Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên giỏi các cấp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.01 KB, 24 trang )

Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên giỏi các cấp
ĐẶT VẤN ĐỀ
Sáng kiến kinh nghiệm giáo viên giỏi các cấp. Giáo dục mầm non là bậc học
đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo
dục đào tạo. Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ở trường mầm non tốt có tác
dụng rất lớn đến chất lượng giáo dục ở bậc học tiếp theo. Giáo dục mầm non có
mục tiêu, nhiệm vụ quan trọng nhằm giáo dục toàn diện cho trẻ về thể chất, tình
cảm, đạo đức, thẩm mỹ, trí tuệ là cơ sở để hình thành nên nhân cách con người
mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam và chuẩn bị những tiền đề cần thiết cho trẻ bước
vào trường tiểu học được tốt.
Thế kỷ 21 là thế kỷ của trí tuệ, là thế kỷ của nền kinh tế trí thức. Đất nước Việt
Nam tiến tới năm 2020 với sự thay đổi của nền kinh tế, xã hội và công nghệ
cùng với nó là hình ảnh người công dân Việt Nam mới với trình độ học vấn cao,
năng động, sáng tạo, có khả năng xử lý thông tin cao, có khả năng tự lựa chọn
và giải quyết các vấn đề đặt ra trong cuộc sống, thích ứng với sự biến đổi không
ngừng của xã hội. Trách nhiệm này đặt trên vai ngành Giáo dục đòi hỏi ngành
phải có những nội dung chương trình phù hợp, đổi mới phương pháp dạy và học
một cách tích cực. Giáo dục không chỉ hoàn thành việc đào tạo những con người
thích ứng với xã hội mà còn đào tạo ra những con người đủ phẩm chất và trí tuệ
để đón đầu sự phát triển của xã hội.
Như Bác Hồ kính yêu đã nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền
giáo dục tốt”. Trường mầm non có nhiệm vụ chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục
các cháu, bồi dưỡng cho các cháu trở thành người công dân có ích.
Vì vậy, trường mầm non có nhiệm vụ giáo dục trẻ có được những thói quen học
tập, sinh hoạt hàng ngày. Muốn thực hiện được điều đó, trước hết người quản lý
chỉ đạo phải toàn diện và về chuyên môn phải nhận thức đúng về nhiệm vụ, yêu


cầu của ngành học, đồng thời nắm vững các chỉ tiêu, kế hoạch của ngành học
giao cho.
Với trách nhiệm lớn lao của một người cán bộ quản lý, tôi luôn suy nghĩ làm thế


nào để nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ được tốt. Đây là nhiệm vụ
quan trọng và cần phải có sự nỗ lực phấn đấu, quyết tâm cao. Cần phải chú trọng
công tác chuyên môn, làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, công tác nâng cao
chất lượng giáo dục trẻ nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục trong nhà
trường ngày càng đi lên đáp ứng với yêu cầu sự nghiệp giáo dục mầm non trong
thời đại hiện nay.
Chính vì vậy việc nâng cao chất lượng chuyên môn của giáo viên trong
nhà trường luôn được quan tâm và coi trọng. Đặc biệt là chất lượng thi giáo
viên mầm non dạy giỏi các cấp hướng tới mục tiêu nhà trường đưa ra. Chất
lượng thi giáo viên giỏi của giáo viên trong trường được thể hiện thông qua sự
hiểu biết về kiến thức trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ và việc
tổ chức hoạt động dạy học nhằm đáp ứng mục tiêu giáo dục mầm non mà những
mục tiêu giáo dục đó được thực hiện tốt hay chưa tốt đều do trình độ chuyên
môn và năng lực sư phạm của giáo viên quyết định. Vì thế không những giáo
viên phải có trình độ chuyên môn vững vàng trong giảng dạy, có nghệ thuật lên
lớp, có khả năng xử lý tình huống sư phạm và không ngừng nâng cao nghiệp vụ
chuyên môn mà còn phải hiểu biết, nắm chắc các kiến thức về công tác chăm
sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ thì chất lượng thi giáo viên giỏi sẽ đạt hiệu quả cao.
Năm học 2013-2014 Phòng giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì đã đưa ra
nhiệm vụ năm học toàn ngành thực hiện Chỉ thị số 03/CT–TW ngày 14/5/2011
của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc “Học tập làm theo tấm gương, đạo
đức Hồ Chí Minh”; thực hiện hiệu quả đề án “Nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non thành phố Hà Nội năm 2015”; đưa các nội dụng của cuộc vận động
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” thành các hoạt


động thường xuyên trong trường mầm non; tổ chức tốt các hội thi giáo viên
dạy giỏi các cấp và liên hoan giáo viên dạy giỏi cấp toàn quốc.
Nhận thức rõ được vị trí, vai trò của đội ngũ giáo viên trong việc thực hiện mục
tiêu giáo dục, những năm học qua Ban giám hiệu trường mầm non xã Yên Mỹ

đã không ngừng phấn đấu nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên, nâng cao chất
lượng chuyên môn, đẩy mạnh công tác bồi dưỡng chuyên môn và năng lực sư
phạm, triển khai có chất lượng công tác ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý và giảng dạy. Nhà trường luôn xác định nâng cao chất lượng chuyên
môn giỏi, chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên thi giáo viên dạy giỏi các
cấp chính là một biện pháp trọng tâm trong thời điểm nhà trường đang từng
bước tự khẳng định chất lượng giáo dục của minh.
Là một cán bộ quản lý về chuyên môn, trước những yêu cầu đổi mới của ngành
học, phấn đấu đạt mục tiêu của nhà trường, bản thân tôi nhận thấy cần phải tăng
cường bồi dưỡng chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm cho đội ngũ giáo viên tham
gia thi giáo viên dạy giỏi các cấp để góp phần đưa chất lượng giáo dục ngày
càng tiến bộ. Chính vì vậy tôi đã lựa chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm chỉ đạo
giáo viên nâng cao hiệu quả hội thi giáo viên giỏi các cấp ở trường mầm non
xã Yên Mỹ”.
*Mục đích của đề tài:
Để nhiều giáo viên học tập trao đổi chuyên môn nghiệp vụ, kinh nghiệm
và tự phấn đấu có tay nghề vững vàng thực hiện tốt công tác giáo dục trẻ.
Tìm ra hệ thống các biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hội thi giáo viên giỏi
các cấp trong nhà trường.
* Đối tượng nghiên cứu của đề tài:
Cải tiến đổi mới phương pháp giáo dục để nâng cao chất lượng thi giáo viên giỏi
cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố đạt hiệu quả cao.


* Phạm vi áp dụng:
Giáo viên nhà trẻ và mẫu giáo trường mầm non xã Yên Mỹ trong năm học 20132014.
* Kế hoạch nghiên cứu:
– Thời gian nghiên cứu 8 tháng (Từ tháng 9/2013 đến tháng 4/2014).
* Phương pháp nghiên cứu:
– Phương pháp nghiên cứu lý luận.

– Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
– Phương pháp quan sát sư phạm.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Cơ sở lý luận:

Giáo dục đào tạo là sự nghiệp của toàn Đảng, của nhà nước và của toàn dân.
Giáo dục đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, phát triển khoa học công
nghệ, đẩy mạnh tốc độ phát triển giáo dục và đào tạo. Coi trọng cả 3 mặt: Quy
mô – chất lượng – hiệu quả.
Chất lượng giáo dục quyết định sự hình thành và phát triển nhân cách con
người. Có thể nói nhân cách con người trong tương lai như thế nào phụ thuộc
lớn vào sự giáo dục của trẻ trong trường mầm non. Muốn chất lượng giáo dục
nâng cao đòi hỏi phải có giáo viên giỏi. Việc xác định những thông số để nhận
biết người giáo viên dạy giỏi là một vấn đề rất đa dạng. Tuy nhiên trong thực tế
của đơn vị đã cụ thể hóa trên hai phương diện để xây dựng giáo viên dạy giỏi đó
là: Năng lực dạy học và năng lực giáo dục. Từ đó giáo viên có một định hướng
cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác định xu hướng, động cơ nghề nghiệp, tha thiết
với nghề vươn lên dạy giỏi.


Trường mầm non là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Vì vậy cần nâng cao chất
lượng giáo dục trẻ toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ và lao động với nhiệm vụ
là cán bộ quản lý của nhà trường, chỉ đạo hoạt động chuyên môn, bồi dưỡng
giáo viên, nâng cao năng lực sư phạm, phát huy tinh thần tự học, tự bồi dưỡng,
phấn đấu giáo viên dạy giỏi các cấp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ đáp
ứng với yêu cầu đổi mới trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1. Cơ sở thực tiễn:
2. Đặc điểm tình hình chung của nhà trường.

Trường mầm non xã Yên Mỹ huyện Thanh Trì nằm trên địa bàn ngoài đê ven

dọc sông Hồng. Trường có một khu ở vị trí trung tâm khu vực dân cư, trường
lớp được xây dựng khang trang, rộng rãi, đẹp đẽ, thoáng mát và có đầy đủ các
phòng học, phòng chức năng. Cơ sở vật chất đầy đủ phục vụ công tác chăm sóc
nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Trường được công nhận là trường chuẩn quốc gia năm 2009 và được thành phố
công nhận «Trường học thân thiện – Học sinh tích cực».
Hai năm liền trường đạt trường tiên tiến xuất sắc cấp Thành phố (Năm học
2011 – 2012, 2012 -2013). Trường đạt đơn vị văn hóa cấp huyện năm thứ tư.
Trường được sự chỉ đạo trực tiếp của phòng giáo dục đào tạo huyện Thanh Trì.
Trường đã đón nhận 358 cháu được phân vào 10 lớp. Có 7 lớp mẫu giáo với 268
cháu và có 3 lớp nhà trẻ với 90 cháu.
* Tổng số cán bộ giáo viên nhân viên là: 43 đồng chí.
Trong đó:
+ Cán bộ quản lý: 3 đồng chí.
+ Giáo viên: 27 đồng chí.


+ Nhân viên: 13 đồng chí.
Trình độ chuyên môn của cán bộ giáo viên nhân viên: Đại học=7 đ/c chiếm
17,5%, cao đẳng= 10 đ/c chiếm 25%, trung cấp= 23 đ/c chiếm 57,5%. Trong đó
có 10 đ/c đang theo học lớp đại học sư phạm mầm non.
2. Thuận lợi.

– Trường được sự quan tâm chỉ đạo sát sao của cấp trên, của Phòng giáo
dục và Đào tạo huyện Thanh Trì và được đầu tư đầy đủ cơ sở vật chất, trang
thiết bị dạy học theo tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.
– Trường tập trung tại một khu nên thuận tiện cho công tác quản lý và chỉ đạo
giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp.
-Trường có sân chơi, sân cỏ rộng rãi thoáng mát. Có nhiều cây xanh, cây cảnh,
khu vườn rau tạo khung cảnh môi trường xanh – sạch – đẹp và an toàn cho trẻ

hoạt động.
– Phòng học các lớp rộng rãi, thoàng mát.
– Ban giám hiệu đoàn kết, nhiệt tình, năng động, sáng tạo.
– Giáo viên tham gia hội thi trẻ khoẻ, có lòng yêu nghề, mến trẻ, ham học hỏi và
có hướng phấn đầu vươn lên.
– Trường được Đảng uỷ, HĐND, UBND xã luôn luôn quan tâm, động viên các
phong trào của nhà trường qua các ngày hội, ngày lễ và được hội cha mẹ học
sinh nhiệt tình hưởng ứng, ủng hộ các hoạt động của nhà trường, tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy.
– Trường được sự quan tâm của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì
năm học này trường cố gắng phấn đấu có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi


cấp thành phố. Phấn đấu giữ vững trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và
bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội.
3. Khó khăn.

– Một số giáo viên đang theo học lớp đại học tại chức nên ảnh hưởng về
thời gian ở trường.
– Một số giáo viên trẻ chưa mạnh dạn, tự tin đăng ký tham gia hội thi giáo
viên dạy giỏi các cấp.
– Hai đồng chí giáo viên trẻ năm học này lần đầu tiên tham gia hội thi
giáo viên dạy giỏi cấp huyện nên chưa có kinh nghiệm.
– Là lần đầu tiên trường có giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp
thành phố nên còn gặp nhiều khó khăn.
-> Với những thuận lợi và khó khăn trên, tôi luôn trăn trở làm thế nào để nâng
cao chất lượng giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp thành phố
đạt hiệu quả cao nhất. Tôi đã nghiên cứu và đưa ra một số biện pháp sau:
III. Những biện pháp chính:
1. Nâng cao tư tưởng, nhận thức cho giáo viên tham gia hội thi giáo viên


dạy giỏi các cấp và xây dựng kế hoạch chỉ đạo hội thi.
1.1. Nâng cao tư tưởng, nhận thức cho giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi.
Việc bồi dưỡng nâng cao nhận thức, tư tưởng trong giáo viên là hết sức
quan trọng bởi lẽ trong thực tế ở trường một số giáo viên suy nghĩ và hiểu biết
chưa sâu trong việc thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố.
Giáo viên chỉ biết rằng khi Đảng, nhà nước, ngành Giáo dục đã quan tâm đến
giáo dục mầm non đặc biệt đã có chế độ chính sách đãi ngộ thõa mãn với giáo
viên thì họ chỉ nghĩ mình làm việc với trách nhiệm của người giáo viên, cần


hoàn thành công việc được giao thế là đủ, không cần phấn đấu. Đó là những suy
nghĩ sai lệch trong tư tưởng, nhận thức của giáo viên.
Đội ngũ giáo viên cần hiểu rằng cho dù mình làm bất cứ công việc gì, ở
đâu, dù hoàn cảnh nào cũng phải luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ, luôn
phấn đấu vươn lên trong công tác, học tập để đạt được danh hiệu cao nhất trong
sự nghiệp giáo dục trẻ mầm non. Thành tích đạt được của cá nhân cũng chính là
thành tích chung của nhà trường sẽ góp phần vào nâng cao chất lượng nhà
trường ngày càng phát triển.
Thực tế ở trường có một số giáo viên chưa suy nghĩ sâu trong nhận thức
và hành động. Tư tưởng chưa vững vàng, không có chí hướng phấn đấu. Họ chỉ
nghĩ rằng đi làm ở trường mầm non chỉ có một công việc đó là: Chăm sóc nuôi
dạy các cháu làm sao cho các cháu ăn ngon, ngủ ngoan, trẻ khoẻ mạnh thế là đủ
không cần phấn đấu. Đặc biệt có một vài cô giáo trẻ còn rụt rè, chưa mạnh dạn
tự tin để phấn đấu thi giáo viên giỏi cấp huyện.
Do vậy đầu năm học, kết hợp với hiệu trưởng nhà trường phát động cán
bộ giáo viên tham gia học tập nội dung các cuộc vận động như:“Xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực”; Đẩy mạnh việc “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; Học tập các nghị quyết đường lối chính sách
của Đảng và pháp luật của nhà nước. Triển khai học tập nhiệm vụ năm học mới

của ngành, của trường với những nội dung trọng tâm: Xây dựng kỷ cương, nếp
sống văn hoá trong nhà trường; Lấy chuyên đề giáo dục lễ giáo làm thước đo
nhân cách cho giáo viên…Đưa ra những chỉ tiêu cụ thể, giao chỉ tiêu cho từng
lớp, từng giáo viên để cùng phấn đấu.
Đặc biệt bồi dưỡng tư tưởng nhận thức trong giáo viên thông qua việc tuyên
truyền những tấm gương tiêu biểu trong trường và trường bạn để từ đó giáo viên
hiểu rõ hơn và có chí hướng phấn đấu vươn lên. Việc bồi dưỡng tư tưởng, nhận
thức trong giáo viên phải hết sức chặt chẽ nhưng cũng mềm dẻo, nhẹ nhàng và
khéo léo trành gò ép, cưỡng bức giáo viên. Bồi dưỡng giáo viên bằng nhiều cách


khác nhau: Thông qua buổi họp sư phạm nhà trường, họp tổ chuyên môn…; Gặp
gỡ, trao đổi riêng với từng cá nhân để nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên
thì hiệu quả sẽ cao hơn.
*Qua việc học tập, bồi dưỡng đầu năm giáo viên trong trường đã nhận
thức rõ được tầm quan trọng của việc phấn đấu vươn lên trong công tác. Nhiều
giáo viên trẻ đã mạnh dạn tự tin phấn đấu danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở,
một đồng chí giáo viên phấn đấu thi giáo viên giỏi cấp thành phố.
1.2. Xây dựng kế hoạch chỉ đạo hội thi.
Để quản lý tốt nhà trường thì việc xây dựng kế hoạch là khâu đầu tiên rất
quan trọng và cần thiết. Xây dựng kế hoạch là tiền đề cho tất cả các biện pháp
nhằm nâng cao chất lượng chuyên môn giáo viên đặc biệt nâng cao hiệu quả
chất lượng hội thi giáo viên giỏi đã góp phần không nhỏ cho việc thực hiện tốt
nhiệm vụ giáo dục trong năm học mà nhà trường đã đề ra.
Việc xây dựng kế hoạch trong nhà trường là kim chỉ nam để giáo viên
cùng nhau thực hiện và phấn đấu. Kế hoạch cụ thể, rõ ràng sẽ tạo nên sự chuyển
biến về chất lượng chuyên môn cùng với chất lượng thi giáo viên giỏi các cấp
trong nhà trường đồng thời khắc phục dần những tồn tại của năm học trước.
Đứng trước thực trạng của nhà trường ngay từ đầu năm học tôi đã vạch ra những
công việc, nhiệm vụ chính cho riêng mình và dựa vào mục tiêu, kế hoạch năm

học nhà trường đề ra là: Phấn đấu 100% giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi
cấp trường đều xếp loại giỏi; phấn đấu giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi
cấp huyện dành nhiều giải cao; phấn đấu có một giáo viên tham gia thi giáo viên
giỏi cấp thành phố.
Muốn chỉ đạo các hoạt động của nhà trường đạt kết quả tốt đặc biệt chỉ đạo hội
thi giáo viên giỏi các cấp một cách có khoa học và có hiệu quả bản thân tôi lập
ra kế hoạch cụ thể cho từng tháng như sau:


THỜI
GIAN

NỘI DUNG
– Ổn định nề nếp đầu năm, bổ sung cơ
sở vật chất.

Tháng 9

– Bồi dưỡng tư tưởng, nhận thức cho
giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp

năm 2013

huyện, cấp thành phố.
– Học tập nhiệm vụ năm học và chuyên
môn của nhà trường.

NGƯỜI THỰC HIỆN
– BGH, 100% giáo
viên thực hiện.

– BGH và giáo viên 10
lớp thực hiện.
– BGH,100% giáo
viên tham gia.

– Đi sâu bồi dưỡng chuyên môn cho

– HPCM và 100 %

Tháng 10

giáo viên .

giáo viên tham gia.

Năm 2011

– Tổ chức hội thi giáo viên dạy giỏi cấp -100 % giáo viên tham
gia.
trường.
– Xây dựng đề thi lý thuyết giáo viên

– BGH, HPCM

giỏi cấp trường.
– Bồi dưỡng kiến thức giáo viên thi lý

– BGH và 100 % giáo

Tháng 11


thuyết giáo viên giỏi cấp trường.

viên tham gia.

năm 2013

– Bồi dưỡng chuyên môn giáo viên thi

– HPCM và 100 %

thực hành “Giáo viên giỏi” cấp trường.

giáo viên tham gia.

Tháng 12

– Bồi dưỡng giáo viên thi lý thuyết hội – BGH và 04 giáo viên

năm 2013

thi “Giáo viên giỏi “ cấp huyện.

Tháng 1

– Bồi dưỡng giáo viên thi thực hành hội

năm 2014

thi “Giáo viên giỏi” cấp huyện.


THỜI
GIAN
Tháng 2

NỘI DUNG

ở 4 khối.
– BGH, các TTCM và
04 giáo viên ở 04 khối
tham gia
NGƯỜI THỰC

HIỆN
– Bồi dưỡng giáo viên thi lý thuyết hội – BGH, các TTCM và
thi “Giáo viên giỏi” cấp thành phố.

01 giáo viên lớp nhà


trẻ.

năm 2014
– Bồi dưỡng chuyên môn Giáo viên giỏi
cấp thành phố.

– BGH, các TTCM và
01 giáo viên giáo viên
lớp nhà trẻ


Tháng 3
năm 2014

– Tổ chức kiến tập tiết dạy giỏi cấp

– BGH và 100% giáo

thành phố.

viên tham gia.

– Bồi dưỡng giáo viên giỏi cấp huyện,

– BGH, 04 giáo viên

cấp thành phố viết đề cương SKKN.
– Tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm.

– BGH và 100% giáo

Tháng 4
năm 2014

viên tham dự.
– Bồi dưỡng giáo viên viết và hoàn

– 100% giáo viên tham

thành bản SKKN.


gia thực hiện.

Ngoài ra tôi còn chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch năm học, kế
hoạch tháng, tuần đưa ra các chỉ tiêu phấn đấu cụ thể, rõ ràng và được nhà
trường phê duyệt mới thực hiện. Hàng tháng giáo viên báo cáo kế hoạch, lịch
dạy của lớp cho nhà trường. Qua đó Ban giám hiệu có cơ sở để theo dõi, kiểm
tra và có biện pháp chỉ đạo kịp thời tốt hơn.
*Kết quả: Kế hoạch đi sâu, đi sát với thực tế nên khi thực hiện rất phù hợp,
tránh cho Ban giám hiệu không bị động trong công việc.
Kế hoạch xây dựng rõ ràng cho từng tháng nhằm đôn đốc thực hiện và
kiểm tra. Đồng thời là mốc để giáo viên có hướng phấn đấu nâng cao kiến thức,
hiểu biết của ngành mầm non; nâng cao trình độ chuyên môn; kỹ năng sư phạm
và nghệ thuật lên lớp, khả năng xử lý tình huống sư phạm trong giảng dạy để
giáo viên tham gia hội thi giáo viên giỏi các cấp đạt kết quả cao.
2. Bồi dưỡng kiến thức cho giáo viên thi lý thuyết.


Việc bồi dưỡng kiết thức và sự hiểu biết về ngành mầm non cho giáo viên thi lý
thuyết là việc làm cần thiết và quan trọng đòi hỏi giáo viên thể hiện qua năng lực
và khả năng nhận thức của từng giáo viên. Từ đó giáo viên có một định hướng
cụ thể để phấn đấu, đồng thời xác định xu hướng động cơ nghề nghiệp, tha thiết
với nghề, thương trẻ như con, vươn lên dạy giỏi đạt hiệu quả cao.
Giáo viên dạy giỏi của đơn vị tăng cao thì dẫn đến kết quả chất lượng chăm sóc
giáo dục trẻ trong nhà trường đạt kết quả cao. Đảm bảo tốt nhiệm vụ năm học và
tránh hiện tượng chạy theo thành tích trong giáo dục mà Bộ Giáo Dục và Đào
Tạo đã phát động.
Xác định được mục tiêu nâng cao chất lượng thi giáo viên giỏi cấp trường,
cấp huyện, cấp thành phố do vậy tôi tiến hành bồi dưỡng kiến thức cho giáo
viên thông qua kế hoạch đã xây dựng. Sắp xếp, bố trí công việc, thời gian để bồi
dưỡng cho kịp thời đúng thời điểm, đúng đối tượng, Bồi dưỡng kiến thức cho

giáo viên với nhiều hình thức sau:
– Họp chuyên môn với 04 đồng chí tổ trưởng chuyên môn ở 04 khối và
một số giáo viên đã đạt giải cao nhiều năm thi giáo viên giỏi cấp huyện để cùng
nhau trao đổi, đưa ra những kinh nghiệm, những sáng kiến mới trong quá trình
ôn tập kiến thức.
– Chỉ đạo, giao việc cho giáo viên cần lập kế hoạch ôn tập kiến thức cụ
thể cho từng giáo viên để từ đó giáo viên chủ động ôn tập, nghiên cứu tài liệu
đạt hiệu quả.
– Tranh thủ thời gian những lúc rảnh rỗi buổi trưa hoặc sau giờ trả trẻ sẽ
tập trung giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi để cùng nhau trao đổi những kiến
thức, tài liệu liên quan đến nội dung thi lý thuyết. Cụ thể: Hiệu phó đưa ra các
câu hỏi sau đó lần lượt giáo viên trả lời mà không được nhìn vào tài liệu. Nếu
giáo viên nào không trả lời được câu hỏi thì giáo viên khác hỗ trợ giúp đỡ.
Hoặc có thể giáo viên này đưa ra câu hỏi yêu cầu giáo viên kia trả lời và sau đó


cùng nhau trao đổi. Với cách làm này sẽ giúp giáo viên nhớ kiến thức nhanh
hơn, sâu hơn.
– Với hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp thành phố: Xây dựng nhiều đề
thi lý thuyết để giáo viên thi thử với nhiều nôi dung, câu hỏi khác nhau. Mỗi đề
thi có từ 1 đến 2 câu hỏi tình huống yêu cầu giáo viên viết tự luận cách xử lý
tình huống sư phạm. Sau khi xây dựng đề thi sẽ tổ chức cho giáo viên thi thử
nhiều lần để đánh giá kết quả hiểu biết kiến thức ngành mầm non đến đâu, đạt ở
mức độ nào để tiếp tục bồi dưỡng giáo viên thi lý thuyết cấp huyện, cấp thành
phố đạt kết quả cao.
Hiệu phó cùng giáo viên trao đổi kinh nghiệm, nghiên cứu chuyên môn
*Kết quả: Giáo viên ở 04 khối đã tích cực học tập, tự giác ôn luyện kiến thức,
nghiên cứu kỹ tài liệu và biết cách xử lý một số tình huống sư phạm thông qua
bài viết tự luận ở đề thi cấp trường. Kết quả thi cấp trường: 24/24 giáo viên thi
lý thuyết đạt điểm cao từ 8 – 10 điểm. Có 04 giáo viên tham gia thi lý thuyết hội

thi “Giáo viên giỏi” cấp huyện đều đạt điểm cao. Trong đó có 02 giáo viên đạt
9,5 điểm, 01 giáo viên đạt 8,5 điểm, 01 giáo viên đạt tuyệt đối 10 điểm. Có 01
giáo viên tham gia thi lý thuyết hội thi “Giáo viên dạy giỏi” cấp Thành phố đủ
điểm theo quy định để tham gia thi thực hành.
Giáo viên thi thử phần thi lý thuyết
3. Bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên thi thực hành giáo viên giỏi cấp

huyện đạt hiệu quả.
Thực tế cho thấy rằng việc tổ chức phong trào thi giáo viên dạy giỏi có tác dụng
rất lớn trong việc nâng cao năng lực chuyên môn cho giáo viên; bởi vì khi tham
gia thi giáo viên dạy giỏi đòi hỏi giáo viên phải suy nghĩ nghiên cứu nội dung
chương trình kỹ hơn, tìm tòi những phương pháp, biện pháp, hình thức sáng tạo,
tạo ra những tình huống mới lạ, những trò chơi mới hấp dẫn trẻ để trẻ tập trung
chú ý hơn, hứng thú trong giờ học.


Chính vì vậy cần phải bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tôi nhận
thấy giáo viên còn yếu về chuyên môn, nghệ thuật lên lớp còn hạn chế, giáo viên
chưa nghĩ ra những phương pháp, biện pháp, hình thức sáng tạo để dạy trẻ … và
để giáo viên tham gia thi thực hành giáo viên giỏi cấp huyện đạt kết quả tốt. Do
vậy, tôi chú trọng vào việc bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tôi đã nghiên
cứu, sắp xếp thời gian để xây dựng kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn cho giáo
viên đúng mục đích.
Để giúp giáo viên có kỹ năng sư phạm, nghệ thuật lên lớp khi tổ chức hoạt
động dạy học đạt kết quả cao qua việc tăng cường thăm lớp dự giờ, tổ chức thi
giáo viên giỏi cấp trường, tổ chức hội giảng, kiến tập cấp trường, sinh hoạt
chuyên môn các khối thường xuyên, đúng định kỳ để trao đổi, thảo luận góp ý
cho giáo viên những gì chưa đạt được cần khắc phục để nâng cao chuyên môn
chuẩn bị tốt tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện có hiệu quả cao.
Khi giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp huyện bốc thăm được môn thi là

tôi tiến hành bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên. Tập hợp từng giáo viên để
cùng nhau nghiên cứu tài liệu và trước tiên bồi dưỡng giáo viên cách xây dựng
thiết kế giáo án sao cho phù hợp với đề tài, cách xác định kiến thức, kỹ năng
đúng, chính xác. Đưa ra phương pháp dạy, hình thức dạy đổi mới, sáng tạo phù
hợp với đề tài, với đối tượng. Nghiên cứu lựa chọn chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ
dạy học phù hợp với từng đối tượng, đồ dùng phải sáng tạo nhưng không nên
lạm dụng quá nhiều đồ dùng trong một tiết học. Sau khi xác định được nội dung
dạy yêu cầu giáo viên soạn giáo án hoàn chỉnh rồi nộp cho Ban giám hiệu và
Ban giám hiệu duyệt, chỉnh sửa hoàn thiện giáo án. Sau đó Ban giám hiệu dự
giáo viên tập dạy cô/cô (Không có trẻ) cách thể hiện bài giảng về kỹ năng sư
phạm, nghệ thuật lên lớp qua lời nói, cử chỉ nét mặt, biểu cảm, sự tự tin… để từ
đó góp ý điều chỉnh cho giáo viên.
Mặt khác chỉ đạo giáo viên trong tổ khối, lớp có giáo viên tham gia thi cấp
huyện nghiên cứu làm đồ dùng dạy học sáng tạo cho tiết dạy.


Ví dụ: Với tiết dạy lớp C1- MGB. Môn thi bốc thăm là giáo dục thể chất ở chủ
đề “Tết- Mùa xuân”. Tôi cùng giáo viên lớp C1 nghiên cứu chọn đề tài dạy đó
là: VĐCB: Bật xa 30cm; TCVĐ: Tung bóng. Sau đó xây dựng giáo án lồng ghép
hình thức tổ chức hội thi cho bài giảng tránh khô khan, cứng nhắc. Nghiên cứu,
chọn nhạc tập khởi động, nhạc tập bài tập phát triển chung, nhạc hồi tĩnh sao
cho phù hợp với trẻ 3-4 tuổi. Cuối cùng khi đã chuẩn bị xong giáo viên sẽ tập
dạy để BGH dự bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên.
Hoặc với lớp D1- Nhà trẻ 24-36T. Môn thi bốc thăm là nhận biết tập nói ở chủ
đề con vật. Tôi cùng giáo viên khối nhà trẻ nghiên cứu chọn đề tài sao cho gần
gũi với trẻ đó là: NBTN “con voi”. Khi xác định được đề tài rồi cùng nhau
nghiên cứu giáo án, chuẩn bị đồ dùng. Chỉ đạo giáo viên khai thác trrên mạng
intenet đề tìm vi deo, hình ảnh con voi và các hoạt động của chúng để gậy hứng
thú cho trẻ học. Sau đó chỉ đạo giáo viên tự thiết kế bài giảng điện tử trên phần
mềm PowerPoint để khi tổ chức hoạt động áp dụng CNTT qua bài giảng điện tử.

Với 2 lớp MGN – B1 và lớp MGL – A3. Môn dạy bốc thăm là môn làm quen
với toán. Cũng với cách làm như trên tôi chỉ đạo giáo viên phải ứng dụng
CNTT vào bài giảng điện tử làm quen với toán để gậy hứng thú cho trẻ học.
* Kết quả: Giáo viên 4 khối lên tiết thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện có nhiều cố
gắng khi thể hiện bài giảng, có nghệ thuật lên lớp, sáng tạo trong giảng dạy, giáo
viên mạnh dạn, tự tin và biết xử lý khéo léo các tình huống sư phạm xảy ra trong
khi tổ chức hoạt động và được ban giám khảo đánh giá cao. Qua 2 phần thi kết
quả đạt như sau: Có 02 giải xuất sắc đó là: Cô giáo Trần Huyền Trang dạy lớp
nhà trẻ 24-36 tháng và cô giáo Đặng Bích Phượng dạy lớp mẫu giáo bé; có 01
giải nhất là cô giáo Nguyễn Thu Hà dạy lớp mẫu giáo lớn; 01 giải nhì là cô giáo
Trần Thị Duyên dạy lớp mẫu giáo nhỡ. Nhà trường rất vinh dự được Phòng
Giáo dục và Đào tạo Huyện Thanh Trì lựa chọn cô giáo Trần Huyền Trang
tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.
Giáo viên lớp nhà trẻ 24-36T đang lên tiết dạy giỏi cấp huyện


môn nhận biết tập nói “Con voi”
4. Phối hợp với các tổ chuyên môn để bồi dưỡng giáo viên thi cấp thành

phố.
Hưởng ứng phong trào thi đua xây dựng nhà trường ngày càng phát triển, đi lên
về mọi mặt. Đặc biệt hưởng ứng phong trào hội thi giáo viên giỏi cấp thành phố
mà mục tiêu của trường đặt ra là phấn đấu giáo viên tham gia thi giáo giỏi cấp
thành phố đạt giải và phấn đấu cuối năm giữ vững trường tiên tiến xuất sắc cấp
thành phố. Cán bộ, giáo viên nhân viên nhà trường luôn phấn đấu không ngừng
để đạt thành tích cao nhất trong năm. Mỗi giáo viên có tính chủ động, có nhiều
biện pháp tích cực và hình thức sáng tạo trong các hoạt động, làm việc có nề
nếp, có kỷ cương, có khoa học. Mỗi cá nhân đều nỗ lực phấn đấu vươn lên đạt
danh hiệu giáo viên giỏi, chiến sĩ thi đua cấp cơ sở góp phần chung vào sự
nghiệp phát triển đi lên của nhà trường.

Trường mầm non xã Yên Mỹ năm học này được sự tin tưởng của Phòng Giáo
dục và Đào tạo huyện Thanh Trì chọn cử giáo viên lớp nhà trẻ 24 -36 T tham gia
thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố. Đó là niềm vinh dự cho nhà trường song
trách nhiệm hết sức lớn lao. Với tập thể đoàn kết, nhất trí cao trong mọi hoạt
động nhà trường quyết tâm phấn đấu và hoàn thành tốt nhiệm vụ mà cấp trên
giao cho.
Muốn có giáo viên thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố đạt kết quả cao đòi hỏi
phải có sự phối kết hợp nhiều thành phần trong nhà trường, có sự chỉ đạo sát
sao của ban giám hiệu nhà trường nhất là hiệu trưởng nhà trường. Thành tích mà
giáo viên đạt được cũng là thành tích chung của nhà trường. Do vậy tôi cùng
đồng chí hiệu trưởng họp bàn và cùng đưa ra hướng chỉ đạo thống nhất, có hiệu
quả nhất. Cùng huy động, phối kết hợp các tổ chuyên môn để trợ giúp lớp có
giáo viên thi giáo viên giỏi cấp thành phố.


Được sự chỉ đạo của đồng chí hiệu trưởng, trước hết tôi đến tại lớp đó cùng cô
giáo tham gia thi cấp thành phố nghiên cứu xem môi trường lớp học còn thiếu
gì? các góc mở bổ sung như thế nào? cần làm đồ dùng đồ chơi sáng tạo gì? sau
đó phối hợp với các tổ trưởng chuyên môn, một số giáo viên có chuyên môn
cứng và giáo viên khéo tay cùng nghiên cứu để hỗ trợ làm thêm đồ dùng đồ chơi
cho góc mở; trang trí môi trường trong và ngoài lớp học; làm thêm một số đồ
dùng sáng tạo cho một số hoạt động như: Nhận biết tập nói, vân động, làm quen
văn học…để tạo môi trường lớp học đẹp. phù hợp, thân thiện, gây sự chú ý cho
ban giám khảo khi về chấm giáo viên giỏi cấp thành phố.
Tôi lên kế hoạch cụ thể và vạch ra công việc giao cho các tổ chuyên môn cùng
hỗ trợ. Các tổ chuyên môn phối hợp với một số giáo viên tranh thủ thời gian
buổi trưa, hết giờ trả trẻ làm đồ dùng đồ chơi, trang trí lớp.
Cụ thể: Phân công tổ khối mẫu giáo lớn làm thêm đồ dùng đồ chơi, tạo góc mở
cho góc âm nhạc, góc văn học. Tổ khối mẫu giáo nhỡ tập trung làm thêm một số
đồ dùng sáng tạo cho môn thể dục và góc vận động, góc thiên nhiên. Tổ khối

mẫu giáo bé hỗ trợ trang trí lại góc bé chơi với búp bê và làm thêm đồ dùng cho
trẻ chơi góc bế em. khối nhà trẻ làm đồ dùng sáng tạo cho góc bé hoạt động với
đồ vật, bé chơi với hình và màu…
Sau khi đã có môi trường lớp học đẹp mắt, đồ dùng đồ chơi phong phú và đã
bốc thăm môn học là môn âm nhạc tôi cùng cô Trang giáo viên thi cấp thành
phố và một số giáo viên giỏi cấp huyện nghiên cứu chuyên môn, xác định chọn
đề tài cần dạy sao cho phù hợp với trẻ nhà trẻ. Khi đã xác định được đề tài rồi
tôi cùng cô Trang và một số giáo viên nghiên cứu xây dựng giáo án, cùng nhau
nghiên cứu đưa ra những hình thức dạy sao cho sáng tạo gây hứng thú với trẻ
mà lại phù hợp với trẻ nhà trẻ. Cùng nhau tìm tòi những trò chơi âm nhạc mới
lạ, sáng tạo đưa vào bài giảng. Sau đó cùng nhau thống nhất lựa chọn một hình
thức vào bài hay nhất, một trò chơi âm nhạc mới lạ nhất, tìm ra phương pháp
dạy phù hợp và sáng tạo. Cuối cùng là soạn giáo án hoàn chỉnh.


Soạn xong giáo án tôi phân công công việc cho từng giáo viên để hỗ trợ
tiết dạy giỏi cấp thành phố. Cụ thể: Giáo viên khéo tay sẽ làm đồ dùng phục vụ
tiết dạy; Giáo viên có trình độ tin học tốt sẽ cùng cô Trang thiết kế trò chơi âm
nhạc trên máy tính, tìm vi deo hình ảnh động…; Giáo viên có năng khiếu về đàn
nhạc kết hợp cùng cô Trang đánh nhạc và tập hát giai điệu bài hát.
Công việc được chuẩn bị xong, tôi cùng đồng chí hiệu trưởng sẽ duyệt lại giáo
án để chỉnh sửa cho đầy đủ và chính xác. Sau đó yêu cầu giáo viên tập dạy cô/cô
cho ban giám hiệu dự về cách thể hiện lời nói biểu cảm, tác phong sư phạm, tập
hát sao cho đúng nhạc, đúng giai điệu phù hợp với trẻ nhà trẻ để ban giám hiệu
góp ý bổ sung.
*Kết quả: Giáo viên các tổ chuyên môn đã nhiệt tình hỗ trợ giúp đỡ làm đồ dùng
đồ chơi cho các góc mở, một số hoạt động khác và cùng nhau đoàn kết nghiên
cứu chuyên môn để xây dựng giáo án, làm đồ dùng, thiết kế trò chơi âm nhạc…
phù hợp với trẻ nhà trẻ.
Giáo viên tham gia thi giáo viên giỏi cấp thành phố đã tổ chức hoạt động âm

nhạc đạt kết quả tốt được ban giám khảo của Phòng Mầm non- Sở Giáo dục và
đào tạo Hà Nội đánh giá cao và được xếp giải nhì giáo viên dạy giỏi cấp thành
phố. Nhà trường đã đón các trường mầm non trong huyện Thanh Trì về kiến tập
lại tiết âm nhạc dạy giỏi cấp thành phố.
Ban giám khảo Phòng mầm non Sở Giáo dục & đào tạo Hà Nội cùng cán bộ
phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Thanh Trì về chấm giáo viên giỏi cấp TP
Cán bộ phòng Giáo dục và đào tạo huyện Thanh Trì chỉ đạo giáo viên các
trường trong huyện đến kiến tập tiết dạy giỏi cấp thành phố
5. Tuyên truyền hội thi giáo viên giỏi cấp huyện, cấp thành phố tới phụ

huynh


Công tác tuyên truyền ở bậc học mầm non đóng vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở
vùng nông thôn, nhận thức còn hạn chế về nhiều mặt.
Làm thế nào để đông đảo phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của vấn đề chăm
sóc – giáo dục trẻ em ở lứa tuổi mầm non là cấn thiết, hiểu được trẻ ở lứa tuổi
càng nhỏ thì sự tác động để phát triển trí tuệ, thể lực của trẻ sẽ tốt hơn so với trẻ
lớn, khi đã hiểu thì họ sẵn sàng đưa con em ra lớp chứ không chờ chúng ta phải
tuyên truyền vận động nhiều. Chúng ta cần hiểu rằng các cháu như những cây
non mới được gieo trồng nếu không được chăm bón tốt thì cây non kia sẽ cằn
cỗi, úa tàn. Vì vậy chúng ta là những người làm công tác giáo dục mầm non
cần tuyên truyền cho mọi người cùng hiểu, cùng nhận thức tốt việc giáo dục các
cháu để làm nền tảng cho tương lai sau này về nguồn lực con người có đủ “Đức
– Trí – Thể – Mỹ ” góp phần xây dựng đất nước trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Có rất nhiều hình thức tuyên truyền khác nhau như: Trao đổi, tọa đàm, họp phụ
huynh, tuyên truyền qua thông tin đại chúng trên loa đài phát thanh; tuyên
truyền qua tổ chức các ngày hội ngày lễ ; tuyên truyền qua việc tổ chức các hội
thi, hội giảng… nhằm giúp phụ huynh hiểu biết về công tác chăm sóc nuôi
dưỡng giáo dục trẻ trong trường mầm non. Trong đó việc tuyên truyền phụ

huynh về hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố góp phần quan
trọng để phụ huynh nắm bắt được chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng
phát triển. Đây cũng là một trong những biện pháp thật tốt để thực hiện công tác
xã hội hoá giáo dục.
Việc tuyên truyền hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố được tiến
hành với nhiều hình thức: Nhà trường chỉ đạo các lớp có giáo viên tham gia thi
giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố triển khai họp đại diện ban phụ
huynh của lớp để ban phụ huynh tuyên truyền tới 100% phụ huynh của lớp đó
nhằm kêu gọi phụ huynh ủng hộ, quyên góp tự nguyện một phần kinh phí để
giáo viên làm đồ dùng đồ chơi phục vụ cho tiết dạy giỏi.


Sau khi hội thi kết thúc giáo viên dạy lại tiết giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp
thành phố có mời đại diện phụ huynh đến dự và xem giáo viên thể hiện bài
giảng; Nhà trường thuê thợ quay vi deo, chụp ảnh các hoạt động của cô và trẻ
trong tiết dạy giỏi rồi mở ti vi, dán ảnh ra bảng tuyên truyền trước sân trường
vào các giờ đón trả trẻ trong ngày để phụ huynh toàn trường được xem… Ngoài
ra nhà trường còn chỉ đạo giáo viên tuyên truyền phụ huynh thông qua họp phụ
huynh trường, lớp đầu năm, cuối năm, qua các hội nghị của trường để từ đó phụ
huynh toàn trường ngày càng hiểu rõ hơn về chất lượng giáo dục nhà trường
ngày một tiến bộ, phụ huynh họ yên tâm tin tưởng vào nhà trường để gửi con
em vào học ngày càng đông hơn.
Từ việc tuyên truyền này đã tạo niềm tin tới phụ huynh, các bậc phụ huynh đã
nhiệt tình, tích cực tham gia vào các buổi họp phụ huynh của trường, của lớp,
tích cực và tự nguyện ủng hộ, quyên góp vào công tác xã hội hóa giáo dục trong
nhà trường. Tất cả những việc làm đó cũng góp phần vào công tác phối kết hợp
trong việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ đạt kết quả cao.
1. IV. Kết quả đạt được:

Trong năm học 2013-2014 này nhờ có chỉ đạo sát sao của cấp trên, của đồng chí

hiệu trưởng và bản thân đã nỗ lực cố gắng chỉ đạo tốt hoạt động chuyên môn
trong nhà trường bằng những biện pháp chỉ đạo, xây dựng kế hoạch một cách
khoa học đã nâng cao chất lượng hội thi giáo viên giỏi các cấp. Qua việc thực
hiện các biện pháp nêu trên, đội ngũ giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi
các cấp đã có nhiều chuyển biến tốt về nhận thức, có ý thức trách nhiệm cao, tự
giác học tập, nghiên cứu chuyên môn để nâng cao trình độ, giáo viên có tinh
thần đoàn kết quyết tâm xây dựng tập thể vững mạnh.
Đặc biệt là đội ngũ giáo viên đã thực sự gắn bó yên tâm với nghề, xem nhà
trường, lớp học là tổ ấm đã đóng góp rất lớn trong việc xây dựng trường học
vững mạnh đưa phong trào nhà trường ngày càng ổn định về số lượng và chất
lượng ngày càng cao.


Giáo viên tham gia lý thuyết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện,
cấp thành phố đã tích cực, tự giác, chủ động trong việc học tập, nghiên cứu kỹ
tài liệu, ôn tập có hiệu quả để tham gia thi lý thuyết đạt kết quả tốt.
Giáo viên tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp trường, cấp huyện, cấp thành phố
phần thực hành đã có nghệ thuật lên lớp, thể hiện tác phong sư phạm tốt, gần
gũi, thân thiện với trẻ, giáo viên tự tin hơn, mạnh dạn hơn, biết vận dụng khéo
léo các hình thức tổ chức các hoạt động có sự linh hoạt, sáng tạo và phù hợp.
Giáo viên biết cách xử lý tốt các tình huống khi tổ chức hoạt động. Đặc biệt
trong các tiết dạy giỏi giáo viên đã ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy
nhằm gây hứng thú cho trẻ, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo để tiết
học đạt kết quả cao.
Với sự chỉ đạo và giúp đỡ tạo điều kiện của cán bộ cấp trên, sự chỉ đạo sát
sao, chặt chẽ của ban giám hiệu nhà trường và kế hoạch bồi dưỡng chuyên môn
phù hợp, đánh giá đúng đắn năng lực của giáo viên cùng với sự cố gắng nỗ lực
phấn đấu của từng giáo viên đã nâng cao chất lượng thi giáo viên dạy giỏi cấp
trường, cấp huyện, cấp thành phố đem lại hiệu quả cao hơn so với các năm học
trước góp phần vào thành tích chung cho nhà trường và cũng là để động viên,

khích lệ giáo viên tích cực hơn nữa để cùng phấn đấu vươn lên trong các năm
học tiếp theo. Cụ thể:
– Hội thi giáo viên giỏi cấp trường: Có 24/24 giáo viên tham gia hội thi
đều xếp loại giỏi.
– Hội thi giáo viên giỏi cấp huyện: Trường đã có 04 giáo viên ở 04 khối
tham gia dự thi đều đạt kết quả tốt được ban giám khảo các cấp đánh giá cao.
Qua tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi cấp huyện trường đạt 02 giải xuất sắc,
đạt 01 giải nhất, 01 giải nhì.


– Điều đáng mừng hơn cả đó là được Phòng giáo dục và Đào tạo huyện Thanh
Trì tin tưởng chọn cử 01 cô giáo tham gia thi giáo viên dạy giỏi cấp thành phố
và đã đạt giải nhì giáo viên dạy giỏi cấp thành phố.
– Phụ huynh học sinh đã tin tưởng vào chất lượng giáo dục của nhà trường, phụ
huynh ngày càng tích cực, đóng góp, ủng hộ nhiệt tình các phong trào của nhà
trường: Công tác xã hội hóa giáo dục, làm từ thiện… Đặc biệt là số lượng học
sinh đến trường ngày một đông hơn. (Đầu năm từ 320 cháu -> cuối năm 358
cháu).
Với những kết quả đạt được của hội thi giáo viên dạy giỏi các cấp đã góp
phần vào thành tích chung của nhà trường để nhà trường tiếp tục phát huy và
phấn đấu cuối năm học này giữ vững trường tiên tiến xuất sắc cấp thành phố và
bằng khen của Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội. Trường mầm non xã Yên
Mỹ luôn tự hào và phấn khởi với sự phát triển không ngừng đã tạo nên niềm tin
đối với phụ huynh toàn xã. Sự phát triển của nhà trường góp phần vào thành tích
chung của ngành học ngày càng đi lên, ngày càng tiến bộ.
KẾT THÚC VẤN ĐỀ
1. Kết luận:

Bác Hồ đã nói: “Vì lợi ích mười năm trồng cây
Vì lợi ich trăm năm trồng người”.

Để thực hiện được việc “Trồng người” trong ngành giáo dục và đào tạo thì ở
mỗi cấp có một trách nhiệm riêng. Đối với ngành học mầm non thì chất lượng
giảng dạy của giáo viên quyết định việc thực hiện các mục tiêu giáo dục mầm
non. Trong đó chất lượng giáo viên giỏi chiếm vị trí quan trọng. Trong yêu cầu
đổi mới hiện nay, đối chiếu với thực trạng chất lượng giảng dạy của giáo viên
trong trường đặc biệt là chất lượng giáo viên dạy giỏi thì việc cần thiết phải


nâng cao chất lượng chuyên môn cũng như chất lượng giáo viên giỏi của giáo
viên ngày càng cấp bách.
Ngành học mầm non là nền tảng đầu tiên của ngành giáo dục và đào tạo, chất
lượng giáo dục trẻ tốt góp phần vào việc xây dựng và phát triển trường học, đưa
chất lượng giáo dục đảm bảo yêu cầu xây dựng trường tiên tiến và yếu tố quan
trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện về Đức – Trí – Thể – Mỹ.
Hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa, tạo tiền đề vững chắc
cho trẻ bước vào trường tiểu học được tốt.
Qua việc chỉ đạo nâng cao hiệu quả chất lượng giáo viên giỏi các cấp được tiến
hành thường xuyên, liên tục, cụ thể, sát với trình độ và năng lực của giáo viên,
có các chỉ tiêu cụ thể với từng người. Kịp thời động viên, khích lệ tạo mọi điều
kiện để giáo viên được học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và
phấn đấu đạt danh hiệu giáo viên dạy giỏi cấp huyện, cấp thành phố tạo nên sự
chuyển biến trong chất lượng giảng dạy của nhà trường ngày hôm nay.
Trong bối cảnh toàn đất nước đang bước vào hội nhập quốc tế. Với những thành
tích đã đạt được, với những thuận lợi và cũng nhiều khó khăn, nhìn toàn cuộc về
sự tiến bộ trong chất lượng chuyên môn của nhà trường đã có nhiều chuyển biến
quan trọng theo định hướng và sự đầu tư của ban giám hiệu, sự đoàn kết thống
nhất mọi hoạt động trong nhà trường. Tuy nhiên với yêu cầu ngày càng cao của
công tác đổi mới giáo dục mầm non, nhà trường còn phải làm tốt hơn nữa công
tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng chuyên môn cho giáo viên. Người quản lý
cần cân nhắc, lựa chọn và sáng tạo tìm cho đơn vị mình những biện pháp phù

hợp, hiệu quả nhất với ý thức trách nhiệm trong công cuộc đào tạo những chủ
nhân tương lai của đất nước góp phần vào sự nghiệp phát triển giáo dục ngày
càng lớn mạnh.
2. Khuyến nghị, đề xuất:


Để nâng cao trình độ chuyên môn cho giáo viên đạt kết quả cao nhất tôi mạnh
dạn đưa ra một số đề xuất một số ý kiến sau:
– Ban giám hiệu nhà trường cần tham mưu với cấp trên để đầu tư thêm cho
trường một số trang thiết bị hiện đại như: Máy chiếu, máy phô tô. Máy in màu…
để công tác chỉ đạo các hoạt động nhà trường đạt hiệu quả hơn.
– Bản thân mỗi giáo viên cần tự giác nghiên cứu, học tập, phấn đấu để ngày
càng nâng cao trình độ chuyên môn.
Trên đây là bản sáng kiến kinh nghiệm của tôi trong việc chỉ đạo giáo viên
nâng cao chất lượng giáo viên dạy giỏi các cấp trong nhà trường. Tôi rất mong
nhận được sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, chị em đồng nghiệp để
giúp tôi có thêm kinh nghiệm chỉ đạo chuyên môn nhà trường đạt kết quả cao
hơn.



×