Tải bản đầy đủ (.doc) (65 trang)

Đánh giá nhận thức của người dân về phân loại rác thải tại nguồn khu vựcThành Phố Sơn La

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.2 MB, 65 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ ĐÔ THỊ
---***---

CHUYÊN ĐỀ
THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Đề tài:
ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC CỦA NGƯỜI DÂN VỀ PHÂN LOẠI
RÁC THẢI TẠI NGUỒN KHU VỰC THÀNH PHỐ SƠN LA

Giảng viên hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
Mã sinh viên
Lớp

: ThS. Ngô Thanh Mai
: Nguyễn Quốc Hưng
: CQ531769
: Kinh tế và quản lý môi trường 53

Hà Nội - 2015


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

MỤC LỤC
1.1.1 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt..............................................................4
1.1.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng............................6
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng......................................6


1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất..............................................7
1.1.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước...........................................7
1.1.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí...................................7
1.2. Những vấn đề chung về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn..................................8
1.2.1. Khái niệm về phân loại rác thải tại nguồn............................................................8
1.2.2. Tác dụng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.....................................8
1.2.3. Kinh nghiệm về phân loại rác thải tại nguồn ở một số quốc gia và Việt Nam...10
g. Bài học kinh nghiệm rút ra.......................................................................................14
1.1.4. Pháp luật về phân loại rác tại nguồn......................................................................17
Theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin:.................................................................18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA.......................................................21
2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Sơn La...................................................................21
2.3. Đánh giá nhận thức của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khu vực
thành phố Sơn La..............................................................................................................24
3.2. Một số giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn...................................................................................................................44
3.3. Đề xuất phương án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khu vực thành phố Sơn La
..........................................................................................................................................51
3.3.1. Nguyên tắc của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.........................51
3.3.3. Cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn........................................................53

SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

MSV:


Chuyên đề thực tập


GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG
1.1.1 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt..............................................................4
1.1.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng............................6
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng......................................6
1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất..............................................7
1.1.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước...........................................7
1.1.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí...................................7
1.2. Những vấn đề chung về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn..................................8
1.2.1. Khái niệm về phân loại rác thải tại nguồn............................................................8
1.2.2. Tác dụng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.....................................8
1.2.3. Kinh nghiệm về phân loại rác thải tại nguồn ở một số quốc gia và Việt Nam...10
g. Bài học kinh nghiệm rút ra.......................................................................................14
1.1.4. Pháp luật về phân loại rác tại nguồn......................................................................17
Theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin:.................................................................18
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI
NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN THÀNH PHỐ SƠN LA.......................................................21
2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Sơn La...................................................................21
2.3. Đánh giá nhận thức của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khu vực
thành phố Sơn La..............................................................................................................24
3.2. Một số giải pháp nâng cao nhận thức của người dân về việc phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn...................................................................................................................44
3.3. Đề xuất phương án phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khu vực thành phố Sơn La
..........................................................................................................................................51
3.3.1. Nguyên tắc của mô hình phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.........................51
3.3.3. Cách phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn........................................................53

Hình 3.1:


Sơ đồ cấu trúc phân loại rác thải..............Error: Reference source not found

SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

PHẦN MỞ ĐẦU

1.

Lý do lựa chọn đề tài:

Nền kinh tế Việt Nam đang có những bước chuyển mình mạnh mẽ. Quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đang diễn ra hết sức khẩn trương, bộ mặt xã hội đã có
nhiều chuyển biến tích cực. Cùng với sự phát triển kinh tế, đời sống của người dân
được cải thiện đáng kể. Mức sống của người dân càng cao thì nhu cầu tiêu dùng các
sản phẩm xã hội càng cao, điều này đồng nghĩa với việc gia tăng lượng rác thải sinh
hoạt. Rác thải sinh hoạt phát sinh trong quá trình ăn, ở, tiêu dùng của con người,
được thải vào môi trường ngày càng nhiều, vượt quá khả năng tự làm sạch của môi
trường dẫn đến môi trường bị ô nhiễm.
Điều này cho thấy, ngoài tình trạng ô nhiễm môi trường do rác thải từ các khu
công nghiệp, nhà máy, khu chế xuất thì một vấn đề đáng báo động hiện nay là tình
trạng ô nhiễm môi trường do rác thải sinh hoạt hoạt từ các khu dân cư vẫn chưa được

phân loại, thu gom và xử lý theo đúng quy định. Đây là một trong những nguyên
nhân chủ yếu dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ở các khu dân cư, khu đô thị.
Thành phố Sơn La là một trong những thành phố trong nước ta mới bước vào
quá trình đô thị hóa trong vài năm trở lại đây, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ,
một mặt góp phần đáng kể vào công cuộc phát triển phát triển chung của thành phố,
có sức hút tập trung đông dân cư từ các huyện trong tỉnh, cũng như các tỉnh khác
trong cả nước, các hoạt động kinh tế, thương mai, dịch vụ, du lịch ngày càng tăng,
cùng với sự đổi mới và phát triển đó đã làm nảy sinh nhiều vấn đề về môi trường.
Một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu đó là việc xử lý rác thải sinh hoạt
một cách hợp lý. Việc đảm bảo môi trường sạch đẹp, vệ sinh là rất cần thiết, và nếu
triển khai thành công việc phân loại rác tại nguồn trong thành phố sẽ tác động lớn
đến nhận thức người dân trong thành phố, cũng như những người dân ở các huyện
trong tỉnh.
Mặt khác, do ý thức bảo vệ môi trường của người dân chưa cao, việc phân loại
rác chưa được thực hiện và hành vi vứt rác bừa bãi không đúng nơi quy định của
người dân đã gây rất nhiều khó khăn trong việc thu gom rác thải của đội ngũ nhân
viên môi trường.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

1

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài “Đánh giá nhận thức của

người dân về phân loại rác thải tại nguồn khu vựcThành Phố Sơn La” để có thể
đề ra những giải pháp để giải quyết vấn đề rác thải tại thành phố Sơn La.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài tập trung chủ yếu vào việc đánh giá nhận thức của người dân về phân
loại rác thải sinh hoạt tại nguồn khu vực Thành phố Sơn La. Để thực hiện được mục
đích chính đó, tác giả thực hiện các mục tiêu cụ thể sau:
- Tổng quan cơ sở lý thuyết về rác thải, rác thải sinh hoạt và phân loại rác thải
sinh hoạt tại nguồn, cơ sở lý thuyết về nhận thức.
- Điều tra, đánh giá và phân tích về nhận thức của người dân thành phố Sơn La
về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
- Đề xuất mội số giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân thành phố
Sơn La về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
3. Phạm vi nghiên cứu


Phạm vi không gian: khu vực Thành phố Sơn La



Phạm vi thời gian: Tháng 1 năm 2014 đến tháng 1 năm 2015


Nội dung nghiên cứu: nhận thức của người dân về phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Số liệu thứ cấp: các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của thành
phố Sơn La qua mạng Internet, các Báo cáo của Sở tài nguyên môi trường tỉnh Sơn
La, các khái niệm về rác thải, phân loại rác thải qua mạng, qua sách báo,…
- Số liệu sơ cấp: qua điều tra bằng phát phiếu bảng hỏi, phỏng vấn sâu người

dân khu vực, nhân viên công ty môi trường và đô thị, cán bộ Sở tài nguyên và môi
trường tỉnh Sơn La.
4.2. Phương pháp quan sát
Quan sát địa bàn và các khu phố thuộc Thành phố Sơn La nhằm tìm hiểu về
việc phân loại, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

2

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

4.3. Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia
Tham khảo hướng dẫn của các thầy, cô khoa Môi trường và Đô thị, cũng như
những góp ý của các cán bộ của Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Sơn La.
4.4. Phương pháp tổng hợp số liệu
Qua các số liệu thu thập được từ điều tra người dân bằng bảng hỏi lập các
bảng số liệu, vẽ biểu đồ, phân tích số liệu để đưa ra những đánh giá, ý kiến về nhận
thức của người dân về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn.
5. Kết cấu chuyên đề
Chương 1: Cơ sở lý luận về rác thải sinh hoạt và phân loại rác thải sinh hoạt
tại nguồn
Chương 2: Đánh giá nhận thức về phân loại rác sinh hoạt tại nguồn của người
dân thành phố Sơn La
Chương 3: Đề xuất giải pháp để nâng cao nhận thức của người dân và phương

án để phân loại rác thải tại nguồn tại khu vực thành phố Sơn La.

SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

3

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN LOẠI RÁC
THẢI SINH HOẠT VÀ PHÂN LOẠI RÁC THẢI SINH HOẠT
TẠI NGUỒN

1.1. Những vấn đề chung về rác thải và rác thải sinh hoạt
1.1.1 Khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt
Rác thải là một khái niệm gây tranh cãi. Trong các văn bản, cơ sở dữ liệu
chính thống như Luật, Nghị định, Pháp lệnh, báo chí... có rất nhiều định nghĩa,
nhưng chưa thực sự thống nhất.
Trong Từ điển Tiếng Việt, rác thải được dẫn chiếu là cùng nghĩa với chất thải,
“là chất loại ra trong sinh hoạt, trong quá trình sản xuất hoặc trong các hoạt động
khác. Rác thải có thể ở dạng rắn, lỏng, khí hoặc các dạng khác” (từ điển Bách khoa
toàn thư Việt Nam).
Trong cuộc sống hàng ngày, khi nhắc tới rác thải, ta thường nghĩ đến những
thứ bỏ đi, không còn dùng nữa.
Tại Khoản 10 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2005: “Chất thải là vật chất ở

thể rắn, lỏng, khí được thải ra từ sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, sinh hoạt hoặc
hoạt động khác.” Như vậy, rác thải là tất cả những thứ vật chất từ đồ ăn, đồ
dung, chất phế thải trong sản xuất, dịch vụ, y tế,… mà mọi người không dùng nữa
và thải bỏ đi.
Theo Wikipedia: “Rác thải hay chất thải (waste) là vật liệu hay vật chất không
mong muốn. Nó cũng liên quan đến những vật bỏ đi, bã, đồ đồng nát.... tùy thuộc
vào loại vật liệu và các thuật ngữ địa phương. Trong các cơ thể sống, chất thải liên
quan đến những vật chất hay chất độc không mong muốn được thải ra khỏi cơ thể.”
* Từ các khái niệm trên, có thể hiểu Rác thải hiểu là những thứ ở thể rắn được
thải ra từ các hoạt động của con người.
* Rác thải sinh hoạt sinh ra từ các hoạt động sinh hoạt của con người bao gồm
sành sứ, kim loại, thủy tinh, gạch ngói vỡ, đất, đá, cao su, chất dẻo, thực phẩm thừa,
xương động vật, tre, gỗ, lông gà, vịt, vải, giấy, rơm rạ, xác động thực vật,…
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

4

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

1.1.2 Phân loại rác thải
1.1.2.1. Phân loại theo nguồn phát sinh
- Chất thải sinh hoạt: phát sinh hằng ngày ở các kho đô thị, làng mac, khu dân
cư, các trung tâm dịch vụ, công viên,…
- Chất thải công nghiệp: phát sinh từ quá trình từ trong quá trình sản xuất công

nghiệp và thủ công (gồm nhiều thành phần phức tạp, đa dạng, chủ yếu chúng ở
dạng rắn, dạng lỏng và dạng khí).
- Chất thải xây dựng: là các phế thải như gạch ngói, đất đá, bê tông vỡ, vôi
vữa, đồ gỗ, nhựa, kim loại do các hoạt động xây dựng tạo ra.
- Chất thải nông nghiệp: sinh ra do các hoạt động nông nghiệp như trồng trọt,
chăn nuôi, chế biến nông sản trước và sau thu hoạch.
1.1.2.2. Phân loại theo mức độ nguy hại
- Chất thải nguy hại: là chat thải dễ gây phản ứng, cháy nổ, ăn mòn, nhiễm
khuẩn độc hại, chứa chất phóng xạ, các kim loại nặng, các chất thải này tiềm ẩn
nhiều khả năng gây ra các rủi ro, nhiễm độc, đe dọa sức khỏe con người và sự phát
triển của các động thực vật, đồng thời là nguồn lan truyền gây ô nhiễm đất, nguồn
nước, không khí.
- Chất thải không nguy hại: là chất thải không chứa các chất hay hợp chất có
tính nguy hại. Thường là các chất thải phát sinh trong sinh hoạt của gia đình, chất
thải đô thị,…
1.1.2.3. Phân loại theo thành phần
- Chất thải vô cơ: là các chất thải có nguồn gốc vô cơ như tro, bụi, xỉ, vật liệu
xây dựng, một số loại phân bón, đồ thải bỏ của gia đình,…
- Chất thải hữu cơ: là các chất thải có nguồn gốc hữu cơ như các thực phẩm
thừa, chất thải từ lò giết mổ, chăn nuôi, cho đến các dung môi, nhựa, dầu mỡ, và các
loại thuốc bảo vệ thực vật.
1.1.2.4. Phân loại theo trạng thái chất thải
- Chất thải ở trạng thái rắn: bao gồm chất thải sinh hoạt, chất thải từ các cơ sở
chế tạo máy, xây dựng,…
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

5

MSV:



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

- Chất thải ở trạng thái lỏng: phân, bùn từ các cống rãnh, bể phốt, nước thải từ
nhà máy lọc dầu, rượu bia, nước từ các nhà máy sản xuất giấy, dệt, nhuộm, và vế
inh công nghiệp,…
- Chất thải ở trạng thái khí: bao gồm các khí thải động cơ đốt trong các nhà
máy động lực, giao thông, ô tô, máy kéo, tàu hỏa, nhà máy nhiệt điện, sản xuất vật
liệu,…
1.1.3. Ảnh hưởng của rác thải đến môi trường và sức khỏe cộng đồng
1.1.3.1. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến sức khỏe cộng đồng
Một trong những dạng chất thải nguy hại xem là ảnh hưởng nhất đến sức khỏe
con người và môi trường là các chất hữu cơ bền. Những hợp chất này vô cùng
bền vững, tồn tại lâu trong môi trường, có khả năng tích lũy sinh học trong
nông sản phẩm, thực phẩm, trong các nguồn nước, mô mỡ của động vật gây ra
hang loạt các bệnh nguy hiểm đối với sức khỏe của con người, phổ biến nhất là
bệnh ung thư. Đặc biệt, các chất hữu cơ trên được tận dụng nhiều trong cuộc
sống hằng ngàycủa con người ở các dạng dầu thải trong các thiết bị gia đình,
các thiết bị ngành điện như máy biến thế, tụ điện, đèn huỳnh quang, dầu chịu
nhiệt, dầu chế biến, chất làm mát trong truyền nhiệt… Theo đánh giá của các
chuyên gia, các loại chất thải nguy hại ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng
nghiêm trọng nhất là đối với khu dân cư, khu vực làng nghề, gần khu công
nghiệp, bãi chon lấp chất thải và vùng nông thôn ô nhiễm môi trường do chất thải
rắn cũng đến mức báo động.
Hiện kết quả phân tích mẫu đất, nước, không khí đều tìm thấy sự tồn tại của
các hợp chất hữu cơ trên. Cho đến nay, tác hại nghiêm trọng của chúng đã thể hiện
rõ qua những hình ảnh em bé bị dị dạng, số lượng những bệnh nhân bị tim mạch, rối

loạn thần kinh, bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bệnh ngoài da… Do chất thải rắn
gây ra và đặc biệt là những căn bệnh ung thư ngày càng gia tăng mà việc chuẩn
đoán cũng như xác định phương pháp điều trị rất khó khăn và tốn kém. Điều đáng
lo ngại là hầu hết các chất thải rắn nguy hại đều rất khó phân hủy. Nếu nhiệt độ lò
đốt không đạt từ 800 oC trở lên thì các chất này không phân hủy hết. Ngoài ra, sau
khi đốt, chất thải cần được làm lạnh nhanh, nếu không các chất lại tiếp tục liên kết
với nhau tạo thành chất hữu cơ bền, thậm chí còn sinh ra khí dioxin cực độc thoát
vào môi trường.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

6

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

1.1.3.2. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường đất
- Đất bị ô nhiễm bởi các nguyên nhân chủ yếu sau:
+ Do thải vào đất một khối lượng lớn chất thải công nghiệp như xỉ than, khai
kháng, hóa chất… Các chất ô nhiễm không khí lắng đọng trên bề mặt sẽ gây ô
nhiễm đất, tác động đến các hệ sinh thái đất.
+ Do thải ra mặt đất những rác thải sinh hoạt, các chất thải của quá trình xử lý
nước.
+ Do dùng phân hữu cơ trong nông nghiệp chưa qua xử lý các mầm bệnh ký
sinh trùng, vi khuẩn đường ruột… đã gây ra các bệnh truyền từ đất cho cây, sau đó
sang người và động vật.

- Chất thải rắn vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn lấp vào đất chứa các chất hữu cơ
khó phân hủy làm thay đổi độ pH của đất.
- Rác còn là nơi sinh sống của các loài côn trùng, gặm nhấm, vi khuẩn, nấm
mốc… những loài này di động mang các vi trùng gây bệnh truyền nhiễm cho cộng
đồng.
- Chất thải nguy hại phát sinh từ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông
nghiệp khi đưa vào môi trường đất sẽ làm thay đổi thành phần cấp hạt, tăng độ chặt,
giảm tính thấm nước, giảm lượng mùn, làm mất cân bằng dinh dưỡng… làm cho
đất bị chai cuwnsgkhoong còn khả năng sản xuất. Tóm lại rác thải sinh hoạt là
nguyên nhân gây ra ô nhiễm đất.
1.1.3.3. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường nước
- Nước ngấm xuống đất từ các chất thải được chôn lấp, các hố phân, nước
làm lạnh tro xỉ, làm ô nhiễm nguồn nước ngầm.
- Nước chảy khi mưa to qua các bãi chôn lấp, các hố phân, chảy vào các
mương, rãnh, ao, hồ, song, suối làm ô nhiễm nước mặt.
Nước này chứa các vi trùng gây bệnh, các kim loại nặng, các chất hữu cơ, các
muối vô cơ hòa tan vượt quá tiêu chuẩn môi trường nhiều lần.
1.1.3.4. Ảnh hưởng của chất thải rắn đến môi trường không khí
- Rác thải hữu cơ phân hủy tạo ra các mùi và các khí độc hại như CH4, CO2,
NH3,... gây ô nhiễm không khí.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

7

MSV:


Chuyên đề thực tập


GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

- Khí thoát ra từ các hố hoặc chất làm phân, chất thải chôn lấp chứa rác thải
chứa CH4, H2S, CO2, NH3 , các khí độc hại hữu cơ,…
- Khí sinh ra từ quá trình th gom, vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng,
các chất độc lẫn trong rác.
1.2. Những vấn đề chung về phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
1.2.1. Khái niệm về phân loại rác thải tại nguồn
Phân loại rác thải tại nguồn là quá trình tách riêng chất thải rắn thành một số
hoặc tất cả các thành phần của nó ngay tại nơi phát sinh và lưu giữ chúng một cách
riêng biệt trước khi thu gom, và trong suốt quá trình thu gom, vận chuyển chất thải
đến nơi xử lý.
1.2.2. Tác dụng của việc phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn
Phân loại rác thải sinh hoạt tại nguồn là một trong những nhiệm vụ quan trọng
đối với hệ thống quản lý chất thải hiện đại. Việc phân loại rác tại nguồn có một số ý
nghĩa quan trọng về mặt kinh tế, xã hội và môi trường.
Hoạt động phân loại rác tại nguồn được thực hiện mang lại những lợi ích thiết
thực về kinh tế– xã hội và môi trường như :
• Lợi ích kinh tế
Phân loại chất thải rắn mang lại nhiều lợi ích kinh tế. Trước hết, nó tạo nguồn
nguyên liệu sạch cho sản xuất phân compost. Chất thải rắn đô thị có 14-16 thành
phần, trong đó phần lớn có khả năng tái sinh, tái chế như nylon, thủy tinh, nhựa,
giấy, kim loại, cao su... Khối lượng chất thải rắn có thể phân hủy (rác thực phẩm)
chiếm khoảng 75%, còn lượng chất thải rắn có khả năng tái sinh tái chế chiếm
khoảng 25%. Khối lượng chất thải rắn sinh hoạt thải ra hằng ngày ở TP.HCM
chiếm khoảng 6.000 tấn. Với tỉ lệ vừa nêu thì hằng ngày, khối lượng chất thải rắn
thực phẩm chiếm khoảng 4.500 tấn. Nếu biết tận thu rác thực phẩm, xã hội sẽ thu
được hàng trăm tỉ đồng từ việc giảm chi phí chôn lấp rác và bán phân compost.
Chi phí xử lý 1 tấn chất thải rắn sinh hoạt là 250.000 đồng. Nếu mang 4.500
tấn rác thực phẩm đi chôn lấp, thành phố mất hơn 1,1 tỉ đồng cho việc xử lý số rác

này. Giảm khối lượng rác mang đi chôn lấp, diện tích đất phục vụ cho việc chôn lấp
rác cũng sẽ giảm đáng kể. Bên cạnh đó, thành phố cũng sẽ giảm được gánh nặng chi
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

8

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

phí trong việc xử lý nước rỉ rác cũng như xử lý mùi. Số liệu được lấy từ
/>• Lợi ích môi trường
Ngoài lợi ích kinh tế có thể tính toán được, việc phân loại chất thải rắn tại
nguồn còn mang lại nhiều lợi ích đối với môi trường. Khi giảm được khối lượng
chất thải rắn sinh hoạt phải chôn lấp, khối lượng nước rỉ rác sẽ giảm. Nhờ đó, các
tác động tiêu cực đến môi trường cũng sẽ giảm đáng kể như: giảm rủi ro trong quá
trình xử lý nước rỉ rác, giảm ô nhiễm nguồn nước ngầm, nước mặt...
Diện tích bãi chôn lấp thu hẹp sẽ góp phần hạn chế hiệu ứng nhà kính do khí
của bãi chôn lấp. Ở các bãi chôn lấp, các khí chính gây nên hiệu ứng nhà kính gồm
CH4, CO2, NH3. Theo báo cáo đầu tư chương trình khu xử lý chất thải rắn Đa
Phước, tương ứng với một tấn chất thải rắn sinh hoạt lưu lượng khí tạo ra là 266 m 3,
trong đó chủ yếu là khí CH4. Khí CH4có khả năng tác động ảnh hưởng đến tầng
ôzôn cao gấp 21 lần so với CO2. Việc giảm chôn lấp chất thải rắn có thể phân hủy
kéo theo việc giảm lượng khí làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn.
Việc tận dụng các chất thải rắn có thể tái sinh tái chế giúp bảo tồn nguồn
tài nguyên thiên nhiên. Thay vì khai thác tài nguyên để sử dụng, chúng ta có

thể sử dụng các sản phẩm tái sinh tái chế này như một nguồn nguyên liệu thứ
cấp. Chẳng hạn, chúng ta có thể sử dụng lượng nhôm có trong chất thải rắn sinh
hoạt thay vì khai thác quặng nhôm. Nhờ đó, chúng ta vừa bảo tồn được nguồn
tài nguyên, vừa tránh được tình trạng ô nhiễm do việc khai thác quặng nhôm
mang lại.
• Lợi ích xã hội
Phân loại chất thải rắn tại nguồn góp phần nâng cao nhận thức của cộng
đồng trong việc bảo vệ môi trường. Để công tác phân loại này đạt được hiệu quả
như mong đợi, các ngành các cấp phải triệt để thực hiện công tác tuyên truyền
hướng dẫn cho cộng đồng. Lâu dần, mỗi người dân sẽ hiểu được tầm quan trọng
của việc phân loại chất thải rắn sinh hoạt cũng như tác động của nó đối với môi
trường sống.
Lợi ích xã hội lớn nhất do hoạt động phân loại chất thải rắn tại nguồn mang lại
chính là việc hình thành ở mỗi cá nhân nhận thức bảo vệ môi trường sống.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

9

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

1.2.3. Kinh nghiệm về phân loại rác thải tại nguồn ở một số quốc gia và
Việt Nam
a. Kinh nghiệm của Châu Âu
Ở châu Âu, nhiều quốc gia đã thực hiện quản lý chất thải thông qua phân loại

tại nguồn và xử lý tốt, đạt hiệu quả cao về kinh tế và môi trường. Tại các quốc gia
như Đan Mạch, Anh, Hà Lan, Đức... việc quản lý chất thải rắn được thực hiện rất
chặt chẽ, công tác phân loại và thu gom rác đã thành nền nếp và người dân chấp
hành rất nghiêm quy định này.
Các loại rác thải có thể tái chế được như giấy loại, chai lọ thủy tinh, vỏ đồ
hộp... được thu gom vào các thùng chứa riêng. Đặc biệt, rác thải nhà bếp có thành
phần hữu cơ dễ phân hủy được yêu cầu phân loại riêng đựng vào các túi có màu sắc
theo đúng quy định thu gom hàng ngày để đưa đến nhà máy sản xuất phân compost.
Đối với các loại rác bao bì có thể tái chế, người dân mang đến thùng rác đặt cố định
trong khu dân cư, hoặc có thể gọi điện để bộ phận chuyên trách mang đi nhưng phải
thanh toán phí thông qua việc mua tem dán vào các túi rác này theo trọng lượng.
Đối với chất thải công nghiệp, các công ty đều phải tuân thủ quy định phân loại
riêng từng loại chất thải trong sản xuất và chất thải sinh hoạt của nhà máy để thu
gom và xử lý riêng biệt. Với các sản phẩm sau khi sử dụng sinh ra nhiều rác, chính
quyền yêu cầu các công ty ngay từ giai đoạn thiết kế xây dựng phải dự kiến nơi
chứa các sản phẩm thải loại của mình hoặc trong giá bán sản phẩm đã phải tính đến
chi phí thu gom và xử lý lượng rác thải.
b. Kinh nghiệm của Nhật Bản:
Nhật Bản là một trong những quốc gia đi đầu trong việc phân loại rác thải tại
nguồn trên thế giới hiện nay. Và việc thực hiện phân loại rác tại nguồn đã được tiến
hành ở nhiều thành phố của Nhật bản tiêu biểu như thành phố Bunkyo, thành phố
Usudachou ở quận Ngano, thành phố Toyoake ở quận Aichi,… và đã đạt được
những thành công nhất định.
Hệ thống phân loại rác tại nguồn chủ yếu được chia thành 3 mô hình:
- Mô hình thu gom theo nhóm: là việc thực hiện mô hình theo nhóm dân cư,
khu vực dân cư. Hình thức này các hộ sẽ phân loại rác tại các hộ gia đình vào các
vật chứa (túi nilon, túi giấy, rỏ nhựa, thùng rác,…). Mỗi thành phố, mỗi khu vực sẽ
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769


10

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

lựa chọn vật chứa khác nhau dựa vào ưu, khuyết điểm của các vật khó chứa đó.
Hàng ngày, người dấn ẽ mang loại rác thải đã phân loại theo quy định ra các điểm
tập kết của mỗi nhóm dân cư.
- Mô hình thu gom theo điểm: được áp dụng cho các cửa hang bán lẻ hoặc các
cơ quan. Các thùng chứa được đặt trên lối vào các cửa hang hay các cơ quan để
người dân có ý thức không vứt rác bừa bãi và phân loại tại nguồn.
- Mô hình thu gom tại vỉa hè: các thùng rác được đặt tại vỉa hè để dân cư sinh
sống quanh khu vực đó, người dân qua đường có thể bỏ rác vào và họ luôn biết rác
nào thì cho vào thùng nào ( họ được giáo dục rất kỹ về việc phân loại rác).
Ở Nhật bản, các loại rác khác nhau sẽ được thu gom vào những ngày khác
nhau để xử lý và tần suất thu gom đối với mỗi loại rác cũng khác nhau.
Ví dụ:
Đồ có thể tái chế: 1 lần/tuần
Rác hữu cơ: 2-3 lần/tuần
Rác thải không cháy: 1 lần/tuần
Thực tế, hệ thống giúp cho người dân có thể nhận ra sự khác biệt giữa đồ có
thể tái chế với rác thải.
Nhật bản đã thực hiện một số phương pháp nhằm khuyến khích người dân
tham gia vào việc phân loại rác như:
- Về vị trí thu gom: Nhìn chung, rác thải được đổ tại các điểm thu gom định
sẵn cho khoảng 10-20 hộ gia đình. Các loại thải khác nhau. Thông thường người

dân không thể đổ một loại rác vào ngày đã được quy định dành cho việc thu gom
loại rác khác. Chính quyền thành phố có thong báo tới người dân và yêu cầu người
dân phải tuân thủ quy tắc đó.
- Không thu gom các loại rác thải không tuân thủ đúng quy định. Rất nhiều
thành phố sẽ không thu gom rác thải mà việc thải bỏ chúng không tuân thủ đúng
quy định. Trong trường hợp này, rác thải đó sẽ không dược thu gom và sẽ bị bỏ lại
cùng với một tờ cảnh báo được đánh trên thùng chứa.
- Hướng dẫn để người dân có thể thực hiện việc phân loại rác một cách đúng
đắn. Khi người dân thực hiện không đúng các quy định này, nhân viên của chính
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

11

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

quyền thành phố bằng một chiếc xe chuyên dụng sẽ tới tận nhà của người này để
cảnh báo về hành động đó.
Chính bằng phương pháp này, Nhật Bản đã thực hiện thành công dụ án 3R đã
đạt được hiệu quả kinh tế, tài chính, xã hội và môi trường.
c. Kinh nghiệm của Thái Lan:
Thái lan cũng thực hiện phân loại rác tại nguồn. Rác thải được chia thành 3
loại và bỏ vào 3 thùng riêng biệt. Những chất có thể tái sinh, thực phẩm và các chất
độc hại.
Các hộ gia đình được phát 2 túi nilon khác màu cho một ngày để đựng rác có

thể tái sinh và rác thực phẩm. Riêng đối với chất độc hại, là rác thải không phổ biến
nên khi nào có rác thải độc hại thì họ cho vào một túi nilon riêng. Rác tái sinh khi
được phân loại ở nguồn được chuyển đến nhà máy phân loại rác để tách ra các loại
vật liệu khác nhau sử dụng trong tái sản xuất. Chất thải thực phẩm (rác hữu cơ)
được chuyển đến nhà máy chế biến phân vi sinh. Những chất còn lại sau khi tái sinh
hay chế biến phân vi sinh được xử lý bằng phương pháp chon lấp.Chất thải độc hại
được xử lý bằng phương pháp đốt.
Việc thu gom rác ở Thái Lan được tổ chức rất chặt chẽ. Ở Thái Lan, xử lý rất
nghiêm khắc đối với những hành vi những người thu phế liệu bới rác trong thùng đã
phân loại để lấy đi loại rác có thể bán được, vứt vương vãi các loại rác ra đường.
Điều đó đã cải thiện được tình trạng ô nhiễm môi trường rất tốt.
Rác thải được thu gom và vận chuyển đến trung tâm xử lý rác hàng ngày từ
18h00 tối hôm trước tới 3h00 sáng hôm sau. Các địa điểm xử lý rác của Thái Lan
đều các xa khu trung tâm thành phố ít nhất 30km.
d. Kinh nghiệm của Singapo
Tại Đông Nam Á, Singapo đã thành công trong quản lý chất thải rắn trên khía
cạnh bảo vệ môi trường vì Nhà nước chi rất nhiều cho công tác này, nhưng tỷ lệ tái
chế chất thải chưa cao. Hiện nay, Chính phủ Singapo đang yêu cầu tăng tỷ lệ tái chế
để giảm chi ngân sách cho xử lý chất thải theo công nghệ đốt và chôn lấp đang thực
hiện. Các quốc gia còn lại đều đang trong quá trình tìm kiếm hoặc mới triển khai
mô hình quản lý chất thải rắn, chưa có bài học thành công nào được ghi nhận. Tại
Băng Cốc (Thái Lan), việc phân loại rác tại nguồn chỉ mới thực hiện được tại một
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

12

MSV:



Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

số trường học và vài quận trung tâm, để tách ra một số loại bao bì dễ tái chế, lượng
rác còn lại vẫn đang phải chôn lấp, tuy nhiên được ép chặt để giảm thể tích và quấn
nilon rất kỹ xung quanh mỗi khối rác để giảm bớt ô nhiễm.
e. Kinh nghiệm của Việt Nam
Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22
triệu tấn/năm. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động,
phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính
trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải
rắn; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác
thải từ 46 % - 52%. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu
quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường
tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu
ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia MT, nếu thực hiện phân loại rác tại
nguồn ( chỉ có rác vô cơ mới phải đưa đi chôn lấp) thì sẽ giảm ít nhất 50% khối
lượng và các vấn đề MT cũng giảm nhiều.Ở Hà Nội, chương trình thí điểm phân
loại rác tại nguồn đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002.
Các hộ gia đình được hướng dẫn cách phân loại rác thành 2 túi, một loại có thể
làm phân compost, loại còn lại được phát túi nilon 2 màu để phân loại rác tại
nhà. Tuy nhiên hiệu quả của Dự án chưa cao, khi Dự án kết thúc thì quá trình
phân loại rác cũng kết thúc.
Trung tuần tháng 2/2007, Công ty MT đô thị Hà Nội và cơ quan hợp tác phát
triển Nhật Bản (JICA) đã tổ chức hội nghị " Sáng lập các ngôi sao 3R Hà
Nội" nhằm liên kết thiết lập mạng lưới các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh
vực MT. Đây là một phần của Dự án tái chế, tái sử dụng và giảm thiểu rác thải tại 4
quận nội thành Hà Nội, được gọi là Dự án 3R.
Từ tháng 3/2007, thành phố Hà Nội đã tiến hành triển khai dự án phân loại rác

tại nguồn áp dụng cho 4 quận: Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình và Đông Đa.
Tại Tp. Hồ Chí Minh, Dự án " Thu gom, vận chuyển và xử lý CTR với phương thức
phân loại rác tại nguồn” ở Quận 5 với mã số: VNM 5-20 trong chương trình ASIA
URBS được sự tài trợ của UB Châu Âu đã được triển khai từ năm 2004 và kết thúc
vào tháng 9/2006. Mục tiêu của Dự án là quản lý rác thải bằng cách tiếp cận và giải
quyết trên cả 3 mặt: kinh tế- kỹ thuật, xã hội và MT, góp phần quan trọng vào việc
giải quyết tình trạng ô nhiễm MT trầm trọng ở Quận 5- một trong những trung tâm
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

13

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

có mật độ dân số cao. Gần đây thị xã Long An đã triển khai chương trình thí điểm
phân loại rác tại nguồn với sự giúp đỡ của Liên minh Châu Âu. Dự án đã cung cấp
túi nilon và thùng đựng rác 2 màu để hỗ trợ người dân tiến hành phân loại rác dễ
phân huỷ và rác có thể tái chế ngay tại các hộ gia đình, cơ quan, xí nghiệp, trường
học, cơ sở dịch vụ. Việc phân loại rác tại nguồn ở thành phố Hà Nội đem lại nhiều
lợi ích: (i) Tổng giá trị thu được từ phế liệu có thể tới 800 triệu đồng/ ngày; (ii) Tiết
kiệm tài nguyên thiên nhiên, tài nhờ giảm thiểu lượng khí mêtan ( CH 4 ) và
CO2 phát sinh từ các bãi chôn lấp, vốn là những khí gây hiệu ứng nhà kính;
(v) Giảm tối đa khối lượng nước rác rò rỉ,đồng thời nước rò rỉ được xử lý dễ dàng
hơn và (vi) Giảm gánh nặng ngân sách chi cho công tác vệ sinh đường phố, vận
chuyển và xử lý .Điều quan trọng hơn, việc" phân loại rác tại nguồn" thì những

công nhân vệ sinh MT không còn là những người làm công việc thu dọn vệ sinh
thầm lặng mà chính họ là những người hướng dẫn gần gũi nhất với người dân về
cách thức phân loại rác tại nguồn. Số liệu được lấy từ trang web
/>g. Bài học kinh nghiệm rút ra
Từ kinh nghiệm của các nước cũng như của Việt Nam, ta có thể rút ra một số
nguyên nhân dẫn đến việc phân loại rác thải tại nguồn của Việt Nam chưa hiệu quả:
- Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được thực hiện với quy mô
địa phương riêng lẻ (mới chỉ thực hiện thí điểm ở quy mô phường/quận ở Hà Nội và
TPHCM), thiếu sự chỉ đạo đồng bộ từ trung ương (Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Do đó, toàn bộ văn bản pháp quy, chính sách và tài chính hỗ trợ gần như không có.
- Chưa có kinh nghiệm, lại thực hiện trên quy mô lớn (so với Việt Nam) nên
vừa thiếu cơ sở vật chất, tài chính hỗ trợ, vừa thiếu nguồn nhân lực thực hiện. Thiếu
các thí dụ điển hình để nhân rộng.
- Thiếu cán bộ (kỹ thuật, kinh tế, xã hội) đủ năng lực để xây dựng chương
trình và kế hoạch thực hiện;
- Hệ thống các tổ chức xã hội chưa đủ năng lực trong công tác tuyên truyền và
vận động một cách sâu rộng và lâu dài thực hiện Chương trình phân loại chất thải
rắn tại nguồn.
- Chưa đánh giá hết vai trò và ảnh hưởng (tốt và xấu) của lực lượng thu gom
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

14

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai


rác dân lập và lực lượng thu gom “ve chai”.
- Thiếu cơ sở hạ tầng thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý.
- Mặt bằng dân trí cần phải được nâng cao và đồng bộ hơn để đáp ứng được
nhu cầu thực tế. Riêng vấn đề này cần được đánh giá kỹ hơn và khoa học hơn.
- Trong các chương trình thí điểm, toàn bộ túi ni lông và thùng đựng chất thải
rắn sau khi phân loại đều do ngân sách thành phố hoặc dự án chi trả, nên sau khi
chương trình thí điểm kết thúc, ngân sách thành phố rất khó bù đắp được (ước tính
hàng trăm tỷ đồng mỗi năm).
Ở các nước đã áp dụng thành công chương trình phân loại chất thải rắn tại
nguồn đều có đặc điểm:
- Chương trình phân loại chất thải rắn tại nguồn được xây dựng chung và thực
hiện đồng bộ từ chính phủ trung ương đến các tỉnh thành địa phương trong sự kết
hợp đồng bộ giữa các cơ quan hành chính quản lý nhà nước.
- Các văn bản pháp quy, chương trình, kế hoạch,… được chuẩn bị kỹ lưỡng và
đầy đủ bởi các chuyên gia có trình độ (chuyên môn và kinh nghiệm) cao.
- Có chính sách và tài chính hỗ trợ đầy đủ cả ở cấp Trung ương và địa phương.
- Người dân có ý thức, trình độ dân trí cao và hợp tác tốt với các cơ quan hành
chính nhà nước do đối thoại minh bạch.
- Các tổ chức phi chính phủ (NGO) và xã hội hoạt động mạnh và đồng bộ.
- Các công ty cung cấp dịch vụ tốt và bình đẳng.
- Đội ngũ lãnh đạo và quản lý đô thị giỏi.
- Chi phí cho chương trình phân loại chất thải rắn tại các hộ gia đình đều do
chủ nguồn thải chi trả qua tiền bán túi ni lông (trong suốt) đựng chất thải rắn đã
phân loại hoặc phí vệ sinh với nhiều phương pháp tính khác nhau.
Do đó sự thành công của việc phân loại rác thải tại nguồn để sử dụng lại, tái
chế rác thải là kết quả của 3 yếu tố gắn bó hữu cơ với nhau:
- Sự tham gia của cộng đồng
Công tác thu gom và xử lý rác thải nói riêng và công tác bảo vệ môi trường
nói chung chỉ có thể được giải quyết một cách ổn thoả khi có sự tham gia chủ động,

tích cực của cộng đồng. Sự tham gia này thể hiện ngay từ khi xác định các vấn đề,
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

15

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

các biện pháp, cách thức cụ thể giải quyết các vấn đề môi trường do rác thải gây
nên. Sự tham gia của cộng đồng còn có nghĩa là việc tăng quyền làm chủ và trách
nhiệm của cộng đồng trong việc bảo vệ môi trường nhằm đảm bảo cho họ quyền
được sống trong một môi trường trong lành, sạch, đẹp, đồng thời được hưởng
những lợi ích do môi trường đem lại. Để làm được việc này, các nước đã trải qua
quá trình kiên trì vận động, tuyên truyền và thậm chí cưỡng chế người dân tiến hành
phân loại rác tại nguồn.
Nhiều nước đã đưa vào chương trình giáo dục phổ thông kiến thức môi trường
và về thu gom phân loại rác thải. Đặc biệt sử dụng phương pháp giáo dục trẻ em thu
gom, phân loại rác thải sinh hoạt tại các trường tiểu học. Bên cạnh chương trình bài
giảng, các thầy cô giáo có rất nhiều tranh vẽ và giáo cụ trực quan về trẻ em tham gia
thu gom, phân loại rác thải sinh hoạt trên đường phố, tại gia đình. Chính vì vậy, khi
các em lớn, ra đời, việc giữ gìn vệ sinh, vứt rác đúng chỗ, đúng thùng phân loại
không chỉ là ý thức mà còn là thói quen hàng ngày. Các chuyên gia nước ngoài đều
khẳng định đây là một chương trình giáo dục tuyên truyền hiệu quả nhất, bền vững
nhất và không thể thiếu được trong các trường học phổ thông.
- Sự đầu tư thoả đáng của nhà nước và xã hội vào các cơ sở tái chế rác thải để

đủ năng lực tiếp nhận, tiếp tục phân loại và tái chế lượng rác đã được phân loại sơ
bộ tại nguồn . Như vậy,trình độ phát triển về kinh tế - xã hội, sự giác ngộ và nhận
thức của cộng đồng, sự đầu tư cơ sở vật chất đạt ngưỡng cần thiết để thực hiện xử
lý, tái chế phần lớn lượng rác thải ra hàng ngày có vai trò rất quan trọng.
- Xây dựng một đội ngũ cán bộ có trình độ, có nhiệt tâm tình nguyện khuyến
cáo, vận động cộng đồng thu gom, phân loại rác thải tại nguồn.
Ở CHLB Đức, tất cả các Bang, các khu đô thị, dân cư đều có các cơ quan,
công ty khuyến cáo tuyên truyền cho chương trình bảo vệ môi trường sống nói
chung và đặc biệt là vấn đề thu gom, phân loại và xử lý rác thải sinh hoạt nói
riêng. Họ xây dựng những tài liệu, tư liệu giảng bài cho cộng đồng bằng nhiều
hình thức:
• Sáng tạo ra những thùng phân tách rác với những màu sắc, ký hiệu rõ rệt,
đẹp, hấp dẫn, dễ phân biệt; các loại rác được tách ra theo các sơ đồ, hình ảnh dây
chuyền rất dễ hiểu, dễ làm theo, từ phân loại rác thải giấy, thủy tinh, kim loại, chất
dẻo nhân tạo, vải và đặc biệt là rác thải hữu cơ; hoạt động tuyên truyền, khuyến cáo
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

16

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

còn được thể hiện bằng các áp phích tuyên truyền phong phú, hấp dẫn.
• Tài liệu tuyên truyền khuyến cáo quảng đại dân chúng: Các áp phích, tờ rơi,
thùng, túi đựng các loại rác thải được trình bày, trang trí tùy thuộc vào đối tượng

được tuyên truyền khuyến cáo và nhất là phải sử dụng màu sắc và hình ảnh dễ hấp
dẫn, dễ hiểu.
• Vật liệu để chứa đựng rác thải thu gom, phân loại: Các loại vật liệu này phải
được các công ty sản xuất theo mẫu mã, màu sắc, in chữ đồng nhất ở mỗi quốc gia,
vùng/địa phương.Ví dụ,thùng rác thu gom rác hữu cơ màu xanh thì túi đựng cũng
màu xanh, chữ viết to, hình vẽ tượng trưng dễ nhận biết. Giá thành các bao túi phải
rẻ, phù hợp với khả năng trả tiền của công chúng. Một số quốc gia còn phát miễn
phí túi đựng rác thải hữu cơ sinh hoạt cho người dân để họ thêm phấn khởi tham gia
chương trình.
Ở một số nước phát triển, chất liệu túi đựng rác hữu cơ sinh hoạt đã được chế
tạo đặc biệt: bằng giấy "xi măng bao bì" hoặc bằng ni lông chế từ bột khoai tây.
Như vậy, khi thu gom những túi rác thải hữu cơ sinh hoạt đem đến nơi ủ, người thu
gom không phải vứt bỏ lại túi ni lông nữa mà các túi giấy, chất bột này sẽ cùng
phân loại với rác.
1.1.4. Pháp luật về phân loại rác tại nguồn
- Hiến pháp năm 1992 nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
- Luật BVMT, 2005 ban hành ngày 29/11/2005 có hiệu lực ngày 01/07/2006.
- Nghị định số 80/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều luật BVMT, 2005.
- Nghị định số 21/2008/NĐ-CP ngày 28/02/2008 của Chính phủ sửa đổi bổ
sung một số điều NĐ 80/2006.
- Nghị định số 81/2006/NĐ-CP ngày 9/8/2006 của Chính phủ về xử phạt vi
phạm hành chính trong lĩnh vực BVMT.
- Nghị định số 59/NĐ-CP ngày 9/04/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.
- Chỉ thị số 23/2005/CT-TTg ngày 21/6/2005 của Thủ tướng Chính phủ về
thu gom và quản lý chất thải rắn đã ghi: “Khuyến khích 100% đô thị thực hiện công
tác xã hội hóa công tác quản lý, xử lý chất thải rắn thông qua cơ chế đặt hàng hay
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769


17

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

đấu thầu dịch vụ trên cơ sở đảm bảo và an ninh môi trường”.
- Nghị định số 67/2003/NĐ-CP ngày 13/6/2003 của Chính phủ về phí BVMT
đối với chất thải.
- Nghị định số 04/2007/NĐ-CP ngày 18/1/2007 của Chính phủ về sửa đổi bổ
sung một số điều của nghị định số 67/2003.
- Nghị định số 174/2007/NĐ-CP ngày 29/11/2007 của Chính phủ về phí
BVMT đối với chất thải rắn.
- Quyết định số 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 25/12/2006 của Bộ Tài Nguyên
và Môi trường về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại.
1.3. Cơ sở lý luận về nhận thức của cộng đồng
1.3.1. Khái niệm về nhận thức
Theo từ điển Tiếng việt phổ thông, Viện ngôn ngữ học, Nhà xuất bản Thành
phố Hồ Chí Minh, nhận thức được hiểu là: (danh từ) là quá trình và kết quả phản ánh
và tái hiện hiện thực vào trong tư duy, quá trình còn người nhận biết, hiểu biết thế
giới khách quan, hoặc kết quả của quá trình đó; (động từ) là nhận ra và biết được.
Theo sách Tâm lý học đại cương, Khoa Giáo dục học, trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn: nhờ hoạt động nhận thức mà con người phản ánh hiện thực
xung quanh ta và các hiện thực của bản thân ta, trên cơ sở đó con người tỏ thái độ,
tình cảm và hành động. Trong việc nhận thức thế giới con người có thể đạt tới mức
độ nhận thức khác nhau, từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp.
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu nhận thức là quá trình con người nhận biết,

hiểu hơn về những vấn đề, sự vật xung quanh, để từ đó bày tỏ thái độ, tình cảm hay
hành động với những vấn đề, sự vật đó.
1.3.2. Phân loại nhận thức
Theo chủ nghĩa duy vật của Mác và Lênin:
1.3.2.1. Dựa vào trình độ thâm nhập vào bản chất của đối tượng

Nhận thức kinh nghiệm hình thành từ sự quan sát trực tiếp các sự vật, hiện
tượng trong tự nhiên, xã hội hay trong các thí nghiệm khoa học. Tri thức kinh
nghiệm là kết quả của nó, được phân làm hai loại:


SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

18

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

-Tri thức kinh nghiệm thông thường là loại tri thức được hình thành từ sự quan
sát trực tiếp hàng ngày về cuộc sống và sản xuất. Tri thức này rất phong phú, nhờ có
tri thức này con người có vốn kinh nghiệm sống dùng để điều chỉnh hoạt động hàng
ngày.
-Tri thức kinh nghiệm khoa học là loại tri thức thu được từ sự khảo sát các thí
nghiệm khoa học, loại tri thức này quan trọng ở chỗ đây là cơ sở để hình thành nhận
thức khoa học và lý luận.

Hai loại tri thức này có quan hệ chặt chẽ với nhau, xâm nhập vào nhau để tạo
nên tính phong phú, sinh động của nhận thức kinh nghiệm.
Nhận thức lý luận (gọi tắt là lý luận) là loại nhận thức gián tiếp, trừu tượng
và khái quát về bản chất và quy luật của các sự vật, hiện tượng. Nhận thức lý luận
có tính gián tiếp vì nó được hình thành và phát triển trên cơ sở của nhận thức kinh
nghiệm. Nhận thức lý luận có tính trừu tượng và khái quát vì nó chỉ tập trung phản
ánh cái bản chất mang tính quy luật của sự vật và hiện tượng. Do đó, tri thức lý luận
thể hiện chân lý sâu sắc hơn, chính xác hơn và có hệ thống hơn.


Nhận thức kinh nghiệm và nhận thức lý luận là hai giai đoạn nhận thức khác
nhau, có quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó nhận thức kinh nghiệm là cơ sở
của nhận thức lý luận. Nó cung cấp cho nhận thức lý luận những tư liệu phong phú,
cụ thể. Vì nó gắn chặt với thực tiễn nên tạo thành cơ sở hiện thực để kiểm tra, sửa
chữa, bổ sung cho lý luận và cung cấp tư liệu để tổng kết thành lý luận. Ngược lại,
mặc dù được hình thành từ tổng kết kinh nghiệm, nhận thức lý luận không xuất hiện
một cách tự phát từ kinh nghiệm. Do tính độc lập tương đối của nó, lý luận có thể đi
trước những sự kiện kinh nghiệm, hướng dẫn sự hình thành tri thức kinh nghiệm có
giá trị, lựa chọn kinh nghiệm hợp lý để phục vụ cho hoạt động thực tiễn. Thông qua
đó mà nâng những tri thức kinh nghiệm từ chỗ là cái cụ thể, riêng lẻ, đơn nhất trở
thành cái khái quát, phổ biến.
Theo học thuyết của Chủ nghĩa Mác- Lê nin, nắm vững bản chất, chức năng
của từng loại nhận thức đó cũng như mối quan hệ biện chứng giữa chúng có ý nghĩa
phương pháp luận quan trọng trọng việc đấu tranh khắc phục bệnh kinh nghiệm chủ
nghĩa và bệnh giáo điều.
1.3.2.2. Dựa vào tính tự phát hay tự giác của sự xâm nhập vào bản chất của sự vật

Nhận thức thông thường (hay nhận thức tiền khoa học) là loại nhận thức
được hình thành một cách tự phát, trực tiếp từ trong hoạt động hàng ngày của con



SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

19

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

người. Nó phản ánh sự vật, hiện tượng xảy ra với tất cả những đặc điểm chi tiết, cụ
thể và những sắc thái khác nhau của sự vật. Vì vậy, nhận thức thông thường mang
tính phong phú, nhiều vẻ và gắn với những quan niệm sống thực tế hàng ngày. Vì
thế, nó thường xuyên chi phối hoạt động của con người trong xã hội. Thế nhưng,
nhận thức thông thường chủ yếu vẫn chỉ dừng lại ở bề ngoài, ngẫu nhiên tự nó
không thể chuyển thành nhận thức khoa học được.
Nhận thức khoa học là loại nhận thức được hình thành một cách tự giác và
gián tiếp từ sự phản ánh đặc điểm bản chất, những quan hệ tất yếu của các sự vật.
Nhận thức khoa học vừa có tính khách quan, trừu tượng, khái quát lại vừa có tính hệ
thống, có căn cứ và có tính chân thực. Nó vận dụng một cách hệ thống các phương
pháp nghiên cứu và sử dụng cả ngôn ngữ thông thường và thuật ngữ khoa học để
diễn tả sâu sắc bản chất và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Vì thế nhận thức
khoa học có vai trò ngày càng to lớn trong hoạt động thực tiễn, đặc biệt trong thời
đại khoa học và công nghệ.


Hai loại nhận thức này cũng có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhận thức

thông thường có trước nhận thức khoa học và là nguồn chất liệu để xây dựng nội
dung của các khoa học. Ngược lại, khi đạt tới trình độ nhận thức khoa học thì nó lại
tác động trở lại nhận thức thông thường, xâm nhập và làm cho nhận thức thông
thường phát triển, tăng cường nội dung khoa học cho quá trình nhận thức thế giới
của con người.
1.4. Kết luận
Phần I đã đưa ra được khái niệm về rác thải và rác thải sinh hoạt, ảnh hưởng
của nó đối với môi trường xung quanh và sức khỏe con người. Từ đó đưa ra khái
niệm về phân loại rác thải tại nguồn và lợi ích của nó đối với kinh tế, môi trường và
xã hội, để từ đó có thể hiểu được tầm quan trọng của việc phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn. Đưa ra kinh nghiệm của các nước cũng như Việt Nam trong việc
phân loại rác thải tại nguồn từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về việc phân
loại. Bên cạnh đó, phần I đã đưa ra được những quy định của pháp luật về phân loại
rác thải tại nguồn. Đưa ra được cơ sở về nhận thức của con người. Từ những cơ sở
lý thuyết đó, chúng ta mới có thể hiểu rõ và phân tích đúng được các vấn đề liên
quan, đó chính là đánh giá về nhận thức của người dân về phân loại rác thải sinh
hoạt tại nguồn.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

20

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ NHẬN THỨC VỀ PHÂN LOẠI

RÁC THẢI SINH HOẠT TẠI NGUỒN CỦA NGƯỜI DÂN
THÀNH PHỐ SƠN LA
2.1. Giới thiệu chung về Thành phố Sơn La
Tỉnh Sơn La là một tỉnh miền núi cao phía Tây Bắc Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội
320 km theo, phía Bắc giáp tỉnh Yên Bái, phía Đông giáp tỉnh Phú Thọ và Hoà Bình, phía
Tây giáp tỉnh Điện Biên, phía Nam giáp tỉnh Thanh Hoá; Sơn La có 250 Km đường biên
giới với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào với cửa khẩu quốc gia Lóng Sập và Chiềng
Khương. Có tổng diện tích tự nhiên là 14.174 km 2, đứng thứ 3 trong 63 tỉnh, thành phố
trực thuộc Trung ương của cả nước (sau Nghệ An và Gia Lai), bằng 4,28% diện tích tự
nhiên toàn quốc và bằng 37,88% tổng diện tích tự nhiên vùng Tây Bắc. Tỉnh có 12 đơn vị
hành chính cấp huyện (11 huyện và 01 thành phố). Dân số toàn tỉnh đến năm 2014 khoảng
1.160.000 người gồm 12 dân tộc cùng sinh sống, tạo nên một môi trường giao thoa văn hóa
đặc trưng vùng Tây Bắc Việt Nam.

Theo bài viết của trang Sơn La là một tỉnh miền
núi còn nhiều khó khăn, kinh tế- xã hội phát triển ở mức trung bình so với các địa
phương khác trên cả nước. Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ở mức khá qua từng
năm, Trong những năm gần đây, nền kinh tế của tỉnh Sơn La cũng đã đạt được
những thành tựu nhất định : Kinh tế của tỉnh duy trì tốc độ tăng trưởng khá qua từng
năm: tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh năm 2012 đạt 20.957 tỷ đồng, tăng 8,86%,
năm 2013 tăng 10,26%, năm 2014 ước tăng 11,28%. Tốc độ tăng trưởng kinh tế
bình quân giai đoạn 2012-2014 tăng trên 10%/năm. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển
dịch: chiếm tỷ trọng cao nhất và đóng góp nhiều nhất vào tăng trưởng chung của
toàn bộ nền kinh tế là khu vực dịch vụ tăng từ 40,6% năm 2012 lên 42,3% năm
2014. Mức tăng trưởng trên tuy còn khiêm tốn nhưng là thành quả rất đáng trân
trọng và khích lệ đối với tỉnh Sơn La, đồng thời là minh chứng cho xu hướng phát
triển ngày càng tích cực của tỉnh.
Bên cạnh đó, văn hóa - xã hội có bước phát triển tiến bộ, đời sống vật chất,
tinh thần của nhân dân các dân tộc được cải thiện, công tác xóa đói, giảm nghèo,
các vấn đề xã hội bức xúc được quan tâm tập trung giải quyết; quốc phòng - an ninh

đảm bảo, quan hệ hợp tác quốc tế không ngừng được củng cố, tăng cường, mở rộng
và phát triển.
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

21

MSV:


Chuyên đề thực tập

GVHD: Th.S Ngô Thanh Mai

Dân số có 1.160.000 người, trong đó tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là
721,82 nghìn người, chiếm 62,7% tổng dân số, số lao động đã qua đào tạo là 227,37
nghìn lao động, số lao động phổ thông là 421,63 nghìn lao động. Lực lượng lao
động trẻ, dồi dào và được tỉnh Sơn La chú trọng đào tạo về cơ bản đáp ứng được
nhu cầu sử dụng lao động trong các lĩnh vực sản xuất, chế biến, nông, lâm, ngư
nghiệp...
2.2. Hiện trạng phát sinh rác thải sinh hoạt ở Thành phố Sơn La
Hiện nay, số dân sống ở khu vực thành phố ước tính khoảng 95.000 người, và
trung bình mỗi người, mỗi ngày thải ra môi trường 0,75 kg rác thải sinh hoạt, như
vậy tổng lượng rác thải sinh hoạt sẽ là 71.250 kg. Số rác này mới được thu gom, xử
lý bằng cách chôn lấp ở các bãi rác khoảng 50-60%, số còn lại được thải vào môi
trường tự nhiên.
Thành phần rác thải sinh hoạt hiện nay trong thành phố rất đa dạng, chủ yếu là
chất hữu cơ dễ phân hủy, bên cạnh đó có thêm chất thải vô cơ.
Bảng 2.1: Bảng tỷ lệ thành phần rác thải sinh hoạt
STT


Thành phần rác thải sinh hoạt

Tỷ lệ (%)

1

Mùn đất

14 - 25

2

Rác vụn

10 - 15,5

3

Thức ăn thừa, cây cỏ, lá cây

30 - 48

4

Gạch vụn, đá, sỏi, sành, sứ

4-8

5


Túi nilon, cao su, nhựa, da

4-7

6

Lông gà, long vịt

0-8

7

Giấy, bìa, vải vụn

0-3

8

Gỗ vụn

3-8

9

Thủy tinh

0-1

10


Kim loại

1,5 - 2

Nguồn: Báo cáo phân loại rác thải thành phố Sơn La năm 2014
Rác thải sinh hoạt được vận chuyển từ các khu dân cư lân cận đến bãi chôn
lấp, tuỳ vào điều kiện địa phương mà tiến hành đốt khoảng 1 lần/ngày đến 1
SV: Nguyễn Quốc Hưng
CQ531769

22

MSV:


×