Tải bản đầy đủ (.doc) (69 trang)

Hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển dịch đất đai trên địa bàn Quận Long Biên, TP. Hà Nội giai đoạn 2011-2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (978.67 KB, 69 trang )

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành báo cáo chuyên đề thực tập tốt
nghiệp này, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ của nhiều tập thể, cá nhân. Em
xin gửi lời cảm ơn đến các thầy, cô giáo Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp và phát
triển nông thôn - Khoa Bất động sản và Kinh tế tài nguyên, các thầy cô đã mang
đến cho em những kiến thức qua các bài giảng trên lớp, là nền tảng để em thực hiện
bài chuyên đề này.
Đặc biệt em xin cảm ơn thầy giáo: TS.Hoàng Mạnh Hùng đã tận tình hướng
dẫn, trực tiếp chỉ ra những ý kiến quý báu và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn.
Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới Phòng Tài nguyên và Môi trường quận Long
Biên đã giúp em thu thập số liệu, phục vụ việc nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Yến

SV: Nguyễn Thị Hải Yến
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

MỤC LỤC

SV: Nguyễn Thị Hải Yến
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TP
NN
CN
TMDV
NNNT
ĐTH - HĐH
CNH – HĐH
CCSDĐ
CDCCSDĐ
GTSX

Thành phố
Nông nghiệp
Công nghiệp
Thương mại dịch vụ
Nông nghiệp nông thôn
Đô thị hóa - Hiện đại hóa
Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa
Cơ cấu sử dụng đất
Chuyển dịch cơ cấu sử đất
Giá trị sản xuất

SV: Nguyễn Thị Hải Yến
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH
BẢNG

SV: Nguyễn Thị Hải Yến
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đất đai là tài sản phẩm của tự nhiên, có trước lao động và cùng với
quátrìnhlịch sử phát triển kinh tế-xã hội, đất đai là điều kiện lao động. Đất đai
đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Nếu
không có đất đai thì rõ ràng không có bất kỳ một ngànhsản xuất nào, cũng như
không thể có sự tồn tại của loài người. Đất đai là một trong những tài nguyên
vô cùng quý giá của con người, điều kiện sống cho động vật, thực vật và con
người trên trái đất.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội. Đất đai
là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc các công trình công nghiệp, giao
thông, thuỷ lợi vá các công trình thuỷ lợi khác. Đất đai cung cấpnguyên liệu cho
ngành công nghiệp, xây dựng như gạch ngói, xi, măng, gốm sứ...
Đất đai là nguồn của cải, là một tài sản cố định hoặc đầu tư cố định. là thước
đo sự giầu có của mộ quốc gia. Đất đai còn là sự bảo hiểm cho cuộc sống, bảo hiểm
về tài chính,như là sự chuyển nhượng của cải qua các thế hệ và như là một nguồn

lực cho các mục đích tiêu dùng.
Nền kinh tế nước ta sau gần 30 năm đổi mới đã đạt được những thành tựu hết
sức to lớn. Đảng, Nhà nước ra đang nỗ lực để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở
thành một nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Khi nền kinh tế bước vào giai
đoạn đẩy mạnh CNH – HĐH và ĐTH hiển nhiên nhóm đất phi nông nghiệp hiện có
không thể đáp ứng được nhu cầu của phát triển, việc chuyển mục đích sử dụng một
phần đất đai của các nhóm đất khác để phục vụ mục đích phát triển là tất yếu.
Như vậy quá trình chuyển dịch đất đai để phát triển và xây dựng mới các đô
thị, xây dựng các khu công nghiệp và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở nước ta đã
được thúc đẩy nhanh hơn. Tuy nhiên việc chuyển dịch đất đai diễn ra không đồng
đều giữa các vùng miền, các tỉnh, thành phố của cả nước mà chỉ tập trung ở một số
địa phương có điều kiện thuận lợi.
Long Biên là quận nội thành thuộc thành phố Hà Nội được thành lập theo
Nghị định 132/2004/NĐ-CP ngày 01/01/2004 của Chính phủ. Với lợi thế về vị trí
địa lý, điều kiện tự nhiên, quận Long Biên đã và đang có nhiều thuận lợi để phát
triển kinh tế - xã hội. Quận Long Biên là nơi tập trung nhiều đầu mối giao thông
quan trọng với nhiều tuyến giao thông lớn như đường sắt, đường quốc lộ, đường
thuỷ nối liền các tỉnh phía Bắc và các tỉnh phía Đông Bắc. Các ngành dịch vụ,
thương mại, công nghiệp của quận phát triển mạnh. Mô hình sản xuất nông nghiệp
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

1
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

đơn thuần đã dần được chuyển dịch theo hướng nông nghiệp kết hợp khai thác dịch
vụ sinh thái.

Những chuyển biến tích cực của nền kinh tế theo hướng ĐTH – HĐH đòi hỏi
cơ cấu sử dụng đất có sự chuyển đổi cho phù hợp nhằm thỏa mãn nhu cầu sử dụng
đất của các ngành, các lĩnh vực có vai trò chủ đạo.
Nghiên cứu thực trạng quá trình chuyển dịch đất đaitrên địa bàn quận Long
Biên khi thực hiện ĐTH – HĐH để tìm được nguyên nhân và ảnh hưởng của quá
trình này đã và đang tác động như thế nào, mang lại hiệu quả gì và còn hạn chế ra
sao trong quá trình phát triến ở các mặt: kinh tế - xã hội trên địa bàn quận, từ đó đề
xuất những giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và bền vững.
Từ những lý do trên, việc thực hiện đề tài: “Hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá
trình chuyển dịch đất đai trên địa bàn Quận Long Biên, TP. Hà Nội giai đoạn 20112014” là cần thiết.
2. Mục tiêu và phạm vi nghiên cứu
• Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được hiện trạng của quá trình chuyển dịch đất đai và đánh giá tác
động đối với kinh tế - xã hội trên địa bàn quận Long Biên.
- Đề xuất các giải pháp quản lý, sử dụng đất hợp lý đem lại hiệu quả cao và
bền vững trong quá trình chuyển dịch đất đai đối với các mặt kinh tế - xã hội trên
địa bàn quận.
• Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: nghiên cứu trong phạm vi địa giới hành chính quận
Long Biên, TP. Hà Nội.
- Phạm vi thời gian: từ năm 2011 đến năm 2013.
3. Phương pháp nghiên cứu
3.1. Phương pháp kế thừa và chọn lọc tài liệu.
Phương pháp này sử dụng và kế thừa những tài liệu đã có vềvấn đề nghiên
cứu, dựa trên những thông tin, tư liệu sẵn có đế xây dựng và phát triến thành cơ sở
dữ liệu cần thiết cho luận văn. Cụ thể là phần nghiên cún tổng quan viết trong báo
cáo được viết dựa trên sự kế thừa các kết quả nghiên cứu trước đó. Sử dụng phương
pháp này sẽ tiết kiệm được thời gian và kinh phí, thực hiện thông qua việc giảm thời
gian nghiên cứu lại những vấn đề đã được làm trước đây tránh được sự chồng chéo
thông tin khi xây dựng báo cáo.

3.2. Phương pháp điều tra ngoại nghiệp
Điều tra, thu thập số liệu về tình hình quản lý và sử dụng đất trên địa bàn 14
phường thuộc quận Long Biên. Đối chiếu với các số liệu thu thập với thực trạng
quản lý sử dụng đất của các phường
3.3. Phương pháp thống kê, phân tích tống hợp tài liệu
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

2
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

Phương pháp này được sử dụng để phân tích toàn bộ số liệu từ các đối tượng
được điều tra theo nhóm chỉ tiêu, đánh giá phân tích sự tương quan giữa các yếu tố
có liên quan đến quá trình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ đô thị hóa, hiện
đại hoá nhằm đưa ra những giải pháp quản lý, sử dụng đất bền vũng đáp ứng mục
tiêu, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của quận.
3.4. Phương pháp phân tích so sánh đối chứng
Phương pháp này so sánh xu hướng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất với xu
hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xu hướng phát triển cơ sở hạ tầng và xu hướng
đô thị hóa của để đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố này lên cơ cấu sử dụng đất và
ngược lại.
3.5. Phương pháp đánh giá thực trạng tìm nguyên nhân
Phương pháp này phân tích nguyên nhân, tìm ra nguyên nhân sâu xa của
những hạn chế trong quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất; phân tích điểm
mạnh, yếu và tìm ra cơ hội để phát huy hiệu quả của cơ cấu sử dụng đất hiện tại và
phương hướng dịch chuyển đến một cơ cấu sử dụng đất hợp lý hơn, phù hợp hơn
định hướng phát triển kinh tế - xã hội của quận.

3.6. Phương pháp quy nạp, diễn dịch
Trên cơ sở phân tích những nội dung cơ bản của cơ cấu sử dụng đất và chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất sử dụng trong các ngành kinh tế, xây dựng cơ sở hạ tầng và
sử dụng trong đô thị, từ đó sử dụng phương pháp quy nạp để đưa ra những đánh giá
chung mang tính khái quát về thực trạng cơ cấu sử dụng đất và chuyển dịch cơ cấu
sử dụng đất ở

SV: Nguyễn Thị Hải Yến

3
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA HIỆU
QUẢ KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN
DỊCH ĐẤT ĐAI
1.1. Cơ sở lý luận của hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình chuyển
dịch đất đai
1.1.1. Đất đai
1.1.1.1. Khái niệm và chức năng của đất đai
a. Khái niệm đất đai
Đất theo nghĩa thổ nhưỡng là vật thể thiên nhiên có cấu tạo độc lập lâu đời,
hình thành do kết quả của nhiều yếu tố: đá mẹ, động thực vật, khí hậu, địa hình, thời
gian. Giá trị tài nguyên đất được đánh giá bằng số lượng diện tích (ha, km 2) và độ
phì nhiêu, màu mỡ.
Đất đai được nhìn nhận là một nhân tố sinh thái, với khái niệm này đất đai bao
gồm tất cả các thuộc tính sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất

định đến tiềm năng và hiện trạng sử dụng đất. Đất theo nghĩa đất đai bao gồm: yếu
tố khí hậu, địa hình, địa mạo, tính chất thố nhưỡng, thuỷ văn, thảm thực vật tự
nhiên, động vật và những biến đối của đất do các hoạt động của con người.
b. Chức năng của đất đai
- Chức năng sản xuất: đất đai là cơ sở cho nhiều hệ thống hỗ trợ cuộc sống của
con người hoặc trực tiếp thông qua chăn nuôi, thông qua quan hệ sản xuất sinh khối.
Nó cung cấp thực phẩm, nhiên liệu, củi gỗ, cỏ và các chất liệu sinh khối khác cho
việc sử dụng của con người.
- Chức năng môi trường sinh vật: đất đai là cơ sở đa dạng sinh học trên trái
đất, vì nó cung cấp môi trường sống cho sinh vật, bảo vệ nguồn gen cho các động
thực vật sống trên và dưới mặt đất.
- Chức năng điều tiết khí hậu: đất và việc sử dụng đất là nguồn, nơi chứa đựng
cho các khí nhà kính và là một yếu tố quyết định đối với việc cân bằng năng lượng toàn
cầu – phản xạ, chuyển đổi năng lượng bức xạ mặt trời và tuần hoàn nước trên trái đất.
- Chức năng về nước: đất điều chỉnh việc dự trữ nước, dòng chảy của tài
nguyên nước mặt, nước ngầm và có ảnh hưởng đến chất lượng của chúng.
- Chức năng không gian sự sống: đất cung cấp cơ sở vật chất cho việc định cư
của con người, cho các nhà máy và hoạt động xã hội.
- Chức năng lưu truyền và kế thừa: đất là vật không gian để lưu giữ, bảo vệ
các bằng chứng lịch sử, băn hóa của loài người, là nguồn thông tin về các điều kiện
thời tiết và việc sử dụng đất trước đây.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

4
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng


1.1.1.2. Đât đai và vai trò đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là
nguồn nội lực, nguồn vốn to lớn của đất nước, là thành phần quan trọng hàng đầu
của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu dân cư, xây dụng các cơ sở kinh tế,
văn hoá, xã hội, an ninh và quốc phòng. Đất đai có ý nghĩa kinh tế, chính trị, xã hội
sâu sắc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tố quốc. Điều đó đã được khắng định
trong luật đất đai.
Trong số những điều kiện vật chất cần thiết cho hoạt động sản xuất và đời
sống của con người, đất với lớp phủ thổ nhưỡng, khoáng sản trong lòng đất, rùng và
mặt nước chiếm vị trí đặc biệt. Đất đai là điều kiện đầu tiên và là nền tảng tự nhiên
của bất kỳ quá trình sản xuất nào.
Chúng ta biết rằng, không có đất thì không thế sản xuất, cũng như không có sự
tồn tại của con người. Đất đai là sản phấm của tự nhiên, xuất hiện trước con người
và tồn tại ngoài ý muốn của con người. Đất tồn tại như một vật thể lịch sử tự nhiên.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội, khi mức sống của con người
còn thấp, công năng chủ yếu của đất là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt
trong sản xuất nông nghiệp. Khi xã hội phát triển ở một mức độ cao hơn, công năng
của đất từng bước được mở rộng, sử dụng đất cũng phức tạp hơn. Đất đai không chỉ
cung cấp cho con người tư liệu vật chất đế sinh tồn và phát triến mà còn cung cấp
các điều kiện cần thiết đế hưởng thụ đáp ứng nhu cầu cho cuộc sống của nhân loại.
Kinh tế - xã hội phát triến mạnh, cùng với sự bùng nố dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa con người và đất đai ngày càng trở lên căng thẳng. Những sai lầm của
con người trong quá trình sử dụng đất cùng với sự tác động của thiên nhiên đã và
đang làm huỷ hoại môi trường đất, một số công năng của đất bị suy yếu đi. Vấn đề
tổ chức sử dụng đất theo quan điểm sinh thái và phát triển bền vững càng trở nên
quan trọng, bức xúc và mang tính toàn cầu. Cùng với sự phát triển không ngừng của
sức sản xuất, công năng của đất cần được nâng cao theo hướng đa dạng, nhiều tầng
nấc để truyền lại lâu dài co thế hệ mai sau.
1.1.1.3. Sử dụng đất và những nhân tố liên quan đến việc sử dụng đất
a. Vấn đề sử dụng đất

Sử dụng đất liên quan đến chức năng hoặc mục đích của loại đất được sử
dụng. Việc sử dụng đất có thể được hiểu là những hoạt động của con người có liên
quan trực tiếp tới đất, sử dụng nguồn tài nguyên đất hoặc có tác động lên chúng.
Phạm vi sử dụng đất, cơ cấu và phương thức sử dụng đất một mặt bị chi phối
bởi các điều kiện và quy luật sinh thái tự nhiên, mặt khác bị kiềm chế bởi các điều
kiện, quy luật kinh tế - xã hội và các yếu tố kỹ thuật.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

5
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

b. Những nhân tố liên quan đến việc sử dụng đất
 Nhân tố tự nhiên
Con người sử dụng đất đai thường bao gồm 2 mặt sau: một là trực tiếp sử
dụng đất cho các yêu cầu sinh hoạt tiêu dùng, hai là dùng làm tư liệu sản xuất.
- Điều kiện khí hậu: Đất đai, ngoài không gian bề mặt như đất trồng trọt, đất
xây dựng, còn gồm những yếu tố bao quanh mặt đất như ánh sáng, nhiệt độ, không
khí và các khoáng sản dưới lòng đất. Đất đai vốn là một trạng thái vật chất của tự
nhiên. Do vậy, khi sử dụng đất phải tính đến việc thích ứng với điều kiện tự nhiên
và quy luật sinh thái tự nhiên.
- Điều kiện đất: Chủ yếu là điều kiện địa lý và thố nhưỡng. Sự sai khác giữa
đá mẹ, địa hình, địa mạo, độ cao so với mặt nước biển, độ dốc và hướng dốc, sự bào
mòn mặt đất và mức độ xói mòn... dẫn tới sự khác nhau về đất đai và khí hậu, từ đó
ảnh hưởng đến sản xuất và phân bố ngành nông, lâm nghiệp, hình thành sự phân dị
địa hình theo chiều thẳng đứng của nông nghiệp. Địa hình và độ dốc ảnh hưởng đến
phương hướng sử dụng đất và xây dựng đồng ruộng để thuỷ lợi hoá và canh tác

bằng máy móc, cũng ảnh hưởng đến sử dụng đất nông nghiệp.
Đặc điểm của nhân tố điều kiện tự nhiên nói trên là có tính khu vục. Do vị trí
địa lý của vùng quyết định sự sai khác về tình trạng nguồn nước, nhiệt độ, ánh sáng
và các điều kiện tự nhiên khác của đất đai, ở một mức độ tương đối lớn, chúng
quyết định khả năng sử dụng của đất đai. VỊ trí của đất đai và mức độ thuận lợi, khó
khăn, quyết định công dụng tối uu và hiệu quả sử dụng đất đai. Do vậy, trong quá
trình thực tiễn nên sử dụng theo quy luật tự nhiên, phục tùng điều kiện tự nhiên, lợi
dụng thế mạnh, tận dụng mặt có lợi để có thể đạt tới sử dụng đất với hiệu quả cao
về kinh tế, xã hội và môi trường.
 Nhân tố kinh tế - xã hội
Nhân tố xã hội chủ yếu là dân số và lực lượng lao động, nhu cầu của xã hội,
thông tin, quản lý, chế độ xã hội, chính sách môi trường và chính sách đất đai, yêu
cầu quốc phòng, sức sản xuất và trình độ phát triển của kinh tế hàng hoá, cơ cấu
kinh tế và bố cục sản xuất, các điều kiện về công nghiệp, nông nghiệp, thương
nghiệp, giao thông, vận tải, sự phát triển của khoa học kỹ thuật, trình độ quản lý, sử
dụng lao động, điều kiện và trang thiết bị vật chất cho công tác phát triến nguồn
nhân lực, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất.
Nhân tố kinh tế - xã hội thường có tác dụng quyết định đối với sử dụng đất
đai. Việc xác định phương hướng sử dụng đất được quyết định bởi yêu cầu của xã
hội và một mục tiêu kinh tế nhất định. Trong một vùng hoặc trong một nước thì
điều kiện vật chất tự nhiên của đất đai là cố định, nhưng do điều kiện kinh tế xã hội
khác nhau, nên việc khai thác và sử dụng đất đai cũng khác nhau.
Chế độ sở hữu tư liệu sản xuất và chế độ kinh tế - xã hội khác nhau, cũng có
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

6
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

tác dụng khống chế và quản lý đối với sử dụng đất đai khác nhau, phương thức và
hiệu quả sử dụng đất cũng không giống nhau. Trình độ phát triến xã hội và kinh tế
cũng làm cho trình độ sử dụng đất đai phát triến ngày càng cao.
 Nhân tố không gian.
Đất là nơi sản xuất của các ngành nông nghiệp, công nghiệp, khai khoáng đế
sản xuất ra sản phấm. Đối với ngành phi sản xuất như đất xây dựng, nó cung cấp
không gian mà không sản xuất ra sản phấm cụ thế. Trên thực tế, dù cho đất được
dùng cho sản xuất hoặc phi sản xuất, nó đều cung cấp khả năng phục vụ về không
gian. Không gian, bao gồm cả vị trí và mặt bằng, đều là những nhu cầu không thể
thiếu đối với ngành sản xuất vật chất và phi sản xuất, mọi hoạt động kinh tế và hoạt
động xã hội đều cần đến. Chính vì vậy, không gian cũng là một trong những nhân tố
hạn chế đến sử dụng đất.
Nhân tố không gian của đất đai có đặc tính là không thể thay thế và cũng
không thế dịch chuyến được. Từ đó, việc phân bố sử dụng đất của con người không
thể vượt qua phạm vi giới hạn không gian hiện có. Điều này nói lên rằng, theo đà
phát triến của dân số và kinh tế - xã hội tác dụng hạn chế của không gian đất đai sẽ
thường xuyên xảy ra.
Sự cố định bất biến của tổng diện tích đất đai, không chỉ hạn chế sự mở rộng
không gian sử dụng đất, mà còn qui định giới hạn thay đối của cơ cấu dùng đất. Do
vậy, trong khi tiến hành điều chỉnh cơ cấu sử dụng đất, cần phải chú ý tới yêu cầu
của xã hội đối với loại đất và số lượng đất đai mà sản xuất cần, đồng thời xác định
sức sản xuất và diện tích cần có để đảm bảo sức tải của đất đai
1.1.1.4. Xu thế sử dụng đất
a. Sử dụng đất phát triển theo chiều rộng và tập trung
Qúa trình phát triển xã hội, cũng là quá trình diễn biến sử dụng đất. Khi con
người còn sống trong phương thức săn bắn và hái lượm, họ chỉ có thế dựa vào sự
ban hưởng của tự nhiên, sự thích ứng với tự nhiên để tồn tại, không tồn tại ý thức về
sử dụng đất. Cho đến thời kỳ du mục, con người sống trong những túp lều lợp bằng

cỏ, những vùng đất có nước và có cỏ bắt đầu được sử dụng. Đến sau khi xuất hiện
ngành trồng trọt, nhất là sau khi đã xuất hiện những công cụ sản xuất thô sơ, năng
lực sử dụng đất được tăng cường, diện tích đất đai được sử dụng tăng lên nhanh
chóng, ý nghĩa kinh tế của đất đai cũng gia tăng. Nhưng trình độ sử dụng đất lúc đó
còn rất thấp, phạm vi sử dụng cũng rất hạn chế, vẫn thuộc trạng thái kinh doanh thô,
đất khai phá nhiều nhưng thu thập rất thấp. Theo mức tăng trưởng của dân số và sự
phát triển của kinh tế, văn hoá và khoa học, kỹ thuật, quy mô, phạm vi và chiều sâu
của việc sử dụng đất ngày một nâng cao. Yêu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

7
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

người dân cũng ngày càng cao, sự phát triển của các ngành nghề cũng theo xu
hướng ngày càng phức tạp và đa dạng, phạm vi sử dụng đất ngày càng gia tăng, từ
một vùng có tính cục bộ phát triển ra nhiều vùng kể cả những vùng đất mà trước kia
chưa có khả năng khai thác sử dụng. Không chỉ phát triến theo không gian, mà trình
độ tập trung cao hơn nhiều. Cho dù là đất canh tác hoặc đất phi canh tác cũng đều
phát triến theo hướng kinh doanh tập trung, đất ít, hiệu quả cao.
Tuy nhiên, quá độ từ kinh doanh quảng canh sang kinh doanh thâm canh cao
trong sử dụng đất là một tiến trình lịch sử lâu dài, muốn nâng cao sức sản xuất và
sức tải của một đơn vị diện tích, nhất thiết phải không ngừng nâng mức đầu tư về
lao động, vốn liếng, thường xuyên cải tiến kỹ thuật và quản lý. Ở những khu vục
khác nhau của một vùng hoặc một quốc gia muốn thực hiện đường lối cơ bản này
cũng không thể sử dụng cùng một phương thức trong cùng một thời gian. Bởi vì
tình hình của mỗi quốc gia một khác, trình độ phát triến kinh tế kỹ thuật không

giống nhau, ngay trong cùng một quốc gia mà những vùng khác nhau, các điều kiện
cũng rất khác nhau.
b. Cơ cấu sử dụng đất phát triển theo hướng đa dạng hoá và chuyên môn hoá
Theo đà phát triển khoa học kỹ thuật và kinh tế của xã hội, cơ cấu sử dụng đất
cũng chuyến dần sang xu thế phức tạp hoá và chuyên môn hoá, yêu cầu của con
người về vật chất, văn hoá, tinh thần và môi trường ngày một cao, chúng sẽ trực tiếp
hoặc gián tiếp có yêu cầu cao hơn đối với đất đai. Khi con người có mức sống còn
thấp, đang còn đấu tranh với cuộc sống, thì việc sử dụng đất thường mới tập trung
vào nông nghiệp, nhất là vấn đề ăn, mặc, ở, nhưng khi cuộc sống đã nâng cao, bước
vào giai đoạn hưởng thụ, trong sử dụng đất còn nghĩ tới nhu cầu vui chơi văn hóa,
thể thao và môi trường...
c. Sử dụng đất đai theo hưóng xã hội hoá và công hữu hoá
Sự phát triến của khoa học, kỹ thuật và xã hội dẫn tới việc xã hội hoá sản xuất,
một vùng đất thực hiện sản xuất tập trung một loại sản phấm là tiền đề cho nơi khác
sản xuất tập trung sản phẩm khác. Sự hỗ trợ bổ sung lẫn nhau hình thành sự phân
công họp tác, sự xã hội hoá sản xuất này cũng là xã hội ho á trong sử dụng đất.
Đồng thời do đất đai là cơ sở vật chất và công cụ để con người sinh sống và xã
hội tồn tại, trên cơ sở chuyên môn hoá của yêu cầu xã hội hoá sản xuất, cần cố gắng
thích ứng nhu cầu của xã hội, để thúc đẩy phúc lợi công cộng và tiến bộ xã hội,
cho dù ở xã hội mà mục tiêu sử dụng đất chủ yếu vì lợi ích của tư nhân thì những
vùng đất đai hướng dụng công cộng như : nguồn nước, núi rùng, khoáng sản,
sông ngòi, mặt hồ, biển cả, cầu cảng, hải cảng, danh lam thắng cảnh, khu bảo tồn
động thực vật quý hiếm...đại bộ phận đều do Nhà nước quy định chính sách thực
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

8
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

thi hoặc tiến hành công quản, kinh doanh... đế phòng ngừa việc tư hữu sẽ tạo nên
mâu thuẫn xã hội.
Xã hội hoá sử dụng đất là sản phẩm tất yếu của sự phát triển xã hội hoá sản
xuất, nó được quyết định bởi yêu cầu khách quan của xã hội hoá sản xuất, cho nên
xã hội hoá sử dụng đất và công hữu hoá là xu thế tất yếu. Muốn kinh tế phát triến,
thúc đấy cao hơn nữa xã hội hóa sản xuất, về cơ bản phải thực hiện xã hội hoá và
công hữu hoá sử dụng đất.
d. Sử dụng đất đai bền vũng với các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường
 Sử dụng đất đai bền vững vói mục tiêu kỉnh tế
Sử dụng đất đai bao giờ cũng gắn với mục tiêu kinh tế, những mục tiêu kinh tế
trong sử dụng đất đai giữa chủ sử dụng thực tế và cộng đồng lớn hơn, có lúc trùng
với nhau và có lúc không trùng nhau.
Các hộ nông dân trong việc sử dụng đất đai của mình luôn đặt ra mục tiêu làm
ra sản phẩm để bán hoặc tự tiêu dùng. Nếu thấy việc đó không có lợi họ có thế thay
đối cây trồng đế sản xuất có hiệu quả hơn hoặc nếu việc canh tác không có lợi họ có
thể bán phần đất của họ cho người nông dân khác, những người mà sản xuất nông
nghiệp đem lại lợi nhuận cao hơn hoặc họ cũng có thế thay đối mục đích sử dụng
đất của mình, kế cả việc bán đất sét cho nhà máy gạch, bán cát dưới dạng vật liệu
xây dựng hoặc sử dụng đất làm khu vui chơi giải trí cho khách du lịch...
Trong khi đó cộng đồng (xã, huyện, tỉnh, cả nước) luôn có những mối quan
tâm kinh tế lâu dài trong sử dụng đất đai. Trước hết, đó là đảm bảo các mục tiêu
kinh tế lâu dài và cần thiết cho cả cộng đồng, đó là vấn đề an toàn lương thực, có
đất để mở rộng đô thị, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng các khu công nghiệp, bảo
vệ môi trường và các khu vui chơi, giải trí...
Như vậy, các mối quan tâm kinh tế nhất thời của người sử dụng đất cụ thể
mâu thuẫn với mối quan tâm lâu dài của cả cộng đồng.
+ Sử dụng đất đai bền vững với mục tiêu xã hội
Sử dụng đất đai trước tiên là liên quan tới những người sống trên mảnh đất đó,

họ có những nhu cầu thiết yếu của mình và đó là mục tiêu xã hội rõ rệt của bất cứ
một Nhà nước nào, nhằm tạo ra hay duy trì các điều kiện mà nó có tác dụng giúp
thoả mãn những nhu cầu thiết yếu này. Việc tạo ra công ăn việc làm trong quá trình
phát triển bền vững là một phương pháp hữu hiệu, nhằm cùng một lúc đạt được 3
mục tiêu là kinh tế, xã hội và môi trường [22]. Những nhu cầu thiết yếu này bao
gồm các cơ sở vật chất công cộng hoặc các phương tiện phục vụ cho sức khoẻ, giáo
dục, định cư, thu nhập...Ngoài ra, còn tạo ra một ý thức về công bằng xã hội và
kiểm soát chính tương lai của họ.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

9
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

Một mục tiêu xã hội nữa cần phải kế đến là mâu thuẫn giữa các thế hệ về việc
sử dụng đất đai. Đó là việc sử dụng đất đai của thế hệ hiện tại không nghĩ đến lợi
ích của các thế hệ con cháu mai sau.
Tóm lại, mục tiêu xã hội luôn thay đối và biến động theo từng thời kỳ, điều đó
dẫn đến sự chuyển đổi mục đích sử dụng đất để đáp ứng các nhu cầu mới của xã hội
về nông sản, thực phấm và các dịch vụ xã hội khác.
 Sử dụng đất đai bền vững vói mục tiêu môi trưòng
Đối với bất kỳ vùng nào, một quốc gia nào trong sử dụng đất đai gắn với mục
tiêu môi trường thì điều quan trọng là phải phân biệt được mục tiêu chung và mục
tiêu riêng. Chính phủ các nước đều đưa ra các tiêu chuấn và mục tiêu về môi
trường. Các tiêu chuẩn và mục tiêu này thường được thành lập dựa trên thuật ngữ
hoá học, vì nó liên quan đến sức khoẻ và thế hệ mai sau. Việc nhìn nhận "môi
trường" không chỉ có nghĩa là một hệ thống các tiêu chuẩn về hoá học, đất nước

phong cảnh thiên nhiên... là các tài sản có giá trị. Vì thế, những vấn đề về môi
trường chỉ có thế giải quyết một cách có hiệu quả nếu nó được thực hiện kết hợp
với các mục tiêu kinh tế - xã hội.
Hơn nừa, mục tiêu môi trường ngoài những quan tâm chung mang tính
toàn cầu, thì mỗi quốc gia tuỳ thuộc vào đặc điểm, hoàn cảnh của mình có
những quan tâm riêng, song quan trọng hơn đó là lũ lụt, hạn hán, động đất,
sóng thần...
Việc đánh giá và đề xuất sử dụng đất đai theo quan điếm sinh thái bền vững.
Những đánh giá tống quát về môi trường và hiện tượng suy thoái đất có liên quan
tới các điều kiện tự nhiên và quá trình sử dụng đất. Những nghiên cún chuyên sâu
về vấn đề ô nhiễm môi trường đất Việt Nam đã phản ánh được nhiều vấn đề về môi
trường, nhằm đưa ra các giải pháp chiến lược, cũng như các giải pháp khắc phục
cho sử dụng đất trên quan điểm sinh thái lâu bền.
1.1.2. Quá trình chuyển dịch đất đai
1.1.2.1. Quá trình CNH – ĐTH
Công nghiệp hóa NN là quá trình biến đổi nền sản xuất NN truyền thống lạc
hậu sang nền sản xuất NN tiên tiến, ứng dụng thành tựu của CN vào sản xuất để
tăng tỷ trọng giá trị sản phẩm CN và lao động trong các ngành CN và dịch vụ; giảm
tỷ trọng và sản phẩm ngành NN.
Đô thị hoá là một quá trình biến đổi về sự phân bố các yếu tố lực lượng sản
xuất, bố trí dân cư những vùng không phải đô thị thành đô thị. Một bước chuyển
biến rõ nét trong quy hoạch và xây dựng, quản lý đô thị tạo tiền đề vững chắc cho
phát triển cao hơn vào những năm tiếp theo.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

10
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

CNH - ĐTH là xây dựng một xã hội có nền kinh tế nông nghiệp hiện đại dựa
trên công nghệ cao, kinh tế công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh; phát triển về
dân số và quy mô dân cư cả về lượng và chất, quan hệ sản xuất tiên tiến phù hợp
với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất; cơ sở hạ tầng đồng bộ, hiện đại; đời
sống vật chất, văn hóa, tinh thần của người dân được nâng cao.
1.1.2.2. Quá trình chuyển dịch đất đai
Cơ cấu sử dụng đất là mối quan hệ tỷ lệ giữa các loại đất đai được sử dụng vào
các mục đích sử dụng khác nhau so với toàn bộ quỹ đất trong quá trình phát triển kinh
tế - xã hội. Các bộ phận này chính là số lượng các loại đất được sử dụng cho các mục
đích khác nhau trong tổng diện tích đất theo địa giới hành chính của địa phương. Do
đất đai bị giới hạn bởi diện tích bề mặt nên tổng quỹ đất có số lượng cố định. Chỉ có số
lượng các loại đất sử dụng cho các mục đích khác nhau có thể biến động được bằng
cách chuyển từ loại đất sử dụng với mục đích này sang mục đích khác.
Với vị trí cố định của đất đai, một cơ cấu sử dụng đất bao giờ cũng gắn với
điều kiện không gian và thời gian cụ thể, những điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
cụ thể và thích hợp của từng quốc gia, từng vùng, từng địa phương, thậm chí của
từng chủ thể sử dụng đất tại từng thời điểm cụ thể.
CCSDĐ không phải là một hệ thống tĩnh, bất biến mà nó luôn ở trạng thái vận
động, biến đổi không ngừng theo sự biến đổi của cơ cấu kinh tế trong quá trình phát
triển. Sự duy trì quá lâu hay thay đổi quá nhanh chóng của cơ cấu sử dụng đất mà
không phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, đặc biệt là cơ cấu kinh tế của
địa phương đều có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của quá trình sản xuất xã hội.
CCSDĐ dịch chuyển nhanh hay chậm không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan mà
phụ thuộc vào các điều kiện cần thiết cho sự dịch chuyển, các mục tiêu, định hướng
dịch chuyển như thế nào.
Dưới tác động của sự biến đổi các điều kiện kinh tế - xã hội, cơ cấu sử dụng
đất luôn vận động, CDCCSDĐ là quá trình vận động, biến đổi của các loại đất khác
nhau làm thay đổi vị trí, tương quan tỷ lệ và mối quan hệ, tương tác giữa các loại

đất dưới tác động của những yếu tố kinh tế, xã hội và các điều kiện khách quan
khác. CDCCSDĐ là một quá trình vận động của các bộ phận cấu thành nên cơ cấu
sử dụng đất. Trong quá trình chuyển dịch, cơ cấu sử dụng đất sẽ vận động và phát
triển từ một cơ cấu cũ sang cơ cấu mới. Quá trình chuyển dịch này đòi hỏi phải tốn
một khoảng thời gian và trải qua các bước tuần tự khác nhau để đạt đến mục đích
cuối cùng là một tổng thể được kết hợp hợp lý, hài hòa từ các bộ phận cấu thành.
Chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là kết quả của sự tương tác từ nhiều yếu tố xã hội,
kinh tế và môi trường xảy ra ở nhiều cấp bậc và quy mô không gian. Thay đổi dân
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

11
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

số, nông thôn di cư đô thị, mô hình tiêu thụ, sự hiện diện và hiệu quả của các tổ chức
xã hội và các chính sách sử dụng đất là tất cả các ví dụ về các yếu tố địa phương có
thể ảnh hưởng đến các mô hình chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai. Ngoài ra, các sự
kiện khí hậu cực đoan cũng có thể có tác động rất lớn vào chuyển đổi cơ cấu sử dụng
đất đai.
Mục đích của việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất là tạo ra sự cân đối giữa các
mục đích sử dụng đất, các loại hình sử dụng đất khác nhau. Đồng thời tạo cho đất đai
có cơ cấu hợp lý, qua đó phát huy mọi tiềm năng sản xuất, lợi thế so sánh của từng
vùng, từng miền và trên cả nước nhằm phát triển nền kinh tế xã hội của địa phương
theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, giải quyết công ăn việc làm cho nông dân, nâng
cao thu nhập và mức sống cho người nông dân ở nông thôn
1.1.2.3. Các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch đất đai
a. Định hướng chiến lược, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước

trong từng giai đoạn
Mặc dù cơ cấu sử dụng đất mang tính khách quan và tính lịch sử xã hội, nhưng
nó lại chịu sự tác động, chi phối của Nhà nước. Nhà nước tuy không trực tiếp sắp
đặt các mục đích sử dụng đất, không quy định cụ thể về cơ cấu sử dụng đất đối với
các ngành song thông qua chiến lược phát triển, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội,
Nhà nước có sự điều tiết vĩ mô, dẫn dắt các ngành, lĩnh vực kinh tế phát triển theo
định hướng chung, đảm bảo tính cân đối và đồng bộ của nền kinh tế.
b. Nhân tố thị trường và nhu cầu tiêu thụ hàng hoá, dịch vụ của xã hội
Thị trường là yếu tố quyết định sự phát triển kinh tế, ảnh hưởng đến sự hình
thành và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nói chung và thúc đẩy chuyển dịch đất đai nói
riêng. Nhân tố thị trường tác động đến sự chuyển đổi cơ cấu các loại đất và các loại
hình sử dụng đất, thể hiện như sau:
- Tạo ra quá trình mở rộng và khai thác tiềm năng cho sử dụng đất của các
ngành nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ.
- Thúc đẩy quá trình chuyển dịch đất phục vụ mục tiêu CNH - HĐH nông
nghiệp, nông thôn. Tạo sự phân công lao động xã hội, đa dạng hoá ngành nghề ở
nông thôn, khuyến khích mở rộng đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự tăng trưởng
nhanh cho các ngành kinh tế ở nông thôn nói riêng và cả nước nói chung.
- Tác động của sự cạnh tranh và nhu cầu đòi hỏi ngày càng cao trên thị trường,
tạo động lực thúc đẩy ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, đổi mới công nghệ ở
trong nội bộ từng ngành trở nên bức thiết.
Như vậy, thị trường và nhu cầu tiêu dùng của xã hội là người đặt hàng cho tất
cả các ngành, lĩnh vực kinh tế. Nó không chỉ quy định số lượng mà cả chất lượng
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

12
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp

GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nên nó có tác động trực tiếp đến quy mô, trình độ
phát triển của các ngành, lĩnh vực ở địa phương và như vậy gián tiếp tác động đến
quá trình chuyển dịch đất đai.
c. Nhân tố nguồn lực
Nguồn lực của một quốc gia, một vùng lãnh thổ có vai trò quan trọng trong
việc hình thành và tạo ra sự chuyển dịch đất đai nhất là ở khu vực nông thôn.
- Vị trí địa lý của một vùng lãnh thổ góp phần tạo ra sự hình thành và chuyển
dịch cơ cấu kinh tế của vùng đó từ đó góp phần tác động đến cơ cấu sử dụng đất.
- Tài nguyên thiên nhiên đặc biệt là tài nguyên đất là một trong những nguồn
lực cơ bản của quá trình sản xuất, là điều kiện cần thiết để phát triển các ngành kinh
tế. Tuy nhiên tài nguyên đất là hữu hạn, do đó cần tính toán chuyển dịch cơ cấu sử
dụng đất để đảm bảo sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên này, đồng thời bảo vệ
môi trường sống cho thế hệ sau.
- Dân số, sức lao động được xem là nguồn lực quan trọng cho phát triển sử
dụng đất. Dân số và tốc độ tăng dân số của một quốc gia hay vùng lãnh thổ có ảnh
hưởng lớn đến quá trình chuyển dịch đất đai, đặc biệt đối với nước ta - một trong
những nước đất chật, người đông. Có một nguồn lao động dồi dào thì sẽ có nguồn
nhân lực phục vụ cho sản xuất nhiều hơn, nhưng nếu tốc độ tăng dân số quá cao sẽ
gây nhiều áp lực cho sử dụng tài nguyên đất.
- Vốn đầu tư: Đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá trình sản xuất,
quyết định sự tăng trưởng kinh tế và chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất. Nhà nước sử
dụng ngân sách để đầu tư phát triển sản xuất sẽ tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
nhất là cơ cấu ngành công nghiệp một cách nhanh chóng. Từ đó thúc đẩy quá trình
chuyển dịch đất xảy ra nhanh hơn.
d. Cơ chế quản lý của Nhà nước
Cơ chế quản lý của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến quá trình chuyển
dịch cơ cấu sử dụng đất. Cơ chế quản lý khoa học, phù hợp với quy luật khách quan
và tình hình thực tiễn thì nó sẽ thúc đẩy hiệu quả của việc sử dụng đất tạo điều kiện

cho quá trình chuyển dịch đất đai hợp lý, hiệu quả. Ngược lại nó sẽ kìm hãm, làm
chậm lại quá trình phát triển và chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
e. Khoa học công nghệ
Khoa học kỹ thuật hiện đại và công nghệ tiên tiến được coi là nhân tố quyết
định đối với quá trình sản xuất, làm tăng mạnh giá trị kinh tế các ngành, lĩnh vực,
tạo ra những bước đột phá lớn thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo
động lực cho quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

13
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

1.1.2.4. Mối quan hệ giữa quá trình CNH – ĐTH và chuyển dịch đất đai
CNH – ĐTH làm thay đổi kết cấu kinh tế - xã hội đô thị và nông thôn, dẫn đến
quy mô và tỷ trọng đất nông thôn giảm, đất đô thị tăng. “Đô thị hóa là sự mở rộng
của đô thị, tính theo tỉ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện đô thị trên tổng số
dân hay diện của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỉ lệ gia tăng của
hai yếu tố đó theo thời gian. Có thể nói đô thị hóa là kết quả tất yếu của CNH –
ĐTH. Đô thị hóa là quá trình gia tăng dân số đô thị. Một phần của nguyên nhân làm
dân số đô thị tăng là do lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp ở khu vực
nông thôn bị dư thừa, do sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và việc áp dụng tiến bộ khoa
học kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp, di chuyển lên thành phố tìm việc làm
trong các lĩnh vực sản xuất khác làm cho nhu cầu đất đai sử dụng ở đô thị tăng lên.
Dưới tác động của đô thị hóa, nhu cầu về loại đất đai sẽ chịu ảnh hưởng nhiều nhất
là đất ở và đất công cộng (đất sử dụng cho các công trình công cộng và hạ tầng).
Mối quan hệ giữa CCSDĐ và đô thị hóa thể hiện qua tỷ trọng diện tích đất ở và đất

công cộng tại đô thị, tỷ lệ tăng diện tích đất ở và đất công cộng tại đô thị và so sánh
với tỷ lệ tăng dân số đô thị.
1.1.3. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình
chuyển dịch đất đai
1.1.3.1. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
- Tác động đến kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế chung của quận: Được
xác định thông qua số liệu và so sánh về tốc độ tăng trưởng kinh tế của quận với
giai đoạn trước; tổng giá trị sản xuất tính theo giá hiện hành và cơ cấu kinh tế trước
và trong khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
- Tác động đến sản xuất nông nghiệp: Được xác định thông qua việc điều tra
và so sánh giá trị sản xuất ngành nông nghiệp; cơ cấu cây trồng, năng suất cây
trồng, vật nuôi, tính toán hiệu quả kinh tế trên 1 ha của các loại hình sử dụng đất
chính của quận.
- Diện tích đất nông nghiệp giảm: So sánh dựa trên số liệu thống kê hàng năm,
số liệu tổng kiểm kê giai đoạn 2005-2008 với giai đoạn 2011-2013. Mặc dù diện
tích đất nông nghiệp giảm đáng kể nhưng năng suất và hiệu quả kinh tế không giảm
nhiều do sự đầu tư về công nghệ cũng như quá trình đô thị hóa tăng dẫn đến trình
độ tri thức của người nông dân cũng được nâng lên, nhờ đó trình độ canh tác được
cải thiện.
- Tác động đến giá trị sản xuất ngành công nghiệp và dịch vụ: diện tích đất phi
nông nghiệp tăng lên rõ rệt được chuyển từ đất dành cho mục đích nông nghiệp
sang, đồng thời giá trị sản xuất 2 ngành kinh tế này cũng tăng lên tương ứng.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

14
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng


- Số hộ nông dân giảm, số lao động làm việc trong lĩnh vực thương mại dịch
vụ, công nghiệp tăng nhanh, từ đó nâng cao được thu nhập và mức sống của người
dân. Thu nhập, nguồn thu nhập và mức sống của người dân: Xác định thông qua
việc thu thập số liệu, so sánh thu nhập bình quân đầu người, các nguồn thu nhập sau
chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất.
1.1.3.2. Những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
- Các chỉ tiêu về công tác giáo dục – đào tạo, tỷ lệ học sinh khá giỏi và tỷ các
trường đạt chuẩn Thành phố và chuận Quốc gia ngày càng tăng.
- Thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội được duy trì, đảm bảo,
đặc biệt là vấn đề giải quyết việc làm, giải quyết vấn đề các hộ nông dân mất đất
trong quá trình chuyển dịch đất đai, hỗ trợ các gia đình chính sách, nghèo đói, có
hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các chỉ tiêu về giải quyết người lao động thất nghiệp
tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống cùng các chỉ số an sinh xã hội dịch chuyển theo
chiều hướng tích cực.
- Văn hoá thông tin, thể dục thể thao ngày càng phát triển về chiều sâu cũng
như chiều rộng, thể hiện qua số liệu về việc tham gia hoạt đồng thể dục thể thao
thường xuyên của người dân, các trung tâm văn hóa thể thao giải trí mở ngày càng
nhiều và cơ sở vật chất dược nâng cấp.
- Chỉ tiêu y tế - dân số, gia đình và trẻ em, chữ thập đỏ dịch chuyển tích cực và
đạt kế hoạch do Thành phố giao cho. Chất lượng phục vụ y tế tăng cao, thể hiện
bằng các chỉ tiêu về hệ thống cơ sở hạ tầng.
- Kết cấu hạ tầng xã hội: Được xác định thông qua số liệu điều tra về tình hình
cung cấp điện, trường học, y tế, giao thông trên địa bàn trước và sau chuyển đổi cơ
cấu sử dụng đất; kết quả phân tích từ số liệu điều tra tại các tiểu vùng .
- Công tác quản lý đất đai, tài nguyên môi trường, công tác giải phóng mặt
bằng phục vụ mục đích đô thị hóa trước và sau quá trình chuyển dịch đất đai.
- Tình hình an ninh trật tự, quan hệ gia đình, xã hội trên địa bàn: So sánh trước
và sau chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, kết quả phân tích từ số liệu điều tra.
1.2. Cơ sở thực tiễn của hiệu quả kinh tế - xã hội trong quá trình

chuyển dịch đất đai
1.2.1. Thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh.
Thị xã Uông Bí nằm ở phía Tây Nam của tính Quảng Ninh trên trục Quốc lộ
18A, cách Hà Nội 120km, cách Hải Phòng 28km và cách trung tâm tỉnh lỵ là thành
phố Hạ Long hơn 40km. Diện tích tự nhiên của thị xã là 243,48km 2 chiếm 4,03% tổng
diện tích tự nhiên của tỉnh Quảng Ninh. Dân số của thị xã là 97.344 người, mật độ dân
cư là 399 người/km2 , cao hơn gấp trên 2 lần mật độ dân cư của tỉnh (150 người/km2 ).
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

15
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

Uông Bí có một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hóa – xã hội, thu
hút đầu tư trong nước và nước ngoài. Ngoài ra, thị xã còn chịu ảnh hưởng trực tiếp
về nhiều mặt của thành phố Hải Phòng, thành phố Hạ Long. Bản thân Uông Bí là
một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của
Quảng Ninh. Với những lợi thế như vậy, thị xã Uông Bí có điều kiện phát triển
nhanh về kinh tế - xã hội, thực hiện ĐTH, CNH.
Năm 2005, tổng diện tích đất tự nhiên của thị xã Uông Bí là 24.348,24 tăng
357,49 ha so với năm 1995.
Bảng 1: Tình hình biến động các loại đất trong giai đoạn 1995 - 2005
Loại đất
Năm 2005 Năm 2000 Năm 1995 So sánh
2000-2005 1995-2005
Tổng diện tích 24.348,24 24.041,30
23.900,75

+306,94
+357,49
đất tự nhiên
Đất
nông 16.269,80 15.321,99
15.109,22
+947,81
+1.160,58
nghiệp
Đất phi nông 5.668.01
4.736,23
4.101,41
+931,78
+1566,60
nghiệp
Đất chưa sử 2.410,43
3.983,08
4.780,12
-1.572,65
-2.366,69
dụng
Nguồn: Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã Uông Bí
- Tổng diện tích đất nông nghiệp của thị xã năm 2005 là 16.298,80 ha, tăng
947,91 ha so với năm 2000 và tăng 1.871,86 ha so với năm 1995. Trong đó diện
tích đất sản xuất nông nghiệp năm 2005 tăng 829,91 ha với năm 2000 và tăng
1.198,61 ha so với năm 1995. Nguyên nhân là do chuyển đổi từ đất lâm nghiệp và
đất bằng chưa sử dụng sang. Việc khai thác đất nông nghiệp trồng cây lâu năm đã
được người sử dụng đất rất quan tâm, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản
xuất nông nghiệp. Mặc dù đã chuyển một số diện tích đất nông nghiệp sang sử dụng
vào mục đích khác, nhưng vì làm công tác khai hoang đưa diện tích đất chưa sử

dụng vào sử dụng, nên diện tích đất nông nghiệp vẫn tăng.
- Diện tích đất phi nông nghiệp của thị xã Uông Bí năm 2005 là 5.668,01 ha,
tăng 931,78 ha so với năm 2000 và tăng 2.400,72 ha so với năm 1995. Trong đó,
diện tích đất ở nông thôn của thị xã Uông Bí là 140,11 ha tăng 7,50 ha so với năm
2000. Diện tích đất giảm 458,62 ha so với năm 1995, nguyên nhân giảm là do năm
1995 thống kê cả đất vườn tạp vào đất nông thôn, còn năm 2005 tách riêng ra chỉ
tính đất ở. Còn đất ở đô thị của thị xã năm 2005 tăng 47,81 ha so với năm 2000 do
các nguyên nhân: chuyển từ đất nông nghiệp sang 38,33 ha; chuyển từ đất đồi núi
chưa sử dụng sang 6,35 ha; do tính toán sai ở lần kiểm kê trước 6,13 ha.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

16
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

- Diện tích đất chưa sử dụng giảm 345,71 ha do chuyển sang nông nghiệp
180,28 và đất phi nông nghiệp 40,2 ha và do tính toán sai lần kiểm kê trước là
125,23 ha.
 Trong giai đoạn 1995-2005:
- Đất nông nghiệp có chiều hướng tăng mạnh, nguyên nhân là do sự chuyển
dịch đất từ đất chưa sử dụng sang.
- Đất chuyên dùng và đất ở ngày một tăng nhanh. Nguyên nhân là do dân số
tăng nhanh và quá trình CNH - HĐH đang trên đà phát triển mạnh. Mức độ đô thị
hoá tăng nhanh nên nhu cầu về nhà ở và việc sử dụng đất cho các công trình chuyên
dùng cũng tăng theo, nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của thị xã.
- Diện tích đất chưa sử dụng giảm mạnh do khai thác vào các mục đích sử
dụng khác nhau như đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở và đất chuyên dùng.

 Trong quá trình chuyển dịch đất đai giai đoạn 1995-2005, hiệu quả kinh tế
- xã hội của thị xã Uông Bí được thể hiện ở các mặt:
- Hiệu quả kinh tế:
+ Diện tích, năng suất và sản lượng của cây trồng đều tăng từ 1,5 - 2,0 lần. Giá
trị sản xuất của các cây trồng sau khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất cơ bản đều tăng
so với trước khi chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất đai.
+ Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân cho người dân năm 2005 tăng 1,79
lần so với năm 1995.
+ Đất nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 tăng 345,58 so với năm 1995 mang đến
thu nhập cao cho người dân nuôi trồng thuỷ sản, do đây là ngành mang lại lợi nhuận
kinh tế cao. Giá trị nuôi trồng thuỷ sản năm 2005 tăng 9,2 lần so với năm 1995, nhờ
quá trình chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất
+ Việc chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất từ nông nghiệp sang công nghiệp, tiểu
thủ công nghiệp trong giai đoạn qua đã dẫn đến sự chuyển dịch mạnh mẽ về cơ cấu
kinh tế theo hướng CNH - HĐH. Tỷ trọng ngành CN trong GDP năm 2005 tăng
7,19% so với năm 2000. Mức đóng góp của ngành Cn trong tổng GDP toàn thị xã là
khá lớn, tăng 1.427,975 tỷ đồng trong vòng 10 năm.
+ Doanh thu từ ngành thương mại dịch vụ và du lịch năm 2005 tăng lên đáng
kể, tăng 1,9 lần so với năm 2000, tăng 4,6 lần so với 1995.
- Hiệu quả xã hội:
+ Số hộ đói nghèo năm 2005 là 5,3%, giảm 7,7% so với năm 1995.
+ Sô lao động nuôi trồng thuỷ sản nước ngọt có thu nhập bình quân 16,4 triệu
đồng/lao động/năm; lao động nuôi trồng thuỷ sản nước lợ có thu nhập bình quân
18,7 triệu đồng/lao động/năm.
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

17
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A



Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

+ Quá trình CNH – HĐH giai đoạn 10 năm đã ảnh hưởng đến quy mô dân số
và tỷ lệ lao động phi nông nghiệp
Bảng 2: So sánh một số chỉ tiêu đô thị thời kỳ 1995-2005

+ Việc mở rộng các khu công nghiệp góp phần giải quyết công ăn việc làm
cho lực lượng lớn lao đồng nông nhàn của thị xã.
+ Giáo dục tiểu học và trung học cơ sở 10/10 xã, phường giữ vững đạt chuẩn
phổ cập
+ Sự phát triển của ngành TM-DV đã tạo nên sự phát triển hài hoà giữa các
mục tiêu phát triển xã hội, nâng cao nhu cầu hưởng thụ về mọi mặt văn hoá, tinh
thần của nhân dân thị xã.

Tuy nhiên, quá trình chuyển dịch đất đai theo hướng CNH - HĐH của
thị xã Uông Bí trong giai đoạn 1995 - 2005 cũng mang lại những hạn chế nhất định
về kinh tế - xã hội:
- Hạn chế về kinh tế:
+ Do việc đo đạc và kiểm kê về hiện trạng sủ dụng các loại đất không thống
nhất qua các năm, có sai sót quy trình nên việc đánh giá hiệu quả kinh tế trong quá
trình chuyển dịch đất đai phản ánh chưa được chính xác.
+ Tuy thu nhập của người dân nuôi trồng thuỷ sản đã tăng, nhưng lợi nhuận
mang lại từ ngành này vẫn chưa ổn định và ở mức cao do năng suất nuôi còn thấp
và đầu tư chưa có chiều sâu. Mặt khác sản xuất còn ở mức quảng canh, khai thác
vẫn còn phụ thuộc vào thiên nhiên.
- Hạn chế về xã hội:
+ Quá trình CNH - HĐH đã lấy đi một số diện tích đất nông nghiệp chuyên
trồng lúa của nhân dân, nhưng chưa có chính sách đầy đủ nhằm thu hút và sử dụng
hợp lý lực lượng lao động này, dẫn đến vẫn dư thừa lao động ở một số ngành, các

hộ giá đình nông dân bị mất đất chưa có công ăn việc làm ổn định.
+ Người nông dân bị mất đất do quá trình đô thị hoá vẫn chưa chuẩn bị kịp về
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

18
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

nghề nghiệp, vốn đầu tư và cả kinh nghiệm để chuyển sang ngành nghề khác.
+ Môi trường ngày càng bị ô nhiễm do diện tích đất nông nghiệp chuyển sang
đất phi nông nghiệp dành cho đất ở đô thị, các khu công nghiệp.
+ Cơ sở hạ tầng được đầu tư song vẫn chưa hoàn chỉnh và đồng bộ.
1.2.2. Huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh
Tiên Du là huyện nằm ở phía Bắc tỉnh Bắc Ninh, cách trung tâm tỉnh 5km về
phía Nam, cách thủ đô Hà Nội 25 km về phía Bắc. Huyện Tiên Du nằm ở vị trí địa
lý khá thuận lợi: cách không xa các trung tâm đô thị lớn, đặc biệt là thủ đô Hà Nội,
thành phố Hải Phòng và Quảng Ninh là lợi thế cho Tiên Du trong qúa trình phát
triển kinh tế xã hội. Với hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ tạo
điều kiện thuận lợi cho huyện Tiên Du giao lưu và nắm bắt được những thông tin
kinh tế, thị trường, kinh nghiệm sản xuất, tiếp cận công nghệ cao phục vụ cho công
cuộc phát triến kinh tế, xã hội của huyện.
Quá trình chuyến đổi mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất phi
nông nghiệp trong giai đoạn 2000-2007 của huyện Tiên Du cho thấy đã làm cho
diện tích đất canh tác ngày càng giảm (trong đó quan trọng nhất là đất lúa- màu) là
vấn đề sống còn, quyết định tới đặc thù kinh tế của địa bàn. Cụ thể: đất nông nghiệp
chuyển sang đất ở là 1196,96 ha; đất nông nghiệp chuyển sang đất sản xuất kinh
doanh phi nông nghiệp là 569,92 ha, đất nông nghiêp chuyển sang đất tôn giáo tín

ngưỡng là 20,73 ha, chuyển sang đất phi nông nghiệp khác là 0,58 ha.
Việc chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp còn chưa hợp lý
vì diện tích chuyển đổi lấy toàn vào diện tích đất lúa đang có khả năng canh tác,
làm giảm khả năng tăng sản lượng lương thực, hạn chế thức ăn cho chăn nuôi và
hạn chế khả năng xuất khẩu lương thực trên địa bàn huyện. Do chuyển quá nhiều
diện tích đất nông nghiệp sang phi nông nghiệp đã làm mất đất của nhiều người
nông thôn, nhiều người dân nông thôn thiếu việc làm dẫn đến các tệ nạn xã hội
kéo theo.
 Sự thay đổi cơ cấu sử dụng đất từ năm 2000 đến năm 2007 là do tác động
của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn thế hiện ở chỗ:
- Do quá trình công nghiệp hoá trên địa bàn huyện Tiên Du diễn ra rất mạnh,
có nhiều công ty, xí nghiệp, các cụm công nghiệp, doanh nghiệp, làng nghề ... được
xây dựng đã chiếm dụng phần lớn diện tích đất nông nghiệp.
- Nhiều công trình công cộng được xây dựng cải tạo như: Đường giao thông,
thuỷ lợi, y tế, trường học và nhiều công trình công cộng khác cũng đã tác động làm
thay đối cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện.
- Sự gia tăng dân số trong những năm qua cũng gây sức ép tới nhu cầu đất ở
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

19
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

do đó phải chuyển một phần diện tích đất từ các mục đích khác cho nhu cầu đất ở,
đó cũng là nguyên nhân làm cho cơ cấu sử dụng đất trên địa bàn huyện thay đổi.
- Ngoài ra trong nông nghiệp, nhờ việc chuyến đối cơ cấu cây trồng vật nuôi,
chuyển sang các mô hình sản xuất hiện đại cũng tác động và làm thay đổi cơ cấu sử

dụng đất của huyện.
 Việc chuyển mục đích sử dụng đất từ nông nghiệp sang phi nông nghiệp có
tác động rất lớn đến các mặt: kinh tế và xã hội.
- Kinh tế
+ Chuyên dịch cơ câu kinh tê, tăng trưởng kinh tê cao: từ năm 2000 đến năm
2006, cơ cấu kinh tế có sự chuyến dịch rõ rệt và hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng
ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Nhịp độ phát
triến kinh tế bình quân hàng năm tăng 15,5%, trong đó: nông, lâm nghiệp tăng 5%;
công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng 29%; thương mại, dịch vụ tăng 16,5%.
Những năm 1995, tỷ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản chiếm tỷ
lệ cao 65,8%, công nghiệp và xây dựng là 11,9% trong khi đó thương mại và dịch
vụ là 2,3% chiếm tỷ lệ quá nhỏ. Đen năm 2000, tốc độ phát triến ngành nông, lâm
nghiệp, thuỷ sản giảm không đáng kế 6,1%. Nhưng đến năm 2006, tỷ trọng nông,
lâm nghiệp, thuỷ sản giảm xuống hẳn chỉ còn 29,1%. Như vậy, giai đoạn từ năm
1995 đến năm 2006 tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp, thuỷ sản giảm mạnh 36,7%.
Trong khi đó tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng tăng mạnh giai đoạn
1995 - 2000 chỉ tương đối nhưng giai đoạn 2000 - 2006 thì tỷ trọng ngành công
nghiệp tăng mạnh từ 17, 2% lên 46,4%. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự
phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp dẫn đến giảm diện tích đất nông
nghiệp.
Như vậy, cơ cấu kinh tế có sự chuyển dịch rõ rệt và họp lý theo hướng giảm tỷ
trọng ngành nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và
dịch vụ, thương mại.
+ Đất canh tác ngày càng giảm. Cạnh tranh giữa sản xuất nông nghiệp và sản
xuất công nghiệp, phát triển đô thị ngày càng nhanh về tài nguyên tự' nhiên, làm
cho giá thành sản xuất nông nghiệp ngày càng tăng nhanh, tốc độ thu nhập của nông
thôn giảm dần ngày càng tụt hậu so với mức tăng ngày càng nhanh của thu nhập
dân cư thành phố.
+ Do việc chuyến đối cơ cấu sử dụng đất nhanh, mạnh, không tính toán
trước những hậu quả có thể xảy ra từ việc chuyến đối này. Vì vậy việc chuyến

mục đích sử dụng đất phải trên cơ sở tận dụng những vùng đất xấu không canh
tác được, hạn chế đến mức tối đa việc chuyến các vùng đất canh tác hiệu quả
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

20
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


Chuyên đề thực tập tốt nghiệp
GVHD: TS. Hoàng Mạnh Hùng

sang đất phi nông nghiệp.
- Xã hội
+ Sự hình thành các khu công nghiệp đã thu hút được các doanh nghiệp, các
nhà đầu tư đồng thời góp phần tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần nâng cao mức sống cho người nông dân.
+ Tuy nhiên, quá trình chuyến đối mạnh dẫn đến dư thừa lao động, số lao
động này không biết sắp xếp vào đâu bởi vì trình độ của họ có hạn, chưa được đào
tạo kịp thời nên dẫn đến xảy ra tình trạng thất nghiệp, thiếu việc làm.
+ Quá trình CNH - HĐH đã lấy đi một số diện tích đất canh tác của người
dân, dẫn đến việc dư thừa lao động, một số lao động chuyển sang làm việc tại
các khu công nghiệp, hoạt động thương mại và các làng nghề truyền thống, số
còn lại làm việc trong nông nghiệp mang tính thời vụ nên thu nhập không ổn
định, đời sống bấp bênh.
+ Quá trình chuyến dịch đất đai sang phát triến công nghiệp, đô thị cùng với
việc sử dụng tiền được bồi thường hỗ trợ đầu tư cho học hành cũng đã có tác động
tích cực là tích cực làm cho tri thức cuả người dân được nâng cao.
+ Mạng lưới trường, lớp được phát triến mạnh, chất lượng giáo dục toàn diện.
Đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được chăm lo xây dựng, cơ sở vật chất nhà trường
tiếp tục được cải thiện. Đen nay mỗi xã, phường, thị trấn đều có từ 1 đến 2 trường mầm

non, trường tiếu học và THCS. Trong huyện có một trường THCS chất lượng cao, toàn
huyện có 6 trường THPT. Quy mô về giáo dục liên tục được mở rộng. Đội ngũ giáo
viên đ# phát triến về số lượng và tăng cường chất lượng theo hướng chuẩn hoá. Trong
những năm qua các điều kiện về cơ sở vật chất của trường học không ngừng được đầu
tư phát triến. Chất lượng và hiệu quả giáo dục ngày càng được nâng cao.
1.3. Bài học rút ra
- Hiện nay, do yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nhà nước cần lấy đi
một phần đất nông nghiệp để xây dựng các khu công nghiệp, khu đô thị mới và
xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế chung của đất nước. Đó là
một yêu cầu khách quan và còn có xu hướng phát triển trong tương lai.
- Quá trình CNH - HĐH đã lấy đi một số diện tích đất nông nghiệp chuyên
trồng lúa của nhân dân, nhưng chưa có chính sách đầy đủ nhằm thu hút và sử dụng
hợp lý lực lượng lao động này, dẫn đến vẫn dư thừa lao động ở một số ngành, các
hộ giá đình nông dân bị mất đất chưa có công ăn việc làm ổn định. Người nông dân
bị mất đất do quá trình đô thị hoá vẫn chưa chuẩn bị kịp về nghề nghiệp, vốn đầu tư
và cả kinh nghiệm để chuyển sang ngành nghề khác.
 Vì vậy sau quá trình chuyển dịch đất đai, địa phương cần chú tâm đến công
SV: Nguyễn Thị Hải Yến

21
Lớp: Kinh tế Nông nghiệp 53A


×