Tải bản đầy đủ (.pdf) (105 trang)

Lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 105 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ KHÁNH LY

LÝ TƢỞNG THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG
SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành

: Triết học

Mã số

: 60 22 03 01

HÀ NỘI – 2016

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHẠM THỊ KHÁNH LY

LÝ TƢỞNG THẨM MỸ TRONG HOẠT ĐỘNG
SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

Chuyên ngành


: Triế t học

Mã số

: 60 22 03 01

Giáo viên hướng dẫn : TS. Nguyễn Thu Nghĩa

HÀ NỘI – 2016

2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong cuộc sống, ai cũng đều có những mục tiêu, những lý tưởng tốt
đẹp để hướng tới. Mục tiêu ấy, lý tưởng ấy hướng con người đến cái hoàn
thiện, cái tốt đẹp. Lý tưởng là mục đích sống, là ý nghĩa của mỗi cuộc đời. Lý
tưởng quyết định sự thành bại của mỗi người nếu biết lựa chọn đúng. Lý
tưởng giúp con người tăng thêm sức mạnh và niềm tin để có thể thành công
trong cuộc sống và sự nghiệp, cũng như vượt qua đươ ̣c những khó khăn và trở
ngại. Lý tưởng có nhiều loại, điển hình là lý tưởng thẩm mỹ và lý tưởng xã
hội. Lý tưởng thẩm mỹ khác với lý tưởng xã hội ở chỗ nó là cái toàn vẹn, cụ
thể, cảm tính, là một hình tượng sinh động, hấp dẫn, có khả năng tạo ra khoái
cảm thẩm mỹ. Hình tượng trung tâm trong mọi hình tượng chính là mẫu
người lý tưởng. Lý tưởng thẩm mỹ là tổng thể phương hướng cơ bản của đời
sống được đúc kết lại thành hình ảnh mẫu mực, cảm quan của sự hoàn thiện,
hoàn mỹ của con người và xã hội, là sự cố gắng, nỗ lực hoàn thiện của con
người, để giải phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc.
Lý tưởng thẩm mỹ thể hiện ở nhiều lĩnh vực nhưng nghệ thuật là lĩnh

vực được thể hiện rõ ràng và tập trung nhất. Lý tưởng thẩm mỹ thể hiện qua
các hình tượng, các nhân vật, các tình tiết trong nội dung mà nghệ thuật
truyền đạt. Khi người nghệ sĩ có lý tưởng thẩm mỹ rõ ràng, đúng đắn sẽ có
thể cho ra đời những tác phẩm nghệ thuật ý nghĩa và có sức tồn tại lâu dài. Lý
tưởng thẩm mỹ đó có thể đươ ̣c các tác giả truyền tải qua các hình tượng. Một
tác phẩm nghệ thuật hàm chứa lý tưởng thẩm mỹ sẽ mang một nội dung lành
mạnh, có ý nghĩa và sẽ đem lại cho người thưởng thức những bài học, những
tư tưởng đúng đắn. Khi có lý tưởng thẩm mỹ, hoạt động nghệ thuật sẽ xác
định được cần thể hiện vấn đề gì, nội dung tác phẩm sẽ như thế nào, từ đó

3


tránh việc có những tác phẩm không có nội dung hay nội dung mang ý nghĩa
tầm thường.
Trong giai đoạn nước ta đang lâm vào cảnh chiến tranh ác liệt, nội dung
mà các tác phẩm nghệ thuật hướng đến chính là nội dung về Tổ quố c , về đất
nước, về lý tưởng giải phóng dân tộc , giải phóng giai cấp , giải phóng con
người. Tình cảm lứa đôi được đặt trong tình yêu quê hương , đấ t nước, yêu
chuộng hòa bình. Các tác phẩm ấy đã đi cùng thời gian, sống mãi trong lòng
bao thế hệ người dân Việt Nam để đến giờ khi nhìn lại ta vẫn thấy ở những
tác phẩm ấy toát lên ý nghĩa thời đại. Tuy nhiên, trong giai đoa ̣n hiện nay,
đứng từ góc độ lý tưởng thẩm mỹ có thể thấy, hoạt động sáng tạo nghệ thuật
chưa mang trong mình những nội dung như thời kỳ trước. Nội dung mà nghệ
thuật hiện nay hướng đến chủ yếu là những nội dung về con người cá nhân
chứ chưa mang ý nghĩa xã hội. Những tác phẩm nghệ thuật hiện nay tuy nhiều
nhưng thiếu tính điển hình, thiếu ý nghĩa, thiếu tính định hướng. Con người cá
nhân với những tình cảm chưa có yếu tố lý tưởng được sử dụng làm nội dung
chính của nhiều tác phẩm nghệ thuật. Có thể nhận thấy vấn đề này thể hiện rất
nhiều trong các ca khúc, truyện ngắn, tiểu thuyết, phim,.. Ở nhiều tác phẩm,

lý tưởng thẩm mỹ đã bị xem nhẹ, nhường chỗ cho viê ̣c bộc lộ cái tôi bản thân
quá cao. Họ đã quên đi cái lý tưởng mà xã hội đang cần khơi dậy và hướng
đến. Thế hê ̣ trẻ hiện nay tham gia trực tiếp vào các hoạt động sáng tạo, đánh
giá và thưởng thức nghệ thuật nhưng phần đông lại chưa có cái nhìn đúng đắn
về nghệ thuật thực sự, điều đó dẫn đến các tác phẩm nghệ thuật hiện nay rơi
vào trạng thái thiếu lý tưởng hay sai lệch lý tưởng. Vấn đề này là một trong
những vấn đề quan trọng cần được giải quyết sớm để nghệ thuật nước nhà
phát triển theo đúng định hướng mà Đảng và Nhà nước ta đề ra đó là tiên tiến
và đậm đà bản sắc dân tộc.

4


Hoạt động sáng tạo nghệ thuật hiện nay thiếu đi những tác phẩm thực
sự, những tác phẩm mang trong mình lý tưởng thẩm mỹ. Các tác phẩm nghệ
thuật hiện nay còn chạy theo số đông, chạy theo vòng xoáy của nền kinh tế thị
trường, chính vì thế chưa có nhiều tác phẩm tồn tại được lâu dài trong lòng
công chúng cũng như chưa tạo được cho khán giả những cái nhìn mới về hiện
thực cuộc sống, về tương lai và những định hướng ý nghĩa.
Có thể thấy, hiện nay nhiều hoạt động sáng tạo nghệ thuật còn chưa
đúng theo ý nghĩa mà nó cần có. Chính vì thế, cần có những đánh giá khách
quan, những giải pháp cơ bản để có thể đưa nghệ thuật nước nhà đến gần với
lý tưởng thẩm mỹ. Nhận thấy tầm quan trọng đó, luận văn hướng đến giải
quyết vấn đề “Lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở
Việt Nam hiện nay”.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Lý tưởng thẩm mỹ nói chung và vai trò của lý tưởng thẩm mỹ trong
hoạt động sáng tạo nghệ thuật nói riêng đã được nghiên cứu trên thế giới và
Việt Nam từ khá lâu.
A.Belich trong cuốn Mỹ học và thời đại ngày nay, Nxb Chính trị,

Matxcova, 1967, chương I: “Thị hiếu thẩm mỹ và lý tưởng thẩm mỹ” có đề
cập đến nội dung lý tưởng thẩm mỹ. Trong bài này tác giả xem xét nội dung
của lý tưởng thẩm mỹ trong việc vạch rõ mối quan hệ của nó với lý tưởng xã
hội nói chung, làm rõ nguồn gốc của nó. Theo ông, “lý tưởng thẩm mỹ là tài
sản của xã hội hiện tại, là một trong những mặt của bộ mặt tinh thần của xã
hội” [2, tr.16], “lý tưởng thẩm mỹ không tồn tại như một cái gì đó cụ thể”.
Như vậy, tác giả khẳng định lý tưởng thẩm mỹ là lý tưởng thuộc về xã hội,
không chỉ là lý tưởng của từng cá nhân riêng lẻ. Tuy nhiên đôi khi tùy vào
từng xã hội mà tồn tại nhiều lý tưởng thẩm mỹ song song, vậy đâu là lý tưởng
thẩm mỹ cao nhất, có ý nghĩa nhất? Theo A.Belich “lý tưởng cộng sản chủ

5


nghĩa là sự thể hiện cao nhất của cái đẹp, lý tưởng đó thu hút vào trong mình
tất cả cái đẹp tụ lại. Cái đẹp của lý tưởng cộng sản chủ nghĩa không phải cái
đẹp ảo tưởng của một sự hoàn thiện huyền thoại nào đó hay là của con người
nói chung, mà là cái đẹp của các mặt quyết định (kinh tế, chính trị, pháp luật,
đạo đức của đời sống xã hội của người ta, của chủ nghĩa nhân đạo” [2, tr.19].
Như vậy, đối với Belich, lý tưởng cộng sản được coi là lý tưởng cao nhất, lý
tưởng chung nhất và có ý nghĩa lớn.
Lý tưởng thẩm mỹ được M.F.Ốpxiannhicốp đề cập đến trong cuốn Mỹ
học cơ bản và nâng cao, Nxb Văn hóa Thông tin, 2001. Ông cho rằng, lý
tưởng thẩm mỹ là một bộ phận hợp thành khăng khít trong lý tưởng của một
nhóm xã hội, một giai cấp, một xã hội nhất định [42, tr.163]. Đặc trưng của lý
tưởng thẩm mỹ, khác biệt của nó so với các lý tưởng khác chính là đối tượng
và phương thức phản ánh thực tại đang không ngừng phát triển [42, tr.168].
Lý tưởng thẩm mỹ là mức độ tổng hợp và khái quát hóa cao nhất, nhưng vẫn
là khái quát thẩm mỹ, chứ không biến thành khái niệm khoa học trừu tượng
và vẫn giữ được tính trực quan, cụ thể cảm tính. Đồng thời, lý tưởng thẩm

mỹ, khi đã hình thành, lại trở thành tiêu chuẩn cao nhất để đánh giá về mặt
tình cảm thẩm mỹ tất cả mọi ấn tượng thẩm mỹ sau này, thành “khuôn vàng
thước ngọc” qua đó người nghệ sĩ (cũng như người xem, người đọc, người
nghe) xem xét và đánh giá thực tại mà anh ta phản ánh [42, tr.178].
Ở Việt Nam, đầu tiên phải kể đến các công trình mỹ học của GS,TS.Đỗ
Huy . Ngoài việc chủ biên và đồng chủ biên một số công trình, tác giả Đỗ
Huy đã có nhiều ấn phẩm mỹ học có giá trị. Đó là: Mỹ học với tư cách là một
khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1996; Mỹ học khoa học về các
quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2001; Đạo đức học, mỹ học
và đời sống văn học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2002, v.v..
Nghiên cứu lý tưởng thẩm mỹ được tác giả đề cập đến trong cuốn Giáo dục

6


thẩm mỹ - một số vấn đề lý luận và thực tiễn. Tác giả khẳng định “con người
cần và phải có lý tưởng” [15, tr.132], lý tưởng là yếu tố không thể không có
trong mỗi người, “lý tưởng thẩm mỹ Mác - Lênin phản ánh các hoài bão, các
chiều hướng, các nội dung cơ bản của những giá trị thẩm mỹ trong cuộc sống
và nghệ thuật. Nó là ngọn đèn soi tỏ cho mỗi người xây dựng ước mơ đúng
đắn và giúp nghệ sĩ sáng tạo ra những tác phẩm mà nội dung của chúng biểu
hiện chủ nghĩa lãng mạn cách mạng hợp quy luật” [15, tr.134]. Như vậy, GS.
Đỗ Huy đưa ra cách hiểu về lý tưởng thẩm mỹ Mác - Lênin, chủ nghĩa Mác Lênin hướng con người theo lý tưởng cách mạng, lý tưởng cách mạng là lý
tưởng cơ bản nhất, ý nghĩa nhất. Đồng thời trong cuốn sách này cũng đề cập
đến việc “giáo dục lý tưởng thẩm mỹ chính là nhằm xây dựng các khả năng
sáng tạo phù hợp với quy luật về sự phát triển của con người mới và một xã
hội mới” [15, tr.151]. Ở đây tác giả đề cao việc giáo dục thẩm mỹ cho con
người bởi đây là cách để mỗi người hướng đến các giá trị nghệ thuật trong
cuộc sống. Muốn vậy con người phải đi sâu vào cuộc sống để từ hiện thực
cuộc sống đó đưa ra hình mẫu con người lý tưởng để tất cả đều có định hướng

phấn đấu cụ thể.
Cuốn Mấy vấn đề của mỹ học hiện nay do GS. Đỗ Huy chủ biên, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội, 1988 chỉ ra một trong những vấn đề cơ bản của mỹ
học hiện nay là xây dựng các tình cảm thẩm mỹ mới cho nhân dân lao động.
Có thể nói, mỹ học góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng con người
mới. Vấn đề xây dựng các tình cảm thẩm mỹ hay xây dựng con người mới
đều cần bắt đầu từ xây dựng lý tưởng thẩm mỹ, “khi định hướng các tình cảm
thẩm mỹ mới cho nhân dân lao động, ánh sáng xuyên suốt các quá trình thẩm
mỹ, các quan hệ thẩm mỹ của xã hội mới - đó là lý tưởng thẩm mỹ. Giáo dục
lý tưởng thẩm mỹ trở thành vấn đề trung tâm của mỹ học hiện nay” [16, tr.37].

7


Cuốn Mỹ học khoa học về các quan hệ thẩm mỹ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội, 2000 cũng có đề cập đến các vấn đề lý tưởng thẩm mỹ và nghệ thuật.
Tác giả Đỗ Huy đã chỉ ra định nghĩa nghệ thuật theo quan điểm Mác - Lênin:
“nghệ thuật là một hình thái ý thức, ra đời từ lao động và chiến đấu, từ các
nhu cầu miêu tả, tín ngưỡng đánh giá và rút ra nhưng bài học về cuộc sống.
Vì thế, nghệ thuật có một vai trò và ý nghĩa xã hội rất sâu sắc và rộng lớn”
[18, tr.326]. Con người trở thành trung tâm của nghệ thuật, nghệ thuật là sản
phẩm của hoạt động sáng tạo của con người. Con người nhờ nghệ thuật có thể
làm chủ các tình cảm của mình, xâm nhập vào các quy luật khách quan một
cách tự do. Hình tượng nghệ thuật chủ yếu được thể hiện qua ba tư cách: tư
cách phương tiện phản ánh, tư cách sản phẩm của sáng tạo và tư cách đối
tượng thưởng thức thẩm mỹ. Nghệ thuật góp phần quan trọng vào việc truyền
tải hiện thực đồng thời hướng con người đến những yếu tố tốt đẹp trong tương
lai tươi sáng, hướng con người tới đấu tranh vì tương lai đó.
Ngoài ra, ở Việt Nam cuốn Mỹ học Mác - Lênin của Vĩnh Quang Lê, đã
trình bày những vấn đề tóm tắt nhất về lý luận mỹ học và quá trình sáng tạo

nghệ thuật. Đặc biệt, cuốn sách diễn giải các vấn đề liên quan đến sáng tạo
của nghệ sĩ và những tư liệu nghệ thuật trong thời kỳ đổi mới. Ở đây, tác giả
đã đưa ra định nghĩa về lý tưởng thẩm mỹ: “lý tưởng thẩm mỹ là lý tưởng về
cái đẹp mà chủ thể thẩm mỹ và con người thẩm mỹ hướng tới” [30, tr.36].
Không chỉ vậy, tác giả còn nêu ra đặc điểm riêng của lý tưởng thẩm mỹ: gắn
liền với xã hội tiên tiến, vai trò của lý tưởng thẩm mỹ là đánh giá và sáng tạo
ra các giá trị thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ là mục tiêu mà con người hướng
đến, lý tưởng thẩm mỹ có tính tổng hợp, tính toàn diện, nó gắn với suy nghĩ
tự do độc đáo của chủ thể, lý tưởng thẩm mỹ Mác -Lênin có vai trò sáng tạo
ra cái đẹp của mỗi nghệ sĩ đồng thời làm cho nghệ thuật ngày càng phát triển
hoàn thiện.

8


Bên cạnh các sách được xuất bản, cũng có rất nhiều bài viết trên tạp
chí, báo điện tử đề cập đến vấn đề lý tưởng thẩm mỹ:
Trên trang Blog của mình, tác giả Đào Duy Thanh đưa ra những khái
niệm cơ bản về lý tưởng thẩm mỹ. Theo ông, “lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện tập
trung cao nhất của nhu cầu thẩm mỹ, tình cảm thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ;
hay nói một cách khác lý tưởng thẩm mỹ là giai đoạn cao nhất của nhận thức,
đánh giá và sáng tạo thẩm mỹ. Mọi xúc cảm, biểu tượng, phán đoán, đánh giá,
cảm thụ và sáng tạo thẩm mỹ đều do lý tưởng thẩm mỹ chi phối và tập trung ở
lý tưởng thẩm mỹ” [69]. Như vậy, có thể thấy ở đây Đào Duy Thanh coi lý
tưởng thẩm mỹ là yếu tố cao nhất của ý thức thẩm mỹ, mọi hoạt đô ṇ g thẩm
mỹ đều hướng đến yếu tố này. Đây được coi như một điểm đích để chúng ta
hướng đến. Lý tưởng thẩm mỹ nói lên sự hoàn thiện của sự vật, hiện tượng
trong cuộc sống con người. Tác giả có lý khi coi lý tưởng thẩm mỹ có thể chi
phối mọi vấn đề về xúc cảm, biểu tượng… bởi lý tưởng là cái đi trước, được
định hình trước trong mỗi người và con người có khát vọng hướng đến những

điều tốt đẹp mà họ mong muốn. Trong bài viết này, bên cạnh viêc chỉ ra quan
điểm về lý tưởng thẩm mỹ, tác giả còn tập trung phân tích lý tưởng thẩm mỹ
của các giai đoạn nghệ thuật. Việc nghiên cứu này chưa làm rõ được một cách
toàn diện về lý tưởng thẩm mỹ mà mới dừng lại ở việc chỉ ra các biểu hiện
của lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật.
Trên trang thông tin điện tử của “Tạp chí Cộng sản” ngày 29/04/2012
có bài viết “Giáo dục về lý tưởng để thực hiện nghị quyết Hội nghị Trung
ương 4 khóa XI” của Trần Trọng Tân, Nguyên UVTW Đảng, Trưởng ban
TTVH Trung ương. Bài viết đặt vấn đề bằng dẫn chứng hiện nay có một bộ
phận không nhỏ cán bộ đảng viên giữ vị trí lãnh đạo suy thoái về tư tưởng
chính trị, đạo đức, lối sống. Điều đó được biểu hiện cụ thể qua sự phai nhạt lý
tưởng, chính vì vậy giáo dục lý tưởng là điều cần phải làm. Trong bài viết, tác

9


giả chỉ ra: “Lý tưởng Cộng sản Chủ nghĩa được hiểu một cách tóm lược có 3
mặt, đó là lý tưởng xã hội, lý tưởng đạo đức và lý tưởng thẩm mỹ” [70]. Như
vậy, lý tưởng thẩm mỹ được coi là một bộ phận quan trọng trong lý tưởng
Cộng sản, nó kết hợp và tạo thành bộ ba lý tưởng vững chắc cho lý tưởng
cộng sản. Tác giả cũng đi đến định nghĩa về lý tưởng thẩm mỹ: “lý tưởng
thẩm mỹ của chủ nghĩa cộng sản là một giai đoạn cao nhất và mới về chất
trong sự phát triển thẩm mỹ của loài người. Cơ sở của lý tưởng thẩm mỹ ấy là
sự phát triển toàn diện và hoàn chỉnh của sức sáng tạo của mỗi người, kết hợp
trong mình một cách hài hòa sự phong phú về tinh thần, sự trong sạch về đạo
đức và hoàn thiện về thể chất. Trong nghệ thuật lý tưởng thẩm mỹ biểu hiện
tập trung nhất ở hình tượng nghệ thuật được sáng tạo trong mọi hoạt động của
con người, được dùng làm tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp trong đời sống và trong
nghệ thuật…” [70]. Như vậy có thể thấy lý tưởng thẩm mỹ trong nghệ thuật
cũng được nêu và nhận định rõ ràng trong quan hệ với lý tưởng cộng sản.

Người làm nghệ thuật cần nắm được yếu tố lý tưởng thẩm mỹ để có thể cho ra
đời một tác phẩm có ích, mang giá trị cao. Hình tượng nghệ thuật trong một
tác phẩm có ý nghĩa phải là hình tượng được sáng tạo trong hoạt động của con
người, được dùng làm tiêu chuẩn để đánh giá cái đẹp trong đời sống cũng như
trong nghệ thuật.
Nghiên cứu về lý tưởng thẩm mỹ ở nước ta trong mấy năm gần đây
không thể không kể đến các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ:
Luận án tiến sĩ triết học “Văn hóa thẩm mỹ và sự phát triển năng lực
sáng tạo của con người”, Nguyễn Ngọc Thu, Viện Triết học đã cho thấy vai
trò của thẩm mỹ đối với sự phát triển năng lực sáng tạo của con người. Tác
giả đi đến làm rõ năng lực sáng tạo của con người là gì từ đó đưa ra những nội
dung để giải quyết vấn đề cơ bản mà luận án đề cập đến.

10


Luận văn Hoạt động giáo dục nghệ thuật của các đơn vị nghệ thuật
biểu diễn quốc gia trên địa bàn Hà Nội của tác giả Phạm Bích Huyền đã đề
cập đến vấn đề giáo dục nghệ thuật. Đây là một vấn đề quan trọng bởi nếu giáo
dục nghệ thuật không đúng hướng sẽ tạo ta một nghệ thuật lệch lạc, sai trái.
Luận án triết học Vai trò của nghệ thuật trong đời sống tinh thần con
người của tác giả Đào Duy Thanh được thực hiện tại Viện Triết học, Viện
Khoa học xã hội Việt Nam năm 2000, đã từ góc độ triết học, mỹ học để lý
giải và làm rõ vai trò của nghệ thuật trong một số lĩnh vực cơ bản nhất. Từ
luận án này, ta có thể thấy được nghệ thuật có vai trò quan trọng trong cuộc
sống con người, chính vì thế có những cách tiếp cận phù hợp.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đã tiếp
cận lý tưởng thẩm mỹ từ các góc độ khác nhau. Tuy nhiên, vấn đề “Lý tưởng
thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay” chưa
được đề cập đến. Vì thế, tác giả mong muốn có một sự đóng góp nhất định

vào việc phản ánh, phân tích, làm rõ nội dung ý nghĩa của lý tưởng thẩm mỹ
trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực
trạng cùng một số nhân tố tác động đến lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động
sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, luận văn đề xuất một số giải pháp
cơ bản nhằm góp phần định hướng lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động sáng
tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn giải quyết
những nhiệm vụ chính sau:
+ Trình bày quan điểm của một số nhà mỹ học tiêu biểu trong lịch sử
mỹ học về lý tưởng thẩm mỹ và hoạt động sáng tạo nghệ thuật;

11


+ Trình bày một số vấn đề lý luận cơ bản về lý tưởng thẩm mỹ và hoạt
động sáng tạo nghệ thuật: khái niệm, bản chất, nội dung;
+ Phân tích thực trạng lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ
thuật ở Việt Nam hiện nay; Chỉ ra một số nhân tố tác động đến lý tưởng thẩm
mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. Tập trung làm
rõ trong loại hình nghệ thuật: văn chương, âm nhạc và điện ảnh.
+ Đề xuất một số giải pháp góp phần định hướng lý tưởng thẩm mỹ
trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt
động sáng tạo nghệ thuật.
Phạm vi luận văn nghiên cứu vấn đề lý tưởng thẩm mỹ trong hoạt động
sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay, tập trung vào lĩnh vực âm nhạc, văn
chương và điê ̣n ảnh.

5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
lý tưởng, lý tưởng thẩm mỹ và văn hóa nghệ thuật.
Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên phương pháp luận biện chứng duy
vật, luận văn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, diễn dịch, quy
nạp, logic - lịch sử, khái quát, đối chiếu, so sánh…
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu nội dung, vai trò của lý tưởng
thẩm mỹ trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng
dạy mỹ học, nghệ thuật học tại các trường Đại học, các trường chuyên nghiệp.

12


7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm 2 chương và 6 tiết.

13


CHƢƠNG 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ LÝ TƢỞNG THẨM MỸ VÀ
HOẠT ĐỘNG SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT
1.1. Lý tƣởng thẩm mỹ
1.1.1. Một số quan điểm về lý tưởng thẩm mỹ trong lịch sử mỹ học
Mỹ học là khoa học nghiên cứu đời sống thẩm mỹ của con người, của
xã hội loài người. Ngay từ thời xã hội nô lệ cổ đại đã có những mầm mống
của việc nghiên cứu mỹ học. Những nhà tư tưởng cổ đại nghiên cứu và tổng

kết kinh nghiệm thẩ m mỹ thực tiễn tạo ra những cơ sở đầ u tiên trong liñ h vực
này. Ngay trong chính cuộc sống sinh hoạt của xã hội loài người cũng xuất
hiện vấn đề mỹ học, nó phản ánh tính chủ quan của con người vào sự vật hiện
tượng hay còn gọi là mỹ cảm thẩm mỹ. Từ đó dần dần phát triển lên thành ý
thức thẩm mỹ, nghệ thuật…
Mỹ học là khoa học nghiên cứu các quan hệ thẩm mỹ và hoạt động
thẩm mỹ của con người, nhằm khám phá, phát hiện ra những giá trị thẩm mỹ
trên cơ sở quy luật của cái đẹp, trong đó có nghệ thuật là giá trị cao nhất. Mỹ
học nghiên cứu ý thức thẩm mỹ của con người, những cấp độ hoạt động của ý
thức thẩm mỹ của con người với tư cách là chủ thể thẩm mỹ bao gồm: đặc
điểm của ý thức thẩm mỹ, cảm xúc thẩm mỹ, thị hiếu thẩm mỹ, quan điểm
thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ. Mỹ học nghiên cứu các phạm trù mỹ học như
những công cụ tư duy nhằm nhận thức, đánh giá các hiện tượng thẩm mỹ
trong đời sống và trong nghệ thuật.
Như vậy, mỹ học là khoa học gắn với đời sống hiện thực của con
người. Nhiệm vụ của mỹ học không chỉ khái quát cho con người biết đâu là
cái đẹp, cái đẹp là gì mà còn đưa ra một hình mẫu, một định hướng hay nói
cách khác là hướng chúng ta đến một lý tưởng thẩm mỹ cao đẹp. Chính lý

14


tưởng thẩm mỹ đó đã góp phần quan trọng vào việc định hướng thẩ m mỹ cho
đông đảo quần chúng nhân dân, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nghiên cứu mỹ học không phải hoạt động mới mẻ mà đã có cả một lịch
sử lâu dài từ thời Hy Lạp cổ đại đến nay. Ngay cả vấn đề về lý tưởng thẩm
mỹ cũng được những nhà triết học cổ đại Hy Lạp nghiên cứu từ khá sớm.
Ngay từ thời cổ đại, các triết gia nổi tiếng Hy Lạp đã bắt đầu hình thành
những tư tưởng có giá trị về lý tưởng. Người đầu tiên có những tư tưởng về
vấn đề này là Platôn (427 - 347 TCN). Ông là nhà triết học và mỹ học duy

tâm Hy Lạp cổ đại, là học trò của Xôcrát. Platôn cũng là một trong những nhà
triết học có tư tưởng đối địch sâu sắc nhất đối với Đêmôcrít và chủ nghĩa duy
vật. Lênin đánh giá ông là một trong số các nhà triết học quan trọng đã tạo ra
hẳn một đường hướng xuyên suốt trong lịch sử triết học.
Triết học của ông là triết học duy tâm, đường hướng triết học duy tâm
điển hình này tương phản với đường hướng triết học duy vật điển hình của
Đêmôcrít. Platôn được biết đến không chỉ với vai trò của một nhà triết học,
một nhà chính trị mà còn là một nhà mỹ học với những tư tưởng tiến bộ và có
ý nghĩa. Ông có nhiều tác phẩm, trong các tác phẩm đều ít nhiều đề cập đến
mỹ học và nghệ thuật nhưng lại mang đậm mầu sắc của siêu hình học. Các tác
phẩm mỹ học chủ yếu của ông như: Hippiat Anh, Bữa tiệc, Timê, Ion, Đối
thoại, Nhà nước lý tưởng,..
Do ảnh hưởng của chế độ xã hội lúc bấy giờ Platôn đã đưa nhà triết học
lên vị trí hàng đầu, còn những người dân lao động không được ông đề cao, họ
nằm ở hàng cuối cùng trong bậc thang xã hội. Điều này do hoàn cảnh xã hội
lúc bấy giờ quy định, chưa có sự thay đổi nào mang tính tổng thể. Chính bởi
thế, khi những nghệ sĩ có tâm hồn nhạy cảm, xót thương cảnh ngộ của nhân
dân mà đưa ra những bức tranh lột tả hiện thực xã hội đều bị ông kịch liệt
phản đối và đòi đưa họ ra khỏi nhà nước lý tưởng của ông. Lý tưởng thẩm mỹ

15


về con người đẹp mà Platon xây dựng đó là hình ảnh một thầy tu uyên bác
phát ngôn cho lý trí của thần thánh. Lúc đó yếu tố thần quyền được đề cao
hơn nhiều các yếu tố hiện thực xã hội. Cũng do ảnh hưởng của chế độ xã hội
lúc bấy giờ mà mặc dù Platon coi thường nghệ thuật phản ánh cuộc sống,
“nghệ sĩ không có tri thức thật trước sự vật được miêu tả, sáng tạo nghệ thuật
chủ yếu dựa vào linh cảm”[22, tr.93]. Platon một mặt cho rằng nghệ thuật có
hại với tôn giáo do nó đả kích thần, khêu gợi tình dục, một mặt ông phản đối

tính dân chủ trong nghệ thuật Hy Lạp cổ đại. Trong nhà nước này, nghệ thuật
phải chịu sự kiểm soát chặt chẽ, nhà nước chỉ cho phép một số loại hình nghệ
thuật tồn tại, đó là những loại hình góp phần tạo ra tính dũng cảm và chân
thực của người công dân biết phục tùng. Với quan điểm bảo thủ, Platon đòi
gạt tất cả các nhà thơ ra khỏi nhà nước lý tưởng của ông vì thơ ca có hại cho
sự nghiệp giáo dục của ông.
Sự ra đời của các quan niệm về lý tưởng thẩm mỹ ở giai đoạn Hy Lạp
cổ đại đã đă ̣t nề n móng cho sự phát triể n của c ác quan niệm về lý tưởng thẩm
mỹ ở các giai đoạn sau. Đến giai đoạn cổ điển Đức, mỹ học đã có sự phát
triển hơn với đại diện là I. Kant, Hegel…
I. Kant (1724 - 1804) là nhà triết học Đức có nhiều đóng góp lớn trong
nền triết học nhân loại. Ông đã dành cả cuộc đời mình cho sự nghiệp triết học.
Ba tác phẩm thể hiện toàn bộ hệ thống triết học của Kant là Phê phán lý tính
thuần túy (1781), Phê phán lý tính thực tiễn (1788) và Phê phán năng lực
phán đoán (1790). Trong ba tác phẩm đó Phê phán năng lực phán đoán là tác
phẩm thể hiện những quan điểm của Kant về mỹ học. Đây cũng được đánh
giá là tác phẩm hoàn thiện về hệ thống triết học Kant, là “viên đá đỉnh vòm”
của toà nhà triết học Kant.
Là một nhà mỹ học duy tâm chủ

quan, Kant cho rằng, lý tưởng thẩm

mỹ chỉ có ở cá nhân: “mẫu điể n hiǹ h cao nhấ t , cái hình mẫu nguyên thủy của

16


sở thić h là mô ̣t Ý niê ̣m đơn thuầ n mà mỗi người phải ta ̣o ra trong chiń h miǹ h
và dựa theo đó mà phải hình thành phán đoán của mình về tất cả nhữ ng gì dù
đó là đố i tươ ̣ng của sở thích, mô ̣t điể n hình của sự phê phán về sở thích hay cả

bản thân sở thích phổ biến của mọi người… Lý tưởng là biể u tươ ̣ng về mô ̣t cá
thể như là hữu thể tương ứng tro ̣n ve ̣n với mô ̣t Ý

niê ̣m… Lý tưởng của cái

đe ̣p, mô ̣t lý tưởng dù ta không sở hữu đươ ̣c song ta luôn

nỗ lực để ta ̣o nó

trong ta” [25, tr.109-110]. Kant khẳng định, lý tưởng thẩm mỹ không tồn tại
như một lý tưởng chung của xã hội mà mỗi người sẽ có một lý tưởng riêng
mà theo họ là đúng. Lý tưởng thẩm mỹ mang tính cộng đồng, dân tộc đối với
Kant là không hề có. Lý tưởng thẩm mỹ cá nhân được Kant chú trọng và quan
tâm. Điều đó xuất phát từ nền tảng “vật tự nó” của ông. Khái niệm “vật tự nó”
của Kant về phương diện nhận thức là bản chất của sự vật khách quan. Nó tồn
tại không phụ thuộc vào những hình thức nhận thức logic của con người. Con
người không bao giờ nhận thức được “vật tự nó”. Như vậy, lý tưởng thẩm mỹ
là cái con người chỉ dám đưa ra những phán đoán, những suy luận về nó chứ
không có một “khoa học” hay nói cách khác là không đưa ra tính chính xác
tuyệt đối về nó. Quá trình con người đưa ra những lý tưởng thẩm mỹ là quá
trình nhận thức về “vật tự nó”.
Tiếp theo sự phát triển của mỹ học Kant, Hegel cũng có những tư
tưởng xuất sắc về lý tưởng thẩm mỹ.
Hegel (1770 - 1831) là nhà triết học cổ điển Đức nổi tiếng, mỹ học của
ông là đỉnh cao của mỹ học duy tâm cổ điển Đức và là đỉnh cao của mỹ học
duy tâm trước Mác.
Hegel đã có nhưng tư tưởng về xã hội mang ý nghĩa rộng hơn, đã chú ý
hơn đến mặt xã hội, lịch sử của lý tưởng thẩm mỹ, tuy nhiên ông lại tuyệt đối
hóa vai trò của lý tưởng thẩm mỹ. Ông đi tìm lý tưởng thẩm mỹ ở “ý niệm
tuyệt đối”, theo ông, lý tưởng thẩm mỹ chính là sự hoàn thiện hoàn mỹ của


17


tinh thần trong triết học chứ không phải tính đến mối tương quan xã hội. Tư
tưởng mỹ học của ông vừa mang yếu tố duy tâm vừa mang yếu tố biện chứng.
Ông thấy được sự thống nhất giữa lý trí và tình cảm, nội dung và hình thức.
Phạm trù lý tưởng của Hegel là cái hoàn thiện, cái đáng mong muốn thể
hiện khát vọng vươn tới chân lý của con người. Lý tưởng như vậy luôn mang
hình thức cái đẹp đặc thù, mặc dù nó đã là sự khái quát có tính vượt trước.
Hegel không xét lý tưởng như một phạm trù độc lập mà xét lý tưởng trong
quan hệ với cái đẹp hoàn mỹ của nghệ thuật. Có thể thấy rằng ông chú ý đến
nghệ thuật lý tưởng.
Tsernysevski (1828 - 1889) là nhà mỹ học dân chủ cách mạng Nga.
Thời đại của ông là thời đại phát triển cao của lý luận nghệ thuật duy vật
trước Mác. Nhiều quan niệm của các nhà dân chủ cách mạng Nga về đối
tượng, chức năng của nghệ thuật đã có sự tiếp cận với mỹ học mácxít. Mỹ học
Tsecnysevski đã đặt nền tảng cho quan niệm duy vật về nghệ thuật, ông tìm
cái đẹp trong thực tại, trong cuộc sống, nghệ thuật chỉ là phương tiện nhận
thức cuộc sống ấy. Lý tưởng thẩm mỹ của ông cũng không là gì khác mà
chính là cuộc sống đẹp.
Những quan niệm trên về lý tưởng thẩm mỹ của các nhà triết học trước
Mác tuy còn sơ khai và chưa được hoàn toàn đầy đủ, chính xác, nhưng cũng
đã trở thành tiền đề lý luận cho tư tưởng mỹ học Mác - Lênin ra đời. Với tư
duy biện chứng đồng thời có sự tiếp thu các thành tựu triết học, mỹ học thời
kỳ trước, Mác và Ăngghen đã tạo ra một hệ thống mỹ học mới. Những quan
điểm mỹ học của các ông có sự gắn bó mật thiết với triết học, kinh tế chính trị
học, chủ nghĩa xã hội khoa học do hai ông khởi xướng.
Mác và Ăngghen không có tác phẩm nào bàn riêng về mỹ học, tuy
nhiên khi nghiên cứu các tác phẩm của các công , ta có thể tìm thấy rất nhiều

tư tưởng mỹ học sâu sắ c. Nội dung mỹ học của Mác và Ăngghen được trình

18


bày trong nhiều tác phẩm như Hệ tư tưởng Đức, Tư bản, Chống Đuy-rinh…
Mỹ học khi được gắn với triết học, kinh tế chính trị học, chủ nghĩa xã hội
khoa học thì mang mầu sắc hoàn toàn khác, không còn như mỹ học duy tâm
hay mỹ học duy vật trước Mác nữa. Các ông đã bỏ bức màn của những gì
thần thánh, u tối khỏi mỹ học, thay vào đó là bức tranh lao động thực tiễn,
làm cho mỹ học trở nên gần gũi và dễ hiểu hơn.
Lý tưởng thẩm mỹ theo quan điểm Mác - Lênin là bộ phận của lý tưởng
xã hội, được hình thành theo qui luật xã hội. Nó cũng bao gồm nhu cầu, động
cơ, hứng thú, hiệu quả và thế giới quan tiên tiến. Lý tưởng thẩm mỹ khác với
lý tưởng xã hội ở chỗ nó là cái toàn vẹn - cụ thể - cảm tính, là một hình tượng
hoặc một hệ thống hình tượng sinh động, hấp dẫn, có khả năng tạo ra khoái
cảm thẩm mỹ. Hình tượng trung tâm của mọi hình tượng chính là mẫu người
lý tưởng. Nhu cầu lý tưởng thẩm mỹ là khát vọng hoàn thiện, hoàn mĩ, sống
đẹp. Động cơ mang tính cá thể, chủ quan, sinh động. Thế giới quan của lý
tưởng thẩm mỹ theo chủ nghĩa Mác - Lênin là hình ảnh thế giới mẫu mực, hấp
dẫn, tấm gương sáng.
Như vậy, có thể nói, lý tưởng thẩm mỹ theo chủ nghĩa Mác - Lênin là
tổng thể phương hướng cơ bản của đời sống được đúc kết lại thành hình ảnh
mẫu mực, cảm quan của sự hoàn thiện hoàn mỹ của con người và xã hội, là
cuộc sống trên đà phát triển, là khát vọng và hành động nhằm hoàn thiện vô
tận cuộc sống bằng cách giải quyết những nhu cầu, mâu thuẫn thực tại để giải
phóng con người, đem lại tự do, hạnh phúc cho mọi người trên cơ sở chủ
nghĩa nhân văn hiện đại.
1.1.2. Khái niệm và đặc trưng của lý tưởng thẩm mỹ
Theo Từ điển tiếng Việt có định nghĩa “Lý tưởng là mục đích cao nhất,

tốt đẹp nhất mà người ta phấn đấu để đạt tới” [43, tr.590] hay cũng có thể

19


hiểu là “lý tưởng là sự hoàn hảo, tốt đẹp nhất như trong trí tưởng tượng hoặc
trên lý thuyết” [43, tr.590].
Từ điển tiếng Việt trên mạng thông tin giáo dục tlnet.com.vn đinh
̣ nghĩa:
“Lý tưởng là điều thỏa mãn tới mức tuyệt đối một ước vọng cao đẹp” [67].
Từ điển triết học của tác giả Cung Kim Tiến biên soạn đưa ra định
nghĩa đầy đủ hơn về lý tưởng. Lý tưởng theo nghĩa tiếng Anh là “Ideal” “Là
hình mẫu, sự hoàn thiện, mục tiêu tối cao của ý nguyện và hoạt động thực
tiễn, mô hình tuyệt vời trong thực tế đối với một cá nhân, một nhóm người
hay một xã hội” [53, tr.686]. Ở đây, Từ điển cũng chỉ rõ rằng, “Trong xã hội
hiện tại có nhiều hình thức lý tưởng: lý tưởng xã hội, chính trị, kinh tế, nhận
thức, tinh thần… Lý tưởng mang tính lịch sử về bản chất, nó có thể tiến bộ
hay phản động tùy thuộc vào hình thái của các mối quan hệ xã hội. Lý tưởng
là một hình thức tư tưởng do một giai cấp hay xã hội đặt ra, tạo thành một
thành phần quan trọng trong thế giới quan của cá nhân, nó giữ một vai trò
quan trọng trong điều chỉnh các hành động, đạo đức của cá nhân hay xã hội
hữu quan, đặc biệt là phương pháp mà cá nhân hay nhiều người chọn lựa để
thực hiện mục đích của mình” [53, tr.686].
Cụm từ “lý tưởng” là cụm từ thiên về tính chất xã hội của con người,
gồm lý tưởng chính trị, lý tưởng đạo đức, lý tưởng thẩm mỹ,… gọi chung là
lý tưởng. Nó xuất hiện trong ngôn ngữ cổ Hy Lạp với nghĩa đầu tiên là hình
tượng một sự hoàn thiện, hoàn mỹ mà con người muốn đạt được. Như nhà
văn M. Gorki viết: “Khi tự nhiên tước mất của con người cái khả năng đi bốn
chân thì đồng thời nó cấp cho con người cây gậy chống đó là lý tưởng” [11,
tr.428], nếu con vật cần bốn chân để di chuyển, để thực hiện những mục đích

của nó thì con người tiến hóa hoàn thiện cần đến lý tưởng để thực hiện công
việc có mục đích của mình. Hay nói cách khác, lý tưởng là một trong những

20


dấu hiệu để phân biệt con người với loài vật, con vật hành động theo bản năng
nó có, còn trái lại, con người hành động theo mục đích, theo lý tưởng.
Có thể nói , lý tưởng là vấn đề có ý nghĩa lớn đối với con người. Nó
thúc đẩy con người chinh phục tự nhiên, xây dựng cuộc sống và cải tạo chính
bản thân mình, tiếp đó là định hướng các mối quan hệ xã hội. Con người cần
có khát vọng, cần có sức mạnh để giải quyết khó khăn, và cũng cần có sự định
hướng đúng đắn để tiếp tục phát triển. Như vậy, không có gì khác ngoài lý
tưởng sẽ thực hiện nhiệm vụ đó cùng con người.
Đã nói đến lý tưởng là nói đến nhiệm vụ hiện thực hóa lý tưởng đó, nếu
không nó chỉ là ý tưởng viển vông, không có giá trị. Lý tưởng bao gồm hai
yếu tố hiện thực và tương lai hợp thành với một tỉ lệ hợp lý. Nói cách khác, lý
tưởng bao gồm cả tính hiện thực và tính lãng mạn trong quan hệ biện chứng
với nhau. Chính vì thế, con người cần điều chỉnh tỉ lệ đó để đạt hiệu quả trong
công việc. Đồng thời hiệu quả của lý tưởng cũng phụ thuộc phần lớn vào yếu
tố kinh nghiệm cá nhân, dân tộc, giai cấp, khả năng…
Cũng theo Từ điển triết học của tác giả Cung Kim Tiến, “Lý tưởng
thẩm mỹ - sự thống nhất hài hòa đầy đủ nhất trong lịch sử của chủ thể và
khách thể của con người và toàn thể xã hội (cũng như tự nhiên), được thể hiện
trong sự phát triển tự do và toàn diện của những lực lượng sáng tạo của con
người với tính cách là mục đích tự thân. Lý tưởng thẩm mỹ được thực hiện cả
dưới hình thức khách quan - trong thực tiễn lao động và trong toàn bộ thực
tiễn xã hội, lẫn dưới hình thức chủ quan - trong tình cảm, trong cảm thụ, trong
hình tượng, trong thị hiếu, trong đánh giá, trong khái niệm của cá nhân với tư
cách là một con người hoàn chỉnh. Trong nghệ thuật, lý tưởng thẩm mỹ được

biểu hiện tập trung nhất trong hình tượng nghệ thuật”[53, tr.685].
Khái niệm lý tưởng thẩm mỹ được nhiều người nhắc đến, các nhà mỹ
học duy vật và duy tâm đều có những nhận định về lý tưởng thẩm mỹ. Tuy

21


nhiên, luận văn đi sâu nghiên cứu nội dung lý tưởng thẩm mỹ của Mác và
Ăngghen theo quan điể m của chủ nghĩa duy vật biê ̣n chứng, chống lại những
quan điểm duy tâm thần bí và chủ nghĩa không tưởng.
Nếu cảm xúc thẩm mỹ nảy sinh từ cái đẹp trong thực tế được cảm nhận
bởi con người thì lý tưởng thẩm mỹ lại hướng con người tới cái đẹp trong sự
mong muốn, khát vọng, nó xây dựng nên những mẫu hình tượng chuẩn mực,
về những giá trị thẩm mỹ mà con người cần có và sẽ có nếu có sự cố gắng
thực hiện. Chính vì trong lý tưởng thẩm mỹ chứa đựng cái chưa có mà là
mong muốn sẽ có nên rất cần tình cảm chân thành của chủ thể thẩm mỹ đối
với nó thì mới có thể hiện thực hóa lý tưởng được. Khi chủ thể thẩm mỹ đặt
tình cảm vào lý tưởng thẩm mỹ đã đặt ra thì chủ thể ấy mới có thể hết sức để
đạt được lý tưởng thẩm mỹ đó. Lý tưởng đó thường là những vấn đề khó đạt
tới nên cũng tồn tại khá nhiều những lý tưởng không được thực hiện bởi chủ
thể không đủ kinh nghiệm cũng như điều kiện.
Theo quan điểm chủ nghĩa duy vật biện chứng, lý tưởng thẩm mỹ trước
hết phải là sự phản ánh khách quan các nhu cầu và lợi ích của các giai cấp
trong xã hội. Nó bao gồm cả phản ánh dưới hình thức lý luận cũng như phản
ánh dưới hình thức cụ thể cảm tính, đơn nhất. Theo GS.Đỗ Huy, “Lý tưởng
thẩm mỹ là sự biểu hiện vươn tới cái đẹp, làm nhẹ và xóa bỏ những mâu
thuẫn kéo dài. Những mâu thuẫn xuất hiện càng mạnh mẽ, thì những lý tưởng
thẩm mỹ càng tràn đầy tình cảm, khát vọng đạt tới sự thực hiện trong thực
tiễn những lý tưởng ấy càng tăng thêm” [19, tr.228].
Khi xã hội loài người hình thành mâu thuẫn thì cũng là lúc con người

tìm cách xóa bỏ những mâu thuẫn đó, tìm ra cái đúng, cái sai hay nói cách
khác đó là lúc lý tưởng được hình thành trong tư duy con người. Tuy nhiên lý
tưởng mang tính tương đối, có thể đối với giai đoạn này, thời đại này là đúng
nhưng đến với giai đoạn khác lại chưa hẳn là lý tưởng. Điều đó là do tính

22


chân lý tương đối của việc giải quyết vấn đề. Khi đi tới chỗ lý tưởng được
hiện thực hóa thì lúc đó một mâu thuẫn nhất định cũng sẽ chấm dứt, mâu
thuẫn này mất đi nhường cho một lý tưởng khác xuất hiện và cùng với đó
cũng là mâu thuẫn mới hình thành. Sở dĩ không có lý tưởng nào là tuyệt đối
và cũng không có mâu thuẫn nào là tĩnh tại bởi mọi sự vật hiện tượng trên thế
giới đều vận động không ngừng, mâu thuẫn cũng luôn biến đổi, chính vì thế
lý tưởng cũng phải có sự phù hợp với xã hội hiện tại.
Lý tưởng thẩm mỹ có tính biện chứng sâu sắc. Là con người, ai cũng
mong hướng tới, chạm tới cái đẹp, cái hoàn thiện, khi có được nó rồi thì mâu
thuẫn sẽ được giải quyết. Cũng từ đó khát vọng về cái đẹp cao hơn, cái đẹp
trọn vẹn hơn lại bộc lộ ra, chính vì thế, chúng ta lại buộc phải phấn đấu vươn
tới để chiếm lĩnh. Đây chính là hoạt động biện chứng của lý tưởng thẩm mỹ.
Trong cơ cấu của ý thức thẩm mỹ, lý tưởng thẩm mỹ được coi là hình
thái cao nhất của ý thức thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ vừa bao hàm các nhân
tố tình cảm, thị hiếu, vừa gồm các yếu tố lý trí, tri thức, quan niệm. Lý tưởng
thẩm mỹ không chỉ phản ánh cái đang có mà thường sẽ phản ánh cái có thể có
hoặc cần phải có.
Lý tưởng thẩm mỹ gồm những đặc trưng nhất định như sau:
Lý tưởng thẩm mỹ là sự khái quát những kinh nghiệm thẩm mỹ của con
người, của các giai cấp trong xã hội, trong thời đại một cách khách quan và
sâu sắc. Lý tưởng thẩm mỹ cũng xuất phát trên cơ sở thực tiễn thẩm mỹ của
con người và xã hội, trên cơ sở những thụ cảm và xúc cảm thẩm mỹ thường

lặp đi lặp lại trên cơ sở những thị hiếu thẩm mỹ. Lý tưởng thẩm mỹ hình
thành chỗ dựa cho thị hiếu thẩm mỹ, của mọi thụ cảm và xúc cảm thẩm mỹ.
Con người đi từ mông muội đến tinh khôn, cùng với thời gian đó bắt
đầu xuất hiện những chọn lọc trong xã hội. Những điều đúng được con người
áp dụng và chọn lọc để hình thành nên lý tưởng. Như vậy, lý tưởng không

23


phải theo một khuôn mẫu nào định trước hay không phải xuất hiện một cách
tự phát mà mang tính xã hội.
Khi lý tưởng thẩm mỹ được hình thành và xã hội công nhận thì đại bộ
phận con người đều có những nhận định và cảm xúc theo lý tưởng đó. Có thể
những cảm xúc, thụ cảm đó không sao chép ý nguyên hình mẫu lý tưởng
nhưng về cơ bản nó đều hoạt động theo quy chuẩn đã có đó. Điều này làm
cho xã hội theo một trật tự và cũng tạo điều kiện cho hoạt động quản lý được
dễ dàng hơn.
Phương thức để đạt tới các mục tiêu của mỗi loại lý tưởng có chỗ khác
biệt. Nếu lý tưởng đạo đức đã nêu lên những mục tiêu lớn về đạo đức trong
chuẩn mục, những phạm trù, những nguyên tắc, những quy phạm của tư duy
logic thì lý tưởng thẩm mỹ lại khái quát sự vận động của các hiện tượng thẩm
mỹ và nêu lên những mục tiêu ấy bằng hình tượng thẩm mỹ.
Cách thức để lý tưởng thẩm mỹ đi vào hiện thực rất dễ hiểu và dễ tiếp
thu. Nó không phải bằng những quy chuẩn, những pháp chế áp đặt mà bằng
những hình tượng thẩm mỹ, thông qua những loại hình nghệ thuật. Lý tưởng
thẩm mỹ không đặt nặng về vấn đề dư luận, tâm lý mà sẽ truyền đạt theo cách
tuyên truyền bằng các hình tượng thẩm mỹ để từ đó con người sẽ nhận thấy
được cái tốt, cái xấu từ đó biết nên đi theo mẫu hình nào, chuẩn mực nào. Đây
là một phương thức dễ đi vào lòng người bởi nó không mang tính ép buộc,
cưỡng chế mà theo ý muốn của chính bản thân con người. Khi con người

xem, nghe, thưởng thức một vở kịch có những vai phản diện và chính diện,
đặc biệt họ biết được cái kết của câu chuyện là gì thì từ đó họ sẽ biết được đâu
là lý tưởng mà đông đảo xã hội hướng tới. Có thể tác phẩm nghệ thuật đó
không có những chi tiết theo đúng cái mà mỗi người muốn nhưng về tổng thể
khán giả đã nắm được nội dung, thông điệp mà người nghệ sĩ truyền tải. Dần dần

24


những tác phẩm nghệ thuật với nhiều loại hình khác nhau được đưa đến tay khán
giản và cùng đó hình thành nên những lý tưởng thẩm mỹ trong mỗi người.
Đối tượng phản ánh và phương thức phản ánh thực tại của lý tưởng
thẩm mỹ đang không ngừng phát triển. Lý tưởng thẩm mỹ phản ánh các khía
cạnh thẩm mỹ của thực tại. Khách thể phản ánh thẩm mỹ trước hết là bản thân
hiện tượng trong tính toàn vẹn và cụ thể cảm tính xác định của nó. Bởi vậy
khách thể phản ánh của lý tưởng thẩm mỹ là con người thuộc một thời đại
nhất định, một giai cấp nhất định, được xét trong tính toàn vẹn, qua tất cả mọi
biểu hiện cụ thể cảm tính của họ.
Nếu trước kia đối tượng phản ánh của lý tưởng thẩm mỹ đa số là phản
ánh chung về cuộc sống giai cấp thống trị, cuộc sống giai cấp bị trị và ước
muốn của họ thì đến nay đối tượng phản ánh đã được mở rộng ra rất nhiều.
Từng góc nhỏ của đời sống được đi sâu tìm tòi và khai thác hay những vấn đề
mang tính vĩ mô cũng được tác giả đề cập. Cái mà lý tưởng thẩm mỹ phản
ánh ngày một rộng cũng là do sự giao lưu văn hóa giữa các nước trên thế giới
ngày một mạnh mẽ và được ủng hộ.
Như vậy, có thể hiể u, lý tưởng thẩm mỹ là ước mơ, khát vọng về một
tương lai tố t đe ̣p cho xã hô ̣i , con người và nghê ̣ thuâ ̣t đươ ̣c xây dựng nên từ
hiê ̣n thực cuô ̣c số ng , là động lực thôi thúc những hoạt động sáng tạo r

a cái


đe ̣p, cái cao cả của cá nhân, giai cấ p, dân tô ̣c và thời đại.
1.2. Hoạt động sáng tạo nghệ thuật
Nếu lý tưởng thẩm mỹ đưa ra cho con người những mục tiêu cao cả, những
định hướng tốt đẹp cho con người thì nghệ thuật lại đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong việc thể hiện lý tưởng thẩm mỹ, bởi không gì khác mà chính nghệ thuật tạo ra
những hình mẫu, hình tượng nghệ thuật về hiện thực hoàn thiện.

25


×