A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong bộ môn địa lí, biểu đồ trở thành một phần quan trọng không thể
thiếu trong kênh hình. Có thể nói biểu đồ là một trong những “ngôn ngữ đặc
thù” của bộ môn khoa học địa lí. Chính vì vậy mà kĩ năng thể hiện biểu đồ trở
thành một yêu cầu không thể thiếu đối với người dạy và người học địa lí. Vì lí
do trên nên kĩ năng thể hiện biểu đồ trở thành một nội dung đánh giá học sinh
học môn địa lí. Trong vấn đề kiểm tra đánh giá học sinh lớp 10,11,12 ở cấp
THPT thì nội dung kiểm tra đánh giá được chia thành 2 phần: phần lí thuyết và
phần thực hành, trong đó phần lí thuyết chiếm 60% -70% tổng số điểm và phần
thực hành chiếm khoảng 20%-30% tổng số điểm, phần lớn những kĩ năng thực
hành đó chủ yếu là kĩ năng biểu đồ.
Ở trường THPT hiện nay, khi dạy và học môn địa lí ta có thể sử dụng
nhiều loại biểu đồ khác nhau như: biểu đồ hình cột, hình tròn, đường, miền,...
Mỗi loại đều có chức năng thể hiện đối tượng phù hợp. Trong khi đó, việc rèn
luyện kĩ năng thực hành về biểu đồ không chỉ yêu cầu học sinh vẽ đẹp mà phải
vẽ đúng dạng biểu đồ theo yêu cầu của đề bài. Vì vậy từ những số liệu đã có,
học sinh phải biết cách lựa chọn biểu đồ thích hợp với yêu cầu của câu hỏi, có
làm được như vậy thì việc rèn luyện kĩ năng thực hành ( kĩ năng vẽ biểu đồ) mới
đem lại hiệu quả cao.
Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, phần lớn học sinh thường vẽ sai
dạng biểu đồ, ví dụ cho 1 bài tập, học sinh phải vẽ biểu đồ hình tròn mới thích
hợp, học sinh vẽ biểu đồ hình cột, hoặc một dạng biểu đồ khác, không phù hợp
với nội dung yêu cầu. Điều này, học sinh không chỉ mắc sai lầm một lần, mà
nhiều lần. Vì vậy, việc “hướng dẫn học sinh lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất
trước khi vẽ”, là một việc làm rất quan trọng trong mỗi giáo viên dạy bộ môn
địa lí. Nếu giáo viên hướng dẫn cho học sinh các kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích
hợp nhất trước khi vẽ thì kết quả của việc rèn luyện kĩ năng thực hành cho học
sinh mới thực sự đem lại hiệu quả cao trong quá trình dạy và học.
Xuất phát từ thực tế trên, trong quá trình giảng dạy Địa lí ở trường THPT
Triệu sơn 2, Tôi rất băn khoăn, trăn trở tới kết quả đánh giá kĩ năng thực hành
cho học sinh, tìm biện pháp phù hợp để “hướng dẫn học sinh lựa chọn biểu đồ
thích hợp nhất trước khi vẽ”, để các em thể hiện biểu đồ chính xác, đem lại kết
quả cao trong học tập, tạo cho các em niềm say mê hứng thú học tập môn địa lí.
Đó là lí do để tôi chọn đề tài này.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lí luận:
Để phù hợp với đặc trưng bộ môn, đồng thời thực hiện tốt quá trình trao
đổi phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động của học sinh.
Việc dạy và học môn Địa lí ở trường THPT muốn đạt chất lượng cao đi đôi với
phần lí thuyết, việc rèn luyện kĩ năng thực hành là một yêu cầu bắt buộc và có
1
tác dụng lớn nhằm phát huy tích cực,chủ động và tính thực tiễn của học sinh
trong quá trình học tập. Mặt khác, nó còn giúp giáo viên tổ chức việc dạy học
theo đặc trưng bộ môn có hiệu quả.
Để làm được điều này việc rèn luyện kĩ năng về biểu đồ cho học sinh là
rất quan trọng vì: biểu đồ là hình vẽ có tính trực quan cao, bên cạnh đó mỗi một
loại biểu đồ còn thể hiện các đặc điểm sau:
Để có thể dễ dàng phân biệt được các loại biểu đồ, ta có thể tạm xếp biểu
đồ thành 2 nhóm với 7 loại biểu đồ .
● Nhóm 1. Hệ thống các biểu đồ thể hiện qui mô và động thái phát triển, có
các dạng biểu đồ sau:
- Biểu đồ đường biểu diễn:
▪ Yêu cầu thể hiện tiến trình động thái phát triển của các hiện tượng theo
chuỗi thời gian.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một đường biểu diễn; Biểu đồ nhiều
đường biểu diễn (có cùng một đại lượng); Biểu đồ có nhiều đường biểu diễn (có
2 đại lượng khác nhau); Biểu đồ chỉ số phát triển
- Biểu đồ hình cột:
▪ Yêu cầu thể hiện về qui mô khối lượng của một đại lượng, so sánh tương
quan về độ lớn giữa các đại lượng.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một dãy cột đơn; Biểu đồ có 2, 3,... cột
gộp nhóm (cùng một đại lượng); Biểu đồ có 2, 3,...cột gộp nhóm (nhưng có hai
hay nhiều đại lượng khác nhau); Biểu đồ nhiều đối tượng trong một thời điểm;
Biểu đồ thanh ngang; Tháp dân số (dạng đặc biệt)
- Biểu đồ kết hợp cột và đường.
▪ Yêu cầu thể hiện động lực phát triển và tương quan độ lớn giữa các đại
lượng.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ cột và đường (có 2 đại lượng khác
nhau); Biểu đồ cột và đường có 3 đại lượng (nhưng phải có 2 đại lượng phải
cùng chung một đơn vị tính).
● Nhóm 2. Hệ thống các biểu đồ cơ cấu, có các dạng biểu đồ sau:
- Biểu đồ hình tròn.
▪ Yêu cầu thể hiện: Cơ cấu thành phần của một tổng thể; Qui mô của đối
tượng cần trình bày.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một hình tròn; 2, 3 biểu đồ hình tròn
(kích thước bằng nhau); 2, 3 biểu đồ hình tròn (kích thước khác nhau); Biểu đồ
cặp 2 nửa hình tròn; Biểu đồ hình vành khăn.
- Biểu đồ cột chồng.
2
▪ Yêu cầu thể hiện qui mô và cơ cấu thành phần trong một hay nhiều tổng
thể.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ một cột chồng; Biểu đồ 2, 3 cột chồng
(cùng một đại lượng).
- Biểu đồ miền.
▪ Yêu cầu thể hiện đồng thời cả hai mặt cơ cấu và động thái phát triển của
đối tượng qua nhiều thời điểm.
▪ Các dạng biểu đồ chủ yếu: Biểu đồ miền “chồng nối tiếp”; Biểu đồ miền
“chồng từ gốc toạ độ”.
Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp chỉ dựa vào các chỉ số trong bảng số liệu
học sinh có thể vẽ rất nhiều dạng biểu đồ khác nhau, tính hiệu quả khi nhận xét
biểu đồ đã vẽ sẽ thấp vì biểu đồ đó không thể hiện chính xác được yêu cầu, như
vậy lúc này chúng ta có thể thấy việc lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất chỉ có
một, chính sự thích hợp đó mới thể hiện được tất cả các nội dung yêu cầu: thể
hiện, nhận xét và phân tích biểu đồ...
Vì vậy việc lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trước khi vẽ là một việc làm
rất quan trọng. Nó quyết định được sự thành công hay không thành công trong
việc thể hiện kĩ năng biểu đồ của học sinh.
II. Thực trạng:
Trong thực tế, điểm thực hành của học sinh thường thấp là do kĩ năng
thực hành địa lí của học sinh rất yếu,các em chưa được học tập có bài bản để
hình thành kĩ năng thể hiện các loại biểu đồ nên kết quả đánh giá của phần thực
hành thường thấp vì theo yêu cầu của bảng số liệu và đề bài thì học sinh vẽ sai
dạng biểu đồ, nên khi tến hành nhận xét, phân tích biểu đồ thường không chính
xác.
Qua khảo sát về mức độ thực hiện các kĩ năng nhận dạng biểu đồ thích
hợp nhất trước khi vẽ, trước khi tác động được kết quả sau:
Đối tượng khảo sát: học sinh lớp 11C4 và 11C5 tổng số học sinh được
tiến hành khảo sát là 94 học sinh ở đầu học kì I ( qua phiếu thăm dò ở phần phụ
lục)
Số lượng (tỉ lệ)
Số lượng Tỉ lệ
Kĩ năng
(học sinh) (%)
Rất thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
7
7,4
Thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
12
12,8
Tương đối thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
22
23,4
Chưa thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
53
56,4
3
Từ kết quả trên cho thấy số lượng học sinh chưa thành thạo trong cách lựa
chọn biểu đồ đúng để vẽ chiếm tỉ lệ tương đối cao.cho nên muốn giảng dạy môn
Địa lí đạt kết quả cao và đặc biệt là phần kiểm tra đánh giá các bài thực hành về
kĩ năng biểu đồ thì giáo viên phải hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kĩ năng
lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trước khi vẽ. Vì vậy nên tôi xin đưa ra một vài
kinh nghiệm về “rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất
trước khi vẽ”. Rất mong các bạn đồng nghiệp tham khảo và góp ý kiến cho tôi.
III. Giải pháp :
Trong quá trình dạy các tiết thực hành kĩ năng vẽ biểu đồ. Tôi đã rút ra
được một số kinh nghiệm: định hướng cho học sinh cách nhận dạng biểu đồ phù
hợp nhất trước khi vẽ, nhằm nâng cao kĩ năng vẽ biểu đồ cho học sinh.
+ Trong nội dung của bài thực hành về vẽ biểu đồ thường có :
- Câu hỏi thực hành ( yêu cầu của đề bài)
- Bảng số liệu thống kê ( bằng tỉ lệ % hoặc số tuyệt đối ) và đơn vị tính của số
liệu như triệu ha, triệu tấn, tỉ đồng,... năm,...
+ Trong khi thực hiện kĩ năng học sinh cần theo các bước:
- Xác định dạng biểu đồ .
- Xử lí số liệu.
- Vẽ.
- Nhận xét.
Trong sáng kiến này Tôi chỉ tác động cụ thể vào bước xác định dạng biểu
đồ phù hợp nhất trước khi vẽ, vì nếu như sai bước này thì việc thực hành kĩ năng
khác của vẽ biểu đồ sẽ không đạt hiệu quả
1. Cách nhận dạng các loại biểu đồ.
a.Biểu đồ hình tròn:
* Tác dụng: thường được dùng để thể hiện cơ cấu của hiện tượng theo giá trị
tương đối tức các thành phần trong một tổng thể( 100% ) và quy mô của đối
tượng cần trình bày ( ứng với diện tích của hình tròn).
* Cách nhận dạng biểu đồ hình tròn:
Để nhận dạng đúng loại biểu đồ này học sinh cần chú ý đến câu hỏi thực hành
và số liệu mà đề bài đã cho.
Nhận dạng biểu đồ qua câu hỏi thực hành:
Trong câu hỏi thực hành để nhận dạng các biểu đồ nói chung và biểu đồ hình
tròn nói riêng thường có 3 dạng sau:
+ Câu hỏi chỉ định: câu hỏi xác định ngay loại biểu đồ phải vẽ.
Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “ Vẽ biểu đồ hình tròn”.
Ví dụ: 1. Bài tập 2 trang 102 sgk địa lí lớp 10
Vẽ bốn biểu đồ ( hình tròn) thể hiện cơ cấu ngành trong GDP của các nhóm
nước, năm 2004.
Khu vực
GDP
Nông-Lâm4
Công
nghiệp- Dịch vụ
Các nước thu
nhập thấp
Các nước thu
nhập
trung
bình
Các nước thu
nhập cao
Toàn thế giới
( tỉ USD)
Ngư nghiệp
Xây dựng
1253.0
288.2
313.3
651.5
6930.0
693.0
2356.2
3880.8
32715.0
654.3
8833.1
23227.6
40898.0
1635.9
13087.4
26174.7
Như vậy dựa trên yêu câù của đề bài học sinh phải xác định ngay dạng
biểu đồ của bài tập này là biểu đồ hình tròn, vì trong đề bài yêu cầu cụ thể: “ vẽ
biểu đồ hình tròn”.
+ Câu hỏi kín: không đưa ra một gợi ý nào.
Ví dụ: “ Cho bảng số liệu sau: ... hãy vẽ biểu đồ thích hợp và nêu nhận xét”
Với lời dẫn kín này học sinh phải nghiên cứu kĩ các thành phần sau của câu
hỏi, đặc biệt học sinh phải chuyển sang tìm hiểu kĩ bảng số liệu và các đơn vị
tính trong bảng số liệu.
+ Câu hỏi mở: học sinh cần chú ý bám vào một số từ gợi mở chủ đề, trong đề
bao giờ cũng có các cụm từ như: “cơ cấu/tỉ lệ”,“tỉ trọng so với toàn phần”
Ví dụ: Bài tập 3 trang 92 sgk địa lí lớp 10.
Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu lao động theo khu vực kinh tế của một số nước, năm
2000( đơn vị %).
Tên nước
Khu vực I
Khu vực II
Khu vực III
Pháp
5.1
27.8
67.1
Mê-hi-cô
28.0
24.0
48.0
Việt Nam
68.0
12.0
20.0
Như vậy dựa trên yêu cầu của đề bài học sinh phải xác định ngay dạng
biểu đồ của bài tập này là biểu đồ hình tròn là thích hợp nhất, vì trong đề bài có
cụm từ “cơ cấu”.
Nhận dạng biểu đồ hình tròn dựa vào đặc điểm của bảng số liệu:
Bảng số liệu phải có số liệu tương đối hoặc tuyệt đối của các thành phần hợp
đủ giá trị tổng thể mới có đủ dữ kiện tính ra tỉ lệ cơ cấu ( % ) để vẽ biểu đồ hình
tròn.
Trong số liệu phải không có quá 3 mốc thời gian ( mốc năm), hoạt 3 đối tượng
vẽ biểu đồ tròn là thích hợp nhất. Nếu như trong bảng số liệu có từ 4 mốc thời
gian trở lên thì không thể lựa chọn biểu đồ hình tròn, mà lúc này học sinh nên
chọn biểu đồ thể hiện cơ cấu khác như: biểu đồ miền, biểu đồ cột chồng.
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu:
Cơ cấu GDP của nước ta thời kì 1991-2002 (%)
5
Năm
1991
1993
1995
1997
1999
2001
2002
Tổng số
Nông,lâm,ngư nghiệp
Công nghiệp-xây dựng
Dịch vụ
100,0
40,5
23,8
35,7
100,0
29,9
28,9
41,2
100,0
27,2
28,8
44,0
100,0
25,8
32,1
42,1
100,0
25,4
34,5
40,1
100,0
23,3
38,1
38,6
100,0
23,0
38,5
38,5
Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu GDP thời kì 1991-2002
Như vậy trong bảng số liệu này thì mốc thời gian quá nhiều ( 7 mốc thời gian )
vì vậy với bài này học sinh không nên lựa chọn biểu đồ hình tròn.
b. Biểu đồ hình cột:
* Tác dụng:
Biểu đồ cột thường dùng để thể hiện sự khác nhau về quy mô, số lượng giữa
một hay nhiều đại lượng khác nhau. Biểu đồ cột có thể dùng để thể hiện cả quy
mô và động thái của hiện tượng ( nếu chuỗi số liệu theo thời gian ).
Hoặc dùng để thể hiện cả quy mô và cơ cấu của hiện tượng.
*Cách nhận dạng biểu đồ hình cột
Nhận dạng biểu đồ hình cột qua câu hỏi thực hành:
+ Câu hỏi chỉ định: câu hỏi xác định ngay loại biểu đồ phải vẽ.
Ví dụ: Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “ Em hãy vẽ biểu đồ hình cột” thì học sinh
không được vẽ biểu đồ dạng khác, mà bắt buộc học sinh phải vẽ biểu đồ dạng
cột.
Ví dụ: Bài tập 21 trang 112 sgk địa lí lớp 10
Cho bảng số liệu: sản lượng lương thực của thế giới, thời kì 1950-2003.
Năm
1950
1970
1980
1990
2000
2003
Sản lượng
676.0
1213.0 1561.0 1950
2060.0 2021.0
( triệu tấn)
Hãy vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng lương thực thế giới qua các năm.
Nhận xét
+ Câu hỏi mở: đề bài thể hiện sự hơn kém, nhiều ít, hoặc muốn so sánh các
yếu tố
Ta có thể dựa vào một số cụm từ gợi ý có trong đề bài như: “ Số lượng”, “sản
lượng”, “so sánh”, “cán cân xuất nhập khẩu”.
Hay khi đề bài yêu cầu vẽ về lượng mưa/năm của một địa phương, thì vẽ biểu
đồ cột là thích hợp nhất.
Ví dụ: “Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng lương thực bình quân theo đầu người
trên toàn quốc, đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long”.
“ Vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng cây cao su của nước ta qua các
năm”.
Ví dụ: Bài tập 2 trang 184 sgk địa lí 12: cho bảng số liệu giá trị sản xuất công
nghiệp phân theo thành phần.( đơn vị tỉ đồng)
6
Giá trị sản xuất công nghiệp
1995
2005
Tổng số
50508
199622
Nhà nước
19607
48058
Ngoài Nhà nước
9942
46738
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20959
104826
Vẽ biểu đồ thể hiện giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần
kinh tế của Đông Nam Bộ.
Học sinh vẽ biểu đồ cột là thích hợp nhất vì đọc yêu cầu biểu hiện về số
lượng ở 3 khu vực kinh tế.
+ Câu hỏi kín: Với câu hỏi kín “vẽ biểu đồ thích hợp” thì học sinh phải chú ý
đến các đơn vị có dấu “/” như: kg/người, tấn/ha, USD/người ,...và chú ý đến đặc
điểm của bảng số liệu.
*Nhận dạng biểu đồ hình cột dựa vào đặc điểm của bảng số liệu:
Nếu dãy số liệu thể hiện giá trị tuyệt đối về quy mô, khối kượng của một
hay nhiều đối tượng biến động theo một số thời điểm hay theo các thời kì( giai
đoạn) thì lúc này ta nên chọn biểu đồ hình cột là tốt nhất.
Nhưng giáo viên cần phải cho học sinh lưu ý: trong biểu đồ hình cột lại
có nhiều dạng, mỗi dạng có cách thể hiện đối tượng địa lí khác nhau:
+ Biểu đồ cột đơn: các số liệu để vẽ loại biểu đồ này thường thể hiện quy mô
khối lượng của một đối tượng qua các thời kì (giai đoạn) và nhiều đối tượng
trong một thời điểm nhất định.
Ví dụ: cho bảng số liệu:
Mật độ điện thoại cố định (số máy/100 dân)
Năm
1991
1995
1997
1999
2002
Số máy điện thoại
0,2
1,0
2,1
3,0
7,1
Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện mật độ điện thoại cố định ở nước ta trong
giai đoạn từ 1991-2002.
+ Biểu đồ thanh ngang: Trong bảng số liệu có nhiều đối tượng không gian
(nhiều tỉnh, nhiều khu vực, hay nhiều nước,...) thì nên chọn biểu đồ thanh
ngang.
Ví dụ: Độ che phủ rừng của các tỉnh ở Tây Nguyên, năm 2003
Các tỉnh
Kom Tum Gia Lai
Đăk Lăk
Lâm Đồng
Độ che phủ rừng(%) 64,0
49,2
50,2
63,5
+ Biểu đồ cột nhóm: Để vẽ loại biểu đồ này thì các số liệu thường thể hiện một
số đối tượng có cùng đại lượng hoặc khác đại lượng trong một thời điểm nhất
định hay trải qua các thời kì( giai đoạn) khác nhau.
Ví dụ: bảng số liệu thể hiện 2 đối tượng có cùng một đại lượng trong thời
kì từ 1975-1999 sau đây
Diện tích trồng cây công nghiệp lâu năm và hằng năm (đơn vị: Nghìn tấn)
7
Năm
1975
1980
1985
1990
1995
1999
Cây công nghiệp hằng năm
210,1
371,7
600,7
542,0
716,7
892,9
Cây công nghiệp lâu năm
172,8
256,0
470,3
657,3
902,3
1247,7
+ Biểu đồ cột chồng:
Nếu số liệu thể hiện quá nhiều thành phần và có từ 2 đến khoảng 4 mốc
thời gian và có cụm từ <<trong đó >> Của một tổng thì học sinh nên chọn biểu
đồ cột chồng.
Đối với cấp THPT thì các giá trị thể hiện trên biểu đồ cột chồng thường sử
dụng bằng giá trị tuyệt đối, và tương đối.
Ví dụ: vẽ biểu đồ so sánh diện tích và sản lượng lúa so với diện tích và
sản lượng cây lương thực ở Đồng bằng sông Hồng:
Năm
1985
1989
Diện tích cây lương thực 1185
1290
Trong đó lúa (nghìn ha)
1052
1058
Sản lượng cây lương 3387
4289
thực quy thóc
3744
Trong đó lúa( ngìn tấn)
3092
Học sinh lựa chọn vẽ biểu đồ cột chồng là thích hợp nhất
c. Biểu đồ đường biểu diễn(đồ thị):
* Tác dụng của biểu đồ:
Biểu đồ đường biểu diễn được sử dụng để thể hiện tiến trình, động thái phát
triển của một hiện tượng theo chuỗi thời gian.
*Cách nhận biết dạng biểu đồ đường biểu diễn:
Cách nhận dạng biểu đồ đường biểu diễn qua câu hỏi thực hành:
+ Dạng câu hỏi chỉ định:
Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ đồ thị ...”, hay “Em hãy vẽ 3
đường biểu diễn...” thì lúc này học sinh bắt buộc phải vẽ biểu đồ đồ thị.
Ví dụ: Bài tập thực hành trang 133 sgk địa lí lớp 10 ( bài 34: thực
hành)“Cho bảng số liệu: ...”
Sản phẩm
1950
1960
1970
1980
1990
2003
Than(triệu tấn)
1820
2603
2936
3770
3387
5300
Dầu mỏ(triệu tấn)
523
1052
2336
3066
3331
3904
Điện(tỉ kwh)
967
2304
4962
8247
11832 14851
Thép(triệu tấn)
189
346
594
682
770
870
Vẽ biểu đồ ( đường) thể hiện tốc độ tăng trưởng các sản phẩm công
nghiệp của thế giới, thời kì 1950-2003
Học sinh lựa chọn vẽ biểu đồ đường là thích hợp nhất.
8
Ví dụ: Bài 23 trang 98 sgk địa lí lớp 12( thực hành)
Cho bảng số liệu sau: bảng 23.1 giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo
giá trị so sánh 1994 đơn vị : tỉ đồng)
Năm Tổng số Lương thực Rau đậu Cây công Cây ăn Cây khác
nghiệp
quả
1990 49604.0 33289.6
3477.0
6692.3
5028.5
1116.6
1995 66183.4 42110.4
4983.6
12149.4
5577.6
1362.4
2000 90858.2 55163.1
6832.4
21782.0
6105.9
1474.8
2005 107897. 63852.5
8925.2
25585.7
7942.7
1588.5
6
Vẽ biểu đồ đường biểu diễn tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của các
nhóm cây trồng.
Như vậy câu hỏi trong bài tập này là dạng câu hỏi chỉ định, vì vậy học
sinh phải lựa chọn dạng biểu đồ đường biểu diễn để vẽ.
+ Câu hỏi mở:
Khi đề bài yêu cầu vẽ biểu đồ nhiệt độ từng tháng trong năm ở một địa
phương nào đó, hoặc khi đề xuất hiện một trong các cụm từ: phát triển”, “tăng
trưởng”, “tốc độ gia tăng”,... thì vẽ biểu đồ đường là tốt nhất.
Ví dụ: Bài 6 trang 74 sách ôn tập tốt nghiệp địa lí lớp 12: Dân số và sản
xuất lương thực ở đồng bằng sông Hồng.
Chỉ số
1995 2000
2004 2005
Dân số
16137 17039 1783 18028
( nghìn người)
6
Diện tích gieo trong cây lương thực có hạt 1117 1306
1246 1221
( nghìn ha)
Sản lượng lương thực có hạt
5340 6868
7054 6518
( nghìn tấn)
Bình quân lương thực có hạt theo đầu 331
403
396
362
người (kg)
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng của các chỉ số có
trong bảng số liệu, giai đoạn 1995-2005
Như vậy câu hỏi trong bài tập có cụm từ tốc độ tăng trưởng , vì vậy học
sinh phải lựa chọn dạng biểu đồ đường biểu diễn để vẽ.
+ Câu hỏi kín:
Với câu hỏi kín “ Cho bảng số liệu sau...... Hãy vẽ biểu đồ thích hợp và
nêu nhận xét” thì học sinh phải chú ý đến đặc điểm của bảng số liệu.
Nhận dạng biểu đồ đường biểu diễn qua đặc điểm của bảng số liệu:
Số liệu thể hiện một hay nhiều đối tượng có cùng một hay nhiều đại
lượng nhưng các hiện tượng đó được phát triển theo chuỗi thời gian.
Lưu ý nếu trong trường hợp nhiều đối tượng nên có nhiều đại lượng tính
khác nhau thì học sinh phải tính toán và chuyển các đại lượng đó thành một đại
lượng duy nhất (%).
Ví dụ: Cho bảng số liệu dưới đây:
9
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các năm của nước ta trong thời kì
1997-2000.
Năm
Diện tích(nghìn ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(nghìn tấn)
1990
6042,8
31,8
19225,1
1993
6559,4
34,8
22836,5
1995
6765,6
36,9
24963,7
1997
7099,7
38,8
27523,9
1998
6362,7
39,6
29145,5
2000
7666,3
42,4
32519,5
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng
suất và sản lượng lúa cả năm trong thời kì 1990-2000.
Như vậy câu hỏi trong bài tập có cụm từ tốc độ tăng trưởng , vì vậy học
sinh phải lựa chọn dạng biểu đồ đường biểu diễn để vẽ.
d. Biểu đồ miền:
* Tác dụng của biểu đồ:
Biểu đồ miền dùng để thể hiện sự thay đổi về cơ cấu ( còn gọi là chuyển
dịch cơ cấu ) và động thái của sự biến đổi cơ cấu qua thời gian dài liên tục.
*Cách nhận biết dạng biểu đồ miền:
- Cách nhận dạng biểu đồ miền qua câu hỏi thực hành:
+ Dạng câu hỏi chỉ định:
Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ biểu đồ miền......”
Ví dụ: Trong chương trình sgk địa lí ôn tập lớp 12 trang 71
Vẽ biểu đồ miền về sự thay đổi cơ cấu giá trị xuất khẩu và nhập khẩu của
nước ta, giai đoạn 1990-2005.
Năm
1990
1992
1995
1999
2005
Xuất khẩu
46.6
50.4
40.1
49.6
46.9
Nhập khẩu
53.4
49.6
59.9
50.4
53.1
Với yêu cầu cụ thể trên học sinh chỉ vẽ biểu biểu đồ miền là thích hợp
nhất
+Câu hỏi mở:
Khi đề bài xuất hiện một trong những cụm từ: “thay đổi cơ cấu”,
“chuyển dịch cơ cấu”, “thích hợp nhất để chuyển dịch cơ cấu”,...
Ví dụ: Cho bảng số liệu saoo ( đơn vị %)
Năm
1990
1995
1998
2000
2003
Nông, lâm, ngư nghiệp
38,7
27,2
25,8
24,5
22,5
Công nghiệp-xây dựng
22,7
28,8
32,5
36,7
39,5
Dịch vụ
38,6
44,0
41,7
38,8
38,0
Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP của các ngành kinh tế ở
nước ta trong thời kì 1990-2003.
Như vậy trong câu hỏi có cụm từ “ sự chuyển dịch cơ cấu” nên học sinh
lựa chọn biểu đồ miền là thích hợp nhất.
- Nhận dạng biểu đồ miền qua đặc điểm của bảng số liệu:
10
Thông thường để vẽ được biểu đồ miền thì số liệu phải có ít nhất từ 2 số
liệu và 3 thời điểm trở lên.
Số liệu thích hợp nhất cho vẽ biểu đồ miền thường thể hiện có 3 đối
tượng và 4 thời điểm trở lên.Ví dụ như bảng số liệu ở phần trên.Các số liệu này
có thể là bằng giá trị tương đối, hoặc có thể bằng giá trị tuyệt đối. Nếu là giá trị
tuyệt đối buộc học sinh phải xử lí số liệu: tính toán để chuyển từ giá trị tuyệt đối
sang giá trị tương đối(%).
e. Biểu đồ kết hợp:
* Tác dụng của biểu đồ kết hợp:
Thường kết hợp giữa biểu đồ cột và đường, được dùng để diễn tả mối
tương quan về động lực phát triển giữa 2 đối tượng địa lí có kích thước đo khác
nhau.
* Cách nhận biết dạng biểu đồ kết hợp: (đường và cột)
- Cách nhận dạng biểu đồ kết hợp qua câu hỏi thực hành:
+ Dạng câu hỏi chỉ định: Khi đề bài yêu cầu cụ thể: “Em hãy vẽ biểu đồ kết
hợp...”
Ví dụ: Cho bảng số liệu sau:
Năm
1980
1985
1990
1995 1997
Diện tích (nghìn ha)
22,5
44,7
119,3
186,4 270,0
Sản lượng (nghìn tấn)
8,4
12,3
92,0
218,0 400,0
Em hãy vẽ biểu đồ kết hợp ( cột, đường) thể hiện diễn biến diện tích và
sản lượng cà phê giai đoạn 1980-1997.
+ Câu hỏi mở:
Khi đề bài có cụm từ: “ Hãy vẽ biểu đồ thích hợp nhất....”
Ví dụ: Dựa vào bảng số liệu trang 64 sgk địa lí ôn tập tốt nghiệp lớp 12
Số dân thành thị và tỉ lệ dân thành thị nước ta thời kì 1985-2003.
Năm
1985
1990
1995
2000
2003
Tiêu chí
Số dân thành thị(nghìn 11360, 12880, 14938,1 18771,9 20869,5
người)
0
3
Tỉ lệ dân thành thị (%)
20,75
24,18
25,80
18,97
19,51
Hãy vẽ biểu đồ kết hợp thể hiện sự thay đổi số dân thành thị và tỉ lệ dân
thành thị nước ta thời kì 1985-2003.
Như vậy câu hỏi trong bài tập có hai đối tượng với hai đại lượng khác nhau
cho nên học sinh phải lựa chọn dạng biểu đồ kết hợp cột và đường để vẽ là phù
hợp nhất.
- Nhận dạng biểu đồ kết hợp qua đặc điểm của bảng số liệu:
Trong bảng số liệu để thể hiện kĩ năng biểu đồ kết hợp thường có 2 đối
tương , Với 2 đại lượng khác nhau (đơn vị tính khác nhau) và chỉ số đại
lượng của các đối tượng đó thay đổi theo chuỗi thời gian.
Ví dụ như các bảng số liệu ở 2 ví dụ trên . Như vậy muốn nhận dạng đúng biểu
đồ trước khi vẽ học sinh phải nắm được cách nhận biết từng dạng biểu đồ.
11
2. Kết quả :
Sau khi tiến hành rèn luyện cho học sinh “kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp
nhất trước khi vẽ” được lồng ghép trong các giờ thực hành và cuối các giờ học,
tôi nhận thấy hiệu quả đem lại rất khả quan. Số lượng học sinh vẽ biểu đồ đúng
và chính xác cao hơn. Vì vậy kết quả kiểm tra đánh giá trong các bài kiểm tra
thực hành và các bài kiểm tra khảo sát chất lượng giữa kì, cuối kì của học sinh
đạt kết quả cao hơn nhiều so với thời điểm chưa áp dụng biện pháp này.
*Kết quả khảo sát sau khi tiến hành biện pháp hướng dẫn cho học sinh kĩ
năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trước khi vẽ ở bài khảo sát.
Thời gian tiến hành thử nghiệm: ở học kì I sau khi tác động kĩ năng lựa
chọn biểu đồ thích hợp nhất.
Đối tượng thử nghiệm: học sinh lớp 11C4 và 11C5 tổng số học sinh
khảo sát là 94 học sinh (qua phiếu thăm dò phụ lục)
Số lượng (tỉ lệ)
Số lượng Tỉ lệ
Kĩ năng
(học sinh) (%)
Rất thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
30
31,9
Thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
Tương đối thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
55
09
58,5
9,6
Chưa thành thạo cách lựa chọn dạng biểu đồ
00
00
Qua bài kiểm tra 15 phút ( nội dung ở phần mục lục).
Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC = 7.3,
kết quả bài kiểm tra bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 6.4.
độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0.9. Điều đó cho thấy điểm TBC của
hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có
điểm TBC cao hơn lớp đối chứng
12
Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước tác động và sau tác
động của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng.
Thông qua việc sử dụng phương pháp này giúp cho học sinh hiểu rõ hơn
về ý nghĩa của kĩ năng biểu đồ, đặc biệt học sinh có thể vận dụng những kĩ năng
đó vào làm các bài tập thực hành, các bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả cao hơn,
bên cạnh đó phương pháp này còn phát huy được tính tích cực sáng tạo và hứng
thú của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.
C. KẾT LUẬN
1. Kết luận chung
Căn cứ vào kết quả thực nghiệm “rèn luỵên cho học sinh kĩ năng lựa chọn
biểu đồ thích hợp nhất trước khi vẽ” ở trường THPT, cùng với sự đóng góp ý
kiến của các đồng nghiệp có nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực này tôi thấy rằng
việc ứng dụng kĩ năng trong quá trình giảng dạy Địa lí là một kinh nghiệm dạy
học tích cực, phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học lấy học sinh
làm trung tâm. Thông qua việc sử dụng phương pháp này sẽ giúp học sinh hiểu
rõ hơn về ý nghĩa của kĩ năng biểu đồ, đặc biệt học sinh có thể vận dụng những
kĩ năng đó vào làm các bài tập thực hành, các bài kiểm tra đánh giá đạt kết quả
cao, bên cạnh đó phương pháp này còn phát huy được tính tích cực sáng tạo và
hứng thú của học sinh trong việc lĩnh hội kiến thức.
2. Giải pháp đề xuất –kiến nghị:
Giáo viên cần quan tâm tới việc rèn luyện kĩ năng Địa lí cho học sinh
ngay từ đầu cấp, đặc biệt là “ kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp nhất trước khi
vẽ” bởi những kĩ năng này sẽ luôn theo sát các em trong cả chương trình học ở
cấp THPT.
13
Trong phương pháp vẽ biểu đồ nhiều giáo viên đôi lúc chưa xác
định đúng các dạng biểu đồ thích hợp nhất trong quá trình giảng dạy nên đề nghị
sở giáo dục có chương trình bồi dưỡng về “kĩ năng lựa chọn biểu đồ thích hợp
nhất trước khi vẽ” để góp phần tích cực hơn trong đổi mới phương pháp dạy
học.
Các trường cần tăng cường các phương tiện dạy học tối thiểu, cần thiết
cho việc giảng dạy và học tập bộ môn như: bản đồ kinh tế xã hội mới nhất ,
những bản phụ lục số liệu mới nhất về kinh tế xã hội ,…đặc biệt là các tài liệu
tham khảo cho giáo viên để giáo viên có điều kiện nâng cao chất lượng và hiệu
quả của việc giảng dạy và học tập Địa lí.
Hiện nay có nhiều phần mềm vẽ biểu đồ hiện đại nhưng phần lớn giáo
viên chưa sử dụng và khai thác để ứng dụng trong giảng dạy được đề nghị
trường và sở giáo dục đào tạo tập huấn về phương pháp vẽ biểu đồ để giáo viên
thực hiện tốt hơn trong công tác giảng dạy.
Với sáng kiến kinh nghiệm: “ Rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn biểu đồ
thích hợp nhất trước khi vẽ ” mong các đồng nghiệp góp ý, bổ sung để tôi có
thêm nhiều kinh nghiệm trong giảng dạy bộ môn địa lí đạt kết quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG Thanh Hóa, ngày 20 tháng 5 năm 2015
ĐƠN VỊ
CAM KẾT KHÔNG COPY
Lê Vinh Toàn
14
Mục Lục
A. ĐẶT VẤN ĐỀ …………………………………………………..
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ..................................................................
I. Cơ sở lý luận. ...............................................................................
II.Thực trạng ....................................................................................
III. Giải pháp ....................................................................................
1. Cách nhận dạng các loại biểu đồ .............................................. .
a. Cách nhận dạng biểu đồ hình tròn. ..............................................
b. Cách nhận dạng biểu đồ hình cột ................................................
c.Cáchnhận biết biểu đồ đường biểu diễn .......................................
d.Cách nhận biết dạng biểu đồ miền ...............................................
e. Cách nhận biết dạng biểu đồ kết hợp( đường và cột) ..................
2. Kết quả ........................................................................................
C. KẾT LUẬN ..................................................................................
1.Kết luận chung ..............................................................................
2.Giải pháp đề xuất, kiến nghị .......................................................
Trang
01
01
01
03
04
04
04
06
08
10
11
12
13
13
13
Tài liệu tham khảo
1.Hướng dẫn thực hành kĩ năng biểu đồ ( Nhà xuất bản Đại học Quốc gia TP.
Hồ Chí Minh).
2.Rèn luyện kĩ năng vẽ và nhận xét biểu đồ ( Nhà xuất bản Giáo dục)
3.Ôn tập theo chủ điểm.
PHỤ LỤC
CÁC KÍ TỰ VIẾT TẮT TRONG BÀI
- THPH: trung học phổ thông
- GDP: tổng sản quốc nội
- SGK: sách giáo khoa
- TBC: trung bình cộng
ĐỀ KIỀM TRA THỰC NGHIỆM
Phụ lục 1:
Đề kiểm tra trước khi tác động
Đề1
Cho bảng số liệu : sự biến động diện tích rừng qua một số năm
Đơn vị (triệu ha)
Năm
Tổng diện tích có Diện tích rừng tự Diện tích rừng
rừng
nhiên
trồng
1943
14.3
14.3
0
1983
7.2
6.8
0.4
2005
12.7
10.2
2.5
Vẽ biểu đồ thể hiệngiá trị tổng diện tích có rừng, diện tích rừng tự nhiên,
diện tích rừng trồng nước ta từ 1943- 2005.
Đáp án
- Lựa chọn đúng dạng biểu đồ cột chồng (3đ)
- Vẽ : + đầy đủ nội dung các bộ phận (3đ)
+ chính xác khoa học
(3đ)
+ thẫm mỹ.
(1đ)
Đề kiểm tra sau khi tác động
Đề 2
Cho bảng số liệu dưới đây:
Diện tích, năng suất, sản lượng lúa các năm của nước ta trong thời kì 1997-2000.
Năm
Diện tích(nghìn ha)
Năng suất(tạ/ha)
Sản lượng(nghìn tấn)
1990
6042,8
31,8
19225,1
1993
6559,4
34,8
22836,5
1995
6765,6
36,9
24963,7
1997
7099,7
38,8
27523,9
1998
6362,7
39,6
29145,5
2000
7666,3
42,4
32519,5
Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện tốc độ tăng trưởng về diện tích, năng suất và
sản lượng lúa cả năm trong thời kì 1990-2000.
Đáp án
- Lựa chọn đúng dạng biểu đồ đường (2đ)
- Tính tỉ lệ % đúng có công thức ( 1.đ)
- Vẽ : + đầy đủ nội dung các bộ phận (3đ)
+ chính xác khoa học
(3đ)
+ thẫm mỹ.
(1đ)
Phụ lục 2
Phiếu thăm dò trước và sau khi tác động kĩ năng
Họ và tên:……………………….
Các bước thực hiện kĩ năng vẽ biểu đồ.
Kĩ năng
Mức độ thành thạo
lớp:……….
Rất thành
Thành Tương đối Chưa
thạo
thạo
thành thạo thạo
thành
Nhận biết dạng biểu đồ
phù hợp với yêu cầu.
Xử lí số liệu
Vẽ: + đầy đủ nội dung
các bộ phận.
+ chính xác khoa
học.
+ thẫm mỹ.
Nhận xét
* Học sinh đánh dấu (X) vào 1 kĩ năng tương ứng với 4 mức độ trên với khả
năng của mình.
(chân thành cảm ơn các em tham gia )
Kết quả phiếu thăm dò trước tác động .
Học sinh lớp 11C4 và 11C5 tổng số học sinh khảo sát là 94 học sinh
Kĩ năng
Mức độ thành thạo
Rất thành
Thành Tương đối
thạo
thạo
thành thạo
Nhận biết dạng biểu đồ 7
12
22
phù hợp với yêu cầu.
Xử lí số liệu
15
30
40
Vẽ: + đầy đủ nội dung 20
25
30
các bộ phận.
+ chính xác khoa
học.
+ thẫm mỹ.
Chưa
thạo
53
Nhận xét
24
10
25
35
thành
09
19
Kết quả phiếu thăm dò sau khi tác động kỹ năng .
Học sinh lớp 11C4 và 11C5 tổng số học sinh khảo sát là 94 học sinh
Kĩ năng
Mức độ thành thạo
Rất thành
Thành Tương đối
thạo
thạo
thành thạo
Nhận biết dạng biểu đồ 30
55
09
phù hợp với yêu cầu.
Xử lí số liệu
35
50
09
Vẽ: + đầy đủ nội dung 30
45
14
các bộ phận.
+ chính xác khoa
học.
+ thẫm mỹ.
Chưa
thạo
00
Nhận xét
08
26
41
19
00
05
thành
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
TRƯỜNG THPT TRIỆU SƠN 2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
“RÈN LUYỆN CHO HỌC SINH KĨ NĂNG LỰA CHỌN
BIỂU ĐỒ THÍCH HỢP NHẤT TRƯỚC KHI VẼ”
Người thực hiện : Lê Vinh Toàn
Chức vụ : Giáo viên
SKKN thuộc lĩnh vực (môn): Địa lí
THANH HÓA NĂM 2015