình dị của dân làng, hoàn
toàn đứng ngoài "xã hội bằng phẳng, thân thiện" của những người lương thiện. Hình như
dưới đáy cùng của cơn say triền miên u tối, Chí vẫn thèm nghe người ta nói với mình,
cũng tức là công nhận sự tồn tại của mình trong cộng đồng loài người, dẫu sự công nhận
chỉ bằng tiếng chửi, nhưng cả làng VĐ và đúng hơn là cả xã hội loài người kiên quyết
ruồng bỏ, tẩy chay hắn. Tiếng chửi cho thấy sự vật vã đau đớn của nhân vật trong bi kịch

bị cự tuyệt quyền làm người.
3. - Người mẹ khốn khổ bất hạnh nào đó chỉ đẻ ra một hài nhi bị bỏ rơi trong lò gạch cũ;
những người dân làng Vũ Đại nhân hậu đã cưu mang, nuôi lớn và tạo ra một anh Chí
nghèo khổ nhưng lương thiện.
- Nhà văn đã cho thấy, chính xã hội thực dân nửa phong kiến trước 1945 là những kẻ đã
đẻ ra Chí Phèo khi hủy hoại phần thiện lương, tước đoạt vĩnh viễn quyền làm người của
Chí. Cụ thể, nhà tù thực dân cùng những thủ đoạn áp bức tàn bạo, thâm hiểm của bọn
cường hào ác bá ở nông thôn VN trước CM đã đẩy những người nông dân lương thiện
như Năm Thọ, Binh Chức, Chí Phèo... vào con đường tha hóa lưu manh, đó chính là
những kẻ đã đẻ ra CP, đã hủy hoại nhân hình để Chí trở thành một con vật lạ, hủy hoại
nhân tính để Chí trở thành con quỉ dữ.
Đề 4:
1.Nhà thơ xưng “ta” là muốn nâng tầm vóc của ước mơ, của khát khao, của ham muốn,
muốn trở thành thông điệp chung của con người.
2. Từ láy Mơn mởn thể hiện sự non tơ, tràn đầy sức sống.

Trang 24


Từ láy no nê, đã đầy, chếnh choáng thể hiện trạng thái say sưa, mãnh liệt đến cuồng nhiệt
của tác giả trước vẻ đẹp cuộc đời. Qua đó thể hiện niềm yêu đời tha thiết.
3. Không. Vì đây là sự hưởng thụ chính đáng, biết sống với những gì mình có và mình
đáng được hưởng khi tuổi trẻ không lặp lại lần thứ hai trong đời.
4. Mới ở nội dung: Cái tôi cá nhân lớn lao, mạnh mẽ, công khai bộc bạch khát vọng và
hành động hưởng thụ cuộc sống ở mọi chiều kích khác nhau.
Mới ở nghệ thuật: Phép trùng điệp, tăng tiến, ẩn dụ chuyển đổi cảm giác với cách diễn
đạt mới mẻ, cách sử dụng các câu thơ vắt dòng…
Đề 5:
1. Phương thức biểu đạt chính là biểu cảm.
2. Đoạn thơ nói về nỗi tương tư của chàng trai trong nỗi nhớ và tình yêu đơn phương.

3. Hai câu đầu sử dụng biện pháp tu từ hoán dụ: Thôn Đoài chỉ chàng trai, thôn Đông chỉ
cô giá. Nhà thơ lấy không gian nhớ không gian thực chất là cách “nói vòng” để chỉ nỗi
nhớ của chàng trai thôn Đoài với cô giá thôn Đông. Ngoài ra tác giả còn sử dụng biện
pháp điệp ngữ ( hai từ “nhớ”, hai từ “một người”) để khẳng định nỗi nhớ cũng là nỗi
tương tư sâu sắc trong lòng.
4. Những yếu tố thể hiện chất dân gian:
- Nội dung: viết về nỗi tương tư của một chàng trai quê.
- Hình thức: Thể thơ lục bát, giọng điệu kể lể, thở than, cách nói hình ảnh qua các biện
pháp tu từ: hoán dụ, nhân hóa, điệp ngữ…; cách dùng thành ngữ dân gian (chín nhớ mười
mong)…
Đề 6:
1. Phong cách ngôn ngữ chính luận
2. Câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích: Xã hội luân lí thật trong nước ta tuyệt
nhiên không ai biết đến, so với quốc gia luân lí thì người mình còn dốt nát hơn nhiều.
3. Cách nêu vấn đề trực tiếp, nhấn mạnh và phủ định: tuyệt nhiên không ai biết đến.
Đề 7:
1. Đoạn văn bản đươc viết theo phong cách ngôn ngữ chính luận.
2. Phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn trích là phương thức nghị luận.
3. Các biện pháp tu từ được tác giả sử dụng là:
- Điệp ngữ : các từ điệp lại là “quyền”, “tự do”, “bình đẳng”.
- Liệt kê: “Trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu
hạnh phúc”; “ dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướngvà quyền tự do”
4. Việc trích dẫn lời trong hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp trong phần đầu bản Tuyên
ngôn độc lập của nước Việt Nam nhằm:
- Vì hai bản tuyên ngôn của Mĩ và Pháp có ghi rõ về quyền tự do bình đẳng. Đó là chân lí,
lẽ phải không ai chối cãi được. Việc trích dẫn ấy tạo nền tảng pháp lí vững chắc cho bản
TNĐL của Việt Nam. Từ quyền tự do, bình đẳng của con người cá nhân được ghi trong
hai bản tuyên ngôn của Pháp, Mĩ, Hồ Chí Minh đã khái quát lên thành quyền tự do, bình
đẳng của các dân tộc.
- Vì đó là hai bản tuyên ngôn nổi tiếng thế giới, là niềm tự hào của Pháp Mĩ. Việc trích

dẫn này một mặt thể hiện thái độ trân trọng đề cao thành tưự tư tưởng tiến bộ của nhân
loại và tổ tiên người Pháp, Mĩ. Nhưng đồng thời răn đe họ: Nếu tiếp tục xâm lược nước
Trang 25


×