Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

báo cáo pháp luật đại cương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.72 KB, 3 trang )

Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

Chức năng cơ bản nhà nước CHXHCNVN

BÁO CÁO PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
Câu13: Hãy nêu chức năng cơ bản của nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam?
Chúng ta đều biết, chức năng của nhà nước vừa quy định, vừa là sự thể hiện bản
chất của nhà nước, do vậy chức năng nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là phương tiện hoạt động chủ yếu của nhà nước nhằm thực hiện những
nhiệm vụ của nhà nước đặt ra . Cũng như mọi nhà nước khác đã từng tồn tại trong
lịch sử, nhà nước xã hội chủ nghĩa muốn tồn tại thì phải thực hiện được chức năng
giai cấp của mình. Chức năng của nhà nước do các cơ quan nhà nước bộ phận hợp
thành bộ máy nhà nước thực hiện như : Quốc hội, Chính phủ, Tòa án... Mỗi cơ
quan có đặc thù riêng nhưng đều hoạt động nhằm thực hiện chức năng chung. Dựa
trên cơ sở kinh tế, xã hội của đất nước mà nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa
Việt Nam đề ra những chức năng có mối quan hệ gắn bó hữu cơ với nhau thành
thể thống nhất. Để làm tốt chức năng của nhà nước trước hết phải làm tốt hai chức
năng cơ bản là chức năng đối nội và đối ngoại.
Chức năng đối nội là những hoạt động chủ yếu trong nội bộ đất nước như:
bảo đảm trật tự an toàn xã hội, trấn áp các phần tử chống đối, quản lí các lĩnh vực
của đời sống kinh tế, xã hội (văn hóa, giáo dục, khoa học- công nghệ…) và bảo vệ
trật tự pháp luật của giai cấp cầm quyền.
Chức năng kinh tế là một trong những chức năng quan trọng nhất của nhà
nước và được hiểu là những phương diện hoạt động chủ yếu của nhà nước trong tổ
chức, điều tiết và quản lý nền kinh tế nhằm đảm bảo đáp ứng nhu cầu vật chất của
người dân, nhà nước và của toàn xã hội. Tổ chức, điều tiết, quản lý kinh tế là
nhiệm vụ xuyên suốt của nhà nước trong mọi thời kỳ phát triển của lịch sử. Dưới
tác động của nhiều yếu tố khác nhau, như: bản chất nhà nước, ý chí của giai cấp
thống trị, điều kiện cơ sở hạ tầng, điều kiện tự nhiên, trình độ nhận thức… các hình
thức, phương thức thực hiện, mục đích thực hiện chức năng kinh tế của nhà nước


có thể khác nhau. Nhưng, ngay từ khi ra đời cho đến nay, sự tham gia của nhà nước
vào các hoạt động kinh tế luôn có tính tất yếu, khách quan. Trong điều kiện của
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Nhà nước Việt Nam có
những nội dung chủ yếu sau: Phát triển kinh tế nhanh, có hiệu quả và bền vững,
chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại


hóa. Thực hiện nhất quán chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong
đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo; kinh tế tập thể phát triển nhiều hình thức
hợp tác đa dạng, trong đó hợp tác xã là nòng cốt; tạo môi trường kinh doanh cho
kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân phát triển; phát triển đa dạng kinh tế
tư bản nhà nước; tạo điều kiện để kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài phát triển thuận
lợi. Thúc đẩy sự hình thành, phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường
theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hình thành đồng bộ cơ chế quản lý nền kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục đổi mới các công cụ quản lý vĩ
mô của Nhà nước đối với nền kinh tế.
Chức năng xã hội của nhà nước là toàn bộ các mặt hoạt động của nhà nước
nhằm tác động vào các lĩnh vực cụ thể của xã hội. Trong điều kiện đất nước đang
chuyển sang cơ chế thị trường, chức năng xã hội của nhà nước hướng vào những
mục tiêu cơ bản: Xác định giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ là quốc
sách hàng đầu. Nhà nước coi trọng việc phát triển giáo dục nhằm nâng cao dân trí,
đào tạo nhân lực bồi dưỡng nhân tài. Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách
khoa học và công nghệ quốc gia, xây dựng nền khoa học công nghệ tiên tiến, phát
triển đồng bộ các ngành khoa học. Giải quyết việc làm, chăm lo cải thiện điều kiện
làm việc cho người lao động, cải cách chế độ tiền lương của cán bộ công chức, bảo
đảm cho doanh nghiệp được tư chủ trong việc trả lương và tiền thưởng trên cơ sở
năng suất lao động và hiệu quả của doanh nghiệp. Thực hiện chương trình xóa đói,
giảm nghèo; thực hiện các chính sách xã hội để bảo đảm an toàn cuộc sống cho
mọi thành viên cộng đồng; thực hiện chính sách ưu đãi xã hội đối với người có
công, chính sách cứu trợ xã hội đối với người gặp rủi ro, bất hạnh; thực hiện đồng

bộ chính sách bảo vệ và chăm sóc sức khỏe của nhân dân, chăm sóc và bảo vệ trẻ
em.
Giữ vững an ninh quốc gia, bảo đảm sự ổn định chính trị của đất nước, giữ
vững trật tự an toàn xã hội, bảo vệ vững chắc những thành quả của cách mạng,
phục vụ sự nghiệp xây dựng Tổ quốc luôn luôn là một chức năng quan trọng của
nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ngoài ra nhà nước sử dụng sức mạnh bạo lực để phòng ngừa, ngăn chặn mọi âm
mưu xâm hại đến nền an ninh quốc gia, đến sự ổn định chính trị trong nước; kiên
quyết trấn áp mọi hành động chống phá của các lực lượng thù địch để bảo vệ sự
nghiệp cách mạng của nhân dân.Nhà nước quy định các quyền tự do, dân chủ của
công dân; xác lập cơ chế bảo vệ và bảo đảm các quyền và lợi ích hợp pháp của
công dân.
2


Đại học Khoa học Tự nhiên Tp Hồ Chí Minh

Chức năng cơ bản nhà nước CHXHCNVN

Bảo vệ trật tự, an toàn xã hội là một trong những đòi hỏi bức thiết của sự nghiệp đổi
mới. Nhà nước đổi mới và hoàn thiện hệ thống pháp luật; cải cách tổ chức, nâng cao
chất lượng hoạt động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; nâng cao chất lượng hoạt
động của các cơ quan bảo vệ pháp luật; tiến hành các biện pháp cần thiết để ngăn
ngừa tội phạm, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật.
Chức năng đối ngoại thể hiện những hoạt động của nhà nước trong quan hệ
của các nước trên thế giới và các dân tộc khác như: phòng thủ đất nước thiết lập
bang giao với các quốc gia khác.
Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là chức năng cơ bản, thường xuyên của nhà
nước ta. Nó vừa là chức năng đối nội nhưng đồng thời cũng là chức năng đối
ngoại. Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân, kết hợp sức

mạnh của toàn dân với sức mạnh của lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức
mạnh tổng hợp của đất nước với sức mạnh của từng vùng, từng địa phương, từng
lực lượng nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ
quốc, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa.
Thiết lập, củng cố và phát triển mối quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa nước ta
với các nước trên thế giới. Nhà nước ta luôn coi trọng việc thiết lập, củng cố và
phát triển các mối quan hệ hữu nghị hợp tác với tất cả các nước có chế độ chính trịxã hội khác nhau trên nguyên tắc cùng tồn tại, hòa bình, tôn trọng độc lập chủ
quyền của nhau, bình đẳng và cùng có lợi.Theo tinh thần phát huy tối đa nội lực,
bảo đảm độc lập, tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích dân tộc, an
ninh quốc gia, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc - “hòa nhập nhưng không hòa tan” ,
bảo vệ môi trường.
Hiện nay Việt Nam thành viên chính thức của nhiểu tổ chức quốc tế, Nhà
nước ta luôn quan tâm, tăng cường các nỗ lực chung trong cuộc đấu tranh vì một
thế giới mới, vì sự hợp tác bình đẳng và dân chủ, vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên
toàn thế giới.
-> Hai nhóm chức năng đối nội và đối ngoại có quan hệ mật thiết với nhau, thực
hiện tốt các chức năng đối nội ảnh hưởng tốt chức năng đối ngoại, ngược lại, nếu
thực hiện tốt chức năng đối ngoại cũng sẽ ảnh hưởng tốt tới việc thực hiện các
chức năng đối nội, và cả hai đều hướng tới việc thực hiện những nhiệm vụ của đất
nước.



×