Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đầu tư theo hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (298.1 KB, 11 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

Lê Anh Đức

ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC ĐỐI TÁC CÔNG TƢ
TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ TẠI NGHỆ AN
Chuyên ngành

: Quản lý kinh tế và Chính sách

Mã số

: CH 190172

LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. Nguyễn Thị Ngọc Huyền

Hà Nội, năm 2012


ii

TÓM TẮT LUẬN VĂN
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ có một vai trò đặc biệt quan trọng , tuy
nhiên hiện nay khó khăn lớn nhất đối với ngành GTVT là ngân sách nhà nước hạn
chế, không đủ để đầu tư các dự án, hầu hết các nguồn vốn đều ngày càng ít và cạn
kiệt dần.
Giải pháp cho vấn đề này, cùng với việc huy động ở mức cao nguồn vốn đầu


tư của nhà nước cũng như sự tài trợ của quốc tế, Việt Nam cũng đã và đang huy
động từ khu vực tư nhân để tham gia phát triển kết cấu hạ tầng theo mô hình hợp
tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân ( public private partnership - PPP). Mô
hình PPP đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên,
tại Việt Nam, PPP vẫn còn khá mới mẻ; việc triển khai PPP trong đầu tư xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ ở Việt Nam mới dừng lại ở mức thí điểm.
Với các lý do trên, đề tài này nghiên cứu về mô hình và khả năng đầu tư theo
hình thức đối tác công tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại
Việt Nam nói chung và Tỉnh Nghệ An nói riêng .
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Mô hình hợp tác giữa nhà nước và khu vực tư nhân ( public private
partnership - PPP) đã được thực hiện thành công ở nhiều quốc gia trên thế giới;
các công trình nghiên cứu thực nghiệm về PPP trên thế giới rất phong phú, nhiều
kết luận quan trọng đã được công bố, các nghiên cứu khẳng định không tồn tại một
hình thức PPP chuẩn và mỗi nước đều có một chiến lược riêng tùy thuộc bối cảnh,
thể chế, nguồn tài trợ hoặc tính chất của Dự án
Tại Việt Nam, mô hình PPP còn rất mới mẻ, hiện mới chỉ dừng ở giai đoạn
thí điểm. Trước và sau khi Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 71/2010/QĐTTg ngày 9/11/2010 ban hành Quy chế thí điểm đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) đã có một số cuộc hội thảo, các bài báo và một số đề tài nghiên cứu về vấn
đề này, tuy nhiên các tài liệu này mới chủ yếu đi vào phân tích lý thuyết.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu, khảo sát thực trạng phát triển giao thông đường bộ và mô hình
hợp tác công tư ( PPP) trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Việt
Nam nói chung và Tỉnh Nghệ An nói riêng.
- Xác định triển vọng trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ


iii

theo mô hình đối tác công - tư tại Tỉnh Nghệ An.
- Đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng hình thức đầu tư theo mô hình đối tác

công - tư trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Tỉnh Nghệ An.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: các nội dung liên quan đến hợp tác công tư trong xây dựng kết
cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Tỉnh Nghệ An.
- Phạm vi:
+ Về nội dung: Luận văn tập trung nghiên cứu, khảo sát triển vọng áp dụng
hình thức đầu tư theo mô hình đối tác công – tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ tại Tỉnh Nghệ An.
+ Về không gian nghiên cứu : địa bàn Tỉnh Nghệ An.
+ Về thời gian: Thời điểm nghiên cứu và đánh giá là năm 2012 và các giải
pháp đưa ra ứng dụng đến năm 2015.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện các mục tiêu của đề tài, quá trình nghiên cứu được thực hiện
theo các bước sau:
Bước 1: Nghiên cứu mô hình lý thuyết về hình thức đối tác công tư ( PPP)
trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra.
Bước 3: Tiến hành khảo sát, phát phiếu và thu thập phiếu điều tra.
Bước 4: Phân tích số liệu.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận và pháp lý về hình thức đối tác công tư ( PPP)
trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Chương 2 : Khảo sát triển vọng đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An.
- Chương 3: Giải pháp nhằm áp dụng hình thức PPP trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An.



iv

CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ HÌNH THỨC ĐỐI TÁC
CÔNG TƢ (PPP) TRONG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG
GIAO THÔNG ĐƢỜNG BỘ
1.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ
- Khái niệm kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- Vai trò của kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ trong phát triển KT-XH
- Đặc thù của xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
1.2 Hình thức đối tác công tƣ (PPP) trong đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đƣờng bộ
1.2.1 Khái niệm PPP trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB:
- Khái niệm: PPP là cơ chế hợp tác giữa hai tác nhân chính trong xã hội là
Nhà nước và khu vực tư nhân; PPP được thực hiện thông qua quan hệ hợp đồng,
PPP được thiết lập để phát huy tối đa các ưu thế của cả bên tư nhân và thế mạnh của
Nhà nước , đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.
- Đặc điểm của PPP : Đặc trưng nổi bật của PPP so với các hình thức tổ chức
kinh doanh khác của Nhà nước thể hiện ở chỗ PPP là hình thức hợp tác dựa trên cơ
sở hợp đồng, thu hút sự tham gia bình đẳng của bên tư nhân và khu vực công.
- Lợi ích của PPP : Nâng cao được năng lực quản lý, sự sáng tạo và khả
năng định hướng theo yêu cầu của khách hàng, thu hút nguồn tài chính tư nhân để
hỗ trợ cho những khoản đầu tư cần cấp vốn mà không phải gia tăng nợ của chính
phủ . PPP tạo ra động lực để đối tác tư nhân phát huy hết khả năng, lợi thế của
mình, nâng cao năng lực quản lý và thực hiện, tăng cường hiệu quả quản lý của khu
vực nhà nước. Nâng cao hiệu quả kinh tế xã hội nói chung thông qua việc đẩy mạnh
cung cấp các cơ sở hạ tầng, dịch vụ công cộng và sử dụng một cách tối ưu các
nguồn lực xã hội. Giúp mở rộng khả năng tiếp cận của người dân đến các dịch vụ
công. Việc áp dụng PPP giúp nâng cao tính minh bạch trong chi tiêu của Nhà nước .
1.2.2. Phân loại PPP trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Có năm hình thức phổ biến trên thế giới hiện nay.

Thứ nhất, nhượng quyền khai thác (Franchise) là hình thức mà theo đó cơ sở
hạ tầng được nhà nước xây dựng và sở hữu nhưng giao cho tư nhân vận hành và
khai thác.
Thứ hai, mô hình thiết kế - xây dựng - tài trợ - vận hành DBFO (DesignBuild - Finance - Operate), khu vực tư nhân sẽ đứng ra xây dựng, tài trợ và vận
hành công trình nhưng nó vẫn thuộc sở hữu nhà nước.


v

Thứ ba, xây dựng - vận hành - chuyển giao BOT(Build - Operate - Transfer)
là mô hình mà ở đó công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng và vận hành công
trình trong một thời gian nhất định sau đó chuyển giao toàn bộ cho nhà nước
Thứ tư, mô hình BTO(xây dựng - chuyển giao - vận hành), quyền sở hữu cơ
sở hạ tầng được chuyển giao ngay cho nhà nước sau khi xây dựng xong nhưng công
ty thực hiện dự án vẫn giữ quyền khai thác công trình.
Thứ năm, là phương thức xây dựng - sở hữu - vận hành BOO (Build - Own Operate). Ở mô hình này, công ty thực hiện dự án sẽ đứng ra xây dựng công trình,
sở hữu và vận hành nó.
1.2.3. Mục tiêu phát triển PPP trong đầu tư xây dựng KCHT GTĐB
- Mục tiêu chính của việc thu hút đầu tư theo hình thức PPP là nhằm huy
động tối đa nguồn vốn của chủ đầu tư tư nhân và nguồn vốn vay từ thị trường tài
chính thương mại của nhà đầu tư, nâng cao hiệu quả đầu tư công, giảm nợ công,
huy động được trên thị trường vốn các nguồn khác nhau cho đầu tư cơ sở hạ tầng.
Mục tiêu lớn nhất của chương trình PPP là tạo lập thị trường, thu hút một cách có
hiệu quả đầu tư của khu vực tư nhân trong các dự án kết cấu hạ tầng, đóng góp tích
cực cho sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho Việt Nam, giảm chi phí giao dịch cho
doanh nghiệp, tăng cường khả năng tiếp cận thị trường và cơ hội đầu tư.
- Thông qua mô hình PPP, thu hút không chỉ nguồn vốn mà còn là trình độ
công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, hiệu quả của khu vực tư nhân đóng góp
cho phát triển cơ cấu hạ tầng, dịch vụ công.

1.2.4. Các nguyên tắc cần tuân thủ trong đầu tư theo hình thức PPP xây dựng
kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ :
Thực hiện theo các nguyên tắc đã nêu tại Quy chế thí điểm đầu tư theo hình
thức đối tác công-tư.
1.2.5 Chu trình dự án theo hình thức PPP trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đường bộ : gồm có 6 bước chính, đó là : Thành lập tổ công tác, xác định Dự
án, thẩ m đinh
̣ Dự án, thiế t kế và thỏa thuâ ̣n, Đấu thầu, Triể n khai.
Cũng như các dự án giao thông khác, tất cả các bước trên đều rất quan trọng
nhưng đối với dự án PPP trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải
cần đặc biệt coi trọng bước xác định và thẩm định dự án.
1.3 Các yếu tố ảnh hƣởng tới sự phát triển của PPP trong xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đƣờng bộ


vi

Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của PPP, tại Luận văn này
tác giả chỉ xem xét đến hai yếu tố là chủ thể của dự án đó là Nhà nước và đối tác tư
nhân.
Các yếu tố thuộc về nhà nước gồm : Chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát
triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ, khung chính sách và pháp lý , bộ máy
quản lý PPP và công tác giám sát và đánh giá
Các yếu tố thuộc về tư nhân chủ yếu là : Năng lực chuyên môn, năng lực tài
chính, năng lực quan hệ và năng lực quản lý
1.4. Kinh nghiệm phát triển PPP trong đầu tƣ xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đƣờng bộ
Nghiên cứu những kinh nghiệm của nước bạn trong công tác QLDA giúp
cho chúng ta có những bài học quý giá khi hội nhập quốc tế. Tác giả đưa ra kinh
nghiệm quản lý dự án ở nước Trung Quốc, Hàn Quốc, Hà Lan và Anh. Tại các nước

này đều có bộ phận chuyên trách, bộ phận giám sát PPP. Các dự án PPP được xem
xét và chấp thuận khi có các giá trị bổ sung cao từ các dự thầu so với giải pháp
thông thường
CHƢƠNG 2: KHẢO SÁT TRIỂN VỌNG ĐẦU TƢ THEO HÌNH THỨC PPP
TRONG XÂY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GTĐB TẠI NGHỆ AN
2.1. Kết cấu hạ tầng giao thông đƣờng bộ tại Nghệ An
- Mạng lưới đường bộ tại Nghệ An: Nghệ An là tỉnh nằm ở Bắc Trung bộ,
địa bàn Nghệ An hội tụ đủ các vùng: miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển; có hệ
thống giao thông đầy đủ tạo thành mạng lưới giao thông rất thuận tiện; là vị trí
trung tâm và đầu mối giao thông khu vực của Bắc Trung bộ, có cửa khẩu Nậm Cắn,
Thanh Thuỷ, Thông Thụ, Cao Vều nối liền Việt Nam với nước Cộng hoà dân chủ
nhân dân Lào và Đông Bắc Thái Lan.
- Quy hoạch mạng lưới đường bộ tại Nghệ An đến 2020, tầm nhìn đến 2030:
được thực hiện theo các Quyết định của Ủy ban nhân dân Tỉnh Nghệ An về phê duyệt
quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Tỉnh Nghệ An đến năm 2020 và Quyết định về
Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 – 2015.
Từng bước thực hiện theo Quyết định số 1327/QĐ-TTg ngày 24/8/2009 của
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Quy hoạch phát triển giao thông vận tải đường bộ
Việt Nam đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030".
- Nhu cầu đầu tư cho xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ Nghệ


vii

An giai đoạn 2011-2020: Theo quy hoạch tổng thể phát triển GTVT Tỉnh Nghệ An
đến năm 2020, nhu cầu vốn cho xây dựng kết cấu giao thông đường bộ Nghệ An từ
2011 đến 2020 là 43.477,00 tỷ đồng, theo Đề án phát triển kết cấu hạ tầng giao
thông tỉnh Nghệ An giai đoạn 2012 - 2015 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban
hành, nhu cầu vốn cho xây dựng kết cấu giao thông Nghệ An từ 2012 đến 2020 là
31.205 tỷ đồng.

Tuy nhiên tại các quyết định phê duyệt này, nguồn vốn huy động chủ yếu
cho phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ mới chỉ được dự kiến từ nguồn
vốn ngân sách, trái phiếu chính phủ.
2.2 Thực trạng đầu tƣ theo PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đƣờng bộ tại Nghệ An
2.2.1 Tổng quan đầu tư theo PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ tại Việt Nam: Hiện nay mật độ đường giao thông của Việt Nam đã đạt
mức trung bình trong khu vực nhưng chất lượng đường giao thông rất kém.
Đến nay đã có một số dự án hoàn thành và đang chuẩn bị một số dự án mới
nhưng chủ yếu là được đầu tư theo hình thức BOT.
- Những kết quả đạt được trong đầu tư xây dựng cơ sở ha ̣ tầ ng theo mô hình
PPP ở Viê ̣t Nam : Năng lực xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB của Viê ̣t Nam đã đươ ̣c
nâng cao , các vấn đề như thâm hụt ngân sách , khó khăn trong huy động nguồn vốn
xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB ta ̣m thời đã đươ ̣c giải quyế t với nguồ n vố n hỗ trơ ̣
mô ̣t phầ n từ phiá tư nhân. Nâng cao vi ̣thế của khu vực tư nhân trong hoa ̣t động đầu
tư xây dựng kết cấu hạ tầng GTĐB.
- Những tồ n ta ̣i trong đầu tư xây dựng CSHT theo mô hình PPP ở Viê ̣t Nam :
Tiến độ áp dụng còn chậm. Chính sách, quy chế thường xuyên thay đổi đối với đất
nước đang phát triển như Việt Nam khiến nhiều nhà đầu tư còn e ngại. Công tác
GPMB cho các Dự án ngày càng khó khăn
- Nguyên nhân của hạn chế: Việt Nam chưa có một khuôn khổ PPP đủ
mạnh, giữa các quy định ban hành và việc áp dụng vào thực tiễn có khoảng cách
lớn, thủ tục đầu tư phức tạp và chồng chéo gây lúng túng cho nhà đầu tư, môi
trường đầu tư còn nhiều rủi ro. Thiếu các quy định cụ thể, năng lực thực hiện và các
cơ quan thực hiện còn yếu, khu vực nhà nước chưa đáp ứng được yêu cầu về năng
lực và kỹ năng để quản lý PPP. Nhà nước chưa thực hiện tốt nhiệm vụ cung cấp
thông tin có liên quan đến dự án cho các nhà đầu tư . Nhiều nhà đầu tư trong nước
chưa đủ khả năng về tài chính tham gia dự án PPP.



viii

2.2.2. Thực trạng đầu tư theo PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ tại Nghệ An
Đến thời điểm hiện nay, chưa có Dự án xây dựng kết cấu giao thông đường
bộ nào được đầu tư theo hình thức PPP trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
- Nguyên nhân khách quan:
+ Mô hình đầu tư theo hình thức PPP vẫn còn quá mới mẻ, kinh tế Nghệ An
chưa có sự phát triển sôi động nên nhu cầu vận tải chưa thật sự cao.
+ Nền kinh tế khó khăn tạo nên khó khăn rất lớn về nguồn vốn cho các công
ty tư nhân; mặt khác trên địa bàn Tỉnh chưa có các công ty tư nhân đủ mạnh để đầu
tư vào PPP, nguồn thu ngân sách của Tỉnh trong các năm qua không đủ để chi.
- Nguyên nhân chủ quan:
+ Trong danh mục đầu tư các Dự án PPP ngành GTVT không có Dự án trên
địa bàn Nghệ An; mặt khác do Chính quyền địa phương chưa có hiểu biết đầy đủ về
mô hình PPP cũng như lợi ích do mô hình này mang lại nên đến nay chưa có một sự
nghiên cứu, một tổ chức tham mưu cũng như danh mục các Dự án kêu gọi đầu tư
PPP trên địa bàn Tỉnh Nghệ An.
+ Chính quyền địa phương chưa thực sự quan tâm và có hoạt động kêu gọi
đầu tư theo hình thức PPP vào dự án kết cấu GTĐB, chưa tổ chức phổ biến thông
tin về PPP cho các nhà đầu tư và nhân dân.
+ Hành lang pháp lý chưa rõ ràng, các luật thiếu thống nhất, thiếu các văn
bản hướng dẫn thực hiện khiến cho các nhà đầu tư tư nhân chưa thật sự yên tâm để
“vào cuộc”.
+ Thiếu các thông tin về tính khả thi của các dự án và mức độ chia sẻ rủi ro
trong quá trình hợp tác để các Nhà đầu tư có thể đưa ra quyết định
2.3. Khảo sát triển vọng đầu tƣ theo PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao
thông đƣờng bộ tại Nghệ An
- Phương pháp khảo sát triển vọng đầu tư theo PPP trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ An: Khảo sát thông qua các mẫu phiếu điều

tra được phát cho các nhóm đối tượng là các doanh nghiệp đã tham gia đầu tư xây
dựng kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP, các doanh nghiệp
tiềm năng , các cán bộ làm việc tại các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực xây
dựng KCHTGTĐB và các đối tượng thụ hưởng từ PPP
- Kết quả khảo sát triển vọng đầu tư theo PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ tại Nghệ An:


ix

Mặc dù có một số khác biệt trong ý kiến của các đối tượng được điều tra
nhưng các điểm tương đồng có thể được hệ thống hóa như sau:
- Về triển vọng và tiềm năng đầu tư PPP trong xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông
đường bộ :
+ Chất lượng KCHT GTĐB tại Việt Nam hiện nay còn thiếu và có chất lượng kém,
việc đầu tư xây dựng là rất cần thiết. Kết quả thực hiện xây dựng kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ theo hình thức PPP chưa đạt kết quả cao trong việc thu hút
nguồn vốn. Các ý kiến tham gia khảo sát của các cơ quan quản lý nhà nước chưa
thật sự tin tưởng vào khả năng thu hút nguồn vốn PPP cho đầu tư xây dựng
KCHTGTĐB do cho rằng tiềm năng thu hút chưa lớn, các dự án chưa phù hợp với
quy hoạch, loại hình dự án chưa phù hợp, nhà nước chưa phải là đối tác tin cậy.
+ Các doanh nghiệp được điềun tra sẵn sàng tham gia các dự án xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ theo hình thức PPP
- Về thực trạng quản lý Nhà nước:
+ Hệ thống văn bản pháp quy : Các ý kiến khảo sát chưa thật sự đồng ý cho rằng
khuôn khổ chính sách chung hợp lý, các quy định về lựa chọn dự án , quy định lựa
chọn loại hình PPP, quy định lựa chọn nhà đầu tư , quy định về cơ chế phối hợp,
quy định về ưu đãi và đảm bảo đầu tư và quy định về phân bổ rủi ro hợp lý.
+ Bộ máy quản lý Nhà nước và giám sát chưa đạt yêu cầu, việc phân cấp trách
nhiệm và quản lý chưa hợp lý.

- Vai trò của khu vực tư nhân:
+ Các ý kiến đồng ý với nhận định về lợi ích của khu vực tư nhân khi tham
gia PPP lợi nhuận, cơ hội đầu tư, tăng cường năng lực và giảm rủi ro; các rủi ro của
tư nhân khi tham gia PPP là rủi ro về tài chính, rủi ro về pháp lý, rủi ro về con
người và công nghệ ; các khó khăn công ty gặp phải khi tham gia PPP là những yếu
kém trong quản lý nhà nước đối với PPP, khó khăn trong giải phóng mặt bằng, thiếu
nhà tài trợ
+ Qua khảo sát các ý kiến cho thấy các doanh nghiệp chưa nhận được sự hỗ
trợ của Nhà nước khi thực hiện dự án, mức phí dự án chưa đủ để bù đắp và các rủi


x

ro chưa được phân bổ hợp lý giữa Nhà nước và tư nhân.
+ Các ý kiến rất không đồng ý với ý kiến về các yếu kém của công ty khi
tham gia PPP nhất là ý kiến cho rằng năng lực quản lý và năng lực chuyên môn của
công ty yếu kém. Điều này có mâu thuẫn với đánh giá của các Cán bộ quản lý Nhà
nước khi cho rằng điểm yếu của khu vực tư nhân khi tham gia vào PPP là năng lực
tài chính, năng lực quan hệ, năng lực chuyên môn, năng lực quản lý. Điều này có
nghĩa là ở hai khu vực này chưa có sự hiểu biết lẫn nhau đầy đủ.
-

Vai trò của đối tượng thụ hưởng: Các đối tượng thụ hưởng đã biết đến khái

niệm về PPP qua cổng thông tin điện tử của Bộ GTVT, tuy nhiên vẫn chưa biết rõ
về các giai đoạn của dự án và các bên tham gia dự án. Các đối tượng thụ hưởng
đánh giá các dự án chưa đạt tiến độ, việc giải đáp thắc mắc chưa kịp thời và hợp lý,
mức phí thu chưa hợp lý.
- Các điều kiện để triển khai thành công PPP ở Nghệ An : Cần hoàn thiện
công tác xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển hạ tầng GTĐB , hoàn

thiện chính sách pháp luật về PPP , Nhà đầu tư tư nhân cần nâng cao năng lực và
trách nhiệm trong dự án PPP , người sử dụng dịch vụ và các bên liên quan cần tăng
cường nhận thức và phối hợp thực hiện PPP , hoàn thiện bộ máy quản lý nhà nước ,
hoàn thiện công tác giám sát và đánh giá. Tăng cường tuyên truyền nhận thức về
PPP cho người dân.
Các điều kiện phát triển đầu tƣ theo hình thức PPP trong xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đƣờng bộ
- Các điều kiện từ phía Nhà nước: Để mô hình PPP đạt được hiệu quả , bên
cạnh việc cân nhắc đặc điểm cụ thể của từng địa phương , Chính phủ Việt Nam cần
có các điều kiện về khuôn khổ pháp lý, các quy định và chính sách phù hợp, cải
thiện chất lượng dịch vụ, có bộ máy quản lý, bộ máy giám sát có năng lực, có sự hỗ
trợ của Nhà nước. Tăng cường tuyên truyền nhận thức về PPP cho người dân.
- Các điều kiện từ phía khu vực tư nhân: Để thực hiện và phát triển tốt tư
nhân cần phải có năng lực tài chính, năng lực quản lý, có cơ sở hạ tầng, trang thiết
bị máy móc và năng lực quan hệ tốt
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP NHẰM ÁP DỤNG HÌNH THỨC PPP TRONG


xi

ĐẦU TƢ XẦY DỰNG KẾT CẤU HẠ TẦNG GIAO THÔNG ĐƢƠNG BỘ
TẠI NGHỆ AN
3.1. Phương hướng phát triển đầu tư theo hình thức PPP trong xây dựng kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ : Cần có các chính sách cấp quốc gia, các chính sách cấp
tổ chức cho đến các chính sách cấp dự án:
3.2. Một số giải pháp nhằm áp dụng hình thức PPP trong đầu tư xây dựng kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ tại Nghệ an
- Các giải pháp từ phía Nhà nước : Hoàn thiện chiến lược, quy hoạch, kế
hoạch phát triển kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; hoàn thiện khung chính sách
và pháp lý ; hoàn thiện bộ máy quản lý PPP và công tác giám sát, đánh giá:

- Các giải pháp từ phía khu vực tư nhân : Để Dự án PPP thành công, với vai
trò là nhân tố chính Nhà thầu tư nhân cần phải nâng cao năng lực các mặt từ đó
nâng cao năng lực cạnh tranh, qua đó việc quản lý quá trình thi công và vận hành
đạt hiệu quả cao hơn, cụ thể nâng cao năng lực chuyên môn, nâng cao năng lực tài
chính, nâng cao năng lực quan hệ và năng lực quản lý



×