Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu rủi ro trong thanh toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (39.96 KB, 2 trang )

RỦI RO THANH KHOẢN
1.

Khái niệm
Rủi ro thanh khoản là tổn thất xảy ra cho Ngân hàng khi nhu cầu thanh khoản thực tế

vượt quá khả năng thanh khoản dự kiến hoặc nói cách khác là khả năng xảy ra tổn thất cho Ngân
hàng khi cung thanh khoản không đáp ứng được cầu thanh khoản.
2. Đặc điểm
- Rủi ro thanh khoản làm giảm thu nhập ròng của Ngân hàng vì Ngân hàng phải gia tăng
các chi phí để đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
- Khi rủi ro thanh khoản ở mức cao hơn, Ngân hàng dễ bị phá sản vì khả năng mất thanh
khoản cao, không thể chi trả được cho các chi phí đáp ứng nhu cầu thanh khoản.
3. Khe hở thanh khoản
Ngân hàng tính toán khe hở Thanh khoản dựa trên dự đoán dòng tiền vào và ra, có thể
được tính cho từng ngày, tháng, năm. Nếu dòng tiền vào dự tính lớn hơn dòng tiền ra dự tính thì
ngân quỹ của ngân hàng sẽ gia tăng, còn ngược lại thì ngân quỹ sẽ bị hao hụt.
Trong trường hợp ngân quỹ của ngân hàng gia tăng, có thể ngân hàng chủ định để đối
phó với những khó khăn về nhu cầu thanh khoản đột xuất trong kỳ tới, hoặc có thể ngân hàng bị
động phải gia tăng ngân quỹ do khả năng cho vay thấp gây ra giảm thu nhập cho ngân hàng, nhà
quản lý sẽ phải có biện pháp để giảm tính thanh khoản của tài sản bằng cách gia tăng tài trợ hoặc
giảm huy động
4. Diễn biến rủi ro thanh khoản
Đầu tiên, ngân quỹ của Ngân hàng sẽ ngày một suy giảm liên tục trong nhiều tháng hay
nhiều khoảng thời gian (do bị hạn chế trong khâu huy động, hoặc do có các tài sản chất lượng
kém, không có khả năng thu hồi để hoàn trả). Lúc này, dòng tiến lớn bị rút đột ngột do yếu tố
mất ổn định vĩ mô. Thông tin này bất lợi cho ngân hàng khiến họ bị vào tình trạng khủng hoảng.
Như đã nói ở trên, các rủi ro này có khả năng gây cho ngân hàng bị giảm thu nhập ròng, một khi
các khoản cho vay xấu tồn động và tích lũy lại sẽ khiến cho người gửi tiền trở nên hoảng sợ, rút
tiền và khiến ngân hàng mất khả năng chi trả, lâm vào cảnh phá sản. Thực tế cho thấy, có thể khi
đó ngân hàng chưa thực sự bị thua lỗ, nhưng luồng thông tin không có lợi đó sẽ gây ra tâm lý bất


an cho người gửi tiền sẽ gây ra tình trạng như đã nói ở trên. Lúc này, nếu khả năng cứu vãn của
ngân hàng trung ương kém, tình trạng sẽ lan sang toàn bộ hệ thống dẫn đến khủng hoảng thanh
khoản.


Lúc này, ngân hàng hoặc sẽ phải huy động vốn với lãi suất cao hơn để đáp ứng nhu cầu
hoặc phải bán chứng khoán cùng các tài sản khác với giá thấp. Bằng cách này hay cách khác thì
vẫn gây ra tổn thất cho ngân hàng, với cách đầu thì tổn thất là sự gia tăng chi phí, còn với cách
sau thì tổn thất lại là sự sụt giảm giá bán so với mức giá mua các chứng khoán hay các tài sản đó.
5. Hạn chế rủi ro thanh khoản
- Nghiên cứu các nguyên nhân gây ra hiện tượng rủi ro thanh khoản, hạn chế rủi ro về tín
dụng, lãi suất hay hối đoái.
- Phân tích các nhu cầu thanh khoản trong quá khứ để thấy được những biến động về nhu
cầu này và các nhân tố ảnh hưởng.
- Phân tích các hình thức đáp ứng nhu cầu thanh khoản và các rủi ro có thể xảy ra.
- Dự đoán các biến động trong tương lai về lãi suất, về tín dụng, lạm phát, thất nghiệp, …
- Duy trì quan hệ với người cho vay lớn sao cho họ tránh rút tiền trong lúc cấp bách bằng
việc cho họ những ưu đãi.
- Đa dạng hóa các nguồn tiền, huy động từ nhiều người và bằng nhiều hình thức khác
nhau.
- Nắm tài sản thanh khoản như là chứng khoán của chính phủ, các chứng khoán thế
chấp…
- Xây dựng chính sách kiểm soát và ràng buộc các ngân hàng thương mại trong môi
trường kinh doanh theo mục tiêu an toàn.
- Đảm bảo điều hành các yếu tố vĩ mô nhằm tăng tính an toàn cho cả hệ thống.
- Xây dựng các phương án “cấp cứu” khi xảy ra dấu hiệu của khủng hoảng thanh khoản:
NHNN cho vay, bảo hiểm tiền gửi cam kết chi trả, …




×