Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (996.42 KB, 25 trang )

S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN
1. Tên s Một số kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp trực quan trong giảng
dạy môn GDCD ở trường THPT áng kiến: “Một số kinh nghiệm khi sử dụng
phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD ở trường THPT”
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy môn GDCD ở trường THPT
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ ngày 15 tháng 08 năm 2014 đến ngày 23
tháng 5 năm 2015.
4. Tác giả:
Họ và tên: Nguyễn Tiến Phương
Năm sinh: 31/10/1978
Nơi thường trú: Xóm 3, Xuân Hồng, Xuân Trường, Nam Định
Trình độ chuyên môn: Cử nhân Giáo dục Chính trị
Chức vụ công tác: Chi ủy viên - Bí thư Đoàn trường
Nơi làm việc: Trường THPT Xuân Trường
Địa chỉ liên hệ:

Trường THPT Xuân Trường,

Xã Xuân Hồng , Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0915.304.404
Tỉ lệ đóng góp: 100%
5. Đơn vị áp dụng sáng kiến:
Tên đơn vị: Trường THPT Xuân Trường
1

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi



Địa chỉ: Xã Xuân Hồng , Huyện Xuân Trường, Tỉnh Nam Định
Điện thoại: 0350.3886.167

I. ĐIỀU KIỆN, HOÀN CẢNH TẠO RA SÁNG KIẾN
Như chúng ta đã biết, môn Giáo dục công dân là một môn khoa học xã
hội trong trường THPT. Cùng với các môn khoa học khác, nó góp phần đào tạo
những người lao động mới vừa có tri thức khoa học, vừa có đạo đức, vừa có
năng lực hoạt động thực tiễn, vừa có phẩm chất chính trị, tư tưởng, vừa có ý
thức trách nhiệm đối với cộng đồng, đối với gia đình và đối với chính bản thân
mình. Không thể đào tạo những con người lao động mới, phát triển toàn diện khi
chỉ chú ý tới việc giáo dục trí dục, bỏ qua hoặc coi thường các mặt khác. Hơn
nữa, môn GDCD không chỉ cung cấp cho những công dân tương lai những tri
thức vừa khái quát hóa, mà còn thông qua môn học, giúp cho người học hình
thành và phát triển phương pháp suy nghĩ và hành động phù hợp với những điều
kiện, hoàn cảnh cụ thể trong từng giai đoạn phát triển của lịch sử xã hội.
2

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Tuy nhiên, hiện nay trong các nhà trường THPT, môn GDCD theo quan
niệm truyền thống của một số người, trong đó có cả giáo viên, học sinh và các
nhà quản lý giáo dục thì coi nó là môn phụ. Chính điều này, đã dẫn đến tình
trạng, giáo viên bộ môn GDCD mặc cảm, không tâm huyết với môn dạy, còn
học sinh thì xem nhẹ, con thường, không chú ý học bộ môn. Hơn nữa, bắt đầu từ
năm nay, chúng ta bỏ kỳ thi tốt nghiệp THPT chỉ còn mỗi kỳ thi THPT quốc gia,
ngoài những môn thi bắt buộc ra như (Văn, Toán, Ngoại ngữ) thì học sinh được

thi một môn tự chọn. Như vậy, sẽ còn có một số môn học khác nữa cũng giống
như môn GDCD, học sinh sẽ thờ ơ không tập trung chú ý học, mà chỉ tập trung
vào những môn mà mình thi sau này.
Thực trạng trên, đã gây ra không ít khó khăn đối với giáo viên khi dạy các
bộ môn mà học sinh không thi ở trên lớp chứ không riêng gì môn GDCD.
Xuất phát từ lý do trên, để đảm bảo được mục tiêu giáo dục toàn diện và
nhiệm vụ của bộ môn, thì đòi hỏi các giáo viên dạy bộ môn phải thường xuyên
nắm bắt tâm lý, tư tưởng của học sinh, sử dụng hiệu quả nhiều phương pháp,
hình thức dạy học để tạo hứng thú cho học sinh khi học bài. Làm sao để các em
mỗi khi đến giờ học môn mình dạy, các em cảm thầy hào hứng chứ không tỏ ra
chán nản. Chính vì vậy, bằng thực tiễn trải qua nhiều năm giảng dạy về bộ môn,
tôi xin mạnh dạn chia sẻ những kinh nghiệm của mình qua đề tài: “Một số kinh
nghiệm khi sử dụng phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD ở
trường THPT”.
II. THỰC TRẠNG
3

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

1. Thực trạng (trước khi tạo ra sáng kiến)
Là một môn khoa học xã hội, môn GDCD trong trường THPT cùng với
tất cả các môn khoa học khác, góp phần hình thành và phát triển dần dần nhân
cách, năng lực, phẩm chất cho học sinh. Nhưng khác với các môn khoa học
khác, môn GDCD hình thành phẩm chất chính trị, tư tưởng, đạo đức gắn liền với
đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Giáo dục phẩm chất chính trị, tư tưởng
và đạo đức cho học sinh do tất cả các môn học, các hình thức giáo dục của nhà
trường thực hiện. Song môn GDCD có nhiệm vụ hết sức quan trọng trong việc

giáo dục đó. Nó có thể trực tiếp giáo dục cho học sinh những tri thức về thế giới
quan một cách tương đối có hệ thống, toàn diện, giúp cho học sinh hiểu đúng
quy luật phát triển tất yếu của tự nhiên, xã hội và của tư duy, giúp cho học sinh
nhận thức đúng đắn cuộc sống của cá nhân và cộng đồng phải phù hợp với quy
luật khách quan của sự phát triển lịch sử xã hội, giúp các em biết sống trong
điều kiện cụ thể của bản thân, gia đình và xã hội luôn có ý thức vươn tới những
cái cao đẹp.
Tuy nhiên, hiện nay bộ môn GDCD trong các nhà trường phổ thông lại
không được coi trọng để thực hiện đúng nhiệm vụ của nó. Các phương tiện, đồ
dùng dạy học liên quan đến bộ môn hầu như không được trang bị. Hàng năm,
các môn học khác được các cấp, các ngành giáo dục đầu tư, cung cấp các trang
thiết bị, phương tiện, đồ dùng để phục vụ cho công tác dạy và học cũng như đổi
mới phương pháp giảng dạy. Nhưng môn GDCD dân thì không được đầu tư gì
cả. Về phía học sinh, thì từ xưa đến nay, vẫn coi đây là môn học phụ chỉ thuần

4

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

túy giáo dục về đạo đức, tư tưởng...Các nhà quản lý giáo dục cũng xem nhẹ bộ
môn, trong các đợt hội giảng chào mừng các ngày lễ lớn trong năm, ở các nhà
trường, thường hay tập trung vào các môn mũi nhọn như Văn, Toán, Lý, Hóa,
Ngoại Ngữ... còn môn GDCD thì họa may trong năm mới được dạy hội giảng có
một lần.
Ngoài ra, các môn học khác, như ở các năm trước đều có cơ hội được dạy
thêm để tăng thu nhập như môn Tin học, Công nghệ được dạy nghề, môn Thể
dục được dạy đội tuyển để thi học sinh Giỏi TDTT hàng năm và có phụ cấp

ngoài trời, còn môn GDCD thì chỉ thuần túy dạy theo phân phối chương trình
các giờ chính khóa, không có cơ hội để dạy thêm để tăng thêm thu nhập. Cho
nên, việc đầu tư cho bộ môn của một số giáo viên dạy là rất ít, họ chủ yếu lên
lớp để dạy cho hết giờ dẫn đến tình trạng bình thường học sinh đã rất chán học
bộ môn, nay lại càng chán hơn khi thấy một số thầy cô cũng không thực sự tâm
huyết với môn mình dạy.
Mặt khác, các nội dung tri thức trong môn GDCD đa số mang tính trừu
tượng, khái quát hóa, phổ biến cao và gắn chặt với đời sống hàng ngày, tác động
thường xuyên tới suy nghĩ và hành động của học sinh.
Xuất phát từ thực trạng trên, để khôi phục lại vị trí của môn GDCD trong
các nhà trường phổ thông cũng như tạo hứng thú cho các em học sinh khi được
học bộ môn này, thì đòi hỏi các giáo viên phải có sự đầu tư trong phương pháp
giảng dạy, cụ thể như sử dụng có hiệu quả các hình thức trực quan kết hợp với
các phương pháp khác khi giảng dạy bộ môn của mình.
5

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

2. Các giải pháp (Sau khi có sáng kiến)
2.1 Quan niệm về phương pháp trực quan
- Trực quan là phương pháp giảng dạy, trong đó giáo viên sử dụng các
phương tiện dạy học tác động trực tiếp đến cơ quan cảm giác của học sinh để đạt
được chất lượng giảng dạy cao.
Phương pháp trực quan được sử dụng rộng rãi trong tất cả các môn học ở
trường THPT. Bất kỳ giáo viên bộ môn nào cũng sử dụng nó vào giảng dạy
nhằm truyền thụ kiến thức và giúp học sinh lĩnh hội kiến thức tốt. Nhưng tùy
theo nội dung kiến thức, đặc điểm của từng môn học, đối tượng, kinh nghiệm

giảng dạy và những điều kiện cụ thể, mỗi giáo viên có cách vận dụng riêng
phương pháp này.
Là môn học trang bị cho học sinh một cách tương đối có hệ thống những
kiến thức phổ thông, cơ bản, thiết thực về triết học, đạo đức, pháp luật, những
vấn đề của thời đại, lí luận về nhà nước và pháp quyền, những vấn đề về xây
dựng và phát triển đất nước của Đảng trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH, môn
GDCD trực tiếp hình thành thế giới quan khoa học, quan điểm sống nhân đạo...ở
học sinh. Thông qua khối lượng kiến thức cần trang bị cho học sinh không nhỏ,
tác động thường xuyên tới suy nghĩ và hành động của các em để thực hiện
nhiệm vụ đó là việc làm không dễ dàng. Vì thế, phương tiện trực quan được sử
dụng ở bộ môn này có những điểm khác với phương tiện trực quan ở các môn
học khác về cả hình thức lẫn tính chất. Trong giảng dạy bộ môn, giáo viên có thể
sử dụng các phương tiện trực quan hoặc tổng hợp các phương tiện trực quan của
6

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

các môn học khác và cũng có thể sử dụng những tri thức học sinh tiếp thu được
trong cuộc sống làm phương tiện trực quan. Mặt khác, thông qua giảng dạy, giáo
viên còn giúp học sinh biến kiến thức thành niềm tin có cơ sở khoa học, thành lẽ
sống và hành động thực tế trong cuộc sống hiện tại và tương lai của các em. Một
điểm không kém phần quan trọng là, trong khi sử dụng phương pháp trực quan
giáo viên hướng dẫn học sinh biết cách tổng hợp, khái quát những tư liệu thực tế
thành lí luận, tức là hình thành và phát triển tư duy, nhận thức khoa học cho học
sinh. Truyền thụ và lĩnh hội tri thức bằng phương tiện trực quan của giáo viên và
học sinh bắt nguồn từ lí luận nhận thức của triết học duy vật biện chứng. Điểm
xuất phát của quá trình nhận thức - nhận thức thông thường và nhận thức khoa

học - đều là thực tiễn. Đồng thời thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra nhận thức,
kiểm tra chân lí. Vì thế quá trình nhận thức có thể biểu diễn qua sơ đồ sau:
Thực tiễn

nhận thức

thực tiễn, quá trình này diễn ra liên tục

không ngừng trong cuộc sống của con người. Nhưng con đường nhận thức biện
chứng lại trải qua hai giai đoạn: Nhận thức cảm tính và nhận thức lí tính. Trong
nhận thức cảm tính, càng có nhiều cơ quan thụ cảm tham gia vào quá trình phản
ánh các sự vật hiện tượng của thế giới khách quan càng làm cho hiểu biết của
con người đầy đủ, toàn diện, chính xác hơn, tạo ra cơ sở vững chắc cho nhận
thức lí tính.
Đối với tri thức khoa học phổ biến và trừu tượng như tri thức của môn
GDCD, khi năng lực nhận thức của học sinh còn bị hạn chế lớn thì việc sử dụng
phương tiện dạy học trực quan lại càng cần thiết. Phương tiện trực quan càng

7

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

gần gũi với cuộc sống của học sinh, càng gắn bó với kiến thức đã thu nhận được
của các em sẽ càng tăng thêm tác dụng tích cực của các phương tiện đó.
Mặt khác, một trong những nhiệm vụ của nhận thức khoa học là khái quát
cái chung, cái bản chất, tất yếu của các sự vật, hiện tượng, quá trình cụ thể, làm
cho con người mở rộng, đào sâu sự hiểu biết của mình. Muốn vậy, con người

phải từng bước tích lũy tri thức, phải nhận biết từng cái cụ thể để đi đến tổng
hợp thành cái trừu tượng và cái cụ thể trong tư duy. Chính phương tiện dạy học
trực quan sẽ giúp đắc lực cho học sinh năng lực nhận thức khoa học.
Như vậy, sử dụng tốt phương pháp trực quan trong giảng dạy môn GDCD
là hình thành, củng cố con đường nhận thức biện chứng cho học sinh, giúp cho
các em phát triển tư duy logic, tư duy khoa học, phương pháp nhận thức khoa
học và cải tạo thực tiễn phục vụ lợi ích của chính các em và của xã hội. Nhưng
cần lưu ý rằng, trong giáo dục cần hình thành ở học sinh phương pháp nhận
thức, tư duy biện chứng, sự kết hợp biện chứng giai đoạn cảm tính và giai đoạn
lí tính trong nhận thức, chứ không nên để học sinh hiểu lầm rằng, nhận thức bao
giờ cũng bắt đầu từ cảm tính. Ngày nay, với trình độ phát triển cao của khoa học
và công nghệ, của nhận thức và tư duy con người, điều này càng quan trọng.
Nếu không làm được như vậy, vô hình chung, giáo viên môn GDCD sẽ góp
phần hạn chế đáng kể vào sự phát triển tư duy độc lập, sáng tạo của các em học
sinh.
2.2 Một số hình thức trực quan trong giảng dạy môn GDCD
2.2.1 Sơ đồ, bản đồ, tranh ảnh, số liệu thống kê:
8

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

- Sơ đồ: Sơ đồ hay lược đồ khoa học có tác dụng rất lớn trong việc hình
thành, phát triển, củng cố tri thức và tư duy của học sinh. Mặc dù kiến thức của
bộ môn nhất là kiến thức về triết học mang tính khái quát, trừu tượng cao, lý
luận có phần đậm nét. Nhưng nếu giáo viên chịu khó tìm tòi, suy nghĩ vẫn có thể
xây dựng các sơ đồ nêu lên logic khách quan, mối quan hệ giữa các tri thức,
giúp học sinh nắm được tri thức cơ bản nhất, khái quát nhất. Ví dụ: Ngay ở bài

mở đầu - Chương trình GDCD lớp 10, tùy theo khả năng lĩnh hội kiến thức bài
học của học sinh, sau khi giảng bài xong giáo viên có thể nêu lên sơ đồ sau:
Vấn đề cơ bản của triết học:
Quan hệ giữa vật chất và ý
thức, giữa tư duy và tồn tại

Mặt thứ 1: Vật
chất có trước
hay ý thức có
trước. Vật chất
QĐ ý thức và
ngược lại

Ý thức có
trước, vật chất
có sau, ý thức
QĐ vật chất

Vật chất có
trước, ý thức
có sau. Vật
chất QĐ ý thức

Mặt thứ 2:
Con người
có thể nhận
thức được
thế giới
không ?


Con người
nhận thức
được thế giới

Thế giới quan
duy tâm

Con người
không nhận
thức được
thế giới

Thế giới quan
duy vật

9

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Sơ đồ, lược đồ khoa học giáo viên có thể chuẩn bị trước, có thể giảng bài
đến đâu, lập đến đó hoặc có thể đưa ra sau khi học sinh đã học xong một bài,
một phần, một chương...Khi sử dụng sơ đồ biểu thị quan hệ giữa các phạm trù,
khái niệm cần lưu ý tới cách mô hình hóa, không chú ý điều này dễ dàng phạm
sai lầm, ảnh hưởng tới quá trình tiếp thu bài giảng của học sinh.
- Bản đồ: Thường thường, trong giảng dạy môn GDCD bản đồ chính trị
thế giới được sử dụng nhiều nhất. Nếu sử dụng tốt, bản đồ có tác dụng không
nhỏ trong việc thu nhận tri thức của học sinh. Việc so sánh sự thay đổi của bản

đồ chính trị thế giới trong sự phát triển lịch sử hiện đại của nhân loại sẽ làm cho
học sinh thấy rõ sự phát triển của lực lượng cách mạng thế giới, của phong trào
giải phóng dân tộc...thấy rõ xu hướng phát triển của lịch sử nhân loại. Ngay bản
đồ Việt Nam, nếu biết khai thác sử dụng cũng có tác dụng không nhỏ tới việc
truyền thụ tri thức cho học sinh. Trong khi sử dụng bản đồ cần phân biệt từng
loại bản đồ (hình thể, chính trị, kinh tế....) và tìm ra được những khía cạnh cần
sử dụng, phù hợp với bài giảng.
- Tranh ảnh: Là những hình ảnh trực quan gây ấn tượng sâu sắc, tạo ra sự
tiếp thu tri thức nhẹ nhàng, xây dựng tình cảm tốt đẹp đối với con người và đất
nước cho học sinh. Tranh ảnh rất đa dạng, có nhiều loại khác nhau và có rất
nhiều trên mạng Internet, giáo viên chỉ cần mất vài phút vào Google có thể tìm
kiếm được rất nhiều loại ảnh cần minh họa cho bài dạy của mình. Song điều cần
thiết là phải lựa chọn sao cho phù hợp với nội dung môn học, nội dung bài
giảng, biết đưa ra đúng lúc, đúng chỗ trong khi giảng bài. Đây là một nghệ thuật

10

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

khi giảng dạy. Nếu không sử dụng hợp lý sẽ làm hạn chế việc tiếp thu kiến thức
bài giảng của học sinh, có khi học sinh chỉ chú ý tới tranh ảnh mà không chú ý
tới nội dung bài giảng của thầy.
Ngoài việc sử dụng giáo án điện tử ra, thì phương tiện để giáo viên sử
dụng tranh ảnh để minh họa cho học sinh có thể thông qua máy chiếu, đây là
hình thức dạy học trực quan đang được sử dụng rộng rãi và phổ biến trong các
nhà trường.
Ví dụ khi dạy bài “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” - Bài 6

GCCD lớp 12. Giáo viên có thể chiếu các hình ảnh thể hiện sự so sánh về quá
trình phát triển và thành tựu của Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước như
sau:

Lao động cơ giới

Lao động thủ công

11

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Những thành tựu của sự nghiệp hiện đại hóa đất nước

Cao tốc Bắc - Nam

Hầm đường bộ qua
đèo Hải Vân

Có thể nói, sử dụng tốt tranh, ảnh trong giảng dạy bộ môn GDCD vừa
đảm bảo cho học sinh tiếp thu tốt tri thức bài học vừa giáo dục thẩm mĩ cho học
sinh. Thông qua thẩm mĩ để truyền thụ tri thức là điều hết sức cần thiết. Trong
điều kiện hiện nay, chúng ta chưa có bộ sưu tập tranh, ảnh riêng cho bộ môn,
chúng ta có thể kết hợp sử dụng các tranh ảnh của các môn học khác như Lí,
Hóa, Sinh học, Lịch sử, Địa lí...để minh họa cho bài giảng.
Ví dụ như ở bài 15 - GDCD 11: Giáo viên đưa ra một số hình ảnh thể hiện
việc tàn phá môi trường của con người:

12

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Đưa ra một số hình ảnh thể hiện hậu quả của nó đối với sức khỏe con
người:

13

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

- Số liệu thống kê:
Tuy số liệu thống kê chỉ là những con số, song trong giảng dạy bộ môn
GDCD không thể thiếu chúng được. Đó chính là một trong những cơ sở, đôi khi
là cơ sở duy nhất để rút ra những kết luận khoa học về sự vận động phát triển
của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Và cũng vì vậy, khi nêu lên
các số liệu thống kê, giáo viên cần rút ra các tri thức kết luận cần thiết phục vụ
bài giảng.
Ví dụ khi dạy bài 15 - Công dân với một số vấn đề cấp thiết của nhân loại
- GDCD lớp 11. Đây là bài có kiến thức mà giáo viên cần phải đưa ra những con
số thống kê để so sánh cho học sinh thấy được rõ tính cấp thiết của nó như về
vấn đề bùng nổ dân số thế giới, giáo viên có thể đưa ra số liệu thống kê như: Từ
giữa thế kỳ XX, dân số thế giới tăng với nhịp độ chưa từng thấy: Năm 1950, dân
số thế giới là 2,5 tỉ người, đến năm 1980 là 4,4 tỉ người, đến năm 1987 là 5 tỉ

người và hiện nay con số này đã tăng lên hơn 7 tỉ người. Và cứ theo tốc độ gia
tăng đó thì đến giữa thế kỷ XXI dân số thế giới sẽ đạt tới con số 9 tỉ người. Từ

14

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

tốc độ gia tăng dân số như trên giáo viên có thể đưa ra những con số thể hiện
hậu quả của nó như về tỉ lệ thất nghiệp, nghèo đói cũng gia tăng như có khoảng
25 đến 30% số lao động ở các nước đang phát triển không có việc làm, cả thế
giới vẫn còn hơn 1 tỉ người mù chữ...
Hoặc khi giáo viên giảng đến vấn đề dịch bệnh hiểm nghèo có thể đưa ra
các con số thống kê như: Năm 1980 phát hiện ra người đầu tiên nhiễm HIV, thì
đến cuối năm 2000 đã có gần 40 triệu người trên thế giới bị nhiễm...Ở Việt Nam
tính đến nay có khoảng 216.254 trường hợp, số bệnh nhân AIDS là 66.533, đã
có 68.977 trường hợp tử vong. Tỷ lệ nhiễm HIV toàn quốc theo báo cáo giám
sát là 248/100.000 dân. Điện Biên vẫn là tỉnh có tỷ lệ nhiễm HIV trên 100.000
dân cao nhất cả nước (1029), tiếp đến là Thành phố Hồ Chí Minh (682), thứ 3 là
Thái Nguyên (632). So sánh tỷ lệ nhiễm HIV/100.000 dân theo khu vực thấy tỷ
lệ tại miền Đông Nam Bộ cao nhất cả nước (408/100.000), tiếp đến là khu vực
miền núi phía Bắc: 357/100.000 dân...
Các số liệu thống kê không thiếu trong các sách báo, tạp chí, mạng
Internet...ở đây, đòi hỏi giáo viên cần lưu tâm sưu tập chúng để sử dụng phù hợp
trong các bài giảng.

2.2.2 Phim ảnh:
Do nhiều nguyên nhân khác nhau mà phim ảnh chưa được sử dụng trong

môn GDCD nhất là các trường ở khu vực nông thôn. Nhưng khi điều kiện cho
phép, giáo viên nên triệt để sử dụng phim ảnh (kể cả phim đèn chiếu) để truyền
15

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

thụ kiến thức cho học sinh. Các phim khoa học đều có liên quan chặt chẽ đến tri
thức của bộ môn nhất là chương trình lớp 10 và lớp 11. Các phim khác được
chiếu rộng rãi đều có liên quan mặt này hay mặt khác của nội dung kiến thức
trong môn GDCD. Nguồn các phim liên quan đền bộ môn hiện nay cũng rất sẵn
trên mạng Internet, giáo viên có thể tải trong Youtube rất nhiều những đoạn
video có liên quan phục vụ cho bài dạy. Đặc biệt là khi giáo viên sử dụng giáo
án điện tử thì việc sử dụng các đoạn vi deo để minh họa cho bài giảng là rất cần
thiết, thuận lợi và có hiệu quả. Ví dụ như những đoạn video nói về mối quan hệ
giữa bạn bè cùng giới, khác giới rất thích hợp khi giáo viên dạy bài Tình bạn,
Tình yêu trong chương trình GDCD lớp 10.
Tuy nhiên, khi sử dụng phim ảnh, giáo viên cần hướng dẫn học sinh biết
cách suy nghĩ, phân tích, tiếp thu nội dung của phim. Điều này, không chỉ làm
cho tri thức khoa học của học sinh phong phú, mà còn giúp cho tư duy của học
sinh phát triển, nâng cao nhận thức tiếp cận tri thức khoa học hiện đại, mở ra
khả năng phát triển trí tuệ của học sinh. Trong khi sử dụng phim, có thể sử dụng
toàn bộ cuốn phim hay trích đoạn cuốn phim để phục vụ cho từng vấn đề của bài
giảng.
Đáng tiếc là hiện nay, chúng ta chưa có phim giáo khoa phục vụ riêng cho
môn GDCD. Nhưng kinh nghiệm của các nước tiên tiến cho thấy phim giáo
khoa có hỗ trợ rất lớn đối với giáo viên trong giảng dạy và giúp học sinh hiểu
được vấn đề sâu hơn, rộng hơn. Đồng thời, phim giáo khoa được sử dụng tốt sẽ


16

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

định hướng, tập trung suy nghĩ, gây hứng thú, kích thích tiềm năng trí tuệ của
học sinh.
2.2.3 Sử dụng máy vi tính (giáo án điện tử) trong giảng dạy.
Như chúng ta đã biết, hiện nay, máy vi tính đã được sử dụng trong mọi
ngành khoa học, trong hoạt động kinh tế, trong quản lí và điều hành hoạt động
xã hội, trong các hoạt động của con người. Đặc biệt là khi môn Tin học đã được
đưa vào trong chương trình giáo dục phổ thông thì máy tính đã được các nhà
trường phổ thông sử dụng làm phương tiện và công cụ giảng dạy của giáo viên.
Tuy nhiên, để có được một giáo án điện tử cho một tiết dạy, đòi hỏi giáo viên
phải đầu tư về mặt thời gian, trí tuệ để soạn giảng thông qua phần mềm
Powerpont. Đồng thời, bản thân giáo viên phải biết sử dụng máy tính có kiến
thức về tin học mới có thể đưa các dữ liệu liên quan đến tiết dạy vào phần mềm
để soạn thành giáo án. Có thể nói, giáo án điện tử, nó giúp giáo viên sử dụng
được tất cả các hình thức trực quan từ việc vẽ sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh, đến các
đoạn phim...liên quan đến nội dung bài giảng thông qua việc kết nối máy tính
với máy chiếu. Tuy nhiên, khi sử dụng giáo án điện tử, giáo viên không nên phụ
thuộc hoàn toàn vào nó, mà phải kết hợp với bảng viết để tổng hợp, củng cố kiến
thức cho học sinh. Bởi vì, nhiều khi học sinh chỉ chú ý tới các hình ảnh, dữ liệu
trên màn chiếu mà không chú ý tới nội dung, kiến thức bài giảng, như vậy sẽ
ảnh hưởng tới chất lượng của tiết học cũng như việc tiếp thu tri thức của học
sinh.


17

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Mặt khác, để sử dụng được giáo án điện tử còn phụ thuộc vào điều kiện,
cơ sở vật chất của mỗi nhà trường. Điều đó có nghĩa là, các nhà trường phải có
các phòng nghe nhìn được trang bị đầy đủ máy móc thiết bị (máy tính, máy
chiếu, màn chiếu...), giáo viên nên phòng chỉ việc cắm USB vào là có thể sử
dụng được giáo án điện tử. Không riêng gì đối với bộ môn GDCD, mà cả những
bộ môn khác nữa, nếu như giáo viên sử dụng tối đa giáo án điện tử vào giảng
dạy thì chắc chắn học sinh sẽ rất hứng thú khi học bài và tiết học sẽ đạt hiệu quả
cao. Đối với bộ môn GDCD, trong tình hình hiện nay, thì việc thường xuyên sử
dụng giáo án điện tử là rất cần thiết, hầu như bài nào chúng ta cũng có thể soạn
giảng bằng giáo án điện tử.
Tuy nhiên, như trên đã nói, việc soạn giảng giáo án điện tử đòi hỏi giáo
viên phải đầu tư về mặt thời gian để soạn cũng như tìm kiếm các dữ liệu như
tranh, ảnh, video...liên quan đến bài giảng để đưa vào soạn giảng. Riêng về vấn
đề này cũng không có gì là khó khăn, giáo viên có thể lên mạng vào thư viện bài
giảng điện tử tải các bài giảng của bộ môn xuống để tham khảo. Giáo viên vừa
có thể tham khảo được kiến thức của bài giảng vừa học luôn cách tạo các hiệu
ứng trong phần mềm Powerpont, để từ đó có thể chủ động soạn giảng một giáo
án điện tử của riêng mình phục vụ cho công tác giảng dạy.
Tóm lại, việc sử dụng giáo án điện tử trong giảng dạy môn GDCD có thể
thay thế các phương tiện và công cụ dạy học khác. Giáo án điện tử giúp cho giáo
viên bộ môn GDCD chuẩn bị trước những hình thức trực quan cần sử dụng
trong bài giảng, từ những tư liệu đơn giản đến những tư liệu hết sức phức tạp.


18

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Nó có thể giúp cho học sinh thấy rõ sự phát triển của tự nhiên, xã hội, những hệ
thống cấu trúc vĩ mô và vi mô, những mô hình quản lí kinh tế và quản lí xã hội ở
nước ta và các nước khác....chỉ một động tác ấn nút bàn phím (hoặc kích chuột)
đơn giản và nhanh chóng toàn bộ những kiến thức trực quan giáo viên cần trình
bày đã hiện ra trước mắt học sinh trên màn chiếu máy tính. Như vậy, giáo viên
có thể tận dụng được tối đa thời gian để giảng bài.
2.2.4 Tham quan thực tế
Có thể nói, ngoài các hình thức trực quan nêu trên, thì tham quan thực tế
cũng là một trong các hình thức trực quan rất có hiệu quả trong giảng dạy bộ
môn GDCD. Tham quan có nhiều loại hình khác nhau. Đối với học sinh có thể
tổ chức tham quan các cơ sở nghiên cứu khoa học, các di tích lịch sử văn hóa,
các viện bảo tàng, các điển hình tiên tiến về mọi mặt của đời sống xã hội, các
danh lam, thắng cảnh.... Theo phân phối chương trình của bộ môn, thì mỗi học
kỳ đều có 1 đến 2 tiết giành cho thực hành, ngoại khóa. Giáo viên có thể thực
hiện theo phân phối chương trình của bộ môn hoặc tổ chức vào các thời gian
thích hợp của trường có thể vào dịp các ngày lễ như: 20/11, 22/12, 8/3...
Chúng ta cũng không nên nghĩ rằng, việc tổ chức tham quan là rất phức
tạp, khó khăn và tốn kém. Tham quan thực tế là phải tổ chức cho học sinh đến
một địa danh nào đó ở xa thì mới gọi là tham quan, nếu như vậy thì chúng ta sẽ
không bao giờ thực hiện được. Chúng ta có thể tổ chức cho học sinh đi tham
quan thực tế các địa danh ở ngay địa phương mình ví dụ như ở trường THPT
Xuân Trường có thể tổ chức cho học sinh vào thăm khu lưu niệm nhà Bác
19


T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Trường Chinh chỉ cách trường có mấy trăm mét, hoặc thăm viếng nghĩa trang
liệt sỹ ở địa phương vào dịp 27/7 hàng năm để giáo dục truyền thống, giáo dục
lý tưởng, truyền thống yêu quê hương đất nước cho học sinh. Hoặc giáo viên có
thể tổ chức cho học sinh đi tham quan nhà thờ Phú Nhai, nhà thờ Bùi Chu liên
quan đến bài học: Công dân với các vấn đề dân tộc và tôn giáo ở chương trình
lớp 12...
Có thể nói, trong điều kiện hiện nay, khi cơ sở vật chất cho giảng dạy bộ
môn hầu như không có thì việc tổ chức tham quan nhằm nâng cao nhận thức về
bộ môn, củng cố tri thức cho học sinh, phát triển năng lực tư duy, khả năng vận
dụng tri thức, giáo dục tính tính cực xã hội, đạo đức, tình cảm, thẩm mĩ cho học
sinh là rất cần thiết và có thể thực hiện được. Tùy theo điều kiện và khả năng
của từng trường, có thể tổ chức những buổi tham quan theo chủ đề nhất định,
hoặc kết hợp nhiều chủ đề trong một buổi tham quan.
Tuy nhiên, để buổi tham quan đạt kết quả tốt, giáo viên cần phải có sự
chuẩn bị chu đáo. Trước khi tổ chức cho học sinh tham quan cần vạch ra kế
hoạch chuẩn bị và tiến hành, trong đó nêu lên thời gian, địa điểm, mục đích yêu
cầu, nội dung kế hoạch tiến hành...Trong khi chuẩn bị cần nêu rõ những việc
phải làm trước, trong và sau khi tham quan. Giáo viên phải hướng dẫn học sinh
những nội dung cần ghi nhớ, ghi chép. Tốt nhất sau khi tham quan nên tổ chức
cho học sinh thảo luận, viết bài thu hoạch để đánh giá kết quả thu nhận được,
những tài liệu, tri thức học sinh lĩnh hội được, kể cả việc rút kinh nghiệm về tổ

20


T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

chức đi tham quan. Bởi vì, tham quan thực tế phụ thuộc vào công việc chuẩn bị
rất nhiều. Chuẩn bị càng tỉ mỉ, chu đáo, kĩ càng sẽ càng thu được kết quả tốt.
2.2.5. Bài học kinh nghiệm khi sử dụng phương pháp trực quan
Muốn sử dụng tốt và hiệu quả phương pháp trực quan trong giảng dạy bộ
môn GDCD, trước hết giáo viên cần đầu tư, suy nghĩ, công phu, lựa chọn tài liệu
trực quan phục vụ cho nội dung bài giảng. Trong thực tế, không thiếu các tài
liệu có thể dùng để giảng dạy. Nhưng điều cần thiết là tìm ra tài liệu trực quan
điển hình, đưa ra đúng thời điểm, sát hợp với từng vấn đề giảng dạy. Các tài liệu
trực quan đưa ra cần đảm bảo tính chính xác, chân thực, rõ ràng. Cần hết sức
tránh sử dụng những tài liệu trực quan chưa được khẳng định, chưa đảm bảo độ
tin cậy. Khi nêu ra các tài liệu trực quan, cần phải phân tích, giảng giải kĩ lưỡng,
rút ra kết luận chính xác để đảm bảo tính thuyết phục cao, tính hướng đích của
chúng. Đồng thời giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh tập trung vào những nội
dung, những khía cạnh phục vụ cho học tập.
Các hình thức trực quan không chỉ có tác dụng minh họa cho bài giảng,
mà còn có tác dụng tới việc hình thành, phát triển, củng cố tri thức khoa học cho
học sinh. Vì thế khi sử dụng bất kì hình thức trực quan nào, giáo viên một mặt
phân tích, giảng giải, mặt khác, hướng dẫn cho học sinh biết tự rút ra kết luận
cần thiết, tri thức muốn đạt tới. Muốn vậy, giáo viên cần giúp cho học sinh biết
tập trung suy nghĩ, chú ý tới những điểm chủ yếu, bỏ qua những cái thứ yếu
trong tài liệu trực quan, biết hướng tư duy tới những kết luận khoa học cần thiết.

21

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Tuy những tài liệu trực quan có tác dụng tốt trong quá trình truyền thụ tri
thức khoa học của giáo viên và lĩnh hội tri thức của học sinh. Nhưng chúng cũng
dễ dàng hình thành ở học sinh phương pháp tư duy máy móc, siêu hình, xem xét
nhận thức sự vật trong sự cô lập, phiến diện. Vì thế, giáo viên cần, trước hết,
phân tích tài liệu trực quan và sau đó tổng hợp chúng để rút ra kết luận khoa
học, nêu lên mối quan hệ biện chứng giữa chúng. Đồng thời, thông qua phương
pháp giảng dạy của bản thân giúp cho học sinh phương pháp tư duy khoa học,
rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo, phát triển trí tuệ cho các em.
Ngoài ra, để bài giảng thu được kết quả tốt, giáo viên cần sử dụng kết hợp
phương pháp trực quan với các phương pháp giảng dạy khác.
III. HIỆU QUẢ DO SÁNG KIẾN ĐEM LẠI
Có thể nói khi giáo viên sử dụng có hiệu quả phương pháp trực quan
trong giảng dạy bộ môn, chúng ta thấy ở các tiết học trở lên sôi nổi hơn, học
sinh cảm thấy rất hào hứng mỗi khi đến giờ học GDCD. Điều này, cũng làm cho
giáo viên bộ môn cảm thấy phấn chấn hơn khi đứng trên bục giảng. Bên cạnh
đó, chúng ta cũng đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ cho
học sinh.
Kết quả cụ thể được thể hiện qua việc làm phiếu khảo sát, thăm dò ý kiến
của học sinh khi giáo viên sử dụng phương pháp trực quan kết hợp với phương
pháp thuyết trình và một số phương pháp khác như sau :

PP trực quan kết hợp với

22

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng



S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Khối

Phương pháp thuyết trình

phương pháp thuyết trình và
PP khác.

10

237/530 hs = 44.7%

436/530 hs = 82.2%

11

224/510 hs = 44.1%

429/510 hs = 84.1%

12

234/520 hs = 45.1%

452/520 hs = 86.9%

Bên cạnh việc thu hút được nhiều học sinh đối với môn học, khi đánh giá,

kiểm tra chất lượng học tập, khả năng hiểu bài, lĩnh hội kiến thức bộ môn của
học sinh, chúng ta cũng thấy tăng lên rõ rệt. Tỉ lệ học sinh đạt điểm Khá, Giỏi
đạt từ 80% trở lên. Không có học sinh bị dưới điểm TB.
Ngoài ra, việc đầu tư để soạn giảng một giáo án có sử dụng phương pháp
trực quan làm chủ đạo là việc không quá mấy khó khăn khi trong điều kiện hiện
nay với sự bùng nổ của công nghệ thông tin. Giáo viên chỉ cần đầu tư một chút
thời gian vào mạng Internet để tải các dữ liệu trực quan liên quan đến bài dạy là
có thể soạn hoàn thiện một giáo án để giảng dạy.
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân, trong giảng dạy bộ môn
GDCD ở trường THPT. Do đặc điểm, tình hình ở mỗi trường khác nhau và thời
gian nghiên cứu để viết sáng kiến có hạn, cho nên khó tránh khỏi những thiếu
xót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của đồng nghiệp, để khi áp
dụng và nhân rộng sáng kiến này, sẽ có hiệu quả thiết thực hơn trong việc đổi
mới phương pháp giảng dạy của bộ môn GDCD ở trường THPT.
IV. CAM KẾT KHÔNG SAO CHÉP HOẶC VI PHẠM BẢN QUYỀN
23

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

Tôi xin cam kết sáng kiến kinh nghiệm trên là của chính bản thân viết ra.
Tôi không sao chép cũng như là vi phạm bản quyền của người khác. Nếu vi
phạm, tôi xin chịu mọi hình thức kỷ luật của Hội đồng đánh giá sáng kiến kinh
nghiệm - Sở Giáo dục và Đào tạo Nam Định.
Xin trân trọng cảm ơn !
TÁC GIẢ SÁNG KIẾN

Nguyễn Tiến Phương


ĐƠN VỊ ÁP DỤNG SÁNG KIẾN ĐÁNH GIÁ

( Xác nhận, đánh giá, xếp loại )

24

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


S¸ng kiÕn kinh nghiÖm dù thi

CÁC PHỤ LỤC
Danh mục các tài liệu tham khảo:
- Phương pháp giảng dạy môn GDCD ( Vương Tất Đạt - Chủ biên)
- Sách giáo khoa GDCD lớp 10, 11, 12 ( Nhà xuất bản giáo dục - 2007)
- Chữ viết tắt : GDCD - Giáo dục công dân
THPT - Trung học phổ thông

25

T¸c gi¶: NguyÔn TiÕn Ph-¬ng


×