Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

09 PP giải bài tập về phản ứng thế hidrocacbon (phần 3)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (314.84 KB, 2 trang )

Đăng ký học và luyện thi online tại moon.vn

facebook: />
S09. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ
PHẢN ỨNG THẾ CỦA HIĐROCACBON (Phần III)
(Group chính thức của Mooner: />Ví dụ 1. Viết phương trình các phản ứng có thể xảy ra khi cho metan tác dụng Cl 2 (askt). Đọc tên tất cả các
sản phẩm thu được bằng 2 cách khác nhau.
Ví dụ 2. Viết phương trình phản ứng và đọc tên tất cả các sản phẩm thu được khi cho Br2 (askt, 1:1) lần lượt
tác dụng với: propan, butan, isobutan. Chỉ rõ sản phẩm chính trong mỗi trường hợp.
Ví dụ 3. Viết phương trình phản ứng và đọc tên tất cả các sản phẩm thu được khi cho các đồng phân của C5H12
tác dụng Cl2 (askt, 1:1). Chỉ rõ sản phẩm chính trong mỗi trường hợp.
Ví dụ 4. Viết phương trình phản ứng và đọc tên sản phẩm thu được khi cho Br2 (askt, 1:1) lần lượt tác dụng
với: metan, etan, neopentan. Nhận xét quy luật chung ?
Ví dụ 5. Xác định công thức cấu tạo đúng của ankan X có công thức phân tử C8H18, biết X tác dụng với Cl 2
(askt) chỉ tạo 1 dẫn xuất monoclo duy nhất.
Ví dụ 6. Ankan X tạo được dẫn xuất monoclo trong đó clo chiếm 33,33% về khối lượng. Xác định CTPT của
ankan X.
Ví dụ 7. Một ankan tạo được dẫn xuất monobrom trong đó brom chiếm 73,39% về khối lượng. xác định CTPT
của ankan.
Ví dụ 8. Một ankan phản ứng với clo theo tỉ lệ mol 1 : 2 thu được sản phẩm chứa 83,53% clo về khối lượng.
Xác định CTPT của ankan ?
Ví dụ 9. Cho ankan X tác dụng brom thu được một dẫn xuất chứa brom có tỉ khối đối với không khí bằng
5,207. Xác định CTCT và gọi tên của ankan X.
Ví dụ 10. Khi cho hiđrocacbon X tác dụng với brom thu được hỗn hợp Y gồm các dẫn xuất brom, trong đó dẫn
xuất chứa nhiều nguyên tử brom nhất có tỉ khối so với hiđro bằng 101. Số hợp chất hữu cơ chứa brom tối đa có
thể có trong Y là bao nhiêu ?
Ví dụ 11. Ankan X có cacbon chiếm 83,33% khối lượng phân tử. X tác dụng với brom đun nóng có chiếu sáng
có thể tạo 4 dẫn xuất đồng phân chứa một nguyên tử brom trong phân tử. Xác định CTCT và tên X.
Ví dụ 12. Một ankan tác dụng với brom đun nóng tạo được một dẫn xuất monobrom duy nhất trong đó brom
chiếm 52,98% về khối lượng. Xác định CTCT và gọi tên của ankan.
Ví dụ 13. C6H14 tác dụng với clo tạo được hai dẫn xuất monoclo. Xác định CTCT và tên của C6H14.


Ví dụ 14. Cho m gam ankan X tác dụng Cl2 chiếu sáng chỉ thu được một dẫn xuất monoclo duy nhất Y có khối
lượng 8,52 gam. Để trung hòa hết khí HCl cần 80 ml dd NaOH 1M. Xác định CTCT X, Y.
Ví dụ 15. Hỗn hợp X gồm một ankan và 2,24 lít Cl2 (đktc). Chiếu ánh sáng qua X thu được 4,26 gam hỗn hợp
Y gồm hai dẫn xuất (mono và điclo với tỉ lệ mol tương ứng là 2 : 3) ở thể lỏng và 3,36 lít hỗn hợp khí Z (đktc).
Cho Z tác dụng với NaOH vừa đủ thu được dung dịch có thể tích 200 ml và tổng nồng độ mol của các muối tan
là 0,6M. Tên gọi của ankan và % thể tích của nó trong hỗn hợp X lần lượt là
A. etan; 33,33%.
B. etan; 50%.
C. propan; 33,33%.
D. propan; 50%.
Tham gia trọn vẹn các khoá LUYỆN THI THPT Quốc Gia 2017 môn HOÁ để đạt điểm cao nhất !


Đăng ký học và luyện thi online tại moon.vn

facebook: />
Ví dụ 16. Có tất cả bao nhiêu hiđrocacbon khí có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo kết tủa ?
A. 3.
B. 4.
C. 5.
D. 6.
Ví dụ 17. Có tất cả bao nhiêu cấu tạo hiđrocacbon mạch hở, phân tử có 5C, có phản ứng với AgNO3/NH3 tạo
kết tủa ?
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
Ví dụ 18. Ankin C6H10 có bao nhiêu đồng phân phản ứng với dung dịch AgNO3/NH3 ?
A. 3.
B. 4.

C. 5.
D. 6.
Ví dụ 19. Một hiđrocacbon X mạch thẳng có công thức phân tử là C6H6. Khi cho X tác dụng với dung dịch
AgNO3 trong NH3 thì thu được hợp chất hữu cơ Y có MY – MX = 214u. Công thức cấu tạo của X là
A. CHC–CH2–CH2–CCH.

B. CH3–CC–CH2–CCH.

C. CH3–CH2–CC–CCH.

D. CHC–CH(CH3)–CCH.

Ví dụ 20. (B13) [157943] Cho 3,36 lít khí hiđrocacbon X (đktc) phản ứng hoàn toàn với lượng dư dung dịch
AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Công thức phân tử của X là
A. C4H6.
B. C2H2.
C. C4H4.
D. C3H4.
Ví dụ 21. Hai hiđrocacbon Y1, Y2 mạch hở, có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và cùng có phản ứng
với AgNO3/NH3. Y1 có quan hệ với CH4 theo sơ đồ chuyển hoá sau: CH4  X  Y1. Khi cho 1 mol X hoặc 1
mol Y2 phản ứng với lượng dư AgNO3/NH3, thì khối lượng kết tủa thu được đều lớn hơn khối lượng của X hoặc
Y2 đã phản ứng là 214 gam. Công thức cấu tạo của Y2 là:
A. CH3-CH2-C  CH.
B. CH2=CH-C  CH.
C. HC  C-C  CH.
D. CH  CH.
Ví dụ 22. (A11) [155952] Cho 13,8 gam chất hữu cơ X có công thức phân tử C7H8 tác dụng với một lượng dư
dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 45,9 gam kết tủa. X có bao nhiêu đồng phân cấu tạo thỏa mãn tính chất
trên?
A. 4.

B. 6.
C. 2.
D. 5.
Ví dụ 23. TNT (2,4,6-trinitrotoluen) được điều chế bằng phản ứng của toluen với hỗn hợp gồm HNO3 đặc và
H2SO4 đặc, trong điều kiện đun nóng. Biết hiệu suất của toàn quá trình tổng hợp là 80%. Khối lượng TNT tạo
thành từ 230 gam toluen là
A. 454,0 gam.
B. 550,0 gam.
C. 687,5 gam.
D. 567,5 gam.
Ví dụ 24. Đun nóng hỗn hợp gồm 100,0 ml benzen (D = 0,879 g/ml), brom lỏng (D = 3,1 g/ml) và bột sắt. Tinh
chế hỗn hợp sau phản ứng thu được 80,0 ml brombenzen (D = 1,495 g/ml). Hiệu suất phản ứng brom hoá
benzen tính theo benzen là
A. 80,0%.
B. 73,5%.
C. 67,6%.
D. 58,8%.
Ví dụ 25. Chất hữu cơ X (chứa 2 nguyên tố Y, Z); 150 < M X < 170. Đốt cháy hoàn toàn m gam X được m gam
H2O. X không tác dụng với dung dịch brom, cũng như với brom (Fe, to), nhưng tác dụng với brom (chiếu sáng)
tạo thành một dẫn xuất monobrom duy nhất. Có tất cả bao nhiêu công thức câu tạo thoả mãn X ?
A. 1.
B. 2.
C. 3.
D. 4.
Biên soạn: Thầy LÊ PHẠM THÀNH
Đăng kí LUYỆN THI ONLINE tại: www.moon.vn
Tham gia trọn vẹn các khoá LUYỆN THI THPT Quốc Gia 2017 môn HOÁ để đạt điểm cao nhất !




×