Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

Lợi nhuận và một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần SOHACO Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (287.23 KB, 37 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA TÀI CHÍNH
----------

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
LỢI NHUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP
NHẰM NÂNG CAO LỢI NHUẬN TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN SOHACO VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS. ĐỖ THÚY NGỌC
Sinh viên thực hiện
: ĐẶNG THỊ NGỌC ÁNH
Mã sinh viên
: 11A03307N
Lớp
: TC16.34

HÀ NỘI – 2015


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

MỤC LỤC

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

MSV: 11A03307N




Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

LỜI MỞ ĐẦU
Bất cứ một doanh nghiệp nào khi kinh doanh cũng quan tâm đến năng
suất, chất lượng và hiệu quả. Đây là ba yếu tố quan trọng hàng đầu trong quá
trình sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp, là thước đo trình độ phát
triển của doanh nghiệp nói riêng và của toàn bộ nền kinh tế nói chung. Song
tất cả đều thể hiện mục tiêu cao hơn đó là lợi nhuận và tối đa hóa lợi nhuận.
Tối đa hoá lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất của các doanh nghiệp.
Lợi nhuận có ý nghĩa quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh đối với
doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh. Phấn đấu có lợi nhuận và
tối đa hoá lợi nhuận là mối quan tâm hàng đầu của doanh nghiệp, nó có tính
chất quyết định đối với sự sống còn của mỗi doanh nghiêp. Vì vậy việc
nghiên cứu nguồn gốc lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng và giải pháp tăng
lợi nhuận đối với các doanh nghiệp là rất quan trọng và cần thiết. Nhận thức
được ý nghĩa, tầm quan trọng của lợi nhuận, sau thời gian thực tập tại Công ty
Cổ phần SOHACO Việt Nam em đã mạnh dạn chọn đề tài: "Lợi nhuận và
một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ phần SOHACO
Việt Nam " cho luận văn tốt nghiệp của mình. Ngoài phần mở đầu và kết
luận, luận văn của em gồm 3 chương:
Chương 1: Một số lý luận chung về lợi nhuận và sự cần thiết của việc
tăng lợi nhuận trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về hoạt động sản xuất kinh doanh và tình hình
thực hiện lợi nhuận của công
Chương 3:Một số giải pháp nhằm nâng cao lợi nhuận tại Công ty Cổ
phần SOHACO Việt Nam


SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Mặc dù được sự hướng dẫn chỉ bảo nhiệt tình của Thạc sỹ Đỗ Thúy
Ngọc cũng như sự giúp đỡ tận tình của các anh chị trong phòng tài chính - kế
toán công ty và sự nỗ lực của bản thân nhưng do thời gian và kiến thức của
em còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được
sự giúp đỡ và góp ý của các thầy cô giáo để em có thể hoàn thành tốt bài luận
văn này!
Hà Nội, ngày ….tháng….năm 2015
Sinh viên
Đặng Thị Ngọc Ánh

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ LÝ LUẬN CHUNG VỀ LỢI NHUẬN VÀ
SỰ CẦN THIẾT CỦA VIỆC TĂNG LỢI NHUẬN TRONG
DOANH NGHIỆP
1.1 Lợi nhuận và ý nghĩa của lợi nhuận trong doanh nghiệp
Doanh nghiệp nào kinh doanh cũng cần phải đạt được mục tiêu quan
trọng là lợi nhuận. Lợi nhuận là chỉ tiêu tài chính, là kết quả tài chính cuối
cùng của các hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động
khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động
của doanh nghiệp..
1.1.1 Khái niệm
Lợi nhuận của doanh nghiệp là khoản chênh lệch giữa doanh thu và
chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra đạt được doanh thu đó từ các hoạt động
của doanh nghiệp đưa lại.
Lợi nhuận là kết quả tài chính cuối cùng của các hoạt động sản xuất,
kinh doanh, hoạt động tài chính, hoạt động khác đưa lại, là chỉ tiêu chất lượng
để đánh giá hiệu quả kinh tế các hoạt động của doanh nghiệp.
1.1.2 Ý nghĩa của lợi nhuận
Lợi nhuận có vai trò quan trọng tới sự tăng trưởng và phát triển của
doanh nghiệp nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Đây chính là động lực
để thúc đẩy năng động hơn nữa để khẳng định mình trong môi trường cạnh
tranh gay gắt.
1.1.2.1 Đối với doanh nghiệp và người lao động
Bất kỳ một doanh nghiệp nào hoạt động trong cơ chế thị trường, điều
đầu tiên mà họ quan tâm đó là lợi nhuận. Đây là một chỉ tiêu kinh tế tổng hợp
phản ánh hiệu quả của quá trình kinh doanh, là yếu tố sống còn của doanh
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 1

MSV: 11A03307N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

nghiệp. Doanh nghiệp chỉ tồn tại và phát triển khi nó tạo ra lợi nhuận, nếu
doanh nghiệp hoạt động không có hiệu quả, thu không đủ bù đắp chi phí đã
bỏ ra thì doanh nghiệp sẽ bị đào thải, đi đến phá sản. Đặc biệt trong điều kiện
kinh tế thị trường có sự cạnh tranh diễn ra ngày càng gay gắt và khốc liệt vì
vậy lợi nhuận là yếu tố cực kỳ quan trọng và quyết định đến sự tồn tại của
doanh nghiệp:
- Lợi nhuận tác động đến tất cả mọi hoạt động của doanh nghiệp. Nó ảnh
hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, là điều kiện quan
trọng đảm bảo cho khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp
làm ăn có hiệu quả, có lợi nhuận cao thì khả năng thanh toán mạnh, doanh
nghiệp có thể hoàn trả mọi khoản nợ đến hạn và ngược lại.
- Lợi nhuận đảm bảo tái sản xuất mở rộng. Hoạt động sản xuất kinh
doanh có lãi sẽ tạo cho doanh nghiệp một khoản lợi nhuận sau thuế chưa phân
phối, là cơ sở để bổ sung vào nguồn vốn tái đầu tư, áp dụng những tiến bộ
khoa học kỹ thuật thông qua việc đổi mới trang thiết bị…mở rộng quy mô
hoạt động là cơ sở để doanh nghiệp tồn tại phát triển vững vàng trên thương
trường, làm cơ sở để doanh nghiệp đi vay vốn từ bên ngoài được dễ dàng.
- Chỉ tiêu lợi nhuận cũng là căn cứ để đánh giá năng lực, về nhân sự,
năng lực về tài chính, năng lực quản lý và điều hành sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp...
- Lợi nhuận cao có điều kiện nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống người
lao động, tạo hưng phấn kích thích trí sáng tạo, phát huy cao nhất khả năng của
nhân viên trong doanh nghiệp, là cơ sở cho những bước phát triển tiếp theo.
1.1.2.2 Đối với nhà nước
- Kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phản ánh hiệu quả sản
xuất của nền kinh tế. Khi nền kinh tế của đất nước phát triển sẽ tạo ra môi

trường lý tưởng cho doanh nghiệp có điều kiện phát triển hơn nữa.
- Thông qua lợi nhuận của doanh nghiệp, Nhà nước tiến hành thu
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 2

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

thuế thu nhập doanh nghiệp tăng tích luỹ cho xã hội, là công cụ điều
chỉnh nền kinh tế vĩ mô. Thuế thu nhập doanh nghiệp đánh vào phần lợi
nhuận mà doanh nghiệp thu trong kỳ, nên khi lợi nhuận của doanh nghiệp
càng cao thì số thuế mà Nhà nước nhận được càng nhiều. Đó chính là
nguồn tài chính để Nhà nước tiến hành tái sản xuất mở rộng, phát triển
kinh tế xã hội, củng cố an ninh quốc phòng, nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho nhân dân.
1.2 Các chỉ tiêu phân tích, đánh giá lợi nhuận
Lợi nhuận của doanh nghiệp được hình thành bởi hai bộ phận, đó là lợi
nhuận từ hoạt động kinh doanh, hoạt động tài chính và lợi nhuận khác.
- Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh: Là khoản chênh lệch
giữa doanh thu của hoạt động kinh doanh trừ đi chi phí hoạt động kinh doanh
bao gồm giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đã tiêu thụ trong kỳ.
- Lợi nhuận từ hoạt động tài chính: Là khoản tiền chênh lệch giữa
doanh thu hoạt động tài chính và chi phí của hoạt động tài chính và thuế gián
thu phải nộp theo quy định của pháp luật trong kỳ.
- Lợi nhuận của các hoạt động khác: Là khoản tiền chênh lệch giữa
thu nhập của hoạt động kinh tế khác và chi phí của hoạt động kinh tế khác và
thuế gián thu phải nộp theo qui định của pháp luật trong kỳ.

1.2.1 Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là một chỉ tiêu tương đối cho phép so sánh hiệu quả
sản xuất kinh doanh giữa các thời kỳ khác nhau trong một doanh nghiệp hoặc
giữa các doanh nghiệp với nhau. Mức tỷ suất lợi nhuận càng cao chứng tỏ
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng hiệu quả.
Có nhiều cách xác định tỷ suất lợi nhuận và mỗi cách lại có những nội
dung kinh tế khác nhau. Dưới đây là một số cách tính tỷ suất lợi nhuận:
•Tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu(ROE)
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 3

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Là chỉ tiêu phản ánh 100 đồng vốn chủ sở hữu bình quân trong kỳ sẽ
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp. Đây là
nhân tố giúp nhà quản trị tăng vốn chủ sở hữu phục vụ cho hoạt động kinh
doanh và cũng là chỉ tiêu được các nhà đầu tư, cho vay vào doanh nghiệp
chú ý nhất.
Tỷ suất sinh lời vốn

Lợi nhuận sau thuế
x 100
Vốn chủ sở hữu bình quân
chủ sở hữu(%)
Chỉ tiêu càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu càng tốt,
=


sức sinh lời của vốn chủ sở hữu càng cao, góp phần nâng cao khả năng đầu tư
của doanh nghiệp.
Trong bảng cân đối kế toán vốn chủ sở hữu bao gồm vốn đầu tư của chủ
sở hữu và phần lợi nhuận để lại thuộc quyền sở hữu của nhà đầu tư như thặng
dư vốn cổ phần (chênh lệch lớn hơn giữa giá trị cổ phần bán được với mệnh
giá cổ phiếu), chênh lệch do đánh giá lại tài sản, chênh lệch tỷ giá hối đoái,
quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính (không tính quỹ khen thưởng ,
quỹ phúc lợi vì đây là các quỹ được chia).
• Tỷ suất sinh lời của vốn kinh doanh(ROI)
Là chỉ tiêu phản ánh sinh lời của vốn kinh doanh khi chưa tính tới ảnh
hưởng của lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp
Tỷ suất sinh lời của
vốn kinh doanh (%)

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay
=

Vốn kinh doanh bình quân

x 100

Chỉ tiêu này phản ánh cứ 100 đồng vốn kinh doanh bình quân trong kỳ thu
được bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Qua đây có thể đánh giá
được hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, từ đó giúp doanh nghiệp tìm ra
các biện pháp thích ứng nhằm tận dụng mọi khả năng sẵn có, khai thác sử
dụng vốn tiết kiệm và có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn của mình.
Thông qua chỉ tiêu này doanh nghiệp có thể đưa ra quyết định nên đầu

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 4


MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

tư vào doanh nghiệp mình hay đầu tư ra ngoài doanh nghiệp. Bằng việc so
sánh hai tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu từ đó doanh nghiệp sẽ tìm cách phấn
đấu nâng cao được mức tỷ suất sinh lời vốn chủ sở hữu.
•Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán hàng là quan hệ tỷ lệ giữa lợi nhuận tiêu
thụ sản phẩm so với doanh thu thuần về tiêu thụ sản phẩm - dịch vụ của
doanh nghiệp. Chỉ tiêu này được xác định như sau:
Tỷ suất lợi nhuận doanh thu (%)

=

Lợi nhuận sau thuế trong kỳ
Doanh thu thuần trong kì

x 100

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng doanh thu thuần têu thụ sản
phẩm - dịch vụ thì đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng
lớn chứng tỏ trong kỳ doanh nghiệp hoạt động càng có hiệu quả. Công
thức này cũng cho thấy để tăng được tỷ suất lợi nhuận doanh thu bán
hàng một mặt phải áp dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
phẩm để tăng được khối lượng sản phẩm tiêu thụ, mặt khác phải phấn

đấu hạ giá thành sản xuất để tăng lợi nhuận tuyệt đối của một đơn vị sản
phẩm tiêu thụ.


Tỷ suất sinh lời của tài sản (ROA)
Lợi nhuận sau thuế

Tỷ suất sinh lời
của tài sản (%)

=

Giá trị tổng tài sản bình quân

x 100

Là chỉ tiêu cho biết trong kì doanh nghiệp cứ bỏ ra 100 đồng tài sản đầu
tư thì sẽ thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản là tốt, sức sinh
lời của tài sản cao, đây là nhân tố giúp chủ doanh nghiệp đầu tư theo chiều
rộng cho hoạt động sản xuất kinh doanh như xây dựng nhà xưởng, mua thêm
máy móc thiết bị phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm mở rộng thêm thị phần
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 5

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính


tiêu thụ…


Tỷ suất sinh lời vốn cố định

Là chỉ tiêu cho biết 1 đồng vốn cố định bình quân trong kì sẽ tạo ra bao
nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.
Tỷ suất sinh lời vốn cố định

Lợi nhuận sau thuế
Vốn cố định bình quân x 100

=

Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cố định càng tốt.
1.2.2 Phương pháp xác định lợi nhuận và các nhân tố ảnh hưởng tới
lợi nhuận của doanh nghiệp
1.2.2.1 Phương pháp xác định lợi nhuận của doanh nghiệp
Để xác định lợi nhuận đạt được trong kỳ có thể sử dụng các phương
pháp tính toán sau:
•Phương pháp trực tiếp : Theo phương pháp này lợi nhuận của doanh
nghiệp được xác định bằng tổng hợp lợi nhuận hoạt động kinh doanh và lợi
nhuận các hoạt động khác. Trong đó lợi nhuận từng hoạt động là phần chênh
lệch giữa doanh thu và chi phí mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đạt được doanh
thu đó. Cách thức xác định như sau :
- Đối với lợi nhuận hoạt động kinh doanh, được xác định là khoản chênh
lệch giữa doanh thu thuần hoạt động sản xuất kinh doanh và chi phí hoạt động
kinh doanh:
Lợi

nhuận
HĐSXKD

Doanh
=

thu
thuần

Giá vốn
-

hàng

CP
-

bán

Bán
hàng

-

CP
QLDN

Doanh
+


thu HĐ

CP
-

tài chính

Tài
chính

- Đối với các hoạt động kinh tế khác, lợi nhuận được xác định là khoản
lợi nhuận không dự tính trước hoặc những khoản thu mang tính chất không
thường xuyên. Những khoản lợi nhuận khác có thể do chủ quan hoặc khách

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 6

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

quan mang lại.
Lợi nhuận khác

=

Thu nhập
khác


-

Chi phí khác

Sau khi đã xác định được lợi nhuận của các hoạt động, tiến hành tổng
hợp lại được lợi nhuận trước thuế thu nhập doanh nghiệp như sau :
Lợi nhuận trước thuế thu nhập
doanh nghiệp

Lợi nhuận từ hoạt
=

động sản xuất

+

Lợi nhuận hoạt

kinh doanh

động khác

Phần còn lại của lợi nhuận sau khi trừ số thuế thu nhập doanh nghiệp
chính là lợi nhuận sau thuế (lợi nhuận ròng).
Chi phí thuế
Lợi nhuận sau thuế

=


Lợi nhuận trước thuế

-

TNDN phải nộp
trong kỳ

•Phương pháp xác định lợi nhuận qua các bước trung gian:
Theo phương pháp này, để xác định được lợi nhuận của doanh nghiệp
trước hết ta phải xác định được các chi tiết các hoạt động của doanh nghiệp
đó. Từ đó lần lượt lấy doanh thu của tong hoạt động trừ đi chi phí bỏ ra để có
doanh thu đó (như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp,
chi phí hoạt động tài chính…). Cuối cùng tổng hợp lợi nhuận của các hoạt
động ta sẽ tính được lợi nhuận thu được trong kỳ của doanh nghiệp.
Phương pháp này được thể hiện qua sơ đồ sau:
Doanh thu hoạt động SXKD
Các khoản
giảm trừ
Giá
HB

vốn

Doanh thu thuần

DT HĐ tài chính
Chi phí từ
động tài chính

DThoạt động khác

hoạt Chi phí hoạt động
khác

LN gộp

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 7

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Chi

Khoa Tài Chính

phí

BH

và LN thuần SXKD

QLDN

LN

Hoạt

động


khác

Lợi nhuận trước thuế
Thuế TNDN 22%

LN sau thuế 78%

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận của doanh nghiệp
1.3.1 Những nhân tố khách quan
• Chính sách kinh tế của Nhà nước
Bản thân mỗi doanh nghiệp là một tế bào trong nền kinh tế xã hội nên
nó không chỉ chịu chi phối bởi các quy luật kinh tế mà còn bị ảnh hưởng
trực tiếp hay gián tiếp từ các chính sách vĩ mô của Nhà nước như chính
sách tiền tệ, chính sách tín dụng, thuế và các văn bản pháp quy khác...Tất
cả những chính sách đó có ảnh hưởng đến mục tiêu lợi nhuận của doanh
nghiệp. Một trong những nhân tố tác động trưc tiếp đó là chính sách bao
gồm thuế VAT, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất nhập khẩu, thuế thu nhập
doanh nghiệp. Tất cả những điều đó tác động đến mọi hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp. Tùy vào từng giai đoạn mà Nhà nước có những
chính sách kinh tế phù hợp để điều chỉnh nền kinh tế theo hướng ổn định
và phát triển.
• Quan hệ cung cầu của thị trường
Doanh nghiệp nào cũng phải hoạt động trong một môi trường nhất định
nên yếu tố đầu tiên tác động tới doanh nghiệp nói chung cũng như hiều quả
của doanh nghiệp nói riêng chính là thị trường với các mối quan hệ của nó.
Thị trường trả lời cho doanh nghiêp 3 câu hỏi lớn: Sản xuất cái gì, sản xuất
như thế nào và sản xuất cho ai? Trên cơ sở đó, doanh nghiệp lực chọn sản
phẩm thị trường cần, tiến hành hoạt đọng sản xuất kinh doanh của mình, mới
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 8


MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

bỏ ra chi phí và thu về doanh thu.
Thị trường là một quá trình mà trong đó có người mua và bán tác động qua
lại lẫn nhau để xác định giá cả và số lượng hàng hóa. Như vậy, nói đến thị trường
và cơ chế thị trường trước hết phải nói đến hàng hóa, người mua, người bán.
Cung cầu hàng hóa là khái quát của hai lực lượng người mua và người
bán trên thị trường. Khi nói đến cung, cầu hàng hóa, dịch vụ ở đây là chúng
ta nói đến cung có khả năng đáp ứng và cầu có khả năng thanh toán.
Chính nhu cầu về hàng hóa, dịch vụ trên thị trường sẽ quyết định lượng
cung ứng của doanh nghiệp. Khi cầu có khả năng thanh toán của xã hội đối
với sản phẩm của doanh nghiệp tăng lên, doanh nghiệp sẽ bán được nhiều sản
phẩm với mức giá có xu hướng tăng, nên thu được nhiều lợi nhuận. Ngược
lại, khi nhu cầu này giảm xuống, lượng tiêu thụ sản phẩm sẽ giảm đi, mức lợi
nhuận của doanh nghiệp cũng sẽ giảm xuống. Như vậy, quan hệ cung cầu có
ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
• Lãi suất cho vay
Thông thường, ngoài vốn tự có thì doanh nghiệp muốn mở rộng hoạt
động sản xuất kinh doanh đều phải vay thêm vốn của các ngân hàng, các tổ
chức tín dụng hay các thành phần kinh tế khác với các mức lãi suất khác
nhau. Lãi suất cao sẽ dẫn tới khoản lãi vay phải trả sẽ lớn thì lợi nhuận của
doanh nghiệp sẽ giảm và ngược lại.
• Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật
Trong một xã hội mà nhu cầu khách hàng ngày càng cao vè hàng hóa,
dịch vụ cung cấp đòi hỏi các doanh nghiệp cần nhanh nhạy áp dụng những

khoa học kỹ thuật mới để cải thiện và nâng cao hàng hóa dịch vụ mà doanh
nghiệp cung ứng sẽ tạo đà cho lợi nhuận tăng, nếu không hàng hóa dịch vụ
của doanh nghiệp bán ra sẽ lạc hậu, khó lòng đáp ứng được nhu cầu ngày
càng cao của khách hàng và như vậy lợi nhuận giảm là điều khó tránh khỏi.

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 9

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

1.3.2 Nhân tố chủ quan
• Về con người
Con người đóng vai trò trung tâm và ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận
của doanh nghiệp. Trình độ quản lý và năng lực chuyên môn của nguồn nhân
lực trong công ty sẽ là yếu tố then chốt cho hướng đi của doanh nghiệp trong
hoạt động kinh doanh, tạo tiên đề cơ bản cho doanh nghiệp đạt được lợi
nhuận tốt hay không.
• Về vốn kinh doanh
Vốn là tiền đề vật chất cho mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp. Như vậy, nó là nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả sản xuất
kinh doanh và lợi nhuận của doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp có lợi thế về vốn
thì sẽ có lợi thế trong kin doanh. Khả năng dồi dào về vốn sẽ giúp doanh nghiệp
dành được thời cơ trong kinh doanh, có điều kiện mở rộng hoạt động kinh
doanh, từ đó tạo điều kiện cho doanh nghiệp tăng doanh thu, tăng lợi nhuận.
• Về trình độ quản lý chi phí sản xuất kinh doanh
Chi phí sản xuất kinh doanh là những chi phí phát sinh liên quan đến mọi

hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp, liên quan đến việc sử
dụng yếu tố đầu vào có hiệu quả hay không. Chi phí là nhân tố ảnh hưởng
trực tiếp đến lợi nhuận bởi nếu chi phí được sử dụng hợp lý và có hiệu quả thì
lợi nhuận sẽ tăng còn nếu không thì ngược lại.
• Giá cả, kết cấu, chất lượng, khối lượng của hàng hóa dịch vụ bán ra
Các nhân tố này cũng tác đông trực tiếp đến lợi nhuận của doanh nghiệp
như việc thay đổi giá bán sẽ ảnh hưởng tới doanh thu và làm thay đổi lợi
nhuận. Kết cấu của hàng hóa, dịch vụ cũng vây. Thay đổi kết cấu của mặt
hàng bán ra do sự biến động của nhu cầu thị trường, thị hiếu của người tiêu
dùng cho nên khi thay đổi kết cấu mặt hàng tiêu thụ, doanh nghiệp cần chú ý
đến việc điều tra nghiên cứu thị trường để định hình kết cấu mặt hàng hợp lý

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 10

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ, tăng lợi nhuận. Chất lượng hàng hóa, dịch vụ
bán ra cao sẽ đáp ứng tốt hơn, làm thỏa mãn người tiêu dùng, không những
thế nó còn làm nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Các nhân tố trên sẽ tác
động đến khối lượng hàng hóa, dịch vụ bán ra của doanh nghiệp. Khối lượng
bán ra sẽ tăng làm doanh thu tăng, tăng lợi nhuận và ngược lại.

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 11

MSV: 11A03307N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

CHƯƠNG 2
TÌNH HÌNH THỰC HIỆN LỢI NHUẬN CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN SOHACO VIỆT NAM
2.1 Giới thiệu chung về công ty cổ phần SOHACO Việt Nam
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty
Công ty cổ phần SOHACO Việt Nam thành lập theo giấy phép đăng ký
kinh doanh số 0103034864 do sở kế hoạch đầu tư thành phố Hà Nội cấp phép
ngày 09/02/2009 và giấy chứng nhận đăng thuế với mã số người nộp thuế là
0103305726 do Cục thuế thành phố Hà Nội cấp ngày 14/02/2009, hoạt động
theo điều lệ của công ty.
- Tên công ty: Công ty cổ phần SOHACO Việt Nam
- Tên quốc tế: SOHACO vietnam., jsc
- Loại hình:
Công ty cổ phần
- Trụ sở chính: Số 1 A1 - Khu đô thi Đại Kim – Định Công – Hoàng
Mai – Hà Nội
- Văn phòng giao dịch: Tầng 3 – Tòa nhà A – 190 Nguyễn Tuân – Hà Nội
- Điện thoại:
04 66726526
- Vốn điều lệ: 9.500.000.000 VNĐ (năm tỷ đồng)
Được thành lập chính thức từ năm 2009 đến nay, SOHACO Việt Nam
(bao gồm công ty chính và 5 SOHACO thành viên) đang là một trong những
đơn vị hàng đầu trong lĩnh vực cung cấp và lắp đặt các giải pháp toàn diện về:
Sàn Vinyl, sàn nâng, hệ thống y tế bệnh viện, hệ thống thể thao, giáo dục, đầu

tư, môi trường, khoa học công nghệ….Với định hướng là một công ty hoạt
động đa dạng và phát triển theo hình thái Group vững mạnh và sự hợp tác của
các chuyên gia các nước, SOHACO Việt Nam chủ động tạo thế mạnh cho
các công tác hoàn thiện công trình, thiết bị công nghệ cao, hệ thống của dự
án, rút ngắn thời gian thi công, tạo thuận lợi và đem sự tối ưu cho khách hàng.
Ngành nghề kinh doanh của công ty:
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 12

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

* SOHACO thương mại:
- Cung cấp và lắp đặt Sàn nâng kỹ thuật (cho các tổng đài, IT)
- Cung cấp và lắp đặt San Vinyl (bao gồm sàn thể thao, sàn bệnh viện,
sàn cho nhà máy công nghiệp, khách sạn, siêu thị,…)
- Cung cấp và lắp đặt giấy dán tường cao cấp
- Dịch vụ chăm sóc, mua bán cây cảnh, hệ thống cây cảnh sân vườn….
* SOHACO xây dựng:
- Tư vấn, khảo sát địa chât, địa hình
- Tư vấn quản lý dự án, thiết kế công trình
- Tư vấn giám sát thi công công trình
- Thi công xây dựng các công trình
* SOHACO kiến trúc:
- Tư vấn quy hoạch xây dựng
- Tư vấn lập dự án đầu tư xây dựng công trình
- Hợp tác quốc tế trong lĩnh vực nội thất kiến trúc

* SOHACO y tế:
- Tư vấn quản lý dự án các công trình trong bệnh viện
- Tư vấn thẩm định dự án các công trình trong bệnh viện
* SOHACO thể thao:
- Tư vấn quy hoạch các công trình trong nhà thi đấu
- Tư vấn thiết kế các công trình nhà thi đấu
2.1.2 Đặc điểm cơ cấu bộ máy quản lý hoạt động của công ty
Trong bất cứ doanh nghiệp nào việc tổ chức quản lý cũng rất cần thiết và
không thể thiếu.Tổ chức bộ máy quản lý phải tùy thuộc vào quy mô, loại hình
doanh nghiệp, đặc điểm và điều kiện sản xuất cụ thể của từng doanh
nghiệp. Tại công ty cổ phần SOHACO Việt Nam, bộ máy quản lý được tổ
chức như sau:

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 13

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

Sơ đồ 1: Sơ đồ bộ máy quản lý của công ty phần SOHACO Việt Nam
ĐẠI HỘI CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN
TRỊ

BAN KIỂM SOÁT


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC SẢN
XUẤT VÀ KINH
DOANH

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG

THUẬT

PHÓ GIÁM ĐỐC
TỔNG HỢP

PHÒNG
THIẾT
KẾ

PHÒNG
HÀNH
CHÍNH

PHÒNG
KẾ
TOÁN

(Nguồn: Phòng Tổ Chức Hành Chính)

Chức năng và nhiệm vụ các phòng ban
Ban giám đốc: Gồm một giám đốc và hai phó giám đốc, thay mặt công
ty chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước về mọi hoạt động của
công ty, trực tiếp chỉ đạo xây dựng bộ máy giúp việc đồng thời chỉ đạo trực
tiếp và giám sát đến các phòng ban. Các phó giám đốc là người giúp việc cho
giám đốc về các nhiệm vụ được giao.
Phòng kế thiết kế: Nghiên cứu tài liệu và các chương trình thiết kế, quy
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 14

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài Chính

hoạch, tính toán kết cấu cũng như các chương trình liên quan phục vụ cho
việc thiết kế; thực hiện và hoàn thành các công việc khác được giao.
Phòng kế toán: Có nhiệm vụ thực hiện các công tác hạch toán kế toán.
Hàng kỳ phòng tài chính kế toán phải cung cấp các báo cáo nghiệp vụ cho
việc quản trị trong công ty.
Phòng hành chính: Thực hiện công tác hành chính – nhân sự, giám sát và
thực hiện quyền và nghĩa vụ của cán bộ - công nhân viên trong công ty.
Phòng kĩ thuật: Xây dựng, áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo
tiêu chuẩn phù hợp mà công ty chọn, duy trì hệ thống quản lý chất lượng có
hiệu quả, tổ chức đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng nhằm duy trì và
cải tiến hệ thống, lập kế hoạch và quản lý, giám sát công tác kỹ thuật và chất
lượng trong các dự án do công ty làm chủ đầu tư và thực hiện; chủ trì thực
hiện công tác kiểm định chất lượng công trình.
Phòng kinh doanh: Lập các kế hoạch Kinh doanh và triển khai thực

hiện, thiết lập, giao dich trực tiếp với hệ thống khách hàng, hệ thống nhà
phân phối; thực hiện hoạt động bán hàng tới các Khách hàng nhằm mang
lại doanh thu cho công ty; phối hợp với các bộ phận liên quan như: Kế
toán, Sản xuất, Phân phối,...nhằm mang đến các dịch vụ đầy đủ nhất cho
khách hàng…
SOHACO Việt Nam đã vinh dự được lựa chọn là đơn vị tham gia tư vấn,
cung cấp, thi công hoàn thiện nhiều dự án tiêu biểu và đánh giá cao từ phía
nhà thầu và chủ đầu tư các dự án trong và ngoài nước.
2.2 Tình hình tài sản của công ty giai đoạn 2012-2014

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 15

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
Bảng 2.1 Cơ cấu tài sản của SOHACO Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 2012

Năm 2013

TÀI SẢN
A. TÀI SẢN NGẮN HẠN
I.Tiền và các khoản tương
đương tiền
1.Tiền
II.Các khoản đầu tư tài chính

ngắn hạn
III.Các khoản phải thu ngắn
hạn
1.Phải thu của khách hàng
2.Trả trước cho người bán
IV.Hàng tồn kho
1.Hàng tồn kho
V.Tài sản ngắn hạn khác
1.Chi phí trả trước ngắn hạn
2.Thuế giá trị gia tăng được
khấu trừ
3.Thuế và các khoản phải thu
Nhà nước
B.TÀI SẢN DÀI HẠN
I. .Tài sản cố định
-Nguyên giá
- Giá trị hao mòn lũy kế
TỔNG CỘNG TÀI SẢN

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

9.156

94,18

10.710


Tỷ trọng
(%)
96,17

434

4,74

35

434

100

1.245

Năm 2014

So sánh
2013/2012
Mức độ
Tỷ lệ
(+) (-)
(%)
1.554
16,97

So sánh 2014/2013


17.323

Tỷ trọng
(%)
93,94

0,33

1.636

9,44

-399

-92

1.601

4574,3

35

100

1.636

100

-399


-92

1.601

4574,3

13,6

1.029

9,6

6.706

38,71

-216

-17,34

5.677

551,7

1.245

100

1.029


100

17,34

9.636
9.636
10
9

89,97
100
0,1
90

2.168
2.168
1
0

29,03
29,03
11,11
0

2.885
2.792
-713
-713
48
-10


280,4

81,56
100
0,1
100

58,76
41,24
51,51
100
0,34
34,48

-216

7.468
7.468
9
9

3.914
2.792
8.923
8.923
58
20

1


10

23

39,65

1

22

2200

15

25,87

1.117
1.117
1.589
(472)
18.440

6,06
100
142,25
-42,25
100

566

566
696
(130)
9.722

5,82
100
130
-30
100

426
426
696
(270)
11.136

3,83
100
163,38
-63,38
100

Số tiền

Mức độ
(+) (-)
6.613

Tỷ lệ

(%)
61,74

15
-140
-140
0
-140
1.414

24,47
24,47
0
107,69
14,54

691
691
893
-202
7.304

(Nguồn: Bảng cân đối của công ty qua 3 năm)
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

16

7,4
7,4
480

122,2

MSV: 11A03307N

162,2
162,2
128,3
74,81
65,59


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Nhận xét:
Nhìn vào bảng tình trên, tình hình tổng tài sản của công ty đã tăng dần
qua 3 năm, từ 9.722 triệu đồng (năm 2012) lên đến 18.440 triệu đồng (năm
2014) tương ứng với tỷ lệ tăng là 14,54% đến 65,59%.
- Tài sản ngắn hạn tăng nhanh, từ 9156triệu đồng (năm 2012) đến
17.323 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 16,97% đến 61,74%, chủ yếu là
hàng tồn kho, chiếm tỷ trọng trên 90% trong tổng tài sản.
+ Tiền và các khoản tương đương tiền có sự biến động mạnh. Năm
2012 là 434 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 lại giảm mạnh, chỉ còn 35
triệu đồng tương ứng với tỷ lệ giảm là -92%. Đến năm 2014 lại bắt đầu
tăng tiền trở lại, tăng 1.601 triệu đồng so với năm 2013 tương ứng với tỷ lệ
tăng là 4574,3%. Sự biến động này là do công ty đã bỏ ra một lượng tiền để
mua sắm thêm nguyên vật liệu làm giảm tiền; thu được tiền từ các khoản
nợ làm tăng tiền.
+ Hàng tồn kho cũng đã có sự giảm sút đáng kể, từ 29,03% xuống -74%

nhưng nó vẫn còn chiếm tỷ trọng cao trong khi đó tiền và các khoản tương
đương tiền lại chiếm tỷ trọng rất ít. Đáng kể, tiền tăng mạnh từ năm 2012
-2014, tăng từ -92% lên tới 4574,3%. Đây là dấu hiệu tốt, cho thấy công ty đã
chú trọng đến việc làm tăng tiền.
+ Các khoản phải thu ngắn hạn khác và tài sản ngắn hạn khác
cũng đã tăng qua các năm. Năm 2012, các khoản phải thu ngắn hạn tăng
từ 1.245 triệu đồng tới 6.706triệu đồng. Công ty đã tích cực thu hồi các
khoản nợ, đặc biệt là các khoản khách hàng nợ tiền công, tiền nguyên vật
liệu…
-Tài sản dài hạn đã tăng từ 565 triệu đồng lên 1.117 triệu đồng. Do đây
là công ty chuyên lắp đặt và cung cấp các loại sàn gỗ nên chỉ có tài sản cố
định.

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34 17

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

2.3 Tình hình nguồn vố của công ty giai đoạn 2012-2014
Bảng 2.2 Cơ cấu nguồn vốn của SOHACO Việt Nam giai đoạn 2012-2014
(ĐVT: triệu đồng)
Năm 2012
NGUỒN VỐN

Năm 2013


Năm 2014

Tỷ
Tỷ trọng (%) Số tiền trọng
(%)

Số tiền

Tỷ trọng
(%)

Số tiền

A. NỢ PHẢI TRẢ

433

4,46

412

3,7

132

I. Nợ ngắn hạn

53

12,25


158

38,4

4

1.Phải trả cho người bán

1

1,89

104

65,82

2.Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước

52

98,11

54

34,18

II. Nợ dài hạn

380


87,75

254

1.Vay và nợ dài hạn

380

100

254

9.289

95,54

9.289

B.VỐN CHỦ SỞ HỮU
I. Vốn chủ sở hữu
1. Vốn đầu tư của
chủ sở hữu
2. Lợi nhuận chưa phân phối
TỔNG CỘNG NGUỒN VỐN

So sánh
2013/2012

So sánh

2014/2013

Mức độ
(+) (-)

Tỷ lệ
(%)

Mức độ
(+) (-)

Tỷ lệ
(%)

0,7

-21

-4,8

-280

67,96

3,04

105

198,11


-154

-97,5

103

10300

-104

4

100

2

3,84

-50

92,6

128

96,96

-136

-33,1


-126

-49,6

100

128

100

-126

-33,1

-126

-49,6

10.724

96,3

18.308

99,3

1.435

15,44


7.584

70,71

100

10.724

100

18.308

100

1.435

15,44

7.584

70,71

6.500

69,97

6.500

60,6


9.500

51,88

0

0

3.000

46,15

2.789

30,03

4.224

39,4

8.808

48,12

1.435

51,45

4.584


108,52

9.722

100

11.136

100

18.440

100

1.414

14,54

7.304

65,59

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm)

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

18

MSV: 11A03307N



Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Nhận xét:
Tổng thể, từ bảng trên ta thấy tình hình nguồn vốn đã có sự biến động rõ
rệt. Chỉ trong 2 năm, từ 2012-2014, nguồn vốn đã tăng từ 9.722 triệu đồng lên
18.440 triệu đồng, tăng gần gấp đôi. Chủ yếu là do sự gia tăng của vốn chủ sở
hữu, từ 9.289 triệu đồng lên 10.724triệu đồng và tăng tiếp lên 18.308 triệu đồng.
-Vốn chủ sở hữu chiếm tỷ trọng rất lớn trong nguồn vốn, trên 95% mỗi
năm. Năm 2012 và 2013, vốn đầu tư của chủ sở hữu không tăng, giữ nguyên
ở mức 6.500 triệu đồng. Chỉ đến năm 2014, công ty mới chú trọng việc tăng
vốn đầu tư, tăng 3.000 triệu đồng, tương ứng với tỷ lệ tăng là 46,15%. Việc
tăng vốn đầu tư cũng làm cho công ty đạt được nhiều lợi nhuận hơn, từ 2.789
triệu đồng tới 8.808 triệu đồng. Việc lợi nhuận tăng chững tỏ công ty đang
ngày càng làm ăn phát đạt, đạt được sự tin cậy của khách hàng.
-Nợ phải trả đã có sự giảm sút đáng kể. Năm 2012, với 433 triệu đồng,
giảm dần qua năm 2013 và đến năm 2014, chỉ còn 132 triệu đồng, chủ yếu là
các khoản nợ dài hạn. Nhưng 3 năm qua, công ty đã giảm triệt để các khoản
nợ dài hạn (vay và nợ dài hạn) và nợ ngắn hạn.
+Nợ dài hạn đến năm 2014 chỉ còn 128 triệu đồng, giảm -49,6% so với
năm 2013.
+Nợ ngắn hạn giảm -97,5% so với năm 2013, dẫn đến thuế và các
khoản phải nộp cho nhà nước cũng giảm theo. Năm 2012, nợ phải trả cho
người bán là 1triệu đồng, nhưng đến năm 2013, nó đã tăng 10300% so với
năm 2012 với số tiền tương ứng là 104 triệu đồng; và đến năm 2014 thì công
ty đã trả hết các khoản nợ cho người bán, đây là dấu hiệu rất tốt.
Tóm lại, qua bảng trên, SOHACO Việt Nam đã có thể tự chủ về tài chính,
bằng nguồn vốn tự có của mình, công ty đang từng bước phát triển mạnh mẽ.

2.4 Tình hình kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Như ta đã biết lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh là lợi nhuận
chủ yếu của mỗi doanh nghiệp, nó có ý nghĩa quan trọng với toàn bộ quá trình
hoạt động sản xuất kinh doanh và ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính
của doanh nghiệp đó

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

19

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính
Bảng 2.3 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh qua 3 năm
(ĐVT: triệu đồng)

Mức độ
(+) (-)

Tỷ lệ
(%)

So sánh
2014/2013
Mức độ
Tỷ lệ
(+) (-)

(%)

24.058

736

5,66

10.316

75,06

0

0

0

0

0

0

13.006

13.742

24.058


736

5,66

10.316

75,06

4.Giá vốn hàng bán
5.Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (20=10-11)

10.261
2.745

10.581
3.161

16.932
7.126

320
416

3,12
15,15

6.351
3.965

60

125,4

6.Doanh thu hoạt động tài chính
7.Chi phí tài chính
-Trong đó: Chi phí lãi vay
8.Chi phí quản lý kinh doanh
9.Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh (30=20+21-22-25)
10.Thu nhập khác
11.Chi phí khác
12.Lợi nhuận khác (40=31-32)
13.Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50=30+40)
14.Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

0,3

0,1

18

-0,2

-66,67

17,9

17900

60

67


50

7

11,67

-17

-25,37

1.195
1550,3
2,97
0
2,97
1553,27
388,3175

1.183
1911,1
3,4
0
3,4
1914,5
438,86

1.369
5.725
5,4

0
5,4
5730,4
1146,08

-12
360,8
0,43
0
0,43
361,23
50,54

-1
23,27
14,47
0
14,47
23,26
13,01

186
3813,9
2
0
2
3815,9
707,22

15,72

199,56
58,82
0
58,82
199,3
161,15

15.Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (60=50-51)

1164,9525

1475,64

4584,32

310,6875

26,67

3108,68

210,67

So sánh 2013/2012
Chỉ tiêu

Năm 2012

Năm 2013


Năm 2014

13.006

13.742

0

3.Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (10=01-02)

1.Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
2.Các khoản giảm trừ doanh thu

(Nguồn: Bảng cân đối kế toán của công ty qua 3 năm)
SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

20

MSV: 11A03307N


Luận văn tốt nghiệp

Khoa Tài chính

Nhận xét:
Có thể thấy trong 3 năm, doanh thu và lợi nhuận của công ty đều tăng.
-Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng nhanh, từ
13.006 triệu đồng (năm 2012) tăng lên 13.742 triệu đồng (năm 2013), chiếm
tỷ lệ tăng là 5,66%). Đến năm 2014, doanh thu đã đặt được 24.058 triệu đồng,

tăng 75,06% so với năm 2013. Việc doanh thu tăng nhanh như vậy là do sản
phẩm có chất lượng tốt, giá thành hợp lý nên được các chủ đầu tư, khách hàng
nhỏ lẻ tin tưởng và mua hàng.
-Giá vốn hàng bán tăng dần qua 3 năm. Năm 2012 là 10.261 triệu đồng,
năm 2013 có tăng lên 320 triệu đồng so với năm 2012, chiếm tỷ lệ tăng là
3,12%. Năm 2014 thì giá vốn hàng bán tăng nhanh so với năm 2013, tăng
60% tương ứng với số tiền là 16.932 triệu đồng. Công ty đã đầu tư nhiều hơn
vào nguyên vật liệu nhưng tỷ lệ tăng của giá vốn hàng bán vẫn nhỏ hơn tỷ lệ
tăng của doanh thu. Điều này cho thấy đây là dấu hiệu tốt.
-Doanh thu hoạt đông tài chính tăng mạnh, chủ yếu là lãi của các
khoản tiền gửi ngân hàng. Năm 2013, doanh thu từ hoạt động tài chính có
phần giảm suát so với năm 2012, chiếm tỷ lệ giảm là -66,67%. Nhưng đến
năm 2014, doanh thu tăng mạnh với tỷ lệ tăng là 17900% so với năm 2013,
tương ứng với số tiền là 18 triệu đồng.
-Chi phí tài chính (chủ yếu là chi phí lãi vay) giảm dần qua 3 năm. Năm
2012 là 60 triệu đồng, nhưng đến năm 2013 tăng 7 triệu, chiếm tỷ lệ tăng là
11,67%. Đến năm 2014 đã có phần giảm nhẹ xuống còn 50 triệu đồng, chiếm
tỷ lệ giảm là -25,37%. Công ty đã trả bớt các khoản nợ phải trả nên số tiền lãi
cũng giảm theo.
-Chi phí quản lý kinh doanh tăng chậm. Năm 2014 là 1.369 triệu
đồng, tăng 15,72% so với năm 2013. Năm 2013 là 1.183 triệu đồng, giảm
-1% so với năm 2012 , tương ứng với số tiền giảm là-12 triệu đồng. Việc tăng

SV: Đặng Thị Ngọc Ánh TC 16.34

21

MSV: 11A03307N



×