Tải bản đầy đủ (.docx) (19 trang)

Cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (206.62 KB, 19 trang )

A.

Lời mở đầu
Đã gần 50 năm trôi qua kể từ ngày Bác tạm biệt dân tộc

Việt Nam, ra đi mãi mãi bước vào giấc ngủ ngàn thu. Chừng ấy
thời gian đủ dài để chứng kiến dân tộc ta và thế giới có những
chuyển mình to lớn. Nhân loại đang sống trong kỷ nguyên toàn
cầu hóa với sự phát triển nhanh đến chóng mặt của nền kinh tế
tri thức và sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học, công
nghệ. Đất nước ta cũng đang từng bước chuyển mình trong
công cuộc “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, hướng tới
mục tiêu trở thành một nước công nghiệp với mức thu nhập
bình quân đầu người ở mức trung bình vào năm 2020. Nhưng tư
tưởng và tấm gương đạo đức của Người vẫn luôn là ngọn đuốc
sáng soi đường cho Đảng và nhà nước ta trên công cuộc xây
dựng và bảo vệ tổ quốc nói chung cũng như mỗi người dân Việt
Nam nói riêng. Tư tưởng của Bác được nhiều nhà nghiên cứu cả
trong và ngoài nước đánh giá vô giá về mặt giá trị và trường
tồn về mặt thời gian. Vậy để hiểu được ý nghĩa, giá trị và sức
mạnh của Tư tưởng Hồ Chí Minh trước tiên chúng ta cần hiểu và
nằm rõ được cơ sở hình thành của nó.

1


Nội dung

B.
I.


Giới thiệu về Hồ chí minh và tư tưởng Hồ Chí
Minh.
1. Giới thiệu về Hồ Chí Minh
Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 – 2/9/1969. Lúc nhỏ tên

là Nguyễn Sinh Cung khi đi học là Nguyễn Tất Thành, trong
nhiều năm hoạt đông cách mạng lấy tên là Nguyễn Ái Quốc và
nhiều bí danh, bút danh khác ).
Người là một nhà cách mạng, người sáng lập Đảng cộng sản Việt Nam,
một trong những người đặt nền móng và lãnh đạo công cuộc đấu tranh giành
độc lập, toàn vẹn lãnh thổ cho Việt Nam trong thế kỷ XX, một chiến sỹ cộng
sản quốc tế. Hồ Chí Minh cũng chính là người viết và đọc bản “Tuyên ngôn độc
lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (nay là nước Cộng hòa Xã
hội chủ nghĩa Việt Nam) ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình
lịch sử, trở thành Chủ tịch nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đầu tiên trong
thời gian 1945 – 1969, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động
Việt Nam trong thời gian 1951 – 1969.
Người là một lãnh tụ vĩ đại được không chỉ người dân Việt Nam mà
trên toàn thế giới ngưỡng mộ và tin yêu. Hồ Chí Minh đồng thời cũng là một
nhà văn, nhà thơ và nhà báo với nhiều tác phẩm viết bằng cả tiếng Việt, tiếng
Hán cũng như tiếng Pháp. Người cũng là nhân vật chủ đề trong nhiều cuốn
sách của các tác giả nổi tiếng trong và ngoài nước dưới nhiều dạng ngôn ngữ
khác nhau, được xuất bản và lưu hành tại nhiều quốc gia khác nhau.
2


Hồ Chí Minh đã được tạp chí “Time” bình chọn là một trong 100 người
có ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20. Năm 1987, Tổ chức Giáo dục, Khoa
học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận Hồ Chí
Minh là anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa kiệt xuất của

nhân loại.
Ngày nay, trong sự nghiệp đổi mới của đất nước, hội nhập
với thế giới, tư tưởng Hồ Chí Minh là tài sản tinh thần to lớn của
Đảng và dân tộc ta, mãi mãi soi đường cho cuộc đấu tranh của
nhân dân Việt Nam vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội
công bằng, dân chủ, văn minh.
2.

Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh

“Tư tương Hồ Chí Minh là hệ thống quan điểm toàn diện
và sâu sắc về những vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam,
từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân đến cách mạng xã hội
chủ nghĩa, là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và phát triển
chủ nghĩa Mac-Lênin vào điều kiện cụ thể của nước ta, đồng
thời là sự kết hợp tinh hoa của dân tộc, trí tuệ của thời đại
nhằm giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp.”
Tư tưởng Hồ Chí Minh được hình thành trong một thời gian
dài, qua nhiều giai đoạn phát triển và hoàn thiện. Là sự kết tinh
của yếu tố văn hóa phương đông và những tiến bộ hiện đại của
văn hóa phương tây, đặc biệt hơn cả là chủ nghĩa Mác - Lê nin.
II.

Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

1. Cơ sở khách quan
a)

Hoàn cảnh xuất thân của chủ tịch Hồ Chí Minh
3



Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong một gia đình nhà nho có truyền thống
yêu nước.
Về quê hương và gia đình của Người, Hồ Chí Minh được sinh ra ở xã
Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An – một mảnh đất quê hương giàu
truyền thống cách mạng và có lòng yêu nước sâu sắc. Ngay từ nhỏ, Người đã
được chứng kiến cảnh đất nước lầm than, nhân dân bị áp bức bóc lột dã man,
khổ cực nên đâu đó trong trái tim của Người đã có những suy nghĩ, quyết tâm
phải đứng lên cứu lấy quê hương và đất nước của mình
Bên cạnh đó, thân phụ của Người là một nhà nho tên Nguyễn Sinh Sắc,
từng đỗ phó bảng và ông Nguyễn Sinh Sắc là định hướng cho Người con đường
học tập, lối đi đúng đắn ngay từ những bước đầu tiên. Vì thế mà Hồ Chí Minh
được học tập, tiếp xúc với nền văn hóa dân tộc một cách bài bản, có hệ thống;
qua đó tư tưởng yêu nước, thương dân đã được vun đắp và ngày càng bùng cháy
mạnh mẽ.
Bà Hoàng Thị Loan đã có tác động tích cực đến các con bằng tính tình
giản dị, khiêm tốn, đức hy sinh, chung thủy, yêu đời, yêu nước. Bà đã giáo dục
con ngay từ thủa trong nôi qua những lời ru bằng làn điệu dân ca xứ Nghệ, bằng
tục ngữ, ca dao... Bà đã dành nhiều tâm sức để truyền thụ cho con những hiểu
biết ban đầu về cuộc sống, dạy con biết yêu lao động, biết làm những việc phù
hợp với sức lực và lứa tuổi một cách say mê, chịu khó, sáng tạo. Bà đã tập cho
con những việc tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen thuộc hàng ngày của
cậu bé Nguyễn Sinh Cung. Lúc ra đi tìm đường cứu nước, trả lời người bạn về
việc lấy tiền đâu để đi, Nguyễn Tất Thành đã giơ hai bàn tay và nói: “- Đây, tiền
đây. - Chúng ta sẽ làm việc. Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.
Đó chính là đức tính quý báu được giáo dục từ những đấng sinh thành mẫu mực
và hiền từ đã góp phần quan trọng hình thành nên nhân cách, ước mơ, hoài bão
của Nguyễn Tất Thành. Sau này, qua quá trình bôn ba qua khắp các đại dương,
các châu lục tìm tòi, khảo nghiệm con đường cứu nước giải phóng dân tộc,

Nguyễn Tất Thành đã tự lao động và đã làm nhiều nghề khác nhau để sống, để
học tập và đấu tranh nhằm thực hiện ước mơ, hoài bão của mình. Ngoài ra
4


đức tính thương người, yêu nước, gan dạ từ các thành viên
trong gia đình cũng ảnh hưởng rất nhiều đến Người.
Nguyễn Thị Thanh là người chị cả, có hiệu khác là Bạch
Liên nữ sĩ, bà hoạt động tích cực chống Pháp dưới ngọn cờ yêu
nước của chí sĩ Phan Bội Châu. Năm 1918 bà Nguyễn Thị Thanh
phối hợp với Nguyễn Kiên tổ chức lấy trộm súng trong doanh
trại lính khố xanh đóng tại thành phố Vinh, bị bắt và nhốt vào
nhà tù tra tấn dã man. “Chúng nung đỏ chiếc mâm đồng… Một
chiếc mâm đồng nung đỏ mà chúng bắt O ngồi lên đó… Một nỗi
đau đớn đến tận cùng xuyên sâu từ da thịt vào xương tủy…
Nhiều ngày sau đó O không đi lại được… Vết bỏng đã làm biến
dạng cả cơ thể, xoắn vặn cả tâm hồn O”. (Theo lời kể của nhà
văn Sơn Tùng)
Nguyễn Sinh Khiêm - Ông còn được gọi là Cả Khiêm, tên tự
là Tất Đạt. Thời thanh niên, ông tham gia các hoạt động yêu
nước chống thực dân và phong kiến nên từng bị tù đày nhiều
nǎm. Do hành nghề thầy thuốc và thầy địa lý, ông còn có biệt
danh là "Thầy Nghệ". Chịu ảnh hưởng từ truyền thống gia đình,
cô Thanh và anh Đạt đều là những người chăm chỉ lao động và
thương người, yêu nước và căm thù giặc ngoại xâm đã gây nên
cảnh ly tán, mất mát đau thương cho gia đình, cho dân tộc Việt
Nam.
Như vậy, có thể khẳng định rằng, yếu tố gia đình giữ vai trò
quan trọng, đã đặt nền móng và kiến tạo nên nhân cách và
hoài bão cứu nước, cứu dân của Hồ Chí Minh

b)

Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
* Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX:
Hồ Chí Minh sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước

có nhiều biến động

5


Trong nước, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất
phục trước cuộc xâm lược của tư bản Pháp, biểu hiện cụ thể
bằng việc lần lượt ký kết các hiệp ước đầu hàng, thừa nhận nền
bào hộ của thực dân Pháp trên toàn cõi Việt Nam. Cho đến cuối
thế kỷ XIX các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần
Vương” do các sĩ phu, văn thân lãnh đạo cuối cùng cũng thất
bại. Hệ tư tưởng phong kiến đã tỏ ra lỗi thời trước các nhiệm vụ
lịch sử. Các cuộc khai thác của thực dân Pháp cũng khiến cho
xã hội nước ta có sự biến chuyển và phân hóa giai cấp, tầng
lớp. Tầng lớp tiểu tư sản và tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra
những tiền đề bên trong cho phong trào yêu nước - giải phóng
dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX.
Cùng vào thời điểm lịch sử đó, các “tân thư”, “tân văn”,
tân báo” và những ảnh hưởng của trào lưu cải cách ở Nhật Bản,
Trung Quốc tràn vào Việt Nam, phong trào yêu nước của nhân
dân ta chuyển dần sang xu hướng dân chủ tư sản.
Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc, các sĩ phu
nho học có tư tưởng tiến bộ, thức thời, tiêu biểu như Phan Bội
Châu. Phan Chu Trinh đã cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu

tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu và phương pháp mới.
Song, chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục
độc lập của Phan Bội Cháu đã thất bại. Chủ trương “ ỷ Pháp cầu
tiến bộ”, khai thông dân trí, nâng cao dân khí trên cơ sở đó mà
lần lần tính chuyện giải phóng... của Phan Chu Trinh cũng
không thành công. Còn con đường khởi nghĩa của người anh
hùng Hoàng Hoa Thám thì vẫn mang nặng “cốt cách phong
kiến”, chưa phải là lối thoát rõ ràng, hướng đi đúng đắn. Phong
trào cứu nước cua nhân dân ta muốn giành được thắng lợi, phải
đi theo một con đường mới.
6


* Bối cảnh lịch sử thế giới:
Khi con thuyền Việt Nam còn lênh đênh chưa rõ bờ bến
phải đi tới thì lịch sử thế giới trong giai đoạn này cũng đang có
những biến chuyển to lớn.
Chủ nghĩa tư bản từ giai đoạn cạnh tranh tự do chuyển sang
giai đoạn độc quyền, đã xác lập quyền thống trị của chúng trên
phạm vi toàn thế giới. Chủ nghĩa đế quốc đã trở thành kẻ thù
chung của các dân tộc thuộc địa.
Có một thực tế lịch sử là trong quá trình xâm lược và
thống trị của chủ nghĩa thực dân tại các nước nhược tiểu ở châu
Á, châu Phi và khu vực Mỹ - latinh, sự bóc lột phong kiến trước
kia vẫn được duy trì, và bao trùm lên nó là sự bóc lột tư bản chủ
nghĩa. Bên cạnh các giai cấp cơ bản trước kia, đã xuất hiện
thêm các giai cấp. tầng lớp xã hộị mới.
Từ cuộc đấu tranh sôi nổi của công nhân các nước tư bản
cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỉ XX đã dẫn đến một cao trào mới của
cách mạng thế giới với đỉnh cao là Cách mạng Tháng Mười Nga

năm 1917. Chính cuộc cách mạng vĩ đại này đã làm “thức tỉnh
các dân tộc Châu Á”. Cách mạng Tháng Mười Nga đã lật đổ nhà
nước tư sản, thiết lập Chính quyền Xô viết, mở ra một thời kỳ
mới trong lịch sử loài người. Với thắng lợi của Cách mạng Tháng
Mười, nhiều dân tộc vốn là thuộc địa của đế quốc Nga đã được
tự do, được hưởng quyền dân tộc tự quyết, hình thành nên các
quốc gia độc lập và dẫn đến sự ra đời của Liên bang Cộng hòa
xã hội chủ nghĩa Xô viết (1922).
Từ sau Cách mạng Tháng Mười Nga, với sự ra đời của Quốc
tế Cộng sản (3-1919), phong trào công nhân trong các nước tư
bản phương Tây và phong trào giải phóng dân tộc ở các nước
thuộc địa phương Đông càng có quan hệ mật thiết với nhau hơn
trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù chung là chủ nghĩa đế quốc.
7


Ở Hồ Chí Minh cũng như ở nhiều anh hùng, danh nhân
khác của dân tộc ta, sự kết hợp hài hòa giữa những điều kiện
khách quan và chủ quan chính là nhân tố có ý nghĩa quyết định
dẫn tói hành động cách mạng và giành thắng lợi.
c)

Những tiền đề về tư tưởng – lý luận
*Giá trị truyền thống dân tộc
Nổi bật lên là chủ nghĩa yêu nước nồng nàn. Lịch sử dựng

nước và giữ nước lâu đời đã hình thành nên những giá trị truyền
thống hết sức đặc sắc và cao quý của dân tộc Vietj Nam, trở
thành tiền đề tư tưởng ,ly luận xuất phát hình thành tư tưởng
Hồ Chí Minh. Đó là truyền thống yêu nước, kiên cường, bất

khuất là tinh thần tương thân tương ái,lòng nhân nghĩa, ý thức
cố kết cộng đồng,là ý chí vươn lên vượt qua mọi khó khăn, thử
thách, là trí thông minh, tài sang tạo, quý trọng hiền tài, khiêm
tốn tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại làm giàu cho văn hóa
dân tộc. Bác đã nói: “ Dân tộc ta có một long nồng nàn yêu
nước, đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay,
mỗi khi tổ quốc bị xâm lăng thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết
thành một làn song ô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi
nguy hiểm khó khăn, nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và
cướp nước”. Lòng yêu nước là điểm tương đồng lớn nhất của
mọi người dân Việt Nam. Chủ nghĩa yêu nước là chuẩn mực cao
nhất, đứng đầu bảng giá trị Việt Nam, tinh thần Việt Nam, kế
thừa và phát huy chủ nghĩa yêu nước ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã trở thành nhà ái quốc vĩ đại. Người luôn khẳng định truyền
thống yêu nước là một thứ đáng quý giá.
Cùng với chủ nghĩa yêu nước,trong truyền thống văn hóa
của dân tộc Việt Nam, có những giá trị văn hóa cũng ảnh hưởng
8


không nhỏ đến sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là tinh
thần nhân nghĩa và truyền thống đoàn kết ,tương thân tương ái
giúp đỡ nhau trong mọi khó khăn hoạn nạn. Truyền thống này
đã đi vào đời sống lao động, chiến đấu, sản xuất, cả trong các
câu chuyện cổ tích,truyền thuyết và trở thành nền tảng vững
chắc của dân tộc Việt Nam.
Đó là truyền thống lạc quan yêu đời, tin vào chính mình,
tin vào sự tất thắng của chân lý và chính nghĩa dù phải vượt
qua ngàn khó khăn,gian khổ. Đó là truyền thống cần cù, dũng
cảm, thông minh sáng tạo,


ham học hỏi, mở rộng cửa đón

nhận những tinh hoa văn hóa bên ngoài làm giàu cho văn hóa
Việt Nam
*Tinh hoa văn hóa nhân loại
Kết hợp các giá trị truyền thống của văn hóa phương Đông
với các thành tựu của văn minh phương Tây, đó là nét đặc sắc
trong quá trình hình thành nhân cách và văn hóa của Hồ Chí
Minh. Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã được
trang bị và tiếp thu nền Quốc học và Hán học khá vững vàng và
chắc chắn. Trên hành trình cứu nước, người đã tiếp thu tinh hoa
văn hóa nhân loại, vốn sống, vốn kinh nghiệm để làm giàu tri
thức của mình và phục vụ cho cách mạng Việt Nam.
Nho giáo là học thuyết về đạo đức và phép ứng xử, triết lý
hành động, lý tưởng về một xã hội bình trị. Đặc biệt Nho giáo
đề cao văn hoá, lễ giáo và tạo ra truyền thống hiếu học trong
dân. Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn so với các học thuyết cổ
đại. Nho giáo có những chuẩn mực để tu dưỡng đạo đức cá
nhân, đó là “ tam cương ngũ thường”, cần, kiệm, liêm, chính,
trung, hiếu…đã được Hồ Chí Minh kế thừa và phát triển góp
phần xây dựng đạo đức cách mạng và con người Việt Nam mới.
Người tiếp thu những mặt tích cực của nho giáo. Đó là các triết
9


lý hành động, tư tưởng nhập thế, hành đạo,giúp đơì, đó là ước
vọng về một xã hội bình trị, hòa mục, hòa đồng, là triết lý nhân
sinh; tu thân dưỡng tính; đề cao văn hóa lễ giáo, tạo truyền
thống hiếu học.Người dẫn lời của V.L.Lênin: “chỉ có những người

cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý
báu của các đời trước để lại”.
Về phật giáo, Hồ Chí Minh tiếp thu và chịu ảnh hưởng sâu
sắc các tư tưởng vị tha, từ bi bác ái, cứu khổ cứu nạn, thương
người như thể thương thân; là nếp song có đạo đức trong
sạch,giản dị, chăm lo làm việc thiện; là chủ trương sống không
xa lánh việc đời mà gắn bó với dân, với nước, tích cực tham gia
vào cuộc đấu tranh của nhân dân chống kẻ thù dân tộc…Đến
khi đã trở thành người macxit, Hồ Chí Minh lại tiếp tục tìm hiểu
chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn vì thấy trong đó “ những
điều thích hợp với điều kiện nước ta”.
Cùng với những tư tưởng triết học phương Đông, Hồ Chí Minh
chịu ảnh hưởng sâu rộng của nền văn hoá dân chủ và cách
mạng phương Tây như: tư tưởng tự do, bình đẳng trong “Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền” của Đại cách mạng Pháp
1791; tư tưởng dân chủ, về quyền sống, quyền tự do, quyền
mưu cầu hạnh phúc trong “Tuyên ngôn độc lập” của Mỹ 1776.
Trước khi ra nước ngoài, Bác đã nghe thấy ba từ Pháp: tự do,
bình đẳng, bác ái. Sau này Người nhớ lại “Vào trạc tuổi 13, lần
đầu tiên tôi được nghe 3 chữ Pháp: Tự do, Bình đẳng, Bác ái…
và từ thuở ấy, tôi rất muốn làm quen với nền văn minh Pháp,
muốn tìm xem những gì ẩn đằng sau những chữ ấy”. Lần đầu
sang, Pháp Hồ Chí Minh đã thể hiện bản lĩnh, nhân cách, phẩm
chất cao thượng, tư duy độc lập tự chủ. Người đã nhìn thấy mặt
trái của “lý tưởng” tự do, bình đẳng, bác ái. Người cũng tiếp thu
10


tư tưởng tiến bộ của những nhà Khai sáng Pháp như Voltaire,
Rousso, Montesquieu…….

Nói tóm lại, trên hành trình cứu nước, Hồ Chí Minh đã biết
tự làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của thời đại, Đông
và Tây, vừa tiếp thu vừa gạn lọc để từ tầm cao tri thức nhân loại
mà suy nghĩ, lựa chọn, kế thừa và đổi mới, vận dụng và phát
triển.
*Chủ nghĩa Mác – Lênin
Chủ nghĩa Mác-Lênin là nguồn gốc lý luận trực tiếp, quyết
định bản chất của tư tưởng Hồ Chí Minh, là cơ sở thế giới quan
và phương pháp luận của tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời tư
tưởng của Người góp phần làm phong phú thêm chủ nghĩa MácLênin ở thời đại các dân tộc bị áp bức vùng lên giành độc lập, tự
do. Người khẳng định: “Chủ nghĩa Mác-Lênin đối với chúng ta…
là mặt trời soi sáng con đường chúng ta đi tới thắng lợi cuối
cùng, đi tới chủ nghĩa xã hội…”.
Sự vận dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Hồ Chí
Minh nổi lên một số điểm đáng chú ý:
Một là, khi ra đi tìm đường cứu nước Nguyễn Ái Quốc đã có
một vốn học vấn chắc chắn, một năng lực trí tuệ sắc sảo, Người
đã phân tích, tổng kết các phong trào yêu nước Việt Nam chống
Pháp cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX; Người tự hoàn thiện vốn
văn hoá, vốn chính trị, vốn sống thực tiễn phong phú, nhờ đó
Bác đã tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lênin như một lẽ tự nhiên “tất
yếu khách quan và hợp với quy luật”. Chủ nghĩa Mác-Lênin là
bộ phận văn hoá đặc sắc nhất của nhân loại: tinh tuý nhất,
cách mạng nhất, triệt để nhất và khoa học nhất
Hai là, Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác-Lênin là tìm
con đường giải phóng cho dân tộc, tức là xuất phát từ nhu cầu
thực tiễn Việt Nam chứ không phải từ nhu cầu tư duy. Người hồi
11



tưởng lần đầu tiếp xúc với chủ nghĩa Lênin, “khi ấy ngồi một
mình trong phòng mà tôi nói to lên như đang đứng trước đông
đảo quần chúng: hỡi đồng bào bị đọa đầy đau khổ, đây là cái
cần thiết cho chúng ta, đây là con đường giải phóng cho chúng
ta”.
Ba là, Người vận dụng chủ nghĩa Mác-Lênin theo phương
pháp mác-xít và theo tinh thần phương Đông, không sách vở,
không kinh viện, không tìm kết luận có sẵn mà tự tìm ra giải
pháp riêng, cụ thể cho cách mạng Việt Nam. Người tiếp thu
chọn lọc, không rập khuôn máy móc, không sao chép giáo điều,
theo phương pháp Mátxít, nắm lấy tinh thần, bản chất, vận
dụng để giải quyết vấn đề thực tiễn của cách mạng Việt Nam.
Tư tưởng Hồ Chí Minh thuộc phạm trù Mác - Lênin, Người
đã hấp thụ và chuyển hóa những nhân tố tích cực và tiến bộ
của truyền thống dân tộc cũng như những tiến bộ của thời đại
qua thế giới quan và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác Lênin.
2.

Nhân tố chủ quan

a)

Khả năng tư duy và trí tuệ Hồ Chí Minh
Cuộc đời của Bác là một quá trình: vừa học tập vừa hoạt động cách

mạng; học tập để hoạt động cách mạng, đạt được mục đích, lý tưởng của mình;
qua hoạt động cách mạng, không ngừng học tập, hoàn thiện tri thức và nhân
cách của bản thân. Người là nơi hội tụ với tầm cao nhất tinh hoa văn hóa nhân
loại, xứng đáng với sự tôn vinh của tổ chức UNESCO: Hồ Chí Minh, một thầy
giáo mẫu mực, một nhà giáo dục vĩ đại. Người đã để lại tấm gương cao đẹp về

tinh thần tự học và học tập suốt đời để chúng ta noi theo.
Vì vậy, mỗi cán bộ, Đảng viên nên đề ra cho mình một lộ trình, một
mục tiêu và một phương pháp tự học suốt đời phù hợp với điều kiện cụ thể của
bản thân, của gia đình. Có tự học suốt đời mới có thể phục vụ nhân dân ngày
12


một tốBác học ngoại ngữ, học viết báo, nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin,
nghiên cứu và tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại, đặc biệt là văn
hóa Phương Đông và văn hóa Phương Tây. Người biết và sử dụng thông thạo
trên mười ngoại ngữ nhờ tự học chứ không qua một trường đào tạo chính quy
nào. Người học ở sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ thực
tiễn sinh động ở các sách báo, đồng nghiệp, bạn bè, nhân dân. Người học từ
thực tiễn sinh động ở các nước đế quốc, nước thuộc địa, ở phong trào cách
mạng trên thế giới. Phát biểu với sinh viên Trường Đại học Băng Đung trong
chuyến thăm Indonesia sinh 1959, Người nói đại ý: Khi còn trẻ, tôi không có
dịp đến trường học. Cuộc sống, du lịch và làm việc là trường đại học của tôi.
Trường học ấy đã dạy cho tôi khoa học xã hội, khoa học quân sự, lịch sử và
chính trị. Nó dạy cho tôi yêu nước, yêu loài người, yêu dân chủ và hòa bình;
căm ghét áp bức, ích kỷ…..
Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng lớn, nhà chiến lược thiên tài, nhà hoạt
động thực tiễn lỗi lạc và là tấm gương sáng ngời đã để lại những bài học quý giá
trở thành chuẩn mực cho việc xây dựng và rèn luyện phong cách học tập của
người cán bộ cách mạng, bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ Việt Nam hôm
nay và mai sau. Chủ tịch Hồ Chí Minh có động cơ học tập trong sáng, thái độ
học tập đúng mực và phương pháp học tập khoa học, sáng tạo với phương châm
lấy tự học làm trung tâm. Phương pháp đó là sự thống nhất biện chứng giữa
động cơ, thái độ, nội dung và phương pháp học tập. Những năm tháng hoạt
động trong nước và bôn ba khắp thế giới để học tập, nghiên cứu, Hồ Chí Minh
đã không ngừng quan sát, nhận xét thực tiễn làm phong phú thêm sự hiểu biết

của mình, đồng thời hình thành những cơ sở quan trọng để xây dựng nên những
thành công trong những hoạt động lý luận của Người về sau.
Các nhà yêu nước cùng thời với Hồ Chí Minh như Phan Bội Châu,
Phan Tru Chinh… cũng được sống trong không khí đó nhưng họ chưa nhận
thức đúng về sự thay đổi của dân tộc và thời đại do vậy mà họ cứ loay hoay tính
các con đường khác nhau nhưng rút cuộc lại thất bại do các phong trào mà họ
13


khởi sướng đó chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế đang đặt ra và cần giải quyết.
Trong quá trình tìm tòi con đường cứu nước Người đã phát hiện ra những quy
luật vận động, đời sống văn hóa và cuộc đấu tranh của các dân tộc trong hoàn
cảnh cụ thể để khái quát thành lý luận, đem lý luận chỉ đạo các hoạt động thực
tiễn và được kiểm nghiệm trong thực tiễn. . Hồ Chí Minh đã không ngừng quan
sát nhận xét thực làm phong phú thêm sự hiểu biết của mình đồng thời hình
thành nên cơ sở quan trọng để tạo dựng nên những thành công trong lĩnh vực
hoạt động lí luận của người về sau.
Hồ Chí Minh khám phá các quy luật hoạt động xã hội đời sống văn
hóa và cuộc đấu tranh các dân tộc trong hoàn cảnh cụ thể để khái quát thành lý
luận, đem lý luận chỉ đạo hoạt động thực tiễn và được kiểm nghiệm trong thực
tiễn.
Hồ Chí Minh có đầu óc tư duy sáng suốt năng lực tư duy độc lập,
sáng tạo, học vấn uyên bác, năng lực phân tích so sánh đối chiếu, tổng hợp sâu
sắc suốt trong việc nghiên cứu, tìm hiểu các cuộc Cách mạng lớn trên thế giới.
Có ý chí nghị lực kiên cường, những phẩm chất đạo đức được tôi
luyện từ chiếc nôi của gia đình và quê hương. Từ bé Bác đã được người cha của
của mình – thấu hiểu thông thái về Nho học, dạy và hướng dẫn các đạo lý làm
người. Cuộc đời và sự nghiệp của Chủ tịch Hồ Chí Minh không những là tấm
gương sáng ngời về tư tưởng, đạo đức, trí tuệ, tài năng, nhân cách và lối sống
mà còn là một mẫu mực về phương pháp và phong cách. Phong cách Hồ Chí

Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà người đã để lại
cho dân tộc và nhân loại.
Nhờ khả năng này mà trong thời gian Người bôn ba khắp nơi cứu
nước đã không ngừng quan sát, học hỏi, nhận xét thực tiễn làm phong phú thêm
sự hiểu biết của mình và hình thành những cơ sở quan trọng để tạo dựng nên
những thành công trong lĩnh vực hoạt động lý luận của Người về sau.
b)

Phẩm chất đạo đức và năng lực hoạt động thực tiễn

14


Bàn về phẩm chất đạo đức của Hồ Chí Minh là bàn về một
Nhân cách vĩ đại, đáng tự hào, một Nhân cách đại diện cho tinh
thần dân tộc Việt Nam:
Nhân cách Hồ Chí Minh là những phẩm chất và năng lực
của một nhà hoạt động chính trị, một vị lãnh tụ của Đảng Cộng
sản Việt Nam và dân tộc Việt Nam, anh hùng dân tộc vĩ đại và
nhà văn hóa kiệt xuất, danh nhân văn hóa thế giới, tiêu biểu
cho chủ nghĩa nhân văn thời đại ngày nay. Nhân cách Hồ Chí
Minh được kết tinh từ nhiều yếu tố: truyền thống gia đình, quê
hương, đất nước, từ hoàn cảnh của thời cuộc; từ giáo dục và tự
giáo dục; từ tư chất, năng lực của con người Hồ Chí Minh, trong
đó có quãng đời niên thiếu; từ ảnh hưởng của chủ nghĩa Mác Lênin, của các học thuyết, tư tưởng tiến bộ; từ gương sáng của
các nhà hoạt động chính trị tiến bộ, nhà văn hóa trên thế giới.
Nhân cách Hồ Chí Minh được hình thành, bồi đắp, hoàn thiện
trong cuộc đấu tranh kiên cường, bền bỉ cho sự nghiệp giải
phóng con người để cho con người vươn tới tự do, vươn tới
những giá trị đích thực của chân, thiện, mỹ. Nhân cách Hồ Chí

Minh thể hiện đậm nét, có sức xung tỏa mãnh liệt, liền mạch,
được thử thách, được rèn giũa, được bồi đắp, nó luôn luôn tỏa
sáng suốt cả cuộc đời của Hồ Chí Minh, từ thuở niên thiếu cho
đến giây phút cuối cùng trên giường bệnh ở Nhà 67 Phủ Chủ
tịch.
Vào đầu thế kỷ XX đã có nhiều người Việt Nam sang Pháp và đã có những
người tham gia Đảng xã hội Pháp. Thế nhưng trong số những người Việt Nam
yêu nước ở Pháp vào năm 1920, duy nhất có Hồ Chí Minh trở thành người cộng
sản và cũng là một công dân thuộc địa tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp.
Tư chất thông minh, tư duy độc lập, sáng tạo, tính ham hiểu biết và nhạy bén
15


với cái mới là những đức tính dễ thấy ở người thanh niên Nguyễn Tất Thành.
Phẩm chất đó được rèn luyện phát huy trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng
của người. Nhờ vậy giữa thực tiễn phong phú và sinh động, giữa nhiều học
thuyết quan điểm khác nhau, giữa biết bao tình huống phức tạp. Hồ chí Minh đã
tìm hiểu phân tích, tổng hợp khái quát tình hình thành những luận điểm đúng
đắn và sáng tạo hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh
Mục tiêu đấu tranh giải phóng dân tộc, sự tác động mạnh mẽ của thời đại và
sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo điều kiện để Hồ Chí Minh hoạt động
có hiệu quả cho dân tộc vào nhân loại .Có được điều đó là nhờ vào các yếu tố
sau : Trước hết, phẩm chất, tài năng đó được biểu hiện ở tư duy độc lập,tự chủ,
sáng tạo, cộng với đầu óc phê phán tinh tường, sáng suốt trong việc nhận xét,
đánh giá các sự vật, sự việc xung quanh.
Thứ hai, phẩm chất, tài năng đó được biểu hiện ở bản lĩnh kiên định, luôn
tin vào nhân dân; khiêm tốn, bình dị, ham học hỏi; nhạy bén với cái mới, có
phương pháp biện chứng, có đầu óc thực tiễn .
Chính vì thế, Hồ Chí Minh đã khám phá ra lý luận cách mạng thuộc địa trong
thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng một hệ thống quan điểm toàn diện, sâu sắc

và sang tạo về cách mạng Viêt Nam ,kiên trì chân lý và định ra các quyết sách
đúng đắn, sáng tạo để đưa cách mạng đến thắng lợi.
Thứ ba, phẩm chất cá nhân của Hồ Chí Minh còn biểu hiện ở sự khổ công
học tập để chiếm lĩnh đỉnh cao tri thức nhân loại, là tâm hồn của một nhà yêu
nước chân chính, một chiến sĩ cộng sản nhiệt thành cách mạng, một trái tim yêu
nước thương dân, sắn sàng chịu đựng hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ quốc,
hạnh phúc của đồng bào .
Về Hoạt động thực tiễn của Hồ Chí Minh, Giáo Sư Đỗ Huy
( Viện triết học) đã nói trong một bài phỏng vấn:
“Trong hoạt động thực tiễn truyền đạt tri thức, Hồ Chí Minh
đã mở những lớp huấn luyện lý luận cách mạng cho những nhà
hoạt động cách mạng, những nhà trí thứ lớn. Người đóng góp to
lớn vào việc xây dựng hệ thống giáo dục nhân dân và những
16


quan điểm giáo dục mới ở Việt Nam. Hồ Chí Minh là một nhà trí
thức hoạt động thực tiễn. Người đã đào tạo rất nhiều nhà trí
thức kiểu mới. Với đường lối công – nông – trí đoàn kết thành
một khối, Người đã đưa nhiều nhà trí thức từ nghiên cứu sách
vở xuống hoạt động thực tiễn và nhiều người lao động chân tay
đến lớp học cũng như tự học trở thành những trí thức thực tiễn
của dân tộc. Tôi đồng ý với anh, Cụ Hồ là một nhà trí thức lớn
của Việt Nam. Cái tôi chú ý nhất ở nhà trí thức Hồ Chí Minh là
Người luôn tìm cách nâng cao dân trí và đặc biệt là đào tạo thật
nhiều trí thức cho đất nước. Cách mạng vừa thành công Cụ đã
mở một mặt trận to lớn chống giặc dốt. Cuộc chiến đấu chống
ngoại xâm rất ác liệt, Cụ vẫn cho mở rất nhiều trường học để
đào tạo trí thức cho cuộc kháng chiến. Cụ đã gửi rất nhiều
thanh niên sang nước ngoài để học tập kiến thức về kiến thiết

đất nước. Có thể nói, vai trò của nhà trí thức Hồ Chí Minh là
nâng cao trình độ tri thức cho dân tộc, rèn tạo đội ngũ trí thức
kiểu mới, gắn trí thức với mọi hoạt động thực tiễn của dân tộc,
nâng dân tộc Việt Nam lên một tầm cao trí tuệ mới của thời đại,
đặt cơ sở cơ bản cho một xã hội học tập và chuẩn bị tích cực
cho nền kinh tế trí thức.”
Tóm lại, với khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo, một
đầu óc phê phán tinh tường, sang suốt trong việc nhận xét các
sự vật, sự việc xung quanh.
Với tiên phong sống và cống hiến cho sự nghiệp giải
phóng đất nước là mục đích chính của cuộc đời Người, động lực
đó khi kết hợp với sự nhận thức đúng đắn về thời đại đã tạo
điều kiện để Người hoạt động có hiệu quả cho dân tộc và cho
nhân loại.

17


Người từng nhắc nhở chúng ta rằng “học đi đôi với hành”,
Không chỉ hoạt động lý luận mà Người còn biết cách đem lý
luận áp dụng vào thực tế, quan sát và nhận xét rồi rút ra những
bài học từ thực tiễn. Chính vì vậy Người đã khám phá ra lý luận
cách mạng thuộc địa trong thời đại mới, trên cơ sở đó xây dựng
một hệ thống quan điểm lý luận toàn diện, sâu sắc và sáng tạo
về cách mạng Việt Nam.

C.

KẾT LUẬN
Tính khoa học và tính cách mạng sáng tạo của Tư tưởng


Hồ Chí Minh đã được lịch sử kiểm chứng. Trải qua những biến
động của thời cuộc, Tư tưởng Hồ Chí Minh càng chứng tỏ giá trị
và sức sống mãnh liệt của nó. Tư tưởng Hồ Chí Minh là tinh hoa
của dân tộc Việt Nam, là niềm tự hào của Đảng ta và nhân dân
ta. Dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin và Tư tưởng Hồ
Chí Minh, toàn Đảng toàn dân càng vững tin vào thắng lợi của
sự nghiệp đổi mới do Đảng lãnh đạo.

18


Ngày nay, khi sự nghiệp đổi mới ở nước ta ngày càng đi vào
chiều sâu, những biến chuyển trên thế giới ngày càng lớn,
những vấn đề mới đặt ra trong đời sống xã hội ngày càng
nhiều, đòi hỏi phải làm sáng tỏ, thì việc nghiên cứu, học tập,
bảo vệ, vận dụng và phát triển Tư tưởng Hồ Chí Minh vào thực
tees cuộc sống trở thành nhiệm vụ quan trọng, cấp bách trong
công tác chính trị, tư tưởng, lý luận của toàn Đảng, toàn dân
ta…
Tóm lại, tư tưởng Hồ Chí Minh là sản phẩm tổng hòa của
những điều kiện khách quan và chủ quan, của truyền thống văn
hóa dân tộc và tinh hoa văn hóa nhân loại.Từ thực tiễn dân tộc
và thời đại được Hồ Chí Minh tổng kết, chuyển hóa sắc sảo, tinh
tế với một phương pháp khoa học, biện chứng, tư tưởng Hồ Chí
Minh đã trở thành tư tưởng Việt Nam hiện đại .

19




×