Tải bản đầy đủ (.pdf) (22 trang)

GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI TRƯỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI MÃ SỐ: CB2014 – 04 - 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (722.91 KB, 22 trang )

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI
-------------------------------------

BÁO CÁO TÓM TẮT
ĐỀ TÀI CẤP BỘ NĂM 2014

TÊN ĐỀ TÀI:
GIẢI PHÁP ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI
TRƢỚC YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI
MÃ SỐ: CB2014 – 04 - 21

Hà Nội, tháng 12 năm 2014


Cơ quan chủ quản đề tài :

BỘ LAO ĐỘNG - THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

Đơn vị thực hiện :

TRƢỜNG ĐẠI HỌC LAO ĐỘNG - XÃ HỘI

Thời gian thục hiện :

Năm 2014

Chủ nhiệm đề tài: TS. Nguyễn Huyền Linh, Khoa Công tác xã hội
Thƣ ký: ThS. Nguyễn Kim Loan
Các thành viên:
PGS.TS. Trịnh Khắc Thẩm


ThS. Nguyễn Lê Trang
TS. Nguyễn Thị Hương
ThS. Nguyễn Hồng Linh
ThS. Nguyễn Tuấn Long
ThS. Phạm Thị Thu Trang

Cộng tác viên:
ThS. Võ Xuân Hòa, Trung tâm nghiên cứu và đào tạo phát triển cộng đồng
ThS. Nguyễn Văn Trài, Đại học Lao động và Xã hội

2


MỤC LỤC
CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC CỬ NHÂN CTXH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI .. 1
I.

Một số khái niệm và vai trò đào tào cử nhân CTXH ........................................................................ 1

II.

Yêu cầu đối với cử nhân CTXH trong phát triển dịch vụ xã hội ...................................................... 2

III.

Cơ sở pháp lý đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam ...................................................................... 3

IV.


Các yếu tố ảnh hưởng tới đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam .................................................... 3

V.
VI.

Tiêu chí xác định nhu cầu đào tạo cử nhân CTXH ........................................................................... 4
Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo cử nhân CTXH và bài học cho Việt Nam ................................. 4

Chƣơng II: THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CTXH ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI ..................................................... 5
I.

Thực trạng cung – cầu cử nhân nghề CTXH .................................................................................... 5

II.

Thực trạng chương trình đạo tạo cử nhân CTXH ............................................................................. 5

III.

Thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân CTXH ................................................. 6

IV.

Chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra đối với đào tạo cử nhân CTXH .................................................. 6

V.

Thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân CTXH ..................................................... 7


VI.

Thực trạng cơ sở vật chất .............................................................................................................. 8

VII.

Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra ...................................................................................... 10

Chƣơng III: KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ XÃ HỘI ...................................................................................................................... 12
I.

Định hướng quan điểm chủ trương ................................................................................................. 12

II.

Khuyến nghị một số giải pháp đào tạo cử nhân CTXH hiện nay.................................................... 13

1.

Giải pháp về cơ chế chính sách ....................................................................................................... 13

2.

Giải pháp về chương trình và giáo trình ......................................................................................... 14

3.

Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên .............................................................................................. 15


4.

Giải pháp đối với thực hành, thực tập ............................................................................................. 16

5.

Giải pháp đối với sinh viên ............................................................................................................. 16

6.

Giải pháp về cơ sở vật chất ............................................................................................................. 16

7.

Điều kiện và lộ trình thực hiện........................................................................................................ 17

3


CHƢƠNG I: CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN ĐÀO TẠO NGUỒN NHÂN
LỰC CỬ NHÂN CTXH ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI
I.

Một số khái niệm và vai trò đào tào cử nhân CTXH

1.1.
-

Khái niệm về Công tác xã hội, dịch vụ xã hội và nhân viên công tác xã hội


Khái niệm dịch vụ (DVXH)

Dịch vụ là những hoạt động lao động mang tính xã hội tạo ra các sản phẩm hàng hóa tồn
tại dưới hình thái vô hình nhằm thỏa mãn các nhu cầu sản xuất và đời sống của con
người.
Dịch vụ xã hội (DVXH) là các hoạt động cung cấp dịch vụ, đáp ứng nhu cầu cho các cá
nhân, nhóm người nhất định nhằm bảo đảm các giá trị và chuẩn mực xã hội
-

Khái niệm Công tác xã hội (CTXH).

Theo Đề án phát triển nghề công tác xã hội Việt Nam giai đoạn 2010 -2020, CTXH là
hoạt động mang tính chuyên môn, được thực hiện theo các nguyên tắc và phương pháp
riêng nhằm hỗ trợ các cá nhân, gia đình, nhóm xã hội và cộng đồng dân cư trong việc giải
quyết các vấn đề của họ. Qua đó, CTXH theo đuổi mục tiêu vì hạnh phúc cho con người
và tiến bộ xã hội.
-

Dịch vụ công tác xã hội

Dịch vụ CTXH là các dịch vụ trợ giúp xã hội cho những người yếu thế trong xã hội, đặc
biệt là cho người khuyết tật, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, người cao tuổi, người già cô
đơn không nơi nương tựa, người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người bị bạo lực gia đình,
nạn nhân của buôn bán người, người vô gia cư, người nghiện chất, người gặp các vấn đề
về sức khẻ tâm thần.
-

Nhân viên công tác xã hội


Nhân viên công tác xã hội là người được đào tạo và trang bị các kiến thức và kỹ năng
công tác xã hội, họ có nhiệm vụ trợ giúp các đối tượng xã hội nâng cao khả năng giải
quyết và ứng phó với các vấn đề phát sinh trong cuộc sống; tạo cơ hội để các đối tượng
tiếp cận với các nguồn lực cần thiết; thúc đẩy sự tương tác giữa các cá nhân, giữa cá nhân
với môi trường tạo ảnh hưởng tới chính sách xã hội, các cơ quan, tổ chức vì lợi ích của cá
nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng thông qua hoạt động nghiên cứu và hoạt động thực
tiễn

1


Nhân viên công tác xã là viên chức chuyên môn nghiệp vụ làm công tác xã hội, chịu
trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ cụ thể trong quy trình công tác xã hội có yêu cầu
đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công. Đối với
chức danh Nhân viên CTXH yêu cầu phải có trình độ trung cấp trở lên thuộc các chuyên
ngành công tác xã hội, xã hội học, tâm lý học hoặc các chuyên ngành khoa học xã hội
khác phù hợp với công việc đãm nhiệm. 1
-

Khái niệm đào tạo cử nhân CTXH

Đào tạo nhân cử nhân CTXH được hiểu là các chương trình, biện pháp và các hoạt động
giảng dạy tại các trường đại học nhằm giúp sinh viên CTXH thuộc các hệ đào tạo chính
quy, tại chức CTXH tiếp thu đủ các kiến thức, kỹ năng để được cấp bằng cử nhân CTXH.
1.2.

Vai trò đào tạo cử nhân CTXH

Đào tạo cử nhân CTXH hiện nay có vai trò (1) đáp ứng nhu cầu về nhân lực CTXH, (2)
nâng cao dân trí và (3) bồi dưỡng nhân tài trong lĩnh vực CTXH nhằm phát triển quản lý

nhà nước về CTXH và phát triển dịch vụ xã hội, nâng cao đời sống nhân dân.
II.

Yêu cầu đối với cử nhân CTXH trong phát triển dịch vụ xã hội

2.1.

Yêu cầu về dịch vụ xã hội

Dịch vụ xã hội hiện nay mới chỉ bao phủ được 8.4% nhu cầu DVXH của nhóm người cao
tuổi, 7.5% nhu cầu DVXH của người khuyết tật, và 1% nhu cầu DVXH cho nhóm người bị
ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, người nghiện ma túy, mại dâm và nạn nhân của buôn bán
người, bạo lực gia đình2. Nhu vậy, nhu cầu dịch vụ xã hội ở Việt Nam hiện nay là lớn và
trong những năm tới sẽ càng lớn hơn.
2.2.

Yêu cầu về cán bộ, nhân viên có chuyên môn CTXH

Nhu cầu về chuyên môn CTXH trong lĩnh vực dịch vụ xã hội ở Việt Nam là rất lớn. Do đó,
cần tăng cường đào tạo CTXH hệ tập trung chính quy, kết hợp với các hình thức đào tạo lại,
đào tạo bổ sung để đảm bảo toàn hệ thống có được nguồn nhân lực CTXH chất lượng cao,
đáp ứng yêu cầu phát triển dịch vụ xã hội.
2.3.

Yêu cầu đối với cử nhân công tác xã hội

1

Bộ LĐTBXH (2010), Thông tư số 34/2010/TT-BLĐTBXH ngày 8/11/2010 của Bộ LĐTBXH quy định tiêu chuẩn
nghiệp vụ các ngạch viên chức công tác xã hội.

2

Đặng Kim Chung (2012) Báo cáo đánh giá nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội và đề xuất kế hoạch phát triển
hệ thống cung cấp dịch vụ CTXH từ trung ương đến địa phương, Viên Khoa học Lao động, Hà Nội.

2


Để đảm nhận được các hoạt động CTXH một cách chuyên nghiệp thì các nhân viên
CTXH cần được trang bị hệ thống lý thuyết và kỹ năng CTXH, đồng thời cần có hệ thống
các quy chuẩn, đạo đức nghề CTXH.
Tuy nhiên, ở nước ta hiện nay, công tác đào tạo CTXH theo hướng chuyên nghiệp chưa
nhiều, số cán bộ có chuyên môn CTXH còn ít. Theo báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo
năm 2014, cả nước mới có 47 trường Đại học, Cao đẳng đạo tạo nghề công tác xã hội,
trong đó chỉ có 22 trường đào tạo trình độ đại học. Nhưng chưa có cơ quan nào đứng ra
kiểm định chất lượng đào tạo. Sinh viên tốt nghiệp ngành CTXH ra trường rất khó tìm
việc làm, tỷ lệ thất nghiệp cao.

III.

Cơ sở pháp lý đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam

3.1 Cở sở pháp lý về đào tạo nguồn nhân lực công tác xã hội
Chính phủ và các bộ ngành đã ban hành nhiều văn bản pháp lý về đào tạo nguồn nhân lực
CTXH và đã góp phần phát triển nhanh hệ thống các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội và
định hướng cho việc đào tạo nguồn nhân lực CTXH. Tuy nhiên, về tổng thể, hệ thống
những văn bản này vẫn chưa thật hoàn chỉnh. Chưa có các quy định về định hướng phát
triển nguồn nhân lực cho phát triển nghề CTXH.
3.2 . Cơ sở pháp lý đào tạo cử nhân CTXH
Chính sách của nhà nước là “xây dựng đội ngũ cán bộ, viên chức, nhân viên và cộng tác

viên công tác xã hội đủ về số lượng, đạt yêu cầu về chất lượng gắn với phát triển hệ
thống cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại các cấp, góp phần xây dựng hệ thống an
sinh xã hội tiên tiến”.
IV.

Các yếu tố ảnh hƣởng tới đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam

Khung pháp lý đóng vai trò quan trọng và là yếu tố quyết định tới định hướng đào tạo
CTXH hiện nay. Tiếp đó là nhận thức xã hội về nghề CTXH, nhu cầu về cử nhân CTXH
và chất lượng đào tạo.
- Yếu tố chính sách và pháp luật của nhà nước
- Yếu tố nhận thức của xã hội về nghề CTXH
- Yếu tố về chất lượng đào tạo cử nhân CTXH
- Yếu tố cơ sở vật và trang thiết bị phục vụ dạy học có ảnh hưởng tới chất lượng
đào tạo.

3


Tiêu chí xác định nhu cầu đào tạo cử nhân CTXH

V.
-

Tiêu chí 1: nhu cầu tuyền dụng cử nhân CTXH của các cơ quan nhà nước và các
cơ sở cung cấp dịch vụ CTXH.

-

Tiêu chí 2: kiến thức, kỹ năng và thái độ cần có ở nhân viên CTXH


-

Tiêu chí 3: nhu cầu của người học cử nhân CTXH

Việc xác định nhu cầu đào tạo cử nhân CTXH cần dựa trên các tiêu chí cụ thể, trong đó
cần quan tâm tới nhu cầu của các nhà tuyển dụng, những yêu cầu của nghề CTXH và nhu
cầu của người học. Từ đó, có thể xác định cần phải trang bị những kiến thức, kỹ năng và
thái độ gì cho người học, bằng phương pháp và loại hình đào tạo nào nào phù hợp nhất.
Việc xác định nhu cầu đào tạo cử nhân CTXH cũng cần phải chỉ ra nên đào tạo nguồn
nhân lực mới (chính quy, dài hạn) hay đào tạo lại cho đội ngũ hiện đang làm việc trong
lĩnh vực CTXH (đào tạo tại chức, vừa học, vừa làm).
VI.

Kinh nghiệm quốc tế về đào tạo cử nhân CTXH và bài học cho Việt Nam

Xu hướng phổ biến hiện nay ở các nước phát triển là đào tạo công tác xã hội chuyên
nghiệp ở cấp đại học.

4


Chƣơng II: THỰC TRẠNG CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CỬ NHÂN CTXH ĐÁP
ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ XÃ HỘI

I.

Thực trạng cung – cầu cử nhân nghề CTXH

1. Thực trạng cung

-

Số lượng cử nhân mà các trường đại học ở Việt Nam đào tạo ra là khá lớn và ngày
càng tăng, nhưng chất lượng đào tạo cử nhân không cao nên sinh viên tốt nghiệp ra
trường không đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của các cơ quan, doanh nghiệp. Bên
cạnh đó, việc thiếu công khai, minh bạch thông tin tuyển dụng phần nào hạn chế khả
năng tiếp cận, tìm kiếm việc làm của các cử nhân.

-

Nguồn cung cử nhân CTXH ở Việt Nam hiện nay là khá lớn, tuy nhiên CTXH là một
trong 5 nghề có tỷ lệ thất nghiệp cao nhất ở Việt Nam
2. Thực trạng nhu cầu cử nhân CTXH

-

Theo ước tính của Bộ LĐTBXH, nhu cầu về cử nhân CTXH hiện nay là 16.000
người. Tuy nhiên, đến cuối năm 2013 Việt Nam đã đào tạo 10.386 cử nhân CTXH, và
mỗi năm các trường đại học ở Việt Nam lại đào tạo thêm khoảng 2.600 cử nhân
CTXH. Với tốc độ này, chỉ đến năm 2017, có thể sẽ vượt mức mục tiêu 16.000 cử
nhân CTXH mà Đề án phát triển nghề CTXH đã đề ra cho cả giai đoạn 2010 - 2020.

-

Nhu cầu tuyển dụng cử nhân CTXH trong các cơ sở dịch vụ xã hội trong vòng 5 năm
tới là tăng, nhưng thể xác định số lượng cụ thể. 67% số người được hỏi trả lời rằng
trong vòng 5 năm tới các cơ sở dịch vụ xã hội có nhu cầu tuyển dụng cử nhân CTXH.
Tuy nhiên, họ không biết rõ ràng về thời gian và số lượng tuyển dụng. Trong các cuộc
thảo luận, có nhiều ý kiến cho rằng: các tổ chức xã hội thường không chủ động được
nguồn ngân sách hoạt động dài hạn nên khó có thể xác định nhu cầu về nhân lực trong

tương lai.

II.

Thực trạng chƣơng trình đạo tạo cử nhân CTXH

-

Về chương trình khung đào tạo: mặc dầu đa số ý kiến cho rằng chương trình khung
đào tạo cử nhân CTXH hiện nay là phù hợp. Tuy nhiên, có 29% cho rằng mục tiêu
của Chương trình đào tạo cử nhân CTXH hiện nay là chưa phù hợp, 32% cho rằng
việc quy định khối lượng kiến thức tối thiểu và thời gian đào tạo là không phù hợp, và
23% cho rằng cấu trúc kiến thức của chương trình là không phù hợp.

-

Về nội dung đào tạo: 25% ý kiến cho rằng nội dung của các môn học khoa học cơ
bản là không phù hợp, 27% cho rằng thời gian giảng dạy môn giáo dục thể chất (17
5


đơn vị học trình như hiện nay) là “không phù hợp”. 29% cho rằng nội dung đào tạo
ngoại ngữ và tin học trong chương trình đào tạo cử nhân CTXH hiện nay là “không
phù hợp”. Chưa có giáo trình dạy ngoại ngữ dành riêng cho sinh viên CTXH. có 22%
cho rằng các môn học chuyên ngành tự chọn hiện nay là “không phù hợp”. 25% cho
rằng kiến thức chuyên ngành bắt buộc “không phù hợp”.
Thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân CTXH

III.


Trình độ chuyên môn CTXH của đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân CTXH
hiện nay còn nhiều hạn chế.
Ph

CTXH và cũng chưa tìm hiểu sâu về các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp.
-

Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên CTXH hiện nay còn hạn chế.

-

Nhận xét chung về đội ngũ giảng viên CTXH hiện nay, phần lớn cho điểm “đạt” và
“rất đạt”. Tuy nhiên, số người cho điểm “chưa đạt” vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Về kỹ
năng thực hành của giảng viên CTXH, có 50% cho là chưa đạt, 30% cho là chưa đạt
về trình độ chuyên môn, 40% cho rằng chưa đạt về kỹ năng nghiên cứu khoa học, và
10% cho là chưa đạt về đạo đức nghề nghiệp.

-

số giảng viên CTXH có trình độ tiến sỹ mới chỉ chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ này thấp
hơn so với tỷ lệ tiến sỹ ở các ngành khác tại Việt Nam là 14.7%. Hơn thế nữa, số
giảng viên có trình độ tiến sỹ chuyên ngành CTXH chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng
số giảng viên tham gia giảng dạy cử nhân CTXH (khoảng gần 5%).

IV.

Chuẩn đầu vào và chuẩn đầu ra đối với đào tạo cử nhân CTXH

a) Chuẩn đầu vào
-


Đánh giá về chuẩn đầu vào đối với hệ chính quy, 51% chọn bình thường, 39%
chọn thấp và 10% cao. Trong các cuộc thảo luận nhóm, đa số ý kiến khuyến nghị
rằng: việc tuyển sinh không chỉ dựa vào điểm số thi như hiện nay mà còn phải dựa
vào các yếu tố khác như: đạo đức, thái độ của người học để tuyển sinh. Sinh viên
học ngành CTXH phải là những người có động cơ học tập rõ ràng, có phẩm chất
đạo đức tốt và phải có tình yêu với nghề CTXH.

-

Đánh giá chuẩn đầu vào của hệ đào tạo tại chức CTXH, 40% chọn là bình thường,
và có tới 60% cho là thấp. Điều này, cho thấy cần phải nâng cao chuẩn đầu vào
đối với hệ đào tạo tại chức.
6


-

Đánh giá về chuẩn đầu vào của hệ đào tạo liên thông, 30% cho là thấp, 60% chọn
bình thường và 10% chọn là cao. Trong các cuộc thảo luận nhóm, đa số các ý kiến
cho rằng chuẩn đầu vào của hệ đào tạo liên thông CTXH không cao, nhưng các
quy định về chính sách tuyển sinh và đào tạo liên thông ngành CTXH không ổn
định, đã gây khó khăn cho người học.

b) Đánh giá về chuẩn đầu ra đối với với cử nhân CTXH
-

51% số người được hỏi cho rằng chuẩn đầu ra hiện nay là không phù hợp, 49%
cho rằng chuẩn đầu ra là phù hợp. Đa số ý kiến thảo luận nhóm cho rằng chuẩn
đầu ra của các trường hiện nay mới chỉ mô tả các yêu cầu về kiến thức, nhưng

chưa mô tả các chuẩn về kỹ năng thực hành, và chưa có các chỉ số để đánh giá
mức độ đạt chuẩn đầu ra.

-

Việc thực hiện chuẩn đầu ra trong thực tế, 20% cho là tốt, 50% cho là bình
thường và 30% cho là không tốt. Điều này cho thấy việc áp dụng yêu cầu về chuẩn
đầu ra của chương trình đào tạo cử nhân CTXH trong thực tế vẫn còn nhiều hạn
chế.

V.

Thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân CTXH
Đánh giá chung về đội ngũ giảng viên CTXH

-

Nhận xét chung về đội ngũ giảng viên CTXH hiện nay, phần lớn cho điểm “đạt”
và “rất đạt”. Tuy nhiên, số người cho điểm “chưa đạt” vẫn chiếm tỷ lệ khá cao. Về
kỹ năng thực hành của giảng viên CTXH, có 50% cho là chưa đạt, 30% cho là
chưa đạt về trình độ chuyên môn, 40% cho rằng chưa đạt về kỹ năng nghiên cứu
khoa học, và 10% cho là chưa đạt về đạo đức nghề nghiệp.

-

số giảng viên CTXH có trình độ tiến sỹ mới chỉ chiếm khoảng 10%. Tỷ lệ này
thấp hơn so với tỷ lệ tiến sỹ ở các ngành khác tại Việt Nam là 14.7%. Hơn thế nữa,
số giảng viên có trình độ tiến sỹ chuyên ngành CTXH chỉ chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong
tổng số giảng viên tham gia giảng dạy cử nhân CTXH (khoảng gần 5%).


-

Về phƣơng pháp và kỹ năng giảng dạy, đa số giảng viên hiện nay thường xuyên
sử dụng phương pháp thuyết trình (chiếm 90%), phương pháp trực quan 30%; và
20% thường xuyên sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, vấn đáp. 5% số giảng
viên chưa bao giờ sử dụng phương pháp trực quan, thảo luận nhóm, 30% chưa
từng sử dụng phương pháp phân tích tình huống, sắm vai, làm mẫu và 40% chưa
từng kết hợp nhiều phương pháp trong quá trình giảng bài. Kết quả phỏng vấn sâu
cho biết rằng vì số lượng sinh viên trong mỗi lợp học đông, thời lượng cho mỗi
môn học ngắn và phương tiện giảng dạy còn thiếu thốn nên các giảng viên rất khó
7


vận dụng các phương pháp giảng dạy như sắm vai, hội thảo hoặc phân tích tình
huống.
-

Về năng lực nghiên cứu, chỉ có 14% giảng viên chọn rất thường xuyên, 26%
chọn thường xuyên; 40% chọn thỉnh thoảng; 16% chọn hiếm khi và 4% chọn chưa
bao giờ tham gia nghiên cứu khoa học trong vòng 3 năm gần đây.

-

Về hƣớng dẫn sinh viên thực hành, thực tập, 10% số người được hỏi cho rằng
khả năng ứng dụng lý thuyết trong thực hành và năng lực của kiểm huấn viên là
phù hợp, 25% chọn thời gian tổ chức thực tập là phù hợp và 25% chọn nội dung
thực tập là phù hợp. Số đông chọn “bình thường” hoặc “không phù hợp”. Điều này
cho thấy công tác tổ chức hướng dẫn sinh viên thực tập CTXH của đội ngũ giảng
viên CTXH hiện nay còn nhiều hạn chế. Kết quả của nghiên cứu này cũng tương
đối giống với những phát hiện Vũ Thị Kim Dung rằng : công tác hướng dẫn thực

hành, thực tập cho sinh viên CTXH ở Việt Nam còn nhiều yếu kém. Đội ngũ quản
lý và giảng viên CTXH chưa thực sự quan tâm đầu tư vào công tác đào tạo thực
hành và thực tập của sinh viên. Nhiều giảng viên chưa được đào tạo các kỹ năng
hướng dẫn sinh viên thực hành. Hầu hết các trường không chưa có mạng lưới
kiểm huấn viên CTXH. Các trường chưa kết nối với các cơ sở cung cấp dịch vụ
CTXH để tổ chức cho sinh viên thực tập đúng chuyên ngành.3

-

Về đạo đức nghề nghiệp của đội ngũ giảng viên, 90% số người được hỏi cho là
trung bình và mức cao. Đa số những người được phỏng vấn cho rằng động cơ
chính của họ khi làm giảng viên CTXH là vì yêu nghề.

VI.

Thực trạng cơ sở vật chất

a) Về cơ sở hạ tầng phục vụ đào tạo cử nhân CTXH
-

Về giảng đƣờng, phòng học và hội trƣờng trong trƣờng học, 50% số người hài
lòng và 25% rất hài lòng với thực trạng phòng học, giảng đường và hội trường
hiện có và chỉ có 25% không hài lòng.

-

30% số người được hỏi cho rằng diện tích, không gian của các phòng học hiện nay
chưa phù hợp. Phòng học quá rộng, bàn ghế bố trí không phù hợp, không tạo được
sự tham gia tích cực của người học và người dạy. 10% cho rằng hệ thống chiếu
sáng chưa phù hợp, đèn chiếu sáng khi bị hỏng chậm được thay thế. 20% cho rằng

hệ thống âm thanh không ổn định. Microphone có nhiều khi hết pin, âm thanh bị

3

TS. Vũ Thị Kim Dung, (2014), Nhu cầu phát triển nghề CTXH chuyên nghiệp ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
cho công tác đào tạo, Nxb Thanh niên, Hà Nội. Tr.214-220.

8


ù... Đặc biệt có 50% số người cho rằng vệ sinh của phòng học và nhà vệ sinh của
giảng đường chưa phù hợp. Phòng học bẩn và nhà vệ sinh mất nước, hết giấy vệ
sinh và có mùi hôi.
-

Về Thƣ viện, 30% số người không hài lòng về tình trạng cơ sở vật chất và chất
lượng phục vụ của thư viện hiện nay; 40% hài lòng và có 30% rất hài lòng. Số liệu
này phản ánh quan điểm khác nhau của sinh viên giữa các trường.

-

Về sách, báo và tài liệu chuyên môn CTXH của thư viện, 70% những người được
hỏi cho rằng số đầu sách, báo và tài liệu chuyên ngành CTXH của thư viện trường
mình là tốt, 10% cho là rất tốt. 20% số người chon là chưa tốt.

-

Về thái độ phục vụ của nhân viên thư viện, đa số những người được hỏi đều cho
rằng thái độ phục vụ của nhân viên thư viện là tốt. Nhưng có 30% số người cho
chưa tốt. Có ý kiến cho rằng vì các thư viện hiện nay chưa ứng dụng công nghệ

thông tin trong dịch vụ nên thời gian làm thủ tục mượn và trả sách còn dài.

-

Về thời gian phục vụ của thư viện, 80% số người được hỏi cho rằng thời gian phục
vụ của thư viện là phù hợp, 10% cho là rất phù hợp và 10% cho là chưa phù hợp.
Các chuyên gia thảo luận nhóm khuyến nghị rằng các thư viên nên tổ chức phục
vụ cả buổi tối để sinh viên thêm thời gian đọc sách tại thư viện.

-

Về cơ sở vật chất của thư viện (máy tính, mạng internet, giá sách, bàn ghế…),
60% cho rằng cơ sở vật chất của thư viện là tốt, 40% cho là chưa tốt. Một số thư
viện của trường đại học đã nối mạng internet và có hệ thống máy tính để tra cứu
tài liệu, tuy nhiên số thư viện có kho sách điện tử và hệ thống mạng thông tin nội
bộ chưa nhiều. Dữ liệu và giáo trình điện tử con ít.

-

Về Khuôn viên phục vụ các hoạt động thể chất, 60% chọn hài lòng với thực
trạng khuôn viên và các cơ sở vật chất phục vụ giáo dục thể chất của nhà trường.
40% số người còn lại chọn không hài lòng.

-

Về cơ sở vật chất phục vụ đời sống của sinh viên, đánh giá chung, chỉ có 40%
số người được hỏi trả lời “hài long” với cơ sở vật chất và dịch vụ của nhà trường
và 60% chọn “không hài long”. Kết quả phỏng vấn sâu cho thấy, đa số sinh viên
cho rằng nhà trường không đáp ứng được nhu cầu về ký túc xá cho sinh viên và
cũng không có những dịch vụ hỗ trợ sinh viên trong quá trình tìm chỗ ở.


-

80% số sinh viên có mong muốn được ở trong ký túc xá của trường.

-

Về nhà ăn và căng tin phục vụ sinh viên, 100% các trường đại học đã có nhà ăn
tập thể hoặc cửa hàng căng-tin phục vụ cho sinh viên ăn, uống. Đa số sinh viên hài
lòng với cơ sở vật chất và dịch vụ của nhà ăn. Tuy nhiện, có 15% số sinh viên
9


không hài lòng về vệ sinh và cách phục vụ của nhà ăn. Sinh viên khuyến nghị cần
có các quy định về giá cả cho phù hợp.
-

Về cơ sở vật chất phục vụ văn hóa, văn nghệ và giải trí của sinh viên, 60% số
sinh viên hài lòng với cơ sở vật chất và dịch vụ văn hóa văn nghệ của trường
mình. Đặc biệt các sinh viên của một trường đại học ở Hà Nội nói rằng: cơ sở vật
chất và trang thiết bị của nhà trường tương đối hiện đai, sạch sẽ và phù hợp. Song
thủ tục quản lý còn phức tạp, chỉ có những sinh viên trong Hội sinh viên, Đoàn
Thanh niên mới có thể mượn và sử dụng phòng tập văn nghệ.

-

Về bãi gửi xe cho sinh viên, 30% số trường gặp khó khăn về việc bố trí bãi gửi xe
hoặc phải bố trí bãi gửi xe ở những nơi không phù hợp. Có những trường vì diện
tích chật hẹp phải bố trí bãi gửi xe sát ngay lớp học, gây ồn ào và ô nhiễm không
khí lớp học. Một số trường bãi để xe không có mái che hoặc phải gửi xe ở bên

ngoài trường.

b) Trang thiết bị phục vụ giảng dạy
-

Trang thiết bị giảng dạy, 40% số người được hỏi trả lời “không hài long” với các
trang thiết bị chuyên dụng tại giảng đường của các trường đào tạo cử nhân CTXH.
Đặc biệt, trang thiết bị tại giảng đường của các trường đại học ở các tỉnh còn nhiều
hạn chế. Đa số giảng viên phải tự trang bị máy tính hoặc phải dạy theo kiểu thuyết
trình vì các giảng đường không có máy tính hoặc máy chiếu để dạy bằng hình ảnh.

-

50% không hài lòng với các tài liệu minh họa và văn phòng phẩm hiện có của nhà
trường. Phần lớn các giảng viên chưa được hỗ trợ kinh phí để chuẩn bị văn phòng
phẩm như giấy màu, kéo, bìa, bút màu hoặc các tranh, ảnh để minh họa cho bài
giảng của mình. Nếu có, chủ yếu do các giảng viên tự bỏ tiền túi ra mua. Do vậy,
các giảng viên chủ yếu sử dụng phương pháp giảng dạy thuyết trình, độc thoại.

-

Về trang thiết bị phục vụ thực hành và thực tập, 60% số người được hỏi không
hài lòng với thực trạng cơ sở thực tập hiện nay. Các cơ sở tiếp nhận sinh viên
CTXH tới thực tập chưa thực sự bố trí cán bộ có chuyên môn, có đạo đức để hỗ
trợ sinh viên thực hành các kiến thức, kỹ năng đã được học tập ở trong trường đại
học.

VII.

Đánh giá chung và những vấn đề đặt ra

a) Thực trạng chƣơng trình đào tạo cử nhân CTXH

-



.

10


-

Nội dung chương trình đào tạo cử nhân CTXH chưa gắn với yêu cầu phát triển
dịch vụ CTXH hiện nay.

-

Chuẩn đầu vào đối với đào tạo cử nhân CTXH còn thấp.

-

Chuẩn đầu ra của đào tạo cử nhân CTXH chưa được kiểm định tốt, chất lượng
đầu ra không cao.

-

Vấn đề đặt ra là cần phải đổi mới chương trình khung đào tạo cử nhân CTXH đáp
ứng với yêu cầu phát triển dịch vụ xã hội ngày càng đa dạng hiện nay.
b) Thực trạng đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân CTXH


-

Trình độ chuyên môn CTXH của đội ngũ giảng viên tham gia đào tạo cử nhân
CTXH hiện nay còn nhiều hạn chế.

XH và cũng chưa tìm hiểu sâu về các dịch vụ CTXH chuyên nghiệp.
Năng lực nghiên cứu khoa học của đội ngũ giảng viên CTXH hiện nay còn hạn
chế.
c) Thực trạng về cơ sở vật chất và trang thiết bị giảng dạy

-

.

-

Học liệu và dịch vụ của thư viện còn nhiều hạn chế

-

Thiếu ký túc xã cho sinh viên

11


Chƣơng III: KHUYẾN NGHỊ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN CHƢƠNG TRÌNH ĐÀO
TẠO CỬ NHÂN CÔNG TÁC XÃ HỘI ĐÁP ỨNG YÊU CẦU PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ XÃ HỘI
I. Định hƣớng quan điểm chủ trƣơng

- Tiếp tục đẩy mạnh triển khai chủ trương của Đảng: “Nâng cao hiệu quả công tác trợ
giúp xã hội; tiếp tục hoàn thiện chính sách trợ giúp xã hội. Củng cố, nâng cấp hệ
thống cơ sở bảo trợ xã hội, phát triển mô hình chăm sóc người có hoàn cảnh đặc biệt
tại cộng đồng, khuyến khích sự tham gia của khu vực tư nhân vào triển khai các mô
hình chăm sóc người cao tuổi, trẻ em mồ côi, người khuyết tật, nhất là mô hình nhà
dưỡng lão”.
-

Nhà nước cần tiếp tục nghiên cứu xây dựng chính sách, pháp luật để hướng phát triển
dịch vụ xã hội, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong tình hình mới theo khuyến
nghị như sau: (1) Phát triển hệ thống dịch vụ xã hội toàn diện và bền vững, tương
quan với mối quan hệ với phát triển kinh tế xã hội của đất nước; lồng ghép mục tiêu
phát triển của công tác xã hội với chính sách an sinh, xã hội, với các chương trình
phát triển kinh tế - xã hội khác. (2) Xây dựng và thực hiện các dịch vụ xã hội theo
hướng mở rộng độ bao phủ tới toàn bộ người dân theo các cấp độ khác nhau (tiếp cận
phổ thông và nâng cao), lấy các giá trị con người và quyền cơ bản của con người làm
cơ sở ; (3) phát triển hệ thống dịch vụ xã hội trên cơ sở thực hiện nguyên tắc đoàn kết,
tương trợ xã hội và dựa vào nội lực là chính; thực hiện nguyên tắc công bằng, tôn
trọng và tiến bộ để thu hút sự tham gia của các thành phần kinh tế vào phát triển dịch
vụ xã hội; phát triển nhanh các chính sách đáp ứng nhu cầu thực tiễn đồng thời bảo
đảm tính bền vững, linh hoạt và đa dạng. (4) phát triển các dịch vụ của xã có chuyên
sâu về CTXH, với nội dung sàng lọc, phát hiện và can thiệp sớm tại cộng đồng, quy
trình và chuẩn mực dịch vụ đạt chuẩn quốc tế; (5) mở rộng sự tham gia của các cơ
quan đối tác, các tổ chức xã hội và người dân trong việc cung cấp dịch vụ xã hội, đặc
biệt tạo cơ chế thu hút sự tham gia của các khu vực kinh tế vào cung cấp dịch vụ có
thu.

-

Cán bộ là thành tố quan trọng hàng đầu và là khâu quyết định tới sự thành bại của mọi

chính sách quốc gia. Do đó, cần tăng cường công tác đào tạo và bồi dưỡng cán bộ
CTXH, theo khuyến nghị như sau :

Đào tạo nguồn nhân lực CTXH gắn với nhu cầu phát triển dịch vụ xã hội. Nhu cầu dịch
vụ xã hội trong thời gian tới sẽ tăng mạnh ở các nhóm người cao tuổi, người khuyết tật,
người nghiện chất, người bị bệnh hiểm nghèo và nhóm những người gặp các vấn đề xã
12


hội như bạo lực gia đình, thất nghiệp, ly hôn, nạn nhân buôn bán người....Do đó, công tác
đào tạo cử nhân CTXH hiện nay cần hướng tới đáp ứng các mục tiêu phát triển dịch vụ
xã hội cho các nhóm đối tượng bảo trợ xã hội này.
Đa dạng hóa và xã hội hóa các loại hình đào tạo nhân lực cử nhân CTXH chất lượng
cao. Mỗi loại hình đào tạo có ưu điểm và yếu điểm riêng, trong điều kiện hiện nay, cần
khuyến khích phát triển các loại hình đào tạo. Trong đó, ưu tiên đào tạo cử nhân CTXH
hệ chính quy tập trung chất lượng cao. Kiểm soát và nâng cao chất lượng đào tạo tại
chức. Quản lý chặt chẻ hình thức đào tạo liên thông, liên kết.
Đào tạo nguồn nhân lực CTXH cần đãm bảo chất lượng đầu ra. Một trong những yếu
điểm của đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam hiện nay là đào tạo nhiều nhưng không đãm
bảo được chất lượng đàu ra. Mặc dầu đa số trường đã ban hành chuẩn đầu ra, nhưng việc
thực hiên kiểm tra, đánh giá chuẩn đầu ra trong thực tế đào tạo vẫn còn mang nặng tính
hình thức.

II.

Khuyến nghị một số giải pháp đào tạo cử nhân CTXH hiện nay

1. Giải pháp về cơ chế chính sách
-


Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ và phát triển toàn diện hệ thống các trường đào tạo
cử nhân CTXH theo đúng quy hoạch và gắn liền với nhu cầu phát triển dịch vụ xã hội.

-

Nhà nước tăng ngân sách đầu tư cho đào tạo cử nhân CTXH. Đặc biệt, cần đầu tư có
trọng điểm để
ờng đại học có khả năng đào tạo cử nhân CTXH
có chất lượng cao, theo đúng các tiểu chuẩn đào tạo cử nhân CTXH của các nước tiên
tiến trong khu vực và thế giới.

-

Nhà nước cần có chính sách và cơ chế để khuyến khích các cơ sở giáo dục đại học tư
thục và cơ sở giáo dục đại học có vốn đầu tư nước ngoài đầu tư vào phát triển chương
trình, giáo trình và cơ sở vật chất phục vụ đào tạo cử nhân CTXH cho Việt Nam. Ưu
tiên thành lập các trường đại học tư thục hoặc các trường đại học quốc tế
, bảo đảm các điều kiện đào tạo chuyên ngành CTXH theo quy định của pháp
luật.

-

Nhà nước quy định trách nhiệm và vai trò của các cơ quan, tổ chức, các cơ sở dịch vụ
xã hội trong việc tiếp nhận, hướng dẫn và tạo điều kiện để sinh viên và giảng viên
CTXH đến thực hành, thực tập, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ dịch
vụ xã hội, nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân CTXH ở Việt Nam.

13



-

Nhà nước có chính sách yêu cầu gắn đào tạo cử
ứu khoa học
xã hội, vớ
ới cung cấp dịch vụ xã hộ
ợp tác giữa cơ sở giáo dục đại họ
ổ chức nghiên cứu khoa học xã hội và
với các cơ sở cung cấp dịch vụ xã hội và với các cơ quan, tổ chức sử dụng cử nhân
CTXH. Nhà nước có thể đặt hàng và bảo đảm kinh phí để các cơ sở đào tạo thực hiện
các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ nhằm đổi mới và nâng cao chất
lượng đào tạo cử nhân CTXH.

-

Nhà nước cần có chính sách mở rộng hợp tác quốc tế trong đào tạo cử nhân CTXH.
Bộ LĐTBXH và các cơ quan, tổ chức cần mở rộng hợp tác quốc tế, tranh thủ sự hỗ
trợ của các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước để tổ chức đào tạo nguồn nhân lực
CTXH có chất lượng cao.

-

Nhà nước cần có chính sách, chế đội ưu tiên đơi với các đối với đối tượng được
hưởng chính sách xã hội, đối tượng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều
kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn để khuyến khích đào tạo nguồn nhân lực
CTXH phục vụ phát triển dịch vụ xã hội ở các vùng sâu, vùng xa, các vùng dân tộc ít
người và đào tạo thủ lĩnh cho các nhóm yếu thế.

-


Bộ giáo dục và Đào tạo cần có chính sách kiểm tra, giám sát nhằm ngăn ngừa tình
trạng mở ngành, mở khoa CTXH ồ ạt ở các trường đại học như hiện nay, đồng thời có
chế tài xử lý nghiêm các trường đào tạo cử nhân CTXH không đạt yêu cầu. Bên cạnh
đó cần kiểm duyệt và giám sát chất lượng đào tạo cử nhân CTXH hệ tại chức nhằm
đảm bảo chất lượng đầu ra. Có thể xem xét hạn chế hoặc xóa bỏ một số cơ sở đào tạo
hoặc loai hình đào tạo cử nhân CTXH kém chất lượng.

-

Nhà nước cần có chính sách tuyển sụng và cần có chế độ đãi ngộ tương xứng để thu
hút nguồn nhân lực CTXH có trình độ và chất lượng vào làm việc tại các cơ sở dịch
vụ xã hội.
2. Giải pháp về chƣơng trình và giáo trình

-

Bộ giáo dục cần hướng dẫn và hỗ trợ kỹ thuật để các trường đại học đổi mới chương
trình và giáo trình đào tạo cử nhân công tác xã hội nhằm đáp ứng yêu cầu dịch vụ xã
hội.

-

Các trường cần nghiên cứu xây dựng tài liệu và nội dung hướng dẫn sinh viên thực
tập, thực hành tại thực địa.

-

Chương trình đào tạo cần chú trọng đãm bảo được tính đặc thù của văn hóa, xã hội
của Việt Nam và phù hợp với những nội dung chung của thế giới; vừa mang tính ổn
14



định song lại luôn thể hiện được sự cập nhật, bổ sung cho phù hợp với nhu cầu phát
triển đa dạng các dịch vụ xã hội.
-

Mục tiêu đào tạo và đầu ra của chương trình đào tạo cần làm rõ và công bố rộng rãi
cho sinh viên biết.
3. Giải pháp đối với đội ngũ giảng viên
-

Nâng cao trình độ chuyên môn CTXH của giảng viên. Các trường đại học cần
có chế độ thu hút, sử dụng và đãi ngộ thích hợp để xây dựng và phát triển đội ngũ
giảng viên có chất lượng, chú trọng phát triển đội ngũ giảng viên có tr
ngành CTXH và có kinh nghiệm thực hành CTXH.

-

Hạn chế hoặc dừng việc tuyển dụng cử nhân mới ra trường vào làm giảng viên
CTXH. Khác với các ngành khác, công tác xã hội là nghề thực hành. Người giảng
dạy CTXH phải là người từng trãi, có kiến thức và kinh nghiệm thực tế để hướng
dẫn cho sinh viên.

-

Nhà nước cần có chính sách đào tạo và bồi dưỡng giảng viên và nhân viên công
tác xã hội chuyên nghiệp. Cần bổ sung nhanh chóng những cán bộ trẻ có trình độ
chuyên môn về công tác xã hội. xúc tiến tổ chức bồi dưỡng, đào tạo và đào tạo lại
những cán bộ chưa qua đào tạo cơ bản chính quy về công tác xã hội nhằm trang bị
và nâng cao trình độ lý luận và phương pháp giảng dạy cho những giảng viên

giảng dạy công tác xã hội. Từ đó chúng ta tiến đến khả năng cải thiện và nâng cao
chất lượng đào tạo công tác xã hội ở Việt Nam.

-

Đổi mới phương pháp và kỹ năng giảng dạy. các trường đại học cần bồi dưỡng,
đào tạo nâng cao phương pháp và kỹ năng giảng dạy CTXH cho đội ngũ giảng
viên; tổ chức lại cách dạy và học. Với số lượng sinh viên trong mỗi lớp học hiện
nay thường đông, từ 30 đến 70 người, rất khó cho giảng viên áp dụng các phương
pháp giảng dạy tích cực.

-

Các trường cần tạo điều kiện và khuyến khích các giảng viên ứng dụng công nghệ
thông tin vào quá trình biên soạn tài liệu và giảng dạy.

-

Nâng cao khả năng nghiên cứu khoa học của giảng viên và sinh viên. các
trường cần quan tâm hướng dẫn và khơi thông các thủ tục liên quan đến việc thực
hiện đề tài và phân bổ kinh phí xứng đáng cho các hoạt động nghiên cứu khoa học
của giảng viên và sinh viên CTXH.

15


-

Nâng cao kỹ năng hướng dẫn sinh viên thực hành. Các trường cần xây dựng các
tài liệu hướng dẫn sinh viên và kiểm huấn viên thực hiện tốt các mục tiêu của phần

học thực hành.

-

Nâng cao đạo đức và tình yêu nghề đối với giảng viên. Người giảng viên CTXH
phải có tình yêu nghề thực sự. Tình yêu nghề sẽ giúp các giảng viên có thêm quyết
tâm tìm tòi, nghiên cứu và đổi mới phương pháp giảng dạy để làm giàu kiến thức
cho bản thân và cho các em sinh viên. Các trường cần quan tâm và tạo điều kiện
để các giảng viên thể hiện tình yêu nghề giáo và yêu nghề CTXH.

4. Giải pháp đối với thực hành, thực tập
-

ạng lướ

5. Giải pháp đối với sinh viên
-

Nâng cao chất lượng sinh viên đầu vào, bằng cách đổi mới công tác tuyển sinh
hệ cử nhân CTXH chính quy, tập trung theo hướng kết hợp thi đầu vào, xét hồ sơ
và phỏng vấn có ưu tiên sinh viên theo nhu cầu đào tạo của từng địa phương.
Nâng cao chuẩn đầu vào đối với sinh viên đăng ký học cử nhân CTXH hệ tại chức
và nâng cao chuẩn đầu vào đào tạo cử nhân CTXH hệ liên thông.

-

Tăng cường sự tham gia của sinh viên trong đánh giá chuẩn đầu ra, bằng cách
công khai chương trình đào tạo và chuẩn đầu ra, giám sát đánh giá sinh viên sau
khi ra trường, và xem xét yếu tố cần bằng giới trong sinh viên CTXH


6. Giải pháp về cơ sở vật chất
-

Giải pháp về vốn đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất của các trường đào tạo cử nhân
CTXH. Cho phép các trường đại học công lập và ngoài công lập được phép huy
động vốn dưới dạng góp cổ phần, vốn góp từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nhà trường hoặc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác thông qua hợp tác, liên
kết với doanh nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức tài chính, tổ chức phi lợi nhuận trong
nước và quốc tế để đầu tư xây dựng, nâng cấp cải thiện cơ sở vật chất phục vụ đào
tạo cử nhân CTXH.

-

Nâng cấp các trang thiết bị phục vụ giảng dạy. Ưu tiên đầu tư mua sắm trang thiết
bị thiết yếu như máy chiếu, máy ảnh, hệ thống âm thanh, internet, tài liệu và giáo
trình CTXH.

16


-

Xã hội hóa đầu tư cơ sở vật chất cho dịch vụ cho sinh viên. Nhà trường mời gọi
các tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư phát triển cơ sở vật chất và cung cấp dịch vụ.
Riêng đối với ký túc xá của sinh viên, nhà nước cần có chính sách ưu đãi về đất,
về thuê và về vốn vay để các trường có thể liên kết với các nhà đầu tư xây dựng
nhà ký túc xá cho sinh viên hoặc giúp sinh viên tiếp cận với các dịch vụ về chỗ ở
nhằm đãm bảo an ninh, an toàn và thuận tiện cho việc học tập của sinh viên. Các
trường đại học cần cải thiện vệ sinh, môi trường trong khuôn viên trường học, nhất
là vấn đề nhà vệ sinh và nước sinh hoạt.


7. Điều kiện và lộ trình thực hiện
a) Điều kiện thực hiện
Những giải pháp trên đây sẽ được thực hiện có hiệu quả nếu các bộ ngành đảm bảo một
số điều kiện nhất định sau đây:
-

: nên có chính sách trao quyền cho các trường đào
tạo cử nhân CTXH tự chủ về tài chính và tự chịu trách nhiệm nhiều hơn trong việc
phát triển chương trình, giáo trình đào tạo và về chất lượng đào tạo. Ng

, coi sự đáp ứng nhu cầu phát triển dịch
vụ xã hội là mục đích. Quy định
, tiêu chuẩn và yêu cầu
đối với cơ sở tiếp nhận sinh viên thực hành CTXH

-

Đối vớ
&XH nên hỗ trợ phát triển Hội các trường đào tạo CTXH và các
chi Hội nghề CTXH ở các địa phương nhằm tạo điều kiện cho các trường đào tạo
CTXH chia sẻ thông tin, kinh nghiệm và hỗ trợ lẫn nhau trong đổi mới đào tạo cử
nhân CTXH ; cần có chính sách khuyến khích và huy động sự tham gia của các
thành phần kinh tế tư nhân, các tổ chức xã hội đầu tư phát triển các loại hình dịch
vụ xã hội chuyên nghiệp để hỗ trợ các đối tượng yếu thế. Thay vì nhà nước bỏ
100% số tiền để đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, tuyển dụng nhân sự như hiên nay
thì Nhà nước có thể lựa chọn và mua các dịch vụ xã hội do các thành phần tư
nhân, các tổ chức xã hội cung cấp để đáp ứng nhu cầu về dịch vụ xã hội.

-


Bộ LĐTBXH và Bộ Nội vụ cần ban hành tiêu chuẩn tuyển dụng và chế độ đãi ngộ
đối với cán bộ, nhân viên CTXH chuyên nghiệp. cần xác định các vị trí việc làm
của cử nhân công tác xã hội trong các cơ quan quản lý Nhà nước, các đơn vị tổ
chức dịch vụ, kể cả trong các đoàn thể, tổ chức chính trị, xã hội. Riêng đối với
công chức làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về công tác xã hội từ trung ương đến

17


địa phương cần được tuyển dụng và đãi ngộ theo hệ thống chức danh, tiêu chuẩn
nghiệp vụ công chức, viên chức CTXH.
-

Đối vớ
cần tăng cường công tác quản
lý và quy hoạch đào tạo cử nhân CTXH theo hướng thu hẹp về quy mô, tập trung
vào chất lượng đầu ra; huy động các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và
ngoài nước để hỗ trợ để cải thiện nâng cao cơ sở vật chất, trang thiết bị và học liệu
phục vụ đào tạo cử nhân CTXH. Bố trí ngân sách để tổ chức tập huấn nâng cao
năng lực đội ngũ cán bộ, giảng viên của trường và các kiểm huấn viên CTXH tại
các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội và tại cộng đồng. Công tác đào tạo cử
nhân CTXH phải gắn liền với các cơ sở dịch vụ xã hội.
b) Lộ trình thực hiện

Giai đoạn 2015-2020 :
-

Nghiên cứu, hoàn thiện cơ chế, chính sách đào tạo cử nhân đáp ứng nhu cầu phát
triển dịch vụ xã hội.


-

Nghiên cứu, quy hoạch lại quy mô, tiêu chuẩn và cơ cấu đào tạo cử nhân CTXH
theo từng lĩnh vực, từng vùng cho phù hợp với quy hoạch và nhu cầu phát triển
dịch vụ xã hội trong những năm tới. Trong đó, ưu tiên đào tạo cử nhân CTXH theo
hướng đáp ứng nhu cầu dịch vụ phát hiện sớm, can thiệp sớm, tư vấn, trị liệu,
phục hồi chức năng, hỗ trợ chăm sóc tại gia đình, cộng đồng theo các tiêu chuẩn
về chăm sóc và trợ giúp xã hội.

-

Quy hoạch lại mạng lưới các trường đào tạo cử nhân CTXH; hỗ trợ các địa
phương đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng đào tạo cử nhân
CTXH.

-

Thí điểm các mô hình đào tạo cử nhân CTXH gắn với nhu cầu phát triển dịch vụ
CTXH của các địa phương (đào tạo theo đơn đặt hàng đầu ra); Đầu tư xây dựng ít
nhất 03 chương trình đào tạo cử nhân CTXH chất lượng cao tại 3 trường đại học
trọng điểm nhằm rút ra kinh nghiệm cho tất cả các trường khác trong cả nước.

Giai đoạn 2020-2025
-

Tổng kết các mô hình đào tạo cử nhân CTXH đáp ứng nhu cầu phát triển dịch vụ
xã hội ở Việt Nam để nhân rộng trong cả nước.

-


Quy hoạch, phát triển mạng lưới các trường đào tạo cử nhân CTXH theo hướng
đào tạo chuyên môn, chuyên sâu như CTXH trong y tế, CTXH trong chăm sóc

18


người khuyết tật, CTXH với trẻ em, CTXH trong tư pháp, CTXH với người cao
tuổi....
-

Tiếp tục nghiên cứu và tổ chức lại các mô hình đào tạo cử nhân CTXH gắn với
phát triển dịch vụ CTXH.

-

Phát triển các hoạt động của Hội nhân viên CTXH và Hội các trường đào tạo
CTXH, và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho các trường đào tạo cử nhân
CTXH ở Việt Nam.

-

Hỗ trợ các trường đại học và Hội các trường đào tạo cử nhân CTXH tổng kết, đúc
rút kinh nghiệm trong đào tạo cử nhân CTXH.

-

Đến 2025, Việt Nam có ít nhất 10 trường đạt các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế về
đào tạo cử nhân CTXH và 100% cử nhân CTXH tốt nghiệp ra trường đáp ứng các
yêu cầu công việc của các cơ sở dịch vụ xã hội.


19



×