Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC XÃ HỘI HOÁ Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚC LÂM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (317.58 KB, 23 trang )

PHÒNG GD&ĐT MỸ ĐỨC
TRƯỜNG MẦM NON PHÚC LÂM


MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC
XÃ HỘI HOÁ Ở TRƯỜNG MẦM NON PHÚC LÂM
Tác giả : Nguyễn Thị Hiên
Chức vụ : Hiệu trưởng
§Ò tµi thuéc lÜnh vùc : Quản lý

I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Xã hội hoá không phải là một hiện tượng mới đối với giáo dục. Trước khi đặt
ra chính sách xã hội hoá thì bản thân nó đã tồn tại trong thực tế làm giáo dục ngay
Phóc L©m, ngµy 18/03/2013
từ trong lịch sử xa xưa đến những năm đầu lập nước (phong trào diệt giặc dốt, xoá
nạn mù chữ ) và ngay cả trong chiến tranh, dưới bom đạn, chính quyền và người
dân vẫn duy trì sự phát triển giáo dục trong điều kiện hết sức khó khăn Đến ngày
nay xã hội hóa giáo dục đã trở thành một nội dung quan trọng của cải cách giáo
dục.
Nghị quyết Của Chính phủ số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 về đẩy mạnh
xã hội hóa các hoạt động Giáo dục, Y tế, Văn hóa và Thể dục thể thao đưa ra Định
hướng phát triển xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục là “ Huy động nguồn lực của
các ngành, các cấp, các tổ chức kinh tế - xã hội và cá nhân để phát triển giáo dục -
đào tạo. Tăng cường quan hệ của nhà trường với gia đình và xã hội; huy động trí
tuệ, nguồn lực của toàn ngành, toàn xã hội vào việc đổi mới nội dung, chương
trình, thực hiện giáo dục toàn diện. Ban hành cơ chế chính sách cụ thể khuyến
khích và quy định trách nhiệm các ngành, địa phương, các tổ chức kinh tế - xã hội
và người sử dụng lao động tham gia xây dựng trường, hỗ trợ kinh phí cho người
học, thu hút nhân lực đã được đào tạo và giám sát các hoạt động giáo dục…’’ Đẩy
mạnh công tác xã hội hoá giáo dục là một biện pháp hữu hiệu để thực hiện mục tiêu
quản lý giáo dục, đem lại nguồn sức mạnh tổng hợp giúp cho nhà trường đào tạo


cho xã hội nguồn nhân lực phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, lao động, làm
nên sức mạnh nội sinh ở dân tộc góp phần hiện đại hoá giáo dục, đáp ứng nhu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Thực tế ở trường mầm non Phúc Lâm trong thời gian qua, công tác xã hội hóa
có nhiều chuyển biến đáng kể, Đã đóng góp không nhỏ cho sự nghiệp giáo dục của
địa phương.
Bên cạnh những kết quả đó thì vẫn cjn những bất cập tồn tại. Trong những
năm qua, Công tác xã hội hóa giáo dục vẫn chưa được nhận thức đầy đủ của một số
ban nghành, của một số cán bộ quản lý và các cấp quản lý, đại bộ phận nhân dân và
Phụ huynh học sinh kể cả việc đầu tư cho giáo dục nói chung và giáo dục Mầm
non nói riêng, tổ chức hoạt động giáo dục và sự phối hợp đồng bộ giữa ban ngành,
đoàn thể, các lực lượng xã hội, nhà trường với phụ huynh để phát triển sự nghiệp
giáo dục Mầm non. Có quan điểm của một số lãnh đạo và người dân vẫn cho rằng.
Công tác xã hội hoá giáo dục chỉ đơn thuần là huy động về mặt tài chính, huy động
cơ sở vật nên nhiều người dân vẫn cjn thờ ơ với giáo dục, cho rằng giáo dục là sự
nghiệp riêng của các nhà trường.
Nguyên nhân của những tồn tại trên đó chính là:
+ Công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của toàn xã hội về công tác xã
hội hóa giáo dục giáo dục nói chung và giáo dục Mầm non nói riêng cjn nhiều hạn
chế.
+ Chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ cũng chưa đáp ứng được yêu
cầu của xã hội.
+ Công tác lãnh chỉ đạo xã hội hóa giáo dục của nhà trường chưa đi và chiều
sâu và đạt hiệu quả cao.
Đứng trước thực trạng như vậy tôi thấy nhiệm vụ của người cán bộ quản lý là
cần đưa ra một số giải pháp cụ thể nào đó để mọi cấp, mọi ngành, mọi tổ chức, cá
nhân cùng chung tay xây dưng nhà trường phat triển toàn diện: Đó là lý do tôi chọn
đề tài: “ Một số biện pháp nâng cao hiệu quả công tác xã hội hoá ở trường Mầm
non Phúc Lâm”
II. NỘI DUNG

1. C¬ së lý luËn
Giáo dục mầm non (GDMN) là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc
dân, có vai trj đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và
phát triển của nhân cách con người. Trong những năm qua, giáo dục mầm non
những tiến bộ nhất định nhưng so với các bậc học khác đây là mảng cjn yếu của
giáo dục Việt Nam đó là những khẳng định trong các Hội thảo về Giáo dục mầm
non trong thời gian qua.
Trong những năm qua, đặc biệt trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước
luôn coi trọng GDMN. Ngày 23 tháng 6 năm 2006, Thủ tướng Chính phủ đã phê
duyệt Đề án “Phát triển GDMN giai đoạn 2006 - 2015” với quan điểm chỉ đạo là:
“ Đẩy mạnh xã hội h*a, tạo điều kiện thuận lợi về cơ chế, chính sách để mọi tổ
chức, cá nhân và toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục mầm non”. Quan điểm
chỉ đạo này hoàn toàn phù hợp với xu thế chung trên thế giới hiện nay về phát triển
nền giáo dục quốc dân.
Trong nhận thức chung, XHHGD được hiểu là sự huy động toàn xã hội làm
giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân
dưới sự quản lý của Nhà nước. Ở nước ta, XHHGD cũng là một quan điểm chỉ đạo
của Đảng đối với sự nghiệp phát triển giáo dục nhằm làm cho hoạt động giáo dục
thực sự là sự nghiệp của dân, do dân và vì dân. Điều 12 Luật giáo dục 2005 Luật
sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25 tháng 11 năm 2009;
có nêu: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước
và của toàn dân.
Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục; thực hiện
đa dạng hoá các loại hình trường và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động
và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển giáo dục.
Mọi tổ chức, gia đình và công dân c* trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo
dục, phối hợp với nhà trường thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường
Từ trước đến nay Đảng và Nhà nước ta đặc biệt quan tâm đến công tác giáo
dục và coi giáo dục là một trong những quyết sách hàng đầu để xây dựng và phát
triển đất nước. Chính vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước đã thường xuyên có những chính

sách và giải pháp để thúc đẩy sự nghiệp phát triển giáo dục của nước nhà. Xã hội
hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận của đường lối giáo dục, một
con đường phát triển giáo dục nước ta. Khi bàn về công tác giáo dục, Hồ Chủ Tịch
đã dạy: “ Giáo dục là sự nghiệp của quần chúng, cần phải phát huy đầu đủ dân chủ
xã hội chủ nghĩa, xây dựng quan hệ thật tốt, đoàn kết thật chặt chẽ giữa thầy với
thầy, giữa thầy với trj, giữa học trj với nhau, giữa cán bộ các cấp, giữa nhà trường
với nhân dân để hoàn thành nhiệm vụ…” (HCM toàn tập-1996- NXB Chính trị
Quốc gia). Nghị quyết số 04-NQ/HNTW ngày 14/1/1993 Hội nghị lần thứ 4 BCH
Trung ương Đảng khóa VII về tiếp tục đổi mới sự nghiệp GD&ĐT đã ghi: “Huy
động các nguồn đầu tư trong nhân dân, viện trợ của các tổ chức quốc tế, kể cả vay
vốn của nước ngoài để phát triển GD”. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ
VIII khẳng định: “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân
dân đóng góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của Nhà nước”.
Như vậy, có thể nói xã hội hóa giáo dục là thực hiện mối liên hệ có tính phổ
biến, có tính qui luật giữa cộng đồng với xã hội. Thiết lập được mối quan hệ này
làm là làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển xã hội: “Mỗi người dân đều nhận
thấy đó là trách nhiệm của mình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành
động thực hiện, đồng thời chính họ là người hưởng thụ mọi thành quả của hoạt
động đó đem lại”. Xã hội hóa giáo dục có hai vế: mọi người có nghĩa vụ chăm lo
phát triển giáo dục để giáo dục phục vụ cho mọi người. Được học tập, học tập
thường xuyên, học suốt đời, học để biết cách sống trong cộng đồng và lao động để
tồn tại và phát triển. Hai vế này nêu rõ hai yêu cầu của xã hội hóa giáo dục là: phải
xã hội hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của mọi người đối với giáo dục và xã hội hóa
quyền lợi về giáo dục. Hai yêu cầu này có quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động lẫn
nhau và thực hiện liên kết hợp đồng với nhau. Trong đó yêu cầu về xã hội hóa
quyền lợi về giáo dục là đỉnh cao, là mục tiêu, là cốt lõi của xã hội hóa giáo dục;
phải làm cho toàn xã hội đều được học tập, tiến tới xây dựng một xã hội học tập.
Như vậy, xã hội hóa giáo dục là một cách làm giáo dục có thể được hiểu như sau:
Thứ nhất đó là việc huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan
đến giáo dục vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự huy động này không phải

nhất thời mà là thường xuyên theo một cơ chế vận hành xác định, xây dựng từ cấp
trung ương đến địa phương trên cơ sở một chiến lược phát triển giáo dục lâu dài
cho cả nước cũng như cho mỗi địa phương, địa bàn dân cư nhất định.
Thứ hai là việc huy động các lực lượng của cộng đồng tham gia vào công tác
giáo dục. Các lực lượng xã hội có thể tham gia rộng rãi vào nhiều lĩnh vực hoạt
động giáo dục với nhiều hình thức phong phú, đa dạng. Các lực lượng đó là Mặt
trận tổ quốc, Đoàn thanh niên, Hội Liên hiệp phụ nữ, Hội khuyến học…Sự tham
gia của các lực lượng này sẽ làm cho giáo dục gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng
thực hiện và vì lợi ích của cộng đồng.
Thứ ba là đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường.
Việc mở rộng các hình thức giáo dục phi chính qui bên cạnh các hình thức giáo dục
chính qui, phát triển các loại hình bán công, dân lập, tư thục bên cạnh trường công
lập vốn là hình thức độc tôn trước đây đã mở ra khả năng huy động nhiều lực lượng
xã hội tham gia công tác giáo dục, tạo điều kiện cho công tác giáo dục phát triển
mạnh mã hơn, thực hiện hiệu quả hơn nhiệm vụ: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài”.
Thứ tư Xã hội hóa công tác giáo dục cjn là việc mở rộng các nguồn đầu tư,
khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực và tài lực trong xã hội, phát huy và sử
dụng hiệu quả các nguồn lực của nhân dân, tạo điều kiện cho giáo dục phát triển…
Đây không những là chính sách lâu dài trong việc thực hiện các chính sách xã hội
của Đảng ta mà cjn là biện pháp cần thiết trong giai đoạn mà nhà nước chưa có đủ
kinh phí cần thiết cho các hoạt động giáo dục. Phần lớn ngân sách giáo dục dùng
chi trả lương cho giáo viên , phần chi cho việc xây dựng cơ sở vật chất và các hoạt
động giáo dục khác cjn lại quá ít. Nguồn tài chính huy động qua cuộc vận động xã
hội hóa giáo dục là nguồn tài chính do các cơ quan nhà nước, tổ chức phi chính
phủ, tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội…tự nguyện đóng góp để phát triển giáo dục.
Thực tế cho thấy, công tác xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua ở các
trường học chủ yếu là vận dụng nên nhìn chung chưa có cơ chế, chưa có phương
pháp chung. Nơi nào biết làm, được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được
tốt tác dụng, nơi nào cấp uỷ chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó

hẹp trong trách nhiệm của ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục
thấp.
Bên cạnh đó, cjn không ít cán bộ và nhân dân nhận thức chưa đầy đủ về bản
chất của xã hội hoá giáo dục và cho rằng nội dung cốt lõi của xã hội hoá là huy
động tiền của trong nhân dân để giảm bớt ngân sách của Nhà nước cho giáo dục và
đào tạo. Không những thế, rất nhiều người cjn nhận thức xã hội hoá đồng nghĩa
với việc thu tiền của dân .Một số người khác lại nhận thức xã hội hoá chỉ có nghĩa
là “nhà nước và nhân dân cùng làm’’.
Xã hội hoá giáo dục có tác động to lớn trong việc xây dựng cộng đồng trách
nhiệm của các tầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và phát triển môi trường kinh
tế, xã hội lành mạnh và thuận lợi cho các hoạt động giáo dục, tạo ra phong trào học
tập sâu rộng trong toàn xã hội theo nhiều hình thức, vận động toàn dân học tập suốt
đời để làm việc tốt hơn, thu nhập cao hơn và có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã
hội ta trở thành một xã hội học tập …
2. Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non Phúc
* Thuận lợi trong công tác XHHGD ở trường mầm non Phúc Lâm:
Trong những năm qua, đặc biệt là trong năm học 2012- 2013 quá trình
XHHGD ở trường Mầm non Phúc Lâm đã đạt được một số kết quả đáng kể. Xã đã
bố tri được 6.200m
2
để xây mới, mở rộng quy mô trường lớp. Nhà trường cũng đã
huy động được các nguồn tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị cho công
tác chăm sóc,nuôi dưỡng, giáo dục trẻ Bên cạnh đó, nhà trường thực hiện có kết
quả Đề án quy hoạch bậc học mầm non giai đoạn 2010 - 2015của Thành phố Hà
Nội, đó là đồng bộ hiện đại hoá cơ sở vật chất trường lớp. Nhà trường đã thu hút
35% trẻ em trong độ tuổi nhà trẻ và 97% trẻ em trong độ tuổi mẫu giáo đến lớp; trẻ
5 tuổi vào mẫu giáo đạt tỉ lệ 100%. Cùng với việc đầu tư xây dựng cơ sở vật chất,
đội ngũ giáo viên cũng không ngừng được phát triển cả về số lượng và chất lượng.
Tỉ lệ giáo viên mẫu giáo đạt chuẩn là 100% và trên chuẩn là 30%.
* Những hạn chế và khó khăn:

Trường mầm non Phúc Lâm nằm trên địa bàn dân cư tương đối đông. dân cư
chủ yếu sống bằng nghề nông và một số hộ tham gia buôn bán vì vậy nhận thức về
mọi mặt của cuộc sống xã hội đặc biệt là về ngành giáo dục cjn nhiều hạn chế.
Một số Đồng chí lãnh đạo địa phương có tưu tưuởng cục bộ, chưa có tầm nhìn
xa và rộng nên chưa có sự quan tâm đúng mực và đầu tư thích đáng cho giáo dục
mầm non. Vì thế cơ sở vật chất những năm học trước và đầu năm học vẫn cjn nằm
phân tán ở các thôn. Toàn trường có 21 nhóm lớp nằm rải rác trên 3 thôn với 68
cán bộ giáo viên và trên 500 trẻ trẻ nên công tác tuyên truyền phối kết hợp cjn
chưa thể đồng nhất và hiệu quả cao trong toàn nhà trường.
Đội ngũ giáo viên mới vào trường đầu năm học chiếm số lượng lớn và là
người ở địa phương khác nên ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và đến
việc tuyên truyền phối kết hợp của nhà truờng.
Cơ sở trang thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ
cjn thiếu, Đặc biệt ở một số lớp mở, tách mới trong năm học. Môi trường trong và
ngoài lớp không đảm bảo, Sân, vườn cjn bề bộn. Bởi vì đầu tháng 12/ 2012 Nhà
trường mới được bàn giao toàn bộ khu trưuờng, các lớp học ở khu lẻ mới được
chuyển về vị trí mới hoàn toàn.
Trước tình hình thực tế đó, việc thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác
xã hội hoá giáo dục là việc làm tôi đặc biệt quan tâm với mong muốn duy trì sự ổn
định và phát triển giáo dục của nhà trường, từng bước nâng cao chất lượng giáo
dục.
3. Một số biện pháp thực hiện công tác xã hội hóa ở trường Mầm non Phúc
Lâm.
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các tầng
lớp xã hội ở địa phương về giáo dục mầm non và XHHGD .
Xã hội hoá giáo dục là Đó là việc huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành
có liên quan đến giáo dục vào việc phát triển sự nghiệp giáo dục. Sự huy động này
không phải nhất thời mà là thường xuyên theo một cơ chế vận hành xác định, xây
dựng từ cấp Trung ương đến địa phương trên cơ sở một chiến lược phát triển giáo
dục lâu dài cho cả nước cũng như cho mỗi địa phương, địa bàn dân cư nhất định.

Như chúng ta đã biết ở một só địa phương, một trong những nguyên nhân
thành công hoặc chưa thành công trong việc tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục
chính là vấn đề nhận thức. Nhân dân phải hiểu đúng bản chất của xã hội hoá giáo
dục, sự cần thiết phải tham gia giáo dục, từ đó nâng dần tính tự giác, tích cực, chủ
động để hoàn thành công việc này. Vì vậy, phải tăng cường công tác tuyên truyền,
vận động cung cấp thông tin một cách đầy đủ về đường lối, mục đích, chủ trương,
yêu cầu, thuận lợi, khó khăn… nhằm làm chuyển biến nhận thức của các cấp uỷ
Đảng, chính quyền địa phương, các tổ chức xã hội, quần chúng nhân dân về Giáo
dục mầm non và công tác Xã hội hoá giáo duc.
Trước hết Tôi tham mưu tới các đồng chí ở cấp uỷ Đảng, chính quyền địa
phương; cán bộ, giáo viên trong ngành giáo dục và các ban ngành đoàn thể sau đó
đến toàn dân.
Thứ nhất là Tuyên truyên nâng cao nhận thức về công tác XHH bằng các đề
án, kế hoạch đối với cấp ủy chính quyền, ban nghành đoàn thể địa phương và nhân
dân trong xã.
Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp uỷ và chính quyền địa
phương về kế hoạch phát triển giáo dục mầm non: Hàng năm vào đầu năm học
nhà trường xây dựng kế hoạch năm học có những tiêu chí cụ thể Báo cáo với Đảng
ủy- TTHĐND, UBND để lãnh đạo địa phương có nghị quyết chỉ đạo các ban ngành
trong xã thực hiện. Đặc biệt Nhà trường thực hiện tốt công tác tham mưu với cấp
uỷ và chính quyền địa phương về đề án Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non
giai đoạn 2010-2015 nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục, Trong đó
quy hoạch nhà trường được qua tâm đặc bởi vì muốn phát triển nhà trường, nâng
cao chất lượng Chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ thì phải có quy hoạch có tầm
nhìn lâu dài, các điểm lẻ cần được gom lại, Bởi lẽ Năm 2010 nhà trường vẫn cjn
tới 4 điểm trường, trong khi đó tư tưởng cục bộ địa phương chưa được xóa bỏ trong
đội ngũ cán bộ trong xã, thôn nào cũng muốn có trường Mầm non. Để đề án có
tính khả thi cao, Ngoài việc tích cực tham mưu với lãnh đạo địa phương, nhà
trường gặp gỡ trj chuyện trao đổi, tranh thủ sự ủng hộ của các ban nghành đoàn
thể, các bí thư trưởng, thôn thôn xóm, các bác lãnh đạo lão thành ở địa phương

tuyên truyền về lợi ích, quyền lợi mà con em nhân dân được hưởng khi nhà trường
được quy hoạch về 1 điểm. Kết quả là năm 2010 Nghị quyết dồn điểm trường
chuyển sang vị trí mới được thông qua Kỳ họp HĐND xã với diện tích đất hơn
6000m2. Đồng thời khi địa phương có kế hoạch chuyển đổi đất, nhà trường cùng
ban chỉ đạo tuyên truyền nhân dân các bậc phụ huynh có đất tại khu vực quy hoạch
xây trường đổi đất nhận đền bù để xây trường.
Ngoài ra Thường xuyên phối hợp với Hội đồng giáo dục xã trong công tác
điều tra số trẻ trong độ tuổi để thực hiện tốt công tác kế hoạch về số lượng, hoàn
thành công tác phổ cập giáo dục trẻ 5 tuổi.
Thứ hai là đối với các ban ngành đoàn thể: Tuyên truyền tới các Ban nghành,
đoàn thể Bằng cách thông qua các hội nghị tại địa phương. Trong các Hội nghị giao
ban hàng tháng do Đảng ủy, UBND xã tổ chức, thành phần tham dự hội nghị
thường Có các đồng chí trong Đảng ủy, trưởng Ban nghành, đoàn thể Như; Mặt
trận Tổ quốc, cựu chiến Binh, Phụ nữ, Đoàn thanh niên, Công an, tư pháp, Văn hóa
thông tin, các bí thư chi bộ, trưởng thôn xóm. Nội dung Tuyên truyền là các văn
bản, nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục Mầm non và xã hội hoá sự
nghiệp giáo dục để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách và
quan tâm thực hiện. Sau khi nội dung triển khai xong Nhà trường có kế hoạch xin ý
kiến báo cáo đó là kế hoạch do nhà trường xây dựng thực hiện các văn bản, nghị
quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục Mầm non và xã hội hoá sự nghiệp giáo dục
để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối, chính sách vận dụng vào thực
tiễn.
Thứ ba là Đối với CBGVNV: Tổ chức học tập, quán triệt các văn bản, nghị
quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và xã hội hoá sự nghiệp giáo dục Đối với
Cán bộ giáo viên, nhân viên để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường lối,
chính sách để thực hiện Đồng thời làm công tác tuyên truyên truyền tới Phụ huynh
và nhân dân cùng quan tâm thực hiên.
Thứ tư là Đối với các bậc phụ huynh: Xây dựng các góc tuyên truyền ở
trường, ngay phía ngoài cổng và sân trường để mọi người dễ trông thấy. Mỗi lớp
đêu có góc tuyên truyền cho các bậc cha mẹ học sinh. Tại đó, Nhà trường, giáo

viên có các tài liệu, tranh ảnh, bản thông báo…với những nội dung thiết thực như
cách nuôi dạy con, Chương trình giáo dục trẻ, những yêu cầu mà các bậc cha mẹ,
cộng đồng cấn phối hợp với nhà trường, niêm yết danh sách phụ huynh tham gia
đóng góp, kết quả của các đợt vận động…Nội dung tuyên truyền ngắn gọn, những
nhứnghình ảnh phù hợp, luôn có thay đổi theo chủ đề.
Thứ năm là Thông qua hệ thống loa truyền thanh tổ chức tuyên truyền sâu
rộng những nội dung thiết thực tới nhân dân và cha mẹ học sinh như; Các văn bản,
nghị quyết, chỉ thị có liên quan đến giáo dục và xã hội hoá sự nghiệp giáo dục,
Đồng thời phối hợp với trạm y tế có bài tuyên truyền về phjng chống dịch bệch
cho trẻ, Nuôi con bằng sữa mẹ…để mọi người đều nắm vững chủ trương, đường
lối, chính sách và cách nuôi dạy con theo khoa học cùng thực hiện.
Từ cách tuyên truyền trên mà nhà trường luôn được sự quan tâm của lãnh
đạo địa phương và toàn thể nhân dân, phụ huynh trong xã.
3.2 Huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng tổ chức tham gia công
tác xã hội hóa giáo dục.
Xã hội hoá giáo dục là tổ chức một hệ thống các hoạt động của một quá trình
phối hợp chặt chẽ thường xuyên giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về giáo dục
với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội, nghề nghiệp…để
vận động các tầng lớp nhân dân tham gia đắc lực có hiệu quả vào sự nghiệp giáo
dục.
Các hình thức phối hợp làm công tác xã hội hoá giáo dục cũng có những khía
cạnh, mức độ khác nhau tuỳ thuộc vào trình độ, sự tự nguyện, tự giác, khả năng
điều kiện riêng của các lực lượng xã hội và tính chất của từng hoạt động xã hội.
Trong năm qua tôi đã thực hiện nhiều biện pháp tuyên truyền trong cộng đồng
và nhân dân về mục tiêu giáo dục Mầm non, phối hợp và tạo điều kiện cho cộng
đồng tham gia và giám sát công tác chăm sóc giáo dục trẻ của nhà trường.
Đó là Xây dựng kế hoạch phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng
xã hội trong việc tổ chức tham gia cùng làm giáo dục và Tổ chức các hoạt động,
trong việc huy động cộng đồng để cùng tham gia giáo dục.
Tăng cường công tác tuyên truyền với các lực lượng xã hội, Cha mẹ học sinh

để hiểu rõ trách nhiệm và những yêu cầu đổi mới của giáo dục Mầm non góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường. Tổ chức làm các băng
dôn khẩu hiệu gần địa điểm trường và ngay cổng trường như: “ Ngày toàn dân đưa
trẻ đến trường”, “Tất cả vì trẻ thơ”, “ Một nhân cách tốt sẽ nảy nở trong một môi
trường tốt’’…vận động các gia đình, cha mẹ quan tâm chăm sóc, tạo điều kiện tốt
nhất cho trẻ được vui chơi, học tập. Đây cũng là dịp vận động nhân dân, các cơ
quan, các tổ chức xã hội cùng tham gia xây dựng giáo dục như giúp xây dựng, sửa
chữa trường lớp, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học…Đặc biệt
tuyên truyền cho các bậc cha mẹ về việc chuẩn bị tâm thế cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1
một cách khoa học và không dạy trước chương trình lớp 1cho trẻ 5 tuổi. Phối hợp
chặt chẽ với gia đình, các bậc phụ huynh trong việc chăm sóc giáo dục trẻ, giữ mối
liên hệ thường xuyên giữa gia đình và nhà trường, thông qua các buổi họp phụ
huynh 3 lần/ năm học, giờ đón trả trẻ, giáo viên trao đổi trực tiếp với cha mẹ trẻ để
nắm bắt tình hình của học sinh và phối hợp giúp trẻ phát triển toàn diện. Đối với trẻ
5 tuổi hướng dẫn cha mẹ trẻ đánh giá theo các chỉ số trong Bộ chuẩn đánh giá trẻ
do Bộ giáo dục và đào tạo ban hành. Thông báo công khai chương trình Chăm sóc
nuôi dưỡng, giáo dục trẻ trên bảng tuyên truyền của trường và tại lớp. Qua bảng
thông báo, Vận động cha mẹ thu gom nguyên vật liệu để làm đồ dùng, đồ chơi cho
theo chủ đề, phụ huynh hướng dẫn trẻ cung cấp cho trẻ những kiến thức, kỹ năng
phù hợp với yêu cầu của độ tuổi. Những nội dung phối hợp và kết quả đạt được
giáo viên các lớp duy trì thường xuyên thông báo trên bảng tuyên truyền của lớp để
mọi phụ huynh được biết.
Thông qua các buổi họp phụ huynh, thông qua các hội thi, ngày hội ngày lễ
trong trong trường mầm non. Trong các buổi lễ Nhà trường chủ trì và phối hợp với
các lực lượng trong cộng đồng và cha mẹ trẻ để tổ chức các Ngày Hội Ngày Lễ
theo chương trình GDMN, phù hợp với truyền thống ở địa phương, lồng ghép các
trj chơi dân gian, ca dao hj vè… như: Lễ Hội đêm rằm, Vui tết mồng 1- 6 Tổ chức
các hoạt động tham quan học tập thực tế như: Tham quan Lăng Bác Hồ, tham
trường tiểu học, cánh đồng lúa, di tích lịch sử của địa phương. Trong mỗi Hội thi,
ngày hội nhà trường đều có Báo cáo mời lãnh đạo địa phương, trưởng các ban

nghành đoàn thể tham dự. Đặc biệt là Ban đại diện cha mẹ học sinh nhà trường
luôn quan tâm phối hợp tham gia trong suốt thời gian từ khi chuẩn bị cho ngày hội
đến kết thúc ngày hội để giúp đỡ về mọi điều kiện như: Sân khấu, trang phục, địa
điểm tham quan…để trường hoàn thành kế hoạch năm học. Mặt khác nhà trường
phối hợp tốt với Hội Phụ nữ, Trạm y tế, Phụ huynh và các tổ chức khác có liên
quan để tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ và cộng
đồng; thực hiện phjng bệnh, khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em.
3.3. Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo công tác XHHGD trong nhà trường
Thực tế cho thấy, công tác xã hội hoá giáo dục trong thời gian qua ở các
trường học chủ yếu là vận dụng nên nhìn chung chưa có phương pháp chung. Nơi
nào biết làm, được nhân dân ủng hộ thì xã hội hoá phát huy được tốt tác dụng, nơi
nào cấp uỷ chính quyền ít quan tâm thì sự nghiệp giáo dục chỉ bó hẹp trong trách
nhiệm của ngành giáo dục và đương nhiên là hiệu quả giáo dục thấp. Vì vây quá
trình quản lý chỉ đạo, triển khai thực hiện xã hội hoá giáo dục ở các nhà trường cần
được xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện hết sức khoa hoạch, hợp lý. Chính vì
vậy, rất cần thiết phải xây dựng một kế hoạch chi tiết có tính thuyết phục thì công
tác xã hội hóa mới có kết quả.
Trước hết kế hoạch phải có sự thống nhất cao trong đội ngũ cán bộ, Đảng
viên, giáo viên, nhân viên trong nhà trường.
Trong năm qua công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Phúc Lâm cho
thấy, để giáo dục và nhà trường thực sự phát huy được vai trj chủ động, đji hỏi đội
ngũ cán bộ quản lý phải thực hiện đầy đủ, bài bản các bước của quá trình tổ chức
thực hiện công tác xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, từ khâu lập kế hoạch, tổ chức,
điều hành chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết nẵm vững thông tin trong từng khâu và xuyên
suốt toàn bộ quá trình. Sau khi kế hoạch được thống nhất triển khai thì việc thực
hiện là công việc chính, Vì vậy tôi tổ chức phân công nhiệm vụ cho từng nhóm, cá
nhân phù hợp năng lực đảm bảo thực hiện kế hoạch đạt kết quả.
Sau khi đã có sự phân công phù hợp thì khâu Kiểm tra là một yếu tố cơ bản hết
sức quan trọng của toàn bộ quá trình tổ chức thực hiện xã hội hoá giáo dục. Một
phần quan trọng của kiểm tra là đánh giá kết quả quá trình thực hiện và có sự điều

chỉnh kế hoạch khi cần thiết. Vì vậy, khâu kiểm tra cần làm tốt để đánh giá kết quả
đã đạt được của từng mặt và hoạt động, tổng kết để rút ra những kết luận chung,
những bài học kinh nghiệm và phương hướng hoạt động tiếp theo.
3.4 Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các tổ chức. ban
nghành đoàn thể, các cá nhân trong địa phương, và phụ huynh học sinh trong
trường để tăng cường CSVC, trang thiết bị, xây dựng môi trường Xanh -Sạch
-Đẹp -An toàn thân thiện :
Trong điều kiện nguồn ngân sách nhà nước cjn nhiều khó khăn thì công tác
Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các tổ chức. ban nghành đoàn
thể, các cá nhân trong địa phương, và phụ huynh học sinh trong trường để
tăng cường CSVC, trang thiết bị, xây dựng môi trường Xanh - Sạch - Đẹp -An
toàn thân thiện chiếm một vai trj rất quan trọng để hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
nhà trường. Để làm tốt công tác này, Tôi đã tích cực tham mưu với cấp uỷ và chính
quyền địa phương, các ban ngành trong xã về đề án Nâng cao chất lượng giáo dục
mầm non giai đoạn 2010-2015, nhằm từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục.
Ngoài trang thiết bị được cấp trên trang bị, Nhà trường đã huy động sự tham gia
của gia đình, cộng đồng để xây dựng cảnh quan môi trường, bổ sung những thiệt bị
thiết yếu phục vụ cho công tác CSNDDG trẻ như: mua sắm các đồ dùng đồ chơi
trong lớp học ti vi, đầu đĩa, xốp trải nền đủ cho các lớp, giá khăn, ca cốc, bình ủ
nước ấm, vẽ trang trí các mảng tường, trồng cây bóng mát, cây hoa, chậu cảnh và
các đồ dùng nhà bếp . Để có nguồn kinh phí đó Tôi xây dựng kế hoạch thống nhất
trong Ban giám hiệu, Hội đồng nhà trưưjng, Ban đại diện cha mẹ học sinh, lập kế
hoạch công việc và dự trù kinh phí chi tiết, dự kiến nguồn huy động, công khai
niêm yết tại bảng thông báo của nhà trường nguồn huy động báo cáo lãnh đạo địa
phương, lãnh đạo phjng giáo dục xin chủ trương. Khi được lãnh đạo đồng ý về chủ
trương. Tôi tham mưu với Đồng chí tổ chức Đảng gửi kế hoạch cho các tố chức,
đoàn thể trong xã. Nhà trường tổ chức triển khai kế hoạch tới từng phụ huynh.
Kế hoạch vận động bằng hiện vật: Vận động đoàn thanh niên, hội phụ nữ,
Hội cựu chiến binh, Hội người cao tuổi, Hội nông dân Mỗi đoàn thể 1 cây cao từ 5
m trở lên, Hợp tác xã nông nghiệp, Hợp tác xã điện năng 5cây, các cá nhân có ljng

hảo tâm trồng 1 cây và nhà trường chỉ xin những cây trong quy hoạch như phượng,
hoa lan, bằng lăng, xoài, hồng xiêm, nhãn, lộc vừng. Vận động mỗi phụ huynh một
chậu hoa, hoặc một cây hoa để trang trí các sảnh , hiên và làm góc thiên nhiên.
Huy động về nhân lực mỗi phụ huynh, giáo viên, nhân viên tham gia một
ngày công lao động đểấn lấp sân trường, tạo cảnh quan sư phạm.
Về tài chính vận động các tổ chức, cá nhân có ljng hảo tâm và toàn thể phụ
huynh trong trường tự nguyện tham gia số tiền theo khả năng tài chính của mỗi
người.
Kết quả sau một năm học số kinh phí nhà trường huy động được bằng tiền
xấp xỉ 300 triệu đồng để trang trí môi trường, vẽ 300m2 các mảng tường, mua
nhiều đồ dùng, thiết bị phục vụ công tác chăm sóc giáo dục trẻ như: 2 bộ máy lọc
nước, 1tủ lạnh, 1máy giặt, 10 bình ủ ấm, 21 ti vi đầu đĩa, xốp trải nền cho 21
nhóm lớp, một số đồ dùng bếp như bàn sơ chế, xe đẩy thức ăn, bếp ga công nghiệp,
tủ hấp cơm…, ghế đá. Số công lao động tham gia của phụ huynh và cán bộ giáo
viên: 450 công để san lấp sân trường, trồng rau hoa tạo cảnh quan sư phạm. Số
chậu hoa, cây cảnh huy động được lên tới 78 chậu. Tổng số trồng được: 6 loại cây
ăn quả và 25 cây bóng mát. Đảm bảo nhà trường có một khuôn viên thoáng mát và
sạch đẹp. Sau khi đã hoàn thanh công việc Nhà trưuờng gửi lời cảm ơn và niêm yết
kết quả quyết toán số kinh phí đẫ huy động được tại bảng thông báo của nhà trường
và ở bảng tuyên truyền của các lớp.
3.5 Nâng cao chất lượng Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ.
Song song với các biện pháp trên việc nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi
dưỡng giáo dục trẻ là một nhiệm vụ trọng tâm góp phần lớn vào kết quả công tác
xã hội hoá giáo dục. Một trong những mục tiêu của công tác xã hội hoá là nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục từ đó người dân tin tưởng mong muốn cho con đến
trường có cuộc sống tốt đẹp hơn, làm cho xã hội ta trở thành một xã hội học tập
Để nâng cao chất lượng, hàng năm điều đầu tiên tôi qua tâm là Bồi dưỡng đội
ngũ giáo viên. Ngay từ đầu năm học tôi xây dựng và tổ chức tốt các nội dung bồi
dưỡng cho đội ngũ. Chỉ đạo giáo viên, nhân viên tự xây dựng kế hoạch và đề ra các
biện pháp cụ thể phù hợp để tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

Tạo điều kiện cho cán bộ, giáo viên, nhân viên đi học nâng cao trình độ chuyên
môn. Mỗi năm cử 4- 6 đ/c đi học. Cử giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về Tin
học do huyện tổ chức và tổ chức bồi dưỡng kiến thứ tin học cho giáo viên tại
trường trong mỗi dịp hè. Tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ cô nuôi về kiến thức đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Mỗi tháng tổ chức sinh hoạt chuyên môn 1 lần theo
từng chủ đề như cách xây dựng kế hoạch giáo dục theo tháng, tuần, ngày; xây dựng
môi trường học tập, đánh giá trẻ theo chủ đề. Mỗi tháng Tổ chức kiến tập từ 2-3
buổi như kiến tập về thực hiện quy chế chuyên môn, tổ chức các hoạt động để
100% giáo viên đuợc dự kiến tập và tham gia kiến tập. Phát động phong trào làm
đồ dùng dạy học tự tạo mỗi chủ đề 3 đồ dùng, ứng dụng công nghệ thông tin trong
giảng dạy mỗi chủ đề 1 GAĐT, Nhà trường kiểm tra vào cuối chủ đề và đưa vào
tiêu chí thi đua của tháng. Duy trì tổ chức thi Giáo viên giỏi, nhân viên nuôi dưỡng
giỏi. Phát động 100% cán bộ giáo viên tham gia viết Sáng kiến kinh nghiệm và áp
dụng những sáng kiến đạt giải.
Bên cạnh đó, để nâng cao chất lượng tôi cùng Ban giám hiệu đã chỉ đạo thực
hịên tốt Thông tư13/2010/TT-BGD&ĐT và xây dựng trường học an toàn, phjng,
chống tai nạn thương tích. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn, đảm
bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ cả về thể chất và tinh thần. Thường xuyên phối hợp
với trạm y tế thực hiện tốt các biện pháp phjng chống dịch bệnh. Tổ chức cân đo
theo dõi sức khoẻ trên biểu đồ tăng trưởng, khám sức khoẻ cho 100% trẻ theo quy
định. Vận động phụ huynh cho 100% trẻ ăn tại trường , xây dựng thực đơn phong
phú theo tuần, theo mùa. Thực hiện công tác chế biến đảm bảo an toàn vệ sinh thực
phẩm. Do vậy trong nhiều năm qua, nhà trường ko để xảy ra tình trạng bệnh dịch,
ngộ độc thực phẩm. Tổ chức chỉ đạo thực hiện chương trình GDMN mới tới 100%
nhóm lớp, chỉ đạo công tác xây dựng môi trường giáo dục theo hướng " mở", , đưa
các bài hát, vè, trj chơi dân gian vào các hoạt động của trẻ. tạo điều kiện cho trẻ
hoạt động tích cực. Chú trọng tổ chức các hoạt động khám phá để trẻ được thường
xuyên trải nghiệm thực tế. Tổ chức đánh giá trẻ theo chuẩn phát triển trẻ em. Trẻ 5
tuổi đánh giá theo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi. Với những biện pháp như trên
Nhà trường luôn giữ vững chất lượng, được lãnh đạo và nhân dân địa phương tin

tưởng tạo điều kiện thuận lợi cho công tác xã hội hoá giáo dục thành công.
IV - KÕT QU¶ .
1.KÕt qu¶ cña viÖc øng dông ®Ò tµi
Trong năm học 2012 -2013 nhờ làm tốt công tác xã hội hoá giáo dục m à Sự
nghiệpGiáo dục Mầm non xã Phúc Lâm phát triển tốt. Nhà trường dồn 3 điểm lẻ về
1 điểm để xây dựng chuẩn với diện tích 6200m2, 22 phjng học kiên cố và đầy đủ
các phjng chức năng và các công trình phụ trợ khác, có đầy đủ các trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi trong lớp, đồ chơi ngoài trời, Một môi trường học tập Xanh -Sạch
đẹp, thân thiện, an toàn và hiện đại đảm bảo cho công tác chăm sóc nuôi dương,
giáo dục trẻ. Nhà trường duy trì sự ổn định và phát triển giáo dục đúng hướng, chất
lượng giáo dục được nâng cao, tỷ lệ trẻ đến lớp tỷ lệ tăng so với độ tuổi, 98% trẻ ăn
tại trường, tỷ lệ SDD cjn 3%, thấp cji cjn 7%, Số trẻ đạt yêu cầu theo chuẩn về
phát triển. Nhà trường phát huy tác dụng vào đời sống cộng đồng, góp phần xứng
đáng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của xã nhà. Bên cạnh đó, nhà trường
đã xây dựng được môi trường giáo dục lành mạnh, nhận thức của lãnh đạo Đảng,
chính quyền và nhân dân địa phương về công tác giáo dục đã có nhiều chuyển biến.
Đồng thời là sự ủng hộ đóng góp về tài chính ,vật lực cho nhà trường của các bậc
phụ huynh, các tổ chức, ban nghành đoàn thể địa phương và các cá nhân với tổng
trị giá trên 300.000.000đ
Với sự hỗ trợ từ công tác xã hội hoá giáo dục thành tích của CBGVNV nhà
trường cũng đã được ghi nhận: Hàng năm có từ 80% cán bộ giáo viên nhân viên
được công nhận là Lao động tiên tiến. Năm học 2011- 2012 nhà trường có 3 đồng
chí đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp huyện, 2 năm liền trường được công nhận
Tập thể xuất sắc. Các tổ chức, Đoàn thể luôn đạt trong sạch vững mạnh. Tháng
12/2012 Nhà trường được Thành Phố Hà Nội công nhận là trường đạt chuẩn quốc
gia mức độ I.
2. Bµi häc kinh nghiÖm
Từ thực tiễn chỉ đạo, tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm làm tốt công tác xã
hội hoá giáo dục ở trường mầm non Phúc Lâm, tôi nhận thấy:
- Bản thân cần học tập nghiên cứu để nắm chắc chủ trương, đường lối, chính

sách của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo n*i chung, giáo dục mầm non
và xã hội hoá giáo dục n*i riêng, trên cơ sở đ*, tham mưu tích cực với các cấp uỷ
chính quyền địa phương nhằm giúp cho việc triển khai thực hiện công tác xã hội
hoá giáo dục c* kết quả.
- C* những biện pháp và hình thức tuyên truyền hiệu quả để nâng cao nhận
thức của xã hội và trong nhân dân về vai trò của giáo dục mầm non và công tác
XHHDGG.
- Thực hiện tốt công tác vận động chính quyền đoàn thể xã hội, nhân dân, phụ
huyh tham, cá nhân tham gia vào các hoạt động giáo dục và ủng hộ tài chính cho
nhà trường.
- Cần duy trì và nâng cao chất lượng chăm s*c nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, xây
dựng đội ngũ, xây dựng lòng tin trongLãnh đạo, phụ huynh học sinh cũng như
cộng đồng dân cư ở địa phương làm cơ sở, cho việc xã hội hoá công tác giáo dục
đạt kết quả.
3 .Nh÷ng ®Ò xuÊt kiÕn nghÞ
Để “Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu” được nhận thức một cách
đầy đủ trong xã hội và để đạt được mục tiêu cuối cùng của quá trình xã hội hoá
giáo dục là nâng cao, nâng cao chất lượng cuộc sống tinh thần và vật chất của từng
người dân. Tôi xin kiến nghị một số nội dung sau:
- Với chính quyền địa phương: Cần tiếp tục tạo điều kiện về kinh phí hỗ trợ
cho nhà trường hơn nữa. Thường xuyên có nghị quyết về phát triển giáo dục, tuyên
truyền về các chính sách của Đảng và nhà nước về giáo dục mầm non, xã hội hoá
giáo dục để nhân dân hiểu rõ hơn để thực hiện.
- Phjng Giáo dục đào tạo: Có kế hoạch tham mưu với UBND huyện về công
tác tuyển đội ngũ giáo viên đảm bảo chất lượng và tiếp tục đầu cơ sở vật chất phục
vụ dạy nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ.
Phúc Lâm, ngày 18 tháng 03 năm 2013
Nhận xét của hội đồng trường Người viết

Nguyễn Thị Hiên

Nhận xét của hội đồng khoa học cơ sở

Phụ Lục
I.Đặt vấn đề…………………………………………………… ………… 2
II. Nội dung
1. Cơ sở lý luận………………………………………………… …………… 6
2. Thực trạng…………………………………………………………… 8
3. Phương pháp thực hiện đề tài……………………………………………….10
3.1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức đối với các tầng lớp
xã hội ở địa phương về giáo dục mầm non và XHHGD . ………………………12
3.2 Huy động sự tham gia của gia đình, cộng đồng tổ chức tham gia công tác xã
hội hóa giáo dục………………………………………………………………… 15
3.3. Tăng cường công tác lãnh chỉ đạo công tác XHHGD trong nhà trường….16
3.4 Huy động sự đóng góp về tài chính, vật lực của các tổ chức. ban nghành
đoàn thể, các cá nhân trong địa phương, và phụ huynh học sinh trong trường
để tăng cường CSVC, trang thiết bị, xây dựng môi trường Xanh -Sạch -Đẹp
-An toàn thân thiện
……………………………………………………………….17
3.5 Nâng cao chất lượng Chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ…………………….18
III. Kết luận
1. Kết quả ứng dụng đề tài ……………………………………………………20
2. Bài học kinh nghiệm……………………………………………………… 21
3. Kiến nghị đề xuất ………………………………………………… 22

×