Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN 07; một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn ở trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (800.24 KB, 26 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần
dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực. Mọi trẻ em sinh ra đều có quyền
được chăm sóc, nuôi dưỡng, tồn tại và phát triển. Khi xã hội ngày càng phát
triển thì giá trị con người ngày càng được nhận thức đúng đắn và được đánh giá
toàn diện. Trẻ em là những chủ nhân tương lai của đất nước. Chính vì thế ngay
từ tuổi ấu thơ trẻ phải được hưởng nền giáo dục phù hợp, hiện đại và toàn diện
về mọi mặt: Đức- Trí- Thể- Mĩ.
Đặc biệt trẻ từ 0-6 tuổi là giai đoạn trẻ phát triển nhanh hơn bất kỳ giai
đoạn nào khác trong cuộc đời. Đây là giai đoạn cơ thể trẻ non nớt, dễ bị mắc
bệnh. Vì trẻ chưa ý thức được chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Sự phát triển
phụ thuộc rất nhiều vào việc nuôi dưỡng chăm sóc sức khỏe của người lớn. Một
thân hình khỏe mạnh cân đối, cao lớn, là niềm hạnh phúc sự mong mỏi của các
ông bố, bà mẹ. Vì thế chế độ dinh dưỡng hợp lý hàng ngày có vai trò vô cùng
quan trọng trong việc phát triển thể chất cho trẻ. Đặc biệt là những năm đầu đời
của trẻ. Bản thân Tôi là một giáo viên được nhà trường giao cho nhiệm vụ là cô
nuôi trong trường. Thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 nâng cao chất lượng
nuôi dưỡng trẻ trong trường mầm non. Vậy tôi phải làm thế nào để nâng cao
chất lượng bữa ăn cho trẻ, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng cho trẻ trong nhà trường.
Tôi luôn suy nghĩ, tìm tòi, học hỏi, làm thế nào để đem lại cho các bé những bữa
ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, bữa ăn hợp lý cân đối, phù hợp với lứa tuổi của

1


trường. Đồng thời tạo ra những món ăn hấp dẫn, nhiều màu sắc để kích thích sự
thích thú, niềm vui trong các bữa ăn của trẻ, giúp trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất,
tăng sức đề kháng. Đồng thời giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đến mức tối đa.
Vì vậy Tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
bữa ăn ở trường mầm non” giúp trẻ phát triển cân đối, toàn diện. Nhằm nâng


cao chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng-giáo dục của nhà trường ngày một đạt hiệu
quả hơn. .
* Điểm mới của đề tài:
Như chúng ta đã biết sức khoẻ là vốn quý của con người. Ăn uống là cơ sở
tạo cho con người có một thể lực tốt. Ăn uống theo nhu cầu dinh dưỡng của cơ
thể, đảm bảo đủ về lượng và chất thì cơ thể mới phát triển một cách toàn diện
được. Dinh dưỡng là nhu cầu sức khoẻ của mỗi người, trẻ em cần dinh dưỡng để
phát triển thể lực, trí tuệ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì và phát huy sự
sống để làm việc cống hiến cho xã hội. Nếu trẻ không được nuôi dưỡng tốt sẽ
chậm lớn, còi cọc chậm phát triển về mọi mặt ngược lại nếu trẻ được nuôi
dưỡng tốt sẽ mau lớn khoẻ mạnh phát triển toàn diện xứng đáng là chủ nhân
tương lai của đất nước.
Nhờ sự phát triển của dinh dưỡng học mà người ta đã biết trong thức ăn
có chứa tất cả các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể đó là: Chất đạm,
chất béo, chất sơ, vitamin, muối khoáng... Nếu dư thừa hoặc thiếu hụt các chất
dinh dưỡng này trong cơ thể thì sẽ gây ra nhiều bệnh tật hoặc nguy hiểm hơn
và có thể dẫn tới tử vong nhất là đối với trẻ nhỏ, tốc độ phát triển thể lực, trí
tuệ và tình cảm cùng các mối quan hệ xã hội rất nhanh, nhanh đến mức mà
2


người ta cho rằng sự thành công của chúng ta quyết định sự thành đạt của đứa
trẻ trong tương lai. Nhờ áp dụng dinh dưỡng vào cuộc sống sức khoẻ mà khoa
học đã khám phá ra tầm quan trọng của dinh dưỡng trong đời sống sức khoẻ
con người. Do đó mà chế độ dinh dưỡng không hợp lý sẽ ảnh hưởng trực tiếp
đến sức khoẻ và sự phát triển toàn diện của trẻ, việc đảm bảo chế độ ăn hàng
ngày cho trẻ được an toàn, vệ sinh, dinh dưỡng hợp lý cân đối các chất là rất
quan trọng và cần thiết trong các bữa ăn của trẻ. Để chế biến được những món
ăn phong phú, thơm ngon, hấp dẫn, đạt tiêu chuẩn về vệ sinh dinh dưỡng cho
trẻ đòi hỏi cô nuôi phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi, khám phá ra những món ăn

ngon mới lạ, hấp dẫn để chế biến cho trẻ ăn tại trường, biết lên dự trù và điều
chỉnh bản mua thực phẩm phù hợp với so trẻ để đi chợ. Biết tính khẩu phần ăn
cho trẻ và biết được lượng KCal cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu (%)
so với nhu cầu cần đạt. KCal do các chất P,L, G cung cấp có được cân đối ,
hợp lý hay không? Vì khẩu phần ăn của trẻ cân đối, hợp lý sẽ giúp cho quá
trình tiêu hóa, vận chuyển ,trao đổi các chất được tốt hơn. Phải tuyên truyền và
phối kết hợp chặt chẽ với các bậc phụ huynh về công tác chăm sóc, nuôi dưỡng
và giáo dục trẻ.
2. Phạm vi áp dụng:
Kết quả của sáng kiến “Một số biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn ở
trường mầm non” được áp dụng tại trường mầm non chúng tôi trong năm học
2013 - 2014 và những năm tiếp theo. Ngoài ra còn áp dụng cho các trường
mầm non trong toàn huyện và các trường mầm non trong tỉnh.
II. NỘI DUNG
3


1 Thực trạng của của vấn đề.
* Thuận lợi:
Nhà trường đã duy trì được số trẻ ăn bán trú tại trường là 100%.
Có đội ngũ giáo viên nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ, 100% cán bộ giáo viên
trong nhà trường đã đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn.
Đội ngũ cô nuôi trẻ, khoẻ, tâm huyết với nghề.
Cơ sở vật chất đầy đủ, khu bếp sạch sẽ, có đủ đồ dùng, dụng cụ phục vụ
cho bếp ăn một chiều, có tủ lưu mẫu thức ăn ...
Trường gần chợ trung tâm nên dễ dàng cho việc mua thực phẩm.
Được sự quan tâm giúp đỡ của các cấp, các ngành và sự ủng hộ nhiệt tình
của các bậc phụ huynh.
* Khó khăn:
- Điều kiện để nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ còn gặp nhiều khó khăn

do điều kiện kinh tế và nhận thức của các bậc phụ huynh còn chưa đồng
đều.
- Chế độ tiền ăn của trẻ chưa cao nên cũng khó khăn trong việc xây dựng
thực đơn, tính khẩu phần của giáo viên dinh dưỡng.
- Giá cả thực phẩm thất thường, thực phẩm sạch ngày một ít đi.
- Thực phẩm sạch ở địa phương còn ít nên cũng khó khăn trong việc hợp
đồng thực phẩm.
- Trong mấy năm gần đây nhiều loại thực phẩm dễ gây ra ngộ độc được bày
bán chung với các thực phẩm sạch nên khó cho cô nuôi chọn mua thực phẩm.
- Một số cô nuôi lớn tuổi nên tiếp cận phần mềm còn hạn chế.
4


- Tỷ lệ suy dinh dưỡng: Cân nặng 10% Thấp còi 10.9% chiếm tỷ lệ khá
cao.
- Qua các bữa ăn, giấc ngủ Tôi thấy trẻ chưa ăn hết suất, trẻ ngủ không ngon
giấc.
Với những thuận lợi và khó khăn trên để làm tốt công tác nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ phát huy theo hướng tích cực( đạt kế hoạch đề ra) giảm tỷ
lệ suy dinh dưỡng dưới 8% thì cần phải có những biện pháp thực hiện và có tính
khả thi cao.
* Đánh giá thực trạng nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong
trường mầm non :
Đầu năm ban giám hiệu nhà trường đã chỉ đạo thực hiện tốt công tác
nuôi dưỡng, chăm sóc bảo vệ sức khỏe trong nhà trường như: duy trì các
điểm trường tổ chức bán trú 100% trẻ được ăn tại trường, phối hợp với phụ
huynh đưa mức ăn của trẻ 10.000đ/ngày đảm bảo chất dinh dưỡng theo quy
định tại trường. Tổ chức hợp đồng thực phẩm đảm bảo chất dinh dưỡng và
vệ sinh ATTP, không có dịch bệnh, ngộ độc xảy ra.
- Căn cứ vào thực tế bữa ăn của trẻ với mức đóng góp của phụ huynh là

10.000đ/trẻ/ngày. Trẻ ăn tại trường:
NT 2 bữa chính, 1 bữa phụ
MG 1 bữa chính, 1 bữa phụ theo thực đơn như sau :

5


Bảng thực đơn hằng ngày

Chế đô

Thứ 2

Thứ 3

Thứ 4

Thứ 5

Thứ 6

ăn
* Bữa

-Thịt lợn

- Cá sốt cà

- Thịt lợn rim - Thịt bò hầm - Trứng thịt


chính

hầm khoai

chua.

đậu phụ + cà

bí đao + cà

lợn sốt cà

(trưa)

tây + cà rốt.

- Canh bí đỏ

chua.

rốt.

chua.

mẫu

- Canh cà

nấu thịt lợn.


- Canh rau

- Canh cà

- Canh bầu

nấu tôm.

chua nấu tôm. nấu tép.

giáo, nhà chua nấu cá.
trẻ
* Bữa

- Cháo tim

- Chè thập

- Cháo miến

- Bún + thịt

phụ mẫu

cật.

cẩm + Trứng

nấu thịt lợn.


hầm thập cẩm nấu cá lóc.

giáo
* Bữa

- Trứng đúc

cút.
- Thịt lợn xào - Thịt lợn xào - Thịt lợn xào - Thịt lợn

chính

thịt lợn .

đu đủ + cà

đậu ô ve + cà

giá + cà rốt.

rim đậu phụ

(chiều)

- Canh rau

rốt.

rốt.


- Canh rau

+ cà chua.

nhà trẻ

nấu tôm.

- Canh mướp

- Canh bí đao

nấu tôm.

- Canh bí đỏ

- Bánh gạo.

hầm thịt lợn.
- Bánh hấp

nấu cá.
- Sữa nóng.

- Bánh rán.

nấu thịt lợn.
- Sữa.

* Bữa


- Cháo bột

phụ nhà
trẻ
- Năng lượng bình quân cho trẻ một ngày đạt từ : 735 - 880 KCal đối với
MG .
+ Bảng tính khẩu phần ăn của trẻ:
* Tổng số trẻ: 70 trẻ MG
6


* Tổng số tiền : 700.000đ.
* Chế độ ăn :
+ Bữa chính trưa : - Cơm
- Thức ăn mặn: Trứng thịt bò sốt cà chua
- Canh: Rau ngót nấu tép gạo
+ Bữa phụ :

Stt

1
2

-Cháo bột nấu cá lóc .

Tên

Số


thực

lượng

Ruốc
phẩm
tôm
Cá lóc
Tép

3

Đơn giá

Thành

Số

NL

tiền

lượng

Kcal

thực
137

60,000


8,220

tinh
137

1,400

70,000

98,000

440

60,000

107

429

Đạm (g)
ĐV

Béo(g)

TV ĐV

Đường

TV


bột

90

4

5

840

815 153

23

26,400

405

235

47

10,000

1,070

107

22


6

640

33,000

21,120

640

5,741

7

100,000

700

7

25

140

55,000

7,700

140


56

240

17,000

4,080

240

953

7,700

11,000

84,700

7,585

26,091

599

76

5,779

7


80,000

560

7

42

1

3

2

2,100

14,000

29,400

1,890

6,785

125

8

1,554


5

gạo
Nước

4
mắm

5

Dầu

638

Nghệ

6
7

khô
Magi
Đường

8

0

0


5

14
238

kính
Gạo tẻ

9
máy
Hạt

10
điều
Bột

11
gạo

7


Hành
150

25,000

3,750

120


26

2

5

340

14,000

4,760

323

61

2

14

670

14,000

9,380

516

181


27

18

ngót
15 Mì sợi
16 Mỡ lợn
17 Thòt bò
Trứng

1,400
240
910

14,000
20,000
240,000

19,600
4,800
218,400

1,400
240
892

4,886
154
2,150

1,052 187

239
34

18

3,220

38,000

122,360

3,059

5,598

434

70

500

35,000

12



13

chua
Rau

14

vòt
Chi phí

19

khác
Tổng

700,000

cộng

Kết quả tính tốn
Nhu cầu tại trường
Định mức trung bình cho

13

50
55,149
55300
787,84

50


1,805
1799
25,79

13

50

1,039

31

50

1,477
1477
21,1

8,689
8708
124,13

trẻ trong ngày
53.59
53,94
53.82
53.62
Tỉ lệ đạt trong ngày
100%
100%

100%
100%
Tỉ lệ đạt ở trường
13
24
63
P:L:G
Để tiến hành thực hiện cải thiện nâng cao chất lượng chế biến món ăn cho
trẻ Tơi mạnh dạn đưa ra “Mợt sớ biện pháp nâng cao chất lượng bữa ăn ở
trường mầm non”
2 Các biện pháp thực hiện
Biện pháp 1: Lựa chọn và chế biến thực phẩm đúng ngun tắc, bữa ăn
phải đa dạng, thay đổi, hỗn hợp nhiều loại thực phẩm, an tồn, tiết kiệm
phù hợp với trẻ.
8


Người đi chợ phải nắm được giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, biết lựa chon
thực phẩm tươi ngon, chất lượng tốt cho trẻ. Tận dụng thực phẩm sẵn có ở địa
phương có giá trị dinh dưỡng cao mà lại rẻ tiền, biết tính toán thay thế thực
phẩm có giá trị dinh dưỡng tương đương với giá trị dinh dưỡng trong thực đơn
mà thị trường không có hoăc không đảm bao chất lượng. Trong mỗi bữa ăn của
trẻ phải có đủ 4 nhóm thực phẩm, các loại thức ăn trong mỗi nhóm cũng phải
thay đổi từng bữa, từng ngày, từng món ăn cũng cần hỗn hợp nhiều loại thực
phẩm: (Đạm "P", Mỡ "L", Đường "G", VTM và chất khoáng)
Nhóm cung cấp chất Đạm (protit) như:
Thịt, tôm, cua, các loại đậu hạt, đậu tương chúng tạo kháng thể đặc biệt cho
sự phát triển của các tế bào xây dựng cơ bắp khoẻ, chắc..
Nhóm cung cấp chất Béo (lipit) như:
Dầu, mỡ, đậu phộng, mì, nhóm vừa cung cấp năng lượng cao vừa làm tăng

cảm giác ngon miệng giúp trẻ hấp thu các chất vitamin và chất béo như A,D, E,
K.
Nhóm cung cấp chất Bột đường ( gluxit) như:
Bột, cháo, gạo, bún…nhóm cung cấp năng lượng chủ yếu cho cơ thể và cơ
bắp.
Nhóm cung cấp vitamin và khoáng chất như:
Các loại rau quả, đặc biệt là các loại rau quả có màu xanh thẩm như rau
ngót, rau dền, rau cải, mồng tơi…và các loại quả có màu đỏ như xoài, đu đủ,
cam, cà chua, gấc…nhóm cung cấp các loại dưỡng chất đóng vai trò là chất xúc
tác giữa các thành phần hoá học trong cơ thể.
9


Vì vậy trong bữa ăn của trẻ hàng ngày ta cần phải đảo bảo đầy đủ các loại
thực phẩm và cân đối giữa các chất: P -L-G theo tỷ lệ thích hợp của từng độ tuổi
là:
MG: 12 -15, 20 - 30, 55 - 68.
NT: 12 - 15, 35 - 40, 45 - 53.
Muốn cân đối được tỷ lệ giữa các chất ta cần phải chú ý đến những đặc
điểm sau đây.
+ Đạm có nguồn gốc từ động vật rất nhiều nhưng giá thành lại đắt. Ngược lại
đạm có nguồn góc thực vật lại rất rẻ. Tiền ăn của các cháu đóng hằng ngày thì
hạn chế vì vậy phải kết hợp của đạm cung cấp từ thịt trứng cá với đạm cung cấp
từ đậu lạc vừng
+ Muốn đảo bảo được lượng Lipit trong mỗi bữa ăn của trẻ có thể chế biến
thành các món xào rán
Ví dụ: Món xào như: Thịt xào mộc nhĩ cà rốt. Món rán như: Bánh mì rán
trứng ...
+ Muốn đảo bảo được lượng Gluxit cho trẻ và cân đối giữa bữa chính và bữa
phụ trong ngày.

Ví dụ: Buổi trưa trẻ ăn cơm thì bữa chiều có thể chế biến từ gạo nếp, bột
mỳ, bột gạo, bún, chè các loại...
Vì vậy mỗi thực phẩm cung cấp một số chất dinh dưỡng, nếu hỗn hợp
nhiều loại thức ăn, có thêm nhiều chất dinh dưỡng và các chất bổ sung cho nhau
ta sẽ có một bữa ăn cân đối đủ chất, giá trị sử dụng sẽ tăng lên.
Biện pháp 2: Xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cho trẻ
10


Để xây dựng khẩu phần ăn hợp lý cần đảm bảo tiêu chuẩn theo quy
định, đồng thời cần phải chú ý:
Cân đối năng lượng: Năng lượng do 3 chất chủ yếu là: Protêin, lipit,
Gluxit .Trong khẩu phần ăn tỉ lệ 3 này phải thích hợp. Nên có tỷ lệ là 1:1:5 .
Cân đối P: 12-15%
L: 20-25%
G: 60-70%
Cân đối Protit: Là thành phần quan trọng nhất
Tỉ số Protit nguồn gốc động vật so với tổng số Protit là 1 tiêu chuẩn nói lên
chất lượng Protit trong khẩu phần. Xác định tỷ lệ % giữa Potit động vật và Protit
thực vật tổng số để đánh giá mức cân đối .Thông thường Prôtit động vật ở trẻ
em là 50%.đối với MG và NT là 60%
Cân đối Lipit: Tổng số Lipit thực vật/tổng số Lipit: 2 nguồn chất béo ĐV
và TV phải có mặt trong khẩu phần ăn. Tỷ lệ Lipit động vật và thực vật là
50%/50% mỗi loại.
Lưu ý: một số trường có khuynh hướng thay thế hoàn toàn mỡ động vật
bằng dầu thực vật là không hợp lý.
Cân đối Gluxit: là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu nhất trong
khẩu phần vì Gluxit có giá thành rẻ nhất đồng thời lại có số lượng nhiều nhất.
Trong các loại Gluxit còn chứa nhiều loại vitamin và khoáng chất do đó cần cho
trẻ ăn đủ và thường xuyên các loại ngũ cốc và rau quả, lượng đường không quá

10% năng lượng của khẩu phần.

11


Khi xây dựng khẩu phần ăn cho trẻ tại trường mầm non, ta phải cân đối số
tiền của bố mẹ các cháu đóng góp. Tính toán địmh mức cho khẩu phần ta có thể
dựa vào các bước sau:
Bước 1: Tính tổng số năng lượng, lượng protêin và các chất dinh dưỡng khác
của khẩu phần qui ra số bữa chính của trẻ, từ đó quy ra lượng yêu cầu một bữa
cho tổng số trẻ cùng ăn một khẩu phần giống nhau.
Bước 2: Chọn lương thực chính của trường là gạo.
Bước 3: Chọn một số thức ăn giàu protein từ nguồn thực vật sẵn có và rẻ tiền ở
địa phương .
Ví dụ: Đậu phụ, đậu xanh, đậu tương, lạc,vừng ...thêm một vài protêin động
vật để cân đối khẩu phần như thịt, cá, tôm, cua...
Bước 4: Tính lượng thịt và gạo hoặc lượng thức ăn khác nhau để nấu
Ví dụ: thịt bò, bí đao, cà rốt, khoai tây, cá lóc.....
Bước 5: Bổ sung năng lượng bằng một số loại chất béo, tốt nhất là dưới dạng
dầu thực vật .
Ví dụ: Dầu thảo mộc, lạc, vừng......
Bước 7: Tính khối lượng nước để nấu
Tùy thuộc vào số trẻ để tính định lượng từ đó quy ra khối lượng nước để nấu.
Bước 8: Thêm gia vị
Biện pháp 3: Kỹ thuật chế biến thức ăn.
Chế biến món ăn đúng qui trình, đúng nguyên tắc bếp một chiều, hợp lý, vệ
sinh
Đây là khâu quyết định một bữa ăn ngon đảm bảo chất lượng.
12



Để trẻ ăn ngon miệng, ăn hết suất thì thức ăn phải có mùi vị thơm ngon hấp
dẫn, thay đổi thường xuyên cách chế biến. Trong quá trình nấu nướng, Tôi phối
hợp từng mùi vị riêng biệt tạo nên mùi vị đặc trưng.
Ví dụ: Khi chế biến thức ăn Tôi thường phối hợp các loại rau quả có màu
sắc đẹp để dễ cuốn hút, lôi cuốn tạo nên cảm giác hứng thú, thích ăn của trẻ.
Tẩm ướp thức ăn khoảng từ 10 – 15 phút trước khi phi hành, tỏi thơm
đem xào nấu.
Để tăng cường bổ sung chất sắt cho trẻ đề phòng chống thiếu máu cũng
nên tập trung chú ý trong khi chế biến tôi giảm bớt lượng muối tăng cường
lượng nước mắm giàu dinh dưỡng (nước mắm có bổ sung chất sắt), phối hợp
thêm một số loại rau quả chứa nhiều vitamin C để cơ thể trẻ dễ hấp thụ chất sắt,
phòng được các bệnh tật khi chuyển mùa.
Cụ thể các loại rau có chứa nhiều hàm lượng vitamin C như mồng tơi, bắp
cải, cà chua, bí ngô…Tăng lượng thức ăn giàu canxi giúp cho sự phát triển chiều
cao của trẻ.
Một điểm cần lưu ý trong khi chế biến thức ăn phải chú ý xay hoặc băm
nhỏ các loại thực phẩm thịt, cá (bỏ xương) nấu nhừ, mềm cho trẻ dễ ăn, dễ hấp
thụ, dễ tiêu hoá.
Ngoài ra, để công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đạt kết quả tốt Tôi còn
thường xuyên kết hợp với giáo viên phụ trách lớp xem các cháu nào có biểu hiện
biếng ăn sút ký, tăng cân béo phì. Từ đó, Tôi đề xuất ý kiến với BGH trường
điều chỉnh thực đơn cho các cháu hàng ngày để phù hợp với thể trạng của các
cháu đó, đồng thời phối hợp với giáo viên các lớp tăng cường chăm sóc đặc biệt
13


đến những trẻ suy dinh dưỡng. Đồng thời Tôi cùng các cô phụ trách lớp tuyên
truyền, phổ biến với gia đình cách chăm sóc, chế biến thức ăn hợp lý, khoa học
đầy đủ chất dinh dưỡng giúp trẻ phát triển toàn diện về mọi mặt.

Biện pháp 4: Kểt hợp với giáo viên trên lớp trong quá trình tổ chức
cho trẻ ăn:
Bản thân là cô nuôi Tôi luôn cố gắng để chế biến được những món ăn
ngon, hấp dẫn để khi ăn trẻ cảm thấy ngon miệng và ăn hết xuất. Để làm được
điều đó Tôi luôn phối hợp chặt chẽ với các giáo viên trên lớp để động viên trẻ ăn
ngon hết xuất, qua đó chúng tôi còn lồng nghép giáo dục về dinh dưỡng cho trẻ
thông qua các món ăn. Nâng cao chất lượng giáo dục dinh dưỡng chăm sóc trẻ
ăn các cô giáo chuẩn bị giờ ăn cho trẻ phải đảm bảo yều cầu sau:
Chuẩn bị bàn ăn phải sạch sẽ, gọn gàng, đủ cho trẻ ngồi, trên bàn phải có
đĩa đựng cơm rơi, khăn ẩm để lau tay, muỗng, bát phải đủ so với trẻ.
Khi ăn các cô giáo phải mang tạp dề, đeo khẩu trang, trong khi cho trẻ ăn
cô cần chú ý đến những trẻ biếng ăn, những trẻ suy dinh dưỡng để động viên trẻ
ăn hết suất.
Thông qua giờ ăn các cô giáo dục cho trẻ phát triển về nhận thức, ngôn ngữ.
Ví dụ: Về nhận thức: giúp trẻ nhận biết được những thức ăn như thịt, cá,
trứng, cung cấp chất gì?
Về ngôn ngữ : Trẻ biế t kể tên cá c thự c phẩ m mà trẻ đượ c ăn như: Thị t,
cá , trứ ng….
Thông qua các môn học lồng ghép và giáo dục dinh dưỡng

14


Ví dụ: cho trẻ đi tham quan vườn rau của bé. Các cô giới thiệu cho trẻ biết
lợi ích của từng loại rau như rau ngót, rau mồng tơi, rau lang, rau cải...., từng
loại quả như quả cà chua, cà rốt, bí, bầu....
Thông qua giờ ăn, các cô giáo giới thiệu cho trẻ biết hôm nay có những
món gì.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn món: Thịt hầm khoai tây cà rốt. Ăn thịt, khoai
tây ,cà rốt thì trẻ biết được các loại thức ăn đó cung cấp cho cơ thế chất gì?

Kiểm tra sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm, để bổ sung chế độ ăn và theo dõi cân
nặng hàng tháng cho trẻ suy dinh dưỡng. Giáo viên rèn cho trẻ thói quen tự
chăm sóc bản thân bằng cách tự tuyên truyền trong bữa ăn.
Ví dụ: Hôm nay lớp mình ăn cơm với những thức ăn nào? Ngon không?
Bạn nào ăn giỏi? Từ những biện pháp nhỏ này đã giúp trẻ cố gắng ăn hết suất.
Chú ý đén trẻ suy dinh dưỡng.
Giáo viên có thể lồng ghép giáo dục dinh dưỡng:
Ví dụ: Trong giờ đón – trả trẻ là thời gian thuận lợi trong việc tuyên truyền,
giáo dục dinh dưỡng cho trẻ, cho phụ huynh đặc biệt là trẻ. Bằng hình thức các
cô hỏi thăm các phụ huynh về chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ ở nhà, hỏi trẻ ở
nhà trẻ được ăn cơm với gì? nề nếp sinh hoạt ăn ngủ của trẻ ra sao? tìm hiểu sở
thích của trẻ .... Từ những thông tin đó chúng Tôi biết được cá tính của mỗi trẻ
biện pháp chăm sóc phù hợp, biết được cách chăm sóc, nuôi dưỡng của phụ
huynh đúng hay sai đã phù hợp vói trẻ chưa. Từ đó lựa chọn nội dung tuyên
truyền thiết thực hơn bổ ích hơn.

15


Biện pháp 5: Nâng cao trình độ, bồi dưỡng nhận thức kỹ năng thực
hành cho cô nuôi
Cô nuôi phải có chuyên môn nghiệp vụ mầm, phải có kỹ năng chế biến các
món ăn cho trẻ mầm non có như vậy cô nuôi mới thực hiện nghiêm túc thực đơn
đã đề ra. Đảm bảo cho trẻ thường xuyên được thay đổi món ăn, giúp trẻ ăn ngon
miệng, ăn hết xuất. Cô nuôi biết lên dự trù và điều chỉnh bản mua thục phẩm
phù hợp với số trẻ trong ngày để đi chợ. Biết tính khẩu phần ăn cho trẻ để biết
được lượng KCal cung cấp cho trẻ trong ngày đạt bao nhiêu (%) so với nhu cầu
cần đạt. KCal do các chất P,L, G cung cấp có được cân đối, hợp lý hay không?
Vì khẩu phần ăn của trẻ cân đối, hợp lý sẽ giúp cho quá trình tiêu hóa, vận
chuyển, trao đổi các chất được tốt hơn.

Ví dụ: Hôm trước tôi lên dự trù cho hôm nay là 85 trẻ hôm nay trẻ đi học 87
trẻ thì tôi phải điều chỉnh bản mua thực phẩm sao cho phù hợp với số trẻ đi học
đồng thời năng lượng trong ngày phải đạt từ 53 -56% Tỷ lệ các chất P,L,G (13 24 - 63) đối với mẫu giáo.(13-37-50) đối với nhà trẻ.
Một khẩu phần ăn cân đối sẽ giúp cho cơ thể có đủ năng lượng và các chất
dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, duy trì sự sống và làm việc, vui chơi giải
trí. Nếu ăn nhiều mà không hoạt động dẫn đến thừa năng lượng thì sẽ gây béo
phì, nếu để trẻ đói, ăn không đủ chất, đủ lượng, trẻ sẽ mệt mỏi, kém hoạt động
và dẫn đến bị suy dinh dưỡng. Vì vậy để đảm bảo khoảng cách giữa các bữa ăn
của trẻ trong ngày sao cho 2 bữa ăn của trẻ không quá gần nhau, kịp thời bổ
sung năng lượng cho cơ thể trẻ không để trẻ bị đói mới cho ăn hoặc vẫn còn no
lại cho ăn tiếp gây lên sự chán ăn ở trẻ.
16


Ví dụ: Ở trường Tôi thực hiện: MG ăn trưa 10h30 phút, trẻ ăn xong vệ sinh
nằm ngủ 2h dậy vệ sinh ăn bữa phụ chiều.
Đảm bảo tốt chế độ vệ sinh an toàn thực phẩm, biết cách lựa chọn thực
phẩm tươi ngon, không bị dập nát ôi thiu, kém chất lượng. Biết cách thay thế
thực phẩm theo đúng nhóm, đúng định lượng, phù hợp với thực phẩm sẵn có của
địa phương.
Hợp đồng mua thực phẩm có uy tín, chất lượng đáp ứng được yêu cầu, rõ
nguồn gốc, tươi sạch, phù hợp với điều kiện, khả năng của nhà trường.
Để làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, vào đầu năm học Tôi cùng
với các đồng chí trong tổ dinh dưỡng khảo sát tình hình thực tế ở địa phương
như tìm đến những gia đình phụ huynh có trồng, nuôi các nguồn thực phẩm
sạch, thăm dò, tìm hiểu các nhà bán cung cấp thực phẩm ăn uống ở chợ trung
tâm có uy tín để về trao đổi với Ban giám hiệu nhà trường mời họ kí kết hợp
đồng mua thực phẩm. Các cơ sở hợp đồng phải đáp ứng yêu cầu vệ sinh. Thực
phẩm được cất đựng nơi sạch sẽ, hợp vệ sinh, người bán có ý thức bảo quản che
đậy, cất giữ không cho ruồi nhặng bụi bám vào, ưu tiên các bậc phụ huynh có

điều kiện trên tham gia hợp đồng bán thực phẩm cho nhà trường hợp đồng với
giá gốc và rẻ hơn so với thị trường từ một đến hai giá.
Nhờ đó mà nguồn thực phẩm chế biến cho trẻ lúc nào cũng đảm bảo tươi
ngon, an toàn, giá thành lại rẻ, mùa nào thực phẩm nấy thuận tiện cho giáo viên
trong việc chủ động xây dụng thực đơn.
Quản lý tốt quỹ tiền ăn của trẻ.

17


Thực hiện tốt việc báo ăn, điểm danh hàng ngày, kế toán đối chiếu số
phiếu xuất ăn trên các lớp với số lượng báo ăn ở nhà bếp sao cho khớp nhau.
Kế toán quản lý chặt chẽ các khoản thu - chi liên quan đến vấn đề ăn
uống của trẻ. Thực hiện tài chính công khai hàng ngày, có sự thống nhất giữa sổ
báo ăn của kế toán, sổ chợ của tiếp phẩm và sổ tính khẩu phần ăn, sau đó nhà
bếp nộp bảng kê mua hàng để nhân tiền ăn trong ngày. Thanh toán sòng phẳng
với kế toán cụm theo từng tuần. Không dùng quĩ tiền ăn của trẻ vào các hoạt
động khác hoặc mua sắm những đồ dùng không phải là lương thực, thực phẩm
sử dụng trong các bữa ăn của trẻ
Thực hiện nghiêm túc việc lưu mẫu thức ăn hàng ngày.
Đối với thức ăn đặc: 150 gam. Đối với thức ăn lỏng: 250 ml. Thời gian lưu
mẫu ít nhất là 24h kể từ khi trẻ bắt đầu ăn. Sau thời gian này nếu không có sự cố
về ngộ độc thực phẩm hoặc yêu cầu xét nghiệm thì mẫu lưu được hủy. Nhiệt độ
bảo quản mẫu lưu từ 00C - 50C. Giấy niêm phong giấy mỏng và ghi đầy đủ thông
tin về mẫu lưu. Dùng loại keo dán chắc, đảm bảo rách niêm phong khi mở nắp.
Ký tên người lưu, người hủy mẫu vào sổ lưu mẫu.
Biện pháp 6: Phối hợp với HĐND xã nhà làm tốt công tác thực hiện
giám sát khẩu phần ăn cho trẻ, làm tốt công tác tuyên truyền với phụ
huynh.
Phối hợp với HĐND xã nhà làm tốt công tác thực hiện giám sát khẩu phần

ăn cho trẻ:
Mời HĐND xã và ban chấp hành phụ huynh kiêm tra định kỳ cuối mỗi
tháng, hoặc đột xuất trong tháng. Kiểm tra các khâu: thực đơn, lên dự trù, bản
18


điều chỉnh phù hợp với số trẻ trong ngày, chế biến thức ăn, lên định lượng, chất
lượng bữa ăn, sổ sách...
Ví dụ: ngày 7 tháng 5 năm 2014 HĐND xã đã kiểm tra đột xuất trường
chúng Tôi, qua kiểm tra và đánh giá đã đạt được kết quả như sau:
Các loại thực phẩm được cung ứng có chất lượng đảm bảo, tươi, sạch,
không
có mùi.
Số lượng, trọng lượng các loại thực phẩm cung ứng đầy đủ theo bảng điều
chỉnh mua thực phẩm
Giá thành từng loại thực phẩm phù hợp với giá thị trường tai thời điểm
kiểm tra, giám sát
Chế biến các món ăn đúng quy trình đảo bảo vệ sinh an toàn thực phẩm
Công tác phối kết hợp với phụ huynh để nâng cao chất lượng bữa ăn cho
trẻ:
Ngay từ đầu năm học Tôi đã lên kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng phù hợp với
đặc điểm thực tế. Lên thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần,
theo mùa, hợp lý, cân đối dinh dưỡng và triển khai tới các bậc cha mẹ thông qua
các cuộc họp, tranh ảnh, qua các hội thi để có kế hoạch phối hợp cụ thể. Vận
động phụ huynh có thực phẩm an toàn và vệ sinh đem bán cho nhà trường.
Ngoài ra, tôi cũng thường xuyên theo dõi cách tổ chức bữa ăn của các nhóm lớp
trong cụm đã đúng theo yêu cầu chưa, nếu chưa đúng tôi nhắc nhở để cùng nhau
thực hiện. Nếu tổ chức bữa ăn không tốt, trẻ ăn không ngon, không hết suất thì
năng lượng tính được theo khẩu phần sẽ không có hiệu quả thực tế. Trong khi đó
19



cô nuôi đã cố gắng thật nhiều để nâng cao chất lượng bữa ăn của trẻ mà các giáo
viên đứng lớp làm không tốt thì cũng bằng không. Đó là sự phối hợp chặt chẽ
giữa công tác chăm sóc nuôi dưỡng và giáo dục trong nhà trường có hiệu quả
nhất để nhằm nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ. Hàng tháng yêu cầu phụ
huynh, nhà trường tổ chức kiểm tra thường xuyên, đột xuất để góp ý bổ sung
nhằm giúp cho bản thân thực hiện tốt hơn công tác nuôi dưỡng trong trường học.
Theo kế hoạch chỉ đạo của nhà trường, mỗi khu vực bếp ăn đều xây dựng vườn
rau của bé. Tôi kết hợp cùng cô nuôi trong bếp sắp xếp thời gian hợp lý để
trồng, chăm sóc vườn rau tại khu vực mùa nào rau ấy như trồng rau lang, rau
mồng tơi, rau cải, rau dền đỏ, rau sâm, rau ngót, cà chua, bí đao, bí đỏ, đậu cô
ve...Một mặt có rau sạch chế biến các món ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực
phẩm, góp phần nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ.
3 Hiệu quả công tác
Sau khi nghiên cứu và thực hiện đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất
lượng bữa ăncho trẻ trong trường mầm non” thì hiệu quả đạt được rất khả
quan, đề tài đạt được các kết quả như sau:
* Bảng tính khẩu phần ăn của trẻ:
- Tổng số trẻ: 70 trẻ MG
- Tổng số tiền : 700.000đ.
- Chế độ ăn :
+ Bữa chính trưa : - Cơm
- Thức ăn mặn: Thịt hầm khoai tây + cà rốt
- Canh: Canh cà chua nấu cá
20


+ Bữa phụ :
Stt


Tên

- Cháo tim cật.

Trọng

thực

Đơn

Thành

giá

tiền

Trọng NL(Kcal)

Đạm (g)
ĐV

TV

Béo(g)
ĐV TV

Ruốc
1


91

60,000

5,460

91

285

60

3

812 160

19

3

812

45,000

36,540

812

98


10,000

980

98

21

630

33,000

20,790

630

5,651

14 100,000

1,400

14

50

1,540
9,520

28

560

11
2,223

116,270 10,411

35,815

823

104

7,933

tôm
Cá rô
2
phi
Nước
3
4

mắm
Dầu
Nghệ

5
6
7


khô
Magi
Đường
Gạo tẻ

8

5
628
1

1

10

28
560

55,000
17,000

3

10,570

11,000

56


80,000

4,480

56

339

10

26

16

210

32,000

6,720

206

675

48

5

109


700

12,000

8,400

595

226

9

48

490

25,000

12,250

392

86

5

17

2,310


13,000

30,030

1,571

1,445

31

330

1,050

14,000

14,700

998

190

6

42

322

20,000


6,440

322

2,885

556

máy
Hạt
9
điều
Đậu
10
xanh
11 Cà rốt
Hành
12

Khoai
13
tây

14
chua
15 Mỡ lợn

321
21



nước
Thòt ba
16

1,400

80,000

112,000

1,372

3,567 226

295

1,400

90,000

126,000

1,372

1,907 261

96

700


90,000

63,000

686

556

89

21

2

560

8,000

4,480

560

140

32

1

1


700 120,000

84,000

658

586

99

21

chỉ
Thòt lợn
17
nạc
Bầu
18
dục lợn
Tiết
19
sống
20 Tim lợn
Chi phí
21
khác
Tổng

70


500

35,000
700,000

cộng

Kết quả tính tốn
Nhu cầu tại trường
Định mức trung bình cho

50

57,470
57400
821

50

1,868
1862
26,69

50

50

9,068
9044

129,54

1,540
1533
22

trẻ trong ngày
55.84% 56.12% 55.96%
Tỉ lệ đạt trong ngày
55.85%
100%
100%
100%
100%
Tỉ lệ đạt ở trường
13
24
P:L:G
63
Năng lượng tại trường từ 7900 tăng lên 8200 do đó tỷ lệ đạt trong ngày từ
53.52% tăng lên 55.85% so với đầu năm.
Về cân nặng 7,1%, giảm so với đầu năm 2,7%; về chiều cao tỷ lệ thấp
còi độ I là 7,4% giảm so với đầu kỳ 3,5%.
Qua các bữa ăn Tơi thấy trẻ đã ăn rất ngon miệng và ăn hết suất, giấc
ngủ của trẻ dài và sâu hơn.

22


Điều này chứng tỏ rằng việc nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ Mần

non là rất cần thiết. Trẻ phát triển toàn diện hài hòa cân đối, nhanh nhẹn
hoạt bát tích cực tham gia hoạt động.
2.4. Bài học kinh nghiệm:
Với những biện pháp và hiệu quả đạt được bản thân Tôi đã rút ra được một số
bài học kinh nghiệm sau:
Muốn thực hiện tốt công tác nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ trong
trường Mầm non, thì trước hết cô nuôi phải không ngừng học tập bồi dưỡng
kiến thức, kĩ năng thực hành về dinh dưỡng, vệ sinh trong chế biến, vệ sinh
trong ăn uống cho trẻ. Học hỏi thêm bạn bè, đồng nghiệp để rút kinh nghiệm cho
bản thân. Nắm vững đặc điểm tâm sinh lý và sức khỏe của trẻ để có kế hoạch
chăm sóc, giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng đến mức tối đa.
Biết lựa chọn thực phẩm phù hợp, đầy đủ các chất dinh dưỡng, vì khi trẻ ăn
những món ăn phù hợp thì sẽ kích thích trẻ ăn hết suất của mình và góp phần
nâng cao chất
lượng bữa ăn cho trẻ.
Hàng ngày nắm được số trẻ làm bản điều chỉnh mua thực phẩm phù hợp
với số trẻ trong ngày, tính khẩu phần đầy đủ, kịp thời và cho ra kết quả thiết lập
dưỡng chất, qua đó đúc rút kinh nghiệm để chọn thực phẩm phù hợp đảm bảo
năng lượng và tỷ lệ cân đối giữa các chất hơn, cuối ngày lên dự trù ngày mai đi
chợ.
Chế biến món ăn bữa phong phú, hấp dẫn, mầu sắc đẹp, thơm ngon, đảm
bảo dinh dưỡng hợp lý.
23


Thực hiện tốt vệ sinh an toàn thực phẩm
Phối hợp với giáo viên phụ trách các lớp để nắm tình hình ăn uống của trẻ,
thường xuyên trao đổi với phụ huynh những vấn đề liên quan đến sức khoẻ của
trẻ và biết lựa chọn những món ăn phù hợp với trẻ, đồng thời hướng dẫn họ cách
chăm sóc, vệ sinh ăn uống, phòng trừ dịch bệnh xảy ra.

Thường xuyên kết hợp chặt chẽ với gia đình, cộng đồng, xã hội cùng thực
hiện tốt mục tiêu giáo dục.
Trên đây là đề tài của Tôi viết về “Một số biện pháp nâng cao chất lượng
bữa ăn cho trẻ trong trượng mầm non” Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý
kiến của ban lãnh đạo bổ sung cho đề tài của Tôi được hoàn thiện hơn.
III. KẾT LUẬN
1, Ý nghĩa của đề tài.
Công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ có vai trò quan trọng trong trường Mầm
non. Nó giúp cho cơ thể trẻ phát triển khỏe mạnh, lớn nhanh. Nếu trẻ không
được chăm sóc nuôi dưỡng tốt thì sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của
trẻ sau này, ảnh hưởng về tương lai của trẻ cả mặt thể chất lẫn tinh thần.
Để trẻ luôn khoẻ mạnh phát triển một cách toàn diện về đức, trí, thể, mĩ,
tình cảm quan hệ xã hội thì việc chăm sóc giáo dục và nuôi dưỡng trẻ theo khoa
học là hết sức quan trọng và cần thiết trong đó việc nuôi dưỡng trẻ theo khoa
học được coi trọng ảnh hưởng tới sự phát triển toàn diện của trẻ vì vậy mà việc
tổ chức cho trẻ ăn bán trú tại trường mầm non là vô cùng cần thiết và bữa
phụ(chiều) cũng hết sức quan trọng không thể thiếu trong thực đơn hàng ngày
của trẻ vì nó bổ sung nguồn dinh dưỡng và cung cấp thêm năng lượng cho trẻ
24


trong ngày giúp trẻ có đủ dưỡng chất cần thiết cho mọi hoạt động và sự phát
triển của trẻ, giúp giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng. Bởi vậy mà việc cải thiện chế biến
nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ là hết sức cần thiết. Vì thế năm học 20132014 trường chúng tôi đã áp dung có hiệu quả và Tôi mong rằng đè tài này được
áp dụng cho các trường mầm non trong huyện và các trường mầm non trong
tỉnh,
2, Một số đề xuất:
* Đối với cô nuôi:
Cô nuôi là người trực tiếp chế biến các món ăn cho trẻ vì thế cô nuôi phải
luôn học hỏi và bồi dưỡng những kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng trẻ, nắm

vững trách nhiệm của mình trong công tác nuôi dưỡng và vệ sinh an toàn thực
phẩm trong trường Mầm non.
* Đối với nhà trường:
Có kế hoạch tổ chức cho cô nuôi về cách thức làm các loại hồ sơ có khoa
học hơn để giảm thời gian cho cô nuôi. Cần cung cấp thêm cho các cô nuôi các
tài liệu về cách chế biến các món ăn cho trẻ mầm non.
Tổ chức cho các cô nuôi đi thăm quan các đơn vị làm tốt nhiệm vụ nuôi dưỡng
trẻ.
* Đối với Phòng giáo dục:
Phòng giáo dục thường xuyên mở lớp tập huấn cho các cô nuôi cũng như
giáo viên học hỏi thêm về công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ.
Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo bổ xung
cho đề tài của tôi được hoàn thiện hơn./.
25


×